Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Bài học làm người từ một... con chó


"Một con chó có thể không hiểu được đạo lý làm người nhưng con người có thể lấy bài học từ con chó để nghiền ngẫm lại chính họ...". Đây là thông điệp từ câu chuyện thú vị về chú chó Faith, từng lên hình bìa tạp chí People, được cộng đồng mạng truyền tay nhau những ngày qua.





















Đâu rồi, chuyện tử tế?



TT - Cuộc sống thường nhật đẩy nhiều người vào tình huống dở khóc dở mếu. Câu hỏi “Đâu rồi, chuyện tử tế?” bỗng bật ra bởi ngày càng thấy nhiều chuyện chưa tử tế trong cuộc sống... Thậm chí có người còn cảm thấy băn khoăn với suy nghĩ tử tế chỉ có thiệt thòi, có người thì xem những chuyện không tử tế chẳng liên quan gì đến mình, chuyện thiếu tử tế lại nhiều hơn...


Dòng người chen lấn vào xem live show ca sĩ Đan Trường tại
nhà thi đấu Nguyễn Du, Q.1, TP.HCM tối 1-11 - Ảnh: Quang Định

Tử tế chỉ là “trào lưu”?

Tháng 4-2009, một cô sinh viên người Hàn Quốc đã viết thư cho Tuổi Trẻ thể hiện sự “không hiểu nổi” về việc chẳng thấy những người đến căngtin của Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) khi đó chịu xếp hàng. Ngay lập tức diễn đàn về văn hóa xếp hàng được mở ra, nhiều người thấy chuyện kỳ cục đó và đã có một vài nơi người ta biết xếp hàng.

Nhưng hơn bốn năm sau, việc xếp hàng đang khiến nhiều người nghĩ rằng đó chỉ là trào lưu, qua từng đợt rồi đâu lại vào đó. Đến những nơi công cộng hiện nay, nỗi sợ hãi vô hình của nhiều người vẫn là cảnh chen lấn, giành chỗ.

Một nhà báo sống tại Pháp có thẻ VIP khi đi máy bay kể lại cảnh “ấn tượng” tại một số sân bay ở VN: “Mặc dù được ưu tiên không phải xếp hàng làm thủ tục nhưng cảnh chen lấn thiếu ý thức từ những vị khách VIP cũng luôn xảy ra. Có lần tôi làm thủ tục ở quầy, chỉ có vài khách đang đợi đến lượt. Vậy mà một ông từ đâu xộc tới chen vào trước chỗ tôi đứng với vẻ mặt tỉnh queo. Cô nhân viên phải nhắc nhở anh ta mới chịu lùi xuống xếp hàng. Nhưng thái độ thì không có gì là mắc cỡ. Có vẻ như đó là thói quen của vị khách VIP này.”

Anh Lê Mỹ (TP.HCM) chia sẻ trên Facebook về việc bị chen lấn khi làm thủ tục ở sân bay Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) mới đây, trong khi anh đang ôm con nhỏ cũng bị một phụ nữ chen ngang. Lời chia sẻ của anh nhận được rất nhiều bình luận thông cảm của bạn bè với nội dung chung: chuyện thường thấy thôi!?

Ở những nơi công cộng như các trung tâm mua sắm, công viên hay bãi giữ xe là nơi tập trung bức xúc của nhiều người.

Chị Phương Hạnh (Q.8, TP.HCM) kể: “Gửi xe trong các bãi xe tôi thường bực với khá nhiều chuyện. Ví dụ như hộc xe gần tay lái của tôi thường xuyên thành... giỏ rác của nhiều người. Hôm thì vỏ chai nước, hôm thì bịch nilông, khẩu trang y tế của ai đó giắt vào. Tai quái hơn, có một số người còn nhét cả bịch đồ ăn thừa vào hộc xe, nhiều lần dầu mỡ, đồ ăn văng nhoe nhoét ra xe tôi. Chưa kể những việc nghiêm trọng hơn như bị rút trộm bugi xe, nạn trộm cắp mũ bảo hiểm...”.

Đến bệnh viện là nơi để mọi người trị bệnh, nhưng tại đây lại thường xuyên diễn ra những việc khiến người đi trị bệnh chỉ muốn “bệnh nặng thêm”.

Bạn Huy Anh (Q.10, TP.HCM) chia sẻ: “Tôi bực nhất là những người thường hút thuốc trong bệnh viện, họ hút ngay cả lúc đang xếp hàng, hút ở nơi có bệnh nhân, bệnh nhi và khắp các hành lang. Khi bị bảo vệ “truy quét”, họ lén chui vô gầm cầu thang các khu điều trị, thậm chí chui vào nhà vệ sinh để hút thuốc, chỉ để giải quyết nhu cầu của mình”.

Một nữ tiếp viên hàng không sống tại TP.HCM bộc bạch: “Nếu ai đang làm trong các hãng hàng không giá rẻ mới thấu nỗi khổ của những thành viên trong đoàn bay. Chuyện vi phạm quy định bay phải thường xuyên nhắc nhở như nhắc... trẻ con với một số vị khách rất phổ biến. Có nhiều người còn bình phẩm oang oang về tiếp viên trong chuyến bay ngay trước mặt chúng tôi một cách khiếm nhã, khi nhắc nhở thì họ cho rằng bị làm khó dễ”.

“Vài lần đi ăn tiệc buffet có lẫn khách ta, khách Tây, tôi luôn phải nghe những câu chuyện đáng buồn về thói quen “tham bát bỏ mâm” của “phe mình”. Tôi chứng kiến cảnh người Việt chen lấn lấy đồ ăn, trong khi cả đoàn người đang vui vẻ xếp hàng. Bữa tiệc bị chùng xuống vì một người “không hiểu nghĩ gì trong đầu” mà nhảy bổ vào cắt ngang chúng tôi một cách tỉnh bơ. Chưa kể suốt bữa tiệc, nhân viên phục vụ cứ thấy người mình ở đâu là để tấm bảng “vui lòng lấy đồ ăn vừa đủ” ngay trước mặt họ mà cuối cùng đồ ăn dư vẫn đầy bàn”, một Việt kiều giấu tên tâm sự.

Làm người tốt không dễ?

Là một tài xế lâu năm, thường xuyên chứng kiến các tai nạn xảy ra trên đường, nhưng có dừng lại cứu người hay không thì anh T.T.Sinh (Đắk Lắk) phải cân nhắc. Anh chia sẻ:“Không chỉ bản thân tôi mà nhiều đồng nghiệp khác rất lo ngại, chỉ nhìn chứ không dám giúp”.

Anh Sinh kể đoạn đường km20 quốc lộ 26 thường rất vắng vẻ, khó đi vào ban đêm. Có một lần tầm 9-10g tối, một đám đông tụ tập phía trước gây kẹt xe, sau một lúc lách qua mới biết do có tai nạn, đa số người là thanh niên nhưng ai cũng chỉ đứng nhìn bàn tán mặc cho nạn nhân nằm sõng soài trên đường.

Tôi bật đèn pha bước ra đường la lớn: “Xe tui cứu người, xe tui cứu người” là đã đề phòng chuyện có thể gây hiểu lầm tôi gây tai nạn. Đưa nạn nhân lên xe, hỏi từng người xung quanh để tìm người nhà của nạn nhân nhưng người nhà chưa đến thì một nhóm thanh niên trên 4-5 xe máy đến bủa vây. Những người dân lúc này mới nói giúp là xe tôi cứu người, nếu không thì...

“Biết tính mạng con người cần được cấp cứu trong gang tấc, xét về đạo lý lẫn luật pháp đều đúng nhưng thực tế thì không phải ai cũng có thể làm điều đúng đó”, anh Sinh nói đầy tâm trạng.
Anh Đức Hạnh (Q.7, TP.HCM) kể về câu chuyện tận mắt chứng kiến một bà cụ bị một nam thanh niên đi xe máy va quẹt rồi chạy mất. Một cô gái dừng xe lại đỡ bà cụ ngồi dậy nhưng không ngờ bà túm lấy cô và hô hoán lên là cô này tông bà gãy chân. Con cháu trong nhà bà cụ túa ra khoảng 5-6 người vây lấy cô gái đòi bồi thường, chửi rủa liên hồi. Vài người chứng kiến đã đứng ra làm chứng là cô gái chỉ giúp bà này thôi, nhưng bà vẫn nắm lấy tay cô gái: “Con này con này tông tao té...”.

Trong khi đó Quỳnh Chi, sinh viên năm 2, vừa bước vào đất Sài Gòn không lâu đã cảm thấy “mọi người thật độc ác”. Cô kể một lần gặp người đàn ông trung niên chở thức ăn thừa đầy hai thùng bên hông xe máy bỗng dưng bị té ra giữa đường, thức ăn thừa đổ ra hôi thối cả một đoạn. Cô dừng xe bên vỉa hè để giúp người đàn ông kia trong 5-7 phút. Khi mọi việc xong xuôi, nhìn lại thì thấy chiếc xe đạp đã “không cánh mà bay”. Đám đông trước đó thấy người đàn ông bị nạn chỉ biết nhìn, giờ cũng vô cảm lắc đầu không biết ai đã lấy chiếc xe rồi lẳng lặng bỏ đi, ai lo công việc của người đó, mặc cho cô khóc lóc hỏi han.

“Trên đoạn đường quay lại trường tôi đã thắc mắc rất nhiều, rằng không hiểu tại sao người ta lại đối xử với nhau như vậy. Chắc chắn họ thấy và biết ai đã lấy chiếc xe nhưng chỉ đứng nhìn cô gái lem luốc khóc lóc trên đống thức ăn cho heo. Sau lần đó tôi bị khủng hoảng niềm tin ghê gớm” - Quỳnh Chi nói.

“...Lo chuyện nhà mày đi, đừng lo chuyện bao đồng”

Đó là “gạch đá” của một bạn trẻ “tống” vào Facebook của Nguyễn Văn Thắng (Dalat Traveler), sau khi anh đăng status và phát biểu trên báo chí phê phán vụ chụp ảnh thiếu ý thức, gây thiệt hại tại vườn hoa cải của nông dân vùng rau Đơn Dương (Lâm Đồng) (xem “Câu like”, đúng - sai mặc kệ!? ngày 2-12).

Xem ra câu chuyện giẫm nát vườn cải không dừng lại ở chuyện ý thức kém cỏi của một bộ phận giới trẻ tưởng chỉ vì ham vui, a dua để chụp hình khoe sự “sành điệu” với cộng đồng người sử dụng Facebook.

Điều lo ngại là để bảo vệ “cùng hội cùng thuyền”, nhiều bạn trẻ sẵn sàng cho mình quyền “ném” đi những câu nói nhục mạ người khác, bất chấp tất cả.

“... Bố thằng bệnh, mày nên ở nhà lo chuyện nhà mày đi, lo chuyện bao đồng. Người ta có phá hoại của nhà mày không mà mày sủa...” (trích tin nhắn trong hộp thư mà người này đã gửi Dalat Traveler). Họ, những người bị phê phán vì hành vi thiếu ý thức, thậm chí còn thể hiện thái độ bất chấp bằng cách viết trạng thái kèm hình ảnh minh họa để thách thức những người góp ý cho mình rằng “vườn nhà người ta người ta thích dắt bò vào chụp hình đó thì đã sao”!?

Rồi hàng loạt chuyện buồn nữa đang phổ biến trên mạng xã hội là thái độ lãnh đạm, thờ ơ khi xuất hiện không ít ý kiến cho rằng chuyện “chẳng có gì to tát, thấy đẹp người ta vào chụp hình chứ làm gì mà chủ vườn phải đuổi hay rào đến như thế”, hay “nếu nông dân sợ thiệt hại thì sao không bán vé thu tiền cho người ta vào chụp hình, thu nhập không khéo còn hơn đi trồng cải ấy chứ”... Một số khác lại vô cảm theo kiểu chặc lưỡi: “Ừ, biết là thiếu ý thức, văn hóa đang xuống cấp... nhưng thôi cũng kệ, không đụng đến mình...”.

Câu chuyện về ý thức và văn hóa hiện nay còn được biểu hiện theo một hướng đáng lo khác, đó là văn hóa “hên xui” mà không xuất phát từ chính ý thức bản thân, kiểu như: “Hên tụi mình không bị chụp hình đưa lên báo. Mấy con (ý nói những người xuất hiện trên hình trong bài báo) này xui thôi. Tụi nó là sinh viên năm cuối khoa du lịch Đại học Đà Lạt đó” - câu chuyện ghi lại được từ trao đổi của một nhóm sinh viên Đà Lạt sau khi đọc bài báo tại quán cà phê ở Đà Lạt.

Trong khi đó để bảo vệ vườn cải nhà mình, anh Tân buộc phải đào một đường mương xung quanh vườn, và đưa hai chú chó ra vườn làm “nhiệm vụ bất đắc dĩ”.

NGUYỄN NGHĨA
LÊ VÂN - DIỆU NGUYỄN

http://tuoitre.vn/tin/nhip-song-tre/20141204/dau-roi-chuyen-tu-te/679944.html

Xuân Văn












































Cô gái 27 tuổi và đề nghị 'thuê tôi đi'


Muốn kiếm tiền mua quần áo và đồ chơi tặng cho trẻ em bị nhiễm HIV nhân dịp Giáng sinh, cô gái Nguyễn Hoàng Thái Trâm, 27 tuổi đã đăng lời rao "Thuê tôi đi" hết sức cảm động trên Facebook cá nhân để tìm việc làm thêm ngoài giờ.


Nguyên văn "status" của cô gái trẻ Nguyễn Hoàng Thái Trâm.Mới đây, cư dân mạng đang truyền tay nhau một status hết sức đặc biệt của cô gái tên Nguyễn Hoàng Thái Trâm với nội dung là “Thuê tôi đi” đúng như câu tựa đề. Mục đích của cô gái là để quyên tiền mua quà giáng sinh cho trẻ em có HIV ở mái ấm Mai Tâm, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM.

Với lời văn sâu sắc, ấn tượng cùng mục đích cao đẹp, hành động của cô nhận được rất nhiều sự đồng tình, ủng hộ và khen ngợi từ cư dân mạng.

Nguyên văn, Thái Trâm viết:

"Thuê tôi đi
Tôi là Thái Trâm. Tôi có 7 năm trong lĩnh vực bán hàng, hiện tại tôi đang làm Marketing. Tôi có khả năng lắng nghe và truyền cảm hứng cho người khác. Tôi cũng biết nấu ăn và hát. Tôi có thể làm việc nhà, đi dạo cùng bạn, lắng nghe bạn, vui chơi với trẻ em. Tôi sẽ không làm những việc vi phạm pháp luật, thuần phong mỹ tục, và đạo đức xã hội... Tôi cũng có quyền từ chối các yêu cầu của bạn nếu cảm thấy không phù hợp.
Bạn có thể thuê tôi làm những gì bạn muốn, miễn là không vi phạm vào những điều trên và chúng ta cùng thỏa thuận.
Tiền công cho mỗi giờ của tôi là 200.000đ/giờ. Tối đa là 2 giờ. Thời gian tôi có thể làm việc là từ 18h-21h mỗi ngày bắt đầu từ ngày 26/11/2014 đến 23/12/2014.

Toàn bộ tiền kiếm được tôi sẽ dùng để mua quần áo và đồ chơi mới cho các bé bị nhiễm HIV ở mái ấm Mai Tâm tại địa chỉ số 23 đường 15, QL 13, F Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức. Vì sao lại là đồ mới mà không quyên góp đồ cũ? Vì tôi muốn các bé có thể cảm nhận được cảm giác cầm trên tay món đồ chơi mới, cảm giác ngửi mùi đồ mới, tự tay bóc tem nhãn của những quần áo, đồ chơi đó. Tôi sẽ trao cho các bé vào dịp Noel năm nay, để mang lại niềm vui cho những thiên thần bé nhỏ.
Hãy thuê tôi!!!"


Cô gái trẻ Nguyễn Hoàng Thái Trâm.

Noel đang ngày một tới gần, cô gái trẻ chia sẻ muốn tặng quà cho các trẻ em nhiễm HIV nhưng nếu kêu gọi quyên góp thì chủ yếu sẽ toàn là đồ cũ, còn Trâm lại muốn mua quần áo và đồ chơi mới cho các em.

Học theo cách làm của những bạn trẻ trước đây, Trâm đăng lời rao "Thuê tôi đi" bởi đây là cách đơn giản nhất bạn có thể tự kiếm tiền mua quà tặng cho các bé và mọi người cũng có cơ hội đóng góp thông qua hình thức thuê cô làm việc.


Ý tưởng của Thái Trâm được rất nhiều sự ủng hộ và chia sẻ của cư dân mạng.

Khi biết tấm lòng của cô gái trẻ, rất nhiều người cũng muốn góp sức ủng hộ trực tiếp bằng tiền mặt nhưng Trâm từ chối nhận nếu không thuê mình làm việc, và chỉ nhận chuyển tới các bé đồ chơi và quần áo mới.

Hành động đẹp này của Trâm nhận được rất nhiều sự tán dương từ cư dân mạng. Bạn Joseph Nguyen bình luận: “Tuy tôi và bạn chưa biết mặt nhau, nhưng khi đọc những gì bạn viết ra thật sự đầy ý nghĩa, và làm cho mọi người cảm động những hành vi và cử chỉ hành động của bạn. Để giúp đỡ những em bé bất hạnh bị nhiễm HIV, tôi tin chắc sẽ có những bàn tay sẽ sát cánh với bạn, và cùng bạn làm những công tác đầy ý nghĩa này…” Bạn Dung Dao Quoc bình luận: "Tôi sẽ thuê bạn vì những điều bạn chia sẻ thật quá ý nghĩa."

Status mới đây của Thái Trâm công khai số tiền kiếm được và thông tin của chương trình.

Ý tưởng này của Trâm đã rất thành công. Chỉ tính riêng thù lao “làm thuê” thêm giờ, cô gái trẻ đã thu được 3 triệu đồng để tổ chức chương trình trao quà Noel cho các em ở mái ấm Mai Tâm. Từ nay cho tới ngày chương trình diễn ra - 24/12, số tiền này sẽ còn nhiều hơn nữa.

Thu Phương

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

trò chơi ngày ấy bây giờ còn đâu





Một buổi chiều cuối tháng mười, ngoài trời mưa tầm tã, mưa ướt đường ướt đất, mưa như xối như xả. Cứ tới cái ngày này là lại nhớ quay nhớ quắt tới mấy đứa bạn học cũ, không biết giờ này tụi nó ra sao rồi. Hai ngày nay vẫn chưa ôm được cái computer để mở mail. Hai đứa cháu ngoại cứ dành lấy cái computer của ngoại, đang chơi game với nhau rồi cãi nhau chí choé ở đằng kia, ồn ào như cái chợ. Giờ này mà bảo tụi nó đưa computer cho ngoại thì e rằng khó ơi là khó. - Hai đứa bay chơi cái game gì mà chán như cơm nếp nát vậy. Hồi xưa ngoại còn nhỏnhư tụi bay, ngoại … Hai đứa ngừng chơi game, cùng quay đầu tò mò hỏi: - Hồi xưa ngoại còn nhỏ như tụi con, ngoại có chơi cái game này không ngoại?
- Ngoại hồi đó chưa có game như mấy đứa bây giờ nhưng có nhiều trò chơi dzui hơn nhiều. Hai đứa đưa computer cho ngoại dò mail rồi ngoại lên kiếm hình trò chơi hồi đó rồi ngoại kể cho hai đứa nghe. Hai đứa nhỏ trúng kế ngoại, giao ngay computer rồi ngoan ngoãn ngồi im chờ đợi. - Chả có đứa nào gởi mail hết! Cái tụi này hổng biết giờ này làm cái quái gì mà chảcó mail với miết gì hết. Về hưu hết rồi chớ có bận gì cho cam mà chả gửi mail cho tui. - Ngoại check mail rồi đó ngoại. Giờ ngoại kể chuyện hồi xưa còn nhỏ ngoại chơi game gì đi ngoại. - Ờ …ờ… Để ngoại kể. Để ngoại kể. Để ngoại nhớ lại coi… Hồi xửa hồi xưa … cái hồi mà ngoại nhỏ như hai đứa bây giờ…lúc đó trò chơi nhiều ơi là nhiều. Trò chơi nào cũng có ít nhất hai người, còn nhiều hơn thì chia phe chia nhóm. Có phe bên này phe bên kia nên phải có người đi trước người đi sau, thành thử bắt đầu trò chơi bao giờ cũng phải : 

1. OẲN TÙ TÌ: 

- Oẳn tù tì có phải là one two three hông ngoại? - Đúng rồi đó con. Oẳn tù tì hay có khi còn gọi là Đánh Tù Tì , Bao Tiếng Xùm hay Xù Xì Xụt Xịt. Trò chơi này dùng để phân biệt ai là người ưu tiên đi trước bằng cách dùng bàn tay giả làm một trong những cái này: - Cái Búa: nắm các ngón tay lại như quả đấm - Cái Kéo: nắm 3 ngón tay cái, áp út, và ngón út lại, xong xòe 2 ngón tay còn lại thành hình cái Kéo. - Cái Bao: xòe cả 5 ngón tay ra. Cái Búa thì đập cái kéo, cái kéo thì cắt cái bao, cái bao thì trùm cái búa. Bàn tay mỗi người được dấu sau lưng rồi cả hai cùng đọc: “Oẳn tù tì ra cái gì ra cái đây? hay xù xì xụt xịt như sau: Xù xì xụt xịt Hột mít lùi tro Ăn no ó o Ra gò té địt là cùng đưa tay ra, rồi theo búa, kéo hay bao mà biết được bên nào thắng bên nào thua. Hai bên giống nhau thì chơi lại. Ai thắng thì được đi trước. Rồi còn mấy trò chơi như: 

2. ĐÁ GÀ: Mỗi người gấp 1 chân của mình, chân còn lại nhảy lò cò đi đá chân của người khác. Ai té trước thì thua cuộc. Trò chơi này bắt chước trò chơi cho hai con gà đá nhau của người lớn. - Eo ui! Mấy con gà dễ thương vậy mà sao cho tụi nó đánh nhau như vậy hở ngoại. Mấy người lớn ác quá đi! Con không thích trò chơi này.

 3. U QUẠ:Mới đầu người chơi vạch một đường phân chia biên giới, xong mỗi phe đứng trong vùng của mình. Oẳn tù tì xong thì bên thắng đi trước bằng cách cho một người chạy qua phía bên kia vừa chạy vừa kêu “u…u…” rồi tìm cách chạm vào đối phương xong rồi cố chạy về lại phía bên mình. Bên kia đổi lại tìm cách giữ không cho người “u…u” quay về cho đến khi hết hơi không kêu “u… u…” được nữa thì thua. Ngược lại, nếu người “u… u” thoát về được thì những người bị chạm đều bị loại. . 
4. 
NHẢY DÂY: 

5. BÚNG THUN: Mỗi người chơi bỏ ra từ 5 đến 10 sợi dây thun rồi trộn lên và thảy xuống đất. Sau đó 2 người sẽ dùng ngón tay dích dây thun nọ đè lên dây kia là ăn. 

6. CHÙM CHÙM MA DA : Cả đám oẳn tù tì xong, đứa nào thua cuối cùng thì bị làm Ma Da. Những đứa còn lại đứng trên cao gọi là bờ. Ma Da hô 1, 2, 3 thì ai cũng phải nhảy xuống đất Ma Da đang đứng nhưng phải coi chừng bị Ma Da chụp được. Bị Ma Da quơ tay trúng là đứa đó bị làm Ma Da rồi đứa làm Ma Da thành người chơi. 

7. ĐÁNH TRỎNG: Cây trỏng để đánh thường thường là “cây dong hoặc cây gòn”, chặt làm hai khúc, cây cầm đánh dài khoảng 5 hoặc 6 tấc gọi là cây đập đầu mào, cây ngắn 2 tấc gọi là cây đầu mào. 

Rồi đào một lỗ dài hơn 2 tấc, sâu miễn sao để đầu mào nằm gọn vào lỗ, gạch phía trước lỗ một đường mức khoảng cách 6 hoặc 7 thước. Đặt đầu trỏng ngắn nằm ngang trên miệng lỗ và lấy cây dài dích sao cho đầu trỏng ngắn bay ra khỏi mức sao cho bên kia không bắt được đầu trỏng. Bên kia bắt được thì người dích thua. Khi bên kia bắt không được thì người dích đặt cây trỏng dài nằm ngang trên lỗ, để cho bên kia lượm đầu trỏng ngắn nằm ở đâu thì từ chỗ đó chố vào, nếu trúng cây trỏng dài thì người đó thua. 

8. BỊT MẮT BẮT DÊ: Một người xung phong để mọi người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy, những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt. Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Lúc này người bị bịt mắt bắt đầu lần đi xung quanh để bắt được ai đó, mọi người thì cố tránh để không bị bắt và tạo ra nhiều tiếng động để đánh lạc hướng. Đến khi ai đó bị bắt và người bị bịt mắt đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”, nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp. 

9. RỒNG RẮN LÊN MÂY: Một người đóng vai thầy thuốc, số còn lại sắp hàng một, người sau nắm người trước. Rồi tất cả bắt đầu lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát: Rồng rắn lên mây Có cây lúc lắc Hỏi thăm thầy thuốc Có ở nhà không? Người đóng vai thầy thuốc trả lời: - Thấy thuốc không có nhà ! Rồng rắn lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời: - Có ! Rồng rắn đi đâu? Người đứng làm đầu rồng rắn trả lời: - Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con. - Con lên mấy ? - Con lên một - Thuốc chẳng hay - Con lên hai. - Thuốc chẳng hay Cứ như vậy cho đến khi: - Con lên mười. - Thuốc hay vậy. Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi: Thầy Thuốc: – Xin khúc đầu. Rồng Rắn: – Những xương cùng xẩu. Thầy Thuốc: – Xin khúc giữa. Rồng Rắn: – Những máu cùng me. Thầy Thuốc: – Xin khúc đuôi. Rồng Rắn: – Tha hồ mà đuổi. Rồng rắn trả lời xong là thầy thuốc tìm cách bắt cho được người cuối cùng trong hàng. Người đứng đầu rồng rắn vừa chạy vừa dang tay, cố ngăn không cho thầy thuốc bắt được cái đuôi, còn cái đuôi phải chạy và tìm cách né thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc.
 

- Hồi thời Ngoại thì có trò Thiên Đàng Địa Ngục, Thiên đàng địa ngục hai bên, Ai khôn thì lại ai dại thì qua, Đêm nằm nhớ Chúa nhớ Cha, Đọc kinh cầu nguyện kẻo xa linh hồn, Linh hồn phải giữ linh hồn, Đến khi gần chết được lên thiên đàng… Cũng gần gần giống như Rồng Rắn Lên Mây, dzui lắm… . 

10. Ô LÀNG: Vẽ một hình chữ nhật với 10 ô vuông nhỏ. Hai đầu hình chữ nhật là 2 hình vòng cung, đó là 2 ô làng cho mỗi bên, mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô. 

Người thứ nhất đi với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ mình chọn, rồi rải đều từng viên một cho những ô vuông kể cả ô làng. Khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng dừng cách khoảng là một ô trống, chặp ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài.Những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi, và tới phiên người đối diện. Người đối diện cũng đi như người đầu tiên. Cả hai thay phiên nhau đi cho đến khi người nào nhặt được phần ô làng và lấy được hết phần của người kia là thắng. 

11. ĐÁNH THẺ: Đồ chơi gồm có 10 que nhỏ và một trái banh tennis. Người đánh thẻ rải đều 10 cây thẻ xuống nền nhà, vừa tung trái banh lên thì tay cầm banh phải nhanh tay nhặt từng đôi gồm 2 thẻ, khi trái banh rớt xuống nền nhà và tung lên, tay phải bắt kịp trái banh không để rơi xuống đất lần nữa, và cứ thế cho hết số thẻ. canh chụm: Bên đối phương dùng tay chụm 10 cây đũa thẻ vào một nhúm, người chơi thảy banh lên trong cùng một bên tay, lấy số thẻ làm sao để chừa lại số thẻ còn lại 2 thẻ, canh quét: Cầm bó thẻ trong tay ngay đầu thẻ rồi thảy banh lên trong khi trái banh đang ở độ cao thì người chơi cầm bó thẻ quét như cầm chổi quét nhà vậy, quét qua, quét lại liền. Canh chuyền: Cầm chặt bó thẻ để ngang người thảy banh lên trong khi banh đang ở độ cao thì người chơi xoay tròn 2 vòng bó thẻ và chụp cho kịp trái banh như những lần trước khi banh rơi xuống và được tung lên. Canh giã: Cầm giữa bó thẻ, trái banh được tung lên cao và kịp dộng đứng bó thẻ xuống nền nhà 2 lần. - Con thích trò chơi này đó ngoại. Để con lấy cái bó đũa của mẹ trong bếp với cái banh tennis của ba rồi con với mẹ chơi. - Ừa! Để mẹ con về rồi con nói mẹ chỉ cho. Mẹ con hồi nhỏ chơi giỏi lắm đó. 

12. ĐÁNH GỤ: Con gụ làm bằng gỗ hình nón cụt, có chân bằng sắt. Dùng một sợi dây, quấn từ dưới lên trên rồi cầm một đầu dây thả thật mạnh cho quay tít. Con gụ nào xoay lâu nhất là thắng, rồi còn dùng con gụ chọi vào mấy con gụ khác đang xoay nữa. 

13. NHẢY CÒ CÒ: Nhảy cò cò là nhảy với một chân. Chỉ được dùng một chân để nhảy và không được đổi chân trong lúc đang nhảy. Nếu nhảy dẫm vào vạch hay đá quân cái không đúng ô hoặc ra ngoài ô thì bị loại, người khác vào chơi.Người chơi vẽ dưới đất 7 ô vuông, được đánh số từ 1 đến 7. Người chơi dùng miếng mẻng trèng ném vào ô (theo thứ tự từ ô thứ nhất đến ô cuối cùng), sau đó co một chân lên, nhảy cò cò vào trong ô. Người chơi phải hoàn tất hết các ô thì sẽ được “bói nhà”. Người chơi sẽ quay lưng lại và ném miếng mẻng trèng vào trong ô, nếu rơi vào ô nào thì sẽ được xây nhà ở đó. 

14. ÔNG ĐI QUA BÀ ĐI LẠI :Nhiều hay ít người chơi cũng được, chia làm hai phe. Người cầm đầu trong toán chơi gọi là mẹ, người làm mẹ chơi hay và cao lớn nhất trong toán, người mẹ đi trước hoặc nhảy đầu tiên. Bắt đầu chơi, hai bên bao tiếng xùm bên nào thắng đi trước. Bên thua hai người ngồi đối diện nhau, một người ngay một cẳng ra phía trước, bàn chân thẳng đứng gót chân chạm đất là canh một.Bên ăn nhảy qua canh một, người làm mẹ nhảy qua trước và đọc “đi canh một”, tất cả tụi con nhảy theo và lập lại câu “đi canh một” và vòng nhảy về cũng vậy, người cầm đầu cũng nhảy trước và đọc “về canh một” tụi con cũng nhảy qua sau và làm theo được hết rồi cứ như thế bên thua chồng cẳng lên canh 2, ngồi đối diện gác cẳng lên hàng tiếp tục lên canh 3 và canh 4, cứ như thế mà nhảy qua nhảy lại trong lúc miệng đọc đi hết canh này đến canh kia. Người nào không nhảy qua mà đụng chân thì chết ngồi đó chờ hết bàn chơi tiếp. Xong canh bốn, thì tới canh búp, canh nở, canh tàn và sau cùng là canh gươm. - Trò này dzui à ngoại. Để ba mẹ về rồi mình chơi trò này nghe ngoại. Mà ngoại! Giờ ngoại nhảy được tới búp hông dzậy ngoại? - Ơ…ơ… Lâu quá không chơi, ngoại cũng không biết nữa! 

15. TẠT LON: Gồm một cái lon và mỗi đứa một chiếc dép. Bao tiếng xùm, ai thua thì ra giữ lon. Cái lon được đặt cách xa khoảng 5m có làm dấu và đứa thua ra giữ lon. Tất cả còn lại dùng dép tạt sao cho cái lon văng đi xa, tạt xong chạy lên lấy lại dép rồi quay về, còn đứa giữ lon chạy lấy lon và đặt đúng chỗ cũ xong cố chạm đứa lấy dép. Đứa bị chạm thì phải ra thế đứa giữ lon. 
16. BẮN BI: 

- Bắn bi là cầm mấy viên bi rồi ném hả ngoại? - Không phải ném bi mà bắn bi con. Cái bàn tay túm lại như thế này thế này với hòn bi bên trên rồi dùng ngón cái búng hòn bi đi. Hoặc xoè bàn tay ra ngón cái chấm đất, bàn tay kia cầm viên bi để ngay đầu ngón giữa bàn tay chấm đất xong cong ngón tay giữa nhắm bắn ra. Ông Năm Hủ Tiếu hồi nhỏ bắn bi cừ lắm đó! - Còn ngoại, ngoại giỏi môn gì hở ngoại? - Ngoại giỏi … ơ … ơ …”năm…mười…mười lăm…”
 17. NHẢY NGỰA:

18. “NĂM…MƯỜI…MƯỜI LĂM…” Một đứa nhắm mắt lại rồi đọc lớn “5…10…15…20….100″ trong khi những đứa khác chạy tản ra kiếm chỗ trốn. Khi đứa bịt mắt đọc tới 100 thì mở mắt ra rồi đi tìm mấy đứa trốn. - Trốn thì khó tìm lắm ngoại ơi! Ngoại nói ngoại chơi môn này giỏi. Chơi sao cho giỏi ngoại? - Ơ…ơ… Hồi đó ngoại vừa đọc “năm…mười…mười lăm…”, ngoại vừa mở mắt ngoại theo dõi mấy đứa trốn chỗ nào để ngoại chụp. - Ngoại ăn gian. Ngoại không fair play! 

19 . THẢ DIỀU: 
- Ngoại ơi ngoại! Thả diều thì tụi con cũng có chơi rồi ngoại à! - Mà hồi xưa ngoại ngon hơn! Mấy cái diều ngoại đều tự làm hết! - Chừng nào rảnh, ngoại chỉ cho tụi con cách làm nghen ngoại! - Ừa. Ngoại sẽ chỉ. Mà… mà… ngoại hông biết kiếm đâu ra tre để làm đây! - Hồi xưa còn trò chơi gì nữa không ngoại? - Còn nhiều lắm mà ngoại không nhớ được. Còn cái trò chơi gì mà cắm hai cây đũa xuống đất, choàng cọng dây thun từ bên này sang bên kia, xong ngắt một cái gì đó mà ngắt cuống đi thì giống như con sâu rọm rồi đặt lên giữa cọng dây thun, xong mỗi đứa một đầu cọc đũa, cầm cục đá gõ gõ nhè nhẹ, cho hai con sâu rọm tiến đến gần nhau, con nào rớt xuống trước thì bên đó thua. Để ngoại email hỏi mấy người bạn thử có ai còn nhớ còn trò gì nữa hông? À, ngoại nhớ còn có cái trò này nữa nè: 

20. TẮM MƯA:  

- Ngoại ơi ngoại! Bên ngoài đang mưa kìa ngoại. Ngoại với tụi con ra ngoài tắm mưa đi ngoại. - Hổng được đâu! Tắm mưa rồi lỡ mấy đứa cảm là ba má mấy đứa bay la ngoại. - Ba má không la đâu ngoại. Tụi con mạnh ù hà, chỉ có ngoại là yếu thôi. Hay là như dzầy, ngoại bận áo mưa xong ra tắm mưa với tụi con nghe ngoại. Ngoại… Ngoại… - Ờ… ờ… Mấy đứa chờ chút! Để ngoại đi vô ngoại lấy cái áo mưa.

XYZ