Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Điều gì là cốt yếu trong cuộc đời?



(Thái Linh dịch)
Cuộc trò chuyện đặc biệt với triết gia Leszek Kołakowski về cách sống và điều cốt yếu trong cuộc đời do phóng viên Jacek Żakowski, tuần báo Polityka thực hiện.

Jacek Żakowski: Một người đàn ông ngoài bốn mươi đi gặp nhà thông thái...
Leszk Kołakowski: Nghĩa là giống như anh?
… hoặc một cô tóc vàng tuổi đôi mươi chân dài đến nách...
Cái này thì không giống anh rồi.

… người đó ngồi xuống bên nhà thông thái và hỏi: „Điều gì là cốt yếu trong cuộc sống?”. Nhà thông thái sẽ nói gì với người ấy?
Nhà thông thái làm sao mà biết được?
Ông ta đã đọc hàng nghìn cuốn sách, đã sống trên đời gần 77 năm, đã nổi danh là thông thái. Nếu ông ta không biết thì còn ai biết?
Gần 77 năm? Nghĩa là tôi phải là nhà thông thái nọ?
Bởi thế tôi mới đến đây.

Nhưng nếu tôi nhận vai này thì tựa như tôi tự nhận mình là sư phụ. Cái đó không tốt. Muhammad Ali có thể nhảy quanh võ đài và hét vang rằng anh ta giỏi nhất thế giới. Nhưng những người khác thì không làm thế được.

Ta hãy cho rằng có một người đang rất cần những lời khuyên và sự giúp đỡ đang đứng trước mặt ông. Có thể anh ta không biết phải làm gì với đời mình. Có thể anh ta dã sắp xếp cuộc sống của mình không ổn. Có thể anh ta cảm thấy giờ là giây phút cuối cùng để thay đổi điều gì đó và tập trung vào thứ thực sự cốt yếu. Ông phải giúp anh ta.
Và tôi phải già vờ là mình biết một công thức phổ quát nào đó?

Thế ông không biết sao?

Chuyện này khó... Một công thức như thế có lẽ là hữu ích cho những người khác. Có những người – dẫu rằng rất hiếm – coi cuộc sống của mình như một cống hiến. Họ có thể thực hiện cống hiến này trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong y học, chính trị, khoa học, cứu trợ xã hội, trong các tổ chức quốc tế. Có lẽ là họ được viên mãn trong cuộc sống, bởi họ có cảm giác về một ý nghĩa lớn lao hơn sự tồn tại của bản thân.

Ông có thấy gần gũi với điều đó không?

Tất nhiên. Nhưng tôi không chắc có thể học được hay biết cách tiến tới quan điểm đó hay không. Mặt khác, tôi cũng thấy gần gũi với quan điểm của Phật giáo cho rằng đời là bể khổ. Chúng ta chẳng thay đổi được gì. Cõi niết bàn mở ra trước mắt chúng ta chỉ khi ta có thể dứt bỏ mọi ham muốn, giới hạn những mong đợi của mình đến tối thiểu. Có những người đạt được sự giải thoát về tinh thần nhờ việc tự hạn chế. Nhưng tôi cũng không biết có thể khuyên tất cả mọi người điều đó hay không.

Việc tự hạn chế để đạt được hạnh phúc có hấp dẫn ông không?

Tôi không nói về hạnh phúc, vì tôi không biết nó là gì. Và tôi chưa từng biết. Nhưng có cái hay trong khuynh hướng hạn chế ham muốn để chấp nhận nghịch cảnh một cách bình thản trong đạo Phật hay chủ nghĩa khắc kỷ. Không bị trói buộc bởi các nhu cầu, không phát điên phát rồ vì không đạt được điều chúng ta mong muốn. Không muốn quá nhiều. Không với quá cao. Tốt hơn là ít muốn hơn và ít thất vọng hơn. Ví dụ: tôi là một cô tóc vàng xinh đẹp, quyến rũ, tài năng. Tôi đến Hollywood để trở thành ngôi sao, nhưng tôi toàn đóng các phim vớ vẩn. Tôi thất vọng. Tôi thấy đời tôi uổng phí, bất hạnh, tôi phải đi chết hay sao? Tốt hơn là tôi nên đặt mục đích thấp hơn.

Nếu ông với tư cách cô gái tóc vàng trở thành ngôi sao thì ông cũng có thể thất vọng và thấy đời uổng phí.

Bởi chuyện đời có uổng phí hay không là chủ quan. Không thể đánh giá khách quan điều đó. Giả sử tôi là một thợ làm vườn. Tôi không làm gì khác. Tôi không màng danh vọng hay địa vị. Tôi chỉ muốn đủ ăn và có những lợi ích căn bản, nhưng tôi chẳng thèm những giá trị được đại chúng coi là vĩ đại. Tôi không muốn trở thành Einstein. Có điều gì không ổn nếu tôi không muốn trở thành Einstein?

Nhất là khi điều đó có thể có các kết cuộc khác nhau.

Thường là kết cuộc không hay. Tôi nhớ có một nhà vật lý kiệt xuất đã nói: „Hoặc là trở thành Einstein, hoặc là không đáng sống.” Nhưng ông ta cũng không phải là Einstein. Phải chăng điều đó có nghĩa là đời ông ta là bỏ đi?

Có thể điều căn bản không phải là trở thành Einstein, mà là việc cố gắng trở thành Einstein?

Điều đó tất nhiên là tốt hơn rồi. Cố gắng hướng tới những điều vĩ đại nói chung là tốt. Nhưng nếu tôi giả định trước rằng tôi sẽ không đạt được những điều đó, thì chắc chắn tôi sẽ không đạt được. Bởi những điều lớn lao không đến tình cờ. Chúng đòi hỏi nỗ lực. Bởi vậy dẫu sao điều quan trọng vẫn là có một chút hy vọng. Nhưng không quá nhiều. Chỉ vừa đủ để tránh thảm họa khi tôi hiểu ra rằng tôi sẽ không là Einstein. Nếu không tôi sẽ thấy đời mình là bỏ đi.

… hoặc ông sẽ đánh mất ý nghĩa cuộc đời, nếu ông trở thành Einstein...

…. hoặc tôi cứ nỗ lực không ngừng một cách vô ích. Đó cũng có thể là uổng phí cuộc đời.

Có lẽ tôi đã có lời khuyên đầu tiên của nhà thông thái. Cốt yếu là không mong muốn quá nhiều.

Đồng ý , „mong muốn không quá nhiều” có lẽ là công thức tốt cho một cuộc sống viên mãn.

Nhưng không quá nhiều cái gì? Vì có nhiều lợi ích khác nhau. Tôi đã nghĩ ngay ra cả tá trong đầu. Tuổi trẻ, dân tộc, tiền bạc, công việc, tình bạn, lạc thú, niềm vui, gia đình, tình dục, danh tiếng, hạnh phúc, kiến thức, quyền lực, tự do...

Ta hay bỏ hạnh phúc sang một bên, vì tôi không biết nó là cái gì. Mỗi người định nghĩa nó một khác. Cần phải chấp nhận rằng, như nó vốn là, hạnh phúc không tồn tại.

Có những bằng chứng thực nghiệm về sự tồn tại của hạnh phúc. Ai cũng có thể nói cho ông biết hôm nay họ có hạnh phúc bằng hôm qua hay không. Thực kiện về việc khó miêu tả hay nắm bắt được về một điều gì đó không dẫn đến kết luận là nó không tồn tại.

Đó sẽ là bằng chứng về tồn tại của thiếu hạnh phúc. Nhưng nếu tôi muốn đồng ý với anh rằng hạnh phúc tồn tại, thì tôi sẽ nói rằng đó là cuộc sống của một đứa trẻ cho tới khi nó khoảng 5 tuổi trong một gia đình thực sự yêu thương và không gặp bất hạnh lớn nào trong thời gian đó.

Còn sau đó theo ông đã là bất hạnh?

Có thể đó chưa phải là bất hạnh, nhưng nó thay đổi quan hệ của chúng ta đối với cuộc sống. Thuyết hoài nghi đã bước vào cuộc sống của chúng ta, và nhận thức rằng thế giới là bất thiện hảo. Đứa trẻ nhỏ không đặt ra câu hỏi về hạnh phúc và không biết đến khái niệm hạnh phúc. Khi ai đó có trong đầu khái niệm về hạnh phúc và tự hỏi phải làm sao để mình hạnh phúc, phải sắp xếp cuộc sống thế nào, điều gì là cốt yếu trong đời, thì có nghĩa người đó đã không còn và sẽ không bao giờ thực sự hạnh phúc nữa. Không ai không bao giờ đạt được hạnh phúc được biết đến như nó vốn là.

Nhưng có thể đến gần nó nhiều hơn hay ít hơn. Việc tìm lời giải đáp cho câu hỏi: „điều gì là cốt yếu trong đời” về bản chất là để phục vụ cho điều đó. Tuổi trẻ theo ông có quan trọng không?

Tuổi trẻ cũng là thứ chúng ta có thể bỏ sang một bên, vì đó là thứ mà phần lớn mọi người luôn mất đi. Nhưng cũng không phải tất cả. Có những người trẻ mãi đến cùng, theo một nghĩa nào đó.

Làm thế nào chia tay với tuổi trẻ để ít xa rời hạnh phúc nhất?

Đơn giản như đang giỡn. Giải thoát khỏi cảm giác rằng tuổi trẻ là một giá trị gì đó đặc biệt. Nếu ta không thấy tuổi trẻ là một lợi ích thì ta cũng không thấy mình mất mát gì khi già đi.

Cái đó nói thì dễ... Chắc hẳn có lúc ông từng nghĩ: „Điều này với tuổi tác của tôi đã không còn thích hợp nữa”.

Cái gì không còn thích hợp nữa? Tuổi tôi không còn thích hợp để quyến rũ phụ nữ nữa? Từ khi nào thì không còn thích hợp? Nếu tôi chắc chắn rằng điều đó không hiệu quả thì tôi sẽ không cố thử. Nhưng chúng ta có thể biết chắc điều đó không? Tôi không cho rằng tuổi trẻ như một lợi ích là cốt yếu trong cuộc sống và cần phải cho nó một tầm quan trọng đặc biệt. Ngược lại điều quan trọng là con người giải thoát được khỏi sự tôn sùng tuổi trẻ. Bởi sự tôn sùng này có thể làm lãng phí một quãng đời của chúng ta.

Vậy ta bỏ tuổi trẻ sang một bên. Nhà thông thái còn có thể chọn điều gì trong danh sách này là điều cốt yếu trong cuộc đời?

Theo những tiêu chuẩn nào?

Theo tiêu chuẩn điều gì đáng để đánh cược trong đời chăng?

Một người bình thường không có quan điểm Phật giáo và không coi thường các lợi ích của thế giới, nhưng biết hân hưởng những điều tốt lành nho nhỏ, cụ thể, cần mỗi thứ một chút. Không có gì xấu khi ai đó vui sướng vì có chút tiền hay một công việc hay ho. Nhưng không thể xây dựng một thang giá trị phổ quát. Phần lớn chúng ta không muốn từ bỏ bất cứ thứ gì. Chúng ta biết rằng các ích lợi xung đột và giới hạn lẫn nhau, rằng „khó mà vừa ăn bánh vừa có nó”, rằng ta không thể có đầy đủ tất cả mọi thứ, rằng cả những người trong mắt chúng ta là có đầy đủ mọi thứ cũng không nhất thiết phải thấy họ được số mệnh ưu đãi. Có lẽ dễ hơn khi nói thiếu điều gì sẽ khiến ta phiền muộn nhiều hơn. Schopenhauer cho rằng lợi ích là không có đau khổ. Ví dụ bây giờ tôi ngồi đây và không cảm thấy đau chỗ nào. Vậy là tốt. Nhưng tôi không thấy điều này là cái gì đó quan trọng. Khi bắt đầu bị đau, và nếu đó là cơn đau dữ dội, thì tôi thấy nó là quan trọng nhất.

Vậy có lẽ – để được ông cho biết nhiều hơn, tôi nên hỏi điều gì là tồi tệ nhất trong cuộc đời. Không hỏi tiền có quan trọng không, mà hỏi thiếu tiền có kinh khủng không.

Nhưng ở đây cũng không có thang giá trị phổ quát. Với người bị tra tấn thì các đòn tra tấn là tồi tệ nhất. Với người đói thì đó là cơn đói. Người ta tự sát vì không thể trả nợ nần, hoặc vì thất tình. Bởi vậy có thể điều cốt yếu nhất là tự giải thoát khỏi đau khổ. Dẫu rằng mặt khác (vì trong cuộc sống điều gì cũng có hai mặt) những người theo chủ nghĩa khắc kỷ khẳng định rằng nhà thông thái thực sự là người không còn đau khổ, thậm chí không đau khi bị tra tấn.

Nếu đó là sự thật thì sự minh triết là cốt yếu nhất trong cuộc sống. Nhưng chẳng biết những người theo chủ nghĩa khắc kỷ có đổi ý khi bị tra tấn hay không.

Có các truyền thuyết về những nhà thông thái nhờ minh triết mà sống sót.

Nhưng có thật không?

Chính vậy, ở đây lại có một chướng ngại tiếp theo. Thực chất chúng ta biết ít về người khác. Và qua đó cũng biết ít về chính mình. Nhưng chắc chắn sụ minh triết, kiến thức, kỹ năng hân hưởng những điều đẹp đẽ dù nhỏ bé trong chừng mực nào đó có thể bù đắp những thiếu thốn hay đau đớn mà mỗi người phải chịu đựng. Tôi có thể cô đơn, nghèo túng, bệnh tật, đói ăn mà vẫn hân hưởng thi ca. Nhưng điều đó không dễ. Khả năng này cần được tôi luyện. Có thể học cách hân hưởng phần giá trị của thế giới có thể tiếp cận được. Điều này quan trọng, bởi nó cho chúng ta cảm giác rằng thế giới không chỉ được dựng nên từ cái xấu, từ đau khổ, bất hạnh và đấu tranh.

Văn hóa là thuốc phiện?

Khi anh nói „thuốc phiện” thì anh đã giả định rằng đó là ảo giác. Tôi hút ma túy để có ảo giác. Nhưng khi tôi sử dụng các lợi ích tinh thần thì không phải là tôi đang trải nghiệm ảo giác. Đó là một phần thật của thế giới đáng để chúng ta tiếp xúc, bởi nó cho tôi thấy rằng bất chấp mọi điều kinh khủng của cuộc sống, bất chấp mọi bất hạnh, đau khổ, đau đớn, thiếu thốn, trong thế giới này vẫn có điều gì đó rất tốt lành và đẹp đẽ. Thậm chí khi tôi học toán và nhờ đó hiểu được các chứng minh nào đó, thì đó là lợi ích, nó cho tôi tham gia vào phía tốt lành của trật tự thế giới này. Những lợi ích như thế có rất nhiều và tôi có thể sự dụng chúng mà không cần giàu có, quyền lực, danh tiếng, nghĩa là tất cả những thứ mà người ta tranh đấu vì chúng.

Vậy văn hóa sẽ là cốt yếu trong cuộc sống.

Tham gia vào các lợi ích tinh thần do con người tạo ra. Về điều này thì tôi không cần phải xung đột với những người khác. Và đó có thể là những thứ hoàn toàn nhỏ bé – chỉ cần tôi có thể thực sự hân hưởng chúng. Tôi có thể đi trên phố và hân hưởng việc ngắm nhìn một tác phẩm kiến trúc, một khu vườn xinh đẹp, một người phụ nữ ăn mặc trang nhã, một cái xe hơi tuyệt đẹp. Đó là những lợi ích nhỏ nhặt, nhưng rất hiện thực. Thậm chí tôi có thể ngồi trong căn phòng lạnh lẽo và hân hưởng thi ca hay âm nhạc. Rất đáng họcmột chút những thứ này để có thể thực sự hân hưởng chúng. Để có thể thán phục âm nhạc hay hội họa, phải biết chút gì đó về chúng. Nhưng điều cốt yếu nhất là nuôi dưỡng trong mình sự sẵn sàng hân hưởng những cái đẹp dễ tiếp cận.

Điều này nghe rất hay, nhưng hơi lý tưởng. Phần lớn chúng ta thích tạo ra những lợi ích khiến người khác thán phục, bởi sau sự thán phục dành cho tác phẩm là sự thán phục dành cho tác giả.

Danh vọng và những tràng pháo tay là lợi ích mà việc theo đuổi nó thường dẫn đến bất hạnh. Bởi đó là những lợi ích mà người ta thường cố gắng để đạt được một cách vô hiệu. Không chỉ vì khó đạt được chúng. Trước hết là bởi danh vọng nói chung chỉ có thể đạt được khi người ta siêu đẳng trong một lĩnh vực nào đó. Khi ai đó nghĩ đến danh vọng, mà không nghĩ về sự siêu đẳng, thì cùng lắm anh ta chỉ đạt được sự nổi danh đại chúng. Để nổi tiếng thực sự, cần phải là Einstein hay Greta Garbo.
Hoặc là Leszek Kołakowski.

Ồ không, tôi không nổi tiếng. Nổi tiếng bây giờ là những người chúng ta luôn thấy trên TV.

Danh tiếng với ông có vẻ là điều ngại ngùng.

Vì sao? Trong danh vọng không có gì xấu. Có gì xấu khi ai đó muốn trở thành giáo hoàng hay Muhammad Ali. Chỉ việc những giấc mơ về danh vọng thường không thành hiện thực mới là xấu.

Phần lớn những mơ ước của con người đều không thành hiện thực. Còn nếu chúng thành hiện thực, thì hóa ra là không phải thế. „Đáng lẽ không phải như thế, bạn thân mến”.

Với danh vọng cũng thường như vậy.

Nhưng giấc mơ danh vọng – có lẽ là của phân nửa những người bình thường – có cần phải từ bỏ không, hay đó là nhu cầu tự nhiên được người khác công nhận?

Nhu cầu được khẳng định là điều tự nhiên và hầu như không thể dứt bỏ, trừ khi nó bị nhận thức Phật giáo giết chết. Bởi Phật giáo giải phóng chúng ta khỏi mọi ham muốn một cách hiệu quả nhất. Đó không chỉ đối với các đồ vật, mà còn đối với các trạng thái: danh tiếng, quyền lực, của cải. Bởi vậy Phật giáo là một trong những tín ngưỡng đẹp nhất và minh triết nhất mà loài người tạo ra.

Thật thú vị khi một triết gia gần như suốt đời viết về Cơ đốc giáo và chủ nghĩa cộng sản về cuối đời lại có khuynh hướng Phật giáo.

Vì sao lại về cuối đời? Tôi luôn dành cho Phật giáo và văn hóa Vệ đà một sự tôn trọng đặc biệt.

Nhưng ông đã không viết gì về Phật giáo hay Ấn Độ giáo.

Vì tôi không biết đủ về chúng. Tôi không biết các ngôn ngữ phương Đông, nhưng tôi nhớ tôi đã có ấn tượng mạnh thế nào với kinh Vệ đà. Tôi luôn có ấn tượng mạnh với tư tưởng và tín ngưỡng Đông phương.

Ông không muốn nghiên cứu Phật giáo thay vì Cơ đốc giáo hay chủ nghĩa cộng sản hay sao?

Muốn chứ. Chỉ là khi sống trong thế giới Cơ đốc giáo và cộng sản, thì là tự nhiên khi việc hiểu các tư tưởng này là quan trọng đối với một con người. Phật giáo dẫu sao cũng không phải là thế giới của chúng ta, mặc dù đó là một thế giới đặc biệt quan trọng. Nhưng hình như anh muốn nói chuyện về việc nói chung điều gì là cốt yếu trong đời người, chứ không phải về chuyện Phật giáo có gì quan trọng đối với tôi.

Bây giờ tôi thêm văn cảnh tri thức và tôn giáo liên quan vào những điều cốt yếu ấy.

Điều đó chắc chắn là quan trọng. Ví dụ danh vọng đối với một Phật tử chính cống hoàn toàn không có chút ý nghĩa nào, cũng như những lợi ích trần thế phù phiếm khác.

Nhưng điều đó có tốt không? Nếu ông không nổi tiếng, thì sự minh triết của ông cũng không có ích lợi mấy. Ông sẽ ngồi ở Oxford, sẽ đọc sách, sẽ viết các bài giảng hay bài luận và sẽ chẳng có mấy người mua, người ta sẽ không xem ông trên TV Ba Lan, không chờ đọc các bài báo của ông... Theo nghĩa nào đó nếu không nhờ nổi tiếng thì chúng tôi đã bỏ phí ông rồi. Nếu sụ minh triết của ông không trở nên nổi tiếng thì nó sẽ ít hữu ích hơn.

Có thể nói vậy, nhưng tôi không nổi tiếng.

Ở đây chúng ta ghi nhận sự khác biệt, vì cố cãi chỉ phí thời gian.

Được. Nhưng khi hướng đến danh vọng thì rất dễ ảo tưởng „Tôi không cố gắng đạt danh vọng, tôi chỉ muốn đem lại chút gì đó hữu ích cho mọi người”. Nhưng thú thật là tôi không biết một người nhảy cao 3 mét thì đem lại điều gì hữu ích cho người khác.

Cảm xúc, cảm giác được tham gia vào hành động tuyệt vời của anh ta.

Tôi nghĩ rằng đó là ảo tưởng. Anh ta ảo tưởng rằng mình làm điều đó cho mọi người, nhưng anh ta chỉ làm cho bản thân – để chiến thắng và được ngưỡng mộ. Còn mọi người thì ảo tưởng về sự tham gia của mình vào đó, như anh vừa nói, mặc dù họ chỉ là người xem – họ chẳng có chút cống hiến hay tham gia nào vào cú nhảy đó.

Có gì xấu trong ảo tưởng đó?

Chẳng có gì xấu. Cử để cho họ ảo tưởng. Nhưng cơ bản là đừng trách móc cuộc đời khi không được đánh giá cao. Chúng ta đừng gắng hết sức vì danh tiếng, bởi nói chung chẳng đạt được đâu và chúng ta sẽ cảm thấy đời mình thất bại. Mà việc cảm thấy như vậy chỉ vì mình không phải là Einstein hay Muhammed Ali thì thật là ngớ ngẩn.

Nhưng có mục tiêu cao có phải là xấu không? Chắc ông đã phải trải qua nhiều đau khổ và từ bỏ nhiều thứ để đạt được đến chất lượng trí tuệ mà ông đang có?

Tôi không nghĩ về mình như thế. Nhưng đặt mục tiêu cao là điều tốt. Chỉ có điều tốt hơn hết là nên có thước đo của riêng mình.

Đánh giá mình theo các tiêu chuẩn riêng, không theo sự tán thưởng của người khác?

Có lẽ là vậy. Bởi sự tán thưởng thường không được chia sẻ một cách công bằng. Quả vậy, đánh giá mình bằng thước đo riêng là điều quan trọng trong cuộc sống.

Vậy là chúng ta đã có vài lời khuyên chung. Còn...

Về tình dục thì xin đừng hỏi tôi. Không phải vì nó không quan trọng, mà vì tôi không muốn đi sâu vào chuyện này.

Vậy tình dục là quan trọng và chúng ta không trao đổi về nó. Thế còn công việc?

Công việc trong cuộc sống rất quan trọng, điều này khá nhàm. Nhưng anh cũng đừng bắt tôi phải đưa ra nguyên tắc chung nên dùng thời gian thế nào – dành cho công việc hay cho gia đình, hay đi uống bia với bạn bè. Mỗi người đều có khó khăn khi tìm sự cân bằng giữa các ích lợi này. Mà không có một đơn thuốc khách quan nào tồn tại. Thậm chí không thể cho mình cái quyền dạy dỗ người khác: „Đừng đi uống bia nếu bạn còn có thể làm việc.” Trong việc dạy dỗ nói chung luôn có điều gì đó đáng ngờ.

Nhưng ông kính trọng đức Phật vì những lời dạy bảo...

Phải.

… và nhiều người biết ơn ngài vì ngài đã can đảm dạy bảo...

Phải.
… thế thì?

Tôi không khẳng định rằng khi ai đó cố gắng giải thích cho người khác về thiện ác là xấu. Chúng ta cũng có quyền làm điều đó nếu chúng ta nhận thức được rằng người khác sẽ thực hiện các lựa chọn khác. Nhưng để làm điều này thì phải cảm thấy mình là một sư phụ tốt. Tôi không có cảm giác đó.

Tôi không tìm sư phụ. Tôi tìm người uy tín. Tôi không muốn có những lời giải đáp dễ dãi thường gặp. Tôi muốn nghe xem Leszek Kołakowski đã biết được điều gì về cuộc đời từ tất cả những cuốn sách thông thái, từ kinh nghiệm bản thân và từ những nghiền ngẫm của mình. Tôi hỏi ông: Sống thế nào, thưa giáo sư?

Tôi không biết... Tôi thật sự không biết. Tôi hiểu chúng ta cần những sư phụ... Tôi hiểu chúng ta vẫn luôn đặt ra cho mình câu hỏi: Sống thế nào?... Tôi hiểu chúng ta muốn có những bậc thầy không khiến chúng ta thất vọng... Nhưng không chắc có những bậc thầy như thế, không chắc họ có lý, và không chắc chúng ta nên nghe họ. Ngay cả những lời khuyên tốt nhất của bậc thầy tốt nhất cũng không cần phải thích hợp với tôi và cuộc đời của tôi. Bởi mỗi người sắp xếp đời mình theo một cách khác. Và chúng ta không phải giải thích điều đó. Chúng ta thường làm những việc mà chúng ta không nên làm một cách có ý thức. Những việc gây hại cho ta và cho người khác. Sư phụ bảo chúng ta điều đó là xấu. Nhưng chúng ta cũng tự biết thế. Ngài nói: „Đừng uống rượu”. Nhưng chúng ta vẫn uống.

Vì rượu xoa dịu đau khổ tinh thần?

Nó giúp ta chút gì đó. Sư phụ biết thế. Nhưng ngài cũng không nói: „Hãy uống rượu!” vì ngài không muốn chịu trách nhiệm về những điều xấu xa trong đời ta. Những cái xấu mà chúng ta gây nên, chúng ta phải tự chịu trách nhiệm. Nhất là khi có cả vấn đề về tỉ lệ. Mỗi người đêu hiểu cái xấu khi uống say một lần khác với cái xấu khi tôi bị nghiện rượu. Và mỗi người vượt qua ranh giới này ở những thời điểm khác nhau. Ai, bao giờ – điều này không có sư phụ nào biết được. Tự chúng ta cũng không biết. Vậy nên chúng ta uống rượu và mạo hiểm... Nhưng tôi cho phép mình thưởng thức rượu. Không phải với những hình thức cực đoan, nhưng tôi thích uống rượu vang khi ăn tối và li nhỏ cogniac hay whisky sau bữa tối. Nếu một sư phụ bảo „Đừng uống” thì tôi cũng không nghe. Vì tôi thích rượu vang và cogniac. Nhưng tôi cũng không uống say.

Ông chưa say bao giờ à?

Cũng có, khi còn trẻ. Không có gì phải khoe.

Thế có gì phải xấu hổ không?

Chắc là có. Bởi điều đó có nghĩa là tôi mất kiểm soát đối với các phản xả của mình. Điều này dù sao cũng làm phiền tôi. Nhưng bản thân việc uống rượu thì không. Anh thấy không, hóa ra ngay cả trong những chuyện nhàm chán nhất cuộc sống của chúng ta cũng là một chuỗi những thỏa hiệp không ngừng. Thỏa hiệp giữa những điều trên lý thuyết là tốt với những điều tôi thích dẫu nó không tốt. Ở đây có lẽ ta trở về với câu nói tầm thường nhất, rằng không có ai hoàn hảo.

Và không cần phải hoàn hảo?

Nếu ai đó muốn trở nên hoàn hảo thì cũng không cấm được, mặc dù nỗi khao khát này thường khiến chúng ta thành người khó ưa. Ai mơ ước về sự hoàn hảo, người đó thường dạy dỗ, chấn chỉnh, cho người khác những bài học và tất cả mọi người chạy mất dép. Là một sư phụ không ngừng dạy dỗ và chấn chỉnh là điều không hay. Đó là một cách sống rất xấu. Vậy nên có lẽ cần thỏa hiệp với bản thân và thế giới. Tôi làm nhiều điều và khoan dung với những thứ xung quanh mà tôi không thích, có thể tôi cố gắng hạn chế chúng, nhưng tôi hiểu rằng cách lợi ích trong cuộc sống thường xung đột với nhau. Thực chất khó khăn của cuộc sống chính là sự xung đột lợi ích này. Bởi vậy không có bất cứ một thang giá trị nào hoàn hảo. Nếu tôi tin rằng có một thang giá trị như thế, thì tôi sẽ hướng tới việc công nhận một giá trị nào đó là tuyệt đối và tôi sẽ làm cho những người khác bất hạnh, và cho cả bản thân tôi, dẫu rằng tôi có thể không nhận ra điều đó.

Không biết tôi hiểu có đúng không, rằng nếu bây giờ tôi lại hỏi ông: Điều gì là cốt yếu trong cuộc sống, thì tôi sẽ được nghe rằng chắc điều cốt yếu nhất là sự thỏa hiệp có lý trí?

Có thể nói vậy, nhưng chúng ta cũng không cần phải làm thành một học thuyết. Đó là giá trị mà chúng ta thực hành, nhưng chúng ta không cần phải gọi là thỏa hiệp. Chỉ cần hiểu rằng chúng ta giảm thiểu rủi ro bất hạnh nếu chúng ta chấp nhận sự tầm thường của cuộc sống.

Chấp nhận gì cơ?

Sự tầm thường. Nếu tôi chấp nhận rằng tôi sẽ không là giáo hoàng, hay Greta Garbo, nếu tôi biết rằng tôi không và không cần phải là người hoàn hảo, nếu tôi không đòi hỏi ở mình quá nhiều, tôi hân hưởng những điều nhỏ nhặt, tôi chấp nhận những tội lỗi nho nhỏ và nếu sừ chấp nhận này không khiến tôi bất hạnh, thì đối với mọi người đều tốt hơn.

Nhờ sự tầm thường để có được cuộc sống tốt lành? Đây là lời khuyên của ông?

Có thể là vậy. Nhưng tôi không muốn khuyên ai. Tôi chỉ nói những điều tôi cho là hữu ích.
Nếu nhận thức đó không khiến chúng ta bất hạnh thì chắc trước tiên cần phải biết rằng chính như thế là tốt hơn.

Vậy có thể khi đặt ra luận điểm này cho bao nhiêu người, ông đã mở cho họ con đường đến cuộc sống tốt lành.

Khi điều này không xuất phát từ học thuyết, mà chỉ từ cách cảm nhận cuộc sống. Thế giới không tồn tại để nuôi dưỡng chúng ta bằng hạnh phúc và mê say. Thế giới không phải là thứ chúng ta có thể sử dụng để đạt đến hạnh phúc. Không có cái gì là hạnh phúc. Ta hãy quên những tìm kiếm này đi. Ta hãy hân hưởng sự tầm thường và trong khả năng cho phép tránh bị đau khổ, mặc dù không thể tránh được hoàn toàn.

Ông có thích thế giới của những con ruồi không cánh?

Thế anh có biết thế giới nào tốt hơn không? Có thể đây không phải là một dự phóng sáng lạn. Cũng không phải là một lý thuyết hấp dẫn. Cũng không đặt mục tiêu cao. Không! Đây là một dự phóng khiêm tốn, nhưng khả thi... Và chắc như vậy tốt hơn.... Để cảm thấy dễ chịu khi chúng ta gặp bất hạnh, cần có một cá tính đặc biệt hay có một học thuyết đặc biệt. Ít người có khả năng đó... Nó là thế... Tất nhiên chúng ta có thể tin như Leibniz, thậm chí điều này hữu ích, rằng chúng ta sống trong thế giới tốt nhất có thể. Chúng ta được phép tin vào điều đó. Nhưng Leibniz cũng biết rằng chúng ta phải tiếp nhận niềm tin này a priori, bởi Thượng đế đã phải tạo ra một thế giới tốt nhất có thể. Ngài không thể tạo ra thế giới hoàn toàn không có khổ đau và điều ác. Vì theo logic đó là điều không thể. Hoặc là – chúng ta sẽ phải là những cỗ máy tự động thiếu tư duy, không có tình cảm, không có cảm quan sáng tạo, không có khả năng sử dụng tự do. Vậy nên cái ác, sự đau đớn, khổ đau là cái giá mà chúng ta phải trả để là chính mình. Nhưng điều đó không có nghĩa là khi ta đau răng thì ta tính sổ với Leibniz và tự nhủ: „Đau là tốt, vì trong kế hoạch chung của Thượng đế nhờ vậy mà thế giới trở nên tốt hơn”. Trên lý thuyết điều đó có thể thuyết phục chúng ta, nhưng không niềm tin nào chữa được cơn đau răng.

Thế còn tiền bạc thì sao, thưa giáo sư? Ông vừa trải qua một điều không xảy ra với nhiều người trong thế giới hiện thực. Chuyện gì xảy ra với một triết gia khi một triệu đô la rơi xuống đầu?

Chẳng có gì đặc biệt. Đó không phải là một bước ngoặt nào trong cuộc sống. Điều đó không có nghĩa tôi là người theo chủ nghĩa khắc kỷ hoàn toàn xa lạ với mọi vật chất. Tôi không xa lạ với điều gì. Được nhận một triệu thì không tồi. Nhưng với tôi là quá muộn để đổi đời. Tôi không mua cho mình xe Rolls-Royce (trị giá bằng một nửa phần thưởng của tôi), tôi không trở thành tay chơi.

Thế ông không nghĩ rằng trên thế giới này dẫu sao vẫn có một sức mạnh công bằng ngầm ẩn à? Bởi có cả biển người cật lực gắng sức cả đời vì tiền và ít người có được số tiền như thế, còn ông không gắng sức, sống hơi giống một người khắc kỷ, đột nhiên lại trở nên giàu có. Có thể dẫu sao vẫn có công bằng trên thế giới?

Không có! Thế giới không công bằng. Không có bất cứ sự công bằng nào. Công bằng theo Aristotles là cho mỗi người cái anh ta đáng được có. Nhưng chúng ta không biết ai đáng được cái gì. Không ai đáng được thắng một triệu. Không có công bằng trong các phán quyết của số phận. Còn nếu có, thì đó là sắp đặt của Thượng đế hoàn toàn không có gì chung với sự công bằng trong cách hiểu của chúng ta. Vì sự tính toán của Thượng đế hoàn toàn khác. Nếu có tồn tại một ý định nào đó của Thượng đế, thì chúng ta cũng không được biết. Và cần phải chấp nhận điều này.

Thế nếu ông phải chọn một lợi ích quan trọng nhất trong đời, thì ông sẽ nói gì?

Tôi muốn im lặng nhất. Nhưng nếu anh rứt móng tay hay cứ nhằng nhẵng hỏi tôi thì chắc hẳn tôi sẽ – không xây dựng một học thuyết cứng nhắc nào cả – nói rằng trong số các lợi ích quan trọng trong đời thì vị trí số một là tình bạn. Bởi trong mỗi cuộc đời con người có biết bao bất hạnh, đau đớn, khổ đau, thất bại, rất khó khăn khi phải chịu đựng một mình. Không ai có thể tránh được thất bại trong cuộc sống! Những tham vọng, ước mơ, đam mê không thành, những đau khổ có lỗi hay không có lỗi. Đau khổ luôn đồng hành với chúng ta. Có một câu nói nổi tiếng của Epicurus về đau khổ: „Những đau đớn không thể chịu đựng nổi thì ngắn, những đau đớn dài lâu thì chịu đựng được”. Thế nên những đau khổ luôn đồng hành với chúng ta là chịu đựng được. Nhưng chúng tồn tại. Và ta phải chịu đựng chúng. Mà nếu có bạn bè thì chúng ta trải qua dễ dàng hơn.

Vì họ có thể giúp chúng ta?

Vì khi biết có người khác bên mình, chúng ta sẽ chịu đựng cái ác của thế giới này tốt hơn. Ta thấy có những người mà đối với họ những thất bại và đau khổ của ta cũng là thất bại và đau khổ của họ, bởi vậy ta cảm thấy dễ chịu hơn, chúng ta có nhiều sức mạnh hơn và can đảm hơn. Điều đó an ủi và tiếp sức cho chúng ta cũng còn vì khi chúng ta làm điều gì đó xấu – mà điều này với ai cũng xảy ra – bạn bè không hắt hủi và mất niềm tin vào chúng ta, ta vẫn luôn được họ ủng hộ. Ta cũng không đánh mất lòng tin vào họ, không tạm treo tình bạn khi biết họ không hoàn hảo. Bởi vì khác với tình yêu, tình bạn không lý tưởng hóa. Nếu có điều gì đo như là một cuộc sống tốt lành, thì đó có lẽ là cuộc sống giữa bè bạn tương trợ lẫn nhau. Chúng ta cần trong cuộc sống những ngừi ta có thể trông cậy tuyệt đối và tin tưởng, những người ta biết rằng sẽ không lừa gạt, không phản bội ta, giúp ta khi cần và ta nên giúp, nên tương trợ trong khốn khó – điều mỗi người đều gặp phải và thiếu bạn bè thì ta khó lòng vượt qua. Hơn nữa, tình bạn là lợi ích phụ thuộc rất nhiều vào chính chúng ta. Ta có thể xây đắp nó bằng chính nỗ lực của mình. Vì tình bạn là mối liên hệ tin cậy mà mỗi người có thể dựng nên quanh mình. Mà sự tin cậy giúp ích chúng ta. Không chỉ sự tin cậy đặc biệt giữa bạn bè. Tất nhiên ta không thể tin tưởng hoàn toàn tất cả mọi người. Cái đó rõ rồi. Nhưng nên có giả định tích cực khi ta thấy ái đó lần đầu.

Nghĩa là tin người lạ như cho vay nợ?

Tin trên nguyên tắc thì đúng hơn. Bởi sẽ rất tệ nếu sống trong niềm tin thường trực rằng ai cũng có thể lừa đảo, lợi dụng và tôi phải cảnh giác liên tục. Thật buồn khi phải sống luôn nhìn quanh nghi ngờ. Cả tin dễ chịu hơn.

Cái này nghe ngây thơ quá, và có thể không an toàn.

Có thể. Nhưng như thế vẫn tốt hơn. Chắc rằng chúng ta sec không chỉ một lần thất vọng, nhưng thỉnh thoảng bị lừa còn tốt hơn sống cuộc đời luôn nghi ngờ không tin ai. Ngoài ra lòng tin của chúng ta khiến người khác trở nên tốt đẹp hơn, và chính chúng ta cũng thế.

Nhưng tình bạn không phải chỉ có lòng tin. Ông có tin vào tình bạt bất vụ lợi không?

Tất nhiên. Dễ nhất là kết bạn thực sự với những người không có liên hệ lợi ích nào với chúng ta.

Mỗi người đều muốn có những người bạn có thể trông cậy trong những giờ phút đen tối nhất, nhưng ít người chắc chắn có được như vậy. Tìm những người bạn như thế ở đâu?

Thành thật mà nói thì đây có lẽ là chuyện ngẫu nhiên. Cả cuộc đời là chuỗi không ngừng những ngẫu nhiên không thể dự đoán trước. Phải là thế và chắc hẳn như thế là tốt. Có nhiều thứ thậm chí không cần cố gắng hiểu. Chắc chắn là có một mối liên hệ tinh thần khiến ta kết bạn với ai đó, còn với nhiều người khác thì không bao giờ thành mặc dù ta thường xuyên gặp họ. Khó mà nói được vì sao lại như thế, nhưng mỗi người đều có thể nói ngay mình không thể kết bạn với ai. Ví dụ tôi không thể kết bạn được với những người không ngừng đòi hỏi phải được tham gia vào quyền lực. Không phải vì tôi đánh giá họ không tốt. Tôi không đánh giá. Thậm chí tôi có thể thích họ, gặp gỡ và trò chuyện với họ. Nhưng tôi không kết bạn. Vì tôi không carmt hấy gần gũi. Điều này có lẽ quá bình thường.

Có và không. Bởi vì dẫu sao tôi vẫn cảm thấy có điều gì đó không bình thường khi tôi nghe ông nói – từ góc nhìn cả đời của ông – rằng bạn bè là quan trọng nhất. Nguyên tắc bạn bè là trên hết này có đúng trong cuộc sống của ông không?

Chắc chắn không chỉ một lần. Nhưng tôi không thể cho ví dụ cụ thể.

Ông đã có những lúc lên voi xuống chó trong đời. Ví dụ như khi ông rời Ba Lan, khi đó thật chẳng dễ dàng gì. Khi đó bạn bè có giúp đỡ ông không?

Chắc rồi, họ giúp chứ. Nhưng nếu bây giờ tôi bắt đầu nói về chuyện này thì tôi sẽ phải kể khi đó khó khăn thế nào. Mà tôi không muốn kêu ca. Chúng ta hãy cố gắng kêu ca ít hơn về cuộc sống. Nếu có thể, chúng ta hãy can đảm. Đừng kêu la thế giới tồi tệ ra sao đối với chúng ta. Bởi vì khi cằn nhằn về những tội lỗi xấu xa của thế giới, chúng ta thường bị chê cười hơn là được giúp đỡ.

Thế bạn bè khi đó không xuất hiện à?

Họ xuất hiện khi chính chúng ta sẵn sàng cho tình bạn. Bởi vì có những người sợ tình bạn, họ cho rằng có bạn bè là khiến mình có thêm các khoản chi phí, những sự nỗ lực, không thoải mái. Những người này tự họ khiến mình bất hạnh. Biết làm sao. Chắc là không giúp gì được cho họ. Còn với bạn bè thì không nên hà tiện. Ít khi có khoản chi nào có lời như vậy.

Nghĩa là về bản chất, bạn bè quan trọng nhất là bởi tình bạn là nơi các nguyên tắc chung trong quan hệ giữa người với người không có hiệu lực? Không có cạnh tranh, không lý tính, không phán xét, không phân loại, không vụ lợi.

Tôi không biết có thể nói đơn giản vì sao hay không. Đó đơn giản là mối quan hệ qua lại giữa những người hoàn toàn tin cậy nhau. Họ không co rằng người kia phải hoàn hảo và vô tội, nhưng họ thực sự tin tưởng nhau. Có thể thú tội với bạn thân, nếu ta cần, có thể nhờ khuyên bảo mà không sợ bị cười. Với bạn bè chúng ta cảm thấy hoàn toàn an toàn. Không có gì trong cuộc sống quan trọng hơn thế. Bạn là người ta có thể trông cậy bất chấp tất cả. Bạn thậm chí không cần phải tha thứ cho ta. Có những tội lỗi kinh khủng tới mức làm hỏng tình bạn. Nhưng những lỗi lầm bình thường thì không làm hỏng được nó. Chúng có thể làm hỏng mối quen biết, nhưng không phá hỏng tình bạn.

Thế tình yêu?

Tình yêu giữa đàn bà và đàn ông là một sự phức tạp. Ở đó cũng có cảm giác không cần tha thứ. Chúng ta cũng tha thứ nhưng một cách tự nhiên và ngẫu hứng. Chúng ta giải thích, tự vệ, nhưng không lên án. Như chúng ta tha thứ lẫn nhau.

Sự khác nhau nằm ở chỗ chúng ta là định mệnh không tránh khỏi của nhau. Ta có thể chia tay với những người khác nếu ta không chấp nhận họ. Có nghĩa là tình bạn vẫn là nơi phần lớn các nguyên tắc chung bị loại bỏ. Ở đây không có nguyên tắc công bằng. Khi người ta hỏi ông nên trao giải thưởng quan trọng cho ai đó, thì ông sẽ nêu tên bạn mình trước tiên chứ?

Không có nguyên tắc chung.

Thế tình bạn có được cộng điểm trong trường hợp này không?

Tất nhiên là có. Tôi sẽ nghĩ về bạn mình rất nồng nhiệt. Và không có gì là xấu ở đây.

Đấy không phải là sự dung túng bạn bè hay sao? Điều đó không làm tổn hại nguyên tắc bình đẳng và các nguyên tắc chung sống sao?

Chúng ta không, và chúng ta cũng đừng giả vờ, là chúng ta có thể tuyệt đối công tâm. Chúng ta không như thế. Chúng ta sẽ không như thế. Và chắc hẳn vậy là tốt. Nhưng chúng ta nên biết điều đó thì tốt hơn là tự dối mình. Chúng ta muốn bạn bè mình may mắn, chúng ta muốn ủng hộ họ, và nếu điều đó nằm trong khả năng của chúng ta, chúng ta đứng về phía lợi ích của họ. Hãy để cho mọi sự như thế.

Ồ bây giờ ông đang ca ngợi sự dung túng.

Đó là vấn đề thước đo. Tình bạn là tốt và sự dung túng là xấu, ranh giới giữa chúng là thước đo. Nhưng đó cũng không phải là một ranh giới rõ ràng. Và chắc cuộc sống của chúng ta là vậy. Không có các ranh giới rõ ràng. Trong bất cứ một sự việc đúng đắn nhất nào cũng không nên rơi vào chủ nghĩa cơ yếu. Tránh khắc nghiệt và chủ nghĩa cơ yếu, đó lại là một điều quan trọng nữa trong cuộc sống. Các nguyên tắc cứng nhắc, không thể sửa đổi, không thể mềm dẻo – đó thường không phải là các nguyên tắc minh triết. Các nguyên tắc minh triết không bao giờ tuyệt đối. Bởi trong cuộc sống hầu như không bao giờ có tình huống không có gì quan trọng trừ một thứ duy nhất. Và hãy cứ để mọi thứ như thế. Không có điều gì đơn nghĩa trên đời. Là như vậy. Có lẽ phải là như vậy. Và có lẽ như vậy là tốt.

(Bài phỏng vấnđăng trên tạp chí Polityka, số ra ngày 15.09.2004)

Khi Quyền Chính Ăn Cướp bằng Ngôn Ngữ Phù Thủy


Cách đây 2 năm, khi chiến dịch cướp tiền người dân để "giúp ngân hàng tài chính" đang "suy sụp" được khởi động tại một vài nước Âu châu khi việc "cứu thoát" (bail out= in và đẩy thêm tiền ) không tác dụng và quá lộ liễu cái tính gian lận của hệ thống tiền và tài chính, Úc cũng đã rục rịch nối gót.

Lần này với cái tên rất "chuyên gia" "Cứu từ trong" (bail in) cho phép Ngân hàng lấy tiền lệ phí theo phần trăm những trương mục có số tiền lớn, và nha nước Úc thẳng tay hơn sẽ ứng dụng "luật lãi suất âm" các số tiền gửi trong ngân hàng!!!

Chúng đã chờ xem phản ứng của quần chúng ra sao: Quần chúng vẫn chỉ mải mê những trò quần lót tài tử; những trò ẩm thực ra vẻ "sành điệu"; những buổi thi hát đẫm "nước mắt" v.v trên truyền hình. Thế là chúng khởi sự ăn cướp với một cái tên mới nghe "ngộ nghĩnh" hơn: "lãi xuất âm" (negative interest rate).

Như chúng toôi đã phân tích ngay từ đầu ở bài viết trước, đây chỉ là trò ăn cắp sức lao động của dân. Bọn chúng in tiền cho nhau để gây nợ và buộc nợ nô lệ hóa dân chúng bằng cách thúc đẩu người dân phải tiêu dùng và mua sắm... để rồi phải cắm đầu lệ thuộc giữ vững việc làm bằng mọi giá.. Nhưng với tình trạng kinh tế bấp bênh "thắt lưng buộc bụng", việc làm không vững chắc, lương bổng không tăng... đại đa số muốn tiết kiệm giành dụm phòng khi hữu sự. Nói ngắn gọn là quần chúng ĐÌNH CHỈ hoặc HÃM TỐC ĐỘ TIÊU XÀI...

Thế là chúng ra luật đánh thuế trực tiếp, hay ăn cướo tiền của những ai gửi tiền tại ngân hàng, buộc người ta phải tút tiền ra tiêu dùng mua sắm.

Nói cho rõ, là tiền quí vị gửi trong ngân hàng, nếu thằng Ngân hàng không ứng dụng quyền của nó lấy LỆ PHÍ THEO PHẦN TRĂM SỐ TIỀNQUÍ VỊ GỬI (bail -in) thì thằng Nhà nước cũng sẽ cướp số tiền quí vị đang gửi này cũng theo tỉ lệ phần trăm của số tiền (Negative Intereste Rate).

Quí vị rút tiền mua vàng, bất động sản, hay phải "đầu tư", tiêu dùng v.v Tại Mỹ thói quen giữ tiền mặt trong tủ sắt để mua bán trực tiếp nhanh gọn, cũng đã đang bị tấn công bằng các luật cho phép cảnh sát "tạm giữ điều tra" các số tiền mặt như Chúng Tôi cũng đã tường thuật.

Vấn đề đã rõ ràng: Chúng thành công trong tiến trình TÊ LIỆT HÓA quần chúng. Quần chúng đang tự nguyện nô lệ và tự giết chính họ.

Nhà nước chính phủ các nơi có dân "thấp kém", đang dấy động chiến tranh qua chủ nghĩa quốc gia, căng thẳng biên giới, tung hô bản sắc, tín lý v.v mặt khác, nơi các xứ có dân khá hơn, chúng trằng trợn tạo khủng bố, nuôi dưỡng cung cấp vũ khí cho các nhóm "tự do" để tạo chiến tranh thúc đẩy thị trường vũ khí an ninh. Và mặt nội trị, chúng cũng công khai đàn áp đủ các quyền tự do, đời tư, và ăn cuớp ngay tài sản trực tiếp của dân chúng.... nhưng không có một sự phẫn nộ nào được ghi nhận.

Người ta vẫn thấy Nhà nước hữu lý, làm việc chính đáng vì DÂN, vì XÃ HỘI!
Người Á Châu nói chung, và Việt Nam nói riêng, chưa bao giò trong cuộc đời của họ dám nghĩ là Nhà nước chính phủ làm sai, bản chất xấu cả.

Người dân xứng đáng, hay đáng chịu hậu quả của niềm tin của chính họ thôi.

Nhân Chủ

GẠO LUẬN


[Bùi Nam Bình]


Vừa lướt ngang trang bô-xit.vn, vốn không định đọc, nhưng lại thấy có tay Hoàng Kim nào đó biên tít: “Nông dân xin hỏi Bộ trưởng Bộ công thương Vũ Huy Hoàng”, mình cũng là nông dân nên ghé đọc, đọc xong thấy tác giả ngu có thẻ, nên mới bớt chút thời gian khai sáng cho bọn này. Các anh chị nào đầu óc đã sáng láng rồi khỏi phải đọc nhé.






“Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”

Trước hết, xin hỏi tác giả Hoàng Kim là ai, lấy tư cách gì mà dám “đại diện cho nông dân Việt Nam”, trong đó có cả tớ đây - một nông dân chính hiệu? Kiểu vỗ ngực tự xưng là “người đại diện nhân dân” phải chăng là căn bệnh hoang tưởng và lây nhiễm từ những người trong cái ổ rận gọi là “Bô shit VN”, từ những Quang A, Huệ Chi... sang cho tác giả bài viết này?

Thứ hai, tớ tranh luận sòng phẳng với chú Hoàng Kim và với những chú rận đang tự xưng “giáo sư” nọ, “tiến sỹ” kia trong ổ Bô-xit.vn về chuyện lúa gạo.

Bô-xit kể tội ông Bộ trưởng Bộ Công thương về việc “Tại sao không liên minh xuất khẩu gạo với Thái Lan để lấy quyền ấn định giá bán gạo xuất khẩu, khiến quyền lợi nông dân bị gây hại”?

Các chú không hề mở mắt ra để nhìn ra rằng, từ năm 2001, thời ông Vũ Khoan còn làm Bộ trưởng Bộ Công thương, VN đã có chiến lược hợp tác với Thái Lan xuất khẩu gạo. Đến nay ta vẫn kiên trì chủ trương đó. Chẳng cần mấy chú Bô-xit.vn lên mặt dạy đời, bất cứ ai đi buôn cũng muốn có đồng minh. “Buôn có bạn, bán có phường”, câu nói người xưa ai cũng biết. Thế nhưng hợp tác đến đâu, khi nào thì hợp tác, mức độ như thế nào để có lợi nhất, để không bị thằng bạn hàng bóp chết, đó là chuyện phải cân nhắc. Cứ nhảy cẫng lên như các chú mà nhắm mắt hợp tác, hậu quả thế nào chắc các chú hiểu.

Cái ngu tiếp theo của Bô-xit.vn ở chỗ, các chú cho rằng chỉ cần “liên minh với Thái Lan” là có thể áp đặt giá bán gạo lên toàn thế giới. Nào ta cùng hét giá, 100USD/tấn? hay 1.000USD/tấn, hay hơn chút nữa đi, 1 triệu USD/tấn cho nó máu, thằng nào không mua cho đói rã họng? Các quốc gia khác sẽ để yên cho VN và Thái Lan múa vô tư như thế chắc? Thôi thôi Bô-xit.vn ơi, các chú ngu và hoang tưởng đến thế thì anh cũng chịu, không khai hóa nổi.

Cái ngu thứ ba của các chú là không hề biết Thái Lan là ai, vì sao Thái luôn luôn chèo kéo VN hợp tác. Anh đây tuy nông dân nhưng cũng có thể khai sáng cho các chú:

- Một là: Qua hợp tác, nên nhớ Thái luôn muốn giành lại thị trường xuất khẩu gạo, kể cả ở những thị trường Việt Nam đang chiếm giữ. Thái luôn gạ gẫm VN cùng lập quỹ gạo bán chung vào Philippines, Indonnesia, Cuba. Anh hỏi thật các chú, các chú có mối làm ăn, các chú có muốn chia cho thằng đang cạnh tranh trực tiếp với chú không?

- Hai là: Thái có trình độ chế biến gạo cao hơn VN. Nói nôm na cho dễ hiểu: cùng hạt gạo ấy, nhưng Thái có công nghệ đánh bóng, cứ gọi là mài nhẵn thín, long lanh, còn VN ta thì cứ xay ra thế nào để nguyên thế, cứ đùng đục, cám còn bám đầy, tuy dinh dưỡng nhưng không bắt mắt. Thế mà cùng hợp tác bày lên một cửa hàng, không có quảng cáo giới thiệu giá trị riêng của sản phẩm, hỏi khách sẽ chọn gạo Thái hay gạo Việt? Ai là người chịu thiệt?

- Ba là: Chính phủ Thái Lan đang muốn tuyên truyền để tranh thủ sự ủng hộ của nông dân Thái, chứ chẳng thương gì Việt Nam.

Với mấy lý do trên, các chú Bô-xit.vn đã hiểu ra tại sao ông Vũ Huy Hoàng không “dốc vốn” ra với Thái chưa?

Cho nên, các chú Bô-xit.vn đừng cắm đầu gặm cỏ và chém gió phần phật như thế nữa, chỉ làm cho người ta thấy các chú ngu dốt chẳng kém bò. Là nông dân, anh cũng rất thương bò nên anh nói thật với các chú: trước khi phê phán người khác các chú phải biết suy nghĩ bằng cái đầu. Nếu không thì kít cũng chẳng có mà ăn đâu. Anh thật./.

HIỂU ĐƯỢC CÁI TẤT YẾU ẮT SẼ CÓ TỰ DO!


Đây là một lời tôi xin phép được gửi tới rận chủ, những người luôn không hài lòng với những gì Việt Nam đang có, không hài lòng với những gì đất nước mình đã đạt được sau bao nhiêu năm thay đổi.
Thưa ông, bà rận chủ, tôi là một công dân Việt Nam, tôi đã biết đến các vị nhưng một sự ngẫu nhiên, đó là qua một lần tôi đi bờ hồ và thấy một nhóm người với một kiểu quần áo rất lạ, mang theo các khẩu hiệu chống Đảng, chống chính quyền này nọ, vừa đi vừa hét, vừa cười rất là lố bịch. Đó là sự vô tình ở ngoài đời, trong trên các trang mạng xã hội, tôi bắt gặp các bạn với các chiến dịch đấu tranh nhân quyền này nhân quyền khác, hay tôi bắt gặp những bài viết các bạn bêu xấu Việt Nam với bạn bè quốc tế, bêu xấu Việt Nam với những chính khách, những người đang làm việc trong các đại sứ quán, lãnh sự quán nước ngoài. Vô hình chung những hoạt động đó đã ảnh hưởng rất lớn tới việc các nước này nhìn nhận Việt Nam mình như thế nào, và thực sự tôi rất khó hiểu về những việc làm của các bạn.
Ảnh: Cảm xúc rận chủ (Mang tính minh hoạ - nguồn Internet)
Cũng đã khá lâu từ cái thời điểm tôi và các bạn biết nhau, nhưng tôi vẫn không thấy các bạn có điểm gì khác biệt, vẫn cứ nhóm người đó, tới những ngày lễ quan trọng, những ngày kỉ niệm của quốc gia thì các người đứng ra phản đối, và cứ đi làm náo loạn, làm mất an ninh trật tự, làm cho bao nhiêu người thấy không hài lòng, thấy khó chịu.
Tại sao? Tại sao sau bao nhiêu năm, suy nghĩ trong các người không thay đổi chứ, các người, có người đã bạc nữa đầu, có người mới bước đầu chập chững vào đời, có người có kiến thức, có người không có kiến thức, tại sao không hướng dẫn nhau để trở thành công dân có ích cho xã hội, tại sao không có một cống hiến gì khiến người khác nhớ và ngưỡng mộ các người, sao cứ thích phơi mặt ngoài đường, sao cứ không hài lòng về mọi thứ như thế chứ???
Có một rận từng nói, nguyên nhân của việc này là bất đồng về ý thức hệ, các người thích đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, thích Việt Nam tam quyền phân lập. Nhưng nên nhớ, Việt Nam có điểm xuất phát nó khác với các quốc gia khác, lịch sử Việt Nam đã lựa chọn đảng Cộng sản chính là một trong những lực lương tiên phong, là lực lượng đi đầu cho phong trào cách mạng. Đòi những thứ như thế ở Việt Nam có khác nào đưa Việt Nam về những năm trước, khi đất nước còn loạn lạc, đời sống nhân dân khó khăn và quan trọng hơn hết là uổng phí bao nhiều xương máu của những chiến sĩ đã ngã xuống vì một tương lai, vì một Việt Nam độc lập, tự do như hiện nay. Mặt khác, dân số Việt Nam hiện nay có gần 90 triệu người, thử đặt một phép so sánh giữ một nhóm người đó với những người còn lại. Làm một việc vì lợi ích của một nhóm, so với lợi ích của một xã hội thì nên nghe theo cái nào. Và tại sao, trong một đất nước với số dân như thế, lại chỉ có một số ít người nó nghe theo các bạn, nghe theo cái gọi là dân chủ, cái gọi là tự do, âu có phải, cái dân chủ, tự do đó là do các người tự nghĩ ra, nó không hợp với Việt Nam chúng ta…
Quay lại với cuộc sống hiện nay của Việt Nam, một đất nước có hoà bình, ổn định, và hơn hết là một đất nước làm việc theo đúng hiến pháp và pháp luật. Về kinh tế xã hội, thành quả hôm nay chính là thành quả của cả dân tộc, chứ không của riêng ai, và nếu như có trách móc cái gì thì cũng nên trách móc chính mình trước khi đi trách móc người khác, trách móc xã hội. Còn việc đòi tự do này tự do khác cho một công dân thì cũng nên xem xem mình đã hoàn thành nghĩa vụ chưa, mình có là một công dân tốt không???? Tôi thấy “rận” các người đều có những hành vi vi phạm pháp luật, cũng như có những việc làm đi lại lợi ích của quốc gia, thế sao phải đi đòi quyền lợi chứ. Pháp luật sẽ không làm mất quyền lợi của ai nếu như người đó hoàn thành nghĩa vụ công dân, sống trong khuôn khổ pháp luật. Và có như thế thì xã hội mới có thể đi lên được, những tệ nạn trong xã hội mới giảm bớt được. Nên nhớ, các người không phải là người không có học, mà các người hành xử như thế thì những người thân, bạn bè của các người sẽ nghĩ như thế nào về xã hội này.
Hãy xem những việc làm trong thời gian qua của rận chủ, họ đã thành lập nên các hội nhóm như tập hợp thanh niên dân chủ, NO – U FC, Hoàng Sa FC, Hội phụ nữ nhân quyền, hội bầu bí tương thân, Văn đoàn độc lập, hội nhà báo độc lập,.... Ứng với mỗi hội thì có một trang mạng riêng chuyên đăng bài chống lại Đảng, chống lại nhà nước Việt Nam, những hành vi này thực sự thể hiện sự coi thương pháp luật, tự do một cách thái quá. Mặt khác, rận cũng ra rả chửi đảng ở các diễn đàn cũng như ở nước ngoài, hề có cơ hội là rận chửi, rận nói và rận thể hiện tài năng thuyết trình của mình. Rận cũng rất nhanh chóng chớp thời cơ từ những việc thiếu sót trong việc quản lí nhà nước Việt Nam như việc thay thế cây xanh quá nóng vội, việc nhà cửa của một số quan chức Việt Nam hay chính những tập đoàn kinh tế nhà nước không phát huy hết hiệu quả hay thông qua các ngày như hải chiến Hoàng Sa, hải chiến Gạc Ma, chiến tranh biên giới…để đòi biểu tình. Đây là một việc mà ở Việt Nam chưa ban hành luật pháp điều chỉnh, chưa có văn bản nào cho phép tiến hành. Và khi chính quyền can thiệp, rận lại vu cáo chính quyền đàn áp, cưỡng chế, rồi rận lại chửi, lại viết bài lên post lên mạng. Như thế, một vòng luẩn quẩn trong những hoạt động của rận cứ năm này qua năm khác, không có gì thay đổi.
Nguyên nhân chính của việc này là rận không hiểu được cái tất yếu, đó là sống trong xã hội phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật, phải là công dân hoàn thành nghĩa vụ của mình,…thì rận mới có thể có được cái tự do như bao người khác trong xã hội. Khi hiểu được những cái tất yêu đó, thì ắt sẽ có tự do, tự do theo đúng nghĩa của nó, tự do được thực hiện các quyền cơ bản của công dân. Nó thực sự rất đơn giản với những công dân khác, nhưng dường như rận cố tình không hiểu và không chịu làm, không chịu nhận thức sự thật đó. Do đó, những việc làm của rận vi phạm pháp luật thì cũng không thể nào trách được ai hết.
Trong một tập thể, có bao nhiêu người họ sống được, họ cảm thấy thoải mãi, nên nhớ, Việt Nam là nước xếp hạng hạnh phúc cao trên thế giới. Nếu như họ không có tự do thì làm sao có chuyện người ta thấy hạnh phúc được. Phải chăng, sự tự do với các bạn là được cống hiến cho những nước là “mẹ” các nước chứ không phải nước Việt Nam, nước mà các người đang mang quốc tịch.
Cuối cùng, tôi muốn nhắn nhủ tới lũ rận, hãy cố gắng chiêm nghiệm câu nói: “hiểu được cái tất yếu, ắt sẽ có tự do” đi nhé, chiêm nghiệm để hiểu được sự cần thiết khi sống trong xã hội loài người nhé…Chứ không nên sống mãi theo kiểu vô tổ chức, không cso ý nghĩa như thế.
Niềm tin

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

LỜI RU CỦA MẸ




Lời ru ẩn nơi nào
Giữa mênh mang trời đất
Khi con vừa ra đời
Lời ru về mẹ hát

Lúc con nằm ấm áp
Lời ru là tấm chăn
Trong giấc ngủ êm đềm
Lời ru thành giấc mộng

Khi con vừa tỉnh giấc
Thì lời ru đi chơi
Lời ru xuống ruộng khoai
Ra bờ ao rau muống

Và khi con đến lớp
Lời ru ở cổng trường
Lời ru thành ngọn cỏ
Đón bước bàn chân con

Mai rồi con lớn khôn
Trên đường xa nắng gắt
Lời ru là bóng mát
Lúc con lên núi thẳm
Lời ru cũng gập ghềnh
Khi con ra biển rộng
Lời ru thành mênh mông

Xuân quỳnh

5 Tín Điều của Tự Do




1. Bản chất tự nhiên của Quyền

Tôi tin tưởng rằng chỉ duy nhất cá nhân có quyền chứ không phải tập thể; rằng những quyền này là thuộc về thực chất bên trong của mỗi cá nhân chứ không phải được ban phát bởi nhà nước; Vì rằng nếu nhà nước có sức mạnh để ban cho họ thì cũng có sức mạnh để từ chối họ, và như vậy là không thích hợp với Tự do Cá nhân.

Tôi tin tưởng rằng một nhà nước công bằng có được quyền lực của nó duy nhất chỉ xuất phát từ những công dân của nó. Vì thế nhà nước phải không bao giờ tự cho phép mình làm bất cứ thứ gì vượt quá giới hạn mà từng công dân của nó có quyền làm. Nếu không như thế thì nhà nước sẽ là quyền lực của quyền lực và trở thành ông chủ thay vì trở thành người phục vụ của xã hội.
2. Quyền tối cao của cá nhân

Tôi tin rằng một trong những đe dọa lớn nhất đến sự Tự do là cho phép bất cứ một nhóm nào, dù số lượng trội hơn, từ chối quyền của thiểu số; và một trong những chức năng chính yếu của nhà nước là để bảo vệ mỗi cá nhân khỏi sự tham lam và sự giận giữ của đa số.
3. Tự do lựa chọn

Tôi tin tưởng rằng những mục tiêu kinh tế xã hội mong muốn nên đạt được bởi hành động tự nguyện hơn là bởi sự ép buộc của luật pháp. Tôi tin tưởng rằng ổn định xã hội và tình đồng bào nên đạt được bởi sự khoan dung, sự thuyết phục, và sức thuyết phục của việc làm tốt hơn là bởi sự ép buộc của luật pháp. Tôi tin rằng những người khó khăn nên được giúp đỡ bởi lòng từ thiện, mà được cho tặng từ tiền riêng của mọi người, hơn là bởi trợ cấp xã hội, mà được cho bằng cách lấy tiền của người khác thông qua ép buộc của luật pháp.
4. Bình đẳng trước pháp luật

Tôi tin tưởng rằng tất cả các công dân nên được bình đẳng trước pháp luật, bất kể nguồn gốc dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, giới tính, giáo dục, điều kiện kinh tế, cách sống hay quan điểm chính trị. Tương tự như vậy, không có tầng lớp nào được ban cho sự đối xử đặc cách, bất kể phẩm chất hay sự mến mộ của mọi người đối với mục đích của nó. Ưu ái cho một tầng lớp này hơn tầng lớp khác là không bình đẳng trước pháp luật.
5. Vai trò thích hợp của nhà nước

Tôi tin tưởng rằng vai trò thích hợp của nhà nước là bị động chứ không phải chủ động; là phòng thủ chứ không phải tấn công. Nó là để bảo vệ chứ không phải ban phát; Vì rằng nếu nhà nước được cho quyền lực để ban phát cho ngưởi này, thì nó chắn chắn sẽ có thể lấy đi từ những người khác, và điều đó luôn dẫn đến sự tham ô được hợp pháp hóa và mất tự do. Nếu nhà nước đủ sức mạnh để cho chúng ta mọi thức ta muốn, thì nó cũng đủ sức mạnh để lấy đi mọi thứ chúng ta có. Vì thế, vai trò thích đáng của nhà nước là bảo vệ cuộc sống, tự do và tài sản của các công dân của nó, và không gì hơn thế. Nhà nước tốt nhất cai trị ít nhất.

Trích G.E.G via Thánh Ca Tự Do

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

Tình sưa


Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên


Bất ngờ quá bỗng một mùa sưa cũ
Nở trắng trời trắng phớt như mây
Ngỡ ngàng quá bỗng một ngày gặp gỡ
Để xưa về thao thức cả đêm nay

Bồng bềnh lá bồng bềnh hoa bồng bềnh hư ảo
Mắt lá nhìn lưu giữ cả mùa sưa
Bình yên là gió bình yên là khao khát
Nắng cứ vàng cho trời bỗng nhớ mưa

Thời gian đã phủ đầy sương trắng
Cho- nhận buồn- vui bể trần gian cay đắng
Chẳng còn đâu vẻ đẹp xuân thì
Chỉ còn những chùm sưa giữa mưa bay bung nở tình si

Ai còn ở lại ai đã qua đi
Rưng rưng trước đóa vô thường thanh khiết
Đâu đây tiếng đập
vấn vương thời xanh biếc

Hương xưa xa ai gửi chút thầm thì…

Bản nhạc kỳ diệu giúp chữa đau đầu


Đây là bản nhạc sóng não, khi nghe, não bộ sẽ tiết ra beta-endorphin, có tác dụng tương tự như moocphin, giúp giảm đau, giảm căng thẳng rất hiệu quả. Tần số âm thanh ở mức 2.5-4Hz.

Để hiệu quả nhất, các bạn hãy sử dụng tai nghe nhé. Nhắm mắt, ngả người ra lưng ghế, thả lỏng cơ thể. Bạn sẽ thấy hiệu quả ngay sau 3 - 5 phút. Thời gian trị liệu nên từ 10-15 phút bạn nhé.


Trường hợp sau 15 phút nghe nhạc mà vẫn ko hết đau, mình nghĩ bạn nên nghỉ ngơi và dùng 1 viên Panadol.

PHẬT GIÁO CÓ HẠI CHO VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ?




Bùi Kha

Đất nước hiện nay cần phải phát triển kinh tế để dân giàu nước mạnh. Muốn vậy, người dân Việt phải tăng gia sản xuất tất cả các ngành nghề, cần phải cạnh tranh trong tất cả các lãnh vực kinh tế. Chăn nuôi gia súc, nuôi cá, nuôi tôm là các ngành không thể thiếu để cung ứng thị trường nội địa và xuất khẩu để thu ngoại tệ.Nhưng phần lớn dân Việt Nam lại theo đạo Phật. Phật khuyên con người nên giữ giới không sát sanh và không tham lam trộm cắp thì làm thế nào để phát triển kinh tế? Vì nuôi gia súc nuôi cá, nuôi tôm mà không làm thịt để đóng thành hộp – xuất khẩu. Không tham lam làm sao cạnh tranh với thị trường? Do đó có thể nói giáo lý Phật trở thành vô dụng trong lãnh vực kinh tế, hay nói cách khác, đạo Phật là tảng đá cản đường cho việc canh tân đất nước.


Trên đây là lời phát biểu nửa thật nửa đùa của tôi lúc gặp 40 tăng ni sinh của trường Cơ Bản Phật Học về ở lại tối thứ Bảy tại Chùa Phúc Viên Biên Hòa để chuẩn bị ngày giỗ tổ Liễu Quán, tuần cuối tháng 12, 2000.

Bị "tấn công" bất ngờ , tôi đọc được phần nào sự lúng túng trên khuôn mặt trẻ trung của một số tăng ni sinh hiện diện. Mỗi người hầu như đều có câu trả lời cho những lời chỉ trích thẳng thừng của tôi, nhưng không ai dám nói ra, ngoại trừ một sư chú bận y phục tiểu thừa muốn chứng minh lời phê bình của tôi là sai nhưng sư vẫn còn thiếu nhiều lý lẽ do tuổi đạo và tuổi đời chỉ quá độ trăng tròn.

Sự chỉ trích đầy tính động não và bất ngờ làm cho không khí trong phòng trai soạn có vẻ nặng nề, ít ai nói chuyện với ai. Tôi cũng từ giả phòng nầy đi bộ ra trước sân chùa, mặc cho ai có thể bàn tán hoặc suy tư những lời "đả kích" Phật Giáo như thế.

Chưa chịu bỏ cuộc, một sư chú khác, tuổi dưới 20 theo tôi ra ngồi trên cái ghế đá cạnh hòn long bộ và yêu cầu tôi giải tỏa thắc mắc điều tôi mới phê bình ban nảy. Tôi trịnh trọng thưa rằng: "Đó là công việc của bậc trưởng tử Như Lai, còn hàng cư sĩ chúng tôi xin y giáo phụng hành. Đâu dám múa rìu qua mắt thợ". Sau vài lời trao đổi thân tình, tôi bắt buộc phải đóng vai thí sinh, và việc trả lời được tóm lược như sau:

Về giới không sát sanh.

Nếu ôn lại hai cuộc Thế Giới Chiến Tranh, chúng ta có biết được bao nhiêu chục triệu người chết? Cuộc chiến tại Việt Nam trước đây cũng có trên ba triệu sinh linh ra đi không có ngày trở lại. Và hiện nay những cuộc chiến tranh tôn giáo, giữa Tin Lành và Công Giáo vẫn còn tiếp diễn tại Ái Nhĩ Lan, giữa Hồi Giáo và Công Giáo tại Indonesia. Nội chiến còn âm ỉ tại Tích Lan, Colombia, Nam Tư ... Nếu tất cả nhân lọai, hoặc ít nhất là thủ lảnh các đại cường, nguyên thủ các quốc gia, cấp lãnh đạo các tôn giáo Tây phương đều giữ giới không sát sanh như Phật đã khuyên thì chiến trranh đã không thể xảy ra, và hàng trăm triệu người đã không bị chết một cách vô lý. Đó là chưa nói đến các hệ quả đau thương do chiến tranh để lại.

Đức Phật không những khuyến khích đừng sát sanh, mà còn khuyên nên tôn trọng mạng sống của tất cả vạn loại hữu tình và vô tình như cây cối, môi trường thiên nhiên, rừng núi, ao hồ, sông biển... Trong cuộc chiến Việt Nam, Hoa Kỳ thả thuốc khai quang trên vùng rừng núi. Hậu quả của thuốc khai quang, có chất độc Da Cam trong đó, đã làm cho nhiều người Việt bệnh ung thư, nhiều trẻ em sinh ra bị khuyết tật. Thảm cảnh nầy còn kéo dài nhiều thế hệ cho cả con người lẫn động vật và cây cối vì chất độc Da Cam (Orange Agent) đã thấm vào lòng đất .

Nạn phá rừng, nạn hóa chất bị thải vào không khí, vào đất, vào nước từ các nhà máy kỹ nghệ, làm môi trường thiên nhiên bị tàn phá bị ô nhiễm. Vì thế, khí hậu xung quanh quả địa cầu đã nóng thêm 10 độ F. Hậu quả của nạn phá rừng và bầu khí quyển nóng thêm đã tạo ra những nạn lụt lớn khắp thế giới trong năm qua. Nhiều ngàn người chết, cây màu, hoa quả bị tàn phá thiệt hại hàng ngàn triệu USD.

Do đó, mục đích của đức Phật khuyên không nên sát sinh và tôn trọng sự sống của vạn vật chủ yếu là nhắm vào các vấn đề mà tôi vừa mô tả, nhắm vào việc ngăn ngừa chiến tranh, tôn trọng mạng sống của con người. Và các hành động này thuộc về "trọng giới". Còn như nuôi gia súc, nuôi cá, nuôi tôm để sản xuất đồ hộp là thuộc về "khinh giới" (ít quan trọng hơn). Phật khuyên con người nên giữ cả trọng lẫn khinh giới. Hoặc ít nhất là giữ trọng giới trước, sau đó sẽ giữ thêm khinh giới lúc hoàn cảnh cho phép. Ngoài ra, con người có thể xử dụng khoa học kỹ thuật để chế biến các thảo mộc thành những món ăn giống thịt cá, bổ dưỡng và ngon hơn thịt cá nữa là khác, thì việc nuôi gia súc, cá, tôm có lẽ không còn quá cần thiết.

Thật vậy, ngày nay các bác sĩ tại các quốc gia tân tiến thường khuyên con người nên ăn nhiều rau cải trái cây thay thế thịt cá để tránh bệnh tật. Tại Hoa Kỳ, nhiều năm qua, bác sĩ Dean Ornish đã chữa cho những người mắc bệnh tim trầm trọng bằng ba phương pháp: Ăn chay, tập thể dục và ngồi thiền. Kết quả đạt được 85%. Nhiều hãng bảo hiểm sức khỏe như Blue Cross, Blue Shield, Mutual of Omaha... tài trợ mỗi bệnh nhân 3.500 USD để chữa trị theo phương pháp này. Xem thế, giới không sát sanh sẽ tạo cho thế giới hòa bình, muôn dân an lạc, kinh tế phát triển, dân giàu nước mạnh, người người hạnh phúc.

Tôi "trả bài" đến đây, thầy "chủ khảo" có vẻ đắc ý lắm, và muốn tôi trình bày về giới Không Tham Lam Trộm Cắp trong tương quan về việc phát triển kinh tế.

Giữ giới không tham lam trộm cắp không những đã không có hại cho việc phát triển kinh tế, mà còn làm cho dân giàu nước mạnh. Tham có mấy loại chính: tham tài, tham sắc, và tham quyền.

Ôn lại vài nét lịch sử thế giới, chúng ta thấy rõ. Các phong trào chiếm thuộc địa trong thế kỹ 19 chủ yếu là phát xuất từ lòng tham của các quốc gia tư bản. Họ xử dụng sức mạnh khí giới và kỷ thuật khoa học để xâm chiếm các quốc gia yếu kém hơn, nhằm thu về các món lợi quí giá như: tơ tằm, đồng chì, gỗ qúi, vàng bạc. Thêm vào đó, các nước thuộc địa có các nguồn lợi béo bổ khác như nhân công rẻ, thị trường tốt, tài nguyên phong phú mà các con buôn tư bản sẽ làm giàu nhanh chóng trên xương máu của người dân bị trị. Dân trong các quốc gia thuộc địa cũng không chịu kiếp sống nô lệ đọa đày bởi ngoại bang. Các phong trào giải thực đã rầm rộ nỗi lên cùng khắp. Những cuộc kháng chiến và đàn áp kháng chiến đã làm cho nhiều vùng đất bị tắm máu, triệu triệu con người thiệt mạng, nhà cửa bị đốt cháy, ruộng vừơn bỏ hoang, nhân công chết, nhà máy sản xuất bị tàn phá. Đứng về phương diện kinh tế thì đó là một thảm họa!

Ngày nay, nhiều quốc gia đang nội chiến vì tham lam tranh giành quyền lực, tranh giành tín đồ tranh giành đủ thứ. Nhiều kẻ cuồng tín trong quá khứ toa rập với các phong trào chiếm thuộc điạ để cưỡng bách dân chúng trong các quốc gia bị trị cải đạo. Họ nghĩ như vậy là làm đẹp ý Chúa (God) và được lên thiên đàng lúc chết. Tham cái bánh vẽ thiên đàng cũng đã cướp đi hàng trăm triệu mạng sống của con người. Nhiều cuộc chiến tranh tôn giáo đang xảy ra cũng phát xuất từ lòng tham mang tính tôn giáo.

Nước Việt ngày nay lâm vào tình trạng nguy hiểm. Tham nhũng đã trở thành quốc nạn. Vì lòng tham, con người muốn làm giàu nhanh, giàu lớn mà không muốn đỗ mồ hôi. Ngân khố quốc gia sẽ không bao giờ thỏa mãn con người tham nhũng. Hậu quả của vấn đề nầy sẽ tùy thuộc vào mức độ và địa vị mỗi người mà họ có thể bị tù chung thân hay bị án tử hình. Các viên chức cao cấp, nếu vào đường tham nhũng, họ có thể thanh trừng lẫn nhau vì quyền lợi. Hậu quả của nó là nước nhà có thể bị nội chiến. Ngoại quốc sẽ bỏ tiền mua chuộc cán bộ cao cấp nhằm lũng đoạn guồng máy chính trị để trục lợi.

Nếu con người giữ giới không tham lam, không trộm cắp như Phật dạy thì nạn tham nhũng sẽ hết, ngân quỹ thặng dư, xã hội văn minh tiến bộ, không bị ngoại quốc khinh rẻ chê cười.

Tham sắc là một yếu tố khác của tham lam như vừa được trình bày. Tham sắc nên có người thấy vợ người khác đẹp hơn vợ mình, thấy chồng bạn bảnh trai và dễ thương hơn chồng mình. Kết quả là gia đình tan nát, hạnh phúc đỗ vỡ. Thời gian chiến tranh trước 1975 có câu nói nữa đùa nữa thật:

"Trai thời loạn năm thê bảy thiếp,
Gái dung nhan có đến mười chồng".

Tình yêu như thế chẳng khác nào "cái chai và cái nút chai". Nhiều vua chúa ngày xưa tham sắc đến nỗi người ta ví sắc đẹp của người đàn bà có sức mạnh không phải làm nghiêng nước đỗ thùng, mà "Nghiêng Nước Đỗ Thành".

Nhiều triều đại sau khi vua chết, các hoàng tử tranh nhau ngai vàng dẫn đến cảnh anh em chém giết nhau. Ngày nay, các quốc gia tân tiến và có nhiều dân chủ tự do, nhưng đến mùa bầu cử các ứng cử viên thóa mạ lẫn nhau để tranh phiếu cử tri. Trông thật tồi tệ và bỉ ổi. Ngay tại Mỹ, kỳ bầu cử tổng thống cuối năm vừa qua, cảnh gian lận phiếu giữa hai đảng Dân Chủ và Cọng Hòa cũng làm cho chúng ta cần chú ý đến tư cách và tác phong con người trong một xã hội tự cao về dân chủ. Nhờ có dân chủ hơn, nên họ chỉ mới vác luật ra tòa để tranh chức, chứ chưa phải vác súng thanh toán nhau để tranh quyền.

Nói gọn, vì không giữ giới Tham Lam, Trộm Cắp, thế giới đã tạo ra biết bao cuộc chiến đẫm máu, quốc gia loạn lạc, xã hội điêu linh, gia đình tan rả. Hệ quả của nó dĩ nhiên là không riêng gì đời sống kinh tế, mà các lãnh vực khác như chính trị, xã hội... cũng đều bị khủng hoảng. Còn như Cạnh Tranh Chính Đáng để sản xuất, để kiếm thị trường v.v.. thì không thuộc về Tham Lam Trộm Cắp mà thuật ngữ Phật Giáo gọi đó là Tinh Tấn, tức là tấn tới, vươn lên trong sự trong sạch chính đáng.

Hy vọng lời chỉ trích có tính động não của tôi và sự góp ý để trả lời cho vấn nạn ấy, sẽ góp một phần nhỏ cho những ai chưa thấy rõ cách áp dụng thực tiễn lời Phật dạy vào sự sống cho chính mình và cho cả quốc gia và nhân loại. Đến đây, bảng đánh báo hiệu giờ dùng điểm tâm của tăng chúng trong chùa. Thầy trò chúng tôi chia tay nhau trong niềm vui tương kính.

CỦ KHOAI LÙI BẾP TRO



Chúng ta đang sống trong thời đại của những cơ hội và những thách thức không thể tiên đoán. Nền khoa học xuất phát từ văn minh Tây phương không ngừng mở rộng những chân trời kiến thức khiến con người có thể sáng tạo nên những kỳ quan kỹ thuật không kém gì những phép lạ của Thượng đế. Con người đã thành công sáng tạo ra những con cừu hay những con chuột giống hệt như nhau từ những tế bào sinh vật. Con người cũng đã thành công trong việc làm những cơn mưa nhân tạo, hoặc trong việc nghiên cứu các “genes” để tạo ra những giống lúa, rau, quả theo ý muốn. Các nhà hóa học đang tìm cách phục chế các loại rác do loài người phế thải mỗi ngày để giảm bớt tối đa sự phung phí nguyên liệu. Giới y khoa đã thành công chế tạo vài loại thuốc chủng ngừa bằng DNA để giúp con người chỉ cần chủng ngừa một lần cũng đủ tránh được một vài thứ bệnh nào đó trong cả cuộc đời.

Thế giới khoa học Tây phương vẫn liên tục đóng góp mỗi ngày vào kho dự trữ kiến thức của nhân loại. Chỉ trong phạm vi Anh ngữ không thôi, người ta tính ra có tới 7000 tài liệu được viết ra mỗi ngày về các đề tài khoa học. Không một ai có đủ thỉ giờ và sức lực để đọc, chứ không nói tới chuyện có hiểu hay không.

Chúng ta tự hào đang được sống trong thời đại Tin Học (Information Age) nhưng thực sự ra chúng ta đang bị tràn ngập bởi những dữ kiện (data) mà phần lớn đã làm cho chúng ta điên đầu lo lắng và căng thẳng thần kinh. Mọi người Tây phương hầu như đang được sống trong cuộc sống vật chất đầy đủ nhất từ xưa đến nay, nhưng con số những người bị căng thẳng tinh thần, thậm chí là mắc bệnh tâm thần lại có phần gia tăng hơn trước. Rõ ràng cuộc sống vật chất sung mãn không phải là điều kiện cần và đủ cho một cuộc sống hạnh phúc của con người.

Nói như vậy không phải chúng ta có ý làm giảm giá trị của khoa học trong nền văn minh Tây phương. Trái lại, chúng ta đánh giá cao những thành tựu của nền khoa học đó và nhân loại phải biết ơn những nhà khoa học Tây phương đã góp công vĩ đại nâng cao mức sống và tầm hiểu biết của toàn thể loài người chúng ta về mọi lãnh vực. Vấn đề cốt lõi là chúng ta không thể quên cái trọng tâm của thế giới này là chính CON NGƯỜI. Chúng ta không thể sống hạnh phúc với thân xác và với thế giới giầu có về vật chất mà không cần một cái gì khác, nhất là không cần để ý tới ai. Để có được một cuộc sống có ý nghĩa và hạnh phúc trọn vẹn thì ngoài cuộc sống vật chất đầy đủ ra chúng ta cần có một tâm hồn ổn định hài hòa với tình thương bao la ràn trải tới mọi đồng loại.

Phải chăng lịch sử loài người đã có hoặc sẽ có một “thời đại hoàng kim”, trong đó tập thể con người được sống trong hòa bình và yêu thương nhau ? Nói một cách khác, muốn sống có hạnh phúc, chúng ta cần có trước hết là “tình người”. Phải chăng đó là tuyệt đỉnh của văn minh nhân loại ? Phải chăng ngọn đuốc của sự hiểu biết về cái “cùng kỳ lý” đã không được truyền tay từ đời xưa đến đời nay một cách liên tục và nó đã bị thất lạc trong một chặng nào đó trong chiều dài của những thiên-niên-kỷ ?

Nêu lên những câu hỏi này là chúng ta đang rất quan tâm đến những giá trị tinh thần đã bị thất lạc. Có thể những giá trị tinh thần qúi báu đó đã không được các sử gia, các nhà khoa học và các chính trị gia Tây phương để ý tới. Chúng ta có thể qủa quyết một điều là nền văn minh của nhân loại đã không bùng nổ đột biến như hiện tượng “Big Bang”. Nền văn minh đó đã hình thành bằng những bước đi dò dẫm chậm chạp trên đường tiến hóa dài tới cả triệu năm. Khoa học khảo cổ đã đạt những thành tựu lớn lao trong việc khám phá quá khứ của nền văn minh nhân loại, nhưng ánh sáng của ngành khoa học này mới chỉ soi rọi tới cái giới hạn của nó là thời kỳ đồ đá (Stone Age) tức khoảng thời gian từ 25000 đến 4000 năm trước công nguyên (TCN). Người Tây phương đã tìm ra những cái nôi của nền văn minh như Summer, Babylon, Dilmun, Elam, Ai Cập,.... Những cái nôi của nền văn minh ấy đều đã xuất hiện vào cuối thời kỳ đồ đá (8000-4000 TCN) nhưng người ta vẫn chưa hiểu rõ tại sao tất cả những nền văn minh ấy đều đã bị tiêu diệt. Phải chăng sự qúa mê tín vào kiếp sau và lo cho kiếp sau (người Ai Cập lo xây kim tự tháp làm suy sụp kinh tế quốc gia) và chiến tranh tôn giáo đã là những nguyên nhân chính yếu dẫn đến sự hủy diệt những nền văn minh ấy ?

Người Tây phương cũng không tránh khỏi những nhận định chủ quan trong sự đánh giá những nền văn minh đó. Từ khi Napoléon kéo quân đến chiếm Ai Cập vào đầu thế kỷ 18, ông ta đã ngỡ ngàng đứng ngắm nhìn những kim tự tháp. Tiếp theo đó là những khám phá thành công của ngành khảo cổ tại vùng Cận Đông với các di vật đã hùng hồn nói lên cái quá khứ đầy huy hoàng tráng lệ của Babylon và đất thánh Jerusalem.

Thế giới phương Tây dường như có ấn tượng cho rằng vùng Cận Đông là cái nôi duy nhất của văn minh nhân loại. Những phát minh đầu tiên là những phát minh chưa từng có bao giờ trước đó (The firsts of first time ever) đều được gán cho là của giống dân Sumerians, những người đầu tiên định cư tại Babylon mà người Hy Lạp gọi là Mesopotamia. Mesos là “ở giữa” (Middle); Potamia là “những con sông” (Rivers). Đó là miền châu thổ được tạo nên bởi hai con sông Euphrate và Tigris, người Hoa dịch ra là Lưỡng-Hà-Châu. Hiện nay cả vùng này chỉ là một sa mạc mênh mông cách thủ đô Baghdad củaIraq khoảng 80 dặm về phía Nam.

Ngày nay, người ta đã nhận thấy những nhận định trên đây là thiên lệch và chủ quan quá đáng. Bởi lẽ nhiều nền văn minh cổ khác đã được khám phá tại Trung Quốc, Ấn Độ và Mexico (văn minh Maya).

Sự thật là thế giới cổ đã xuất hiện nhiều nền văn minh độc lập tại nhiều vùng khác nhau, trong số đó tại sao lại không thể có một nền văn minh thuần túy Việt Nam ?

Vì một lý do nào đó chưa rõ, tất cả các nền văn minh cổ đều đã tàn lụi, nhưng điều may mắn là các nền văn minh ấy đều để lại những dấu vết trong kho tàng kinh nghiệm của loài người. Không có một nền văn minh nào là kẻ sống sót duy nhất trên hành tinh này !

Trong tác phẩm “Truy Tìm Cái Nôi của nền Văn Minh” (In Search of the Craddle of Civilization) của ba tác giả George Feverstein, Subhash Kak và Davis Frawley – Quest Book 1995, nhiều nhà khoa học thuộc ngành khảo cổ đã đưa ra một nhận định mới cho rằng ngoài Babylon ra còn có nhiều cái nôi văn minh khác đã phát sinh một cách riêng biệt tại nhiều vùng khác nhau trong thế giới cổ. Điều nhận xét đặc biệt của họ là những cái nôi của văn minh nhân loại đều nằm trong cái vòng đai chạy quanh trái đất song song với đường xích đạo. Hầu hết đều ở gần Hạ Chí Tuyến (Tropic of Cancer) song song và nằm về hướng Bắc của đường Xích Đạo. Vòng đai này chạy qua Ai Cập, Babylon, Jerusalem, Bắc Ấn và miền Bắc Việt Nam (sách dẫn chiếu, p. XIX).

Để góp phần vào việc khôi phục và phát huy nền văn hóa Việt Nam, chúng ta cần phải đi vào trọng tâm của vấn đề là moi tìm những sự hiểu biết khôn ngoan của tổ tiên chúng ta về cái “cùng kỳ lý” của vũ trụ và cuộc sống. Đó là quan niệm của tổ tiên chúng ta về lẽ âm dương trong vạn vật và thái độ ứng xử khôn ngoan của tổ tiên chúng ta là chấp nhận những mặt đối lập để cùng tồn tại và phát triển theo cái lẽ “tương khắc, tương sinh”. Áp dụng sự khôn ngoan của tổ tiên vào thái độ sống của chúng ta hiện nay là: hãy mở rộng con tim và khối óc để đón nhận những dị biệt của các nền văn hóa ngoại lai du nhập với một tinh thần bao dung hài hòa. Tổ tiên chúng ta không dành độc quyền chân lý:

“Khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời”
“Rằng trong lẽ phải có người có ta”

Biết ta có cái hay của ta, người có cái hay của người. Điều quan trọng là biết học hỏi cái hay của người để bổ túc cho cái thiếu xót của ta và biết dùng cái Đức của ta để cảm hóa cái xấu, cái dở của người.

“Có đi có lại mới toại lòng nhau”

Nhưng cuối cùng, tổ tiên chúng ta không tranh thắng với ai bằng cái lý, vì thắng bằng cái lý không thôi sẽ làm cho kẻ thua mất mặt và làm mất đi cái tình cảm thương yêu lẫn nhau. Tổ tiên chúng ta rất đau xót nếu có ai làm mất đi cái tình cảm đó.

“Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình”

Chúng ta không kỳ vọng quá cao vào riêng cái kho tàng văn hóa của dân tộc để cho rằng sự hiểu biết khôn ngoan của tổ tiên đủ để giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống hôm nay. Thật sự chúng ta cần phải học hỏi Tây phương rất nhiều về phương pháp tổ chức, óc phân tích khoa học, tinh thần trọng sự chính xác và nhất là ý chí phấn đấu liên tục trong học hỏi, tìm hiểu và phát minh để không ngừng tiến bộ mọi mặt.

Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn nhận rằng cái kho tàng hiểu biết khôn ngoan của tổ tiên chúng ta đã được chắt lọc qua biết bao gian lao thử thách trong cuộc sống của toàn dân, nó là sợi chỉ xuyên suốt của bản sắc dân tộc qua nhiều ngàn năm lịch sử dấu tranh để đất nước ta còn tồn tại đến ngày hôm nay.

Hiển nhiên là cái kho tàng hiểu biết khôn ngoan của tổ tiên, tức là cái gốc của nền văn minh Việt Nam, đã được chứng nghiệm qua quá khứ 4000 năm lịch sử. Vậy nó phải có một giá trị nhất định. Ít nhất cái vốn văn hóa dân tộc cũng giúp chúng ta xác định được một thái độ sống dung hòa, lấy tình người làm trọng tâm. Thái độ sống đó hướng dẫn chúng ta cần phải tránh mọi chủ nghĩa và mọi tôn giáo cực đoan, vì những thứ cực đoan này đã tàn phá thế giới và hủy diệt tình người.

Dưới ánh sáng của văn hóa dân tộc, chúng ta hãy bình tâm đánh giá lại mọi chủ nghĩa và mọi tôn giáo mà chúng ta đang theo :

Mọi tôn giáo hay mọi chủ nghĩa chỉ có thể là chính đáng nếu nó thực sự phục vụ con người. Bất cứ một thứ chủ nghĩa nào, dù nhân danh quốc gia hay xã hội, mà chà đạp hủy hoại con người đều là những tà thuyết đáng lên án. Mọi thứ tôn giáo dù nhân danh Thượng đế hay hứa hẹn một thiên đàng vĩnh cửu nhưng đã ngăn cách con người với nhau và hủy diệt lẫn nhau vì những tranh chấp thế tục thấp hèn thì đó không phải là những tôn giáo “thật”. Những tôn giáo đó thực chất chỉ là buôn thần bán thánh của những người khoác áo thầy tu để lừa bịp con người và đi ngược lại ý Thượng đế.

Phật đã dạy mọi chúng sinh đều có Phật tính. Như vậy Phật đã có sẵn ở trong lòng mỗi người. Muốn tìm Phật thì cứ việc tìm Ngài ở trong lòng mình, không cần phải tới chùa - Phật tại tâm chứ không tại chùa. Hãy tin vào chính mình và nhớ lời ông cha ta dạy rằng: bộ áo khó làm nên thầy tu. Tổ tiên chúng ta dạy chúng ta cái tinh thần đề cao cảnh giác “miệng tụng Nam Mô, bụng bồ dao găm”

Chúa Jesus còn dạy kỹ hơn: “Kẻ giàu vào nước thiêng đàng còn khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim”. Ai cũng biết giáo hội Vatican là giáo hội giàu nhất thế giới với tài sản hàng ngàn tỷ Mỹ kim. Vậy cả cái giáo hội Vatican chắc chắn là khó mà chui lọt lỗ kim đó ! Ai muốn lên thiên đàng thì hãy nghe lời Chúa, chứ đừng nghe các vị thừa sai của giáo hội mà phải sa hỏa ngục đời đời. Bao nhiêu công sức bỏ ra để đọc kinh rã họng cả mấy chục năm cũng đều đổ xuống sông xuống biển. Trong Thánh Kinh, Chúa cũng dạy con người hãy tránh xa các nhà thờ, vì Chúa không ở trong đó: “Thánh Linh của Thiên Chúa không ngự trong các đền thờ do bàn tay con người tạo nên” (The Holy Spirit no longer dwelth in temples made by men’s hands – Acts 17:24). Thánh Kinh xác định: “Anh em là đền thờ của Thiên Chúa. Thánh Linh của Thiên Chúa ngự trong anh em” (Ye are the temple of God. The Spirit of God dwelth in you – ICor. 3:16).

Rõ ràng một điều là Phật cũng như Chúa đều dạy mọi người hãy quay về với chính nội tâm của mình. Nội tâm của mổi người mới là Chùa thật và đền thờ thật. Mọi thứ nhà thờ, thánh thất hay chùa chiền miếu mạo ta thấy bên ngoài đều là đồ giả. Đó chính là những trung tâm dẫn dắt con người xa rời các lời dạy chân chính của Phật và Chúa. Mái chùa hay mái nhà thờ càng rộng lớn bao nhiêu càng che khuất ánh sáng mặt trời chân lý bấy nhiêu. Bức tường của nhà thờ hay chùa do người ta xây dựng càng cao bao nhiêu thì càng ngăn cách con người với nhau bấy nhiêu. Các tu sĩ giảng giải dông dài chính là những người đầu tiên phản bội lại các giáo chủ của mình, trước khi phản bội đồng đạo nhẹ dạ của họ.

Trước khi các đạo du nhập vào đất nước ta, tổ tiên chúng ta đã sống hàng ngàn năm bình yên, hạnh phúc mà không cần tới một đạo nào cả. Tổ tiên chúng ta đã nhận thức rằng: chúng ta đã có sẵn một đạo cao hơn tất cả các tôn giáo, đó là “Đạo Làm Người”.

Tổ tiên chúng ta là con Hồng cháu Lạc, chứ không phải là con cháu của Adong-Evà, nên không hề mắc cái “tội tổ tông”. Do đó chúng ta chẳng cần một thứ chúa Cứu Thế nào cứu chuộc. Vào năm 40 sau Công-nguyên, hai Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị đã cứu nước ta thoát ách đô hộ ngoại bang và dành lại độc lập cho tổ quốc. Hai Bà, sấp sỉ bằng tuổi Jesus, và hai Bà Trưng đã thực sự là Chúa Cứu Thế của dân tộc ta. Jesus lúc đó còn bận giảng đạo ở Jerusalem, chẳng biết cái xứ Giao Chỉ nằm ở nơi nào trên địa cầu làm sao tới cứu? Jesus bị quân La Mã đánh đập tơi bời rồi bị đóng đinh trần truồng trên thập giá về cái tội dám chống lại đế quốc. Jesus là nạn nhân của bọn đế quốc La Mã. Đối đầu với cả một đế quốc hung bạo, Jesus đã không thể tự cứu mình, nên đã phải chết dưới tay chúng.

Một người đã không thể cứu nổi chính mình thì làm sao có khả năng làm Chúa Cứu Thế cả thế gian, trong đó có cả những người chủ mưu giết mình ? Học giả Do Thái Leonard Yassen đã viết rất chí lý trong tác phẩm “The Jesus Connection to Triumph over Anti-Semistism” (Crossroad 1995) : “Jesus không hề biết gì về Ki Tô Giáo (Christianity), cũng không chết với danh nghĩa là người dã sáng lập ra đạo này, mà chết vì danh nghĩa một công dân Do Thái”. Ông gọi Ki Tô Giáo là một cái boomerang vĩ đại do đế quốc La Mã tạo ra để khiến cho nó quay lại tiêu diệt tổ quốc của công dân Jesus. Do Thái quả là một một dân tộc được chọn (a chosen people), nhưng người chọn không phải là Thiên Chúa mà là đế quốc La Mã. và họ đã chọn dân tộc Do Thái với mục tiêu rõ rệt là để tiêu diệt dân tộc này.

Kẻ viết bài này đã viết trong tinh thần thanh thản, không một chút ác cảm riêng tư nào đối với Công Giáo, vì đạo này là đạo của tổ tiên, gia tộc nội ngoại từ thế kỷ 16. Mọi người thân thiết của đời tôi, tất cả đều là những tín đồ Công Giáo nhiệt thành đến độ sẵn sàng “tử vì đạo” bất cứ lúc nào. Tôi đã sinh ra và lớn lên trong môi trường đậm đặc ấy của Công Giáo miền quê Nam-Định. Nhưng cũng tại nơi miền quê đó, cái bản sắc đặc biệt của dân tộc tính Việt Nam vẫn không phai nhòa trong đáy sâu cùng tận linh hồn của những người nông dân chất phác hiền hòa. Cái ánh sáng của văn hóa dân tộc còn sót lại nơi tôi đã cởi trói cho tôi và giải thoát tôi khỏi “cái tròng Công Giáo” (The Catholic Loop – theo cách nói của bà Joanne H. Meehl, tác giả cuốn Người Công Giáo Tỉnh Ngộ - The Recovering Catholic – Prometheus Books, NY 1995).

Đã sống nhiều năm ở hải ngoại, tôi đã ăn nhiều “french fries, baked potatos, smashed potatos”, nhưng tôi vẫn nhớ như in cái hương vị ngọt ngào độc đáo của củ khoai mẹ tôi lùi trong bếp tro rơm rạ. Đã hơn nửa thế kỷ qua rồi mà sao cái hương vị ngọt ngào ấy vẫn như còn tồn đọng trong đáy sâu tâm hồn tôi. Đặc tính văn hóa dân tộc Việt Nam có lẽ không khác mấy với hình ảnh củ khoai đơn sơ mộc mạc lùi tro trong căn bếp mái tranh vách đất năm xưa. Bề ngoài củ khoai nướng trông đen thui xấu xí, nhưng tất cả hương vị ngọt ngào nguyên chất của nó đã không mất đi đâu chút nào mà đều qui tụ vào trong.Văn hóa dân tộc ta không có cái vẻ kiêu sa lộng lẫy như văn hóa Tây Phương vì nó chìm sâu trong lòng người với tất cả những gì nguyên chất của giá trị CON NGƯỜI. Xét về thực chất giá trị, chưa hẳn nền văn hóa Tây phương đã cao hơn văn hóa Việt Nam. Cũng như hương vị thơm ngon của french fries hay smashed potatos chưa chắc đã bì kịp với hương vị ngọt ngào độc đáo của củ khoai lùi bếp tro.

Cái hương vị ngọt lịm nóng hổi của củ khoai nướng thô sơ mộc mạc cũng như lòng thương con chân thật của bà mẹ quê đã thấm sâu vào từng giọt máu, từng đốt xương và từng hơi thở của linh hồn. Tôi vẫn ghi lòng tạc dạ những lời mẹ dặn: “Con hãy sống theo lời Chúa. Thánh Kinh là kho tàng của sự khôn ngoan để cho con học hỏi suốt đời”. Quả thật, chúng ta có thể học hỏi được nhiều điều khôn ngoan tốt lành nơi Thánh Kinh, nhưng không phải mọi điều trong đó đều khôn ngoan và tốt lành cả. Trong Thánh Kinh Cựu Ước cũng như Tân Ước không thiếu gì những điều nhảm nhí, ác độc và vô luân.Vấn đề quan trọng là khi đọc Thánh Kinh, cũng như khi đọc mọi cuốn sách khác, ta cần phải biết phân biệt đâu là điều đúng, đâu là điều sai. Thánh Kinh chẳng phải là cuốn sách thiêng liêng ghi chép những lời của Chúa, vì Chúa là đấng thiêng liêng chẳng nói bao giờ. Tất cả chỉ là những lời của người phàm tục được gán cho Chúa qua cái mà người Công giáo thường gọi là sự “mặc khải”. Cả ba tôn giáo độc thần (Do Thái, Ki Tô, Hồi) đều vin vào sự mặc khải này để buộc tín đồ phải tin Thánh Kinh của mình là chân lý tuyệt đối. Đó là nguyên nhân chính yếu dẫn đến thái độ tự tôn mù quáng và độc quyền chân lý.Cả ba tôn giáo thờ cùng một ông chúa đều muốn dành độc quyền chân lý, nên đã gây thánh chiến với nhau tạo nên cảnh núi xương sông máu trong hơn chục thế kỷ qua. Họ đã biến Thánh Kinh của Tình Yêu (Gospel of Love) thành Thánh Kinh của lòng hận thù (Gospel of Hatred). Vậy Thánh Kinh đã rõ ràng không phải là lời của Chúa. Qủy sứ cũng có thể viện dẫn Thánh Kinh để giải thích cho những việc làm ác độc của chúng. Thánh Kinh chỉ là tấm màn che mỹ miều để những phần tử lợi dụng tôn giáo núp đằng sau tha hồ tác yêu tác quái mà vẫn được các nạn nhân của họ kính trọng như thường!

Mỗi khi suy nghĩ về đạo Công giáo là đạo lâu đời của ông bà tổ tiên, tôi thường áy náy trong lòng và tự hỏi mình liệu có phạm tội bất hiếu hay không. Trong những hoàn cảnh ấy tôi thường nghĩ đến mẹ tôi và tâm sự với người trong tư tưởng :

Mẹ ơi ! Con cám ơn mẹ đã cho con một trí óc để suy xét, một trái tim để yêu thương và một lương tâm để đón nhận những lời nói chân thật. Con không tin những lời người ta nói trong sách, dù đó là sách Kinh Thánh, nhưng chỉ tin vào những lời nói của lương tâm trong tâm hồn chân thật của con mà thôi.

Con kính trọng mẹ là một người phụ nữ Công giáo chân thật, hết lòng mến Chúa, yêu người. Đồng thời mẹ cũng là một người nông dân Việt Nam chân thật, vì mẹ đã sống thật với lòng mình, vốn rất đơn sơ, mộc mạc, hiền hòa. Mẹ không ưa lý luận cao xa, mà chỉ biết yêu thương vô điều kiện. Mẹ đã tìm thấy thiên đàng của Chúa trong tâm hồn bình an của mẹ ngay lúc còn sống trên cõi đời này. Mỗi lần giỗ mẹ, con không cầu xin Chúa cho mẹ được rỗi linh hồn, vì mẹ đã rỗi linh hồn từ khi còn sống. Con không theo một tôn giáo nào, nhưng con tôn kính con người thật của Jesus, cũng như tôn kính con người thật của Thích Ca Mâu Ni. Con tôn kính các Ngài, nhưng chẳng bao giờ muốn mình trở thành công dân Do Thái hay Ấn Độ, và càng không muốn trở thành công dân của Vatican. Tổ Quốc muôn đời của con vẫn là ViệtNam. Cả Jesus lẫn Thích Ca đều là những chân sư của con, vì các Ngài đều là những “ngón tay chỉ trăng” hướng dẫn con trên đường giác ngộ. Các Ngài đều là những trí tuệ bậc cao để cho con từ thấp ngó lên ngưỡng mộ, chứ không phải để tôn thờ. Các Ngài đều đã được sinh ra bởi người, chẳng phải đã sinh ra từ đất bùn cũng chẳng phải đã được sinh ra bởi người mẹ “đồng trinh”. Các Ngài đều đã không thoát được cái qui luật ”sinh, lão, bệnh, tử” và cả Chúa lẫn Phật đều đã trở về với cát bụi vô tri vô giác từ lâu. Như vậy các Ngài chẳng có chút quyền năng nào để ban ơn hay trừng phạt con người. Do đó, việc cầu xin Chúa hay cầu khấn Phật để xin ơn này ơn kia đều là những hành động mê tín nhảm nhí, hoàn toàn vô ích.

Cả Chúa trong nhà thờ lẫn Phật trên chùa đều là những hình tượng do người ta dựng lên. Chẳng có Chúa, Phật nào thưong con thật tình bằng mẹ thương con.

Dù cho thời gian phôi pha và dù sống ở bất cứ nơi nào trên thế giới, hương vị của những củ khoai nướng lùi bếp tro vẫn cứ mãi vấn vương trong lòng con, vì đó chính là biều hiệu tình yêu thương bất diệt của mẹ trong linh hồn con.

Mẹ ơi, linh hồn Việt Nam chân thật của mẹ vẫn sống mãi trong con !

Charlie Nguyễn