Một số số liệu về ngân hàng Techcombank
Các cổ đông chính của Techcombank
Số liệu cập nhật đến ngày 30/6/2012
Lượng nắm giữ (triệu cp) Tỷ lệ Mối quan hệ
Hồ Hùng Anh 11,94 1,36%
Nguyễn Thị Thanh Thủy 27,69 3,15%
Vợ
Hồ Anh Ngọc 8,86 1,01%
Em
Nguyễn Thị Thanh Tâm 0,08 0,01%
Mẹ
Tổng
48,57
5,53%
------------------------------------------------------------------------------------
Một số số liệu về Masan Consumer
Tại Việt Nam, Masan khởi đầu lĩnh vực thực phẩm vào năm 1996 khi thành lập CTCP Công nghệ - Kỹ nghệ - Thương mại Việt Tiến, chuyên về gia vị.
Năm 2000, thành lập công ty CTCP Công nghiệp và XNK Minh Việt, chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu.
Năm 2002, sản phẩm đầu tiên của Masan được tung ra thị trường: Nước tương Chin-su.
Năm 2003, sáp nhập công ty Việt Tiến và công ty Minh Việt, đổi tên thành CTCP Công nghiệp - Thương mại Ma San. Trong năm này tung ra thị trường sản phẩm nước mắm cao cấp Chin-su.
Trong năm 2007, công ty giới thiệu một loạt sản phẩm như nước tương Tam Thái Tử, nước mắm Nam Ngư và mì ăn liền Omachi.
Năm 2008, CTCP Công nghiệp - Thương mại Masan đổi tên CTCP Thực phẩm Masan (Masan Food).
Năm 2011, CTCP Thực phẩm Masan đổi tên thành CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer). Trong năm này, Masan Consumer đã thực hiện phát hành riêng lẻ 10% cổ phần với giá 159 triệu USD cho quỹ đầu tư KKR của Mỹ, qua đó định giá công ty ở mức 1,6 tỷ USD.
Cuối năm 2011, Masan Consumer đã bỏ ra hơn 50 triệu USD để mua lại cổ phần chi phối của Vinacafe Biên Hòa. Đây là bước đi đánh dấu sự mở rộng của công ty ra ngoài lĩnh vực thực phẩm.
Cơ cấu cổ đông của Masan Consumer tính đến tháng 6/2012
------------------------------------------------------------------------------------------------
Một số số liệu về ngân hàng Techcombank
Một số chỉ tiêu tài chính hợp nhất giai đoạn 2007-2011
(Theo báo cáo tài chính của TCB)
Các cổ đông chính của Techcombank
Xem thêm: Các cổ đông lớn nhất của Techcombank là những ai?
Theo Trí Thức Trẻ Đặng Khắc Vỹ(Chủ tịch Ngân hàng Quốc tế - VIB) là lứa doanh nhân cùng thời với các ông Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch Vingroup), Ngô Chí Dũng (Chủ tịch VPBank), Hồ Hùng Anh (Chủ tịch Techcombank) tại châu Âu. Ông Đặng Khắc Vỹ là một trong những thành viên sáng lập VIB. Ông là Tiến sỹ Kinh tế và đã có nhiều năm làm việc tại nhiều nước trên Thế giới như Cộng hòa Liên bang Nga, Singapore... Được biết, ông Vỹ cũng từng kinh doanh mì gói tại Nga và đã "chiến thắng" sản phẩm mì gói của Masan.Ông Đặng Khắc Vỹ đang là Chủ tịch Tập đoàn Future Generation - một trong những tập đoàn lớn nhất của người Việt Nam ở nước ngoài, hoạt động tại các quốc gia Đông Âu, Tây Âu và một số quốc gia Châu Á. Sản phẩm của tập đoàn đã hiện diện tại hơn 20 quốc gia trên thế giới.
Là cổ đông cá nhân giữ nhiều cổ phần nhất, được giới lãnh đạo ngân hàng kiêng nể, tân Chủ tịch VIB Đặng Khắc Vỹ lại rất kín tiếng, ít xuất hiện cho tới ngày VIB sắp xếp lại nhân sự cấp cao vừa rồi.
Trước thời điểm Ngân hàng Quốc tế (VIB) sắp xếp lại hàng loạt nhân sự và công bố hôm 17/9, thông tin công bố từ phía nhà băng vẫn chỉ giới thiệu ông Đặng Khắc Vỹ ở vị trí Thành viên HĐQT. Tuy nhiên, những người thông thuộc VIB đều biết rằng chính ông Vỹ mới là là người đặt nền móng cho chiến lược phát triển ngân hàng từ trước tới nay, cũng như là cổ đông cá nhân lớn nhất của nhà băng.
Đến hết ngày 30/6, ông Đặng Khắc Vỹ và vợ (bà Trần Thị Thảo Hiền) sở hữu 19% cổ phần VIB (tương đương gần 79 triệu cổ phiếu). Không chỉ vậy, Công ty Nettra, nơi ông Vỹ đang là cổ đông lớn, cũng sở hữu 15% cổ phần của Ngân hàng VIB.
Trong khi đó, ông Hàn Ngọc Vũ - người giữ chức Chủ tịch HĐQT từ năm 2008 tới nay - chỉ sở hữu 0,19% cổ phần VIB. Nếu tính cả vợ và em gái, số cổ phiếu nắm giữ của 3 người vẫn chưa đầy 1% cổ phần của ngân hàng. Do đó, càng nhiều người trong giới tài chính ngân hàng tin rằng ông Đặng Khắc Vỹ mới là ông chủ thực sự của VIB.
Ông Đặng Khắc Vỹ là cổ đông cá nhân lớn nhất của VIB. Ảnh: VIB.
Trên thực tế, ông Đặng Khắc Vỹ là người song hành cùng VIB từ những ngày đầu tiên và vẫn là thành viên HĐQT từ khi VIB ra đời. Sinh năm 1968 (Nghệ An), ông Đặng Khắc Vỹ là lứa doanh nhân cùng thời với các ông Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch Vingroup), Ngô Chí Dũng (Chủ tịch VPBank), Hồ Hùng Anh (Chủ tịch Techcombank) tại châu Âu. Tân chủ tịch VIB cũng từng thành công nhờ mỳ gói, tương tự nhiều doanh nhân Việt Nam khác tại Đông Âu.
Đến nay, Đặng Khắc Vỹ vẫn là Chủ tịch Công ty Mareven Food Holdings, một trong những công ty mỳ gói hàng đầu tại Nga. Sản phẩm của Mareven Food Holdings hiện đã được phân phối ở trên 25 nước (chủ yếu là châu Âu). Trước khi chính thức nhận vai trò Chủ tịch VIB, ông Vỹ vẫn phải đi đi về về như con thoi để cùng lúc điều hành ở cả hai nơi.
Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, ông Vỹ được giới lãnh đạo các nhà băng đánh giá rất cao và có đôi chút kiêng nể. Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần trụ sở ở miền Bắc nhận xét ngắn gọn: "Ông Vỹ là một người khôn ngoan và rất có uy tín". Trong khi đó, những doanh nhân kinh doanh trong cùng ngành với ông Vỹ bình luận: "Để tồn tại và đứng vững khi kinh doanh ở thị trường Đông Âu thì không phải đơn giản. Chỉ thế thôi cũng có thể hiểu phần nào năng lực và tính cách của ông Vỹ". Ông Vỹ đã có hơn 20 năm làm việc ở Nga, đến nay hoạt động kinh doanh vẫn đang rất phát triển.
Một chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán quốc tế, từng tham gia tư vấn hoạt động cho nhiều ngân hàng Việt Nam nhìn nhận ông chủ VIB là một lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược lâu dài. "Với Đặng Khắc Vỹ, tôi thấy một con người quốc tế. Ông Vỹ từng chia sẻ là với ông, nhân sự tây hay ta không có gì khác biệt và mâu thuẫn nào. Bởi ở bên kia, phần lớn nhân sự của ông đều là người nước ngoài", vị chuyên gia này kể lại.
Việc người tạo lập và sở hữu nhiều cổ phần nhất đảm nhận vị trí chủ tịch của một ngân hàng không có gì là bất thường. Tuy nhiên, việc ông Đặng Khắc Vỹ chính thức ngồi vào ghế Chủ tịch VIB sau nhiều năm chỉ đứng sau khiến giới ngân hàng bình luận khá nhiều về lý do ông "ra trận". Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần có thâm niên 20 năm trong lĩnh vực này cho rằng, có thể đã đến lúc ông Vỹ phải giảm bớt công việc ở nước ngoài để đầu tư phát triển VIB hơn nữa. "Nếu anh giám sát và đưa ra các quyết định điều hành ngân hàng trong15 ngày rồi lại sang nước ngoài, 15 ngày sau anh quay trở lại có thể sẽ không đúng ý tưởng ban đầu của mình nữa", vị giám đốc này giải thích.
Phó chủ tịch một ngân hàng khác lại nhìn nhận những thay đổi lần này của VIB mang nhiều tính tích cực và là một "sự sắp xếp lại, đưa mọi thứ trở về đúng vị trí". "Sẽ rất khó nếu ông Vỹ nếu không danh chính ngôn thuận ở vị trí đứng đầu", vị này nói. Ông phân tích, việc này sẽ thuận lợi hơn rất nhiều cho ngân hàng khi có một chủ tịch đầu óc có tầm nhìn như ông Vỹ và một tổng giám đốc vốn gắn bó và hiểu ngân hàng như ông Hàn Ngọc Vũ.
Quả thực, thời gian vừa qua VIB bị "chê" là đổi CEO liên tục và rất nhanh. Trong 2 năm, VIB "thay" tới 4 CEO. Năm 2011, bà Dương Thị Mai Hoa được bổ nhiệm ở vị trí này và điều hành chưa đầy 2 năm. Sau đó, ông Lê Quang Trung trở thành quyền Tổng giám đốc một vài tháng trước khi bà Đàm Bích Thủy - một cái tên rất được đánh giá cao sau thời gian làm lãnh đạo ANZ, nhưng chỉ ngồi ở ghế CEO VIB trong vòng 6 tháng.
Đến nay, vị trí này được giao cho nguyên Chủ tịch Hàn Ngọc Vũ trước sự bất ngờ lớn của thị trường. Ông Vũ gia nhập VIB từ năm 2006 và cũng làm CEO từ năm đó tới 2008 trước khi trở thành Chủ tịch của ngân hàng. Không loại trừ khả năng, VIB đã nhận ra rằng, việc kiếm tìm một CEO mới ở bên ngoài sẽ rất gập ghềnh và cũng khó đòi hỏi sự gắn bó từ họ trong bối cảnh hiện nay. Khi đó, việc giao vai trò điều hành cho một "người nhà" như ông Vũ cũng có thể xem là một quyết định hợp lý. Thanh Thanh Lan
Các cổ đông chính của Techcombank
Số liệu cập nhật đến ngày 30/6/2012
Lượng nắm giữ (triệu cp) Tỷ lệ Mối quan hệ
Hồ Hùng Anh 11,94 1,36%
Nguyễn Thị Thanh Thủy 27,69 3,15%
Vợ
Hồ Anh Ngọc 8,86 1,01%
Em
Nguyễn Thị Thanh Tâm 0,08 0,01%
Mẹ
Tổng
48,57
5,53%
------------------------------------------------------------------------------------
Một số số liệu về Masan Consumer
Tại Việt Nam, Masan khởi đầu lĩnh vực thực phẩm vào năm 1996 khi thành lập CTCP Công nghệ - Kỹ nghệ - Thương mại Việt Tiến, chuyên về gia vị.
Năm 2000, thành lập công ty CTCP Công nghiệp và XNK Minh Việt, chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu.
Năm 2002, sản phẩm đầu tiên của Masan được tung ra thị trường: Nước tương Chin-su.
Năm 2003, sáp nhập công ty Việt Tiến và công ty Minh Việt, đổi tên thành CTCP Công nghiệp - Thương mại Ma San. Trong năm này tung ra thị trường sản phẩm nước mắm cao cấp Chin-su.
Trong năm 2007, công ty giới thiệu một loạt sản phẩm như nước tương Tam Thái Tử, nước mắm Nam Ngư và mì ăn liền Omachi.
Năm 2008, CTCP Công nghiệp - Thương mại Masan đổi tên CTCP Thực phẩm Masan (Masan Food).
Năm 2011, CTCP Thực phẩm Masan đổi tên thành CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer). Trong năm này, Masan Consumer đã thực hiện phát hành riêng lẻ 10% cổ phần với giá 159 triệu USD cho quỹ đầu tư KKR của Mỹ, qua đó định giá công ty ở mức 1,6 tỷ USD.
Cuối năm 2011, Masan Consumer đã bỏ ra hơn 50 triệu USD để mua lại cổ phần chi phối của Vinacafe Biên Hòa. Đây là bước đi đánh dấu sự mở rộng của công ty ra ngoài lĩnh vực thực phẩm.
Cơ cấu cổ đông của Masan Consumer tính đến tháng 6/2012
------------------------------------------------------------------------------------------------
Một số số liệu về ngân hàng Techcombank
Một số chỉ tiêu tài chính hợp nhất giai đoạn 2007-2011
(Theo báo cáo tài chính của TCB)
Các cổ đông chính của Techcombank
Xem thêm: Các cổ đông lớn nhất của Techcombank là những ai?
Theo Trí Thức Trẻ Đặng Khắc Vỹ(Chủ tịch Ngân hàng Quốc tế - VIB) là lứa doanh nhân cùng thời với các ông Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch Vingroup), Ngô Chí Dũng (Chủ tịch VPBank), Hồ Hùng Anh (Chủ tịch Techcombank) tại châu Âu. Ông Đặng Khắc Vỹ là một trong những thành viên sáng lập VIB. Ông là Tiến sỹ Kinh tế và đã có nhiều năm làm việc tại nhiều nước trên Thế giới như Cộng hòa Liên bang Nga, Singapore... Được biết, ông Vỹ cũng từng kinh doanh mì gói tại Nga và đã "chiến thắng" sản phẩm mì gói của Masan.Ông Đặng Khắc Vỹ đang là Chủ tịch Tập đoàn Future Generation - một trong những tập đoàn lớn nhất của người Việt Nam ở nước ngoài, hoạt động tại các quốc gia Đông Âu, Tây Âu và một số quốc gia Châu Á. Sản phẩm của tập đoàn đã hiện diện tại hơn 20 quốc gia trên thế giới.
Là cổ đông cá nhân giữ nhiều cổ phần nhất, được giới lãnh đạo ngân hàng kiêng nể, tân Chủ tịch VIB Đặng Khắc Vỹ lại rất kín tiếng, ít xuất hiện cho tới ngày VIB sắp xếp lại nhân sự cấp cao vừa rồi.
Trước thời điểm Ngân hàng Quốc tế (VIB) sắp xếp lại hàng loạt nhân sự và công bố hôm 17/9, thông tin công bố từ phía nhà băng vẫn chỉ giới thiệu ông Đặng Khắc Vỹ ở vị trí Thành viên HĐQT. Tuy nhiên, những người thông thuộc VIB đều biết rằng chính ông Vỹ mới là là người đặt nền móng cho chiến lược phát triển ngân hàng từ trước tới nay, cũng như là cổ đông cá nhân lớn nhất của nhà băng.
Đến hết ngày 30/6, ông Đặng Khắc Vỹ và vợ (bà Trần Thị Thảo Hiền) sở hữu 19% cổ phần VIB (tương đương gần 79 triệu cổ phiếu). Không chỉ vậy, Công ty Nettra, nơi ông Vỹ đang là cổ đông lớn, cũng sở hữu 15% cổ phần của Ngân hàng VIB.
Trong khi đó, ông Hàn Ngọc Vũ - người giữ chức Chủ tịch HĐQT từ năm 2008 tới nay - chỉ sở hữu 0,19% cổ phần VIB. Nếu tính cả vợ và em gái, số cổ phiếu nắm giữ của 3 người vẫn chưa đầy 1% cổ phần của ngân hàng. Do đó, càng nhiều người trong giới tài chính ngân hàng tin rằng ông Đặng Khắc Vỹ mới là ông chủ thực sự của VIB.
Ông Đặng Khắc Vỹ là cổ đông cá nhân lớn nhất của VIB. Ảnh: VIB.
Trên thực tế, ông Đặng Khắc Vỹ là người song hành cùng VIB từ những ngày đầu tiên và vẫn là thành viên HĐQT từ khi VIB ra đời. Sinh năm 1968 (Nghệ An), ông Đặng Khắc Vỹ là lứa doanh nhân cùng thời với các ông Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch Vingroup), Ngô Chí Dũng (Chủ tịch VPBank), Hồ Hùng Anh (Chủ tịch Techcombank) tại châu Âu. Tân chủ tịch VIB cũng từng thành công nhờ mỳ gói, tương tự nhiều doanh nhân Việt Nam khác tại Đông Âu.
Đến nay, Đặng Khắc Vỹ vẫn là Chủ tịch Công ty Mareven Food Holdings, một trong những công ty mỳ gói hàng đầu tại Nga. Sản phẩm của Mareven Food Holdings hiện đã được phân phối ở trên 25 nước (chủ yếu là châu Âu). Trước khi chính thức nhận vai trò Chủ tịch VIB, ông Vỹ vẫn phải đi đi về về như con thoi để cùng lúc điều hành ở cả hai nơi.
Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, ông Vỹ được giới lãnh đạo các nhà băng đánh giá rất cao và có đôi chút kiêng nể. Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần trụ sở ở miền Bắc nhận xét ngắn gọn: "Ông Vỹ là một người khôn ngoan và rất có uy tín". Trong khi đó, những doanh nhân kinh doanh trong cùng ngành với ông Vỹ bình luận: "Để tồn tại và đứng vững khi kinh doanh ở thị trường Đông Âu thì không phải đơn giản. Chỉ thế thôi cũng có thể hiểu phần nào năng lực và tính cách của ông Vỹ". Ông Vỹ đã có hơn 20 năm làm việc ở Nga, đến nay hoạt động kinh doanh vẫn đang rất phát triển.
Một chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán quốc tế, từng tham gia tư vấn hoạt động cho nhiều ngân hàng Việt Nam nhìn nhận ông chủ VIB là một lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược lâu dài. "Với Đặng Khắc Vỹ, tôi thấy một con người quốc tế. Ông Vỹ từng chia sẻ là với ông, nhân sự tây hay ta không có gì khác biệt và mâu thuẫn nào. Bởi ở bên kia, phần lớn nhân sự của ông đều là người nước ngoài", vị chuyên gia này kể lại.
Việc người tạo lập và sở hữu nhiều cổ phần nhất đảm nhận vị trí chủ tịch của một ngân hàng không có gì là bất thường. Tuy nhiên, việc ông Đặng Khắc Vỹ chính thức ngồi vào ghế Chủ tịch VIB sau nhiều năm chỉ đứng sau khiến giới ngân hàng bình luận khá nhiều về lý do ông "ra trận". Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần có thâm niên 20 năm trong lĩnh vực này cho rằng, có thể đã đến lúc ông Vỹ phải giảm bớt công việc ở nước ngoài để đầu tư phát triển VIB hơn nữa. "Nếu anh giám sát và đưa ra các quyết định điều hành ngân hàng trong15 ngày rồi lại sang nước ngoài, 15 ngày sau anh quay trở lại có thể sẽ không đúng ý tưởng ban đầu của mình nữa", vị giám đốc này giải thích.
Phó chủ tịch một ngân hàng khác lại nhìn nhận những thay đổi lần này của VIB mang nhiều tính tích cực và là một "sự sắp xếp lại, đưa mọi thứ trở về đúng vị trí". "Sẽ rất khó nếu ông Vỹ nếu không danh chính ngôn thuận ở vị trí đứng đầu", vị này nói. Ông phân tích, việc này sẽ thuận lợi hơn rất nhiều cho ngân hàng khi có một chủ tịch đầu óc có tầm nhìn như ông Vỹ và một tổng giám đốc vốn gắn bó và hiểu ngân hàng như ông Hàn Ngọc Vũ.
Quả thực, thời gian vừa qua VIB bị "chê" là đổi CEO liên tục và rất nhanh. Trong 2 năm, VIB "thay" tới 4 CEO. Năm 2011, bà Dương Thị Mai Hoa được bổ nhiệm ở vị trí này và điều hành chưa đầy 2 năm. Sau đó, ông Lê Quang Trung trở thành quyền Tổng giám đốc một vài tháng trước khi bà Đàm Bích Thủy - một cái tên rất được đánh giá cao sau thời gian làm lãnh đạo ANZ, nhưng chỉ ngồi ở ghế CEO VIB trong vòng 6 tháng.
Đến nay, vị trí này được giao cho nguyên Chủ tịch Hàn Ngọc Vũ trước sự bất ngờ lớn của thị trường. Ông Vũ gia nhập VIB từ năm 2006 và cũng làm CEO từ năm đó tới 2008 trước khi trở thành Chủ tịch của ngân hàng. Không loại trừ khả năng, VIB đã nhận ra rằng, việc kiếm tìm một CEO mới ở bên ngoài sẽ rất gập ghềnh và cũng khó đòi hỏi sự gắn bó từ họ trong bối cảnh hiện nay. Khi đó, việc giao vai trò điều hành cho một "người nhà" như ông Vũ cũng có thể xem là một quyết định hợp lý. Thanh Thanh Lan