Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2016

Biển Đông trong con mắt các bên





THÀNH NGUYỄN

Biển Đông rộng khoảng 3.500.000 km2, nằm trên tuyến đường hải hải đông đúc thứ hai thế giới. Tổng trữ lượng dầu mỏ 28 tỷ thùng, khí đốt 7.500 km3. Với hai yếu tố trên, biển Đông là vùng địa chính trị, kinh tế vô cùng quan trọng.


Trong mắt Việt Nam
Việt Nam diện tích đất liền 332.000 km2, hơn 3000 km đường biển của Việt Nam đều là biển Đông, nên biển Đông vô cùng quan trọng đối với kinh tế Việt Nam. Người Việt Nam xưa có câu “Rừng vàng biển bạc”, bạc ở đây là ánh mặt trời lấp lánh dưới biển, bạc là ánh bạc vây cá và bạc là bán hải sản thu bạc.

Biển Đông từ xưa tạo công ăn việc làm cho hàng triệu triệu người Việt Nam. Xưa là ngư dân, diêm dân, rồi người mò ngọc trai; nay là dầu mỏ, khí đốt rồi khai thác du lịch. Lục địa và biển Đông là hai phần bất di bất dịch, không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Và Việt Nam sẽ không nhân nhượng chủ quyền, dù là một mét.

Trong con mắt Trung Quốc

Trung Quốc là một nước lớn, với hơn 5.000 năm lịch sử và 1,4 tỷ dân Trung Quốc muốn chia đôi Thái Bình Dương với Mỹ – và còn thấy thiệt. Cho nên từ lâu biển Đông được coi là cái ao làng của Trung Quốc, nhất là với phe diều hâu. Trung Quốc từ lâu quên câu “quân cần tinh không cần đông”, câu nói của chính nhà quân sự lỗi lạc của họ. Mỹ tuy dân số chỉ 320 triệu nhưng Trung Quốc còn thua xa Mỹ.

Trong con mắt Trung Quốc, biển Đông là cái ao làng của họ. Mà ở cái ao làng của mình, mà không cạnh tranh, bị lép vế trước Mỹ thì mơ ước gì đến Thái Bình Dương. Đó sẽ mãi chỉ là một ước mơ hão huyền của Trung Quốc thôi. Trung Quốc to nhưng là một thằng béo bệu, không phải thằng đô. Bệnh trong người làm Trung Quốc có thể nằm vật ra lúc nào không biết.

Trong con mắt Nga

Nga chả có lợi ích gì ở biển Đông ngoài khai thác chung dầu mỏ với Việt Nam. Nay giá dầu thấp, khai thác có khi còn lỗ nên Nga không mặn mà lắm. Xưa Nga luôn dùng đồng minh Việt Nam để kìm hãm Trung Quốc ở phía Nam. Nay tình hình thế giới thay đổi, Nga với tầm nhìn toàn cầu buộc phải liên minh với Trung Quốc, nên Việt Nam đành phải xếp sau. Nga còn rất nhiều đồng minh khác: Iran, Syria, Turkey, North Koreal, Cuba…

Biển Đông trong mắt Nga là nơi để Mỹ và Trung Quốc giằng xé, để Nga còn rảnh rang trong chuyện Crưm, Ukraina, Syria… Nga tuy liên minh với Trung Quốc nhưng vẫn gờm Trung Quốc nên Nga không bao giờ bỏ Việt Nam. Cả Nga và Trung Quốc đều muốn “trỗi dậy hòa bình”, dành lại quyền lực và tầm ảnh hưởng tương xứng với tầm vóc nước lớn nhưng Mỹ và EU có vẻ không đồng ý với điều đó.



Trong con mắt Ấn Độ
Cũng như Nga, Ấn Độ muốn ủng hộ Việt Nam ở biển Đông để kìm hãm Trung Quốc. Tuy dân số 1,2 tỷ dân nhưng chưa bao giờ Ấn Độ là một nước lớn, tiếng nói có trọng lượng trên trường quốc tế, thể hiện như: là thành viên thường trực của liên hợp quốc, ảnh hưởng kinh tế – chính trị – văn hóa vượt ra ngoài châu lục… Bởi vì các vấn đề nội tại của Ấn Độ quá lớn: tham nhũng, nghèo nàn, lạc hậu…

Cho nên Ấn Độ ủng hộ Việt Nam ở biển Đông nhưng không ủng hộ được nhiều. Chẳng qua cũng chỉ là vì có tranh chấp biên giới với Trung Quốc, và Trung Quốc cũng dùng tiền để ảnh hưởng đến Pakistan và Sri Lanka chọc ngoáy Ấn Độ ở Ấn Độ Dương mà thôi. Không hy vọng nhiều vào một đất nước có nhiều người đàn ông độc đoán như Ấn Độ.

Trong con mắt Campuchia

Biển Đông là nơi Campuchia dùng để mặc cả với Trung Quốc, tất nhiên là chuyện tiền bạc. Cũng như Việt Nam với Nga, Campuchia được Trung Quốc chiều không giới hạn, miễn là chọc ngoáy biên giới Tây Nam miền Nam Việt Nam. Ngoài ra Campuchia không có lợi ích gì ở biển Đông.

Trong con mắt Nhật Bản

Nhật Bản muốn Việt Nam phát triển để gánh bớt phần áp lực chính trị, quốc phòng từ đại lục Trung Quốc. Cho nên không chỉ ủng hộ Việt Nam ở đất liền như kinh tế, chính trị mà Nhật Bản còn ủng hộ ở biển Đông về trang thiết bị quốc phòng. Đó là việc Nhật Bản nên làm, vì họ hy vọng Việt Nam sẽ cứu họ lần nữa giống thời Trần ba lần chống quân Nguyên Mông. Không, chiến sự sẽ nổ ra ở Hoa Đông trước.

Trong con mắt Philippines

Philippines là dân thuyền chài vô tổ chức. Người Philippines thiển cận và liều mạng nên phần nhiều là tội phạm. Quân vô tổ chức thì đông cũng không mạnh. Không hy vọng được nhiều ở người Philippines. Có chăng là mong Mỹ đóng quân ở đó cho Trung Quốc sợ, hay tận dụng sự hiếu chiến của họ để gây chiến với Trung Quốc trước thôi.

Trong con mắt Philippines, một đất nước hải đảo, việc Trung Quốc tuyên bố quá nhiều chủ quyền trên diện tích biển Đông, trong đó có nhiều điểm chạy sát sạt đảo Trung Quốc là điều không thế chấp nhận được. Bản tính hải đảo ngang tàng, ương ngạnh, phóng khoáng, yêu sự công bằng sẽ làm người Philippines sối máu mà manh động. Đó là điều có lợi cho Việt Nam.

Trong con mắt Mỹ

Với Mỹ, biển Đông là sườn của Trung Quốc. Ở Okinawa, Mỹ đã dí dao vào một bên sườn Trung Quốc rồi, nếu ở biển Đông Mỹ dí được một con dao nữa thì Trung Quốc động đậy là chết. Hai con dao này – cùng với Đài Loan – không những ngăn cản Trung Quốc vươn ra Thái Bình Dương, mà còn kiềm tỏa Trung Quốc trong vòng hỏa lực của mình.

Miền Tây trung quốc khô cằn và hiểm trở không có nhiều mục tiêu đáng giá. Mọi tinh hoa, cở sở hạ tầng giá trị của Trung Quốc nằm ở bờ Đông, từ vịnh Bột Hải cho đến đảo Hải Nam, Mỹ đều có thể “soi chiếu” được bằng vũ khí tinh nhuệ. Ông Tập chắc cũng biết thừa, nên ông chỉ dùng biển Đông cho vấn đề đối nội mà thôi. Ông thừa biết Trung Quốc đang yếu, rất yếu. Mà theo sách cổ Trung Quốc, thì càng yếu thì càng phải “giả vờ” tỏ ra mạnh.

Kết

Biển Đông là biển ở phía Đông, là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam. Ông cha người Việt đã bỏ tính mạng, xương máu để giữ biển nên người Việt sẽ không nhân nhượng dù một centimet chủ quyền lãnh thổ. Khi nào Trung Quốc bị phân năm xẻ bảy, Việt Nam sẽ lấy lại phần của Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét