STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2016
Cây Du
Nhóm cây : Cây bonsai
Cây Du (danh pháp khoa học: Ulmaceae) là một họ thực vật có hoa bao gồm các loài du và cử. Trong quá khứ họ này được coi là bao gồm cả sếu (còn gọi là phác hay cơm nguội, thuộc chi Celtis và các họ hàng gần), nhưng phân tích của Angiosperm Phylogeny Group cho rằng các chi này nên được đặt trong họ Gai dầu (Cannabaceae) có lẽ chính xác hơn.
Thông tin về cây Du :
Xuất xứ : từ vùng Trung Nam của Hoa Bắc đến Hoa Đông, Trung Nam và Tây Nam. Nhật Bản và Triều Tiên cũng trồng loại cây này.
Đặc điểm : thích ánh sáng, bóng râm, thích khí hậu ấm áp ôn hòa, có khả năng chịu khô hạn và đất bạc màu nhất định, thích phân, đất ẩm ướt, khả năng ra chồi non mạnh.
Cách chăm sóc cây Du :
- Vị trí đặt chậu: nên đặt trên ban công, bệ cửa sổ hoặc sân vườn có đủ ánh sáng mặt trời, mùa hè không cần phải che mát, vào mùa đông nên đặt chậu trong phòng.
- Tưới nước: phải tưới đủ nước, mùa hè cần lượng nước nhiều, tưới 2 lần vào buổi tối và sáng sớm nhưng không được để tích nước, mùa thu tưới ít, vào mùa đông cũng nên tưới ít.
- Bón phân: không được bón gốc, nhưng hàng tháng nên bón thúc dung dịch phân pha loãng 1 lần, chủ yếu là phân đạm và kali.
- Thay chậu: khoảng 2 – 3 năm thay 1 lần vào mùa xuân trước khi cây ra chồi non.
- Cắt tỉa: cắt tỉa tùy ý như ngắt chồi non, cắt ngắn, ngắt lá.
- Sâu bệnh: thường gặp bệnh đốm đen, bệnh than cây du, bệnh phấn trắng, cần tăng cường thông gió, dùng Thiophanate hoặc Bacteria để phòng trị. Sâu hại thường gặp là bọ cánh cứng, sâu kim hoa lá du, bọ trời, ve, rệp. Đối với loài dùng vòi chích hút thì dùng dung dịch 40% Omethoat 1000 lần phun diệt, đối với loài sâu hại gặm nhấm thì dùng dung dịch 80% DDVP 1500 lần phun diệt, phòng trị bọ trời bằng cách dùng bông gòn chặn hang của chúng.
Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016
Đưa thép tới Cà Ná là tội ác
Tác giả: theo FB Huy Đức
Nếu không có dự án Thép của Tôn Hoa Sen chắc tôi sẽ không tìm về Ninh Thuận. Dù trong ký ức của một thằng lính như tôi, Cà Ná tuy chỉ là tên của một ga xép, nhưng khi qua đây, tàu Thống Nhất đã lượn theo những những khúc cong ven biển đẹp như tranh vẽ.
Một nhà đầu tư du lịch đưa tôi đi dọc vùng biển miền Trung và dừng lại khá lâu ở Cà Ná.
Anh nói, “Cho làm thép ở đây thì không chỉ giết chết Cà Ná mà còn giết cả vùng biển du lịch tốt nhất Việt Nam”.
Ninh Thuận là vùng duy nhất ở nước ta có khí hậu nhiệt đới Xavan, mỗi năm chỉ mưa khoảng 50 ngày (từ tháng 9 đến tháng 11). Theo Nhà đầu tư du lịch đi cùng, điều đó không gợi nhớ một hình ảnh sa mạc khô cằn mà cho thấy khả năng tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo hơn cả Nha Trang, Phan Thiết.
Cầu cảng muối Cà Ná. Tít tắp bên kia là nhiệt điện than Vĩnh Tân (mây trời vần vũ chứ chưa phải bụi than).
Có một điểm đặc biệt ít được nói đến cho dù người Pháp đã biết từ thập niên 1930s và viện Hải Dương học Nha Trang vẫn liên tục nghiên cứu bổ sung: Ninh Thuận là tâm của vùng nước trồi ven bờ (coastal upwelling). Cả thế giới chỉ có 18 vùng nước trồi ven bờ, Ninh Thuận là một trong số đó.
Nước trồi bắt đầu từ tầng sâu 100-125m, dội lên rất nhanh rồi giảm dần trước khi lên tới mặt biển. Sinh thái và vùng rìa của các tâm nước trồi thường là vùng cho sản lượng đánh bắt hải sản cao.
Mặc dầu tâm nước trồi mạnh thường xuất hiện ở vùng biển Ninh Thuận, Bắc Ninh Thuận, nhưng vùng có hiệu quả sinh thái cao nhất lại nằm ở tam giác Cà Ná – Phú Quý – Phan Thiết.
Mũi Dinh.
Trong vùng tam giác này, theo nhà nghiên cứu Bùi Hồng Long (chủ biên), “Các điều kiện sinh thái môi trường cực kỳ thuận lợi cho sự phát triển đời sống sinh vật: địa hình đáy với độ gồ ghề lớn, các front thuỷ văn cường độ mạnh, hàm lượng các chất dinh dưỡng thích hợp, năng suất sinh học sơ cấp cao, sinh vật nổi phù dù, sinh vật đáy, phát triển số lượng trứng cá, cá con nhiều, vì vậy một số hải sản như cá, sò lông, điệp quạt có sản lượng cao”.
Cũng vì nằm trong vùng nước trồi, biển Ninh Thuận mặn nhất và Cà Ná đang cho muối đạt chất lượng tốt nhất Việt Nam.
Ra tới bờ cát Phước Dinh thì trời sập tối. Cát vàng trải dài hàng chục cây số, đẹp tuyệt vời.
Khi nói về Thép Cà Ná, chưa thấy ai nhắc đến nhiệt điện than: “kẻ giết người hàng loạt”. Từ bên này đồng muối Cà Ná có thể nhìn thấy khói đen nghi ngút bốc lên từ nhiệt điện Vĩnh Tân. Chỉ một Vĩnh Tân 2, mỗi ngày đã thải ra 4.400 tấn tro và xỉ. Trong khi, ở Vĩnh Tân sắp có tới bốn nhà máy, với tổng công suất trên 5.000 MW.
Có mùa, gió Cà Ná có thể đưa khói bụi lên tận Nha Trang. Nếu không thay bằng điện gió và điện mặt trời, chỉ cần nhiệt điện than Vĩnh Tân đã đủ bóp cổ du lịch Nam Trung Bộ. Thêm thép vào đó nữa, coi như là giết chết vùng biển này.
Tôn Hoa Sen nằm trong số không nhiều doanh nghiệp Việt Nam thành công từ sản xuất và lớn mạnh bằng thương hiệu. Nếu liều lĩnh đầu tư nhà máy thép vào Cà Ná, chắc chắn Hoa Sen không thể “giàu to” mà còn đối diện với nguy cơ phá sản. Tôi nghĩ, ông Lê Phước Vũ hiểu, trong văn hóa của người Việt, cách tu hành hiệu quả nhất không phải là ăn chay niệm phật, xây chùa, xây chiền mà phải hằng ngày bớt làm điều ác.
Lẽ nào ông Vũ chưa nghiệm ra rằng, chỉ vì kinh doanh kiếm tiền mà bất chấp các lời khuyến cáo, làm những việc đe dọa tới thiên nhiên, đe dọa môi trường sống của con người, cũng là đang làm những điều rất ác.
Vũng Áng không phải là nhà thờ Đức Bà hay Hồ Gươm. Đừng coi cuộc biểu tình ở Formosa hôm 2-10 là một “âm mưu”(khác chăng nhờ những người đi biểu tình phần lớn là giáo dân nên họ đã tiến hành chừng mực). Formosa đã cướp đi những ngày tháng thanh bình của họ. Không đơn giản chỉ để bày tỏ thái độ, những người dân Kỳ Anh đang phải bước ra khỏi nhà vì công cuộc mưu sinh và tương lai của chính mình.
Cuộc biểu tình của bà con Kỳ Anh không chỉ gửi được một thông điệp mạnh mẽ tới chính quyền mà còn gửi tới cả chúng ta.
Hôm qua, 7-10-2016, từ Cà Ná ra Mũi Dinh, theo con đường ven biển về Phan Rang, nhìn những bãi tắm hoang sơ gần như vẫn còn ở dạng tài nguyên, tôi sực nhớ tới Vũng Áng. Những ai đã từng đi qua vùng biển Hoành Sơn mươi, mười lăm năm trước có thể cũng thấy cái bế tắc của nơi này. Đẹp nhưng quá vắng lặng và nghèo thê thảm.
Năm 2008, có thể vì thiếu tầm nhìn mà Chính phủ đã “trao cái ngàn vàng” Vũng Áng cho Sở Khanh Formosa. Nhưng nếu, trong điều kiện thông tin ngày nay mà vẫn để Hoa Sen đưa thép vào Cà Ná thì vấn đề không còn là tầm nhìn mà là tội ác.
Nếu có thêm “một Formosa” nữa xuất hiện thì không chỉ đảng, chính phủ mà những người dân đang sống ở Việt Nam hôm nay cũng phải chịu trách nhiệm với cháu con và lịch sử.
Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016
ĐỨNG SAU LƯNG GIÁM ĐỐC VTV24 LÀ AI ?
Thực sự VTV24 bị quá nhiều sai sót và bê bối trầm trọng. Dưới bàn tay phù thuỷ Lê Bình, VTV24 đã thành một cái chợ. Tiền nhiều không phải là tôn chỉ mục đích ở một đài truyền hình quốc gia. Dư luận thường bảo sau lưng Lê Bình là người này người nọ. Tất cả đều sai. Sau lưng người làm bao phen cộng đồng dậy sóng này là: NHÓM LỢI ÍCH TRUYỀN HÌNH!
Giám đốc VTV24 Lê Bình
Công ty TNHH truyền thông ADT và Công ty TNHH truyền thông Kích hoạt thương hiệu Việt Nam có trụ sở tại phòng 508 ô D5 lô C đường Nguyễn Phong Sắc, Khu đô thị mới Cầu Giấy do ông Đăng Huy Thắng làm chủ.
Nhắc đến ADT, các công ty quảng cáo truyền hình, các nhãn hàng đều ngã mũ kính chào. Bạn thử hình dung sóng truyền hình giống như bất động sản thì ADT sở hữu các khu đất vàng Quận 1 TP HCM hoặc khu vực quanh Hồ Giươm Hà Nội.
Qua thoả thuận liên kết với VTV, ADT bỏ ra 60 tỷ xây dựng phim trường được quảng bá là trường quay hiện đại nhất, kết hợp ảo và thật, công nghệ 3D. Đổi lại, ADT gần như toàn quyền VTV24 tuyệt đối.
Chính thức lên sóng ngày 10/10/2014 VTV24 “hot” ngay sau một tháng với chương trình “Đi tìm tuổi thật của Công Phượng” đượm mùi chợ búa. Lê Bình nổi như cồn sau vụ chửi thề trên sóng đã bị xử phạt trong vụ Công Phượng.
Lần đầu tiên VTV bị cơ quan quản lý nhà nước là Bộ TT&TT xử phạt nên hơi choáng. Có tiền lệ rồi VTV liên tục bị đè ra phạt bởi nhiều chương trình bê bối bị bán sóng liên kết. Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, thời điểm đó đang Thứ trưởng là người dũng cảm sờ gáy VTV.
Kênh truyền hình quốc gia trực thuộc Chính phủ lâu nay “dưới một người trên cả muôn người” không chấp nhận Bộ TT&TT chiểu theo luật quản lý xử đẹp đã gửi một lá đơn lên Thủ tướng khẳng định VTV là của Chính phủ hàm ý bộ TT&TT nằm dưới quyền nhưng ý kiến đó rơi vào im lặng.
Nhiều chuyện bên lề thuộc loại “giai thoại” ở thời điểm này nhưng không được kiểm chứng nên không viết ra đây. VTV bị hạ bệ thần tượng kéo theo nhiều hệ luỵ khác như đơn từ nặc danh gửi đi như bươm bướm. Toàn những chuyện thất kinh!
Đất vàng và được cơ chế đặc biệt nên các công ty quảng cáo xem ADT lớn hơn cả VTV24. Chương trình Chuyển động 24 thông kênh V1, V2 giá quảng cáo 80 triệu/01TVC 30 giây. Khung C11 thông kênh VTV1-VTV3 ADT độc quyền 210 triệu/01TVC 30 giây…
Vậy ADT kiếm được lợi nhuận bao nhiêu từ VTV24, khó xác định con số thật. Ví dụ độc quyền Chương trình 60 giây trên HTV thông kênh HTV7 – HTV9, một năm ADT trả cho HTV 150 tỷ trong khi thực thu là 400 tỷ. Nhưng ADT không lấn sân sang HTV mà nhường lại cho công ty Điền Quân sân sau của của ông Dương Thanh Tùng – Giám đốc HTV.
Chuyện Lê Bình bị mất chức kéo theo nhiều đồn thổi. Thực sự VTV24 bị quá nhiều sai sót và bê bối trầm trọng. Dưới bàn tay phù thuỷ Lê Bình, VTV24 đã thành một cái chợ. Tiền nhiều không phải là tôn chỉ mục đích ở một đài truyền hình quốc gia.
Dư luận thường bảo sau lưng Lê Bình là người này người nọ. Tất cả đều sai. Sau lưng người làm bao phen cộng đồng dậy sóng này là: NHÓM LỢI ÍCH TRUYỀN HÌNH!
Ngày 5-10, lãnh đạo Đài truyền hình Việt Nam đã có buổi họp xem xét kỷ luật và điều chuyển công tác đối với nhà báo Lê Bình, giám đốc Trung tâm tin tức VTV 24 vì trong quá trình điều hành, chỉ đạo để xảy ra nhiều sai phạm trong việc cung cấp, truyền tải thông tin.
Nhà báo Lê Bình sinh năm 1973, quê ở Hà Nam, giám đốc Trung tâm VTV24, Đài Truyền hình Việt Nam. Lê Bình phụ trách chương trình “Chuyển động 24h” phát trên VTV1 lúc 11g15 và 18g30 hàng ngày bắt đầu từ 10-10-2014. Đây là bản tin thời sự tương tác đầu tiên trên VTV, thu hút sự quan tâm vì hướng đến những sự kiện nóng hàng ngày.
Chuyển động 24h là một trong các chương trình truyền hình có số lượng người xem lớn nhất của VTV. Trước đó, nhà báo Lê Bình được khán giả biết đến khi xuất hiện trong Bản tin Tài chính Kinh doanh, Dân hỏi Bộ trưởng trả lời… trên VTV.
Trong quá trình điều hành Trung tâm tin tức VTV24 với tư cách là giám đốc Trung tâm, Lê Bình đã để xảy ra hàng loạt sai phạm như phát sóng phóng sự thông tin về vụ việc tòa nhà Quốc hội Canada bị khủng bốvới hình ảnh Tổng thống Mỹ Barack Obama nhưng chú thích là thủ tướng Canada; điều tra “Tuổi thật của cầu thủ Nguyễn Công Phượng” và phát sóng “Ký sự Syria – Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến”,… đã gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân, làm suy giảm uy tín của Đài truyền hình Việt Nam, khiến người dân hoài nghi vào thông tin do truyền hình Nhà nước cung cấp.
Ngoài ra, theo nguồn tin do bạn đọc cung cấp nhà báo Lê Bình còn có dấu hiệu vi phạm “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” khi tự ý ký 13 hợp đồng cộng tác viên và tư vấn với 03 ngân hàng Viettinbank, ABbank, SHB để đưa thông tin về hoạt động của các ngân hàng này vào các bản tin tài chính kinh doanh, trục lợi cá nhân hơn 3 tỷ đồng.
(Facebook Ấn Đầu Bò)
Nguồn Tại đây
Siêu mini hồng ngọc-giá 150k/cây
Siêu mini hồng ngọc-giá 150k/cây-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
Phía sau nỗi đau là điều tử tế
Tác giả: Lan Anh
Hôm 6-10, ông Đinh Ngọc Thạch (tức Bình “còng”), người cựu binh biên giới phía Bắc và cũng là người chở chiếc xe tôn liên quan đến tai nạn làm em bé 9 tuổi T.M.H. ở Hà Nội qua đời hôm 23-9, được tại ngoại, sau hai ngày có quyết định khởi tố và tạm giam.
Thật khó có thể quên được gương mặt thất thần của người đàn ông trung niên sau chiếc xe tôn đậu bên lề đường, bên vũng máu của bé H..
Một tai nạn đớn đau, bất ngờ, gia đình bé H. đớn đau, tất cả những gia đình đang có con nhỏ như gia đình bé đớn đau, và gia đình ông Bình cũng đớn đau.
Nhưng bên lề nỗi đau đớn ấy là một số phận có lẽ phải thay đổi, dù rằng ông ta đã ở tận cùng của nỗi khổ đau: người đàn ông trung niên yếu đuối, đồng đội muốn góp tiền mua cho chiếc xe máy chạy xe ôm nhưng ông từ chối vì không biết lái xe máy, lam lũ kiếm sống bằng nghề bốc vác và chở xích lô quanh khu phố nghèo bỗng chốc sa vào vòng lao lý.
Cả hai gia đình ấy đều rơi nước mắt. Một bên mất con vĩnh viễn, một bên bị coi là “tội đồ”.
Vậy mà hai gia đình ấy đã đến được với nhau để chia sẻ sự mất mát, và cầu nối cho họ là những con người xa lạ. Cái cớ để họ nối nhịp cầu ấy là sự cảm thông: đau xót cho gia đình cháu bé và cũng đau xót cho gia đình ông Bình.
Đồng đội của ông Bình đã chia sẻ hoàn cảnh đáng thương của người cựu binh nghèo vốn mang cái tật còng từ ngày trong quân ngũ, cũng như cái tính tự trọng của ông đã khiến cộng đồng xúc động.
Thông qua nghệ sĩ Chí Trung và một nhà báo kiêm võ sư, hàng trăm người xa lạ đã chia sẻ. Họ không biết ông Bình và gia đình bé H., họ cũng không biết nhau nhưng nhờ lý lẽ trái tim mách bảo.
Trong những dòng tin ngắn ngủi, họ viết lời chia sẻ gửi đến cả hai gia đình, họ mong hai gia đình hòa giải. Họ chảy nước mắt thương em bé xấu số nhưng mong muốn không có ai phải chịu thêm đau đớn, tù đày, dằn vặt, họ mong người cựu binh được tha thứ, họ không muốn nỗi buồn phải nhân đôi.
Và đúng như mong mỏi, gia đình bé H. viết đơn đề nghị miễn xử lý người chở tôn – người cựu binh già Đinh Ngọc Bình. Gia đình bé dành sự tha thứ và sẻ chia để xoa dịu nỗi đau đớn mất đứa con trai. Một sự tha thứ thật đáng được ngưỡng mộ.
Mỗi ngày có bao nhiêu tin về cái ác, cái xấu trên báo? Chắc chắn là rất nhiều. Nhưng cũng có rất nhiều tin tốt lành như phần kết của câu chuyện này.
Ông Bình “còng” được tại ngoại và phải chịu trách nhiệm về tai nạn xảy ra với bé H., nhưng ông đã được tha thứ, được đối xử bằng sự tôn trọng và sẻ chia.
Tôi nhìn rất kỹ tấm ảnh bé H. mà gia đình bé dùng làm ảnh thờ, dù ở góc nào thì nhìn cũng như bé đang cười, một nụ cười rất nhẹ kiểu trẻ thơ.
Những câu chuyện đớn đau rồi sẽ khép lại nhẹ nhàng và nhân ái nếu chúng ta biết tha thứ, và mỗi lần như vậy cuộc sống này lại nảy được thêm những mầm xanh hi vọng.
Những mầm nhỏ ấy sẽ vươn mạnh mẽ nếu mỗi người sống tử tế bên cạnh những người tử tế, và viết những câu chuyện nhân văn từ cuộc sống của mình, từ những người xung quanh, như đoạn kết của câu chuyện chiếc xe tôn đau đớn những ngày qua.
————-
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/thoi-su-suy-nghi/20161007/phia-sau-noi-dau-la-dieu-tu-te/1184119.html
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)