" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016
Người đàn ông chôn 10 nghìn hài nhi và có quyết định khiến triệu người ngưỡng mộ
Cuộc sống đối với mỗi người chúng ta đều có những ý nghĩa thi vị khác nhau, nhưng có rất ít người có được tinh thần hoàn toàn vô tư, vị tha, tôn trọng mỗi một sinh mệnh khác. Tại thành phố biển Nha Trang, Khánh Hòa có một người đàn ông được nhiều người biết đến và kính trọng mỗi khi nhắc tên, đó là ông Phúc. Trong vòng 15 năm qua, ông Phúc đã giải cứu hơn 100 trẻ sơ sinh.
Tất cả câu chuyện bắt đầu vào năm 2001, khi đó vợ của ông Phúc vừa mới có thai. Ông đi cùng vợ vào bệnh viện để kiểm tra tình trạng thai nhi. Tại đây ông thấy có rất nhiều phụ nữ mang thai cũng ra vào bệnh viện, nhưng họ lại không đi đến phòng kiểm tra, thay vào đó họ lại chọn đi theo một hướng khác.
Sau nhiều lần chứng kiến cảnh tượng như vậy, ông Phúc mới hiểu được chính tại nơi những sinh mệnh nhỏ bé sắp chào đời cũng lại chính là nơi kết thúc rất nhiều sinh mệnh còn chưa có cơ hội được chào đời. Nhiều phụ nữ đã lỡ mang thai vì đủ mọi lý do, người do không kế hoạch hoá, người thì không sử dụng phương pháp tránh thai, những cô gái trẻ vì thiếu hiểu biết hay nhẹ dạ cả tin nên chót mang thai và không muốn ai biết… Tất cả họ đều không còn cách lựa chọn nào khác nên đành phải phá thai. Thậm chí có những cô gái đã mang thai vào thời kỳ giữa của thai kỳ, thai nhi lúc này đã thành hình và khá lớn, họ cũng biết rằng việc phá thai sẽ gây ra một nguy hiểm rất cao, nhưng vẫn quyết chọn phá thai…
Việc những sinh linh đáng thương này không thể nào đến được thế gian này đã khiến cho ông Phúc cảm thấy vô cùng xót thương và đau lòng. Vì vậy ông đã quyết định mình phải làm một điều gì đó cho những đứa trẻ tội nghiệp này. Ông Phúc đã đi hỏi bệnh viện rằng liệu mình có thể mang đi những bào thai đã bị phá rồi không? Dưới sự thành tâm mãnh liệt của ông, bệnh viện cuối cùng đã đồng ý.
Ông Phúc vốn chỉ là một thợ xây dựng vì vậy ông đã dành hết số tiền tiết kiệm ít ỏi của mình để mua một mảnh đất nhỏ. Sau đó chôn cất những bào thai sinh linh bé nhỏ ở đây. Bạn đầu vợ của ông còn nghĩ rằng có lẽ ông có vấn đề rồi, nhưng ông vẫn kiên quyết thực hiện kế hoạch này. Ông hy vọng thông qua hành động này khiến cho những sinh mệnh bé nhỏ này cảm nhận được sự tôn trọng cơ bản. Công việc tưởng chừng bình dị đó kéo dài cho đến nay đã được 15 năm, ông Phúc cũng đã chôn cất ở đây tới hơn 10.000 sinh linh… Quả là một con số khổng lồ!
Kể từ khi chôn cất những sinh linh tội nghiệp này ở đây, ông vẫn luôn nhen nhóm một ước mơ rằng mình không chỉ giúp những đứa trẻ chưa được ra đời có một nơi an nghỉ tốt lành mà còn có thể cứu chúng trước khi chúng bị phá đi. Nghĩa trang này không chỉ là nơi để tưởng nhớ hay hoài niệm, mà ông còn hy vọng nơi này có thể chạm được vào sâu trong tâm những bà mẹ mang thai, khiến họ thay đổi quyết định phá thai.
Danh tiếng về tấm lòng nhân ái của ông đã dần dần được mọi người truyền đi, bắt đầu có một số bà mẹ trẻ chưa kết hôn hoặc phụ nữ mang thai tìm đến ông để nhờ giúp đỡ, hy vọng ông có thể cứu sống những sinh linh nằm trong bụng họ. Ông Phúc rốt cuộc đã đồng ý nguyện vọng của họ, ông đột nhiên từ một người giữ vai trò chăm sóc nghĩa trang trở thành một người cha nuôi dưỡng những đứa trẻ mồ côi. Ông đã một mình nuôi dưỡng những đứa trẻ bị bỏ đi này và chờ đợi hy vọng rằng sẽ có một ngày những người mẹ này sau khi có công việc ổn định hay đã bình ổn về cuộc sống sẽ thay đổi cách nghĩ mà quay trở lại đón nhận con mình.
Nơi này cũng đang từ một nghĩa địa dần dần trở thành một trung tâm chăm sóc giáo dục đặc biệt, quy mô lên tới hơn 100 em. Đôi khi vì có quá nhiều trẻ em, ông Phúc không thể nhớ nổi nên ông đã đặt tên cho các cô bé bé cậu bé với cái tên như Vinh, Tâm… tiếp theo đó là tên họ của mẹ chúng.
Nuôi dưỡng bao nhiêu trẻ em như vậy là một nhiệm vụ rất khó khăn, nhưng ông vẫn luôn lạc quan, vui vẻ. Những đứa trẻ này đối với ông mà nói không chỉ là một sự nuôi dưỡng tạm bợ, ngược lại càng giống như nuôi dưỡng chính máu mủ của mình. Ông thà để bản thân mình phải chết đói còn hơn nhìn thấy một người mẹ vì không có khả năng nuôi dưỡng đứa trẻ mà từ bỏ chúng đi.
Có người từng hỏi ông rằng liệu ông sẽ có thể duy trì như vậy đến khi nào? Ông đã trả lời: “Tôi sẽ tiếp tục hành động này cho đến hơi thở cuối cùng. Tôi hy vọng sau khi tôi đi con của tôi sẽ tiếp tục nuôi dưỡng và giúp đỡ những trẻ em khác.”Đối với 100 đứa trẻ này mà nói ông Phúc như một người cha thân yêu nhất của chúng, đồng thời ông cũng là một người cha đáng kính nhất trên thế giới.
Hành động của ông Phúc không chỉ thay đổi cuộc sống của những đứa trẻ này, tinh thần và tấm lòng lương thiện từ bi của ông đã thật sự ảnh hưởng tới rất nhiều người. Trong vài năm qua đã có khá nhiều trại trẻ mồ côi tư nhân cũng đã được thiết lập và thu nhận nhiều trẻ em cơ nhỡ không nơi nương tựa. Sự tôn trọng của ông đối với các sinh linh bé nhỏ này thật đáng để chúng ta ngưỡng mộ và học hỏi nhiều điều! Nếu thế giới này ai cũng có được tấm lòng vị tha, yêu thương giúp đỡ người khác như ông thì quả thật là một điều tuyệt vời.
Xem thêm: Địa chỉ và số điện thoại của chú Tống Phước Phúc
Bạch Mỹ – Daikynguyenvn
Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016
Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016
“Đàn bà 30 yêu như sói, 40 như hổ”, tại sao?
Người Trung Quốc có câu: “Đàn bà 30 như sói, 40 như hổ”, cốt để lột tả trúng nhất, đắt nhất nhu cầu dục vọng của phụ nữ ở tuổi trung niên. Vì sao vậy?
Người Trung Quốc có câu: “Đàn bà 30 như sói, 40 như hổ”, cốt để lột tả trúng nhất, đắt nhất nhu cầu dục vọng của phụ nữ ở tuổi trung niên. Vì sao chị em bước sang quãng giữa cuộc đời lại được ví tựa mãnh thú lúc nồng nàn gối chăn?
Theo nhiều nghiên cứu được tiến hành suốt thời gian qua, người phụ nữ trong độ tuổi 30 – 40 có nhu cầu tình dục mãnh liệt và cháy bỏng gấp bội so với các cô nàng trẻ trung. Trong đó, chị em 27 – 45 tuổi không những có tần suất ái ân dày đặc hơn mà còn thường xuyên mơ màng, nhớ nhung tới những phút mặn nồng giường chiếu hơn hẳn phụ nữ 18 – 26 tuổi.
Các chuyên gia tình dục học thuộc ĐH British Columbia nhận định, chính ở quãng giữa cuộc đời, các quý bà mới cảm nhận rõ ràng và chân thực nhất về đời sống tình dục viên mãn, thăng hoa của mình. Đa phần phụ nữ trung niên có cảm giác hài lòng về sex hơn hẳn so với thời trẻ. Chuyện “lên đỉnh” của họ cũng diễn ra suôn sẻ và có trạng thái cực mạnh mẽ.
30 như sói
Một nghiên cứu mới đây tại Mỹ đã khẳng định, phụ nữ tuổi 30 có đời sống tình dục hừng hực nhất. Khi bước sang ngưỡng này, chị em đã tự tin và tạo dựng cho mình sự hiểu biết nhất định về bản thân. Trong chốn phòng the, họ trở nên bản lĩnh, mạnh dạn hơn hẳn những thiếu nữ hãy còn e ấp, non trẻ. Họ dám bộc bạch và sẻ chia những nghĩ suy, nhu cầu của mình với bạn tình.
Nhà nghiên cứu tình dục người Mỹ - Kinsey cũng khẳng định, phụ nữ ở tuổi này có nỗi thèm khát và may mắn được hưởng khoái cảm tình dục nhiều hơn mọi lứa tuổi khác trong đời. Những cảm xúc tuyệt diệu mỗi lần đạt cực khoái sẽ càng kích thích dục vọng ở các nàng. Chính vì vậy, khi bước sang độ tuổi này, nỗi khát khao lẫn hành động của họ sẽ mạnh mẽ, hừng hực và dữ dội như những chú sói đồng hoang.
Một nghiên cứu mới đây tại Mỹ đã khẳng định, phụ nữ tuổi 30 có đời sống tình dục hừng hực nhất. Khi bước sang ngưỡng này, chị em đã tự tin và tạo dựng cho mình sự hiểu biết nhất định về bản thân. Trong chốn phòng the, họ trở nên bản lĩnh, mạnh dạn hơn hẳn những thiếu nữ hãy còn e ấp, non trẻ. Họ dám bộc bạch và sẻ chia những nghĩ suy, nhu cầu của mình với bạn tình.
Nhà nghiên cứu tình dục người Mỹ - Kinsey cũng khẳng định, phụ nữ ở tuổi này có nỗi thèm khát và may mắn được hưởng khoái cảm tình dục nhiều hơn mọi lứa tuổi khác trong đời. Những cảm xúc tuyệt diệu mỗi lần đạt cực khoái sẽ càng kích thích dục vọng ở các nàng. Chính vì vậy, khi bước sang độ tuổi này, nỗi khát khao lẫn hành động của họ sẽ mạnh mẽ, hừng hực và dữ dội như những chú sói đồng hoang.
40 như hổ
Quan điểm “Cuộc sống bắt đầu ở tuổi 40” quả không sai khi gói gọn trong vấn đề tình dục. Một công trình nghiên cứu của giới khoa học Anh đối với đối tượng phụ nữ từ 39 tuổi trở lên cũng khẳng định chân lý này. Có tới 80% trong số đó thừa nhận, cuộc sống gối chăn của họ bỏng cháy và thỏa mãn nhất là ở tuổi trung niên, chính xác là từ 40 trở đi.
Tới giai đoạn này, người phụ nữ hoàn toàn làm chủ chốn phòng the. Họ nhận thức đủ đầy về quan hệ tình cảm lẫn thể xác, họ biết cách dẫn dụ bạn tình nhập cuộc và làm thế nào để đạt cực khoái một cách trọn vẹn và thỏa mãn nhất. Chính vì vậy, thật chẳng sai khi ví phụ nữ 40 mạnh mẽ như chúa sơn lâm lúc "xung trận".
Bàn về nhu cầu lẫn khả năng ân ái của các quý bà ở tuổi này, Nicola Down, biên tập viên tạp chí Top Sante cũng nhận định: “Phụ nữ có chồng trong độ tuổi 40 thực sự có đời sống tình dục sung mãn nhất”. Hay như Tania Belgrade, người dẫn chương trình nổi tiếng của Anh cũng khéo léo ngợi ca khả năng làm tình của các quý bà ở tuổi này: “Họ nắm rõ đặc điểm cơ thể mình và bạn đời. Phụ nữ tuổi 40 tựa như một nhạc công điêu luyện, biết vận dụng kỹ năng ưu việt nhất của mình để tấu lên những giai điệu hài hòa”.
Quan điểm “Cuộc sống bắt đầu ở tuổi 40” quả không sai khi gói gọn trong vấn đề tình dục. Một công trình nghiên cứu của giới khoa học Anh đối với đối tượng phụ nữ từ 39 tuổi trở lên cũng khẳng định chân lý này. Có tới 80% trong số đó thừa nhận, cuộc sống gối chăn của họ bỏng cháy và thỏa mãn nhất là ở tuổi trung niên, chính xác là từ 40 trở đi.
Tới giai đoạn này, người phụ nữ hoàn toàn làm chủ chốn phòng the. Họ nhận thức đủ đầy về quan hệ tình cảm lẫn thể xác, họ biết cách dẫn dụ bạn tình nhập cuộc và làm thế nào để đạt cực khoái một cách trọn vẹn và thỏa mãn nhất. Chính vì vậy, thật chẳng sai khi ví phụ nữ 40 mạnh mẽ như chúa sơn lâm lúc "xung trận".
Bàn về nhu cầu lẫn khả năng ân ái của các quý bà ở tuổi này, Nicola Down, biên tập viên tạp chí Top Sante cũng nhận định: “Phụ nữ có chồng trong độ tuổi 40 thực sự có đời sống tình dục sung mãn nhất”. Hay như Tania Belgrade, người dẫn chương trình nổi tiếng của Anh cũng khéo léo ngợi ca khả năng làm tình của các quý bà ở tuổi này: “Họ nắm rõ đặc điểm cơ thể mình và bạn đời. Phụ nữ tuổi 40 tựa như một nhạc công điêu luyện, biết vận dụng kỹ năng ưu việt nhất của mình để tấu lên những giai điệu hài hòa”.
http://kenhsao.net/gioi-tinh/dan-ba-30-yeu-nhu-soi-40-nhu-ho-tai-sao-29040.html
Quan niệm người xưa về 6 phẩm chất của một con người cao quý
Con người cao quý không thể hiện ở nghề nghiệp, ở vẻ ngoài hào nhoáng và thể hiện ở khí chất, ở cái tâm đức hạnh, biết mình biết ta.
Dưới đây là 6 phẩm chất mỗi người cần có để trở thành người cao quý
1. Nhận lỗi
Con người thường thường có xu hướng không muốn nhận lỗi, nhận khuyết điểm. Phàm là có việc gì xảy ra đều nói là do lỗi của người khác, cho rằng bản thân mình mới là đúng.
Kỳ thực, không nhận lỗi là một loại sai lầm. Người biết nhận lỗi, sai lầm chẳng những không bị mất đi cái gì, trái lại, còn hiển lộ ra đó là người có tấm lòng khoan dung độ lượng.
Sống trên đời, học cách nhận lỗi là một loại đạo đức tốt đẹp cũng là một loại đại tu hành.
2. Nhu hòa
Hàm răng của con người là cứng rắn, nhưng đầu lưỡi lại mềm mại. Đến cuối cuộc đời, răng đều sẽ lần lượt rụng hết. Cho nên, phải mềm mại, nhu hòa thì cuộc đời mới có thể lâu dài.
Tâm địa nhu hòa là tiến bộ lớn nhất của tu hành. Người ta một khi trong lòng ôn nhu, hòa nhã thì mới có thể sống được khoái hoạt, dài lâu.
3. Khoan dung
Trên đời này, có một điều ai cũng phải công nhận, đó chính là nhẫn một chút, gió êm sóng lặng, lùi một bước, biển rộng trời cao!
Nhẫn giúp mọi sự được bình an, tiêu tan tai họa. Người trong lòng có nhẫn, có thể nhận rõ được tốt xấu, thiện ác, đúng sai trên thế gian, thậm chí người ta còn có thể tiếp nhận được chúng.
4. Từ bi
Từ bi là một loại mị lực từ bên trong nội tâm của một người tản ra ngoài. Họ luôn thanh cao, khoáng đạt, thản nhiên, không trách cứ, oán giận người khác, không màng danh lợi. Đây là cảnh giới cao của tu luyện!
5. Biết lắng nghe, thông hiểu người khác
Một người khuyết thiếu sự câu thông (thông hiểu, lắng nghe, giao tiếp) với người khác thì sẽ thường sinh ra thị phi, tranh chấp và hiểu lầm.
Có những việc tận mắt nhìn thấy mà chưa hẳn đã là đúng như bản thân mình nghĩ, vì vậy, hãy hòa hoãn, lắng nghe để liễu giải người khác.
6. Buông
Đời người có những thứ giống như chiếc va li hành lý vậy. Lúc cần dùng thì ta nhấc nó lên, lúc không cần thì đặt nó xuống! Nếu lúc cần buông mà cũng nhất định không đặt xuống thì giống như kéo một chiếc va li hành lý nặng nề, sao có thể tự tại đây?
Đời người chính là một quá trình tu hành, đây cũng chính là trí tuệ. Việc tu hành của đời người, quý giá ở tu tâm, lấy tâm bất động để đối mặt với đủ hoạt hoàn cảnh trong cuộc đời, cố gắng học tập, không ngừng tinh tấn thì cuối cùng nhất định sẽ viên mãn.
Theo KHỎE & ĐẸP
Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016
ĐỜI SỐNG HIỆN ĐẠI: INTERNET VÀ CÁI GIÁ ĐẮT PHẢI TRẢ
Nhìn sâu hơn thì Internet đặt ra nhiều sự đánh đổi: bận rộn hơn nhưng kém sâu sắc đi, giao tiếp rộng rãi thêm song cũng hời hợt hơn, nhận nhiều thông tin nhưng cũng bị “giấu” nhiều thông tin. Sống trong thời đại Internet quả đem lại cho ta nhiều vấn đề cần suy nghĩ.
Trong đời sống hiện đại, kết nối với Internet hầu như là một nhu cầu “không thể thiếu” đối với ngày càng nhiều người. Chúng ta vào Internet vì công việc, vì muốn tìm kiếm thông tin, nhằm thư giản, hoặc để “sinh hoạt xã hội” (chăm sóc Facebook, viết blog). Những công cụ như máy tính điện tử, điện thoại khôn ngoan… quả có giúp ta tăng gia năng suất trong việc làm, liên lạc với nhau nhanh chóng và dễ dàng hơn, và nhiều việc quan trọng khác nữa. Tuy nhiên, cùng với các lợi ích là một số “mặt trái” của Internet: những trang web dâm ô, xách động bạo lực, nhiều thông tin sai, không thể kiểm chứng, hoặc những đả kích, vu khống cá nhân…
Thêm bận rộn nhưng giảm chiều sâu
Từ vài thập niên qua, những phương tiện “công nghệ số” (máy tính điện tử, điện thoại khôn ngoan…) đã cho chúng ta một cách mới, vô cùng mạnh mẽ, để theo đuổi “tính bận rộn” của mình. Chúng thường được quảng cáo như giải pháp cho cuộc sống đầy “stress” của xã hội hiện đại.
Đắm chìm trong thế giới Internet, chúng ta có thể quan sát “đám đông”, nhưng sự quan sát ấy không đem cho chúng ta “minh triết” (dùng chữ của một nhà nghiên cứu), nó cho ta sự “khôn lanh”, biết tin này, chuyện nọ… song đó không phải là minh triết sâu sắc. Sự sâu sắc làm giàu thêm liên hệ của chúng ta với đồng loại, cung cấp chất liệu và sự viên mãn cho đời sống. Chính nó làm phong phú hơn mọi hành động của chúng ta.
Hiển nhiên, “bận rộn” và “sâu sắc” không luôn luôn là xung khắc. Nhiều lúc chúng ta có thể nhanh nhẹn quay từ việc này sang việc nọ, nhưng tập trung hoàn toàn vào công việc trước mắt. Chẳng hạn một bác sĩ giải phẩu mỗi ngày có thể mổ từ ca này sang ca khác, song trong ca nào thì ông cũng tập trung chú ý 100% . “Bận rộn” trên “không gian số” thì khác sự bận rộn của một bác sĩ như thế. Từ màn hình, hàng chục công việc vẫy gọi chúng ta: nào là thư điện tử, nào là bài đang viết, biểu đồ đang xem, bài báo đang đọc, một trận bóng đá trực tuyến, v.v.. Như một đứa trẻ chơi lò cò, chúng ta nhảy từ việc này sang việc nọ. “Công nghệ số” làm tăng năng suất, nhưng chính nó là trở ngại cho sự tập trung liên tục ̶ một sự tập trung cần thiết cho những phát minh cơ bản, thật có bề sâu. Như nhà bình luận Mỹ William Powers[1] nhận xét: Sự kết nối qua Internet chính là kẻ thù của sự sâu sắc.
Với thư điện tử, chúng ta có thể liên lạc với bạn bè, thân quyến thường hơn, song hầu hết những “thư” này ngắn hơn, vội hơn, so với thư viết tay (hoặc đánh máy) ngày xưa. Xu hướng này rất rõ rệt trong giới trẻ: Họ ngày càng ít dùng thư điện tử mà chuyển sang nhắn tin qua điện thoại (texting). Đàng khác, “đối thoại” trên Internet là đối thoại qua ngôn ngữ và hình ảnh… song lắm khi một cái nhìn trong im lặng lại mang nhiều ý nghĩa hơn.
Chúng ta đang dần dần mất đi một giá trị vô cùng to lớn, một lối nghĩ suy, một cách trải nghiệm thời gian. Ấy là chiều sâu. Chiều sâu của tư tưởng và cảm nhận, chiều sâu trong hành động, và nhất là chiều sâu trong liên hệ giữa chúng ta. Bởi lẽ một cuộc sống viên mãn không thể thiếu chiều sâu, mất chiều sâu là một mất mát rất lớn.
Kết nối rộng rãi nhưng mong manh
Nếu bạn có một điện thoại di động, hoặc một máy tính nối kết với Internet, một địa chỉ email, thì bạn có thể tiếp xúc với hàng triệu cá nhân, tổ chức, và ngược lại, hàng triệu cá nhân, tổ chức có thể tiếp xúc với bạn. Hiện tượng này cho nhiều người ấn tượng là xã hội, thậm chí cả nhân loại, đang kết nối chặt chẽ hơn, hiểu biết nhau hơn. Có thật thế không?
Mark Granovetter (một nhà xã hội học người Mỹ) phân biệt hai loại liên hệ trong xã hội: “liên hệ mạnh” và “liên hệ yếu”. Những liên hệ mạnh là những liên hệ gia đình, bạn thân, xóm giềng gần gũi, vững bền, khó cắt, còn những liên hệ yếu là những liên hệ xã giao ngoài mặt, phiến diện, cắt bỏ dễ dàng. Theo Granovetter, chính những “liên hệ mạnh” mới là căn bản cho “vốn xã hội”, một thành tố quan trọng cho phát triển và tăng trưởng. Nhìn qua cách phân loại này, Malcolm Gladwell (tác giả của nhiều sách bán chạy nhất ở Mỹ) cho rằng Internet có làm dày đặc thêm liên hệ, nhưng đó là những liên hệ yếu, không phải mạnh. Những liên hệ yếu chẳng phải là hoàn toàn vô ích, nhưng chúng chỉ hữu ích cho những thư giản hời hợt, không thể được dựa vào để động viên, phối hợp để thực hiện những công tác đòi hỏi hi sinh và kiên trì. Một xã hội gắn kết với nhau bằng những liên hệ yếu là một xã hội không nhiều đoàn kết, nhất là những đoàn kết để hi sinh lâu dài vì sự nghiệp chung.
Một đặc tính nữa của những liên kết dựa trên Internet: Càng chằng chịt liên kết với người khác, chúng ta càng hướng ngoại (trái ngược với hướng về nội tâm của chính chúng ta). Chúng ta liên lạc thường hơn qua Internet, có những “bạn” trên Facebook mà ta không biết tên thật, sống ở đâu, chưa từng gặp mặt ngoài đời. Nhiều người bỏ nhiều thời giờ “chăm sóc” trang Facebook của mình hơn là tiếp xúc với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đang sống ngay bên cạnh. Khi sự liên lạc với người ở một châu lục khác cũng dễ dàng như với người sống bên cạnh thì sự cận kề (không gian hoặc huyết thống) mất đi nhiều ý nghĩa. Chẳng những cuộc sống nội tâm sẽ bị tổn hại, những liên hệ với những người gần gũi ta cũng sẽ bị tổn hại. Trong thế giới Internet, chúng ta có nhiều người quen nhưng ít người thân.
Tính “hướng ngoại” còn ảnh hưởng đến “thang giá trị” mà chúng ta dùng để tự đánh giá: những người có Facebook, có blog, thường tự đáng giá bằng con số “bạn” mà mình có trên Facebook, số người đến xem blog của mình, và số “comment”.
Cũng trong chiều hướng này, Evgeny Morozov[2] cho rằng toàn cầu hóa sẽ làm loãng đi sự quan tâm của trí thức đến những vấn đề của quốc gia họ. Một trí thức thượng thặng của Nga, Trung Quốc, Brazil… chẳng hạn, thường “thân thiết”, trao đổi, cộng tác với đồng nghiệp ờ các đại học, các trung tâm nghiên cứu, ở London, New York, Cambridge, Berkeley.. hơn là với trí thức ở chính quê hương của mình.
Lọc lừa và nặc danh
Oái oăm là trong số những người chỉ trích Internet mạnh mẽ nhất lại là những người đã có những đóng góp nền tảng cho sự phát triển của “không gian ảo”. Hai tác giả nổi bật là Eli Pariser[3] và Jaron Lanier.[4]
Theo Eli Pariser (cây bút chủ lực của tạp chí Wired chuyên về công nghệ số), những công cụ tìm kiếm (như Google) mà ai cũng cho là cực kỳ hữu ích để mở mang kiến thức, lại có tác dụng giam hãm người sử dụng trong một thứ “bong bóng” (chữ của Pariser) vô hình. Ông cho biết, khi bạn “Google” một đề tài nào đó thì Google sẽ căn cứ vào sở thích của bạn (mà Google suy đoán qua những tìm kiếm trước đây của bạn) để hiển thị kết quả, và theo thứ tự mà Google đoán là phù hợp với bạn.
Ví dụ: nếu bạn là một người Mỹ có khuynh hướng chính trị bảo thủ (căn cứ vào những bài, những thông tin mà bạn đã tìm qua Google trước đây) thì Google sẽ hiển thị cho riêng bạn những bài, tin, viết theo quan điểm bảo thủ lên đầu kết quả tìm kiếm. Như thế, càng ngày bạn càng chìm sâu trong thế giới của những người bảo thủ: đọc của nhau, mà không được biết gì về các quan điểm khác.[5] Tất nhiên, tình trạng y hệt cũng xảy ra cho những người có tư duy “tiến bộ” (hoặc một chân dung sở thích nào đó mà Google “đoán”, với một công thức bí mật mà công ty này thường xuyên điều chỉnh).
Jaron Lanier, một người tiên phong khác trong ngành “thực tế ảo” (virtual reality) còn mạnh mẽ chỉ trích Internet hơn cả Eli Pariser Ông nói cách giật gân: Facebook, Google là những “công ty gián điệp” (theo nghĩa bóng) bởi vì mô hình kinh doanh của họ hoàn toàn dựa vào việc thu thập, sắp xếp, đúc kết, rồi bán những thông tin về mọi mặt của cả tỷ người khắp nơi trên thế giới[6]! Lanier vạch ra một tệ nạn nữa của Internet, đó là những phản hồi (“comment”) nặc danh. Vì thế, đi xa hơn Pariser, Lanier cho rằng Internet còn là một “công cụ khủng bố”. Một tác giả xuất hiện trên Internet là lập tức bị một đám đông nặc danh ném đá, chê bai! Lanier phát hiện một mâu thuẫn nội tại của Internet: nó đe doạ sự tư riêng (thông tin – đúng hay sai – về đời tư, quá khứ của mỗi người đều có thể bị ai đó tung lên Internet) bởi chính tính nặc danh của nó.
Thay lời kết
Không ích lợi gì để đặt câu hỏi: Vậy thì Internet là tốt hay xấu cho đời sống chúng ta? Nó đã hiện hữu, xu hướng “số hoá” của mọi sinh hoạt là không thể cưỡng. Cũng không thể kết luận rõ ràng rằng “thế giới ảo” là tốt hay xấu: nó có cả hai mặt, vừa tăng năng suất trong công việc, vừa biến đổi mọi hoạt động của chúng ta. Điều quan trọng mà chúng ta có thể làm được là tìm sự cân bằng giữa “đời sống ảo” (trên Internet) và “đời sống thật”. Chúng ta không nên quên những người thân, bạn bè, sống chung quanh ta, chúng ta cần dành cho mình những “khoảng lặng”, cố gắng đi vào chiều sâu trong suy nghĩ, trong cảm giác, trong hành động. “Tiếp cận” thông tin, dù ngày càng phong phú, chẳng bao giờ là đồng nghĩa với minh triết và trải nghiệm.
Về phía những người có trách nhiệm lãnh đạo (nói chung, không chỉ là nhà nước), Morozov[7]đặt ra một danh từ mới “không tưởng không gian ảo” (cyber-utopianism) để gán cho tư duy xem Internet là tâm điểm. Đối với những người có tư duy này, mọi việc đều xoay quanh Internet, công nghệ Internet (và tiềm năng của nó) là tâm điểm mọi hoạt động ở bất cứ nơi nào, bất kể môi trường xã hội và lịch sử ra sao. Đó là một lỗi lầm cần tránh.
———————————————————-
Chú thích:
[1] William Powers, 2010, Hamlet’s BlackBerry: Building a Good Life in the Digital Age, New York: Harper.
[2] Evgeny Morozov, 2011, Tne Net Delusion: The Dark Side of Internet Freedom, New York: PublicAffairs
[3] Eli Pariser, 2011, The Filter Bubble: What the Intertnet is Hiding from You, New York: Penguin.
[4] Jaron Lanier, 2011, You Are Not a Gadget: A Manifesto, New York: Vintage. Xem thêm: Ron Rosenbaum, 2013, “What Turned Jaron Lanier Against the Web?”, Smithsonian Magazine, tháng giêng.
[5] Đây cũng là nhược điểm “chết người” của phe bảo thủ ủng hộ Mitt Romney trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua. Dự đoán của họ hoàn toàn sai lầm vì họ chỉ đọc, chỉ lấy tin từ những nhà báo, nhà bình luận bảo thủ như họ.
[6] Không chỉ những người có tài khoản với họ (kể cả Gmail) nhưng bất cứ ai đã sử dụng Google hoặc được Facebook của người nào đó nói đến
[7] Sách đã dẫn
Theo THỜI BÁO KINH TẾ SÀI GÒN
Trừ Đi
Thơ Chế Lan viên
Sau này anh đọc thơ tôi nên nhớ
Có phải tôi viết đâu! Một nửa
Cái cần đưa vào thơ, tôi đã giết rồi
Giết một tiếng đau – giết một tiếng cười
Giết một kỷ niệm – giết một ước mơ – tôi giết
Cái cánh sắp bay – trước khi tôi viết
Tôi giết bão ngoài khơi cho được yên ổn trên bờ
Và giết luôn mặt trời lên trên biển – Giết mưa
Và giết cả cỏ trong mưa luôn thể
Cho nên câu thơ tôi gầy còm như thế
Tôi viết bằng xương thôi, không có thịt của mình
Và thơ này rơi đến tay anh
Anh bảo đấy là tôi.
Không phải!
Nhưng cũng chính là tôi – Người có lỗi
Đã phải giết đi bao nhiêu cái
Có khi không có tội như mình
Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016
BÀI THƠ TRƯỚC LÚC CHIA TAY
Tạm biệt em
Tôi về miền trung những ngày giáp tết
Tháng giêng ơi lạnh buổi đông tàn
Qua Bến Cát
Tình em trả lại
Phố phường nào? Nỡ đánh mất em tôi
Rồi những chiều những tháng dần trôi
Em còn nhớ mặt hồ trăng vỡ
Công viên buồn…
Tàn phai một nửa
Em chờ anh tượng đá không lời
Gió mặt hồ đùa nhẹ tóc mai
Từng sợi tóc rong rêu màu tóc bạc
Tôi đau đớn nhìn em già trước tuổi
Một ngày kia mộng mị…hóa xuân thì
Đêm nhung nhớ
Gọi tình trong tiếng nấc
Trời lập đông, lạnh lắm nghe em
Đừng dậy sớm kẻo sương rơi trên tóc
Mắt môi mềm thắm lạnh lúc xa anh
Bên ghế đá công viên
“Những hố hầm” qua lại
Hết đêm nay…
Tôi đã mất em rồi
Em có nghĩ suy những gì tôi nói
Hay bỏ trôi đi theo đám lục bình
Em có vứt, có chôn cũng tìm nơi kín đáo
Đừng để tôi… tủi phận tình người
Nếu lỡ thương một viên đá trọ
Trao cho nhau tình mọn cuối ngày
Đồi trinh nữ một lần khép mặt
Khách si tình nắng quái một chiều hôm
Xin hãy để cho tôi
Đi tìm dĩ vãng
Dệt lại trăm năm
Hạnh ngộ một lần
Một ý thơ mà em đã viết
Hai chữ “phong tình” sao quá chua cay
Con tim khát ..mơ về dòng sông mát
Nhưng ngờ đâu
Em
Khuấy đục mất rồi
Người dưng ơi
Hãy chia dùm tôi trái đắng
Ai mua tôi bán phứt đi rồi
Chỉ giữ lại một bài thơ vừa đủ
Đốt trong tim
Soi bóng một nguòi
Có lời thơ làm em không thích
Khi ngôn từ chối bỏ ngoài tai
Em cố quên
Nào em quên được
Tình dở dang
Theo sắc tím chân cầu
Khi chia tay muôn trùng thương nhớ
Phút giây nào
Ngồi lại bên nhau
Một nụ hôn tôi vay người tình cũ
Khổ đau dột nát trắng mái đầu
Kỷ niệm nào nhớ mãi về nhau
Một tiếng nói lời thương không có
Giọt nước mắt tan theo chiều quá độ
Bước thấp cao chưa kịp đợi chờ
Anh về miền trung
Bốn mùa sóng gió
Lạnh ngoài trời
Lạnh cả trong tim
Nhìn sân trước một cành mai đã úa
Sau nhà thân chuối đổ từ hôm
Em ở thành đô đông người qua lại
Giấc ngủ không yên cứ mãi chập chờn
Khi bệnh cũ lúc nào tái phát
Gọi cho anh một tiếng không nào?
Em hãy ăn nhiều hơn một tí
Ngủ mềm, mơ giấc ngủ thần tiên
Căn phòng trôi theo triền ký ức
Xem như anh
Đang ..đối diện bên này
Mắt của em mỗi ngày một kém
Khi qua đường phải cẩn thận trước sau
Trong đêm …ai dìu em bước
Hãy giúp tôi giữ vững chân nàng
Em đau đầu
Xác thân gục ngã
Nhà vắng người
Người đó có không em
Người đàn bà “que diêm” của tôi ơi
Sao vẫn hanh khô cả ngày cả tháng
Đừng giận
Hờn khi tôi lầm lỡ
Đừng dửng dưng khi ánh mắt tôi buồn
Tôi đi tìm lời yêu từng giây từng phút
Mà em khóa kỹ mất rồi
Tôi muốn mà… em không nói
Cứ lặng im… em …cứ lặng im
Anh muốn hôn lên môi em
Bằng tình yêu chiếc lá
Anh muốn ôm em
Bằng bàn tay xám xịt… mười năm
Khi bàn tay không còn hơi ấm
Khi con tim cũng đã rụi tàn…
Em đã tặng cho ai ngày ấy
Để bây giờ bông bóng vỡ tan
Rót ly rượu mừng em một tuổi
Nghe đắng cay năm tới vọng về
Ly thứ hai anh giận anh tệ lắm
Sao không còn da diết nhớ thương em.
LÊ VĂN HẢO
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)