Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Chiến Tranh Việt Nam Và Một Vài Con Số





Lý Thái Xuân sưu tầm



Tình cờ trong lúc đi tìm nguồn gốc một tấm ảnh tài liệu trên trang mạng tiếng Anh http://www.stripes.com/news/special-reports/vietnam-at-50, bất chợt thấy hiện ra một màn ảnh nhỏ, tựa đề là VIETNAM IN SIX WORDS (Việt Nam trong 6 chữ) mà ta có thể đọc từng câu trả lời khác nhau. Sáu chữ đầu tiên mà tôi thấy là: The darkest place in the world(Bill Lutonsky) "Nơi đen tối nhất thế giới" của Bill Lutonsky. Thế mà dân ta sống trong nơi tăm tối đó, không phải chỉ có hơn 20 năm dưới thời Mỹ, mà còn trăm năm trước nữa, và ngàn năm trước. Thoát ra khỏi màu đen tối đó hả chẳng phải là một kỳ tích hay sao?

Dưới đó có thêm một màn ảnh nhỏ: FIGHTING VIETNAM IN NUMBERS (giao tranh ở Việt Nam qua các con số),



và ta cũng có thể bấm ra mỗi lần một con số đáng chú ý như sau. Những con số này là dưới mắt của người Mỹ.

- Có khoảng từ 5 đến 7.8 triệu tấn bom của Hoa Kỳ bỏ trên Việt Nam

- 77 ngày, bao vây Khe Sanh từ ngày 21 tháng 1 1968. Đó là một trong những trận chiến đổ máu nhiều nhất và dài nhất ở Việt Nam.

- Những cô gái điếm kiếm được 850 Đô La mỗi tháng ở Sài Gòn, có tiếng là Thành Phố Tội Lỗi (known as Sin City). Trong lúc lương cảnh sát Việt Nam chỉ được 25 Đô La một tháng. Mỹ gọi Sài Gòn là thành phố tội lỗi trong lúc người miền Nam cứ khoe tít mắt với nhau để tự sướng "Sài Gòn là Hòn Ngọc Viễn Đông."

- Từ 2.1 đến 4.8 triệu người Việt bị ở trong môi trường có Chất Độc Da Cam.

- Có 58,220 (58 ngàn 220) quân nhân Mỹ tử trận trong đó có 8 phụ nữ.

- Có 1 nhà nhiếp ảnh quân đội được thưởng Huy Chương Danh Dự cho Việt Nam. Đó là William T. Perkins Jr.

- Có 12,000,000 (12 triệu) Gallons (1 gallon = 4 lít) thuốc khai quang Chất Độc Da Cam do Mỹ rải trên 10 phần trăm diện tích miền Nam từ năm 1961 đến 1971. Ở nguồn tài liệu khác, nói từ 17 đến 19 triệu gallons.

- Có 1,641 quân nhân Hoa Kỳ mất tích (gọi là POW/MIA.)

- Có 92,500,000 (92 triệu, 5 trăm ngàn) dân Việt vào năm 2014. Hơn 2 phần 3 con số đó sinh sau chiến tranh.

(theo http://www.stripes.com/news/special-reports/vietnam-at-50)

Một anh bạn đã nhắc, còn bốn triệu người Việt mất mạng nữa. Tôi tra thêm để có những con số đen như sau:

- Khoảng 1.5 triệu quân nhân (1.1 triệu liệt sĩ miền Bắc và 310 ngàn quân nhân miền Nam) Việt Nam hy sinh.

- Từ 1 đến 4 triệu dân thường Việt Nam thiệt mạng, và

- Khoảng 3 triệu ảnh hưởng chất độc da cam.

(theo Wiki, Tổn thất nhân mạng trong Chiến tranh Việt Nam)





Nhiếp ảnh gia William T Perkins Jr.



Lính Mỹ và gái mại dâm, thời Chiến tranh Việt Nam, tháng Chín năm 1967 tại Sài Gòn, Việt Nam (getty images)


Máy bay trải thảm chất độc khai quang lên Việt Nam (tríchblog.cleveland.com)

Những gì kinh khủng nhất mà thế hệ trước đây phải gánh chịu không thể nào chỉ nằm trong một trang. Vì thế chúng tôi xin kết thúc những con số ở đây. Ngày nay chúng ta hy vọng được đọc những con số doanh nhân thành tựu, những con số đầu tư đổ vào Việt Nam, những con số học sinh xuất sắc, những em trẻ thần đồng, và những nước ngưỡng mộ Việt Nam đang lớn dần.

Mong lắm.

Lý Thái Xuân

ĐẤU TRÍ


ĐẤU TR





Chiến tranh Việt - Pháp, Việt - Mỹ:

Cuộc giành độc lập, thống nhất đất nước Việt Nam phải trải qua chặng đường dài ba mươi năm chiến tranh giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ. Chính phủ do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch muốn bảo vệ thành quả cách mạng bằng hòa bình, nhưng thực dân Pháp cứ lấn tới, cuối cùng chiến tranh phải nổ ra cho đến chiến thắng ở Điện Biên Phủ tháng 5 - 1954, ký kết Hiệp định Genève tháng 7-1954 với các điều khoản lực lượng Viêt Minh tập kết ra Bắc vĩ tuyến 17, quân Pháp vô Nam, hai năm sau Tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Pháp rút về nước nhưng đất nước không thể thống nhất bằng biện phá hòa bình vì đế quốc Mỹ nhảy vào thay Pháp lập nên chính quyền tay sai ở miền Nam. Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai do Mỹ tiến hành vô cùng ác liệt. Trong khi tiến hành đấu tranh bằng quân sự, đôi bên đều dùng ngoại giao hỗ trợ cho chính trị, quân sự, đây là cuộc đấu trí giữa hai phía cả quân sự và ngoại giao để giành thắng lợi. Không thể nêu tất cả những sự kiện đấu trí hai bên trên mặt trận quân sự, ngoại giao, chúng tôi chỉ đề cập những sự kiện nổi bật nhất, tiêu biểu nhất.

Thời kỳ từ 19- 8-1945 đến 20-7-1954, chúng ta thấy nổi bật đấu trí giữa Hồ Chí Minh với quân Tàu Tưởng và xâm lược Pháp. Đây là thời kỳ khó khăn nhất, vì Chính quyền Cách mạng non trẻ, lực lượng của ta còn yếu phải vượt qua khó khăn tựa "ngàn cân treo sợi tóc". Bác Hồ đã nói: "Giành Chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn". Biết bao sự kiện dồn dập quân thù gây hấn trong Nam ngoài Bắc, thế mà nhờ sự lãnh đạo tài giỏi của Bác, của Đảng cuộc đấu trí ấy Cách mạng giành chiến thắng. Chính quyền được giữ vững, kẻ thù bên ngoài quân của Tưởng phải rút về nước. Kẻ thù trong nước - các đảng phản động phải xếp xó theo giặc.

Xin dẫn một chuyện về tài ứng xử của Bác Hồ khi Người đấu trí với hai sĩ quan Pháp tại Cam Ranh. Câu chuyện nhỏ, nhưng ý nghĩa lớn:

Năm 1946, trên đường từ Pháp về Việt Nam, đến vùng biển Cam Ranh, Bác nhận được bức điện của Đô đốc Thierry D Argenlieu (Đắc Giăng-li-ơ) xin gặp Bác trong cảng, mục đích của chúng là giễu võ giương oai để uy hiếp tinh thần Bác. Trong bộ quần áo giản dị Bác ngồi giữa một bên là Đô đốc hải quân Pháp bên kia là Thống soái lục quân Pháp ở Viễn đông với những bộ quân phục sáng loáng các thứ bội tinh, quân hàm, quân hiệu. Thierry D Argenlieu nói bóng gió: "Thưa ông Chủ tịch, ông bị đóng khung giữa hải quân và lục quân đó". Bác thản nhiên mỉm cười: "Đô đốc biết đó, giá trị là ở bức họa chứ không phải bộ khung. Chính bức họa mới đem lại giá trị cho bộ khung". Bất ngờ và cay cú trước tài ứng xử thông minh của Bác, cả hai không dám nói xách mé nữa mà tỏ ra lịch lãm và kính phục.

Cuộc đấu trí giữa quân đội ta với quân Pháp ở Điện Biên Phủ là điển hình nhất, tiêu biểu nhất của trí tuệ Việt Nam với cả bộ máy chiến tranh của Pháp có Mỹ ủng hộ. Quân Pháp muốn tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta nên hình thành "con nhím" vùng Tây Bắc. Địch còn dùng "con nhím" Điện Biên Phủ ngăn quân đội Việt Minh, bảo vệ Lào theo ý đồ tướng Henri Nava. Phía ta do Thường trực TW Đảng (Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh) đứng đầu là Bác Hồ. Người tổ chức thực hiện là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đông Xuân 1953-1954, Pháp triển khai kế hoạch Nava đánh vào căn cứ địa Cách mạng cả miền Bắc và vùng độc lập Khu 5. Tại cuộc họp Thường trực Bộ Chính trị, Bác Hồ đã nói: Địch tập trung lực lượng. Không sợ. Ta bắt địch phải phân tán theo ý của ta. Khi Bác nói đến buộc địch phân tán thì nắm tay Bác bung ra năm ngón chỉ năm hướng. Quả như thế, địch phải phân tán lực lượng do ta tấn công khắp cả Bắc Trung Nam và nước bạn Lào. Trước khi ra trận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến chào Bác xin ý kiến. Bác nói: "Tướng quân ra trận, cho chú tòan quyền chỉ huy. Trận này chỉ được thắng không được thua vì thua là hết vốn. Có gì bàn bạc trong Đảng ủy thống nhất quyết định rồi báo cáo với Bác sau". Lên tới mặt trân, Đại tướng nghiên cứu trận địa nhận thấy không yên tâm với chủ trương "đánh nhanh thắng nhanh" của Bộ tham mưu đi trước. Đại tướng liên hệ "con nhím" Nà Sản năm trước nhỏ mà bộ đội ta đánh không dứt điểm. Bây giờ "con nhím" Điện Biên Phủ to kiên cố gấp nhiều lần Nà Sản, ta đánh thế này liệu có phiêu lưu không? Họp Đảng ủy bàn không ai trả lời được câu hỏi Đại tướng nêu ra lúc lên đường Bác Hồ căn dặn. Cuối cùng Đảng ủy thống nhất chủ trương rút pháo ra chuẩn bị lại với phương châm "đánh chắc, tiến chắc". Dù có Mỹ chi viện vũ khí, không quân to lớn trợ giúp nhưng cũng không cứu vãn được Pháp thất bại. Cả tướng Henri Nava, Phó Tổng thống Johnson của Mỹ khi kiểm tra Điện Biên Phủ đều tin chắc họ sẽ tiêu diệt mấy sư đoàn của Việt Minh. Giờ thua nhục nhã, tên Piroth sĩ quan chỉ huy pháo bimh Pháp ở Điện Biên phải tự sát. Tướng Henri de Castris chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, hàng chục sĩ quan các cấp và gần 16.000 lính Âu Phi, ngụy quân bị ta tiêu diệt và bắt làm tù binh. Cuộc đấu trí này bọn chỉ huy của Pháp lại thua Việt Minh.



Sang thời chống Mỹ:

Người Mỹ thực hiện chiến tranh thực dân kiểu mới để lừa mỵ nhân dân nước bị xâm lược và tạo sự ủng hộ trong nước họ. Theo đó, Mỹ không đưa quân trực tiếp đến miền Nam mà dùng viện trợ quân sự, đào tạo, xây dựng quân đội cho chính quyền họ dựng lên, trang bị vũ khí để quân đội này chiến đấu dưới chỉ huy của cố vấn Mỹ. (Họ rút ra bài học từ chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp bị thất bại ở chiến trường Việt Nam. Ban đầu Pháp dùng lính bản địa và thuộc địa là chính, sau phải chủ trương dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh). Trải qua từ chiến lược chiến tranh đơn phương rồi chiến tranh đặc biệt quân ngụy ở miền Nam không thắng được Việt Công, buộc họ phải thay đổi chiến lược chuyển sang chiến tranh cục bộ, trực tiếp đưa quân đội Mỹ và chư hầu vào miền Nam đánh với Quân giải phóng.

Khi đưa quân vào miền Nam họ tin tưởng sẽ "tìm diệt" hết Việt Cộng trước tiên là quân chủ lực và đầu não Trung ương Mặt trân dân tộc giải phóng. Qua hai mùa khô 1965 - 1966 - 1967, Mỹ không tiêu diệt được quân chủ lực Việt Cộng mà Việt Cộng tấn công vào nhiều thành phố, thị xã trong Tết Mậu Thân 1968. Đây là lần đấu trí Mỹ thua Việt Cộng đầu tiên, buộc Mỹ phải "xuống thang" việc đánh phá miền Bắc, chịu ngồi vào bàn đàm phán "mặc cả" với MTDTGP, tổ chức mà trước đó họ gọi là phiếm loạn, giặc cỏ...

Từ đây, cuộc đấu trí diễn ra song song vừa trên chiến trường vừa trên bàn hội nghị Paris. Sách lược "Vừa đánh vừa đàm" hai bên áp dụng và luôn tìm thắng lợi trên chiến trường hỗ trợ cho giành thắng lợi ở bàn đàm phán. Cuộc chiến ở chiến trường những năm 1968 - 1970 vô cùng ác liệt. Mỹ nhận ra không thể thắng được Việt Cộng nên lại thay đổi chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh"- đổi màu da trên xác chết. Xây dựng quân đội, cảnh sát ngụy thật đông, trang bị vũ khí tối tân cả lục, không quân, hải quân để rút quân về nước hòng xoa dịu phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ ngày một dâng cao.

Mỹ có ưu thế về không quân, cơ giới, tăng pháo và cả hải quân, họ làm chủ bầu trời miền Nam, bờ biển sông ngòi, hành quân cơ động...vậy mà không thắng được Việt Cộng! Đây là Mỹ thua Việt Cộng trong cuộc đấu trí về quân sự.

Năm 1975, dù Mỹ đã "rút hết" quân đội theo quy định của Hiệp định Pa-ri 1973, nhưng thực tế họ để lại hàng ngàn nhân viên quân sự làm cố vấn cho quân đội Sài Gòn dưới lớp áo dân sự, tiếp tục cuộc chiến ở miền Nam.

Thời kỳ sau 1973 là thời kỳ cách mạng miền Nam lớn nhanh, sự chi viện của miền Bắc, lực lượng quân sự chính quy ở miền Nam phát triển nhanh, chiếm lĩnh những địa bàn quan trọng nhằm giành thắng lợi trong trận quyết chiến cuối cùng. Chiến dịch Tây Nguyên là cuộc đấu trí giữa ta với địch (gồm ngụy quyền, ngụy quân và cố vấn Mỹ) mang tầm chiến dịch - trong việc đánh lạc hướng nhận định của địch - Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã thúc đẩy bước nhảy vọt về chất, dẫn đến nhanh kết thúc cuộc chiến. Các nhà quân sự Mỹ đã viết sau 30-4-1975: Họ chuẩn bị sẽ đánh với Việt Cộng theo kiểu chiến tranh quy ước như chiến tranh Triều Tiên. Nhưng điều đó không xảy ra, chiến lược của họ bị phá sản ngay từ đầu cuộc đấu trí này. Khi mở chiến dịch Hồ Chí Minh, Việt Cộng lại đánh VNCH bằng chiến tranh quy ước điều mà họ mong muốn trước kia bây giờ mới xảy ra, nhưng đã quá trể. Đây là lần cuối Mỹ thua cuộc đấu trí trên chiến trường khiến cho Tổng thống Mỹ Gerald Ford phải cay đắng tuyên bố cuộc chiến ở Việt Nam đã chấm dứt.




Đấu trí ngoại giao, ở Hội đàm Paris:

Hội đàm Paris kéo dài gần năm năm (từ ngày 13-5-1968 đến ngày 27-01-1973). Đây là cuộc đấu trí giữa ta với Mỹ rất căng thẳng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cử đồng chí Lê Đức Thọ sang Paris làm cố vấn hỗ trợ cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Xuân Thủy. Xin dẫn câu chuyện ông Thọ gặp Bác Hồ khi từ Paris về xin ý kiến Bác.

"Đồng chí Vũ Kỳ nói chưa xong đã thấy đồng chí Lê Đức Thọ đứng ngay sau lưng mình. Đồng chí tươi cười chào Người vừa đưa hai tay phụ đỡ Bác đứng lên.

- Bác chào Tư lệnh từ "mặt trận nói" trở về.

Nghe Bác nói đùa, tất cả cùng phá lên cười.

- Trong chiến tranh, "mặt trận nói" không phải chỉ có thép mà còn phải có vị ngọt mật". Rồi Bác hỏi đồng Chí Lê Đức Thọ:

- Chú có biết vì sao Bác và Bộ Chính trị vừa phái chú vào Nam được mấy tháng lại mời chú quay trở ra để đi làm cố vấn đặc biệt cho chú Xuân Thủy không?

Bác và Bộ Chính trị hiểu rất rõ lòng trung thành, bản lĩnh kiên cường, nắm chắc cái bất biến và tài ba, khôn khéo trong ứng vạn biến...của chú". (Theo "Đường thời đại" của Đặng Đình Loan, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013, tập 15, trang 476).

Bác Hồ chọn người đi đấu trí với địch như thế.

Cuối năm 1973, ông Lê Đức Thọ vào thăm anh chị em bị tù đày dưới chế độ Mỹ - ngụy được trao trả an dưỡng tại Sầm Sơn Thanh Hóa. Đồng chí Lê Đức Thọ có cuộc gặp mặt một số anh em lãnh đạo trong nhà tù kể chuyện đấu tranh với Kissinger. Ông Thọ to cao, da mặt hồng hào, tóc bạc trắng, vui vẻ cởi mở, ông nói: Kissinger là người nổi tiếng thông minh của nước Mỹ, ông có học vị Tiến sĩ, còn mình lo làm cách mạng học hành không bằng người ta, nhưng khi vào họp luôn chủ động và thắng ông ta. Đó là do ta dựa vào tập thể, chuẩn bị mọi tình huống trước khi họp với họ nên luôn chủ động như chúng ta đã tính.

Theo ông Phan Doãn Nam, từng là thư ký/trợ lý của Thứ trưởng/ Bộ trưởng Bộ ngoại giao Phạm Cơ Thạch, trả lời phỏng vấn trên báo Tiền Phong bài "Tại sao Mỹ không bồi thường chiến tranh Việt Nam?" 06:13 ngày 13-7-2015. Trong buổi cuối cùng vào tháng 1-1973, sau khi ký Hiệp định Paris, đoàn Việt Nam mời cơm thân mật đoàn Mỹ. Ông Lê Đức Thọ trong bữa cơm đó đã hỏi ông Henry Kissinger nghĩ sao về đoàn Việt Nam. Ông Nam kể lại:

Không phải là người thân Việt Nam, nhưng Kissinger đã nói rằng; "Chuyện các ông chiến đấu oanh liệt là không ai chối cãi. Nhưng nếu các ông chỉ gan dạ, anh dũng thì chúng tôi cũng dễ đối phó. Nhưng đằng này các ông còn khôn ngoan, mưu lược, nên 5 năm nay chúng tôi phải đấu với các ông không phải dễ. Chúng tôi rất kính phục các ông".

Mới đây, ngày 26 tháng 4 năm 2016, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức cuộc Hội nghị Thượng đỉnh về Chiến tranh Việt Nam, do Bộ trưởng John Kery chủ trì tại Thư viện Tổng thống Lyndon Baines Johnson ở Austin Texas. Kissinger tán dương ông Lê Đức Thọ, đối thủ của ông trong cuộc đàm phán Paris. Kissinnger nói: " Ông ấy (Lê Đức Thọ) đã mổ xẻ chúng tôi như một bác sĩ giải phẩu với con dao mổ với sự khéo léo vô cùng".



Đấu trí về tình báo:

Đây là mặt trận đấu trí tài giỏi của tình báo Cách mạng Việt Nam. Lực lượng nằm trong lòng địch này đã nắm được chủ trương, chuyển nhiều tài liệu thuộc loại tối mật cho lãnh đạo ta chủ động đối phó với địch. Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiều cán bộ tình báo, trong đó 6 vị được xếp vào hàng giỏi nhất là:

1. - Bà Đinh Thị Vân - Người vẽ bản đồ phòng ngự Nam vĩ tuyến 17. Bà là một trong những người có công rất lớn trong việc phát triển hệ thống tình báo của Việt Nam. Một trong những thành tích đáng kể là điều tra tỉ mỉ hệ thống phòng ngự của quân đội Sài Gòn ở Nam vĩ tuyến 17 trong giai đoạn 1959 - 1960.

2. - Phạm Xuân Ẩn - "Ký giả số 1 Việt Nam"

Ông Ẩn có công lớn trong việc bảo vệ những cán bộ lãnh đạo của ta tránh việc bị Mỹ phát hiện cũng như cung cấp những tin tình báo quan trọng cho quân ta. Sau chiến thắng ấp Bắc (ở Mỹ Tho) ông được thưởng huân chương chiến công vì đã cung cấp tin tình báo để quân Giải phóng bẻ gãy chiến thuật trực thăng vận, chiến xa vận của quân đội Sài Gòn. Và nhiều chiến công to lớn khác. Ông là một tình báo hoạt động không bị phát hiện cho đến khi ta công khai sau giải phóng mọi người mới biết.

3. - Phạm Ngọc Thảo "Nhà tình báo cô độc"

Đại tá Phạm Ngọc Thảo sinh trong gia đình theo đạo Thiên chúa nhưng có truyền thống cách mạng. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp từ sau năm 1945. Sau Hiệp định Genève, ông được Lm Ngô Đình Thục giới thiệu với Ngô Đình Diệm, lần lượt giữ các chức vụ tỉnh đoàn trưởng Bảo an Vĩnh Long, Chỉ huy trưởng Bảo an Bình Dương, tỉnh trưởng Kiến Hòa (Bến Tre).

Khác với các tình báo Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Xuân Ẩn...Phạm Ngọc Thảo hoạt động đơn tuyến, không hề có đồng đội trực tiếp hỗ trợ mà chỉ chịu sự chỉ đạo chiến lược của Bác Hồ và Lê Duẩn. Ông không làm công tác đưa tin đơn thuần mà lớn hơn là được giao nhiệm vụ "thay đổi chế độ tại miền Nam". Sự nguy hiểm của Phạm Ngọc Thảo đối với tồn vong của chế độ Sài Gòn lý giải tại sao chính quyền Thiệu Kỳ phải quyết bằng mọi giá thủ tiêu ông.

4. - Vũ Ngọc Nhạ - Người xây dựng cụm tình báo chiến lược A22.

Ông đã xây dựng cụm tình báo chiến lược A22 với nhiều điệp viên "chui sâu, leo cao" nắm giữ vị trí quan trọng trong chính quyền VNCH. Nhờ vậy, ông và đồng đội đã cung cấp những thông tin, tài liệu quan trọng góp phần vào chiến thắng của quân dân ta trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

5. - Hoàng Minh Đạo (tên thật là Đào Phúc Lộc, Bí danh Hoàng Minh Đạo, Năm Thu. Ông chính là người đầu tiên xây dựng nền móng cho sự thành lập ngành tình báo. Ngày 25/10/1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái đã tuyên bố thành lập Phòng Tình báo Bộ Tổng Tham mưu. Hoàng Minh Đạo được phân công là Trưởng phòng. Ông đã từng giữ chức ủy viên thường trực Khu ủy Sài Gòn Gia Định; Bí thư kiêm Chính ủy Phân khu 5; Bí thư Phân khu 1 Sài Gòn Gia Định và Chính ủy lực lượng biệt động Sài Gòn.

Ông hy sinh một ngày mùa đông năm 1969 vì trúng phục kích của địch bên dòng sông Vàm Cỏ Đông. Ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (ngày 8/4/1998).

6. - Đặng Trần Đức, bí danh Ba Quốc.

Từ năm 1963, Ba Quốc được cài vào làm một trong những trợ lý "trung thành" của bác sĩ Trần Kim Tuyến tại bộ phận tình báo trong nước thuộc Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo VNCH (CIO) do Trần Kim Tuyến đứng đầu. Ở vị trí này, Ba Quốc được tiếp cận với hầu hết các tài liệu quan trọng trong mạng lưới tình báo của VNCH.

Cuộc đấu trí trên lĩnh vực tình báo Việt Nam cũng dành thắng lợi trước tình báo Pháp - Mỹ.



o



Cuộc đấu trí giữa Việt - Pháp, Việt - Mỹ là cuộc đấu trí của Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Thống soái của Đảng với guồng máy đồ sộ của Pháp và Mỹ. Suốt ba mươi năm đấu trí phía Việt Nam thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" một cách nhuần nhuyễn, đưa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dành thắng lợi. Trong Hồi ký Ending the Vietnam War (Quá trình iến tới chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Nam), do Simon và Schuster xuất bản ở New York, London, Toronto, Sydney, Singapore của Kissinger có câu: "Nước Mỹ thực sự đứng trước một sự chọn lựa không phải giữa chiến thắng hay dàn xếp thỏa hiệp, mà là giữa chiến thắng và thất bại".

Đấu trí giữa ta với địch trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, trong từng chiến dịch, từng trận đánh, có cuộc đấu trí từ trí tuệ tập thể, có trận đấu trí do một cá nhân "tay đôi" với giặc. Nếu cần so sánh, chỉ xin nêu vài điểm là: Đại tướng Võ Nguyên Giáp chưa qua bất cứ trường quân sự nào nhưng đã đánh thắng mười đại tướng của Pháp và Mỹ, các nhà tình báo Việt Nam có người được giao nhiệm vụ chưa hề học tình báo ngày nào, quân đội ta từ súng kíp tầm vông từ du kích lên chính quy đã chiến đấu chiến thắng quân viễn chinh Pháp - Mỹ và quân đội tay sai Sài Gòn. Ông Lê Đức Thọ không có bằng Tiến sĩ nhưng đã làm cho TS Kissinger kính nể...

Bản thân các tướng Pháp - Mỹ từng bại trận cũng phải thừa nhận tài cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Trong cuốn "Hỏi chuyện tướng Đờ Cát" (tướng Christian de Castris), vị này nói rằng: "Tôi nhận thấy tướng Giáp không những giỏi về chỉ huy du kích mà còn giỏi cả chỉ huy trận địa chiến, chỉ huy hợp đồng quân binh chủng, về nghi binh và đánh lừa tình báo đối phương".

Đại tướng Westmoreland của Mỹ thì viết: "Ông Giáp có tất cả những đức tính của một thống soái quân sự lớn, đó là sự quả đoán, tính kiên quyết, sức mạnh tinh thần, khả năng tập trung suy nghĩ và hành động, trí thông minh".

Tuy nhiên, về bản thân mình, Đại tướng chưa bao giờ nhận mình là danh tướng giỏi nhất. Ngày 23/6/1997, trong cuộc gặp gỡ nói chuyện với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mc Namara, một người trong đoàn Mỹ đột ngột hỏi: "Thưa ông! Ai là vị tướng giỏi nhất của Việt Nam?". Đại tướng trả lời: "Vị tướng giỏi nhất của Việt Nam là nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Người Mỹ thua Việt Nam bởi vì chưa hiểu vị tướng ấy".

Lý gải thế nào về chuyện "lạ" này?

Theo tôi, có hai điều quan trọng tạo nên trí tuệ siêu Việt ấy.

Một là, con người Việt Nam có trí óc rất thông minh, làm việc gì cũng chí thú và luôn đạt được thành tích xuất sắc. Nhưng đó chỉ yếu tố "có" mà thôi. Nếu như không được điều thứ hai bổ sung để "đủ" thì không thể tạo ra những chiến công vĩ đại của dân tộc. (Điều này cho ta thấy cũng người Việt Nam, nhưng phía VNCH không có được).

Hai là, phải là con người cách mạng, đứng trong hàng ngũ của những chiến sĩ Cộng sản kiên cường bất khuất, chấp nhận hy sinh cho Tổ quốc, không ngừng rèn luyện tư tưởng, lập trường, trung thành tuyệt đối với lý tưởng và luôn học tập trao dồi rút kinh nghiệm trong công tác...



Ngày nay quan hệ giữa nước ta với Pháp, với Mỹ (và cả các nước khác) là bạn, "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" ("Hợp tác" thì phải đôi bên cùng có lợi. "Đấu tranh" là để giữ vững tính độc lập, tự chủ của ta). Với Việt Nam tư tưởng "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị, cần được vận dụng phù hợp, khôn ngoan, để xây dựng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của đất nước.


GIÀ THÉP




Chú thích: Mười tướng của Pháp - Mỹ thua tướng Giáp là:

Bảy tướng của Pháp:

1. Philippe Leclec, tướng 4 sao, là người thất bại đầu tiên, ông này nhậm chức tại Việt Nam vào tháng 8/1945, đến tháng 6/1946 bị triệu hồi vì thất bại trong chiến lược "đành nhanh thắng nhanh".

2. Tướng 4 sao Etienne Valluy sang thay, tháng 5/1948 lại bị triệu hồi vì thất bại trong Thu Đông 1947. Dưới sự chỉ đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp quân ta đã bẻ gãy trận càn quy mô vào ATK Việt Bắc của quân Pháp. Sau chiến dịch này Bác Hồ phong Đại tướng cho ông Võ Nguyên Giáp, đồng thời phong Trung tướng cho ông Nguyễn Bình chiên đấu ở Nam Bộ và nhiều Thiếu tướng khác.

3. Tướng 4 sao C.Blaijat, sang Việt Nam được một năm, đến tháng 9/1949 lại phải về nước vì không thực hiện được chiến lược "Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt trị người Việt".

4. Tướng 4 sao M.Corgente lại bị một đòn trong chiến dịch Biên Giới vào tháng 12/1950 để rồi sau đó phải thay bằng:

5. Tướng Delattre De Tassigny. Đây là tướng 5 sao, người tài nhất của nước Pháp lúc bấy giờ, nhưng cũng được một năm vì bị thua ở khắp nơi, nhất là việc xây dựng hàng nghìn lô cốt boong ke để co về cố thủ.

6. Tiếp theo là tướng 4 sao, Raul Salan sang thay từ tháng 12/1951 đến tháng 5/1953 thì bị thay vì thua trong chiến dịch Hòa Bình và các mặt trận toàn Đông Dương.

7. Cuối cùng là tướng 4 sao Henri Nava, ông này thua đậm nhất ở khắp các chiến trường Đông Dương mà đau nhất là Điện Biên Phủ, ông từng thách tướng Giáp đánh Điện Biên, nhưng cuối cùng phải dùng máy bay Mỹ trực tiếp ném bom xuống Điện Biên Phủ mà vẫn không cứu vãn được.

Sau khi thua ở đây, tháng 6/1954, tướng 5 sao Ely sang thay. Ông này may mắn, vì một tháng sau Hiệp định Geneve đã ký, nên Ely chỉ làm nhiệm vụ thu quân cướn cờ về nước.

Các tướng Mỹ:

1. Tướng Hakin, Tổng tư lệnh quân viễn chinh Mỹ, từ năm 1961 đến 1964, bị thất bại trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" nên bị triệu hồi.

2. Tướng Westmoreland, từ năm 1965 đến 1968, Mỹ lại tiếp tục thua trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ", Tổng tư lệnh Westmoreland bị cách chức.

3. Từ năm 1968 đến năm 1975, Mỹ chuyển sang chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", Thời gian này, Tổng tư lệnh C.Abrams được thay bằng tướng F.C.Weyand, ông này là người cuốn cờ để rút quân về Mỹ.

Như vậy, Mỹ phải 4 lần thay Tổng tư lệnh. Ngoài ra, quân đội Mỹ còn bị chết 12 tướng, 8 tướng khác bị thương trong chiến tranh Việt Nam.

Được đăng bởi Lê Hương Lan vào lúc 09:14
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên TwitterChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest




1 nhận xét:

Kim Sa Tùng - giá 850k



Kim Sa Tùng - giá 850k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

Khế Nhật -giá 200k


Khế Nhật -giá 200k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh

Cơn Sốt Obama: Giấc Mơ Mỹ Và Việt Nam





TT. Thích Nhật Từ



(Giác Tâm Hỷ ghi chép từ bài giảng tại khóa tu Ngày An Lạc, Chùa Giác Ngộ, ngày 29/05/2016)



1. Nỗ lực khép lại quá khứ đau thương

Nhân dân Việt Nam đánh giá rất tích cực chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam của tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama từ 22-25/5/2016, vào thời điểm gần cuối nhiệm kỳ thứ hai của ông ở nhà Trắng. Dùng khái niệm “Cơn sốt Obama”, tôi muốn phân tích bài diễn văn của Tổng thống Obama tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, vào lúc 12 giờ 10 phút, ngày 24/5/2016.

Hiện nay, trên Internet có tối thiểu 4 bản dịch tiếng Việt từ bài phát biểu tiếng Anh của tổng thống Barack Obama, đã chạm tới trái tim người Việt Nam. Tôi sử dụng bản dịch do Văn phòng Thư ký Báo chí của Nhà Trắng công bố trên trang web của cơ quan này và bản dịch này cũng được Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đăng tải chính thức trên trang web của họ. Bài diễn văn 30 phút này vô cùng quan trọng, đánh dấu một bước ngoặt rất tích cực trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, vốn là hai cựu thù, giờ đây trở thành hai quốc gia có quan hệ hợp tác toàn diện.

Bắt đầu bài phát biểu, tổng thống Obama bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với nhân dân Việt Nam vì đã dành cho ông sự chào đón vô cùng thân thiện, nồng nhiệt nhất mà trong suốt gần 10 năm, với vai trò là tổng thống Hoa Kỳ, đã thăm chính thức trên dưới 50 quốc gia, lần đầu tiên ông cảm nhận sự đón chào đặc biệt này. Nhà lãnh đạo cao nhất của Hoa Kỳ thực sự cảm động về sự mến khách của dân tộc Việt Nam. Ông cũng bày tỏ sự biết ơn hơn 4000 người đã đến Trung tâm Hội nghị Quốc gia lắng nghe bài phát biểu của ông. Ông cũng cho rằng đất nước Việt Nam rất vĩ đại, có những người trẻ, năng động, đại diện cho thế hệ tiềm năng, niềm hy vọng của đất nước Việt Nam ở hiện tại và tương lai. Mô tả con người Việt Nam như thế không chỉ đơn thuần là cử chỉ ngoại giao, mà còn thể hiện lòng kính trọng thật sự của tổng thống Obama đối với đất nước và con người Việt Nam. Tổng thống Obama nói: “Trái tim tôi thực sự xúc động khi nhìn thấy những người dân Việt Nam đứng xếp hàng trên các con phố, tươi cười. Tôi cảm nhận được tình hữu nghị giữa hai dân tộc”.

Trong các đời tổng thống Hoa Kỳ, tổng thống Barack Obama được người Việt Nam đón chào nồng nhiệt nhất. Theo đánh giá của Phó an ninh Nhà Trắng tháp tùng Tổng thống Obama, ít nhất vài trăm ngàn người Việt Nam đã đứng kín trên vệ đường từ sân bay Tân Sơn Nhất trải qua các con đường mà đoàn xe của tổng thống Obma đi qua. Chúng ra rất khó tìm thấy cảnh tượng tương tự ở Hà Nội. Điều này gây nên đánh giá rất trái chiều từ những người khác quan điểm. Một số người nói rằng miền Nam trước năm 1975 theo ý thức hệ Hoa Kỳ. Trong 41 năm qua, người dân miền Nam chờ đợi, mong mỏi sự quay trở lại của Hoa Kỳ, vì thế họ đã đón chào tổng thống Hoa Kỳ nồng nhiệt. Ngay tại Hoa Kỳ chưa chắc tổng thống Barack Obama đã có được sự đón chào nồng nhiệt như vậy.

Chúng ta phải thừa nhận rằng lịch sử quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam có nhiều đau thương và nhiều uất hận lớn. Tổng thống Obama khẳng định: “Trải qua nhiều thế kỷ, vận mệnh của các bạn lại thường xuyên bị định đoạt bởi các thế lực bên ngoài. Mảnh đất thân thương này không phải lúc nào cũng là của các bạn”.

Đó là phát biểu chứa đựng sự thông cảm trước nỗi đau bị ngoại xâm và thôn tính bởi cường quốc mà đất nước và con người Việt Nam đã phải chịu đựng trong ba ngàn năm qua. Riêng Trung Quốc đã xâm lược và đô hộ Việt Nam hơn 60 lần. Bảy chục năm trở về trước, trung bình 150 năm Trung Quốc xâm lược Việt Nam một lần. Có lẽ trong lịch sử Trung Quốc, không có vị vua nào chưa từng cất quân xâm lược Việt Nam. Bảy mươi năm trở lại đây, tốc độ xâm lược của Trung Quốc tăng gấp 10 lần, cứ trung bình 15 năm Trung Quốc gây hấn với Việt Nam một lần. Những cuộc gây hấn gần đây mà phần lớn ai cũng biết là vào các năm 1958, 1974, 1979 và kéo dài tới suốt 10 năm sau đó với cuộc chiến khốc liệt ở 10 tỉnh phía Bắc. Việt Nam bị Pháp đô hộ gần 100 năm, bị phát xít Nhật thôn tính một thời gian ngắn. Cuộc nội chiến kéo dài suốt ba chục năm với máu đổ từng ngày giữa hai thế hệ chính trị cộng sản ở miền Bắc và tư bản ở miền Nam đã làm cho đất nước Việt Nam bị tàn phá, phân hóa và khổ đau.

Theo luật pháp quốc tế, con người Việt Nam phải là chủ nhân của đất nước Việt Nam. Song trên thực tế mảnh đất thân thương này đã có một quá trình lịch sử không thuộc về Việt Nam bởi sự xâm lăng, thôn tính chủ quyền của các cường quốc. Tổng thống Obama đã thừa nhận lịch sử đau thương đó với một sự cảm thông lớn.

Tổng thống Obama khẳng định: “Tôi không phải là tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến Việt Nam trong những năm gần đây”. Thật vậy, có 5 tổng thống Hoa Kỳ đã tới Việt Nam trong vòng sáu thập niên qua. Thứ nhất là tổng thống Lyndon B. Johnson, người đã tới Việt Nam vào ngày 12/5/1961, sau đó vào ngày 25/1/1966 và cuối cùng là ngày 23/12/1967 nhằm tham gia vào cuộc nội chiến Việt Nam gắn liền với bất đồng ý thức hệ giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản. Khi đó, nhiều nước tư bản cho rằng chủ nghĩa cộng sản đang được coi là mối đe dọa cho chủ nghĩa tư bản.



Richard Nixon (1913-1994) và Lyndon Johnson (1908-1973)

Tổng thống Hoa Kỳ thứ hai tới Việt Nam là Richard Nixon, ít nhất 7 lần trước khi làm tổng thống Hoa Kỳ. Lần thứ 8 cuối cùng, Nixon tới Việt Nam vào tháng 7/1969, trực tiếp điều hành cuộc chiến tranh giữa hai nước.

Hai vị tổng thống Hoa Kỳ nêu trên gắn liền với cuộc chiến tranh đau thương tại Việt Nam mà hệ quả của nó là hơn 40 năm qua nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, chỉ đến ngày 23/5/2016 cuộc chiến tranh lạnh mới thực sự được khép lại. Tuyên bố của tổng thống Obama về việc tháo dỡ hoàn toàn lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, đánh dấu một bước ngoặt ngoại giao quan trọng giữa hai nước. Nhắc đến hai vị thổng thống Johnson và Nixon, phần lớn người Việt Nam không thể có cảm tình, bởi cuộc chiến Việt Nam quá thảm khốc, gây nên mất mát và đau thương cho biết bao gia đình người Việt Nam.

Tổng thống Hoa Kỳ thứ 3 là Bill Clinton đến Việt Nam 5 lần. Đây là vị tổng thống Hoa Kỳ có công trong giai đoạn đầu thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam bằng quyết định cao thượng của mình. Đại diện phía Việt Nam lúc đó là nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt, một nhà lãnh đạo tài ba của Việt Nam thời hòa bình. Nhờ hai tấm lòng cao thượng này, quan hệ ngoại giao Việt Nam và Hoa Kỳ đã được xác lập lần đầu tiên vào ngày 3/7/1995.

Tổng thống Bill Clinton đã đến Việt Nam vào 17/11/2000, sau đó vào những năm 2006, 2010 và 2015, đánh dấu 20 năm quan hệ song phương giữa hai nước Hoa Kỳ - Việt Nam. Bản lĩnh của tổng thống Bill Clinton được thể hiện ở chỗ: một số vị cố vấn khuyên tổng thống Clinton đừng nên chạm vào vấn đề Việt Nam vì đây là nỗi khổ của trên 58 ngàn gia đình người Hoa Kỳ có con em bỏ mạng tại cuộc chiến Việt Nam. Việc thiết lập quan hệ với Việt Nam không có ích lợi gì cho Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ông Clinton không nghĩ như thế. Ông muốn lập lại quan hệ bình thường với Việt Nam, kết thúc cuộc chiến tranh lạnh, để nhân dân hai nước được gặp gỡ nhau, ôm nhau vào lòng, cùng nhau xây dựng và phát triển. Nhờ tổng thống Bill Clinton mà từ năm 1995 cho tới năm 2016 quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ mới thực sự trở lại bình thường.

Hóa giải hận thù là một tiến trình rất lâu dài, đối với Hoa Kỳ và Việt Nam là 41 năm. Hận thù phân hóa dân tộc giữa những người Việt Nam do bất đồng ý thức hệ chính trị, một bên là Việt Nam Cộng sản, một bên là Việt Nam Cộng hòa; một bên ở hải ngoại và một bên ở trong nước, có lẽ chưa thể kết thúc sau khi Hoa Kỳ tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Đó là một nỗi đau dân tộc.

Trong 4 lần thuyết giảng Phật pháp tại Hoa Kỳ từ năm 2004, mỗi lần trung bình 2 tháng rưỡi, hai lần thuyết pháp tại Úc châu, mỗi lần 2 tháng rưỡi, 3 lần thuyết pháp tại châu Âu cho cộng đồng người Việt, thuộc 11 giáo hội Phật giáo của Việt Nam ở nước ngoài, tôi cảm nhận rất rõ những hận thù giữa những người Việt Nam với nhau chỉ vì những bất đồng về ý thức hệ chính trị trước và sau năm 1975.

Tổng thống thứ 4 tới Việt Nam là George W Bush. Ông có mặt tại Việt Nam nhân sự kiện APEC vào những ngày 17-20/11/2006. Ông tham gia các diễn đàn APEC chính, ở đó ông đã đưa ra quyết định quan trọng của chính phủ Hoa Kỳ: cho phép Việt Nam được chính thức trở thành thành viên của WTO. Từ đó, cơ hội mở cửa cho Việt Nam bắt đầu được ló rạng như vầng thái dương xuất hiện vào buổi bình minh.

Ấn tượng của người Việt Nam về tổng thống Bush không lớn lắm, ông đến Việt Nam chỉ vì ông gắn kết với sự kiện APEC. Ngoài ra, không có những động thái gì quan trọng từ phía tổng thống Bush như nỗ lực của tổng thống Bill Clinton, tiền nhiệm của mình, hoặc như nỗ lực của tổng thống Obama, người kế nhiệm mình.



Ba Tổng thống Mỹ đến Việt Nam sau năm 1975: Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama

Tổng thống thứ 5 của Hoa Kỳ là Barack Obama đã tới Việt Nam vào các ngày 22-25/5/2016. Chuyến thăm của tổng thống Obama được xem là thành công lớn nhất, để lại những ấn tượng thân thiện nhất về hình ảnh của người đứng đầu cao nhất của Hoa Kỳ đối với đất nước và con người Việt Nam. Chúng ra rất khó có thể tìm thấy được một sự thân thiện nào của nhân dân Việt Nam đặc biệt hơn đối với tổng thống Barack Obama. Ngay cả tổng thống Bill Clinton, một người rất thân thiện, cởi mở, đã có những “nỗ lực hòa giải giai đoạn một”, cũng chưa nhận được sự đón chào nồng nhiệt của người Việt Nam trong nước, cũng như sự theo dõi đặc biệt của trên dưới 3 triệu người Việt Nam ở hải ngoại như lần này.

Tổng thống Barack Obama đã mang lại cho Việt Nam một cơ hội mở cửa hợp tác từ phía Hoa Kỳ và thế giới về phương diện chính trị, quốc phòng, kinh tế, giáo dục và nhiều phương diện khác. Bằng cách này, chính sách trục xoay sang châu Á của Hoa Kỳ do tổng thống Obama khởi xướng đã trở thành hiện thực tại Việt Nam. Đó là quyết định và chủ trương rất sáng suốt của vị tổng thống này.

Cuộc gây hấn của Trung Quốc đối với Việt Nam trong những năm trở lại đây là một rủi ro mà Việt Nam phải hứng chịu từ sự bành trướng bá quyền của Trung Quốc. Nhưng đó là một cơ hội “trong họa có phúc” để Việt Nam và Hoa Kỳ trở thành hai đối tác quan trọng và toàn diện như ngày hôm nay. Rủi ro nào cũng tạo cơ hội cho một điều tốt đẹp mới. Đó là cái nhìn tương tức “phiền não tức bồ đề” của đạo Phật.

Tổng thống Obama đã tự sự: “Tôi là tổng thống đầu tiên đã trưởng thành sau cuộc chiến giữa hai nước”. Vào thời điểm năm 1975, tổng thống Obama mới 13 tuổi. Ông đã tiếp xúc người Việt Nam tại thành phố Hawaii, nơi ông được sinh ra và lớn lên. Người Việt Nam tại Hawaii để lại trong ông ấn tượng rất tích cực, tốt đẹp về những sự thành đạt, thân thiện. Trong những năm làm tổng thống, ấn tượng đó tiếp tục tích cực được nuôi lớn trong ông.

Hai đứa con xinh xắn của ông cũng như rất nhiều người tới tham gia bữa tiệc do Việt Nam tổ chức đều là những người lớn lên khi hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ đã làm lành với nhau, đã bình thường hóa quan hệ với nhau. Vì thế họ không cảm nhận được nỗi đau giữa hai dân tộc trong thời chiến Việt Nam khốc liệt và trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Tổng thống Obama khẳng định: “Tôi đã ý thức về quá khứ, ý thức về những khó khăn của chúng ta, nhưng cũng hướng đến một tương lai thịnh vượng, an ninh và nhân phẩm mà chúng ta cùng nhau thúc đẩy”. Đó là cái nhìn ba chiều thời gian: thấy rõ quá khứ đau thương như là hậu quả của cuộc chiến, thấy rõ những nỗ lực đang diễn ra trong hiện tại là rất cần thiết và nhìn thấu được tương lai rất ngời sáng giữa hai đất nước và hai dân tộc.

Mạnh dạn thừa nhận quá khứ đau thương của hai quốc gia không phải là điều dễ dàng vì hai tổng thống tiền nhiệm của ông là Johnson và Nixon cho rằng vai trò lịch sử của họ là phải xóa sổ chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam. Họ coi chủ nghĩa cộng sản lớn mạnh ở Đông dương thông qua địa chính trị Việt Nam là mối đe dọa, vì vậy việc tham chiến tại Việt Nam thể hiện vai trò chính trị và trách nhiệm to lớn của Hoa Kỳ, đang khi miền Bắc Việt Nam cho rằng phải Nam tiến để xóa bỏ sự can thiệp của nước ngoài tại Việt Nam, giành lại độc lập chủ quyền dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ.

Thực ra, cuộc chiến tranh Việt Nam chỉ là một cuộc nội chiến, bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt về ý thức hệ chính trị. Giờ đây, sau mấy chục năm nhìn lại, chúng ta phải nhận thấy rằng đó là một cuộc chiến vô nghĩa, để lại quá nhiều các tổn thất của cả hai phía. Về phương diện này, Đông Đức và Tây Đức là bài học đáng được tham khảo. Rất tiếc là bài học nước Đức thống nhất không đổ máu này diễn ra sau khi Việt Nam được độc lập. Giá mà sự thống nhất nước Đức hoàn toàn không mất giọt máu được diễn ra trước năm 1975 thì Việt Nam đã có một ví dụ điển hình về hòa giải dân tộc để tham khảo.

Theo Phật giáo, xây dựng tinh thần hữu nghị ở hiện tại quyết định tương lai ngời sáng của chúng ta. Quá khứ phải khép lại, vì đau thương không xứng đáng để chúng ta lưu giữ hoài trong ký ức. Đức Phật dạy: “Quá khứ đã qua rồi, chỉ có pháp hiện tại. Chánh pháp chính là đây, không động không lung lay, vì thế nên tu học.” Đó là chủ trương “thiết thực hiện tại” của đức Phật. Các nguyên thủ của Hoa Kỳ và Việt Nam đã nhìn thấy quan điểm thiết thực hiện tại này nên đã nỗ lực cùng nhau khép lại rất thành công những đau thương của quá khứ hai nước

2. Lịch sử quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam

Có lẽ trong các bài diễn văn của các tổng thống Hoa Kỳ tại Việt Nam, bài diễn văn của tổng thống Barack Obama là sâu sắc nhất, gần gũi nhất, chạm đến trái tim của dân tộc Việt Nam nhất. Nội dung bài diễn văn đã trích dẫn văn hóa Việt Nam, thơ văn Việt Nam, lịch sử Việt Nam. Có lẽ không ông tổng thống Hoa Kỳ tiền nhiệm nào làm được như thế. Người ta phải ghi nhận công lao của chị Elizabeth Phú, 40 tuổi, cố vấn Hội đồng an ninh quốc gia của Nhà Trắng, đặc trách về Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra còn có Cody Keenan, 35 tuổi, người chấp bút chính cho các bài diễn văn của tổng thống Obama. Hai nhân vật này cùng nhau nghiên cứu lịch sử Việt Nam và tình hình quan hệ giữa hai nước, viết bài diễn văn rất xuất chúng của tổng thống Barack Obama.

Tổng thống Obama thừa nhận rằng cả hai nước đã lãng quên một sự kiện rất quan trọng, đó là hơn 200 năm trước đây, Thomas Jefferson, nhà lập quốc Hoa Kỳ đã đến Việt Nam trong chuyến du hành của ông và đã thưởng thức cái mà ông gọi là “gạo trắng thơm ngon và cho năng suất cao nhất” tại Việt Nam. Khi trở về Hoa Kỳ, qua những miêu tả của ông, những đoàn thương buôn Hoa Kỳ đã cập cảng Việt Nam, gián tiếp tạo ra mối quan hệ giữa hai nước trong hòa bình: mua gạo Việt Nam đem về phục vụ cho nhân dân Hoa Kỳ. Sự kiện lịch sử này không phải ai cũng biết. Thomas Jefferson mở đầu quan hệ ngoại giao giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam bằng con đường giao thương.

Tổng thống Obama đã kể lại một sự kiện không kém quan trọng khác. Vào thế chiến thứ 2, Hoa Kỳ đã giúp Việt Nam chống lại giặc ngoại xâm, ở đây là Pháp và Nhật. Sự kiện đó chúng ta không thể quên được. Nhờ sự giúp đỡ của Hoa Kỳ mà chủ nghĩa phát xít Nhật đã không thể tồn tại lâu dài ở Việt Nam. Hơn một triệu người Việt Nam đã bị chết do chủ nghĩa phát xít Nhật ở miền Bắc mà không có đài tưởng niệm, đang khi một trăm mấy chục ngàn người Nhật bị chết bởi hai quả bom nguyên tử của Hoa Kỳ tại hai thành phố Hiroshima và Nagasaki đã có công viên hòa bình, viện bảo tàng hòa bình và đài tưởng niệm rất trịnh trọng.



Công viên Hòa Bình (Hiroshima, Nhật) và Tượng đài Mỹ Lai (Quảng Ngãi, Việt Nam)

Kết thúc chuyến thăm tại Việt Nam, các ngày 25-26-27/5/2016, tổng thống Obama đã có mặt tại Nhật Bản, thăm viếng thành phố Hiroshima, nhưng tuyệt đối không nói lời xin lỗi đất nước này. Chúng ta phải thấy vai trò của Hoa Kỳ trong thế chiến thứ hai là góp phần cùng đồng minh kết thúc cuộc thế chiến do Đức-Ý-Nhật khởi xướng trên toàn cầu. Vai trò đó là rất lớn. Nếu không có sự tham gia của Hoa Kỳ thì các nước phát xít Đức-Ý-Nhật vẫn tiếp tục bành trướng trên toàn cầu, gieo rắc tang thương và chết chóc. Có đáng lên án là lên án “tử thần trên trời” dưới hình thức bom nguyên tử, đã dẫn đến cái chết tập thể của những người dân vô tội. Thực tình mà nói, nếu không có hai quả bom nguyên tử đau thương này thì Nhật đã không đầu hàng vô điều kiện 6 ngày sau đó. Chúng ta phải thấy rõ sự kiện đó để thấy được đóng góp to lớn của Hoa Kỳ trong việc chấm dứt thế chiến thứ 2, do Nhật gây ra ở châu Á. Tổng thống Obama đã chọn lập trường không nói lời xin lỗi với đất nước Nhật Bản. Thủ tướng và hoàng gia Nhật bản cũng không có kỳ vọng nhận lời xin lỗi vì họ thừa nhận rằng họ đã mang lại khổ đau cho châu Á, mà một trong những nạn nhân nặng nhất của chủ nghĩa phát xít Nhật tại châu Á là Việt Nam, với hơn 1 triệu người đã chết.

Tổng thống Obama nhắc lại rằng trong lúc giúp Việt Nam thoát khỏi giặc ngoại xâm Pháp và Nhật thì những chiếc máy bay của Hoa Kỳ đã bị bắn rơi. Người Việt Nam đã đến cứu các phi công Hoa Kỳ bị gặp nạn. Đó là cách ôn lại lịch sử rất khéo léo, để cho thấy trong quá khứ có ít nhất vài sự kiện rất thân thiện mà các đời tổng thống tiền nhiệm của tổng thống Obama đã quên đi, dẫn đến cuộc chiến Việt Nam rất đau thương trong suốt 3 thập niên.

Sự kiện thứ ba mà Obama dẫn chứng là vào ngày độc lập của Việt Nam 2-9-1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Các nguyên thủ Việt Nam trong những lần đến Hoa Kỳ đã nỗ lực thiết lập quan hệ bình thường với Hoa Kỳ, đều trích dẫn câu phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vốn trích từ Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ. Điều đó cho thấy các nguyên thủ của Việt Nam đã ý thức được vai trò của Hoa Kỳ, nếu Hoa Kỳ bật đèn xanh cho Việt Nam thì thế giới này không còn cô lập Việt Nam nữa. Vì cuộc nội chiến Việt Nam có sự tham gia của Hoa Kỳ đã khiến cho các tổng thống Hoa Kỳ tiền nhiệm không đủ mạnh dạn để làm như thế. Chiến tranh lạnh đã diễn ra hai chục năm từ 1975 đến 1995, Việt Nam bị bế quan tỏa cảng, nghèo cùng, lạc hậu chưa từng có trong lịch sử.

Trong bài diễn văn, tổng thống Obama đề cập tới nguyên nhân của sự đối đầu giữa hai nước như sau: “Sự đối đầu trong chiến tranh lạnh và nỗi lo sợ về chủ nghĩa cộng sản đã đẩy chúng ta tới xung đột”. Đây là sự thật rất cay đắng. Obama thừa nhận nỗi đau của chiến tranh gây ra và để lại bất hạnh lâu dài cho cả hai phía: “Chiến tranh, cho dù mục đích của mỗi bên có là gì đi chăng nữa, cũng chỉ đem lại đớn đau và bi kịch cho hai bên”. Chỉ có tổng thống Barack Obama nói mạnh dạn như thế. Tổng thống Bill Clinton cũng đưa ra thông điệp đó, nhưng không ấn tượng như những lời của tổng thống Obama. Các tổng thống Hoa Kỳ tiền nhiệm đã né tránh vấn đề Việt Nam vì coi đó là nỗi nhục của một siêu cường quốc, có công góp phần tạo ra hòa bình thế giới nhưng lại bị thảm bại trước một đất nước Việt Nam nhỏ bé, lạc hậu về kinh tế, thô sơ về vũ khí.

Chỉ có người với tấm lòng lớn mới dám đề cập những vấn đề mà rất nhiều người tránh né, không muốn nhắc đến. Chúng ta thấy cuộc chiến tranh Việt Nam mang lại tàn khốc, đổ máu, tang thương, phân hóa dân tộc vài thập niên, thậm chí có thể kéo dài vài thế kỷ. Chưa chắc vết thương chiến tranh đó có thể hàn gắn một cách trọn vẹn trong vài thập niên tới. Thiết lập quan hệ bình thường, toàn diện với Việt Nam chỉ là giai đoạn một, hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam còn vài thập niên ở phía trước để hàn gắn những vết thương tàn dư. Cũng giống như Hoa Kỳ và Nhật Bản đã nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh trong vòng 7 thập niên, vậy mà cho đến bây giờ vẫn còn những trục trặc, mặc dù hai bên đã trở thành đồng minh quân sự. Tổng thống Obama là người phá kỷ lục về bình thường hóa quan hệ với các nước có chiến tranh lạnh với Hoa Kỳ vì ông là tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến Nhật Bản sau năm 1945, tháo mở lệnh cấm vận đối với Cuba và có thể làm tương tự đối với Lào.

Chiến tranh lạnh tạo ra những hiềm khích giữa con người với con người là rất lớn, là rất khó vượt qua. Đạo Phật cho rằng không có gì là không làm được, không thể vượt qua, nếu chúng ta cùng nêu ra cam kết lớn, chí nguyện lớn, được dẫn dắt bởi lòng từ bi lớn và trí tuệ lớn. Tương tự, những hiểu lầm, oan trái, khúc mắc, hiềm khích giữa mình với người thân trong quan hệ vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh chị em, bà con làng xóm, đối tác…. cũng nên bắt chước các nguyên thủ quốc gia của Hoa Kỳ và Việt Nam để tháo mở và kết thúc, vì điều đó có lợi ích cho đôi bên.

Nỗi đau của cuộc chiến Việt Nam kéo theo sự bỏ mạng của 3 triệu người lính và dân thường ở cả hai phía Việt Nam Cộng sản và phía Việt Nam Cộng hòa. Các chiến sĩ chết một cách tức tưởi ở các chiến trường, mà hiện nay xác của nhiều người tội nghiệp đó vẫn còn bị mất tích, chưa tìm được. Về phía Hoa Kỳ, 58,315 người lính đã hy sinh. Cả hai bên Mỹ và Việt Nam vẫn đau đáu vì những người thân đã mất vĩnh viễn.

Năm 2005, lần đầu tiên sau 39 năm lưu vong, thiền sư Nhất Hạnh về Việt Nam. Năm 2007 trong chuyến về Việt Nam lần thứ hai, thiền sư Nhất Hạnh nỗ lực cùng lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thiết lập ba trai đàn chẩn tế ở miền Nam, miền Trung, miền Bắc. Lúc đó tôi là Phó Ban tổ chức của chuyến đi tại thành phố Hồ Chí Minh, thấy rất rõ những nỗ lực cao quý của thiền sư Nhất Hạnh trong việc hóa giải những hận thù, hiềm khích, những đau thương của thời hậu chiến. Cần nói thêm rằng trước năm 1966 ở Việt Nam, sau 1966 ở Hoa Kỳ và sau đó sang Pháp lập Làng Mai, thiền sư Nhất Hạnh không chủ trương cúng trai đàn chẩn tế và cũng không thực hiện những nghi thức cầu siêu. Việc lập trai đàn vào năm 2005 có mục đích xóa đi những hiềm khích của thế hệ con cháu của hai phía tham chiến tại Việt Nam, con cháu của những nạn nhân đã chết trong chiến tranh Việt Nam. Việc hóa giải hận thù đó rất ấn tượng. Những thành phần đại diện cho con cháu của hai phía đều có mặt trong chánh điện chùa Vĩnh Nghiêm lắng nghe ý nghĩa cầu siêu, ý nghĩa xóa bỏ hận thù, khép lại quá khứ, xây dựng tình thân, hướng tới tương lai tươi sáng cho cả hai bên.



Năm 2007, Thiền sư Nhất Hạnh tổ chức ba lễ Trai đàn Chẩn tế tại ba miền đất nước.

Cả người Việt lẫn người Hoa Kỳ đều phải thừa nhận nỗi đau và sự hy sinh của cả hai phía. Bên nào cũng nói mình là chính nghĩa và có lý do để tham gia cuộc chiến Việt Nam. Nguyên thủ nước Hoa Kỳ khi đó nghĩ rằng đất nước Việt Nam là mọi rợ, tàn ác; chủ nghĩa cộng sản đang giày xéo đất nước này, cho nên họ kêu gọi trên 58,000 thanh niên Hoa Kỳ thuộc nhiều chủng tộc khác nhau, vì lý tưởng tự do cho Việt Nam mà đến Việt Nam để sẵn sàng chết trong chiến trường Việt Nam. Cha mẹ và thân nhân của các chiến sĩ này dần dần nhận ra rằng cuộc chiến đó là vô nghĩa, chỉ vì bất đồng ý thức hệ chính trị của các nguyên thủ quốc gia. Họ bị đẩy vào các cuộc chiến và chết trong cuộc chiến. Vì thế các cuộc biểu tình đã nổ ra tại các thành phố lớn ở Hoa Kỳ nhằm kêu gọi hòa bình cho Việt Nam.

Năm 1966, thiền sư Nhất Hạnh được Tổng hội Phật giáo lúc đó biệt phái sang Hoa Kỳ kêu gọi hòa bình được thiết lập tại Việt Nam. Tác phẩm “Hoa sen trong biển lửa” của thiền sư Nhất Hạnh bằng tiếng Việt và bằng tiếng Anh đánh dấu nỗ lực to lớn, mà sau đó, mục sư Luther King đã đề cử thiền sư Nhất Hạnh nhận giải Nobel hòa bình năm 1968, mặc dù sự đề cử đó không thành công.

Chúng ta thấy, quan hệ chính trị, ngoại giao giữa Hoa Kỳ với Việt Nam như vừa nêu là một mối quan hệ rất phức tạp. Lúc đầu là bạn, sau năm 1945 là kẻ thù, và từ năm 1995, hai nước đang nỗ lực trở thành bạn của nhau. Đến ngày 24-5-2016, Hoa Kỳ và Việt Nam mới thật sự là bạn trọn vẹn.

Tổng thống Barack Obama đã thừa nhận sự tiến bộ của Việt Nam. Ông phát biểu như sau: “Hai thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã có những nỗ lực lớn lao.”Hoa Kỳ khi thiết lập bình thường hóa quan hệ với bất kỳ nước nào bao giờ cũng có những điều kiện tiên quyết, có lợi chính trị và tôn giáo cho họ và đương nhiên là cũng có lợi cho Việt Nam. Thừa nhận Việt Nam có tiến bộ to lớn, đổi mới về kinh tế, Hoa Kỳ đã bắt đầu thiết lập quan hệ hiệp thương để giúp cho nền kinh tế Việt Nam được tăng trưởng nhanh. Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong khu vực châu Á. Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình.

Sau 1975, Việt Nam nghèo cùng và khó khăn. Phần lớn thính giả trong khóa tu tại Chùa Giác Ngộ hôm nay là các Phật tử U40 tuổi trở lên, đều đã từng trải qua cái nghèo, cái khổ của Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh lạnh, do Hoa Kỳ cấm vận. Hoa Kỳ lúc đó là nước khổng lồ nhưng rất tệ bạc trong ứng xử, đã cấm vận Việt Nam. Theo đó, không nước nào trên thế giới giao thương, hợp tác với Việt Nam, đẩy Việt Nam vào tình thế nghèo khó chưa từng có trong lịch sử.

Tổng thống Obama thừa nhận rằng ở Hà Nội, Sài gòn và các thành phố lớn, các nhà tòa nhà chọc trời, các tòa nhà cao tầng đã xuất hiện, có nước sạch; trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái được đến trường. Trình độ biết chữ của Việt Nam cao hơn nhiều nước nghèo ở châu Á, châu Phi. Tất cả mọi chỉ số phát triển kinh tế, xã hội được tăng lên. Đó là nhờ tiến bộ của giai đoạn đầu mà nguyên tổng thống Bill Clinton và nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt đã xây dựng vào năm 1995. Chúng ta cần ghi nhận công đức của hai vị nguyên thủ này.

3. Đối thoại chân thành vì hòa bình

Ấn tượng nhất trong bài diễn văn, tổng thống Obama đã trích dẫn câu nói nổi tiếng của thiền sư Nhất Hạnh: “Bằng đối thoại chân thành, cả hai bên đều sẵn sàng thay đổi”. Điều đó được thiền sư Nhất Hạnh đề xuất trong tác phẩm “Hoa sen trong biển lửa” năm 1966 và chủ chương này của thiền sư Nhất Hạnh đã được nhất quán trong mấy chục năm làm đạo trên toàn cầu.

Sau năm 1975, ở miền Nam có xuất bản tác phẩm “Vạch mặt những con thò lò chính trị tại miền Nam Việt Nam” mà tác giả của nó là giáo sư Trần Văn Giàu, một nhà mác-xít vĩ đại nhất ở miền Nam Việt Nam. Trong tác phẩm đó, tác giả đã giành cho thiền sư Nhất Hạnh một chương gần 50 trang, nhiều gấp hai các nhân vật mà ông cho là con thò lò chính trị ở Việt Nam.

Năm 2005, trước chuyến về của thiền sư Nhất Hạnh, giáo sư Lê Mạnh Thát và tôi đã đến thăm GS. Trần Văn Giàu, thỉnh mời giáo sư đến nghe thiền sư Nhất Hạnh thuyết giảng để có thể hiểu và vượt qua những oan trái với nhau. GS. Trần Văn Giàu thừa nhận những nhận xét sai lầm của mình về thiền sư Nhất Hạnh, nhưng vì những lý do tế nhị và tuổi cao ông đã không thể đến dự các buổi thuyết giảng của thiền sư Nhất Hạnh. Ông dẫn chúng tôi xem từng lầu nhà của ông. Ở tầng trệt, ông thờ chủ tịch Hồ Chí Minh, lầu một ông thờ Lê-nin, lầu 2 ông thờ Các-mác, lầu 3 ông thờ Khổng Tử, và lầu cuối cùng, ông thờ đức Phật Thích Ca. Ông nói với chúng tôi rằng: “Hai thầy hãy tự đánh giá, tôi không cần giải thích”. Ở chừng mực nào đó, ông đã giải tỏa được những ngộ nhận của ông khi viết về thiền sư Nhất Hạnh trong tác phẩm nêu trên và ông bày tỏ lòng tôn kính đức Phật hơn các vĩ nhân khác.

Có giai đoạn, tại Việt Nam sau năm 1975 cho đến năm 1989, sách của thiền sư Nhất Hạnh bị cấm tại tất cả các thư viện trong nước, bị cấm đọc trong tất cả các chùa, mặc dù không bằng văn bản, chỉ vì một lý do duy nhất: thiền sư Nhất Hạnh kêu gọi đối thoại chân thành và kêu gọi thiết lập hòa bình bằng hòa đàm, đang khi lúc đó Hoa Kỳ và Việt Nam đều muốn giải quyết bất đồng ý thức hệ chính trị bằng chiến tranh.

Hòa đàm là chủ trương của Liên Hợp Quốc nhằm giải quyết các tranh chấp và bất đồng, rất phù hợp với thông điệp từ bi, trí tuệ và hòa bình của đức Phật Thích Ca. Lúc đó, Việt Nam cần thống nhất đất nước, chủ trương phản chiến của thiền sư Nhất Hạnh được GS. Trần Văn Giàu với tư cách là một nhà mác-xít cho rằng đó là đà cản nguy hại, cho nên phía cộng sản cho rằng thiền sư Nhất Hạnh là cánh tay nối dài của Hoa Kỳ, đang khi Hoa Kỳ cho rằng thiền sư Nhất Hạnh là cộng sản. Thiền sư Nhất Hạnh bị cả hai phía dồn vào thế phải lưu vong. Từ năm 1966 thiền sư Nhất Hạnh không được phép quay về Việt Nam. Sống ở Hoa Kỳ quá ngột ngạt, thiền sư Nhất Hạnh phải định cư tại Pháp, thành lập làng Mai.

Trích dẫn câu nói của thiền sư Nhất Hạnh trong bối cảnh chiến tranh đau thương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là vô cùng có ý nghĩa. Thiền sư Nhất Hạnh là người Việt Nam vĩ đại, nỗ lực kêu gọi hòa bình cho Việt Nam, bắt đầu từ đất nước Hoa Kỳ. Tổng thống Obama khẳng định: “Cuộc chiến chia rẽ chúng ra, nhưng lại trở thành nguồn cội để hàn gắn cho cả hai bên.” Đây là cái nhìn tương tức của Phật giáo: Trong bùn có hoa sen, trong nỗi khổ niềm đau có hạnh phúc, trong phiền não có bồ đề. Phải nói rằng đó là cái nhìn rất đạo Phật. Đó là cách tốt đẹp để Hoa Kỳ và Việt Nam dễ dàng khép lại quá khứ đau thương. Nếu không có cái nhìn tương tức đó, hai bên tiếp tục trở thành nạn nhân của nhau, chỉ chất chứa toàn hận thù.

Thông thường, chúng ta dễ nhớ lại những kỷ niệm đau buồn nhiều hơn những kỷ niệm đẹp về nhau trong mối quan hệ giữa các cá nhân, tập thể này với tập thể khác, liên minh này với liên minh. Cứ nghiêm túc đánh giá các mối quan hệ, chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta đã từng có những mối quan hệ tốt đẹp với nhau. Vì hiểu lầm, vì ứng xử tệ, vì những hành động thiếu khôn ngoan của một bên, hoặc cả hai bên, đã đẩy chúng ta vào tình thế khổ đau và chúng ta cần nỗ lực đúng cách để sớm khép lại và kết thúc chúng.

Tổng thống Obama đã nhắc đến những nỗ lực hàn gắn bằng đối thoại, từ đối thoại tiến đến những hành động rất cụ thể. Việt Nam đã giúp Hoa Kỳ tìm kiếm hài cốt của những chiến sĩ Hoa Kỳ bị chết và mất tích trong cuộc chiến Việt Nam. Phần lớn trong số 58000 binh sĩ Hoa Kỳ đã được về lại với quê hương và đoàn tụ với người thân của họ. Đó là việc làm mang tính hợp tác tích cực. Tổng thống Bill Clinton là người có công lớn nhất về việc truy tìm và hồi hương các hài cốt của lính Mỹ. Ông xắn ống quần lên, cùng với những người Việt Nam lội dưới bùn, vào rừng để tìm kiếm xác của những binh sĩ Hoa Kỳ. Theo luật Hoa Kỳ, nếu không có bằng chứng tử vong thì lính chết vẫn được xem là mất tích và chính phủ Hoa Kỳ phải trả lương cho gia đình họ hàng tháng. Cuộc chiến đã kết thúc mấy chục năm, nhưng chính phủ vẫn phải trả lương cho những người chưa tìm được xác. Đó là trách nhiệm đạo đức của chính phủ Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ là nước phần lớn theo Tin lành, một số khác theo Thiên chúa giáo, vốn không tin về kiếp sau, nhưng họ vẫn rất trân quý những tro cốt còn sót lại sau khi giám định ADN để bày tỏ lòng thương nhớ sâu sắc đối với những người đã khuất.

Người Việt Nam là nạn nhân của chiến tranh Việt Nam. Số lượng người Việt Nam chết là 3 triệu, đang khi hơn 58000 người Hoa Kỳ tử trận là con số rất nhỏ, so với tổn thất nhân mạng của Việt Nam. Việt Nam đã cao thượng bỏ qua hận thù, khép lại quá khứ. Hoa Kỳ đã hồi đáp lại ứng xử buông bỏ hận thù, bằng cách nỗ lực giúp Việt Nam tháo dỡ các bom mìn còn sót lại trên mảnh đất miền Nam. Hơn một thập niên trước, Hoa Kỳ cũng đã nỗ lực loại bỏ chất độc dioxin tại phi trường Đà Nẵng, tốn kém hàng chục triệu Mỹ kim. Phải tốn đến cả tỉ Mỹ kim mới có thể xóa sạch toàn bộ chất ddooojc dioxin trên chiến trường Việt Nam mà Hoa Kỳ đã thả trong những năm cuộc chiến tàn khốc nhất diễn ra trên đất nước Việt Nam.

Sắp tới, Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam tiêu hủy dioxin ở Biên Hòa. Cần có những giai đoạn, những bước đi cụ thể. Các chuyên gia đánh giá rằng phải mất 100 năm nữa, nỗ lực có bài bản này mới giúp Việt Nam tiêu sạch chất độc dioxin. Mấy trăm ngàn người Việt Nam đã chết bởi chất độc này, hiện nay mấy trăm ngàn người Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng của chất độc này qua các thế hệ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thậm chí có thể đến thế hệ thứ mười vẫn tiếp tục còn bị ảnh hưởng. Việc Hoa Kỳ thả xuống chiến trường Việt Nam các chất độc da cam là vô cùng tàn ác, vô cùng bất nhẫn.

Tổng thống Obama đã nhắc đến nhân vật nguyên là tù nhân chính trị của Hoa Kỳ tại Việt Nam lâu nhất. Đó là ngoại trưởng John Kerry. Ngoài các tổng thống Barack Obama và Bill Clinton, George Bush, thì John Kerry là người thứ tư có công trong việc bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Ông là người lái trực thăng và bị bắn rơi, bị bỏ tù, bị đánh đập tàn nhẫn trong trại giam tại miền Bắc. Nhưng rồi ông đã vượt qua chính mình, thông cảm với người Việt Nam. Ông cảm nhận được nỗi đau của mấy triệu người Việt Nam đã chết và Việt Nam cần phải độc lập đất nước. Quý trọng việc đó, thay vì hận thù như nhiều cựu chiến binh Hoa Kỳ, ông đã bày tỏ tình thương sâu đậm đối với Việt Nam bằng những nỗ lực vận động Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ John McCain có lần đến gặp đại tướng Võ Nguyên Giáp khi vị đại tướng này còn khỏe tại tư gia. Ông đã kêu gọi hai nước cần xóa đi hận thù. Hồi đáp lại, đại tướng Võ Nguyên Giáp phát biểu: “Hai nước không nên cứ là kẻ thù mà hãy là bạn của nhau”. Tất tiếc đại tướng Võ Nguyên Giáp không phải là nguyên thủ quốc gia, cho nên tiến trình xóa bỏ hận thù đó bị chậm đi. Cũng rất tiếc John McCain không phải là tổng thống Hoa Kỳ. Nếu McCain và Võ Nguyên Giáp là các nguyên thủ quốc gia thì việc bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã có thể diễn ra sớm hơn, chứ không phải là 41 năm sau chiến tranh lạnh. Dù sao, nỗ lực của hai vị này rất đáng trân trọng, như một đoạn đường quan trọng trong tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.



Hải quân Trung úy phi công John McCain (1967) và lời chia buồn (2013): “Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã qua đời – Là một chiến lược gia quân sự xuất sắc, ông đã từng nói với tôi rằng chúng ta là một “kẻ thù đáng kính trọng” tại Việt Nam”

Chúng ta không thể quên những đóng góp của các cựu chiến binh của Hoa Kỳ như John Kerry, John McCain, Bob Kerry và các cựu chiến binh khác đã nỗ lực giúp đỡ hai chính phủ hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng mối quan hệ hữu nghị mới. Đó là điều mà tổng thống Barack Obama gọi là “lòng quả cảm vươn đến hòa bình”. Yêu hòa bình, vận động hòa bình và bình thường hóa quan hệ là một bản lĩnh đầy tình thương và trí tuệ. Hướng đến hòa bình là một bản lĩnh, mà không phải ai cũng làm được. Chúng ta bị tắc nghẽn bởi hận thù, chúng ta bị tắc nghẽn bởi oan trái, bởi cái nhớ dai, nhớ dài, nhớ dở về khổ đau quá khứ. Chúng ta bị tắc nghẽn bởi dòng cảm xúc và ký ức tiêu cực của chúng ta đối với nỗi khổ niềm đau đã qua. Có bản lĩnh, mà nói theo đức Phật là có sức mạnh từ bi, có bản lĩnh lớn và trí tuệ lớn, sẽ giúp chúng ta khép lại khổ đau, vươn tới hạnh phúc, xây dựng hòa bình.

4. Hai cựu thù trở thành đối tác

Kể từ khi thiết lập quan hệ bình thường với Việt Nam vào tháng 7 năm 1995, chúng ta thấy thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã tăng mạnh. Tính đến thời điểm năm 1995, nhờ tổng thống Bill Clinton, thương mại giữa hai nước đã đạt được 200 triệu Mỹ kim. Hai mươi năm sau đó, vào năm 2015, thương mại giữa hai bên đạt được 43.5 tỉ Mỹ kim/ năm, một con số cực kỳ lớn. Bắt đầu từ năm 2016 này, thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam có thể tăng lên 50 tỉ,100 tỉ, 200 tỉ và có thể lớn hơn nữa trong tương lai. Điều này cực kỳ có lợi cho hai nước, chứ không chỉ có lợi cho Việt Nam, như Donald Trump đã nói một cách rất tiêu cực trong thời gian vận động làm ứng viên tổng thống Hoa Kỳ 2016.

Barack Obama đã nhắc tới những sự kiện học hỏi nhau rất khéo léo: “Sinh viên, học giả Việt Nam và Hoa Kỳ đã học hỏi lẫn nhau.” Thật ra, giáo dục Việt Nam còn lạc hậu. Nền giáo dục của Hoa Kỳ là đỉnh cao của thế giới. Ông Obama rất khiêm tốn, nói rằng Hoa Kỳ học hỏi ở Việt Nam, Việt Nam học hỏi ở Hoa Kỳ. Đó là sự tôn trọng độc lập chủ quyền Việt Nam về giáo dục. Trung Quốc ứng xử rất tệ bạc, giang hồ, ma mãnh đối với Việt Nam. Tổng thống Obama cũng thừa nhận rằng sinh viên Việt Nam đến Hoa Kỳ học đông nhất so với sinh viên của các nước Đông Nam Á. Việt Nam đã có lịch sử du học tại Hoa Kỳ trước giai đoạn nội chiến của Việt Nam. Nhờ du học ở Hoa Kỳ, nhiều nhân tài đã trở về phụng sự cho đất nước.

Năm 1995, cựu tổng thống Bill Clinton đã nhắc lại chuyện con của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Hoa Kỳ học, một sự kiện hiếm xảy ra ở các nước xã hội chủ nghĩa. Ông Nguyễn Tấn Dũng được xem là thủ tướng có tinh thần cởi mở, đứng sau nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt. Con rể của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là con trai của một quan chức cao cấp của Việt Nam Cộng hòa. Chuyện đó là tối kỵ về lý lịch trong đảng cộng sản. Đó là cách thiết lập quan hệ bình thường giữa hai nước và hai ý thức hệ chính trị bằng con đường hôn nhân. Xưa kia các vị vua khi muốn lập hòa bình với các lân bang thì thường thông qua con đường hôn nhân, gã công chúa đẹp nhất của nước mình cho quý quốc để thiết lập hòa bình. Việc đó không dễ làm dưới thể chế xã hội chủ nghĩa, nếu không có bản lĩnh lớn.

Tổng thống Barack Obama kêu gọi: “Trải qua bao nhiêu năm quan hệ căng thẳng giữa hai nước, nay đòi hỏi những nỗ lực rất to lớn, từ quan hệ đối tác chiến lược dẫn đến quan hệ đối tác toàn diện.” Thực ra theo Obama, đó chỉ là giai đoạn đầu và còn ít nhất là vài thập niên nữa, hai bên tiếp tục cải thiện quan hệ với nhau. Giống như Hoa Kỳ đã làm việc đó với Nhật Bản rất thành công. Những nỗ lực tích cực của các nguyên thủ hai nước theo Obama là khó có thể tưởng tượng được và sẽ trở thành tấm gương quý giá cho thế giới tham khảo: “Kinh nghiệm của chúng ta sẽ là bài học cho cả thế giới vào thời điểm mà nhiều cuộc xung đột vô cùng nan giải, dường như không có hồi kết. Chúng ta đã minh chứng rằng trái tim có thể thay đổi và rằng một tương lai khác sẽ đến nếu như chúng ta khước từ làm tù binh của quá khứ”. Đánh giá tích cực này chứa đựng tinh thần Phật học rất sâu.

Tổng thống Obama đã chia sẻ với các phóng viên của thế giới rằng đi đến đâu ông cũng mang một tượng Phật nhỏ ở bên mình. Một người theo đạo Tin lành mà mang tượng Phật theo bên mình không phải là chuyện lấy lòng đạo Phật. Đạo Phật có quyền hành về chính trị và kinh tế thế giới đâu mà lấy lòng? Quyền hành chính trị và kinh tế toàn cầu thuộc về Thiên chúa giáo, Tin lành giáo, Hồi giáo, chứ không phải Phật giáo. Tổng thống Obama nghiên cứu đức Phật, ông cảm kích trước minh triết sâu sắc của đức Phật về đạo đức, nhân đạo, xã hội và hòa bình thế giới. Khó có thể có nhà sáng lập tôn giáo nào có được tuệ giác sâu sắc tương tự như đức Phật Thích Ca. Obama học Phật giáo gián tiếp qua sách của thiền sư Nhất Hạnh. Ông mời đức Dalai Lama 14 tới nhà Trắng để trao các giải thưởng cao quý. Về phương diện này, ông còn vượt trội hơn cả tổng thống Bill Clinton và các tổng thống tiền nhiệm của ông. Đó là điều rất đặc biệt ở Obama.

Chiến tranh quá khứ đã làm cho chúng ta khổ đau nhiều lắm. Chính vì thế đức Phật dạy hãy khép quá khứ lại. Người muốn hạnh phúc phải sống trọn vẹn chánh niệm ở hiện tại. Ai hướng về quá khứ, người đó đang đốt chết hạnh phúc. Đừng dại dột biến chúng ta trở thành “tù binh của quá khứ” trong các cuộc chiến tranh lạnh giữa chúng ta và người khác.

Obama tiếp tục phát biểu về nỗ lực hàn gắn thành công của Hoa Kỳ và Việt Nam: “Chúng ta đã cho thấy hòa bình có thể tốt đẹp hơn chiến tranh như thế nào. Chúng ta đã minh chứng rằng tiến bộ và nhân phẩm chỉ có thể được thúc đấy tốt nhất qua hợp tác chứ không phải xung đột. Đó là những gì mà Việt Nam và Hoa Kỳ có thể minh chứng với thế giới này”. Đây là lời phát biểu rất sâu sắc. Trong các nước cựu thù thì có lẽ Việt Nam và Hoa Kỳ là ví dụ điển hình nhất. Cả hai đã thành công trong việc xóa bỏ hận thù.

Tổng thống Obama đề nghị hãy xem Hoa Kỳ và Việt Nam là bài học lịch sử về cách hóa giải hận thù giữa hai nước. Trong khi đó, hận thù giữa cộng đồng người Việt ở nước ngoài đối với chính thể trong nước vẫn chưa thể xóa được. Rất nhiều người ở hải ngoại tin rằng việc hóa giải hận thù đó khó có thể xảy ra. Bốn lần chúng tôi giảng ở Hoa Kỳ có các đề tài “Xóa bỏ hận thù”, “Không có kẻ thù”, “Chuyển hóa sân hận”, “Hóa giải oan trái”, “Kết thúc nội kết” v.v… được chép lại thành hai quyển sách với tựa đề “Chuyển hóa sân hận” và “Không có kẻ thù”. Các bài giảng trên đã khiến tôi bị chống đối rất kịch liệt ở Hoa Kỳ. Trong số các giảng sư tới Hoa Kỳ thuyết giảng, thiền sư Thanh Từ là người bị chống đối lớn nhất, kế đến là tôi. Tôi kêu gọi xóa bỏ quá khứ, xóa bỏ hận thù, xây dựng tình thân. Người ta ghép tôi vào tội không có thật: “Ông Thích Nhật Từ là cộng sản nòi, cộng sản nằm vùng, sang Hoa Kỳ làm việc tôn giáo vận, thực hiện nghị quyết 36 của chính phủ Việt Nam….” Thời điểm đó, tôi còn không biết Nghị quyết 36 đó là cái gì nữa.

Năm 2008, có 38 hội đoàn Việt Nam chống cộng cực đoan tại Hoa Kỳ đã cùng ký vào thông cáo báo chí chống tôi trên kênh truyền hình, trên các tờ nhật báo, tuần báo, nguyệt san của Việt Nam ở Hoa Kỳ, ở châu Âu, ở Úc, ở Canada. Về phương diện này, tôi bị chống đối mạnh hơn thiền sư Thanh Từ.

Nếu tìm kiếm trên mạng google, các vị có thể tìm thấy thông tin người ta bịa đặt tôi là “thiên tài của cộng sản, 14 tuổi chính thức trở thành đảng viên đảng cộng sản, đỗ cử nhân tin học ở tuổi 14, được nhà nước đưa đi du học để sau này về lãnh đạo Phật giáo trong nước, quản lý Phật giáo bằng chủ nghĩa cộng sản.” Đọc những dòng người ta tâng bốc bịp tôi mà thấy rùng rợn!

Hoa Kỳ và Việt Nam hai cựu thù trở thành đối tác là một hiện thực lịch sử. Chúng ta và người thân có những oan ức, bất đồng, bế tắc, là thuộc về nghiệp phàm của con người. Cái gì chúng ta tạo ra được, cái đó chúng ta chuyển hóa được. Hãy nên tin tưởng điều này để cam kết vượt qua oan trái và vươn lên hạnh phúc.

5. Các điểm cộng văn hóa của tổng thống Obama

Có ít nhất 9 điểm cộng văn hóa mà Barack Obama đã để lại trong bài diễn văn của ông. Về phương diện này, chưa từng có tổng thống Hoa Kỳ tiền nhiệm nào đã chạm đến văn hóa Việt Nam, trái tim Việt Nam, tình cảm Việt Nam mạnh mẽ như tổng thống Barack Obama.

Tổng thống Obama đã nêu ra dẫn chứng cụ thể: “Tôi đã đến thăm phố cổ Hà Nội, thưởng thức một vài món ngon đặc sắc của Việt Nam. Tôi đã ăn bún chả và uống bia Hà Nội”. Những từ “bún chả” và “bia Hà Nội”, Obama nói bằng tiếng Việt, tức là ông đã nghiên cứu văn hóa Việt Nam rất cụ thể. Buổi tối khi tổng thống Obama thưởng thức món bún chả ở quán bún chả Hà Nội là rất đặc biệt.

Ông khẳng định: “Tôi trân trọng những di sản văn hóa lâu đời của Việt Nam.” Ông nêu ra ví dụ về trống đồng Đông Sơn, vốn được xem là biểu tượng văn hóa Việt Nam sâu sắc nhất. Ông đề cập đến sông Hồng trên một ngàn tuổi ở miền Bắc. Ông khẳng định giá trị của những tấm lụa Việt Nam trên thế giới. Ông nói tới vai trò giáo dục của Văn Miếu ở Hà Nội. Đồng thời, ông cũng đề cập tới sự kiện người Việt Nam xuống đường biểu tình để kêu gọi chính quyền ở Hà Nội bảo vệ cây xanh.

Nói khác đi, bài diễn văn của tổng thống Obama đề cập tới nhiều sự kiện thời sự ở Việt Nam. Ông đề cập đến 36 phố phường Hà Nội trong tác phẩm của Tự lực văn đoàn, nói về một giai đoạn lịch sử của thời kỳ Pháp thuộc ở miền Bắc. Ông đề cao vai trò văn hóa của phố cổ Hội An và thành nội Huế. Kiến thức về văn hóa của Barack Obama là quá tuyệt vời. Ông nói tới những lời ca của nhạc sĩ Văn Cao và trích nguyên văn: “Từ đây người biết quê người, từ đây người biết thương người”. Đó là câu kêu gọi cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại biết thương người Việt Nam, biết thương quê hương Việt Nam, bớt đi hận thù.

Cách thương ở chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản có khác nhau. Có một giai đoạn, cộng sản độc quyền yêu nước và cho rằng chiến thắng 30/4/1975 là chiến thắng của cộng sản. Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã thay đổi tầm nhìn, ông gọi đó là “cuộc chiến thắng của chúng ta”. Trước đó chỉ có khái niệm “chiến thắng của chúng tôi”, mà “chúng tôi” được hiểu là cộng sản. “Chúng ta” được hiểu ở đây là toàn thể dân tộc. Chỉ cần thay đổi một khái niệm, chúng ta mở ra được một phương trời mới, xóa đi những mặc cảm của Việt Nam Cộng hòa. Đọc tác phẩm “Bên thắng cuộc” của nhà báo Huy Đức, chúng ta thấy được nhận thức về vấn đề đó trong suốt mấy chục năm trong thời kỳ chiến tranh lạnh.

Tổng thống Obama trích thơ Nguyễn Du. Ông đề cao triết lý yêu nước của Phan Chu Trinh. Ông nói về giá trị toán học của Ngô Bảo Châu. Từ lịch sử giai đoạn xa, tới thời sự giai đoạn gần, Obama đã chạm tới trái tim người Việt Nam.

Ông đề cao tinh thần bình đẳng giới vốn có từ thời bà Trưng, bà Triệu, mấy ngàn năm trước. Đó cũng là tinh thần độc lập chủ quyền của Việt Nam đối với Trung Quốc. Đây là ẩn ý của bức thông điệp mà tổng thống Hoa Kỳ Obama muốn gửi gắm và người Việt Nam phải xứng đáng làm như thế.

Ông trích nhạc Trịnh Công Sơn “Nối vòng tay lớn” để kêu gọi mở tấm lòng mình, hiểu thấu suốt trái tim, để nhìn thấu tình người trong mọi chúng ta. Về phương diện này, Obama đã trở thành nhà hoằng pháp, một nhà tôn giáo, chứ không chỉ đơn thuần là một nhà chính trị. Đó là điều rất đáng trân trọng mà chúng tôi tạm gọi là “điểm cộng về văn hóa” trong bài diễn văn của tổng thống Barack Obama.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng phải thừa nhận có một “điểm trừ” về phương diện văn hóa trong chuyến thăm của tổng thống Obama tại Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh có một ngàn sáu trăm năm mươi mấy ngôi chùa. Cố vấn chính trị và an ninh của Obama đã đề xuất ngôi chùa Ngọc Hoàng (Ngọc Hoàng điện), vốn là ngôi chùa Trung Quốc, có tuổi thọ 100 năm tại Quận Nhất để thăm viếng, đang khi toàn bộ tinh thần diễn văn của Obama là kêu gọi sự tôn trọng Việt Nam, văn hóa Việt Nam, văn học Việt Nam, lịch sử Việt Nam, chủ quyền Việt Nam. Như một cọng rác vẫn bị bỏ sót, chuyến viếng thăm ngôi chùa Ngọc Hoàng của người Hoa của tổng thống Obama tại TP.HCM là “lạc đề văn hóa Việt Nam”. Có lẽ các nhà cố vấn chính trị của Obama đã không phân biệt được đâu là chùa Trung Quốc, đâu là chùa Việt Nam. Rất nhiều ngôi chùa Việt Nam có bảng hiệu bằng tiếng Trung Quốc, câu đối bằng tiếng Trung Quốc, cho nên nhìn chùa Trung Quốc họ tưởng là chùa Việt Nam. Đó là điều đáng tiếc nhất.



Tổng thống Barack Obama viếng thăm Chùa Phước Hải (đền Ngọc Hoàng cũ) trong dịp ghé lại Sài Gòn ngày 24-5-2016

Năm ngày trước chuyến viếng thăm của tổng thống Obama, lịch trình thăm viếng chi tiết được phía chính phủ Hoa Kỳ gửi cho Việt Nam. Giáo hội Phật giáo Việt Nam không hài lòng với việc thăm chùa Ngọc Hoàng, có góp ý với chính quyền, nhưng chính quyền cho rằng cần tôn trọng quyết định của chính phủ Hoa Kỳ. Tổng thống Obama thăm chùa Ngọc Hoàng đã dấy nên cơn bão truyền thông rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam là bạc nhược. Thực ra, Giáo hội Phật giáo Việt Nam không có quyền hạn gì trong vấn đề này. Quyết định địa điểm tham quan của tổng thống Obama thuộc về chính quyền Hoa Kỳ.



(1) Chùa Vĩnh Nghiêm - (2) Chùa Xá Lợi

Trên con đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, chúng ta có chùa Vĩnh Nghiêm to lớn, hoặc Thiền viện Quảng Đức vốn là Trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hoặc ở đường Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, chúng ta có chùa Xá Lợi, một ngôi chùa lịch sử rất quan trọng. Các ngôi chùa này về vai trò lịch sử, quan trọng hơn chùa Ngọc Hoàng. Chùa Ngọc Hoàng về bản chất là chùa của Lão giáo, về sau, trở thành ngôi chùa dung hợp giữa Lão giáo và Nho giáo của Trung Quốc tại TP.HCM. Gần đây khi trụ trì là một tu sĩ Phật giáo, chùa mới thờ phượng thêm tượng Phật Thích Ca và các vị Bồ-tát. Điện Ngọc Hoàng có nghĩa đen là đền thờ Thượng Đế, trong đó có các vị thần của Trung Quốc, chẳng có thần nào của Việt Nam.

Có lẽ khi biết điều này thì tổng thống Obama sẽ rất lấy làm tiếc về mục đích chuyến thăm Việt Nam, vốn gửi thông điệp hạn chế sự bành trướng của Trung Quốc, nhưng rốt cuộc ông lại đi thăm nhằm ngôi chùa Trung Quốc. Điều này quả là một nghịch lý. Chúng ta hãy coi đây là một sự cố về văn hóa, tạo ra “điểm trừ về văn hóa” của chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Obama.

6. Hợp tác vì lợi ích chung.

Trong bài diễn văn của mình, tổng thống Obama đề cập tới các loại hình hợp tác, dẫn tới sự bình thường hóa quan hệ toàn diện giữa hai nước: hợp tác về kinh tế, hợp tác về đảm bảo an ninh, hợp tác về bảo vệ môi trường, đồng thời, đề cao nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp.

a) Về hợp tác kinh tế

Tổng thống Obama đề cập tới nền kinh tế toàn cầu và đề cao vai trò của Việt Nam trên thương trường toàn cầu. Về nền kinh tế trí thức, Obama đề cao trí tuệ Việt Nam, kêu gọi người Việt Nam phải tự lập suy nghĩ, trao đổi ý tưởng để hướng tới những sáng tạo mới lạ, độc lập. Ông nhắc đến một tình huống rất thú vị, đó là trong thời kỳ chiến tranh, lính Hoa Kỳ tới Việt Nam mang theo súng ống, giết chóc, gây đau thương. Trong thời kỳ hòa bình, tổ chức Peace Corps, tổ chức hòa bình của Hoa Kỳ, bao gồm những người lính, sẽ tới Việt Nam dạy tiếng Anh để thiết lập tình hữu nghị giữa hai nước. Đó là một sự thay thế rất tích cực, mà Phật giáo thường gọi là “chuyển nghiệp”.

Ngoài ra, một tin vui khác là vào mùa thu năm 2016, trường đại học Fulbright Việt Nam sẽ được thành lập tại TP.HCM. Đây là trường đại học phi lợi nhuận, độc lập và theo chương trình giáo dục của Hoa Kỳ để sinh viên Việt Nam không phải tốn tiền sang Hoa Kỳ nhưng vẫn có thể tiếp nhận nền giáo dục chất lượng cao của thế giới tại ngay đất nước mình. Hàng năm, người Việt Nam trong nước bỏ ra tới vài chục tỉ Mỹ kim để cho con em đi học và du lịch Hoa Kỳ. Bằng 1/10 số tiền đó, nếu những người giàu Việt Nam nối kết nhau, cùng xây dựng một trường đại học đẳng cấp thế giới, mời các giáo sư hàng đầu thế giới về dạy thì chúng ta sẽ có một nền giáo dục ở Việt Nam giỏi ngang bằng với Hoa Kỳ trong tương lai. Rất tiếc là người Việt Nam chúng ta không đoàn kết được như thế!

Chúng ta đã bị chảy máu chất xám ra hải ngoại, chúng ta bị chảy máu kinh tế ra hải ngoại. Số tiền mà người Việt hải ngoại gửi về trong nước lên tới hàng tỉ Mỹ kim. Số tiền người Việt Nam đi du học và du lịch ở Hoa Kỳ cũng không nhỏ chút nào. Đó là mâu thuẫn nội tại lớn. Sự khai trương của trường học Fulbright Việt Nam sẽ mở ra phương trời giáo dục mới cho Việt Nam. Tổng thống Obama đã thấy được giá trị của nền giáo dục tiên tiến tại Việt Nam nên đã kêu gọi chúng ta đầu tư cơ sở giáo dục đẳng cấp thế giới tại Việt Nam, bắt đầu tại TP.HCM.

Tổng thống Obama đề cập tới việc nỗ lực giúp Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là cơ hội giúp Việt Nam tiến bộ về nhiều phương diện, hưởng lợi từ nhiều quan hệ rộng rãi đối với nhiều nước trên thế giới. Việt Nam sẽ bớt phụ thuộc vào bất kỳ đối tác độc tôn nào, chẳng hạn Trung Quốc. Hiện nay, 1% nhập siêu của Trung Quốc tại Việt Nam bằng 28.9% nhập siêu của Việt Nam trên toàn cầu. Chúng ta bị lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc quá nhiều.

Với tư cách thành viên TPP, Việt Nam sẽ thu hút vốn đầu tư của thế giới. Việt Nam sẽ bán nhiều sản phẩm ra thế giới. Việt Nam sẽ bảo vệ được công nhân của mình và trên nền tảng đó, Việt Nam sẽ thúc đẩy sự phát triển nhân quyền để hướng tới một chủ nghĩa pháp quyền đúng nghĩa. Việt Nam sẽ loại trừ được chứng bệnh tham nhũng. Việt Nam sẽ đề cao được quyền sở hữu trí tuệ. Việt Nam sẽ tốt hơn nữa trong việc bảo vệ môi trường để từ đó dẫn đến sự phát triển nền kinh tế và bảo đảm được an ninh quốc gia của Việt Nam.

Đó là những ý nghĩa và giá trị lớn lao của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ giúp Việt Nam trở thành một trong những thành viên của Hiệp định này, trong khi Trung Quốc “thèm chảy nước miếng” mà không được.

b) Về hợp tác an ninh

Ngày 23-5-2016, tổng thống Barack Obama tuyên bố tháo bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Đây là minh chứng về việc bình thường hóa quan hệ toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Với niềm vui lớn đó, thủ tướng Nguyễn Sinh Phúc rất tế nhị tuyên bố với các hãng thông tấn thế giới rằng Việt Nam không quân sự hóa biển Đông, không chạy đua vũ khí ở biển Đông. Đây là cách ứng xử khéo léo của nước Việt Nam đối với nước láng giềng có nhiều tham vọng bành trướng bá quyền. Chủ trương khéo léo này có thể giúp Việt Nam gìn giữ được hòa bình lâu dài.

Hợp tác an ninh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam chắc chắn sẽ có trong tương lai. Tôi dự đoán rằng trong vòng một hai thập niên tới Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ trở thành liên minh quân sự như Hoa Kỳ đã từng làm với Nhật Bản.

Cảng Cam Ranh là tầm ngắm mà Hoa Kỳ muốn được Việt Nam ưu tiên dành cho, vì trước năm 1975 Hoa Kỳ đã từng đặt căn cứ quân sự tại đây. Khi hai bên tháo mở được những dị biệt và bớt đi những sự can thiệp của Nga và những tác động tiêu cực của Trung Quốc, sự thiết lập quan hệ quân sự sẽ làm cho Việt Nam trở thành liên minh của Hoa Kỳ, lúc đó những cường quốc mới nổi như Trung Quốc muốn ăn hiếp Việt Nam cũng không dễ dàng gì.

c) Về hợp tác bảo vệ môi trường

Liên quan tới lĩnh vực hợp tác về môi trường, tổng thống Barack Obama đã đề cập tới cuộc chiến tranh chống lại sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu mà Việt Nam đã cam kết thực hiện theo tinh thần của tuyên bố Paris.

Tổng thống Obama đã nói tới vẻ đẹp của hành tinh, vẻ đẹp của Việt Nam, sức khỏe của Việt Nam, đang lúc ấy, chúng ta cần đề cao sự phát triển bền vững. Ông nhắc tới kỳ quan thiên nhiên vịnh Hạ Long ở tỉnh Quảng Ninh và hang động Sơn Đồng ở tỉnh Quảng Bình cần phải được giữ gìn cho thế hệ con cháu của Việt Nam và trên toàn thế giới. Ông đề cập tới việc nước biển dâng lên, đe dọa các bờ biển và giao thông đường thủy vốn là huyết mạch của cuộc sống nông dân Việt Nam. Sự quan tâm này rất sâu sát, thiết thực.

Mặc dù không đề cập trực tiếp đến thảm họa môi trường cá chết ở bốn tỉnh Bắc Trung Bộ gồm Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Huế, vốn khiến cho nhiều người Việt Nam công phẫn, xuống đường biểu tình ba lần, tổng thống Obama đề cập tới việc cần giúp những người dân mưu sinh bằng nghề cá. Đồng thời, ông kêu gọi sự làm quen với tính thích ứng và cần đem lại nhiều năng lượng sạch đến những khu vực huyết mạch của miền Nam như đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của thế giới mà chúng ta cần đến, nhằm đảm bảo lương thực cho những thế hệ sau này.

Tổng thống Obama đã quan tâm đến văn hóa Việt Nam, bản chất nông nghiệp Việt Nam một cách lịch lãm nêu trên, khi thiết lập quan hệ toàn diện với Việt Nam. Điều này làm cho người Việt Nam rất cảm động.

Ông kết luận “Chúng ta phải góp phần hình thành môi trường quốc tế tại Việt Nam theo hướng tích cực,”tức là quốc tế hóa Việt Nam để tạo Việt Nam trở nên đẳng cấp đặc biệt.

Đồng thời, tổng thống Obama cũng nhấn mạnh rằng sự phát triển nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận… rõ ràng không đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa cộng sản. Đây là lần đầu tiên một tổng thống Hoa Kỳ phát biểu tại Việt Nam, nói rất lịch sự, nói rất khéo léo, nói rất dễ nghe. Điều đó sẽ thúc đẩy những cải cách tích cực của Việt Nam ở hiện tại và trong tương lai.

7. Tôn trọng chân lý cơ bản: Chủ quyền của Việt Nam

Tổng thống Obama đã đề cập đến chân lý cơ bản, gồm trước nhất là chủ quyền của Việt Nam, thứ hai là giải quyết tranh chấp về chủ quyền và thứ ba là những chứng minh rất cụ thể, đề cao chủ quyền độc lập của Việt Nam.

Tổng thống Obama nêu ra một ẩn dụ: “Giống như cây tre, tinh thần bất khuất của người Việt Nam đã được đúc kết qua áng thơ của Lý Thường Kiệt: “Sông núi nước Nam, vua Nam ở. Rành rành định phận ở sách trời”. Nguyên thủ của Hoa Kỳ trích dẫn tuyên ngôn độc lập của Lý Thường Kiệt khẳng định rằng ông ủng hộ Việt Nam trong việc lên án Trung Quốc xâm lăng biển Đông một cách rất bành trướng và ngang ngược. Obama nhắc Trung Quốc một cách khéo léo, cần tôn trọng chủ quyền của Việt Nam: “Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Không có bất kỳ quốc gia nào khác có thể áp đặt ý chí hay định đoạt vận mệnh của các bạn”. Đó là sự tôn trọng chủ quyền Việt Nam, mà Trung Quốc không thể lấy tư cách nước lớn hòng ức hiếp Việt Nam.

Cộng đồng Việt Nam trên toàn cầu phải ghi nhớ: Chỉ có người Việt Nam mới định đoạt được vận mệnh của người Việt Nam, chứ không phải là tổng thống Hoa Kỳ. Ngay cả khái niệm chuyển luân thánh vươngđược đức Phật đề cập trong kinh cũng không thể định đoạt được số phận của người Việt Nam, thay vì phải bằng trí tuệ và sức mạnh của người Việt Nam. Cầu viện và dựa dẫm vào các quốc gia khác không phải là giải pháp cho các vấn nạn mà Việt Nam đang gặp phải. Cần đầu tư và phát triển nội lực Việt Nam về mọi phương diện. Việt Nam cần mở rộng hợp tác song phương và đa phương với các nước về mọi phương diện nhưng không lệ thuộc vào nước ngoài.

Đức Phật dạy trong kinh Chuyển pháp luân rằng phải thừa nhận bế tắc, truy tìm nguyên nhân, trải nghiệm hạnh phúc niết-bàn và giải quyết bế tắc bằng bát chánh đạo. Chúng ta phải tự làm. Người khác chỉ giúp đỡ, hỗ trợ chứ không giải quyết tất cả cho chúng ta. Cho tới bây giờ, vẫn còn rất nhiều người Việt Nam nghĩ rằng phải nhờ các tác động từ bên ngoài theo một cách thức nào đó thì mọi thứ ở Việt Nam mới được tốt. Đó là cách nghĩ một chiều. Tổng thống Barack Obama của Hoa Kỳ đã không thừa nhận cách giải quyết vấn đề một chiều là đúng: “Không có bất kỳ quốc gia nào khác có thể áp đặt ý chí hay định đoạt vận mệnh của các bạn”.

Tổng thống Obama kêu gọi các nước lớn cần tôn trọng chủ quyền của các nước nhỏ, vì các nước vốn bình đẳng: “Các quốc gia đều có chủ quyền, bất luận quốc gia đó lớn hay nhỏ, chủ quyền của họ phải được tôn trọng. Lãnh thổ của họ không nên bị xâm phạm. Các quốc gia lớn không nên bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn.” Khái niệm “quốc gia lớn” rõ ràng ám chỉ Trung Quốc, vốn có thói quen bắt nạt Việt Nam và một số nước khác trong khu vực, nhằm độc chiếm biển Đông. Không chỉ tổng thống Obama, nhiều nhà chính trị khác rất khôn khéo, không cần nêu đích danh Trung Quốc, nhưng trong bối cảnh độc chiếm biển Đông, bất chấp luật pháp thế giới, ai cũng hiểu rằng “nước lớn bắt nạt các nước nhỏ” là Trung Quốc, chứ không phải là nước nào khác.

Đề cập đến vấn đề giải quyết tranh chấp, Obama nói: “Các tranh chấp nên được giải quyết một cách hòa bình.” Đây là chủ trương của Việt Nam trong nhiều năm qua. Nhiều người hăng máu kêu gọi Việt Nam khởi chiến với Trung Quốc. Trên thực tế, khởi chiến với Trung Quốc vào giai đoạn này không phải dễ. Nhiều lần trong quá khứ, Việt Nam thắng Trung Quốc trong các cuộc chiến vệ quốc vì đường biển quá dài, không có trạm tiếp viện cho Trung Quốc dọc theo đường biển. Từ năm 1974, Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa, một trạm dừng quân sự khá lợi hại của Trung Quốc đối với Việt Nam yêu chuộng hòa bình.

Hiện nay về khí tài thì Trung Quốc chỉ thua Hoa Kỳ, Nga, Đức, Pháp, chưa chắc thua bất cứ một quốc gia nào còn lại. Nếu cuộc chiến vệ quốc xảy ra thì chúng ta tiếp tục bị đau thương, cho nên các nguyên thủ Việt Nam hiện nay phải khéo léo, chọn cách nhượng bộ, dùng lời lẽ nhẹ nhàng, kêu gọi Trung Quốc tôn trọng hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, luật biển 1982 để giải quyết tranh chấp mà không gây nên sự thương vong nào cho các bên có liên quan. 3000 năm lịch sử với hơn 60 lần ngoại xâm của Trung Quốc là quá đủ cho Việt Nam rồi. Việt Nam yêu chuộng hòa bình, không cần thêm một chiến tranh nào nữa.

Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ cho Việt Nam bằng sự hiện diện của họ tại biển Đông, nhằm hạn chế sự bành trướng và bắt nạt của Trung Quốc: “Chúng tôi sát cánh cùng với Việt Nam để bảo vệ các nguyên tắc cốt lõi như quyền tự do hàng hải và hàng không và thương mại hợp pháp, không bị cản trở, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, thông qua các công cụ pháp lý, theo luật pháp quốc tế.” Đây là cách Hoa Kỳ nhắc nhở khéo đối với Trung Quốc rằng không nên tiếp tục ức hiếp các nước nhỏ, trong đó có Việt Nam.

Tổng thống Obama đề cập đến tự do hàng hải tại biển Đông, quyết không để biển Đông bị độc chiếm vào tay Trung Quốc: “Hoa Kỳ sẽ đưa tàu bay và tàu thuyền tới bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép và chúng tôi sẽ yêu cầu tất cả các quốc gia thực hiện việc làm tương tự như vậy.” Trong thời gian qua, chúng ta thấy máy bay Hoa Kỳ và tàu Hoa Kỳ có mặt tự do ở biển Đông, thể hiện quyền tự do hàng hải được luật pháp quốc tế cho phép. Trung Quốc lên tiếng nói rằng Hoa Kỳ xâm phạm, nhưng Hoa Kỳ bất chấp sự lên tiếng vô lý này. Thực tế, Trung Quốc mới là nước xâm phạm hải phận của các nước nhỏ trong khu vực, vẽ ra con đường lưỡi bò hoang tưởng để nhằm độc chiếm biển Đông, gây bất ổn an ninh khu vực, đồng thời, tạo ra nhiều tổn thất quyền lợi cho Việt Nam, Philippines, Malaysia v.v…

Cuối cùng, tổng thống Obama nói rằng tương lai của Việt Nam sẽ được quyết định bởi chính quyền và chính con người Việt Nam: “Mỗi đất nước có con đường riêng của mình. Hai quốc gia chúng ta có những điểm khác biệt, hệ thống chính trị khác biệt và văn hóa khác biệt.” Đây là sự thừa nhận dị biệt chính trị và văn hóa giữa các nước, mà không phải dễ gì các quốc gia siêu cường khác có được quan điểm tương tự như Hoa Kỳ hiện nay. Đó là một khẳng định rất tốt đẹp cho Việt Nam, theo đó, áp lực từ phía bên ngoài sẽ giảm đi, mọi người cần phải nhìn lại để nỗ lực giúp cho Việt Nam ngày càng phát triển theo cách trở thành một “quốc gia của dân, do dân và vì dân.”

8. Giấc mơ Mỹ và giấc mơ Việt Nam

Cuối cùng, tôi muốn nói đến giấc mơ Mỹ và giấc mơ Việt Nam. Tổng thống Barack Obama rất lạc quan về tương lai quan hệ giữa hai nước Mỹ - Việt, khi khẳng định rằng: “Chúng ta đã vượt qua”, gồm vượt qua hận thù, vượt qua chiến tranh lạnh, vượt qua hiềm khích, vượt qua đau thương, vượt qua sự tù binh của quá khứ. Hoa Kỳ và Việt Nam từ nay xây dựng tình hữu nghị để cùng nhau phát triển, vốn là khát vọng chung của hai dân tộc.

Đừng nghĩ rằng “chúng ta đã vượt qua” là chuyện của các nguyên thủ quốc gia. Đây đồng thời là chuyện của hai dân tộc Hoa Kỳ và Việt Nam. Các nguyên thủ độc tôn, độc tài thì thích phát biểu rằng đây là quyền của tôi, tôi muốn nước tôi đi theo hướng nào thì nó phải đi theo hướng đó. Trong thời đại toàn cầu hóa và dân chủ hóa này, chúng ta phải hiểu tất cả mọi thứ là vì dân tộc thì mới tồn tại bền vững được.

Đề cập đến giấc mơ Mỹ và Việt Nam một cách bình đẳng, tổng thống Obama đã trích dẫn câu nói của một người Việt Nam có mặt trong ngày ông đọc diễn văn tại Trung tâm hội nghị quốc gia: “Ơn Chúa, tôi đã thực hiện được giấc mơ Mỹ. Tôi rất tự hào là người Hoa Kỳ, nhưng tôi cũng rất tự hào là người Việt Nam”.

Đó là phát biểu của một người Mỹ gốc Việt. Vì là người theo đạo Thiên chúa, nên ông tin rằng nhờ ơn Chúa ông đã có thể vượt biên thành công, đang khi một phần tư số người vượt biên khác phải làm mồi cho cá trong khoảng thời gian từ năm 1975 cho tới năm 1989. Gần 4 triệu người Việt Nam có mặt trên toàn cầu hiện nay được hiểu là có khoảng 1 triệu người Việt Nam đã bị chết dưới biển, trong thời gian vượt biên. Ông Việt kiều đã tự hào ông là người Hoa Kỳ, ông đã biến giấc mơ đến Mỹ, thành công dân Mỹ trở thành hiện thực.

Giấc mơ Mỹ là giấc mơ lớn lắm, có nhiều nội hàm. Mục sư Martin Luther King, Jr., đã có bài phát biểu đi vào lịch sử về chủ đề “I Have a Dream” (Tôi có một giấc mơ). Về sau, giấc mơ đó đã được định nghĩa là “the dream of America”, giấc mơ Mỹ. Giấc mơ Mỹ là giấc mơ rất lớn. Rất nhiều người thất bại vì giấc mơ Mỹ. Rất nhiều người chết cho giấc mơ Mỹ đó. Cũng có rất nhiều người được hạnh phúc bởi giấc mơ Mỹ đó. Cái gì cũng có tính đa chiều, đừng nên nhìn một chiều.

Nhưng khi nhìn lại chính mình, nhìn lại gốc rễ văn hóa của mình, ông Việt kiều phải thừa nhận nghiêm túc rằng: “Tôi rất hãnh diện, tự hào là người Việt Nam.” Đó không chỉ là giấc mơ Việt Nam mà còn là một hiện thực Việt Nam, thuần chất Việt Nam. Đây là cách yêu nước qua việc giữ gìn gốc rễ văn hóa Việt Nam. Thật đáng trân trọng.

Chối bỏ căn rễ văn hóa của mình là một nỗi sỉ nhục. Có lần, theo các phương tiện truyền thông trong nước, một vị giám mục của Thiên Chúa giáo đã phát biểu: “Tôi rất xấu hổ khi cầm hộ chiếu Việt Nam”. Đây là một phát biểu “điểm trừ” rất lớn. Khi chối bỏ căn rễ văn hóa của mình thì người khác sẽ không bao giờ tôn trọng chúng ta được. Chúng ta phải xóa bỏ mặc cảm tự ti dân tộc. Chúng ta phải bỏ đi sự lệ thuộc vào ngoại quốc. Chúng ta phải đề cao chất xám Việt Nam. Chúng ta phải nỗ lực đóng góp cho Việt Nam giàu mạnh. Đừng để cho hiện tượng chảy máu chất xám, chảy máu kinh tế Việt Nam ra nước ngoài tiếp tục xảy ra trong tương lai.

Hai giấc mơ Mỹ và giấc mơ Việt Nam đã từng tồn tại nhiều năm. Giấc mơ Mỹ mới có lịch sử hơn 200 năm. Giấc mơ Việt Nam có đến 4000 năm văn hiến. Đừng vì giấc mơ Mỹ mà chúng ta bỏ giấc mơ Việt Nam. Đừng vì giấc mơ của bất cứ nước nào mà chúng ta bỏ giấc mơ Việt Nam. Nói rộng hơn, đừng vì giấc mơ nào mà chúng ta bỏ quên hiện thực ở kiếp sống hiện tại này. Cuộc sống là hiện tại, bây giờ và tại đây.

Tổng thống Barack Obama đã nói đến hệ quy chiếu của giấc mơ ở chính mỗi con người: “Tài năng của bạn, con đường của bạn, những giấc mơ của bạn”. Việt Nam đã có đủ mọi nhân tố để phát triển. Obama đề cao giấc mơ Việt Nam. Tại sao không?

Hoa Kỳ lập quốc từ con số zero, từ không trở thành có, có từ giấc mơ rồi trở thành hiện thực, trở thành đỉnh cao của thế giới như hiện nay. Việt Nam chúng ta có bốn ngàn năm lịch sử, thuộc loại là ông bà của Hoa Kỳ về niên đại lập quốc, tại sao với bốn ngàn năm văn hiến chúng ta không có quyền mơ giấc mơ Việt Nam, xây dựng đất nước Việt Nam trên giấc mơ cao đẹp đó. Đó là điều chúng ta có thể làm được. Không nên chối bỏ giấc mơ và hiện thực Việt Nam.

Tổng thống Obama tiếp khẳng định là bạn đồng hành của Việt Nam trong lúc biến giấc mơ thành hiện thực: “Khi bạn theo đuổi tương lai mà bạn muốn, tôi muốn bạn biết rằng Hoa Kỳ sẽ ở đó, bên bạn như là đối tác của bạn và là bạn của bạn”. Ở đây, Obama xác định rằng Hoa Kỳ không can thiệp vào chuyện nội bộ của Việt Nam mà trở thành người đồng hành, giúp Việt Nam có được giấc mơ Việt Nam, để sau này khi thế giới nghe tới giấc mơ Việt Nam, người ta phải thèm muốn, quyết nỗ lực học hỏi theo và đạt được. Người bạn quý, người bạn tốt phải là người bạn giúp ta trở thành chính chúng ta, gây dựng nên những giá trị mà chúng ta có, chứ không biến chúng ta trở thành người bị lệ thuộc vào họ, dựa dẫm và mất tự chủ.

Tổng thống Obama xác định rất chính xác và ấn tượng: “Vận mệnh của bạn nằm trong tay của bạn. Đây là thời điểm của bạn.” Thời điểm của Việt Nam đã đến rồi. Những người Việt Nam trong nước và nước ngoài phải đề cao thời điểm đó, nắm lấy thời cơ đó, phải có trách nhiệm lịch sử, trách nhiệm đạo đức về thời điểm này, để cùng chung xây dựng giấc mơ Việt Nam, cho một tương lai Việt Nam mà theo tổng thống Obama qua việc trích dẫn câu truyện Kiều của Nguyễn Du:

“Rằng trăm năm cũng từ đây,
Của tin gọi một chút này làm ghi”.

Trích dẫn hai câu thơ Kiều trong bối cảnh bình thường hóa quan hệ Việt-Hoa Kỳ là việc làm quá sâu sắc của tổng thống Obama. Chưa chắc gì người Việt Nam đã chọn được hai câu thơ sâu sắc như thế cho sự kiện lịch sử trọng đại này. Hãy trải nghiệm giấc mơ của chúng ta bằng sự cam kết: “Rằng trăm năm cũng từ đây/ Của tin gọi một chút này làm ghi”!

TT. Thích Nhật Từ

Kim Thanh Mai- giá 750k




Kim Thanh Mai- giá 750k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

Khế Nhật- giá 400k-





Khế Nhật- giá 400k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh

https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/

Hàng về Ban Mê Thuộc ( Vy)


https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/

Linh sam SH- giá 200k-



Linh sam SH- giá 200k- ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/