Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

Sự học




Photo: Lifehack Quotes



Tôi 21 tuổi, sắp hết quãng đường học hành đại học và chẳng biết có thể học được xa hơn nữa không. Nhưng câu hỏi tại sao phải học lúc nào cũng là nỗi băn khoăn lớn của một người chưa trưởng thành như tôi. Và sợ rằng những băn khoăn này mai sau sẽ bị phai nhạt theo thời gian vì mấy chữ cơm áo gạo tiền, thế nên tôi phải ghi chép lại để ghi nhớ luôn luôn và cũng có thể là để dạy lại cho con cái nữa.

Lúc còn nhỏ, sự học đến với ta giống như một điều ham thích, và học được điều gì lúc bấy giờ là tuyệt vời lắm. Cái hay của việc làm trẻ con là chúng nó chẳng biết gì cả, thế nên hiếm có đứa trẻ nào có thói ngạo mạn nghĩ rằng mình biết tuốt giống như người lớn. Như tôi đây, hồi bé tí được ông ngoại truyền lại cho cuốn “Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam” và đọc ngấu nghiến, khi ấy tôi có cảm giác sảng khoái và ngưỡng mộ dân tộc vô cùng, chỉ muốn kể cho bạn bè nghe rằng dân tộc ta đã trải qua biết bao triều đại oai hung và có bao nhân tài kiệt xuất. Đổi lại bây giờ mà đọc cuốn sách ấy, có khi ý nghĩ đầu tiên của tôi lại là khoe khoang sự thông thái của mình ra để nâng tầm sự ngu dốt của một vài cá nhân mình ghét trong hiện tại.

Và hồi còn bé, ngắm bản đồ Việt Nam, hay xem chương trình “thế giới động vật”, hay “khám phá kỳ thú”, hay ngồi nghịch đất cào giun lên cũng chỉ để cho thỏa cái thú tò mò và khát khao biết thêm và biết rộng.
Lúc ấy chúng ta là những con nòng nọc muốn mau mau hóa thành đàn cá mập đi ra biển

Rồi thì vào học phổ thông, cấp 2, rồi cấp 3, sự học phai nhạt dần, nó trở thành một cuộc ganh đua ngầm giữa những con người lỗi lạc trong lớp (tôi thích gọi bạn bè học hành siêu đẳng của mình như vậy) hoặc là trở thành một gánh nặng kinh hoàng với những đứa luôn luôn mong được vui chơi như thời mẫu giáo. Sự học đã trở nên nghiêm túc, nó không phải là một điều gì lung tung và đến bất ngờ nữa, nó là một hệ thống, có giáo trình, có người hướng dẫn, có kiểm tra.

Chao ôi, và có khi vì sự nghiêm chỉnh ấy nên đa số chúng ta mất dần hứng thú vào học hành. Ở thời điểm những cô cậu tuổi teen vừa phải trải qua sự phát triển về giới tính vô cùng phức tạp, lại vừa bị gò não vào những khuôn phép của tri thức nữa, học hành thật làm mất hết cả vui sướng còn gì. Đọc những điều mới cũng thú vị đấy, nhưng ta chẳng buồn tự tìm hiểu nữa. Sự muốn học lúc đó là để thi đại học, để đi du học, còn học để làm gì khác không thì bao nhiêu cô cậu nghĩ tới?
Kiến thức ta muốn có thì ta không nghĩ tới

Lên đại học, thoát khỏi cái kiếp bị người lớn gọi là “trẻ con”, chúng ta bắt đầu tận hưởng sự tự do và có những khi đã thực sự quên mất rằng chúng ta vẫn là “học sinh” – nghĩa là những người làm việc bằng cách “học”. Sinh viên chúng ta không ít người đam mê hoạt động ngoại khóa và rồi lấy cớ ấy để bỏ bê việc học, vì rằng họ quá bận rộn và nhiều trách nhiệm nên họ không thể nào đảm đương được việc học một cách đàng hoàng.

Sau này ít nhiều chúng ta đều hối hận đấy các bạn ạ. Không phải hối hận vì đã tham gia những hoạt động ấy, những chương trình ấy, mà hối hận là mình không học được rằng mình phải biết nói “không” với một số thứ. Sự thật là chúng ta rất hiếm khi thực sự bận rộn, chúng ta thường xuyên bận rộn không cần thiết. Sự thật là chúng ta có đủ thời gian để làm rất nhiều thứ, nhưng chúng ta thường xuyên nghỉ ngơi quá nhiều. Sự thật là chúng ta nghĩ rằng việc học có thể cứ từ từ.

Tôi không phải một con mọt sách, điều đó không có nghĩa là tôi không trân trọng việc học. Và tôi luôn hiểu rằng học không đơn giản chỉ là đến trường, ngồi vào bàn và lắng nghe. Và tôi cũng hiểu rằng tất cả những việc đó chỉ thuộc một quá trình gọi là giáo dục cho tất cả các thanh niên trên thế giới.
Mỗi lần học gạo là một lần bạn nên tự xấu hổ với bản thân

Có thể lúc nào đó bạn buông miệng nói rằng học hành bao năm thật vô nghĩa, vì mọi thứ sau này khi bạn làm việc chẳng giống những gì bạn đã học. Nhưng chẳng hạn đọc một bản báo cáo chuyên ngành và nhìn thấy những thuật ngữ đã được kinh qua thì bỗng nhận ra những lời nói của bạn mới thật là vô nghĩa. Và người ta cũng hay chê bai người khác vì có những suy nghĩ không hợp thời nữa, ví dụ như đừng tin tưởng vào sách vở mà hãy học từ thực tế. Nhưng mà biết sao được, trớ trêu thay, những thứ học được trong sách thì lại…hiếm khi sai.

Chuẩn bị ra trường và xin việc tôi mới hiểu được những điều này liệu có là trễ không? Và liệu suy nghĩ của tôi có quá gương mẫu và thừa thãi trong thế giới hằng ngày đổi thay như vầy không?



Street Footer

Nước cờ “chiếu tướng” Mỹ của TQ


.

Tờ The National Interest của Mỹ vừa có một bài viết phân tích kỹ lưỡng 4 sai lầm lớn về mặt chiến lược của Trung Quốc trên biển Đông. Vậy, nguyên nhân nào khiến Trung Quốc thay đổi chiến lược giàn khoan toàn cầu ở khu vực này?

Sau đây chúng tôi xin được trích đăng bài viết trên Upi:

Sự hiện diện của giàn khoan dầu 981 ngoài khơi bờ biển Việt Nam vào đầu tháng 5 đã trở thành một leo thang căng thẳng nghiêm trọng tại biển Đông. Trong khi rất nhiều ý kiến ở Washington nhận thấy thái độ ngạo mạn, hấp tấp của Bắc Kinh thì với Trung Quốc, sự khiêu khích này bắt nguồn từ những ý đồ có tính chiến lược.

Điều gì đã xảy ra?



Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (phải) đi bên cạnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, ngày 19/6/2013.

Bắc Kinh khẳng định, biển Đông và tất cả nguồn tài nguyên của nó thuộc về Trung Quốc. Trung Quốc cũng vừa khuếch trương tuyên bố chủ quyền đường 9 đoạn phân tách lãnh thổ của họ và điều các tàu cá, tàu hải giám, và tàu hải quân đến khu vực này.

Trong khi vùng đặc quyền kinh tế kéo dài 200 dặm kể từ bờ biển ở biển Đông được Việt Nam tuyên bố chủ quyền, gọi là EEZ. Cả Việt Nam và Philippines đều kịch liệt phản đối những động thái của Trung Quốc. Các nước Indonesia, Brunei, và Malaysia cũng cùng một thái độ, dù cho có phần dè dặt hơn.

Ý nghĩa của tất cả những điều này là gì?

Đầu tiên, theo quan điểm chiến lược toàn cầu, Bắc Kinh đang hành động trong giai đoạn “hòa hợp” với Nga. Hai quốc gia này đang cho thấy một liên minh có tính chiến lược trong ba năm vừa qua, tuy nhiên, nó cũng có thể mang một ý nghĩa mờ nhạt hơn là chống lại ảnh hưởng của Mỹ.

Khi tin Nga sáp nhập Crimea với phương Tây như “sét đánh ngang tai”, Trung Quốc cũng đang làm những điều tương tự ở phía Đông. Đó chính là chuyển động càng cua toàn cầu sử dụng chiến lược chiến tranh bất đối xứng đã được che đậy và tính toán để sử dụng vũ lực tối thiểu một cách vô cùng tinh vi trong trường hợp này.

Chiến lược hay ở chỗ nó không đủ kích động khiến Mỹ phải sử dụng quân đội, nhưng đủ để Trung Quốc và Nga dần đạt được các mục tiêu của mình. Hành động này một phần được “kích thích” bởi chính quyền Obama tự “phế” đi khả năng cùng lúc tiến hành 2 cuộc chiến tranh lớn. Trung Quốc và Nga đang phân tán sự chú ý và các nguồn lực của Mỹ. Theo “36 kế” kinh điển, Trung Quốc gọi chiến lược này là “Nước đục thả câu”.

Thứ hai, Trung Quốc nhận định sức mạnh toàn cầu Mỹ trong chiến lược rút lui nhanh chóng. Trung Quốc thấy được những thất bại trong an ninh quốc tế của Mỹ như ở Iraq (rút lui quá sớm), Afghnistan (tốn quá nhiều tiền), Libya (thất bại trong khẩu hiệu: “điều khiển từ phía sau”) và Yemen (al Qaeda có căn cứ mới mặc dù Mỹ tiến hành rất nhiều cuộc không kích máy bay không người lái).

Bắc Kinh cho rằng Washington sẽ không thể giải mã được “người bạn-thù” Pakistan- nhìn thì có vẻ thân thiết với Mỹ song lại là gần như lại là một đồng minh với Bắc Kinh. Dường như những cam kết mà ông Obama “quảng cáo” với Trung Đông trong cuộc diễn thuyết ở Cairo năm 2009 đã thất bại bởi các cuộc khủng bố Hồi giáo Jihadist gia tăng và các chiến dịch Mùa Xuân Hồi giáo trở nên mục ruỗng.

Vậy là đến màn của biển Đông. Người Trung Quốc gọi chiến lược này là “cách bờ xem lửa”, tức là khiến cho đối thủ tự tiêu hao lực lượng quân sự của họ, sau đó mới đến nước đi của mình.

Thứ ba, về chiến lược trong khu vực, trong khi Trung Quốc cho rằng Mỹ đang suy yếu, thì họ vẫn thấp thỏm bởi chuyến công du châu Á của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel – khi ông nêu những cam kết quốc phòng và trợ giúp an ninh cho những khu vực quan trọng của trục châu Á, bao gồm tăng cường tập trận quân sự với các đồng minh ở Đông Nam Á như cuộc tập trận Balikatan (Vai kề Vai) ở Philippines bắt đầu vào ngày 5/5.

Như thế, hành động khiêu khích của TQ, trên thực tế, là phép thử vô hiệu hóa “cú đấm xoay” tổng lực truyền thống của Mỹ để bảo vệ khu vực cam kết bằng một cú đấm trực diện của “chiến tranh bất đối xứng” (theo đó sẽ phá huy vệ tinh, trung tâm xử lý… của Mỹ trong trường hợp xay ra chiến tranh giữa với Mỹ) của Trung Quốc. Nếu hành động nhanh gọn, Trung Quốc tin sẽ khó để Mỹ giúp được các đồng minh của họ sau này.



Trung Quốc đang áp dụng chiến thuật gì ở biển Đông? Ảnh: Internet

Thứ tư, Trung Quốc đang e ngại sức mạnh của Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển. Hà Nội đang xây dựng lực lượng quân đội và hải quân để bảo vệ đường huyết mạch – biển Đông – bằng ‘kho báu’ tàu hải quân, ngành ngư nghiệp, và ngành năng lượng. Hà Nội cũng nhận thức được an ninh toàn quốc gia rất dễ bị xâm nhập và chống phá từ cửa biển.

Vậy, nguồn gốc của bất ổn tại biển Đông bắt nguồn từ đâu? Dường như, diễn biến ngày càng xấu hơn, khi không bên nào chịu lùi bước. Trung Quốc đang tiến hành những động thái tương tự những tuyên bố về hàng hải như với Nhật Bản. Trừ phi những cái đầu đang kích động ở Bắc Kinh giảm bớt nhiệt, chứ không thì tình trạng rối loạn có thể dẫn tới một sai lầm kinh hoàng.

“Con giun xéo lắm cũng quằn”, Việt Nam giận dữ hơn Bắc Kinh tưởng tưởng. Một ASEAN liên minh lỏng lẻo đang bị buộc phải phối hợp với nhau trước những động thái của Trung Quốc nếu muốn đối diện với mục tiêu cuối cùng. Nhật Bản đang đẩy mạnh trở lại và hiện đại hóa quân sự. Mỹ không quá suy yếu đến mức Hải quân Quốc gia và Hạm đội Thái Bình Dương không thể hành động.

Trung Quốc dường như đang bị “mờ mắt” bởi ý nghĩ “Trung Quốc đang mạnh lên”, niềm tự hào ảo và những thành tích kinh tế khủng. Tuy nhiên, họ lại đang gặp nguy hiểm vì đã đi ngược lại châm ngôn sách lược của chính họ: “Qua cầu rút ván”, nghĩa là Trung Quốc đang có chiều hướng tự cô lập, và về quân đội bằng các hành động quá hấp tấp. Những chính trị gia sáng suốt của Trung Quốc có thể sẽ giúp giảm căng thẳng trong tình thế hiện nay một cách hiệu quả.

————-

http://www.baomoi.com/Gian-khoan-981–Nuoc-co-chieu-tuong-My-cua-TQ/119/13844408.epi

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Một dự báo của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm về Biển Đông




Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khi được Chúa Nguyễn Hoàng hỏi kế đã nói: “Hoành Sơn nhất đoái, vạn đại dung thân”, theo đó Nhà Nguyễn đã âm thầm và quyết liệt mở mang đất nước để có một Việt Nam trọn vẹn hình chữ S ngày hôm nay. Với Biển Đông, Cụ Trạng cũng có lời tiên tri, dạy rằng: 

“Biển Đông vạn dặm dang tay giữ 
 Đất Việt muôn năm vững trị bình”.


Trong Bạch Vân Am Thi Tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm có bài thơ Cự Ngao Đới Sơn:
Chữ Hán:
巨 鰲 戴 山
碧 浸 仙 山 徹 底 清
巨 鰲 戴 得 玉 壺 生
到 頭 石 有 補 天 力
著 腳 潮 無 卷 地 聲
萬 里 東 溟 歸 把 握
億 年 南 極 奠 隆 平
我 今 欲 展 扶 危 力
挽 卻 關 河 舊 帝 城

Phiên âm: Cự ngao đới sơn
Bích tẩm tiên sơn triệt để thanh,
Cự ngao đới đắc ngọc hồ sinh.
Đáo đầu thạch hữu bổ thiên lực,
Trước cước trào vô quyển địa thanh.

Vạn lý Đông minh quy bả ác,
Ức niên Nam cực điện long bình.
Ngã kim dục triển phù nguy lực,
Vãn khước quan hà cựu đế thành.



Dịch nghĩa: Con rùa lớn đội núi
Nước biếc ngâm núi tiên trong tận đáy,
Con rùa lớn đội được bầu ngọc mà sinh ra.
Ngoi đầu lên, đá có sức vá trời,
Bấm chân xuống, sóng cuồn cuộn không dội tiếng vào đất.
Biển Đông vạn dặm đưa về nắm trong bàn tay,
Muôn năm cõi Nam đặt vững cảnh trị bình.
Ta nay muốn thi thố sức phù nguy,
Lấy lại quan hà, thành xưa của nhà vua.

.
Xin mạn dịch thơ như sau:



Con rùa lớn đội núi
Núi tiên biển biếc nước trong xanh,
Rùa lớn đội lên non nước thành.
Đầu ngẩng trời dư sức vá đá,
Dầm chân đất sóng vỗ an lành.
Biển Đông vạn dặm dang tay giữ,
Đất Việt muôn năm vững trị bình.
Chí những phù nguy xin gắng sức,
Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình.

Bài thơ có tuổi đã khoảng 500 năm mà bây giờ càng đọc càng thấy rất “kim nhật kim thì”, rất thời sự. Ta những tưởng như cụ Trạng Trình đang nói với chính chúng ta hôm nay. Bài thơ nguyên là để nói cái chí của cụ ”Chí những phù nguy xin gắng sức” ( Ngã kim dục triển phù nguy lực). Nhưng lại đọng trong đó một tư tưởng chiến lược một dự báo thiên tài:



“Biển Đông vạn dặm dang tay giữ, /Đất Việt muôn năm vững trị bình”.
(Vạn lý Đông minh quy bả ác / Ức niên Nam cực điện long bình.”)


Vào những ngày này Biển Đông đang trở thành một trường tranh chấp, quyết liệt đầy tính bá đạo, đại Hán, đầy mưu mô và hành động vừa gian ác, vừa xảo quyệt của nước lớn Trung Hoa, đang trong cơn hưng phát, thèm khát không gian sinh tồn, muốn bá chiếm biển Đông. Nào vạch đường lưỡi bò, nào xây dựng thành phố Tam Sa được tính toán xây dựng trên vùng chủ quyền của người khác, nào gọi thầu những lô thăm dò ngay trên vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nào ngang ngược, tàn bạo cắt cáp, rượt bắt tàu thuyền của ngư dân ta đang làm ăn trên vùng biển của nước mình…
Hai câu thơ đầy tính dự báo chiến lược của Nguyễn Bỉnh Khiêm càng lay động từ đáy sâu của ý chí, của tâm hồn cái tâm thức biển đảo của người Việt. Tự ngàn xưa dân Việt đã là cư dân của văn hóa biển-đảo. Vạn dặm biển Đông phải quay về nắm lấy trong bàn tay. Làm được như vậy, mà phải làm được như vậy – làm chủ được biển Đông, thì muôn đời cõi trời, đất nước Nam này sẽ vững vàng trong cảnh thanh bình thịnh trị lớn lao!.


Biển Đông vạn dặm giang tay giữ 
 Đất Việt muôn năm vững trị bình”.


Đó là lời dự báo thiên tài, là lời truyền dạy của tổ tiên. Nó phải được cảm nhận để hành động trên quy mô của Dân tộc.
Nói quay về giữ trong bàn tay có nghĩa là nói sự làm chủ của mình. Chúng ta sẽ và phải làm chủ biển Đông. Tất nhiên không thể và không phải với một thứ phản văn hóa, nghĩa là cũng muốn làm chủ với tư tưởng bá quyền, độc chiếm. Tinh thần làm chủ của chúng ta là vừa biết kiên quyết bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình, kiên quyết chống lại sự xâm lăng nước lớn. Mà cũng biết tôn trọng chủ quyền hợp pháp của các nước lân bang Đông Nam Á.

Theo Blog KimDung/KyDuyen

Yêu người yêu cả buồn vui




Xin chị đừng để nhớ triền miên
Cho tháng ngày dài, dài thêm mòn mỏi
Lời yêu chị, tôi chưa hề gian dối
Trong lòng tôi, chỉ có chị là riêng

Cứ mỗi lần chị gọi bằng em
Sao tôi thấy buồn hơn trong mắt chị
Tóc chị xõa, kéo hồn tôi huyền bí
Đêm sẽ dài trong khói thuốc miên man

Chị ngập ngừng khi gọi bằng tên
Chính là lúc chị yêu tôi nhiều lắm
Chị cố nén tình mình trong câm lặng
Là vô tình, giết chết cả đời nhau

Thời gian nào dỗ ngọt nụ hôn trao
Tình đầu đời, trái tim bối rối
Tôi yêu chị nào đâu có tội
Chị dối lòng, lệ tuyệt vọng tràn môi

Yêu một người là yêu cả buồn vui
Biết được, mất khi tình trên lối rẽ
Mai mốt đây, chắc sẽ nhiều buồn tẻ
Chôn kỷ niệm sầu, xin gọi cố nhân

Giây phút bên nhau đời mãi vô cùng
Tôi hạnh phúc băng mình vào cuộc chiến
Những cánh thư còn một câu trìu mến
Chiến tranh vô tình, phải sống nghe anh !

Trúc Thanh Tâm

Có một kẻ thù lớn hơn Trung Quốc ngoài kia




Featured Image: Tamypu



Thời gian gần đây, chuyện Trung Quốc tiến vào vùng biển Việt Nam đang trở thành vấn đề nóng hơn bao giờ. Và chính khi đất nước đứng trước nguy cơ chiến tranh do thế lực ngoại xâm, tinh thần của người Việt Nam được bộc lộ thật rõ ràng. Dù thể hiện dưới hình thức nào, tôi cũng trân trọng tình yêu của người dân Việt với Tổ quốc
Chuyện bạo động và mâu thuẫn manh nha

Ngay bây giờ, trên cá trang báo, các trang mạng xã hội (tiêu biểu là facebook), bên cạnh những bài viết, hình ảnh thể hiện lòng yêu nước là những hình ảnh, bài viết chế giễu của người Việt mình với nhau. Đó là những câu chuyện về người dân vùng Bình Dương, Hà Tĩnh- nơi xảy ra bạo động. Thật đáng buồn!

Giờ đây những người công nhân ấy đã bị coi như những kẻ tội đồ của Tổ quốc (đây là theo “quan điểm” của các facebook-er). Mọi người thi nhau chỉ trích họ, nào là họ sai, họ ngu, họ dốt, nào là những kẻ phá hoại, thiểu hiểu biết vân vân và mây mây.

Vâng, đúng là họ sai! Tôi thừa nhận điều đó bởi đó là điều quá rõ ràng. Thế nhưng chúng ta chỉ trích những người công nhân đó như vậy liệu có quá đáng lắm không?

Những người công nhân ấy, cũng giống như chúng ta, đều là người Việt, đều yêu quê hương đất nước mình vậy. Trước hành động của Trung Quốc, họ bức xúc. Hoàng Sa – Trường sa là của Việt Nam, Trung Quốc có còn gì đòi cướp. Chúng ta, những con người không tham gia biểu tình ở KCN Bình Dương và Hà Tĩnh hiểu được điều đó và tất nhiên những con người kia cũng hiểu được điều đó. Họ là con dân đất Việt, họ mang trong mình dòng máu Lạc Hồng và niềm tự tôn dân tộc, họ ý thức được hành động của Trung Quốc nên họ bất bình, họ muốn đòi quyền lợi cho đất nước. Đó là sai? không hề sai. Cái họ sai là chưa thể hiện tình yêu một cách đúng đắn.

Trên thế giới, biểu tình là hoạt đồng thường thấy khi một tập thể muốn đòi quyền lợi. Thật ra, về bản chất, hành động biểu tình của công nhân là đúng bởi họ nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Nếu biểu tình được tiến hành trong hòa bình với sự tổ chức chặt chẽ, không vi phạm pháp luật thì đây là hành động thiết thực.

Điều đáng tiếc là những người công nhân ấy đã bị các thế lức phản động lợi dùng lòng yêu nước và dân trí thấp để gây ra các vụ bạo động gây thiệt hại lớn cho nước nhà. Những thiệt hại này không chỉ về mặt kinh tế mà còn là vấn đề ngoại giao và an ninh trật tự nước nhà. Nó góp phần làm căng thẳng mối quan hệ Việt-Trung. Tôi tin, những người công nhân ấy, khi biết được hậu quả mình gây nên sẽ vô cùng hối hận.
Nhưng sự cũng đã đành…

Giờ chúng ta chỉ trích họ ngu liệu có thây đổi được những việc đã qua không? Chúng ta-những con người luôn tự hào mình có hiểu biết, sẽ không làm những chuyện dại dột và ngu ngốc đó liệu chỉ nên ngồi đây và chỉ tríhc họ không? Nếu chúng ta hiểu biết thực sự thì việc quan trọng nhất là chỉ cho họ biết họ sai như thế nào chứ không phải là ra vẻ ta đây hơn người
Có một kẻ thù còn lớn hơn Trung Quốc…

đó chính là mâu thuẫn nội bộ. Giặc nào ta cũng sẽ đánh thắng được, miễn là dân đù lòng đoàn kết!

Tôi đọc trên facebook tin này:


CÔNG THỨC TẠO CHIẾN TRANH Ở VIỆT NAM CỦA TRUNG QUỐC

1. Đưa giàn khoan vào biển Việt Nam để khiêu khích.

2. Người Việt yêu nước muốn đấu tranh bảo vệ chủ quyền và phong trào phát động trong toàn quốc.

3. Lợi dụng một số tầng lớp yêu nước nhưng thiếu hiểu biết để gây ra bạo động.

4. Tầng lớp trí thức lên tiếng phản đối, chửi bới -> mâu thuẫn nội bộ.

5. Người Việt tự đánh người Việt -> công nhân mất việc, chính trị bất ổn, uy tín Việt Nam giảm.

6. Trung Quốc rút về nước và người Việt tiếp tục tự đánh nhau.

Tất nhiên đây chỉ là nhận định của một số người Việt, nhưng nó cũng đáng để chúng ta tự xem xét lại. tôi thắc mắc liệu âm mưu của Trung Quốc có như vậy hay không? giả là vậy thì Việt Nam ta đã thua bước đầu rồi!

Những vấn đề về tình hình biển Đông hiện nay tôi xin phép không bàn đến (các bạn có thể tìm đọc được rất nhiều bài phân tích sâu sắc của các chuyên gia rồi), tôi chỉ muốn nói rằng tôi có niềm tin mãnh liệt là Trung Quốc sẽ biến khỏi nước ta, sớm thôi. và vì vậy, nỗi lo lớn nhất của tôi không phải là nỗi lo từ giặc bên ngoài mà chính là nỗi lo nội bộ. không có gì đáng sợ bằng lòng người bất nhất

Đó chính là thời cơ, điểm yếu mà chúng đang đợi từ ta. Chúng đang thử thách tình đoàn kết dân tộc của Việt Nam. Giơf lên fb chỉ toàn hình ảnh, bài viết chế giễu AHBP to mồm yêu nước nhưng không có hành động thực tiễn, chỉ toàn sự xỉ vả công nhân những nơi bạo loạn.

Thôi xong, chúng ta mắc mưu Trung Quốc rồi! Bị lừa toàn diện luôn! Người dân trí còn thấp thì bị kích động chống phá nhà nước. Người có hiểu biết thì bị kích động mâu thuẫn nội bộ. Và thế là Việt Nam ta tan đàn xẻ nghé! Trong lúc đáng lẽ chúng ta cần đoàn kết nhất để chống giặc trong giặc ngoài thì chúng ta lại mâu thuẫn với nhau
Việt Nam ơi, xin hãy bình tĩnh!

Giờ là lúc chúng ta phải bình tĩnh! Bình tĩnh để nhận ra âm mưu chủa Trung Quốc. Cứ tiếp tục chỉ trích nhau thế này chỉ làm cho bọn chúng thêm hả dạ. tình yêu cần cái đầu lạnh và trái nóng! giờ chúng ta hãy cứ cố gắng làm tốt phận sự của mình, đừng để bị xúi giục! nHớ nhé mọi người: BÌNH TĨNH, BÌNH TĨNH VÀ VIỆT NAM SẼ CHIẾN THẮNG



Chỉ Vậy Thôi

Đối diện với Trung Quốc, nước cờ nào cho Việt Nam trên bàn cờ thế giới hiện nay?



Tác giả: Lê Nguyên


 Trong những ngày này tình hình Biển Đông đang rất nóng. Trung Quốc đã ngang ngược đưa dàn khoan “khủng” Hải Dương 981 và kéo theo là rất nhiều tàu, kể cả tàu chiến và máy bay vào vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, làm cho tình hình hết sức nguy hiểm. Trung Quốc đã tự lột mặt nạ “trỗi dậy trong hòa bình”, hiện hình chủ nghĩa bành trướng Đại Hán.

Trong cuộc thử thách trước mắt, và lâu dài, với kẻ hàng xóm khổng lồ độc ác, tham lam, và trong thế giới đầy biến động khó lường hôm nay, và ngày mai, Việt Nam sẽ lựa chọn thế ứng xử, con đường đi của mình như thế nào là câu hỏi lớn không chỉ đối với các nhà lãnh đạo đất nước mà cả dân tộc, và mỗi người dân. Làm thế nào để chúng ta vẫn giữ được tư thế độc lập tự chủ nhưng vẫn có bạn bè đồng minh trong thế giới đầy nghi kỵ và ai cũng đề cao lợi ích quốc gia – dân tộc lên trên hết là một bài toán rất khó giải. Sau đây là một bài viết trước khi sự kiện dàn khoan Hải Dương 981 xảy ra nhưng thiết nghĩ vẫn có ý nghĩa như một ý kiến cá nhân để mọi người có thể tham khảo. Đây không phải là quan điểm của tòa soạn.


Nếu lấy cái mốc 2007-2008 là thời điểm có những sự kiện quan trọng mang tính bước ngoặt – trong nước, năm 2007, lần đầu tiên có sự bùng nổ các phong trào biểu tình chống Trung Quốc vốn kết tụ từ những âm ỉ trước đó, và trong quan hệ với quốc tế, từ năm 2008, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO – thì có thể thấy trong vòng dăm năm trở lại đây, Việt Nam đang dần tiến tới một khúc quanh quan trọng mang tính quyết định cho vận mệnh của chính mình.

Nếu đặt Việt Nam giữa các “ông lớn” trên bàn cờ thế giới hiện nay và thu gọn lại thành một quan hệ tay ba Việt Nam – Trung Quốc – Hoa Kỳ thì có thể công thức hoá khúc quanh quan trọng này dưới dạng các câu hỏi mang tính chiến lược, và việc lựa chọn đáp án nào sẽ mang tính quyết định cho vị thế của Việt Nam trên sân khấu chính trị châu Á – Thái Bình Dương cũng như thế giới nói chung: 1/ Đi gần hơn nữa với Trung Quốc trên mặt trận chống lại sức ảnh hưởng (ảnh hưởng vốn có và nỗ lực ảnh hưởng trở lại mang tính chiến lược) của Mỹ? 2/ Cố gắng giữ thăng bằng, hay là đu dây, giữa các cường quốc mà đặc biệt là giữa hai gã khổng lồ của thế kỉ 21 là Mĩ và Trung Quốc? và 3/ Trở thành đồng minh với Mĩ trong nỗ lực ngăn chặn Trung Quốc?



Thực ra đã có nhiều bài báo từ nhiều phía, nhiều lực lượng khác nhau trực tiếp hoặc gián tiếp cổ xuý và vận động cho từng đáp án này. Trước hết đánh giá một cách sơ bộ về 3 câu hỏi: câu 1 dường như ít có khả năng xảy ra, bất chấp những cáo buộc, đôi khi là cực đoan, của các tiếng nói bất mãn trong và ngoài nước trước những phản ứng có vẻ như quá nhu nhược của Việt Nam trước các động thái của Trung Quốc trong thời gian gần đây. Ngoại trừ những tuyên bố phần nhiều là có tính toán về mặt ngoại giao và thường được để cho giới lãnh đạo cấp cao Việt Nam về bên Đảng lên tiếng, cộng với những tuyên bố vừa cứng rắn, doạ dẫm, vừa phủ dụ lôi kéo của phía Trung Quốc được thể hiện qua tờ Hoàn cầu Thời báo, thì khó có thể tưởng tượng được kịch bản 1 này lại được Việt Nam lựa chọn.

Hai lựa chọn còn lại (giữ thăng bằng, đu dây, hay liên minh với Mĩ) thường gây nhiều tranh cãi nhất, và sẽ là trọng tâm mà tôi phân tích ở đây. Do vậy, trong bài báo này tôi sẽ đặt mối quan hệ này vào một bối cảnh rộng hơn với việc khu biệt hoá thành 6 lực lượng trên sân khấu chính trị châu Á – Thái Bình Dương hiện nay: 1/ Việt Nam – 2/ Trung Quốc – 3/ Hoa Kỳ – 4/ Đông Nam Á – 5/ Các cường quốc bậc trung hoặc từng là siêu cường có mối ràng buộc gần với những động thái giữa ba bên (Việt – Trung – Mỹ) bao gồm Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc, Australia, và Nga – 6/ Liên Âu và phần còn lại của thế giới nói chung. Sau khi phân tích những vấn đề nội tại trong sự phát triển của Việt Nam và mối quan hệ giữa Việt Nam với các lực lượng còn lại, tôi sẽ cố gắng đi tới câu trả lời là một lựa chọn nước cờ cho Việt Nam.

Về cơ bản, mối tương tác giữa các lực lượng nêu trên là mối tương tác dựa trên sự ràng buộc giữa giá trị và lợi ích.[i] Mối quan hệ giữa Việt Nam với các lực lượng còn lại do vậy cần được các nhà hoạch định chính sách nhìn nhận trong mối tương tác giữa giá trị và lợi ích này. Trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng vào một thế giới toàn cầu hoá, không quá khó để xác định và đánh giá bình diện giá trị: đó là các giá trị về tự do, dân chủ và luật chơi quốc tế. Đó là các yếu tố cần thiết vừa đem lại chính “giá trị” và “lợi ích” cho người dân trong nước, vừa tạo nên “quyền lực mềm” cho quốc gia với tư cách là một đối thủ trong cuộc chơi toàn cầu.

Bình diện còn lại, “lợi ích,” mới là yếu tố khó giải quyết vì bản chất của con người – xét ở cấp độ cá nhân cũng như một thực thể lớn hơn và trừu tượng hơn là quốc gia – là lòng tham. Lòng tham này được kích thích hay chế ngự dựa vào các yếu tố, thứ nhất là thực lực của bản thân từng đối thủ, và thứ hai là các “giá trị.” Nếu một lực lượng nào đó trên bàn cờ chính trị này bị chi phối quá lớn bởi bình diện “lợi ích” và bất chấp cả bình diện “giá trị,” lúc đó tất yếu nảy sinh mâu thuẫn và xung đột với các lực lượng còn lại. Các thế lực có thực lực yếu hơn, do vậy thường nhấn mạnh bình diện “giá trị,” dựa vào “giá trị” để bảo vệ mình, tất nhiên đồng thời với đó là tranh thủ thời gian để phát triển thực lực, tăng sức mạnh thực tế hỗ trợ cho cuộc cạnh tranh.

Trong thời gian qua, có thể quan sát thấy các nhà lãnh đạo Việt Nam đã có những bước đi khá khôn ngoan và đúng hướng trong việc nhấn mạnh “giá trị” đồng thời ra sức củng cố và phát triển thực lực của mình. Bên cạnh việc mua sắm thêm nhiều vũ khí hiện đại để xây dựng một lực lượng quân đội ngày càng tinh nhuệ như là những biểu hiện cụ thể nhất của việc phát triển thực lực, ít nhất là đủ sức răn đe đối thủ, việc Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu thông qua luật biển vào cuối tháng 6 vừa rồi với những điều chỉnh cho phù hợp hơn với luật quốc tế, chính là những điều chỉnh khôn ngoan để phát triển bình diện “giá trị,” tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Đó chính là những động tác cụ thể trong chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước thực hiện theo nguyên tắc tự lực tự cường mà Việt Nam đã quá thấm thía trong suốt chiều dài lịch sử của mình. Song đặt trong bối cảnh toàn cầu hoá, cộng với một thực tế là thực lực của mình còn rất yếu nếu so sánh với Trung Quốc sát cạnh như một gã khổng lồ và tham lam, những động tác trên là không đủ nếu thiếu đi những tương tác với các lực lượng bên ngoài còn lại trong sơ đồ nêu trên. Vấn đề cần đặt ra, do vậy, là phải đánh giá được “giá trị,” “lợi ích” và ý đồ của mỗi thế lực nêu trên trong cuộc chơi để từ đó có những bước đi hợp lí trong quan hệ với từng đối tượng.

Cho đến thời điểm này thì có thể nói không quá khó để nhận ra ý đồ, tham vọng của từng bên trong mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Với Việt Nam, trước hết là bảo vệ những lợi ích chính đáng của mình theo đúng quy định của luật quốc tế về phạm vi 200 hải lí của khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; tiếp theo, bảo vệ phần đảo (Hoàng Sa và Trường Sa) mà mình đã chiếm hữu và quản lí liên tục trong lịch sử. Với Trung Quốc, hiện tại khó có thể dám phiêu lưu vào một xung đột quân sự trên biển Đông, song tham vọng lợi ích của nó đã quá rõ ràng: quyết tâm cướp đoạt Hoàng Sa và Trường Sa, biến 80% diện tích biển Đông thành cái ao nhà của mình, từ đó thực hiện tham vọng lớn hơn: dùng biển Đông làm bàn đạp tiến ra xưng hùng với thế giới.

Do vậy, trong mối quan hệ trực tiếp với Trung Quốc, bên cạnh gấp rút trở thành một thực lực đủ mạnh về kinh tế lẫn quốc phòng, Việt Nam cần phải cho Trung Quốc thấy giới hạn của sự hoà hiếu và tính nguyên tắc trong việc quyết tâm bảo vệ chủ quyền của mình. Bên cạnh một số chiến lược đã và đang được các nhà lãnh đạo Việt Nam thực hiện như chiến lược “nhím xù lông,” chiến lược “chống tiếp cận,” Việt Nam cần phải sử dụng đa dạng các phương cách khác nhau như ngoại giao nhân dân, ngoại giao đa phương, tranh thủ nước lớn và cộng đồng quốc tế.

Đặc biệt Việt Nam có thể sử dụng truyền thông và tiếng nói của các học giả để nói cho Trung Quốc hiểu rằng Việt Nam sẵn sàng chiến đấu đến cùng một khi bị dồn đến chân tường, rằng gây sự với Việt Nam, Trung Quốc có thể lặp lại sai lầm trong lịch sử: 600 năm trước, bại trận ở Việt Nam đã khiến nhà Minh phải co về cố thủ nội địa và từ bỏ mộng vươn ra đại dương của mình. Lần này cũng vậy, sa lầy vào một xung đột quân sự lâu dài với Việt Nam có thể sẽ khiến Trung Quốc trở nên khốn đốn và tan tành mộng bá chủ toàn cầu.

Trong quan hệ giữa Việt Nam với lực lượng ngoài Trung Quốc, lực lượng số 6, tức “EU và phần còn lại của thế giới nói chung,” là ở xa nhất và có tác động ít trực tiếp nhất. Song EU với tư cách là một thực thể kinh tế quan trọng và cái nôi của các giá trị toàn cầu như tự do, dân chủ, vai trò của nó cũng không hề nhỏ. Về mặt kinh tế, có thể thấy sự ràng buộc rất lớn giữa EU như là một khu vực đang phải đối diện với những khó khăn rất lớn về kinh tế, và Trung Quốc như là một thế lực kinh tế mới nổi, có dự trữ ngoại tệ rất lớn và một công xưởng sản xuất hàng hoá cho toàn thế giới. Sự phụ thuộc về mặt kinh tế, tài chính của EU và Trung Quốc là điều có thể trông thấy rõ, song không vì thế mà Trung Quốc có thể hoàn toàn khuất phục được EU trong việc ủng hộ các tham vọng quá đáng về lợi ích của mình.

Bên cạnh đó, các nước EU cũng ngày càng tỏ ra e ngại Trung Quốc không chỉ như một thế lực hung hãn đang trỗi dậy, mà còn vì bản chất của nó là một sự kết hợp giữa nền toàn trị phi dân chủ với một chủ nghĩa tư bản hoang dã sẵn sàng vi phạm các cam kết về an toàn thực phẩm cũng như về luật lệ quốc tế và về nhân quyền nói chung chỉ để thực hiện các tham vọng lợi ích của mình. Do vậy, trong mối quan hệ với lực lượng này (EU và phần còn lại của thế giới nói chung), Việt Nam cần có những cải cách mạnh mẽ hơn nữa về kinh tế và chính trị để biến mình thành một địa chỉ hấp dẫn cho quan hệ kinh tế với EU, xây dựng sự ràng buộc lợi ích lớn hơn giữa hai bên. Những cải cách về chính trị cũng là để đi gần hơn với EU và tranh thủ sự ủng hộ của EU trên bình diện “giá trị.”

Các cường quốc bậc trung trong vùng (Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc, Australia, và Nga) ở các mức độ khác nhau đều có xung đột về lợi ích với Trung Quốc và ngày càng cảnh giác trước một Trung Quốc hung hãn. Nhật, Hàn Quốc, Australia và ở một góc độ nào đó là Ấn Độ, đều là đồng minh của Mĩ. Tuy có thể không nói ra trực tiếp, song kiềm chế một nước Trung Quốc độc đảng và tham lam đều là mục tiêu chung của các quốc gia này dưới sự dẫn dắt của Mĩ. Trường hợp của Nga có phức tạp hơn.

Nga từng là siêu cường một thời, song với tình hình hiện thời, uy thế ngày xưa đã mất cũng như mối ràng buộc quyền lợi của Nga với Việt Nam và vùng Đông Nam Á không còn trực tiếp thiết thân như xưa, cho nên trong bài toán Việt – Trung hiện nay, tạm thời có thể xếp Nga vào nhóm các cường quốc bậc trung trong vùng này. Nga có quan hệ lợi ích kinh tế mật thiết với Trung Quốc và có thể liên minh tạm thời với Trung Quốc để kiềm chế Mĩ. Song về lâu dài, Nga không thể trở thành đồng minh với Trung Quốc và vẫn luôn cảnh giác với Trung Quốc, không muốn Trung Quốc vươn lên lãnh đạo thế giới. Xét về bình diện “giá trị,” dù hiện thời chính quyền Putin có là một chế độ độc tài được bọc ngoài bởi một lớp nhung dân chủ, thì về lâu dài, xã hội – văn hoá Nga vẫn gần gũi Mĩ – Âu hơn là với Trung Quốc.

Chiến lược của Việt Nam do vậy phải không ngừng củng cố quan hệ kinh tế và chính trị với các cường quốc này, lôi kéo các cường quốc này can dự sâu hơn vào vấn đề biển Đông, tăng cường sự ràng buộc về mặt lợi ích với các nước, đồng thời cần cải cách chính trị, phát huy tự do dân chủ để tranh thủ sự ủng hộ của các cường quốc này trên bình diện “giá trị.”

Thực ra hai lực lượng khó giải quyết nhất chính lại là ASEAN và một phần nào đó là Mĩ. Với Asean, trước hết phải có những phương thức ngoại giao khác nhau để các nước trong khối thấy được yêu cầu đoàn kết để tiếng nói chung bởi Trung Quốc sẽ là một thế lực có tiềm năng gây nguy hại không chỉ với những nước có can hệ trực tiếp về mặt lợi ích với Trung Quốc, mà còn đối với cả khu vực và thậm chí là cả khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Song, đối phó với việc Trung Quốc đang dùng quyền lực của cơ bắp lẫn đồng tiền để khiến Asean phải thúc thủ, Việt Nam không thể đủ tài chính và cơ bắp để chạy đua theo cách đó với Trung Quốc.

Một chiến lược thu phục lâu dài đối với các nước Asean mà Việt Nam cần tạo ra phải là sự thu phục bằng quyền lực mềm, bằng “giá trị”. Muốn làm được điều đó, bản thân Việt Nam phải chứng tỏ mình sẵn sàng tạo nên và đi theo các “giá trị” ấy, thông qua đó tác động lên những nước đang hoặc có nguy cơ rơi vào vòng tay Trung Quốc, giúp các nước cảnh giác trước những mối lợi trước mắt do Trung Quốc đem lại, và nhận ra rằng các bình diện “giá trị” như tự do, dân chủ, pháp quyền là cái đích tất yếu cần phải đi đến để đảm bảo một sự phát triển bền vững cho mỗi quốc gia, giúp mỗi quốc gia kia tự xây dựng nên “sức đề kháng” đối với một gã láng giềng khổng lồ, độc tài và tham lam.

Song những diễn biến căng thẳng của diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 19 vừa diễn ra tuần rồi với sự thất bại của cả khối không đưa ra được tuyên bố chung buộc các nhà lãnh đạo Việt Nam phải thấy rằng với toàn bộ tính chất phức tạp về lịch sử, tôn giáo, chính trị, địa dư,… giữa 10 nước, phải mất một thời gian khá dài, có thể lên tới tầm ít nhất vài thập kỉ, thậm chí là nửa thế kỉ nữa thì ASEAN mới có thể tạo ra được một sự thống nhất như của châu Âu hiện thời. Dựa vào Asean là cần thiết nhưng không đủ, đặc biệt không kịp cho diễn tiến phát triển dồn dập của bàn cờ chính trị khu vực, và cho những tình huống cấp bách có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Con bài chốt, chung quy lại, không ai khác, chính là Mĩ.

Với Mĩ, bên cạnh sự khó khăn mà nền kinh tế khổng lồ này đang gặp phải, sự phụ thuộc về mặt kinh tế vào Trung Quốc, Mĩ còn tỏ ra e dè ngại va chạm với Trung Quốc phần nhiều vì những lí do lịch sử: những va chạm và thất bại của Mĩ ở Đông Á (chiến tranh Triều Tiên) và Đông Nam Á (chiến tranh Việt Nam) trong thế kỉ 20 luôn luôn nằm trong thế kình địch với Trung Quốc. Đó vẫn là những vết thương lịch sử khiến Mĩ thận trọng và cân nhắc kĩ cho mỗi hành động trong hiện tại. Trong mối quan hệ Việt – Mĩ, hai bên đã có những bước tiến dài đáng kinh ngạc sau khi bình thường hoá vào năm 1995, song mối nghi kị lẫn nhau vẫn chưa phải là hoàn toàn chấm dứt. Mĩ, ở một mức độ nào đó hẳn vẫn còn cái nhìn nghi ngại về Việt Nam.

Ngược lại, Việt Nam hẳn cũng vẫn còn nghi ngại Mĩ rất nhiều vì vẫn chưa quên nỗi đau về việc bị các cường quốc trong thế kỉ 20 thoả hiệp trên lưng mình, trong đó có Mĩ. Song, quá khứ là bài học cần phải nhớ để rút ra kinh nghiệm cho bài toán hiện tại và tương lai; trong khi đó, xét trên tổng thể, chỉ có Mĩ là lực lượng duy nhất có thể làm đối trọng với Trung Quốc hiện nay.

Như vậy, qua sự phân tích các bình diện “giá trị,” “lợi ích” và ý đồ của từng lực lượng trong sơ đồ trên, có thể đi đến một nhận định: bài toán then chốt nhất trong số các bài toán trên là phát triển mối quan hệ với Mĩ, lấy Mĩ làm đối trọng chính hỗ trợ cho sự đương đầu với Trung Quốc. Và trước hết, vấn đề then chốt trong bài toán then chốt cần giải này là phải cố gắng xoá tan sự nghi ngại đến từ cả hai phía, xây dựng và phát triển lòng tin lẫn nhau.

Làm thế nào để đạt được điều đó? Câu trả lời là: phải làm thế nào để cho hai bên tương hợp về “giá trị” và “lợi ích.” Tương hợp về “lợi ích” gần như đã không cần bàn cãi: bên cạnh yếu tố kinh tế thì xét về mặt địa – chính trị chiến lược, trong khi Việt Nam cần Mĩ làm đối trọng với Trung Quốc, Mĩ cũng rất cần Việt Nam như là một mắt xích quan trọng trong việc thực hiện kiềm chế tham vọng của Trung Quốc để cố gắng giữ ngôi vị bá chủ và tham vọng toàn cầu của mình. Song Mĩ hẳn cũng cảm thấy e ngại nếu đối tác của mình là một Việt Nam èo uột về thực lực kinh tế và bạc nhược về ý chí.

Sự “quyền biến” của Mĩ trong mối quan hệ với hai nước đồng minh của mình là Nhật Bản với Phillipines trong cuộc đối đầu với Trung Quốc vừa qua đưa ra cho Việt Nam những bài học quan trọng: Mĩ sẵn sàng “cắt nghĩa” bản hiệp ước an ninh với Nhật theo hướng có lợi cho Nhật, tuyên bố có trách nhiệm bảo vệ quần đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư Đài) cho Nhật bởi một thực tế thấy rõ là Nhật có thực lực. Trong khi đó, tình hình ngược lại với Phillippines trong vụ xung đột ở bãi đá ngầm Scarborough bởi thực lực của nước này quá yếu, đặc biệt là về mặt quân sự – quốc phòng.

Những cố gắng trong việc giữ thăng bằng giữa hai cường quốc Mĩ và Trung Quốc, kéo các cường quốc khác tham gia vào cuộc chơi để tăng thanh thế cho bản thân, đồng thời bên cạnh đó là những bước đi thận trọng, kín đáo ngày càng gần gũi hơn với Mĩ, là những nước đi khôn ngoan của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Song một vấn đề chiến lược quan trọng mà các nhà lãnh đạo Việt Nam phải thống nhất được với nhau, đó là giữ mối cân bằng này đến mức nào, đằng sau mối cân bằng này là mục tiêu chiến lược nào cần hướng đến.

Liệu mối cân bằng này có duy trì mãi được không? Và quan trọng hơn, liệu mối cân bằng này có là giải pháp tối ưu hỗ trợ Việt Nam trong cuộc đối đầu với Trung Quốc hay không? Nếu câu trả lời là “không” thì lãnh đạo Việt Nam phải trả lời tiếp câu hỏi: Vậy phải xây dựng mối quan hệ với Mĩ đến mức độ nào mới đủ sức làm thoái lui dã tâm của Trung Quốc và trong tình huống khẩn cấp xảy ra (một cuộc xung đột vũ trang chẳng hạn) thì lập tức có ngay lực lượng hỗ trợ đủ mạnh để đập tan ý chí của Trung Quốc? Trả lời câu hỏi này đồng nghĩa với việc các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải xác quyết một mục tiêu chiến lược rạch ròi, phải thống nhất được với nhau và quyết tâm đi tới mục tiêu đó. Mục tiêu đó là gì?

Dự đoán chính trị là một điều rất khó. Trong khoa học chính trị, người ta thường đưa ra các dự báo dựa trên các biến thiên (tham số) là các hành động của mỗi bên trong cuộc chơi chung, theo công thức: nếu các tham số a, b thì sẽ cho ra kết quả X; nếu các tham số là c, d thì sẽ cho ra kết quả Y. Trong bài toán đang đặt ra cho Việt Nam ở đây cũng vậy. Một kịch bản tốt đẹp và có phần lí tưởng là Trung Quốc sẽ gạt bỏ “lợi ích” của mình để tuân theo “giá trị” chung; lúc đó chiến lược giữ thăng bằng của Việt Nam hẳn tiếp tục phát huy tác dụng.

Song dựa trên các dữ kiện lịch sử với các tham số như chủ nghĩa dân tộc của người Trung Quốc và chủ nghĩa bành trướng đại Hán cũng như diễn biến dồn dập và căng thẳng gần đây, rõ ràng kịch bản trên khó lòng xảy ra. Trung Quốc có vẻ không sẵn sàng từ bỏ “lợi ích” của mình và đồng thời có vẻ không còn che giấu cho tham vọng soán ngôi bá chủ toàn cầu. Do vậy Việt Nam cũng phải sẵn sàng các bước đi cần thiết cho chiến lược của mình trong cuộc chơi này. Theo đó, Việt Nam cần tiếp tục cố gắng giữ thăng bằng trong chừng mực còn thấy nó cần thiết, trong khi đó phải luôn tỉnh táo quan sát và dự báo động thái của đối thủ.

Đồng thời, bằng các cách thức không khoa trương gây ồn ào và khó chịu không cần thiết cho đối thủ, Việt Nam cần đi tới với Mĩ càng thân thiết càng tốt để làm sao có thể thiết lập một mối quan hệ Việt – Mỹ có tính đồng minh không chính thức hay có thể gọi là đồng minh dự bị, chẳng hạn như mối quan hệ giữa Mĩ và Singapore hiện nay. Mối quan hệ đồng minh dự bị có sự ràng buộc cần thiết nhất định nào đó về mặt hỗ trợ quân sự giữa hai bên, đồng thời nó có tính bước đệm cho một quan hệ đồng minh chính thức, để khi cần thiết, việc biến quan hệ đó trở thành đồng minh chính thức chỉ còn là công việc thay đổi tên gọi trên giấy tờ.

Trong dự đoán của tôi, dù còn những trở ngại và tranh cãi nội bộ, các nhà cầm quyền Việt Nam hẳn cũng đã tính đến các bước đi này. Song vấn đề đặt ra là trong khi khéo léo giữ mối thăng bằng, phải làm sao để cho các bước đi này có tiến độ nhanh hơn. Để đạt được tiến độ cần thiết cũng như là một mục tiêu chiến lược cần hướng đến là mối quan hệ đồng minh dự bị như là bước đệm cho việc trở thành đồng minh chính thức, Việt Nam còn nhiều việc cần phải làm. Xét từ mối quan hệ giữa “giá trị” và “lợi ích” mà tôi nêu trên, rõ ràng lời giải là phải làm cho “giá trị” và “lợi ích” giữa hai bên trở nên tương hợp.

Mĩ kêu gọi Việt Nam tham gia vào TPP và Việt Nam đã có phản hồi tích cực, sẵn sàng tham gia, đó là những bước đi rất quan trọng và hữu ích. Mĩ cũng nên có một số hành động mang tính biểu tượng, chẳng hạn huỷ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam để thứ nhất, thể hiện sự hợp tác toàn diện về mặt quân sự; thứ hai, nó như là một sự khuyến khích động viên cho Việt Nam tiếp tục cải cách, dân chủ hoá; và thứ ba, rõ ràng Mĩ cũng thu được mối lợi của việc xuất khẩu vũ khí mà lâu nay, bất chấp lệnh cấm trên của Mĩ, Việt Nam vẫn có nguồn cung ứng hữu hiệu từ Nga.

Song mong muốn là một chuyện, thực tế lại là chuyện khác và phức tạp hơn nhiều. Không phải cứ muốn kết ước đồng minh là lập tức có thể đặt bút kí kết ước đồng minh. Bên cạnh việc phải có những nước đi khéo léo và tiệm tiến, tránh gây sốc cho một Trung Quốc khổng lồ ngay sát bên, thì còn một trở ngại khác quan trọng hơn cần phải giải quyết: dù sao đi nữa cũng khó có thể tưởng tượng được việc Mĩ lại có một đồng minh là một quốc gia cộng sản. Và Việt Nam cũng khó tưởng tượng nổi mình lại là đồng minh với kẻ thù xưa. [...].

Phạm vi bài viết này không cho phép bàn quá rộng, song có thể dễ dàng đồng ý với nhau là nền kinh tế phát triển mạnh và vững chắc, bền vững chỉ khi được hỗ trợ bởi một thể chế dân chủ, và sự vững mạnh về kinh tế phải đi kèm với sự giàu có, sự tự do và các giá trị dân chủ cho mỗi người dân.[ii] Nếu bước đi này xảy ra, Mĩ có thể (và nên) phản hồi theo hướng tích cực là hình thành một quan hệ đồng minh dự bị với Việt Nam để khi chín muồi, mối quan hệ đồng minh dự bị này có thể dễ dàng chuyển thành đồng minh chính thức.

Một phản biện có thể được đặt ra ở đây là: giả sử Trung Quốc trở nên “biết điều hơn” và dần đi đến một xã hội dân chủ thực sự (kịch bản 1 có tính lí tưởng tôi nêu ở trên), thì có cần thiết trở thành đồng minh (dự bị hoặc chính thức) với Mĩ không? Câu trả lời vẫn là “CÓ” bởi 2 lí do: thứ nhất, dù thế nào đi nữa thì mô hình dân chủ Mĩ vẫn là một mô hình tiên tiến. Kết ước đồng minh với một nước có một mô hình xã hội tiên tiến như vậy không có gì đáng ngại, hơn nữa rất có thể nó sẽ hỗ trợ rất nhiều cho Việt Nam trong việc trở nên hùng mạnh và dân chủ.

Thứ hai, thực tế chứng minh rằng Mĩ vẫn có thể trở thành đồng minh với chính kẻ thù cũ của mình, trong số đó có nhiều nước có đầy đủ tiềm năng để trở thành đối thủ cạnh tranh ngôi vị với Mĩ, chẳng hạn Nhật. Hơn nữa, nếu kịch bản lí tưởng đó xảy ra (Trung Quốc trở thành một xứ dân chủ thực sự) thì khi đó, cuộc cạnh tranh Trung – Mĩ hẳn cũng sẽ thay đổi tính chất rất nhiều, và trong điều kiện quan hệ Việt – Mĩ đã chín muồi, việc Việt Nam trở thành đồng minh với Mĩ hay không chỉ còn là vấn đề thủ tục.

Một khi đã phân tích thấu đáo từng lực lượng trên bàn cờ chính trị thế giới, dự đoán các kịch bản khác nhau cho cuộc chơi này, từ đó xác quyết cho mình chiến lược cần theo đuổi và cái đích cần đi tới, thì việc đạt được kết quả hay không chỉ còn phụ thuộc vào ý chí và sự khôn ngoan của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Một điều tưởng đã nhàm, song chung quy lại, rõ ràng cái cần phải làm ngay và làm xuyên suốt, vẫn là đân chủ hóa đất nước, xây dựng một nhà nước pháp quyền thực sự với một thể chế tiến bộ. Đó vừa là việc tất yếu để xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh đặng theo đuổi triết lí tự lực tự cường đã được đúc rút qua chiều dài lịch sử chống ngoại xâm, vừa là điều kiện cần để có thể xây dựng mối quan hệ đồng minh dù là dự bị hay chính thức với Mĩ.



[i]Xem thêm: Lê Nguyên: “’Giá trị Mỹ’ và ‘lợi ích Mỹ’ trong ván bài ‘cách mạng hoa Nhài’,” link: http://www.vanhoanghean.com.vn/nhung-goc-nhin-van-hoa/nhin-ra-the-gioi/2121-gia-tri-myq-va-qloi-ich-myq-trong-van-bai-qcach-mang-hoa-nhaiq.html


[ii]Xem thêm bài viết “’Giá trị Mỹ’ và ‘lợi ích Mỹ’ trong ván bài ‘cách mạng hoa Nhài’” ở link trên, đặc biệt là đoạn kết.

————–

http://vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa3/nh%E1%BB%AFng-g%C3%B3c-nh%C3%ACn-v%C4%83n-h%C3%B3a/doi-dien-voi-trung-quoc,-nuoc-co-nao-cho-viet-nam-tren-ban-co-the-gioi-hien-nay

Yêu nhau để làm gì?




Photo: Amanda Mabel




“But isn’t everything we do in life a way to be loved a little more?” – Celine, Before Sunrise

Cách đây không lâu, dư luận biết đến và xôn xao về vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường. Người ta nói về đạo đức nghề nghiệp, về sự dã man của người bác sỹ và nói về người phụ nữ là nạn nhân xấu số. Nhiều người thương, nhưng cũng không ít người trách. Nhất là phụ nữ. Họ trách: “Xấu đẹp cũng thế rồi, trời cho như nào được như thế!” Một số lại suy đoán: “Chắc bà này đi bồ nên già thế mới đi phẫu thuật.” Đến cả phụ nữ cũng không thể thông cảm cho nhau.

Tình cờ tôi được biết một thông tin mà có lẽ không nhiều người biết. Chồng của người phụ nữ xấu số kia ngoại tình đã hơn một năm nay. Chị đã đăng thông tin này lên một diễn đàn để nhờ thầy xem số, giúp gia đình chị hạnh phúc trở lại. Giọng chị rất tha thiết mong thầy giúp. Vậy, chúng ta có quyền suy đoán: Chị đi phẫu thuật với hy vọng mong manh là giữ chân được chồng.

Cách đây chừng hai tháng, tôi đọc một quyển sách mà 7 năm trước cũng xôn xao dư luận không kém vụ Cát Tường. Đó là cuốn tự truyện “Yêu Và Sống” của Lê Vân. Trước đây khi thấy mẹ tôi đọc và đứng về phe “lên án” cùng với phần đông báo chí lúc bấy giờ, mặc nhiên tôi cũng đứng về phe ấy và tự nhủ sẽ chẳng bao giờ đọc cuốn sách được cho là “vạch áo cho người xem lưng”, viết bởi “người con bất hiếu” như thế. Thế rồi 7 năm sau, nhu cầu đọc lại “cơn sốt” lúc bấy giờ thôi thúc tôi lục tung tủ sách của mẹ và ngồi đọc một mạch hết hơn 350 trang sách trong chưa đầy một ngày.

Có lẽ đó là cuốn sách tôi đọc nhanh nhất từ trước đến giờ, bởi nhiều lý do. Dù không phải là cuốn hay nhất, nhưng thực sự, nó rất có giá trị. Đặc biệt với phụ nữ, và đặc biệt hơn là với phụ nữ Việt Nam. Tôi quá khâm phục Lê Vân, về cuộc đời, số phận, nhân cách và cả quyết định “vạch áo cho người xem lưng” của chị. Tôi nghĩ phụ nữ Việt Nam nên đọc nó, vì ít nhiều chúng ta đều sẽ tìm được hình ảnh của mình, với những tư tưởng truyền thống có, hiện đại có, một cuốn sách rất Việt Nam nhưng quan trọng hơn, hãy đọc nó để sau này đừng khổ như Lê Vân!

Gần đây tôi có tham gia một lớp học Kinh Dịch. Cô giáo tôi năm nay 74 tuổi, khỏe mạnh, minh mẫn, tinh thông nhiều lĩnh vực, lạc quan, vui vẻ. Cô không lập gia đình nhưng vẫn có “người yêu”, hai cụ yêu thương nhau nhưng cả hai đều không lập gia đình, hàng ngày vẫn gặp gỡ, quan tâm, chăm sóc cho nhau. Cụ bà, tức cô giáo tôi, lúc nào cũng say mê với công việc của mình và truyền cảm hứng cho học sinh tài tình lắm! Năm ngoái, trong chuyến du lịch cùng cả nhà, chúng tôi chung đoàn với một đôi bạn trẻ yêu nhau, lúc nào cũng tíu tít cưng nựng, ôm ấp, hôn hít, nhau trước mặt tất cả mọi người. Chính lúc ấy, ý tưởng về bài viết này đã nảy ra trong đầu tôi. Khi ấy, tôi muốn đặt câu hỏi:
Yêu nhau, để làm gì?

Khi ấy, không khó gì để có câu trả lời. Nếu như theo đôi bạn kia kìa, yêu nhau là để ôm, để hôn trước mặt mọi người và để abcxyz khi chỉ có hai ta. Thì rõ! Yêu nhau làm sao thiếu những liên kết về mặt thể xác như thế được. Khi yêu thì giữa hai người sẽ xảy ra liên kết “chemistry”, khiến cả hai lúc nào cũng muốn dính chặt vào với nhau, và abcxyz được coi là biểu hiện cao nhất của cái chemistry đó. Sách báo, phim ảnh và nói chung là một lượng khổng lồ các thông tin xung quanh chúng ta gián tiếp hoặc trực tiếp nói về chủ đề lúc nào cũng “nóng” ấy: Sex. Thế hóa ra yêu nhau chỉ vì sex? Tình yêu chỉ có vậy thôi sao? Thế hóa ra con người cũng chỉ đến vậy thôi ư?
Chắc chắn là không phải rồi

Khi yêu thì ai cũng muốn mình trở nên đẹp hơn trong mắt người yêu. Thế nên mới có nhu cầu make-up, rồi cao hơn là đi thẩm mỹ viện. Chúng ta muốn đẹp hơn vì muốn được yêu hơn. Tôi luôn có thắc mắc trong đầu là: “Giả sử tôi xinh thêm một tý thì có được yêu nhiều hơn một tý không?” Thậm chí tôi đã từng hỏi câu hỏi ấy. Các bạn đã từng hỏi chưa? Tôi mong bạn hãy hỏi để được biết câu trả lời. Xinh hơn một tý sẽ được ngắm lâu và nhiều hơn một tý. Nhưng yêu hơn một tý thì chưa chắc. Mà chính xác thì câu trả lời là: Không.

Vì thật ra tình yêu đâu phải thứ có thể đo đếm để biết được thế nào là “thêm một tý” hay “ít hơn một tý”. Đối với tôi tình yêu là cả một quá trình. Mà sự phản ánh của tình yêu, đối với tôi, không phải qua cách hai người thể hiện tình cảm với nhau, mà cao hơn cả, là cách nó phản ảnh qua bản thân mỗi người. “Tình yêu đó khiến bạn trở thành người như thế nào?” Mới nên là thước đo chính xác cho tình yêu. “Phía sau một người đàn ông thành đạt luôn có bóng dáng của người phụ nữ” nhưng theo tôi, đàn ông hay phụ nữ đều cần có một “người đứng sau” như thế. Người ta sẽ luôn đánh giá được “người đứng sau” thông qua “người đứng trước” và ngược lại.

Thế nên, một tình yêu chân chính là tình cảm mà nhờ có nó, mỗi người sẽ hoàn thiện mình và hài lòng với những gì họ có. Sẽ không có ai phải đi thẩm mỹ chỉ để giữ chân một người khác. Tôi muốn bạn đọc Lê Vân, để đừng phức tạp hóa chính cuộc đời mình. Phụ nữ sẽ phải đối mặt với nhiều nỗi lo lắm, và nỗi lo “giữ chồng” nếu không kiểm soát được sẽ trở thành một nỗi ám ảnh. Lê Vân khiến cho ba người đàn ông phải ly dị vợ, nhưng mỗi lần như vậy cô ấy phải chịu dằn vặt rất nhiều. Có một nghịch lý là những người vợ thường sợ chồng mình đi với nhân tình, hay mỉa mai hơn, đi với “ca-ve”. Còn những nhân tình đó thì thường khát khao được có một mái ấm yên bình, muốn được làm “vợ”. Một vòng tròn luẩn quẩn. Nếu chúng ta, cả người chồng và người vợ, biết tập trung vào cái mình có thì mọi thứ đã đơn giản hơn.

Mọi việc sẽ đơn giản hơn nếu ngay từ đầu chúng ta chọn được đúng người. Nhưng làm sao biết được người nào là đúng? Tôi không dám chắc người đúng đó sẽ đi cùng bạn suốt cuộc đời, nhưng hãy chọn người mà nếu chẳng may chia tay, cuộc đời bạn vẫn ổn. Tôi rất tâm đắc lời khuyên của John trong Người Thắp Sáng Tâm Hồn (Andy Andrews), ông nói rằng chúng ta có một hệ thống chọn lọc rất hữu ích ở bên, đó chính là gia đình, bạn bè và sở thích của chúng ta. Nhưng chúng ta thường mắc một chút sai lầm khi sử dụng hệ thống đó. Chúng ta chọn người thông qua đánh giá của gia đình, bạn bè.

Nhưng theo ông, chúng ta nên làm ngược lại. Hãy chọn người mà thông qua cách người đó đánh giá gia đình, bạn bè, sở thích của bạn. Họ có yêu quí gia đình và những người bạn của bạn không? Họ có khích lệ bạn theo đuổi sở thích và sát cánh cùng đam mê của bạn không? Nếu câu trả lời là Có, thì gần như bạn có thể yên tâm gắn bó với người ấy. Bởi ngay cả khi họ không còn bên bạn nữa, dù buồn, bạn vẫn giữ được những niềm vui khác bên mình. Hãy chọn người khiến bạn trở nên tích cực. Dù 74 tuổi, hãy cứ lạc quan như cô giáo Kinh Dịch của tôi!

Cuối cùng, tôi nghĩ mình đã có câu trả lời cho thắc mắc của mình. Tình yêu không thể được tính toán bằng những cái ôm, những nụ hôn, những bức ảnh, lượt like hay comment, bằng cái hào nhoáng người ngoài có thể nhìn thấy. Khoảnh khắc là cái đến và đi bất chợt, nên đừng buồn vì những khoảng vô hạn ta không thể ở cạnh nhau, mà hãy hạnh phúc đi đến tận cùng đam mê ở những khoảng hữu hạn ta đang có với nhau. Đơn giản, bình tâm, chân thành. Tôi chỉ muốn làm người bình thường, được ngồi chiêm nghiệm cuộc đời từ một khoảng rất xa, và có một người có đủ thiện tâm ngồi cạnh tôi để sẻ chia những khoảng bình yên tự tại ấy. Một người đứng sau. Một người ngồi cạnh.

Tôi viết bài này tặng cho người ấy!



Đỗ Thanh Thu

Sống thật trong thế giới ảo, sống ảo trong thế giới thật




Photo: gail



Giữa thời đại công nghệ đang phát triển, đa phần chúng ta đều có ít nhất một cái điện thoại để đem theo bên người. Tôi đã từng thấy những cô chú ve chai gần nhà luôn thủ sẵn bên người “cục gạch” Nokia, để có thể nhắn tin và gọi điện cho khách quen ngay khi cần. Tôi đã từng thấy một vài người dùng những chiếc Vertu mạ vàng với giá trị cả trăm triệu đồng, cùng một số thương hiệu đắt giá khác.

Và phổ biến hơn cả, những người trẻ vẫn chọn cho mình những chiếc điện thoại smartphone để “lướt và chà” rồi “chọt chọt”, nhằm tận dụng màn hình cảm ứng cùng những điều tuyệt vời mà thiết bị này mang lại. Ngoài hai chức năng cơ bản là gọi điện và nhắn tin, chúng ta còn có thể sử dụng smartphone để gửi email, truy cập internet, chơi game, nghe nhạc giải trí, sử dụng các trình chat như Skype rồi Viber mà chẳng tốn một đồng cước điện thoại nào. Kèm theo đó là vô vàn những chức năng thú vị khác – góp phần giúp cho việc cập nhật thông tin và cách thức làm việc trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, vì nó rất nhỏ gọn và tiện dụng, có thể thay thế PC/Laptop khi cần.

Và những điều nêu trên, chỉ mới là một mặt của vấn đề.

***

Trước đây khi chưa có smartphone, người ta thường tụ tập ở những quán nước yêu thích để tận hưởng đồ ăn tuyệt hảo, hương vị ngọt ngào của các loại đồ uống và trò chuyện vui vẻ cùng nhau cả buổi.

Vậy mà chẳng biết từ khi nào, họ lại í ới rủ nhau đi ăn đi uống tại một quán nào đó chỉ để… tụ tập ngồi cùng bàn. Việc đầu tiên mà tôi thường thấy nhiều bạn trẻ hay làm đó là… hỏi password wifi của quán trước, rồi mới bắt đầu cầm thực đơn gọi món. Sau đó mạnh ai đồ người nấy xài – smartphone, máy tính bảng, laptop cứ thể có mặt lần lượt trên bàn, chẳng ai nói với ai thêm lời nào nữa. Cùng lắm cũng chỉ là những câu hỏi xã giao cho có lệ. Tiếp theo đó, họ bắt đầu chụp hình các kiểu để up lên Facebook và Instagram, rồi trả lời các comment của bạn bè…

Cái hình ảnh đi cà phê mỗi người một việc đó cứ lặp đi lặp lại mãi, trở nên quá quen thuộc tới mức nó đã trở thành trào lưu và thói quen của giới trẻ. Tuy nhiên, việc quá phụ thuộc vào công nghệ nó đã vô tình tạo ra khoảng cách với những người xung quanh – dù họ chỉ cách mình có một cánh tay.

Không khí đó khiến tôi cảm thấy lạc lõng vô cùng! Lạc lõng giữa những người lạ đã đành, đằng này còn lạc lõng giữa chính những người thân thuộc đang ngồi ngay trước mặt mình!

Hễ cứ tới sinh nhật ai thì chỉ việc lên chia sẻ vài câu chúc mừng trên facebook, thế là xong. Hễ muốn trò chuyện với ai chỉ việc comment hoặc inbox cho nhau, thế là xong. Hễ muốn chia sẻ tâm tư tình cảm của mình, chỉ việc post status lên là sẽ có nhiều like và comment đồng cảm, thế là xong.

Sống thật trong thế giới ảo, sống ảo trong thế giới thật. Cứ như thể điện thoại đã và đang dần dần thay thế nghĩa vụ của một con người…

Nhưng dù smartphone có hiện đại và thông minh thế nào đi chăng nữa, chúng cũng không thể thay thế được tình cảm vui buồn, không thể thay thế được mối quan hệ giữa con người với nhau, không thể thay thế được những điều đang diễn ra sống động xung quanh hằng ngày. Đó là lý do tại sao mà robot không thể hoàn toàn thay thế con người được…

Vì có mấy khi gặp mặt nhau mà cười đùa vui vẻ và ôn lại kỷ niệm? Vì có mấy khi nhìn ngắm dòng người đông đúc qua lại trong không gian yên bình? Vì có mấy khi hơi ấm của người ta yêu thương lại kề bên ta như lúc này?

Vậy nên, hãy đặt chú “dế cưng” xuống bàn một lúc và trò chuyện với những người thân quen đi nào!



Nhật Niên

Sự ngạo mạn nguy hiểm của Bắc Kinh



Nhà bình luận Philip Bowring của tờ South China Morning Post (Hong Kong) cho rằng sức mạnh vượt trội cùng trò “đọc lịch sử kiểu chọn lọc” của Bắc Kinh đang gây ra căng thẳng tại biển Đông.


Tàu Trung Quốc bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981
hạ đặt trái phép tại vùng biển Việt Nam - Ảnh: Tấn Vũ

Hành vi của Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á hiện tại là hung hăng, ngạo mạn và đầy màu sắc chủ nghĩa sôvanh đại Hán. Vượt quá việc thể hiện lòng tự tôn dân tộc, Bắc Kinh đang khoác cái tên xấu cho chủ nghĩa yêu nước của họ. Người Hong Kong nên hiểu rõ thực tế là gì: đây là một mánh khóe nguy hiểm.

20% bờ biển, 90% diện tích

"Nói theo cách của Trung Quốc thì người Thổ Nhĩ Kỳ có thể đòi chủ quyền ở toàn bộ Ai Cập, còn người Nga có thể lấy toàn bộ khu Trung Á"

Bắc Kinh không chỉ gầm ghè chủ nghĩa bành trướng với Việt Nam và Philippines, giờ cũng khiến Indonesia chuyển từ thái độ cố là một nước trung gian sang trở thành một nước đối thủ khác ở biển Đông. Đã hai lần trong vài tháng gần đây, Indonesia chỉ trích Trung Quốc âm mưu chiếm một phần bán đảo Natuna của mình. Nói “vươn lên hòa bình làm gì” khi gây hấn các nước láng giềng với hơn 400 triệu dân - những nước anh coi là yếu.

Tất cả tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc giờ gói trong đường chín đoạn trải dài hơn 1.000 hải lý kể từ bờ biển Quảng Đông và Hải Nam tới gần Borneo, hòn đảo chung giữa Malaysia, Indonesia và Brunei, và chiếm hầu hết toàn bộ phần biển giữa Việt Nam và Philippines. Phần tuyên bố này chiếm tới hơn 90% diện tích biển Đông dù rằng Trung Quốc (cộng với cả Đài Loan) chỉ chiếm 20% bờ biển.

Tất cả tuyên bố này dựa vào những cơ sở lịch sử mà trên thực tế phớt lờ hết toàn bộ sự tồn tại và lịch sử giao thương hàng hải của các dân tộc khác 2.000 năm trước, trước cả Trung Quốc mở rộng khám phá trên biển xuống phía nam rất lâu. Người Indonesia đã tới châu Phi và thuộc địa hóa Madagascar hơn 500 năm trước cả nhà thám hiểm Trịnh Hòa (thế kỷ 14-15) của Trung Quốc. Ngoài ra, người dân Đông Nam Á hấp thụ nền văn hóa từ Ấn Độ và Hồi giáo nhiều hơn từ Trung Quốc.

Vụ căng thẳng với Việt Nam hiện tại là do Trung Quốc đưa giàn khoan vào khu vực biển phía đông Đà Nẵng. Trung Quốc lý lẽ là họ sở hữu Hoàng Sa, gần với vị trí khoan hơn là Việt Nam. Nhưng các đảo này Trung Quốc đơn phương xâm chiếm từ năm 1974.

Thực tế có cách để giải quyết các tranh chấp này. Các nước khác như Indonesia, Singapore và Malaysia từng đưa chuyện sở hữu chủ quyền đảo ra tòa án công lý quốc tế và chấp thuận kết quả của tòa. Nhưng cho đến giờ Trung Quốc vẫn không chịu bất kể là nhượng bộ hay là ra tòa trọng tài. Trong khi đó, hợp tác phát triển chung là không thể khi Trung Quốc luôn coi vùng tranh chấp là chủ quyền và coi đó là điều kiện (để đàm phán).

Bịa đặt lịch sử

Với trường hợp các bãi cạn ngoài Philippines, Trung Quốc dựa lý lẽ của mình trên một loạt chứng cứ lịch sử bịa đặt và lấy cớ là mình đệ đơn tuyên bố chủ quyền trước - một lý lẽ yếu khi Trung Quốc không có sự hiện diện liên tục ở đó và Philippines vốn thừa hưởng một hiệp ước giữa hai nước thực dân phương Tây.

Các bãi ngầm và các điểm mà Trung Quốc đòi chiếm nằm rất rõ trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và trong vùng biển mà ngư dân nước này từ lâu hay qua lại. Bãi cạn Scarborough cách Luzon khoảng 200km, cách Trung Quốc 650km.

Những tuyên bố vô lý này có từ thời Quốc Dân Đảng - Tưởng Giới Thạch và chẳng có ý nghĩa gì, kể cả chuyện các nước ngày xưa có thỉnh thoảng cống nạp cho Trung Quốc. Với các nước giao thương xưa, cống nạp là một loại thuế, chi phí phải trả khi giao thương chứ không hề có ý nghĩa là chủ quyền của Trung Quốc. Và nếu Trung Quốc từng có đôi lần là bá quyền ở khu vực thì đó hoàn toàn không phải là vị trí bá chủ (nắm hết chủ quyền) ở đây, vốn bị chi phối bởi biển Malay. Nói theo cách của Trung Quốc thì người Thổ Nhĩ Kỳ có thể đòi chủ quyền ở toàn bộ Ai Cập, còn người Nga có thể lấy toàn bộ khu Trung Á.

Một nước Trung Quốc đang mạnh lên muốn thể hiện sức mạnh và chứng tỏ ai là ông chủ ở khu vực - như Bắc Kinh từng cố chứng minh trong cuộc chiến năm 1979 với Việt Nam - cũng như là nhắc nhở nước Mỹ về điểm yếu của nó. Trung Quốc trong khi đó lại lưỡng lự không muốn đối xử với các nước láng giềng, những người có văn hóa và lịch sử riêng, một cách công bằng.

Lịch sử muốn thể hiện bá quyền của Trung Quốc đã có từ lâu. Đặc biệt là niềm tin vào sự đồng hóa cũng như là việc phải bảo vệ và phát triển tính cách Hán mạnh dưới thời Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949). Nhưng quan điểm này từ lâu từng bị phương Tây chỉ trích và từng bị chê trách dưới thời Mao Trạch Đông. Giờ nó đang trở lại ở đại lục, nơi nhiều học giả thấy khó chấp nhận việc con người hiện đại bắt nguồn từ châu Phi và rằng Trung Quốc vì vậy không phải là nguồn gốc duy nhất của loài người.

Theo Tuổi Trẻ
http://bizlive.vn/chinh-tri-xa-hoi/su-ngao-man-nguy-hiem-cua-bac-kinh-178053.html

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Ban mai




Tôi thức dậy từ đất
Đất nuôi tôi ba mươi lăm năm
Đất bạc màu vì nước mắt
Từng - giọt - tháng - năm

Tôi thức dậy từ mảnh vỡ
Xưa người trai tóc xanh
Chôn ở miền biên giới
Vết thương bao giờ lành?

Tôi vùi mình trong cát
Cát nóng quên khó khăn
Tôi vùi mình trong nước
Nước mặn quên thù hằn

Thương ký ức nghìn năm
Thương ba mươi lăm năm
Một sáng tháng Năm
Một sáng Trời xanh
Tôi mở mắt, trưởng thành.

Ngọc Bảo An