Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Phạm Thành (Bà đầm xòe) – Đứa con bất trung, bất hiếu và bất kính



Trên trang Bà Đầm Xòe của nhà văn, nhà báo Phạm Thành có bài: “Chẳng biết bậc sinh thành có đau bướm, đau buồi không?”, nói về sự kiện hôm 14/3/15 tại đài tưởng vua Lý Thái Tổ.

Không thể tưởng tượng nổi, một nhà văn, một nhà báo đã từng công tác tại VOV lại có thể có một bài tục tĩu, mất dạy đến thế. Cái mất dạy tới mức không thể chép nguyên văn vào đây. Các bạn tò mò có thể bấm vàolink này để đọc.

https://badamxoevietnam2.wordpress.com/2015/03/18/chang-biet-bac-sinh-thanh-co-dau-buom-dau-buoi-khong/

Nội dung bài viết lên án các bạn DLV “ngăn cản” những “người yêu nước” tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Gạc Ma theo cách bọn vong nô phản quốc vẫn làm.

Trong trường hợp này, Phạm Thành cũng như Xuân Dương của báo Giáo dục Việt Nam, có mắt mà như mù hoặc giả mù để la hét chửi bới xã hội.

Phạm Thành hỏi: Không biết các bậc sinh thành ra những cháu này có đau bướm, đau buồi không khi nhìn thấy sản phẩm của mình vừa ngu, vừa dại, vừa phản bội lại Nhân dân, Tổ quốc như vậy?

Chị nghĩ, câu này phải hỏi lại những kẻ như Phạm Thành và đám tưởng niệm trá hình kia mới đúng.

Vào ngày 14/3 hôm đó, chị không biết Phạm Thành đã ở đâu mà nhìn nhận sự việc một cách hồ đồ và đưa ra những nhận xét đầy xúc phạm như vậy? Là một nhà văn, là một phóng viên, được đào tạo bài bản, đã từng kinh qua quân đội, chị chắc Phạm Thành cũng được hiểu rằng, khu vực tượng đài vua Lý Thái Tổ là không gian công cộng, là nơi tưởng niệm đức Vua Lý Thái Tổ. Xét về góc độ pháp lý, nếu các tổ chức, hội nhóm nào muốn tổ chức sự kiện thì phải có sự cho phép bằng văn bản của cơ quan quản lý, phải có người đại diện và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình. Trong trường hợp bình thường, mọi người đều có quyền tiếp cận. Phạm Thành và đồng bọn có quyền mang hoa đến để “tưởng niệm” và chị đây có quyền thắp nén nhang. Nhưng nếu hắn mang những thứ rác rưởi đến đó thì chị đây cũng sẵn sàng úp ba ba vào mặt những kẻ mất dạy đó.

Việc biết ơn, tưởng nhớ đến các AHLS là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Chúng ta tôn trọng những người thành tâm, và giúp đỡ họ hoàn thành tâm nguyện. Nhưng những người có lương tri không thể ngồi im nhìn đám “giả danh tưởng niệm” mang những thứ rác rưởi tượng đài nhà vua để gây sự với người dân và chính quyền.

Đám lưu manh mà Phạm Thành, Xuân Dương gọi là “yêu nước” đã mang những gì đến để tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ?

Phạm Thành, Xuân Dương, Võ Hải hãy to mắt ra mà nhìn, những băng rôn có nội dung xuyên tạc sự hy sinh của các Liệt Sỹ hy sinh tại Gạc Ma, bôi nhọ hình ảnh người chiến sĩ QĐNDVN, làm đau lòng thân nhân gia đình các Liệt Sỹ, ảnh hưởng đến tâm tư của các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ Quốc…

Chúng là lũ bất nhân, bất hiếu, bất trung và bất kính.







Là bậc làm cha làm mẹ, chị chỉ sợ các cháu si cuồng với các ngôi sao xa lạ, say sưa với văn hoá ngoại lai, sợ các cháu ăn “bánh vẽ”, sợ các cháu nhận vài đồng đô la của những thế lực đen tối ngoại bang, bán rẻ lương tâm làm những điều xấu với tổ tiên họ hàng, có lỗi với cha anh. Còn giờ thấy các biết phản ứng trước những kẻ lợi dụng xương máu các AHLS nhằm mục đích xấu, biết đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực đen tối, góp phần giữ bình yên cho đất nước là chị thấy vui.

Chị không xấu hổ khi sinh ra các cháu, chị ủng hộ việc làm của các cháu. Dẫu rằng, hành động của các cháu còn có điều chưa đẹp mắt, nhưng chị rất tự hào khi cháu đã dám đối đầu với cái ác, tuyên chiến với đám bất lương.

Có con như thế cũng mát lòng mát dạ.

Chị sẽ cảm thấy vô cùng nhục nhã, khi có đứa con ngỗ ngược, bất hiếu bất trung và bất kính như Phạm Thành.

Mong các bạn bỏ qua, chị nghĩ hắn chui ra từ “lìn tru”* mới có não trạng như vậy.

Nhớ bài viết của Phạm Thành, chị bất giác tự hỏi, cha mẹ Phạm Thành sẽ cảm thấy thế nào khi đứa con mình đứt ruột đẻ ra đã làm những việc ô nhục đến thế này chỉ để kiếm vài ba cắc lẻ, vả vào mồm từ đám cáy Việt Tân và đám cờ vàng ba sọc?

Ong Bắp Cày

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Bất chợt


Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên
.
.
Không muốn nhớ mà sao rất nhớ
Chút niềm riêng giấu kín trong lòng
Hệt hư ảo cánh rừng lẩn khuất
Gió bên Đoài lại thổi tận bên Đông (*)
Thu chưa tới và xuân còn rất mới
Lúng liếng chồi non lúng liếng đòng đòng
Con thuyền ấy ngày xưa lãng đãng
Để cánh buồm lúng liếng ngóng bến sông
Không muốn hỏi mà sao muốn hỏi
Chút gì xưa vẫn nguyên vẹn giữa bộn bề
Đời phiêu bạc cho hai ta thành xa lạ
Trở về rồi sau khao khát uống cạn nước sông Mê (**)
Trở về với chính ta 
sau ngộ nhận viển vông ấu trĩ huyễn hoặc con đường hoa
sau bão giông cay đắng khổ ải xót xa
Bất chợt gặp nhau lặng thầm hạnh ngộ
Mừng mừng tủi trong ráng chiều rực đỏ
Một thu xưa nở muộn giữa xuân này
Chùm sầu đông dịu nhẹ mây ngàn say…
——-
(*) Mượn ý thơ của Chế Lan Viên
(**) Mượn ý tên cuốn tiểu thuyết của nhà văn Phạm Toàn

Con Bạch Tuộc Kỹ Nghệ Chiến Tranh: Do Thái Tại Anh Quốc



Không chỉ tại Mỹ quyền lực Do Thái mới bao trùm, Nó bao trùm khối quốc gia Anh ngữ ky tô giáo (Five Eyes).Anh, Mỹ, Úc, Gia Nã Đại, và Tân Tây Lan- và xuyên suốt cả khối Âu Châu.

Ám dụ


Anh đã đi qua những giọng người trùng trùng. 
Cơn mưa cũ kỹ, bài thánh ca mang hình chuông, bóng ngày trượt ngã.
 Anh đã ngồi giải đi giải lại những bất phương trình của sự vô nghĩa, nhưng bất trắc của cuộc sống nào có báo trước điều gì.

Sáng nay những đám mây nhận được điều lệnh từ sự thay đổi thời tiết, những oi nồng mùa hè. 
Cơn viêm xoang như trúng số độc đắc hành hạ cái đầu bằng cơn đau mọc rễ trong âm u phỏng sinh cho một sự tự do mới.
 Anh đang nghĩ về một điều gì đấy của cơ hội.
 Em đang nhận lấy một cơ hội hay chỉ là một chiến binh lạc lối giữa cuộc diện này.

Khi đức tin màu đỏ đã trở nên thẫm đen như miếng tiết khô.
 Màu hoa loa kèn không còn buồn như năm ngoái, người nữ tù trở nên cô đơn trong phế tích hình hài lưu cữu.
 Em có thể chặn được bước đi của thời gian bằng một nhát thánh kiếm?
 Ân sủng chỉ là một sự dối trá và bất công bằng.

Khi sự bình an chỉ là những nốt ngộ độc làm bội thực một buổi sáng bằng tiếng chim non hót trong lá xanh trong gió say trong những vần thơ nhẹ bẫng của em.
 Những tiếng chim đã hót từ một triệu năm không bao giờ mất mặt. Đừng mở miệng trong sự băng hoại của ngôn từ khi sự thật đã chết trong những huyền ngôn như con muỗi để lại vệt máu cuối cùng.

Bài thơ anh viết lấm lem mạng nhện và xác muỗi.
 Hơi thở cũ của ngày hôm qua nấp sau chiếc khung lộng kiếng trên tường. 
Những mộng mơ không thật thà chưa bao giờ thật thà.
 Anh vẽ tình yêu vào song trắng. 
Nghe mưa cuộn sóng phai đêm. 
Nơi cơn gió ủ rũ mang lửa mặt trời.
 Mộng mơ gãy cánh. 
Những chiếc lá úp mặt khóc thầm thì để những con chữ tật nguyền mang dối trá bay lên.



Phương Uy

Ba nhà thơ nữ Hoa Kỳ



Hoàng Hưng chuyển ngữ.

Ba bài thơ giới thiệu dưới đây trích từ Tuyển tập thơ hay hàng năm của Mỹ.



Alice B. Fogel

A. B. Fogel sinh năm 1954 tại New York, dạy học tại Đại học New Hamsphire. In thơ từ 1993. Thi khôi bang New Hamsphire 2014-2019

NHU YẾU

Lũ cừu non không phải thế đâu
Chúng không ngoan ngoãn
Chúng tò mò và hoang dại,
Say đắm mùa xuân
Chúng đáng yêu
và chẳng lặng im khi đói.

Đêm nay con cừu nhỏ nhất trong đám sinh ba
Xé màn bình yên với nhu cầu của nó
Lũ anh khỏe hơn
không cho nó ăn

Tôi là người chăn, chủ trại, là mẹ nó
Tôi sẽ xuống với nó trong đêm
trong chuồng lạnh
và ôm nó vào lòng

Nhưng nó sẽ không nằm im - nó không ngoan ngoãn
Tôi sẽ đứng ở khung cửa mở
Dưới sức nặng của vầng trăng và đám cây đang quan sát, và tôi chăm nó
như đứa con rứt ruột.

Nhưng nó sẽ không yêu tôi - nó không ngoan ngoãn
Hãy uống đi, bé con. Hãy nhận những gì ta có thể cho con.
Đêm nay cả thế giới lảng vảng
quanh chu vi sự sống của con.

Sự phẫn nộ giữ cho con sống
đó là cơ may duy nhất của con
Vì thế ta biết ta phải làm gì
sau lúc cho con ăn.

Ta sẽ khuôn miệng ta theo
những từ gay gắt nhất
kể cả những từ được nuôi dưỡng trong im lặng.

Ta sẽ đâm thủng bằng lời mọi lỗ tai
chịu sức ép của không khí thoáng đãng

Ta sẽ không ngoan ngoãn.

Các người nhớ đến ta vì ta có nhu cầu
được hy vọng nhiều hơn sợ hãi
vì ta gào lên những cái tên khủng khiếp

Ta phải gào lên
như con cừu đói, gào lên
đủ đánh thức những con sói trong đêm

Không ai được phép ngủ.





Lucia Maria Perillo

Lucia Maria Perillo, sinh năm 1958 tại New York. Dạy ở Đại học Nam Illinois. "Cuộc đời nguy hiểm" (1989) là tập thơ đầu tay của bà, được giải Norma Farber của Hội thơ Mỹ. Bài "Da" được viết trong bối cảnh dư luận ồn ào quanh cuộc triển lãm ảnh táo bạo của Robert Mapplethorpe ở Cincinnati.

DA

Cho đến nay hình như bất cứ ở đâu một cô gái cởi áo quần ra là cảnh sát có thể tìm thấy cô
đằng sau các xe hơi hay bên những ao đêm tối mịt. Mở ra như một chiếc lá mới vắt ngang
đầu gối một chàng trai, da trắng và căng lên dưới trăng gần như quá kinh khủng, quá đẹp để nhìn, một cái hộp mồi lửa, dẫu cô chẳng hề hay biết.

Nhưng những kẻ đến đây
quạt những cây bấc đêm bằng ánh đèn flash và bắp đùi - họ biết.
Biết về nàng Helen, về việc một thân thể có thể gây ra sự sụp đổ của thành Troy và cái chết của một vị vua hiền như thế nào.

Vì vậy họ sẽ đọc cho chàng trai biết các quyền của chàng và xô anh vào thành xe hai chân giang ra.
Trong khi cô gái nhảy lò cò, chân trần trên nhựa đường còn nóng, choàng một chiếc chăn len cấp cứu.

Đôi khi các cô gái trốn đi để khỏi bị cha đánh, đôi chân trắng loé lên trong lúc chạy.
Và các chàng trai bị còng tận đến khi lằn cả cổ tay, được thả ra cách nhà nửa khối phố.



Trời ơi, đã bao năm tôi tin là thật sự có những đạo luật chống lại những việc như thế, những luật dành cho tuổi thành niên: không thò đầu khỏi xe la hét khi xe chạy qua đường hầm, không đi bộ chân trần,
không hát những bài điên khùng nơi công cộng.

Nếu không, họ có thể nhốt ta vào tù
hay, gần như khép ta vào tội chết, khi mách với cả hai ông cha Công giáo thế tục và thiêng liêng của ta.

Mà trong tất cả những tội ấy, khỏa thân tất nhiên là tệ hại nhất, vì sự phát sáng của da, dù mặt da có lông mượt như nhung hươu,
có thể khiến chẳng những đàn ông mà cả nền văn minh phát điên, có thể dẫn chúng ta tới những sự tàn bạo không thể nói.

Có những bậc cao niên nhờ kinh nghiệm mà hiểu những điều ấy hơn chúng ta.
Và thật thế, khi nhớ ra mình có thứ da ấy tôi bối rối gần phát rồ.

Da mà đến giờ tôi thấy thật giống một bông loa kèn trắng lớn nở xòe trong buổi sáng đầu tiên.



Sophie Cabot Black

Sophie Cabot Black, sinh năm 1958 tại New York City. Cô giảng dạy về thơ trong Chương trình Dịch vụ Công cộng. Giải thưởng John Masefield của Hội thơ Mỹ. Bài thơ "Chất vấn" (Interrogation) là một kinh nghiệm vào lúc cô "bắt đầu cuộc đấu tranh tinh thần chống sự buông thả và nghiện ngập", làm sao cho "cái tự kỷ được xếp lại để tôn vinh hoặc tồn tại cùng kẻ khác".



CHẤT VẤN

Khi anh yêu em, lúc em đứng
áp tường, cái... của em
Bỗng thành bất khả tri, những lời mới lạ
Buột ra, tên anh hai lần nhắc.

Lúc ấy mình không cẩn trọng.
Những thân xác góp tình
Triệt để đi theo những mục tiêu
Của đường thẳng, đường cong, bỗng trở nên

Tình cảm. Ta lang thang trong và ngoài
Miệng nhau. Em vẫn nghĩ rằng
Anh hỏi em gì đó. ánh sáng
Tuôn xuống, treo bên trên chúng mình như một viên đá quý.

Em quên mất những lời vừa nhớ ra để nói
Anh bóp xuyên da em tìm mạch máu, từng ngón
Từng ngón, mắt anh trắng bệch và ngây dại
Mắt em cũng bắt đầu trống rỗng, trở nên

Giống hệt mắt anh, cho đến khi tất cả là
Một con tim, mỗi tiếng đập khiến cho tiếng đập trước lặng im.

CÁCH SỬ DỤNG DANH TỪ ĐƠN VỊ TIẾNG VIỆT



1. Dẫn nhập

Trong mươi năm gần đây, cùng với quá trình dạy tiếng Việt với tư cách là một ngôn ngữ thứ hai, có rất nhiều vấn đề lộ ra, cho thấy ngữ pháp tiếng Việt chưa thật sự được lập thức một cách đầy đủ và hệ thống. Loại từ là một trong những vấn đề như thế. Có thể nói, đối với người nước ngoài, đây là một thách thức lớn đeo đẳng họ từ những giờ đầu tiên theo học đến khi họ được xem là thành thạo tiếng Việt.
Thật ra, danh từ đơn vị là một trong những khái niệm ngữ pháp được rất nhiều nhà nghiên cứu tập trung khảo sát (Nguyễn Tài Cẩn, Lý Toàn Thắng, Hồ Lê, Trần Đại Nghĩa, Vũ Đức Nghiệu, Cao Xuân Hạo, v.v.) với tên gọi “từ chỉ loại”, “danh từ chỉ loại”, “danh từ đơn thể”, (và phổ biến nhất là) “loại từ”; và diện mạo của nó ngày càng trở nên rõ ràng hơn.
Đặc biệt, với hàng loạt công trình trong những năm 1990, Cao Xuân Hạo đã đứng hẳn trên bình diện ngữ pháp để xử lý danh từ đơn vị trong khuôn khổ của một cấu trúc danh ngữ, dù rằng quan niệm của ông có nhiều điểm vẫn còn đang tranh cãi [5] [7].
Theo Cao Xuân Hạo, danh từ đơn vị là loại danh từ chỉ những hình thức tồn tại của các thực thể phân lập trong không gian, thời gian hay trong một chiều nào khác được hình dung giống với không gian, có thể được tri giác tách ra khỏi bối cảnh và khỏi các thực thể khác, kể cả các thực thể cùng tên; chẳng hạn: bên, bó, cái, con, dãy, kí, khẩu, phía, thước, viên, xâu, yến, v.v..

Theo danh sách mà Cao Xuân Hạo đưa ra thì danh từ đơn vị có thể bao gồm các danh từ đếm được nhưcái, chiếc, tấm, con, trái, bức, cục, viên, thanh,... hoặc nhóm danh từ chỉ những đơn vị tính toán gồm lít, thước, ký, tấn, thúng, ly, muỗng, bao,… hoặc nhóm danh từ chỉ những sự vật đếm được là những đơn vị hành chính như tỉnh, huyện, xã, phường, v.v..
Cao Xuân Hạo đã lập thức một cách hết sức cụ thể rằng trong cấu trúc danh ngữ có danh từ đơn vị làm trung tâm có thể có các định ngữ sau [4: 90-91]:
- Định ngữ chỉ lượng: đứng trước là các lượng ngữ (các lượng từ xác định – một , hai, ba, bốn, năm,... – và các lượng từ không xác định: những, các, mọi, mỗi, từng, tất cả,...); đứng sau là các lượng từ mốt, hai, ba, tư, rưỡi, sáu, bảy, tám, chín; chẳng hạn: năm quyển sách, những ngôi nhà này, hai kí rưỡi thịt, một chục cam;
- Định ngữ chỉ loại: do danh từ khối đảm nhiệm; chẳng hạn: hai kí rưỡi thịt, một chục cam;
- Định ngữ hạn định: do ngữ danh từ, ngữ vị từ, tiểu cú (cụm chủ vị), đại từ chỉ định (này, ấy, kia, nọ, đó), số từ, các từ diễn đạt nghĩa “duy nhất” (đầu tiên, thứ nhất, cuối cùng, thứ bảy, đẹp nhất, v.v.) đảm nhiệm; chẳng hạn: quyển sách anh tặng tôi, quyển sách bìa màu đỏ ấy, bài thơ cuối cùng vừa viết xong ấy;
- Định ngữ miêu tả: nhằm bổ sung một ý, nhưng không nhằm hạn định cho trung tâm; chẳng hạn: bắt được một con cá mè to tướng.
Trong khi đó, danh từ khối chỉ có thể có một định ngữ phía sau là định ngữ chỉ loại; chẳng hạn: thịt bò, cábiển, khoai tây.
Danh từ đơn vị, nói chung, không có khả năng tự lập thành ngữ danh từ (trừ một vài điều kiện nhất định), cho nên nhận diện được các định ngữ cũng có nghĩa là nhận diện được các quan hệ ngữ pháp trong một ngữ đoạn danh từ. Điều đó, đối với người nước ngoài (học tiếng Việt) lại càng đặc biệt có ý nghĩa. Theo quan sát của chúng tôi, trong quá trình sản sinh ngôn ngữ (tự mình tạo ra phát ngôn), học viên nước ngoài thường xuất phát trước hết từ danh từ khối (và kế đó, từ các định ngữ theo sau) để xây dựng ngữ đoạn danh từ vì trong đầu họ cái đối tượng tri nhận được gọi tên bằng một danh từ khối (vì họ dịch từ tiếng mẹ đẻ ra) chứ không phải bằng một danh từ đơn vị. Chẳng hạn, khi nhìn thấy một quyển sách mới màu xanh, trong đầu họ sẽ xuất hiện tên gọi “sách” (chứ không phải là “cuốn”, càng không phải là “cuốn sách”) và sau đó, họ sẽ “gán” các thuộc tính cho “sách” (“mới”, “màu xanh” hoặc “xanh”, “này”); từ đó hình thành ngữ đoạn. Có thể nói, cái mà học viên nước ngoài cần chính là những “chỉ thị” nhằm trả lời câu hỏi “Khi nào thì cần danh từ đơn vị và khi nào thì không?”. Những “chỉ thị” đó càng đơn giản, mang tính thao tác, càng giúp họ dễ sản sinh phát ngôn.
Xuất phát từ điều vừa nói, trong khuôn khổ bài này, chúng tôi sẽ xây dựng các “công thức” nhằm chỉ ra cho người học thấy, với những gì họ muốn nói, khi nào thì cần hoặc không cần một danh từ đơn vị. Hay nói rõ hơn, chúng tôi sẽ làm một chỉ dẫn “ngược”: chẳng hạn, chúng tôi không giải thích danh từ đơn vị “cuốn” cần và có thể có những định ngữ nào theo sau nó mà chúng tôi chỉ ra, khi nào cần một danh từ đơn vị xuất phát từ những yếu tố (được gọi là định ngữ, mà trước hết là danh từ khối) họ đã có trong đầu. Về lý thuyết ngữ đoạn, chúng tôi dựa chủ yếu vào quan điểm của Cao Xuân Hạo trong [2] [3] [4].


2. Cách thức sử dụng danh từ đơn vị

2.1. Trường hợp danh từ đơn vị buộc phải có mặt trước danh từ khối
2.1.1. Danh từ đơn vị buộc phải xuất hiện trong một danh ngữ có danh từ khối đi kèm với lượng từ.
Lượng từ trong tiếng Việt có 2 loại: số từ và lượng từ không xác định.
2.1.1.1. Đối với số từ thì theo công thức: [số từ + Dtđv + Dtk], ví dụ: bảy trái cam; hai cuốn sách; một đĩa cơm, ba cây bút.
Sẽ sai ngữ pháp nếu danh từ đơn vị không được đặt giữa số từ và danh từ khối (chẳng hạn: hai quạt máy, ba xe máy, năm sách, ba gà). Danh từ đơn vị có thể vắng mặt (do tỉnh lược) trong những trường hợp sau:
- Khi liệt kê một danh sách nhiều đối tượng đồng chất:
(1) Trong kho hiện còn ba quạt máy, năm tủ lạnh, bốn máy giặt.
(2) Phòng nào cũng chỉ có một giường, một tủ.
- Khi nói về những đối tượng mà khái niệm đơn vị của nó là hiển nhiên, nội dung truyền đạt chủ yếu nằm ở sự phân biệt các “loại”, các “thứ” khác nhau. Do vậy, hiện tượng tỉnh lược này thường thấy trong bối cảnh mua bán, trao đổi. Nói chung, ngoài khẩu ngữ, cách dùng này khó có thể xem là chuẩn mực.
(3) Chị ấy có hai gái/con/em trai. (thay vì Chị ấy có hai đứa con (gái)/em trai)
(4) Ba đá đi! (thay vì Ba ly cà phê đá)
(5) Một bánh mì thịt! (thay vì Một ổ bánh mì thịt)
2.1.1.2. Đối với lượng từ không xác định, kể cả số đơn (một, mỗi, từng) và số phức (các, những, mấy, vài, dăm, mươi), có thể theo công thức: [lượng từ không xác định + Dtđv + Dtk]. Ví dụ: một người đàn ông, mỗi đĩa cơm, từng miếng thịt, những món quà, các bức tranh, vài giọt nước, mươi cuốn sách.
Có ba lượng từ biểu thị ý nghĩa “toàn bộ” cũng đòi hỏi phải có danh từ đơn vị là cả và nguyên, toàn bộ, vì ý nghĩa “toàn bộ” của nó hàm ý rằng đối tượng được nói đến là một thực thể hoặc một khối duy nhất (trên thực tế, trong cái khối duy nhất ấy có thể bao gồm nhiều bộ phận, nhiều phần), phân lập với những đối tượng khác (khác với tất cả – từ này cho biết sau nó là nhiều thực thể riêng biệt).
(6) Hai anh em nó ăn nguyên con gà.
(7) Chiếc xe hơi phá nát cả bức tường.
(8) Họ dán quảng cáo trên toàn bộ bức tường.
Công thức này cũng được ứng dụng khi định ngữ là danh từ khối được thay bằng một vị từ, chẳng hạn: các buổi học, mỗi bữa ăn, vài món ăn, một bài hát, cả băng cướp, nguyên ngày nghỉ.
Khác với trường hợp số từ, khi có lượng từ bất định khả năng tỉnh lược danh từ đơn vị hầu như không có, kể cả trong khẩu ngữ (không thể nói: “Tôi có gặp một đàn ông”, “Mỗi sách giá ba chục ngàn”, “Tôi nhận được những quà rất đẹp”).
Lý do là sự có mặt/vắng mặt danh từ đơn vị hoặc là sai ngữ pháp hoặc sẽ làm thay đổi ý nghĩa của danh từ khối theo sau. So sánh:
(9) Mỗi căn nhà trị giá một tỉ đồng. // *Mỗi nhà trị giá một tỉ đồng.
(10) Chúng tôi đến thăm từng nhà. // ??Chúng tôi đến thăm từng ngôi nhà.
(11) Họ đưa thư mời đến từng nhà. // *Họ đưa thư mời đến từng ngôi nhà.
(12) Mỗi nhà phải có một người đi họp. // *Mỗi căn nhà phải có một người đi họp.
(13) Mỗi bàn bốn người. // ??Mỗi cái bàn bốn người.
Câu (9) nói về giá tiền của cái thực thể vật chất (là “căn nhà”) nên phải có danh từ đơn vị; câu (10) – (12) nói đến một tập hợp gồm các thành viên có quan hệ huyết thống với nhau (= gia đình) nên không thể có danh từ đơn vị; câu (13) nói đến cái không gian trong đó có bốn người tồn tại nên không thể dùng danh từ đơn vị.
Cũng có một lệ ngoại dành cho danh từ Hán Việt – vốn là những danh từ khối chỉ chất liệu nhưng có thể được dùng như danh từ đơn vị. Danh từ Hán Việt có thể kết hợp trực tiếp với cả số từ lẫn lượng từ bất định mà không cần đến danh từ đơn vị. Ta có thể nói bốn bác sĩ, ba quân nhân, các sinh viên, vài cán bộ, một tiểu thuyết, mỗi phương tiện. Nhưng điều đó không có nghĩa là sự có mặt hay vắng mặt danh từ đơn vị không có ý nghĩa: trong một phát ngôn mà danh ngữ biểu thị những thực thể chưa xác định hoặc chưa hiện thực thì không thể xuất hiện danh từ đơn vị. So sánh các câu sau đây:
(14) a. Ở đây đang cần hai/một số bác sĩ. (ss: *Ở đây đang cần hai/một số người bác sĩ.)
b. Chúng tôi may mắn được gặp hai (người/ông) bác sĩ có lương tâm.
(15) a. Sắp tới công ty sẽ tuyển dụng khoảng 60 công nhân may. (ss. *Sắp tới công ty sẽ tuyển dụng khoảng 60 cô công nhân may.)
b. Cả 60 (cô) công nhân may phân xưởng I đều chưa chồng.
Liên quan đến phạm trù số cần chú ý rằng danh từ khối thì không bao hàm số; trong khi đó, danh từ đơn vị bao giờ cũng phải được đánh dấu về số, sự vắng mặt lượng từ được hiểu là một.
(16) Nó mới mua bút chì. (không xác định được lượng)
(17) Nó mới mua cây bút chì. (hiểu là một cây)
2.1.2. Danh từ đơn vị buộc phải xuất hiện trong một danh ngữ (có chứa danh từ khối) để biểu thị một/những thực thể đã được xác định.
Những dấu hiệu thể hiện tính xác định của danh ngữ có thể được nhận diện qua:
2.1.2.1. Sự có mặt của các từ chỉ định như này, kia, ấy, đó. Có thể đưa ra công thức sau: [Dtđv + Dtk + này/kia/ấy/đó], ví dụ: con chó đó, bức tranh ấy, đứa em này.
Xét về mặt chức năng, từ chỉ định trong trường hợp này là định ngữ của danh từ đơn vị chứ không phải là định ngữ của danh từ khối chỉ chất liệu [3: 277]. Hệ quả là (i) danh từ khối có thể vắng mặt nếu cả người nói và người nghe đều đã biết (cái này, bức đó, cây kia); (ii) những danh ngữ có từ chỉ định theo sau danh từ khối mà không có mặt danh từ đơn vị thì, về nguyên tắc, sẽ được hiểu là biểu thị chủng loại – có nghĩa là trong hầu hết trường hợp đều có thể giải thích là tỉnh lược danh từ đơn vị loại hoặc thứ (có thể là một số từ khác:hạng, kiểu, cỡ, hiệu...); nếu không, danh ngữ đó được xem là không hợp ngữ pháp.
(18) Gà này thịt mềm lắm. à Loại gà này...
(19) Áo đó hết rồi. à Loại/Kiểu áo đó...
(20) Tôi nghĩ máy này tiết kiệm điện hơn. à ... loại/thứ/kiểu máy này...
(21) *Cô ấy tặng tôi quà này. à ... *loại quà này.
Trong các ví dụ trên, câu (21) không được chấp nhận vì không có danh từ đơn vị, nhưng không phải là kết quả của sự tỉnh lược vì không có khả năng hiểu “quà” như một thứ chủng loại.
Đối với những danh từ khối biểu thị vật chứa thì sự có mặt danh từ đơn vị có thể tạo thành một danh ngữ biểu thị bản thân cái thực thể với đầy đủ thuộc tính vật lý của vật chứa ấy; trong khi đó, nếu vắng mặt danh từ đơn vị thì vật chứa sẽ được hiểu là vật được chứa (hoặc hiểu rộng hơn: nội dung chứa đựng bên trong nó). So sánh các câu sau đây:
(22) a. Cái chén này của ai?
b. Chén này của ai?
(23) a. Cái túi này của chị Lan.
b. Túi này của chị Lan.
(24) a. Chị Lan mua cái túi này.
b. Chị Lan mua túi này.
Trong nhiều tình huống, các câu (a) và (b) trên đây có thể thay thế cho nhau; nhưng thường các câu (a) được hiểu là bản thân “cái chén”, “cái túi”; trong khi các câu (b) thường được hiểu là những gì có trong “chén” hoặc “túi” đó (chẳng hạn “chén cơm”, “chén canh”, “túi sách”, “túi quần áo”).
Nhưng trường hợp sau đây có điểm cần suy nghĩ:
(25) Nhà này có ba người. (ss. *Căn nhà này có ba người.)
(26) Có ba người sống trong nhà này. (ss: Có ba người sống trong căn nhà này.)
“Nhà” trong câu (25) nói về một nhóm người có quan hệ nhất định (= gia đình), do đó không thể thêm danh từ đơn vị. (Tương tự, chúng ta nói “Trường không cho phép nghỉ học” chứ không thể nói “Ngôi trường không cho phép...”). Trong khi ở câu (26), “nhà” lại là một không gian, một vật chứa. Vấn đề nằm ở chỗ ở (26) vẫn có thể nói “căn nhà này”, một hiện tượng có vẻ không tương hợp với điều vừa nói ở các ví dụ (22) – (24). Theo quan sát của chúng tôi, hiện tượng này không phải là cá biệt đối với những danh từ biểu thị những sự vật hay không gian bao chứa, như xe, nhà, phòng, chùa, đình, trường, v.v.. (Có thể nói: “Có ba người ngồi trong (chiếc) xe đó/(căn) phòng đó/(ngôi) đình đó”).
Thậm chí, trong khẩu ngữ, có cách dùng nhập nhằng giữa có và không có danh từ đơn vị khi chỉ bản thân vật thể theo kiểu “Ngôi chùa/Chùa này xây cách đây 100 năm”, “Căn nhà/Nhà này hơi mắc”, “Chiếc xe/Xe của tôi chạy bằng điện”, v.v.. Tuy nhiên, để dễ dàng cho người học, chúng tôi cho rằng, khi chỉ bản thân một vật thể cụ thể nào đó với các thuộc tính vật lý của nó, sự có mặt của danh từ đơn vị nên xem là chuẩn mực.
Đối với danh từ chỉ người có một vài điều cần lưu ý:
- Trong tiếng Việt, em/con trong “đứa em/con đó” và “em/con đó” không cùng nghĩa với nhau. Trường hợp có danh từ đơn vị (đứa, thằng), em/con là danh từ chỉ người trong quan hệ gia đình. Trường hợp không có danh từ đơn vị, em chỉ người nhỏ tuổi hơn mình, con chỉ một bé gái với hàm ý thân mật/coi thường hoặc chỉ một động vật. Suy rộng ra, “người/ông/thằng anh”, “người/bà/con/cô chị” bao giờ cũng chỉ một thành viên trong quan hệ gia đình/thân thuộc với ai đó (trong “Thằng anh chăm lắm”, chỉ có thể hiểu là “thằng anh” của ai đó đang được nói đến); trử trường hợp “ông anh”, “bà chị” có thể được dùng như đại từ nhân xưng ngôi thứ hai (cách gọi thân mật của “anh”, “chị” – “you”).
- Hồ Lê cho rằng khi cần tính đếm số lượng “người có cương vị nào đó trong gia đình, dòng họ” thì không bắt buộc phải dùng danh từ đơn vị [5: 15]. Theo quan sát của chúng tôi, đây có thể xem là một cách nói tắt, tỉnh lược, chứ không phải là cách dùng được xem là thỏa đáng về mặt ngữ pháp, và không nên xem là chuẩn mực trong ngữ pháp thực hành (dạy tiếng). Lý do là nó chỉ “ổn” với một vài trường hợp “nghe quen” (“mấy anh tôi”, “mấy ông anh tôi”, ví dụ của Hồ Lê), còn những trường hợp khác thì không; chẳng hạn, không thể nói “Tôi nhớ những chị của tôi”, “Tôi nghe nói nó còn một hai anh sống ở ngoài quê”, “Nó có một vài chú làm to lắm trên tỉnh”. Hơn nữa, trong ngữ cảnh mà đối tượng đề cập đã xác định thì sự có mặt của danh từ đơn vị lại càng cần thiết.
- Riêng những danh từ chỉ người trong quan hệ thân tộc, có thể kết hợp với ấy tạo thành những đại từ nhân xưng như anh ấy, cô ấy, bà ấy. Trong trường hợp này, danh từ đơn vị không thể xuất hiện: không thể nói “ông anh ấy”, “người cô ấy”, “người bà ấy”.... Nếu có mặt danh từ đơn vị, lập tức ngữ đoạn sau đó mất tư cách đại từ nhân xưng: “anh”, “cô”, “bà” lại trở về tư cách danh từ quan hệ và “ấy” là từ trực chỉ (“ông anh ấy” phân biệt “ông anh này”, “ông anh kia”).([1])
2.1.2.2. Sự xuất hiện của một ngữ vị từ hay một tiểu cú (cụm chủ -vị) làm định ngữ sau danh từ khối. Có thể đưa ra công thức: [Dtđv + Dtk + định ngữ: ngữ vị từ/tiểu cú].
Định ngữ đang nói đến có hai loại: một là định ngữ hạn định (giúp phân biệt đối tượng đang nói với những thực thể cùng loại trong không gian, thời gian) và định ngữ trang trí (cung cấp thêm thông tin về đối tượng nhưng không giúp phân biệt với những cái đồng loại). Cần chú ý rằng, về ngữ pháp, những định ngữ đang bàn xuất hiện sau danh từ khối, nhưng không “bổ nghĩa” cho danh từ này mà “bổ nghĩa” cho danh từ đơn vị đứng trước đó ([2]).
Định ngữ hạn định có thể là các ngữ vị từ, tiểu cú; chẳng hạn:
(27) Tôi rất thích cái áo mà anh đã mặc hôm sinh nhật.
(28) Bài hát ca sĩ Ánh Tuyết đang hát trên ti vi là của Văn Cao.
(29) Chị mang biếu mẹ cái bánh vừa làm xong.
Cần chú ý là những ngữ vị từ/tiểu cú này phải được đánh dấu tính hiện thực (Cao Xuân Hạo cho là “chỉ một hành động đã hoàn thành” [4: 83]), vì chỉ khi đó nó mới có khả năng làm rõ sở chỉ của danh ngữ chứa nó – và có nghĩa là đối tượng được xác định đầy đủ, phân lập hoàn toàn trong không gian, thời gian. Nếu không, sự có mặt của danh từ đơn vị không phải là điều bắt buộc. Chẳng hạn, câu (29) ở trên, định ngữ “vừa làm xong” cho biết “cái bánh” là một đối tượng duy nhất; trong khi đó câu (30) sau đây khác hẳn:
(30) Bánh (chị) làm thì chị biếu mẹ, bánh (chị) mua thì để nhà dùng.
Hai từ “bánh” trong (30) không chỉ một vật cụ thể nào cả (chưa có sở chỉ) mà có thể hiểu là “loại bánh”, “thứ bánh”; và nếu không có ngữ cảnh thì có thể hành động “biếu” cũng chưa hề diễn ra.
Định ngữ hạn định cũng có thể là những từ ngữ biểu thị ý duy nhất (duy nhất, cuối cùng, đầu tiên, sau cùng, trên cùng, số thứ tự, từ chỉ ý tuyệt đối, từ định vị không gian hay thời gian, từ láy); tức là những từ ngữ đủ sức làm rõ sở chỉ của danh ngữ, và qua đó phân lập đối tượng trong không gian, thời gian. Ví dụ:
(31) Đây là bản nhạc đầu tiên của anh.
(32) Anh lấy cho tôi quyển sách trên cùng ấy!
(33) Cái máy thứ năm mới được xem là hoàn chỉnh.
(34) Lấy cho mẹ con dao nhỏ nhất/nhỏ nhỏ!
(35) Con gà hôm qua thịt mềm quá!
(36) Cắt quả dưa to to nhé!
(37) Ông ấy đưa ra quyển sách rất dày.
Định ngữ trang trí là loại định ngữ khó phân biệt với định ngữ hạn định hoặc định ngữ chỉ loại. Định ngữ trang trí chỉ đi với danh từ đơn vị, lý do là chỉ những thực thể phân lập thì mới có thể có những thông tin “trang trí” phụ thêm. Ví dụ:
(38) Tôi nắm bàn tay mềm mại của cô ấy.
(39) Tôi nắm bàn tay/tay trái của cô ấy.
(40) Cô ấy mở to đôi mắt đen tròn nhìn tôi. (ss: *Cô ấy mở to mắt đen tròn nhìn tôi.)
Ở câu (38) “mềm mại” là định ngữ trang trí; còn ở (39), “trái” là định ngữ chỉ loại (do vậy có thể có danh từ đơn vị “bàn” hoặc không – cả danh từ đơn vị và danh từ khối đều có thể có định ngữ chỉ loại, x. phần Dẫn nhập). Ở (40), “đen tròn” là định ngữ trang trí nên phải có mặt danh từ đơn vị “đôi”.
2.1.3. Danh từ đơn vị được sử dụng khi có mặt những từ phiếm định.
Danh từ đơn vị cũng buộc phải xuất hiện trong những trường hợp có những từ phiếm định như gì đó (/đấy/ấy), nào đó (/đấy/ấy). Danh từ khối thường chỉ có thể có mặt trong trường hợp nào đó, nhưng không có mặt trong trường hợp gì đó; lý do là đại từ gì thường chỉ chủng loại (thường hỏi “Chị mua gì?”, và câu trả lời là “Tôi mua cam”), nên nó đóng vai trò thay thế danh từ khối.
(41) Mỗi lần đi qua một chiếc cầu nào đó, tôi thường nhớ về chiếc cầu quê tôi.
(42) Có con gì đó (/con cá nào đó) cắn đứt sợi dây câu rồi.
(43) Samsung cần phải làm điều gì đó mới mẻ hơn.
(44) Hạnh phúc là có việc gì đó để làm, có cái gì đó để mơ ước.
2.1.4. Danh từ đơn vị thường xuất hiện khi sử dụng các biểu thức “đồng nhất”: [Dtđv + Dtk + nào… cũng...], [không + Dtđv + Dtk + nào...], [bất kỳ/cứ + Dtđv + Dtk + nào… cũng…], [bất kỳ/cứ + Dtđv + Dtk + nào...]
(45) Bài báo nào trên mạng cũng đáng đọc.
(46) Trên mạng không bài báo nào đáng đọc.
(47) Ngọn/Quả/Dãy núi nào cũng bị khai thác nham nhở.
(48) Bất cứ ngày nào anh cũng có thể đến đây.
(49) Anh có thể thử bất kỳ thứ rượu nào ở đây.
Danh từ đơn vị cũng thường được sử dụng trong biểu thức “tổng đoán” (Cao Xuân Hạo), với công thức: [Dtđv + gì + cũng…].
(50) Ngoài chợ thứ gì cũng có
(51) Trong sở thú con gì cũng có.
Trong thực tế vẫn có trường hợp không có sự xuất hiện của danh từ đơn vị trong bối cảnh đang nói. Theo chúng tôi, đây có thể xem là hiện tượng tỉnh lược, thường thấy trong khẩu ngữ, ví dụ:
(52) Đi chơi thì em mặc áo nào cũng được
(53) Đường xấu thì đi xe nào cũng bị xóc.
(54) Thịt nào nấu cà ri cũng được.
Có bốn lý do để xem đây là hiện tượng tỉnh lược:
(i) Trước danh từ khối có thể thêm danh từ đơn vị (loại, thứ, kiểu, màu, chiếc, v.v.), ý nghĩa của câu không thay đổi, thậm chí còn rõ hơn;
(ii) Danh từ đơn vị có thể xuất hiện sau danh từ khối, lúc này danh từ khối biến thành đề, câu vẫn bảo toàn nghĩa:
(55) Đi chơi thì em mặc áo màu/kiểu nào cũng được.
(56) Thịt loại/con nào nấu cà ri cũng được.
(iii) Nếu thêm một định ngữ vào thì yêu cầu về một danh từ đơn vị là bắt buộc (vd: “Đường xấu thì đi chiếc xecũ/hơi nào cũng bị xóc”, “Thứ/Loại thịt tươi/bò nào cũng nấu cà ri được”);
(iv) Nếu xem đây là một khả năng tùy chọn của danh từ đơn vị thì sẽ tạo thành một lệ ngoại không cần thiết, có thể gây thêm khó khăn cho người học.
Tuy nhiên, trường hợp sau đây thì khác. Một cô gái hỏi mẹ “Mẹ ơi, mua thịt gì?” – đây là một câu hỏi nhằm vào chủng loại của “thịt”; câu trả lời sẽ là:
(57) Con mua thịt gì cũng được.
Có thể nhận ra ngay “gì” trong (57) là từ phiếm định cho biết một chủng loại bất kỳ của “thịt”. Hay nói khác đi, vị trí của “gì” chính là vị trí của định ngữ chỉ loại của một danh từ khối; như vậy “thịt bò”, “thịt heo”, thịt gà” thì cũng chẳng khác gì với “cá biển”, “cá đồng”, “tôm hùm”, v.v.. Nếu cho rằng trước danh từ khối có một danh từ đơn vị bị tỉnh lược (“loại/thứ thịt gì cũng được”), e rằng hơi khiên cưỡng.
Rõ ràng, việc danh từ đơn vị hay danh từ khối kết hợp trực tiếp với gì cũng, nào cũng phụ thuộc vào cách chọn lựa xuất phát điểm của người bản ngữ: nếu tri nhận nó là một cá thể thì dùng danh từ đơn vị, nếu tri nhận nó như một chủng loại thì dùng danh từ khối.([3])
Cho nên, cách giải thích hiện tượng trên như là sự tỉnh lược chỉ là một giải pháp mang tính thực dụng.
2.1.5. Danh từ đơn vị phải có mặt trong danh ngữ xuất hiện sau một phó từ chỉ hướng, theo công thức: [... V + từ chỉ hướng + Dtđv]. Trong đó, V là vị từ hành động chuyển vị, vị từ biểu thị quá trình xuất hiện, vị từ biểu thị kết quả [4: 81-82]. Ví dụ:
(58) Cô ấy đưa ra hai tờ một trăm ngàn.
(59) Nó mở túi ra, bỏ vào tấm giấy khen vừa nhận.
(60) Trước mặt tôi bỗng xuất hiện một người đàn ông lạ mặt.
(61) Anh đã tìm ra chiếc chìa khóa chưa?
(62) Tôi đã nhận ra điều đó từ lâu.
Trong những ví dụ trên, nếu danh ngữ nằm giữa V và từ chỉ hướng thì sự có mặt của danh từ đơn vị không phải là bắt buộc; so sánh:
(63) Cô ấy đưa ra tờ giấy chứng nhận.
(64) Cô ấy đưa (tờ) giấy chúng nhận ra.
2.1.6. Danh từ đơn vị + danh từ khối cũng được sử dụng mà không hề có những dấu hiệu hình thức như đã trình bày từ 2.1.1 đến 2.1.5 trong trường hợp sự vật được xác định đối với cả người nói và người nghe.
(65) Anh đã nói chuyện với thằng bé chưa?
(66) Con ăn tô phở rồi.
Trong hai câu trên, “thằng bé” và “tô phở” là những đối tượng được xác định, có sở chỉ duy nhất đối với cả hai bên hội thoại, nhưng trong hai cấu trúc danh ngữ này không hề có dấu hiệu nào đánh dấu tính xác định, trừ sự có mặt của danh từ đơn vị.
Cao Xuân Hạo cho rằng một thuộc tính cú pháp quan trọng của danh từ đơn vị là “luôn luôn phải được chỉ rõ tính xác định hoặc tính không xác định” bằng cách kết hợp với một yếu tố nào đó trước hoặc sau nó [5: 80]. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, trong ngữ cảnh cho phép, một danh ngữ mang tính xác định có thể chỉ gồm [Dtđv + Dtk] mà không cần bất cứ yếu tố nào khác. Vai trò đánh dấu tính xác định này do danh từ đơn vị đảm nhiệm. Ví dụ:
(67) (Gia đình hàng xóm của tôi có bốn người.) Người/Ông bố là bác sĩ, khoảng 55 tuổi. Người/Bà mẹ là giáo viên, khoảng 50 tuổi. Đứa/Thằng con trai là kỹ sư mới tốt nghiệp, còn đứa/cô con gái là sinh viên. Người/Ông bố rất hiền lành...
(68) (Cô ấy xem con mèo hoang đó như một người bạn.) Có một lần, tôi thấy cô ấy ôm con mèo vào lòng và hát cho nó nghe.
(69) Nó vung tay ném mạnh. Hòn đá trúng vào cửa sổ bác hàng xóm.
Trong ba câu trên, sự có mặt của các danh từ đơn vị (người, ông, bà, đứa, thằng, cô, con, hòn) là bắt buộc. So sánh với các câu sau:
(70) Có lần bà mẹ phạt con...
(71) Cô ấy rất thích mèo, nhưng tôi chưa bao giờ thấy cô ấy nuôi mèo.
(72) Trong túi nó có rất nhiều đá.
Ở (70), “con” không có sở chỉ rõ ràng nên người nghe có thể hỏi: “Phạt đứa nào?”; ở (71) “mèo” không có sở chỉ, cũng không hiện thực nên thêm “con” là sai; ở (72) “đá” không có sở chỉ nên không thể thêm “hòn”.([4])


2.2. Trường hợp danh từ đơn vị được sử dụng riêng lẻ (không có danh từ khối theo sau)
Danh từ đơn vị có thể sử dụng một cách riêng lẻ, có nghĩa là không có mặt danh từ khối; và thậm chí, trong nhiều trường hợp nếu sử dụng kèm với danh từ khối có thể là không hợp ngữ pháp. Trong nhiều sách dạy tiếng, cách sử dụng riêng lẻ như vậy hầu như không được đề cập đến, và mặc nhiên nó được xem như là một hiện tượng tỉnh lược danh từ khối.
Trong thực tế, danh từ đơn vị hoàn toàn có thể đứng riêng, không đi kèm với danh từ khối (vd quyển nào? con này bao nhiêu tiền?). Và cách dùng này là rất phổ biến. Các danh từ đơn vị dùng theo cách này có dạng tương đương ở tiếng Anh là one. Ví dụ với danh ngữ “that one” của tiếng Anh, tùy theo sự vật mà nó chỉ, có thể được dịch sang tiếng Việt là cái đó, tờ đó, quyển đó, trái đó, con đó...).
The yellow ones are ripe anh pretty soft. (Những trái màu vàng chín rồi và khá mềm.)
What about the brown ones? (Còn những trái màu nâu này?)([5])
Cách sử dụng danh từ đơn vị riêng lẻ cũng có một vài qui tắc mà người học tiếng cần lưu ý.
2.2.1. Danh từ đơn vị sẽ được dùng riêng lẻ khi sự vật đang được đề cập ở trước mắt người nói lẫn người nghe. Hay nói khái quát hơn, danh từ đơn vị sẽ không cần đến danh từ khối khi chủng loại sự vật đã được người nói và người nghe nhận biết chính xác.
Một cô hàng sách sẽ hỏi người mua "quyển nào?" chứ ít khi hỏi “quyển sách nào?” khi trước mặt họ là một cái kệ đầy sách. Tương tự như vậy, chủ quán chỉ hỏi “mấy ổ?” khi trước mặt là tủ bánh mì và dĩ nhiên biết rõ là người mua đang muốn mua bánh mì.
Cũng có thể sự vật không hiện diện trước mắt; chẳng hạn,
(73) (– Hôm qua anh đi mua sách à? Có quyển nào hay không?) – Có vài quyển hay. Tôi sẽ cho anh mượn một quyển.
Như vậy, nếu chủng loại sự vật đã được xác định trong phát ngôn trước đó (của một trong hai người đối thoại) thì danh từ khối cũng sẽ được tỉnh lược.
(74) A: Ngày mai nhớ mang theo Kim Dung nhé!
B: Quyển nào?
A: Quyển nào cũng được.
Có một điều thú vị là hiện tượng tỉnh lược dạng này phổ biến đến mức, trong nhiều trường hợp, nếu danh từ khối được “phục hồi” thì có thể tạo ra một sắc thái nghĩa đặc biệt. So sánh hai ví dụ sau:
(75) (– Đưa giùm tôi quyển sách!) – Quyển nào?
(76) (– Đưa giùm tôi quyển sách!) – Quyển sách nào?
Câu đáp (76) không thể nói là sai ngữ pháp, nhưng người nói có vẻ ngạc nhiên với hàm ý rằng “Ở đây làm gì có quyển sách nào mà anh hỏi?”. Thậm chí, sự xuất hiện danh từ khối hầu như không thể chấp nhận trong một số tình huống nhất định, chẳng hạn:
(77) (– Bán cho tôi ba con cá.) – *Mấy con cá?
Rõ ràng, tình huống giao tiếp ở chợ khó có thể chấp nhận một hàm ý nào “bất thường” như ở ví dụ (76).
Như một hệ quả của nội dung vừa trình bày, nếu đề cập đến một khối sự vật gồm nhiều chủng loại thì danh từ đơn vị sẽ không thể đứng một mình.
(78) *Trong những thứ mà anh đã mua, anh thích quyển nào nhất?
(79) *Anh cứ chọn một quyển trong đống đồ đạc trong tủ.
Chú ý:
- Hiện tượng tỉnh lược thật ra phức tạp hơn điều vừa trình bày. Người ta thường tỉnh lược danh từ khối khi muốn chỉ bản thân sự vật với tư cách là một thực thể (cá thể hoặc tập hợp) phân lập. Tuy nhiên, cũng có khi, để chỉ một sự vật hiện diện trước mắt, người nói lại nhấn mạnh vào thuộc tính về chủng loại hoặc chất liệu của nó. Khi đó, danh từ khối vẫn hiện diện, và cái bị tỉnh lược lại là danh từ đơn vị. So sánh các câu sau đây:
(80) (Khi mang phở ra, người phục vụ nói:) – Phở đây! Tô này của anh, tô này của chị!
(81) (Làm xong bánh mì, người bán nói:) – Bánh mì của chị đây! Ổ của chị đây!
(82) (– Đưa giùm tôi lọ muối!) – Muối đây! / Lọ muối đây! (/*Lọ của anh đây!)
Ở (80), “Phở đây!” chỉ vật thể ở dạng chất liệu, còn phát ngôn sau thì chỉ từng cá thể (“tô”); tuyệt nhiên không thể nói “Tô phở đây! Phở này của anh, phở này của chị!”. Ở (81) cũng tương tự, “Bánh mì của chị đây!” dùng để chỉ vật thể ở dạng chất liệu, trong khi phát ngôn sau, “Ổ của chị đây!” dùng để chỉ một cá thể, phân biệt với “ổ” của người khác.
Câu (82) thì có hơi khác. Người nói dùng “Muối đây!” hoặc “Lọ muối đây!” tương tự hai câu trên, nhưng không thể dùng “Lọ của anh đây!” vì mối quan tâm của người đối thoại là cái chất liệu (“muối”) nằm bên trong chứ không phải là bản thân “cái lọ”.
Như vậy, hiện tượng tỉnh lược đang bàn tuy phức tạp nhưng chung quy vẫn chịu sự chi phối của cách nhìn nhận sự vật của người nói (chất liệu/chủng loại hoặc thực thể phân lập).
- Có một hiện tượng thường rất khó tiếp nhận đối với người nước ngoài: trong một số trường hợp, danh từ đơn vị ở phát ngôn trước khó đứng làm trung tâm cho một ngữ đoạn đóng vai trò hồi chỉ ở phát ngôn sau, nếu không có danh từ khối. Xét ví dụ sau:
(83) Quý ròm lại lúi húi lục cặp lôi ra một thanh sô cô la. Nó đặt thanh kẹo vào tay nhỏ Diệp: “Cả cái này nữa, tao cũng trả cho mày.” (“Anh và em”, Nguyễn Nhật Ánh)
Ở (83), “thanh kẹo” hồi chỉ “thanh sô cô la”, danh từ khối “kẹo” có ngoại diên rộng hơn “sô cô la” nên được lựa chọn, dù ở vị trí này “sô cô la” cũng hoàn toàn đúng về mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa. “Cái này” hồi chỉ “thanh kẹo”, nhưng hầu như người Việt sẽ không chọn “thanh” thay cho “cái” (“Cả thanh này nữa, tao cũng trả cho mày”) trừ phi sau “thanh” có một danh từ khối (“Cả thanh kẹo này nữa, tao cũng trả cho mày”).
Một ví dụ khác:
(84) A: Tớ thấy thằng Tèo tặng cho con bé Thúy một hòn sỏi rất đẹp.
B: Nó lấy đâu ra cái/?hòn đó?
Rõ ràng, “cái đó” dùng để hồi chỉ “hòn sỏi” tự nhiên hơn là “hòn đó”.
Theo nhận xét của chúng tôi, trong tiếng Việt, những danh từ đơn vị mà khả năng kết hợp với định ngữ là danh từ khối của nó càng hẹp (có tính chất tình huống hoặc có tính chất tu từ) thì càng ít khả năng đứng một mình (không có danh từ khối) để tạo nên một ngữ đoạn hồi chỉ (thường là những từ có tần số sử dụng ít hơn). Chẳng hạn, trong các câu như “(Ngôi sao ở trước mặt đẹp quá!) Em có thích ngôi đó không?”, “(Em thấy con thuyền ở đằng xa không?) Con đó là của bố anh đấy!”, sự vắng mặt danh từ khối (“sao”, “thuyền”) là khó chấp nhận. Xét từ góc độ này thì cái, con, chiếc, loại, thứ, có lẽ là những danh từ “mạnh” nhất; còn những danh từ chỉ đơn vị tính toán, đo lường hầu như không thể tạo thành ngữ đoạn hồi chỉ (kiểu *“tấn đó”, *“lít kia”, *“thước này”).
Tuy nhiên, đây là hiện tượng rất tinh tế về ngữ nghĩa. Do vậy, mô hình thích hợp nhất để giảng dạy cho học viên nước ngoài vẫn nên là [Dtđv + Dtk + này/kia/ấy/đó].
2.2.2. Danh từ đơn vị được sử dụng riêng lẻ (không cần danh từ khối) khi nó là trung tâm của một ngữ đoạn đóng vai trò thuyết minh, giải thích cho đối tượng đã được đặt làm đề/chủ ngữ. Có thể xem đây là một kiểu cấu trúc định nghĩa (hoặc giải thích), thường có mặt hệ từ là. Mô hình thường thấy là [Dtđv + Dtk + X làDtđv + (Dtk) + Y], trong đó danh từ khối có thể không xuất hiện trong vế sau, Y là định ngữ dùng để diễn giải cho X.
(85) Bức tranh này là bức đẹp nhất trong phòng triển lãm.
(86) Quyển sách đầu tiên mà ông ấy viết chính là quyển “Trăn trở”.
Ở vế đầu của biểu thức trên, có thể là một ngữ đoạn biểu thị một thực thể có sở chỉ xác định:
(87) Em là đứa em gái anh ít quan tâm nhất.
Tất nhiên, các câu trên sẽ sai ngữ pháp nếu ngữ đoạn hồi chỉ vắng mặt danh từ đơn vị (vd: “Bức tranh này là tranh đẹp nhất...”, “Em là em gái anh ít quan tâm nhất”).
Các biểu thức có hệ từ là như trên biểu thị một quan hệ đồng nhất giữa hai thực thể (cái được định nghĩa/giải thích và cái định nghĩa/giải thích), cho nên sự vắng mặt danh từ khối là rất tự nhiên. Ngoài trường hợp này, danh từ đơn vị vẫn đòi hỏi định ngữ là danh từ khối nếu sự vật được nói ở vế sau là một thực thể hoàn toàn khác với thực thể được nói ở vế trước, cho dù nó có thể giống nhau về tên gọi. Xét hai câu sau:
(88) Quyển sách của tôi là quyển anh đang đọc.
(89) ?Quyển sách của tôi dày hơn quyển anh đang đọc.
Ở (88), “quyển sách của tôi” và “quyển anh đang đọc” là một. Trong khi đó, ở (89), “quyển sách của tôi” và “quyển anh đang đọc” là hai thực thể khác nhau; do vậy, có khả năng là chúng khác chủng loại (“quyển anh đang đọc” có thể là tạp chí, tạp san... chứ không phải sách). Sự phân biệt tinh tế này thể hiện rõ hơn ở ví dụ sau đây:
(90) Tôi đã nhìn thấy những chiếc xe tăng người Pháp bỏ lại ở lòng chảo Điện Biên, những chiếc xe tăng người Mỹ để lại trên đất Quảng Trị. (www.sudentkgu.vn)
Rõ ràng, ở (90) không thể viết: “... những chiếc người Mỹ để lại trên đất Quảng Trị”.
2.2.3. Danh từ đơn vị cũng có thể sử dụng riêng lẻ, nhưng khác với những trường hợp khác ở chỗ nó hoàn toàn không chấp nhận sự có mặt của danh từ khối, và có thể cũng không cần bất kỳ định ngữ nào khác. Về mặt ngữ nghĩa, có mối quan hệ tổng thể - bộ phận giữa danh ngữ có chứa danh từ khối ở phần đầu của câu (hoặc ở câu trước) và các danh ngữ chỉ gồm danh từ đơn vị ở phần sau của câu (hoặc ở câu sau).
2.2.3.1. Đây là trường hợp mà trong cấu trúc câu, danh ngữ biểu thị tổng thể (thường do danh từ khối đảm nhiệm) đã xuất hiện ở phần đề (có thể là đề, có thể là bổ ngữ thuộc phần đề), và ở phần thuyết các danh từ đơn vị làm thành những cặp tương phản hoặc song hành. (Nói một cách đơn giản, đây là trường hợp danh từ đơn vị tự mình lập thành danh ngữ).
Có thể thể hiện bằng mô hình: [Đề, Dtđv thì..., Dtđv thì...] hoặc [Đề, có Dtđv..., có Dtđv...], trong đó danh từ đơn vị biểu thị từng bộ phận (cá thể hoặc tập hợp) trong cái tổng thể đã được nhắc đến ở phần đề (hoặc ở câu trước).
(91) Bạn bè tôi, người thì thành đạt, người thì không thành đạt, nhưng tất cả đều có vẻ hài lòng về cuộc sống của mình.
(92) Bạn bè tôi, có người thành đạt, có người không thành đạt, nhưng tất cả đều có vẻ hài lòng về cuộc sống của mình.
(93) Nó lựa mấy con cá to nhất để lại: con thì nó nướng, con thì nó chưng tương, con thì nó luộc hèm.
(94) Sách vở của tôi, chỉ vài cuốn được bọc bằng plastic, những cuốn còn lại thì chỉ được bọc bằng giấy báo.
Ở ví dụ (94), “cuốn” có định ngữ đi kèm (“vài”, “những”, “còn lại”), nhưng không phải là yếu tố bắt buộc; nếu không có các định ngữ này thì câu vẫn hợp ngữ pháp, có điều là câu có thêm ý nghĩa phân phối đều đặn giữa các tiểu đề (“...cuốn được bọc bằng plastic, cuốn chỉ được bọc bằng giấy báo”).
Cần chú ý là trong kiểu cấu trúc phân phối như vừa đề cập, không thể có mặt danh từ khối, kể cả khi có danh từ đơn vị; hay nói cách khác, ở đây hoàn toàn không có hiện tượng tỉnh lược danh từ khối. Chẳng hạn:
(95) *Quần của tôi, quần thì dài, quần thì ngắn.
(96) *Quần của tôi, cái quần thì dài, cái quần thì ngắn.
Và hai danh từ đơn vị khác biệt, dù được xem là đồng nghĩa, cũng không thể thay thế cho nhau; không thể nói “..., cái thì đẹp, bức thì xấu”, “..., quyển thì dày, cuốn thì mỏng”.
2.2.3.2. Danh từ đơn vị có thể được sử dụng không có danh từ khối đi kèm, nhưng nó không được đặt trong quan hệ tương phản hoặc song hành như trường hợp 2.2.3.1. Ở đây danh từ chỉ đơn vị cũng được dùng để chỉ một bộ phận của một tổng thể đã được đề cập trước đó, nhưng nó thường đi kèm với một định ngữ là lượng từ hoặc từ chỉ định, từ phiếm định. Cái tổng thể vừa nói được hiểu theo nghĩa rộng: có thể là một tập hợp (gồm nhiều cá thể) như các câu (97) (98), có thể là một chủng loại như các câu (99) (100) dưới đây:
(97) Có 30 tấm thẻ đánh số từ 1 đến 30. Chọn ngẫu nhiên 10 tấm.
(98) Trường này có 3 nhóm thể thao nhưng chỉ nhóm này là có hoạt động.
(99) Lá trên cành từng chiếc cuốn bay xa. (Bài hát “Chiếc lá cuối cùng”)
(100) Bình sứ đẹp quá! Hay là mình mua hai, ba cái làm quà?


2.3. Trường hợp không sử dụng danh từ đơn vị
2.3.1. Như đã thấy ở 2.1 và 2.2, danh từ đơn vị là yếu tố hết sức quan trọng trong khi xây dựng danh ngữ, nhưng nó sẽ không xuất hiện trước danh từ khối nếu người nói đề cập đến một chủng loại hoặc chất liệu chứ không phải một đối tượng được phân lập. So sánh:
(101) Tôi thích cam.
(102) Tôi thích trái cam đó.
“Cam” trong (101) chỉ một chủng loại, phân biệt với các chủng loại khác như xoài, măng cụt, chanh; còn “trái cam” trong (102) chỉ một cá thể riêng biệt, cụ thể.
Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, cùng một tình huống, người nói có thể chọn lựa những cách tiếp cận khác nhau khi muốn nói đến những thực thể tồn tại khách quan. Chẳng hạn:
(103) Bạn đưa cuốn tập của bạn đây, mình chép giùm cho.
(104) Bạn đưa tập của bạn đây, mình chép giùm cho.
“Tập” trong (104) được nói trong sự phân biệt với sách, sổ tay, giấy, chứ không phải là một quyển vở cụ thể nào; còn nếu muốn nói đến một quyển vở cụ thể thì phải dùng câu (103). Cả hai đều thích hợp với bối cảnh giao tiếp.
Cần phải nói rằng, sự chọn lựa của người nói cũng tùy thuộc vào sự tương tác của các yếu tố khác trong câu, đặc biệt là vị từ. Xét đoạn trích sau đây từ truyện “Anh và em” của Nguyễn Nhật Ánh (chúng tôi trình bày lại để dễ theo dõi):
(105) Nhỏ Diệp chìa thanh sô cô la mời bạn.
(106) – Oanh ăn kẹo đi! Oanh ăn đi. Mình không thích sô cô la!
(107) (– Không thích sao bạn mua?) – Kẹo này không phải mình mua.
(108) (Thấy hai con nhóc đùn qua đùn lại, Quý ròm tức điên.) Hừ, tụi nó cứ làm như kẹo của mình là hàng ế không bằng.
(109) Quý hậm hực thò tay giật phắt thanh kẹo trên bàn và quay lưng bỏ đi.
Trong các câu trên, (105) (107) (108) có thể dùng “kẹo”, “sô cô la” hoặc “thanh kẹo”, “thanh sô cô la” mà không tổn hại gì đến tính ngữ pháp của câu; (106) khó có thể dùng “thanh kẹo”, “thanh sô cô la”. Riêng ở (109), “thanh kẹo” là khả năng duy nhất vì nó là bổ ngữ trực tiếp cho vị từ tác động “giật (phắt)” – người ta chỉ có thể “giật phắt” một vật cụ thể, riêng biệt chứ không thể “giật phắt” một chủng loại.
2.3.2. Ngoài ra, trong tiếng Việt, có một vài lưu ý rất thực tế. Chẳng hạn, khi nói về một đối tượng trong quan hệ sở thuộc (và là yếu tố cấu thành) một đối tượng lớn hơn (gần giống với quan hệ bộ phận – toàn thể) thì không cần đến danh từ đơn vị. Ví dụ:
(110) Chiếc xe này bánh trước thì thủng, đèn chiếu hậu thì vỡ, làm sao đi được?
(111) Cái ghế này gãy một chân rồi.
Các danh từ thân tộc khi làm bổ ngữ để chỉ một người có quan hệ (“của”) với người được biểu thị bằng danh ngữ đứng làm đề thì không cần danh từ đơn vị (để xác định), vì người nghe sẽ nhận ra ngay lập tức mối quan hệ “ai là gì của ai”. Ví dụ:
(112) Tôi về quê thăm bố/mẹ/chú/con/cháu.
(113) Cô ấy khóc vì nhớ bố/mẹ/con/cháu.
Các danh từ chỉ bộ phận thân thể thường cũng không cần danh từ đơn vị; nếu bộ phận thân thể đó thuộc về một đối tượng khác với đối tượng đứng làm đề thì cần thêm định ngữ. So sánh
(114) Chị Lan đau bụng nên về trước rồi. (bụng của chị ấy)
(115) Tôi sờ trán thấy không sốt nên cũng yên tâm. (trán của tôi)
(116) Tôi sờ trán nó thấy không sốt nên cũng yên tâm. (trán của nó)
(117) Nhìn thấy chị má hóp, mắt trũng sâu, tôi rất ái ngại.
(118) Bác sĩ nói gan anh có vấn đề, anh phải bỏ rượu.
Cần chú ý rằng trường hợp này khác với cách nói mà Hồ Lê [5: 14] cho là bắt buộc phải có danh từ đơn vị (“hai cái đầu”, “những cái đầu”). Về ngữ pháp, danh từ đơn vị cần có mặt khi “tính đếm”; tuy nhiên, trong tiếng Việt rất nhiều danh từ chỉ bộ phận trong cơ thể vừa có thể hoạt động như một danh từ khối, vừa có thể hoạt động như một danh từ đơn vị – nghĩa là có thể kết hợp trực tiếp với lượng từ (hai đầu gối, hai cổ tay, mấy ngón tay, hai tai, v.v.).
Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, “cái” có thể xuất hiện trước danh từ chỉ bộ phận cơ thể ở những cách nói kiểu như “Trông cái mặt anh ta kìa!”, “Ngậm cái mồm lại!”, “Hai con mắt cô ta lúng liếng trông khiếp thật!”, “Hiểu... hiểu... cái đầu mày!”. Nhưng “cái” ở đây nên được hiểu là một quán từ xác định – tương tự như “cái” trong “cái người đàn ông kia”, “cái điều anh vừa nói” – chứ không phải là “cái” danh từ đơn vị.


3. Thay lời kết luận
Như đã nói trên, danh từ nói chung và danh từ đơn vị nói riêng hoàn toàn không phải là vấn đề mới của Việt ngữ học. Nó đã được nghiên cứu, khảo sát kỹ lưỡng hơn nửa thế kỷ nay; và, về chi tiết, dù các tác giả không đồng thuận với nhau thì kết quả nghiên cứu của họ cũng góp phần làm sáng rõ vấn đề đang bàn. Tuy nhiên, những gì mà những người đi trước đã lập thức chưa đủ để ứng dụng vào việc dạy tiếng.
Mục đích của bài viết này là cố gắng hệ thống hóa các cách sử dụng danh từ đơn vị cho người học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai. Trong đó, chúng tôi cũng cố gắng lý giải một số trường hợp sử dụng hoặc không sử dụng danh từ đơn vị có thể gây lúng túng cho người học. Thiết nghĩ, danh từ và hoạt động của từng tiểu loại danh từ trong cấu trúc ngữ đoạn, cấu trúc câu vẫn còn là một vấn đề cần tiếp tục làm rõ (và diễn giải đơn giản hơn) trong tương lai, theo định hướng thực hành.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Mạnh Hùng (2000). Vấn đề quán từ và nhận diện quán từ trong tiếng Việt. Ngôn ngữ, số 12, H..
2. Cao Xuân Hạo (1998). Tiếng Việt - mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa. Nxb GD.
3. Cao Xuân Hạo (1999). Nghĩa của loại từ. Ngôn ngữ, số 2&3, H..
4. Cao Xuân Hạo (CB) (2006). Ngữ pháp chức năng tiếng Việt: Ngữ đoạn và Từ loại. Nxb GD.
5. Hồ Lê (2003). Ngữ pháp ngữ nghĩa của loại từ. Ngôn ngữ, số 11, H..
6. Lưu Vân Lăng (1997). Một số vấn đề về loại từ trong tiếng Việt. Ngôn ngữ, số 2, H..
7. Lý Toàn Thắng (1997). Loại từ và các tiểu loại danh từ trong tiếng Việt. Ngôn ngữ, số 2, H..
8. Nguyễn Tài Cẩn (1975). Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại. Nxb KHXH.
9. Nguyễn Tài Cẩn (1977). Ngữ pháp tiếng Việt - Tiếng, Từ ghép, Đoản ngữ. Nxb ĐH&THCN, H..
10. Nguyễn Thị Hai (2006). Về việc dạy danh từ chỉ đơn vị tự nhiên tiếng Việt cho học viên, sinh viên nước ngoài. Tc Khoa học, Đại học Sư phạm Tp.HCM.
11. Nguyễn Thiện Nam (2007). Lỗi loại từ trong tiếng Việt của người nước ngoài. www.ngonngu.net.
12. Trần Đại Nghĩa (1988). Một cách xác định loại từ trong tiếng Việt. Ngôn ngữ, số 4, H..
13. Trần Đại Nghĩa (1988). Phân loại các tổ hợp loại từ - danh từ trong tiếng Việt. Ngôn ngữ, số 5, H..
14. Vũ Đức Nghiệu (2001). Ngữ pháp ngữ nghĩa của hai kiểu danh ngữ “hạt dưa”, “một hạt dưa” – Ngôn ngữ số 11, H..




[1] Nói thêm, trong tiếng Việt, em ấy thường không được dùng làm đại từ nhân xưng mà dùng để trực chỉ; và khi đó, người ta thường dùng em đó hơn là em ấy.
[2] Theo Cao Xuân Hạo, ý nghĩa của hai câu có chứa danh từ đơn vị và không có chứa danh từ đơn vị rất khác nhau. Trong “Bà ta buồn vì con hư hỏng”, “hư hỏng” là vị ngữ của “con”; trong khi đó, trong “Bà ta buồn vì đứa con hư hỏng” thì “hư hỏng” là định ngữ của “đứa” [3: 282].
[3] Tất nhiên, vai trò của tình huống giao tiếp cũng rất quan trọng, x. Lê Thị Minh Hằng, “NP nào cũng...” và “NP gì cũng...”. Nghiên cứu, giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt, Nxb KHXH, 2013, H.
[4] Thật ra, danh từ khối, cũng có thể có sở chỉ, nhưng người nghe phải suy luận rất nhiều căn cứ vào ngữ cảnh. Hơn nữa, nó không bao giờ có thể đứng đầu câu làm đề (thuộc tính xác định là thuộc tính vốn có của đề). Liên quan đến tính bất định của danh ngữ, mà biểu hiện rõ nhất là ở danh từ khối, giới nghiên cứu thường bàn đến tính chỉ định (specific). Do khuôn khổ của bài này, chúng tôi xin chưa bàn đến.
[5] Phan Văn Giưỡng. Vietnamese For Foreigners Beginners, T.2. Nxb Trẻ. Tp.HCM.

Chủ Quyền Chí nh Nhà Nước Đang Tiêu Diệt Nhân Tính



Nền Văn Minh Nhân Bản đang bị chủ nghĩa nhà nước triệt hạ. Âm nhạc nghệ thuật không còn là con đường chung giao lưu và giao cảm giữa nhân loại với nhau, nó đã được tận dụng thành vũ khí của quyền chính và tập đoàn quyền lợi.



Valentina Lisitsa danh thủ dương cầm gốc người Ukraine, hiện đang cư ngụ tại Mỹ, đã bị ngăn chặn không được trình diễn tại Toronto Symphony Orchestra Canada vào tháng 4-2015, chỉ vì quan điểm chống chiến tranh phi nghĩa của cô "không vừa ý nhà nước Ukraine và Âu Mỹ" đăng trên Tweeter.

Chúng ta tự suy ngẫm về thế giới chúng ta đang sống và hãy tự hỏi rằng chúng ta có làm chủ được chính bản thân, ý nghĩ, sở thích của chính mình hay tất cả đều đang bị điều hướng bởi nhóm quyền lực qua nỗi sợ của chính chúng ta. Chúng ta thù oán người khác không phải vì "người khác" làm hại chúng ta, mà hệ thống quyền lực muốn và bảo chúng ta phải oán thù. Chúng ta "yêu kính" kẻ khác, không phải "kẻ khác" gia ân làm tốt cho chúng ta, mà hệ thống quyền chính muốn và buộc chúng ta phải yêu kính. Chúng ta tuân thủ vì thói quen huân tập với SỰ SỢ HÃI thường trực được nuôi dưỡng trong mỗi con người chúng ta.

Trường hợp "yêu ghét" nghệ sĩ Valentina Lisitsa, là một điển hình của ý niệm nhân bản cưỡng chống bản năng bán khai sinh vật người nơi mỗi chúng ta. Mỗi chúng ta tự trách nhiệm chọn lựa sống kiếp sinh vật bị điều khiển yêu ghét theo lệnh bầy đàn, hay vươn lên thành Con Người.

 




Canadian orchestra drops Ukraine-born pianist over anti-Kiev posts
Published time: April 07, 2015 02:09
Edited time: April 07, 2015 02:44

Get short URL


Image from facebook.com
2.7K6932
Trends
Ukraine turmoil Tags
Canada, Conflict, Human rights, Internet, Mass media, Music, Politics, Ukraine, WarA Ukrainian-born pianist was barred from playing at Canada’s Toronto Symphony Orchestra (TSO) for expressing views on the situation in Ukraine via Twitter, according to the soloist herself. The move led to a social media storm tagged #LetValentinaPlay.
READ MORE: Ukraine’s neo-Nazi leader becomes top military adviser, legalizes fighters
The orchestra has officially announced its decision to drop pianist Valentina Lisitsa from its Rachmaninoff Concerto #2 program earlier this week. TSO President and CEO Jeff Melanson cited “ongoing accusations of deeply offensive language by Ukrainian media outlets,” adding that Lisitsa’s “provocative comments” had allegedly “overshadowed past performances.”
In the statement, Melanson seems to be referring to Lisitsa’s Twitter posts, in which she expresses her views on the situation in Ukraine.
Lisitsa turned to Facebook on Monday with a plea, asking her fans for support to “tell Toronto Symphony that music can’t be silenced.”
“Someone in the orchestra top management, likely after the pressure from a small but aggressive lobby claiming to represent Ukrainian community, has made a decision that I should not be allowed to play,” she wrote, referring to her TSO performances on Wednesday and Thursday. “I don’t even know who my accusers are, I am kept in the dark about it.”
Lisitsa said she took to Twitter to shed some light on the other side of the story, “the one you never see in the mainstream media – the plight of my people, the good and bad things that were happening in Ukraine.”
READ MORE: ‘Rather be in prison than work for fascists’ – Crimean Prosecutor Poklonskaya
Some of her work included translating Ukrainian-language websites and eyewitness accounts.
“I became really good in unmasking fakes published by Western media,” Lisitsa said.
Her statement also gives a brief summary on her actual views: “The worst thing that can happen to any country is fratricide war, people seeing each other, their neighbors as enemies to be eliminated …[a] Year later, we have the same rich people remaining in power, misery and poverty everywhere, dozens of thousands killed, over a million of refugees.”
After expressing her views, Lisitsa claimed to have received numerous death threats.
The last straw was the decision to drop her performance: “My haters didn’t stop there. Trying, in their own words, to teach me a lesson, they have now attempted to silence me as a musician.”
READ MORE: Ukraine cops get ‘shoot-to-kill orders’ amid unrest over army hit & run killing of 8yo
Lisitsa revealed that TSO offered to cover her entire fee for the canceled program, if she chose to stay silent about the reason behind the decision.
“They even threatened me against saying anything about the cause of the cancellation … If they do it once, they will do it again and again, until the musicians, artists are intimidated into voluntary censorship,” she wrote.
The reaction on Twitter was massive, with the hashtag #LetValentinaPlay surging in popularity and thousands of supporters speaking out.
International concert violinist and recording artist Hannah Woolmer tweeted: “To me, this IS a VITAL campaign pls can all my followers retweet if they agree that @TorontoSymphony should #letvalentinaplay.”
Seventy-two-year old Hana Ustohal wrote on Facebook: “What kind of monsters are in power of this country to make such an insane and sadistic decision to not allow you to play. I’ve cancelled my ticket for Wednesday concert.”
Twitter user Ike Hike warned that the TSO’s decision “looks bad,” adding: “Would you seek fame as silencing art for partisan politics and smear Canada? You should #letvalentinaplay.”
Lisitsa maintained on her Twitter account that she does not mix music with politics, and does not “preach” during performances. Her opponents, however, accused her of being a “Kremlin mouthpiece” and a “hate monger.”
Maria Kolos wrote on Facebook, supporting the TSO’s decision: “Thank you TSO for not tolerating this offensive Kremlin mouthpiece.” Mat Babyak also said: “Thank you for not giving a platform to a racist hate monger! Keep her out of Canada!”
Another user, Iryna Cimorelli, pointed towards a large number of Ukrainian immigrants when expressing her support for the TSO. “Toronto is full of Ukrainian immigrants who are true patriots of their county and they would never ever allow this woman to play on that stage after her propaganda speeches. Never!!! Good for them for kicking her out, she can play in [the] Kremlin now!!!”
Lisitsa has a substantial following on YouTube and Twitter. One of her most popular videos – Beethoven’s ‘Moonlight Sonata’ – has over 9 million views. Due to her successful online career, she is sometimes referred to as “the web’s favorite pianist.”

Lisitsa was born in Kiev into a Russian-Polish family. Her family came to the capital from Odessa, Ukraine. She immigrated to the US in the 1990s.
Her career was successfully launched through a YouTube channel, which now has received around 43 million visitors. Lisitsa now travels around the world performing classical pieces.
Separately, Lisitsa has been running a Twitter account under the nickname NedoUkraïnka (“sub-Ukrainian”), which she came up with after the Ukrainian Prime Minister Arseny Yatsenyuk published a statement calling the supporters of eastern Ukrainian militia forces “subhumans.”
Kiev launched a military operation in Donbass in the southeast of Ukraine last April after locals rejected the new coup-imposed authority in the capital and demanded more autonomy.
Since then, the death toll has climbed to over 6,000, as the conflict between the Ukrainian government and the self-proclaimed People’s Republics of Donetsk (DPR) and Lugansk (LPR) continues.
One of the major latest developments was the peace deal brokered on February 12 by Russia, France and Germany between the sides of the Ukrainian conflict, which led to a decrease in hostilities. The agreements were signed in the Belarusian capital, Minsk, and called for a ceasefire, the withdrawal of heavy weaponry and prisoner exchange.

Thời của hai chữ “đạo văn”



Hoàng Tuấn Công



“Đạo văn” là gì?
Chữ Hán 盜 [đạo] cổ văn vẽ hình người đang nhỏ nước dãi, cúi nhìn cái liễn đựng thức ăn vẻ thèm muốn, nghĩa gốc làtrộm cắp.[1]"Thuyết văn giải tự": “盜-私利物也[đạo-tư lợi vật dã] (đạo nghĩa là [lấy] vật làm lợi riêng). "Hán Việt từ điển"-Đào Duy Anh giải nghĩa: “Đạo 盜: lấy trộm của người. Lấy cái vật mình không đáng được lấy”. "Hán Việt tự điển"-Thiều Chửu: “Đạo 盜: Ăn trộm ăn cắp, cái gì không phải của mình mà mình lấy đều gọi là đạo cả.” ...

Vậy, “đạo văn” hiểu đúng theo nghĩa đối dịch là ăn cắp văn của người khác.

Có thể nói “đạo văn” là “ngón nghề” xuất hiện khá muộn ở Việt Nam. Xưa kia, các cụ làm sách lưu truyền hậu thế chủ yếu bằng chép tay hay khắc in ở các cơ sở tư nhân, không ai chứng nhận tác quyền. Thế mà chẳng ai sao chép, trộm cắp của ai. Ngược lại, lịch sử văn học Việt Nam để lại khá nhiều tác phẩm khuyết danh (vô danh thị). Một số tác phẩm giá trị gây tranh cãi về tác giả, nhưng đều do nguyên nhân khách quan. Mấy ngàn năm chế độ phong kiến cho tới gần trọn thế kỷ XX, khái niệm “đạo văn”dường như hãy còn xa lạ, hãn hữuvới môi trường văn chương, học thuật dựa trên nền tảng tài năng, ý thức sáng tạo và lòng tự trọng của người cầm bút. (Xin chớ lầm sự vay mượn, vận dụng điển cố, điển tích tài tình, có sáng tạo của người xưa với nghĩa của hành vi “đạo văn” tràn lan hiện nay).

Từ điển thường đi sau thực tế ngôn ngữ đời sống một bước (dài, ngắn tùy khả năng cập nhật). Nhưng, những gì các nhà biên soạn thu thập và giải nghĩa chính là con dấu xác nhận cho vấn đề nào đó từng tồn tại, diễn ra trong xã hội đương thời. Các cuốn từ điển tiếng Việt tên tuổi xuất bản ở Việt Nam trước năm 1945 (như: Từ điển Việt-Bồ-La-A.D.Rhodes; Đại Nam quấc âm tự vị-Huình Tịnh Paulus Của; Việt Nam tự điển (Hội khai trí Tiến Đức), Hán Việt từ điển-Đào Duy Anh...) thu thập rất nhiều loại“đạo”: thâu đạo, án [ăn] tlộm [trộm](người ăn trộm-Từ điển Việt-Bồ-La), đạo chích (kẻ trộm), đạo tặc (trộm cắp, giặc giã), đạo kiếp (trộm và cướp), đạo đồ (bạn trộm cắp) đạo táng (chôn trộm, chôn giấu vào chỗ đất cấm) đạo danh (ăn cắp tên người làm tên của mình)... Chủ yếu là "đạo" của cải vật chất, và không thấy có từ “đạo văn”. Riêng Hán Việt từ điển-Đào Duy Anh (XB lần đầu 1932) có từ “đạo thi” giảng theo nghĩa hẹp: “Dùng trộm câu thơ của kẻ khác”. Sau Đào Duy Anh có “Từ điển Việt Nam” (Thanh Nghị-Vĩnh Bảo, Sài Gòn 1951): “đạo văn (đt) đánh cắp văn”; “Việt Nam tự điển” của Lê Văn Đức (cũng xuất bản ở Sài Gòn) trước 1975: “Đạo văn (đt)Chép văn của người khác làm văn của mình.” Tuy nhiên, ở miền Bắc, các cuốn Từ điển tiếng Việt, Từ điển tiếng Việt thông dụng, Đại từ điển tiếng Việt, Từ điển từ và ngữ Việt Nam do các tác giả Văn Tân, Hoàng Phê, Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Đạm, Nguyễn Lân... chủ biên hoặc biên soạn, ấn hành những năm 1968, 1995 đến 1998-2000 vẫn chưa thấy từ “đạo văn” xuất hiện (điều này không có nghĩa trong thực tế chưa có chuyện đạo văn xảy ra, nhưng chắc chắn là hãy còn hãn hữu).

Xã hội phát triển, thời đại internet, các loại sách báo, tạp chí, loại hình xuất bản “bung ra” ra.“Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”. Nhiều tài năng sáng tạo xuất hiện, nhưng thành phần bất tài, lưu manh chữ nghĩa ăn theo cũng không ít. Năm 2000, TĐTV (Hoàng Phê) tái bản, lần đầu tiên thu thập từ “đạo văn”, nhưng kèm lời chú “ít dùng”và giảng theo nghĩa hẹp: “đạo văn đg (id) Lấy hoặc căn bản lấy sáng tác văn học của người khác làm của mình”. Giống từ điển của Lê Văn Đức, ở đây nhà biên soạn (dường như) đã tránh không đối dịch từ “đạo văn” [ăn cắp văn] trước khi giảng nghĩa từ. Nếu Lê Văn Đức dùng từ “chép văn”thì TĐTV Hoàng Phê lại thay "ăn cắp văn"bằng "lấy sáng tác văn học" để mô tả khá “lịch sự”, nhẹ nhàng hành vi “đạo văn”. Mặt khác, cái mở ngoặc lưu ý “ít dùng” (từ điển Hoàng Phê) phải chăng phản ánh môi trường của văn chương, học thuật sáng tạo ở Việt Nam ít nhiều còn trong sạch? Tuy nhiên, dấu ấn “rơi rớt” đó sẽ mau chóng bị chuyện lưu manh văn chương, chữ nghĩa xô đổ...

Dường như “thời” của hai chữ “đạo văn” đã đến!

Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, từ “đạo văn” được hầu hết các cuốn từ điển tiếng Việt ghi nhận. "Đạo văn" đã trở thành từ thông dụng xuất hiện trên báo chí, ngôn ngữ đời sống hàng ngày. Thậm chí “đạo văn” trở thành vấn đề nhức nhối của văn chương, học thuật (hiện nay nếu gõ hai chữ “đạo văn” trên google sẽ có hiển thị hơn 1 triệu kết quả). TĐTV xuất bản 2005 (Nguyễn Kim Thản-Nguyễn Đức Dương-Hồ Hải Thụy): “Đạo văn: Lấy cắp lời văn từ tác phẩm (đã công bố) của tác giả để đưa vào sáng tác của bản thân: Lên án gay gắt thói đạo văn.” Ở đây, nhà biên soạn đã mạnh dạn dùng từ “lấy cắp” để chỉ thẳng bản chất vấn đề. Tuy nhiên “chép văn”, “lấy sáng tác văn học” hay “lấy cắp lời văn”đều mới chỉ nghĩa hẹp của “đạo văn”. Bởi thế, lần tái bản năm 2007, TĐTV (Hoàng Phê) đã lược bỏ giới hạn loại hình “văn học” để giảng nghĩa rộng hơn: “đạo: lấy hoặc căn bản lấy sáng tác của người khác làm thành của mình: đạo văn, đạo thơ, đạo nhạc”. Thế nhưng, cố gắng cập nhật của các nhà biên soạn từ điển dường như vẫn không theo kịp tốc độ phát sinh của các loại “đạo” trong thời buổi loạn sách báo, các loại hình xuất bản.

“Đạo luận án” có thể xếp vào hàng “đại bợm”, sẵn sàng bê nguyên xi hàng chục trang viết của người khác. (Đa số các công trình này đều "xếp kho" sau khi "bảo vệ" xong nên rất ít khi bị phát hiện). “Đạo nhạc” ưa hành nghề ở phương xa, “cuỗm đồ” của người ngoại quốc về "lắp ghép" (Chỉ đến khi có người tình cờ nghe ca khúc ngoại quốc mới phát hiện ra. Mời đọc tại đây). “Đạo thơ” có khi là ý tứ, cảm xúc, một vài từ, vài câu, cho đến cả khổ thơ, bài thơ rồi ung dung đem in báo, dự thi, thậm chí là...đem tặng! (mời đọc "Lại một nghi án đạo thơ cần làm sáng tỏ-Trịnh Anh Đạt) “Đạo báo”, xào xáo tin tức diễn ra thường ngày ở nhiều cấp độ. “Đạo ý tưởng” tinh vi và rất khó bề kiểm soát...Thời buổi intetnet, báo mạng phát triển trở thành mảnh đất lý tưởng cho “đạo văn” hành hoành. Chỉ cần vài cái “nhấp chuột”, kẻ đạo văn đã biến sản phẩm trí tuệ của người khác thành của mình, không mất chút mồ hôi, công sức. Hai tiếng “đạo văn” trở thành nỗi ám ảnh của những người cầm bút sáng tạo.

Người xưa thật tài tình, tinh tế khi dùng hình ảnh một người nhỏ nước dãi thèm muốn và cái liễn đựng thức ăn để làm nghĩa biểu đạt hành vi "đạo". Thực tế, hành vi trộm cắp dù là của cải vật chất hay sản phẩm trí tuệ đều có chung một điểm giống nhau: nhòm ngó, thèm thuồng và cuối cùng không cưỡng nổi ý đồ chiếm đoạt cái của người khác làm của mình. Bởi vậy, có thể nói trên đời có bao nhiêu loại trộm cắp, trong văn chương, học thuật có bấy nhiêu loại “đạo”. Người “đạo” một cách kín đáo, kẻ lại cực kỳ manh động. Có “đạo” thuộc hàng “đại bợm” (bê nguyên văn), có loại chỉ “ăn cắp vặt” (lấy từng đoạn, từng ý). “Đạo”theo kiểu “Đói ăn vụng, túng làm càn” có; đạo để “làm giàu” danh vị, mở “mày mở mặt” với thiên hạ cũng không ít. Điều đáng nói, phần lớn các vụ “trọng án” lại chỉ được “lật tẩy” một cách tình cờ tựa như cách “phát lộ” một di chỉ khảo cổ vậy.

Ở các nước phát triển, tội đạo văn (tiếng Anh: plagiarism) có thể bị đuổi học, phạt tiền, truy tố, tiêu tan sự nghiệp. Có thể lấy ví dụ ở Mỹ: Với sinh viên đạo văn, nhẹ thì bị trừ điểm, đánh trượt, tạm đình chỉ việc học, nặng thì bị buộc thôi học, ghi vào hồ sơ lý lịch, học bạ như là một vi phạm nặng về đạo đức. Nếu đang làm việc sẽ bị giáng chức, nặng hơn là sa thải và khó có cơ hội tìm việc làm nơi khác. Tên tuổi người vi phạm sẽ bị thông báo rộng rãi trong giới học thuật, khiến cơ hội công bố các công trình nghiên cứu hầu như khép lại. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng và bị kiện (ăn cắp công nghệ, sáng tạo) người vi phạm có thể sẽ bị xử theo tội danh hình sự. Với một sản phẩm sáng tạo, điều trước tiên người ta phải nhờ đến hệ thống dịch vụ kiểm tra để phát hiện hoặc giúp người cầm bút chuyên nghiệp tránh xa hai chữ “đạo văn”, dù vô tình hay cố ý.

Trông người lại ngẫm đến ta. Nạn “đạo văn” diễn ra tràn lan trong thời gian qua có một nguyên nhân không nhỏ đó là luật pháp không nghiêm, thiếu quy định cụ thể. Những trường hợp bị thu hồi văn bằng, giải thưởng hoặc kỷ luật, đuổi việc ở Việt Nam rất hãn hữu. Phần lớn người đạo văn (hoặc cơ quan báo chí đăng bài) chọn giải pháp im lặng, bao che người vi phạm. Nếu làm gắt thì đưa ra lời xin lỗi. Những trường hợp xin “nộp” lại tiền giải thưởng, nhuận bút, kèm lời xin lỗi tác giả coi như đã “lịch sự” lắm rồi! Trong tình hình nhộn nhạo, “khổ chủ” đành xem như “công lý” đã được “thực thi”.

Dường như đạo văn thật dễ dàng và vô tội! Bởi thế, có kẻ học hàm, học vị tới PGS, TS, Hiệu phó một trường đại học vẫn còn đạo văn! (Xem tại đây) Trên báo chí thì có hẳn một “lực lượng” cầm bút trẻ, chuyên “dạo chơi” trên mạng, sục sạo vào các trang báo địa phương, nhìn ngó các trang Blog, FB cá nhân, thấy gì “ưng mắt” là “chôm” ngay tức khắc (xem tại đây).

Có lẽ hành vi trộm cắp đầu tiên của con người đơn giản chỉ là miếng ăn, sau đó mới đến của cải vật chất; cuối cùng, và “cao cấp” hơn cả là ăn cắp trí tuệ! Tuy nhiên, xét bản chất hành vi thì ăn cắp trí tuệ đáng phê phán và đáng hổ thẹn nhất. Bởi những người đạo văn đều có chữ, được học hành, giáo dục tử tế, đáng ra là lực lượng trí thức sáng tạo của đất nước. Vậy mà họ lại trộm cắp trí tuệ, giết chết văn chương, học thuật sáng tạo-học theo cái nghề thượng cổ vốn là vụng trộm miếng ăn, miếng uống của kẻ “bần cùng sinh đạo tặc”!

Tục ngữ có câu “Gái đĩ già mồm, kẻ trộm lắm gan”. Tuy mức độ manh động có khác nhau, nhưng có thể nói “gan” kẻ “đạo văn” to hơn gan kẻ trộm nhiều. Bởi xưa nay, có đạo chích, đại bợm nào sau khi đột nhập lại dám để lại tên tuổi, địa chỉ đàng hoàng như kẻ “đạo văn”? Dường như kẻ “đạo văn” không tự thấy mình phạm tội ăn cắp, và nhiều cơ quan báo chí cũng xem “trộm văn” là chuyện bình thường?

Nếu luật pháp vẫn nhân đạo, xã hội vẫn nương tay với thành phần lưu manh chữ nghĩa, chắc “thời” của hai chữ “đạo văn” vẫn sẽ còn dài dài...[2]

12/1/2015

H.T.C.


[1]-“Tìm về cội nguồn chữ Hán”-Lý Lạc Nghị-Jim Waters-NXB Thế giới-1997.
[2]-Chuyện đạo văn ngày nay có thể nói không bút nào ghi hết. Dưới đây, tôi chỉ xin kể một vài câu chuyện:

-Buổi chiều ngày mùng 1/6/2000, một người đàn ông ngoài 50 mươi tuổi, mắt đeo cặp kính cận đầy vẻ trí thức, gõ cửa bước vào phòng cha tôi (tại trụ sở Hội văn nghệ TH), câu đầu tiên ông nói sau mấy tiếng cười hề hề: “Một người ngu dốt như cháu cầm bút mà không ăn cắp của bác thì còn ăn cắp của ai ? !”Hóa ra ông là Nhà báo VT, phụ trách chuyên mục “Quê hương-Đất nước-Con người” của Đài PTTHTH! Ông đã chép toàn bộ bài viết của tác giả Hoàng Văn Đoài (tức cha tôi, Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ. Ông cụ lấy tên làng tôi Văn Đoài làm bút danh) viết từ những năm 70 thế kỷ trước, đem đi dự cuộc thi sáng tác về đề tài du lịch xứ Thanh. Không may cho ông, bài viết được giải cao, Ban tổ chức đăng trên báo Văn hóa thông tin TH. Khi được hỏi tại sao lại làm vậy, ông VT thật thà trả lời: “Cháu không biết đó là bài của bác, thấy bút danh lạ Hoàng Văn Đoài, cháu lại nghĩ ông ấy đã chết từ lâu rồi”(!) Điều đáng nói trước đó, trong nhiều tác phẩm phóng sự truyền hình, ông VT vẫn thường ăn cắp từng đoạn bài viết của cha tôi đưa vào lời bình, nhưng ông Cụ bỏ qua. Lần này, thấy tình hình có vẻ nghiêm trọng, ông VT quỳ xin cha tôi tha thứ, tự nguyện nộp lại tiền giải thưởng. Cha tôi không nhận và yêu cầu: “Ông thống kê tất cả những bài đã lấy của tôi, tôi sẽ đòi tiền ở những cơ quan Đài, Báo, Sở đã sử dụng, còn giải thưởng Sở Du lịch tặng ông, có tặng tôi đâu ?” Ông VT nói chỉ còn mấy năm công tác nữa là về hưu, nay xin được tha để “hạ cánh an toàn”, và “xin hứa không viết lách gì nữa, bác khỏi lo cháu tiếp tục ăn cắp của bác !” (Báo Văn hóa thông tin và Ban tuyên giáo TH cũng có lời giàn xếp, mong tác giả bỏ qua “sai sót” này) Cha tôi bỏ qua, nhưng về mặt đạo đức nghề nghiệp, cái án “đạo văn” vẫn treo trên đầu ông VT.

Ngỡ rằng ông VT sẽ hổ thẹn bẻ bút để thiên hạ không ai nhìn thấy tên tuổi, mặt mũi mình nữa. Thế nhưng, sau khi về hưu, ông vẫn tiếp tục cộng tác với Đài qua những lời bình chắp vá và đầy rẫy sai lầm về kiến thức lịch sử. Mười năm sau (2010), dịp kỷ niệm 85 năm ngày Báo chí CMVN, người ta thấy nhà báo VT đạo mạo với mái tóc hoa râm và cặp kính cận uyên bác trong buổi giao lưu truyền hình trực tiếp tối thứ 6/18/6/2010, (hôm sau 19/6/2010 tiếp tục hiện diện trên trang nhất báo TH)! Trong buổi được vinh danh Nhà báo lão thành bậc thầy, ông VT cất lời ân cần dạy bảo lớp nhà báo trẻ và đàn em!

-Năm 2007, Nhà viết kịch, Đạo diễn Vũ Hải đã đạo văn (từng đoạn dài) trong cuốn sách khảo cứu “Thắng cảnh Sầm Sơn” của cha tôi để đưa vào lời bình của vở diễn kỷ niệm 100 năm Sầm Sơn. Ngồi ở nhà xem qua ti-vi ông cha tôi giận run người vì thấy từng câu, từng đoạn trong cuốn sách của mình (trong đó có những phát hiện độc đáo về truyền thuyết đền Độc Cước và núi Trường Lệ) đang được biến thành lời bình thánh thót, với những lớp lang hoành tráng của ông Vũ Hải. Sau khi bị kiện, ông Vũ Hải có nhờ ông Mai Tư (khi ấy là Phó GĐ Sở Văn hóa thể thao và du lịch TH) đem đến 4 triệu đồng tạ lỗi với tác giả Hoàng Tuấn Phổ, nhưng cha tôi không chấp nhận. Vụ việc lằng nhằng rồi chìm vào quên lãng trong sự mệt mỏi của một Nhà nghiên cứu tuổi cao ở Việt Nam đi đòi quyền tác giả.

-Năm 2012, một P/v của Đài PTTH tỉnh lại đạo văn trong cuốn “Hát nhà trò Văn Trinh” của Hoàng Tuấn Phổ để đưa vào phần lời bình cho Phóng sự Tết, giới thiệu về Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật và “Hát nhà trò Văn Trinh”. Tác giả Hoàng Tuấn Phổ đã phản ánh với BBT của Đài về việc này. Sự việc được xem như là một “sự cố không may”.

-Ông Lê Xuân Đức-người được mệnh danh là Chuyên gia số 1 về thơ Hồ Chủ tịch, với chừng 10 cuốn sách đã xuất bản. Ngoài việc phá hỏng nguyên tác thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (“tự chế” sai bét phần nguyên văn chữ Hán), ông LXĐ đã đạo toàn bộ chú thích trong cuốn “Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh-Chú thích và thư pháp” của GS Hoàng Tranh, Trung Quốc (NXB Chính trị Quốc gia) để đưa vào hai cuốn sách “Nhật ký trọng tù và lời bình” và “Đi tìm xuất xứ thơ Hồ Chí Minh” (trong đó, cuốn thứ hai được trao giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2013). Chúng tôi đã có loạt bài viết về hai cuốn sách này của ông đăng trên Tuấn Công thư phòng. Tuy nhiên, ông LXĐ không lấy đó làm hổ thẹn, nên Xuân Ất Mùi 2015 (như bao Xuân trước) ông vẫn xuất hiện trên trang đầu các báo với những bài bình thơ chúc Tết của Bác Hồ. Cuối năm Ất Mùi, ông Lê Xuân Đức về Thanh Hóa dự Hội thảo về Nhà thơ Minh Hiệu, thông qua ông Đào Phụng (Chi hội trưởng Chi hội văn nghệ dân gian Việt Nam tại TH) ông Lê Xuân Đức dọa sẽ kiện tôi (Hoàng Tuấn Công). Tôi và độc giả mong chờ ông kiện để được giải thích tại sao khi thực hiện phần nguyên văn chữ Hán thơ Hồ Chí Minh chữ “tác” lại thành chữ “tộ” nhiều đến vậy, và tại sao “đi tìm xuất xứ thơ” của ông lại giống “chú thích” của GS Hoàng Tranh từng câu, từng chữ như thế?

-Cuối năm 2014, chỉ trong vòng 5 ngày (từ 27/10-2/11, phóng viên của 3 báo Gia đình.net; báo Giáo dục Việt Nam; báo Đại đoàn kết đã “đột nhập” Tuấn Công Thư phòng ăn cắp 3 bài phê bình từ điển của Hoàng Tuấn Công đem về xào xáo hoặc để nguyên văn đăng lại. Sau khi tôi lên tiếng thì tất cả phóng viên và bản báo đều đưa ra lời xin lỗi, lý do này, lý do kia...vô cùng thành khẩn. Những người có trách nhiệm ở các báo cũng gọi điện, thư từ xin tôi lượng thứ. Trước sự thành khẩn đến đáng thương, lại ngẫm câu “Vô phúc đáo tụng đình, tụng đình rình vô phúc”, nên tôi đành bỏ qua.

Trên đây chỉ là một vài ví dụ HTC nhắc lại để minh họa cho muôn vàn câu chuyện đạo văn đã và đang diễn ra hàng ngày hàng giờ.

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

Cần hiển tài thì phô tài, cần vô dụng thì hiện vô dụng.



Trang Tử dẫn một đoàn môn sinh lên núi thăm bằng hữu.Đến chỗ rừng sâu heo hút, thấy đám tiều phu đang đốn cây. Trang Tử hỏi: - Vì sao các anh chặt hết mấy cây kia, chỉ lưu lại mỗi một cây to này?


Tiều phu nói:

- Cây này xem bề ngoài đẹp đẽ vậy chứ vô dụng lắm, chẳng xài được gì cả!

Trang Tử quay đầu ngó môn sinh bảo:

- Cây này nhờ vô dụng mà được lưu lại, các anh phải học theo như vậy!







Đi qua núi, trời sắp sụp tối, Trang Tử dẫn môn sinh đến nghỉ đêm nơi nhà người bạn.

Người bạn đã lâu không gặp Trang Tử, mừng rỡ sai con:

- Hãy mau giúp cha làm thịt chim đãi khách!

Con cầm dao lên, hỏi cha:

- Nhà mình có hai con chim, nên giết con nào?

Người cha bảo:

- Tất nhiên là con không biết hót!

Nói xong, người cha mỉm cười bảo Trang Tử:

- Con tôi khờ quá, có vậy mà cũng hỏi, con chim không biết hót thì vô dụng quá, giữ lại làm chi?

Trang Tử quay đầu bảo môn sinh:

- Con chim được sống là nhờ biết hót, các anh phải học tập điều này.

Sáng hôm sau, các trò không nhịn được, hỏi Trang Tử:

- Thưa thầy, chiều qua vào rừng, thấy cây vô dụng được chừa lại, thầy bảo học nó. Rồi đến lượt con chim, nhờ có tài mà được sống, thầy cũng bảo học nó. Lời thầy dạy thực mâu thuẫn quá, rốt cuộc chúng con phải theo bên nào? - Hữu tài hay vô tài? Hữu dụng hay vô dụng?

Trang Tử cười to, nói:

- Các anh phải dùng trí phán đoán, tùy thời mà cư xử, ứng biến chứ! Hễ thấy cần hiển tài thì phô tài, cần vô dụng thì hiện vô dụng. Còn bình thường thì hãy trụ ở giữa hữu và vô, vậy thôi.