Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

IMF: Khủng hoảng nợ ở Mỹ đe dọa nền kinh tế toàn cầu


EPA

Việc Mỹ không có khả năng nâng "trần" nợ đe dọa nền kinh tế toàn cầu là hậu quả tồi tệ hơn nhiều so với sự sụp đổ của chính phủ hiện hành, Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde tuyên bố.
Phát biểu tại Đại học George Washington, đánh giá kết thúc thập kỷ khó khăn cho nền kinh tế toàn cầu, bà Christine Lagarde nói rằng chính phủ Mỹ nên tăng cường tình hình tài chính trong kế hoạch dài hạn. Bà cũng lưu ý rằng thỏa thuận về nợ là "rất quan trọng", BBC cho biết.
Trong bình luận của mình, Bộ Tài chính Mỹ khẳng định những kết luận của bà Christine Lagarde. Bộ Tài chính cho rằng trong trường hợp không có một thỏa thuận, sự sụp đổ của nền kinh tế Mỹ có khả năng xảy ra ngày 17 tháng 10 năm 2013 có thể dẫn đến một thực tế là "thị trường tín dụng sẽ bị đóng băng, đồng USD mất giá mạnh, và lãi suất ở Mỹ sẽ nhảy vọt." Theo các chuyên gia, thiệt hại cho nền kinh tế sẽ được cảm thấy trong nhiều thập kỷ và tác động mạnh đến người dân Mỹ cũng như dối với doanh nghiệp, suy thoái kinh tế thậm chí còn nghiêm trọng hơn trong những năm 2007-2009.

TỰ DO NGÔN LUẬN, TỰ DO VỚI BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM


Trong xã hội mà quyền con người được khẳng định và Nhà nước luôn tạo điều kiện để bảo đảm sự phát triển của quyền con người, thì tự do báo chí và tự do ngôn luận là các yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển chung. Ðó là căn nguyên lý giải tại sao các năm qua ở Việt Nam, tự do báo chí và tự do ngôn luận lại có những bước tiến không thể phủ nhận...



Theo số liệu của cơ quan chức năng, đến tháng 3-2013, cả nước Việt Nam có 812 cơ quan báo chí in với 1.084 ấn phẩm; gần 17.000 nhà báo được cấp thẻ; một hãng thông tấn, 67 đài phát thanh, truyền hình, 101 kênh truyền hình, 78 kênh phát thanh; 74 báo và tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, 1.174 trang thông tin điện tử được cấp phép hoạt động (năm 2011 là 46 báo điện tử, 287 trang thông tin điện tử). Hiện, Ðài Tiếng nói Việt Nam phủ sóng 99,5% diện tích lãnh thổ, qua vệ tinh tới nhiều nước trên thế giới. Hiện hơn 90% hộ gia đình Việt Nam đã sử dụng sóng truyền hình của Ðài Truyền hình Việt Nam. Qua nhiều hình thức cung cấp, người dân Việt Nam được tiếp xúc với 75 kênh truyền hình nước ngoài, trong đó có các kênh nổi tiếng như CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg,... 20 cơ quan báo chí nước ngoài đã có phóng viên thường trú tại Việt Nam, nhiều báo, tạp chí in bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài được phát hành rộng rãi. Qua internet, người dân Việt Nam có thể tiếp cận tin tức, bài vở của các cơ quan thông tấn, báo chí lớn trên thế giới như AFP, AP, BBC, VOA, Reuters, Kyodo, Economist, Financial Times,...

Về xuất bản, ở Việt Nam có 64 nhà xuất bản. Chỉ tính riêng trong năm 2012, ngành này đã xuất bản 28.009 xuất bản phẩm có nội dung phong phú và đa dạng, với khoảng 301.717.000 bản. Từ việc xác định vai trò của internet, Nhà nước Việt Nam có chính sách, biện pháp cụ thể để khuyến khích sử dụng internet phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, hỗ trợ cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm các quyền cơ bản của nhân dân. Ðó là cơ sở để năm 2012, về số lượng người sử dụng internet, Tổ chức Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) xếp Việt Nam đứng thứ ba tại Ðông - Nam Á, thứ 8 tại châu Á. Theo số liệu khảo sát của WeAreSocial - tổ chức nghiên cứu độc lập về truyền thông xã hội toàn cầu, tới tháng 12-2012 số người sử dụng internet ở Việt Nam là 30,8 triệu, chiếm 34% dân số (mức trung bình của thế giới là 33%). Tháng 10-2009, dịch vụ truy cập internet qua mạng 3G có mặt tại Việt Nam, lập tức góp phần tạo nên sự phát triển vượt bậc của internet băng thông rộng, sau ba năm (tính đến tháng 7-2012), số lượng sử dụng đạt con số 16 triệu người (chiếm khoảng 18% dân số). Riêng với blog, trên cả nước hiện có gần 3 triệu người có blog cá nhân. Ða số blogger sử dụng blog làm nơi bày tỏ suy nghĩ, trao đổi tâm tình, kiến thức; thông qua blog đã hình thành nhiều nhóm sinh viên, thanh niên rất tích cực hoạt động xã hội như quyên góp giúp đỡ trẻ em nghèo, giúp người không nơi nương tựa,... Hầu như các cơ sở công cộng ở đô thị như nhà hàng, khách sạn, quán giải khát, nhà chờ sân bay,... đều có Wifi miễn phí. Tại các địa phương có ngành du lịch phát triển như Huế, Ðà Nẵng, Hội An,... kế hoạch phủ sóng Wifi đã và đang được triển khai là bằng chứng cho thấy sự quan tâm của chính quyền địa phương với sự phát triển internet.

Thực tế Việt Nam cho thấy, sự phát triển của hệ thống truyền thông không chỉ để giúp nhân dân thỏa mãn nhu cầu văn hóa, mở mang và trau dồi tri thức, mà trở thành diễn đàn với nhiều hình thức phong phú, sinh động để các tổ chức xã hội, mọi người dân có tiếng nói lành mạnh, đóng góp ý kiến, thậm chí phản biện, đối với các chủ trương, chính sách của Nhà nước, và của các cấp chính quyền. Trong nhiều trường hợp, hệ thống truyền thông thật sự là công cụ bảo vệ lợi ích xã hội, bảo vệ quyền của người dân, nhất là kiểm tra, giám sát thực thi các chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhiều cơ quan báo chí ở Việt Nam chủ động, tích cực phát hiện và đấu tranh chống tham nhũng, phê phán hành vi vi phạm quyền công dân cùng những biểu hiện tiêu cực khác. Gần đây, việc những cuộc tranh luận, chất vấn, phản biện tại Quốc hội được truyền hình trực tiếp, việc Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được công bố công khai để toàn dân đóng góp ý kiến, việc các cuộc tọa đàm, tranh luận, cung cấp thông tin nhiều chiều về các vấn đề chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước trên phương tiện thông tin đại chúng,... giúp người dân tiếp cận với các vấn đề quan trọng, từ đó đưa ra ý kiến có trách nhiệm. Vì thế hệ thống truyền thông ở Việt Nam đã trở thành một phương tiện quan trọng trong bảo vệ và phát huy các giá trị của nhân quyền.


Ðể bảo đảm cho hệ thống truyền thông theo kịp sự phát triển, bên cạnh các quy định cụ thể trong Hiến pháp, pháp luật, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan thông tin đại chúng làm tròn chức năng, nhiệm vụ, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam ngày càng được phát huy cao hơn. Biểu hiện cụ thể cho quan tâm này là Việt Nam đã có Luật Báo chí và tháng 11-2012, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua Luật Xuất bản sửa đổi, thể hiện sự nhất quán trong tôn trọng quyền phổ biến tác phẩm của cá nhân, phù hợp với các quy định của Hiến pháp.

Trên thế giới ngày nay, tự do ngôn luận và tự do báo chí là các yếu tố hết sức quan trọng đối với sự ổn định, phát triển của mỗi quốc gia, đồng thời là biểu hiện trực tiếp của quan niệm, chính sách nhân quyền ở quốc gia đó. Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc đều khẳng định các quyền cơ bản này, và Nhà nước Việt Nam đã luôn nghiêm túc tuân thủ các cam kết. Tuy nhiên, bất chấp các thành tựu nhân quyền của Việt Nam, các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí thường viện dẫn từ Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị để bịa đặt Việt Nam "không có tự do ngôn luận, tự do báo chí", vu cáo Nhà nước Việt Nam "vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí". Khi viện dẫn, họ đã cố tình tảng lờ việc Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền khẳng định: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và các quyền khác: "phải tuân thủ những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận, tôn trọng đối với các quyền và quyền tự do của những người khác, đáp ứng được những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ". Họ cũng đã tảng lờ việc trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, để bảo đảm "Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa", về tự do ngôn luận, Công ước cho rằng thực hiện quyền này "kèm theo những nghĩa vụ, trách nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể dẫn tới một số hạn chế nhất định". Wikipedia - nơi có thể tự do trình bày quan điểm, trong mục từ Tự do ngôn luận cũng viết: "Các hạn chế đối với tự do ngôn luận có thể theo "nguyên tắc gây hại" hoặc "nguyên tắc xúc phạm", thí dụ trong trường hợp khiêu dâm hoặc các nội dung thù ghét (nhằm hạ thấp một cá nhân hay nhóm người vì chủng tộc, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tôn giáo, định hướng tình dục, tật nguyền, khả năng ngôn ngữ, hệ tư tưởng, địa vị xã hội, nghề nghiệp, ngoại hình, khả năng tư duy hay bất cứ dị biệt nào...). Các hạn chế đối với tự do ngôn luận có thể được thực thi bằng luật pháp hoặc/và sự lên án của xã hội".


Trên thực tế, không chỉ ở Việt Nam mới có một số chế tài đối với hành vi lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí để vi phạm pháp luật, mà ở Hoa Kỳ, CHLB Ðức, Pháp, Hàn Quốc, Singapore,... đều có luật và điều khoản luật xử lý nghiêm khắc hành vi lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí. Những kẻ thường ca ngợi tự do báo chí của cái gọi là "Việt Nam cộng hòa" cần phải biết rằng, Ðiều 16 Hiến pháp 1956 của chế độ này viết: "Mọi người dân có quyền tự do ngôn luận. Quyền này không được dùng để vu cáo, phỉ báng, xâm phạm đến nền đạo lý công cộng, hô hào nổi loạn, hoặc lật đổ chính thể cộng hòa", Ðiều 12 Hiến pháp 1967 của chế độ này cũng viết: "Quốc gia tôn trọng quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, báo chí và xuất bản, miễn là sự hành xử các quyền này không phương hại đến danh dự cá nhân, an ninh quốc phòng hay thuần phong mỹ tục". Và không thể biện minh cho tự do ngôn luận, tự do báo chí của chế độ đó khi chỉ trong một tháng đầu năm 1975 đã "bỏ tù 19 nhà báo và đóng cửa năm báo đối lập"; và 30 năm sau về cái chết của phóng viên AFP, Nguyễn Ngọc Bích - Tổng Giám đốc cuối cùng của cái gọi là "Việt tấn xã" - VTX, đã viết: "Tôi cũng sống những giờ phút thật căng khi ông Phạm Kim Quy, đại tá cảnh sát, bắn chết ký giả Agence France - Presse Paul Leandri rồi nhất quyết đòi VTX phải đưa ra cách giải thích của bên Cảnh sát quốc gia"!

Hiện nay, việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí ở Việt Nam còn gặp khó khăn khi nhận thức về pháp luật của toàn dân chưa trở thành ý thức thường trực, tự giác, hệ thống truyền thông tuy phát triển song còn thiếu chuyên nghiệp, nhất là các thế lực thù địch, một số cá nhân thiếu thiện chí lợi dụng truyền thông để tác động xấu tới xã hội, công chúng, lợi dụng việc chính quyền thực thi pháp luật để vu cáo Nhà nước Việt Nam,... Nhưng chúng ta tin tưởng rằng, từ quan điểm, chính sách đúng đắn của Nhà nước Việt Nam về tự do ngôn luận và tự do báo chí, cả trước mắt và lâu dài, mọi người dân Việt Nam sẽ được hưởng các quyền này ngày càng đầy đủ hơn, được tạo các điều kiện để phát triển toàn diện và hài hòa, từ đó có những đóng góp thiết thực vào sự phát triển chung của xã hội.


Nguồn: Báo Nhân Dân

Hất nó xuống và bước lên trên


Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng: Có một người nông dân nọ có một con lừa già. Một hôm, con lừa bị rơi xuống cái giếng khô cạn và đau đớn kêu la thảm thiết. Sau khi bình tĩnh đánh giá tình hình, vì thương con lừa, người nông dân đã quyết định nên nhanh chóng giúp nó kết thúc sự đau đớn. Anh gọi thêm mấy người hàng xóm để cùng lấp đất chôn con lừa tội nghiệp.

Lúc đầu, con lừa càng thêm kinh hoàng vì những gì người ta đang làm đối với nó. Nhưng khi từng tảng đất được hất xuống giếng liên tiếp theo nhau ập trên vai nó, một ý nghĩ chợt lóe lên: Cứ mỗi lần tảng đất rơi đè lên vai, nó lại lắc mình cho đất rơi xuống và ngoi lên trên! Và nó đã làm như vậy, từng chút từng chút một, với một lời tự nhủ và tự cổ vũ: “Nào mình hãy hất nó xuống và bước lên trên, hất nó xuống và bước lên trên…”. Mặc cho sự đau đớn ê ẩm phải chịu sau mỗi lần tảng đất ập xuống, mặc cho sự bi đát cùng cực của tình huống đang gánh chịu, con lừa tiếp tục chiến đấu, chống lại sự hoang mang, hoảng sợ, tiếp tục theo đúng phương châm “hất nó xuống và bước lên trên”.

Và không lâu sau, cuối cùng dù bị bầm dập và kiệt sức, con lừa già đã vui mừng đắc thắng bước lên khỏi miệng giếng. Những gì như sẽ đè bẹp và chôn sống nó, trên thực tế đã cứu sống nó. Tất cả đều nhờ vào cái cách mà con lừa đã can đảm đối diện với nghịch cảnh của mình.

♥Sưu tầm

Thành kiến




Bức tường ngăn cách

Ta hay có thói quen nhìn vào bất kỳ đối tượng hay tình huống nào đang xảy ra trong thực tại bằng kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được trong quá khứ. Có thể do một số kinh nghiệm cũ thích ứng phần nào với tình trạng thực tại, nên ta thường rất tin tưởng và tự hào về sự thông minh và nhạy bén của mình, mà không chịu khám phá hay xét nét cẩn thận. Nếu quan sát kỹ và công tâm nhìn nhận ta sẽ thấy cũng không ít lần mình đã tuyên đoán sai và có những bước trượt rất đáng tiếc trong quyết định. Bởi vì mọi sự vật sự việc trong vũ trụ này vốn không ngừng vận động, có khi nó biến chuyển nội dung bên trong nhưng cũng có khi thay đổi cả hình dáng bên ngoài. Nó có thể hay hơn hoặc tệ hơn, chứ không bao giờ giữ nguyên một trạng thái.

Nhưng cuộc sống quá bận rộn nên ta thường không có nhiều thiện chí để nhìn bất cứ đối tượng nào cũng bằng tâm thức mới, sử dụng kinh nghiệm cũ có vẻ như khỏe và mau chóng giải quyết được vấn đề, và kết quả như thế nào thì may nhờ rủi chịu. Một phần cũng do bản năng tự vệ của con người chưa thuần hóa còn nhiều vụng về thô thiển, nên khi phát hiện ra cái gì có tính cách ảnh hưởng đến quyền lợi của mình là phản ứng bảo vệ ngay lập tức, bằng những tâm lý như: nổi giận, phán xét, nghi ngờ, độc tài, kỳ thị… mà không chịu bình tâm để kiên trì quan sát và tìm hiểu rõ sự thể. Cho nên hầu hết mọi người đều không có thói quen tách rời kinh nghiệm cũ của mình khi quan sát thực tại, chính vì thế mà họ vẫn thường rơi vào nhận thức sai lầm và đánh mất đối tượng.

Như trong quá khứ ta đã từng bị người thân yêu lừa dối hay phản bội, cái vết thương ấy sẽ khắc ghi sâu đậm trong tâm thức, nên khi muốn đặt xuống tình cảm với người mới thì ta rất hoang man, lo sợ. Đó là một lỗi lầm của tâm lý, vì có thể người mà ta đang tiếp xúc trong hiện tại hoàn toàn khác biệt với người cũ. Nhưng ta không đủ sức để vượt qua bản năng tự vệ của mình, ta đã cố nhiều lần nhìn người ấy như chính họ đang là, ta đã nhiều lần nhắc nhở mình người này không phải là người trước, và rồi cuối cùng ta cũng vẫn thất bại. Cố nhiên là vết thương lòng thì khó mà quên được, nhưng thay vì ta cần cho đôi bên những cơ hội vừa đủ để tìm hiểu nhau và tin tưởng nhau hơn, thì ta lại mang tâm thức nghi ngờ sự lừa dối hay phản bội ấy trong suốt cuộc hành trình chung bước với nhau. Bức tường ngăn che ấy chính là thành kiến.

Thành kiến chỉ đơn thuần là thái độ bám víu vào kinh nghiệm cũ để áp đặt lên thực tại, nên có thành kiến tốt và thành kiến xấu. Nói dễ hiểu là ta thường đeo mắt kính màu hồng và mắt kính màu đen khi nhìn người, nhìn đời. Nếu ta đã từng biết người kia rất dễ thương, bằng kinh nghiệm trực tiếp hay thông qua kinh nghiệm của người khác, thì khi gặp họ ta sẽ có thiện cảm và hết lòng với họ ngay mà không cần phải quan sát hay khám phá gì thêm nữa. Đó là ta đang đeo mắt kính màu hồng, thấy họ nói cái gì cũng hay, làm cái gì cũng tuyệt. Bây giờ phương tiện truyền thông và quảng cáo rất mạnh mẽ, chỉ cần một vài bài báo ca ngợi hết lời về nhân vật đó thì lập tức trong ta nảy sinh ngay cảm tình, sau này có cơ hội tiếp xúc ta sẽ dễ dàng bỏ qua bước quan sát và thận trọng căn bản.

Trường hợp ta được biết người kia là một kẻ xấu, dù thông tin ấy chưa có gì đảm bảo là chính xác, nhưng ta vẫn có khuynh hướng thích đeo mắt kính màu đen trước cho chắc ăn. Cho đến một ngày ta không còn khả năng lấy chiếc mắt kính màu đen ấy ra nữa, nhìn đâu cũng thấy một màu tăm tối, nhìn ai cũng dị ứng, thấy họ là những kẻ đang muốn hơn thua hay hãm hại mình. Từ thành kiến đi tới cố chấp là một khoảng cách rất nhỏ, nếu thiếu bản lĩnh để sẵn sàng tiếp nhận bất kỳ điều gì mới lạ xảy ra thì ta sẽ dễ dàng đóng băng những nhận thức mà mình đang có. Những người bị thành kiến khống chế sẽ không còn cơ hội để thấy được những giá trị mầu nhiệm của sự sống đang hiện hữu, sẽ trở thành nạn nhân của lối sống u uất nặng nề, rất dễ đi tới mặc cảm lạnh lùng và bế tắc.

Giữ gìn con mắt trong

Cho nên tổ tiên ta thường khuyên “thấy sao để vậy”, hãy nhìn đúng sự vật sự việc như chính nó đang biểu hiện ra, chứ đừng nhìn như chính tâm trạng hay kinh nghiệm mình đang có. Cái đó là cái nhìn của con mắt trong, con mắt không bị bụi đời làm vẩn đục. Từ lâu rồi, ta đã quên sử dụng con mắt thật thà và hồn nhiên vốn có của mình. Nhìn nhau bằng con mắt ấy ta thấy dễ chịu và gần gũi hơn, cơ hội thấu hiểu và thương yêu nhau sẽ dễ xảy ra hơn. Nhưng xã hội hiện đại có quá nhiều chiêu thức tinh xảo, vì nhu cầu hưởng thụ mà người ta không màng đến thật giả hay đúng sai, nếu không có một đời sống tỉnh thức và bản lĩnh thì ta sẽ khó phát hiện ra kịp thời và đủ sức để tách ly sự đồng hóa ấy.

Sống trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, ai ai cũng tranh thủ quyền lợi mà không quan tâm đến sự ô nhiễm tâm hồn thì ta cũng khó tránh khỏi. Lâu dần nó hình thành thói quen như một bản tính tự nhiên, mỗi khi ta phát hiện một vài hành vi của đối phương tương tợ như kinh nghiệm đã có thì ta vội vàng kết luận, phán xét. Đôi khi chỉ vì một người mà ta coi khinh và kỳ thị cả một đoàn thể, một truyền thống, hay một dân tộc. Bởi thói quen ích kỷ của con người là hễ thấy cái gì trái ngược hay tác hại đến mình là phòng ngự và sẵn sàng loại trừ nếu có thể. Cho nên một người có hiểu biết sẽ luôn ý thức giữ gìn con mắt trong của mình, can đảm chấp nhận những hư hao về tài sản và danh dự, tại vì nó quyết định cho một đời sống an bình và một liên hệ tình cảm tốt đẹp.

Ta nên nhớ là bản chất của vạn sự vạn vật là vô thường, thì con người cũng vô thường mà kinh nghiệm cũng vô thường. Trong quá khứ người kia còn nhiều vụng về lầm lỡ thì bây giờ họ có thể đã thay đổi rất nhiều, ta hãy cho họ có một cơ hội được sống với con người mới trước ta, và ta hãy tự cho mình một cơ hội sống bằng tâm thức mới trước họ. Khó khăn nhất là đối với những người thân sống chung quanh ta, ta thường không dễ nhìn thấy sự chuyển biến và phát triển của họ. Người mẹ lúc nào cũng thấy con mình khờ dại chẳng biết gì, sự quan tâm và mong muốn luôn dựa trên kinh nghiệm cũ, nên vô tình giới hạn cơ hội trưởng thành của người con. Người vợ lúc nào cũng cho rằng mình đã hiểu biết chồng hết rồi, khả năng lắng nghe và quan sát không hề mài dũa, nên vô tình cô lập hóa cảm hứng sáng tạo và chuyển hóa của đối phương.

Sống với một người không biết ghi nhận những chuyển biến của mình, không thấy được mình đang có những nếp nhăn trên trán hay những khó khăn bế tắc trong lòng, để có một lời an ủi hay giúp đỡ kịp thời, thì đời sống ấy sẽ rất nhàm chán. Đó cũng là lý do tại sao mỗi khi ta gặp một người mới thì ta rất hân hoan vui sướng và muốn duy trì mãi giây phút được quan sát bằng con mắt không thành kiến. Đời sống vốn xuôi theo chiều hối hả, con người lại bị ảnh hưởng quá nhiều bởi kỹ thuật điện tử nên rất dễ trở thành những kẻ sống hời hợt và cứng nhắc, cái gì lưu trữ vào não bộ của mình rồi thì không dễ gì lấy ra. Lối sống ấy là lối sống nhút nhát và tụt hậu, không can đảm mở lòng ra để cập nhật thông tin mới nhất từ đối phương, thì đừng hỏi tại sao sống với nhau mà không thể hiểu và thương nhau. Hiểu và thương là một quá trình luyện tập chứ không chỉ là vấn để của ý chí.

Phần lớn ai cũng sợ buông bỏ xuống những kinh nghiệm của mình, vì nó được tích lũy trong một quá trình lâu dài gian khó, nên người ta thường xem nó như sinh mệnh của mình, nếu ai coi thường nó là coi thường chính mình, nếu không sử dụng nó thì ta sẽ không còn gì nữa cả. Lẽ dĩ nhiên có những kinh nghiệm rất hữu dụng, nhưng cái khó là ta không biết nên dùng vào lúc nào và liều lượng bao nhiêu. Vì trong khi sử dụng kinh nghiệm cũ thì ta thường không còn thiện chí để tìm hiểu khám phá thêm, mà kinh nghiệm cũ dù hay ho tới đâu cũng không bao giờ diễn đạt hết về thực tại. Cho nên giới hạn lối dùng kinh nghiệm cũ một cách máy móc là để ta không bị nó khống chế và cũng để ta trau dồi kỹ năng khám phá, sáng tạo. Bởi bản chất của con người và vũ trụ này luôn kỳ bí, ta phải có một con mắt trong suốt vững vàng thì mới hy vọng tìm ra đáp số đúng.

Mỗi ngày ta hãy tập ngồi yên để thanh lọc lại kinh nghiệm vừa mới tích góp của mình. Nếu kinh nghiệm đó không có tính chất nuôi dưỡng khả năng hiểu biết và thương yêu thì ta không cần phải để nó chiếm quá nhiều dung lượng tâm thức. Những kinh nghiệm nào chỉ tồn tại như một thói quen ngẫu nhiên, trong vô thức mà ta đã lưu trữ, thì hãy đem nó ra phân tích và buông bỏ từ từ. Mỗi khi tiếp xúc với bất kỳ đối tượng nào, ta cũng luôn tự nhắc nhở hãy nhìn vào thái độ của mình, xem mình có đeo mắt kính màu hồng thiện cảm hay mắt kính màu đen ác cảm không? Nếu có thì sớm tìm cách dừng lại cuộc tiếp xúc đó mà trở về chỉnh đốn lại tâm lý của mình. Bằng lối sống tỉnh thức như thế, ta sẽ luôn có cơ hội nâng cấp tầng nhận thức, mở rộng tầm nhìn, không để nó bị chay cứng hay xói mòn chỉ vì những quyền lợi ích kỷ nhỏ nhen.

Có một kẻ ngoại đạo lén tìm đến chúa Jesus để hỏi điều ông ta đã thao thức bấy lâu nay: “Thưa ngài, làm sao để được sinh vào vương quốc của thượng đế?”. Chúa Jesus trả lời: “Chỉ khi nào ông chết đi”. Thấy người kia hốt hoảng, chúa Jesus liền giải thích thêm: “Một ý niệm cũ chết đi thì một ý niệm mới sẽ được sinh ra, đó là vương quốc của thượng đế”. Cái cũ tuy quen thuộc nhưng nghèo nàn, cái mới thường không dễ chịu nhưng có khả năng đem tới một không gian rộng rãi cho đời sống, vậy ta còn ngại ngần chi mà không dám khai tử những ý niệm hay những kinh nghiệm vốn chỉ để bảo vệ cảm xúc nhất thời. Vương quốc thượng đế thì ai cũng có, đó chính là sự an bình và thảnh thơi của tâm hồn, chỉ khi nào những phiền não trong ta rơi rụng xuống thì nó mới thật sự hiện bày ra.

Nhìn bằng mắt trong suốt
Không kẹt kinh nghiệm xưa
Mở lòng thêm hiểu biết
Như đất gặp cơn mưa.

Minh Niệm

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

BỆNH THU




một
vòm trời lạnh dần
đàn ngỗng cuối ra đi
cây cành xuất huyết
gió vật mình chứng nan y
dưới vầng trăng tắt kinh
tôi lê từng bước
rời yếu tính


hai

nẻo đường cuối thu
gió bấc âm u
ôm tim óc trống
tôi chạy tìm hàng quán
nốc bia đắng rượu chát
rình xem thi hứng dan díu
với mấy vỉa hè mắc cạn


ba

chán tân nguyệt ngấy tân nguyệt
chán trăng tròn ngấy trăng tròn
lê bóng cũ qua các chân trời
lặp đi lặp lại câu kinh
lá vàng
lá úa
tưởng tượng một kiếp sau
mua vé phi thuyền lên thăm nguyệt cầu
đào cái hố thật sâu
chôn hết u sầu


bốn

trời đất đột nhiên nhuốm bệnh thu
bỗng đâu lây cho tôi
đêm đêm hôn mê
ngày ngày trầm cảm
căn chứng nan y
vô phương điều trị
chỉ còn cách nuôi bệnh dằng dai
bằng những cơn say
cộng thêm mấy câu hỏi siêu hình không lời giải


năm
vầng trăng đầu đường xó chợ
đã chán ngấy lộ trình quen thuộc
và ngọn gió bơ vơ giữa phố
chỉ là cánh tay dài thiếu ngón
chai rượu cuối đời
độc ẩm
thánh thần quay bóng biệt tăm


sáu

quẩn quanh vòm trời phế tích
mây xám với tôi không nhà
lưỡi lá vàng
môi cỏ úa
mưa dầm mộng dột
hỡi chim !


bảy
mưa xói mòn tháng mười
mọi nẻo kỷ niệm
chìm mất tăm hơi
vầng dương rã mục
quả đất là thân tàu rỉ nước
phóng xe lên cầu vồng
tôi bấm vang hồi còi báo động
nhưng bốn phương
vẫn thinh lặng hư không

tám

gài nơi thềm cửa
lời cáo phó mùa thu
thắp nén hương
trước chân trời mây phủ
đồng không rừng vắng
vú to vú nhỏ rụng dần
giờ đây sân ga xó quán
là chỗ nằm cho trí nhớ bỏ hoang
nơi hậu trường lá mục
sâu bọ gặm nhấm
mối tình trái cấm


chín

chim hồng chim hộc bay đi
còn lại giữa khung trời
các nứt rạn vô phương vá víu
gió giông rên rỉ tiếng kinh cầu
trùng điệp sồi phong mê thiếp
hằng hà rụng
bất tận rơi
những mảnh vụn phật tính
có kẻ lầm lũi trên đường
bất chợt ngước nhìn


KẾT

chẳng cần quay ngược cuộn phim
nơi ngã ba thời tiết
đoàn tàu mùa thu
rẽ chậm về hướng cũ
trong kính chiếu hậu
le lói tà huy quá khứ
đài phát thanh rên rỉ điệu blues xưa
không có gì thay đổi
các phím đàn đuổi nhau
về chân trời mù
trí nhớ ôm cặp cánh phân vân
cuộn phim
dù quay ngược quay xuôi
lá chết vẫn xoay
từng đợt sóng đồng tâm
vòng tròn là chung cuộc


CHÂN PHƯƠNG

Ông Nguyễn Trần Bạt nói về những “nhân sĩ, trí thức yêu nước”


 tumathien


Trong bài trả lời phỏng vấn báo Đại Đoàn Kết có tựa đề “Rủi ro nhất của khủng hoảng kinh tế là để xã hội bất ổn”ngày 29/9/2013, ông Nguyễn Trần Bạt, nhà tư tưởng hàng đầu, người nổi tiếng với những lập luận sắc sảo, đầy tính nhân văn, đã nói về một số trí thức, dù không nói trực tiếp là ai nhưng qua nội dung chúng ta đều có thể đoán ra đây là những vị “nhân sĩ, trí thức yêu nước” lúc nào cũng xuất hiện trong các bản tuyên bố, thư ngỏ, kiến nghị trong thời gian vừa qua.

Đầu tiên là chỉ ra nguyên nhân bất mãn: “Những năm mở cửa vừa qua đã giúp một bộ phận dân chúng đô thị có điều kiện sống tốt hơn nên bây giờ khó khăn một chút là bất mãn” và ông cũng phân tích nguyên nhân sâu xa của bất mãn: “những người nhìn cuộc đời qua tâm trạng của mình”. Quả là chính xác, những người như Quang A, Huệ Chi, Tương Lai, Lê Hiếu Đằng… đều là những người như vậy, họ là những trí thức có nhiều tham vọng, nhưng rốt cục thì những bất mãn hay tâm trạng của họ được phản ánh thành “đất nước lâm nguy”.

Ông Bạt chỉ ra rằng những người này luôn chỉ trích mà chỉ trích thì rất dễ: “Tôi phải nói thẳng rằng tôi không thích những ý kiến luôn luôn chỉ trích và đòi thay thế thể chế. Bởi vì chỉ trích dễ lắm, nhưng làm thì khó”, “Tất cả những ý kiến chỉ trích cá nhân những nhà lãnh đạo, chỉ trích thực trạng kinh tế, xã hội tôi nghĩ đều không tích cực. Phân tích nó thì được, nhưng đem chỉ trích, bêu riếu nó thì không nên”.

Ông cũng thẳng thắn phê phán những người đòi thay đổi thể chế: “Đối với người Việt Nam, thể chế chính trị mà chúng ta đang có cho dù còn có những khiếm khuyết thì nó vẫn là một thể chế mà mỗi một người đã cam kết sống với nó. Tôi sinh năm 1946, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời năm 1945. Phải nói cho sòng phẳng, nền cộng hòa này đối với tôi là nền cộng hòa của tôi, tôi phải chăm chút giống như ngôi nhà của tôi, dột thì tôi phải lợp lại. Tôi nghĩ rằng mọi nền cộng hòa đều phải sửa chữa. Tôi đã nghiên cứu và rút ra một kết luận là mọi nền cộng hòa đều phải sửa chữa thường xuyên. Nền Cộng hòa của Hoa Kỳ cũng đang phải sửa, tại sao chúng ta không sửa mà chúng ta đòi thay nó. Thay bằng cái gì?”.

Câu hỏi của ông Bạt là đang nói về việc Quang A, Huệ Chi, Tương Lai, Lê Hiếu Đằng đang đòi thay bằng thể chế Mỹ !

Và ông Bạt cũng đưa ra khuyến nghị: “Nếu xã hội chúng ta kêu gọi sự phát huy, đi tìm kiếm giải pháp, sáng kiến, lối thoát mà không chỉ trích nữa thì tôi nghĩ rằng tất cả các cuộc hội thảo sẽ trở nên những cuộc hội thảo lịch sử. Bởi đấy là lúc xã hội ghé một vai gánh với Đảng và Chính phủ để chứng minh rằng xã hội chúng ta là một xã hội hòa bình, mọi người đều làm chính trị theo địa vị của mình chứ không đòi thay thế vị trí các nhà lãnh đạo”.

Với một trí thức có trình độ và tâm huyết như ông Nguyễn Trần Bạt thì những việc làm của các vị nhân sĩ, trí thức vừa qua như việc ký tuyên bố quyền dân sự, chính trị chỉ là những trò trẻ con, “góp sức” làm đất nước thêm bất ổn.

Tư Mã Thiên xin dẫn lại câu thơ của Nguyễn Du được ông Bạt nhắc đến trong bài phỏng vấn để gửi đến các vị “nhân sĩ, trí thức yêu nước”:

Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình lại thấy thương mình xót xa.

 tumathien

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Ngươi nóng, nhưng ta còn nóng hơn





Tác giả: Tống Thần Quang



 Long Kỷ đã gần 50 tuổi. Tuy nhiên, mái tóc đen bóng và sắc diện trẻ trung khiến ông trông như mới 27 hay 28 tuổi. Những người từng biết ông nhớ lại trước đây ông không được như vậy.

Không lâu sau khi Long Kỷ sinh ra, phong trào đại nhảy vọt của Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu; đây là một thảm họa nhân tạo kéo dài 3 năm. Nhiều người đã chết đói, và Long Kỷ gần như cũng bị chết đói. Một thầy thuốc Trung Y già đã cứu mạng sống của ông. Tuy nhiên, vì không đủ dinh dưỡng từ khi sinh ra, Long Kỷ có sức khỏe kém và thường đau ốm. Ông thường bị cảm lạnh nhiều lần liên tiếp.

Trong số bốn mùa thì Long Kỷ sợ nhất là mùa hè. Mùa hè nóng nực thường khiến ông hoa mắt buồn nôn, tức ngực khó thở và tứ chi vô lực. Ông thường cảm thấy chóng mặt chỉ sau khi bắt đầu đọc sách được một lúc. Tình trạng này đã kéo dài hơn 10 năm. Ông đã tìm đến nhiều bác sĩ Tây Y và Trung Y. Tất cả họ đều nói rằng bởi vì ông thiếu dinh dưỡng và có hệ tiêu hóa kém, thuốc thang cũng không thể giúp ông.

Một ngày nọ, có người giới thiệu Pháp Luân Công cho ông. Ông đã thử tập và cảm thấy rất tốt. Không lâu sau, ông cảm thấy cơ thể mình tràn đầy năng lượng. Sau đó, ông tới thành phố Đôn Hoàng ở tỉnh Cam Túc trong một chuyến công tác. Đó là cuối tháng Tám và trời rất nóng. Trong những ngày này, ông đã đi ra ngoài cả ngày trên nền cát nóng. Tuy nhiên, ngạc nhiên thay, ông không hề cảm thấy khó chịu. Sau đó, khi đọc mục “Không trong ngũ hành, ra ngoài tam giới” trong «Chuyển Pháp Luân», ông mới hiểu ra. Là một học viên tu luyện chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, cơ thể ông liên tục được vật chất cao năng lượng lấp đầy. Ngươi nóng, nhưng ta còn nóng hơn. Đó là nói rằng nóng và lạnh của thế gian không còn chi phối người tu luyện được nữa.

SỢ BÓNG SỢ GIÓ









Trong «Thế thuyết tân ngữ» có một câu chuyện về “sợ bóng sợ gió” (“Ngô ngưu suyễn nguyệt”) như sau: Vị cận thần Mãn Phấn của Tấn Vũ Đế rất sợ lạnh, đặc biệt là cái lạnh rét thấu xương của gió đông. Có một lần gió thật to, vừa lúc anh ta vào cung tiếp kiến Vũ Đế, thấy cảnh thời tiết rét lạnh bên ngoài cửa sổ lưu ly, dù biết rõ cửa sổ lưu ly rất dày, sẽ không bị gió lùa vào, nhưng không khỏi có một cơn rùng mình. Vũ Đế thấy vậy liền cười anh ta, Mãn Phấn xấu hổ trả lời: “Thần giống như trâu nước Ngô, chỉ cần thấy ánh trăng là thở hồng hộc ngay”.

Trâu nước vốn sinh sống ở sông Trường Giang trong khu vực có nước sông Hoài chảy qua, loài trâu này sinh ra vốn sợ nóng, cho nên vào mùa hè thích ngâm mình trong dòng nước mát mẻ; nó chỉ cần thấy mặt trời thì toàn thân sẽ nóng lên, liên tục thở gấp; bởi vậy ngay cả đôi khi nhìn thấy ánh trăng trong đêm, còn tưởng lầm là mặt trời, thân nhiệt lại tăng cao, hoảng sợ đến nỗi thở gấp gáp.

Về sau câu thành ngữ “Sợ bóng sợ gió” (“Ngô ngưu suyễn nguyệt”, trâu nước Ngô nhìn thấy trăng mà thở hổn hển) từ đây mà hình thành, dùng để ví von con người khi nhìn thấy một cái gì đó tương tự thứ mà bản thân sợ hãi sẽ nảy sinh nỗi sợ hãi lớn trong lòng, cũng là dùng để chỉ thời tiết khốc liệt.


1- Bạn phải chăng cũng từng có kinh nghiệm “sợ bóng sợ gió”? Hãy suy nghĩ một chút, làm sao chúng ta có thể vượt qua chướng ngại tâm lý này?

2- Có hai câu thành ngữ mang ý nghĩa tương tự “Sợ bóng sợ gió” (“Ngô ngưu suyễn nguyệt”) là: “có tật giật mình” (“Đàm hổ sắc biến”, hễ nói đến hổ là biến sắc ngay), “chim sợ cành cong” (“Kính cung chi điểu”, chim thấy cành cong cũng sợ là cây cung), bạn có biết câu chuyện sinh thành hai câu thành ngữ kia không? Nếu biết hãy chia sẻ với mọi người nhé!

Đọc “Nhị khúc” mà nhớ Sài Gòn Nguyễn Nguyên Phượng




Nguyễn Nguyên Phượng


Nhị khúc Sài Gòn

lúc nào mà Sài Gòn chả vậy
hương phố
hương người
dìu dịu thơ!
lâu lắm không về nghe động đậy
chút hương xưa...
ngày ấy dại khờ...

Bình minh em nên Sài Gòn thơm ngát
cà phê góc phố hẹn hò nhau
lá cổ thu nghiêng
chao nắng nhạt
ta nghiêng hồn chờ lụa áo
xôn xao


VŨ MIÊN THẢO

29-6-2013
(DATDUNG.com)


1.

C hỉ mới đọc qua thôi, bổng dưng tràn dậy trong tôi một nỗi mênh mang đầy âm vang. Sài Gòn…Sài Gòn. Mùi hương. Góc phố, con đường. Lá đổ…Ơi Sài Sòn. Nhưng nhan đề có chất “võ thuật” nghe khó chịu làm sao. Ngẫm lại cũng rất Sài Gòn. “Nhị Khúc Sài Gòn”…Những năm 70, tên tuổi của thần tượng Lý Tiểu Long chiếm lĩnh màn ảnh Sài Gòn với những thế võ Triệt quyền đạo hoa mắt người xem khi múa côn nhị khúc đánh kẻ mạnh, kẻ ác bảo vệ người cô thế. Đường Sơn đại huynh, Tinh Võ Môn, Mãnh Long quá giang… Mỗi lần Lý ra chiêu theo luôn kèm giọng hú hét lạ tai… Chỉ ở Tân Định – Sài Gòn (nay là TP.HCM), hai rạp cinéma Tân Định, Văn Hoa đông nghịt người mua vé, tôi và các bạn cũng chen vai vào xem. Một thời Sài Gòn xa lắc lơ, bồi hồi nhớ.

Em về giũ áo mù sa
Trút quần phong nhụy cho tà huy bay…

Sài Gòn, Chợ Lớn rong chơi
Đi lên, đi xuống đã đời du côn…(Bùi Giáng)


Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông…(Nguyên Sa)

Nhưng là thơ đấy. Thơ của Vũ Miên Thảo. Thực ra tôi đọc thơ của anh trên các văn đàn mạng không nhiều kể cả ở DATDUNG.com nơi anh là thành viên Ban quản trị. Mà cần chi nhiều. Giọng điệu, tứ thơ, niềm say thi ca của người thơ qua một bài, một đoạn đôi lúc một câu thơ, một hình ảnh thơ ngân lên sợi dây tình cảm ở người thưởng thức đã là thành công.

Với bài “Nhị khúc Sài Gòn”, hương Sài Gòn dậy lên từ dòng thơ đầu của khúc Một:

lúc nào Sài Gòn mà chả vậy
hương phố
hương người
dìu dịu thơ!


Vũ Miên Thảo đã chọn “một yếu tính” của Sài Gòn trãi cảm xúc cảm như đang trò chuyện, thủ thỉ tâm tình, lúc nào Sài Gòn mà chả vậy. Một thuở mà muôn thuở. Những đường phố. Lối đi. Nẻo về của Sài Gòn vẫn rợp cây xanh, bóng mát. Những Tự Do, Cường Để, Nguyễn Du, Bến Thành., Phú Nhuận, Tân Bình…Những Ngã Tư. Ngã Bảy. Ngã Năm…Phố. Người . Đẫm hương…thơ. Hôm nay Sài Gòn cao. Sài Gòn bay. Hiện đại, hoành tráng ngất ngất tầng. Vẫn còn lại nhiều, nhiều lắm những nẻo Sài Gòn mộng, Sài Gòn thơ bao lấy anh và cuốn lấy cả tôi. Ơi Sài Gòn… Một câu mà nói được nhiều đấy chứ, hương phố / hương người / dìu dịu thơ!

Chỉ một lần (nhiều lần ?) về cũng không cần rõ. Về với Sài Gòn là về với bây giờ mà nhớ xưa xa. Bất chợt lại diễm thành. Lâu lắm không về nghe động đậy / chút hương xưa…/ ngày ấy dại khờ… Thơ và tình quá đỗi.

Tôi lại lan man. Một hôm trận gió tình yêu lại/ Đứng ngẩn trông vời áo tiểu thư (Huy Cận). Ngọt ngào. Mê đắm của chút hương xưa…ngày ấy dại khờ…Em đi áo mỏng buông hờn tủi/ Là hết thôi rồi chuyện trước sau…(Quang Dũng). Thưa em từ buổi xa nào/ Nhìn nhau mộng đã bước vào trong mơ...(Bùi Giáng). Làm sao mà tìm lại ngày ấy dại khờ ? Luật bất khả của thời gian thiên thu ngự trị. Buổi đầu khờ dại, đuối tình, theo tình, đắm tình… tươi roi rói làm nên chất thơ lan sang người đọc nỗi hoài mộng xa xôi. Cái ngày ấy dại khờ miên miên trường thọ. Có hủy, có đốt cháy bằng hiện thực đời nào đi nữa cũng chẳng tan. Nhà thơ Cao Xuân Sơn ở Đồng Nai đã từng làm phép thử trong bài thơ “Điên”, Ngồi buồn đốt một chồng thư/ Cái thời ngây dại tương tư hảo huyền/ Lửa tàn sực tỉnh cơn điên/ Chồng thư đốt hết còn nguyên nỗi buồn. Đốt phải cháy, cháy trụi nữa kìa, nhưng tro bụi vàng” thời ngây dại, ngày ấy vẹn nguyên” mãi mãi ngời lánh trong tâm hồn. Còn Vũ Miên Thảo ở Tây Ninh, rất lâu và bất chợt về lại Sài Gòn thì hương xưa “động đậy” ngát hương.

Động đậy, lại thêm một lần khó chịu. Thô hay là thơ ? Thử làm phép thay/ thế nào là thức dậy/ thơm dậy/ …Chịu. Đọc lần nữa, lần nữa lại thấyhợp và hay bởi sự nâng đỡ hài hòa của chút hương xưa…ngày ấy dại khờ…”động đậy” cho điệu tình bay lên. Bởi với anh, điệu say, điệu đắm, chọn và tạo từ mới cho thi ca đã là niềm mê không dứt . Ta có thể gặp:

… câu hò vắng bạn
vô thinh
dùm thương con sóng bạc tình
đẩy đưa
tìm đâu ngày ấy…
người xưa ?? (Bến muộn chiều)

… lỏng tay ôm
cuộc tình xa
mím môi luyến nhớ vỡ òa nụ hôn… (Không đề)

Những từ quen gặp vô thinh, sóng bạc tình, đẩy đưa, lỏng, vỡ òa…như giờ động đậy đã thành thơ hơn trong chuỗi xúc cảm thi sĩ, gởi gắm những tâm tình, hoài tưởng vào sản phẩm thơ của anh.

2.

Ngẫu nhiên. Tôi nghĩ là như vậy lần về lại Sài Gòn của Vũ Miên Thảo. Thời khắc nào Sài Gòn cũng đẹp, cũng xanh tươi dù chiều, cuối chiều, đêm, giữa khuya, mờ sáng. Hòn ngọc Viễn Đông mà. Ngẫu nhiên lại nồng ấm ở khúc thơ Hai.

Bình minh em nên Sài Gòn thơm ngát
Cà phê góc phố hẹn hò nhau


Khắc thời rạng hồng của buổi mai. Phố. Hàng cây. Người với ánh cười. Khuôn mặt. Tà áo. Giọt đắng café. Món ăn. Trang báo…Tươi mơ. Ngon mộng. Bởi buổi đầu ngày của Sài Gòn không khởi dậy từ bình minh thường nhật mà từ Bình minh em. Tiếng hồn thi sĩ cất lên bằng một từ emghép vào. Và một Sài Gòn ban mai tỏa, bay lưng lơ Sài Gòn thơm ngátdẫu nơi ngồi là vĩa hè, góc phố. Gặp lại em của ngày ấy dại khờ chăng? Mơ giữa ban ngày! Gặp lại bạn hiền. Có thể. Nhưng chắc trăm phần, Vũ Miên Thảo gặp lại Sài Gòn – em…Như lão sư huynh Bùi Giáng đã từng thảng thốt:

Biển dâu sực tỉnh giang hà
Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh

Mông lung, mơ màng quá. Nhưng đó chính là nguồn cội làm nên quyền năng vạn tuyệt của Thi Ca như cố Thi Sĩ Xuân Diệu đã từng tuyên ngôn Là thi sĩ nghĩa là ru với gió/ Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây…

lá cổ thu nghiêng
chao nắng nhạt
ta nghiêng hồn chờ lụa áo
xôn xao

Ta lại gặp điệu say, điệu đắm, điệu tình nhưng không chỉ riêng ở Vũ MiênThảo mà cả những ai “tự nguyện sống chết” với Nàng Thơ đều cùng điệu với “ông hoàng thơ tình” ru gió, vơ vẩn mây. Ở một góc hè phố ồn ả, náo động từng giờ, lắng mình đón đợi, chờ mong. Kỉ niệm xanh lánh rêu. Cuộc tình hoài vọng như chiếc lá cổ thu nghiêng / chao nắng nhạt . Mộtnỗi chờ rất thơ, rất diễm tình. Và cũng rất diễm phúc , nghiêng hồn chờ,Thật thích thú, từ lặp mà đáng giá, nghiêng. Những dòng thơ làm nổi tâm thế thi sĩ phong ba lãng tử, nghiêng hồn chờ trong một sớm tinh khôi cứ như gặp lại mình

...Sài Gòn thơ. Sài gòn tôi
Tri âm mê đắm ta ngồi bên nhau (Nguyễn Nguyên Phượng)

Những tri âm đã tùng hít thở bầu khí quyển Sài Gòn quyến rũ.

Phố thênh thang. Tàn me xanh mượt nối hàng . Nắng dịu. Gió lay phay… Một vạt tóc nào xa (Đỗ Trung Quân), một tà áo lụa Hà Đông (Nguyên Sa). Ta nghiêng hồn chờ lụa áo/ xôn xao. Ngôn ngữ thơ nào của riêng ai nhưng hồn thơ, tính mới của ngôn từ ắt phải là của riêng mình. Áo lụa Hà Đông/ lụa áo xôn xao. Chịu ảnh hưởng và dùng lại cụm từ Áo lụa (Hà Đông) của Nguyên Sa là quá rõ nhưng vẫn có nét mới ở Vũ Miên Thảo. Anh đảo từ, lụa áo xôn xao nên xúc cảm không dừng ở địa chỉ xuất xứ cụ thể của sản vật nức tiếng xứ Bắc mà nghiêng hồn trôi chìm tâm tư vào chút hương xưa…ngày ấy dại khờ…Sài Gòn hiện lên lung linh thơ và mộng.

3.

Sản phẩm thơ hoàn thành, người sáng tạo tung thả cánh chim thi ca của minh bay lượn trên thi đàn. Cánh chim ấy đậu rồi lại thoáng bay đi/ trú ngụ tạm thời/ bền chặt với thời gian trong hồn bạn đọc hay không tùy thuộc hoàn toàn vào độ cao, sâu tài và tình, bản lĩnh sáng tạo mới của người viết.


Với “Nhị Khúc Sài Gòn” của Vũ Miên Thảo, hai khổ thơ gọn đẹp một tâm tình thơ nồng điệu tình, điệu say một Sài Gòn Thơ. Sài Gòn Mộngxa vời mà thật gần gũi. Cánh chim thơ Vũ Miên Thảo sẽ có chỗ “cư trú” dài hạn trong lòng người yêu thơ. Tôi tin là như vậy. Và bổng chợt nhớ câu thơ của Vũ Hữu Định khi viết về em má đỏ môi hồng phố núi Pleiku,May mà có em đời còn dễ thương…Cuộc đời này “dễ thương” đáng yêu, Sài Gòn đáng đắm say hơn nữa khi có Sài Gòn – Bùi Giáng, Áo lụa Hà Đông – Nguyên Sa…, giờ có thêm Nhị khúc Sài Gòn – Vũ Miên Thảođược chăng?

Chuyện thị phi




Võ Công Liêm
Dự tính là sẽ không đi đó đây để cho tâm hồn và thể xác nhàn nhã, bởi; mỗi bước đi là một đụng độ dẫu đụng độ nhỏ cũng không ưa; đụng độ ở đây là giáp mặt với đời mà đời muôn hình, vạn trạng oái ăm cho nên ở cái tuổi thất thập sợ phải quay về cho dù quay về với hoài niệm, cái tuổi lặng hơn động; huống là ’lục thập bất nghịch nhĩ’ xưa đã nói: chướng tai gai con mắt chịu không được, thà nhắm đui hoặc ’turn-away’cho êm chuyện. Tuổi đời như có một giới hạn cho con người để định lượng, sống thế nào cho hợp lẽ với thế gian, nhưng; bên cạnh kinh nghiệm sống đã thế mà vẫn không thoát khỏi với định mệnh: Kiều số phận dun-dủi, an bài tới 15 năm gian truân, khi vinh khi nhục, khi lầu son gác tiá, khi lầu hồng lầu xanh, xét ra thì Kiều nhẹ tội hơn chúng sanh nhiều lắm, thời nay có kẻ phải chịu cái ’thân-kiều’ mười năm, hai mươi năm lưu đày biệt xứ, lên rừng, xuống biển có khi đi xúc phân trâu mà vẫn không có cơm ăn, thằng dốt đè thằng giác, trâu cột ghét trâu ăn, khổ gấp trăm lần, so ra; cụ Nguyễn đưa Kiều vào truyện như thế là ’chuyện nhỏ’.Thế nhưng cuộc đời với con người như gắn bó để có chuyện nói, nhiều lúc không có chuyện để nói bèn đẻ chuyện, thực hư mấy ai mà rõ, tưởng tượng hay nghe lóm rồi từ đó dựng chuyện, chuyện không ra chuyện, truyện không ra truyện, rặt ròng là chuyện ta-bà, ’xưa như quả đất’ lắm lúc ráng gồng để đọc, nhưng rồi không hiểu thấu cái thần lực đó; mà chỉ biết một điều là mượn danh người khác để nói đến mình; nhớ có lần đem chuyện quần đảo Goulag và Một Ngày Trong Đời... của Aleksandr Solzhenitsyn ra ví phỏng chuyện đi học tập ở xứ ta, xem ai là ngón ’độc chiêu’ chơi chữ tù; thời lúc đó có một ông bạn văn la toáng lên: - chuyện đó có người đã viết rồi, viết chi nữa. Thật ra cái ’Một Ngày’ mà xưa nay chưa ai diễn giải cạn cùng cái ý của tác giả, vì vậy viết lại là ’thép đã tôi thế đấy’; khổ nỗi là cứ suy bụng ta ra bụng người, và; cứ khăng khăng cho là hư cấu, là tưởng tượng mà ra. Cho nên cắm cổ chạy mà không thấy đích để chạy. Cuối cùng chạy vô Nội quét lá sân trường. Rõ khổ!

Vì thế có nhiều chuyện dựng đứng để nói rồi pha chế, biến ảo thành thực; nôm na mà nói đó là thị phi cho xong chuyện. Mà lạ; mỗi lần đụng đến cái danh thì đem thời gian, đem cái ’bề dày’ ra làm nhân chứng như kể công, kể trạng; cái thứ đó trở nên truyền thống cố hữu. Nói chung làm người đều là cái nghiệp cả, nhiều kẻ muốn đạt cái yêu cầu sở nguyện, mất biết bao công lao, trầm trầy trầm trật mà vẫn không thành danh toại, đâu phải một hai bữa, ròng rã gần nửa thế kỷ mà vẫn không chịu đổi mới tư duy, chớ chi bình cũ rượu mới cho xôm trụ. Không! giữ thế như công thức; một ông bạn thơ của tôi mỗi lần làm xong một bài thơ, gặp tôi là đọc cho nghe, tai, mắt lộ ra hào phóng cả tin. Nghĩ đến đây nhớ nhà thơ Lê Đạt nói: ’Một nhà thơ toại nguyện là nhà thơ chết’, cùng hoàn cảnh có kẻ học hành không mấy sản, gặp thời gõ trúng nhịp phách hoặc rảy mực, múa bút trúng căn bịnh thời đại thì đồn ầm lên, thổi phồng, dựa hơi, khoe tài, khoe tướng, tặng cho danh nầy, tước nọ lắm khi ’khổ chủ’ cũng thấy thẹn vì xét ra mình đâu tới cái mức đó mà đời phong, thôi đã phóng thì phải theo về sau có ai hỏi thì nghiêm túc thối thoát như chính nhân. Nói cho ngay trong văn phẩm của một số tác giả, lục xét xem vẫn không có cái gì hay, mới trong truyện mà chỉ nghe nhắc đi nhở lại cái chuyện xưa cũ đem ra để phân trần. Không thấy chi mô răng rứa, đọc đi đọc lại nhiều lần cũng không thấy phơi mở một luận thuyết nhân sinh; cái bệnh thời đại là thế cứ sống lâu hóa ra lão làng; lấy thằng mọi Phi châu ra mà điển hình: mấy đời mà biết cô-la, bảy-úp, nói riết năm này qua tháng nọ thì ắt hai thứ đó phải thành danh nhưng phẩm thì chẳng là bao, cái danh xưng cũng thế lặp lại nhiều lần thành quen. Lỗ Tấn nói sở dĩ có con đường tại đi lại nhiều lần chớ thực chất chỗ đó trước kia là nơi bằng phẳng, không có chi mô răng rứa gì cả; không nhẽ văn chương chữ nghĩa cũng ra thương trường, nhắc nhở để có tên tuổi. Cái hay, cái đặc sản dù đậy trong hủ cũng vẫn là ’cảo thơm lần giở trước đèn’.Cho nên thành danh khó mà hư danh dễ. Éo le thay cái buổi văn nghệ ngày nay đều một cảnh tượng, cứ cho lên sân khấu một vài ba tập sách tự nhiên thấy mình trở nên văn hào, thi hào, ra mặt trầm tư đeo kính cận, lại thêm phê bình, nhận định, bình giải... để từ đó trở nên hiện tượng, thậm chí viết một đề tài thường hay đưa mấy vị ’danh nhân’ ra làm chứng nhân, đọc sâu để tìm một chân lý đích thực trong đó mà tựu chung có nói lên cái lý thuyết hay chủ đề gì đâu toàn chuyện thời sự xưa nay hết chuyện súng thời tới chuyện HO cái đà đó lập ngôn trở nên sáo ngữ. Có vô số chuyện thị phi ở đời này phải bi trí dũng mới chịu thấu cảnh đời nhá nhem hôm nay. Nói cho ngay những kẻ tung hô thần tượng, thánh hóa toàn là thứ hoạt đầu núp bóng mượn tiếng để nói lên mình mà bản chất không đủ thức để mà tri hay định nghĩa thế nào là huyền thoại và thế nào là thần thoại (myth and legend) mà cứ ầm lên là thiên tài là nghệ sĩ, tệ hơn nữa mỗi lần giỗ đem hương đèn ra khấn vái. Giữa đời này không có ai là thần tượng là vĩ đại cả. Sao thế? Bởi; tất cả là hư không là không thực ’rien n’est reel,tout est possible’; lấy Mozart ra mà nói: -tới nay có ai thấy chỗ ông nằm chưa? mặc khác; cũng do ở cái chỗ không có Hàn Lâm Viện cho nên mạnh định nghĩa (ẩu) có khi dùng chữ sai, dịch trật mà vẫn âm thầm dạy đời, trổ tài hay... e nặng định kiến vì chữ nghĩa, bằng cấp, học vị...(?) do đó chuyện thực hay giả đều là chuyện thị phi. Thú thật; cảnh đời lố nhố lăng nhăng sinh ra mình là thằng câm không nói nên lời và trở nên cực đoan, chớ bình nhật tôi không bi quan để phải thốt những điều ai oán như thế. Mà thật lòng vì quá yêu tài năng đúng nghĩa của nó.



Lần chót nói là đi thăm, chớ thiệt bụng là đi ngao du đúng hơn. Bỗng nhớ bạn cũ năm nào nay đang sống ở Tiền Giang vùng Rạch Rắn, sống độc chẳng hề nghe vợ con. Bạn bè thân quen kể lại; động lòng làm một chuyến đi thăm cho bằng được. Tính ra cũng gần nửa thế kỷ không gặp nhau, vì thế khó mà hình dung cái mặt thuở xưa và cái bản mặt thuở nay. Đi thôi! trước là tỏ tình thân hữu sau là ’thăm dân cho biết sự tình’ để xem thị phi nói những gì về người bạn cũ mà ngày đó tỏ ra thân tình với tôi. Cuộc đời đang sống là một cuộc đời biến thiên cho nên khó mà nhận rõ từ đâu và do đâu mà ra. Tôi cứ nghĩ quẩn đến thăm e chừng hiền hữu không nhận ra mình mà nhìn mình là người khách lạ, bởi; cả hai chúng tôi có một phong cách khác nhau do từ đời sống. Nhưng tin rằng hiền hữu không nghĩ như tôi nghĩ.

Đến bến thì mặt trời chiều đã khuất cuối lưng đồi, chỉ còn đọng chút ánh tàn trên đầu những mái nhà tôn rỉ màu cứt sắt, cảnh vật trông buồn tệ nếu một mình lần mò vào vùng sâu để tìm thăm bạn thì may ra yên tâm nơi miệt bình nguyên sông nước nầy và tá túc một đôi hôm để hàn huyên cho thỏa mộng ’giang hồ’ nơi xứ lạ . Tôi vừa đi vừa suy nghĩ sao hắn lại chọn về sống ở đây, chính vì thế mà tâm tư cảm thấy xa nhau nhiều hơn là gần nhau. Thế nhưng tình bằng hữu lại bền; phải chăng xa mặt cách lòng là cảnh giới của không gian nhưng cái khoản không gian ấy là một sự nhớ khó quên, người ta có thể quên dễ những thứ đáng quên nhưng ký ức không thể phai nhạt trong tâm tư của con người mỗi khi đã ghi dấu, ngoại trừ tâm tư bị quyến rũ bởi vật chất hay bởi một động lực nào đó. Xuống xe lôi thì nhận ra căn nhà lá của bạn tôi nằm gọn bên bờ rạch, gió gởi những tiếng reo trên cây xuống mặt đất, nghe có mùi lạnh ở chốn đìu hiu hút gió, sau phên lá cây sấu như buồn ngủ vì cả ngày đu theo gió. Người đàn ông tuổi ngoài 60 tóc trắng phếu như tiên ông, mặt thau nhỏ, hình hài gầy dưới bộ đồ vải thô may theo kiểu dân Nam bộ, đứng nhìn mông lung, phả khói thuốc bạc che kín mặt. Y vô tư nhìn tôi đi tới như kẻ lạc đường, bởi rất ít khi có người lai vãng tới chốn nầy; không ngại ngùng, cúi đầu chào nhau tợ dân thường mỗi khi đi qua. Và; từ đó nhận ra nhau.

Đứng trước một hoàn cảnh như thế bỗng nhiên tôi sanh lòng cảm hóa giữa thiên nhiên với con người, ở và đi là trạng huống của chúng tôi. Đi là thoát ly khỏi cái bức xúc, ràng buộc của cuộc đời đang sống; ở một nơi vắng vẻ, khỉ ho cò gáy của bạn tôi là một thoát ly khác, tức chối bỏ một hiện tại bi thương để tìm một tự do đích thực của tâm hồn và thể xác ’khát ta uống, đói ta ăn’ kiểu những thiền nhân tỏ thái độ lạc quan để nhập tâm vào cõi hư vô. Có lẽ; đây là lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau, cả chúng tôi có cảm giác sung sướng như vớt ra từ cõi chết, như hân hoan thắng một ván bài hay một ngày trúng số, cái mừng hồ hởi nầy khó lòng mà diễn tả tận đáy lòng, hay cái sự bất ngờ chính là niềm vui đem laị?. Bạn tôi vui đời cô độc, vui sống cái của mình làm ra, sáng dưa trưa muối mà hạnh phúc, đánh được một con cá sướng trên tay, săn con thú vùng vẫy trong bẩy sập mà đem lòng xót xa giữa bãi chiến; tuy nhiên không vì thế mà thấy mệt mỏi một cuộc đời tự do. Bạn tôi chẳng phải hệ lụy điều gì để choáng niềm ao ước, tự nguyện như cuộc đời mới, bởi bốn bề là trăng nước dễ sanh lòng phát tiết, sống độc như thế là để những khi bay, nhảy không vướng sợi dây xích buộc vào chân. Phải dậy sớm ra chợ, bon chen vật lộn, tranh hùng, xưng bá vì cái bổn phận chồng cha. Bạn tôi sống nhờ vào bốn mùa: xuân bán hoa, hạ bán trái, thu hái, đông bón nhờ thế có khói phà trên môi, có rượu nhắm những khi hồi cố. Tâm hồn bạn tôi là một tâm hồn nghệ sĩ, đã nghệ sĩ thì lắm cái tham dục trước con người và thiên nhiên. Hựu bạn tôi; nén lòng không cho rung động trước cái đẹp của con người, coi thiên nhiên là tình nhân. Cũng đôi khi bạn tôi sợ tình nhân phản bội, đâm ra âu sầu như Lý Thương Ẩn quá yêu thiên nhiên mà hải hùng ’tịch dương vô hạn hảo / chỉ thị cận hoàng hôn’. Hựu cứ nhìn con đường trước mặt là trường vạn thủy thiên sơn chưa chắc gì đến đây mà tịnh dưỡng tâm can, khó vượt qua nổi!

Dưới ngọn đèn dầu hà tiện tỏa sáng, chai rượu đế vơi dần. Cảnh ngoài cũng đã tối sầm, cây cối ngủ từ lâu chỉ còn nghe côn trùng rì rào trong đêm vắng. Bọn chúng tôi cứ thế mà kéo qua đêm. Hựu bạn tôi người có tài; thi họa đầy đủ, nếu anh biết vận dụng thì anh làm nên việc trong xã hội. Tôi nghĩ. Nhưng; Hựu không muốn làm con người đứng đắn, nghiêm trang, uy nghi chễm chệ. Bạn tôi sợ tiếng thị phi, đặc điều vu khống, có hóa không, không hóa có cái nhiễu nhương đó bọn chúng tôi đã đi qua. Hựu bạn tôi chỉ phàn nàn về đường cọ thủy thái họa chưa đạt tới phương trời viễn mộng của Bát Đại Sơn Nhân bên Tàu, đó là cái hướng của bạn tôi khi phóng bút lên lụa, lên giấy thành tranh nước mực, khác với lối tùng bách sơn thủy hạc vân, cái ý mà bạn tôi tâm tình là đừng quá nặng về tùng hạc mà vẫn thấy tùng hạc đó là nỗi băng khoăn mà bạn tôi lao vào trường phái nầy. Cái máu nghệ sĩ cũng như cái suy tư của bạn tôi đã đi vào siêu lý nghệ thuật. – Anh Lâm xem bức nầy. Hựu nói. Mở cuộn giấy màu trắng sậm khói, chỉ thấy một vạch ngang màu mực xạ nằm lững giữa trang giấy.Tôi đưa chén rượu hất gọn vào họng để lấy tiếng khà cho đở đói lòng của kẻ nhàn du như tôi, suốt đời chỉ thấy mình, không thấy người. Vì vậy mà cạn giòng tư tưởng là thế! Bạn tôi vẽ để thỏa mãn đam mê, chớ chẳng mong một yêu cầu nào hơn: bởi; ’thịnh suy như lộ thảo đầu phô’, có có, không không ảo hóa vô cùng, màng tới làm chi. Bạn tôi nói.

Trong những khi trao đổi mới nhận ra cái chí hướng bất khuất của bạn tôi, dù bạn tôi không nói lên điều gì đã xẩy ra trong đời nhưng thái độ đó là khước từ, bởi; cái vô vọng đi theo cái vô vọng, con cá chết không thúi sông. Cái khí khái đó đã làm nên con người bạn tôi, vì thế đời thêm dị nghị: Hắn từ đâu đến? Ngọn nguồn ra sao mà lui về trong cõi vắng? Ngần ấy câu hỏi cũng đủ thị phi thành chuyện hoang đường, nếu không khéo thì cũng lên án gắt gao; dẫu biến hóa thần thông cũng không tránh miệng thế gian. Khó mà nói hết tâm tư.

Chỉ tối hôm ấy rượu và nồi lẫu cá tràu lóc đã hóa giải cho chúng tôi bao nhiêu điều giữa đời này. Trong mỗi chúng tôi có cái chọn lựa khác nhau, nhưng chọn lựa duy nhất để cảm hóa cuộc đời mới là chuyện đáng kể; mặc cho thị phi có pha chế, sự thật không bao giờ thay đổi giữa tà và chánh. Tôi kính phục lòng hào hiệp của bạn tôi ở cảnh lẻ loi nầy mà trân trọng cái tình buồn của bạn đã chấp nhận mọi thương đau ở nơi quạnh vắng, một mình, một bóng nhưng không tha hóa, không oán, không trách như ngọn trúc trước gió với bầy sẻ nhỏ.

Tôi đổi không khí trong chuyến đi thăm hiền hữu ngày hôm đó. Lúc chia tay, Hựu nhìn chăm chăm vào khoảng trống của con rạch nước và những bụi bờ như tỏ lời âu yếm. Ngược lại tôi nhìn Hựu là con người thoát tục hoàn toàn, chẳng phải tu mà thoát tục, anh đến đây để sống chính là chọn được con đường tự do để giải thoát. Với anh chẳng còn tham vọng nào hơn, diệt được tư-kỷ để hòa nhập cùng cây cỏ, sông nước xung quanh anh như sự sống cần thiết. Hựu cho rằng lạc thú con người nó đến từ tấm lòng, một tấm lòng vô-ngại trước cuộc đời do đó anh không sợ, bởi; thị phi là những điều không thật giữa cõi đời này. Nó như bóng ma trơi, cứ hùa theo gió, phất theo cờ chẳng còn biết tê mô răng rứa. Vểnh cái mặt lên trời!

Nắm tay bạn hiền mà lòng vẫn bồi hồi; bạn tôi không nói, không nhắn gởi, âm thầm, lặng đứng nhìn tôi đếm bước đi về cuối chân trời nơi không có hoàng hôn để ngắm ./.
                           NGƯỜI ĐÀN BÀ Và TƯỢNG ĐÁ / WOMAN And STATUE Of STONE-MAN