Đỗ Hoàng
Tôi đã có bài viết mấy năm trước về Dương Kỳ Anh bốc thơm thơ thủm Hoàng Quang Thuận “Phù thủy Dương Kỳ Anh bốc thơm thơ thủm Hoàng Quang Thuận”. Hoàng Quang Thuận là tay anh chị không biết làm thơ, làm thơ chưa sạch nước cản, thế mà Dương Kỳ Anh phù phép: hai người vào ở khách sạn, cùng ký vào gần hai trăm tờ giấy, sáng ra Hoàng Quang Thuận đã làm đến 150 bài thơ thiền về Yên Tử, 150 bài thơ thiền về Hoa Lư. Thật là bố láo, bố khoét không có đời nào chịu thấu và tưởng tượng ra thời nay họ làm tiền cả thần phật, văn chương. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bính Khiêm, các sư thiền cả đời sống với , yêu Yên Tử mới làm nổi một hai bài. Tay Hoang Quang Thuận vô danh tiểu tốt nào mà một đêm làm gần 200 bài thơ thiền về Yên Tử, Hoa Lư. Một sự phù thủy, tâng bốc đểu cáng của Dương Kỳ Anh thật là vô tiền khoáng hậu. Dương Kỳ Anh còn cao giọng ở cuộc hội thảo thơ Hoàng Quang Thuận do Hội Nhà văn tổ chức, cử tọa có nhiều nhà văn, nhà thơ, bạn đọc cùng thứ trưởng, ngoại giao Nguyễn Chiến Thắng và nguyên bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Di Niên, những kẻ không biết thơ phú văn chương là gì!
Lần này Dương Kỳ Anh lại bốc thơm Đỗ Trung Lai dịch Đường thi - “Đỗ Trung Lai và 100 nhà thơ Đường”. Đỗ Trung Lai là một anh chữ Hán bẻ đôi không biết, cả viết, cả nói, cả nghe không mảy may biết một tí gì. Đỗ Trung Lai đã tự nhận điều đó. Việc dịch tiếng nước ngoài ra tiếng ta thì phải biết ngoại ngữ, không biết làm sao dịch được. Vì sao Đỗ Trung Lai không biết tí ti chữ Hán lại dịch các thi hào đời Đường và được các nhà xuất bản, nhất là nhà xuất bản Giáo dục in đến 4, 5 cuốn sách , cuốn nào cũng từ ba, bốn trăm trang có cuốn gần 1000 trang. Rồi lại được đám cánh hữu mang tiếng là trí thức, nhà báo, nhà văn, họa sỹ lăng xê thổi kèn rồi được báo viết, báo hình, báo nghe phỏng vấn, ghi hình, ghi tiếng, phát sóng làm um xùm văn trường và thị trường! Người đọc, học sinh, sinh viên, nhân dân… không biết đâu mà lần!
Nguyên nhân Đỗ Trung Lai phù phép được là thế này:
1 - Văn hóa Hán vào nước từ hàng nghìn năm nay. Văn chương cũng vào thời gian như vậy
2 – Đường thi được các học giả, trí thức, nhà thơ, nhà văn xưa dịch nghĩa, dịch thơ phổ biến trong dân chúng. Ngay thời Cách mạng Đường thi cũng được dịch rất nhều. Ngoại Bắc có Thơ Đường hai tập - Nhà xuất bản Văn hóa in năm 1962. Trong Nam (Sài Gòn ) cũng được in nhiều. Tóm lại Đường thi rất phổ cập.
3 – Các bản dịch nghĩa của các túc nho thời trước khá chuẩn, đọc bản dịch nghĩa cũng hiếu được thần thái bài thơ.
4 – Đỗ Trung Lai không biết một chữ Hán nhưng láu cá đọc qua bản dịch nghĩa, đọc bản dịch thơ của các nhà thơ, học giả rồi thêm bớt một vài chữ cho có vẻ mình dịch, rồi lòe thiên hạ, rồi có chút danh nhà thơ Quốc gia lại lòe các nhà xuất bản bỏ tiền ra in thơ Đường Đỗ Trung Lai dịch , rồi đưa vào nhà trường gây tác hại muôn đời cho con cháu.
Dương Kỳ Anh cũng là tên lưu manh, phù thủy. không hiểu Đường thi lại đì tâng bốc. thối kèn cho kẻ phá hoại Văn hóa nhân loại. Cũng như Phan Cẩm Thượng, không biết Đường thi cũng tâng bốc Đỗ Trung Lai lên mây xanh!
Tôi đã có ba bài viết về việc Đỗ Trung Lai dịch Đường thi. “Đỗ Trung Lai dịch phá nát Đường thi”. Lần này phê phán Dương Kỳ Anh bốc thơm Đỗ Trung Lai!
Nhà thơ Dương Kỳ Anh
Dương Kỳ Anh viết:
“Những câu thơ hay Đông-Tây-Kim-Cổ” do tôi sưu tầm và biên soạn, phần về các nhà thơ Đường tôi đã chọn nhiều bài do Tản Đà, Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố, Nam Trân… dịch. Nhưng tôi vẫn để nhiều câu thơ hay của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị… do Đỗ Trung Lai dịch vì tôi thấy dịch rất có hồn.
Nhà cao ai đứng trong gương/ Trông lên tóc bạc mà thương phận người (Bài Tương tiến tửu của Lý Bạch - Đỗ Trung Lai dịch).
Công đức thì sút kém/ Văn chương cũng suy đồi/ Vẫn thấy đào núi đá/ Dựng thành bia giữa trời (Bài Lập bia của Bạch Cư Dị - Đỗ Trung Lai dịch).”
Câu nguyên bản trong bài “Tương tiến tửu” của Lý Bạch là:
李白
高堂明鏡悲白髮,
朝如青絲暮成雪?
Cao đường minh kính bi bạch phát,
Triêu như thanh ty mộ thành tuyết.
Nơi lầu cao, người soi gương buồn nhìn tóc bạc trắng
Sáng còn tơ xanh, chiều đã thành tuyết
Đỗ Trung Lai :
“Nhà cao ai đứng trong gương
Trông lên tóc bạc mà thương phận người”
Là vè phịa của Đỗ Trung Lai. Thơ Lý Bạch hiện đại hơn hậu hiện đại bây giờ, Đỗ Trung Lai chuyển nó ra vè mà chuyển không đúng, sai cả nghĩa, cả ý, cả lời, cả thần thái. Lại còn vớ vẫn nữa. Trong nguyên bản “Cao đường minh kính bi bạch phát” – Gương sáng lầu cao chiếu nỗi buồn tóc bạc”, “Triêu như thanh ti, mộ thành tuyết” – Sớm tơ xanh, chiếu ra tuyết” Có ai đứng ở đâu trong tấm gương. Tấm gương ai mà đứng vào được(!) Chiếu tóc bạc, sao lại trông lên tóc bạc. Rồi còn thương phận người ! Ở dâu ra? Quá lố bịch. Đỗ Trung Lai dịch phá Đường thi, hay hạ thấp và hạ nhục thiên tài. Bài thơ Tương tiến tửu hiện đại như thế mà Đỗ Trung Lai chuyển nó ra vè Việt, mà vè quá thối! Thua cả vè “Lá lốt”.
Nguyên bản:
君不見:
黃河之水天上來,
奔流到海不復回?
Quân bất kiến
Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai
Bôn lưu đâó hải bất phục hồi
(Anh chẳng thấy
Nước sông Hoàng từ trên trời đổ xuống
Cuồn cuộn chảy tuôn ra biển không quay trở lại.)
Câu thơ cuộn trào như sóng, mạnh mẽ như như rồng bay, như tuấn mã cao phi như thế, các nhà thơ hậu hậu hiện đại bây giờ học chán. Thế mà Đỗ Trung Lai cho nó ra vè à ơi a, a, ta, ba, la xa…. Mà vè sai cả nghĩa từ trong nội dung, chưa nói thần thi, linh tự…
Đỗ Trung Lai dịch:
"Anh không thấy
Nước trời rơi mãi
Thành mênh mông một dải Hoàng Hà
Chẩy mau về với biển xa
Có trôi trở lại cùng ta bao giờ…"
Đúng là vẽ rắn thêm chân!
Dịch thế này mà Dương Kỳ Anh cho đứng bên các tài danh dịch giả: Tản Đà, Ngô Tất Tố, Khương Hữu Dụng, Nhượng Tống, Khái Hưng, Nam Trân, Hoàng Tạo, Tương Như, thật là hỗn xược!
Còn bài Lập bi của Bạch Cư Dị nguyên bản:
白居易;
勳德既下衰,
文章亦陵夷。
但見山中石,
立作路旁碑。
Huân đức ký hạ suy,
Văn chương diệc lăng di.
Đãn kiến sơn trung thạch,
Lập tác lộ bàng bi. ..
(Công đức đã sút kém
Văn chương cũng suy đồi
Vẫn thấy tấm đá lấy từ trong núi
Dựng thành bia bên đường)
Không cần trình độ Hán học, chỉ thạo một chút thơ ngũ ngôn là chuyển đoạn trên ra được thơ Việt.
(Công đức đã sút kém
Quá suy đồi văn chương
Lấy tấm đá trong núi
Dựng bia phơi bên đường)
Đỗ Trung Lai dịch:
“Công đức thì sút kém
Văn chương cũng suy đồi
Vẫn thấy đào núi đá
Dựng thành bia giữa trời”
Câu nào, bài nào Đỗ Trung Lai cóp nguyên rồi thêm vài ý, vài chữ của mình cho có sáng tạo, trên vần ồi, thì chọn vần ời là Trời. Nhưng trời đâu ở đây! Dịch thêm thắt làm sai cả hồn thơ, sai nội dung nguyên bản của các thi hào!
“Lập tác lộ bàng bi” (Lập bia bên đường), chứ có “Lập tác thiên bàng bi” đâu mà “Dựng thành bia giữa trời”
Hàng vạn, hàng vạn cái sai, cái sót, cái ngu, cái dốt của Đỗ Trung Lai nhưng vậy mà Dương Kỳ Anh luôn mồm bốc thơm:
“Đỗ Trung Lai tặng tôi tập thơ của anh mới xuất bản. Ơ thờ ơ thơ (Không biết tôi viết thế có đúng không vì bìa thơ hình như tác giả cố tình chơi chữ?) và cuốn 100 nhà thơ Đường do Đỗ Trung Lai biên soạn và dịch thơ.
Cuốn sách dày 828 trang với giá bán là 300.000 đồng. Rất nhiều nhà thơ Đường quen thuộc mà tôi đã đọc và nhiều nhà thơ đời Đường bây giờ tôi mới biết tên. Những Vương Tích, Dương Quýnh, Vương Bột, Lạc Tân Vương, Lư Chiếu Lân, Trần Tử Ngang, Vi Thừa Khánh, Đỗ Thẩm Ngôn, Thẩm Thuyên Kỳ, Tiết Tắc, Tống Chi Vấn, Đương Huyền Tông, Trương Thuyết, Tô Dĩnh, Hạ Tri Chương, Trương Húc, Vương Hàn, Trương Cửu Linh, Từ Anh Trinh, Vương Loan, Vương Xương Linh, Mạnh Hạo Nhiên, Bùi Địch, Vương Duy, Thôi Hiệu, Lý Tích Chi Sầm Than…
…Trước đây, tôi cũng có đọc Đỗ Mục đời vãn Đường, người được ví như là Đỗ Phủ đời Thịnh Đường. Nhưng nay, đọc cuốn "100 nhà thơ Đường" do Đỗ Trung Lai biên soạn và dịch, tôi hiểu thêm nhiều điều, nhiều bài thơ hay của Đỗ Mục do Đỗ Trung Lai dịch, tôi lấy làm thích thú:
Kích gãy, chìm sâu dưới đáy sông/ Mài qua là gặp dấu cha ông/ Gió đông không giúp Chu Công Cẩn/ Hai Kiều thoát nổi khóa xuân không?”
Nguyên bản:
杜牧
赤壁懷古
折戟沉沙鐵未銷,
自將磨洗認前朝。
東風不與周郎便,
銅雀春深鎖二喬。
Xích Bích hoài cổ
Chiết kích trầm sa thiết vị tiêu,
Tự tương ma tẩy nhận tiền triều.
Đông phong bất dữ Chu lang tiện,
Đồng Tước xuân thâm toả nhị Kiều.
Dịch nghĩa
Mũi kích gãy nằm trong cát, sắt chưa mòn hết,
Tự tay mình mài rũa, đã nhận thấy dấu vết triều đại vừa qua.
Gió đông ví không thuận tiện cho chàng Chu Du,
Thì cảnh xuân thâm nghiêm của đài Đồng Tước đã khoá chặt hai nàng Kiều.
Tiền nhân đã dịch rất hay:
(Cát vùi lưỡi kích còn trơ
Rửa mài nhận dấu triều xưa rõ ràng
Gió đông nếu phụ Chu lang
Một đền Đồng Tước khóa xuân hai Kiều!)
(KD)
Đỗ Trung Lai dịch:
(Kích gãy chìm ngay dưới đáy sông
Mài qua là gặp dấu cha ông
Gió đông không giúp Chu Công Cẩn
Hai Kiều thoát khỏi khóa xuân không?)
Bài dịch quá khôi hài như phường chèo, yếu kém toàn diện.
Về nội dung: “Trầm sa” là vùi trong cát, chứ không có đáy sông nào đây. “Nhận tiền triều” – nhận ra các triều vua trước. Triều vua chứ không phải cha ông!
Về nghệ thuật: Thơ tứ tuyệt làm sai niêm (gãy chữ thứ 2 câu 1 không niêm với kiều chữ thứ 2 câu 4) và dẫn đến “ nhất, tam , ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh sai lung tung! Nghệ thuật dùng vần rất kém, đã 3 vần ông rồi, còn thêm 3 vần ông nữa làm cho bài thơ tứ tuyệt quá nặng nề, không thanh thoát. Nói chung ý tứ, hồn vía dịch rất kém!
Dịch thế này thì:
“Thời sự thả vị đạt
Quy canh Vấn thủy canh”
(Thơ phú kém như thế
Về Hà Nhì đi cày)
Còn nhiều nhiều cái sai, cải hỏng kể không hết.
Một bài nữa Dương Kỳ Anh cũng tụng ca hết lời:
“Vườn Kim Cốc” là bài thơ nổi tiếng của Đỗ Mục do Đỗ Trung Lai sưu tầm và dịch đã thực sự cảm hóa tôi.
Dịch nghĩa: Sự phồn hoa đã tan theo hơi bụi / Nước chảy vô tình, cỏ cứ xanh tốt / Buổi chiều gió đông thổi đến một tiếng chim buồn thương / Hoa rụng tựa như người xưa nhảy lầu rơi xuống.
Dịch thơ: Phồn hoa theo cát bay đi / Nước trôi, cỏ mọc, còn gì nữa đâu / Gió chiều vọng tiếng chim sầu/ Hoa rơi, ta tưởng trên lầu người rơi.
Rất nhiều bài thơ của các nhà thơ đời nhà Đường trong cuốn sách do Đỗ Trung Lai soạn và dịch thơ đã mang đến cho người yêu thơ nhiều hiểu biết và cảm hứng khác lạ…”
Nguyên bản:
杜牧
金谷園
繁華事散逐香塵,
流水無情草自春。
日暮東風怨啼鳥,
落花猶似墮樓人。
Kim Cốc viên
Phồn hoa sự tán trục hương trần,
Lưu thuỷ vô tình thảo tự xuân.
Nhật mộ đông phong oán đề điểu,
Lạc hoa do tự truỵ lâu nhân.
Dịch nghĩa
Những việc phồn hoa đã tan tác theo lớp bụi thơm
Nước vô tình chảy, cỏ cứ tự tươi thắm
Chiều về chim kêu ai oán trong gió đông
Hoa rụng mà còn như người nào (năm xưa) nhảy xuống lầu
Các tiền nhân dịch thơ:
Bản dịch của Trần Trọng San
Phồn hoa tan tác bụi trần
Vô tình nước chảy cỏ xuân tươi màu
Gió đông ai oán chim sầu
Hoa rơi giống kẻ rơi lầu ngày xưa
Ban dịch: Trần Trọng Kim
Việc bộn rộn làm xong hóng mát
Nước chảy vô tình, mượt cỏ xuân
Gió chiều chim hót xa gần
Hoa rơi, tựa khách gieo thân trên lầu
Bản dịch của Anh Nguyên
Phồn hoa hết, sạch hương đời,
Thờ ơ nước chảy, cỏ tươi thắm màu.
Gió đông hờn tiếng chim sầu,
Hoa rơi tựa gái gieo lầu thuở xưa...
Bản dịch Như Tương:
Phồn hoa tan tác bụi rơi
Vô tình nước chảy cỏ tươi nhạt nhàu
Gió chiều chim hót mà đau
Hoa rơi như thể trên lầu người rơi!
Đỗ Trung Lai dịch, nhặt chỗ này một tí, chỗ kia một tí làm ra bài dịch của mình, rồi cóp lại của tiền nhân mà còn cóp sai.
Như nguyên bản không có “ta”- ngã đâu mà Đỗ Trung Lai vẫn tự thêm “ta" cho có “sáng tạo” trong dịch(!)
Như đã phân tích ở các bài trước, nhà thơ Đỗ Trung Lai dịch Đường thi không có sáng tạo gì hết, chỉ dựa vào các bản dịch của các nhà thơ nổi tiếng trước, chữ dùng rất cũ, không Việt hóa như tiền nhân, ý tứ, hồn phách rất kém. Ông lại thêm thắt ý chủ quan của mình nên các bản dịch khác xa nguyên bản và sai lầm lớn! Ông dựa vào các bản dịch nghĩa để dịch ra thơ. Bản dịch nghĩa dù có sát nghĩa đến đâu vẫn không thể lột tả nguyên bản, nhất thơ của các thi hào và đại thi hào. Và gặp những bài không có dịch nghĩa, gặp các tác giả đi trước dịch sai thơ thì Đỗ Trung Lai càng dịch sai một cách trầm trọng và nguy hại! Ví như bài thơ Hí tặng Đỗ Phủ của Lý Bạch sau đây:
李白
戲贈杜甫
飯顆山頭逢杜甫,
頭戴笠子日卓午。
借問別來太瘦生,
總為從前作詩苦。
Hí tặng Đỗ Phủ
Phạn Khoả sơn đầu phùng Đỗ Phủ,
Đầu đới lạp tử nhật trác ngọ.
Tá vấn biệt lai thái sấu sinh,
Tổng vị tòng tiền tác thi khổ.
Nghĩa:
Ăn cơm đầu núi Khỏa bất ngờ gặp nhà thơ Đỗ Phủ
Nón lá đội đầu đứng sững giữa trưa nắng
Ướm hỏi từ độ xa nhau đến nay thần sắc sao gầy yếu đến thế
Từ trước đến giờ chắc vì lao lực với thơ nên mới khổ
Bản dịch Đỗ Trung Lai
Giữa trưa qua đầu núi Phạn Quả
Tình cờ gặp lại ông Đỗ Phủ
Nón lá, thân gầy đến thế ư?
Phải vì đục đẽo thơ mà khổ?
Dịch thế này có nguy hại không? Phạn là cơm, ăn cơm . Trong chữ Hán có 5 chữ Phạn, hết ba chữ chỉ cơm, ăn cơm. Không có núi Phạn Quả nào ở trong bài thơ đùa của Lý Bạch tặng Đỗ Phủ ! Sai lầm dịch như thế thật không thể tha thứ được.
Đỗ Trung Lai cũng thuộc loại háo danh, cuồng danh và muốn làm kinh tế trong việc dịch Đường thi. Không biết bằng cách nào mà ông thuyết phục được nhà xuất bản Giáo dục in liên tiếp bốn năm cuốn, mỗi cuốn từ 400 trang cho đến gần 1 000 trang in với số lượng lớn, do ông dịch từ Lý Bạch , Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị và 100 nhà thơ Đường khác phát hành rộng rãi trong nhà trường. Đây cũng là một kiểu Đạo Chích trong kinh tế, trong khoa học và trong văn chương cần thu hồi những ấn phẩm kém nát này và pháp luật phải ra tay với Đỗ Trung Lai và những cá nhân, tập thể tiếp tay cho Đỗ Trung Lai trong đó có Dương Kỳ Anh, Phan Cẩm Thượng…!
Hà Nội ngày 25 – 7 – 2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét