" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2017
HÃY BÀY TỎ CÁI TÔI "SỰ THẬT"
Người Tây Phương cho là bầy tõ cái tôi là bình thường, là lành mạnh. Giữa chỗ đông người họ âu yếm nhau, hôn nhau do bởi sự hành hoạt cái tôi mà ra.
Thế nên trong sinh hoạt công cộng họ ít quan tâm tới đời tư của nhau, ít ngồi lê, đôi mách là vậy.
Ngược lại, Đông Phương, nhất là Tầu và Việt Nam cho rằng cái tôi cần phải dấu đi mới là khiêm nhường, mới là người tốt. Dấu đi, dấu đi, dấu đi nữa cho tới khi nào nó thành bệnh, như đã nói như trên.
Người Đông Phương nói chung, người Việt Nam nói riêng, ngoài mặt thì nói cần phải khiêm nhường, nhưng trong lòng người nào cũng có một cái “tôi” tức cái ngã của họ to như “thái sơn thiên cổ” (Tức Núi lớn ngàn Năm), mà họ không biết. Cũng chỉ vì cái thói quen dấu cái “tôi” xuống đáy lòng cho kỹ. Thế nên khi đối diện với một người hay nói từ “tôi”, hoặc ngay cả khi đọc được người nào hay viết là “tôi” thì họ sẽ rất khó chịu và chủ nhân bị phê bình ngay. Phản ứng này quả là vô ích.
Thế nên người Việt Nam khó đến hợp tác với nhau là vì vậy. Nguyên nhân là do dấu cái tôi ở trong lòng quá kỹ, quá lâu, khiến cái tôi trở thành biến thái, giả dối, nhưng tai hại nhất là sự kèn cựa, đố kỵ
Người Việt chúng ta từ nay hãy bầy tỏ cái “tôi” một cách thoải mái, không nên e dè gì nữa. Miễn cái tôi đó trình bầy được sự thật, cái tôi đó không triệt hạ ai, nói xấu sau lưng ai, là cái tôi tốt. Cái tôi miệt hạ, nhận xét sai lạc, tô vẽ sau lưng người khác, cái tôi đố kỵ, đạp đổ là cái tôi nên tránh.
Bầy tỏ cái “tôi” và chấp nhận những cái “tôi” vô hại của những người chung quanh mình một cách thoải mái, sẽ khiến người Việt đến được với nhau dễ dàng hơn.
.
Trần Tiểu Sinh
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét