Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018

ĐÂU LÀ SỰ THẬT TRONG CÂU CHUYỆN " LIỆT SĨ SAU 33 NĂM TRỞ VỀ"



Gần đây, một vài tờ báo mạng đưa tin và có bài viết LIỆT SĨ SAU 33 NĂM TRỞ VỀ. Khi đọc những bài báo này, tôi chỉ share một bài từ trang mạng Zing và chua một dòng : CHUYỆN NHƯ ĐÙA trên Fb của mình. Không ngờ, cái chuyện như đùa ấy được những tờ báo chính thồng của Đảng chấp bút viết và xem đó là sự thật. Một trong những tờ báo Đảng là Báo Tây ninh có bài viết " Chuyện chưa biết về "Liệt sĩ" sau 33 năm trở về" của hai anh nhà báo đầu hẳn " mọc sừng" là Thiên Tâm và Ngô Mẫn. Đọc xong, tôi phải thốt lên : Báo Tây ninh giờ chỉ biết viết theo lời kể và nhai lại như con Vẹt mà không thấy được sự phi lý trong câu chuyện này". Thật không còn tin được bây giờ nguời ta có thể viết báo làm báo vô trách nhiệm đến như vậy. Dường như, họ chỉ biết câu like và nhận tiền " nhuận bút". Đáng tiếc điều này lại xảy ra ở một tờ Báo Đảng với hơn 70 năm tuổi mà không ít người đã đổ xương máu gầy dựng nên. Một tờ báo đã giúp tôi trưởng thành trong nghề báo.


Có thể tóm tắt câu chuyện " Liệt sĩ sau 33 năm trở về " như sau :


Đoạn thứ nhất :

Bối cảnh xảy ra câu chuyện là 1985. Đơn vị ông Chóng đóng quân ở đâu? Ông hành quân với những ai và chạm trán với địch quân( pôn pốt) tại nơi nào mà " Hỏa lực" của địch rất mạnh? ông bị thương ở Tay và tháo chạy, lạc trong rừng được người phụ nữ Cam pu chia cứu rồi , ông mất trí nhớ nhưng chung sống với người pn Cam pu Chia như vợ chồng nhiều năm nhưng không có con nên giới thiệu ông lên biển hồ làm quen và cưới người phụ nữ Việt để nối dõi tông đường.

Ô hô ! Cứ như là đọc truyện Thần Thoại vậy. Chỉ một đoạn này thôi cũng đủ gây ra bao thắc mắc:

- Liệu vết thương ở tay( vết thương hẳn nhẹ vì ông Chóng giờ vẫn nguyên lành hai tay) có thể làm ông mất trí nhớ hay không?

- Ông có nhớ tên người pn Cam pu chia cứu ông để rồi làm vợ của ông bao nhiêu năm? Người pn này có biết tiếng Việt không? Nhưng ông Chóng thì có lẽ biết tiếng Campuchia rồi.

- Đơn vị của ông Chóng có đi tìm xác và thông báo mất tích k? hay chỉ đơn giản là báo tử để ông Chóng trở thành " Liệt sĩ"

- Năm 1985, Cam pu chia chưa có chính quyền hay sao mà người pn cứu ông Chóng không trình báo với nhà chức trách, nhất là đối tượng là lính Việt nam. Ở thời điểm này, nếu tàn quân Pôn Pốt còn " hỏa lực mạnh" như vậy thì Phum, Sóc nào dám chứa bộ đội Việt Nam.

(https://news.zing.vn/liet-si-chong-ke-tran-danh-33-nam-truoc-va-cuoc-tinh-voi-3-nguoi-vo-post820973.html)

Thế nhưng bài báo của Hai anh PV đầu sừng đăng trên báo Tây ninh : " Bà Trương Thị Tánh, sinh năm 1958, vợ của ông Tâm cho hay, bà gặp ông Chóng ở khu vực Biển Hồ, Campuchia khi ông bị thương ở tay. Khi đó ông Chóng nói với bà ông tên Tâm, họ Trương. Tuy nhiên, khi hai người gá nghĩa vợ chồng, do bà mang họ Trương nên bà không chịu để ông Chóng cùng họ Trương. Vì vậy, khi làm giấy tờ với chính quyền Campuchia, bà Tánh đổi họ của ông sang họ Nguyễn, và ông Chóng sử dụng họ tên Nguyễn Văn Tâm từ ngày đó đến nay."

Dù sao thì bạn đọc cũng nên tin vào lời kể của Bà vợ Ông Chóng


Đoạn thứ hai :


Ông Chóng lên biển hồ lấy người pn Việt và ông vẫn mất trí nhớ nhưng biết khai tên họ của mình là Trương Văn Tâm. Ông vẫn nhớ mình họ Trương đấy chứ! Cũng may, nhờ bà vợ cũng họ Trương nên mới đổi là Nguyễn văn Tâm. Kể ra ở đoạn này, thì Campuchia đúng là xứ sở thiên đường, ai muốn đi đâu thì đi, muốn mang tên gì cũng được chỉ cần khai báo với chính quyền là xong. Hèn chi, trộm cướp, tội phạm gây án ở Việt Nam xong thì cứ chuốn qua Cam pu Chia. Mà hay, Công An Việt Nam cũng thật giỏi vì đã bắt được biết bao tội phạm lận trốn ở Campuchia.

Theo lời kể của Bà Tánh vợ ông Chóng thì trí nhớ của ông cũng dần hồi phục để nói với bà là quê quán của ông ở Ô Môn- Cần Thơ Việt Nam, dù ông bị hai lần " tai biến". Cứ nhìn ông Chóng hiện nay khỏe mạnh vậy thì ai dám nói ông từng bị "Tai biến" chứ?( không biết là tai biến gì?)

"Thời gian này, ông Chóng bị tai biến 2 lần nên trí nhớ không còn minh mẫn. Thỉnh thoảng, ông có nói với bà là quê quán ông ở Ô Môn, Cần Thơ và mong muốn được về thăm quê."( Báo tây ninh)


Hỏng chừng nhờ " Tai biến " mà ông Chóng nhớ quê hương, nơi ông đã sinh ra và mẹ của ông!


Đoạn thứ 3 :



Buồn cười nhất đoạn này lại là : Chuyện chưa biết về liệt sĩ sau 33 năm trở về".


Đọc xong,tôi mới biết thì ra : Ông Chóng phải đợi trúng số mới có tiền trở về tìm gia đình khi vợ chồng ông có thể từ Campuchia về Tây ninh sinh sống từ năm 2011".

"Sau nhiều năm tháng vất vả, năm 2011, cả gia đình quyết định hồi hương, chọn ấp 2, xã Suối Dây, huyện Tân Châu để định cư. Thời gian này, ông Chóng càng mong muốn tìm lại gia đình ở Ô Môn, nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên không có điều kiện." ( Báo Tây ninh).

"Thời gian qua, gia đình cũng động viên ông Chóng về Ô Môn tìm gia đình nhưng ông không đi. Lý do ông đưa ra là không có tiền nhiều, trong người không có giấy tờ, nên nếu tìm không được người thân sợ không có tiền về..." ( Báo tây ninh).


Thú vị hơn là sau khi trúng số, sáng mùng 4 ông đi, rạng mùng 5 là ông đã tìm được gia đình( đúng ra là tối mùng 4). Xem ra trí nhớ của ông còn tốt lắm, dù 33 năm ông chưa hề đặt chân về Ô Môn. Có lẽ, Ô Môn 33 năm không có gì thay đổi như khi ông ra đi!


Biết bao điều phi lý với câu chuyện của Ông Chóng. Điều đáng nói là đơn vị báo tử cho Ông Chóng vẫn còn sờ sờ và cho đến hiện tại "vẫn im hơi lặng tiếng"

Chuyện lính Việt nam sang Cam Phu Chia rồi đào ngũ, thậm chí cướp bóc, hãm hiếp phụ nữ đã từng xãy ra và Tòa án binh quân đội việt Nam đã phải xử bắn không ít người.

Thành thật xin lỗi khi phải nêu vấn đề này trước câu chuyện mà theo tôi là hoàn toàn bịa đặt của ông Chóng.


Đáng buồn và ngậm ngùi khi tôi phải viết bài này chỉ vì danh dự của một tờ Báo mà tôi từng công tác và yêu quí.






ps/ MỘT ĐIỀU KỲ LẠ SAU KHI CÓ TRÍ NHỚ VỀ VIỆT NAM ÔNG KHÔNG TÌM ĐẾN SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH - XÃ HỘI VÀ TỈNH ĐỘI TRÌNH BÁO KHI ÔNG LÀ MỘT QUÂN NHÂN MẤT TÍCH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét