Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Kim quýt- giá 150k

Kim quýt- giá 150k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/

Hiểu căn bản về đạo Phật qua 22 câu hỏi đáp ngắn gọn







Bất cứ ai cũng có thể tìm hiểu và thực nghiệm các lời dạy của đức Phật. Ngài dạy rằng lời giải đáp cho mọi vấn đề của chúng ta là ở bên trong chúng ta, không phải ở bên ngoài. Ngài nói với các đệ tử không được tin ngay vào lời dạy của Ngài, mà họ phải tự thử nghiệm các lời dạy đó.


Shravasti Dhammika

- Phật giáo là gì?

- Phật giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ Phật giáo (Buddhism) phát nguồn từ chữ "Buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh". Phật giáo phát nguồn từ hơn 2500 năm trước, khi Ngài Siddhattha Gotama (Sĩ-đạt-ta Cồ-đàm), hay đức Phật, tự mình giác ngộ vào lúc 35 tuổi.

- Có phải Phật giáo chỉ thuần là một tôn giáo?

- Đối với nhiều người, Phật giáo không phải chỉ là một tôn giáo mà còn có thể xem như là một triết học, hay đúng hơn, đó là "một lối sống". Gọi Phật giáo là một triết học, vì danh từ "triết học - philosophy" có nghĩa là "sự yêu chuộng trí tuệ", và con đường của đạo Phật có thể tóm tắt như sau:

(1) sống có đạo đức,
(2) nhận thức rõ ràng về mọi ý nghĩ và hành động, và
(3) phát triển sự hiểu biết và trí tuệ.

- Phật giáo giúp tôi bằng cách nào?

- Phật giáo giải thích mục đích của đời sống, giải thích hiện tượng bất công và bất bình đẳng trên thế gian, và cung ứng một phương cách thực hành hay một lối sống để đưa đến hạnh phúc thật sự.

- Tại sao Phật giáo trở nên phổ biến?

- Phật giáo ngày càng phổ biến ở các nước Tây phương vì nhiều lý do. Thứ nhất là vì Phật giáo có những giải đáp cho nhiều vấn đề trong các xã hội vật chất hiện đại. Tiếp đến, cho những ai có chú tâm, Phật giáo cung ứng một sự thông hiểu sâu sắc về tâm trí con người và các cách trị liệu tự nhiên, mà các nhà tâm lý nổi tiếng trên thế giới đều công nhận là rất hiệu quả.

- Đức Phật là ai?

- Ngài Siddhattha Gotama sinh ra vào năm 563 trước Tây lịch, trong một hoàng tộc tại Lumbini, nay thuộc xứ Nepal. Vào năm 29 tuổi, Ngài nhận thức rằng tiện nghi vật chất và an ninh trong thế gian không bảo đảm hạnh phúc; vì thế, Ngài đi tìm học các lời dạy, tôn giáo và triết học thời đó, để tìm kiếm chìa khóa đưa đến hạnh phúc.
Sau sáu năm học tập và hành thiền, Ngài tìm ra con đường "Trung Đạo" và giác ngộ. Sau khi chứng đắc, Ngài dùng quảng đời còn lại tại thế gian để truyền giảng các nguyên lý trong đạo Phật -- gọi là Pháp, hay Chân lý, cho đến khi Ngài nhập diệt vào năm 80 tuổi.

- Có phải đức Phật là Thượng Đế?

- Không, Ngài không là Thượng Đế, và Ngài cũng không tuyên bố như thế. Ngài là Người giảng dạy con đường đưa đến giác ngộ, từ kinh nghiệm thực chứng của Ngài.

- Phật tử có tôn thờ các thần tượng không?

- Phật tử tỏ lòng tôn kính các hình ảnh của đức Phật, nhưng không tôn thờ, cũng không van xin những điều lợi lạc. Một pho tượng Phật ngồi trong tư thế với hai tay dịu dàng đặt trên vế, với nụ cười từ bi, nhắc nhở chúng ta nỗ lực phát triển tình thương và an định nội tâm. Lễ lạy tượng Phật là để tỏ lòng biết ơn về các lời dạy của Ngài.

- Tại sao nhiều quốc gia Phật giáo lại nghèo như vậy?

- Không hẳn đúng như vậy. Nhật Bản là một quốc gia có truyền thống Phật giáo sâu đậm và ngày nay cũng là một quốc gia có kinh tế giàu mạnh. Thái Lan, với Phật giáo là quốc giáo, cũng có một nền kinh tế tương đối vững mạnh và phát triển. Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng một trong các điều dạy của Phật giáo là tài sản của cải không bảo đảm được hạnh phúc, và tài sản của cải cũng không bao giờ thường còn. Dân chúng trong bất kỳ quốc gia nào cũng chịu đau khổ, cho dù họ giàu sang hay nghèo nàn. Chỉ những người nào thông hiểu các lời dạy trong Phật giáo thì mới có thể tìm được hạnh phúc thật sự.

- Có phải có nhiều tông phái Phật giáo không?

- Có nhiều tông phái trong Phật giáo là vì có những khác biệt về văn hóa và truyền thống lịch sử của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, căn bản của Phật giáo vẫn không thay đổi, đó là Pháp hay Chân lý.

- Có phải các tôn giáo khác đều sai lầm?

- Phật giáo là một hệ thống tín ngưỡng có tính bao dung đối với các tín ngưỡng hay tôn giáo khác. Phật giáo chấp nhận các lời giảng đạo đức của các tôn giáo khác, nhưng Phật giáo còn tiến xa hơn, bằng cách cung ứng một mục tiêu dài hạn trong sự hiện hữu của chúng ta, qua trí tuệ và sự hiểu biết thật sự. Phật giáo chân chính thì rất bao dung, và không quan tâm chi đến các nhãn hiệu như là "tín hữu Ky-tô giáo", "tín hữu Hồi giáo", "tín hữu Ấn-độ giáo", hay "Phật tử". Vì vậy, trong lịch sử, không bao giờ có các cuộc thánh chiến mang danh Phật giáo. Cũng vì thế mà những người phật tử không đi truyền giảng hay cải đạo người khác; họ chỉ giảng giải nếu được ai hỏi đến.

- Phật giáo có tính khoa học không?

- Khoa học là tri thức được kết hợp thành hệ thống, qua các dữ kiện được quan sát và thực nghiệm và đề ra các định luật tổng quát của thiên nhiên. Cốt lõi của Phật giáo phù hợp với định nghĩa đó, bởi vì Tứ Diệu Đế hay Bốn Sự Thật Thâm Diệu, có thể được thử nghiệm và minh chứng bởi bất kỳ người nào, và ngay chính đức Phật cũng đã từng nói với các đệ tử rằng họ phải thực chứng các lời dạy của Ngài, mà không nên chỉ tin suông. Phật giáo dựa nhiều trên trí tuệ, hơn là lòng tin.

- Đức Phật đã dạy những gì?

- Đức Phật đã giảng dạy rất nhiều đề tài, nhưng các điều căn bản trong Phật giáo có thể tóm tắt trong Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo.

- Diệu đế thứ nhất là gì?

- Khổ Đế, chân lý thâm diệu đầu tiên, nói rằng đời sống là đau khổ, nghĩa là phải chịu đau đớn thể xác, già nua, bệnh hoạn, rồi chết. Ta cũng phải chịu đau khổ về mặt tâm lý như cô đơn, phiền giận, bực bội, sợ hãi, bối rối, thất vọng, sân hận. Đây là một sự kiện hiển nhiên, không thể chối cãi. Đây là thực tế khách quan, không phải bi quan; vì bi quan là mong đợi những điều gì trở nên tệ hại. Mặt khác, Phật giáo giải thích cách thức giải quyết các đau khổ đó và cách thức để có hạnh phúc thật sự.

- Diệu đế thứ nhì là gì?

- Tập Đế, chân lý thâm diệu thứ nhì, dạy rằng tất cả mọi đau khổ đều do ái dục và tham thủ. Ta sẽ bị phiền khổ nếu ta mong đợi người khác phải tuân theo ý muốn của mình, phải làm giống như mình, nếu ta không được những gì mình muốn, v.v. Ngay cả khi ta muốn và được, điều này cũng không bảo đảm có hạnh phúc. Tâm khát khao ham muốn cướp đoạt của ta niềm vui được thỏa lòng và hạnh phúc. Thay vì kiên trì chiến đấu để thành đạt điều mong muốn, hãy cố gắng sửa đổi chính cái lòng ước muốn của mình.

- Diệu đế thứ ba là gì?

- Diệt Đế, chân lý thâm diệu thứ ba, là có thể chấm dứt đau khổ và đạt được trạng thái thỏa lòng và hạnh phúc. Khi ta dứt bỏ ái dục, vốn là vô ích, và tập sống từng ngày, chúng ta bắt đầu sống an vui và tự do. Chúng ta sẽ có nhiều thì giờ và năng lực để giúp đỡ người khác. Trạng thái ấy được gọi là Niết bàn.

- Diệu đế thứ tư là gì?

- Đạo Đế, chân lý thâm diệu thứ tư, là con đường đưa đến chấm dứt đau khổ. Con đường này gọi là Bát Chánh Ðạo.

- Bát Chánh Đạo là gì?

- Đó là con đường gồm 8 yếu tố chân chánh: Chánh Kiến, Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh tấn, Chánh Niệm, và Chánh Định. Đây là con đường của đạo đức và tỉnh thức - qua lời nói, ý nghĩ và hành động, và phát triển trí tuệ bằng sự nhận thức rõ ràng về Tứ Diệu Đế và bằng sự tăng trưởng lòng từ bi.

- Ngũ giới là gì?

- Đây là năm điều giới luật đạo đức của Phật giáo. Đó là: không sát hại, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói dối, và không dùng các chất say làm lu mờ trí óc.

- Nghiệp là gì?

- Nghiệp hay "nghiệp-quả" là một định luật cho biết rằng mỗi một nguyên nhân đều tạo ra một hậu quả, có nghĩa là các hành động của ta đều có những hậu quả. Định luật đơn giản này đã giải thích nhiều vấn đề: sự bất công trên thế gian, tại sao có người sinh ra lại có phế tật, có người lại có nhiều tài năng, có người có đời sống rất ngắn ngủi. Nghiệp cho thấy tầm quan trọng về việc tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm về các hành động của chính mình, trong quá khứ và hiện tại.

Làm thế nào để thử nghiệm tác động nghiệp quả của các hành động của ta?

Câu trả lời được tóm tắt bằng cách hãy nhìn xem 3 điểm chính:
(1) ý định đằng sau của mỗi hành động,
(2) hậu quả của hành động đó vào chính mình, và
(3) hậu quả của hành động đó vào những người khác.

- Trí tuệ là gì?

- Trong Phật giáo, Trí tuệ phải được phát triển cùng với từ bi. Trong một cực đoan, bạn có thể là một người tốt bụng nhưng khờ dại, và trong một cực đoan khác, bạn có thể có nhiều kiến thức nhưng lại không có tình cảm. Phật Giáo dạy ta nên giữ thật sự cân bằng và trọn vẹn cả hai, phải trau giồi cả trí tuệ lẫn và từ bi. Trí tuệ cao nhất là thấy rõ ràng rằng trên thực tế, mọi hiện tượng đều không hoàn toàn, không thường còn, và không có một thực thể cố định. Trí tuệ thật sự không phải chỉ vì tin vào những gì được dạy, mà phải chứng nghiệm và thông hiểu chân lý và thực tế. Trí tuệ đòi hỏi phải có một tâm ý rộng mở, khách quan, không cố chấp. Con đường của Phật giáo đòi hỏi phải can đảm, nhẫn nhục, mềm dẻo và thông minh.

- Từ bi là gì?

- Từ bi bao gồm các phẩm hạnh của lòng san sẻ, sẵn sàng an ủi người khác, thiện cảm, chăm lo và ưu tư. Trong Phật giáo, ta chỉ thật sự cảm thông người khác khi nào ta thật sự cảm thông chính mình, qua trí tuệ.

- Tôi phải làm thế nào để trở thành một người theo đạo Phật?

- Bất cứ ai cũng có thể tìm hiểu và thực nghiệm các lời dạy của đức Phật. Ngài dạy rằng lời giải đáp cho mọi vấn đề của chúng ta là ở bên trong chúng ta, không phải ở bên ngoài. Ngài nói với các đệ tử không được tin ngay vào lời dạy của Ngài, mà họ phải tự thử nghiệm các lời dạy đó.
Như thế, mỗi người tự có quyết định và tự chịu trách nhiệm về các hành động và sự hiểu biết của mình. Điều này cho thấy Phật giáo không phải là một tập hợp cố định các tín điều cần phải được chấp nhận trọn vẹn. Đây là những lời dạy để mỗi người tự tìm hiểu, học tập và áp dụng theo tình huống riêng của mình.

Theo PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

TÔI SINH RA TỪ BÙN




Lê Khánh Mai




Không kịp trở về nhà, sau buổi cấy
mẹ sinh tôi trên cánh đồng chiêm
bùn đón tôi bằng bàn tay bà đỡ dịu hiền
bùn tắm gội tôi sóng sánh
trong tiếng khóc đầu tiên
tôi đã nếm vị bùn chát mặn


như nhánh mạ non
mẹ gieo xuống ruộng lầy
chắt chiu từng hạt bùn màu mỡ
nuôi tôi thành cây lúa trĩu bông

tôi lớn lên từ bầu sữa thơm ngon
ủ trong vạt áo nâu của mẹ
cái vạt áo giấu hương bùn oi ả
ám ảnh suốt đời một nỗi thương yêu.

tôi có niềm vui trẻ thơ đầy ắp trên lưng trâu
con trâu mộng đằm ao bùn lim dim mắt ướt
phe phẩy chiếc đuôi tinh nghịch
những vệt bùn tung toé cả trong mơ

tôi lớn lên không ngờ
bên những cánh đồng hoai hoai cày vỡ
líu ríu bước chân đường làng rơm rạ
cơm mới thơm nức nở ngày mùa

tình yêu tôi ngát hương cỏ mật, cỏ gà
những cọng cỏ xanh, tái sinh từ bùn đất
và nụ hôn đầu đời trắng trong, ngây ngất
đẫm hương đồng đã tái sinh tôi.
LKM

Mai vàng Mini- giá 250k

Mai vàng Mini- giá 250k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/

LẦN ĐẦU TIÊN ANH ĐƯỢC...



Lần đầu tiên anh được nhìn thấy anh
trong đôi mắt em
nơi bầu trời lấp lánh những tia nắng hiền lành
dỗ dành
dòng nhựa sống trào dâng

Lần đầu tiên anh đươc nghe hơi thở anh
trong đôi môi em
nơi trái tình chín đỏ
thơm tho
quyến rũ như mùi hương hoa trinh nữ

Lần đầu tiên anh được nhặt bóng anh
trong mái tóc em
nơi màn đêm buông màn vô lối
bóng tối tội lỗi
sám hối
giấc mơ trở về nguồn cội tinh khôi







làm vườn



Như Quỳnh de Prelle






Nàng cắt từng ngọn cây non trên hàng rào xanh như ngọc của mùa xuân đang hết dần
từng ngọn từng ngọn một, từ cao đến thấp, từ xanh già đến xanh non
cho thật bằng nhau cân đối của khuôn hình hàng rào như một bon sai sắp đặt
sự tỉ mỉ của việc làm vườn cho nàng ngưng lại những ý nghĩ điên loạn trong thoáng chốc
rồi nó lại bừng lên rạng rỡ sự sáng tạo không ngừng nghỉ trong 2 bán cầu não của nàng và 2 trái tim bập bùng như lửa
cắt cây trong vườn tỉ mỉ tỉ mỉ làm nàng nhớ có những lúc nàng cần điềm nhiên như thế này khỏi cơn nhớ anh nhớ thời gian xa cách bằng một buổi sáng
dù có lúc nàng diễn dịch sai hoàn toàn thiện chí của người đàn ông mà nàng đang yêu
và không thể chính xác như từng ngọn cây bị cắt thật bằng phẳng của đôi bàn tay dài trơ xương của nàng
nàng thích vườn, cây cối, hoa và cỏ. có lúc nàng lười biếng nằm nghe tiếng chim liến thoắng cùng tiếng gió đung đưa cùng nắng và mặt trời trong đôi mắt kính màu nâu sẫm. tiếng máy bay trực thăng ầm ầm ngay trên đầu.
nàng sợ ánh sáng tự nhiên chói loà như hào quang lấp lánh của sân khấu của các nhà hát, của những cuộc gặp gỡ, hò reo.
nàng chui mình vào một lỗ cây mận đang trĩu quả bị sâu cùng với cành hoa lys gẫy, nằm nguyên đó cả buổi chiều thanh vắng, tiếng chuông nhà thờ ngoài phố vang vọng chả khiến nàng ngân lên chút cầu nguyện nào.
nàng chôn cả mùa hè xanh như ngọc vào những buổi chiều ngoài vườn.

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2016

Trang đỏ- giá 750k


Trang đỏ- giá 750k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh




https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/

Tòa án Mỹ - trắng trợn: Mua bán ảnh hưởng công quyền không phải là tội hối lộ (!)


 Mike Wilson

1. Tòa Án Tối Cao Mỹ đã nhất trí chạy tội cho cựu Thống Đốc bang Virginia Bob McDonnell, rằng mua bán ảnh hưởng công quyền không phải là tội hối lộ !

2. Bob McDonnell đã nhận $165 ngàn USD của Jonnie Williams, CEO của công ty Star Scientic, Inc.
để đổi lấy việc ông Thống Đốc dàn xếp các buổi họp
và gọi điện cho các viên chức công quyền
để "làm việc" với ông Tổng Giám Đốc công ty trên !

3. Tòa Án Tối Cao Mỹ cũng cho phép các công ty Mỹ,
nhân danh "pháp nhân" có quyền "tự do ngôn luận"
để cho tiền tranh cử mọi ứng viên vào các chức vụ công quyền
- và số tiền này không có giới hạn, lấy cớ rằng
đồng tiền là phương tiện tự do ngôn luận (!)

4. Như vậy, các công ty và chủ nhân công ty,
*** được luật pháp Mỹ cho phép toàn quyền ***
dùng tiền để mua chuộc ảnh hưởng chính trị,
mua chuộc môi giới làm ăn từ các viên chức công quyền

5. Luật pháp Mỹ - nó tinh vi và "cao siêu" thế đấy !

6. Người Mỹ có câu :

"Money talks, bullshit walks - show me the money !

"Đồng tiền biết nói (dàn xếp được), nói nhảm thì đi chỗ khác chơi
- tiền đâu, đưa ra xem !"

Đây là một đặc tính văn hóa chính trị Mỹ !
và nó ảnh hưởng lên đến cả Tòa Án Tối Cao của Mỹ !!!

7. Việt Nam còn thua xa nước Mỹ ở cái khoản "tinh vi và cao siêu" này !!!



High Court Overturns Former Virginia Governor's Conviction

By sam hananel, associated press

A unanimous Supreme Court on Monday threw out the bribery conviction of former Virginia Gov. Bob McDonnell in a ruling that could make it tougher to prosecute elected officials accused of corruption.
Chief Justice John Roberts said McDonnell's conduct in accepting more than $165,000 in gifts and loans from a wealthy businessman in exchange for promoting a dietary supplement may have been "distasteful" or even "tawdry," but didn't necessarily violate federal bribery laws.
McDonnell, once a rising star in the Republican Party, was found guilty in 2014 and sentenced to two years in prison, but was allowed to remain free while the justices weighed his appeal. The case now returns to lower courts to decide whether prosecutors have enough evidence to try McDonnell again.
At issue was a law that bars public officials from taking gifts in exchange for "official action." McDonnell said he never took any official action to benefit Star Scientific Inc. CEO Jonnie Williams or pressured other state officials to do so. McDonnell claims he did nothing except set up meetings and make some calls for constituent who asked for help.
Prosecutors insisted that McDonnell accepted personal benefits with the understanding that he would use the power of the governor's office to help Williams.
But Roberts agreed with McDonnell that the instructions to his trial jury about what constitutes "official acts" was so broad that it could include virtually any action a public official might take while in office. That could leave politicians across the country subject to the whims of prosecutors, he said.
"Setting up a meeting, talking to another official, or organizing an event (or agreeing to do so) — without more —does not fit that definition of official act," Roberts wrote.
"There is no doubt that this case is distasteful; it may be worse than that," he wrote. "But our concern is not with tawdry tales of Ferraris, Rolexes and ball gowns," a reference to some of the expensive gifts McDonnell received. "It is instead with the broader legal implications of the government's boundless interpretation of the federal bribery statute."
In a statement, McDonnell thanked the justices and said he has not and would not "betray the sacred trust" of the Virginia people. He said he hoped the matter will soon be over so that he and his family can begin to rebuild their lives.
McDonnell's attorney Noel Francisco called the decision a "home run" and said it was unlikely a new trial would go forward.
The Justice Department declined to comment.
McDonnell's wife, Maureen, also was convicted of corruption and was sentenced to a year in prison. Her appeal has been on hold while the Supreme Court considered her husband's case. Her attorney, William Burck, said Monday's ruling "requires that her conviction immediately be tossed out as well."
In his opinion, Roberts noted that McDonnell had won the support of several influential former White House attorneys — both Democrats and Republicans — as well as dozens of state attorneys general. Those officials told the court that upholding McDonnell's conviction would cripple the ability of elected officials to do their jobs.
The ruling could affect the cases of governors, senators and other elected officials who either are under indictment or have been convicted. In New York, for example, a federal judge said last month that former Assembly Speaker Sheldon Silver, convicted of illegally pocketing $5 million, could wait until after the Supreme Court ruling to report to prison.
The U.S. Attorney's office in the Southern District of New York issued a statement Monday saying Silver's case satisfies the high court's standards.

Tara Malloy, deputy executive director of the watchdog group Campaign Legal Center, said the ruling "makes it even more difficult to protect our democracy from attempts by officeholders to peddle political access and influence to the highest bidder."
There is no dispute that McDonnell received multiple payments and gifts from Williams, which was not illegal at the time under Virginia ethics laws.
The gifts included nearly $20,000 in designer clothing and accessories for McDonnell's wife, a $6,500 engraved Rolex watch, $15,000 in catering for their daughter's wedding, and free family vacations and golf trips for their boys. Williams also provided three loans totaling $120,000.
As the gifts came in, McDonnell helped set up meetings with state health officials, appeared at promotional events and even hosted a launch luncheon for the dietary supplement at the governor's mansion. Williams was seeking state money and the credibility of Virginia's universities to perform clinical research that would support his company's drug.
A federal appeals court unanimously had upheld the former governor's convictions last year.
McDonnell insists that he never put any pressure on state officials and that Williams ultimately never got the official action he wanted — state funding for medical studies on the dietary pills. The former governor argued the Justice Department was unfairly criminalizing "everyday acts" that are a typical part of the job.
Roberts agreed that the government's position "could cast a pall of potential prosecution" over public officials interacting with the people they serve.
"The basic compact underlying representative government assumes that public officials will hear from their constituents and act appropriately on their concerns," Roberts said.
Some experts said the ruling may not be a major obstacle to future corruption prosecutions.
Charles James, a former federal prosecutor now in private practice, said the McDonnell case was a "rather aggressive and expansive view" of bribery laws and predicted more routine cases "will still be fodder for federal prosecutors."

Associated Press Writers Eric Tucker and Alanna Durkin Richer in Richmond, Virginia, contributed to this report.

High Court Overturns Former Virginia Governor's Conviction

Philippines đã xâm chiếm các đảo của VN như thế nào?





Phú Thịnh sưu tầm


 Trừ Ba Bình đã được Mỹ ngụy giao cho Đài Loan năm 1959, thì phần lớn diện tích nổi tự nhiên của Trường Sa, như Thị Tứ, Hoa Lau, Song Tử..., đều là của ta, bị Philippines + Malaysia + Brunei lấy từ các năm 1968... 1974.



(xem danh sách các đảo ở http://ig-vast.ac.vn/)

Không phải là "bị chiếm", mà Mỹ ngụy chuyển cho chúng (Philippines + Malaysia + Brunei), sau Mậu Thân chúng biết sẽ thua. Toàn bộ "đánh chiếm" này hoàn toàn không có nửa tiếng súng. Trong đó, ở Song Tử, đội quân Philippines đến khi quân ngụy chưa đi, hai đám quân đã chung sống với nhau, ai lo việc nấy, trong một thời gian dài.

Chính vì thế, nếu như cuộc chuyển giao này suôn sẻ, thì năm 1975 quân ta không hề còn bất cứ mẩu đất nào ngoài hai quần đảo.

Trung Quốc ngồi im nhìn Mỹ ăn hết cả hai quần đảo? Vì thế, mới diễn ra"hải chiến Hoàng Sa", Trung Quốc chiếm nốt các đảo nửa Tây Hoàng Sa.



Thực chất đây là một vở kịch, vì TQ chỉ có vài MiG-17 bắn bằng súng - ngắm mắt thường, không thể đối đầu với số lượng đông đảo các F-5 bắn đạn tự hành qua radar. Tầu của ngụy to, trên tầu có radar lớn... Nhưng Hà Văn Ngạc, chỉ huy trận đánh bên ngụy, dã dùng các tầu HQ-4 và HQ-5 đi sau, bắn vào các tầu HQ-10 và HQ-16, cũng của ngụy. HQ-10 và HQ-16 đi cánh khác và vào trước, đang xung trận, đắm HQ-10, và HQ-16 bị thương phải kết ra khỏi trận. (xem Bí Mật Về "Hải Chiến Hoàng Sa 1974" và Những Điều Chưa Biết)

Sau đó, vở kịch bàn giao đảo vỡ lở. Mỹ ngụy phải tổ chức "chiếm lại" vài đảo để "lập tuyến chặn Trung Quốc", để đeo mo vào mặt, và tạo mầm chiến tranh sau này. Các đảo đó sau này Việt Nam hưởng.

Như thế, nếu không có cái gọi là "hải chiến Hoàng Sa" đầu năm 1974, thì đến nay Việt Nam không còn bất cứ mẩu đảo nào.

Nay cũng vậy. Philippines + Malaysia + Brunei ngang nhiên xây dựng các sân bay bến cảng lớn, khu kinh tế lớn. Đài Loan tuyên bố đòi cả quần đảo. Ví dụ bằng ảnh đây.


Philippines ngang ngược đặt đơn vị hành chính tên là Kalayaan trên Thị Tứ, xây dựng lưới điện di dân ra đảo.

(Search results for Kalayaan-Palawan)

Bắt đầu từ năm 2014, Philippines đã công khai khởi công kế hoạch cải tạo đảo do Mỹ chi tiền. Đến nay, sân bay đã rộng gấp đôi, có 2 bến nước sâu cho tầu lớn, 2 âu tầu che sóng cho tầu cá, trạm radar lớn.

(Entirely within China’s power to resolve those disputes)

Nhân dân Philippines tưng bừng khoe hàng về "thành phố đảo xa", nhưng đảng và nhà nước ta bịt mắt dân ta. (hình thứ 2, Thị Tứ tên Philippines làPag-Asa)



- Kalayaan town opens public school on Pag-asa Island

- search?tbm=isch&tbs=rimg%3AC...





Ngày nay, cũng như năm 1974. Trung Quốc phải làm sao, khi Phlippines + Brunei + Đài Loan đua nhau xây dựng . Malaysia không như ba nước kia, nhưng cũng đã biến Hoa Lau thành một công ty kinh tế du lịch có sân bay lớn.

Nhắc lại, cả ba nước trên đều đã xây dựng các đảo thành các đảo có quân dân liên hoàn, quân sự mạnh và di dân.



Phú Thịnh

Vị trí của Việt Nam trên bàn cờ các nước lớn





Những ngày sau khi chiếc máy bay cuối cùng rời khỏi sân bay đại sứ quán Mỹ, bầu trở Sài Gòn trở nên tĩnh lặng và những người chiến thắng hân hoan cắm lá cờ đỏ sao vàng của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam lên cột cờ các tòa công sứ nước ngoài.

Chỉ riêng đại sứ quán kiểu pháo đài của Mỹ không có lá cờ nào của quân giải phóng tung bay. Khi được hỏi về lý do tại sao họ lại để một trường hợp ngoại lệ như vậy, một quan chức tại Hà Nội nở nụ cười và quả quyết rằng: “Người Mỹ sẽ sớm quay trở lại”. Ông giải thích: “Người Mỹ e ngại chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc và họ biết, trong lịch sử, Việt Nam luôn là trở ngại lớn nhất ngăn cản Bắc Kinh tiến xuống phía Nam”.

Vào thời điểm chiến tranh hoàn toàn chấm dứt năm 1975, phía Việt Nam hân hoan trong chiến thắng lịch sử, háo hức tái thiết đất nước sau những năm bom đạn tàn phá, nhưng cũng đầy âu lo với những dấu hiệu khiêu khích lộ liễu của Trung Quốc. Việt Nam có cơ sở để lạc quan mau chóng khôi phục lại quan hệ với Washington, do những tính toán địa chính trị của cả 2 bên, nhưng cơ sở logic ấy lại dựa trên sự hiểu biết nhầm lẫn về động cơ chính sách của Mỹ.

Mặc dù Tổng thống Jimmy Carter mong muốn nối lại quan hệ với tất cả các bên từng là kẻ thù ở châu Á, bao gồm cả Trung Quốc, thì việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vẫn tỏ ra là không thể. Carter không có chung quan điểm dài hạn với Việt Nam và về phần mình, Việt Nam đã đánh giá chưa đúng về vết thương chiến tranh còn hằn sâu những ảnh hưởng tâm lý tại Mỹ.

Trong khi muốn mối quan hệ với Washington sẽ giúp tạo đối trọng với sức mạnh của Trung Quốc, Việt Nam đã quá tự hào với chiến thắng nên không thể bỏ qua các khoản bồi thường chiến tranh – các khoản viện trợ tái thiết mà Mỹ cam kết theo Hòa ước Paris 1973. Sau khi các cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ đổ vỡ vào năm 1978, bối cảnh địa chính trị đã trải qua những thay đổi quan trọng kéo dài gần 2 thập niên không có lợi cho Việt Nam.

Bốn năm sau khi kết thúc cuộc chiến tranh trường kỳ, Việt Nam lại bước vào cuộc chiến mới bảo vệ biên giới phía bắc và phía tây. Năm 1977-1978, các cuộc tấn công của lực lượng Khmer Đỏ dưới sự giật dây của Trung Quốc vào biên giới phía tây đã khiến Việt Nam phải đáp trả, đẩy lùi và đưa quân sang hỗ trợ nhân dân Campuchia tiêu diệt chế độ diệt chủng. Trung Quốc đã ngay lập tức có phản ứng với cuộc đổ bộ vào biên giới phía bắc của Việt Nam vào năm 1979 để “trừng phạt”. Từ đây, Việt Nam rơi vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế ở trong nước và bị bên ngoài cô lập.

Việt Nam vừa phải chịu áp lực từ liên kết thực tế giữa Mỹ và Trung Quốc cùng sự ủng hộ của họ cho liên minh do Khmer Đỏ dẫn đầu vừa mất đi ủng hộ từ phía Liên Xô do đang tiến hành những cải cách kinh tế, chính trị.

Các cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ với Mỹ bị sa lầy bởi Mỹ luôn yêu cầu trách nhiệm đối với tù nhân và những người mất tích (MIA) trong chiến tranh của họ. Những người bảo thủ trong chính quyền và quân đội, không bao giờ “tha thứ” cho Việt Nam vì đã làm nước Mỹ bẽ mặt, họ muốn lấy lại danh dự bằng cách cố gắng đưa trở về hài cốt của các lính Mỹ tử trận và tiếp tục duy trì lệnh cấm vận thương mại áp đặt từ năm 1975 làm tê liệt nền kinh tế Việt Nam.
Để vượt ra khỏi tình trạng khó khăn về kinh tế và sự cô lập ngoại giao của bên ngoài, Việt Nam đã phát động công cuộc đổi mới và bắt đầu lên kế hoạch đến năm 1989 rút hết quân đội khỏi Campuchia.

Đến lúc Việt Nam sắp hoàn tất việc đưa quân về, theo đúng như yêu cầu của phía Mỹ và ASEAN, và bước vào các cuộc đàm phán về tương lai chính trị của Campuchia, bối cảnh địa chính trị lại một lần nữa thay đổi. Việc Trung Quốc và Liên Xô lập lại quan hệ và sự cô lập quốc tế đối với Bắc Kinh sau sự kiện Thiên An Môn không chỉ làm thay đổi môi trường bên ngoài mà còn đặt ra những quan ngại sâu sắc về sự an nguy của chế độ.

Các cuộc biểu tình quy mô lớn ở Trung Quốc đã kết thúc bằng bạo lực tại Quảng trường Thiên An Môn và sự sụp đổ như một hiệu ứng domino của chế độ Xã hội Chủ nghĩa ở một loạt các nước Đông Âu diễn ra ngay sau đó đã rung lên hồi chuông báo động ở cả Bắc Kinh – và Hà Nội. Trong hoàn cảnh hết sức cần những sự hỗ trợ và mối quan hệ thương mại với phương Tây, Việt Nam vẫn rất mực cảnh giác với chiến lược “diễn biến hòa bình” và lật đổ hệ thống Xã hội Chủ nghĩa dưới chiêu bài viện trợ. Cái gọi là lộ trình bình thường hóa quan hệ của chính quyền George H.W. Bush bị đặt trong sự hoài nghi sâu sắc. Việc Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch không thể hoàn tất nỗ lực bình thường hóa, dù đã có nhiều nhương bộ trong vấn đề MIA và đã rút quân khỏi Campuchia, đã khiến Việt Nam thay đổi quỹ đạo chống Trung Quốc. Một hội nghị cấp cao bí mật giữa lãnh đạo Đảng hai nước Trung Quốc và Việt Nam đã đặt nền móng cho sự từng bước xuống thang xung đột của Trung Quốc với Việt Nam và thỏa thuận thành lập một chính phủ liên minh ở Phnom Penh dưới sự bảo đảm của Liên hợp quốc.

Với việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc diễn ra theo chiều hướng thuận lợi, mục tiêu chính của Việt Nam khi tìm kiếm mối quan hệ với Washington là hợp tác kinh tế. Trớ trêu thay, chính quyền đảng Dân chủ dưới thời Bill Clinton tỏ ra gay gắt với Việt Nam hơn chính quyền Cộng hòa. Dưới áp lực của các chính trị gia cánh hữu, chính quyền Clinton đã gây thêm sức ép lên vấn đề MIA và nhân quyền. Giới doanh nghiệp, mặc dù vậy, nhìn thấy cơ hội ở Việt Nam và cuộc vận động chung của họ cuối cùng đã buộc Washington phải đồng ý lập trường mềm mỏng hơn. Tháng 2/1995, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấp vận thương mại đối với Việt Nam, và tháng 7 đi đến tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Vậy là đến ngày 5/8/1995 (tròn 30 năm cuộc chiến tranh kết thúc), Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Warren Christopher đã cắm quốc kỳ nước mình lên đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, mối quan tâm chính của Việt Nam đã thay đổi. Việt Nam không còn hào hứng với một mối quan hệ chiến lược với Mỹ như với việc mở cửa nền kinh tế ra với thế giới, và đặc biệt là, giành chế độ đãi ngộ thương mại quốc gia nữa.

Tình cảm này của Việt Nam đối với việc xây dựng một mối liên kết sâu sắc hơn với Mỹ để đề phòng Trung Quốc thể hiện rõ trong tháng 3/2000. Bộ trưởng Quốc phòng William Cohen trở thành quan chức nội các Mỹ đầu tiên tới thăm Việt Nam, nhưng Hà Nội sau đó đã thẳng thắn tuyên bố không hề đàm phán xây dựng quan hệ chiến lược. Trong cuộc gặp với Clinton, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã giảng giải cho vị Tổng thống Mỹ về lịch sử hào hùng chống ngoại xâm của Việt Nam, nhưng không thảo luận mối quan hệ với Mỹ ở thời điểm hiện tại hay thương lai. Vì lẽ đó, Việt Nam đã phải đợi đến 3 năm sau, cùng với một môi trường bên ngoài đã thay đổi.

Nhiệm kỳ thứ hai của Bush dường như đã từ bỏ thái độ dễ dãi đối với Trung Quốc sau sự kiện máy bay gián điệp EP-3. Ngay cả trước khi căng thẳng liên quan đến chiếc máy bay do thám này xuất hiện, những tiếng nói quan trọng tại Washington cũng đã thể hiện quan ngại về khả năng Trung Quốc sẽ phô trương sức mạnh. Một trong các tác giả viết báo cáo của RAND Corporation – một tổ chức chuyên nghiên cứu và phân tích chính sách R&D nước Mỹ, Zalmay Khalizad, người sau này trở thành cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ, đã lưu ý rằng Mỹ nên tăng cường sự hiện diện quân sự tổng thể tại châu Á để đối phó với sức mạnh đang gia tăng của Trung Quốc. Báo cáo chỉ ra, “điều hợp lý cơ bản là cần phải xây dựng quan hệ hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam để ngăn chặn nỗ lực bá quyền khu vực của Trung Quốc”. Khi Washington bắt đầu quan tâm thay đổi cán cân tại Đông Á, lợi ích của Mỹ tại Việt Nam có tầm quan trọng chiến lược.
Việt Nam cũng lo ngại Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến ra Biển Đông và can dự vào những quốc gia lân bang với Việt Nam. Tại phiên họp toàn thể Ban chấp hành trung ương tháng 6/2003, Đảng đã dự đoán tình hình Đông Á đang diễn biến theo chiều hướng bất lợi và cần phải cố gắng phát triển mối quan hệ với Mỹ. Khi Việt Nam nói với các quan chức Mỹ, “Tam giác đang mất cân bằng”.

Quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam đang ở thế yếu trong khi quan hệ với Trung Quốc đã cải thiện rõ rệt và ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực tiếp tục gia tăng. Nhận thức chung này đã dẫn tới cuộc viếng thăm đầu tiên của một Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đến Washington vào tháng 11/2003. Tiếp sau đó là chuyến dừng chân đầu tiên của tàu Hải quân Mỹ Vandergrift tới thành phố Hồ Chí Minh.

Cao điểm của mối quan hệ đang nồng ấm dần này là vào tháng 6/2005, khi Thủ tướng Phan Văn Khải trở thành nhà lãnh đạo Việt Nam đầu tiên được chiêu đãi tại Nhà Trắng. Trong tuyến bố chung, George W.Bush và Thủ tướng Phan Văn Khải cho biết hai người “chia sẻ tầm nhìn hòa bình, thịnh vượng và an ninh tại Đông Nam Á và khu vực châu Á – Thái Bình Dương, và nhất chí hợp tác song phương cũng như đa phương để thúc đẩy các mục tiêu này”. Việc đưa cụm từ “khu vực châu Á – Thái Bình Dương” trong bản tuyên bố chung là tín hiệu công khai duy nhất rằng mối quan hệ sẽ vượt qua phạm vi các quan ngại song phương hay thậm chí cả đa phương – Đông Nam Á. Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký một hiệp định thông tin tình báo với Mỹ cho phép hợp tác trong hoạt động chống rửa tiền và cùng chia sẻ thông tin tình báo với Washington.

Trong tình thế sức mạnh cũng như sự quyết liệt của Trung Quốc bộc lộ rõ trong vấn đề Biển Đông, quan hệ Việt-Mỹ đã ngày một thêm sâu sắc. Chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton tới Hà Nội trong một Hội nghị Bộ trưởng ASEAN năm 2010, nơi bà bày tỏ quan ngại của Mỹ đối với cách ứng xử của Trung Quốc trên Biển Đông, đã đánh dấu một mức độ hợp tác mới đối với Việt Nam. Năm sau, Việt Nam và Mỹ bước vào cuộc đàm phán nâng tầm quan hệ song phương lên quan hệ đối tác chiến lược. Quan hệ quân sự cũng phát triển. Trong chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam tới Washington năm 2003, hai bên đã tán thành tiến hành các cuộc trao đổi ở cấp tương tự 3 năm một lần. Hai vị lãnh đạo quốc phòng Việt Nam và Mỹ từ đó đã có 4 cuộc gặp gỡ trao đổi. Chuyến thăm của ông Leon Panetta hồi tháng 6/2012 đã thu hút sự quan tâm hơn bình thường do bối cảnh mối quan hệ Mỹ-Trung đang xấu đi. Panetta cũng có chuyến thăm tới Vịnh Cam Ranh, nơi các tài sản và những máy bay ném bom tầm xa của Hải quân Liên Xô từng đặt tại đây.

Trong khi mối quan hệ này đã và đang có những bước phát triển quan trọng trong thập niên qua, sự tương tác giữa 3 nhân tố như đã nêu ở trên tiếp tục tạo ra những điều chỉnh. Một Trung Quốc mạnh về quân sự sẽ tạo ra mối đe dọa đối với chủ quyền của Việt Nam lớn hơn bất kỳ khi nào trong lịch sử gần đây. Nhưng Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng giống như Đảng Cộng sản Trung Quốc đều cảnh giác với mối đe dọa từ phương Tây, và đều tìm kiếm sự hợp tác kinh tế với phương Tây để xây dựng một quốc gia thịnh vượng và hùng mạnh.

Năm 1978, một nhà ngoại giao Việt Nam đã giải thích logic việc Việt Nam khi vun đắp quan hệ với Moscow: “Trong suốt chiều dài lịch sử, chúng tôi chỉ có được an ninh trước Trung Quốc trong 2 điều kiện. Một là khi Trung Quốc yếu và nội bộ chia rẽ. Hai là khi Trung Quốc bị đe dọa bởi những nguy cơ phương Bắc”. Lý do tương tự cũng được áp dụng cho nhu cầu xây đắp mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ ngày nay – một người bạn đủ mạnh để ngăn chặn Trung Quốc trở nên quá hiếu chiến. Như các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn thường nhắc nhở, một quốc gia chỉ có thể chọn bạn bè chứ không thể chọn láng giềng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn luôn từ chối liên minh quân sự với Washington để tránh khiêu khích hành động thù địch từ người khổng lồ láng giềng và tránh bị tổn thương do áp lực từ phía Mỹ trong các vấn đề dân chủ và nhân quyền. Quá trình nối lại tình hữu nghị giữa hai nước là có thực nhưng cũng còn nhiều hạn chế.

Theo Vietnamnet