Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

SỢ BÓNG SỢ GIÓ









Trong «Thế thuyết tân ngữ» có một câu chuyện về “sợ bóng sợ gió” (“Ngô ngưu suyễn nguyệt”) như sau: Vị cận thần Mãn Phấn của Tấn Vũ Đế rất sợ lạnh, đặc biệt là cái lạnh rét thấu xương của gió đông. Có một lần gió thật to, vừa lúc anh ta vào cung tiếp kiến Vũ Đế, thấy cảnh thời tiết rét lạnh bên ngoài cửa sổ lưu ly, dù biết rõ cửa sổ lưu ly rất dày, sẽ không bị gió lùa vào, nhưng không khỏi có một cơn rùng mình. Vũ Đế thấy vậy liền cười anh ta, Mãn Phấn xấu hổ trả lời: “Thần giống như trâu nước Ngô, chỉ cần thấy ánh trăng là thở hồng hộc ngay”.

Trâu nước vốn sinh sống ở sông Trường Giang trong khu vực có nước sông Hoài chảy qua, loài trâu này sinh ra vốn sợ nóng, cho nên vào mùa hè thích ngâm mình trong dòng nước mát mẻ; nó chỉ cần thấy mặt trời thì toàn thân sẽ nóng lên, liên tục thở gấp; bởi vậy ngay cả đôi khi nhìn thấy ánh trăng trong đêm, còn tưởng lầm là mặt trời, thân nhiệt lại tăng cao, hoảng sợ đến nỗi thở gấp gáp.

Về sau câu thành ngữ “Sợ bóng sợ gió” (“Ngô ngưu suyễn nguyệt”, trâu nước Ngô nhìn thấy trăng mà thở hổn hển) từ đây mà hình thành, dùng để ví von con người khi nhìn thấy một cái gì đó tương tự thứ mà bản thân sợ hãi sẽ nảy sinh nỗi sợ hãi lớn trong lòng, cũng là dùng để chỉ thời tiết khốc liệt.


1- Bạn phải chăng cũng từng có kinh nghiệm “sợ bóng sợ gió”? Hãy suy nghĩ một chút, làm sao chúng ta có thể vượt qua chướng ngại tâm lý này?

2- Có hai câu thành ngữ mang ý nghĩa tương tự “Sợ bóng sợ gió” (“Ngô ngưu suyễn nguyệt”) là: “có tật giật mình” (“Đàm hổ sắc biến”, hễ nói đến hổ là biến sắc ngay), “chim sợ cành cong” (“Kính cung chi điểu”, chim thấy cành cong cũng sợ là cây cung), bạn có biết câu chuyện sinh thành hai câu thành ngữ kia không? Nếu biết hãy chia sẻ với mọi người nhé!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét