Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Tháng Cô Hồn ( tháng 7 âm lịch)




Truyền thuyết dân gian cho rằng từ mùng 2/7, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan và đến rằm tháng 7 thì “thả cửa” để cho ma quỷ túa ra tứ phương, đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại địa ngục.

Cũng còn tháng nữa là tới tháng 7 rồi dân gian ta hay nói vui đó là tháng cô hồn và tháng này cũng là tháng Vu Lan báo hiếu. Vậy có ai biết về truyền thuyết tại sao lại có tháng cô hồn và Vu Lan báo hiếu này hok. Mọi người cùng đọc nha! chắc chắn khi đọc xong bạn sẽ thấy tâm hồn thư thái và thanh nhàn....
Truyền thuyết dân gian cho rằng từ mùng 2/7, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan và đến rằm tháng 7 thì “thả cửa” để cho ma quỷ túa ra tứ phương, đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại địa ngục. Bởi vậy, vào đêm 14/7, người ta thường đốt nến, hóa vàng bạc hoặc giết gà vịt cúng quỷ đói để cầu được bình an và những điều tốt đẹp, không bị ma quỷ hại phá, đó chính là nguồn gốc của tên gọi Tết Quỷ. Nguồn cội của Tết Quỷ gắn liền với văn hoá Đạo giáo của Trung Quốc, bởi Phật giáo không có chủ trương sát sinh hoặc đốt vàng bạc hàng mã để cúng tế quỷ thần.

Đạo giáo gọi Thiên – Địa – Thuỷ là “Tam Nguyên”. Nguyên tức là sự khởi đầu của tất cả, Trời – Đất – Nước là ba nguyên khí căn bản tạo ra và nuôi dưỡng con người cùng vạn vật. Nếu đem Tam Nguyên này xếp vào ba ngày âm lịch trong năm, thì sẽ có “Tam Nguyệt Nhật”: 15/1 là Thượng Nguyên, 15/7 là Trung Nguyên và 15/10 là Hạ Nguyên. Theo truyền thuyết, Tam Nguyên Nhật là sinh nhật của Tam Quan Đại Đế trong Đạo giáo, địa vị của ba đại đế này chỉ đứng sau Ngọc Hoàng Thượng Đế. Ngày Thượng Nguyên là sinh nhật của “Thiên quan tứ phúc đại đế”, ngày Trung Nguyên là sinh nhật của “Địa quan xá tội đại đế”, còn ngày Hạ Nguyên là sinh nhật của “Thủy quan giải nguy đại đế”. Ba đại đế chia nhau cai quản khắp nơi, cho nên Tam Nguyên Nhật trở thành ba ngày lễ lớn quan trọng của Đạo giáo.

Trong dân gian có rất nhiều truyền thuyết về Tam Quan, và thường người ta ghép Thiên Quan, Địa Quan, Thuỷ Quan vào Tam Hoàng: Nghiêu, Thuấn, Vũ. Thiên Quan (Nghiêu Đế) chủ về ban phúc cho nên rất được dân gian tín phụng. Thuỷ Quan (Vũ Đế) chủ về trị thủy, làm cho dân chúng được an cư lạc nghiệp. Còn Địa Quan (Thuấn Đế) chia Trung Quốc thành 12 châu, làm cho dân chúng có cuộc sống ổn định, hơn nữa vua Thuấn lại là người con chí hiếu, cho nên Tam Nguyên Nhật cũng còn được gọi là “Lễ báo hiếu”. Thời cổ, vào ngày lễ báo hiếu, người Trung Quốc giết dê, gà và đốt hương, hoá vàng để tế ông bà tổ tiên, rồi dần dần được mở rộng ra thành ngày phổ độ cho cả cô hồn và từ đó mang tên gọi “Trung Nguyên phổ độ”.

Nhưng ngày 15/7 cũng chính là Lễ Vu Lan của Phật giáo, như vậy Lễ Vu Lan của Phật giáo và Tết Quỷ trong dân gian Trung Quốc là không hoàn toàn giống nhau. Ở Trung Quốc, Lễ Vũ Lan đầu tiên được bắt đầu từ thời Lương Vũ Đế, đến đời Đường (thế kỷ 7-10) đã rất thịnh hành. Vu Lan là dịch ý từ tiếng phạn Ullambana, nghĩa là giải thoát khỏi sự “khốn khổ vì bị treo ngược”. Mẹ của tôn giả Mục Kiền Liên từng sống sa đọa, gây nhiều ác nghiệp, khi chết bị đoạ địa ngục làm quỷ đói và chịu hình phạt treo ngược người như vậy. Ý nghĩa và nguồn gốc Lễ Vu Lan được ghi chép và giải thích rõ trong Vu Lan Bồn Kinh:


Lễ Vu Lan với nghi thức bông hồng cài áo là nét văn hóa đẹp có ý nghĩa giáo dục lòng hiếu thảo và tình người cho đại chúng - (Ảnh minh họa: Internet)
"Thời Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, trong số 10 đại đệ tử của ngài có một vị tôn giả tên Mục Kiền Liên. Sau này Mục Kiền Liên đắc quả A La Hán thoát khỏi nghiệp sinh tử và có pháp lực thần thông cao cường. Trước khi Mục Kiền Liên tu thành chánh quả, cha mẹ của ngài đều đã mất sớm và trở thành quỷ đói bị đoạ vào địa ngục. Sau khi đắc đạo, Mục Kiền Liên muốn báo ân phụ mẫu bèn dùng thiên nhãn quan sát khắp nơi, thấy song thân ngài đang bị giam hãm dưới âm ty với hình dạng quỷ đói hết sức đáng sợ: bụng to như núi, mà cổ họng chỉ nhỏ như cây kim, không thể ăn uống gì được, thân thể hai người chỉ còn da bọc xương mà thôi. Mục Kiền Liên thấy vậy vô cùng đau xót bèn cầm một bát thức ăn dùng thần lực mang xuống âm phủ cho mẹ, nhưng thức ăn vừa đưa sát miệng liền hoá thành tro bụi. Mục Kiền Liên đành chịu bất lực, vội đi bái kiến và thuật chuyện của mình cho Phật Thích Ca nghe. Đức Phật nói: “Cha mẹ ngươi thời còn sống đạ tạo ra vô số tội lỗi, cho nên sau khi chết phải bị đoạ vào địa ngục làm quỷ đói để chịu quả báo, một mình ngươi không thể đủ sức cầu độ cho họ được, mà phải dựa vào uy lực của tăng chúng mười phương mới mong giải thoát nổi. Vào ngày rằm từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm, tất cả tăng chúng đều cùng tụ họp tinh tiến tu hành, đến ngày rằm tháng 7 thì kết thúc và trong ngày này sẽ có nhiều tăng chúng đắc chánh quả. Ngày ấy, nếu ngươi muốn cứu song thân khỏi khổ quỷ đói, phải cúng dường cơm chay cho tăng chúng, như vậy công đức rất lớn, không những việc làm đó có thể giải thoát cho song thân ngươi khỏi khổ quỷ đói, mà thậm chí còn có thể khiến 7 kiếp của song thân người còn được hưởng phúc trên trời. Giá như cha mẹ ngươi còn tại thế, thì việc cầu cúng ấy cũng có thể khiến họ được thêm phúc đức và trường thọ”.

Mục Kiền Liên làm theo lời Phật dạy, quả nhiên cha mẹ của tôn giả thoát được kiếp quỷ đói và siêu thăng".

Nghĩ về việc làm thơ



*Có nhiều khi đọc những bài thơ lẻ của ai đó, thấy hay. Nhưng khi đọc cả một tập thơ của họ thấy lẫn nhiều bài tầm tầm trung bình, thậm chí có cả dưới trung bình. Cảm giác như mình vừa mất mát cái gì đó, buồn buồn.

*Làm thơ, nhiều lúc giống với... chơi thể thao. Có ngày chơi hay, thắng giòn giã. Có ngày thua lãng nhách. Cầu thủ giỏi, không phải lúc nào cũng đạt được phong độ tốt nhất. Nhà thơ cũng vậy, có khi đã là tác giả nổi tiếng rồi nhưng vẫn không tránh khỏi những lỗi thông thường, những câu vụng về, nhạt nhẽo.

*Có người cho rằng, thơ của tôi, là suy nghĩ của tôi, không ai có thể sửa thơ tôi. Cũng có lúc bài thơ bị sửa thành ra thơ người khác. Nhưng cũng nhiều lúc, bài thơ chỉ được sửa một chữ, một ý là bài thơ hay hẳn lên. Nhiều lúc, chỉ bỏ bớt một từ, một vài từ, một khổ thơ... bài thơ trở nên nhẹ nhõm, súc tích hơn...

*Đọc bài thơ nhạt cũng chán, nhưng không bực mình như khi gặp phải những sạn sỏi trong thơ. Nhiều khi phải bỏ bài thơ đi thật tiếc, nhưng sửa thì không dễ, không tiện. Nói lao động thơ tức là nói đến sự chăm chút cho bài thơ qua nhiều công đoạn sao cho bài thơ đạt được sự tối ưu , sự hài hoà về cả nội dung và hình thức.

*Thơ là sự khám phá, sáng tạo, phát hiện. Trong thơ cũng có tả, có kể, có suy nghĩ. Nhưng không phải chỉ có thế. Thơ không phải chỉ là sự diễn đạt ý tưởng thuần tuý, mà nó phải gợi được cho người đọc về một "vấn đề" gì đó. Nó phải truyền được xung động tinh thần từ tác giả tới người đọc.

*Có nhiều điều phải bàn kỹ về vần và nhạc trong thơ. Không ai phủ nhận về yếu tố vần và nhạc của thơ. Nhưng nếu coi thơ nhất thiết phải có vần có nhạc thì chưa hẳn. Thơ cũng có sự vận động và phát triển của nó.

*Chỗ đến của thơ là Con Người. Thơ phải mang đến được cho Con Người những khoái cảm về Chân- Thiên- Mỹ... Hay nói chính xác hơn, thông điệp mà người làm thơ muốn gửi gắm không phải là cho thiên thần hay ma quỷ, mà thơ viết là để gửi Con Người- cho Con Người và vì Con Người...

*Tôi có đọc đâu đó ý kiến của một nhà thơ, rằng, thơ phải "chạm" được "tâm can" chính tri, xã hội, và thời đại mình đang sống. Một nhà thơ chân chính phải "gánh" lên vai sức nặng của toàn bộ lịch sử thời đại mình. Nhà thơ phải thuộc về nhân dân , thuộc về " phe nước mắt". Còn thì có nhiều kiểu làm thơ, có người làm thơ để chơi, có người làm thơ để kiếm tình, kiếm tiền, kiếm danh lợi...



*Người làm thơ thường dễ phát hiện ra mình thiếu cái gì đó, trong thơ, nhưng không dễ phát hiên ra mình bị thừa cái gì đó. Nhà thơ Xuân Sách, trong một lần trò chuyện với một nhà thơ trẻ, có nói: "Thấy được cái thiếu của mình đã khó, nhưng khó hơn là thấy được những cái thừa. Nghệ thuật văn chương là biết cắt gọt. Thơ cần ngắn, cần gợi, cần mở. Và khi cắt được những cái thừa thì sẽ thấy mình thiếu cái gì. Thế mới độc !"

*Có người làm thơ cụt ngủn. Đọc nghe khô khốc. Có người thì lại làm thơ mượt mà, bóng bảy. Đọc lên nghe cứ vang như hát. Nhưng để nhớ, để thuộc thì có khi thơ "gầy", thơ "khô" lại có lợi thế hơn.

*Thầy Lê Trí Viễn, có lần, bảo tôi: "Làm thơ phải đi, đọc, nghĩ, và viết". Chuyện tưởng bình thường, ai cũng biết , vậy mà, phải mất nhiều năm sau, tôi mới thấm được. Trong bốn động từ thầy nêu, tôi suy nghĩ mãi về động từ "đọc". Phải chăng người ta chỉ hơn nhau, phân biệt được nhau là ớ cái sự "đọc"? Phải chăng, ý thầy là, phải biết "học" mỗi khi "đọc"?

Lê Huy Mậu

NAM MÔ A-DI-ĐÀ…

Bùi Tự Lực



Xưa
ít người gõ chuông mõ ăn chay
ra khỏi nhà gặp ngay việc thiện.Nay
người niệm Phật, cầu kinh ê hề vỏ hến
đi đường thấy lắm kiểu gian manh.

Xưa
bóng mát cây cao nơi trú ngụ của thánh thần
chốn chùa chiền tôn nghiêm cõi phật.

Nay
am, miếu, khám thờ…khắp ria đường, cổng chợ
chốn công quyền cũng dành một nơi rước thần linh về ở.

Cớ sao chuyện Đạo, việc Đời cứ dở dở ương ương?

Quỷ dữ, yêu ma lẫn lộn với Thánh hiền
“Nam mô A-di-đà…”. Tiên Phật! Phật Tiên!

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

ĐỪNG ĐUỔI THEO MẶT TRỜI





Em vẫn lùi xa
Lời nói thật tuột hoài
Không thể tìm được nơi bấu víu
Nhưng thề thốt không thể nào níu kéo
Mất tin rồi, theo đuổi chỉ hoài công.

Nắng nhạt dần, ngày còn lại tấc gang
Ai đuổi theo mặt trời được mãi?
Thì cứ để em xa
Nếu ngày mai trở lại
Anh sẽ đón em về từ phía mặt trời lên.

Vương Duyệt

Mùa thu mù



 Nakahara Chuya (Trung Nguyên Trung Dã) (1907-1937) là một gương mặt chói ngời của văn học Nhật Bản cận đại dù mất ở tuổi ba mươi và chỉ kịp để lại hai thi tập “Bài ca sơn dương” (Yagi no uta) và “Bài ca ngày tháng cũ” (Arishihi no uta).

Thi sĩ Nakahara Chuya - Ảnh: internet


Vị trí của Nakahara trong văn học Nhật Bản có thể sánh ngang với Rimbaud của Pháp và Hàn Mặc Tử trong văn học Việt Nam. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của thơ tượng trưng Pháp cùng với Cơ Đốc Giáo, Nakahara đã khai triển trong thơ mình một cảm hứng chủ đạo là “xa xăm và cao viễn” như lời của nhà phê bình Yoshida Hiroo đã nhận xét. Giải thưởng văn học Nakahara Chuya uy tín đã được thành phố Yamaguchi, quê hương ông thành lập năm 1966 để tưởng nhớ một tài năng mệnh bạc.
Bài thơ “Mùa thu mù” (Moumoku no aki) nói về một mối tình tuyệt vọng nổi tiếng sau đây được chúng tôi dịch từ tuyển thơ “Nakahara Chuya thi tập” do Yoshida Hiroo biên tập, Nhà xuất bản Tân Triều xã (Shinchosha) ấn hành năm 2008, tái bản lần thứ 15 năm 2011.
Người nữ trong bài thơ này chính là nữ diễn viên Hasegawa Yasuko (1904- 1993) vốn quen biết và sống chung với Nakahara Chuya từ khi còn ở Kyoto năm 1924. Đến năm 1925 khi Nakahara đưa nàng lên Tokyo thì quen biết và rồi sống chung với nhà phê bình Kobayashi Hideo. Khi nàng bị Kobayashi bỏ rơi, Naka- hara quay lại mong nối lại tình cũ nhưng không được chấp nhận. Mối tình tay ba nổi tiếng này cũng đã đi vào lịch sử văn học Nhật Bản. Thời kỳ này Nakahara viết nhiều thơ ca yêu đương mà “Mùa thu mù” này là một minh chứng tiêu biểu. Bài thơ cho ta thấy sự tuyệt vọng cùng cực của Nakahara, cắn chặt răng đứng trước bờ đoạn nhai tuyệt bích mà chìm vào đáy tuyệt vọng. Một bài thơ đớn đau, một bài thơ như mửa máu. Có một tứ thơ gợi nhớ Phạm Hầu “đưa tay ta vẫy ngoài vô tận, chẳng biết xa lòng có những ai”…
Hoàng Long (dịch và giới thiệu từ nguyên tác Nhật ngữ)



NAKAHARA CHUYA


Mùa thu mù

I.
Gió dựng và sóng thét gào
Đưa tay tôi vẫy trước vô tận

Lúc ấy tôi nhìn thấy một đóa hoa nhỏ màu đỏ
Nhưng rồi cũng sẽ rã nát màu phai

Gió dựng và sóng thét gào
Đưa tay tôi vẫy trước vô tận

Tôi đã bao lần than thở vô tình
Khi nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ quay trở lại

Trong huyết quản cứng cáp tuổi thanh xuân
Đã tuôn chảy quá nhiều hoàng hôn và hoa loa kèn đỏ

Yên lặng, rực rỡ kiêu sa
Như nụ cười cuối cùng của người đàn bà gửi lại

Nghiêm trang, phong nhiêu, buồn bã
Khác thường, ấm áp, chói ngời còn lại trong lòng tôi

A, còn lại trong lòng tôi….

Gió dựng và sóng thét gào
Đưa tay tôi vẫy trước vô tận

II.
Rồi điều này sẽ ra sao? Điều kia sẽ thế nào?
Sao cũng được.

Điều này có nghĩa chi? Điều kia có nghĩa gì
Tôi lại càng mặc kệ.

Con người chỉ biết dựa vào mình thôi
Còn lại hãy phó mặc tất cả
Hãy để yên mọi chuyện như chúng là…

Nương tựa vào mình, nương tựa mình, nương tựa mình, nương tựa mình
Chỉ như thế mới khiến con người không phạm lỗi

Thản nhiên, vui vẻ yên lặng như bó rơm
Lấp đầy nồi hơi bằng sương mù buổi sáng, bước chân nhảy bẫng lên cũng được thôi

III.
Thánh mẫu Maria của tôi ơi
Tôi đã ho mửa máu

Người không nhận lấy ân tình tôi
Nên giờ đây tôi ngập ngụa trong vũng lầy tuyệt vọng

Dù tôi cũng chẳng ngoan hiền gì
Dù tôi cũng chẳng mạnh mẽ

Rất tự nhiên tôi yêu em
Em cũng yêu thương tôi vậy mà…

A, Thánh mẫu Maria của tôi ơi
Bây giờ ta chẳng thể làm gì được nữa
Ít nhất chỉ cần em biết điều này

Yêu tự nhiên, yêu người rất tự nhiên đâu phải lúc nào cũng có
Khi biết được điều này sẽ chẳng ai tha thứ cho em đâu

IV.
Ít ra khi tôi chết
Người con gái đó sẽ mở lòng với tôi chăng
Khi ấy đừng đắp mặt bằng phấn trắng
Khi ấy đừng trang điểm mặt bằng phấn trắng

Chỉ lặng lẽ mở lòng ra thôi
Hãy để chiếu xạ vào đôi mắt tôi
Đừng nghĩ gì cho tôi cả
Xin đừng nghĩ điều gì cho tôi

Chỉ xin em kìm những giọt nước mắt lã chã
Và hãy thở ấm áp mà thôi
Nhưng nếu như nước mắt có rơi

Xin hãy cúi mặt trên người tôi
Và hãy giết tôi đi cũng được
Nếu em làm như thế
trên con đường khúc khuỷu chốn hoàng tuyền
Tôi sẽ rất hân hoan

Nghiên cứu văn học trong thời đại khủng hoảng môi trường


LGT: Bản dịch của chúng tôi lấy từ lời giới thiệu của Cheryll Glotfelty trong “Tuyển tập Phê bình sinh thái: Các mốc quan trọng trong Sinh thái học Văn học” do Cheryll Glotfelty và Harold Fromm chủ biên.

Giáo sư Cheryll Glotfelty - Ảnh: nevadahumanities.org



Cuốn sách này được công nhận là tài liệu nhập môn của phê bình sinh thái. Nữ sĩ là học giả đầu tiên nhận được danh hiệu “giáo sư văn học và môi trường” (professor of literature and environment). Vị giáo sư trường đại học Nevada này là một trong những người khởi xướng “Hội nghiên cứu văn học và môi trường”, cũng là một trong những thành viên sáng lập ra tạp chí “Nghiên cứu liên ngành văn học và môi trường”. Bài giới thiệu cùng với định nghĩa của bà trở thành kinh điển cho phê bình sinh thái.
(Trần Thị Ánh Nguyệt dịch)



Nghiên cứu văn học trong kỉ nguyên hậu hiện đại của chúng ta lâm vào một trạng thái bất biến. Những năm gần đây, dường như, giới nghiên cứu của Anh đang “vẽ lại những đường biên” để “sắp đặt lại” một cách nhanh chóng diễn biến của sự thay đổi của lĩnh vực này. Một hướng dẫn có căn cứ tới nghiên cứu văn học hiện đại gồm 21 bài về những cách tiếp cận phương pháp phê bình của các phương pháp luận và lí thuyết khác nhau. Nó giới thiệu:

Nghiên cứu văn học ở Anh đang trong giai đoạn thác ghềnh, thỉnh thoảng mất phương hướng. Không một phương pháp phê bình nào trong giai đoạn này, từ phân tâm học, phê bình Macxit, tới lí thuyết tiếp nhận và phê bình văn hóa giữ nguyên sự ổn định; vì vậy không một lĩnh vực nghiên cứu nào cũng như và nhánh nghiên cứu nào trong lịch sử nghiên cứu văn học Anh và Mĩ giữ nguyên được khả năng xem xét lại… [Bài luận trong cuốn sách này] làm sáng tỏ một số điểm mà học thuật đáp ứng được áp lực hiện tại(1).

Thật kì lạ, trong các tác phẩm được coi là bao hàm đầy đủ sự hiểu biết của giới nghiên cứu, không có một bài viết nào liên quan đến cách tiếp cận phương pháp sinh thái để nghiên cứu văn học. Mặc cho sự đòi hỏi của học thuật phải “đáp ứng được áp lực hiện tại” thì dường như nó vẫn phớt lờ hầu hết sự nhấn mạnh đến vấn đề đang tranh cãi, được gọi là, khủng hoảng môi trường toàn cầu. Sự vắng mặt của bất cứ dấu hiệu nào của viễn cảnh nghiên cứu văn học đương thời để đưa ra một đề nghị là dù có “năng lực xem xét lại”, học thuật vẫn giữ nguyên tính hàn lâm trong ý thức “khoa học dẫn tới điểm thiếu hiểu biết về thế giới bên ngoài” (Từ điển di sản Hoa Kì).

Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng chủng tộc, giai cấp, và giới tính trở thành những vấn đề nóng bỏng vào những năm cuối thế kỉ XX. Thế nhưng, bạn cũng sẽ không bao giờ biết được rằng sự sống của Trái đất - cái nền tảng đang làm nhiệm vụ chống đỡ tất cả những hệ thống ấy - là cái đang nằm sâu bên dưới tất cả những giao tranh căng thẳng đó. Thật vậy, có thể bạn sẽ không bao giờ biết được rằng, dù thế nào, trên tất cả những điều ấy, là chúng ta chỉ có duy nhất một Trái đất mà thôi. Ngược lại, nếu bạn đọc kĩ tên các bài báo của giai đoạn này, sẽ nghiên cứu về hiện tượng tràn dầu, sự nhiễm độc chì và khoáng chất, sự ô nhiễm độc hại, sự tuyệt chủng của các loài chưa từng có từ trước tới nay, những cuộc chiến tranh giành đất đai, sự chống chọi với chất thải hạt nhân, sự gia tăng lỗ hổng tầng ôzôn, nóng lên toàn cầu, mưa axit, xói mòn, sự phá hủy của những trận mưa nhiệt đới, cuộc tranh luận về vết đen trên vùng Tây Bắc Thái Bình Dương, cháy rừng ở vườn quốc gia Yellowstone, kim tiêm y tế tràn bờ biển Đại Tây Dương, việc tẩy chay cá ngừ, hành động khai thác quá mức lớp nước ngầm ở phương Tây, sự xả thải bất hợp pháp ở phương Đông, thảm họa của những lò phản ứng hạt nhân ở Trecnôbưn, sự phát tán những chuẩn tự động mới, nạn đói kém, hạn hán, lũ lụt, bão tố, một hội nghị quốc gia đặc biệt về môi trường và phát triển, công bố của tổng thống Mĩ là những năm 1990 - “thập kỉ môi trường” và dân số thế giới đạt mức kỉ lục 5 tỉ người. Thông qua tạp chí xuất bản định kì, bạn thấy rằng vào năm 1989, đoạt giải thưởng năm của tạp chí Time là bài viết “Trái đất đang lâm nguy” (The Endangered Earth).

Trong quan điểm trái ngược nhau giữa các sự kiện hiện thời và thiên kiến của giới văn chương, những đòi hỏi về sự uyên thâm của văn học phải đáp ứng được áp lực hiện tại càng trở nên khó khăn để bào chữa. Cho tới mãi gần đây, vẫn chưa có dấu hiệu nào mở ra hướng nghiên cứu văn học có ý thức về khủng hoảng môi trường. Chẳng hạn như không có tạp chí, thuật ngữ, công việc, tổ chức chuyên nghiệp nào cũng như không có những nhóm tranh luận hay hội nghị nào trong lĩnh vực văn chương và môi trường. Trong khi những ngành khoa học nhân văn khác như lịch sử, triết học, luật pháp, xã hội học và tôn giáo đã “nghiên cứu xanh” từ những năm 1970 thì nghiên cứu văn học hình như vẫn bỏ ngỏ mối quan tâm đến môi trường. Trong khi, những hoạt động xã hội như là dân quyền, phong trào giải phóng phụ nữ của những năm sáu mươi, bảy mươi đã làm biến đổi nghiên cứu văn học thế nhưng sự xuất hiện của phong trào môi trường cùng thời gian này lại ít có tác động đến nghiên cứu văn học.

Nhưng ngay cả sự xuất hiện, phê bình sinh thái có thể làm chúng ta thất vọng. Trên thực tế, như những xuất bản định kì trong của một vài bài nghiên cứu trong hợp tuyển này đã chứng minh, cá nhân những nhà nghiên cứu văn học và văn hóa đã phát triển lí thuyết và phê bình về phương diện sinh thái từ những năm bảy mươi. Mặc dù vậy, trái với những hệ thống ràng buộc chặt chẽ được đề cập trước đây, họ không tạo thành một nhóm để có thể nhận diện. Vì thế, những nỗ lực khác nhau của họ cũng không được thừa nhận như một phong trào phê bình rõ rệt. Những nghiên cứu cá nhân xuất hiện trong một bối cảnh rộng và được phân loại trong một hợp tuyển dưới các các tiêu đề như nghiên cứu Mĩ, tôn giáo, sinh hoạt nông thôn, biên giới, sinh thái học nhân văn, khoa học và văn học, tự nhiên trong văn học, phong cảnh trong văn học, hoặc là tên do các tác giả đặt. Một dấu hiệu của tình trạng không thống nhất của những nỗ lực trước đó là các nhà phê bình này hiếm khi trích dẫn tác phẩm của các tác giả khác. Họ không biết rằng nó tồn tại. Trong ý thức, mỗi nhà phê bình phát minh ra một phương pháp tiếp cận môi trường tới văn học theo một cách riêng. Mỗi nhà phê bình là một tiếng nói trong cảnh hoang vu ảm đạm. Kết quả là, phê bình sinh thái không trở thành một phong trào đứng đầu của một tổ chức có sức hút trong giới nghiên cứu như Hiệp hội ngôn ngữ hiện đại. Những sinh viên tốt nghiệp quan tâm đến phương pháp tiếp cận môi trường tới văn học cảm thấy dường như không thích hợp, đã không giao lưu với các nhà nghiên cứu để tham dự và đã không tìm thấy những thông báo trong lĩnh vực chuyên môn của họ.

SỰ KHAI SINH CỦA NGHIÊN CỨU VĂN HỌC MÔI TRƯỜNG

Cuối cùng, vào giữa thập niên tám mươi của thế kỉ hai mươi, giới nghiên cứu bắt đầu đảm nhận công việc cộng tác các dự án, lĩnh vực nghiên cứu văn học môi trường đã ra đời và phát triển vào đầu thập niên chín mươi. Năm 1985, Frederick Owaage biên tập cuốn sách mang tên Giảng dạy văn học môi trường: tài liệu, phương pháp và Tiềm năng phát triển (Teaching Environmental Literature: Materials, methods, Resources) bao gồm đủ các loại chiều hướng của mười chín nhà nghiên cứu khác nhau và cố gắng thúc đẩy “một vóc dáng to lớn hơn của sự thức nhận và quan tâm tới vấn đề môi trường trong văn học”(2). Năm 1989, Alicia Nitecki viết “Bản tin văn học Mỹ về các đề tài tự nhiên” (The American Nature Writing Newsletter) mục đích của bà là để công bố các bài luận vắn tắt, điểm sách, những ghi chú khóa tốt nghiệp và những thông tin liên quan đến nghiên cứu cách viết về tự nhiên và môi trường. Một số khác chịu trách nhiệm về những tranh luận đặc biệt về môi trường của các tạp chí văn học uy tín(3). Một vài trường đại học đã bắt đầu đưa vào trong các khóa văn học của họ chương trình giảng dạy về nghiên cứu môi trường, một vài chương trình và học viện về tự nhiên và văn hóa mới được thành lập; một số khoa tiếng Anh đã bắt đầu yêu cầu những chương trình nhỏ hơn về văn học môi trường. Năm 1990, trường Đại học ở Nevada, Reno đã tạo ra môi trường hàn lâm của văn học và môi trường.

Cũng trong năm này, một vài phiên họp đặc biệt liên quan đến các sáng tác viết về tự nhiên hay văn học môi trường là bắt đầu xuất hiện trong chương trình của Hội nghị văn học thường niên. Có lẽ, phiên họp đặc biệt nổi tiếng nhất của Hội nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại (MLA) vào năm 1991 được thành lập bởi Harold Fromm có chủ đề “Phê bình sinh thái: Xanh hóa nghiên cứu văn học”. Năm 1992, Hội nghị chuyên đề của Hiệp hội Văn học Mỹ do Glen Love chủ trì với chủ đề là “Sáng tác về tự nhiên của văn học Mỹ: những ngữ cảnh mới, những phương pháp mới” (American Nature Writing: New Contexts, New Approaches). Năm 1992, tại hội thảo thường niên của Hội Văn học Miền Tây, một hội mới của văn chương và môi trường là Hiệp hội Nghiên cứu Văn học và Môi trường (the Association for the Study of Literature and Environment), viết tắt là ASLE được thành lập, Scott Slovic được lựa chọn là chủ tịch đầu tiên của hiệp hội này. Sứ mệnh của ASLE là “để thúc đẩy việc trao đổi ý tưởng và thông tin liên quan đến văn học xem xét mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên” và khuyến khích “cách viết về tự nhiên, các phương pháp học thuật truyền thống và sáng tạo về cách tiếp cận văn học môi trường, nghiên cứu môi trường liên ngành”. Trong năm đầu tiên, số thành viên của ASLE hơn 300 người; sang năm thứ hai, con số đó lên gấp đôi và đã tạo ra một sự kết nối bằng thư điện tử một cách thuận tiện giữa các thành viên; đến năm thứ ba, năm 1995, các thành viên của ASLE đã là 750 người và tổ chức hội nghị lần đầu tiên ở Fort Collins, Colorado. Năm 1993 Patrick Murphy đã xuất bản tạp chí mới, là Nghiên cứu liên ngành Văn học và Môi trường (ISLE: Interdisciplinary Studies in Literature and Environment) để “cung cấp một diễn đàn nghiên cứu phê bình văn học và thi hành nghệ thuật xuất phát từ hoặc quan tâm tới lí do môi trường. Tạp chí cũng bao gồm cả lí thuyết sinh thái, môi trường luận, quan niệm về tự nhiên và sự miêu tả của họ, sự lưỡng phân giữa con người/ tự nhiên cũng như lợi ích của mối quan hệ giữa con người và tự nhiên”(4).

Năm 1990, sau đó, nghiên cứu văn học sinh thái đã nổi lên như một trường phái phê bình có thể nhận diện được. Sự phân tán rời rạc trước kia của các học giả đơn lẻ đã nối kết sức mạnh với những học giả trẻ tuổi và những sinh viên tốt nghiệp trở thành những nhóm quan tâm mạnh mẽ với khát vọng thay đổi giới nghiên cứu. Khởi nguyên của phê bình sinh thái như là một phương pháp phê bình tính lùi lại chính là sự kết hợp của hơn hai mươi năm.

ĐỊNH NGHĨA PHÊ BÌNH SINH THÁI

Vậy, phê bình sinh thái là gì? Nói đơn giản, phê bình sinh thái là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và môi trường tự nhiên. Cũng giống như phê bình nữ quyền xem xét ngôn ngữ và văn học từ góc độ giới tính, phê bình Marxit mang lại ý thức của phương thức sản xuất và thành phần kinh tế để đọc văn bản, phê bình sinh thái mang đến phương pháp tiếp cận trái đất là trung tâm để nghiên cứu văn học.

Phê bình sinh thái và các nhà lí thuyết đã đặt ra nhiều vấn đề: tự nhiên được hình dung như thế nào trong các bài thơ trữ tình? Vai trò của bối cảnh tự nhiên trong cốt truyện của tiểu thuyết? Các giá trị thể hiện trong kịch có nhất quán với trí tuệ sinh thái? Làm thế nào chúng ta có thể mô tả cách viết về tự nhiên như một thể loại? Ngoài chủng tộc, giới tính nên đặt điểm nào trở thành danh mục phê bình mới? Nhà văn nam viết về tự nhiên khác nhà văn nữ như thế nào? Cách đọc nào chịu ảnh hưởng của mối quan hệ của con người với thế giới tự nhiên? Ý niệm về sự hoang dã sẽ thay đổi như thế nào trong thời gian tới? Những cách nào và những tác động gì mà khủng hoảng môi trường thấm vào văn học đương thời và văn hóa đại chúng? Quan niệm về tự nhiên nào đã thấm nhuần trong các báo cáo của chính phủ Mĩ, những quảng cáo của các doanh nghiệp, các tài liệu tự nhiên của truyền hình và những gì ảnh hưởng một cách rộng rãi? Những hướng đi nào khoa học sinh thái học hướng đến trong nghiên cứu văn học? Khoa học mở ra như thế nào trong việc phân tích văn học? Sự trao đổi lẫn nhau giữa những khái niệm không giống nhau có thể có giữa nghiên cứu văn học và diễn ngôn môi trường trong mối quan hệ liên ngành như lịch sử, triết học, tâm lí, lịch sử nghệ thuật, đạo đức?

Mặc dù phạm vi rộng lớn của những vấn đề đặt ra và mức độ khác nhau của sự phức tạp, toàn bộ phê bình sinh thái chia sẻ những giả thuyết cơ bản mà văn hóa con người kết nối với thế giới tự nhiên, ảnh hưởng tới nó và chịu ảnh hưởng của nó. Phê bình sinh thái đặt ra vấn đề quan hệ nối kết giữa tự nhiên và văn hóa, đặc biệt là sự tạo tác văn hóa của ngôn ngữ và văn học. Như là một quan điểm phê bình, phê bình sinh thái đặt một chân ở văn học và chân kia trên mặt đất; như là một diễn ngôn lí thuyết, phê bình sinh thái dàn xếp giữa con người và (thế giới) phi nhân.

Phê bình sinh thái có thể được hình dung rõ hơn bằng việc chỉ ra sự khác biệt nó với phương pháp phê bình phê bình khác. Lí thuyết văn học, nhìn chung, nghiên cứu mối quan hệ giữa nhà văn, văn bản và thế giới. Trong hầu hết các lí thuyết văn học, “thế giới” đồng nghĩa với xã hội - phạm vi xã hội. Phê bình sinh thái mở rộng khái niệm “thế giới” bao gồm toàn bộ sinh quyển. Nếu chúng ta đồng ý với Barry Commoner rằng nguyên tắc đầu tiên của sinh thái là “Mọi sự vật đều có sự liên kết với nhau”, chúng ta có thể kết luận rằng văn học không lơ lửng ngoài thế gới chất liệu của bầu không khí nghệ thuật, đúng hơn là góp một phần vào hệ thống trái đất vô cùng phức tạp ở nơi mà khả năng, vấn đề, và ý tưởng tương tác lẫn nhau.

Nhưng tên gọi mang tính phân loại chi nhánh xanh của nghiên cứu văn học này vẫn được coi như là một sự thỏa thuận. Trong cuốn “Hài kịch của sự sinh tồn: những nghiên cứu trong sinh thái học văn học” (The Comedy of Survival: Studies in Literary Ecology, 1972), Joseph Meeker giới thiệu thuật ngữ: sinh thái học văn học (literary ecology) ám chỉ “sự nghiên cứu chủ đề sinh thái và những mối liên hệ xuất hiện trong tác phẩm văn học. Đồng thời, nó cũng là một sự thử nghiệm để khám phá ra vai trò của nó là gì với văn học trong sinh thái học của loài người”(5). Thuật ngữ ecocriticism có lẽ xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1987 bởi William Rueckert trong một khảo luận tên là “Văn học và sinh thái học: Một thử nghiệm mới trong phê bình sinh thái” (Literature and Ecology: An Experiment in Ecocriticism) (được in lại trong tuyển tập này). Phê bình sinh thái (ecocriticism) theo Rueckert có nghĩa là “việc ứng dụng sinh thái học và các thuật ngữ sinh thái học vào nghiên cứu văn học”. Định nghĩa của Rueckert có liên quan đặc biệt với khoa học sinh thái học và theo đó đã giới hạn lại thành một thuật ngữ được đề xuất trong tuyển tập này, có thể bao gồm tất cả mối quan hệ giữa văn học và thế giới tự nhiên(6). Nhiều thuật ngữ khác cũng thường được sử dụng như “thi pháp sinh thái” (ecopoetics), “phê bình văn học môi trường” (environmental literary criticism), hay “phê bình (văn hóa) xanh” (green (cultural) studies).

Nhiều nhà phê bình viết phê bình môi trường không muốn và không cần đến một cái tên đặc biệt cho nó. Một số khác tranh luận rằng tên gọi là quan trọng. Hoàn toàn đúng như vậy bởi vì các nghiên cứu trước đây thiếu một chủ đề chung khiến cho chúng phân tán quá rộng, không thể dựa vào nhau và trở nên khó tiếp cận đồng thời bỏ qua tác động của chúng đến giới nghiên cứu. Một số học giả thích thuật ngữ ecocritism vì nó ngắn gọn và có thể dễ dàng tạo thành dạng thức khác là ecocritical (tính chất phê bình sinh thái) và ecocritic (nhà phê bình sinh thái). Thêm nữa, họ thích tiền tố “eco-” (sinh thái) hơn tiền tố “enviro-” (môi trường) bởi vì tương tự khoa học sinh thái học, phê bình sinh thái nghiên cứu mối quan hệ giữa các sự vật, trong trường hợp này, giữa văn hóa và thế giới tự nhiên. Hơn nữa, theo nghĩa rộng, tiền tố “enviro” (môi trường) mang tính chất con người là trung tâm và có tính nhị nguyên, ngụ ý rằng, con người chúng ta là trung tâm, tất cả mọi thứ xung quanh chúng ta là môi trường. Ngược lại, tiền tố “eco-” (sinh thái) ám chỉ các cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau, những hệ thống hòa hợp và sự kết nối mạnh mẽ giữa các bộ phận cấu thành. Rốt cuộc, dĩ nhiên, việc sử dụng sẽ chỉ ra thuật ngữ được chấp nhận. Nhưng nghĩ thế nào cho thuận tiện là nó sẽ được đặt vào cơ sở dữ liệu máy tính và có một thuật ngữ duy nhất nhập vào cho sự tìm kiếm chủ đề của bạn…

KHOA HỌC NHÂN VĂN VÀ SỰ KHỦNG HOẢNG MÔI TRƯỜNG

Bất kể là tên gọi gì, hầu hết tác phẩm phê bình sinh thái đều có chung một động cơ: đó là nỗi day dứt rằng chúng ta đã đi tới thời đại môi trường cạn kiệt, một thời đại mà hậu quả hành động của con người đang tàn phá hành tinh. Chúng ta đã tới thời đại đó. Hoặc là chúng ta phải thay đổi chính mình hoặc sẽ phải đối mặt với thảm họa toàn cầu. Con người đang tàn phá vẻ đẹp tự nhiên và đẩy vô vàn sinh vật đến bên bờ tuyệt chủng trong cuộc chạy đua điên rồ của chúng ta tới ngày tận thế. Rất nhiều đồng sự trong các trường đại học trên thế giới đã nhận thức được rằng chúng ta đang ở tình thế tiến thoái lưỡng nan. Khí chất và tài năng của chúng ta đã kí thác trong các khoa văn học, nhưng khi những vấn đề môi trường càng trở nên tồi tệ hơn, công việc lệ thường dường như phù phiếm quá đỗi. Nếu chúng ta không là phần của đáp án, chúng ta là phần của vấn đề.

Làm thế nào chúng ta có thể góp phần khôi phục môi trường, không chỉ trong không gian và thời gian của chúng ta mà tự bên trong khả năng của chúng ta với tư cách như là các chuyên gia văn học. Câu trả lời nằm ở sự thức nhận rằng các vấn đề môi trường hiện nay chủ yếu là do chính chúng ta tạo nên, hay nói cách khác, là một sản phẩm của văn hóa. Như nhà sử học Donald Woster lí giải:

Khủng hoảng toàn cầu mà ngày nay chúng ta đang đối diện có nguồn gốc không phải bởi hệ thống sinh thái mà ở hệ thống văn hóa của chúng ta. Vượt qua được cuộc khủng hoảng này cần đến sự lí giải về tác động của văn hóa đến tự nhiên, thậm chí dùng tri thức đó để cải cách văn hóa của chúng ta. Các sử gia cùng với nhà nghiên cứu văn học, nhân loại học, và các triết gia không thể trực tiếp thực hiện cuộc cách mạng, tất nhiên, nhưng họ có thể mang lại sự hiểu biết.(8)

Trả lời cho cái gọi là sự hiểu biết, các nhà nghiên cứu khoa học nhân văn khắp nơi đang tìm cách thêm vào chiều kích môi trường những môn học riêng của họ. Worster và những sử gia khác viết về lịch sử môi trường, viết về mối quan hệ tương hỗ giữa con người và địa lí, đừng coi tự nhiên như là sân khấu cho vở diễn của con người, mà là một diễn viên ngang hàng trong tấn kịch ấy. Họ tìm thấy nguồn gốc của các mối quan hệ giữa hoàn cảnh môi trường với các phương thức sản xuất kinh tế và các ý tưởng văn hóa xuyên thời gian.

Các nhà nhân loại học từ lâu quan tâm tới mối quan hệ giữa văn hóa và địa lí. Công việc của họ trên các nền văn hóa nguyên thủy đặc biệt có thể giúp phần còn lại của chúng ta không chỉ tôn trọng quyền sống của con người mà còn để suy nghĩ về hệ thống và nghi thức đã giúp những nền văn hóa này tồn tại vững bền.

Tâm lí học một thời gian dài cố tình lời đi tự nhiên trong những lí thuyết về trí óc con người. Một ít các nhà tâm lí học hiện nay, dù vậy, đã khám phá ra sự nối kết giữa hoàn cảnh môi trường và sức khỏe tinh thần, một số liên quan đến sự xa rời hiện tại đối với tự nhiên như căn bệnh cơ bản của tâm lí và xã hội chúng ta.

Trong triết học, ở những nhánh nghiên cứu khác nhau như đạo đức môi trường (environment ethics), sinh thái bề sâu (deep ecology), sinh thái nữ quyền (ecofeminism), sinh thái xã hội (social ecology)

Nhiều nhánh nghiên cứu đã hình thành nhằm tìm hiểu và phê bình những nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường và tạo ra những góc nhìn khác về sự sống mà có thể cung cấp nền tảng đạo đức và kiến thức cho cách hiểu đúng đắn về tương quan giữa các tồn tại trên trái đất.

Trong khi một số học giả Thiên Chúa Giáo dòng Do Thái giáo cố gắng tìm kiếm các cứ liệu trong kinh thánh chứng minh con người đã từng làm chủ trái đất một cách khôn ngoan, hợp lý, các học giả khác đặt lại vấn đề Chúa là chủ thể sáng tạo tất cả và coi bản thân trái đất là thiêng liêng. Còn có các học giả khác hướng về tôn giáo cổ đại thờ Nữ thần Đất mẹ, hoặc các truyền thống tôn giáo phương Đông, hoặc tôn giáo của người Mỹ bản địa - các hệ thống tôn giáo chứa đầy các tín điều sáng suốt về tự nhiên và thế giới tinh thần(9).

Những nhà nghiên cứu văn học là những chuyên gia về các vấn đề giá trị, ý nghĩa, truyền thống, điểm nhìn, ngôn ngữ và ở trong những lĩnh vực này, họ góp phần đáng kể cho tư tưởng về môi trường. Nhận thức rằng khủng khoảng môi trường trở nên trầm trọng bởi cách phân chia rời rạc và chuyên môn hóa thái quá của chúng ta về sự hiểu biết thế giới, các học giả nhân văn đã nỗ lực hơn để thay đổi chính họ trong khoa học và chấp thuận phương pháp liên ngành.

NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH SINH THÁI Ở MĨ

Dưới tán rộng của phê bình văn học sinh thái tụ tập rất nhiều dạng phê bình, và nên như thế, bởi lẽ văn học và môi trường là một chủ đề lớn. Vài năm trước đây, khi tôi đang nỗ lực tạo ra hệ thống một hệ thống phân nhánh giúp cho sự tích hợp này trở nên dễ hiểu, Wallace Stegner - tiểu thuyết gia, sử gia, nhà phê bình văn học - đưa ra lời khuyên sáng suốt rằng nếu ông làm điều đó, ông sẽ thiên về những chủ đề vẫn còn “rộng, mơ hồ, nhiều hàm ý, mở chỉ vì văn học và môi trường cũng như tất cả những cách chúng ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng, chứ không cố gắng để mã hóa và hệ thống hóa. Hệ thống có thể ví như là tấm da sống ẩm ướt”, ông cảnh báo “khi chúng khô chúng kìm hãm những gì mà chúng kết lại thành hệ thống rắn chắc”(10). “Nhiều hàm ý và mở” chính xác là những gì mà phê bình sinh thái cần có nhưng theo trình tự, để tránh tình trạng lộn xộn trong khảo sát ngắn gọn sau đây về các tác phẩm phê bình sinh thái, tôi sẽ không làm công việc mã hóa. Do vậy, chúng ta hãy đồng ý rằng hệ thống không phải là sự bó buộc. Tuy nhiên, mô hình ba giai đoạn trong phê bình nữ quyền của Elaine Showalter có ích trong việc sắp xếp theo hệ thống ba giai đoạn của phê bình sinh thái(11).

Bước đầu tiên của phê bình nữ quyền, phê bình ‘hình ảnh người phụ nữ’, chú ý đến việc người phụ nữ được khắc họa như thế nào trong văn học kinh điển. Những nghiên cứu này tác động thiết yếu tới nhận thức nữ quyền thông qua việc phân tích các mẫu thể hiện thành kiến phân biệt giới tính - như phù thủy, mụ đàn bà xấu xa, gái điếm, và bà cô không chồng - cũng như nghiên cứu sự vắng mặt của phụ nữ trong các tác phẩm đó, và đặt vấn đề nghi vấn sự phổ quát có dụng ý đó, thậm chí cả giá trị mĩ học của các tác phẩm văn chương bóp méo hoặc phớt lờ cuộc sống, suy nghĩ của một nửa nhân loại. Nhiều nghiên cứu phê bình sinh thái khám phá sự thể hiện tự nhiên trong văn chương. Cũng như trong phê bình nữ quyền, phê bình sinh thái nghiên cứu các mẫu lặp lại - vườn địa đàng, Acadia, vùng đất nguyên sơ, đầm lầy chướng khí, vùng hoang dã - cũng như nghiên cứu cả sự thiếu vắng hình ảnh tự nhiên trong văn bản văn học nhất định nào đó. Nhưng bản thân tự nhiên không phải là đối tượng duy nhất của phê bình sinh thái. Các chủ đề khác bao gồm biên giới, động vật, thành phố, các khu vực địa lý cụ thể, sông, núi, hoang mạc, thổ dân, khoa học kĩ thuật, rác rưởi, và thân thể.

Giai đoạn thứ hai của phê bình nữ quyền, giai đoạn văn học truyền thống của nữ giới, tương tự việc phục vụ các chức năng quan trọng của ý thức nâng cao việc khám phá lại, tái bản lại, xem xét lại văn chương nữ giới. Phê bình sinh thái cũng cố gắng hồi sinh những thể loại bấy lâu nay bị lãng quên, phớt lờ của văn chương viết về tự nhiên: truyền thống văn chương phi hư cấu viết về tự nhiên đã được khởi nguồn ở Anh từ cuốn Lịch sử tự nhiên của Selbourne (A Nature History of Sebourne) do Gilbert White viết năm 1789 và mở rộng ra ở Mỹ tới Henry Thoreau, John Burroughs, John Muir, Mary Austin, Aldo Leopold, Rachel Carson, Eward Abbey, Annie Dillard, Barry Copez, Terry Tempest Williams và nhiều người khác nữa. Sáng tác viết về tự nhiên lấy làm kiêu hãnh về một quá khứ giàu có, một hiện tại đầy sức sống và một tương lai đầy triển vọng. Các nhà phê bình sinh thái rút ra từ nhiều lí thuyết phê bình hiện nay - Phân tâm học, Phê bình mới, Phê bình nữ quyền, Bakhtin học, Giải cấu trúc - những lợi ích của sự hiểu biết và thúc đẩy sự phát triển của chính bản thân văn học. Bằng chứng cho thấy sáng tác về tự nhiên là chiếm lĩnh thị trường văn học, chứng kiến số lượng đáng kinh ngạc của tuyển tập được xuất bản trong những năm gần đây(12). Trong sự gia tăng của đô thị, những sáng tác về tự nhiên đóng vai trò sống còn trong việc giáo dục chúng ta về những giá trị của thế giới tự nhiên.

Một nỗ lực khác để phát hành các tác phẩm khai sáng môi trường là nghiên cứu nhiều xu hướng thể loại, nhận dạng các tác giả tiểu thuyết, thơ ca mà tác phẩm của họ thể hiện ý thức sinh thái. Những tác giả như Willa Cather, Robinson Jeffers, W. S. Merwin, Adrienne Rich, Wallace Stegner, Gary Snyder, Mary Oliver, Usula Le Guin và Alica Walker đã nhận được nhiều sự chú ý, như là những nhà văn tự nhiên của Mỹ, nhưng đường chân trời của những khả năng vẫn còn để ngỏ. Tương tự như sự quan tâm của phê bình nữ quyền tới cuộc sống của các nhà văn nữ, các nhà phê bình sinh thái cũng nghiên cứu những điều kiện môi trường đối với cuộc sống của một nhà văn - sự chi phối của không gian sống tới khả năng hư cấu của các tác giả - chứng minh rằng nơi mà nhà văn đã từng lớn lên, từng trải qua và viết là chỗ thích đáng để hiểu về tác phẩm của họ. Một số nhà phê bình đã tìm thấy giá trị của những chuyến tham quan tới những nơi mà nhà văn đã sống và viết; ví dụ, hồi tưởng về những bước chân của John Muir đã in trên Sierra là trải nghiệm bản thân về một trạng thái tuyệt vời; hoặc những tư liệu về sông Merrimac cho thấy rõ hơn về những bối cảnh tự nhiên trong mục đích những chuyến lang thang của Thoreau.

Giai đoạn thứ ba mà Showalter nhận ra trong phong trào phê bình nữ quyền là giai đoạn phát triển lí thuyết, điều này khá là xa tầm với và phức tạp, cần phải nhờ cậy đến đủ các loại lí thuyết để đề xuất các vấn đề cơ bản của cấu trúc biểu tưởng của phái tính và giới tính trong phạm vi diễn ngôn văn học. Tương tự, công việc trong phê bình sinh thái cũng bao gồm cả sự nghiên cứu các cấu trúc biểu tượng của các loài. Các diễn ngôn văn học định nghĩa loài người như thế nào? Sự phê bình đó đặt nghi vấn thuyết nhị nguyên trong tư tưởng Tây phương - vốn tách ý nghĩa ra khỏi vấn đề, ý nghĩ ra khỏi thân thể, phân biệt rạch ròi nam giới và phụ nữ, cũng như làm phân li nhân loại với tự nhiên. Một nỗ lực liên kết đang được thực hiện mang tên là “sinh thái nữ quyền” (ecofeminism), một diễn ngôn lí thuyết mà chủ đề của họ là nối kết giữa sự áp bức phụ nữ và sự thống trị tự nhiên. Chưa có một dự án lí thuyết nào khác thử phát triển thi pháp sinh thái, lấy khoa học về sinh thái, với tư tưởng hệ thống sinh thái làm cơ sở cho lí thuyết đó cũng như tầm quan trọng của nó tới các mối quan hệ nối liền nhau với dòng chảy năng lực tiềm tàng, như là một ẩn dụ cho cách mà thơ ca thực hiện chức năng với xã hội. Các nhà phê bình sinh thái cũng xem xét đến hiểu biết triết học hiện nay như sinh thái bề sâu (deep ecology), một triết lí phê phán tận gốc rễ tư tưởng con người là trung tâm, để từ đó khám phá những hàm nghĩa cần thiết cho nghiên cứu văn học.

TƯƠNG LAI CỦA PHÊ BÌNH SINH THÁI

Điểm nổi bật của phê bình sinh thái chính là sự nghiệp có giá trị mở đầu bởi vì nó trực tiếp chú ý tới những vấn đề mà chúng ta cần suy nghĩ. Việc nâng cao ý thức là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nếu chúng ta không bắt đầu suy nghĩ về vấn đề môi trường thì làm thế nào chúng ta có thể giải quyết được vấn đề đó?

Ở trên, tôi đã nói rằng các nhà phê bình sinh thái có khát vọng thay đổi giới nghiên cứu. Có lẽ tôi nên viết rằng tôi đã có tham vọng mạnh mẽ như vậy với phê bình sinh thái. Tôi mong muốn thấy phê bình sinh thái trở thành một chương của cuốn sách “vẽ lại những ranh giới phê bình của nghiên cứu văn học”. Tôi mong muốn thấy một chuyên ngành về văn học và môi trường trong mọi khoa Văn học. Tôi mong muốn thấy cuộc chạy đua của các thí sinh trên diễn đàn xanh bầu chọn cơ quan cao nhất trong các hiệp hội nghiên cứu của chúng ta. Chúng ta đã chứng kiến phong trào phê bình nữ quyền và phong trào phê bình đa dân tộc đã biến đổi tận gốc rễ giới nghiên cứu, thị trường việc làm và các giá trị. Khi họ thay đổi giới nghiên cứu, họ giúp thay đổi thế giới.

Một tiếng nói mạnh mẽ trong giới nghiên cứu cho phép các nhà phê bình sinh thái ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệm vụ quan trọng trong các tiêu chuẩn, chương trình và các chính sách của trường đại học. Chúng ta thấy những quyển sách như Niên giám về đất nước sa mạc (A sand country almanac) của Aldo Leopold và cuốn Người ẩn dật sa mạc (Desert Solitaire) của Edward Abbey trở thành những cuốn sách chuẩn mực cho các khóa học văn học Mỹ. Những cuộc trao đổi văn học của sinh viên và các khóa học sáng tác sẽ khuyến khích suy nghĩ một cách nghiêm túc về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên; về vấn đề đạo đức hay thẩm mĩ đặt ra do sự khủng hoảng môi trường; về việc làm thế nào ngôn ngữ và văn học truyền giá trị của những hàm ý sinh thái sâu xa. Các trường đại học và cao đẳng của thế kỉ XXI sẽ yêu cầu tất cả sinh viên hoàn thành ít nhất một khóa học liên ngành về nghiên cứu môi trường. Một số Tổ chức giáo dục đại học sẽ dành một ngày làm việc bằng giấy tái chế - một số viện khác cũng sẵn sàng làm như vậy.

Trong tương lai, chúng ta có thể mong rằng phê bình sinh thái trở thành liên ngành, đa văn hóa và mang tính quốc tế chưa từng thấy từ trước tới nay. Công tác liên ngành cũng được tiến hành và có thể được tạo điều kiện hơn nữa bằng cách mời các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực để làm diễn giả tại các hội nghị văn học và bằng việc đăng cai nhiều hơn những hội thảo liên ngành về các vấn đề môi trường. Phê bình sinh thái chủ yếu là một phong trào phê bình do các nhà phê bình da trắng thực hành. Nó trở thành một phong trào đa quốc gia khi sự kết nối mạnh mẽ hơn được tạo nên giữa môi trường và kết quả của sự công bằng xã hội; khi sự đa dạng của các tiếng nói được khuyến khích để tranh luận. Tiêu điểm của cuốn sách này là những tác phẩm phê bình sinh thái ở Mỹ. Tuyển tập tiếp theo có thể là tuyển tập tác phẩm quốc tế về các vấn đề môi trường toàn cầu hiện nay và tình trạng phân tán của chúng ta sẽ cần đến sự cộng tác trên phạm vi toàn thế giới(13).

Năm 1985, Coren Acton, một chàng trai ở trang trại Montana quay thiên văn năng lượng mặt trời đang bay trên phía tàu vũ trụ con thoi Challenger Eight. Những quan sát của anh có thể phục vụ để nhắc nhở chúng ta về bối cảnh toàn cầu của công việc phê bình sinh thái:

“Nhìn ra bên ngoài bóng tối của không gian, rải vẻ lộng lẫy huy hoàng của vũ trụ ánh sáng, tôi cảm thấy vẻ uy nghi, nhưng điều đó không mang lại cho tôi niềm vui. Bên dưới là một hành tinh chào đón. Ở đó, chứa đựng trong cái vỏ mỏng, chuyển động và cực kì mong manh của sinh quyển là tất cả những gì thân yêu, tất cả mọi tấn kịch và bi kịch của con người”(14).

(SH305/07-14)


............................................................
1. Stephen Greenblatt and Giles Gun, ed., Redrawing the Boundaires: The Transformation of English and American Literary Studies (New York: MLA, 1992) 1- 3

2. Frederick Owaage, ed., Teaching Environmental Literature: Materials, methods, Resources, (New York: MLA, 1985) viii.

3. Information on The American Nature Writing Newsletter, Interdisciplinary Studies in Literature and Environment (ISLE), and the Association for the Study of Literature and Environment (ASLE) can be found in the Periodicals and Professional Organizations section at the back of this book.

5. Joseph Meeker, The Comedy of Survival: Studies in Literary Ecology (New York: Seribner s, 1972)

6. Wendell V. Harris, “Toward an ecological critism: contextual versus unconditional literary Theory” (College English 48.2 [February 1986] 166 - 31)

8. Donald Woster, The Wealth of Nature Enviromental History and the Ecological Imagination (New York: Oxford University Press, 1993) 27

10. Wallace Stegner, letter to the author, 28 May 1989.

11. Elaine Showalter, “Introdution: The Feminism Critical Revolution”

The New Feminism Criticism: Essay on Women, Literature and Theory, ed., Elaine Showalter (New York: Patheon, 1985) 3 – 17

13. The Cultrure of Nature: Approaches to the study of Literature and Enviroment, ed. Scott Slovic and Ken-ichi Noda (Kyoto: Minerva Press, 1995)

14. The Home Planet, ed. Kevin W. Keeley (New York: Addison Wesley, 1988)

*Các chú thích 4, 7, 9, 12 tác giả đưa ra hệ thống các tác phẩm bàn đến từng vấn đề, chúng tôi không chú thích lại vì khá dài.

Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

THẰNG CẦM CẶC



Truyện ngắn của PHẠM DŨNG

Ở nước Sảng thời Ngũ quốc phân tranh, có một người có cái tên rất kinh dị đó là thằng cầm cặc. Sở dĩ hắn có cái tên này là do vua nước Sảng có một thói quen vô cùng bệnh hoạn là khi ngủ với các cung tần mỹ nữ phải có nó cầm cái thứ đó thì nhà vua mới hoàn thành mỹ mãn công việc. Vì sao thì thật khó lý giải.

Lúc đó nước Sảng bí bét nhất trong 5 nước. Nào là quan lại tham nhũng, kiêu binh ức hiếp dân lành, hoạn quan lũng đoạn triều chính. Tóm lại người càng có tài, có tâm thì càng sống lay lắt, khổ sở.

Thằng cầm cặc là đứa có tâm. Nhiều lần, nhân khi vua đang lên đỉnh, nó góp ý cho nhà vua cần phải làm thế này thế khác. Nhưng nhà vua không nghe: “Ổn định là điều căn bản của một nước! Có ổn định ta với nhà ngươi mới được như thế này chứ!?”

Thời gian trôi qua, thằng cầm cặc hồi mới vào cung, cằm nhẵn thín giờ đã có một chòm râu dài cả tấc. “Cứ thế này mãi thì mình chẳng làm được gì cho dân cho nước a?”. Nghĩ thế, nó xin từ quan.

- Ờ, mày về đi, cũng già mẹ nó rồi, hử?

Vua nói rồi ban cho nó vô khối vàng bạc gấm vóc cùng một tấm bảng sắc phong có dòng chữ tự tay vua viết:

“Đây là một người cầm cặc vĩ đại!”.

Thế là thằng cầm cặc về.

Nhưng từ ngày nó ra đi, không có ai cầm cái đó thì vua lại chẳng thể nào hành sự được. Vua cho rất nhiều người thay nó làm việc ấy nhưng đứa thì bàn tay nhẽo nhèo, đứa thì tay cứng quèo, đã thế lại chẳng có sự phối hợp nhịp nhàng. Thật chẳng ra làm sao cả.

Vua tức tốc cho triệu hồi thằng cầm cặc đến.

Thằng cầm cặc yêu cầu phải cho nó làm tể tướng, với quyền lực tuyệt đối thì nó mới chịu trở lại cung.

- Ừ, tể tướng thì tể tướng, cứ làm đi rồi biết!

Và, thằng cầm cặc ra làm tể tướng.

Thời gian trôi đi, năm này qua năm khác, đất nước vẫn ngày càng lụn bại, dân lành vẫn ngày càng sống ngắc ngoải hơn.

Một hôm nhà vua gọi nó vào, hỏi:

- Trẫm đã cho khanh muốn làm gì thì làm, sao không thấy khanh làm gì vậy?

- Dạ, thần cầm cặc quen rồi… nên giờ dù có cho thần tự tung tự tác thần vẫn chẳng thể tự mình làm gì sất.

- Đấy khanh thấy không, làm vua đâu có dễ!

Nói rồi nhà vua kéo nó theo vào hậu cung. Nhà vua mới tuyển được một tài nhân cực kỳ hấp dẫn.

Thằng cầm cặc lại… cầm cặc.

Thằng cầm cặc tự an ủi rằng giúp nhà vua lên đỉnh thì cũng coi như đã làm được một việc có ích cho muôn dân. Nhờ vậy từ sau khi quay lại với công việc cũ, nó không còn bị lương tâm cắn rứt nữa.

Tác phẩm tiên phong của nghệ thuật đương đại Việt Nam tại triển lãm quốc tế




Xét về mặt ý niệm và thực hành, tác phẩm License 2 Draw mà họa sĩ Ưu Đàm mang đến sự kiện nghệ thuật Koganecho Bazaar 2014 - Fictive Communities Asia (Cộng đồng tưởng tượng Á châu) sắp diễn ra ở Yokohama, Nhật Bản có thể xem là bước đi tiên phong của nghệ thuật đương đại Việt Nam.

Họa sĩ Ưu Đàm đang thực hành nháp với “xe vẽ” của mình tại xưởng làm việc


Với tác phẩm License 2 Draw, chỉ cần dùng điện thoại thông minh (smartphone), máy tính bảng và ứng dụng License 2 Draw app là bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu cũng có thể vẽ vào tác phẩm mà Ưu Đàm đang trưng bày ở Nhật Bản. Tác phẩm có “phong thái robot” này không chỉ thay đổi ý niệm về quyền tác giả, về chỉnh thể tác phẩm, về mối quan hệ với người xem, mà còn thay đổi cả phương thức sáng tạo và không gian trưng bày.

Liên minh nghệ thuật và công nghệ

Lấy cảm hứng từ thời đại mà vệ tinh, điều khiển từ xa và cả trò chơi điện tử đang chi phối con người; thậm chí còn chực chờ hủy diệt lẫn nhau bằng “chiến tranh vắng mặt”, Ưu Đàm phác thảo nên tác phẩm này. Anh nhờ một nhóm kỹ thuật có am hiểu về công nghệ điều khiển từ xa và thiết kế để cùng thực hiện (gồm Nguyễn Anh Hào chịu trách nhiệm chính về software, app, recruit…, Bùi Ngọc Khánh phụ trách hardware, mạch điện, thiết kế…, Phạm Đức Huy phụ trách server, và hai họa sĩ thiết kế đồ họa Bùi Thiện Quý và Phạm Ngọc Thắng). Họ đã mất gần một năm cho dự án.

Về phía người tham gia vẽ từ xa, họ viết một lập trình có tên License 2 Draw app, cài đặt rất nhẹ và sử dụng đơn giản; về phía tác phẩm (trong hình thù một chiếc xe đồ chơi có gắn viết vẽ) lại là một lập trình để tiếp nhận lệnh (qua wifi) từ khắp nơi, rồi lần lượt vẽ lên một tấm toan hay mặt phẳng trưng bày tại triển lãm. Nói nôm na, Ưu Đàm “chỉ vẽ” nên tác phẩm này bằng ý niệm về kỹ thuật nền tảng, còn kết quả tác phẩm thì được những ai quan tâm trên khắp thế giới tiếp tay.

Về bản quyền tác giả, rõ ràng tác phẩm này được cấu thành từ nhiều cộng sự, nhưng động lực chính để họ làm việc và để nó hình thành là của Ưu Đàm. Điều này cũng không khác việc xây dựng một tượng đài hoành tráng hoặc sản xuất phim, nơi điêu khắc gia hay đạo diễn chỉ nắm linh hồn chung, còn việc thi công thì do các bộ phận chuyên trách đảm nhiệm. Điều này làm cho License 2 Draw khác với đa phần tác phẩm thị giác khác của Việt Nam, thậm chí thế giới.

Nó mang tính quốc tế và cập nhật vì đã biết nương tựa vào kỹ thuật điều khiển từ xa, thông qua hệ thống liên mạng toàn cầu. Điều này làm cho “quê hương của tác phẩm” (made in…) cũng bị chuyển đổi từ không gian địa lý sang không gian công nghệ và không gian ý niệm. Rất có thể tác phẩm của họa sĩ Việt trưng bày tại Nhật nhưng lại được một người chơi nào đó ở châu Mỹ, châu Phi vẽ chủ đạo, vì họ nhiệt thành hơn và thấy có cảm hứng sáng tạo nhiều hơn.

Và nghệ thuật không giới hạn
Cũng chính nhờ công nghệ mà tác phẩm này không bị giới hạn về kích cỡ đoán định từ đầu của tác giả, mà tùy vào thực tế của không gian trưng bày và điều kiện đầu tư, tác phẩm có thể nới rộng rất dễ dàng. Chúng ta có quyền hình dung về một không gian trưng bày rộng lớn - một bảo tàng chẳng hạn, nơi có từ một đến nhiều “xe vẽ” này đang nhận lệnh khắp nơi để hoàn thành tác phẩm. Người thưởng thức sẽ không còn vào bảo tàng để xem một tác phẩm đã hình thành, mà là đang hình thành; chính họ cũng có thể vẽ ngay tại chỗ nếu chấp nhận tải License 2 Draw app về điện thoại, máy tính bảng của mình.

License 2 Draw app có thể được cài đặt dễ dàng vào điện thoại thông minh và máy tính bảng

Trong quan niệm thời cổ điển và thời hiện đại thì tác giả là người quyết định trọn vẹn tác phẩm của mình, cho nên khi tiếp nhận và phê bình tác phẩm, đa phần vẫn căn cứ vào đây. Về sau này và gần đây, quan niệm này đã thay đổi khá nhiều, nơi quyền của người thưởng thức được đề cao hơn.

Thậm chí có nhiều quan điểm còn cho rằng người thưởng thức mới có quyền quyết định sự sinh tử của tác phẩm, nên cái cách mà họ diễn giải về sau quan trọng hơn ý niệm và ý tưởng mà tác giả muốn hướng đến từ đầu. Tác phẩm License 2 Draw của Ưu Đàm và cộng sự còn đi xa hơn, khi anh cho người thưởng thức được phép đồng sáng tạo trước khi thưởng thức. Chính vì thế cũng sẽ đồng tiếp nhận, nơi sức diễn giải không chỉ dừng lại ở từng chủ thể diễn giải, mà sẽ là liên chủ thể diễn giải. Và thú vị hơn nữa, khi mà sau mỗi diễn giải lại nảy sinh những diễn giải khác, bởi nếu trưng bày dài lâu hoặc vĩnh viễn, tác phẩm sẽ tiếp tục hình thành. Nhóm công nghệ cũng đã nghĩ đến việc nâng cấp và cập nhật License 2 Draw app về sau này.



Sự kiện Koganecho Bazaar 2014 - Cộng đồng tưởng tượng Á châu diễn ra từ ngày 1/8 đến 3/11/2014 tại khu đô thị Koganecho thuộc thành phố Yokohama, Nhật Bản. Sự kiện này khởi động từ mùa Thu năm 2008, bao gồm hội thảo, sân khấu, lễ hội, sự kiện nghệ thuật…; đã thu hút hơn 140 nhóm nghệ sĩ, giám tuyển, các kiến trúc sư từ Nhật Bản và nước ngoài.

Năm nay, ngoài 15 nghệ sĩ tại chỗ, sự kiện mời 22 nghệ sĩ từ nhiều nước, Việt Nam còn có Trương Công Tùng và Liar Ben (TP.HCM, do Ga 0 tiến cử). Họ sẽ lưu trú sáng tạo và giới thiệu tác phẩm trong vòng 3 tháng.

Cũng xin nhắc lại, từ sau Thế chiến 2, khu vực Koganecho được biết đến với tệ nạn mại dâm, ma túy, tội phạm… gần như vô chính phủ kéo dài. Chính vì thế, Hiệp hội Hatsunecho, Koganecho và Hinodecho Environmental Cleanup đã phối hợp với nhiều tổ chức, cá nhân, đặc biệt là giới nghệ sĩ để giúp hồi sinh khu vực này. Sự kiện bán vé Koganecho Bazaar được xem là một điểm sáng điển hình của tinh thần hồi sinh văn hóa, nghệ thuật cho thành phố.



Theo Văn Bảy - TT&VH

Nỗi hổ thẹn của một nền văn minh




Featured Image: Bruno Catalano



Do tính chất đặc thù của công việc nên trong vòng hơn 2 năm, kể từ khi ra trường tôi có cơ hội và may mắn tiếp xúc được rất nhiều con người thuộc các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Khi nhìn lại dòng thời gian đã qua, tôi gằn mình lại để sự giận dữ không biến thành những bài viết đầy cực đoan, ảnh hưởng đến những đứa em, đứa cháu, một lớp thế hệ tương lai của dải đất hình chữ S thân thương này.

Ở đây, trong khuôn khổ bài viết với những câu chuyện lộn xộn và vụn vặt, tôi không dám quy chụp những con người mà tôi vô tình có nhắc đến vào những cái tốt đẹp chung của xã hội nhưng tôi dám khẳng định với bạn rằng, chắc chắn bạn sẽ thấy bóng dáng của ai đó bạn đã từng gặp trong câu chuyện của tôi, đây không thể là số ít, đây không thể là tất cả câu chuyện mà tôi có thể kể ra và đâu đó sẽ xuất hiện hình bóng của chính bạn, tôi xin lỗi nhưng cho phép tôi nói thẳng, có lẽ chúng ta trong khoảnh khắc nào đó đều là một nỗi hổ thẹn không thể chối cãi.
Đúng giờ và sự nhẫn nại

Khi là một thằng sinh viên mới ra trường, tôi luôn tò mò và háo hức khám phá cuộc sống còn lạ lẫm xung quanh mình, liên tục là những cuộc hẹn gặp khách hàng, những con người, lắng nghe những câu chuyện và những chia sẻ từ họ là một điều hết sức thú vị. Tuy nhiên, qua những cuộc hẹn gặp đó, tôi dần nhận ra chúng ta đang quá dễ dãi với chính bản thân mình.

Tôi đã gặp rất nhiều những con người, họ đeo trên tay chiếc đồng hồ hàng hiệu, trong túi là chiếc smartphone sành điệu, và tất cả tôi nghĩ chỉ là những đồ vật trang trí tô điểm cho họ, bởi công dụng đơn giản nhất của chúng là để xem thời gian cũng không được dùng đến. Họ sẵn sàng đến muộn trong một cuộc hẹn và coi như nó là việc hết sức bình thường, họ trễ hẹn đến cả giờ đồng hồ với 1001 lý do được đưa ra cùng những cái nhoẻn cười xuề xoà, sự xấu hổ khi vừa làm một việc có lỗi lặn mất tăm trên khuôn mặt. Bởi vì họ coi đó như là một điều hết sức bình thường và lẽ tất yếu trong cuộc sống.

Đơn giản thôi, các bạn đã tự bao giờ cho phép mình mặc định có thể đến trễ trong các cuộc hẹn bạn bè mà không hề cảm nhận được sự xấu hổ? Nếu có thì bạn cũng chính là một trong những con người đang viết nên câu chuyện của nỗi hổ thẹn hôm nay.

Đúng giờ có lẽ là điều xa xỉ đối với một số người, nhưng trên hết nó thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau trong một xã hội mà chúng ta vẫn gọi là văn minh. Và tôi luôn nghĩ, đến một lúc nào đó, nhanh thôi, đời sẽ dạy lại họ thế nào là giá trị của 2 tiếng “thời gian”.

Ở một khía cạnh khác, giữa ngã tư đường, bạn hẳn bắt gặp tiếng còi inh ỏi một cách vội vã của những chiếc xe, kể cả khi đèn đỏ còn cả chục giây. Họ có thể lý giải cho hành động đó là họ đang vội vã đến một nơi nào đó, làm một cái gì đó cho đúng giờ, cho kịp cuộc hẹn. Tôi không quan tâm và không chấp nhận lời giải thích đó, bởi lẽ khi chúng ta không đủ nhẫn nại để chờ đợi vài chục giây đồng hồ tại nơi ngã tư đường thì chúng ta liệu có thể làm được gì to tát hơn thế ? Chúng ta không thể quản lý được quỹ thời gian của chính chúng ta mà lại hoàn toàn để nó chi phối cuộc sống thì đó đâu còn là cuộc sống của chúng ta. Tất cả đều chỉ là mớ nguỵ biện cho sự thiếu kỷ luật đến tàn tệ của một xã hội vô lối.

Cái tôi ích kỷ và nhỏ bé

Chúng ta nghĩ cái tôi của chúng ta là to lớn nhưng thực ra đấy lại chỉ là một cái tôi hoàn toàn đại chúng như bao cái tôi khác.

Tôi từng thấy cả nghìn con người chen chúc nhau, láo nháo, lộn xộn đứng giữa một con phố trung tâm Thủ đô chỉ để giành giật bằng được miếng sushi miễn phí tại một nhà hàng mới khai trương. Các bạn ăn thế có thấy ngon không? Miếng ăn ở đây có là miếng nhục? Khi các bạn sẵn sàng xô đẩy, giẫm đạp lên những người đồng loại của mình để đạt được mục đích, để được ngấu nghiến nhai trong mồm một thứ đồ ăn miễn phí, có thể món đồ đó thật ngon, nhưng cũng có thể nó được làm từ thực phẩm quá hạn. Nhưng nào có sao, bạn không quan tâm, đơn giản bởi nó miễn phí là bạn có thể nhét tất vào mồm, nhét đầy vào sự tham lam cùng cái tôi ích kỷ mà không cần nghĩ suy.

Các bạn nghĩ sao khi nghi án Coca-cola chuyển giá nhằm trốn thuế chúng ta đã rành rành trước mắt, những đồng thuế hoàn toàn có thể được sử dụng ngược lại để giúp đỡ chính chúng ta, những học bổng có giá trị cho bạn, những hỗ trợ trong nghề nghiệp của cha mẹ bạn, hay có xa lạ hơn chăng là những mái nhà, lớp học cho trẻ em nơi vùng cao? Bạn nghĩ sao khi tên bạn được in trên vỏ lon Coca-cola nào đó, chính nó được coi là cách không thể tốt hơn và là công cụ truyền thông hiệu quả cho một hãng kinh doanh nước ngọt thiếu đạo đức và trách nhiệm cộng đồng.

Rồi đến việc sẵn sàng rồng rắn xếp hàng dài cả tiếng đồng hồ dưới trời nắng chỉ để thưởng thức một ly cà phê Starbucks, hay để mua một suất McDonald’s. Họ cứ nghĩ mình thông minh và sành điệu nhưng có một sự thật không thể phủ nhận, họ đang bán rẻ cái tôi và sự tự trọng mà họ vốn coi là vĩ đại. Đó đơn giản chỉ là một cái tôi bầy đàn, một cái tôi đại chúng nhạt nhoà đang được hoà lẫn vào một thế giới ảo, và bị lợi dụng một cách không thương tiếc trong cái xã hội đầy toan tính và vụ lợi.

Có chăng cái tôi của họ chỉ được thể hiện khi đang đi trên đường họ vô tình chạm xe vào người khác, ngay lập tức là những câu chửi rủa bốc mùi xú uế, những cái nhìn sắc lạnh như dành cho kẻ thù và kết cục có thể sẽ là những trận chiến ngay giữa lòng đường tặng cho những người cùng màu da, tiếng nói. Có chăng cái tôi của họ chỉ được thể hiện nơi quán nhậu hoặc quán café, một bóng già khoặm đến xin bán gói tăm, hoặc một nhóc nhỏ lon ton xin đánh đôi giầy, họ trừng mắt, cái nhìn đầy vô cảm, họ hả hê được thể hiện cái tôi vĩ đại của mình trước mặt những bạn bè ngồi xung quanh.
Tâm linh và sự mù quáng

Tôi là người không hay đi chùa cũng như đến các khu vực tâm linh tuy nhiên tôi không thể phủ nhận nền văn hoá tâm linh là truyền thống ngàn đời nay của con cháu đất Việt. Nhưng tôi tự răn mình mỗi khi bước vào những chốn thanh tịnh đấy, đó là lúc tôi đi tìm lại những sự chậm rãi của cuộc sống vốn hối hả, bon chen, trước mỗi ban thờ hoặc một bát hương, tôi trầm mình vái lạy để cầu mong sự bình an cho bản thân và cho gia đình.

Tôi không có thói quen thắp hương hay nhét tiền đầy trên đĩa, dưới đĩa, trên bàn, dưới bàn, hòm công đức hay bất cứ những chỗ nào có thể nhét, như những con người kia. Tâm linh nào cho những khói hương được đốt nghi ngút đến cả bó, những đống vàng mã khói um cả một góc trời? Tâm linh nào cho những sự giành giật, xô đẩy đến lố bịch chốn đây, từ hội ấn đền Trần Nam Định, từ đền bà chúa Kho cho đến lễ hội Lim? Tâm linh nào khi xác những con vật bị phanh thây, phơi bầy xẻ thịt ngay vùng đất thiêng chốn này từ đền Cổ Loa, đến Chùa Hương?

Tôi vẫn nhớ có lần tôi đã khóc, dòng nước rỉ ra nơi khoé mắt lúc nào không hay, tôi khóc bất lực trước cảnh tượng diễn ra trước mắt trong một lần đến thăm Văn Miếu, những đống tiền lẻ vứt vương vãi đầy mặt đất, những bậc phụ huynh tranh nhau, hỷ hả cho những đứa nhỏ thi nhau đứa ngồi, đứa đứng trên lưng bia cụ rùa rồi thi nhau chụp ảnh.

Và đây, một sự lố lăng và mù quáng thật kinh tởm khi họ có một niềm tin là sờ đầu rùa Văn Miếu sẽ học hành đỗ đạt, các vị phụ huynh bắt những đứa con của mình phải sờ và chạm tay vào bằng được. Họ nào có biết chính họ đang dạy cho những đứa con của mình và nuôi dưỡng sự mù quáng cho chúng từ thủa ấu thơ cho đến khi trưởng thành. Và cứ mỗi mùa thi đại học đến, bạn sẽ thấy thôi, cảnh sỹ tử nhung nhúc cố mọi cách chạm tay vào đầu rùa đâu còn là lạ.

Có thể con cháu chúng ta chưa thể chứng kiến được những điều này, nhưng hàng trăm năm sau, tôi tưởng tượng thấy được hình ảnh của những đứa trẻ với khuôn mặt ngơ ngác đến tội nghiệp trong khuôn viên Văn Miếu Quốc Tử Giám, hình ảnh đập vào mắt lũ trẻ lúc này là những cụ rùa thân hình to lớn cõng trên lưng nhưng cái bia tiến sỹ đã bạc màu thời gian, với cái đầu nhẵn bóng lúc đấy có thể chỉ còn to bằng quả táo tàu, mà có thể chúng sẽ không còn biết gọi tên con vật ấy là gì.
Khoe mẽ và lãng phí

Trước khi đi ăn họ chụp ảnh mặc đồ, khi đến nơi họ check-in nhà hàng, trước khi ăn họ chụp bàn thức ăn, ăn xong họ chụp sự no nê. Tất cả đều được đưa lên mạng xã hội facebook, tất cả đều là thể hiện đẳng cấp của họ.

Tôi từng làm cho bộ phận marketing của một chuỗi nhà hàng, tôi cũng từng được đi đến khá nhiều những nhà hàng, sự lãng phí của chính chúng ta được thấy rõ nhất tại những nơi như thế này. Kết thúc bữa ăn, thực khách đứng lên, họ vui vẻ ra về và trò chuyện cùng nhau sau buổi buffet của mình. Kể cũng đáng tiền vì đã trả tiền rồi nên ăn sao mà chẳng được, họ chụp ảnh, thoả thích trưng bày những đĩa thức ăn đầy ụ trên bàn cùng những nụ cười tươi rói, những bức ảnh long lanh nhanh chóng được chia sẻ lên facebook với những cái like và comment khiến chủ nhân của bức ảnh càng hả hê. Những đồ ăn không hết thì bỏ thôi, có nhằm nhò gì, miễn sao hình ảnh của họ phải thật đẹp.

Nhưng nếu lúc nãy một trong số những con người này đi ngang một cái bàn khác, một đôi nam nữ ngoại quốc đang ngồi, vừa ăn vừa nói chuyện, những món ăn trên đĩa của họ cái gì cũng chỉ có một, thậm chí người này lấy món này thì người kia không lấy, để cùng ăn thử cho đỡ phí…Và nếu họ thấy được người phục vụ đến dọn chén đĩa và thức ăn dư của họ đã ngẩn ngơ tiếc như thế nào khi nghiêng mình trút hết phần thức ăn đó vào thùng rác. Giữ lại thì không được mà bỏ đi thì thật đáng tiếc làm sao. Và nếu họ nhìn thấy ở ngay phía bên ngoài kia thôi, cách cánh cửa nhà hàng này không xa những đôi bàn tay đen đúa, nhầu nhĩ cùng cái nón lá rách tả tơi đang chìa ra cầu xin con người ban phát lòng thương hại để qua cơn đói khát… thì có lẽ chăng họ đã khác.

Thực phẩm, chúng ta đều biết nó không phải cái tự trên trời rơi xuống, chúng ta phải khó nhọc mới có được nó. Vậy mà… tôi đã nhìn thấy những đĩa thức ăn được lấy một cách vô tội vạ, thoả mãn lòng tham đến cực độ, những bàn buffet sau khi thực khách đứng lên để lại hàng đống, có món lấy rồi không đụng đũa. Và tại quầy thức ăn của nhà hàng, nhà bếp chưa làm xong kịp, một vài thực khách vẫn phải đứng chờ để lấy món mình ưa thích nhưng ở phía bên kia của gian bếp, món ăn đó đang được đợi để đổ đi.

Tình người và lòng trắc ẩn

Chiếc Mẹc đỏ bóng lộn vừa phóng vọt lên đột nhiên khựng lại, kính xe nhanh chóng được hạ xuống, một thanh niên với mái tóc chải chuốt gọn gàng ló đầu ra kéo theo mùi nước hoa thoang thoảng. Những từ ngữ chợ búa tuôn ra từ miệng anh được dội xối xả vào lưng bà cụ đi xe đạp phía trước. Bà dắt theo chiếc xe đạp đã cũ chậm chạp băng qua đường một cách đầy khó nhọc trong im lặng, bản nhạc nền cho khung cảnh đang diễn ra là tiếng còi inh ỏi liên hồi được anh thanh niên tấu lên một cách đầy sôi động và thúc giục. Ngồi bên cạnh anh, cô gái trẻ sau khi ném nhanh cái nhìn về phía trước lại tiếp tục cắm đầu vào chiếc điện thoại trên tay. Bà cụ qua đường, với theo sau cái bóng già cũ kỹ, tiếng chửi rủa nghe rõ mồn một phát ra từ bên trong chiếc xế hộp.

Cái quái quỷ gì đã và đang được nhồi nhét vào đầu của những thanh niên còn trẻ với vẻ ngoài lịch thiệp thế này? Có phải thế hệ ông bà, cha mẹ họ đã được sống trong sự an yên sung sướng trên mồ hôi và nước mắt của những kẻ khác để rồi sản sinh ra họ với tư cách mục ruỗng của ngày hôm nay? Không một chút tình người.

Sự cộng hưởng đến với cả một thế hệ phải chăng là bắt nguồn từ những trang báo lá cải đang tràn ngập thế giới mạng, hay là những tin cướp, hiếp, giết nhan nhản xuất hiện của các tờ báo chính thống luôn được đưa ra tức thì để câu view thay cho những bài viết có tính chiều sâu và giáo dục nhân cách con người? Truyền thông của đất nước này phải tự trách chính mình vì đã quá dễ dãi và chính nó đang giết đi tư tưởng và bản lĩnh cũng như lòng trắc ẩn của cả một thế hệ được sinh ra yên ấm trong nền hoà bình mà cha ông họ đã dùng máu và nước mắt để xây đắp lên.

Ta đang sống trong thời đại khi mà bạn hay tôi đôi lúc phải lặng yên một cách nhục nhã, bất lực trước sự vô cảm và thiếu đi lòng trắc ẩn của mỗi con người. Chúng ta vội vã chạy theo những đồng tiền và sự lố lăng, hào nhoáng bên ngoài mà chính nó đang vô hình giết chết những cảm xúc của chính chúng ta. Tôi tự hỏi sẽ đến khi nào chúng ta mới nhận ra được bản chất thực sự của thời đại này, thời đại nơi tất cả chúng ta đang sống trong một nền văn minh để rồi đôi khi tôi chợt nhận ra cái cuộc sống này thiếu thốn tình người hơn bao giờ hết, thủa đó chiến tranh, qua lời kể của mẹ tôi, thủa đó bom rơi đạn lạc, thủa đó thiếu thốn, nhưng tình người ấm áp không bao giờ là thiếu.

Và có lẽ cuối cùng rồi thì những sự hổ thẹn cũng không hề gì nếu chúng ta cứ tiếp tục mặc nhiên coi nó là một phần tất yếu của cuộc sống. Tất cả suy nghĩ lôi tôi đến với bài viết này đều xuất phát tình cờ trong một câu chuyện phiếm, câu nói của anh chàng đánh giầy cho tôi trong quán cafe nhỏ, cùng ánh mắt của anh với sự bất lực và thoáng buồn của tuổi trẻ đã qua: “Vật giá thì đắt đỏ, nhân phẩm thì rẻ mạt.”

Tôi chạnh lòng, một sự bế tắc. Và bởi có lẽ tôi chắc chắn không thể tiếp xúc được với nhiều những con người như anh, tôi mời anh ly cafe buổi xế chiều và lúc này chúng tôi bắt đầu câu chuyện với nhau, câu chuyện về những nỗi hổ thẹn của một nền văn minh. Nhưng dù câu chuyện có đi đến đâu, tôi và anh vẫn luôn tin con người thì ở đâu cũng đẹp, chỉ là ta vẫn chưa nhìn ra hoặc chưa chịu nhìn ra cái đẹp đó mà thôi.



Nguyễn Trần Chung

Thứ Bảy, 2 tháng 8, 2014

Khi thói quen trở thành thói xấu của người Việt


Nguyễn Linh Khiếu

 – Nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu có nhiều dịp đi công tác nước ngoài, trong chính những chuyến công du ấy, anh đã có những quan sát, suy ngẫm về những hành vi không đẹp của một số bộ phận người Việt Nam. Có thể đó chỉ là những thói quen thường ngày mà người Việt chúng ta vẫn bỏ qua, châm chước cho nhau, nhưng khi ra được ngoài, va chạm với một nền văn hóa khác, những thói quen tùy tiện đó trở thành thói xấu rất khó chấp nhận. Thậm chí, có những hành vi vô ý của người này đã gây nên sự xấu hổ sâu sắc trong lòng người khác…


Mua vé Subway
Mua vé đi Subway (tàu điện ngầm) đúng ra phải xếp hàng từng người một. Nhưng mỗi khi đi chơi bọn mình thường đi theo nhóm. Mỗi khi mua vé, chỉ một người vào xếp hàng mua vé cho cả nhóm. Biết là người nước ngoài nên thông thường họ cũng bán cho cả xấp.

Nhưng có hôm đông khách xếp hàng, họ cũng nguyên tắc không bán cho cả nhóm mà từng người phải nối nhau xếp hàng. Một lần như thế, cậu xếp hàng chỉ mua được một vé, khi ra nơi mọi người đứng chờ, bực mình đã văng tục: Ní hảo, cái đ… gì?

Cả nhóm còn đang ngơ ngác vì câu nói tục bất ngờ ấy thì một thanh niên người Tàu đứng cùng bạn gái gần đó nói bằng tiếng Việt lơ lớ rằng: O o Viet Nam noi bay qua.

Nói xong đôi nam nữ ấy bước vào tàu điện.

Còn cả nhóm đứng ngây.



Trốn vé Subway

Mình từ bậc thang mặt đất đi xuống ga tàu điện ngầm. Chợt thấy hai đôi nam nữ của đoàn mình cõng nhau đi vào phía trong, trông lạ quá. Ga vắng chỉ có mấy người Việt.

Khi ngồi yên vị trên tàu thì mọi người mới ôm nhau cười ngặt nghẽo. Mặt ai cũng đắc thắng, hả hê lắm. Mình không hiểu. Họ thích thú kể chiến công. Rằng họ đã phát minh ra cách trốn vé tàu điện ngầm tại Beijing. Theo họ, 4 người chỉ cần mua 2 vé và mỗi người cõng 1 người mà đi qua cửa. Cửa tự động không có nhân viên soát vé, nên không nhận ra họ là hai người. Nghe họ thích thú với chiến thắng mà mình lạnh toát người.

Giời ạ, làm sao lại có thể “phát minh” ra cái trò gian lận trốn vé giữa thanh thiên bạch nhật Beijing thế này. Người bản địa mà nhìn thấy thì chỉ còn nước chui xuống cống rãnh. Cửa soát vé tự động nhưng camera giám sát rất chặt làm sao cái trò gian dối này qua được mắt họ.

Toàn cán bộ nguồn lãnh đạo cao cấp cả mà tâm tính thế này sao. Đi đâu cũng giở trò gian dối. Người Việt ơi là người Việt.



Đôi bạn

Ở Beijing, đâu đâu cũng chỉ có chữ Trung. Họ hầu như rất ít khi dùng chữ Anh. Kể cả những nơi công cộng như khu du lịch, bến tàu, sân bay, siêu thị… Thái độ tỏ vẻ trịch thượng, hợm hĩnh của những kẻ nước lớn, tự cho mình hơn người.

Người nước ngoài đến đó gặp rất nhiều khó khăn. Không biết tiếng, chúng mình đành tìm kiếm các ký hiệu, biểu tượng mang thông lệ quốc tế. Nhưng không phải khi nào cũng tìm được.

Cái tính láu cá của người Việt lại có dịp phát huy. Chẳng hạn, trong sân bay mênh mông, họ hỏi nhau: Có thấy đôi bạn ở đâu không.

Bạn có biết nghĩa là gì không. Đấy là họ hỏi nhau khu vệ sinh. Vì ở đó có biểu tượng một nam comple, một nữ váy xòe đứng cạnh nhau.

Đúng là một đôi bạn tri kỷ, khăng khít cùng tiến.



Nghe nhạc giao hưởng
Bạn mời cả đoàn đi nghe nhạc cổ điển tại nhà hát giao hưởng Quả trứng. Đó là nhà hát số 1 ở Beijing. Bình dân không thể vào đó được. Tất cả mọi người được kiểm tra nghiêm ngặt khi vào cửa. Dây lưng, ví tiền đều phải gửi lại. Không ai được mang thứ gì liên quan đến nước, tinh bột và sắt vào nhà hát.

Vì là khách nước ngoài, đoàn được bố trí chỗ ngồi rất đẹp trực diện sân khấu. Gần ba mươi người ngồi thành hai dãy. Vô cùng sang trọng. Đúng là thật trân trọng. Mình và người phiên dịch được bố trí ghế ngồi hai đầu dãy.

Vừa ổn định chỗ ngồi đã thấy đèn pin (loại mini) chiếu vào hàng ghế nhà mình. Một người bị nhắc ngồi trong nhà hát không được đội mũ.

Một lúc lại thấy đèn pin chiếu vào hàng ghế nhà mình. Một người bị nhắc trong nhà hát không được trùm áo choàng ra sau ghế mà phải ôm trước ngực.

Khi biểu diễn, lại thấy đèn pin chiếu vào hàng ghế nhà mình. Một người bị nhắc khi nghe nhạc không được nói chuyện.

Bất ngờ thấy lóe sáng, rồi đèn pin chiếu vào hàng ghế nhà mình. Một người bị nhắc không được chụp ảnh vì nghiêm cấm mang mọi thiết bị, tư trang vào nhà hát.

Được một lúc, thở phào tạm ổn. Giật mình, lại thấy đèn pin chiếu vào hàng ghế nhà mình. Một người bị nhắc khi nghe nhạc không được ngủ gật và gáy thành tiếng.

Mỗi lần đèn pin chiếu vào đâu lại có hàng trăm đôi mắt nhìn theo.

Xấu hổ vô cùng tận.



Máu dê

Đoàn chúng mình tới thăm thành phố được đưa tin trên truyền hình. Buổi tối, một nhóm sinh viên du học tiếng Việt ở Hà Nội đến thăm.

Họ nói tiếng Việt khá tốt. Ai cũng nói rất yêu Hà Nội, rất thích các bạn Việt Nam. Biết rồi, ngoại giao, ai mà chả nói thế. Biết mình có giảng dạy ở Đại học quốc gia Hà Nội. Họ gọi mình là thầy và xưng con. Chuyện thầy trò, thêm phần cởi mở.

Ai cũng nói thích món ăn Việt. Vì chế biến đơn giản. Vì ít dầu mỡ và nhiều rau xanh. Đặc biệt, họ rất thích thú với cách người Việt để sẵn các loại rau thơm, gia vị, nước chấm ở trên bàn. Ai muốn ăn như thế nào thì tự chọn chứ không cho sẵn vào món ăn. Mình quen rồi không để ý.

Mình hỏi: Hà Nội có món ăn nào ấn tượng nhất. Họ đều nói phở, nhưng cũng có người nói món máu dê. Thấy mình không hiểu. Người đó diễn giải: Cho thịt xương nghiền nhỏ và các thứ gia vị vào trong bát rồi đổ máu dê sống vào. Cho vào tủ lạnh để đóng băng đông cứng rồi mang ra ăn. Mát lạnh. Máu dê đỏ tươi.

Mình hiểu rồi, đó là tiết canh dê. Mình hỏi: Ai đã ăn máu dê Hà Nội rồi. Trong gần chục người chỉ có một người giơ tay. Những người khác nhún vai, nhăn mặt, thè lưỡi tỏ vẻ sợ hãi.

Tiết canh dê là món khoái khẩu của nhiều người Việt. Người nước ngoài hẳn là kinh sợ lắm. Chắc họ nhớ tới ma cà rồng.



Tên người

Ở Beijing hay các tỉnh phía Bắc đến đâu cũng thấy họ ghi danh tên người đặt vị trí mình ngồi.

Trong lớp học ai ngồi đâu đã được định sẵn sơ đồ có biển mang tên mình đặt trước mặt. Thường lớp trưởng ngồi bàn đầu, hàng sau là các lớp phó, rồi đến các tổ trưởng, tổ phó, tổ viên. Theo đúng trật tự trên dưới rất bài bản.

Đến đâu, bước vào phòng khách, ai cũng nhìn thấy tên mình đã để sẵn trên mặt bàn. Tên mình ở đâu cứ trật tự lần lượt đến đó mà ngồi. Chớ lộn xộn. Bao giờ trưởng đoàn cũng ngồi đối diện với lãnh đạo cao nhất của chủ nhà. Tiếp đến là các phó đoàn, vân vân..

Vào phòng chiêu đại tiệc tùng, ai ngồi bàn nào, ghế nào cũng có biển ghi danh để sẵn. Tất cả được bố trí rất trật tự, khoa học nhìn chung theo thứ bậc nhưng cũng có đôi khi điều chỉnh thành các nhóm xem kẽ người phiên dịch để tiện chúc tụng, mời nhau uống rượu.

Người Hoa rất đề cao chức danh và chức vụ. Đến đâu họ cũng đối đãi theo thứ bậc nghiêm ngặt không lộn xộn, ù xọe, bừa bãi, xập xí xập ngầu, bát nháo như người Việt. Ở đâu cũng ghi sẵn tên rồi không phải tên mình làm sao ngồi được.

Ấy vậy mà, trong đoàn có một vị phó vụ trưởng, làm việc ở một tờ báo to lớn lắm, một bữa tiệc nọ nổi khùng khi tên ông ta không được đặt ngồi ở bàn VIP. Ông vốn được bạn xếp thứ 6 trong đoàn mình nhưng vì bàn VIP chỉ có 10 ghế, chủ 5, khách 5 nên ông bị đẩy sang bàn khác. Cay mũi, chả xá gì, ông trợn mắt vung tay chửi thề ầm ĩ. May mà lãnh đạo bạn không biết tiếng Việt. Biết thì nhục nhã quá.

Một vị lãnh đạo cấp vụ, lại làm việc ở một tờ báo lớn hàng đầu Việt Nam mà hành xử như thế thì nói gì dân gian. Nghĩ mà đau đớn cho cái văn hóa chính trị của mình, cho dân mình quá.

Ở phía Bắc, việc xếp tên định danh chỗ ngồi rất nghiêm ngặt thế nhưng xuống phía Nam, cái sự ghi danh chỉ định chỗ ngồi không còn nghiêm ngặt nữa. Đứng ngồi không còn chính danh nghiêm cẩn. Đôi khi, cũng láo nháo, lộn xộn giống mình.



Tự chọn

Ăn tự chọn nhiều món. Bữa trưa và chiều thường nhiều món hơn. Cứ ăn thoải mái. Gọi là vụ trưởng, vụ phó cả nhưng có mấy ai được thường xuyên ăn tự chọn như thế này đâu.

Toàn cán bộ cấp cao nhưng văn hóa rất “lùn”. Chắc là do thói quen, thấy món nào ngon họ thường lấy đầy bát, đầy đĩa. Người đến sau thường hết nhưng người đến trước lại để thừa lại trên bàn ăn ngổn ngang cả đống.

Trong bữa ăn thường có món trứng luộc. Mấy anh cao tuổi, chức tước cao vút lấy cả đĩa. Chỉ ăn lòng đỏ, nói rằng lòng trắng ảnh hưởng đến bệnh tật gì đó nên không ăn. Mỗi người để một đống lòng trắng và vỏ ngất ngưởng trên bàn. Vừa lãng phí vừa mất vệ sinh. Lại vô cùng phản cảm.

Là cán bộ lớp mình nhắc nhở, nhưng chẳng ai nghe.

Nhiều lần như thế, có hôm mình đi ăn muộn, về muộn. Cô phục vụ tên Jiang Ming gọi mình tới và chỉ vào đống lòng trắng trứng lẫn vỏ trứng. Nói một câu gì đó với thái độ rất không bằng lòng.

Xấu hổ quá, mình buột miệng câu xin lỗi bằng Anh ngữ. Cô cũng nói lại một câu tiếng Anh nhưng mình không hiểu.

Cả hai cùng nhăn nhó cười và lắc đầu chán nản.



Cố cung

Người dẫn đường giới thiệu, Cố Cung do một kiến trúc sư người Việt Nam chỉ đạo xây dựng. Ông ấy tên là Nguyễn An. Vốn là một hoạn quan. Ông là một tài năng kiệt xuất nên rất được vua Tàu tin dùng nhưng lại bị các quan đồng triều người Hán đố kỵ, ghen ghét, khinh bỉ. Cũng là do ông là người nước ngoài mà lại là một hoạn quan. Hình như ông An chỉ là một trong hai tổng công trình sư xây dựng Cố Cung.

Một người Việt mà làm tổng công trình sư xây dựng một công trình vĩ đại muôn đời như thế thì thật đáng tự hào cho người Việt. Đó là một người Việt kỳ tài.

Tự hào thì tự hào thật nhưng vô cùng ngậm ngùi, cay đắng.

Ngày xưa, nước Việt là chư hầu, là phiên thuộc của nước Tàu. Mọi của ngon vật lạ hàng năm đều phải mang cung tiến hết cho vua quan Tàu. Trong các thứ cung tiến đó đặc biệt là cung tiến người. Đó là gái đẹp và trai tài.

Lý Ông Trọng (Lý Thân) là một võ tướng kỳ tài có sức địch muôn người bị An Dương Vương dâng cho Tần Thủy Hoàng.

Tuệ Tĩnh thiền sư một thần y của nước Việt cũng bị nhà nước phong kiến cung tiến cho nhà Minh năm 1385.

Chắc Nguyễn An cũng là một người bị cung tiến cho vua chúa Tàu.

Lý Thân lập nhiều võ công vang dội giúp nhà Tần đánh bại Hung nô, nhưng cuối đời vẫn bỏ tất cả để trốn về quê Việt.

Tuệ Tĩnh thiền sư trở thành đại danh y bên nước Tàu và chết ở đó. Nghe nói trước khi chết có làm một tấm bia đặt trên mộ ghi rằng: “Về sau có ai bên nước Nam sang, cho tôi xin về với”. Cũng là một lòng đau đáu về quê hương.

Nguyễn An là hoạn quan không biết có nỗi niềm cố quốc không.

Ôi những bậc kỳ tài trong thiên hạ vẫn đau đáu một nỗi lòng cố quốc. Con người ta sao mà lạ thế.

Trai tài hào hùng và bi thương như thế vẫn đôi người còn biết tâm sự nơi xứ người, thế còn biết bao gái đẹp của nước Nam ta cung tiến cho Tàu tại sao chả thấy ghi chép gì. Phận má hồng chắc còn đau thương ngàn lần hơn nữa.

Thân phận của thần dân nước bé cay đắng thay.



Điện thoại di động

Đó là siêu thị điện thoại lớn nhất Beijing. Trong đoàn nhiều người rất mê điện thoại mà lại nhiều tiền. Sướng thế, khi phát hiện ra siêu thị này họ chỉ loay hoay ở đó, không sao dứt ra được.

Điện thoại Ipon ở đây đủ loại. Đắt nhất hơn 20 triệu VND, rẻ nhất chỉ 2 triệu VND, còn 5, 10 triệu thì vô vàn. Về mẫu mã không khác gì nhau. Thế mới siêu.

Hình thức long lanh miễn bàn, giá cả hợp lý. Chọn thoải mái, không mua cũng hảo lớ. Mua cũng hảo lớ. Ai mua loại nào cũng có ngay. Lại lan truyền tin đồn, chỉ mấy hôm nữa chính phủ sẽ cấm hết các loại điện thoại không chính hãng. Nghĩa là chỉ còn loại hơn 20 triệu đồng thôi. Bảo hành lại hoàn mỹ, trong vòng 1 năm nếu chiếc nào có vấn đề mang ra sẽ đổi ngay cho máy mới. Ai cũng hồi hộp, cuống cuống mua vài chiếc. Mua để dùng dần hoặc để tặng người thân. Ai không mua nghĩa là mất cơ hội.

Chỉ mấy ngày, tổng hợp lại, đoàn đã mua cả thảy vài chục chiếc ipon mới coong. Chiếc nào cũng long lanh, tráng lệ. Những chỉ một tuần, mọi chiếc điện thoại đều được chủ nhân âm thầm mang đi đổi cái mới vì trục trặc. Lúc đầu còn bí mật. Sau chiếc nào cũng đổi nên không bí mật nữa. Mỗi chiếc trục trặc một kiểu, cứ gọi là chả ai giống ai. Cái mới về vài hôm lại trục trặc, cứ thế ròng rã cả tháng trời. Toàn điện thoại mới chả có chiếc nào cũ, thế nhưng chiếc nào cũng trục trặc. Có chiếc đổi gần 10 lần vẫn trục trặc.

Đi lại nhiều quá, ní hảo nhiều quá cũng nhọc.

Chán. Chả ai hơi sức đâu mà đổi nữa.



Cố cư Hồ Chủ tịch

Đến Liễu Châu, bạn đưa đến thăm Cố cư Hồ Chủ tịch.

Khi bị Quốc dân đảng bắt sau khi giam tại Cục Chính trị Đệ Tứ chiến khu, Hồ Chí Minh bị Quốc dân đảng quản thúc một năm. Tại đây, Hồ Chí Minh đã thuê một phòng trong khách sạn nhỏ mặt phố Liễu Châu. Gọi là khách sạn nhưng kỳ thực chỉ là nhà trọ bình dân. Trước mặt là dãy Tây Phong Lĩnh. Hồ Chí Minh đã ở đây 1 năm (9/1943 - 9/1944). Khi bị quản thúc Hồ Chí Minh vẫn mở lớp đào tạo, rèn luyện cán bộ cách mạng. Nhiều thanh niên trẻ trong nước trốn sang đây được Hồ Chí Minh đào tạo và đã trở thành những lãnh tụ nổi tiếng của cách mạng Việt Nam.

Khạch sạn hai tầng nhỏ ấy đã được chính phủ Trung Quốc mua lại và làm nhà lưu niệm - gọi là Cố cư Hồ Chủ tịch. Cố cư được xếp loại di tích. Các cán bộ trông coi đều là cán bộ bảo tàng ăn lương nhà nước. Giám đốc là một vị phó giáo sư nói viết thông thạo tiếng Việt.

Mấy nơi người Việt ta hoạt động cách mạng, sinh sống cư ngụ ở bên Trung Quốc đều được họ trân trọng dựng thành bảo tàng, bảo lưu di tích.

Thử hỏi ở Việt Nam có nơi nào là di tích quốc gia, là nhà bảo tàng lưu giữ lại những năm tháng chiến tranh mà người Trung Quốc, người Liên Xô, người Cu Ba… sang giúp ta kiến thiết, xây dựng cầu đường, nhà máy… và trực tiếp tham gia đánh Pháp và Mỹ không.

Người Việt cần phải nghiêm túc xem lại cách hành xử của mình.



(Rút từ tập bản thảo Lá phong vàng)