" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015
Dự thảo Luật Báo chí bảo hộ mạnh mẽ cho cơ quan báo chí, nhà báo
Dự thảo Luật Báo chí đang được Quốc hội thảo luận lần này bảo hộ mạnh mẽ cho cơ quan báo chí, nhà báo. Cụ thể như báo chí có quyền tiếp cận thông tin, báo chí không bị kiểm duyệt, có quyền bảo vệ nguồn tin, bảo vệ trong tác nghiệp...
Hôm nay (14.11), Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận tổ về dự án Luật báo chí (sửa đổi và bổ sung). Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đã dành cho chúng tôi một cuộc trao đổi xung quanh dự luật đang được trình lên Quốc hội trong kỳ họp này.
- Xin Thứ trưởng cho biết một số điểm mới trong Dự án Luật Báo chí hiện đang được thảo luận tại kỳ họp Quốc hội lần này?
- Thứ trưởng Trương Minh Tuấn: Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi bổ sung) trình lên Quốc hội lần này nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của việc phát triển báo chí; đáp ứng yêu cầu của Hiến pháp năm 2013 về quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin mà Luật Báo chí năm 1999 không còn phù hợp, thiếu tính khả thi. Có rất nhiều điểm mới trong Luật Báo chí đang được thảo luận tại Quốc hội, nhưng tôi chỉ nói chung, tinh thần của dự luật này là tiến bộ. Đây là kênh hợp pháp, có hệ thống và trật tự cho việc phát triển của báo chí theo nhu cầu xã hội thông tin.
- Thưa Thứ trưởng, những tiến bộ trong Dự án Luật báo chí mà Thứ trưởng vừa đề cập đó sẽ mang lại lợi ích cụ thể gì?
- Thứ trưởng Trương Minh Tuấn: Dự thảo Luật Báo chí đang được Quốc hội thảo luận lần này bảo hộ mạnh mẽ cho cơ quan báo chí, nhà báo. Cụ thể như báo chí có quyền tiếp cận thông tin, báo chí không bị kiểm duyệt, có quyền bảo vệ nguồn tin, bảo vệ trong tác nghiệp, một số loại hình báo chí và cơ quan báo chí được liên kết… Đối tượng hưởng lợi khác là người đọc sẽ được thụ hưởng thông tin đa dạng hơn, phong phú hơn, được quyền phản biện trên báo chí… Ở tầm vĩ mô hơn, báo chí hiện nay có sự ảnh hưởng rất quan trọng nên việc mở rộng quyền sẽ mang lại nhiều lợi ích khác trong việc xây dựng một xã hội nhân văn, dân chủ, đóng góp nhiều cho lợi ích dân tộc và phát triển đất nước.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
- Lâu nay một số vấn đề chưa có trong luật như việc liên kết nhưng đã được các cơ quan báo chí thực hiện nhờ những văn bản dưới luật, xin Thứ trưởng cho biết khi được đưa vào luật thì có gì khác nhau không?
- Thứ trưởng Trương Minh Tuấn: Khác nhau là nó được chính thức công nhận. Liên kết sản xuất nội dung trước đây thực hiện với báo nói, báo hình và nay sẽ có thêm báo điện tử. Tôi khẳng định xã hội hoá là chủ trương đúng, mang lại nhiều nguồn lợi cho cơ quan báo chí và Nhà nước. Chủ trương này được khuyến khích và tạo điều kiện trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nó đã bộc lộ vấn đề xung đột lợi ích cần phải điều chỉnh, nhất là đối với báo hình. Ngoài một số chương trình làm phong phú thêm nội dung, hữu ích với cộng đồng, nhiều chương trình khác đơn vị liên kết chỉ chạy theo lợi nhuận, thiếu trách nhiệm xã hội. Khán giả và báo chí đã từng kêu ca việc suốt ngày bị xem phim Trung Quốc, phim Hàn Quốc, những phiên bản games show nhảm nhí, vong bản… Luật cho phép liên kết những cũng tăng cường trách nhiệm đối với cơ quan báo chí thực hiện liên kết.
- Với tư cách là đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước, Thứ trưởng có gửi gắm gì với các cơ quan báo chí, nhà báo khi dự án Luật Báo chí (sửa đổi bổ sung) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua?
- Thứ trưởng Trương Minh Tuấn: Tôi hy vọng Luật Báo chí khi được thông qua sẽ là nền tảng cho sự phát triển báo chí mạnh mẽ trong thời gian tới. Báo chí Việt Nam sẽ bắt kịp xu hướng thời đại, đóng góp nhiều cho xã hội.
Đây là dự án luật quan trọng, ảnh hưởng đến quyền lợi thiết thực đối với cơ quan báo chí và nhà báo nên trong thời gian Quốc hội thảo luận, xem xét thông qua, các cơ quan báo chí tiếp tục phân tích góp ý theo tinh thần khoa học, phản biện và mang tính xây dựng. Trong thời gian thực hiện dự án xây dựng Luật Báo chí này, chúng tôi đã mở rộng toàn diện các kênh góp ý cho bản dự thảo. Quyền lợi luôn đi với nghĩa vụ và trách nhiệm, vì thế các cơ quan báo chí cần phải tăng cường trách nhiệm, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong thời gian tới. Tôi cũng hy vọng tình trạng lạm quyền như báo chí thay mặt toà án kết tội, xâm phạm đời tư, gây tổn hại danh dự tổ chức, cá nhân… là những nhóm vi phạm chính hiện nay sẽ bị xoá bỏ trong thời gian tới. Cơ quan báo chí hoạt động dựa vào Luật Báo chí sẽ có những phương thức ứng xử văn minh và tránh sử dụng những phương thức “rừng rú” như tình trạng lạm quyền hiện nay.
- Xin cảm ơn Thứ trưởng!
T.Anh
VỀ TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA CỦA PHONG TRÀO DÂN CHỦ VIỆT NAM
Tôi quan ngại sâu sắc về trình độ văn hóa của phong trào dân chủ Việt Nam. Việc nó giống phong trào dân chửi hơn phong trào dân chủ thì nhiều người đã nói rồi, không cần nhắc thêm nữa. Văn hóa đấu đá nội bộ, bòn rút công quỹ, chat sex, lừa tình và đánh ghen của phong trào thì cũng đã quen thuộc. Giờ sẽ bàn về thị hiếu sách vở, cùng gu âm nhạc và thẩm mỹ của các nhà đấu tranh.
Các nhà dân chủ Việt Nam đang đọc gì? Mấy năm gần đây, có hai cuốn sách được cả phong trào săn đón, truyền tay, tụng ca và tôn sùng như kinh thánh. Đầu tiên, phải kể đến cuốn "Bên Thắng Cuộc". Khi cuốn sách này ra mắt, nhiều nhà hoạt động tai to mặt lớn đã vỗ đùi đen đét rồi viết trên mạng: "Ai chưa đọc Bên Thắng Cuộc thì chưa thể coi là thức tỉnh!", "Phải làm sao cho mọi người Việt Nam đều được đọc Bên Thắng Cuộc!", "Chưa đọc Bên Thắng Cuộc thì chưa biết Việt Nam!". Trong mọi cuộc gặp gỡ, người ta hỏi nhau "đã đọc bên thắng cuộc chưa" như một câu chào. Nhìn cảnh này, ta không khỏi nghĩ rằng Bên Thắng Cuộc là một kiệt tác hội tụ toàn sự thật và chân lý.
Nhưng thực tế ngược lại. Bên Thắng Cuộc, khách quan mà nói, chỉ là một cuốn hồi ký kèm ghi chép đồn đại về những chuyện thâm cung bí sử trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam. Các nhà hoạt động chống Cộng coi truyện thâm cung bí sử của đảng Cộng sản là ngọn nguồn thức tỉnh, là cuốn sách mà mọi người Việt Nam phải đọc, đó đã là một chuyện hết sức buồn cười. Nhưng càng buồn cười hơn, khi cuốn hồi ký này được viết không khách quan cho lắm. Nhìn nội dung sách và tiến trình hoạt động của Huy Đức mấy năm gần đây, ai cũng hiểu Bên Thắng Cuộc chẳng khác gì cuốn phúc âm mà một người phe Võ Văn Kiệt viết ra để vừa rửa tội, vừa tâng bốc ông này và phe này. Tính toán chính trị của Huy Đức và phe cánh đứng đằng sau đã quá lộ liễu. Vậy mà phong trào dân chủ vẫn võ đùi hét lên "Sự thật đây rồi!", rồi tôn thờ nó là "cuốn sách mà mọi người Việt Nam đều phải đọc", thì chỉ có thể có ba trường hợp.
Thứ nhất, là đa số các nhà dân chủ quá gà và dốt, không biết gì về chính trị, nên dễ dàng bị Huy Đức dắt mũi kéo đi.
Thứ hai, là nhiều nhà dân chủ chiếu trên hoặc bị mua chuộc, hoặc là chân gỗ do phe Võ Văn Kiệt cài vào để giật dây phong trào.
Thứ ba, là các nhà dân chủ biết nhưng cứ giả đò không biết.
Bên Thắng Cuộc có phản ánh sự thực không, họ không quan tâm, họ chỉ cần biết rằng cuốn sách này cho họ cái cớ để chửi rủa và bêu xấu Cộng sản.
Trường hợp đầu tiên buộc chúng ta phải kết luận rằng các nhà dân chủ Việt Nam ngu như bò, chỉ đọc toàn những văn hóa phẩm hạng bét, nên mới gặp Bên Thắng Cuộc đã vội thờ như thánh kinh.
Trong trường hợp thứ hai, chúng ta nên đổi tên phong trào dân chủ Việt Nam thành Đoàn Thanh niên Dân chủ Võ Văn Kiệt cho đúng thực tế. Và để cho đúng thực tế, cuốn Bên Thắng Cuộc cũng nên đổi tên thành Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện, hoặc Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Võ Chủ Tịch.
Trong trường hợp thứ ba, ta đành phải kết luận rằng các nhà dân chủ Việt Nam bất chấp thủ đoạn, phong trào dân chủ Việt Nam khinh rẻ sự thật và tri thức. Loại người này chuyên lấp liếm sự thật và bóp méo lịch sử để củng cố quyền lực. Và thực tế cho thấy dù còn lâu mới nắm được quyền bính, các nhà dân chủ Việt Nam đã thường lấp liếm sự thật và bóp méo lịch sử như một thói quen.
Kinh thánh thứ hai của phong trào dân chủ là cuốn Từ Dân Chủ Đến Độc Tài. Cuốn này được viết bởi một vị có cả rổ liên hệ với CIA, dựa trên lời cố vấn của một cựu sĩ quan quân đội Mỹ. Tên sách là Từ Dân Chủ Đến Độc Tài, nhưng nói một cách khách quan thì đây là sách dạy lật đổ. Nội dung chính của sách là những kỹ thuật sách động đám đông, điều khiển đám đông, và lật đổ chính quyền bằng đám đông. Ai hiểu cuốn sách, sẽ thấy những kỹ thuật này dùng để lật đổ chính quyền nào cũng được, bất kể dân chủ hay độc tài. Còn việc xây dựng một thể chế dân chủ phức tạp ra sao, thì không thấy sách phân tích mấy.
Theo tôi, những vị tôn thờ cuốn sách này nên đổi tên nó thành Từ Lật Đổ Đến Lật Đổ, hoặc để cho gọn ghẽ hơn, thành Đường Kách Mệnh.
Cá nhân tôi tin rằng so với cuốn Từ Lật Đổ Đến Lật Đổ, thì bộ sách về lý thuyết chuyển đổi chế độ mà ông Quang A đang dịch và quảng bá nhiều lần đáng đọc hơn. Nó tương đối khách quan, đa chiều và hữu dụng cho tiến trình thay đổi của đất nước. Trong khi đó, Từ Lật Đổ Đến Lật Đổ của Gene Sharp chỉ đơn thuần là một sách dạy kỹ thuật phá hoại và đóng kịch để giành chính danh. Nó dạy người Việt Nam trở thành một công cụ của Mỹ hơn là một tác nhân mang lại đổi thay tích cực và lâu dài cho đất nước.
Nếu phong trào dân chủ vẫn coi cuốn này là thánh kinh, thì ta đành kết luận rằng các nhà dân chủ Việt Nam chỉ có trình độ văn hóa của những con người công cụ.
Trong bộ bí kíp cướp chính quyền mang tên "Từ Độc Tài Đến Dân Chủ", Gene Sharp có đề cập đến việc sử dụng âm nhạc đường phố để tập hợp, sách động và điều khiển đám đông. Rập khuôn lời dạy của đức thánh hiền, phong trào dân chủ Việt Nam quyết tâm nặn ra bằng được một nghệ sĩ đường phố. Vị này, người trong phong trào đều đã quen tên: Tạ Trí Hải.
Nhưng tôi e rằng ông Hải không phải là nghệ sĩ đường phố, mà là người hát rong.
Thứ nhất, ông Hải không có kĩ năng chơi nhạc của một người nghệ sĩ thực sự. Thẳng thắn và khách quan mà nói thì ông chơi dở như hạch, không thể thưởng thức, nghe chỉ tổ hại lỗ tai. Ngay đến một yêu cầu tối thiểu là không chơi sai nốt nhạc, ông Hải cũng chưa thể làm. Vậy thì sao có thể tự phong là một nghệ sĩ?
Thêm nữa, trên mọi vỉa hè của thế giới, có lẽ chẳng có "nghệ sĩ đường phố" nào lại lạm dụng loa, và bật loa to khủng khiếp như ông Hải. So tiếng saxophone trên vỉa hè Paris với tiếng loa inh ỏi của ông Hải ở một góc hồ Hoàn Kiếm, đố ai không thừa nhận ông Hải không giống nghệ sĩ đường phố, mà giống một gã đẩy xe hàng hát rong. Tôi chẳng mong ông Hải đấu tranh cho tự do dân chủ nhân quyền, tôi chỉ ước ông đấu tranh chống ô nhiễm tiếng ồn ở Hà Nội.
Thứ hai, công việc của nghệ sĩ đường phố là mang cái đẹp đến cho mọi người. Trong những bản nhạc mà ông Hải hay chơi, tôi chưa từng thấy bài nào có giai điệu đẹp. Hơn nữa, ông Hải cũng không chơi nhạc vì cái đẹp. Theo lời quảng cáo của các nhà dân chủ Việt Nam và lời thừa nhận của chính ông Hải, thì ông chơi nhạc vì mục đích chính trị, âm nhạc chỉ là công cụ để phục vụ lí tưởng chính trị của ông. Trên điểm này, ông Hải không giống một nghệ sĩ đường phố, mà giống một cái loa tuyên truyền gào thét trên vỉa hè.
Thứ ba, người nghệ sĩ đích thực phải tạo ra cái mới. Ông Hải không sáng tác được, thì chỉ là một nhạc công chưa thạo việc thôi, không nên tự phong là một nghệ sĩ thực thụ.
Bởi vậy, thay vì nói rằng phong trào dân chủ Việt Nam có một nghệ sĩ đường phố, ta phải nói rằng nó có một cái loa tuyên truyền hát rong.
Ngoài ra, tôi thấy ông Hải không hề nổi tiếng nhờ tài năng nghệ thuật của mình. Thẳng thắn với nhau đi, chắc bạn cũng thầm cho rằng ông này nổi tiếng nhờ ăn ảnh. Hôm nọ ông Quang A thách chính quyền Việt Nam, thì giờ tôi xin học theo mà thách ông Hải. Tôi thách ông Hải cạo râu nhẵn nhụi và vĩnh viễn không đội cái mũ cao bồi của ông. Nếu chẳng còn ai chú ý đến ông sau khi ông mất râu và mũ, thì hẳn là người ta thích ông không phải vì tài năng nghệ thuật, mà chỉ vì ông có mũ đẹp dâu dài rồi. Ô hô, nghệ sĩ đường phố đích thực của phong trào dân chủ Việt Nam không phải con người, mà chỉ là một bộ râu và một cái mũ!
Chỉ như vậy mà hội này, đoàn nọ xúm xít khen hay, rồi phong làm "tiếng đàn yêu nước của dân tộc", thì gu thẩm mỹ âm nhạc của phong trào dân chủ Việt Nam quả thực đáng sợ.
Thật vậy, trong những "bài hát yêu nước" mà phong trào tua đi tua lại mỗi lần hội họp, như "Việt Nam tôi đâu" và "Triệu con tim", cả tính nghệ thuật lẫn cái đẹp đều tuyệt đối vắng bóng. Chúng là những giai điệu và ca từ kinh khủng, được chơi bằng lối hòa âm kinh khủng và giọng hát kinh khủng. So những bài hát này với vài ca khúc đỉnh cao trong kho tàng nhạc thời chiến của đảng Cộng sản, như "Người Hà Nội", "Hướng về Hà Nội", "Trường ca sông Lô" hoặc "Mùa xuân đầu tiên", ta lập tức hiểu rằng trình độ văn hóa của phong trào chống Cộng Việt Nam hẵng còn kém xa Cộng sản.
Nhưng bài hát mà các "biểu tình viên" tua đi tua lại nhiều nhất lại là một bài thơ Tố Hữu: "Dậy mà đi".
Nhưng thôi, cũng chẳng trách làm gì, vì chuyện này có lẽ họ không biết.
[Nhà Dân Chủ]
Trường hợp đầu tiên buộc chúng ta phải kết luận rằng các nhà dân chủ Việt Nam ngu như bò, chỉ đọc toàn những văn hóa phẩm hạng bét, nên mới gặp Bên Thắng Cuộc đã vội thờ như thánh kinh.
Trong trường hợp thứ hai, chúng ta nên đổi tên phong trào dân chủ Việt Nam thành Đoàn Thanh niên Dân chủ Võ Văn Kiệt cho đúng thực tế. Và để cho đúng thực tế, cuốn Bên Thắng Cuộc cũng nên đổi tên thành Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện, hoặc Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Võ Chủ Tịch.
Trong trường hợp thứ ba, ta đành phải kết luận rằng các nhà dân chủ Việt Nam bất chấp thủ đoạn, phong trào dân chủ Việt Nam khinh rẻ sự thật và tri thức. Loại người này chuyên lấp liếm sự thật và bóp méo lịch sử để củng cố quyền lực. Và thực tế cho thấy dù còn lâu mới nắm được quyền bính, các nhà dân chủ Việt Nam đã thường lấp liếm sự thật và bóp méo lịch sử như một thói quen.
Kinh thánh thứ hai của phong trào dân chủ là cuốn Từ Dân Chủ Đến Độc Tài. Cuốn này được viết bởi một vị có cả rổ liên hệ với CIA, dựa trên lời cố vấn của một cựu sĩ quan quân đội Mỹ. Tên sách là Từ Dân Chủ Đến Độc Tài, nhưng nói một cách khách quan thì đây là sách dạy lật đổ. Nội dung chính của sách là những kỹ thuật sách động đám đông, điều khiển đám đông, và lật đổ chính quyền bằng đám đông. Ai hiểu cuốn sách, sẽ thấy những kỹ thuật này dùng để lật đổ chính quyền nào cũng được, bất kể dân chủ hay độc tài. Còn việc xây dựng một thể chế dân chủ phức tạp ra sao, thì không thấy sách phân tích mấy.
Theo tôi, những vị tôn thờ cuốn sách này nên đổi tên nó thành Từ Lật Đổ Đến Lật Đổ, hoặc để cho gọn ghẽ hơn, thành Đường Kách Mệnh.
Cá nhân tôi tin rằng so với cuốn Từ Lật Đổ Đến Lật Đổ, thì bộ sách về lý thuyết chuyển đổi chế độ mà ông Quang A đang dịch và quảng bá nhiều lần đáng đọc hơn. Nó tương đối khách quan, đa chiều và hữu dụng cho tiến trình thay đổi của đất nước. Trong khi đó, Từ Lật Đổ Đến Lật Đổ của Gene Sharp chỉ đơn thuần là một sách dạy kỹ thuật phá hoại và đóng kịch để giành chính danh. Nó dạy người Việt Nam trở thành một công cụ của Mỹ hơn là một tác nhân mang lại đổi thay tích cực và lâu dài cho đất nước.
Nếu phong trào dân chủ vẫn coi cuốn này là thánh kinh, thì ta đành kết luận rằng các nhà dân chủ Việt Nam chỉ có trình độ văn hóa của những con người công cụ.
Trong bộ bí kíp cướp chính quyền mang tên "Từ Độc Tài Đến Dân Chủ", Gene Sharp có đề cập đến việc sử dụng âm nhạc đường phố để tập hợp, sách động và điều khiển đám đông. Rập khuôn lời dạy của đức thánh hiền, phong trào dân chủ Việt Nam quyết tâm nặn ra bằng được một nghệ sĩ đường phố. Vị này, người trong phong trào đều đã quen tên: Tạ Trí Hải.
Nhưng tôi e rằng ông Hải không phải là nghệ sĩ đường phố, mà là người hát rong.
Thứ nhất, ông Hải không có kĩ năng chơi nhạc của một người nghệ sĩ thực sự. Thẳng thắn và khách quan mà nói thì ông chơi dở như hạch, không thể thưởng thức, nghe chỉ tổ hại lỗ tai. Ngay đến một yêu cầu tối thiểu là không chơi sai nốt nhạc, ông Hải cũng chưa thể làm. Vậy thì sao có thể tự phong là một nghệ sĩ?
Thêm nữa, trên mọi vỉa hè của thế giới, có lẽ chẳng có "nghệ sĩ đường phố" nào lại lạm dụng loa, và bật loa to khủng khiếp như ông Hải. So tiếng saxophone trên vỉa hè Paris với tiếng loa inh ỏi của ông Hải ở một góc hồ Hoàn Kiếm, đố ai không thừa nhận ông Hải không giống nghệ sĩ đường phố, mà giống một gã đẩy xe hàng hát rong. Tôi chẳng mong ông Hải đấu tranh cho tự do dân chủ nhân quyền, tôi chỉ ước ông đấu tranh chống ô nhiễm tiếng ồn ở Hà Nội.
Thứ hai, công việc của nghệ sĩ đường phố là mang cái đẹp đến cho mọi người. Trong những bản nhạc mà ông Hải hay chơi, tôi chưa từng thấy bài nào có giai điệu đẹp. Hơn nữa, ông Hải cũng không chơi nhạc vì cái đẹp. Theo lời quảng cáo của các nhà dân chủ Việt Nam và lời thừa nhận của chính ông Hải, thì ông chơi nhạc vì mục đích chính trị, âm nhạc chỉ là công cụ để phục vụ lí tưởng chính trị của ông. Trên điểm này, ông Hải không giống một nghệ sĩ đường phố, mà giống một cái loa tuyên truyền gào thét trên vỉa hè.
Thứ ba, người nghệ sĩ đích thực phải tạo ra cái mới. Ông Hải không sáng tác được, thì chỉ là một nhạc công chưa thạo việc thôi, không nên tự phong là một nghệ sĩ thực thụ.
Bởi vậy, thay vì nói rằng phong trào dân chủ Việt Nam có một nghệ sĩ đường phố, ta phải nói rằng nó có một cái loa tuyên truyền hát rong.
Ngoài ra, tôi thấy ông Hải không hề nổi tiếng nhờ tài năng nghệ thuật của mình. Thẳng thắn với nhau đi, chắc bạn cũng thầm cho rằng ông này nổi tiếng nhờ ăn ảnh. Hôm nọ ông Quang A thách chính quyền Việt Nam, thì giờ tôi xin học theo mà thách ông Hải. Tôi thách ông Hải cạo râu nhẵn nhụi và vĩnh viễn không đội cái mũ cao bồi của ông. Nếu chẳng còn ai chú ý đến ông sau khi ông mất râu và mũ, thì hẳn là người ta thích ông không phải vì tài năng nghệ thuật, mà chỉ vì ông có mũ đẹp dâu dài rồi. Ô hô, nghệ sĩ đường phố đích thực của phong trào dân chủ Việt Nam không phải con người, mà chỉ là một bộ râu và một cái mũ!
Chỉ như vậy mà hội này, đoàn nọ xúm xít khen hay, rồi phong làm "tiếng đàn yêu nước của dân tộc", thì gu thẩm mỹ âm nhạc của phong trào dân chủ Việt Nam quả thực đáng sợ.
Thật vậy, trong những "bài hát yêu nước" mà phong trào tua đi tua lại mỗi lần hội họp, như "Việt Nam tôi đâu" và "Triệu con tim", cả tính nghệ thuật lẫn cái đẹp đều tuyệt đối vắng bóng. Chúng là những giai điệu và ca từ kinh khủng, được chơi bằng lối hòa âm kinh khủng và giọng hát kinh khủng. So những bài hát này với vài ca khúc đỉnh cao trong kho tàng nhạc thời chiến của đảng Cộng sản, như "Người Hà Nội", "Hướng về Hà Nội", "Trường ca sông Lô" hoặc "Mùa xuân đầu tiên", ta lập tức hiểu rằng trình độ văn hóa của phong trào chống Cộng Việt Nam hẵng còn kém xa Cộng sản.
Nhưng bài hát mà các "biểu tình viên" tua đi tua lại nhiều nhất lại là một bài thơ Tố Hữu: "Dậy mà đi".
Nhưng thôi, cũng chẳng trách làm gì, vì chuyện này có lẽ họ không biết.
[Nhà Dân Chủ]
Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015
Bảy tội lỗi xã hội
Mahatma Gandhi là một chính khách vĩ đại, một nhà hiền triết của Ấn Độ, người được Liên hiệp quốc vinh danh. Chẳng hiểu sao mỗi khi nghĩ về hiện tình của đất nước làm tôi nhớ đến Gandhi, người đã từng cảnh báo thế giới về cái mà ông gọi là Bảy Tội Lỗi Xã Hội (Seven Social Sins) mà ông viết ra từ năm 1925, đúng 90 năm trước:
1. Làm giàu mà không nhờ lao động (Wealth without work)
2. Hưởng lạc thú mà không có lương tâm (Pleasure without conscience)
3. Có kiến thức mà không có nhân cách (Knowledge without character)
4. Làm thương mại mà không có đạo đức (Business without morality/ethics)
5. Khoa học mà không có nhân văn (Science without humanity)
6. Có tín ngưỡng mà không hi sinh (Worship without sacrifice)
7. Làm chính trị mà không có nguyên tắc (Politics without principles)
Chúng ta thử xem xét nhanh những tội lỗi này xem sao:
1. Làm giàu không nhờ lao động:
Hiện nay, có một nhóm người làm giàu rất nhanh, không phải nhờ kinh doanh giỏi hay làm việc tốt, mà qua quan hệ và hậu duệ. Họ chỉ cần dùng mánh khoé để lôi kéo, "qui hoạch" nhân sự và thế là tạo ra tài sản. Một số thì làm giàu nhờ quan hệ nên tiếp cận được và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Một số khác thì làm ra tiền nhờ vào lợi dụng thông tin trong để thao túng thị trường chứng khoán. Một số khác thì làm giàu nhờ tham nhũng, chẳng cần tốn công lao động gì cả. Một vị tướng đã từng nói rằng "Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa". Loại giàu nhanh mà không lao động này thì không nhiều ở VN, nhưng vì họ quá giàu nên có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến đất nước.
2. Hưởng lạc thú mà không có lương tâm:
2. Hưởng lạc thú mà không có lương tâm:
Đây là những người ích kỉ, lúc nào cũng muốn hưởng lợi cho cá nhân mà không quan tâm đến phúc lợi của người khác. Đối với họ, câu hỏi đầu tiên là "Tôi làm cái này sẽ có lợi gì cho tôi, việc này có giúp tôi thăng tiến trong sự nghiệp, có làm cho tôi giàu thêm", và quyết định hành động của họ cũng dựa trên câu hỏi đó. Họ không quan tâm đến người khác, không cần biết đến văn hoá "to give and to take", không cần có trách nhiệm xã hội và chẳng biết đến hiến dâng là gì. Những người này rất nhiều ở VN.
3. Có kiến thức mà không có nhân cách:
3. Có kiến thức mà không có nhân cách:
Có ít kiến thức đã là một thiệt thòi, có khi là nguy hiểm, nhưng có nhiều kiến thức mà thiếu nhân cách thì còn nguy hiểm hơn. Chỉ học cho nhiều để có kiến thức mà không cần quan tâm đến cái nội tâm, thì chẳng khác gì đưa một chiếc xe hơi thể thao cho một thiếu niên. Điều này cũng xảy ra trong thế giới khoa bảng, nơi mà người ta thường quan tâm đến sản sinh ra tri thức mới nhưng ít khi nào để ý đến khía cạnh nhân văn của tri thức. Ở VN, có nhiều người đi học để tiếp thu kiến thức không phải vì dấn thân xã hội, mà vì muốn ăn trên ngồi trốc, muốn cưỡi lên đầu cổ nhân dân. Họ hám danh chứ không phải ham học.
4. Làm thương mại mà không có đạo đức:
4. Làm thương mại mà không có đạo đức:
Ngay cả những nhà kinh tế học cổ điển cũng xem đạo đức là nền tảng của thành công trong kinh tế. Cách mà chúng ta đối xử với người khác trong tinh thần bác ái, phục vụ và cống hiến là nền tảng của kinh tế - xã hội. Đã có những ý tưởng kiểu như phải cách li người nghèo khỏi người giàu, và ý tưởng này được nhiều người ủng hộ. Sự ủng hộ đó cho thấy xã hội VN đã bắt đầu loạn chuẩn. Những người nhận định như thế dựa trên quan sát rằng có những nhóm lợi ích tỏ ra tham lam vô độ, luôn luôn muốn thao túng kinh tế. Có người cho rằng các nhóm lợi ích, nhóm làm giàu bất chính đang tàn phá đất nước.
5. Khoa học mà không có nhân văn:
5. Khoa học mà không có nhân văn:
Kinh doanh mà không dựa trên nền tảng đạo đức xã hội và không xem trọng trách nhiệm xã hội là loại kinh doanh nguy hiểm. Tương tự, trong khoa học, tiêu chuẩn đạo đức và trách nhiệm cũng là một tiêu chí quan trọng. Một công trình nghiên cứu cho dù mang tính khả thi cao và có ý tưởng tốt, nhưng làm phương hại đến cộng đồng và xã hội vẫn không được đánh giá là đạt chuẩn mực. Chính vì bản chất đạo đức của khoa học, nhà khoa học còn phải có trách nhiệm với xã hội, vì nhà khoa học cũng chỉ là một thành viên trong xã hội, không thể nào đứng ngoài hay đứng cao hơn xã hội. Công trình tạo ra chủng virút mới của Tàu có thể đó là một thành tựu về kĩ thuật, nhưng không đạt tiêu chuẩn về đạo đức và trách nhiệm xã hội vì thành tựu đó chẳng đem lại phúc lợi gì cho xã hội hay giúp giảm sự đe dọa của một đại dịch. Ở VN, khoa học chưa phát triển, nhưng đây đó có nhiều người ta dùng khoa học để làm những chuyện thiếu đạo đức.
6. Có tín ngưỡng mà không hi sinh:
6. Có tín ngưỡng mà không hi sinh:
Nhìn từ ngoài và từ xa, Việt Nam là một nước ngoan đạo, với số lượng chùa chiền và nhà thờ khá nhiều. Người ta đi lễ hội và đi chùa cũng rất nhiều. Nhưng nếu nhìn kĩ thì việc viếng chùa của họ không phải là vì thờ phượng, mà chủ yếu là mê tín, và hối lộ thần thánh. Có thể nói rất nhiều người đến chùa để cầu thần thánh ban cho chức tước và hanh thông trong sự nghiệp, chứ chẳng phải để thờ phượng và hiến dâng. Ngay cả những người trụ trì trong chùa chưa chắc là người tu hành thật, mà có thể đang đóng một vai diễn nào đó để phục vụ cho một thế lực đang chống lưng họ. Có thể nói rằng cái nền tảng tôn giáo ở VN đã bị xói mòn từ hơn 40 năm qua.
7. Làm chính trị mà không có nguyên tắc:
7. Làm chính trị mà không có nguyên tắc:
Đối với Gandhi, những người ham quyền lực thường hành động bất chấp nguyên lí và chân lí. Những người cố vị (nhất định bám ghế) bằng mọi giá và mọi cách là những chính trị gia không có đạo đức. Những nguyên tắc trong chính trị mà Gandhi nghĩ đến bao gồm giúp người dân đi đến những lựa chọn sáng suốt, đối xử với dân một cách công bằng, giữ lời hứa và tuân thủ những gì đã đồng ý, không được nói dối và xuyên tạc, và tôn trọng nhân quyền. Ở VN, những người như thế này thật là ... xưa nay hiếm.
Đối chiếu lại thực tế những gì đang xảy ra, có thể nói là Việt Nam đang -- không nhiều thì ít -- phạm phải tất cả 7 tội lỗi này. Một thiết chế xã hội tạo ra những con người làm giàu không nhờ lao động và bất chấp đạo đức, những người thích hưởng thụ trên sự đau khổ của đồng bào, những người bằng cấp đầy mình nhưng thiếu nhân cách, những người buôn bán và hối lộ thần thánh, những người cầm quyền mà chẳng quan tâm đến sự thật và lợi ích của xã hội và dân tộc. Bảy nhóm người này hay 7 cái tội lỗi xã hội này đang làm cho đất nước ta tiêu điều và khó sánh vai với các nước văn minh trên thế giới.
Đối chiếu lại thực tế những gì đang xảy ra, có thể nói là Việt Nam đang -- không nhiều thì ít -- phạm phải tất cả 7 tội lỗi này. Một thiết chế xã hội tạo ra những con người làm giàu không nhờ lao động và bất chấp đạo đức, những người thích hưởng thụ trên sự đau khổ của đồng bào, những người bằng cấp đầy mình nhưng thiếu nhân cách, những người buôn bán và hối lộ thần thánh, những người cầm quyền mà chẳng quan tâm đến sự thật và lợi ích của xã hội và dân tộc. Bảy nhóm người này hay 7 cái tội lỗi xã hội này đang làm cho đất nước ta tiêu điều và khó sánh vai với các nước văn minh trên thế giới.
Nguyễn Văn Tuấn
Những ngôi sao thầm lặng
hoạ sĩ Đỗ Đức
Mẹ tôi kể: -Hồi mẹ còn bé, trước ngõ Rạnh trong làng có ông lão mù bán rượu, ông rót rượu đến là tài. Rượu đong cho khách ông ao vào cái cút nhỏ, vừa rót vừa nghe ngóng, rồi ghé miệng thôi phù đọc ra ngay lượng rượu và qui ra tiền. Có lần người qua đường nghe kháo ông tài, bèn thách nếu rót rươu được qua lỗ đồng xu đặt ở miệng chai thì ông được đồng bạc hoa xòe, còn thua sẽ mất cút rượu. Ông nhận lời và cuối cùng thắng cuộc. Em tôi kể: – Anh ơi, lái Hồng chết rồi. – Lái Hồng là ai, anh không biết. – Lái Hồng buôn trâu thịt nổi tiếng cả huyện mấy chục năm nay ở đất Đại Từ mà anh không biết à. Lái Hồng mù từ lúc còn bé do bị đậu mùa chạy hậu. Lớn lên ông theo nghề buôn trâu thịt. Trâu mua về rồi thuê người thịt bán. Mỗi lần xem trâu, ông sờ mõm vuốt sừng rồi rê tay qua cổ, vuốt qua sống lưng xoa tay qua bụng trâu …Cuối cùng vỗ đét mông trâu, phán: “Con này tạ rưỡi thịt”, “con này một tạ”. Chủ trâu nào cũng phải chịu là ông ước lượng rất chuẩn. Nhưng phải đến khi kiểm tra thợ sơn tường mới thấy ông biệt tài. Đôi tay như có mắt, ông chỉ sờ thôi mà biết chỗ nào sơn một lần, chỗ nào hai lần, chủ thầu không thể làm dối được. Rủi thay lần kiểm tra cuối, ông trượt tay khỏi lan can rơi xuống đất từ tầng bốn và tử nạn. Bạn tôi kể; -Anh ấy bị thương ở chiến trường hỏng đôi mắt. Xuất ngũ về quê không chịu ngồi yên, xoay xở mở xưởng mộc. Đi mua gỗ anh ghé mũi ngửi để nhận biết, thế mà chẳng nhầm bao giờ. Từ đinh lim sến táu trong tứ thiết mộc đến de dổi kháo sồi trong nhóm bốn, anh chỉ ngửi mà nhận ra ngay. Nhận thầu khâu mộc trong các công trình anh tự đem dây đi đo khuôn cửa về cho thợ làm theo. Vậy mà làm xong, cửa lắp khít khịt, chẳng khi nào phải sửa. Anh là ông chủ mù mà có tiền tỉ trong tay. Chuyện của tôi: Hồi còn ở Thái Nguyên tôi biết ông Hùng mũi đỏ đánh máy. Ấy là thời ngọai ngữ ít người biết, nhưng ông lại giỏi cả Anh – Pháp. Ông sống bằng đánh máy thuê. Lúc đánh máy, mắt nhìn văn bản, tay gõ phím, miệng vẫn nói chuyện với xung quanh vậy mà chẳng khi nào nhầm lẫn. Trong lúc lương đại học tháng chỉ có sáu mươi tư đồng thì vài ba tháng ông vẫn kiếm dăm dăm bảy trăm đồng tiền đánh máy thuê… Một ông nữa chẳng ai biết tên kể cả tôi, nhưng cái biệt danh “Xích khóa” thì cả thị xã biết. Khi người ta uống cà phê phin thì ông dùng ống bơ hàn thiếc chế ra cái ấm đun, cho hơi nước phun qua cà phê chảy ra ly. Nó giống như qui trình cái bình đun pha cà phê của Ý bây giờ. Ông chuyên trang trí thuê cho các hội nghị tổng kết và đặc biệt là kẻ băng rôn. Thời ấy cũng như bây giờ, băng rôn căng đầy đường. Cứ có hội họp hay tổng kết là việc đầu tiên người ta nghĩ đến băng rôn khẩu hiệu, nên việc rất nhiều. Nhận khẩu hiệu, ông đếm từng chữ cái rồi nhẩm tính sẽ kẻ một hay hai dòng. Sau đấy tấm băng rôn dài cả chục mét được ông gập gọn thành nhiều khổ đặt lên bàn. Ông ước lượng chừa đầu băng rồi bắt đầu kẻ, cứ hết khổ là gấp lại kẻ tiếp. Vậy mà kẻ xong giở ra, hai đầu băng rôn bớt lại luôn bằng nhau chằn chặn. Những năm bao cấp ấy khó khăn nhưng Xích khóa luôn dư dả tiền tiêu. Những con người tôi gặp trên đường đời đó, có người khuyết tật, có người bình thường làm những việc thông thường nhưng đều vươn tới đỉnh cao nghệ thuật của công việc. Họ đã làm nên danh giá cho bản thân mình và nuôi nổi cả gia đình . Đôi khi nghĩ về họ tôi cũng chợt thấy hổ thẹn. Mình tinh mắt, đủ hai chân tay mà làm việc còn kém cỏi. Họ mới thật là những ngôi sao!
Read more at: http://www.dongngandoduc.com/2015/07/nhung-ngoi-sao-tham-lang/
Read more at: http://www.dongngandoduc.com/2015/07/nhung-ngoi-sao-tham-lang/
Nguyễn Huy Thiệp và việc" đưa khái niệm Nhà văn " trở về mặt đất.
Đọc tập phê bình-tiểu luận" Giăng lưới bắt chim" của Nguyễn Huy Thiệp (2008). “Một người sáng tác phải coi lý luận phê bình như sự tự ý thức của anh ta”, Nguyễn Huy Thiệp từng tự nhủ như vậy và đã làm như vậy. Dù rằng cái phần tự ý thức của tác giả còn nhiều lầm lẫn và nói chung còn là chật hẹp so với lý luận như nó phải có, song một số bài viết in trong "Giăng lưới bắt chim" có góp phần thức tỉnh nhiều người: đối với văn học mà chúng ta tưởng đã quá quen, đã đến lúc cần phải nghĩ khác.
Xuất phát từ tâm huyết
Trong giới cầm bút Việt Nam thế kỷ 20, ít thấy ai có bước vào nghề kỳ lạ như tác giả Tướng về hưu. Thoắt cái ông được tôn vinh, rồi thoắt một cái bị nếm những đòn sát thủ hiểm ác, người yếu bóng vía chắc đã không trụ nổi. Không phải ngẫu nhiên những bài gọi bằng lý luận hay nhất của Nguyễn Huy Thiệp ra đời vào mấy năm 1988 -1992. Tôi ngờ rằng trong những ngày ấy, lý luận đã trở thành bạn bầu của ông. Nó giúp ông kiểm tra lại sự trong sạch của mình mà cũng đồng thời là cái neo giúp ông giữ lấy niềm tin để tiếp tục sống và viết.
Khoảng đầu 2004, khi trong sáng tác có sự khó khăn, Nguyễn Huy Thiệp lại trở về với lý luận. Loạt bài này cũng gây ra bao khó chịu. Song khi đưa vào sách, nhà văn chỉ lược bỏ mấy câu "nặng tay", ngoài ra vẫn kiên trì những ý tưởng chính. Bởi dường như ông đã lấy cả mười mấy năm cầm bút ra để bảo đảm.
Một sự phá cách
Cho đến nay, với nhiều bạn đọc và một số đồng nghiệp, sự có mặt của văn xuôi Nguyễn Huy Thiệp vẫn là một cái gì “khạc không ra nuốt không vào”. Đọc thì có đọc, trong bụng thậm chí là say mê nữa, nhưng vẫn không muốn chính thức công nhận. Bởi so với thứ văn họ quen đọc và cái họ vẫn viết thì Nguyễn Huy Thiệp là cả một sự phá cách. Không đi theo những nền nếp cũ. Liều lĩnh. Cực đoan. Rất nhiều điều người khác chỉ thì thào nói vụng nói trộm thì ông nói buột ra, và đã nói là không hối hận.
Nhưng đó cũng chính là nhân tố làm nên chỗ mới của Nguyễn Huy Thiệp, kể cả trong các tiểu luận.
“Trừ đôi ba người thực sự xuất chúng, còn nhìn chung văn chương của các cụ ta ngày xưa và những nhà văn hiện đại ngày nay, so với các dân tộc khác, phải thừa nhận là kém cỏi” (tr. 33). Theo tập quán thông thường, những ý nghĩ như thế không ai dám viết trên mặt giấy. Nhưng Nguyễn Huy Thiệp đã viết, và nếu như không đồng ý hoàn toàn thì nhiều người đã bắt đầu thấy sự có lý của nó.
“Văn học (hôm nay - V.T.N. chú) luôn né tránh một vấn đề nan giải khó nói nhất trong xã hội: không phải khó khăn kinh tế, không phải sex, không phải là tình cảm với chiến tranh... Nó là vấn đề nhân tính. Văn học Việt Nam gần đây mất đi khả năng tưởng tượng, lãng mạn, mơ mộng và nhiệt huyết sống. Nó trở nên thực dụng ê chề lọc lõi oái oăm đôi khi đểu cáng” (tr. 272 ). “Văn học giá trị bao giờ cũng đề cao nhân tính. Một xã hội không có những tác phẩm văn học hay, không có những tác phẩm có giá trị, nghĩa là nhân tính ở đấy đang bị xói mòn đang bị mất dần đi. Trách nhiệm đó không phải chỉ ở một người nào mà nó ở toàn xã hội” (tr. 284). Vượt lên khá xa ngay cả với những lời chỉ trích nhăng nhít mà đầy ác ý, những nhận xét như thế làm nhức nhối lòng người và đặt ra những vấn đề nghiêm chỉnh bậc nhất cho việc xây dựng đời sống tinh thần hiện nay.
Đưa khái niệm nhà văn trở về với mặt đất
Không ít nhà văn ở ta tự coi mình là những đấng siêu phàm, là lương tâm của đất nước và trong những ngày tháng này đang lao động cật lực để phục vụ xã hội giáo hoá nhân dân! Tác giả Tướng về hưu đưa ra cách hiểu thực tế hơn. Những khi bàn về người làm nghề, những chữ xuất hiện dưới ngòi bút ông thường là: sơ xuất, nhầm lẫn, sự bắt chước lố bịch, vị kỷ, hư đốn, đểu cáng, bất lương - toàn những “đức tính” khiến người ta ghê ghê. Một lần khác ông nói toẹt ra: “Khoảng hơn chục năm trở lại đây trở lại đây ở Việt Nam không có những nhà văn có phong độ khí phách lớn. Đến ngay cả nỗi buồn cũng không phải là nỗi buồn lớn” (nếu lấy lại bản in trên báo thì người ta nhớ là ông còn nói đến tình trạng điên điên khùng khùng, chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn…). Nghe cũng dễ sốc nhưng chỉ cần tự hỏi “Làm sao mà người ta có thể nói được sự thật về xã hội trong khi sự thật về chính cái giới của mình thì lảng tránh?” sẽ thấy Nguyễn Huy Thiệp có lý.
Không phải vì chán nản trước tình trạng bê bết của nhiều đồng nghiệp mà ở nhà văn này mất đi niềm tin thiêng liêng vào sứ mệnh ngòi bút. “Nhà văn là gì? Chẳng là gì cả. Nó chỉ là một linh hồn nhỏ đầy lỗi lầm và luôn tìm cách sám hối vượt khỏi lỗi lầm ấy. Nó là con vật nhạy cảm hết sức đáng thương với các thói xấu của cả bầy đoàn. Nó viết không phải vì nó, nó viết để cả bầy đoàn rút ra từ đấy một lợi ích công cộng, một lợi ích văn hoá”. Cái tha thiết muốn vượt lên trên chính mình thường trực ở tác giả Tướng về hưu đã là yếu tố cứu vãn lại tất cả.
Chỗ giống người của kẻ khác người
Đôi khi Nguyễn Huy Thiệp cũng viết phê bình. Có những bài như Hiện tượng Vi Thuỳ Linh, ở đó ông cắt nghĩa được hiện tượng thơ trẻ hiện nay trên cơ sở một nét tâm lý xã hội đang phổ biến. Ngoài ra, nó còn cho thấy ông xa lạ với một thái độ mị dân, lấy tuổi trẻ ra để doạ người khác. Tuy nhiên, nếu trong khi nhìn chung nghề văn, vượt lên trên mớ kiến thức chắp vá, Nguyễn Huy Thiệp vẫn đàng hoàng sáng suốt thì, khi viết về từng đồng nghiệp, trong phần lớn trường hợp, ông tỏ ra khá tầm thường và tuỳ tiện.Viết như đang lè nhè giữa một đám chén chú chén anh nào đó. Viết để lấy lòng mọi người. Viết để trả nợ. Viết để ra vẻ bề trên, ban phát cho các đàn em... Hình như ông quên mất mình là một nhà văn kiểu mới, nhà văn công dân, đứng ra đối thoại với cả xã hội.
Với một tâm lý làng xã đã ăn vào tận xương tuỷ, nhà văn mình thường chỉ có những mối quan hệ chật hẹp và dễ sống theo lối kéo bè kéo cánh với nhau. Cái điều Nguyễn Huy Thiệp đã cảm thấy chán mọi người thì chính ông không thoát ra nổi. Ở đây không thể nói là đáng tiếc mà là đáng sợ, vì sức mạnh của hoàn cảnh đã khống chế không trừ một ai, kể cả những người thông minh nhất.
Đặt mình vào dòng chảy thời đại
Xuất phát từ tâm huyết
Trong giới cầm bút Việt Nam thế kỷ 20, ít thấy ai có bước vào nghề kỳ lạ như tác giả Tướng về hưu. Thoắt cái ông được tôn vinh, rồi thoắt một cái bị nếm những đòn sát thủ hiểm ác, người yếu bóng vía chắc đã không trụ nổi. Không phải ngẫu nhiên những bài gọi bằng lý luận hay nhất của Nguyễn Huy Thiệp ra đời vào mấy năm 1988 -1992. Tôi ngờ rằng trong những ngày ấy, lý luận đã trở thành bạn bầu của ông. Nó giúp ông kiểm tra lại sự trong sạch của mình mà cũng đồng thời là cái neo giúp ông giữ lấy niềm tin để tiếp tục sống và viết.
Khoảng đầu 2004, khi trong sáng tác có sự khó khăn, Nguyễn Huy Thiệp lại trở về với lý luận. Loạt bài này cũng gây ra bao khó chịu. Song khi đưa vào sách, nhà văn chỉ lược bỏ mấy câu "nặng tay", ngoài ra vẫn kiên trì những ý tưởng chính. Bởi dường như ông đã lấy cả mười mấy năm cầm bút ra để bảo đảm.
Một sự phá cách
Cho đến nay, với nhiều bạn đọc và một số đồng nghiệp, sự có mặt của văn xuôi Nguyễn Huy Thiệp vẫn là một cái gì “khạc không ra nuốt không vào”. Đọc thì có đọc, trong bụng thậm chí là say mê nữa, nhưng vẫn không muốn chính thức công nhận. Bởi so với thứ văn họ quen đọc và cái họ vẫn viết thì Nguyễn Huy Thiệp là cả một sự phá cách. Không đi theo những nền nếp cũ. Liều lĩnh. Cực đoan. Rất nhiều điều người khác chỉ thì thào nói vụng nói trộm thì ông nói buột ra, và đã nói là không hối hận.
Nhưng đó cũng chính là nhân tố làm nên chỗ mới của Nguyễn Huy Thiệp, kể cả trong các tiểu luận.
“Trừ đôi ba người thực sự xuất chúng, còn nhìn chung văn chương của các cụ ta ngày xưa và những nhà văn hiện đại ngày nay, so với các dân tộc khác, phải thừa nhận là kém cỏi” (tr. 33). Theo tập quán thông thường, những ý nghĩ như thế không ai dám viết trên mặt giấy. Nhưng Nguyễn Huy Thiệp đã viết, và nếu như không đồng ý hoàn toàn thì nhiều người đã bắt đầu thấy sự có lý của nó.
“Văn học (hôm nay - V.T.N. chú) luôn né tránh một vấn đề nan giải khó nói nhất trong xã hội: không phải khó khăn kinh tế, không phải sex, không phải là tình cảm với chiến tranh... Nó là vấn đề nhân tính. Văn học Việt Nam gần đây mất đi khả năng tưởng tượng, lãng mạn, mơ mộng và nhiệt huyết sống. Nó trở nên thực dụng ê chề lọc lõi oái oăm đôi khi đểu cáng” (tr. 272 ). “Văn học giá trị bao giờ cũng đề cao nhân tính. Một xã hội không có những tác phẩm văn học hay, không có những tác phẩm có giá trị, nghĩa là nhân tính ở đấy đang bị xói mòn đang bị mất dần đi. Trách nhiệm đó không phải chỉ ở một người nào mà nó ở toàn xã hội” (tr. 284). Vượt lên khá xa ngay cả với những lời chỉ trích nhăng nhít mà đầy ác ý, những nhận xét như thế làm nhức nhối lòng người và đặt ra những vấn đề nghiêm chỉnh bậc nhất cho việc xây dựng đời sống tinh thần hiện nay.
Đưa khái niệm nhà văn trở về với mặt đất
Không ít nhà văn ở ta tự coi mình là những đấng siêu phàm, là lương tâm của đất nước và trong những ngày tháng này đang lao động cật lực để phục vụ xã hội giáo hoá nhân dân! Tác giả Tướng về hưu đưa ra cách hiểu thực tế hơn. Những khi bàn về người làm nghề, những chữ xuất hiện dưới ngòi bút ông thường là: sơ xuất, nhầm lẫn, sự bắt chước lố bịch, vị kỷ, hư đốn, đểu cáng, bất lương - toàn những “đức tính” khiến người ta ghê ghê. Một lần khác ông nói toẹt ra: “Khoảng hơn chục năm trở lại đây trở lại đây ở Việt Nam không có những nhà văn có phong độ khí phách lớn. Đến ngay cả nỗi buồn cũng không phải là nỗi buồn lớn” (nếu lấy lại bản in trên báo thì người ta nhớ là ông còn nói đến tình trạng điên điên khùng khùng, chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn…). Nghe cũng dễ sốc nhưng chỉ cần tự hỏi “Làm sao mà người ta có thể nói được sự thật về xã hội trong khi sự thật về chính cái giới của mình thì lảng tránh?” sẽ thấy Nguyễn Huy Thiệp có lý.
Không phải vì chán nản trước tình trạng bê bết của nhiều đồng nghiệp mà ở nhà văn này mất đi niềm tin thiêng liêng vào sứ mệnh ngòi bút. “Nhà văn là gì? Chẳng là gì cả. Nó chỉ là một linh hồn nhỏ đầy lỗi lầm và luôn tìm cách sám hối vượt khỏi lỗi lầm ấy. Nó là con vật nhạy cảm hết sức đáng thương với các thói xấu của cả bầy đoàn. Nó viết không phải vì nó, nó viết để cả bầy đoàn rút ra từ đấy một lợi ích công cộng, một lợi ích văn hoá”. Cái tha thiết muốn vượt lên trên chính mình thường trực ở tác giả Tướng về hưu đã là yếu tố cứu vãn lại tất cả.
Chỗ giống người của kẻ khác người
Đôi khi Nguyễn Huy Thiệp cũng viết phê bình. Có những bài như Hiện tượng Vi Thuỳ Linh, ở đó ông cắt nghĩa được hiện tượng thơ trẻ hiện nay trên cơ sở một nét tâm lý xã hội đang phổ biến. Ngoài ra, nó còn cho thấy ông xa lạ với một thái độ mị dân, lấy tuổi trẻ ra để doạ người khác. Tuy nhiên, nếu trong khi nhìn chung nghề văn, vượt lên trên mớ kiến thức chắp vá, Nguyễn Huy Thiệp vẫn đàng hoàng sáng suốt thì, khi viết về từng đồng nghiệp, trong phần lớn trường hợp, ông tỏ ra khá tầm thường và tuỳ tiện.Viết như đang lè nhè giữa một đám chén chú chén anh nào đó. Viết để lấy lòng mọi người. Viết để trả nợ. Viết để ra vẻ bề trên, ban phát cho các đàn em... Hình như ông quên mất mình là một nhà văn kiểu mới, nhà văn công dân, đứng ra đối thoại với cả xã hội.
Với một tâm lý làng xã đã ăn vào tận xương tuỷ, nhà văn mình thường chỉ có những mối quan hệ chật hẹp và dễ sống theo lối kéo bè kéo cánh với nhau. Cái điều Nguyễn Huy Thiệp đã cảm thấy chán mọi người thì chính ông không thoát ra nổi. Ở đây không thể nói là đáng tiếc mà là đáng sợ, vì sức mạnh của hoàn cảnh đã khống chế không trừ một ai, kể cả những người thông minh nhất.
Đặt mình vào dòng chảy thời đại
Đọc Giăng lưới bắt chim, trước tiên tôi nhớ Nguyễn Công Hoan với cách nghĩ thực dụng và những nhận xét kiểu “trong giới không thiếu những người cầm bút nửa đời nửa đoạn” hoặc “có một dạo, người ta sợ những người là nghề cầm bút như sợ… hủi” (Xem Đời viết văn của tôi).
Tôi cũng nhớ tới Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu hồi các ông còn trẻ và đầy khao khát về nghề. Đủ điều sâu sắc từng đươc các ông nghĩ và nói ở chỗ riêng tư, tuy chỉ nói đâu để đấy, nói xong nhiều khi lại dặn bọn tôi là đừng có bép xép.
Với Nguyễn Huy Thiệp, từ nay sự phân thân (hoặc nói nôm na là tính hai mặt) không còn là định mệnh cho nghề văn ở Việt Nam, như một số người thường tự biện hộ.
Nhưng đọc Giăng lưới bắt chim tôi còn nhớ tới nhà văn Trung Quốc Vương Sóc. Người đẹp tặng ta thuốc bùa mê tổng hợp bao nhiêu vấn đề. Tác giả chê văn học Trung quốc đương thời, ngán văn chương đại chúng. Và ông lật tẩy cả những tượng đài của văn chương hiện đại, bảo họ là giả dối vụ lợi. Ở Trung Quốc Người đẹp tặng ta thuốc bùa mê đã gây ra tranh cãi. Còn ở Việt Nam, người ta lặng lẽ đọc nó với bao thích thú, vừa sung sướng được gặp các ý tưởng mình thường nghĩ, vừa không sợ tội vạ gì.
Tôi nghĩ Nguyễn Huy Thiệp cần cho chúng ta một phần là ở chỗ đó: ông nối nghề văn ở ta với nghề văn ở cả các xứ sở khác. Trong khi mang nặng cốt cách bản địa, các sáng tác cũng như tiểu luận phê bình của ông đã là một bằng chứng để những ai vốn ngần ngại trước con đường hội nhập có thể yên tâm. Bởi chỉ cần trung thực với chính mình, thì thế giới chẳng xa lạ với ta mà ta cũng chẳng xa lạ với ai cả.
Tôi cũng nhớ tới Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu hồi các ông còn trẻ và đầy khao khát về nghề. Đủ điều sâu sắc từng đươc các ông nghĩ và nói ở chỗ riêng tư, tuy chỉ nói đâu để đấy, nói xong nhiều khi lại dặn bọn tôi là đừng có bép xép.
Với Nguyễn Huy Thiệp, từ nay sự phân thân (hoặc nói nôm na là tính hai mặt) không còn là định mệnh cho nghề văn ở Việt Nam, như một số người thường tự biện hộ.
Nhưng đọc Giăng lưới bắt chim tôi còn nhớ tới nhà văn Trung Quốc Vương Sóc. Người đẹp tặng ta thuốc bùa mê tổng hợp bao nhiêu vấn đề. Tác giả chê văn học Trung quốc đương thời, ngán văn chương đại chúng. Và ông lật tẩy cả những tượng đài của văn chương hiện đại, bảo họ là giả dối vụ lợi. Ở Trung Quốc Người đẹp tặng ta thuốc bùa mê đã gây ra tranh cãi. Còn ở Việt Nam, người ta lặng lẽ đọc nó với bao thích thú, vừa sung sướng được gặp các ý tưởng mình thường nghĩ, vừa không sợ tội vạ gì.
Tôi nghĩ Nguyễn Huy Thiệp cần cho chúng ta một phần là ở chỗ đó: ông nối nghề văn ở ta với nghề văn ở cả các xứ sở khác. Trong khi mang nặng cốt cách bản địa, các sáng tác cũng như tiểu luận phê bình của ông đã là một bằng chứng để những ai vốn ngần ngại trước con đường hội nhập có thể yên tâm. Bởi chỉ cần trung thực với chính mình, thì thế giới chẳng xa lạ với ta mà ta cũng chẳng xa lạ với ai cả.
Vương Trí Nhàn
Từ xưng hô và sự sa đọa của văn hóa Việt
Chu Mộng Long – Trong “túi khôn” của dân tộc Việt có hai câu đối lập về kinh nghiệm phát ngôn: 1. Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. 2. Thuốc đắng dã tật, Sự thật mất lòng. Câu 1 thực sự là khôn, khôn lỏi, bởi vì không phải tốn tiền mà lời nói có thể mua được lòng người, hiển nhiên kéo theo mua được mọi thứ. Câu 2, vì nói thật mất lòng, thậm chí mất nhiều thứ, kể cả mất đầu, nên nhanh chóng bị loại bỏ ra khỏi túi khôn, và tất nhiên, trong thời buổi quá nhiều kẻ khôn nói láo thì nói thật thành ngu.
Mình mua quyển sách chỉ vì cái bìa ghi Lưỡng quốc Tiến sĩ!
Cái sự sàng lọc bỏ ngu chọn khôn này lâu nay chỉ thấy được tán dương mà lẽ ra phải báo động đỏ về sự sa đọa của văn hóa Việt. Bài viết này chỉ xoay quanh thế giới của từ xưng hô, nơi thể hiện rõ nhất cái ranh giới mập mờ khôn – ngu của người Việt, và đặc biệt chính nó phản ánh sâu sắc nhất thực trạng ứng xử của giới trí thức hiện đại.
1. Tiếng Việt thuộc loại giàu có nhất về từ xưng hô. Chỉ riêng đại từ xưng hô ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai đã có đến cả vài mươi từ tùy theo quan hệ: Tao với mày, ta với mi, ông với tôi, bố với con, mẹ với con, ông với cháu, bác với cháu, chú với cháu, anh với em, chị với em,…, Không kể những từ vốn là đại từ thay thế, từ chỉ danh phận, chức phận, danh xưng, chức xưng… được gán vào cho đối tượng xưng hô ở ngôi thứ hai, thứ ba: cu, bướm, ông chủ, con sen, đồng chí, bí thư, thủ tướng, chủ tịch, bộ trưởng, giáo sư, v.v…, có khi tự xưng luôn ở ngôi thứ nhất: Tôi tên…, hay tôi là… Tiến sĩ, Nhạc sĩ, Nhà thơ, Nhà văn… Bùi Kim H đây!.
Tôi từng bật cười khi đọc một cái đơn viết: Tôi tên là Tiến sĩ Nguyễn AQ. Dễ nhầm tưởng anh ta họ Tiến!!!
Người lớn tự hào về sự giàu có của từ xưng hô tiếng Việt, nhưng trẻ con thì nó ứ thích, nên mới có câu đồng dao từng mỉa mai cái quan hệ cù nhầy trong cộng đồng Việt: Kì đà là cha cắc ké, cắc ké là mẹ kì nhông, kì nhông là ông kì đà, kì đà là cha cắc ké…, Chim ri là dì sáo sậu, sáo sậu là cậu sáo đen, sáo đen là em bồ các, bồ các là bác chim ri, chim ri là dì sáo sậu…
Trước khi đi vào bản chất của sự rối rắm đến thành sa đọa trong quan hệ ứng xử của người Việt qua từ xưng hô, xin bắt đầu bằng câu chuyện rất thật.
Ngày 20 tháng 11, quý bà phụ huynh khệ nệ mang túi quà đến nhà cô giáo, trân trọng kính tặng cô. Cô giáo nhận quà vui vẻ, cám ơn và khen: chà năm nay trông chị trẻ đẹp hơn năm ngoái. Quý bà phụ huynh mới vừa nhoẻn nụ cười sung sướng thì thằng bé trong nhà lũn cũn bước ra nhìn nhìn tận mặt quý bà và nói: đẹp gì mà đẹp, con thấy mặt bà giống như mặt ngựa! Chuyện cứ như trong cổ tích Bộ quần áo hoàng đế của Andersen, nhưng khác nỗi là thằng bé lập tức bị ăn ba cái tát. Ba cái tát đầu đời ấy dạy nó, từ nay không được nói thật, phải lựa lời mà nói cho vừa lòng người ta, con ạ!
Từ xưng hô bộc lộ sâu sắc mối quan hệ phân biệt tôn ti, đẳng cấp và thái độ ứng xử của người Việt trong cộng đồng Việt: cao hay thấp, già hay trẻ, bề trên hay bậc dưới, gần gũi hay xa cách, trân trọng hay coi thường, cầu cạnh hay bất cần… Xưa, nó dừng lại ở giới hạn của sự cầu thị, tôn kính để còn được xem là văn hóa. Nay, càng ngày nó càng bộc lộ rõ sự háo danh, cầu cạnh và nịnh nọt của con người hiện đại, nhất là bọn trí thức nửa mùa trong sự sa đọa nghiêm trọng của môi trường văn hóa mới.
Xác định tôn ti, đẳng cấp trong xưng hô như thế cũng phản ánh sâu sắc truyền thống của sự độc tài, toàn trị: người được cho ở vị trí cao nhất thường trở thành trung tâm điều hành của cả một hệ thống. Ở gia đình phụ quyền, người chồng là trung tâm; ở cộng đồng làng, già làng, trưởng bản là trung tâm; rộng ra các cấp khác nhau của xã hội phi dân chủ, lãnh đạo là trung tâm. Kẻ dưới chỉ bằng lời xưng hô thiếu tôn kính chứ chưa nói đến phê phán, chỉ trích bề trên đã có thể bị xem là phạm thượng và ắt bị trừng phạt nghiêm khắc!
Tao với mày, ta với mi, ông với tôi từng thể hiện quan hệ dân chủ, bình đẳng chừng như đang dần bị cấm, mặc dù người ta đang kêu gào về quyền dân chủ và bình đẳng. Nếu lỡ mồm mà xưng hô như thế giữa công đường, lập tức phải xin lỗi vì bị quy là hỗn, hoặc vô văn hóa. Đơn giản, nếu là một cấp dưới đối với cấp trên mà chỉ xưng hô tôi với ông thôi, cấp trên đã cảm thấy khó chịu. Phải gọi là thủ trưởng, sếp, hoặc đàng hoàng hơn là gắn với đủ thứ nhãn mác của các loại chức vụ, chức danh để kính thưa: Kính thưa Bộ trưởng, Kính thưa Thứ trưởng, Kính thưa Tổng biên tập, Kính thưa Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú, Nhà văn, Nhà thơ… (các loại nhà, cứ như buôn địa ốc vậy!).
Ngôn ngữ là bộ mặt của mọi quan hệ đời sống và trở thành diễn ngôn lịch sử. Không có cách mạng đích thực khi các hoạt động của nó bị tách ra khỏi ngôn ngữ.
Từ khi đảng Cộng sản ra đời, cách xưng hô tôi với đồng chí được xem là một cuộc cách mạng vươn tới quan hệ bình đẳng. Nó bình đẳng mà vẫn trang trọng, bắt đầu từ trong tổ chức đảng, sau mở rộng ra phạm vi toàn dân, cặp quan hệtôi – đồng chí trở thành an toàn khu cho mọi tình huống, mặc dù trong thâm tâm chẳng có gì là đồng chí đúng nghĩa, bởi vì các đồng chí vẫn chửi nhau, mạ lị nhau là chuyện thường ngày!
Cũng vì đại từ xưng hô đồng chí bình đẳng trong tính cách mạng của nó, và vì khi nó đã được toàn dân hóa thành bình dân, nên đến lúc tự nó lại bộc lộ sự phản cách mạng của nó bằng cách xóa ngay sự bình đẳng ấy. Đó là lúc nó buộc phải trang trọng hóa bằng cách đính kèm thêm chức danh, chức phận để làm sáng danh loại đồng chí nó muốn đội lên đầu: đồng chí bí thư, đồng chí chủ tịch, đồng chí bộ trưởng, đồng chí hiệu trưởng, đồng chí trưởng phòng, đồng chí giám đốc… như là để phân biệt với các loại đồng chí tầm thường khác. Thế là công cuộc cách mạng 70 năm trở về điểm xuất phát như đúng tinh thần văn hóa tôn ti, đẳng cấp truyền thống của người Việt.
Bản chất của văn hóa tôn ti này xuất phát từ tâm lí háo danh, tự ti đi liền với tự tôn từ hai phía tầng lớp dưới và bề trên trong một xã hội phân biệt đẳng cấp. Ngoài gắn nhãn chức vụ, chức danh vào tên hoặc thay thế hoàn toàn cho tên gọi để làm sang, người Việt thích dùng một danh xưng nào đó gán vào hoặc thay thế hoàn toàn cho tên gọi: Cụ Chánh, bà Hội đồng, cụ Tiên chỉ, cụ Tam nguyên, ông Lưỡng quốc trạng nguyên, (và nay tự dưng đẻ ra ông Lưỡng quốc tiến sĩ),… đến mức bây giờ một ông chủ tịch xã kí giấy tờ hành chính cũng phải gắn vào phía trước tên của mình các học vị khoa học làm cho dân quê ít học tưởng mấy ông này họ Thạc hay họ Tiến là lạ mà lâu nay họ chưa nghe; họ nghĩ có lẽ cách mạng đã giúp cho mấy ông này quên hẳn tổ tông để chuyển sang họ mới.
Đại từ xưng hô của người Việt vì thế trở thành phi lịch sử, dù có làm một trăm cuộc cách mạng thì sự thật quan hệ trong cộng đồng Việt vẫn không có gì thay đổi.
Xưng hô thế nào, hành động thế ấy!
Từ xưng hô bộc lộ sâu sắc mối quan hệ phân biệt tôn ti, đẳng cấp và thái độ ứng xử của người Việt trong cộng đồng Việt: cao hay thấp, già hay trẻ, bề trên hay bậc dưới, gần gũi hay xa cách, trân trọng hay coi thường, cầu cạnh hay bất cần… Xưa, nó dừng lại ở giới hạn của sự cầu thị, tôn kính để còn được xem là văn hóa. Nay, càng ngày nó càng bộc lộ rõ sự háo danh, cầu cạnh và nịnh nọt của con người hiện đại, nhất là bọn trí thức nửa mùa trong sự sa đọa nghiêm trọng của môi trường văn hóa mới.
Xác định tôn ti, đẳng cấp trong xưng hô như thế cũng phản ánh sâu sắc truyền thống của sự độc tài, toàn trị: người được cho ở vị trí cao nhất thường trở thành trung tâm điều hành của cả một hệ thống. Ở gia đình phụ quyền, người chồng là trung tâm; ở cộng đồng làng, già làng, trưởng bản là trung tâm; rộng ra các cấp khác nhau của xã hội phi dân chủ, lãnh đạo là trung tâm. Kẻ dưới chỉ bằng lời xưng hô thiếu tôn kính chứ chưa nói đến phê phán, chỉ trích bề trên đã có thể bị xem là phạm thượng và ắt bị trừng phạt nghiêm khắc!
Tao với mày, ta với mi, ông với tôi từng thể hiện quan hệ dân chủ, bình đẳng chừng như đang dần bị cấm, mặc dù người ta đang kêu gào về quyền dân chủ và bình đẳng. Nếu lỡ mồm mà xưng hô như thế giữa công đường, lập tức phải xin lỗi vì bị quy là hỗn, hoặc vô văn hóa. Đơn giản, nếu là một cấp dưới đối với cấp trên mà chỉ xưng hô tôi với ông thôi, cấp trên đã cảm thấy khó chịu. Phải gọi là thủ trưởng, sếp, hoặc đàng hoàng hơn là gắn với đủ thứ nhãn mác của các loại chức vụ, chức danh để kính thưa: Kính thưa Bộ trưởng, Kính thưa Thứ trưởng, Kính thưa Tổng biên tập, Kính thưa Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú, Nhà văn, Nhà thơ… (các loại nhà, cứ như buôn địa ốc vậy!).
Ngôn ngữ là bộ mặt của mọi quan hệ đời sống và trở thành diễn ngôn lịch sử. Không có cách mạng đích thực khi các hoạt động của nó bị tách ra khỏi ngôn ngữ.
Từ khi đảng Cộng sản ra đời, cách xưng hô tôi với đồng chí được xem là một cuộc cách mạng vươn tới quan hệ bình đẳng. Nó bình đẳng mà vẫn trang trọng, bắt đầu từ trong tổ chức đảng, sau mở rộng ra phạm vi toàn dân, cặp quan hệtôi – đồng chí trở thành an toàn khu cho mọi tình huống, mặc dù trong thâm tâm chẳng có gì là đồng chí đúng nghĩa, bởi vì các đồng chí vẫn chửi nhau, mạ lị nhau là chuyện thường ngày!
Cũng vì đại từ xưng hô đồng chí bình đẳng trong tính cách mạng của nó, và vì khi nó đã được toàn dân hóa thành bình dân, nên đến lúc tự nó lại bộc lộ sự phản cách mạng của nó bằng cách xóa ngay sự bình đẳng ấy. Đó là lúc nó buộc phải trang trọng hóa bằng cách đính kèm thêm chức danh, chức phận để làm sáng danh loại đồng chí nó muốn đội lên đầu: đồng chí bí thư, đồng chí chủ tịch, đồng chí bộ trưởng, đồng chí hiệu trưởng, đồng chí trưởng phòng, đồng chí giám đốc… như là để phân biệt với các loại đồng chí tầm thường khác. Thế là công cuộc cách mạng 70 năm trở về điểm xuất phát như đúng tinh thần văn hóa tôn ti, đẳng cấp truyền thống của người Việt.
Bản chất của văn hóa tôn ti này xuất phát từ tâm lí háo danh, tự ti đi liền với tự tôn từ hai phía tầng lớp dưới và bề trên trong một xã hội phân biệt đẳng cấp. Ngoài gắn nhãn chức vụ, chức danh vào tên hoặc thay thế hoàn toàn cho tên gọi để làm sang, người Việt thích dùng một danh xưng nào đó gán vào hoặc thay thế hoàn toàn cho tên gọi: Cụ Chánh, bà Hội đồng, cụ Tiên chỉ, cụ Tam nguyên, ông Lưỡng quốc trạng nguyên, (và nay tự dưng đẻ ra ông Lưỡng quốc tiến sĩ),… đến mức bây giờ một ông chủ tịch xã kí giấy tờ hành chính cũng phải gắn vào phía trước tên của mình các học vị khoa học làm cho dân quê ít học tưởng mấy ông này họ Thạc hay họ Tiến là lạ mà lâu nay họ chưa nghe; họ nghĩ có lẽ cách mạng đã giúp cho mấy ông này quên hẳn tổ tông để chuyển sang họ mới.
Đại từ xưng hô của người Việt vì thế trở thành phi lịch sử, dù có làm một trăm cuộc cách mạng thì sự thật quan hệ trong cộng đồng Việt vẫn không có gì thay đổi.
Xưng hô thế nào, hành động thế ấy!
2. Cốt yếu của vấn đề vẫn là giá trị thực dụng của sự xưng hô không mất tiền mua để được nhiều thứ này chứ không phải ý nghĩa tinh thần trên kia. Khoảng cách xưng hô càng cao, giá trị càng lớn. Người bề trên cảm thấy thật đề cao, người cấp dưới tự thấy thật hạ thấp, sự nâng tầm và hạ mình ấy sẽ đổi lấy tiền tài, danh vọng mà bề ngoài cứ lẻo lẻo về sự tự do dân chủ và bình đẳng.
Trong một cuộc họp hay một cuộc gặp gỡ với cấp trên, cách cúi đầu thưa gửi: Thưa thủ tưởng cho em xin ý kiến, thưa sếp cho em xin… một cách ngọt ngào sẽ làm cho thủ trưởng hay sếp vui, hay đúng hơn là tự hào, kiêu hãnh thì dễ mua được những cái phải mua bằng rất nhiều tiền. Trong một đại hội hay đại tiệc, giới thiệu chức danh của cấp trên theo cách: kính thưa đồng chí bí thư đảng ủy, hiệu trưởng, giáo sư tiến sĩ, nhà giáo ưu tú, nhà thơ… càng dài càng làm cho cấp trên sung sướng, tự mãn và tiếng vỗ tay càng to và giòn, để… hiển nhiên, sau này cấp trên tạo nhiều điều kiện nâng đỡ và cho không (của chùa) nhiều thứ không phải mua.
Công đường trở thành văn hóa chợ, dùng lời nói thay tiền mua bán. Tư cách công dân trong xã hội dân chủ của người Việt bị hủy diệt với kinh nghiệm và trào lưu lựa lời mà nói. Sự hủy diệt ấy bộc lộ ở sự tự ti quá mức và sự tự cao quá đáng giữa bậc thấp và bậc cao, cấp dưới với bề trên. Người ta lớn bởi vì ta quỳ xuống (Tố Hữu), thứ ngôn ngữ uốn gối khom lưng kia làm cho lãnh đạo hay bề trên trở thành những độc tài bạo chúa, còn dân đen bị khinh bỉ thành kẻ hèn hạ, ti tiện như nó đáng bị khinh bỉ bởi vị thế của sự xưng hô hèn hạ, ti tiện.
Học trò viết đơn xin nghỉ phép, vì tôn sư trọng đạo cứ phải xưng em với thầy để mong thầy gia ân. Một công dân viết đơn lẽ ra đường hoàng đề nghị giải quyết một vấn đề nào đó về quyền lợi bình đẳng theo luật định cũng cứ phải kính thưa bề trên và cúi đầu thật thấp xưng em để được chiếu cố. Gần đây, một tập thể sinh viên viết thư cho Chủ tịch nước mà cứ phải xưng hô bác với cháu, làm như cái khổ nhục kế để cầu xin ấy sẽ động lòng bề trên, để bề trên có thể bước qua mọi ranh giới pháp lí mà cho cái sự xin hèn mọn ấy?
Một thực tế sống động cho thấy tính chất thực dụng đến quên mất vị thế công dân ngay trong giới trí thức, mà trí thức cao cấp ở trường đại học. Sự tôn kính quá mức càng bộc lộ bản chất của sự ti tiện. Trong các cuộc họp, khi phát biểu về vấn đề nào đó, rất nhiều cán bộ chủ chốt xưng em với thầy Hiệu trưởng mà quên rằng đó là một hội đồng dân chủ. Mà nữa, Hiệu trưởng là một chức vụ, còn thầy là một nghề nghiệp. Làm gì có khái niệm kép: thầy Hiệu trưởng. Trong cách xưng hô này vừa cố tình tỏ ra quan hệ “tôn sư” của đạo thầy trò (mặc dù ông ta chưa từng dạy mình nửa chữ), vừa đặt mình đứng dưới thắt lưng của kẻ có chức vụ cao hơn. Khi đã xưng hô như thế thì làm sao có được tiếng nói bình đẳng, trung thực, thẳng thắn, nếu không nói chỉ là phát ngôn vuốt đuôi hoặc cầu xin nịnh nọt. Đấy cũng là chỗ chết của các sếp, ít khi nghe được lời nói thẳng. Mà chừng như sếp nào cũng tỏ ra đắc chí, vì các ông này nghĩ mình là thầy của tất cả các thầy. Và vì ảo tưởng mình là thầy của các thầy, nên các ông này rất cao ngạo coi thường những kẻ gọi mình bằng thầy để có lúc đối xử như đối xử với những kẻ ti tiện: mạt sát, sỉ mắng, xua đuổi… Tất nhiên trong số này, có những người không hề mang bản chất ti tiện, mà chỉ là nạn nhân hay công cụ của ngôn ngữ ti tiện, đúng hơn là do diễn ngôn quyền lực sắp đặt cho họ vị thế ti tiện. Không biết những người này đã bao giờ thấm thía cái giá phải trả cho sự ti tiện này chưa?
Các lãnh tụ cộng sản cho dân xem quan là “đầy tớ”, nhưng dân lại muốn đứng dưới tầm đầy tớ thì 3000 năm nữa cũng chưa có dân chủ!
3. Nên nhớ văn hóa đẳng cấp chưa hẳn đã mang lại lợi ích mà bao giờ cũng chứa nghịch lí hai mặt. Càng được cho nhiều bao nhiêu càng bị khinh hạ bấy nhiêu. Trong khi một thực tế là bọn côn đồ giả danh trí thức bắt đầu tỏ ra khôn hơn, chúng cứ gọi thủ trưởng là “ông anh” và tự xưng là “thằng em”, tuy vẫn được tiếng là có khoảng cách tôn ti, nhưng lại gần gũi đến mức, nếu cần “thằng em bắn cho ba phát đạn” là chúng lại được “ông anh” kinh sợ và cho nhiều thứ hơn, kể cả sức mạnh đè đầu cỡi cổ người khác!!! Té ra luật giang hồ có tôn ti mà lại dân chủ hơn theo cách của nó, tốt hơn là cái văn hóa dân chủ mà bọn trí thức thứ thiệt chưa hiểu đầy đủ nghĩa của từ mà đã to mồm đòi dân chủ!
Hình như từ sau vụ án Năm Cam nổi tiếng, những cách xưng hô truyền thống của phía Nam được khôi phục lại ngay trong giới chức sắc của chính quyền như một cái mode: anh Năm, anh Bảy, anh Ba… Nghe chừng gần gũi thân mật nhưng thực chất cách xưng hô đó đã giang hồ hóa bộ máy chính quyền. Đi đâu cũng nghe nhan nhản một lũ quan chức quèn loe nhoe khoe khoang vừa mới gọi điện hay nói chuyện với Năm Hà, Bảy Dương, Hai Thanh hay Sáu Hải… đang chức rất to nào đó mà rờn rợn, vì cứ như gặp phải “đàn em” nhỏ của các “đại ca” nhớn trong băng nhóm giang hồ!
Xem ra, sự sinh sôi giàu có của từ xưng hô tiếng Việt không phải do văn hóa nào quy định mà do cái lưỡi cao su của người Việt uốn éo trăm chiều đã tạo ra để làm rối loạn đời sống đúng hơn là xác lập một trật tự đúng nghĩa của sự tự do dân chủ!
Dân Việt đối mặt với ngoại xâm thì tự tôn, tự đại, nhưng đối mặt với nội xâm thì tự ti. Goethe nói: chỉ có kẻ ti tiện mới tự ti.Không bao giờ có dân chủ khi người dân vẫn mang trong mình căn bệnh tự ti. Và như vậy, món quà lớn nhất để Làm người là Dân chủ trong nghĩa tự do bình đẳng chẳng ai cho không biếu không mà phải chịu nhục cúi đầu xin xỏ. Món quà ấy phải tự giành lấy, có khi bắt đầu bằng cuộc cách mạng về sự xưng hô, ít nhất biết nhục khi rơi vào tập quán xưng hô tôn kính nhưng thực chất là biểu lộ sự ti tiện của con người mình. Bởi lẽ, con người không chỉ là chủ thể của ngôn ngữ mà còn là công cụ của ngôn ngữ, bị thói quen ngôn ngữ điều hành một cách vô thức. Thứ diễn ngôn quyền lực sắp đặt nên thứ trật tự của món văn hóa bất bình đẳng ấy đã đè lên cuộc sống bao đời nay mà người dân chúng ta chưa thoát ra khỏi nó!
Không có gì đáng tự hào khi tỏ ra ti tiện trước quyền lực. Hãy tập cho dân ta biết nhục bởi sự ti tiện mà những kẻ đứng trên đầu ta đang ung dung hưởng thụ trên sự ti tiện đó!
https://chumonglong.wordpress.com/2012/11/16/tu-xung-ho-va-su-sa-doa-cua-van-hoa-viet/#more-1980
Trong một cuộc họp hay một cuộc gặp gỡ với cấp trên, cách cúi đầu thưa gửi: Thưa thủ tưởng cho em xin ý kiến, thưa sếp cho em xin… một cách ngọt ngào sẽ làm cho thủ trưởng hay sếp vui, hay đúng hơn là tự hào, kiêu hãnh thì dễ mua được những cái phải mua bằng rất nhiều tiền. Trong một đại hội hay đại tiệc, giới thiệu chức danh của cấp trên theo cách: kính thưa đồng chí bí thư đảng ủy, hiệu trưởng, giáo sư tiến sĩ, nhà giáo ưu tú, nhà thơ… càng dài càng làm cho cấp trên sung sướng, tự mãn và tiếng vỗ tay càng to và giòn, để… hiển nhiên, sau này cấp trên tạo nhiều điều kiện nâng đỡ và cho không (của chùa) nhiều thứ không phải mua.
Công đường trở thành văn hóa chợ, dùng lời nói thay tiền mua bán. Tư cách công dân trong xã hội dân chủ của người Việt bị hủy diệt với kinh nghiệm và trào lưu lựa lời mà nói. Sự hủy diệt ấy bộc lộ ở sự tự ti quá mức và sự tự cao quá đáng giữa bậc thấp và bậc cao, cấp dưới với bề trên. Người ta lớn bởi vì ta quỳ xuống (Tố Hữu), thứ ngôn ngữ uốn gối khom lưng kia làm cho lãnh đạo hay bề trên trở thành những độc tài bạo chúa, còn dân đen bị khinh bỉ thành kẻ hèn hạ, ti tiện như nó đáng bị khinh bỉ bởi vị thế của sự xưng hô hèn hạ, ti tiện.
Học trò viết đơn xin nghỉ phép, vì tôn sư trọng đạo cứ phải xưng em với thầy để mong thầy gia ân. Một công dân viết đơn lẽ ra đường hoàng đề nghị giải quyết một vấn đề nào đó về quyền lợi bình đẳng theo luật định cũng cứ phải kính thưa bề trên và cúi đầu thật thấp xưng em để được chiếu cố. Gần đây, một tập thể sinh viên viết thư cho Chủ tịch nước mà cứ phải xưng hô bác với cháu, làm như cái khổ nhục kế để cầu xin ấy sẽ động lòng bề trên, để bề trên có thể bước qua mọi ranh giới pháp lí mà cho cái sự xin hèn mọn ấy?
Một thực tế sống động cho thấy tính chất thực dụng đến quên mất vị thế công dân ngay trong giới trí thức, mà trí thức cao cấp ở trường đại học. Sự tôn kính quá mức càng bộc lộ bản chất của sự ti tiện. Trong các cuộc họp, khi phát biểu về vấn đề nào đó, rất nhiều cán bộ chủ chốt xưng em với thầy Hiệu trưởng mà quên rằng đó là một hội đồng dân chủ. Mà nữa, Hiệu trưởng là một chức vụ, còn thầy là một nghề nghiệp. Làm gì có khái niệm kép: thầy Hiệu trưởng. Trong cách xưng hô này vừa cố tình tỏ ra quan hệ “tôn sư” của đạo thầy trò (mặc dù ông ta chưa từng dạy mình nửa chữ), vừa đặt mình đứng dưới thắt lưng của kẻ có chức vụ cao hơn. Khi đã xưng hô như thế thì làm sao có được tiếng nói bình đẳng, trung thực, thẳng thắn, nếu không nói chỉ là phát ngôn vuốt đuôi hoặc cầu xin nịnh nọt. Đấy cũng là chỗ chết của các sếp, ít khi nghe được lời nói thẳng. Mà chừng như sếp nào cũng tỏ ra đắc chí, vì các ông này nghĩ mình là thầy của tất cả các thầy. Và vì ảo tưởng mình là thầy của các thầy, nên các ông này rất cao ngạo coi thường những kẻ gọi mình bằng thầy để có lúc đối xử như đối xử với những kẻ ti tiện: mạt sát, sỉ mắng, xua đuổi… Tất nhiên trong số này, có những người không hề mang bản chất ti tiện, mà chỉ là nạn nhân hay công cụ của ngôn ngữ ti tiện, đúng hơn là do diễn ngôn quyền lực sắp đặt cho họ vị thế ti tiện. Không biết những người này đã bao giờ thấm thía cái giá phải trả cho sự ti tiện này chưa?
Các lãnh tụ cộng sản cho dân xem quan là “đầy tớ”, nhưng dân lại muốn đứng dưới tầm đầy tớ thì 3000 năm nữa cũng chưa có dân chủ!
3. Nên nhớ văn hóa đẳng cấp chưa hẳn đã mang lại lợi ích mà bao giờ cũng chứa nghịch lí hai mặt. Càng được cho nhiều bao nhiêu càng bị khinh hạ bấy nhiêu. Trong khi một thực tế là bọn côn đồ giả danh trí thức bắt đầu tỏ ra khôn hơn, chúng cứ gọi thủ trưởng là “ông anh” và tự xưng là “thằng em”, tuy vẫn được tiếng là có khoảng cách tôn ti, nhưng lại gần gũi đến mức, nếu cần “thằng em bắn cho ba phát đạn” là chúng lại được “ông anh” kinh sợ và cho nhiều thứ hơn, kể cả sức mạnh đè đầu cỡi cổ người khác!!! Té ra luật giang hồ có tôn ti mà lại dân chủ hơn theo cách của nó, tốt hơn là cái văn hóa dân chủ mà bọn trí thức thứ thiệt chưa hiểu đầy đủ nghĩa của từ mà đã to mồm đòi dân chủ!
Hình như từ sau vụ án Năm Cam nổi tiếng, những cách xưng hô truyền thống của phía Nam được khôi phục lại ngay trong giới chức sắc của chính quyền như một cái mode: anh Năm, anh Bảy, anh Ba… Nghe chừng gần gũi thân mật nhưng thực chất cách xưng hô đó đã giang hồ hóa bộ máy chính quyền. Đi đâu cũng nghe nhan nhản một lũ quan chức quèn loe nhoe khoe khoang vừa mới gọi điện hay nói chuyện với Năm Hà, Bảy Dương, Hai Thanh hay Sáu Hải… đang chức rất to nào đó mà rờn rợn, vì cứ như gặp phải “đàn em” nhỏ của các “đại ca” nhớn trong băng nhóm giang hồ!
Xem ra, sự sinh sôi giàu có của từ xưng hô tiếng Việt không phải do văn hóa nào quy định mà do cái lưỡi cao su của người Việt uốn éo trăm chiều đã tạo ra để làm rối loạn đời sống đúng hơn là xác lập một trật tự đúng nghĩa của sự tự do dân chủ!
Dân Việt đối mặt với ngoại xâm thì tự tôn, tự đại, nhưng đối mặt với nội xâm thì tự ti. Goethe nói: chỉ có kẻ ti tiện mới tự ti.Không bao giờ có dân chủ khi người dân vẫn mang trong mình căn bệnh tự ti. Và như vậy, món quà lớn nhất để Làm người là Dân chủ trong nghĩa tự do bình đẳng chẳng ai cho không biếu không mà phải chịu nhục cúi đầu xin xỏ. Món quà ấy phải tự giành lấy, có khi bắt đầu bằng cuộc cách mạng về sự xưng hô, ít nhất biết nhục khi rơi vào tập quán xưng hô tôn kính nhưng thực chất là biểu lộ sự ti tiện của con người mình. Bởi lẽ, con người không chỉ là chủ thể của ngôn ngữ mà còn là công cụ của ngôn ngữ, bị thói quen ngôn ngữ điều hành một cách vô thức. Thứ diễn ngôn quyền lực sắp đặt nên thứ trật tự của món văn hóa bất bình đẳng ấy đã đè lên cuộc sống bao đời nay mà người dân chúng ta chưa thoát ra khỏi nó!
Không có gì đáng tự hào khi tỏ ra ti tiện trước quyền lực. Hãy tập cho dân ta biết nhục bởi sự ti tiện mà những kẻ đứng trên đầu ta đang ung dung hưởng thụ trên sự ti tiện đó!
https://chumonglong.wordpress.com/2012/11/16/tu-xung-ho-va-su-sa-doa-cua-van-hoa-viet/#more-1980
Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015
Một số nguyên tắc đọc sách căn bản
A. ĐỌC SÁCH
Giáo dục có mục đích giúp cho trẻ em, trong một thời gian hạn định, vượt qua con đường mà nhân loại đã trải qua từ thượng cổ đến giờ, từ lúc còn ăn lông ở lỗ đến ngày văn minh của hiện đại. Vậy nhà giáo dục là kẻ có phận sự giúp trẻ em phải sống lại lịch sử của nhân loại…
Nhưng phải làm cách nào để thâu ngắn lại con đường kinh nghiệm của nhân loại? Chỉ có đọc sách, ngoài ra ít có phương pháp nào hơn nữa.
Đọc sách là phương tiện cần thiết nhất, hiệu quả nhất để đào tạo cho mình một cơ sở học vấn vững vàng.
Thật vậy, dầu là bực thông minh đến đâu cũng nhờ đọc sách mà kiến văn ngày một thêm rộng.
Đọc sách có lợi cho đường học vấn và tư tưởng mình thế nào, cái đó khỏi cần minh chứng, không còn một ai là không nhận thấy.
Những bực vĩ nhân trong tư tưởng giới, phần đông đều nhân đọc một quyển sách nào của người trước mà nghĩ ra nhiều ý tưởng hay lạ khác. Một câu sách, hoặc một quyển sách đọc xong, có khi đổi cả một đời tư tưởng của ta. Cái đó thường lắm.
Sách giúp ta suy nghĩ, chỉ cho ta khỏi phải tốn công tìm kiếm một điều gì mà kẻ khác đã tìm ra được trước ta. Đó là đã đỡ bớt cho ta một sự phí công vô ích. Ta cần dành sức, để tìm kiếm thêm những cái mà kẻ khác đã tìm, và nhân đó làm cho nó thêm sáng tỏ hơn. Hoặc nó cũng chỉ cho ta biết vấn đề đã phát ra như thế nào, và người ta đã giải quyết nó như thế nào, hoặc người ta đã tìm nó tới đâu rồi.
Đành rằng, xem tận mắt, nghe tận tai quý hơn xem bằng sách…Nhưng, các điều ta có thể quan sát đặng sao có thể sánh kịp với những điều sách vở để lại, bởi nó tóm cho ta biết bao nhiêu thế kỷ suy tìm và kinh nghiệm mà nếu ta phải tự mình tìm lại, tuổi thọ của ta không làm sao cho phép. Vậy, ta phải đốt giai đoạn là chỉ có sách là miễn được cho ta công trình khổng lồ ấy mà thôi.
Học bằng sách, rất quan trọng ở thế kỷ nầy, có thể tóm được trong hai điều kiện nầy:
– Chỉ đọc những sách hay mà thôi.
– Và phải biết cách đọc.
1. Thế nào là sách hay?
Thế nào là một quyển sách hay?
Làm cách nào để nhìn ra nó, và tìm ra nó?
Sách hay, đây là nói về sách học trước hết. Tuỳ theo loại, mỗi loại đều có cái hay của nó và cách lựa chọn cùng đánh giá cũng khác nhau xa.
Bắt đầu bằng cách loại trừ.
Loại trừ đầu tiên những thứ sách học mà dài nhăng nhẳng, mà to lớn nặng nề. Một người đọc sách, nhất là sách để học, ngày giờ của họ dic nhiên có hạn, sự chăm chú, năng lực tinh thần cũng như trí nhớ vẫn có hạn. Bởi vậy, một quyển sách học mà dài lê thê bất tận không thể thích nghi được. Thật ra, người nào viết sách học mà viết lê thê bất tận là chứng tỏ sự bất tài và bất lực của mình. Sách học, càng ngắn càng tốt, càng gọn càng hay. Loại sách “Expliquez moi…” của “Les Editions Foucher” rất tài tình.
(Hầu hết những sách dạy về sử học ở Trung học thường là những sách quá dài)
Sách nào quá dài, tốt hơn đừng đọc. Hãy đợi khi mình đã có một luồng mắt thống quan rồi, bấy giờ sẽ đọc đến những sách trường gian của những nhà nghiên cứu và chuyên môn.
Kế đó nên loại trừ những sách buồn chán. Sách học mà trình bày một cách buồn tẻ khô khan là sách không nên đọc. Mất thì giờ, mất hứng thú, thật không kết quả gì.
Và sau cùng, hãy loại trừ những sách khó hiểu. Sách khó hiểu, là sách của hạng tác giả không biết mình nói cái gì. Phần đông họ là những kẻ có đầu óc mù mờ, cho nên họ lượm thượm, nói cái gì cũng chả ra cái gì. Rất có thể, tác giả là bực thông thái, nhưng họ đã quên họ đang dạy học, dạy học cho những đầu óc tầm thường. Họ viết cho họ hơn là cho học sinh. Đó là cái tật của phần đông các nhà viết sách học hiện thời. Có khi vì họ muốn cầu kỳ để tăng “giá trị” của họ. Những loại sách ấy không nên giao cho học sinh, vì nó sẽ dễ làm chán nản và làm cho học sinh mất cả hứng khởi của sự học.
Tóm lại, cần phải loại trừ những sách dài lê thê bất tận, những sách buồn chán, những sách đọc khó tiêu. Tuy nhiên, một quyển sách ngắn, vui vẻ và dễ dàng cũng rất dễ biến thành những thứ sách đơn sơ quá, thiếu căn bản, thiếu cương yếu và là những thứ sách rỗng tuếch, rất tầm thường. Vậy, cần phải làm một cuộc chọn lọc trong đống sách không dài, không chán mà cũng không khó đọc như đã nói trên. Phải làm cách nào để chọn lựa, trong khi mình chỉ là tay ngang, một người đang ở thời kỳ “tập sự”? Muốn phê bình cho đứng đắn “ông thầy” của mình, ít ra mình cũng phải biết rõ cái khoa của mình học. Như thế, thì làm gì chọn lựa cho được!
Thì như đã nói trên, chúng ta hãy căn cứ vào ba yếu tố trên: loại trừ những sách dài lê thê, những sách buồn ngủ, những sách đọc khó hiểu. Chả lẽ mình lại không quen biết được một vài bực học thức cao thâm nào để mà hỏi thăm và cậy họ giới thiệu sách hay mà đọc.
Có người kia muốn mua một món đồ dùng thật tốt, nhưng họ không phải người chuyên môn, họ cũng không có kinh nghiệm để có thể phân biệt món hàng nào giả, họ lại không có ai có thể tin cậy để hỏi thăm, vậy họ phải làm cách nào để mua món đồ cần dùng ấy mà không bị lầm? Có gì khó. Họ lựa món đồ của “hiệu có danh tiếng” quốc gia hay quốc tế. Mua đồng hồ tay mà lựa hiệu “Omega”, “Longines” hay “Movado” của Thuỵ sĩ thì ít sợ lầm thứ xấu. Cũng có thể họ mua lầm được lắm nhưng ít ra họ đã thu hẹp được rất nhiều sự rủi ro lầm lạc.
Những ai không được may mắn gặp được những bực thức giả cao thâm giới thiệu cho những sách hay, tại sao không biết làm như người đi mua đồ trên đây mà lựa sách do những tác giả có tên tuổi viết ra? Đành rằng trong giao thời nầy vàng thau còn lẫn lộn, nhưng những ai đã chịu được thử thách của thời gian, ít nhiều đã chứng minh được giá trị tương đối của tác phẩm mình rồi.
Andre Mauroi khuyên ta: “Chúng ta nên tin cậy nơi sự lựa chọn của các thế kỷ đã qua. Một người có thể lầm, một thế hệ có thể lầm, nhưng cả nhân loại không thể lầm. Homere, Shakespeare, Moliere, chắc chắn là những người xứng đáng với danh tiếng của họ. Chúng ta sẽ chuộng các tác giả nầy hơn là các nhà chưa chịu sự thử thách của thời gian”.
Muốn đọc sách để bổ túc cho trí thức, cần nhất là phải biết cách đọc sách mới đặng.
Có nhiều kẻ đọc sách như điên, luôn luôn sách chẳng rời tay, nhưng kết quả không ích lợi gì cho đường học hỏi của họ cả, là vì họ không biết đọc sách.
Trong túi họ, ta thấy luôn luôn đầy sách báo. Họ vừa ngồi xuống, bất luận là ở trên xe đò hay toa xe điện, là ta thấy họ mở sách bảo ra mà đọc. Họ đọc tiểu thuyết, đọc những tin tức hàng ngày, đọc luôn cả những cột quảng cáo không sót một chữ. Sách ở thư viện họ đọc gần hết. Nhưng họ không hiểu họ đọc những gì, cũng không rõ tên tác giả là ai. Đó là lối đọc sách nguy hiểm nhất. Jules Payot nói: “Đọc sách là một cách lười biếng nguy hiểm nhất, bởi kẻ làm biếng mà ở không nhưng, họ sẽ cảm thấy như khó chịu với lương tâm. Trái lại, nếu họ có đọc sách, họ tin rằng họ có làm việc và nhân thế, cái bịnh lười biếng của họ không còn thế nào trị đặng nữa”. Thật có đúng như vậy. Lối đọc sách nầy chỉ làm phí thời giờ mà thôi. Nếu ta thành thực với ta, ta sẽ thấy sau một tuần lễ, ta sẽ không còn nhớ gì nữa cả.
Có một hạng độc giả đọc sách để mà lo việc khác. Họ vẫn chăm chú đọc hàng nầy đến hàng kia, nhưng thực sự tâm tư họ đi vào chỗ khác. Đó là một cố tật, không nên bắt chước.
Lại cũng có một hạng độc giả, sách gì cũng đọc, nhưng họ chỉ đọc từng chặng, khúc đầu, khúc đuôi rồi xếp sách lại, tin tưởng rằng mình đã hiểu được tất cả ý tưởng của tác giả. Tôi giám quả quyết kẻ đọc sách như thế, dù là bậc thông minh bực nào, cũng không làm gì hiểu được tất cả trong quyển sách. Nhất là một quyển sách thuộc về loại sách học, trong đó, mỗi câu có khi là một vấn đề, sự liên lạc của nó không thể bỏ qua một đoạn nào mà khỏi phải hiểu sai. Hạng độc giả nầy, đọc đây một đoạn, đó một đoạn…đọc cầu vui, đọc không mục đích…và đọc mãi suốt ngày. Có ai hỏi họ làm gì trong ngày: họ bảo họ đọc sách. Nhưng thực sự, trí họ như con bướm chập chờn lởn vởn từ đoá hoa nầy sang đoá hoa kia. Xong rồi, đầu óc họ vẫn trống trơn, không còn lưu lại một ấn tượng gì cả. Cũng có khi họ nhớ, nhưng chỉ nhớ những vụ lặt vặt không đầu đuôi, không thành vấn đề gì cả.
Trở lên là lối đọc sách không bổ ích gì cho trí thức cả. Kẻ nào muốn lợi dụng sự đọc sách để giúp óc suy nghĩ, phán đoán của mình và giúp thêm tài liệu cho sự hiểu biết của mình, đừng bao giờ đọc sách như những cách đã nói trên.
Goethe lúc về già, nói với Eckermann: “Người ta đâu biết rằng phải tốn bao nhiêu thời giờ, bao nhiêu công khó mới học được cách đọc sách. Tôi đã bỏ công vì nó, trên 80 năm, thế mà bây giờ tôi chưa thể tự hào là đã đạt được mục đích ấy rồi vậy.”
Nghệ thuật gì mà khó khăn thế? Chỗ liên lạc giữa người đọc sách và người viết sách phải như thế nào? Người đọc sách phải giữ thái độ gì để khỏi phải bị sách đầu độc, và trái lại nhờ sách mà làm giàu thêm kinh nghiệm? Phải đọc những sách gì, và nhất là phải đọc cách nào? Đối với những loại sách danh tác ta phải đối xử như thế nào? Trái lại đối với sách hạng thứ, những sách phổ thông có tánh cách nhập môn, những sách có tánh cách đại lược hay trích lục ta phải sử dụng cách nào? Lợi ích của quyển sách phải chăng cũng chỉ có một giới hạn nào đó và phải dừng lại nơi đâu? Đó là mới kể sơ vài phương diện của vấn đề đọc sách để rèn luyện trí não mà thôi, chứ thật ra có rất nhiều cách đọc sách: có kẻ đọc sách để tìm tài liệu tin tức; cũng có kẻ đọc sách để giết thời giờ và để giải buồn. Nhưng ở đây, chúng ta chỉ nên chú trọng đến cách đọc sách để tự học nghĩa là để đào tạo cho mình một cơ sở văn hoá tinh thần mà thôi, vì đó là mục đích của quyển sách nầy. Như vậy thì sự đọc sách để tìm an ủi trong đau khổ, đọc sách để tìm một sức mạnh tinh thần, giúp tâm hồn mình thêm nhẫn nại, can đảm mà vượt qua những thống khổ của cuộc đời, đọc sách để tìm hứng thú cho tinh thần cũng đều thuộc về loại đọc sách để tự học cả, vì phàm cái chi hoạt khởi được tâm cảm mình, đổi mới được về khuynh hướng chân, thiện, mỹ đểu bổ ích cho tinh thần trí não của mình.
2. Đọc sách để tìm hiểu mình.
Đọc sách mà đến mức cao thâm, là đọc sách không phải để tìm hiểu cái ngoài ta, mà là để tìm hiểu cái người thật của ta. Sách vở, đối với ta, sẽ chỉ còn là cái nguồn khêu gợi…mà thôi.
Andre Maurois có khuyên ta một câu nầy mà tôi cho là sâu sắc nhất: “Phải tự làm cho mình xứng đáng với những tác phẩm mình đang đọc..(2) “Thuật đọc sách là cái nghệ thuật tìm thấy lại cuộc đời của mình và hiểu biết nó hơn, bằng sách”. Ông lại nói rõ ràng hơn “không có gì cảm động hơn là thấy người thanh niên năm ngoái chỉ chịu đọc những chuyện phiêu lưu, bỗng dưng nay lại đâm ra ham mê đọc những quyển như Anna Karenine (Tiểu thuyết của Tolstoi) hay Dominque (Tiểu thuyết của E.Fromentin), bởi vì bây giờ họ đã nếm qua thế nào là cái vui sướng và đau khổ của tình yêu. Những người ưa hoạt động là những đọc giả thưởng thức Kipling, những nhà chính trị đại tài là những độc giả của Tacite hay của Retz” (12).
Thật có đúng như thế. “Đoạn trường ai có qua cầu mới hay”. Hễ “đồng thinh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Những kẻ thích đọc Lão, Trang hay Phật đại thừa là những hạng độc giả thuộc hạng hướng nội nhiều hay ít…Phải chăng đọc sách là một cái thú thâm trầm khi chúng ta tìm thấy trong một tác phẩm, giãi bày một cách chu đáo và đầy đủ những tư tưởng mà chính mình đã nghĩ qua, đã hoài bão lâu ngày và băn khoăn tha thiết…Chúng ta nhận thấy những ý nghĩ kín đáo nhất của mình được một người khác công nhận, lại nói ra một cách vỡ vạc thì còn gì thú vị bằng! Phải chăng chỉ có những ai đã từng sống gượng xa người bạn thân yêu mà hoàn cảnh bắt buộc phải tươi cười với những kẻ chung quanh mà mình không chút tình thương, mới cảm thấy cái hay và thâm trầm của câu:
“Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó, mặn mà với ai.” (KIỀU)
Một câu văn mà ta gọi là hay, phải chăng là câu văn đã làm vang động tâm hồn trí não ta, nghĩa là đã khêu gợi những gì sâu kín trong đáy lòng ta…Andre Gide có nói: “hình như nếu tôi không đọc Dostoi ewsky, Nietzche hay Frend…có lẽ tôi cũng sẽ nghĩ thế. Tôi chỉ tìm thấy ở họ một sự khuyến khích hơn là một mầm tư tưởng mới mà họ đã tặng thêm cho tôi, thật ra chính họ là những kẻ đã dạy tôi, đừng e sợ, đừng rụt rè và ngờ vực tư tưởng của mình nữa…” (12)
B. PHẢI ĐỌC SÁCH CÁCH NÀO
1.Tánh cách tôn nghiêm của sự đọc sách:
Nói đến sự tôn nghiêm, tức là muốn khuyên các bạn nên “gây chung quanh những lúc đọc sách của ta một không khí trang nghiêm và trầm lặng thường bao bọc những cuộc hoà nhạc hay những buổi lễ cao quý”. Nên tránh cái cảnh vừa đọc, vừa ăn, vừa nói chuyện, hoặc đọc thoáng qua một trang, thì ngừng lại để trả lời với máy điện thoại, hoặc cầm sách mà trí nghĩ đâu đâu…rồi lại bỏ dở vì có người bạn đến nói chuyện kháo, rủ nhau đi ăn uống hay đi dạo mát…Người biết đọc sách phải biết dành cho mình một buổi nào để đọc sách trong yên lặng và cô tịch. Nên dành riêng cho một nhà văn nào mình rất yêu quý, một buổi chiều trong ngày chủ nhựt trong tuần, hay một buổi chiều thứ bảy nào đó.
Riêng tôi, suốt một đoạn đời từ 21 tuổi đến nay, tôi đã dành cho mỗi buổi tối ít nhất là 2 giờ đồng hồ để đọc sách khoảng từ 20 giờ đến 22 giờ không bao giờ sai chạy. Giờ ấy đối với tôi cũng như giờ cầu kinh, nhất định không để cho ai quấy rầy…Giờ đọc sách này là giờ đọc sách hoạt động. Tất cả người trong gia đình đều phải nể cái giờ phút thiêng liêng nầy của tôi…ngoài ra, tôi không đòi hỏi gì hơn là để cho tôi được quyền sống một mình trong cô tịch và lặng lẽ. Ngoài cái giờ ấy, tôi cũng đọc sách, cũng xem báo như mọi người…nhưng làm việc một cách tiêu cực, hoặc sưu tầm tài liệu để qua một bên, đợi lúc đọc sách chánh thức đem ra mà nghiền ngẫm.
Dĩ nhiên là trong lúc đọc sách trang nghiêm ấy, tôi chỉ đọc toàn những tác phẩm hay nhất mà thôi.
2. Chỉ đọc những tác phẩm hay:
Jules Payot nói: “Nếu cho tôi được sống lại cuộc đời của tôi, tôi tự thệ trong lúc trẻ tuổi, chỉ đọc ròng sách hay, do những bực vĩ nhân trong tư tưởng giới viết ra thôi. Tôi đã mua rất đắt cái kinh nghiệm đã qua của tôi khi còn nhỏ, đã làm phung phí sức lực của tôi rất vô lối vì những tác phẩm vô giá trị. Nếu anh em muốn có một tương lai tốt đẹp về tinh thần, hãy nghe theo tôi, đừng bao giờ đọc sách nhảm…” (25)
Vậy làm cách nào để nhìn biết một quyển sách hay? Trước đây đã nói qua về loại sách học. Nay xin bàn đến những sách có tính cách đào luyện tinh thần trí não con người.
Sách hay nói đây chẳng những hay về văn chương tao nhã mà hay về ý tưởng thâm trầm.
Có một đặc điểm nầy để nhận thấy cái hay của một quyển sách, bất cứ là một quyển sách loại gì, là càng đọc đi đọc lại chừng nào, càng thấy nó rộng rãi sâu xa chừng nấy. Một quyển sách mà tháng này đọc thấy hay, tháng sau đọc lại thấy bớt hay hoặc hết hay là một quyển sách tầm thường. Có nhiều quyển sách mình chỉ đọc qua một bận là hết muốn giữ nó bên mình. Trái lại quyển sách hay dù cho một năm sau, ba năm sau, hay mười năm sau nữa mà đọc lại vẫn thấy thâm trầm man mác không biết chừng nào. Trình độ mình càng ngày càng lên cao, mình lại thấy nó càng thâm sâu hơn nữa. Những sách tầm thường không sao chịu nổi thử thách của thời gian. Đó là loại sách mà người ta thường gọi là “sách bất tận”. Cần lựa những sách ấy làm sách “gối đầu giường”. Những sách như quyển Ngữ lục (Pensees) của Pascal, Ethique cảu Spinoza, Pensees của Epictete va Marc-Aurele, Imitation de Jesus-Christ, Bible, Nam hoa Kinh, Đạo đức Kinh, Dịch Kinh…là những sách rất hay, đọc đến chết vẫn thấy còn luôn luôn sâu sắc thâm trầm.
Tuy nhiên, sách hay cũng không phải cần luôn luôn là “sách bất tận” mới được. Những quyển sách khêu gợi được ta nhiều ý nghĩ đột ngột, lạ lùng và mới mẻ, dù ta không thể nhìn nhận tư tưởng của tác giả, ta cũng không sao tránh khỏi những bâng khuâng và hoài nghi, hoặc trong nhất thời đưa đến cho ta những vấn đề mà xưa nay ta chưa từng để ý đến, đều là những thứ sách làm giàu thêm cho ta về kinh nghiệm, về tư tưởng và về tài liệu. Những thứ sách ấy cũng được xem là sách hay.
3. Sách gối đầu giường
Tiện đây, xin nói qua về những sách “gối đầu giường”. Những sách “gối đầu giường” phải là những bộ sách mà bất cứ ở hoàn cảnh nào đều có thể giúp cho ta một vài ý tưởng thích nghi và an ủi; những sách đưa ta lên cao bằng những tư tưởng thanh thoát hay những gương mẫu của những bực anh hùng vĩ nhân trong nhân loại; những sách giúp ta biết hoài nghi suy nghĩ thêm, biết đặt vấn đề, biết làm cho lòng ta nhẹ nhàng và phấn khởi, khôn ngoan và trong sạch hơn. Có người nói rằng: “Quyển sách đẹp nhất có lẽ là quyển sách viết ra không phải để mà đọc, và chỉ in ra khi nào tác giả đã qua đời, và nhờ vậy, nó có tánh cách của một bản di thư tinh thần, không có một ẩn ý gì là chiều chuộng hay làm vui lòng độc giả” (7). Người đọc sách phải cảm thấy có một sự kêu gọi khao khát thì sự đọc sách mới thật là hứng thú và có nhiều thụ dụng, nếu cảm thấy không có gì trong thâm tâm khát kêu gọi gì cả, thì thà đừng đọc sách còn hơn, cũng như nếu mình cảm thấy không có gì cần phải nói ra, thì đừng bao giờ miễn cưỡng mà viết sách. Những bài thơ hay và cảm động nhất phải chăng là những bài thơ mà thi sĩ đã cảm động nhất trong khi sáng tác nó?
Học cũng như ăn. “Mỗi một tâm hồn đều có một thức ăn riêng. Phải biết nhận cho ra ai là những tác giả riêng của mình. Dĩ nhiên là những tác giả ấy sẽ khác hẳn với những tác giả của bạn bè ta. Trong văn chương cũng như trong tình yêu ta thường phải ngạc nhiên vì sự chọn lựa của người khác. Chúng ta cần phải trung thành với các tác giả đã thích hợp với mình. Về việc lựa chọn nầy chỉ có chính mình mới là người xét đoán đúng nhất mà thôi”…(12)
Có những sách “gối đầu giường” mà người ta đọc mỗi ngày như kinh nhật tụng. Nhưng cũng có những thứ người ta không cần phải đọc, mà ảnh hưởng của nó đối với ta rất lớn: chỉ một cái tựa sách, hoặc cái tên tác giả mà thôi cũng đã là một khuyến lệ, một vị thiên thần luôn luôn ủng hộ che chở ta và nhắc nhở an ủi ta rồi.
Sau cùng, cũng cần giữ bên mình ta những sách có những tư tưởng đối lập với ta dùng làm sách “gối đầu giường”. Pascal lại đọc Montaige, Montaige lại đọc Seneque. Cái người “thù” với tư tưởng ta, thường lại là người giúp cho ta suy nghĩ nhiều hơn tất cả, vì chính họ là người giúp ta thấy rõ những nhược điểm của ta và bắt buộc ta phải tìm thêm bằng cứ cho lập trường tư tưởng của ta. Họ là kẻ nhìn thấy rất tăm tối chỗ mà ta nhận thấy rất sáng sủa, và chính họ là kẻ giúp ta biết giữ vững lập trường, biết hoài nghi và thận trọng.
4. Uống nước tận nguồn.
Đọc sách hay cần đọc ngay nguyên văn. Nếu không đọc được nguyên văn, thì phải tạm đọc sách dịch. Như thế thì sự hiểu biết của ta cũng kể là hiểu biết tạm thời thôi. Văn dịch chỉ đưa đến cho ta có một phương diện về tư tưởng của tác giả thôi, bởi người dịch cũng chỉ dịch theo sự hiểu biết tạm thời của họ. Câu nguyên văn, ta có thể ví như mặt biển rộng thênh thang, còn câu văn dịch không khác chi là mặt nước ao tù.
Văn dịch, nếu dịch đúng, chỉ đem lại cho ta một phần nào cái ý vị của nguyên văn thôi. Bởi vậy, nếu muốn đọc sách cho đứng đắn, cần phải đọc chánh văn. Đọc một trăm quyển sách khảo cứu về Vương Dương Minh, Lão tử, hay Trang tử…không bằng đọc ngay Vương Dương Minh, Lão tử, hay Trang tử. Vì vậy, học được nhiều ngoại ngữ chừng nào càng tốt đối với người muốn tạo cho mình một cơ sở học vấn rộng rãi và sâu sắc.
Có kẻ tưởng cần kiếm sách nghiên cứu về Lão tử, Trang tử hay Vương Dương Minh để dễ thấy đại lược tư tưởng của các ông ấy hơn là phải đọc ngay các ông ấy, khó khăn hơn. Tính như thế thật sai lầm. Đọc sách nghiên cứu trước khi đọc một tác giả nào, có cái lợi là khỏi cần mất nhiều thời giờ để hiểu tác giả ấy trong khi đã có người làm trước cho ta công việc đó. Nhưng ta sẽ bị cái hại nầy là ta chỉ hiểu biết tác giả qua sự hiểu biết và nhận xét của nhà nghiên cứu thôi, chứ khó lòng biết được cái chân diện mục của tác giả. Muốn biết Lão tử mà đọc cuốn Lão tử của Ngô Tất Tố thì ta chỉ biết được Lão tử theo Ngô Tất Tố chứ chắc chắn không làm gì hiểu được Lão tử. Nhưng thực ra, cũng không biết ta phải hiểu cách nào mới thật hiểu đúng theo như Lão tử đã hiểu, là vì “không có một danh từ nào mà có một nghĩa đối với hai người”. Mỗi độc giả đối với Lão tử có một cách nhận xét và phản ứng riêng, vì vậy, như ta đã biết, không biết bao nhiêu là bản dịch Đạo đức Kinh hoàn toàn khác nhau và những nhà chú giải Lão tử cũng không sao kể xiết.
Sở dĩ tôi đã nói trước khi đọc ngay chánh văn của Lão tử, đừng vội đọc sách nghiên cứu về Lão tử, là tôi muốn cho các bạn đối với Lão tử (hay bất cứ đối với một tư tưởng gia nào) đừng bị một thiên kiến nào trước cả, nó sẽ làm tê liệt óc phê phán của ta. Đối với những học sinh hay sinh viên không ngày giờ để nghiên cứu nghiền ngẫm thì sự đọc những sách nghiên cứu trước khi đọc chánh văn là một sự cần để biết mà trả lời cho giám khảo. Việc ấy là một sự bắt buộc, không thể nào làm khác hơn được. Chỉ cần đợi họ sau khi ra trường làm lại công cuộc giáo dục của họ sẽ hay. Chứ đối với người có công tự học thì việc “đi sau đuôi” kẻ khác, tìm lấy một “con đường mòn” theo kẻ khác mà đi…là một điều không nên có.
Dù sự phán đoán, phê bình của ta không được xuất sắc bằng nhiều nhà nghiên cứu khác, nhưng nó là của ta…nó là của trình độ hiểu biết hiện tại của ta…Sau nầy, ta sẽ đọc lại các sách nghiên cứu khác để so sánh và chữa lại hoặc bổ túc thêm những phán đoán sai lầm hay thiếu sót của ta, thì công phu tự học thụ dụng không biết chừng nào. Sự lợi ích của sách nghiên cứu là giúp cho ta so sánh lại những nhận xét của nhà nghiên cứu với những điều ta quan sát và suy xét, chứ không nên để cho nó quy định trước lề lối tư tưởng của ta và làm mai một tinh thần sáng tác và tự chủ của ta. Đọc sách phải là một sự sáng tạo. Chứ không phải là một sự nô lệ. Đừng bao giờ tìm hiểu biết một người bằng lời giới thiệu của một kẻ thứ ba. Sự ưa ghét, bao giờ cũng thiên lệch. Ưa thì nói tốt, ghét thì nói xấu…đều là những phê bình chủ quan cả. “Đồng với ta, cho ta là phải; không đồng với ta, cho ta là quấy”. Cái Phải Quấy của con người thường chỉ có thế thôi.
Phần đông một số sách nghiên cứu ngày nay ở nước ta là một sự nhai đi nhai lại những ý kiến của những người đi trước và chỉ có thế thôi, nhất là những sách giáo khoa. Vì vậy, một cái lầm lạc của người trước sẽ được người ta “tụng” đi “tụng” lại mãi như con “két” thật đáng thương hại không biết chừng nào!
5. Sách quá nhiều chú giải:
Có nhiều người tin tưởng rằng đọc những sách có nhiều chú giải và phê bình sẽ giúp cho mình hiểu tác giả một cách rành mạch hơn.
Giữa ta và quyển sách cần phải có một sự tiếp xúc trực tiếp, không nên có nhiều kẻ xen vào “giành giựt” sự thông cảm của riêng ta. Có những quyển sách dịch, vừa dịch vừa chú giải quá rườm ra, kể lể ông nầy bà nọ đã nói gì về ý nghĩa của câu văn kia trải qua từng thời đại. Kể ra công phu thì công phu thật, nhưng họ đã làm “mất” cả sự hứng thú của những cảm giác hồn nhiên của ta đối với tác phẩm. Sự bác học của nhà chú giải làm “rộn” ta nhiều hơn là giúp ích cho ta…Có gì bực mình bằng lúc mà nhà thơ đang đưa ta vào cõi mộng mê ly của một câu thơ tuyệt đẹp thì nhà chú giải bác học của ta lại kéo giựt ngược lại để giới thiệu cái nhạc điệu của câu văn và cách dùng chữ ở những vần bình thường bình hạ, hoặc cắt nghĩa cho ta nghe chữ dùng kia của nhà thơ là một chữ có một nguyên lai cực kỳ lạ lùng bí hiểm…Có khác nào trong khi ta đang nghe một khúc nhạc thâm trầm mê mẩn…người ta lại bắt ta dừng lại để nghe diễn thuyết cả một bài học về luật điều hoà! Ta đòi hỏi người ta nên để cho ta lặng lẽ mà nghe tiếng vang trong lòng thầm kín của ta khi tiếp xúc với tác phẩm ấy…
Đọc sách cần phải “uống nước tận nguồn” nghĩa là tìm chánh văn mà đọc, đừng vội đi tìm những sách về tác giả ấy do một “bàn tay thứ hai” viết lại.
Như thế ta lại cũng cần phải tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm ấy lâu chừng nào hay chừng nấy.
Tôi xin thử lấy một thí dụ. Các bạn muốn đọc Pascal là một đại văn hào Pháp ở thế kỷ thứ mười bẩy, nhưng từ trước đến giờ chưa có được nghe ai nói đến để dự bị cho bạn. Những sách chú giải về Pascal là cả một cái rừng. Thảy đều có giá trị cả. Như bộ sách Port-Royal của Sainte-Beuve có thể được xem là quyển sách chú giải rộng nhất và tự nó đã cũng là một tác phẩm rồi. Vậy, bạn có cần phải khởi đầu bằng đọc sách cảu Sainte-Beuve chăng? Nghĩa là bạn có bằng lòng đọc trước ba nghìn trang sách, trước khi mở ra quyển Tư tưởng lục (Pensees) của Pascal không? Dĩ nhiên bạn sẽ không phải làm một việc luỗng công vô ích, dù bộ Port-Royal là một bộ sách rất phong phú, nghiên cứu rất kỹ thống quan về lịch sử tư tưởng văn chương của nước Pháp hồi thế kỷ thứ mười bảy. Nhưng muốn gặp Pascal mà phải đánh một cái vòng to rộng như vậy, kể ra cũng khí quá, huống chi công phu của bạn nếu đã xong rồi, bạn cũng chỉ nghiên cứu về Sainte-Beuve chứ cũng chưa gặp đặng Pascal. Mà trong hai người ấy, bực vĩ nhân hơn hết có lẽ cũng chỉ là Pascal. Đành rằng Sainte-Beuve là một phê bình gia sâu sắc lắm, nhưng vẫn cũng không sao qua nổi Pascal là một thiên tài kỳ vĩ, uyên thâm và rộng rãi đã làm danh dự chung cho nhân loại.
Bạn nên đi ngay vào Pascal đừng diên trì gì cả, dĩ nhiên là bạn phải biết đặt ông vào hoàn cảnh xã hội của ông trước để có một ý niệm thống quan về những điều kiện khách quan đã chi phối và cấu tạo thiên tài của ông, nghĩa là bạn cần phải biết qua về sự hoạt động của nhóm “jansenisme” cũng như sơ lược về đời tư của ông. Nhưng muốn có được một khái niệm như thế. Nhưng muốn có được một khái niệm như thế, bạn chỉ cần đọc lối ba mươi trang sách và mất chỉ vài giờ là cùng. Bạn hãy lựa một quyển văn học sử đứng đắn như của các ông Gustave Lanson, hay của Bédier và Hazard, hoặc là trong một bài tự ngôn nho nhỏ ở đầu sách các quyển “Pensees” của Pascal cũng là đầy đủ lắm rồi. Dự bị được bao nhiêu đó, hãy đi ngay vào tác phẩm của Pascal. Và sau khi đã đọc đi đọc lại nhiều lần và nghiền ngẫm nó…bấy giờ nếu có thời giờ, hãy đọc thêm Sainte-Beuve, hoặc những bài nghiên cứu công phu của các văn gia Brunschivig, Ravaisson, Ranh, F. Strowski, Petitot, Jacques Chevalier…Nhưng dù sao, Pascal vẫn phải được quyền ưu tiên (3).
6. Đọc sách cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần:
Đọc sách hay không nên đọc đọc sách mượn. Sách mượn phải trả, không nên giữ nó lâu ngày đến đợi người ta đòi. Cái đó thiếu liêm sỉ. Vậy đọc sách hay, phải đọc sách mình đã mua, để có thể đọc đi đọc lại nhiều lần.
Đọc đi đọc lại nhiều lần, chẳng phải để cho dễ nhớ, mà là bởi có nhiều thứ sách rất hàm súc: nếu chỉ đọc qua một bận, không tài nào hiểu nó được hết. Có nhiều quyển sách đọc đến lần thứ ba, thứ tư mới hiểu được. Trước đây tôi có bàn đến sách khó đọc. Khó đọc đây là khó đọc vì văn từ lòng dòng, cách cấu tạo hỗn độn mà ý nghĩa thì thực chẳng có gì. Còn ở đây, tôi muốn bàn đến những sách hàm súc mà văn từ quá điêu luyện, cần phải chú ý rất nhiều mới khám phá được những ẩn ý hoặc những tế nhị của tư tưởng. Nhất là sách xưa, văn từ rất ngắn, không thích giảng giải hay minh chứng dài dòng, nhưng hàm chứa những ý tưởng vô cùng sâu sắc.
Gặp phải những thứ sách như thế, có nhiều kẻ quá thận trọng, nhưng thiếu kinh nghiệm, họ nhất định không chịu bỏ qua một chứ nào còn nghi ngờ cả. Nếu họ gặp một câu nào khó hiểu, họ dừng lại, cố tìm cho ra nghĩa của câu đó mới chịu tiến tới. Với phương pháp đó, tôi dám quả quyết họ sẽ không bao giờ đọc hết mười trang sách Trang Tử hoặc của Kant hay Hegel. Gặp trở ngại mà cứ đứng lỳ lại, không chịu đi tới nữa, theo tôi là một phương pháp sai lầm.
Hãy cứ đi tới mãi…và đi cho tới cùng. Bấy giờ ta mới thống quan được cái đại ý, nắm được cái giềng mối. Biết được cái tổng quan niệm của tác giả, mình mới nhân đó mà suy xét lại những chi tiết của nó. Rồi những gì mập mờ sẽ lần lần sáng tỏ lại. Đọc lần đầu, cần phải đi thật mau, để xem cái lề lối đại cương của quyển sách, chẳng khác nào xem trước cái hoạ đồ của một đô thị trước khi mình đi vào đó vậy. Đọc lần thứ hai, ta sẽ ngạc nhiên thấy những trở ngại trước kia tiêu tan lần lần. Tư tưởng bấy giờ liên lạc tiếp tục nhau không bị gián đoạn nữa, là vì mình đã biết được phương hướng của nó rồi.
Đừng nói là đọc lần thứ nhì, có loại sách đọc đi đọc lại ba, bốn lần mà nghĩa nó vẫn mờ tối. Nhưng dù sao mình cũng đã biết được đại cương và phương hướng của nó rồi. Những chỗ mờ tối ấy thủng thẳng lâu ngày rồi cũng sẽ có ngày hiển lộ. Ta biết rằng câu văn của nhà đại tư tưởng thường rất vắn tắt mà hàm súc lắm. Kinh nghiệm của ta còn ít, tư tưởng của ta còn nông, muốn hiểu hết ý nghĩa của nó phải cần đến thời gian.
Không phải họ cố ý làm cho tư tưởng họ mờ tối làm gì. Chỉ vì họ có rất nhiều tư tưởng phải nói với ta, hềm gì họ phải dùng đến một tiếng nói tầm thường, không thể nào biểu diễn hết ý nghĩ của họ đặng. Ai đã từng cầm bút mới hiểu rõ nỗi thống khổ của ta khi biểu diễn tất cả nỗi lòng cảu ta mà văn từ không sao biểu diễn nổi. Dù là bực văn tài đến bực nào cũng cảm thấy cái chỗ thâm sâu của tấm lòng không sao truyền vào câu văn cho hết được. Thánh nhân mà còn nói: “Thơ bất tận ngôn, ngôn bất tận ý” thay!
Vậy, đọc sách mà độ tới cái chỗ “không thể nói được” đó, nhận được cái mà người ta gọi là “ý tại ngôn ngoại”, thời đọc sách mới tinh thần.
Trang Tử nói: “Có nơm vì cá. Muốn đặng cá phải quên nơm. Có dò vì thỏ, muốn đặng thỏ phải quên dò. Có lời vì ý, muốn đặng ý phải quên lời”
Phật tổ ngày kia lấy ngón tay chỉ mặt trăng mà bảo các đệ tử: “Kìa là mặt trăng! Các đệ tử hãy ngó theo ngón tay ta thì thấy. Nhưng, nên nhớ: ngón tay ta không phải là trăng. Những lời giảng của ta về Đạo cũng vậy. Các con cứ nghe lời ta giảng mà tìm Đạo. Nhưng nên nhớ: lời giảng của ta không phải là Đạo”.
7. Cần đọc những sách cao hơn tầm hiểu biết của mình:
Một nguyên tắc trong việc tự học mà ta không nên quên là chỉ có những công phu nào có nhiều cố gắng mới có thể có lợi cho sự tiến bộ tinh thần trí não thôi. Không cố gắng, không sao tiến bộ được.
Có nhiều người quá thận trọng, quá rụt rè, không dám đọc những sách cao quá trình độ hiểu biết của mình. Đọc sách cũng một trình độ tư tưởng của ta, cũng như đọc những sách cùng đồng một chí hướng của ta chẳng khác nào kết bạn với những bực ngang hàng, chỉ được có người tán tụng phụ hoạ mà không được có người nâng đỡ hoặc giúp ta đặt lại vấn đề cũng suy nghĩ thêm nhiều khía cạnh bất ngờ khác.
Có ích gì những sách cùng một trình độ với mình, vì họ chỉ mang lại cho ta có cái tiếng dội của những ý kiến của ta mà thôi. Tác giả không cao hơn ta sẽ không giúp ích gì cho ta. Tuy lắm khi mình không theo kịp họ, nhưng cũng có lúc mình cũng lấn họ, và nếu cần, cũng chống lại với họ.
Sau khi đọc xong quyển sách, mặc dù mình không đạt được hết tư tưởng của tác giả, mình cũng thấy chỗ thay đổi trong cái người tinh thần của mình. Những chỗ tối tăm khó hiểu của họ lắm khi cũng giúp cho ta suy nghĩ thêm nhiều hơn là khi họ nói ra môtj cách rạch ròi vỡ vạc. Nhà tư tưởng Joubert có nói đại khái như vầy: “Những ý tưởng rõ ràng sáng sủa giúp cho tư tưởng; nhưng chính những ý tưởng mập mờ lại giúp ta hành động, chính những ý tưởng ấy chỉ huy sự sống của ta”. Ở đây chúng tôi muốn nói về những quyển sách cao sâu, vượt quá cái tầm hiểu biết thường của ta, chứ không phải muốn nói về những loại sách tối nghĩa của những kẻ muốn lập dị cầu kỳ mà thực ra rất tầm thường và nông nổi.
Làm bạn thì nên làm bạn với những kẻ cao hơn mình về tài đức, đọc sách nên đọc những quyển sách cao hơn trình độ tư tưởng của mình thì mới mong tiến bộ mau trên con đường tri thức.
8. Đối với bất cứ sách nào, phải dành cho nó một tấm lòng thiện cảm.
Trước khi phê bình một quyển sách nào, phải để chút hy vọng và tin tưởng nơi nó. Một người viết sách, dù có dở đến bực nào, cũng đã lao khổ nhiều với tác phẩm của mình. Họ cũng đã bỏ nhiều thời giờ suy nghĩa nghiền ngẫm mới viết ra. Thật cũng đã lao tâm khổ tứ với nó không ít. Nếu trước khi đọc nó, mình lại thiên ý, hoặc có ý kình địch, ác ý, đó là tự mình làm mất một cơ hội tốt. Biết đâu trong khi cùng “âm thầm đàm luận” với quyển sách, nó không khêu gợi cho mình nhiều ý nghĩ hay hay.
Có nhiều người viết văn rất khúc mắc khó đọc. Có khi vì họ kém cái tài ăn nói, không biểu diễn ý tưởng của mình được một cách giản dị rõ ràng, hoặc là tác giả có ý cầu kỳ lập dị…Nhưng mình cũng không vì đó mà không ráng công với họ một chút để tìm hiểu họ. Có khi họ sẽ đền đáp với mình rất hậu. Cần nhất là mình phải có chút ít thiện cảm, để cùng nhận xét và thông cảm với họ.
Thường ta có thói quen “hễ đồng với ta là phải, không đồng với ta là quấy”mà mang theo mình đầy thành kiến trong khi đọc sách. Như thế, đọc sách không lợi ích gì cho ta cả. Huống chi đọc sách mà có nhiều thiên kiến, nhất là ác cảm, thì chắc chắn không làm gì hiểu được thâm ý của tác giả.
9. Cần ôn lại những gì ta đã hiểu biết hoặc đã suy nghĩ về vấn đề của quyển sách đã nêu ra:
Lại nữa, mình cần phải có hiểu biết hoặc suy nghĩ trước chút ít mới được. Đến khi đọc sách là mình tìm coi tác giả sẽ giải quyết hoặc đặt vấn đề ấy như thế nào, có đồng hoặc không đồng với ý kiến của ta chăng, mà nếu có đồng thì đồng chỗ nào, “đại đông” mà “tiểu dị”, hay “đại dị” mà “tiểu đồng”? Còn nghịch với ta, thì tác giả nghịch chỗ nào? Đừng vội đọc liền quyển sách. Nên chờ cho mình nhận định vấn đề trước đã. Muốn vậy nên đọc trước bản mục lục hay bài tựa để có một khái niệm chung về đề tài của quyển sách.
Không phải riêng gì việc đọc sách, đi nghe diễn thuyết cũng vây, cần phải ôn lại những gì mà ta đã hiểu biết hoặc đã suy nghĩ về đề tài sắp đem ra trình bày…để mình có thể theo dõi cuộc nói chuyện một cách hào hứng…Bằng không mình chỉ nghe đến đâu hay đến đó, chứ không sao nhận thấy liền được những ý tưởng đặc biệt tân kỳ của diễn giả.
10. Đọc sách cần phải đồng hoá với nó và phản động lại nó:
Đọc sách là để nuôi dưỡng tinh thần trí nào. Đồ ăn vào bao tử mà tiêu hoá được là nhờ các chất tiêu hoá dịch. Những điều hiểu biết mà mình mới thu thập đặng nơi sách vở sở dĩ bổ ích được tinh thần mình là nhờ mình biết so sánh, đối chiếu với sự hiểu biết của mình đã có trước. Hễ mình đã hiểu biết được nhiều chừng nào, đọc sách sẽ được bổ ích thêm chừng nấy. Một quyển sách mà mình thích đọc là vì nó với mình có nhiều chỗ cảm ứng mật thiết với nhau.
Khi cho in quyển sách, bản tâm soạn giả bao giờ cũng muốn cùng độc giả san sẻ tư tưởng về một vẫn đề nào. Vậy muốn cùng tác giả suy nghĩ thì độc giả cũng phải để một phần ý kiến mình vào trong đó, nghĩa là nếu muốn hưởng ứng cùng tác giả một cách thân mật, người đọc cần phải đem tư tưởng của tác giả đối chiếu với kinh nghiệm của mình.
Chỉ có cách so sánh và đối chiếu ấy mới giúp cho mình tìm thấy được mình, nghĩa là giúp cho chính mình nhận thấy được khuynh hướng thầm kín và sâu xa của cái người tinh thần của mình mà thôi. Trong cảnh tĩnh mịch âm thầm…một tư tưởng của tác giả đã làm rung động cả tầm hồn trí não ta, làm thành một tiếng gọi xa xăm mà rõ rết. Bấy giờ ta mới sực tỉnh, nhìn lại mới hay là tư tưởng của thâm tâm mình mà bấy lâu nay mình không dè, hoặc vì mình đã nghĩ đến mà chưa dám tìm ra được câu nói cho vỡ lẽ. Cả tâm hồn ta bấy giờ rung động sung sướng như mừng gặp đặng người tri kỷ đã lâu ngày cách biệt. Cũng như, đối với nhiều nhà viết sách, ta không thể hưởng ứng được, vì cái người tinh thần của họ không thể nào hoà hợp đặng với cái người tinh thần của ta. Tuy vậy, đối với họ, mình nên giữ thái độ một người bạn hơn một kẻ thù.
Đọc sách mà tin cả sách, cũng như đọc sách mà bất cứ câu nào cũng phản đối…đó là hai thái độ không nên có của một người đứng đắn.
Đọc sách mà phản động lại với sách là cái quyền, hơn nữa, là phận sự của mỗi người. Nhưng, ta chỉ có cái quyền đó, cái phận sự đó khi nào ta đã làm hết sức ta để đứng theo quan niệm của tác giả.
Nên nhớ kỹ: phản đỗi, chống lại tác giả không phải là bảo tác giả phải bỏ quan niệm của họ để nhìn nhận quan niệm của mình, mà trái lại, chỉ cho tác giả biết, đứng trong trường hợp của tác giả, tác giả phải nên có quan niệm như thế nào để khỏi phải có sự mâu thuẫn, phải lẽ hơn hoặc hay hơn mà thôi.
Những kẻ có tánh ưa phản đối công kích chỉ để phản đối công kích mà thôi, thì thật là khả ố. Họ lầm lẫn óc phê bình với óc phản bác. Hai thái độ ấy khác nhau rất xa. Những kẻ đụng đâu phê bình đó, không kể gì đến liêm sỉ, thường lại được bọn người vô học ưa thích, vì họ tưởng làm hạng người ấy là hạng đại tài, bởi có tài mới phê bình kẻ khác một cách dễ dàng được. Đứng về phương diện tâm lý mà xét thì phần đông kẻ có óc phản bác (hay ưa nói nghịch), đều có lẽ vì bị cái “tâm cảm tự ty”: họ dìm kẻ khác để nâng cao mình lên. Ngoài ra họ không còn có phương tiện gì khác để nâng cao giá trị của họ cả. Tôi thường thấy họ đọc sách một cách cẩu thả đến thế nầy: gặp bất cứ một quyển sách nào trên bàn, họ lấy lên, lật càng ra một trang nào cũng được, “túm” lấy một câu nào ở đâu cũng được, rồi lấy riêng nó ra mà đọc lên và nhạo báng mỉa mai. Mà làm gì không chế nhạo chăng? Trong một bài có nhiều câu, câu nầy ăn với câu kia mới có nghĩa. Nếu lấy rời ra một câu thời có khi nghe nó vô lý và ngây ngô là thế nào! Bảo đọc riêng nó lên, và dụng ác tâm mà tha hồ giải thích nó thì không làm trò cười cho kẻ khác sao đặng! Họ cắt xén đoạn mạch của bài văn, trong một đoạn họ rút ra một câu, thay đổi ý chánh, bắt tác giả phải nói những điều họ không nói, để chỉ trích phê bình có khi mỉa mai chế nhạo là khác. Đó là một việc làm thiếu liêm sỉ mà bất cứ một nhà văn nào có lương tâm không thể làm được. Một nhà phê bình trứ danh có nói: “Hãy đưa cho tôi một vài hàng chữ của người nào, tôi sẽ làm cho hắn bị xử giảo cho xem” (4).
11. Đọc sách cần đặt cho mình trước một vấn đề … hay một câu hỏi để tìm kiếm, săn đuổi…
Gặp những sách hay, đừng bao giờ đọc nó như ta đọc tiểu thuyết giải trí, tới đâu hay đó.
Ta nên biết rằng sách hay về tư tưởng, bao giờ cũng đề cập rất nhiều vấn đề. Ta không cần phải biêtd tất cả các vấn đề trong đó làm gì. Cứ lấy riêng ra một vấn đề nào để đặt lấy cho ta một câu hỏi, rồi tự mình tìm lấy một giải quyết tàm tạm trước khi đi vào quyển sách.
Ta sẽ tìm coi giải quyết của tác giả sẽ như thế nào? Cách giải quyết của tác giả có hợp với quan niệm của mình không? Nếu không hợp, vậy quan niệm cảu tác giả có đứng vững chăng, trước thực tế? Đọc sách như thế mới thật là thụ dụng.
Nếu trước khi đọc một tác phẩm nào mà ta lại đọc được một bài phê bình nào về nó, thì phải biết lợi dụng ngay bài phê bình đó, tìm coi bài phê bình ấy đối với quyển sách đã nêu thêm được vấn đề nào. Lấy vấn đề ấy làm câu hỏi cho mình, rồi đi ngay vào quyển sách mà quan sát tìm tòi theo phương hướng đó.
Tỉ như muốn đọc Luận ngữ, ta thử đặt trước một trong những vấn đề hay những câu hỏi sau đây:
– Đối với Khổng Tử quan niệm về giáo dục như thế nào?
– Sao gọi là người quân tử, theo Khổng Tử?
– Người quân tử theo Khổng Tử có sống được trong xã hội ngày nay không?
– Nhân sinh quan của Khổng Tử như thế nào? Quan niệm ấy có khác với Lão Tử không? và khác chỗ nào?…
Ta có thể nêu ra không biết bao nhiêu là câu hỏi hay vấn đề khác tuỳ thích. Nhưng cần phải nêu ra từng vấn đề mộtvà tìm giải quyết riêng từng vấn đề, chứ nếu xem tất cả một lượt thì sẽ không thấy gì cả.
Tìm ra một vấn đề hay một câu hỏi rồi, bấy giờ lật sách ra mà đọc và cứ theo phương hướng đó mà đi, ta sẽ thấy lý thú vô cùng.
Hoặc nhân câu nầy của một nhà phê bình: “Đạo trung dung bất thiên bất ỷ, không xu hướng về cực đoan, không thái quá, không bất cập tức là chiết trung chủ nghĩa vậy”. Nhân đó ta nêu lên một vấn đề: Đạo Trung dung của Khổng Tử có phải là chủ nghĩa chiết trung không?
Hoặc nhân một câu khác nầy của một nhà phê bình khác: “Xã hội nước ta chịu ảnh hưởng của thuyết trung dung mà hoá ra một cái xã hội dở dở ương ương trắng không ra trắng, đen chẳng ra đen…Trung dung chỉ là cái thai đẻ ra khiếp nhược và là cái ổ chứa gian tà thôi.”
Nhân đó ta sẽ nêu ra vấn đề nầy: Đạo Trung dung có phải là thai đẻ ra khiếp nhược và là cái ổ chứa gian ta không? Thuyết Trung dung nghĩa nó thật như thế không?
Đó là cách lợi dụng những phê bình của kẻ khác để tạo cho mình một câu hỏi, dùng làm phương hướng trong khi đọc sách.
Tóm lại, tôi thường dùng phương pháp nầy: đầu tiên, đối với quyển sách tôi lấy hết sức thiện cảm để đọc nó. Có thiện cảm mới có thể tìm hiểu được tác giả. Kế đó, tôi lấy tư cách đối phương để đọc nó. Tôi tìm đủ cách để bươi móc chỗ dở của nó, phê bình nó một cách hết sức nghiêm khắc như một kẻ thù. Rồi sau cùng, lấy tư cách của một trạng sư, tìm đủ lý lẽ để bênh vực nó, kỳ cho được lý mới chịu thôi. Như thế, bề mặt, bề trái của nó, tôi thấy rõ ràng hết sức. Sự phê phán của tôi bấy giờ mới có thể nhứt định đặng. Phương pháp ấy đã giúp tôi từ lâu nay để tránh khỏi mọi phê phán cẩu thả và bất công.
12. Làm thế nào để nghiên cứu một hệ thống tư tưởng?
Nếu muốn tự mình có được một ý niệm về một luồng tư tưởng nào, bất cứ thuộc về xưa hay nay, thì chỉ có một phương pháp duy nhất nầy: đi ngay vào những tác phẩm chánh.
Lấy một thí dụ: nếu ta muốn có được một ý niệm về chủ nghĩa “khắc kỷ”, ta phải làm sao? Tạm thời hãy tạm gác một bên những bài tóm tắt chủ nghĩa ấy trong các quyển triết học sử. Đừng bắt chước lối học của học sinh nhà trường. Phải dám đi ngay vào những tác phẩm chánh của phái học ấy. Nghĩa là hãy đọc ngay quyển “Entreiens d’Epictète” do Adrien sưu tập và Courdaveaux phiên dịch (Paris Perrin. 1908). Đừng nghe theo phần đông mà chon quyền “Manuel d’Epictète” vì quyền Manuel chỉ là bộ trích yếu tư tưởng của nhà hiền triết nầy, một bản trích yếu rất khô khan và không còn gì là hương vị của quyền trên. Ta cũng có thể đọc thêm quyển “Pensees de Marc-Aurele”. Quyển nầy có nhiều bản rất hay. Hoặc là ta hãy đọc quyển “Lettres à Lucilius” của Séneque. Một trong ba quyển trên đây cũng vừa đủ để cho ta có một tài liệu rõ ràng về chủ nghĩa trên đây mà không một nhà phê bình chú giải nào giúp ta hơn được (3).
Phải biết và dám tin tưởng nơi sự phê phán của mình trước hết: tiếng dội ấy sẽ là tiếng dội thành thật nhất và hồn nhiên nhất.
13. Làm cách nào để hiểu biết được học thuyết mới?
Dù là đối với những lý thuyết mới, phương pháp cũng như trên. Ví dụ đối với học thuyết phân tâm học của Freud. Bất cứ nhà trí thức nào cũng muốn biết qua nó như thế nào? Sách báo bàn tán đến nó không ngót, nhưng thực sự người ta cũng chỉ thực biết nó rất là thiển cận.
Mặc dù biết đến học thuyết Freud mà chỉ đọc mấy quyển Introduction à la Psychanalyse hoặc quyển Science des rêves thì cũng chỉ biết nhá nhem thôi, nhưng mà cần nhất là phải khởi đầu bằng những quyển ấy.
Có nhiều người có học thức khá, thế mà họ chỉ đọc ròng những sách kích bác học thuyết Freud mà chưa từng bao giờ đọc ngay tác phẩm của Freud. Làm thế là tự mình đã chịu khuất phục rồi, không làm gì có đủ tư cách và tài liệu để nhận xét những lời phê bình kia có đúng đắn hay không?
Tóm lại, bao giờ cũng phải kêu cứu ngay những tác phẩm do tay tác giả trước tác, hoặc nếu không có thì chỉ nên đọc những tác phẩm có giá trị. Đọc những sách, dù là đọc một phần thôi, chứ không được đọc hết tất cả tác phẩm của danh gia ấy, ta cũng có được một ý niệm giá trị hơn là đọc những sách toát yếu của nó.
14. Cái hại của những sách toát yếu.
Dùng đến những sách toát yếu rất nguy hiểm cho những người mới học. Đọc một bài tóm tắt một lý thuyết nào hay một quyển sách toát yếu kiểu Reader’s Digest của Mỹ, đâu phải là lối học tắt. Nó chỉ có ích để giúp trí nhớ cho những người đã biết rõ rồi, nay chỉ cần một vài câu để nhắc lại những gì mình đã học.Chứ khởi đầu học mà lại dùng đến những sách toát yếu thì là cả một sự sai lầm dại dột. Ngay khi mình đã hiểu rồi mà dùng đến sách toát yếu cũng vẫn còn nguy hại: những ý tưởng dồi dào phong phú kia đã mất cả sự linh hoạt của nó vì đã bị nhốt vào một vài câu văn cằn cỗi khô khan, không còn chút gì là sinh khí, mạch lạc, tư tưởng bị đứt đoạn, trí nhớ chỉ còn ghi lại những danh từ…và chỉ là những danh từ mà thôi. Sách toát yếu chỉ còn là sự “táo kết”, sự “khô gầy” của tri thức, nó chỉ nhằm vào mục đích “nấu cao” lại sự hiểu biết của con người…đã biến thành một chứng bệnh thiên về nghề nghiệp của một số người chuyên môn dạy học.
Thời gian ngắn, mà sự hiểu biết của một chương trình khổng lồ và tham lam bắt buộc người ta phải thu ngắn lại tất cả ngành hiểu biết của con người vào một vài trang sách để thắng thời gian. Người ta đã quên rằng văn hoá là một vấn đề phẩm chứ không phải lượng, và cũng là một vấn đề thời gian. Cái lợi của những sách toát yếu đại lược chỉ giúp cho ta một quan niệm tổng quát, dĩ nhiên thiếu sót về phần tinh vi sâu sắc…tức là phần cần thiết để đào luyện phần thâm thiết nhứt của tâm trí con người.
15. Viết lại những gì mình đã đọc.
Đọc sách để học, cần phải đọc thật kỹ, sau khi đọc xong phải biết nhận đại lý như thế nào. Đọc sách cần phải suy nghĩ, và muốn cho sự suy nghĩ được thâm sâu, tưởng không có phương pháp nào hiệu quả bằng viết lại và tóm tắt những gì ta đã đọc.
Nhưng chép lại và tóm tắt cũng vẫn còn là một việc làm thụ động. Ta còn phải biết biên lại cảm tưởng của ta, hoặc những ý kiến riêng của ta chống đối lại với tác giả, lọc lừa những gì nên giữ, những gì nên bỏ. Tuy vậy, trước hết đừng có thái độ chống đối mà cần phải có sự thông cảm vì đó là điều kiện đầu tiên để tìm hiểu tác giả. Phải biết để cái người của mình qua một bên, nghĩa là phải biết quên tất cả những thành kiến của mình, đem mình đặt vào hoàn cảnh của tác giả xem theo cặp mắt của tác giả để đi sau vào tình cảm và tư tưởng của tác giả.
Nhưng khi đã đọc xong, và nếu có thể được, sau khi đã đọc xong lần thứ hai hay thứ ba, phải biết trở về với sự phản ứng của con người thật của mình. Ta không cần phải viết lại một bài luận năm, mười trang giấy làm gì mà chỉ nên cố gắng trong mươi hàng để tóm tắt cảm tưởng của mình là đủ nếu thật tình mình muốn thấy rõ lòng mình.
Đây là thí dụ đọc sách của Felix Pecaut, một nhà đại giáo dục nước Pháp. Ông có viết một quyển sách trứ danh nhan đề là “Quinze ans d’éducation” (Mười lăm năm giáo giục). Quyển sách nầy là kết tinh của công trình đọc sách hằng ngày của ông. Mỗi buổi sáng, ngồi lại bàn viết, ông thảo sơ những đề tài thảo luận cho sinh viên trường Sư phạm Fontenay-aux-Roses trong ngày. Đề tài thảo luận thường là đề tài của một quyển sách mà ông vừa đọc được. Mặc dù là một kẻ rất sành sỏi kinh nghiệm, ông vẫn không chịu chiều theo cái hứng của ông, ông tư đặt cho mình một kỷ luật gắt gao là nghiền ngẫm trong sự tĩnh tâm tịch mịch những yếu điểm sẽ làm đề tài cho cuộc thảo luận. Mỗi ngày ông biên chép thêm một vài trang…lần lần tập ký ức biến thành tập sách danh tiếng ấy, trong đó ông chỉ viết ra những cảm tưởng dành riêng cho ông với mục đích là kiểm soát lại tư tưởng của ông và sắp đặt nó lại cho có hệ thống. Thiết nghĩ không còn có cách nào hay hơn nữa để đọc sách cho có hiệu quả. (3)
Tóm lại: Ta cần phải đọc những sách “vĩ đại”, những sách thật hay; đọc ngay nó mà đừng đi vòng chung quanh nó; đọc nó ít lắm cũng hai lần, lần thứ nhất để nhận thấy tổng quan và đại ý, lần thứ hai, đọc lại thật kỹ từng chi tiết; phải có can đảm đọc ngay những sách hay mà khó để bắt ta cố gằng và suy nghĩ, và phải đọc nó với một vấn đề tự mình đặt lấy và giải đáp trước để rồi sau kiểm soát lại; phải đọc sách thật có giá trị, dù chỉ đọc vài đoạn một, mà đọc ngay chánh văn còn hơn là đọc lại những bản toát yếu khô khan của nó: đọc xong nên ghi chép lại cảm tưởng của mình một cách đơn giản và chân thành.
Đọc sách mà thiếu lòng hâm mộ, nhiệt hứng, đọc một cách thụ động…đó là một tật làm biếng nên tránh xa. Nhiều kẻ đọc sách để tự mình khỏi phải suy nghĩ: đọc sách mà tin cả sách, mà không dám phản ứng lại với sách, thì thà đừng đọc sách còn hơn. Đọc sách như thế tức là tự huỷ hoại tư tưởng cũng nhân cách của mình. Đọc sách là để khải phát cõi lòng thâm sâu của mình, tìm thấy con người chân thật và sâu sắc của mình, để tăng cường đời sống tinh thần của mình thì mới nên đọc sách mà thôi. Nhược bằng đọc sách để mà nô lệ sách vở, đọc sách để mà bắt chước suy nghĩ theo kẻ khác thì đọc sách rất là có hại.
16. Đọc sách cần xem bản mục lục.
Tựa quyển sách, chỉ cho ta thấy trước đường lối để đi vào tư tưởng của tác giả. Nhờ có nó ta mới nhận thấy được mau lẹ mạch lạc của quyển sách, biết trước cách giải quyết của tác giả như thế nào. Đọc xong bản mục lục, bản mục lục rõ ràng tinh tế, ta biết trước quyển sách sẽ giúp íhc ta về phương diện nào…
Nghiên cứu học hỏi mà gặp phải những sách không có bản mục lục thật là chán không biết chừng nào. Nhiều nhà viết sách làm bản mục lục cho có chừng. Thật là một điều hết sức sơ sót. Sách vở thì nhiều, nếu mỗi quyển mình đều phải làm lại một bản mục lục riêng cho mình để thấy rõ cách cấu tạo của nó thì thật là nhọc cho mình hết sức. Đó là tôi muốn nói đến những sách nghiên cứu tư tưởng cùng những sách thuộc về loại sách học. Ta cứ xem những sách nghiên cứu của các văn sĩ Âu tây sẽ thấy bản mục lục của họ mà ham. Họ đã chẳng những làm bản mục lục rất tỉ mỉ, lại còn làm thêm bản mục lục theo thứ tự từ vấn đề là khác.
Người đọc sách có sẵn một bản đồ không sót một chi tiết gì cả mà bỏ qua không dùng được. Đọc xong quyển sách, bản mục lục ấy lại giúp ta ôn lại những đại cương trong quyển sách và bất kỳ vào buổi nào, muốn cần dùng đến nó, bản mục lục sẽ giúp ta tìm lại những điều ta đã đọc qua như ta tìm tự điền vậy. Bản mục lục giúp cho tư tưởng ta tổ chức lại đàng hoàng. Thiếu nó, sau khi đọc xong quyển sách trí óc mình hoang mang không hệ thống gì cả.
Trích: Chương 4 sách “Tôi tự học”
Thu Giang Nguyễn Duy Cần
Nghệ thuật săn cá bằng chim cốc trên dòng Ly Giang
Đến với Ly Giang, Quế Lâm, Trung Quốc, bạn sẽ không chỉ trầm trồ vì cảnh đẹp non nước tuyệt mỹ nơi đây mà còn bị cuốn hút với hình ảnh người câu cá chèo chiếc bè tre trên dòng sông êm đềm cùng chú chim cốc kiêu hãnh phía trước.
Hình ảnh người câu cá với những chú chim cốc đã
gắn bó với dòng sông Ly từ hơn nghìn năm nay. Bắt cá bằng chim cốc là một trong những nghề nuôi sống những người dân quanh sông Ly từ 1.300 năm qua. Trải qua năm tháng và đổi thay của cuộc sống, nhiều hình thức đánh bắt cá đã xuất hiện thay thế cách đánh bắt cũ. Nhưng vẫn còn những ngư dân yêu thích cách đánh bắt cá bằng chim cốc. Khi dòng sông Ly trở thành điểm du lịch nổi tiếng, hình ảnh những người ngư dân bắt cá bằng chim cốc cũng trở thành nét độc đáo chỉ có ở Quế Lâm.
Trên chiếc bè tre với những chú chim cốc đã sẵn sàng rình mồi, ông lão ngồi lặng trong đêm khuya tĩnh mịch. Ánh đèn sáng nhỏ nhoi phía trước, vừa để thu hút cá vừa đủ để thao tác những động tác cần thiết. Những chú chim cốc tinh ranh được buộc chân với một chiếc cần bằng tre để điều khiển. Thấy bóng cá, những chú chim lao xuống nước. Khi được kéo lên, trong mỏ chú bao giờ cũng ngậm một con cá.
Lão ngư dân có cách khéo léo để các chú chim nhả cá khỏi miệng, và phần thưởng cho chúng sẽ là những chú cá nhỏ. Suốt đêm, người ngư dân và chú chim cốc miệt mài bắt cá. Khi ánh bình minh ló rạng cuối chân trời và ánh hồng lan tỏa khắp những ngọn núi đá vôi trên dòng Ly Giang, cũng là lúc ông cất dọn đồ đạc và rẽ sóng vào bờ, lên chợ cá buổi sớm.
Những chú cốc miệt mài bắt cá.
Hình ảnh chiếc bè tre rẽ sóng trên dòng sông phẳng lặng trong ánh bình minh với một ông lão đội nón, một hai chú chim cốc rỉa cánh trên bè và giỏ cá đầy đã trở thành nét đẹp không thể thiếu trên dòng Ly Giang. Đã có rất nhiều nhiếp ảnh gia không quản ngại đêm hôm đến với dòng sông, chụp cho được những tấm ảnh huyền ảo. Không khó để có một tấm ảnh đẹp bởi chính bản thân bối cảnh đã quá tuyệt vời.
Ly Giang là một trong mười thắng cảnh đẹp nhất của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), là tinh hoa của non nước Quế Lâm. Đoạn sông 84 km từ Quế Lâm đến Dương Sóc giống như một dải lụa xanh, chảy uốn lượn qua hàng trăm quả núi. Những đỉnh núi với những vách đá dựng đứng soi mình xuống dòng sông và các cảnh quan thiên nhiên hai bên bờ sông đẹp tựa tranh vẽ.
Nét đẹp của riêng Ly Giang.
Lam Linh
vnexpress.net
gắn bó với dòng sông Ly từ hơn nghìn năm nay. Bắt cá bằng chim cốc là một trong những nghề nuôi sống những người dân quanh sông Ly từ 1.300 năm qua. Trải qua năm tháng và đổi thay của cuộc sống, nhiều hình thức đánh bắt cá đã xuất hiện thay thế cách đánh bắt cũ. Nhưng vẫn còn những ngư dân yêu thích cách đánh bắt cá bằng chim cốc. Khi dòng sông Ly trở thành điểm du lịch nổi tiếng, hình ảnh những người ngư dân bắt cá bằng chim cốc cũng trở thành nét độc đáo chỉ có ở Quế Lâm.
Trên chiếc bè tre với những chú chim cốc đã sẵn sàng rình mồi, ông lão ngồi lặng trong đêm khuya tĩnh mịch. Ánh đèn sáng nhỏ nhoi phía trước, vừa để thu hút cá vừa đủ để thao tác những động tác cần thiết. Những chú chim cốc tinh ranh được buộc chân với một chiếc cần bằng tre để điều khiển. Thấy bóng cá, những chú chim lao xuống nước. Khi được kéo lên, trong mỏ chú bao giờ cũng ngậm một con cá.
Lão ngư dân có cách khéo léo để các chú chim nhả cá khỏi miệng, và phần thưởng cho chúng sẽ là những chú cá nhỏ. Suốt đêm, người ngư dân và chú chim cốc miệt mài bắt cá. Khi ánh bình minh ló rạng cuối chân trời và ánh hồng lan tỏa khắp những ngọn núi đá vôi trên dòng Ly Giang, cũng là lúc ông cất dọn đồ đạc và rẽ sóng vào bờ, lên chợ cá buổi sớm.
Những chú cốc miệt mài bắt cá.
Hình ảnh chiếc bè tre rẽ sóng trên dòng sông phẳng lặng trong ánh bình minh với một ông lão đội nón, một hai chú chim cốc rỉa cánh trên bè và giỏ cá đầy đã trở thành nét đẹp không thể thiếu trên dòng Ly Giang. Đã có rất nhiều nhiếp ảnh gia không quản ngại đêm hôm đến với dòng sông, chụp cho được những tấm ảnh huyền ảo. Không khó để có một tấm ảnh đẹp bởi chính bản thân bối cảnh đã quá tuyệt vời.
Ly Giang là một trong mười thắng cảnh đẹp nhất của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), là tinh hoa của non nước Quế Lâm. Đoạn sông 84 km từ Quế Lâm đến Dương Sóc giống như một dải lụa xanh, chảy uốn lượn qua hàng trăm quả núi. Những đỉnh núi với những vách đá dựng đứng soi mình xuống dòng sông và các cảnh quan thiên nhiên hai bên bờ sông đẹp tựa tranh vẽ.
Nét đẹp của riêng Ly Giang.
Lam Linh
vnexpress.net
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)