Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

Bằng Chứng Rúng Động Nước Mỹ: Bin Laden làm việc cho Mỹ






Cựu phiên dịch viên của FBI, Sibel Edmonds (Ảnh: Internet).


Cựu phiên dịch viên của FBI, Sibel Edmonds vừa mới tiết lộ một tin động trời trên kênh phát thanh Brad Friedman: Bin Laden đã từng làm việc cho Mỹ đến tận ngày 11/9.

Trong buổi phỏng vấn trên, Sibel cho biết nước Mỹ đã duy trì “những mối quan hệ thân thiết” với Bin Laden và quân Taliban cho đến tận ngày 11/ 9.

“ Những mối quan hệ thân thiết” này bao gồm cả việc dùng Bin Laden để “ hoạt động” ở Trung Á và cả khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc. Những “ hoạt động” này có liên quan đến việc sử dụng quân Al Qaeda và Taliban chính theo cách mà Mỹ “đã áp dụng trong trời kì xung đột Afghan và Xô-Viết”, đó là: Mỹ ủy quyền cho Al Qaeda và Taliban để chiến đấu với các “ kẻ thù”.

Theo Sibel, mối quan hệ giữa Mỹ và Bin Laden có liên quan tới Thổ Nhĩ Kỳ. Mỹ ủy quyền cho Thổ Nhĩ Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ lại ủy quyền cho Bin Laden và Taliban, cùng với các lực lượng khác tiến hành khủng bố quân sự. Điều này có thể được chỉ ra ở nhiều điểm.


Thứ nhất là tham vọng kiểm soát Trung Á của Mỹ



Osama Bin Laden

Mỹ kiểm soát Trung Á nhằm nắm được những nguồn cung cấp năng lượng rộng lớn và các thị trường mới về thiết bị quân sự tại đây.

Mỹ muốn tránh để lại dấu vết liên quan đến các hoạt động đó để không phải đối mặt với các cuộc nổi loạn ở Trung Á (U-dơ-bê-kix-tan, Ai-dắc-bai-zan…) hay những rắc rối với Trung Quốc và Nga, nên đã dùng con rối Thổ Nhĩ kỳ làm ủy quyền. Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh trong NATO, có uy tín rất lớn trong khu vực Trung Á. Đại đa số dân cư vùng này có văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo như người Thổ Nhĩ Kỳ. Đến lượt mình, Thổ Nhĩ Kỳ lại lôi kéo Taliban và al Qaeda tham gia với lý do hiện thực hóa giấc mơ về vương quốc thống nhất của người hồi giáo.

Các mối quan hệ này dẫn đến nhiều hoạt động vụng trộm bất hợp pháp kéo dài cả thập niên ở vùng Trung Á của một nhóm người Mỹ, hòng mở rộng ngành công nghiệp dầu mỏ và công nghiệp quân sự.

Tiếp theo là vụ việc người Uighur ở Tân Cương, Trung Quốc.

Sibel đã từ chối viết về tình trạng hiện nay ở Tân Cương vì không muốn nói thẳng ra là dấu tay của người Mỹ có ở khắp mọi nơi trên vùng đất này.

Sibel không phải là người duy nhất nhận ra điều này. Eric Margolis, một trong những nhà báo xuất sắc nhất miền Tây, chuyên đưa tin về các vấn đề ở Trung Á, cũng đã cho biết: “Quân nổi dậy Uighur đã được huấn luyện tại các trại quân sự Afghanistan cho đến tận năm 2010, dưới sự giúp đỡ của CIA. Afghanistankhông phải là điểm nóng của quân khủng bố, mà là Trung Á, với rất nhiều đội quân đặc công, quân du kích được huấn luyện cho những mục đích đặc biệt.”

Việc này minh họa điều mà Henry Kissinger từng nhắc tới: nguy hiểm hơn việc trở thành kẻ thù của Mỹ chính là làm đồng minh của Mỹ.


Thứ ba là triển lãm ảnh Rogues



Năm ngoái, Sibel đã nghĩ ra một cách rất thông minh để phơi bày các hoạt động tội phạm mà cô bị cấm tiết lộ với công chúng: xuất bản một bộ ảnh 18 bức về các những nhân vật có liên quan đến những hoạt động mà Sibel đang muốn vạch trần.


Xuất hiện trong bộ ảnh đó có Anwar Yusuf Turani, được gọi là “ Tổng thống lưu vong” của Tân Cương. Một nhân vật khác là Sibel là Graham Fullerlà người được dùng để lập nên “chính quyền lưu vong” đòi ly khai củaTurani.

Bên cạnh đó, vụ việc Susurluk có thể giải thích phần nào khả năng có mối liên hệ giữa Mỹ và Bin Laden.

Từ lâu chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã có lịch sử kết hợp các vấn đề của chính phủ với khủng bố, buôn thuốc phiện và các hoạt động tội phạm khác. Việc này được phơi bày rõ nhất sau vụ tai nạn xe hơi tại thị trấn Susurluk, Thổ Nhĩ Kỳ năm 1996.


Trong số các nạn nhân của vụ tai nạn, có một nghị sĩ quốc hội, một cảnh sát trưởng, một hoa hậu và cả một tên trùm khủng bố có tên là Abdullah Catli. Kiểm tra các giấy tờ tùy thân, cảnh sát phát hiện ra rằng Abdullah Catli đang bị Interpol truy nã, nhưng tên này lại đang có hộ chiếu ngoại giao được ký bởi chính bộ trưởng bộ nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này cho thấy có mối liên hệ khăng khít giữa chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và các tổ chức tội phạm.


Sibel cho biết: “ Một vài nhân vật chủ chốt có liên quan trong vụ Susurluk cuối cùng đã chạy sang Chicago và dựng các trung tâm đầu não ở đây”.

Một nhân vật quan trọng khác, Mehmet Eymur, cựu Giám đốc trung tâm chống tội phạm của Thổ Nhĩ Kỳ cũng xuất hiện trong bộ ảnh của Sibel. Eymur được sống lưu vong tại Mỹ. Ngoài ra còn có Marc Grossman - từng là đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng được Sibel đưa vào bộ ảnh.


Hoạt động tội phạm trong vụ Susurluk diễn ra khá giống với các hoạt động diễn ra tại Trung Á mà Sibel đã mô tả. Điểm khác biệt duy nhất là hoạt động này đã bị phơi bày ở Thổ Nhĩ Kỳ một thập niên trước, trong khi các cơ quan của chính phủ Mỹ, có cả truyền thông, thì lại che đậy được rất thành công những câu chuyện ở Trung Á.


* Tổng thống Iran khẳng định biến cố 11/9/2001 là một «âm mưu » của Mỹ ...

Ngày 23 tháng 9, tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã có một bài diễn văn, trộn lẫn những lời lẽ khiêu khích với những suy nghĩ ít nhiều có cơ sở thực tế. Ông Mahmoud Ahmadinejad đã nghi ngờ cách giải thích chính thức về các cuộc khủng bố ngày 11/9/2001. Phát biểu của Tổng thống Iran cho thấy các vụ khủng bố này có thể do cơ quan tình báo Mỹ lên kế hoạch. Thái độ gây hấn của tổng thống Mahmoud Ahmadinejad khiến cho phái đoàn Hoa Kỳ rời khỏi phòng họp ngay lập tức, tiếp theo đó là phái đoàn Pháp.



* CHÍNH PHỦ MỸ ĐÃ TIẾN HÀNH VỤ TẤN CÔNG 11/9?



5 năm sau vụ tấn công khủng bố 11/9, nhiều người vẫn nghi ngờ nguyên nhân dẫn tới sụp đổ toà Tháp đôi mà Uỷ ban điều tra 11/9 của Mỹ đưa ra. Họ cho rằng Trung tâm thương mại thế giới đã bị chính chính phủ Mỹ đánh sập bằng bom gài từ bên trong toà nhà....








* Những Lập Luận Trái Chiều Về Vụ 11/9 Ngay sau khi vụ hai toà nhà ở Trung tâm Thương mại thế giới bị phá sập vào ngày11/9/2001, đã có nhiều ý kiến tỏ ra nghi ngờ về sự thật của vụ khủng bố mà chính quyền Mỹ cho là của tổ chức Al-Qaeda chủ mưu. Một vụ khủng bố lớn đã có tác động đến cục diện chính trị của nhiều quốc gia…vì thế không ít ý kiến cho rằng, đây là “sản phẩm” của CIA, nhằm tạo cớ cho Mỹ tấn công Afghanistan…

Những ý kiến “trái chiều” này thực ra chỉ làm phong phú thêm các thông tin về sự kiện đau lòng xảy ra cách đây 8 năm về trước…

Bằng chứng khác đó là các vụ việc tại Xec-bi-a, An- ba- ni và Cô-xô-vô.

Trung Á không phải là nơi duy nhất các nhà hoạch định chiến lược Mỹ có hứng thú làm việc cùng Bin Laden.

Xét về cuộc chiến tranh Xec-bi-a.

Richard Perle và Stephen Solarz (cả hai đều xuất hiện trong các bức ảnh của Sibel) đã cùng với các nhân vật có tên tuổi khác như Elliott Abrams, Kenneth Adelman, Frank Gaffney, Michael Ledeen, James Woolsey, và Morton Abramowitz thành lập nên một nhóm gọi là ‘ Ủy ban người Mỹ vì hòa bình ở Xec-bi-a” (ACPC). Về phần mình, Bin Laden đã đóng góp cho hội này 25 triệu USD, hàng ngàn lính đánh bộ, các chuyên gia quân sự và các các trại huấn luyện.

Người Mỹ cũng đã tỏ ra rất hứng thú với quân al Qaeda ở Cô –xô-vô và Albani.

Tất nhiên, cũng không có gì lạ thường khi diễn ra tình huống “ kẻ thù của kẻ thù là bạn ”. Nhưng mặt khác, trong một chế độ dân chủ minh bạch, người Mỹ luôn mong sẽ hiểu rõ mọi nguyên nhân dẫn đến sự kiện 11/9. Ủy ban 11/9 được coi là sẽ cung cấp các thông tin chính xác về sự kiện này.

Và việc chính phủ Mỹ cương quyết yêu cầu giữ kín một số thông tin càng làm sáng tỏ hơn mối quan hệ ngầm này.

Hiện Sibel được coi là người phụ nữ “ bị bịt miệng” nhiều nhất nước Mỹ. Cô đã bị các đặc viên chính phủ chú ý đến 2 lần: lần đầu là bản khai 3.5 tiếng của cô gửi tới ủy ban 11/9 đã bị chặn lại và rút ngắn xuống chỉ còn vài từ đơn lẻ.

Theo Sibel, điều này càng làm sáng tỏ việc Mỹ dùng Bin Laden và Taliban ở Trung Á và Tân Cương. Khi yêu cầu Sibel giữ bí mật các thông tin của cô, chính phủ Mỹ đã giải thích đó là vì các vấn đề ngoại giao nhạy cảm. Sibel cho rằng đó chỉ là cách chính phủ tự bảo vệ mình.

Như vậy, từ các bằng chứng trên, có thể thấy đã có thông tin rất rõ ràng rằng một vài người đặc biệt ở Mỹ đã hợp tác với Bin Laden cho đến tận khi diễn ra sự kiện 11/9.

Hiểu được nguyên nhân của điều này là rất quan trọng: người Mỹ đã hợp tác với các tổ chức tội phạm trong nhiều năm hòng kiếm lợi nhuận từ các vụ giao dịch quân sự cũng như chiếm mỏ dầu.
Sự im lặng của chính phủ Mỹ về vấn đề này càng làm tăng thêm nhiều nghi ngại.


Lê Huyên (Theo Lukery), Việt báo (Theo_VietNamnet) – 

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

Lý Luận vừa là Một Môn Khoa Học và Môn Nghệ Thuật






Có phải lý luận học là một môn khoa học (như thiên văn học hay di truyền học), hoặc là một môn nghệ thuật thực hành (như thể dục hay nấu ăn) không? Có phải mục tiêu của nó là mô tả sự tự nhiên và cấu trúc tư duy đúng, theo cách của một môn khoa học chính xác? Hoặc là nó dạy chúng ta làm thế nào để lý luận đúng như là chúng ta có thể hướng dẫn ai đó chơi kèn?

Nói ngắn gọn là có phải mục tiêu cơ bản của nó là giúp chúng ta hiểu lập luận rõ ràng là gì và dạy chúng ta làm thế nào để lập luận đúng đắn?

Một tình huống có thể được nêu ra để nhìn nhận lý luận học bằng một trong những cách này. Một số người cho rằng lý luận học ngoài là một môn khoa học, nó khám phá, hệ thống, và thiết lập các nguyên tắc để lập luận đúng. Họ thậm chí còn gợi ý là giảng dạy
cách lập luận có lo-gic là vô ý nghĩa, giống như là chúng ta chẳng cần đợi những nhà tâm lý học dạy chúng ta ăn.
Hoặc là chúng ta biết làm thế nào để lập luận hoặc chúng ta không biết. Nếu chúng ta có đầy đủ mọi năng lực, chúng ta chẳng cần những hướng dẫn. Nếu chúng ta không có nó thì những hướng dẫn cũng chẳng giúp được gì.

Những người khác lại cho rằng giá trị cơ bản của lo-gic là nâng cao sức mạnh của những lập luận và tăng cường khả năng của chúng ta để đánh giá sự đúng đắn của những lập luận và sửa chữa những điểm yếu. Với những lợi ích này, lo-gic phải được coi là một môn nghệ thuật cũng như là một môn khoa học không chỉ để thông tin cho tư duy mà còn huấn luyện nó. Một vài người định nghĩa lo-gic là một nghệ thuật tự do, những nghiên cứu của nó cung cấp hiểu biết tốt hơn về sự tự nhiên và giúp chúng ta thoát khỏi những suy
nghĩ và hành động ngu dốt. Trong quyển sách này, chúng ta sẽ theo đuổi việc thực hành trên góc độ coi đó vừa là một nghệ thuật vừa là một môn thực hành và quan trọng không kém là tiến hành những nghiên cứu mang tính lý thuyết của nó. Thực tế là có vài người sẽ
phàn nàn là việc nghiên cứu mang tính thực hành cuả nó với những phân tích về thành kiến, thiên vị, và sự cố chấp thậm chí là quan trọng hơn việc nghiên cứu mang tính lý thuyết. Lịch sử là một cuốn danh mục về những sự kiện mà một cuộc tranh luận tồi tệ đã thuyết phục cả nhiều đám người hành động một cách xấu xa, thậm chí là tàn bạo. Rất nhiều sự tàn bạo cực điểm trong Thế Chiến II đều là bằng chứng chúng ta cần nói lên rằng với bản chất tự nhiên chúng ta dễ bị thuyết phục để thù ghét và giết người. Tất nhiên là có nhiều nhân tố đã đóng góp vào tình hình mà sự huỷ diệt có thể xảy ra nhưng nó không thể đơn giản là đặc điểm nổi bật để cố tình lập luận sai trái. Nhưng việc lập luận tồi tệ chắc chắn đã thúc đẩy rất nhiều hành động cá nhân mà đã công nhận tính hợp lý cho nó. Và tương tự thế bạo lực và thù hận tiếp tục chi phối xã hội chúng ta. Do đó việc nghiên cứu lo- gic đúng đắn là cách thức để chúng ta có thể cố gắng hết sức để giảm bớt những hành vi như thế trong chính chúng ta và bảo vệ chúng ta khỏi nó.

Nhà trào phúng Jonathan Swift ở thế kỷ 18 đã xuất bản một tiểu luận có tựa đề “Một Lời Đề Nghị Khiêm Tốn” trong đó ông đã kín đáo gợi ý rằng tập tục ăn thịt đồng loại là một điều hết sức hợp lý, là một giải pháp mang tính thực tế cho vấn đề quá tải dân số trong nghèo đói. Trong những gì xuất hiện là một lý luận đẹp đẽ có tính thuyết phục “một điều lo-gic chặt chẽ sẽ dẫn đến tranh cãi khủng khiếp từ những giả thiết đáng kinh ngạc vì thế giả thiết đơn giản rằng người đọc tán thành trước khi anh ta biết anh ta tán thành cái
gì.” (Norton Anthology of Emglish Literature, Quyển 1, dòng 3, trang 209).

Điều mà Swift thực sự muốn làm là bằng cách đơn giản nào chúng ta có thể bị dẫn tới những suy nghĩ và quan điểm khiếp sợ -- không dám nói lên hành động nào cả -- bởi một người tranh luận biết cách làm thế nào giả tạo được sự hợp lý. Đó là lý do tại sao chúng ta nên biết cảm nhận sự hợp lý bằng bản thân chúng ta nhờ vậy chúng ta có thể phân biệt những thứ giả tạo tinh vi với những thứ thật.

Morris S. Engel.
người dịch Tô Yến Nhi

Mơ Ước Thanh Bình




Đào Văn Bình





Ảnh http://mytour.vn/


Khi đất nước thanh bình,
Em sẽ nghe những con chim cu gáy.
Tiếng sáo diều ngân,
Và trời trong xinh đẹp vô cùng.


Khi đất nước chiến tranh.
Em chẳng nghe những con chim cu gáy.
Tiếng sáo diều tắt nghẹn,
Và bầu trời đe dọa đạn bom bay.

Khi đất nước thanh bình.
Dòng sông nước chảy lặng lờ.
Những rặng dừa lả ngọn.
Và lúa non xanh mướt tựa như thơ.


Khi đất nước chiến tranh.
Dòng sông mắt đỏ đục ngầu.
Những rặng dừa xơ xác.
Đạn pháo nào phá nát cả trời mơ.



Khi đất nước thanh bình.
Gái Hội Lim hát hò quan họ.
Giọng em xinh xinh quá gái làng quê.
Trai thành đô nô nức rủ nhau về
Để chiêm ngưỡng áo tứ thân cổ kính.


Khi đất nước chiến tranh,
Gái Hội Lim quên câu quan họ.
Lo thóc gạo, lo cuộc đời bất trắc.
Trai thành đô lên đường ra mặt trận.
Có thương nhau xin hẹn thuở anh về.

Khi đất nước thanh bình,
Đám cưới nhà ai sao vui, vui quá.
Sen cốm được mùa,
Pháo ròn rã và tình say như men rượu.


Khi đất nước chiến tranh,
Người ta cưới nhau vội vã.
Hai họ nhìn đôi uyên ương lo sợ.
Nay cô dâu, mai cô phụ, ai ngờ?

Khi đất nước thanh bình,
Người ta rủ nhau du lịch.
Vườn quốc gia và bãi biển xanh chật ních.
Người lẫn người tận hưởng thú thiên nhiên.


Khi đất nước chiến tranh,
Người chen chúc nhau trong thành phố.
Đầy hầm, hào, hố, ụ phòng không.
Tránh đạn bom nghe tiếng hú coi chừng.
Hỏa tiễn nổ và xác người tan tác.

Khi đất nước thanh bình,
Thì trường học cũng thanh bình.
Giờ ra chơi bao em nhỏ tung tăng.
Cây phượng vĩ cũng thấy đời hạnh phúc.


Khi đất nước chiến tranh,
Truờng về nơi sơ tán.
Lớp học là hầm sâu trong đất.
Giờ ra chơi lo sợ ngó trên đầu.
Kẻo máy bay địch dội bom lên trẻ nhỏ.

Khi đất nước thanh bình,
Đạo từ bi xa gần lan tỏa.
Buổi hoàng hôn thong thả tiếng chuông ngân.Những buổi lễ ngàn vạn người tham dự


Khi đất nước chiến tranh,
Chùa chiền vắng vẻ,
Nếu buổi lễ có người tham dự.
Cũng đề cầu cho chiến sĩ trận vong.
Tiếng chuông ngân sao buồn bã vô cùng.
Dù Phật độ cũng khôn ngăn tiếng khóc.

Chiến tranh, ôi vô cùng thảm khốc!
Kẻ điên rồ mới cổ vũ chiến tranh.
Kẻ dã man mới chủ tâm gây chiến.
Dù bất cứ lý do gì ngụy biện.
Xét cho cùng mộng tranh bá đồ vương.

Mơ thanh bình!
Và cầu nguyện hòa bình.
Giấc mơ tha thiết!
Dù con giun cái kiến.
Dù con nai, con ốc, con sò.



Đào Văn Bình

(California ngày 9/7/2014)

Giá Như Không Có CMT8, Không Có ĐBP, Không Có 30/4...




Nguyễn Thanh Tùng


Có một câu nói mà thỉnh thoảng tôi vẫn bắt gặp được nói ra từ những kẻ sống không cần não và cũng chẳng cần trái tim, đại khái là: Nếu như không có CMT8, không có ĐBP, không có 30/4 thì giờ này đất nước chúng ta đã thành con rồng, con hổ rồi...

Vâng, có mà "rồng lộn, hổ lốn" thì có!

Tại sao ư?

"Phân tích kỹ thuật" ra thì dài dòng lắm, mất thời gian của tôi mà đâu có dễ lấp đầy khoảng trống trong hộp sọ và lồng ngực của những kẻ đó. Nhưng blogger Meo Meo ở Agoura Hills, CA, USA cũng đã có câu trả lời cho một kẻ thuộc chủng loại đó. Vậy nên tôi chép về đây để giới thiệu với các bạn phòng khi các bạn gặp những kẻ "vô tâm vô trí" đó. Bài này Meo Meo viết cũng đã lâu, nhưng giá trị của nó vẫn còn nguyên vẹn chừng nào chủng loại sống không cần tim, cần óc vẫn có khả năng sinh sản. (Nguyễn Thanh Tùng)




Dạy Đời Trí Thức Mà Không Có Khả Năng Tri Lý
- Tác giả: Meo Meo

Nhân đọc bài: "Các đảng phái chính trị ở các nước 'tư bản'" của em Lê Minh Phiếu (*) mới thấy thêm được một lần nữa như mọi lần rằng tinh thần nô lệ của con người Việt Nam còn rất nặng nề, ngay cả trong giới trí thức. Trong bài này có đoạn em ấy viết:

"(Ngoài lề: Năm ngoái, mình có đến đón Noel tại một gia đình người Việt Kiều ở Erlengen tại Đức. Chính cô nguời Việt (vốn từng là một giáo viên dưới mái trường XHCN ở Việt Nam) sống ở đây cũng đã nói với mình: 'Đức đúng là một nước XHCN. Nếu như hồi xưa Bác Hồ mà làm giống như vầy thì bây giờ dân mình đã sướng biết mấy'. Mình nghe mà cứ bùi ngùi, cứ tiếc cho hai từ 'nếu như')."

Một đoạn văn ngắn như trên thôi nhưng nó chứa đựng rất nhiều cái ngu dốt trong đó. Trước hết là nội dung bài này em ấy giải thích về "Các đảng phái chính trị ở các nước 'tư bản'" nhưng em ấy cũng không quên đá giò lái Bác Hồ một cái là không sáng mắt! Không biết cụ thể là Bác Hồ đã làm gì mích lòng em mà cho dù là "ngoài lề" em ấy cũng ráng lôi vào chửi cho bõ ghét như thường!

Sau đó là nội dung của cú đá giò lái hỗn hào và lãng xẹt này. Tại sao những người có ăn học tới nơi tới chốn lại có thể thốt ra những lời nhận định trẻ con và ngu dốt đến như vậy? "Nhân bất học bất tri lý"; đằng này có học mà không biết tri lý thì còn tệ hơn những người thất học.

Chữ "nếu như" ở đây có nghĩa là gì? Có nghĩa là "nếu như" Bác Hồ và cả mấy chục triệu dân Việt Nam nằm chờ như Đức thì không cần đánh nhau mà vẫn thống nhất được?

Phải biết tri lý như thế nào? Như thế này này.

● Trường hợp Việt Nam không giống như Đức. NẾU NHƯ nước Đức không xâm lăng cả một Châu Âu TRƯỚC thì không có ai tự nhiên dám xông vào chia đôi một nước Đức hùng mạnh đó cả! Nước Đức bị chia đôi là vì THUA TRẬN, là vì đánh người ta TRƯỚC. Đó là lý do thứ nhất.

Hai miền nước Đức đều có quân đội Mỹ và Liên Xô đè đầu cả, thì thằng Đức nào rảnh mà giải phóng cho thằng Đức nào đây? Vũ khí hạt nhân của Mỹ và LX chĩa vào nhau thì thằng nào dám động thủ đây? Không phải là Đức không muốn giải quyết bằng vũ lực mà là vì điều đó hoàn toàn không phải ngay cả là một câu hỏi nữa! Một là chịu trận bị chia cắt làm hai miền vô thời hạn, hai là không còn một miền nào cả, không những thế mà cả thế giới này cũng sẽ bị hủy diệt vì chiến tranh thế giới thứ III luôn!

● Việc Việt Nam chiến đấu để thống nhất chỉ là tiếp tục công cuộc đánh Pháp giành độc lập. Việt Nam không tấn công thôn tính Pháp, Nga, Ba-Lan, Tiệp...TRƯỚC để phải trả giá. Trước Bác Hồ còn có biết bao nhiêu anh hùng dân tộc khác đánh Pháp. Bị xâm lược rồi đánh xâm lược giành độc lập không phải là "nếu như" mà là chuyện "phải làm" đối với không những người Việt Nam mà còn là với biết bao nhiêu dân tộc bị xâm lược khác trên thế giới lúc đó. Người Việt Nam đánh Pháp giành độc lập cho nguyên cả nước Việt Nam như hồi trước khi bị Pháp chiếm chứ không phải là chỉ giành lại một nửa nước! Em Phiếu được sang tận Pháp học bảnh thế mà có hiểu được chuyện đơn giản này không vậy? Em có biết đọc chữ Pháp và chữ Việt không? Tại sao không tìm văn bản Hiệp Định Genève mà đọc?

Em học luật nữa cơ đấy! Như vậy tại sao em không nói rằng "nếu như" thằng đế quốc Mỹ và tay sai của nó chịu bầu cử đa đảng để thống nhất trong hòa bình, không dùng võ lực chia cắt Việt Nam TRƯỚC thì làm gì có chuyện Việt Nam phải dùng võ lực để thống nhất SAU? Làm gì có chuyện phải cần chuyên chính một đảng?

Giành độc lập là nguyện vọng của toàn dân trong suốt 100 năm làm nô lệ cho ngoại bang chứ không phải chỉ là của một mình Bác Hồ! Bác Hồ chỉ là người có đủ uy tín, đức độ và tài năng để tập hợp sức mạnh toàn dân làm chuyện đó một cách có hiệu quả.

● Nếu Bác Hồ không hô khấu hiệu giành độc lập thống nhất thì cũng không có ai theo Bác Hồ cả! Em có học lịch sử không?

Em thấy Việt Gian không chịu độc lập thống nhất thì có dân theo không?





Chuyện giành độc lập thống nhất là chuyện chung của cả dân tộc, không ai xúi cũng có người làm. Hàng chục triệu người đã làm chuyện đó và hàng mấy triệu người đã chịu hy sinh và thương tật suốt đời để Việt Nam có được ngày độc lập thống nhất. Như vậy mà em dám buông hai chữ "nếu như" nhẹ nhàng như vậy phủi sạch công lao những người đó thì thật là cái loài ăn cháo đá bát!

Nói ngắn gọn trường hợp nước Đức là trả nợ xâm lược người ta trước, còntrường hợp Việt Nam là đòi nợ bị xâm lược. Hai chuyện trái ngược nhau 180 độ mà mấy em dám gộp lại nói chung như vậy có phải là ngu dốt lắm không?

● Tại sao lại có lối suy nghĩ "'nếu như' người Việt Nam đừng đánh giặc ngoại xâm để thống nhất đất nước" như em? Tại vì Việt Nam là một nước bị nô lệ dai dẳng nên dòng máu nô lệ vẫn chưa gột rửa được, nên những người mang nặng máu nô lệ như em vẫn còn trách tội người Việt đánh ngoại xâm mà không dám trách tội ngoại bang xâm lược Việt Nam. Cho dù em có được sinh ra và lớn lên trong một đất nước độc lập thống nhất hòa bình; được giáo dục tử tế nhưng khi có điều kiện tiếp xúc với tây là máu dại tây của em sẽ nổi lên ngay và anh hùng dân tộc của Việt Nam cũng sẽ trở thành vô lý và không cần thiết đối với em.

Và tại sao tây nó dám xâm lược Việt Nam lúc đầu? Là vì nó phát hiện ra rằng ở Việt Nam có rất nhiều người dại tây, trong đó có cả trí thức dại tây, có thể gây dựng cơ sở nội ứng.

Và tại sao VN cho đến bây giờ vẫn chưa có đa đảng? Là vì Việt Nam vẫn còn tiếp tục sinh ra cái đám dại tây như em sẵn sàng làm nội ứng cho tây thì đa đảng làm gì cho nó rách việc?

● Cô nào đó mà em đắc ý trích dẫn rằng: “Đức đúng là một nước XHCN. Nếu như hồi xưa Bác Hồ mà làm giống như vầy thì bây giờ dân mình đã sướng biết mấy”.

Cái ngu dốt ở câu này thật là bao la! Đức làm thế nào mà chả sướng hơn Việt Nam? Đức đã từng là cường quốc công nghiệp số một Âu Châu hay có thể nói là cả thế giới. Năm 1935 họ đã có đường xe hơi cao tốc đầu tiên trên thế giới rồi. Sau thế chiến II, các nhà khoa học Đức chạy sang làm việc cho Mỹ và đã giúp xây dựng chương trình không gian và quốc phòng của Mỹ và đã có những đóng góp không nhỏ giúp Mỹ mạnh lên thêm.

Trong khi đó "chính quốc", "nước mẹ" Pháp của Việt Nam còn chịu không nổi sức mạnh của quân đội Đức thời thế chiến II đã đầu hàng nhanh chóng mặc dù lực lượng quân Đức đã bị chia ra những mặt trận khác nhau. Sao lại lấy một nước nông nghiệp lạc hậu như Việt Nam đã từng bị chỉ vài trăm, vài ngàn quân Pháp đánh chiếm dễ dàng mà so sánh với một đế quốc công nghiệp nặng đã từng đánh đông đánh tây như Đức vậy?

Cả nước Việt Nam không đối phó nổi vài ngàn quân Pháp, cả nước Pháp không đối phó nổi với một nhánh quân Đức. Các em đi so sánh một nước Đức hùng mạnh dám một mình đánh mấy cường quốc hàng đầu trên thế giới CÙNG MỘT LÚC với một nước nô lệ đầy những kẻ dại tây yếu hèn ngu dốt như các em mà cũng nghe được sao?

Còn cách so sánh ngu dốt nào hơn nữa đem ra một lượt luôn đi?

Vì dòng máu nô lệ cho người da trắng trong người quá mạnh nên nhiều người Việt Nam hoàn toàn mất khả năng đối kháng với người da trắng là chủ của họ. Họ hoàn toàn mất hết lý trí để thấy được cái sai của chủ nô da trắng của họ, vì người chủ nô trong mắt của họ là quá vĩ đại! Khi có bất cứ tranh chấp gì giữa chủ nô da trắng và người nô lệ Việt Nam, bên đúng phải là chủ nô da trắng của họ.



Có rất nhiều kẻ "nô lệ tự phát, tự nguyện".
Ảnh trích trong video http://www.youtube.com/watch?v=6RsEwirM7m8

Đối với những vụ tranh chấp này, họ suy xét không phải bằng lý trí và sách vở mà là bằng tình yêu thương, sự ngưỡng mộ đối với chủ nô da trắng của họ. Học hành làm gì mà dám phán xét một chuyện có liên quan đến độc lập thống nhất của cả một dân tộc, hàng mấy triệu sinh mạng của đồng bào bằng hai chữ "nếu như" vô trách nhiệm như thế?

Đầu óc của loại trí thức nô lệ dại tây này khi đụng tới những lỗi lầm của tây thì nó sẽ trở thành củ khoai ngay!

● Em Phiếu không thấy rằng người da trắng Đức không sáng mắt khi dám tấn công TRƯỚC MỘT LƯỢT mấy cường quốc hùng mạnh nhất thế giới trong đó có Liên Xô là một liên bang có lãnh thổ trải rộng 1/6 quả địa cầu để cuối cùng phải chịu mang vạ bị những cường quốc thắng trận đó xâu xé? Ngược lại em ấy lại thấy đắc ý rằng người Đức sáng mắt khi không chống lại sự xâu xé đó? Đang thọ án cái tội xâm lược người ta mà chống cái gì em?

● Em Phiếu cũng không thấy rằng Mỹ không sáng mắt khi ỷ mạnh dắt một đám côn đồ chư hầu khác đem quân vào Việt Nam như chỗ không người. Mỹ không sáng mắt khi không thấy rằng Việt Nam ngoài một thiểu số có máu nô lệ dại tây thích cho tây nắm đầu ra còn có đa số không thích cho bất cứ ngoại bang nào nắm đầu. Những người này sẵn sàng hy sinh đến người cuối cùng để giành độc lập và thống nhất vì họ đã quá chán chê với thân phận làm nô lệ tay sai bị người da trắng chà đạp trên chính quê hương họ cả trăm năm rồi.

● Ngay cả những người da trắng cũng đã nhận ra sai lầm của họ đối với Việt Nam và họ đã viết rất nhiều sách để mong được sòng phẳng với lương tâm của họ, nhưng lại có một đám người Việt mang trong đầu tư tưởng nô lệ dại tây thương chủ hơn cả chủ vẫn khư khư rằng người Việt Nam chống ngoại xâm giành độc lập thống nhất là một sai lầm!


"Bệnh dại Tây" được mô tả đúng mức trong Video link http://www.youtube.com/watch?v=6RsEwirM7m8 post ngàng 13 tháng 7, 2013- Giám Mục La Mã LEOPOLDO GIRELLI được giáo dân đón tiếp ở giáo xứ Bến Dinh.

Ngày nào tư tưởng nô lệ dại tây này còn lưu truyền thì làm sao chính quyền có thể lỏng lẻo ra được?

Một trong những cuốn sách nói về sai lầm của Mỹ này là: "Our Ho: Fact and Fiction", của Alan Truscott, một người bảo thủ ủng hộ cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam, chứ không phải là một người tiến bộ chống chiến tranh. Trong đó có nói đến những sự thật như:



Bác Hồ đã hợp tác chặt chẽ với phe Đồng Minh trong Thế Chiến II vì tin vào những lời tuyên bố tôn trọng độc lập của các dân tộc thuộc địa của phe này.

Tác giả nhận thức rằng Mỹ đã phản bội Bác Hồ khi trả Việt Nam lại cho Pháp, tài trợ và cố vấn cho Pháp trong cuộc kháng chiến 9 năm của người Việt chống Pháp.

Có cố vấn và tài trợ trên 80% chiến phí mà Pháp cũng phải thua Việt Minh sau 9 năm, nếu không có tiền đó thì Pháp chống được mấy năm đây? Nợ máu với người Việt trong chuyện này có phần của Mỹ không?

Tác giả nhận thức rằng Mỹ đã tiếp tục phản bội Bác Hồ sau khi Pháp thua, tiếp tục cứng đầu dùng sức mạnh quân sự và ảnh hưởng chính trị trên thế giới của mình trao một nửa nước cho ông Diệm, một người không có công lao gì với công cuộc chống Pháp giành độc lập cả.

Chính ông Diệm cũng bị Mỹ phản bội.

Còn cái này là của anh Mèo: Cả cái đám tay sai nô lệ dại tây cầm quyền ở miền Nam cuối cùng cũng bị Mỹ phản bội luôn. Cái này chính những người đó cũng đã công nhận là như vậy.

● Theo cuốn sách trên, thời Thế Chiến II, Mỹ nhận định Bác Hồ là một người quốc gia và thân Mỹ. Hải Quân Mỹ và tình báo OSS của Mỹ rất thích ông. Hiến Pháp của Việt Nam sau Thế Chiến II gần giống với Mỹ. Ông bỏ tên Đảng Cộng Sản và kêu gọi một cuộc tổng tuyển cử với sự tham gia của tất cả các đảng phái. Người Mỹ lúc đó được đón tiếp như những anh hùng, được mọi người yêu mến và chúc mừng.

Trong cuốn sách có ghi lại phỏng vấn của BBC với những cựu nhân viên OSS là nhân chứng của thời đó.

Bác Hồ và người Việt Nam đã cư xử đẹp đẽ như vậy đối với người Mỹ mà em còn muốn sao nữa? Hai chữ "nếu như" đó phải để cho những nhà cầm quyền Mỹ. Nếu như họ biết tôn trọng người Việt như người Việt tôn trọng họ thì Việt Nam và Mỹ đã có thể là bạn bè lâu rồi. Họ lại xem người Việt hết thảy là một đám nô lệ dại tây, lãnh thổ Việt Nam là đất vô chủ muốn sang nhượng chia chác sao cũng được nên mới xảy ra cớ sự.

● Và dưới đây là một vài bức thư của Bác Hồ gửi cho các loại tây khác nhau nói chuyện lý lẽ lịch sự nhẹ nhàng với họ. Nếu đầu óc củ khoai của em Phiếu mà biết tri lý thì sẽ tự biết rằng tây đầu thế kỷ 20 không biết điều như tây đầu thế kỷ 21. Ngay cả đầu thế kỷ 21, họ vẫn còn chưa biết điều như thường, nói gì tới khoảng 50-100 năm trước? Họ không xem người da màu trên thế giới là người giống như họ mà là một loại súc vật, đồ vật biết nói, cho nên nói phải quấy nhẹ nhàng họ đâu thèm nghe?

Bức thư cuối trong những thư này là yêu cầu được đưa thanh niên Việt sang Mỹ trao đổi văn hóa và học hỏi kiến thức, tỏ rõ hy vọng được giao hảo hòa bình và hợp tác với Mỹ của Bác Hồ. Nhưng nhà cầm quyền Mỹ lúc đó lại không muốn làm bạn mà lại muốn làm cha Việt Nam họ mới chịu cơ! Và họ đã kiếm chuyện nói ngược và vu vạ lại Bác Hồ để thực hiện âm mưu đó. Cái chiêu này xưa như trái đất, thế mà có cả lũ người Việt được học hành tử tế khoe bằng này bằng nọ mà nó chả biết gì cả lại còn dám vào hùa với tây chửi ngược lại dân tộc!

Như vậy gọi là đầu óc ngu dốt nô lệ dại tây thế kỷ 21 có oan không?

----------

Chú thích của Doi-Mat.vn:



(*) Lê Minh Phiếu là một luật sư tốt nghiệp tiến sĩ Luật chuyên ngành về Luật Thương mại Quốc Tế tại Đại Học Montesquieu – Bordeaux IV, Pháp. Đây cũng là một trong những "nhà ní nuận" được đám "rận chủ" Việt tung hô. Bài viết mà Meo Meo đề cập đến trong bài này là "Sự vận hành của các đảng phái ở các nước tư sản", được Lê Minh Phiếu đăng trên blog Yahoo của mình (hiện blog Yahoo đã đóng cửa).

Meo Meo

Nguồn http://www.doi-mat.vn/2014/09/gia-nhu-khong-co-cmt8-DBP-30-4-1975.html#axzz3FcGuoe51

Có đăng ở http://molang0205.blogspot.com/2014/09/day-oi-tri-thuc-ma-khong-co-kha-nang.html

Xuyên tạc, bôi nhọ chủ Tịch Hồ Chí Minh là những kẻ không có con tim và khối óc !





Mấy ngày gần đây cộng đồng mạng rộ lên những bài viết, clip, comment trên các kênh như Facebook, Blog, youtube… về việc trang mạng phố Bolsa TV đăng tải clips một nhân vật thuộc loại “Bựa” nhất trong cộng đồng chống cộng cực đoan người Việt tại Hoa Kỳ đó là ông Ngô Kỷ. Nội dung bài phỏng vấn nói về Chủ Tịch Hồ Chí Minh với những ngôn từ xấc xược đã làm phẫn nộ những người Việt Nam chân chính cho dù ngay lúc này một bộ phận những người Việt Nam sống tại Hoa Kỳ họ vẫn tự coi mình là “Người Việt Quốc Gia” cũng không thể chấp nhận được những gì Ngô Kỷ đã nói. Phản ứng ngay sau đó của Phố Bonsa TV là có lời xin lỗi bạn đọc và gỡ bỏ Video clip đó. Đây cũng là một bài học cho cái gọi là “Truyền thông đa chiều” ở xứ Mỹ, họ đã vô tình “Quảng bá” cho những loại người như Ngô Kỷ.
Vậy thì tại sao những kẻ như Ngô Kỷ lại có những ngôn từ xuyên tạc, chửi rủa, hằn học, thâm thù, ấu trĩ về Hồ Chí Minh sặc mùi cực đoan đến như vậy? ở đây có phải là một sự ngộ nhận ? Xin thưa không phải như vậy, theo dõi các bài viết của rất nhiều vị nói xấu, bôi nhọ về Hồ Chủ Tịch trên các trang điện tử thì chúng ta nhận thấy ngay không khó khăn gì đó là các vị đó là ai?, đang làm gì? và nguyên nhân tại sao lại hành động như vậy. Họ thường dùng đủ lời lẽ, lập luận để vu cáo, xuyên tạc thậm chí dùng những ngôn từ côn đồ, chợ búa “đá cá lăn dưa”. Có hai hạng người trên cùng một “Chiến tuyến” này. Một là những kẻ vô công rồi nghề, nhân cách còn gọi Chí Phèo là “ông tổ” như Ngô Kỷ là một điển hình, những vị này biến mình thành “Lính đánh thuê” cho một số tổ chức chống cộng ở Hải ngoại, theo kịch bản đã dựng sẵn cứ “Đến hẹn lại lên” khi trong quốc nội có những ngày lễ lớn trọng đại hoặc như Đảng, nhà nước Việt Nam phát động phong trào “Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thì những con rối này bắt đầu “Hành nghề” theo đơn đặt hàng một cách “Khí thế” nhất, làm sao cho không uổng đồng tiền bát gạo của kẻ thuê mình, có như vậy lần sau mới được sự tín nhiệm….Loại thứ hai tôi muốn nói đó là một số vị có trình độ học thức nhất định nhưng họ vẫn cố tình xuyên tạc, bôi nhọ một cách rất tinh vi. Những người này làm ra vẻ là những người “trong cuộc”, là những chứng kiến, là lấy kính lúp “Soi” từng góc cạnh, so đọ từng sự kiện được cho là bí ẩn thuộc tài liệu “Thâm cung bí sử” kiểu tiểu thuyết hậu cung lịch sử trung hoa, gật gân, huyền bí hòng dẫn người đọc lạc vào một mê hồn trận từ đó “bái phục” những vị này….vậy thì tại sao họ làm như vậy? mục đích gì? xin thưa chẳng qua cũng vì tư lợi mà thôi. tỷ như “sự kiện” năm 2009 một nhóm người làm một cái gọi là bộ phim tài liệu ““Sự thật về Hồ Chí Minh“ nội dung những luận điệu vu cáo, xuyên tạc lịch sử của những kẻ thực hiện bộ phim này đã bị rất nhiều những nhà nghiên cứu về Hồ Chí Minh ở trong nước và trên thế giới lên án. Với nội dung đơm đặt, các tình tiết bị bóp méo hòng gợi ý tò mò mục đích bán cho thật nhiều băng dĩa kiếm tiền, thế nhưng hỡi ơi! họ đã thất bại thảm hại ngay trên sân chơi của họ sau đó mớ băng dĩa này gởi cho không bà con trong cộng đồng mà chẳng ai muốn nhận bèn tống hết vào thùng rác. Cũng làm một bộ phim tư liệu về Hồ Chí Minh nhưng những người Mỹ họ đã nói lên điều gì với bộ phim “Hồ Chí Minh – bí ẩn Việt Nam” của Hãng phim History Channel (Mỹ)? Họ đã ca ngợi lòng yêu nước và sự hy sinh cao cả của Hồ Chí Minh dành cho dân tộc Việt Nam, chứ không như những luận điệu vu cáo, xuyên tạc lịch sử của những kẻ thực hiện bộ phim tài liệu “Sự thật về Hồ Chí Minh“, mặc dù có những đánh giá chưa đúng hết tầm vóc của Hồ chí Minh nhưng chúng ta dễ chấp nhận vì họ nhìn về một “Định hướng” khác. Những kẻ như Ngô Kỷ và một số vị ở hải ngoại theo tôi nghĩ họ không phải là sự ngộ nhận mà là ý đồ cố tình xuyên tạc. Như mọi người đều biết nếu họ thiếu thông tin mà dẫn đến ngộ nhận thì khác, mà ở đây họ đã thể hiện cái dã tâm đen tối bằng những giọng điệu cực đoan, chửi rủa, xấc xược hòng thể hiện ta đây dám đánh thẳng vào “Tượng đài” và nhảy múa vô tư trên “hệ tư tưởng” của cộng sản ta mới là anh hùng ?! mà một khi đã như vậy thì “Xin” gì cộng đồng cũng phải chiều mà thôi, nếu không họ sẽ chụp cho chiếc “Nón cối” thân cộng thì khốn khổ trong công việc làm ăn.
Tôi đã đọc một số bài viết, xem các clips loại này khá nhiều ở hải ngoại cũng như một số vị “Phản tỉnh” ở trong nước. nhưng theo tôi nghĩ. Sự phê bình hoặc chỉ trích nào cũng cần cái chất văn hóa, cái đó rất cần thiết vì nó tôn trọng độc giả và mới thể hiện tầm trí tuệ, thì sản phẩm đưa ra công chúng mới có tác dụng, và qua đó cũng có thể hy vọng làm cho đối tượng được phê bình, phê phán tâm phục khẩu phục. Nhưng ngược lại nếu phê phán một cách dung tục, bỉ ổi chửi cho sướng cái miệng như Ngô Kỷ thì không thể “tiêu hóa” nổi kể cả những người khác về quan điểm chính trị. Vấn đề xuyên tạc nói xấc xược về Hồ Chí Minh, tôi xin nói cho ông Ngô Kỷ biết rằng không phải vì lấy cái cớ “Nhà tui thâm thù cộng sản” như ông đã khoác lác mà xấc xược đến vị lãnh tụ của cả một dân tộc là không thể chấp nhận được. Hình ảnh của Hồ Chủ Tịch không ai có quyền xuyên tạc và xúc phạm bởi đó là hình ảnh một danh nhân văn hóa đã được Tổ chức Văn hóa và giáo dục Liên hợp quốc thừa nhận “Hồ Chí Minh như mọi người chúng ta mà thôi, nhưng cũng khác chúng ta bởi vì Hồ Chí Minh làm được tất cả những điều bình dị mà cao cả ấy một cách tự nhiên, hầu như dễ dàng như hít thở khí trời, như sinh ra là để làm những điều như vậy. Hồ Chí Minh là con người bằng xương bằng thịt ở ngay trước mắt chúng ta, ở trong tâm khảm của mỗi người Việt Nam yêu nước, chứ không phải là điều tưởng tượng, không phải thánh thần quanh quất đâu đây.”

Hoa Kỳ 4-10-2014
AMARI TX (John lee) – VHN.NET

Muối




Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên




Có gì đó như giận hờn cay đắng
Cứ chà đi xát lại ở lòng ta
Có gì đó như dở mưa dở nắng
Cứ quẩn quanh vần vũ góc trời xa

Muối của biển nuôi thế gian cười khóc
Muối của đời cho tình ta sâu nặng
Mỗi gian truân mặn chát kiếp người
Lại nhẹ nhàng buồm lộng giữa ngàn khơi

Muối của đời anh rạng rỡ ánh ngày
Muối đời em nhiều đắng đót thơ ngây
Mùa thu nay có gì xao xác quá
Trời thu xanh ngăn ngắt đám cỏ mây

Tình thu xanh hóa gừng cay muối mặn
Gió thu xanh gói gửi chút yêu này
Con tim bỗng rưng rưng dịu nhẹ
Thủ thỉ dần tan trống vắng hao gầy

Sao anh lại hẹn hò em từ kiếp trước
Để kiếp này muối mặn đời hai ta
Em ở đâu anh theo em ở đó…
Lời thu xanh quấn quýt đậm đà

Muối của gần gụi muối của cách xa
Muối mặn chát bỗng ngọt ngào
vị… muối

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

Cái Dũng của Thánh Nhân Chương 4 Lễ Độ





Thu Giang Nguyễn Duy Cần




Đừng tưởng lầm, lễ phép đặt ra là để làm phiền rộn đời người. Mặc dầu, nó kềm thúc hành vi chúng ta, về mặt điêu luyện. Điềm đạm, trong bước đường đầu phải cần đến nó rất nhiều.
Tín đồ của Điềm Đạm, trước hết, phải là một người lễ độ nhu nhã hết sức. Người lễ độ nhu nhã đúng mực là người khéo tự trị lấy những náo động nhất thời, những cử chỉ nóng nảy, những lời nói vụt chạc. Dẫu giận tức đến đâu, lễ độ buộc ta phải thản nhiên đừng tỏ vẻ thô tục cộc cằn. Kẻ thô lỗ, bất kỳ là trong thái độ hay lời nói, là kẻ còn sống trong thiên tính của loài vật, chưa biết tự chủ.
Người xưa sở dĩ quá chú trọng về Lễ, là vì muốn gìn giữ sự giao dịch giữa loài người, đừng phải có sự xô xát. Lễ, là để kiềm chế tự dục. Đời càng văn minh chừng nào, thì Lễ càng tính mật và đơn giản hơn chừng nấy.
Tuỳ tính chất của loài người, Âu hay Á đều có lối lễ phép riêng.
Người Á Đông, về lễ, lại nghiêm ngặt hơn Âu Tây rất nhiều. Phải nhớ: Á Đông và Âu Tây rất khác nhau về tính chất vì một đằng háo Tĩnh, một đằng háo Động. Đấy là nói chung về dân tộc. Bởi vậy, Lễ ở phương Đông, chủ về Tĩnh; Lễ ở phương Tây, chủ về Động.
Xem ngay trong cách thổ lộ chân tình: người phương Tây hành động theo tình cảm tự nhiên; người phương Đông cử chỉ trầm tĩnh dè dặt. Cha con, vợ chồng, bầu bạn xa nhau lâu ngày, gặp nhau vẫn không thấy bồn chồn rạo rực. Những cái xá dài, những lễ phép phiền phức, toàn là những cử động tự trị, không cho thổ lộ ra ngoài, tâm tình thường chịu ẩn hơn hiện. Cái đó, không phải giả dối, không phải lạt lẽo, không phải vô tình. Ấy là tự trị vậy.
Áo quần theo lễ của người Á Đông thường trọng quần dài áo rộng. Cái đó cũng có cái lý của nó.
Trong những cánh tay áo dài lụng thụng, quần áo thênh thang, người ta như bị nhốt trong một khuôn khổ hoạt động...Cử động con người trong bộ áo ấy, kể như bỏ rồi: Giận mà đi tới cũng khó khăn, sợ mà chạy lui cũng không tiện. Một cách kiên trì để có thời giờ suy nghĩ...
Lễ phép tuy đối với kẻ điềm đạm là một điều trở ngại cho tinh thần tự do; nhưng đối với kẻ chưa điềm đạm, kẻ còn bị tình dục và ích kỷ thống trị nơi lòng, thì nó là một cương kỷ đầu tiên rất cần thiết.
Lễ phép đây, tôi muốn nói những cách nhã nhặn, điềm đạm, dùng để kiềm thúc những cử chỉ náo động của tình dục như: nóng nảy, vụt chạc,v.v...
Dầu xử vào canh nào trái ngược đến đâu, cũng không lễ độ, đó mới thật là Lễ, Đừng hiểu lầm với những lối xã giao của bọn người xu viêm bôn cạnh, cốt dùng những câu thuận lòng đẹp ý nịnh hót bơm ngọt nhau. Với bọn người ấy gặp nhau, thì tha hồ là lời và lời, nói và nói. Trái lại kẻ nào không biết qua qua lợi lợi, dài chuyện nhiều lời, kẻ ấy, họ cho là kém lịch sự. Hiểu như thế, Lễ là thù địch của người điềm đạm. Những thói xã giao ấy, theo tôi, không phải là lễ độ, mà là những cử chỉ của bọn háo danh vụ lợi, Lễ của bọn "tôi đòi".
Dùng Lễ để kiềm chế náo động của tình dục là một việc, mà dùng Lễ để thoả mãn lòng tư dục lại là một việc khác, rất trái ngược nhau. Ta phải để ý phân biệt cho kỹ. Không thì, thay vì tìm đường giải thoát, ta lại sa vào nô lệ. Đó là vì mình lẫn lộn mà đảo ngược phương tiện làm cứu cánh vậy.
Người lễ độ, theo tôi, là người không bao giờ vô lễ với ai cả, mặc dầu người ta hết sức khiêm nhã với mình. Người ta thường bảo: kẻ bị nhục mà không biết thẹn, và trả thù, là người nhu nhược. Cho nên lắm khi, trong lòng không bất bình mà cũng vẫn phải làm ra dáng bất bình, kẻo phải bị kẻ khác khinh miệt. Cho nên người ta mắng mình, mình phải mắng lại, người ta đánh mình, mình phải đánh lại, đó là người anh dũng. Ta quên rằng: kẻ mắng ta, đánh ta, là kẻ không tự chủ. Nếu ta mắng và đánh lại, ta sẽ là kẻ ngang hàng với hạng người ấy hay sao? Đó là cái dũng của kẻ thất phu.
Người điềm đạm, ở trong trường hợp này, vẫn giữ gìn lễ độ, không vì người ta nhục mình mà chịu khuất thân làm kẻ tiểu nhân như họ. Danh dự thật ở nơi chân giá trị của mình, không phải là ở nơi lời khen tặng của con người.
Cho nên người ta khen hay chê, không phải vì đó mà giá trị mình tăng lên hay giảm xuống. Marc Auréla nói: "Cách trả thù hay nhất là đừng tự mình giống với kẻ dữ". Bacon cũng nói: "Trả thù là đứng ngang hàng với kẻ nghịch, tha lỗi là đứng trên kẻ ấy".
Theo phái Thiền môn (Zen), người ta thường dùng những cử động bất nhã một rất đột ngột, để thử lễ độ hay muốn nói cho đúng hơn, để thử sự điềm tĩnh của các đệ tử mới nhập môn.
Đụng chạm nặng nề đến bản ngã là một cách luyện tập thử thách tinh thần điềm đạm, vì Thiền, nghĩa là nó là tĩnh ngộ chớ không phải là ru ngủ. Những lối chiều chuộng thị dục của con người, như khen tặng, bưng bợ, những lối xã giao phiền phức của xã hội tạo ra, toàn là những cách ru ngủ tâm hồn bẩn chật của bản ngã.
Câu chuyện nhà võ sĩ trứ danh Tokiyori lúc mới vào xin làm đệ tử của phái Thiền môn, bị ông thầy mình bất ngờ đánh cho một bạt tai mà không biết giận là một chứng cứ của điều tôi đã nói trên. Tokiyori, một tay đánh kiếm có danh, sức mạnh ít người địch nổi, thế mà hờ cơ bị đánh phải một bạt tai, vẫn thản nhiên không biết giận, thật lòng tự chủ của ông đã đến bực! Ông tự thú: "Trước kia tôi vẫn tưởng tôi là người đại dũng, lúc mà trong tay cầm mấy vạn tinh binh đánh Nam dẹp Bắc; trước tôi không có một người nào dám cản đường. Thế mà khi phải bị đánh một bạt tai, tôi trấn tĩnh được ngay, quả tim tôi không đập mạnh, lòng tôi yên lặng như không có việc gì, bấy giờ, tôi mới cảm thấy cái khí độ hùng dũng trước kia, sánh với bây giờ, rất còn nhu nhược, hèn thấp đến bực nào. Tự chủ được cái lòng tự đại của mình mới là đại dũng đó".

Tản mạn về báo chí và cách để ứng phó với một biển thông tin đến từ các phương tiện truyền thông



Featured Image: Doug Mataconis




“Một anh nhà báo và một anh bác sĩ là bạn thân với nhau. Một hôm cả hai gặp gỡ nhau nói chuyện. Anh bác sĩ nói:

– Bạn biết không, nguyện ước cả đời của tôi là trở thành một bác sĩ giỏi. Bây giờ tôi đã đạt được ước nguyện đó. Tôi tự hào vì công việc mình đang làm vì nhờ nghề này tôi có thể chữa trị và cứu sống tính mạng cho bệnh nhân của mình.

Anh nhà báo liền cười nói:

– Nhưng mỗi một lần bạn chỉ chữa bệnh được cho một người thôi. Còn tôi với mỗi bài báo và mình viết ra, tôi có thể “cứu rỗi tinh thần” cho hàng ngàn người.”


Qua câu chuyện trên ta có thể thấy rằng, sứ mệnh của người làm báo cũng quan trọng chẳng kém người bác sĩ. Người bác sĩ cứ cho là có đầy đủ cả tài lẫn đức, luôn luôn trách nhiệm và nhiệt tình với bệnh nhân đến mấy thì anh ta cũng chỉ cứu chữa cho một số người mà thôi. Nhưng một người làm báo chân chính, bằng ngòi bút của mình có thể cứu chữa tư tưởng cho rất nhiều người, thậm chí là cả một thế hệ. Họ có thể giúp cho mọi người tiếp cận thông tin một cách trung thực và khách quan nhất. Họ có thể giúp cho độc giả thay đổi suy nghĩ tiêu cực và gieo vào lòng độc giả những suy nghĩ lạc quan.

Nhưng điều quan trọng nhất là họ có thể khơi gợi trong lòng độc giả những tâm tư, tình cảm tốt đẹp, những khả năng tiềm ẩn mà độc giả bấy lâu chôn giấu. Cái thứ tinh thần tích cực đó một khi được bộc phát thì nó sẽ mang lại lợi ích vô cùng lớn, không chỉ cho riêng bản thân người đó mà còn cho đất nước và xã hội.

Báo chí thuở ban đầu cũng hướng tới những mục đích cao cả như thế. Nhưng qua thời gian, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, những giá trị tốt đẹp của báo chí cũng bị mất đi ít nhiều. Nền kinh tế thị trường có thể hiểu nôm na là một nền kinh tế tự do, ít chịu sự can thiệp của nhà nước. Kinh tế thị trường, có thể nói là một cách thức sản xuất và phân phối hàng hóa ưu việt nhất hiện nay, vì nó có thể mang lại cho các quốc gia những lợi ích vật chất khổng lồ. Thị trường đã vươn tầm ảnh hưởng mạnh mẽ và chi phối nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Báo chí cũng không nằm ngoài guồng quay đó, cũng bị “thị trường hóa” “vật chất hóa”.

Nhiều nhà báo, phóng viên sẵn sàng bán rẻ lương tâm mình tạo ra những tin bài tạp nham, những bài viết không trung thực để thu hút độc giả. Một câu hỏi được đặt ra là: tại sao những bài viết nhảm nhí, những tờ báo lá cải lại được độc giả đón nhận một cách nồng nhiệt như thế? Điều đó cũng xuất phát từ sự “yếu ớt về mặt tinh thần của con người”. Đất nước ta tuy hiện nay đã có những bước tiến dài về mặt kinh tế nhưng nhìn chung vẫn là một nước nghèo. Nghèo bởi vì thiếu tiền, thiếu tiền nên mọi người luôn dành rất nhiều thời gian và tâm trí để kiếm tiền nhằm bù đắp sự thiếu hụt đó. Tiền bạc và vật chất lúc này có sức hút rất lớn và là nỗi ám ảnh đối với nhiều người. Chính vì như thế nên con người ta mới sợ hãi và bất an, tinh thần trở nên yếu ớt như lâu đài xây trên cát.

Đây chính là cơ hội cho những tay bút bất lương có tài viết lách nhảy chỗ trống trong địa hạt tinh thần của con người để “thôi miên” họ. Sức đề kháng đã yếu cộng thêm với việc bị những tay nhà báo đê tiện như những con vi khuẩn cực độc xâm nhập đã khiến tinh thần con người ta “đã yếu nay còn yếu hơn”. Do đó, người ta dễ dàng chấp nhận không một chút hoài nghi, phản biện đối những thứ thông tin tầm phào,vô giá trị. Có thể nói rằng báo chí hay các phương tiện truyền thông giờ đây đang làm “đảo lộn trật tự xã hội”. Chúng ta đang nằm trong một xã hội như thế, một xã hội hỗn loạn về mặt thông tin, một xã hội mà con người luôn bị các phương tiện truyền thông “ám thị” từng ngày từng giờ. Chúng ta như đang bước vào một cái ma trận khổng lồ. Vậy thì làm thế nào để thoát khỏi cái ma trận đó?
Chúng ta rất cần một thứ “công cụ lý trí” để thoát khỏi nghịch cảnh đó

Theo quan điểm của tôi chúng ta cần tạo lập cho bản thân mình một thói quen đó chính là “sự hoài nghi”. Chúng ta cần phải hoài nghi cho đến khi không còn sự hoài nghi nữa. Nói ra thì phức tạp nhưng thực hiện thì rất đơn giản. Trước một nguồn thông tin nào đó, đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu về nguồn gốc của thông tin đó, xem chúng xuất phát từ đâu, từ tờ báo nào, từ cơ quan ngôn luận nào,trích dẫn từ đâu, có đáng tin cậy không. Sau đó chúng ta tìm hiểu về tác giả, xem tác giả đó thiên về lập trường gì, bênh vực cho ai,có thực sự khách quan hay không. Tiếp theo là về phần nội dung, xem cách lập luận, sử dụng từ ngữ có hợp lý không, nhưng phần này chứa đựng rất nhiều tiểu tiết, nếu chúng ta quá sa đà vào chúng thì sẽ khó mà nắm bắt được thông tin mà bài viết hay bài báo truyền đạt.

Điều quan trọng nhất là chúng ta phải nắm được đại ý, phần cốt lõi của bài viết, xem bài viết đó muốn nói lên điều gì. Cuối cùng sau khi chúng ta nắm được thông tin thì ta đặt chúng vào bối cảnh không gian và thời gian chúng ta đang sống, chúng đã lỗi thời hay chưa, có phản ánh đúng thực trạng của xã hội chúng ta đang sống không.

Trên đây, tôi đã tạm nêu ra một số kinh nghiệm của bản thân trong việc sàng lọc thông tin cũng như vai trò và sự ảnh hưởng của báo trí tới sự vận động của xã hội. Nhưng đấy cũng chỉ là kinh nghiệm của cá nhân tôi, phù hợp với bản thân tôi mà thôi, hoàn toàn chỉ mang tính chất tham khảo. Và có thể đối với một số người nếu áp dụng theo tuần tự những trình tự đấy thì sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức. Mất thời gian thật khi chúng ta đọc báo, đọc sách chỉ nhằm mục đích giải trí. Nhưng điều đó sẽ rất có ích nếu như chúng ta tìm kiếm thông tin để phục vụ cho nghề nghiệp của chúng ta cũng như việc xây dựng cho bản thân một nền tảng học thuật vững chắc dựa trên những thông tin đáng tin cậy.

Điều cuối cùng tôi muốn nói với các bạn là thông tin không chỉ có trong sách vở hay báo chí, thông tin còn nằm trong những sự vật, con người bình thường và giản dị xung quanh chúng ta. Nếu chúng ta biết cách nhìn nhận chúng bằng một con mắt thiện cảm và không có định kiến thì giá trị mà chúng mang lại cho chúng ta sẽ là vô hạn. Đấy chính là “những thông tin sống ” mà tạo hóa ban cho chúng ta. Hãy học cách để cảm nhận chúng!



Tiểu Mã

Chúng ta sẽ đi làm thuê trên chính đất nước của mình?




Tác giả; Nguyễn Vạn Phú

Hiện đang nổi lên luồng suy nghĩ nền kinh tế Việt Nam đang lệ thuộc ngày càng nhiều vào đầu tư nước ngoài với hệ lụy cuối cùng là người Việt phải đi làm thuê trên chính đất nước mình. Có bao nhiêu phần trăm sự thật trong lập luận này?

Một thực tế phức tạp và đang biến đổi

Điều có thể khẳng định ngay là thực tế luôn phức tạp hơn hình dung kiểu trắng đen “nước ngoài” – “trong nước”; “nội lực” – “ngoại lực”…

Lấy ví dụ, ai cũng biết dược phẩm nhập khẩu giá rẻ từ các nước như Ấn Độ, Hàn Quốc thông qua các công ty Việt Nam đang làm chao đảo sản xuất của các công ty dược có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bởi không thể cạnh tranh nổi bằng giá. Ở đây thật khó lòng phân định đâu là lợi ích cho khu vực trong nước, đâu là lợi ích cho khu vực nước ngoài

Cái thực tế phức tạp đó có thể xuất hiện dưới dạng một sản phẩm nhìn qua tưởng đâu 100% là của Việt Nam nhưng thực chất do doanh nghiệp trong nước sang Trung Quốc thuê sản xuất rồi dán nhãn Việt Nam. Nó cũng có thể là một chuỗi cửa hàng mang thương hiệu nước ngoài nhưng thực chất do doanh nghiệp 100% vốn trong nước làm chủ. Nó có thể là một doanh nghiệp trong nước nhưng cổ phần đã bán gần hết cho nhà đầu tư nước ngoài.

Nhưng do đâu mà có luồng suy nghĩ nói trên?
Trước hết, đó là các con số thống kê khá lạnh lùng. Về ngoại thương, tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước năm 2000 là 52,98%, giảm xuống còn 36,93% năm 2012; khu vực FDI tăng lên tương ứng từ 47,02% năm 2000 lên 63,07% năm 2012. Chín tháng đầu năm 2014, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 109,6 tỉ đô la, thì khu vực kinh tế trong nước đạt 36,6 tỉ đô la (chỉ còn hơn 33%) còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 73 tỉ đô la (hơn 66,6%). Xu hướng này sẽ còn tiếp tục theo hướng khu vực FDI ngày càng xuất khẩu nhiều hàng hóa hơn khu vực trong nước.

Theo cựu Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển thì doanh nghiệp FDI cũng đã chiếm tỷ trọng gần 70% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. Trong khi quy mô vốn bình quân của doanh nghiệp trong nước giảm 3,6% (năm 2012 – từ 25 tỉ đồng xuống còn 24 tỉ đồng) thì quy mô vốn bình quân của doanh nghiệp FDI lại tăng từ 207 tỉ đồng lên 307 tỉ đồng.

Thứ hai là cảm nhận từ quan sát chủ quan của nhiều người. Gần đây thông tin cho thấy doanh nghiệp trong nước không chen chân nổi vào chuỗi cung ứng cho các công ty đa quốc gia đang dùng Việt Nam làm căn cứ sản xuất toàn cầu làm nhiều người thất vọng về ý nghĩa của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Họ cho rằng thu hút vốn FDI nhiều làm gì khi Việt Nam chỉ trở thành nơi gia công, để tận dụng giá công nhân rẻ mạt trong khi doanh nghiệp trong nước không được chuyển giao công nghệ, không làm được những công đoạn đơn giản nhất.

Với nhiều người khác, đó là cảm giác bất lực khi hệ thống phân phối dần rơi vào tay nước ngoài, khi mọi vật dụng, từ bàn chải, kem đánh răng đến chiếc xe gắn máy, ô tô đều do doanh nghiệp nước ngoài sản xuất. Ngay cả các nhà hàng ăn uống đơn giản, đông nghịt khách vẫn là các nhà hàng mang thương hiệu nước ngoài.

Vì sao lại có xu hướng như thế?
Sự teo tóp của doanh nghiệp trong nước bắt đầu từ luồng hứng khởi gia nhập WTO với những mỹ từ từng vang vang một thời như “ra khơi”, “cất cánh”, “ra biển lớn”. Dòng vốn nóng đổ vào, bong bóng địa ốc, tài sản và chứng khoán làm sản nghiệp của nhiều người, nhiều giới bỗng phình to ra nhanh chóng.

Không có mức lợi nhuận nào trong các ngành sản xuất truyền thống, kể cả nuôi thủy sản hay xuất khẩu đặc sản có thể sánh với tỷ suất lợi nhuận của chứng khoán, địa ốc, ngân hàng những năm ngay khi Việt Nam vào WTO. Đó là lý do vì sao doanh nghiệp trong nước dần dần từ bỏ nhiều lãnh vực cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Nay đến khi bong bóng tài sản xì hơi, doanh nghiệp trong nước lại mắc kẹt nợ xấu, chi phí lãi vay ngân hàng quá cao, xoay xở trở lại thế mạnh cũ không kịp nữa. Trong khi đó, dường như khối doanh nghiệp FDI với nguồn lực riêng, không chịu ảnh hưởng của những đợt lãi suất quá cao, tỷ giá lại được bảo đảm nên có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển.

Chính vì thế mà việc doanh nghiệp FDI dường như là động cơ duy nhất còn chạy tốt (trong khi hai động cơ còn lại là doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước đều gặp khó khăn) là điều an ủi, nhìn ở góc độ vĩ mô.

Doanh nghiệp FDI suy cho cùng cũng là doanh nghiệp Việt Nam; nếu họ tạo công ăn việc làm, nộp thuế đầy đủ, họ phát triển là điều đáng mừng vì đó là cơ sở để hy vọng nền kinh tế phục hồi đầy đủ cho mọi khu vực.

Nhưng cũng xét ở góc độ vĩ mô, cần nhớ phần chia cho người nước ngoài trong tổng sản phẩm nội địa ngày càng lớn. Theo ông Hà Quang Tuyến – Vụ trưởng Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê), chênh lệch giữa hai chỉ số GDP (tổng sản phẩm quốc nội, kể cả của công dân nước ngoài làm ra trên đất Việt Nam) và GNI (tổng thu nhập quốc dân, tức đã trừ phần làm ra của người nước ngoài), là rất lớn. Tại một cuộc họp báo vào cuối năm ngoái, ông Tuyến cho biết chênh lệch này trong các năm 2010 là 82.250 tỉ đồng, 2011 là 119.800 tỉ đồng, 2012 là 142.80 tỉ đồng và năm 2013 là 171.930 tỉ đồng. Có nghĩa GDP năm 2013 phải trừ bớt 8 tỉ đô la là phần của người nước ngoài làm ra, trước sau gì họ cũng đem về nước họ.

Vậy cân nhắc thiệt hơn là ở chỗ nào?
Như đã nói ở đầu bài, vấn đề không phải là cân nhắc ứng xử như thế nào đối với khu vực FDI mà đúng hơn là ứng xử một cách nhất quán để tạo điều kiện cho sản xuất trong nước, bất kể sản xuất trong nước đó là do khu vực nào thực hiện.

Lấy ví dụ, nhiều người đã từng nói đến nghịch lý nhập khẩu nguyên chiếc máy tính thì sẽ chịu thuế suất thấp hơn so với nhập khẩu linh kiện về để lắp ráp chiếc máy tính. Hay gần đây nhất là một quan chức cấp cao ngành công thương cho biết, doanh nghiệp gia công may mặc nếu sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu thì được trả thuế chậm còn sử dụng nguyên vật liệu trong nước thì phải trả thuế ngay. Những nghịch lý này nếu không giải quyết sẽ vô hình trung khuyến khích nhập khẩu, gây bất lợi cho sản xuất trong nước.

Nhìn ở góc độ đó, rõ ràng Việt Nam chưa có một chiến lược rõ ràng nhằm hóa giải tác dụng tiêu cực của lộ trình giảm thuế theo các cam kết hội nhập. Vì không có gì thay thế cho động lực thuế, các doanh nghiệp, cả trong nước lẫn FDI đều dần dần từ bỏ sản xuất mà chuyển sang nhập khẩu; từ bỏ lắp ráp qua làm dịch vụ thương mại. Cũng vì thiếu chiến lược nên không có sự gắn kết hay liên kết giữa các lĩnh vực; cuối cùng sản xuất chăn nuôi trong nước lại phụ thuộc vào nguyên liệu nước ngoài, ngành da giày, may mặc cũng vậy.

Quan trọng nhất là khâu phân phối, nơi người ta thường nói ai nắm sẽ nắm hết toàn bộ nền kinh tế. Thử tưởng tượng Việt Nam tung ra chiến dịch người Việt Nam dùng hàng Việt Nam nhưng hệ thống phân phối lại nằm trong tay người nước ngoài thì làm sao tiến hành chiến dịch theo ý định được. Hệ thống phân phối dù còn chưa hiện đại của Việt Nam hiện đang tạo công ăn việc làm cho hàng triệu con người; đang giúp hàng hóa sản xuất nhỏ lẻ đến tay người tiêu dùng. Điều đáng ngại là khu vực FDI hiện chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng nhưng đang có mức tăng nhanh hơn gấp đôi khu vực trong nước.

Khi Việt Nam nhập không chỉ chiếc điện thoại iPhone mà còn cả cây tăm nữa thì nỗi lo làm thuê trên đất nước mình mới thật sự đáng lo.

Còn những giá trị vô hình nữa

Đằng sau những con số thống kê về thị phần, tốc độ phát triển của khu vực FDI, còn có những giá trị hữu hình và vô hình mà doanh nghiệp FDI mang đến cho nền kinh tế sở tại.
Đó là chuyển giao công nghệ, đào tạo một đội ngũ nhân lực có chất lượng mà sau này khi họ rời bỏ doanh nghiệp FDI sẽ là nòng cốt cho các doanh nghiệp nội địa. Đó là việc kết nối thị trường trong và ngoài nước, đưa hàng hóa trong nước ra nước ngoài. Đó là tạo lập môi trường cạnh tranh trong nước, giữa các doanh nghiệp với nhau do đó làm cho các doanh nghiệp trong nước buộc phải “đổi mới hay là chết”, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế trong nước; là mang đến một nguồn vốn và kỹ năng quản lý, cũng như công nghệ và kỹ thuật mà Việt Nam đang thiếu.
Tất cả những lợi ích trên là những lợi ích đã được chứng minh bằng cả lý thuyết lẫn thực chứng, chứ không phải là do một ai đó ngồi nghĩ ra. Bởi vậy, ngày nay chẳng có nước nào đóng cửa với FDI, và ngược lại, nền kinh tế càng khó khăn thì các chính phủ càng tìm cách thu hút thêm FDI, chứ không làm ngược lại. Công luận khi đánh giá về “công tội” của FDI cần phải nhìn đằng sau những con số thống kê lạnh lùng, khô cứng.

TS. Phan Minh Ngọc



Không thể ưu đãi doanh nghiệp nào hơn

FDI là nguồn vốn bổ sung cực kỳ quan trọng của nền kinh tế nước ta kể từ khi đổi mới đến nay. Tuy nhiên, nguồn vốn này không thể quan trọng hơn nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước.
Số liệu biểu đồ bên dưới cho thấy khu vực FDI và khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đang thay dần khu vực doanh nghiệp nhà nước trong việc tạo việc làm và thu nhập. Tuy nhiên, xét trên hai yếu tố này thì khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đóng vai trò nổi trội hơn so với doanh nghiệp FDI. Những kỳ vọng về chuyển giao công nghệ từ FDI và tăng khả năng tiếp cận thị trường của doanh nghiệp trong nước hiện nay đang rất thấp.
Ngoài ra, lợi nhuận tạo ra trong các doanh nghiệp nội địa sẽ được quay vòng trong nước thông qua tiêu dùng hoặc tái đầu tư, trong khi đó phần lớn lợi nhuận của các doanh nghiệp FDI chủ yếu là chuyển ra khỏi nền kinh tế. Do đó, không có lý do gì để ưu đãi doanh nghiệp FDI hơn so với doanh nghiệp nội địa. Và ngược lại các cam kết quốc tế không cho phép chúng ta ưu đãi doanh nghiệp nội địa hơn doanh nghiệp FDI.
Điều quan trọng là chúng ta cần có những chính sách để tăng cường kết nối các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa để thông qua đó tăng khả năng chuyển giao công nghệ và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam.

Nguyễn Tú Anh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương



Câu hỏi không cần thiết

Mọi vật dụng, từ bàn chải, kem đánh răng đến chiếc xe gắn máy, ô tô đều do doanh nghiệp nước ngoài sản xuất. Ảnh: TUỆ DOANH


Câu hỏi liệu người dân Việt Nam có phải làm thuê trên chính đất nước mình hay không thực ra không cần thiết. Thực tế đa số người dân đều là người làm công ăn lương, nghĩa là đằng nào họ cũng đang đi làm thuê rồi. Vấn đề là những người thuê họ, dù người Việt hay người nước ngoài có phải là những người chủ đàng hoàng hay không. Đàng hoàng ở đây có nghĩa những người chủ đó không bất chấp pháp luật, luân lý, công bằng để thu lợi cho mình. Liệu những đại gia mới nổi người Việt có thực sự là những người chủ tốt hơn các ông chủ nước ngoài ở những khía cạnh đó?

Quan trọng hơn, đối với đa số người dân mà đằng nào cũng đang đi làm thuê, người chủ có quốc tịch Việt Nam hay một nước nào khác sẽ không phải là vấn đề đáng lưu tâm nếu người lao động có một cơ chế hữu hiệu bảo vệ quyền lợi cho họ. Cơ chế bảo vệ này không chỉ là một tổ chức công đoàn hiệu quả mà còn bao gồm toàn bộ hệ thống chính trị. Tiếng nói và nguyện vọng của những người làm công, là đa số dân chúng trong xã hội, phải được thể hiện trong việc định hình các thể chế chính trị và chính sách kinh tế – xã hội. Nếu hệ thống chính trị bị chi phối bởi một số nhỏ nhóm lợi ích thì dù những người giật giây đằng sau là người Việt hay người nước ngoài đại đa số dân chúng sẽ bị thiệt thòi, tương lai đất nước khó có thể xán lạn.

Bởi vậy trước khi lo ngại liệu đa số người Việt sẽ làm thuê cho các ông chủ ngoại quốc hay các nhà tư bản nội địa, cần phải đảm bảo hệ thống chính trị thực sự phục vụ cho đa số dân chúng. Khi ý nguyện của người dân không bị gạt ra rìa thì vốn nội hay vốn ngoại không có nhiều ý nghĩa. Một hệ thống chính trị vì dân như vậy sẽ đưa được những người có năng lực vào các vị trí quản lý/điều hành để đảm bảo quyền lợi lâu dài của dân tộc không bị những ông chủ ngoại quốc hay nội địa lũng đoạn. Một vài biện pháp lẻ tẻ hạn chế đầu tư, hạn chế ưu đãi đầu tư FDI hay bảo hộ doanh nghiệp thuần Việt chỉ có tác dụng chữa trị các triệu chứng bề mặt, mà chưa chắc đã hiệu quả và thậm chí có thể làm căn bệnh bên trong trầm trọng hơn.

TS. Lê Hồng Giang


Do lỗi của chính chúng ta

Trước tiên cần phải thấy rằng vai trò quan trọng của FDI trong việc cung cấp vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, tạo việc làm, thúc đẩy cạnh tranh và thương mại… là không thể phủ nhận ở các nước đang phát triển.
Ở Việt Nam, các vấn đề phát sinh liên quan đến doanh nghiệp FDI như chuyển giá, trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường hay biến các doanh nghiệp trong nước thành người làm thuê… là do lỗi của chính chúng ta. Nguyên nhân gây ra các vấn đề này có thể bao gồm hệ thống quản lý và giám sát thuế yếu kém, chế tài xử lý việc gây ô nhiễm môi trường chưa đủ nghiêm, năng lực tiếp nhận công nghệ và trình độ kĩ năng lao động thấp, hay sự méo mó của hệ thống thuế gây ra sự thiệt thòi cho các doanh nghiệp trong nước và thiên vị doanh nghiệp FDI… Các quốc gia đang phát triển khác trong khu vực như Thái Lan, Indonesia hay Malaysia vẫn đang tiếp nhận FDI và họ không hoặc ít gặp phải các vấn đề ở trên hơn so với chúng ta.
Trong nền kinh tế thị trường, lợi ích kinh tế sẽ dẫn dắt hành vi của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Chúng ta không thể kêu gọi người Việt Nam mãi dùng hàng Việt Nam nếu họ nhận thấy rằng hàng nội quá đắt trong khi chất lượng và mẫu mã thua kém hàng ngoại. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ không bỏ vốn đầu tư mở rộng sản xuất trong một lĩnh vực nào đó nếu họ nhận thấy rằng suất lợi nhuận của việc sản xuất là thấp hơn so với suất lợi nhuận của việc làm thương mại (nhập khẩu), hay thậm chí là thấp hơn so với lãi suất tiết kiệm. Do vậy, để lấy được năng lực cạnh tranh, Việt Nam cần phải tạo ra các khuyến khích để người tiêu dùng và doanh nghiệp tự nguyện tham gia vào quá trình tạo ra giá trị.
Những khuyến khích này phải bắt đầu bằng việc kiên nhẫn duy trì một môi trường vĩ mô ổn định với lạm phát và lãi suất thấp. Bên cạnh đó, chúng ta cũng biết rằng mỗi doanh nghiệp FDI khi vào Việt Nam đều là những doanh nghiệp có thế mạnh trong lĩnh vực hoạt động của họ, và Việt Nam không thể dàn trải nguồn lực ra để cạnh tranh trên mọi lĩnh vực được. Do vậy, thay vì hô hào khẩu hiệu hay khoanh tay đứng nhìn sự thống lĩnh của doanh nghiệp FDI, chúng ta cần có những hành động thiết thực và cụ thể. Nhưng hành động ở đây không có nghĩa là cản trở hay ứng xử với doanh nghiệp FDI như một hiện tượng xấu, mà thay vào đó mỗi bộ/ngành cần phải rà soát đánh giá lại một cách chính xác năng lực cạnh tranh của ngành mình dựa trên các điều kiện về yếu tố sản xuất, cầu về sản phẩm, công nghiệp hỗ trợ và liên quan, cấu trúc ngành… như lý thuyết về lợi thế cạnh tranh đã chỉ ra.
Chính phủ có nhiệm vụ xác định những ngành mà Việt Nam thực sự có lợi thế để có những chính sách hướng nguồn lực của nền kinh tế dịch chuyển vào những ngành này thông qua hệ thống khuyến khích thuế và ưu đãi khác. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần rà soát lại chính sách thuế và ưu đãi khác khác giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước để tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa hai nhóm doanh nghiệp này.
TS. Phạm Thế Anh
————-
http://www.thesaigontimes.vn/121043/Chung-ta-se-di-lam-thue-tren-chinh-dat-nuoc-minh?.html

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Nhận biết loài chó mạng




Có nhiều bạn hỏi tôi làm thế nào nhận biết loài chó trên mạng?

Câu hỏi này cũng thật khó trả lới bởi người Việt Nam luôn luôn tư răn mình bằng 2 chữ Con Người và có cả Đạo Làm Người để luôn rèn luyện, tu dưỡng hạn chế phần Con và phát triển phần NGƯỜI.

Mẹ âu yếm gọi con " Chó con của mẹ*
Mẹ giận chửi lũ con *tham ăn như chó.

Vậy quan niệm về loài chó trong tư duy của người Việt như thế nào?
Các bạn hãy đọc bài viết rất thú vị này




TỪ QUAN NIỆM VỀ CON CHÓ TRONG TƯ DUY CỦA NGƯỜI VIỆT
Ths. Đặng Thị Thu Hiền (K.Văn- ĐHSPHN)

Ở đa số các nước phương Tây, con chó là con vật được yêu quí và chiều chuộng bậc nhất trong các gia đình. “Nhiều người nước ngoài vẫn đùa nhau rằng theo thứ tự được yêu quý trong nhà thì đứng đầu là trẻ con, thứ hai là chó, rồi đến bà chủ và cuối vùng mới là ông chủ. Chó có thể được ngủ chung với người, thậm chí có phòng riêng, có người chuyên chăm sóc sắc đẹp. Chó có thể được thừa hưởng gia tài của chủ theo di chúc, có biệt thự và đủ kẻ hầu người hạ, kể cả bác sĩ riêng. Có cả một ngành công nghiệp riêng chuyên sản xuất các loại thức ăn hợp khẩu vị cho chó. Người ta còn tổ chức các cuộc thi sắc đẹp cho loài chó để chọn ra con chó có bộ lông đẹp nhất hay gương mặt đẹp nhất”…Điều này xuất phát từ quan niệm của họ cho rằng con chó là con vật có rất nhiều đặc điểm tốt: rất gần gũi, trung thành và thông minh. Và khi nhắc đến hình ảnh con chó, đối với người Anh chẳng hạn, họ nghĩ ngay đến “những điều tốt đẹp. Đấy là người giỏi nhất hay quốc gia mạnh nhất; là người, vật quan trọng hơn; sự may mắn; người tốt, biết xử sự; là vật tuy bé nhỏ nhưng có lợi”… Thành ngữ và tục ngữ tiếng Anh cũng có rất nhiều câu chứa từ “dog” và mang ý nghĩa tích cực như trên, chẳng hạn: top dog (chỉ người giỏi nhất, nước mạnh nhất), the tail is wagging the dog hoặc let the tail wag the dog (nói về người hay vật dù nhỏ, yếu thế hơn, nhưng có vai trò quan trọng hơn hay có vai trò điều khiển người hay vật lớn, mạnh hơn mình), a dog’s chance (cơ hội may mắn), he is a good dog who goes to church (nói về một người tốt, biết xử sự đúng đắn, biết điều và biết hướng thiện), alive dog is better than a dead lion (chỉ một vật tuy nhỏ bé nhưng còn có ích hơn cả những vật to lớn mà vô dụng).v.v…
Trong quan niệm của người Việt và trong tiếng Việt, hình ảnh con chó có nhiều điểm khác biệt với quan niệm và ngôn ngữ của người Anh nói riêng, người phương Tây nói chung. Xuất phát từ quan niệm về con vật nuôi trong nhà rất quen thuộc này, người Việt đã sử dụng từ chó với nhiều nghĩa khác nhau, trong đó có một nghĩa thông tục. Với bài viết này, từ cái nhìn liên giao văn hoá – ngôn ngữ học, chúng tôi mong muốn tìm hiểu căn nguyên của việc từ “chó” trong tiếng Việt có ý nghĩa thông tục và nghĩa này được sử dụng như thế nào trong hội thoại sinh hoạt hàng ngày của người Việt. 


I. QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI VIỆT VỀ CON CHÓ QUA THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ TIẾNG VIỆT

1. Như trên đã nói, người Việt nhìn con chó không với nhiều đặc điểm tích cực như người phương Tây, và địa vị của con chó trong gia đình người Việt đương nhiên cũng không được coi trọng như trong các gia đình Âu - Mỹ. Mặc dù, con chó vẫn là con vật nuôi quen thuộc nhất trong nhà, nó gần gũi với người hơn cả những con vật nuôi phổ biến khác như con mèo, con gà, con vịt, ngan, con lợn, con trâu… nhưng nó dường như không được coi là “bạn” của con người (có lẽ chỉ ngoại trừ với trẻ con). Con chó, đối với đa phần người Việt (và có thể ở một số nước châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản…), chỉ có địa vị là một con vật, thậm chí, như một “đầy tớ” trung thành. Trong lối xưng hô cổ thời phong kiến mà ngày nay vẫn được tái hiện trong các bộ phim, ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam, những đầy tớ thấp hèn thường tự khiêm xưng hoặc bị gọi là “cẩu nô tài”. Hoặc người Việt cũng có câu nói về địa vị đầy tớ của con chó là đánh chó phải ngó (nể) mặt chủ. Con chó trong gia đình người Việt được nuôi hầu như không phải để “làm cảnh” hay để bầu bạn với người mà chủ yếu là để giữ nhà hoặc đi săn, thậm chí, đến khi cái lợi ích lớn nhất này của nó bị suy giảm đi do già yếu, nó sẽ trở thành một món ăn được rất nhiều người ưa thích (“thịt cầy”, “cầy tơ bẩy món”). Dĩ nhiên, con chó cũng không được ăn uống, ngủ nghỉ tử tế như người. Nó thường phải ăn những “cơm thừa canh cặn”, thậm chí là ăn “cám lợn” hoặc ăn “chất thải” của trẻ con trong gia đình (người Việt có câu: “Có con mọn, đến con chó cũng phải chiều” là vì vậy). Con chó cũng bị coi là con vật hay ăn vụng thức ăn của chủ, vì vậy nên người Việt có câu tục ngữ chó treo, mèo đậy để nhắc nhở mọi người phải bảo quản thức ăn thật kỹ và đúng cách, không cho chó mèo ăn vụng. Nó phải ngủ ở ngoài hiên, đầu hè hoặc ngoài sân để đêm đêm canh cửa giữ nhà cho chủ (về điểm này, con chó còn thua kém cả con mèo được ngủ trong nhà hay trong bếp, hoặc gà vịt, trâu bò còn được ngủ trong chuồng…). Nhìn chung, con chó trong quan niệm và đời sống của người Việt không được coi trọng, mặc dù nó vẫn được nhìn nhận là con vật gần gũi và có lòng trung thành vào bậc nhất, có ích lợi đáng kể. Ngày nay, với đời sống kinh thế ngày một phát triển, tư duy ngày càng đổi mới, vai trò của con chó trong gia đình người Việt đã có một số thay đổi, được coi trọng hơn, được đối xử tốt hơn, đặc biệt là trong các gia đình giàu có và những gia đình trẻ. Tuy nhiên, về cơ bản thì quan niệm của người Việt về con chó vẫn được lưu giữ và nó chính là một nét văn hoá của dân tộc.
2. Quan niệm ấy của người Việt thể hiện qua các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt rất rõ. Hình ảnh con chó trong thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt thường gắn liền với những người, vật, việc không tốt, không may mắn hoặc không đáng tôn trọng trong xã hội. Khi tiếp xúc hoặc nói đến một người nào đó xấu xa, đạo đức kém hoặc có những phẩn chất không tốt, thì người Việt lại thường so sánh, ví người đó với con chó. Chẳng hạn: Chó ngồi bàn độc, ngu như chó, dại như chó, bẩn như chó, nhục như chó…Ngày xưa, những vị quan tham chuyên đàn áp, bóc lột dân chúng cũng được ví với con chó (gọi là cẩu quan). Thậm chí, để chỉ một người gặp may mắn hết sức tình cờ, đạt được thành quả không phải bằng tài năng của anh ta mà chỉ là do may mắn ngẫu nhiên, người Việt cũng ví anh ta như con chó. Thí dụ:
- Này, cậu nghe tin gì chưa? Tay Bình lên phó giám đốc nhà máy rồi đấy.
- Ôi dào! Chó ngáp phải ruồi ấy mà…
(Câu thành ngữ này có ý nghĩa tương đương với câu chuột sa chĩnh gạo). Khi một người trở nên bất tín, bất trung, người đó cũng sẽ được ví như chó cắn trộm chủ. Nói về kẻ tiểu nhân, chỉ dám hùng hổ, ra oai với người khác khi ở gần nhà mình thì có câu chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng hoặc nói về hành vi làm ăn, buôn bán gian dối, điêu toa thì có câu treo đầu dê, bán thịt chó. Để chỉ tính cách cáu bẳn, hay gắt gỏng vô cớ của một người nào đó, người Việt lại có câu cấm cảu (hay cắm cảu) như chó cắn ma. Ví dụ:
- Sao mãi mà con bé ấy chưa lấy chồng nhỉ?
- Suốt ngày cấm cảu như chó cắn ma thế, ai người ta thèm…
Để chỉ về tình trạng một người làm điều gì xấu và bị phát hiện, người Việt có cách so sánh lúng túng như chó ăn vụng bột (hoặc lúng túng như gà mắc tóc). Nếu giữa hai hay nhiều người xảy ra mâu thuẫn, cãi vã, thì người Việt diễn đạt bằng cãi nhau như chó với mèo. Tình trạng khó khăn lại gặp thêm điều rủi ro xảy đến thì được miêu tả bằng câu chó cắn áo rách trong tiếng Việt. Chỉ tình thế bị đẩy đến bước đường cùng phải đành làm liều, kể cả điều xằng bậy thì người Việt có câu chó cùng rứt giậu. Để miêu tả một vùng đất khô cằn, không có nhiều chất dinh dưỡng để cấy trồng, không có tác dụng vào việc gì, vô giá trị, thì người ta nói đó là mảnh đất chó ỉa hoặc mảnh đất chó ăn đá, gà ăn sỏi…
Trong tâm thức người Việt, nếu ai đó bị đem ra so sánh, ví von với con chó thì thật là một điều sỉ nhục lớn vì như thế có nghĩa là người đó không còn được coi là một con người, không có tư cách là con người nữa. Trong phần mở đầu truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao đã để cho Chí Phèo chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, rồi “chửi tất cả những ai không chửi nhau với hắn”, vậy mà “vẫn không ai ra điều”. Rốt cuộc, chỉ có một thằng say ruợu và mấy con chó sủa om xòm. Đây là hình ảnh lột tả sự tha hoá tột cùng của Chí Phèo vì hắn đã không được coi là con người nữa (không ai thèm đáp lời hắn), hắn chỉ được coi ngang hàng với mấy con chó kia (vì chỉ có chúng mới đáp lại tiếng chửi của hắn). Ngòi bút của Nam Cao sâu sắc và tinh vi như thế nào, người viết không dám mạn đàm, chỉ biết là những dòng văn hết sức ấn tượng ấy sở dĩ gây được ấn tượng lâu dài, sâu đậm trong lòng người đọc một phần không nhỏ là nhờ vào cái thế “tương ứng” người - chó ấy. Và, điều này thật rõ ràng, chính quan niệm từ ngàn xưa của người Việt về con chó đã là cơ sở để Nam Cao tạo nên tình thế hết sức kỳ lạ này. Và, cũng từ quan niệm ấy, trong một truyện ngắn khác của Nam Cao, khi nhân vật của ông yêu thương một con chó như yêu đứa con ruột của mình thì đó cũng lại là một điều hết sức kỳ lạ, một biểu hiện “gàn dở”, đối với những người xung quanh.
Những câu thành ngữ, tục ngữ có chứa từ “chó” đã cho thấy hình ảnh con chó trong quan niệm của người Việt rõ ràng không gắn với cái gì tốt đẹp. Chính quan niệm này đã tạo tiền đề cho chúng tôi tìm hiểu về việc sử dụng từ thông tục chó trong tiếng Việt.

II. TỪ THÔNG TỤC CHÓ TRONG TIẾNG VIỆT

1. Nhóm từ ngữ thông tục trong tiếng Việt gồm những từ như: mẹ, cha (bố), chó, khỉ, cóc, quái, thá (thớ), đinh (rỉ), đếch .v.v… và những tổ hợp chứa chúng, như: nước mẹ gì, bỏ bố, chết cha, khỉ gió, cóc khô, cái thá gì, cái đinh rỉ gì, đếch gì .v.v… Tuy nhiên, việc xác định vị trí của nhóm từ này trong tiếng Việt vẫn còn chưa rõ ràng và thống nhất. Những từ ngữ thông tục (tiếng Anh: colloquialism; tiếng Pháp: mot populaire) là những từ ngữ được sử dụng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, mang phong cách khẩu ngữ với sắc thái tu từ dân dã, suồng sã, không nghi thức, thậm chí là có phần thô thiển, nhưng không mang ý nghĩa xấu và không vi phạm thuần phong mỹ tục của dân tộc nên vẫn có thể chấp nhận được. Chúng khác với nhóm những từ ngữ thô tục (tiếng Anh: vulgarism; tiếng Pháp: mot vulgaire) là những từ ngữ tuy cũng chỉ xuất hiện trong các cuộc giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, nhưng lại mang ý nghĩa tục tĩu, tiêu cực, vi phạm thuần phong mỹ tục và không được cộng đồng chấp nhận. Cùng hai nhớm từ ngữ trên, trong tiếng Việt và nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới còn có nhóm từ ngữ lóng (tiếng lóng, tiếng Anh: slang; tiếng Pháp: agortisme) và nhóm từ cấm kị (tiếng Anh: taboos; tiếng Pháp: mot tabou). Đây là hai nhóm từ có phạm vi sử dụng rất hạn chế, chỉ trong một nhóm nhỏ người trong xã hội và thậm chí còn bị tránh, bị “cấm” sử dụng trong cộng đồng.
2. Trong nhóm từ ngữ thông tục kể trên, từ thông tục chó là một trong những từ thông tục được sử dụng phổ biến nhất. Khi được sử dụng, từ thông tục chó thường kết hợp với một số từ ngữ khác tạo thành những tổ hợp ít nhiều mang tính ổn định, như:
+ chó đểu
+ chó chết
+ chó đẻ
+ chó ghẻ
+ chó má
+ chó săn
+ đồ chó (má/đểu)
+ quân chó(má/đểu)
+ thằng chó(má/đểu)
+ loại chó(má/đểu)
+ chó nó thèm+ động từ
+thực từ (DT/ĐT/ TT) + (làm) chó gì
+ chó (nó) + (cũng không )động từ
+thực từ (danh từ/động từ) + (thế) chó nào (được)
+ thực từ (động từ/ tính từ) + chó đâu
Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, Viện Ngôn ngữ học, 2001), mục từ chó chỉ có duy nhất từ chó – danh từ, với các nghĩa sau:
CHÓ d. Gia súc thuộc nhóm ăn thịt, nuôi để giữ nhà hay đi săn; thường dùng để ví kẻ ngu, kẻ đáng khinh miệt và làm tiếng mắng nhiếc (thgt.)
Tuy nhiên, trong hoạt động, có khi từ thông tục chó là danh từ, cũng có khi là tính từ hoặc là trợ từ. Điều này cho thấy ngoài khả năng là thực từ, từ thông tục chó còn có thể là hư từ. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Hà Thị Thu Thuỷ [1], thì “chức năng làm trợ từ là chức năng cơ bản nhất, chiếm 56.2%, từ chó là danh từ chiếm 26.3%, là tính từ chiếm 17.5%” trong tổng số ngữ liệu mà tác giả này đã khảo sát, thống kê. Trong bài viết này, chúng tôi không có ý định đi sâu vào việc mô tả hoạt động của từ thông tục chó trong tiếng Việt trên cả ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng, mà, như mục đích ban đầu, chúng tôi muốn chỉ ra mối tương quan giữa việc sử dụng từ thông tục chó với quan niệm của người Việt về con chó như đã trình bày ở phần trước.
2.1. Điều trước tiên chúng tôi thấy cần phải khẳng định là quan niệm về con chó trong tâm thức của người Việt chính là căn nguyên, cơ sở của việc sử dụng từ thông tục chó trong tiếng Việt. Người Việt nhìn nhận con chó trong đời sống bằng con mắt của Con Người nhìn một Con Vật, của người - chủ với con vật - “tớ”, nên khi sử dụng từ thông tục chó, họ muốn biểu thị thái độ không coi trọng, thậm chí hạ nhục người nghe hoặc đối tượng được nói tới. Chẳng hạn:
a/ - Đồ chó! Đồ khốn.
Cẩm giống như một cơn giông bất thần. Thuật quay lại lặng đi mấy giây, thần mặt.
- Mày bảo ai là đồ chó, hở thằng mõ?
- Mày! Mày là đồ chó! Đồ chó đểu!
- Đồ khốn! Cả một năm trời dạy dỗ bố láo, chỉ nhằm kiếm tiền làm giàu. Gây bao tiếng xấu tổn hại đến thanh danh nhà trường.
b/ Nghị Hách bỏ Tú Anh, đứng lên nhìn Hải Vân chòng chọc, nghiến răng:
- À, đồ khốn nạn! Đồ chó má!
c/ Bữa rượu vui vẻ, thân mật. Mọi người đều ca thán về nạn sưu thuế, thói nhũng lạm, thái độ mất dạy của bọn quan liêu. Thời đại chó má!
Trong những trường hợp trên, các kết hợp chó đểu, chó chết, chó đẻ, chó ghẻ, chó má, chó săn, đồ chó (má/đểu), quân chó(má/đểu), thằng chó(má/đểu), loại chó(má/đểu)… cũng có nghĩa biểu thái giống như các kết hợp đồ khốn, đồ khốn nạn, nhưng ta thấy mức độ thái độ của người nói được thể hiện cao hơn và mức độ xúc phạm cũng nặng hơn.
2.2. Cũng có khi người ta sử dụng từ thông tục chó một mình (thường là tính từ), không phải để chửi mắng một đối tượng cụ thể nào mà chỉ để bộc lộ tâm trạng bực tức hoặc chán nản trước sự việc xảy ra:
a/ Chó thật, anh nghiến răng. Như trêu ngươi, vòm trời lại liên tiếp bùng chớp.
b/ - Buổi phỏng vấn thế nào cậu?
- Chó quá! Người hỏi tớ là một lão già nổi tiếng khó tính nhất cái công ty ấy.
Khi được dùng một mình với tư cách là tính từ, từ thông tục chó thường kèm theo các phụ từ chỉ mức độ (quá, lắm) hoặc các tình thái từ (thật, thế) đằng sau để làm nổi bật tính chất “không tốt đẹp” của sự việc.
2.3. Nhưng một điều hết sức thú vị là, không giống như trong thành ngữ và tục ngữ, đó là ngoài việc thể hiện thái độ coi khinh, miệt thị, và thực hiện hành vi chửi rủa, xúc phạm người khác, từ thông tục chó đôi khi còn được sử dụng trong những tiếng chửi yêu, mắng yêu để thể hiện thái độ yêu thương, trìu mến của người nói đối với đối tượng được gọi là “chó”. Điều này rất thường thấy trong các cuộc hội thoại giữa người lớn tuổi với trẻ em trong gia đình, làng xóm của người Việt:
a/– Nào, thằng chó con, bố con mày lại sắp bỏ đi cho bằng hết đây. Dậy nào, dậy nào, cha thằng bố mày, dậy đi tè rồi lại vào kềnh, không có nặng, bà không bế được… (Xuân Cang, Đêm hồng)
Chính sắc thái biểu cảm thái độ yêu thương trìu mến này cũng thể hiện qua việc người Việt hay đặt tên cho trẻ em để gọi ở nhà là Cún, hoặc Cún con, Cún bông… Nhân vật được gọi là “thằng chó con” trong thí dụ sau tuy không còn là trẻ em nữa, nhưng vốn có tên là Cún, lại rất trẻ (trẻ hơn so với người giao tiếp với cậu):
b/Cô tái mặt đi… Đấm thùm thụp vào người Cún.
- Thực vàng chẳng phải thau đâu… Đừng đem thử lửa mà đau lòng vàng… Thằng chó con này, sao đến bây giờ tao mới biết mày?
Cô Diệu hổn hển:
- Vào đây… Vào đây… Cái thằng chó con giàu có…
2.4. Một ý nghĩa rất quan trọng nữa của từ thông tục chó trong tiếng Việt cho thấy sự phong phú của nó so với từ chó trong các thành ngữ, tục ngữ là ý nghĩa phủ định của nó khi là trợ từ. Ý nghĩa phủ định của từ thông tục chó chủ yếu do các kết hợp sau thể hiện: chó nó thèm + động từ; thực từ (DT/ĐT/ TT) + (làm) chó gì; chó (nó) + (cũng không )động từ; thực từ (danh từ/động từ) + (thế) chó nào (được); thực từ (động từ/ tính từ) + chó đâu… Từ thông tục chó có khả năng phủ định người, vật, việc hay đặc điểm mà các thực từ nó đi kèm thể hiện và trong hoạt động giao tiếp, sắc thái phủ định của nó thường mạnh mẽ, gay gắt hơn các từ thông tục là các từ chỉ loài vật khác. Trong các thí dụ dưới đây chẳng hạn:
a/ - Thôi, con nó thành đạt, lại có lòng như thế ông nên nhận cho nó vui.
- Vui thế chó nào được mà vui. Tôi không cần cái của phi nghĩa ấy.
b/ - Anh đừng uống nữa. Uống thế đủ rồi, về đi, chị ấy ở nhà đang lo…
- Mày là cái chó gì của tao. Đừng nhiều lời…
c/ - Chỗ này mà mở hàng ăn thì có nhiều triển vọng lắm đấy.
- Từ hồi chú mày còn ở trong bụng mẹ đã có người làm việc đấy rồi mà có ăn thua chó đâu. Chú mày thích thì cứ việc thử.
d/ - Mai mày đi sinh nhật “bồ mới” cùng tao nhé!
- Đi thế chó nào được mà đi! Mai tao còn phải vào bệnh viện thăm bà già tao ốm.
e/ - Bà Cựu mời ông đến hợp tổ dân phố đấy.
- Chó nó thèm đến. Lần trước họp, bà ta nói như băm như bổ vào mặt người ta ấy.
3. Bên cạnh việc sử dụng từ thông tục chó, người Việt cũng có khi sử dụng một số từ ngữ hoặc cách diễn đạt vốn miêu tả những đặc điểm, thuộc tính đặc trưng của con chó để nói về người. Khi đó, các từ ngữ này sẽ trở thành phương tiện của biện pháp tu từ ẩn dụ trong tiếng Việt. Cách dùng này, xét về mặt ý nghĩa biểu thái của các từ ngữ, cũng là một lối nói thông tục, và có thể coi chúng giống như những dạng thay thế cho việc sử dụng từ thông tục chó. Chẳng hạn:
Gần đây, đặc biệt là trong giới trẻ, xuất hiện hiện tượng dùng từ sủa (vốn là động từ chỉ hành động phát ra âm thanh to, mạnh khi đánh hơi thấy có người hay vật lạ của con chó) đi kèm với một từ chỉ người - chủ thể của hành động. Chẳng hạn:
- Mày là thằng khốn nạn…
- Sủa gì thế? Không muốn sống nữa phải không? (ám chỉ điều người đối diện nói ra là không thể hiểu, không thể chấp nhận được với mình)
Hoặc cụm động từ cụp(cúp) đuôi, vẫy đuôi trong các thí dụ sau:
A: Vừa trông thấy ông hiệu trưởng, hắn đã xun xoe vẫy đuôi… (ám chỉ hắn chỉ như một đầy tớ của ông hiệu trưởng, như một con chó thấy chủ thì mừng rỡ vẫy đuôi).
B: Ừ, ấy thế mà khi ông hiệu trưởng lờ hắn đi, điềm nhiên bước vào phòng, hắn vội cụp đuôi chuồn thẳng. (chỉ dáng vẻ thất vọng, ủ rũ của hắn khi không đạt được mục đích)

Như vậy, việc sử dụng từ thông tục chó trong tiếng Việt vốn xuất phát từ quan niệm của người Việt về con chó. Quan niệm này được thể hiện rõ nét qua hàng loạt các thành ngữ, tục ngữ của người Việt. Mặt khác, việc sử dụng từ thông tục chó của người Việt lại có nhiều điểm phong phú, sinh động và có giá trị hơn xét trên cả hai phương diện ngôn ngữ và văn hoá. Việc tìm hiểu hoạt động của các từ ngữ thông tục khác trong tiếng Việt và truy tầm cội nguồn của chúng từ văn hoá dân tộc để tìm ra mối tương quan thống nhất nhưng không đồng nhất giữa ngôn ngữ và văn hoá cũng như giữa cái gọi là ngôn ngữ chuẩn mực và ngôn ngữ phi chuẩn là một hướng nghiên cứu mà chúng tôi rất quan tâm và sẽ cố gắng phát huy tiếp trong các công trình sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hà Thị Thu Thuỷ, Tìm hiểu hoạt động của từ thông tục “chó” trong tiếng Việt, Khoá luận tốt nghiệp, ĐH Sư phạm Hà Nội, 2007
2. Vương Toàn (chủ biên), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học Việt – Anh – Pháp – Nga, Nxb Từ điển bách khoa, 2003
3. Nguyễn Đức Tồn, Tìm hiểu đặc trưng văn hoá – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy người Việt (trong so sánh với những dân tộc khác), Nxb ĐHQG HN, 2002
4. Cù Đình Tú, Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 2001
5. Nguyễn Như Ý (chủ biên), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục 1997
Phan Văn Quế, Hình ảnh con chó trong thành ngữ và tục ngữ tiếng Anh, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 2 (52), 2000
Phan Văn Quế, đd
Ma Văn Kháng, Đám cưới không có giấy giá thú, Nxb Phụ nữ, 1987, tr.273
Vũ Trọng Phụng, Tuyển tập, tập 1, Nxb Văn học, 2003, tr.433
Nguyễn Huy Thiệp, Truyện ngắn, Nxb Hội nhà văn, 2005, tr.188
Nguyễn Huy Thiệp, sđd, tr.37
(Source: Hội thảo Khoa học Trẻ I- khoa Ngữ văn )

*Trở lại vấn đề để nhận biết cái tính chó của phần con trong con người thì với kinh nghiệm của bản thân , theo tôi  hãy bắt đầu như sau
- CHÓ SỦA MA - loài chó vốn được con người thuần hóa, luôn phải sống trong sự lo sợ và phòng vệ bản thân, nên chỉ cần nghe một tiếng động thì lập tức lên tiếng sủa ngay . Nếu như tiếng động đó tạo ra cho chúng cảm giác bất an, bất lợi cho  thì chúng càng sủa dữ dội . Đó cũng là lý do người nuôi chó giữ nhà
- CHÓ SỦA HÙA - đặc điểm này rất dễ nhìn thấy. Chỉ cần nghe một con sủa thì lũ chó trong xóm sẽ gân cổ lên mà sủa theo cho dù chúng chẳng hiểu biết chuyện gì đang xãy ra. Đây là đặc điểm từ đời sống bầy đàn của loài chó vẫn duy trì đến nay
- CHÓ THÙ DAI - một con chó không phải do bạn nuôi, nếu như bạn chỉ cần đánh nó đau một lần nhất định nó sẽ nhớ mùi của bạn. Chỉ cần gặp bạn là nó sẽ sủa không thôi, thậm chí còn rình để cắn trả thù
- CẮN LÉN - đối với Người loài chó luôn sợ hãi, chẳng mấy khi chúng dám trực diện tấn công bạn nhưng chỉ cần bạn quay lưng thì phải coi chừng bởi chúng sẽ xông vào cắn ngay

Với 4 đặc tính cơ bản này, thiết nghĩ các bạn sẽ nhận ra loài chó mạng. Đặc biệt với loài chó mạng thì chúng luôn hoang tưởng chúng là người chứ không phải Chó hay là CON NGƯỜI. Nên cũng không có gì là lạ khi chúng thể hiện hành vi của loài Chó.