Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Đến Bhutan, bạn sẽ thấy ở Việt Nam còn hạnh phúc gấp vạn lần





Bhutan được mệnh danh là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới với vị trí địa lý nằm ở Nam Á, giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Điều này có được là do người dân Bhutan thường xuyên tìm kiếm sự hạnh phúc về tinh thần, họ không quan tâm đến TV, Đài hay Internet, những vấn để nổi trội của thế giới. Còn đối với những người dân tại quốc gia khác, việc tìm kiếm hạnh phúc tại Bhutan lại khó hơn người ta tưởng. Đâu phải việc ở một quốc gia hạnh phúc nhất thế giới sẽ giúp bạn trở nên hạnh phúc hơn. Nếu là người Việt Nam và đặt chân tới Bhutan, có lẽ bạn sẽ thấy quê hương chúng ta còn hạnh phúc gấp vạn lần. Tại sao lại như vậy?

1. Đất nước không có dân chủ
Vào năm 2008, Bhutan thực hiện quá trình chuyển đổi từ chế độ quân chủ tuyệt đối sang chế độ quân chủ lập hiến và tổ chức cuộc tổng tuyển cử đầu tiên.

Nhà nước Bhutan dù có Đức Vua nhưng Vua không có thực quyền – chỉ trị vì nhưng không cai trị, tất cả quyền lực điều hành nhà nước đều nằm trong tay quốc hội do Đảng chiếm đa số ghế đứng đầu.

So về việc tổng tuyển cử dân chủ, Việt Nam mình đã đi trước mấy chục năm, từ năm 1945 còn gì. Bhutan cái gì cũng bị kiểm soát dưới sự kiểm soát của nhà nước quân chủ lập hiến. Ví dụ thực tế: Nhà nước ban lệnh con nít bắt buộc phải đi học và dù nhà có điều kiện cũng không được trả tiền.

Trẻ em nhà giàu hay nhà nghèo đều phải làm tròn nghĩa vụ của mình là học hành và vui chơi, những vấn đề còn lại để nhà nước đảm bảo và đáp ứng. Trẻ em muốn đi làm kiếm tiền mưu sinh như ở Việt Nam cũng không được thông qua

Du khách nào muốn đến Bhutan, không được đi tự do nữa, mà phải đặt qua công ty du lịch hoặc có bạn là người Bhutan xin visa giúp mới được cho đi.

Đối với mỗi thanh toán của du khách nước ngoài, nhà nước đánh thuế lên đến 35%. Tất cả tiền này vào quỹ được gọi là quỹ du lịch- hạnh phúc, và được dùng để phục vụ cho người dân Bhutan, các vấn đề về an sinh giáo dục.

Một điều nữa là đối với khách du lịch, nhà nước không khuyến khích du khách cho trẻ con ở Bhutan quà, bánh hay bất cứ thứ gì, vì điều này sẽ làm những đứa trẻ Bhutan hình thành thói quen xin đồ từ khách du lịch – vô cùng không tốt trong sự hình thành nhân cách của chúng.

Quay lại Việt Nam, ở Sapa, Hà Giang, hay cả Sài Gòn, Hà Nội, một số người lớn khuyến khích, chỉ bảo cho trẻ em đi xin tiền của người khác. Chỉ trừ một số thành phố như Đà Nẵng, gần đây là Sài Gòn không khuyến khích và cấm, còn lại thì để cho họ tự do.

2. Không có tự do tôn giáo, toàn bộ người dân theo phật giáo

Hơn 98% người dân Bhutan theo đạo Phật, học theo giáo lý và hành xử của những người theo Phật – hiền lành, chất phác, trung thực, làm gì cũng rõ ràng, vì rõ ràng nên họ mất thời gian lâu hơn để tìm hiểu, kiểm tra, kiểm định các thông tin, chứ đâu có “nhanh nhẹn, nhanh nhạy”.


Người dân Bhutan cũng không có chính kiến, toàn nghe theo giáo lý nhà Phật, nghe theo những điều của Nhà nước quy định trong “Chỉ số Hạnh Phúc Quốc gia”.

Chỉ số này được đặt ra trong năm 1972 bởi Dragon King thứ 4 của Bhutan , Jigme Singye Wangchuck . Nó đại diện cho một cam kết xây dựng một nền kinh tế sẽ phục vụ văn hóa Bhutan dựa trên các giá trị tinh thần Phật giáo thay vì chỉ số đo bằng tổng sản phẩm trong nước của phương tây (GDP): tập thiền mỗi buổi sáng, sống cân bằng, biết đủ, không bon chen nói xấu lẫn nhau, không giết hại súc vật.

3. Không có sự sáng tạo trong giáo dục

Vì là nước nghèo – quốc vương có điều kiện được ba mẹ cho đi Anh Quốc du học, rồi đem nguyên hệ thống đó vào áp dụng, có điều chỉnh và bổ sung thêm về văn hoá, con người, giá trị, bài học đạo đức vào để áp dụng cho đất nước.

Bạn đến Bhutan, đừng ngạc nhiên vì sao người dân Bhutan từ con nít đến người lớn – hơn 80% đều nói tiếng Anh rành rõi, bên cạnh tiếng mẹ đẻ Dzongkha và 53 ngôn ngữ trong hệ ngôn ngữ Tây Tạng.

5. Taxi không rõ ràng minh bạch – đi mà không tính theo km đường đi

Taxi ở Bhutan không có cái máy để tính tiền theo km bạn đi. Lên taxi tài xế hỏi đường bạn đi đến đâu, rồi báo số tiền là như vậy rồi bạn đi thôi.

Họ không dám nói dối, nói xạo, vì như vậy là không đúng theo giáo lý nhà Phật. Nghĩ lại nước mình, trừ các hãng có uy tín, một số hãng khác có máy tính tiền rõ ràng minh bạch nhưng sao hành khách hay có cảm giác được trả tiền cao hơn bình thường.

6. Nền kinh tế chuyên nhập siêu

Vì là quốc gia Phật Giáo, nên đa phần người dân không được sát sinh, giết hại súc vật. Người Bhutan chủ yếu ăn gạo, ngũ cốc, sữa và các sản phẩm từ sữa, còn thịt cá thì đa phần cho du khách nước ngoài.

Thịt cá động vật được giết ở bên ngoài Bhutan – chủ yếu là Ấn Độ và nhập về. Người Bhutan vẫn chăn nuôi gia súc gia cầm bình thường nhưng không bao giờ giết hại. Cái này chẳng phải nhập siêu còn gì?

7. Quốc gia lãng phí nhất
Một người ở Bhutan kể bạn anh ấy bị bệnh, mà bệnh viện ở Thimpu không có đủ trang thiết bị y tế để chữa trị, thế là bạn đó được đưa qua bệnh viện Ấn Độ chữa trị đến nơi đến chốn mà không phải trả bất kỳ khoản phí bệnh viện nào cũng như chi phí chuyển viện, di chuyển từ Bhutan qua Ấn Độ. Quá tốn kém!

8. Sử dụng tiền không đúng mục đích
Đức Vua và Quốc hội nhận thấy không khí, môi trường, tài nguyên rừng là một phần không thể thiếu, nên đi đến đâu cũng bắt người dân phải bảo vệ môi trường, thiên nhiên.

Tiền thuế của người dân, các công ty, “tập đoàn kinh tế” đóng vào thì được sử dụng vào việc bảo tồn thiên nhiên, tự nhiên này.

Nhà nước không biết khuyến khích chặt rừng chặt cây lấy gỗ càng nhiều càng tốt để làm kinh tế, bán đi cho có nhiều ngoại tệ, cho nên mỗi ngày người dân Bhutan chỉ toàn ngửi mùi gỗ, mùi cây, mùi không khí.

Mùi tiền từ việc đốn cây bán rừng chặt rừng thì còn lâu họ mới chịu ngửi. Hỏi không phải sử dụng tiền sai mục đích chứ là gì?

9. Chi phí cho khách du lịch đắt đỏ
Như đã chia sẻ ở trên, để du lịch ở Bhutan, bạn phải đặt tour qua công ty du lịch và phải trả chi phí ít nhất 200$/người/ngày vào mùa thấp điểm ( tháng 1,2, 6,7,8,12) và 250$/người/ngày vào mùa cao điểm (3,4,5,9,10,11). Với tiêu chuẩn ở khách sạn 3 sao, bao gồm các tour cơ bản, ăn uống, không bao gồm chi phí vé máy bay.

Và khi trả số tiền này, có nghĩa là bạn đã góp phần cho Bhutan có nền giáo dục chất lượng miễn phí cho các em nhỏ, người dân Bhutan được hưởng sự chăm sóc y tế toàn diện, và môi trường sống trong lành, bảo đảm không phá hoại tự nhiên, và tôn giáo (đạo Phật) được tu dưỡng và không bị du lịch làm mờ nhạt, biến tướng cũng như không có tình trạng chặt chém du khách.

10. Quốc gia sống ảo nhất thế giới

Nước thì nhỏ, kinh tế còn đang phát triển, dân thì bị nhà nước kiểm soát như thế, ko có tự do gì cả… mà đi đâu, cũng thấy làm thương hiệu với hai từ “Hạnh Phúc”- từ sân bay đến đường đi, vào rừng… thế có phải sống ảo không? Ảo tưởng mình hạnh phúc nhất thế giới!

11. Nhỏ mà có võ – Đất nước không sợ chết

Dân số Bhutan chỉ hơn 700,000 người (ít hơn dân số Đà Nẵng – Việt Nam), nằm kẹp giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới và lớn về diện tích là Trung Quốc và Ấn Độ, vậy mà “Võ công cao cường”- không sợ gì hết.

Bhutan chỉ thiết lập quan hệ ngoại giao với Ấn Độ, và nói không với anh Trung Quốc. Đơn giản lãnh đạo Bhutan nói rằng “ từ trước đến nay Trung Quốc luôn coi Bhutan là một phần của Tây Tạng, mà Tây Tạng là của Trung Quốc, nên đương nhiên việc sớm muốn Trung Quốc muốn coi Bhutan thuộc quốc gia này cũng bình thường”.

Bất kỳ quan hệ ngoại giao nào với Trung Quốc cũng ko có cái gọi là công bằng. Dựa trên kinh nghiệm quan sát của Bhutan, nên nói không trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao, ko cho mở sứ quán Trung Quốc ở Thimpu và không cho mở đường bay thẳng từ Trung Quốc qua Bhutan- dù hai nước cạnh nhau và có hơn 475km đường biên giới.

Trung Quốc có mời chào cho tiền viện trợ, lãnh đạo nhà nước và quốc vương Bhutan cũng ko thèm, vì họ tự nuôi sống họ từ nguồn tài nguyên thiên nhiên, và còn xuất khấu năng lượng sạch qua Ấn Độ.

Tham khảo Thasanova

Chuổi ngọc -giá 150k

Chuổi ngọc -giá 150k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Hồng ngọc treo- giá 400k

Hồng ngọc treo- giá 400k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Hồng ngọc - giá 350k

Hồng ngọc - giá 350k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


T hảm họa tiếng Anh "ba rọi” của người Việt bây giờ





Việt Nam hiện nay đang top (xin lỗi đứng đầu thế giới) về nói tiếng Anh “ba rọi” (*) cho nên đã làm tiếng Việt suy đồi và có nguy cơ tuyệt chủng hay trở nên ngôn ngữ của sắc dân thiểu số. Bởi vì:

Dân chúng chỉ thích đi tour chứ không thích đi du lịch.

Và chỉ thích gọi phone chứ không thích gọi điện thoại.

Và chỉ thích coi tivi chứ không chịu coi truyền hình.

Các chương trình giải trí/ca nhạc chết hết cả mà chỉ còn các show. Và Got Talent thì quá nhiều fan kể cả fan cuồng. Kẻ ủng hộ, người hâm mộ nay xuống Âm Phủ cả rồi.

Thời đại mới, người ta chỉ thích coi các live show chứ không thích cácchương trình trực tiếp.

Hot girl thì làm loạn cả xã hội. Cả trường học cũng có hot girl chứ không còn gái rửng mỡ, gái ăn mặc hở hang, ăn mặc khiêu dâm nữa.

Các teen và tuổi teen thì choán chỗ của vị thành niên.

Chỉ có hot boy thì đi bán xì-ke, ma túy, chứ không có thanh niên đi bán xì-ke ma túy.

Ông/Bà cũng chết hết mà chỉ còn Mr. và Mrs.

Trên sân cỏ, cầu thủ chỉ thích đá penalty chứ không chịu đá phạt đền.

Thủ môn không chịu vào khung thành để nhặt bóng vì đó là gôn (goal).

Xe gắn máy cũng biến mất và chỉ còn xe mô tô chạy khơi khơi trên đường phố.

Ca-nô phóng ào ào trên mặt nước khiến xuồng máy sợ quá phải giạt qua một bên.

Tin hot và tin nóng không biết là tin gì. Phải chăng đó là tin có liên quan đến xác thịt hay tin hấp dẫn? Người rành tiếng Việt cũng ngơ ngác.

Tại Việt Nam bây giờ xe ô-tô có giá hơn xe hơi. Nhớ đem xe ô-tô về Việt Nam bán, đừng đem xe hơi.

Clip này clip kia khiến đoạn phim, đoạn băng ngắn sợ hết hồn.

Bà con bây giờ chỉ thích tiêm vaccine chứ không thích chủng ngừa haytrích ngừa vì sợ chết.

Thời đại mới người ta đua nhau vào căng-tin (cantine) chứ không thích vào nhà ăn nữa.

Top ten thì cưỡi lên cổ mười người đứng đầu rồi.

Tập họp, biểu tình bây giờ quê mùa lắm mà phải nói là mít-tinh.

“Dùng thuốc kích thích” phải nói là “doping” cho nó giống Mỹ. Muốn học tiếng Anh “ba rọi” kiểu này thỉnh thoảng ghé trang tin điện tử VOA hoặc BBC Việt Ngữ sẽ được thỏa mãn.

Môn Quyền Anh cũng đã chết để boxing lên ngôi.

Võ sĩ bị hạ đo ván ngóc đầu dậy, cãi lại trọng tài và nói rằng tôi bị hạknock-out.

Các tay đua cổ lỗ sĩ chết hết mà chỉ còn coureur đạp xe khơi khơi rất “kịch tính”.

Người viết trang tin chuyên đề ngày nào cũng cãi lộn với blogger.

Mua huy hiệu người ta hỏi “Ông bà nói gì vậy?” vì họ chỉ biết có logo.

Bay một mình/dẫn bóng một mình/ độc diễn không ai hiểu cho nên phải nói là solo.

Phi công ngồi lâu trong buồng lái , buồn quá nên rời cabin ra ngoài tán dóc với hành khách.

Biểu ngữ vì muốn “thoát Trung” cho nên phải nói là băng-rôn.

Ngày hội vì muốn “đi Mỹ “ cho nên phải nói festival cho quen.

Bích chương (dán trên tường) không chịu nói mà phải nói Áp-phích(Affiche) cho có vẻ ta là Mỹ đây.

Chương trình thương mại giờ đây bị các showbiz đè bẹp.

Chuyện tai tiếng bây giờ trở thành scandal bàn tán ồn ào “gây sốt trên mạng”.

Bây giờ người ta không còn nhập cảng Xe thùng/ xe kiện hàng/xe vận tải hạng nặng nữa mà chỉ nhập toàn xe container. Ráng mà chịu!

Hầm ngầm, hầm trú ẩn nói sợ người ta không hiểu cho nên phải nói làboong-ke (bunker).

Ảnh cởi truồng/lõa thể đưa ra bị tố là dâm ô cho nên phải nói ”lái” làảnh nude.

Bây giờ người ta không còn sợ vi khuẩn, siêu vi trùng nữa mà chỉ sợ vi -rút (virus) mà thôi vì vi-rút nguy hiểm hơn siêu vi trùng!

Giải túc cầu/bóng đá thế giới đã chết và thay bằng World Cup.

Trọng tài thổi còi nói “đá đi” cầu thủ Việt Nam đứng ngơ ngác vì không hiểu “đá” là gì mà chỉ biết “sút” (shoot). Cho nên “bóng đá” Việt Nam phải đổi tên thành “Bóng Sút Việt Nam”.

Căng thẳng thần kinh/đầu óc vào bệnh viện nói, bác sĩ không hiểu cho nên phải nói là stress.

Sửng sốt, choáng váng, bàng hoàng giờ cũng tiêu ma vì chỉ còn Sốc (Shock) mà thôi.

Vợ chồng mới cưới nhất định không chịu hưởng tuần trăng mật ở khu nghỉ mát vì khu nghỉ mát không sang bằng resort.

Nói đấm bóp người ta tưởng rằng đó là đánh lộn cho nên phải nói làmassage.

Bây giờ về Việt Nam mà nói máy hình, máy thu hình thì người ta nhìn mình như người ở Phi Châu mới về cho nên phải nói camera cho họ nể.

Ngân hàng bây giờ chỉ có máy ATM chứ không có Máy chuyển tiền tự động nữa. Ráng mà chịu.

Dân quê, dân lao động đọc báo không hiểu GDP là gì cho nên phải học lớp “Tiếng Anh Cấp Tốc” hoặc hỏi mấy giáo sư Anh Văn…thì mới biết đó làTổng Sản Lượng Quốc Gia (Gross Domestic Product). Tội nghiệp quá!

Đường giây thông báo khẩn cấp dùng làm chi, mà phải dùng hot linecho nó oai.

Nói làm bàn hai trái /thắng hai trái quê mùa lắm cho nên phải nói làm cú đúp (coup double) cho nó có vẻ Tây. Tây đè đầu 100 năm, nay vẫn còn nhớ gậy và roi gân bò của ông Tây năm xưa.

Giải không nên nói mà phải nói là cúp cho có vẻ văn minh. Tiếng Việt bây giờ thấp kém so với tiếng Tây, tiếng Mỹ nhiều lắm. Nói tiếng Anh “ba rọi” mới văn minh, hiện đại.

Câu lạc bộ / hộp đêm vào làm chi. Vào club cho nó sang.

Phụ nữ mặc áo tắm hai mảnh không hấp dẫn bằng mặc bikini.

Các loại đàn như dương cầm, tây ban cầm, vĩ cầm đều đã quăng vào xọt rác và piano, guitar, violin/violion nói như thế mới sang như Tây!

Ăn mặc hở hang/khiêu dâm hết thời rồi mà phải nói ăn mặc hot.

Pháo tháp/đồn canh phải nói là lô cốt. Ông Tây vẫn hơn Ông Ta.

Hợp chất, vật liệu tổng hợp/hỗn hợp còn nữa đâu cho nên phải dùngcomposite.

Tập bản đồ vì không hiểu nghĩa tiếng Anh cho nên nói bừa là atlas để đánh lừa độc giả.

Tình dục/trao đổi xác thịt/làm tình nói ra sợ thô tục cho nên nó trớ làsex.

- Cơ phận phụ/bộ phận rời không hiểu cho nên nói đại là module.

- Thái Lan có sex tour chứ làm gì có du lịch mua dâm. Nói ra sợ người ta cười.


Ngày 25/5/2016 TT Mỹ Barack Obama đã có buổi giao lưu với hàng trăm bạn trẻ Việt tại Gem Center, TP HCM

Ô hô! Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu. Một trăm năm nô lệ giặc Tây mà đất nước chưa bị đồng hóa. Nay Mỹ mới “bình thường hóa” từ năm 1995 mà gốc rễ văn hóa Việt đã có nguy cơ mục ruỗng rồi. Nếu 600,000 quân Mỹ đổ vào như thời Chiến Tranh Việt Nam thì đất nước sẽ biến thành Phi Luật Tân. Tiếng Anh sẽ là ngôn ngữ chính. Tiếng Việt sẽ trở thành thổ ngữ. Cái đó cũng tốt thôi. Vì như thế mới “thoát Trung” và tiến nhanh, tiến mạnh tiến vững chắc như Đại Hàn hay Nhật Bản và ngửa mặt với thế giới để nói rằng chúng tôi có một nền văn hóa và ngôn ngữ giống hệt như Mỹ- một siêu cường của hành tinh này đây. Do mặc cảm thấp kém không ngóc đầu lên được cho nên nô lệ cũng là cách để hãnh diện. Đầy tớ cho nhà giầu hay nhà quan lớn ra ngoài cũng vênh vang lắm chứ. Nếu bắt chước giống hệt chủ thì còn oai hơn nữa.

Đào Văn Bình

(California Tháng 8,2016)

me mini-giá 250k

me mini-giá 250k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Mai bonsai- giá 600k

Mai bonsai- giá 600k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh




sự tương đồng của Khái niệm Purusartha và Tháp Nhu Cầu Maslow


ĐÔNG TÂY GIAO THOA





 Tây Phương đã có một mô hình về động cơ tâm lý của con người từ năm 1943 tức chỉ trên dưới 70 năm tính tới nay. Nhưng thật khó tin là Đông Phương đã chuẩn hóa mô hình Tháp Maslow này ít nhất là hơn 2.000 năm trước.


Minh họa: Internet



Năm 1943, nhà tâm lý học Abraham Maslow xuất bản trên tờ tạp chí chuyên ngành tâm lý “Psychological Review” một công trình nhan đề “A theory of Human Motivation” (Lý thuyết về động cơ của con người). Bộ khung chính yếu để Maslow dựng lên lý thuyết của ông nghiên cứu về hành vi của con người chính là một biểu đồ hình tháp được đặt tên là The Need’s Hiearchy of Maslow, thường được dịch sang tiếng Việt là Tháp Nhu Cầu Maslow.

Nội dung căn bản của Tháp Nhu cầu Maslow là chia các nhu cầu của con người thành 5 phần và sắp xếp chúng theo một trật tự đi lên. Các tầng tháp này là:

1. Tầng 1: Physiological - các nhu cầu vật chất và sinh lý căn bản nhất như: thở, ăn, uống, ngủ, nghỉ, bài tiết, tình dục...

2. Tầng 2: Safety - các nhu cầu an toàn: an toàn thân thể, sức khoẻ, việc làm, tài sản...

3. Tầng 3: Love/Belonging - các nhu cầu giao lưu tình cảm và trực thuộc: gia đình, bạn bè, nhóm thân hữu, câu lạc bộ, hội nhóm...

4. Tầng 4: Esteem - các nhu cầu được tôn trọng, kính mến, được tin tưởng.

5. Tầng 5: Self - Actualization - nhu cầu được thể hiện bản thân: muốn thành đạt, muốn sáng tạo, muốn thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, có và được công nhận là thành đạt...

 
Sơ đồ Tháp Nhu Cầu Maslow

Theo Maslow, những nhu cầu ở tầng thấp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu ở tầng cao hơn. Khi các nhu cầu ở tầng thấp được thoả mãn sẽ dẫn đến mong muốn thỏa mãn nhu cầu ở tầng cao hơn. Các nhu cầu cũng có thể chia làm hai loại là nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs); trong đó nhu cầu cơ bản là các nhu cầu không thể thiếu hụt để cho con người có thể tồn tại.

Thông thường các nhu cầu cơ bản được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao. Vì nếu một người thiếu ăn, thiếu uống... họ sẽ không quan tâm đến các nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng... Cũng có trường hợp người ta có thể hạn chế ăn, uống, ngủ, nghỉ để phục vụ cho các sự nghiệp cao cả hơn như làm cách mạng, tranh đấu vì lý tưởng.

Lý thuyết của Maslow đã đóng góp rất lớn vào việc nghiên cứu hành vi, động cơ tâm lý của con người. Người ta đã áp dụng Tháp Nhu Cầu Maslow rất hiệu quả vào hầu như tất cả các ngành kinh tế, thương mại, chính trị, giáo dục, nghệ thuật, môi trường, đạo đức học... từ sau Thế chiến II đến nay.

Và cũng như bất cứ lý thuyết nào, đã có nhiều phân tích, phản biện để chỉ ra những điểm chưa chính xác của Tháp Maslow. Tuy thế, không ai có thể phủ nhận tính đúng đắn, khoa học của việc phân tích hành vi con người theo mô hình Tháp Nhu Cầu Maslow.
Như vậy Tây Phương đã có một mô hình về động cơ tâm lý của con người từ năm 1943 tức chỉ trên dưới 70 năm. Thật khó tin là Đông Phương đã chuẩn hóa mô hình Tháp Maslow này ít nhất là hơn 2.000 năm trước.

Vào thập niên 20 của thế kỷ trước, các nhà khảo cổ Anh Quốc đã khám phá và khai quật nhiều thành phố được quy hoạch khoa học có tuổi đời lên đến 3.000 năm trước Công Nguyên. Sau này người ta đặt tên đó là Nền Văn Minh Indus (Indus Civilization) lấy theo tên sông Indus. Cho đến nay giới khoa học chính thống vẫn xem đây là nền văn minh cổ nhất của Ấn Độ và là một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới.

Một trong những di vật khảo cổ được chú ý là những con dấu bằng đất nung khắc chìm hình chữ Vạn (Swastik) được khai quật tại Harappan, một trung tâm chính của Văn minh Indus. Theo văn hóa Hindu của India, chữ Vạn (Swatiska) là một trong những biểu tượng cổ xưa nhất biểu đạt sự May mắn, Phúc lộc theo quan niệm Hindu. Xa hơn, một số học giả còn cho rằng Swastika chính là biểu tượng của Purusartha trong triết lý sống của Lục Địa Ấn Độ từ thời cổ đại.



Purusartha trong ngôn ngữ Sanskrit có nghĩa là “mục tiêu của đời người” (aims of human life). Văn hóa Vệ Đà (Vedic Culture) của Ấn Độ cổ đại đã hệ thống hoá những mục tiêu của cuộc đời một con người vào 4 khái niệm:

1. Artha: Wealth, Property - Tài sản, của cải: bao gồm tất cả những hoạt động và nguồn lực để con người có thể tồn tại. Việc theo đuổi mục tiêu tìm kiếm, tạo dựng và tich lũy của cải được xem như mục tiêu quan trọng trong đời mỗi người vì nó đảm bảo khả năng sống sót của cá thể đó trong tự nhiên và xã hội.

2. Dharma: Righteousness, Duty, Faith - Sự Chính đáng, Nghĩa vụ, Lòng tin vào Thượng Đế. Dharma thường được dịch chung là Pháp và hay bị nghĩ lệch về đạo pháp (của Phật giáo, Hindu hay Kỳ Na giáo). Thực ra, Dharma mang tính phổ thông hơn, đó là lẽ sống ngay thẳng, lương thiện, có trách nhiệm với chính mình và mọi người xung quanh. Người sống có Dharma sẽ sống hài hòa với tự nhiên và xã hội. Để có thể sống đúng với Dharma, người ta cần phải có Artha làm điều kiện cần thiết và tiên quyết.

3. Kama: Passion, Desire, Love, Pleasure - Đam mê, Mong ước, Tình yêu, Lạc thú. Đây là những lạc thú mà người ta có thể tận hưởng khi đã có Artha và Dharma. Việc hưởng thụ các lạc thú trong cuộc đời không có gì mâu thuẫn với một người lương thiện và thành đạt, miễn sao điều ấy không trái với đạo đức và thuần phong mỹ tục mà xã hội đượng thời đang ấn định.

4. Moksha: Liberation - Sự Giải thoát. Người ta sau khi đã thực hiện đầy đủ bổn phận với bản thân, gia đình và xã hội về mặt kinh tế, đạo đức thì có quyền và nên thực hiện việc theo đuổi những mục tiêu về mặt tâm linh, trí tuệ. Đó có thể là nghiên cứu về tôn giáo, tu tập tâm linh hay đơn giản chỉ là viết ra những cuốn sách có ích cho xã hội từ những trải nghiệm của chính mình. Trong các tôn giáo, Moksha được nâng lên cao hơn như là một sự giải thoát khỏi vòng luân hồi Samsara theo Hindu và Kỳ Na Giáo hay viên mãn thành tựu Niết bàn (Nirvana) theo Phật giáo.



Những học giả cho rằng Swastika là biểu tượng của Purusartha không phải là không có lý. Vì nếu đạt được tất cả 4 mục tiêu tối thượng quả là một sự May mắn, Hạnh phúc tột cùng của một đời người.

So sánh lại, chúng ta có thể thấy sự tương đồng của Khái niệm Purusartha và Tháp Nhu Cầu Maslow. Một sự tương đồng đáng kinh ngạc giữa hai nền văn hoá Đông - Tây, giữa hai thời đại cách nhau nhiều ngàn năm. Trong đó Artha, Dharma, Kama của Purusartha tương ứng với ba tầng tháp đầu tiên Physiological, Safety và Love của Tháp Maslow. Và Moksha thì tương ứng với hai tầng tháp cao nhất Esteem, Self-actualization.

Không cần thiết phải đặt vấn đề rằng Maslow có tham cứu Purusartha của Ấn Độ cổ đại hay không, cái mà chúng ta cần ghi nhận là nhận thức của văn hóa Đông và Tây hầu như đều thống nhất về Nhu cầu - Động cơ của Con Người.

Ngay chính Rudyard Kipling sau khi đã mào đầu rằng “Đông là Đông và Tây là Tây” cũng chậm rãi xác nhận rằng:

“Nhưng cũng không phân biệt Đông hay là Tây, biên giới hay dòng giống hay nơi sinh
Khi hai người mạnh mẽ đứng đối diện nhau, dù họ có đến từ tận cùng thế giới!”. (**)

Ai nói rằng Đông và Tây là hai thế giới cách biệt không thể gặp nhau?

Ghi chú:

(*) Nguyên tác: “The Ballad of East and West”.

“OH, East is East, and West is West, and never the twain shall meet,
Till Earth and Sky stand presently at God’s great Judgment Seat”.

(**) “But there is neither East nor West, Border, nor Breed, nor Birth,
When two strong men stand face to face, tho’ they come from the ends of the earth!”.

Nguyễn Phú, từ Nepal - Tháng 4-2016

Tiểu cảnh Hồng ngọc- giá 500k

Tiểu cảnh Hồng ngọc- giá 500k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

Hồng Loan - giá 200k



Hồng Loan - giá 200k- ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh