Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Lãnh đạo quyền biến




THÀNH NGUYỄN

Nhưng ông như Nguyễn Bá Thanh, Đinh La Thăng, Nguyên Xuân Anh là những đặc trưng của lãnh đạo quyền biến. Một cách rất tự nhiên, lãnh đạo quyền biến dị ứng với hệ thống trì trệ và hủ tục lằng nhằng. Ông Đinh La Thăng mới xin “tự quyết” cho Sài Gòn là một ví dụ.


Có bốn loại hình nhà nước phổ biến trên thế giới, đó là: 1. Lãnh đạo cá nhân vì dân, 2. Lãnh đạo cá nhân độc tài, 3. Lãnh đạo tập thể vì dân và 4. Lãnh đạo tập thể độc tài. Chưa bàn đến tài năng và quyền biến của họ, lãnh đạo tập thể vì dân được lập ra là để phòng ngừa lãnh đạo cá nhân độc tài. Tệ nhất là lãnh đạo tập thể độc tài.



Thực tế lịch sử cho thấy, lãnh đạo tập thể độc tài thường đi liền với bộ máy cồng kềnh, năng lực – các cá thể – hạn chế và bộ máy sơ cứng – thiếu quyền biến. Chủ nghĩa xa hội bị tẩy chay ở các nước Đông Âu hay sụp đổ ở Liên Xô là các luận cứ cho luận điểm này.

Vậy Việt Nam đang thiếu gì? Rõ ràng là các lãnh đạo quyền biến ở các cấp, từ địa phương đến bộ ngành, từ ngang đến dọc. Thay vì tìm kiếm những người có tài, họ tìm kiếm con cháu của những người có công, vì sự trung thành. Nhưng con cháu người có công lại ít có người tài, vì thành công quá dễ. Không có nhiều thử thách và trải nghiệm thực tế.

Lần họp thứ 3 của đại hội 12 sẽ không bàn về nhân sự, mà bàn về những việc “đặc biệt quan trọng” khác. Cũng dễ đoán thôi, vì các lãnh đạo năng lực hạn chế và tham nhũng còn nhiều, nên phải xử lý các ổng trước đã. Tài năng và quyền biến để sau!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét