" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2016
Hoa Tàn Nguyệt Tận
Minh Chánh
Phân biệt là một khái niệm chia chẻ hiện tượng, nên chi trong quan điểm mà ý thức hình thành, luôn chất chứa những thứ rác rưởi khiến cuộc đời trở nên chát chúa khổ đau. Hoang tàn rồi lại hoang tàn, dòng tư tưởng cứ ùa về theo kiểu ba mứa mà thực tại vốn dĩ là thế. Bến bờ sâu thẳm của nhận định cũng chỉ là khái niệm vu vơ, nó thường lấy đi tất cả những gì quý giá của hiện tượng.
Một buổi sáng, trên đồi hoang vu với tinh mơ còn vương chút nắng mới, những cánh hoa khép mình điêu tàn dưới bình minh tràn đầy nhựa sống. Tuy nhiên, cũng có những nụ hoa mới hé nở đang mơn trớn với thanh khí của đất trời giữa bao la thiên biến. Bên kia vòm trời, mây vẫn bay cho những cuộc mộng tàn phai trong từng phút giây sinh diệt. Con bướm đa tình cũng vờn dưới nắng mai giữa hoa tàn nguyệt tận của kiếp đời lưu biến. Sự sanh diệt của hiện tượng vạn hữu vẽ nên một bức tranh muôn màu cho thiên thu bất tận. Cái huyền diệu của cuộc đời hầu như phô diễn trùng trùng trước thiên di tuyệt náo. Khung trời mới của trăm nay hay nghìn năm về lại tắm gội dòng biến hiện giữa ngàn thu tuế nguyệt.
Trước những biến động của xum la vạn hữu, có cái còn sót lại, cũng có cái ra đi vĩnh viễn trong vô biên của sự thể. Những cánh hoa tàn vương vãi khắp nẻo đường về của dòng hiện khởi. Những đóa hoa chớm nở cho thiên nhiên thêm rực rở ánh hồng. Trăng tàn rồi lại khuyết theo trùng trùng duyên khởi như chưa hề có sự phân ly. Rồi trên đỉnh cao của núi đồi bạt ngàn một màu xanh vô tận, chiếc lá vàng nhường chổ cho những chồi non mơn mởn vươn ra mặc dù bản thân nó rơi đầy ngõ vắng úa tàn. Cái trùng trùng chuyển biến dường như không thiếu vắng trên bộ mặt đích thực của hiện tượng. Sự phân ly dù rằng trong khoảnh khắc cũng chưa hề lộ ra theo chiều hướng phân biệt.
Phân biệt là một khái niệm chia chẻ hiện tượng, nên chi trong quan điểm mà ý thức hình thành, luôn chất chứa những thứ rác rưởi khiến cuộc đời trở nên chát chúa khổ đau. Hoang tàn rồi lại hoang tàn, dòng tư tưởng cứ ùa về theo kiểu ba mứa mà thực tại vốn dĩ là thế. Bến bờ sâu thẳm của nhận định cũng chỉ là khái niệm vu vơ, nó thường lấy đi tất cả những gì quý giá của hiện tượng. Một nhà thơ, một nhà văn, một nhà triết học hay hiền triết đi nữa thì họ không bao giờ ghánh vác nổi cái gọi là hiện tượng vô biên. Hầu như đa phần họ đem khái niệm để nhìn về hiện tượng, nên hoàn toàn bóp méo sự thực để mặc sức bay nhảy trên diễn đàn tư tưởng mà họ cho là tuyệt đối. Con đường dẫn đến hiện tượng giới là chính bản thân nó chứ không ai khác. Chúng ta thường cho rằng mình tồn tại trong đời là do thứ này hay thứ khác, nguyên nhân này hay nguyên nhân khác, nhưng thực chất chúng ta tồn tại là tồn tại. Bởi vậy, các vĩ nhân, những người thực chứng, không bao giờ đem khái niệm của mình ra để phân định hiện tượng. Các vị luôn nhìn thấy đời mầu nhiệm dù khi cần xử lý công việc trong cuộc đời. Cái mà các vị thực hiện cho trùng trùng biến hiện ở đỉnh cao của tư tưởng là “niêm hoa vi tiếu”[1].
Tuy nhiên, cách xử lý ấy nó phải được kiểm nghiệm qua từng hành động đích xác chứ không phải dựa trên ngôn từ. Ngôn từ chẳng qua là công cụ để chuyển tải ý tưởng, nhưng chính ý tưởng vốn đã băng hoại, nên ngôn từ cũng trở thành tàn dư của băng hoại. Tôi nói, tôi viết, tôi đọc…là gì nhỉ? Là một sự lừa dối về hiện tượng. Sự lừa dối ấy cứ thiên thu vĩnh kiếp bám lấy con người mà chính bản thân con người có hề hay biết đâu. Nếu họ hay biết, thì không bao giờ để cho hiện tượng bị ý tưởng của mình áp đặt và trở thành vật tế thần của chính bản thân họ. Hơn bao giờ hết, sự bám chấp trở thành thảm họa của toàn thể nhân loại. Nó xuất hiện trong từng ngỏ ngách của hiện tượng và ngay cả tư tưởng. Bởi vậy, nó giết chết biết bao mầm móng của an vui khiến cho hoa tàn nguyệt tận.
Bám chấp là một sự lừa dối bất tận gây ra nhiều trắc ẩn thương tâm cho toàn thế giới. Bám chấp làm cho con người và hiện tượng trở nên già cỗi lụi tàn. Do vậy, nếu muốn thế giới này luôn luôn sinh động trong ý tưởng của mình, chúng ta đừng bao giờ bám chấp mà buông thả theo tự nhiên của nó. Hành trình của bám chấp trước các hiện tượng phô diễn là hệ lụy của các khái niệm bảo thủ. Chúng ta luôn luôn nắm lấy hiện tượng rồi áp đặt chúng một cách phi lý theo định kiến của mình. Tuy nhiên, cái thực chất của hiện tượng vốn vẫn thế như chưa bao giờ tuân theo các khái niệm của mình. Do vậy, khổ đau và bực bội cứ rìn rập chúng ta mà chính chúng ta là tác nhân. Muốn thoát khỏi chấp thủ, chúng ta phải nổ lực thực sự trong quá trình nhìn nhận về hiện tượng. Điều này có nghĩa đừng bao giờ áp đặt bất cứ khái niệm nào lên hiện tượng. Hãy để cho nó trôi chảy tự nhiên theo chiều hướng tự do của nó. Nếu càng bám chấp, chúng ta đánh mất tự do của chính mình.
Mỗi sớm mai thức dậy, chúng ta hãy tự quán chiếu các pháp trôi chảy mầu nhiệm theo chiều hướng tự nhiên của dòng đời để hạn chế bám chấp. Tâm chúng ta phải thực sự bình lặng trước mọi đắc thất vô thường và đừng bao giờ có khái niệm nắm bắt. Nếu cố ý nắm bắt, dù là một hạt bụi, chúng ta cũng sẽ rơi vào tình huống khổ đau. Chúng ta phải thực sự quán chiếu để tâm mình bình yên trước mọi biến cố của dòng đời. Nếu biết quán chiếu một cách sâu sắc, chúng ta sẽ nhận thức rõ hiện tượng là một dòng chảy mầu nhiệm vô biên trong từng giây từng phút. Dòng hiện tượng ấy cứ tiếp nối bất biến giữa trùng khơi sóng dội. Mọi thứ dù có lưu biến đến đâu thì nó vẫn tạo nên một vòng tròn khép kính nhường chỗ cho nhau như một dây chuyền cú liên tục hoạt động. Dù rằng trong quá trình diễn biến, có những thứ hoại diệt, nhưng sự hoại diệt ấy thể hiện một bản chất đích thực của chưa từng hoại diệt.
[1] Niêm hoa vi tiếu (zh:拈花微笑, j: nenge-mishō) nghĩa tiếng Việt: cầm hoa mỉm cười đây là một giai thoại thiền, ghi lại sự kiện Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đưa cành hoa lên khai thị, tôn giả Ca Diếp phá nhan mỉm cười.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét