Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

Tự do - Dân chủ - Nhân quyền kiểu Mỹ





Hoa Kỳ luôn là quốc gia mà một số thành phần cờ vàng 3 que và những thành phần cuồng Mỹ đem ra để so sánh với Việt Nam. Chúng suy tôn Mỹ như là chuẩn mực của văn minh nhân loại, của tự do - nhân quyền và kêu gào Việt Nam phải thay đổi theo khuôn khổ này. Nhưng thực tế bản chất của Mỹ không như những gì đã được tô vẽ trong 30 năm trở lại đây với 5 đời Tổng thống gần nhất. Nước Mỹ đã nhúng tay và trực tiếp dẫn dắt đồng minh can thiệp vào tất cả mọi quốc gia tiềm tàng những bất ổn trên thế giới, phớt lờ luật pháp quốc tế, mục đích là đem lại lợi ích cho chính nước Mỹ.

Hãy cùng nhìn lại những sự kiện, những cuộc chiến mà Mỹ đã trực tiếp nhúng tay :



Xa lộ 80 được mênh danh là Xa Lộ Chết chạy dài từ Kuwait City đến Basra in Iraq. Ảnh Voltairenet.org- Thảm sát ở Vùng Vịnh năm 1991 >

1. Beirut (1982-1983): Binh sĩ Mỹ triển khai ở Lebanon trong thành phần lực lượng "gìn giữ hoà bình 3 quốc gia". Cùng với Pháp, Mỹ đã mở các cuộc không kích để trả đũa cho vụ đánh bom vào trại lính khiến 299 lính Mỹ và Pháp thiệt mạng. (xem link)

2. Grenada (1983): Cuộc xâm lược của khoảng 7.000 lính Mỹ cùng 300 lính trong Tổ chức các nước Châu Mỹ (OAS) sau khi nổ ra cuộc đảo chính tại quốc đảo vùng Carribian này. (xem link)

3. Lybia (1986): Các cuộc không kích nhằm trả đũa chế độ của nhà lãnh đạo Moammar Kadafi sau vụ nổ tại một sàn disco ở Berlin (Đức) khiến 79 người Mỹ bị thương và 2 thiệt mạng. (xem link)

4. Panama (1989): Cuộc xâm lược của hơn 26.000 lính Mỹ xảy ra sau khi Tổng thống Manuel Noriega tuyên chiến với các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào quốc gia này.(xem link)

5. Iraq (1991): Cuộc xâm lược Iraq do Mỹ khởi xướng với sự tham gia của 33 nước khác đã hối thúc Hội đồng bảo an LHQ ra nghị quyết buộc Tổng thống Saddam Hussein rút quân khỏi Kuwait. (xem link)

6. Somalia (1992-1993): Các đơn vị lính Mỹ được triển khai đồng loạt cùng 35 nước khác để thực hiện chiêu bài "sứ mệnh an ninh và ổn định tình hình". Sau đó Mỹ đã "bỏ của chạy lấy người" sau khi xác định không thu được lợi lộc gì ở đây. (xem link)

7. Iraq (1993): Những cơn mưa tên lửa hành trình đã được trút xuống thủ đô Baghdad. (xem link)

8. Haiti (1994): Mỹ bất ngờ triển khai nhiều quân tham gia sứ mệnh "gìn giữ hoà bình và ổn định" tại quốc gia này. (xem link)

9. Bosnia (1994-1996): Trong vòng 18 tháng Mỹ và đồng minh NATO đồng loạt mở nhiều đợt oanh kích mà cao điểm là các đợt ném bom, pháo kích và bắn tên lửa hành trình nhằm vào lực lượng người Serbia tại Bosnia. Binh sĩ các nước NATO được triển khai suốt một thời gian dài tại đây. (xem link)

10. Iraq (1996): Nhiều đợt tấn công bằng tên lửa hành trình nhằm vào các mục tiêu ở miền Nam Iraq nhằm trả đũa cho các vụ tấn công máy bay chiến đấu Mỹ. (xem link)

11. Sudan, Afghanistan (1998): Các trại huấn luyện mà Mỹ cho là "khủng bố" tại Sudan và Afghanistan bị tấn công bằng tên lửa hành trình. (xem link)

12. Iraq (1998): Một loạt các mục tiêu tại Baghdad đã bị nã tên lửa hành trình để chống lại chế độ Saddam Hussein. (xem link)

13. Kosovo (1999): Các mục tiêu của Nam Tư cũ bị không kích và trúng tên lửa hành trình trong suốt 3 tháng tấn công. Ngoài ra, nhiều trạm điện, cầu cống và cơ sở hạ tầng khác của Nam Tư cũng bị phá hủy trong chiến dịch này của NATO do Mỹ chỉ huy. (xem link)

14. Afghanistan (2001): Cuộc xâm lược diễn ra trong khuôn khổ NATO sau khi xảy ra vụ 11/9/2001. Có khoảng 100.000 quân từ 48 nước do Mỹ cầm đầu đã xâm lược Afghanistan. Trong số này có 60.000 lính Mỹ. (xem link)

15. Iraq (2003): Cuộc xâm lược diễn ra với chiêu bài "nguyện vọng của liên minh" 48 nước, nhằm lật đổ chế độ Saddam Hussein. Khoảng 160.000 binh sĩ Mỹ đã có mặt ở Iraq lúc cao điểm của cuộc chiến. Sau khi đã biến Iraq thành bình địa và treo cổ Saddam Hussein, Mỹ trơ trẽn tuyên bố "không tìm thấy vũ khí giết người hàng loạt" ở Iraq. (xem link)

16. Lybia (2011): Mỹ đã nã hàng loạt tên lửa hành trình và trực tiếp chỉ huy chiến dịch do phương Tây hậu thuẫn cho quân nổi loạn Lybia. Kết quả, chế độ Kadafi bị lật đổ, bản thân ông và gia đình bị giết hại một cách man rợ và hèn mạt. Để rồi sau đó, truyền thông phương Tây thừa nhận "Kadafi không phải độc tài", sau này Obama thừa nhận sai lầm khi lật đổ Kadafi. (xem link)

17. Osama Bin Laden (2011): Dù không hẳn là một cuộc tấn công xâm lược từ nước ngoài. Nhưng vụ đột kích tiêu diệt thủ lĩnh Al-Qaeda đã được thực hiện khi không có sự cho phép của Pakistan. Quốc gia mà Bin Laden đã ẩn nấp, dẫn đến những rối ren và tranh cãi trong nội bộ nước này. (xem link)

Mới đây nhất là Ukraina và Syria, 2 quốc gia yên bình này bỗng rơi vào nội chiến, đất nước chia năm xẻ bảy chưa có hồi kết,...Và tất nhiên chiêu bài "dân chủ, nhân quyền" cũng được áp dụng. Không ai khác chính chú Sam đạo diễn và trực tiếp nhúng tay để "ổn định tình hình", nhưng chưa biết đến bao giờ mới thôi bất ổn.



Một trong các thảm cảnh ở Syria: khoảng 300 dân thường bị giết sau những thương thuyết hòa bình 03 Feb 2016

Ngoài ra, còn hàng ngàn vụ tấn công đẫm máu bằng máy bay không người lái do Mỹ và đồng minh thực hiện. Đa số diễn ra tại Afghanistan, Syria, Pakistan và Yemen. Trong đó có hàng trăm vụ "không kích nhầm" khiến hàng ngàn thường dân mà đa số là phụ nữ và trẻ em thiệt mạng...

Đó là những cuộc chiến vì "dân chủ, nhân quyền" mà Mỹ ban phát cho các quốc gia khác và để có cớ cho những cuộc chiến đó, trước tiên bao giờ cũng là "phong trào dân chủ", đòi "Đa Nguyên Đa Đảng", khi thời cơ chín mùi thì Mỹ sẽ trực tiếp nhúng tay để thay đổi thể chế chính trị tại những quốc gia này. Show less REPLY

hung nguyen 2 months ago

Bản chất đạo đức giả trong chính sách đối ngoại của nước Mỹ

Chính quyền Mỹ có thể lợi dụng giá trị nhân đạo để gieo rắc cái chết vào nhân dân một nước. Họ cũng có thể lợi dụng giá trị nhân đạo để lật đổ một chính quyền, gây hỗn loạn một đất nước để trục lợi… Nói cách khác những giá trị nhân đạo của Mỹ sẽ không công bằng với tất cả. Nhân đạo với những ai mà thể chế Mỹ cho là đồng minh mà thôi.

Trong tất cả các bản tin cũng như các hành động chính trị quân sự của Mỹ đều được gắn liền với một cái mác rất là hào nhoáng và đẹp đẽ một cách cao thượng đó là những hành động vì mục đích nhân đạo. Những lời lẽ mang tính tốt đẹp đó có đi liền với những nội dung và bản chất của nó không? Nói đến nhân đạo thì đây là một khái niệm mang tính nhân văn và nhân bản của con người chúng ta. Đó là lòng yêu thương cũng như chia sẻ giữa con người với con người trong hoàn cảnh đau thương, hoạn nạn. Giá trị nhân đạo theo tôi cần phải là những giá trị tốt đẹp và công bằng đối với những con người lúc đang gặp khó khăn… Đấy là cách hiểu nôm na và đơn giản nhất.

Tuy nhiên những giá trị này được thực thi dưới danh nghĩa của thế lực mang danh dân chủ mà đứng đầu là Mỹ tôi thấy nó có nhiều điều không ổn. Và có nhiều vấn đề cần phải nói. Tôi thấy tất cả các chính khách nước Mỹ đều nói về các giá trị nhân đạo khi họ đưa quân vào Lybia hay Afganistan, hay vào Iraq… Ngay cả những lần đem quân vào tham chiến ở Việt Nam các tổng thống Mỹ cũng không quên đi phụ họa các từ “giá trị nhân đạo” vào các bài phát biểu.Vậy giá trị nhân đạo đấy là ở đâu? Đấy là điều mà chẳng thấy ai làm sáng tỏ được bao giờ cả. Phải chăng các chính khách Mỹ đã quên đi bản chất tốt đẹp của giá trị nhân đạo thật sự? Chắc là không phải vậy.

Giá trị nhân đạo mà những chính trị gia Mỹ luôn tung hô ở đây là khác, phải là những giá trị đi liền với lợi ích của Mỹ. Trong chiến tranh Việt Nam, chính quyền Mỹ đã đem theo cả một toán quân ô hợp gồm lính Nam Triều Tiên, lính Úc, lính Thái, lính Mỹ… để tham chiến. Chắc hẳn ai cũng biết Quốc hội Mỹ luôn điều trần về số lượng người chết ở miền Nam Việt Nam và đổ lỗi cho đó là Việt Cộng. Nhưng không hề có một bằng chứng nào được đưa ra . Và đi liền với đó sẽ là một đạo luật để hỗ trợ nhân đạo được đưa ra. Và thế là quân Mỹ lại tràn vào Việt Nam để thực hiện cái sứ mệnh nhân đạo đó.

Quân Mỹ đã thực hiện cái sứ mệnh hỗ trợ nhân đạo cao cả bằng các vụ thảm sát rùng rợn như vụ “thảm sát Mỹ Lai”. Giới quân sự Mỹ đã cho máy bay rải chất độc màu da cam xuống nước ta và để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho tất cả các thế hệ người Việt Nam về sau. Phải chăng đó là những minh chứng cụ thể cho các giá trị nhân đạo mà chính quyền Mỹ muốn tạo dựng nên. Và ngày nay cũng vậy.

Các chính khách Mỹ đã nuôi dưỡng các thế lực chống đối ở các nước mà Mỹ không vừa lòng. Để các thế lực mang danh dân chủ, tiếm danh nhân dân này chống đối, gây ra bạo loạn để chính quyền Mỹ lại có dịp để phổ biến cái giá trị nhân đạo của họ. Cụ thể ở Lybia, Iraq Mỹ đã luôn rêu rao rằng ở đó chế độ độc tài này nọ. Người Mỹ đã nuôi dưỡng những phe phái đối lập để chống lại chính quyền và khi nội chiến nổ ra người Mỹ lại có thừa cái cớ để cho rằng chính quyền đàn áp, chính quyền sử dụng vũ khí hóa học. Lúc đã lobby được các đồng minh thì Mỹ thiết lập vùng cấm bay và đem quân vào với mục đích “hỗ trợ nhân đạo”. Và thế là một chính quyền được xóa bỏ và dựng lên một chính quyền mới ký với Mỹ các thỏa thuận để cho Mỹ đóng quân. Và quan trọng hơn sau cùng là các tập đoàn của Mỹ sẽ nhảy vào để xâu xé đất nước này. Và sự việc này đang diễn ra với Syria hiện nay.

Qua đấy chúng ta có thể thấy các giá trị nhân đạo là thứ mà người Mỹ có thể lợi dụng bất cứ lúc nào để phục vụ các chính sách của giới chóp bu Mỹ. Chính quyền Mỹ có thể lợi dụng giá trị nhân đạo để gieo rắc cái chết vào nhân dân một nước. chính quyền Mỹ cũng có thể lợi dụng giá trị nhân đạo để lật đổ một chính quyền, gây hỗn loạn một đất nước để trục lợi… Hay nói cách khác những giá trị nhân đạo của Mỹ sẽ không công bằng với tất cả. Nhân đạo với những ai mà thể chế Mỹ cho là đồng minh mà thôi.

"Giá trị nhân đạo" phải thuộc guồng máy mà chính quyền Mỹ chỉ đạo và lợi dụng thì mới được họ coi là những giá trị nhân đạo thật sự. Tiêu biểu là trong cuộc xung đột ở bờ tây sông Jordan. Mỹ có thể chỉ trích chính quyền và người dân Palestine đã gây ra các cuộc xung đột mặc dù người dân Palestine luôn phải khốn khổ vì tị nạn, mất nhà mất cửa do quân đội Isarel bắn pháo và tên lửa vào lãnh thổ của họ. Và chính quyền phục Quốc Do Thái đã đối xử rất bất công với những người thuộc thế giới Ả-rập, nếu không muốn nói là phân biệt chủng tộc.

Israrel đã từng bắn chìm một tàu chở dân thường Palestine nhưng chính quyền Mỹ không lên tiếng mà còn bao che cho hành động đó. Đây là hành động ngược lại hoàn toàn với thái độ của Mỹ trong vụ việc được phương Tây mô tả là "Triều Tiên bắn chìm tàu quân sự Cheonan của Hàn Quốc". Đơn giản bởi ở đây phải nhìn thấy ai là đồng minh của Mỹ thì giá trị nhân đạo nằm ở nước đó. Ở đây có thể thấy người Mỹ đang ngồi xổm lên các giá trị nhân đạo tốt đẹp của con người để phục vụ các mục tiêu chính trị của họ. Hiện nay Mỹ đang rất muốn đem các “giá trị nhân đạo” vào để thay đổi chế độ của Việt Nam. Và người Mỹ đang tiến hành cái khúc dạo đầu là nuôi dưỡng các thế lực mạo danh "dân chủ".

Chính quyền Mỹ sẽ lên tiếng phản đối những hành vi giam giữ của chúng ta đối với những kẻ chống phá và cho rằng đó là sự thiếu nhân đạo. Nhưng xin thưa rằng người Mỹ vẫn chưa quên các vụ tra tấn tù nhân tại nhà tù vịnh Guantanamo và hoàng loạt các nhà tù chính trị khác của Mỹ chứ? Tình trạng "nhân đạo" ở đó ra sao mà khiến cho cả thế giới phải lên án? Trong khi những kẻ chống phá ở Việt Nam vào tù còn yêu sách đủ điều.



Cảnh tù nhân ở trại Guantanamo.

Chúng ta không thể để để các "nhà dân chủ" thân Mỹ gây rối loạn đất nước để chính quyền Mỹ lấy cớ đem "giá trị nhân đạo" vào nước ta như đã từng đem đến cho biết bao quốc gia bất hạnh khác.

Công nghệ tạo cớ xâm lược các nước có chủ quyền của Mỹ

Cuộc tấn công ồ ạt bằng tên lửa hành trình của Mỹ vào Syria ngày 07-4-2017 là thêm một minh chứng nữa về công nghệ gây chiến tranh xâm lược của bộ máy chiến tranh Mỹ. Đó là việc ngụy tạo ra đủ loại nguyên cớ khác nhau để biện minh cho hành động xâm lược các quốc gia có chủ quyền.

Sau Chiến tranh lạnh, khi không còn sự tồn tại của Liên Xô - yếu tố kiềm chế các kế hoạch phiêu lưu chiến tranh của Mỹ, các đời tổng thống Mỹ kế tiếp đều kế tiếp nhau gây chiến tranh xâm lược theo công nghệ quen thuộc là ngụy tạo cớ để phát động chiến tranh, không có sự cho phép của Hội đồng Bảo an và vi phạm nghiêm trọng Hiến chương LHQ.

1)- Năm 1991, tổng thống Mỹ G.Bush (cha) phát động chiến tranh xâm lược Iraq sau khi đưa Tổng thống Iraq Saddam Husein rơi vào bẫy “thôn tính Kuwait”.

2)- Năm 1999, tổng thống Mỹ Bill Clinton phát động chiến tranh xâm lược Nam Tư nhân danh “bảo vệ nhân quyền”, lấy cớ “nhân quyền cao hơn chủ quyền”.

3)- Năm 2001, tổng thống Mỹ G.Bush (con) tiến hành chiến tranh ở Afghanistan vin cớ “chống khủng bố”.

4)- Năm 2003, lại là tổng thống Mỹ G.Bush (con) phát động cuộc xâm lược Iraq sau khi dựng lên câu chuyện hoang đường khác là “Iraq sở hữu vũ khí hóa học”.

5)- Năm 2011, tổng thống Mỹ Barack Obama- đã phát động chiến tranh xâm lược Libya mượn cớ “thiết lập vùng cấm bay” và sau đó tiếp tục dính líu vào cuộc chiến tranh ở Syria với cớ “chống khủng bố”.

6)- Năm 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ mới cầm quyền chưa được 3 tháng, đã phát động chiến tranh xâm lược Syria dưới cái cớ ngụy tạo là “quân đội Syria tấn công bằng vũ khí hóa học vào lực lượng đối lập”.

Hùng Nguyễn

Nguồn Comments on Video GS Nguyễn Mạnh Quang: 1954 - 1975: Người Mỹ có mặt để giúp Việt Nam hay để xâm lăng? hung nguyen 2 months ago

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét