Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

Luật pháp có còn tính nhân đạo hay k?




Đây là hình ảnh Ông Nguyễn Văn Vĩnh và người chị đã trên 80 tuổi, lại bị bệnh tâm thần và giờ lại tàn tật không đi đứng được. Ông Vĩnh cũng đã ngoài 70 tuổi, một mình bươn chảy chăm sóc cho người chị bệnh tật của mình nhưng ông nào được yên tâm trong cảnh nghèo, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị cưỡng chế thi hành án, tháo dỡ căn nhà tạm bợ của ông để "Giao đất lộ giới" lại cho bà Ngô Thị Vân, người đã mua đấu giá phần đất mà Ngân hàng Đầu tư đã "xiết nợ" của ông Vĩnh.

Tính đến nay đã 13 năm, ông Vĩnh lao đao trong hoàn cảnh nghèo khó và kiện tụng đòi "Công Lý".

Hãy xem qua, các cơ quan ngôn luận đã viết thế nào về vụ việc của ông.



Để trả lời cho câu hỏi "Vì sao nhà nước chưa mở đường, chưa thực hiện việc đền bù giải tỏa và vụ kiện vẫn còn trong giai đoạn chờ phán quyết của Tòa án Tối cao nhưng Tòa án và chính quyền địa phương lại muốn Ông Vĩnh "di dời" đi?". Hãy nhìn vào tấm họa đồ đất này, đây là họa đồ hiện trạng khu vực đất tranh chấp mà tòa án tỉnh đã yêu cầu ông Vĩnh thực hiện việc đo đạc làm cơ sở để Tòa án tỉnh xét xử lại khi Tòa án tối cao đã "hủy bỏ" các bản án trước. Dù trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, ông Vĩnh cũng đã phải chạy vạy vay mượn để thuê Công ty đo đạc thực hiện và ông đã mất 11 triệu đồng (một số tiền không nhỏ trong hoàn cảnh của ông) với hy vọng "công lý" sẽ được thực thi.



Dễ dàng nhìn thấy, khi ông Vĩnh di dời đi thì khu đất của Bà Ngô Thị Vân sẽ tăng giá trị "ào ào" vì lộ "mặt tiền" rộng lớn ngay.

Việc "cưỡng chế thi hành án" không thành, thật "ngạc nhiên" khi Cục thi hành án tỉnh lại "thay mặt Bà vân truyền đạt ý kiến sẽ hỗ trợ cho ông Vĩnh 50 triệu đồng để ông di dời"




Mới đây, ngày 3/8/2015 Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Hòa Thành, thực hiện theo chỉ đạo của UBND huyện đến làm việc với ông Vĩnh về việc khiếu nại của ông. Huyện dự kiến giao đất ở và xây nhà cho ông diện tích 5m x30m tại ấp Trường An, xã Trường Tây để ông di dời đi.

Ông Vĩnh không bao chiếm "lộ giới qui hoạch" mà đang ở trên đất của chính ông "được Nhà nước qui hoạch" để phục vụ công trình phúc lợi công cộng. Thế thì, khi Nhà nước chưa giải phóng mặt bằng, làm đường giao thông thì tại sao ông Vĩnh phải di dời đi?
Hẳn câu trả lời cũng đúng như suy nghĩ của ông Vĩnh: "buộc ông di dời đi để đất bà Vân "lòi" ra mặt tiền". Ông Vĩnh kiên quyết không di dời khi mà Tòa án Tối cao chưa xét xử "Giám đốc thẩm"!

Vì sao Tòa án tối cao "giám đốc thẩm" xử hủy bản án Phúc thẩm.

Vụ kiện đòi "bồi thường thiệt hại" của Ông Vĩnh đối với việc Ngân hàng Đầu tư Tây Ninh bán đấu giá tài sản của ông sai pháp luật và được tòa án tỉnh xét xử sơ thẩm và Tòa án Tối cao tại tp Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm vào năm 2006 nhưng mãi đến năm 2009 thì Tòa án nhân dân tối cao mới có quyết định kháng nghị số 632/2009/DS-KN. Nội dung kháng nghị như sau:
Kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 476/2006/DSPT ngày 10/11/2006 của tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh về vụ án "Đòi bồi thường thiệt hại" giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Vĩnh với bị đơn là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh tỉnh Tây Ninh, người có quyền lợi liên quan, nghĩa vụ liên quan là Bà Ngô Thị Vân.
Đề nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 30/2006/DSST ngày 30/6/2006 của tòa án nhân dân tỉnh Tây ninh; giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định pháp luật.





Mãi đến ngày 23/3/2011 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tiến hành xét xử Giám đốc thẩm và Ban hành quyết định giám đốc thẩm số 14/2011/QĐ-GĐT với nhận xét như sau:
Năm 1996, ông Vĩnh vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh tỉnh Tây Ninh (gọi tắt là Ngân hàng Đầu tư tỉnh Tây Ninh) 100.000.000đ và thế chấp 7.700m2 đất đứng tên ông Vĩnh đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng năm 1995. Do không trả được nợ nên ông Vĩnh bị Ngân hàng kiện ra Tòa án. Tại quyết định số 199/HGT ngày 21/8/1997 của Tòa án nhân dân huyện Hòa thành -tỉnh Tây ninh đã công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, theo đó ông Vĩnh phải trả cho Ngân hàng Đầu tư tỉnh Tây Ninh số tiền 136.343.300đ nợ vay và lãi. Sau khi có quyết định của tòa án nêu trên ông Vĩnh không tự nguyện thi hành án nên năm 1998, cơ quan Thi hành án huyện Hòa thành làm thủ tục bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật, nhưng không bán được. Căn cứ quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 của Thủ tướng chính phủ và Thông tư Liên tịch số 02/2002/TTLT ngày 5/2/2002 của Ngân hàng nhà nước Việt nam và Bộ Tư pháp nêu trên thì Ngân hàng Đầu tư tỉnh Tây ninh có quyền bán đấu giá diện tích đất ông Vĩnh thế chấp để thu hồi nợ.

Theo quyết định số 29/TD ngày 18/4/2002 của Ngân hàng Đầu tư tỉnh Tây ninh căn cứ quyết định thi hành án số 390 ngày 7/9/1997 của Đội thi hành án huyện hòa thành, biên bản định giá ngày 13/3/1998 của Hội đồng định giá lấy giá khởi điểm là 300.882.000đ để đấu giá diện tích 7.700m2 đất của ông Vĩnh. Tại biên bản bán đấu giá ngày 18/6/2002 do Ngân hàng Đầu tư lập thì bà Vân đã đấu giá thành với giá 385.000.000đ. Theo biên bản thông báo các chi phí phát mãi tài sản của ông Vĩnh do Ngân hàng Đầu tư tỉnh Tây Ninh lập ngày 6/10/2002, tính đến thời điểm lập biên bản ông Vĩnh phải trả nợ cả gốc, lãi và các chi phí khác do Ngân hàng Đầu tư tỉnh tính là 244.201.000đ. Biên bản này Ông Vĩnh đã yêu cầu định giá lại đất và tài sản trên đất, xem lại diện tích đất thừa và các chi phí ngoài khoản nợ.
Khi đấu giá xong, Ngân hàng Đầu tư mới đo vẽ đất của ông Vĩnh thực tế có diện tích đất 8.643m2. Tuy nhiên, năm 1998 Thi hành án đã đo vẽ đất thực tế của ông Vĩnh là 8.767m2. Như vậy diện tích đất Ngân hàng đo vẽ chênh lệch giảm 124m2 chưa lý giải.

Theo quy định của điểm 4, 5 phần 2 Thông tư liên tịch số 02/2002 nêu trên thì khi bán đấu giá Ngân hàng Đầu tư tỉnh Tây Ninh phải định giá khởi điểm theo giá thị trường tại thời điểm đấu giá. Do đất thực tế rộng hơn diện tích đất thế chấp nên trước khi bán đấu giá lẽ ra phải đo vẽ, xác định cụ thể diện tích đất đấu giá, diện tích chừa lại cho ông Vĩnh, để biết chính xác vị trí đất đấu giá, nhưng Ngân hàng đã không đo vẽ và tự ấn định diện tích 7.700m2 đất giao cho bà Vân chiếm gần hết mặt đường quốc lộ 22B, chỉ chừa  lại cho ông Vĩnh một lối đi ra quốc lộ 22B rộng 1m là không đảm bảo quyền lợi của ông Vĩnh


"
Điểm 4,5, phần 2 Thông tư Liên tịch số 02/2002/TTLT ngày 5/2/2002 của Ngân hàng nhà nước Việt nam và Bộ tư pháp

II. THỦ TỤC BÁN TÀI SẢN BẢO ĐẢM THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỂM 3.1A KHOẢN 3 ĐIỀU 1 CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ149/2001/QĐ-TTG

4. Hội đồng xử lý tài sản có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Xác định giá khởi điểm để tự bán đấu giá công khai tài sản bảo đảm trên thị trường trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm bán.

Giá khởi điểm để bán tài sản (giá bán tài sản) có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị khoản nợ tồn đọng, giá trị tài sản được xác định khi cho vay hoặc giá tài sản do tòa án xác định trong bản án, quyết định của tòa án;


b) Chỉ định người điều hành bán đấu giá tài sản;

c) Giải quyết các khiếu nại liên quan đến việc bán đấu giá tài sản công khai trên thị trường;

d) Được sử dụng dấu của ngân hàng thương mại, công ty quản lý nợ khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tại khoản này.

5. Khi tự bán đấu giá công khai trên thị trường, ngân hàng thương mại, công ty quản lý nợ phải thực hiện các thủ tục sau đây:

a) Niêm yết, thông báo công khai việc bán tài sản tại trụ sở của ngân hàng thương mại, công ty quản lý nợ, nơi bán đấu giá và trên báo địa phương hoặc trung ương hai lần, mỗi lần cách nhau không quá ba ngày (3 ngày) ít nhất mười lăm ngày (15 ngày) trước ngày tổ chức bán tài sản các thông tin sau đây:

- Thông tin về tài sản được bán, bao gồm: loại tài sản, đặc điểm, số lượng, chất lượng của tài sản;

- Thông tin về việc bán tài sản, bao gồm: thời gian và địa điểm đăng ký mua tài sản, thời gian và địa điểm bán tài sản, phương thức bán tài sản, giá khởi điểm điều kiện đối với người mua tài sản (nếu có), thủ tục bán tài sản và các thông tin khác liên quan đến việc bán tài sản;

b) Tổ chức trưng bày tài sản, cho xem tài sản hoặc hồ sơ về tài sản theo yêu cầu của người đăng ký mua tài sản;

c) Lập biên bản xác nhận danh sách người đăng ký mua hợp lệ. Người đăng ký mna tài sản phải đăng ký mua tài sản chậm nhất là hai ngày (2 ngày trước ngày mở phiên bán đấu giá tài sản và đặt trước một khoản tiền là năm phần trăm (5%) giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá.

Người đăng ký mua hợp lệ là người đáp ứng đủ điều kiện của người mua tài sản (nếu có), đã thực hiện việc đăng ký mua tài sản và nộp khoản tiền đặt trước, trước khi kết thúc thời hạn đăng ký mua tài sản.

Trong trường hợp mua được tài sản bán đấu giá, thì khoản tiền đặt trước được trừ vào giá mua; nếu không mua được, thì khoản tiền đặt trước được trả lại cho người đăng ký mua tài sản ngay sau khi phiên bán đấu giá kết thúc.

Trong trường hợp người đăng ký mua tài sản đã nộp một khoản tiền đặt trước nhưng sau đó đã không tham gia đấu giá, thì khoản tiền đặt trước đó thuộc ngân hàng thương mại, công ty quản lý nợ, trừ trường hợp người không tham gia đấu giá chứng minh được việc không thể tham dự phiên đấu giá là do những nguyên nhân bất khả kháng (tai nạn, ốm nặng phải nằm bệnh viện, thiên tai). Trong trường hợp này khoản tiền đặt trước được trả lại cho người không tham giá đấu giá;

d) Đối với tài sản là động sản có giá khởi điểm dưới mười triệu đồng (10.000.000 đồng) thì người tham gia đấu giá được trực tiếp tham gia đấu giá mà không phải thực hiện thủ tục đăng ký mua tài sản quy định tại điểm c khoản này."

Vì các lẽ trên, căn cứ khoản 3 Điều 297 và Điều 299 của Bộ Luật dân sự năm 2005, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định:

1. Hủy bỏ bản án dân sự phúc thẩm số 476/2006/DSPT ngày 10/11/2006 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và bản án dân sự sơ thẩm số 30/2006/DS-ST ngày 30/6/2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh về vụ án "Đòi bồi thường thiệt hại" giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Vĩnh với bị đơn là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh tỉnh Tây Ninh; người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan là bà Ngô Thị Vân.

2. Giao hồ sơ vụ án cho tòa án nhân dân tỉnh Tây ninh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

"
Khoản 3 Điều 297 và Điều 299 của Bộ luật dân sự năm 2005

Điều 297. Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm

Hội đồng giám đốc thẩm có các quyền sau đây:

1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;

2. Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Toà án cấp dưới đã bị huỷ hoặc bị sửa;

3. Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại;



4. Huỷ bản án, quyết định của Toà án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án.

Điều 299. Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại

Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại trong các trường hợp sau đây:

1. Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa thực hiện đầy đủ hoặc không theo đúng quy định tại Chương VII của Bộ luật này;

2. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án hoặc có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật;

3. Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm không đúng quy định của Bộ luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng."










*Thấy gì qua 2 phiên tòa "xét xử lại" ?


-Án sơ thẩm lần 2 của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh

Thực hiện quyết định  giám đốc thẩm số 14/2011/QĐ-GĐT  của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh mở phiên tòa sơ thẩm xét xử lại vụ kiện vào ngày 24/4/2013. Nội vụ vẫn không có thêm tình tiết mới nhưng bất chấp cả những nhận xét của Hội đồng thẩm phán tối cao và dư luận, Tòa án tỉnh đã tuyên:

1. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn Vĩnh về việc yêu cầu hủy bỏ việc bán đấu giá tài sản ngày 18/6/2002 của NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Tây Ninh và yêu cầu Ngân hàng bồi thường thiệt hại.
Bà Ngô Thị vân được tiếp tục sử dụng phần đất có diện tích qua đo đạc thực tế 7.151,6m2 thuộc thửa 65, tờ bản đồ số 8 tọa lạc tại ấp Trường Huệ, xã Trường Tây- huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, đất có tứ cận như:
Đông giáp quốc lộ 22B, đất ông Nguyễn Văn Niềm, ông Còi
Tây giáp sông Vàm Cỏ
Nam giáp đất ông Trần Quốc Toản và Nguyễn Văn Phước
Bắc giáp Công ty Đức Thành
Bà Vân được UBND huyện Hòa thành cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất số 04812/QSDĐ/3067/XN/UB ngày 24/10/2002

2.Chấp nhận toàn bộ yêu cầu phản tố của bà Ngô Thị Vân

Buộc ông Vĩnh phải di dời toàn bộ tài sản, cây cối và nhà trên phần đất diện tích 116,1 m2 thuộc lộ giới qui hoạch quốc lộ 22B tại số 848, tổ 9, ấp Trường Huệ, xã Trường Tây, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.
Buộc ông Vĩnh phải di dời các tài sản là nhà tắm, cây xanh, hàng rào để giao trả diện tích 172,2 m2 đất thuộc thửa 65, tờ bản đồ số 8, tọa lạc tại ấp Trường Huệ, xã Trường Tây, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh lại cho bà Vân.
Ghi nhận bà Vân đồng ý hỗ trợ cho ông Nguyễn văn Vĩnh số tiền 26.122.500đ tiền đền bù, giải tỏa, ông Vĩnh đã nhận xong.

Bản án này  hoàn toàn đi ngược lại Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cáo khi "hủy án Sơ thẩm của Tòa án tỉnh và hủy án Phúc thẩm của tòa phúc thẩm Tòa án tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh để xét xử lại với mục đích đảm bảo quyền lợi hợp lý của ông Vĩnh. Không chỉ thế, với bản án này ông Vĩnh đã trở thành người vô gia cư.

Rõ ràng, 116,1m2 đất lộ giới này Nhà nước giải tỏa, đền bù cho ông Vĩnh 26 triệu đồng. nay làm đường gần hết diện tích đất nói trên, vậy mà Tòa án lại lấy diện tích này áp lên nhà số 848 của ông Vĩnh (đang ở trên diện tích đất 110,6m2) để buộc ông Vĩnh giao lại cho bà Vân "đại gia xăng dầu" được rộng thêm 16m chiều ngang mặt tiền quốc lộ 22B để thuận tiện cho phương tiện của bà vận chuyển xăng dầu... còn bản thân chị em ông Vĩnh thì rơi vào cảnh không nhà đất, trở thành người vô gia cư. (xem lại họa đồ hiện trạng đất)


Toàn văn bản án sơ thẩm:

Bản án sơ thẩm lần này chỉ khác bản án sơ thẩm lần trước ở điều luật căn cứ để xét xử và thêm phán xử phần phản tố của Bà Vân. 
Bản án sơ thẩm lần thứ nhất căn cứ vào điều 604 và 607 của bộ Luật dân sự:


"Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.

Điều 607. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm."

Bản án sơ thẩm lần 1





Việc căn cứ vào điều 604 và 607 của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh được Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố HCM kết luận là chưa chuẩn xác khi tiến hành xét xử phúc thẩm lần thứ 1. Cần phải áp dụng điều 251 Bộ Luật dân sự là: Xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sỡ hữu và các điều: 456, 457, 458, 459 Bộ luật dân sự quy định về trình tự Bán đấu giá... cho đúng quy định.


(Toàn văn bản án Phúc thẩm lần thứ 1 của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tại Thành phố Hồ chí minh)








Bản án sơ thẩm lần thứ 2 đã căn cứ trên các điều luật: Căn cứ điều 256, 258, 304, 355, 336, 338 Bộ luật Dân sự và điều 34 Bộ Luật Tố Tụng Dân sự hoàn toàn khác với các điều Luật được áp dụng ở các phiên tòa trước của Tòa án tỉnh Tây ninh, Tòa Phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và Giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao.

"Điều 256. Quyền đòi lại tài sản

Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này. Trong trường hợp tài sản đang thuộc sự chiếm hữu của người chiếm hữu ngay tình thì áp dụng Điều 257 và Điều 258 của Bộ luật này.

Điều 258. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình

Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa


Điều 304. Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc

1. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

2. Khi bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công việc đó thì bên có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực hiện, khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.

Điều 336. Xử lý tài sản cầm cố

Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thoả thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố.

Điều 338. Thanh toán tiền bán tài sản cầm cố

Tiền bán tài sản cầm cố được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận cầm cố sau khi trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có liên quan để xử lý tài sản cầm cố; trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm là khoản vay thì thanh toán cho bên nhận cầm cố theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có; nếu tiền bán còn thừa thì phải trả lại cho bên cầm cố; nếu tiền bán còn thiếu thì bên cầm cố phải trả tiếp phần còn thiếu đó.

Điều 355. Xử lý tài sản thế chấp

Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản thế chấp được thực hiện theo quy định tại Điều 336 và Điều 338 của Bộ luật này."


Xem xét các điều luật này thì "dường như không liên quan đến việc ông Vĩnh đòi bồi thường thiệt hại là do Ngân hàng đấu giá tài sản của ông mà không tiến hành định giá lại tài sản, bán đấu giá theo "ý của Ngân hàng" mà không có sự đồng thuận của ông!
Những điều luật nêu trên dường như để "phục vụ" cho phần "phản tố" của bà Vân thì đúng hơn!

Án Phúc thẩm lần 2 của Tòa án phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ chí Minh.

Án phúc thẩm lần thứ nhất Tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh  đã căn cứ vào các điều luật như sau:
-Áp dụng khoản 1 điều 275 Bộ luật tố tụng dân sự. Không chấp nhận kháng cáo của ông Nguyễn Văn Vĩnh giữ nguyên bản án sơ thẩm.
- Áp dụng điều 251, 456, 457, 458, 459 Bộ Luật dân sự. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn Vĩnh về việc yêu cầu hủy bỏ việc đấu giá tài sản ngày 18/6/2002 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tây Ninh và yêu cầu Ngân hàng bồi thường thiệt hại.

"

Điều 275. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm

Hội đồng xét xử phúc thẩm có các quyền sau đây:

1. Giữ nguyên bản án sơ thẩm;

2. Sửa bản án sơ thẩm;

3. Huỷ bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án;

4. Huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.

"
Điều 251. Xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu

1. Quyền sở hữu đối với một tài sản chấm dứt khi tài sản đó bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quyết định của Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, nếu pháp luật không có quy định khác.

2. Việc xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu không áp dụng đối với tài sản không thuộc diện kê biên theo quy định của pháp luật.

3. Quyền sở hữu đối với tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu chấm dứt tại thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người nhận tài sản đó.

4. Việc xử lý quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 456. Bán đấu giá

Tài sản có thể được đem bán đấu giá theo ý muốn của chủ sở hữu hoặc pháp luật có quy định.

Tài sản chung đem bán đấu giá phải có sự đồng ý của các chủ sở hữu chung, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Điều 457. Thông báo bán đấu giá

1. Người bán đấu giá phải thông báo công khai tại nơi bán đấu giá và trên phương tiện thông tin đại chúng về thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng và danh mục các tài sản bán đấu giá chậm nhất là bảy ngày đối với động sản, ba mươi ngày đối với bất động sản trước ngày bán đấu giá.

2. Những người có liên quan đến tài sản bán đấu giá phải được thông báo về việc bán đấu giá để tham gia định giá khởi điểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 458. Thực hiện bán đấu giá

1. Khi bán đấu giá, người bán đấu giá công bố giá bán khởi điểm.

2. Người trả giá cao nhất và ít nhất bằng giá khởi điểm là người được mua tài sản bán đấu giá và được coi là đã chấp nhận giao kết hợp đồng.

3. Việc bán đấu giá được lập thành văn bản và có chữ ký của người mua, người bán và hai người chứng kiến.

4. Thời hạn giao tài sản bán đấu giá, thời hạn và phương thức thanh toán được thực hiện theo quy chế bán đấu giá.

5. Người bán đấu giá không chịu trách nhiệm về giá trị, chất lượng của tài sản bán đấu giá.

6. Trong trường hợp giá mua cao nhất được công bố thấp hơn so với giá khởi điểm thì cuộc bán đấu giá xem như không thành.

Chính phủ quy định chi tiết về tổ chức và thủ tục bán đấu giá tài sản.

Điều 459. Bán đấu giá bất động sản

1. Việc bán đấu giá bất động sản được thực hiện tại nơi có bất động sản hoặc nơi do người bán đấu giá xác định.

2. Sau khi có thông báo về việc bán đấu giá bất động sản, những người muốn mua phải đăng ký mua và phải nộp một khoản tiền đặt trước. Danh sách những người đăng ký mua được công bố công khai tại nơi bán đấu giá.

3. Trong trường hợp mua được tài sản bán đấu giá thì khoản tiền đặt trước được trừ vào giá mua; nếu người mua từ chối mua thì không được hoàn trả khoản tiền đó.

4. Người bán đấu giá phải hoàn trả khoản tiền đặt trước cho những người khác đã đăng ký mà không mua được tài sản bán đấu giá.

5. Việc mua bán bất động sản bán đấu giá được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải được đăng ký, nếu pháp luật có quy định"


Bản án Phúc thẩm lần 2 ngày 30/7/2013 số 237/2013/DSPT của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cáo về nhận xét vụ kiện cũng tương tự như bản án sơ thẩm lần 2 của tòa án nhân dân tỉnh Tây ninh và chỉ đơn giản căn cứ vào Điều 275 Bộ Luật tố tụng dân sự để tuyên xử:

1/ Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Vĩnh về việc yêu cầu hủy bỏ việc bán đấu giá tài sản ngày 18/6/2002 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam chi nhánh Tây Ninh và yêu cầu Ngân hàng bồi thường thiệt hại.
Bà Ngô Thị Vân được tiếp tục sử dụng phần đất có diện tích đo đạc thực tế 7.151,6m2 thuộc thửa số 65, tờ bản đồ số 6, tọa lạc tại ấp Trường Huệ, xã Trường Tây, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh (có tứ cận như bản án sơ thẩm đã xác định)
2/ Chấp nhận yêu cầu phản tố của Bà Ngô Thị Vân

- Buộc ông Vĩnh phải di dời toàn bộ tài sản, cây cối và nhà trên phần đất có diện tích 116,1m2 thuộc lộ giới quy hoạch quốc lộ 22B tại số 848, tổ 9, ấp Trường 
Huệ, xã Trường Tây, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh lại cho bà Vân
Bản án sơ thẩm lần hai của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh và bản án Phúc thẩm lần hai của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao Thành phố Hồ Chí Minh đều không hề xem xét đến "Điểm 4, 5, phần 2 Thông tư Liên tịch số 02/2002/TTLT ngày 5/2/2002 của Ngân hàng nhà nước Việt nam và Bộ Tư pháp" mà Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã căn cứ để hủy bỏ Bản án sơ thẩm lần thứ nhất của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh và Bản án phúc thẩm lần thứ nhất của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân nhân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh. Phải chăng "Phép Vua đã thua Lệ Làng"?

Mặt khác việc chấp nhận phản tố của bà Ngô Thị Vân đã biến hai phiên Tòa sơ thẩm và phúc thẩm lần 2 trở thành phiên tòa xét xử Bà Vân kiện ông Vĩnh tranh chấp phần đất lộ giới qui hoạch mà ông Vĩnh đang ở. Ông Vĩnh đã không đòi được quyền lợi chính đáng của ông mà còn phải rơi vào cảnh không nơi cư ngụ. Chính điều này đã dẫn đến việc "cưỡng chế thi hành án" như đã nêu ở phần trên.

*Những lập luận không có cơ sở pháp lý của bản án sơ thẩm và phúc thẩm lần 2 trong việc ông Vĩnh kiện đòi bồi thường thiệt hại do Ngân hàng bán đấu giá không tuân thủ đúng các qui định của luật pháp.

.Thứ nhất:
 Điểm mấu chốt ông Vĩnh kiện Ngân hàng là thực hiện bán đấu giá "không định giá lại tài sản của ông mà căn cứ vào biên bản định giá từ năm 1997 làm căn cứ tính giá khởi điểm cho năm 2002 là gây thiệt hại cho ông"
Trong phần nhận xét Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao  đã xét về thủ tục phát mãi như sau:

Tháng 6/2002 Ngân hàng đứng ra tổ chức bán đấu giá tài sản của ông Vĩnh lấy giá khởi điểm là 300.875.000đ (là giá Thi hành án định năm 1997) là giá phù hợp với khung giá của UBND tỉnh tháng 12/2001 (giá đất đến 2002 không có biến động và không thay đổi).

Đây chỉ là một nhận định không có cơ sở pháp lý, mang tính áp đặt bởi giá đất của UBND tỉnh ban hành không thể xem là giá thị trường mà chỉ là giá tham khảo (chủ yếu là để làm căn cứ tính thuế đất và ngay Ngân hàng khi cho vay cũng không căn cứ vào giá đất này) nên sai trái với điểm phần II, điểm 4.a của Thông tư Liên tịch số 02/2002/TTLT ngày 5/2/2002 của Ngân hàng nhà nước Việt nam và Bộ Tư pháp:  Xác định giá khởi điểm để bán đấu giá công khai tài sản bảo đảm trên thị trường trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm bán.

Vào thời điểm 2002 việc xác định giá đất của UBND tỉnh cũng không thể sử dụng làm căn cứ để xét xử vì mãi đến năm 2004 chính phủ mới Ban hành  nghị định số 188/2004/NĐ-CP  ngày 16/11/2004  về phương pháp xác định giá đất và khung giá đất các loại.

Trong khi đó chỉ cần xem xét giá thị trường tại thời điểm thì 16m x50m = 800m2 đất mặt tiền  QL 22B của ông Vĩnh  tại khu vực này cũng đã thừa để trả nợ cho Ngân hàng.

.Thứ hai:

 Bản án phúc thẩm lần 2 đưa ra lập luận: Sau khi trúng đấu giá bà Vân được UBND huyện Hòa thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (24/10/2002) số 048/2/QSDĐ. Thời điểm này ông Vĩnh không có khiếu nại việc bán đấu giá, hay khởi kiện ra Tòa án để đòi hủy kết quả bán đấu giá ngày 18/6/2002.

Theo điểm 3.a điều 159:  Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm.  
Ngày 19/8/ 2004 ông Vĩnh khởi kiện thì từ 24/10/2002 đến ngày 19/8/2004 cũng chưa hết 2 năm. (Bộ Luật dân sự 2002)

Mặt khác, ngày 23/3/2011 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tiến hành xét xử Giám đốc thẩm và Ban hành quyết định giám đốc thẩm số 14/2011/QĐ-GĐT hủy bỏ bản án dân sự phúc thẩm số 476/2006/DSPT ngày 10/11/2006 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và bản án dân sự sơ thẩm số 30/2006/DS-ST ngày 30/6/2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Tây ninh về vụ án "Đòi bồi thường thiệt hại" giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Vĩnh với bị đơn là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh tỉnh Tây Ninh; người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan là bà Ngô Thị Vân. Cũng có nghĩa là việc Mua bán đấu giá của Ngân hàng và bà Vân là giao dịch dân sự vô hiệu.

.Thứ ba

 Tài sản của ông Vĩnh được Chi cục thi hành án Hòa Thành định giá với giá khởi điểm cao hơn số nợ của ông Vĩnh đối với Ngân hàng. Điều này xác lập, tài sản đất của ông Vĩnh thế chấp đã trở thành "Tài sản chung" nên sau 2 lần Thi hành bán đấu giá không thành giao lại cho Ngân hàng Đầu tư tự bán thì Ngân hàng cũng không thể đơn phương bán đấu giá mà không có sự thỏa thuận của ông Vĩnh. Huống hồ, trước đó quyết định 199/HGT vẫn còn hiệu luật pháp luật. Ngân hàng phải thực hiện đúng pháp luật qui định về việc xử lý tài sản chung. Ngân hàng có bán đấu giá thì cũng chỉ được phép bán "một phần tài sản" đảm bảo đủ để thu hồi nợ.

Điều 223. Định đoạt tài sản chung

1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.



Tóm lại: 

Bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Tây ninh và bản án phúc thẩm của tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tuyên xét xử lần 2 vụ kiện "Đòi bồi thường thiệt hại" của ông Vĩnh đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tây Ninh là thiếu khách quan, chẳng những đã không tôn trọng bản án Giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (gồm 10 người) mà còn "thản nhiên" chấp nhận sự "Phản tố" của bà Vân  để "giải tỏa" hay "bứng" ông Vĩnh ra khỏi phần đất "lộ giới qui hoạch" làm cho đất của bà Vân "lòi" ra mặt tiền rộng hơn, tăng giá trị càng cao. Điều đó cũng giải thích sự "nhiệt tình" của chính quyền và cơ quan chức năng địa phương khi vận động Ông Vĩnh di dời đi như đã nêu ở đầu bài, trong khi vụ kiện chưa kết thúc: ông Vĩnh đang chờ Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao Giám đốc thẩm.
Cả hai bản án có chi tiết "được sửa đổi" cho khác đi đối với số tiền Nhà nước bồi thường khi giải tỏa một phần lộ giới cho ông Vĩnh thành tiền của Bà Vân hỗ trợ cho ông Vĩnh.


Xem thêm :



Đấu giá tài sản sai luật, chi cục thi hành án phải bồi thường

Khổ vì thi hành án

Ngoài ra, bản án này còn buộc Chi cục Thi hành án TP Biên Hòa phải bồi thường cho người mua đấu giá khối tài sản trên số tiền 1,496 tỉ đồng (gồm cả tiền mua đấu giá và tiền lãi).

Theo nội dung bản án, ông Phạm Ngọc Chương và bà Đào Thị Hào phải trả nợ cho bà Nguyễn Thị Thùy Trang, bà Nguyễn Thị Yên và bà Vũ Kim Dung 791.118.250 đồng tiền vốn và lãi vay, theo các bản án đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai. Do ông Chương và bà Hào không có khả năng chi trả nên Chi cục Thi hành án TP Biên Hòa đã ra lệnh cưỡng chế ngôi nhà gắn liền với đất do ông bà đứng tên sở hữu tại khu phố 2, phường Tân Biên, TP Biên Hòa. Tuy nhiên, hồ sơ vụ việc cho thấy Chi cục Thi hành án TP Biên Hòa đã mang đấu giá tài sản không đúng theo quy trình, cụ thể là không gửi thông báo định giá đến người bị đấu giá, không dán thông báo tại địa phương và nơi có tài sản bị đấu giá.

Do vậy, khi căn nhà và thửa đất bị giảm giá khởi điểm để đấu giá từ 1,6 tỉ xuống chỉ còn 721 triệu đồng thì vợ chồng ông Chương, bà Hào và các con không được biết. Hơn nữa, người trúng thầu lại là bà Nguyễn Thị Thùy Trang (chủ nợ của ông Chương và bà Hào) nên càng khiến gia đình ông Chương bức xúc. Vợ chồng ông Chương khiếu nại nhiều lần đề nghị hủy bỏ quyết định thi hành án nhưng bị Chi cục Thi hành án TP Biên Hòa bác đơn dù Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định yêu cầu hủy kết quả bán đấu giá nhưng không được Chi cục Thi hành án TP Biên Hòa chấp nhận.

Theo bản án sơ thẩm lần 2 này, HĐXX tuyên buộc bà Nguyễn Thị Thùy Trang phải trả lại căn nhà cho Chi cục Thi hành án dân sự TP Biên Hòa để đơn vị này quản lý và xử lý theo Luật thi hành án dân sự.
Trước đó, bản án sơ thẩm lần 1 của Tòa án nhân dân TP Biên Hòa đã tuyên bác đơn khởi kiện của ông Chương và bà Hào nhưng tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ xét xử lại.


Cơ quan thi hành án giải quyết vụ bán đấu giá ngôi nhà thi hành án sai quy định: Đương sự không đồng tình
Sau 15 năm mòn mỏi đi tìm công lý, cuối cùng bà Đặng Thị Thông, trú phường Quang Trung - hiện tạm trú phường Nguyễn Văn Cừ (TP Quy Nhơn) cũng được Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Quy Nhơn chi trả tiền bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, đơn vị này “quên” giải quyết cho bà 1 lô đất như các cuộc họp trước đó đã thông qua.



Bà Thông trình bày vụ việc với PV Báo Bình Định.


Từ cuộc đấu giá sai quy định...

Năm 1995, bà Đặng Thị Thông vay của ông Phạm Kiều 19 chỉ vàng và 1 triệu đồng. Do bà Thông không trả nợ đúng hạn nên ông Kiều khởi kiện bà ra tòa. Năm 1998, TAND TP Quy Nhơn đưa vụ việc ra xét xử và tuyên buộc bà Thông trả đủ số tiền nợ cho ông Kiều.

Sau khi tòa xử, bà Thông rao bán ngôi nhà cấp 4 tọa lạc tại tổ 38, KV 4, phường Quang Trung, TP Quy Nhơn để lấy tiền trả nợ. Tuy nhiên, cũng trong thời gian này, Đội THADS TP Quy Nhơn (nay là Chi cục THADS TP Quy Nhơn) kê biên ngôi nhà của bà Thông để bán đấu giá.

Tháng 6.2000, Đội THADS TP Quy Nhơn tổ chức bán đấu giá ngôi nhà của bà Thông. Cuộc bán đấu giá chỉ có 2 người tham gia là ông Phạm Kiều và một người khác. Điều đáng nói, qua các lần “bỏ phiếu kín”, số tiền “đấu giá” của 2 người đều bằng nhau. Đến lần “bỏ phiếu” thứ 3, ông Kiều đã “trúng” với số tiền 14,5 triệu đồng. Sau khi đấu giá trúng ngôi nhà, ông Kiều được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất và Quyền sở hữu nhà; sau đó, ông Kiều chuyển nhượng ngôi nhà cho ông Đồng Văn Mạc.

Phát hiện dấu hiệu bất thường của cuộc đấu giá, bà Thông gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng đề nghị điều tra, làm rõ. Kết quả, Cục Quản lý THADS - Bộ Tư pháp và Viện KSND tỉnh phát hiện những vi phạm trong việc đấu giá ngôi nhà của bà Thông. Do đó, cơ quan THADS tỉnh buộc phải ra quyết định hủy kết quả cuộc đấu giá.

Đồng thời, UBND tỉnh cũng ra quyết định hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Quyền sở hữu nhà ở đã cấp cho ông Kiều; hủy bỏ việc chuyển nhượng đất và nhà ở mà ông Kiều thực hiện với ông Mạc. Bà Thông đã nộp đủ số tiền đã nợ ông Kiều cho Chi cục THADS TP Quy Nhơn; thế nhưng, bà Thông vẫn không được nhận lại ngôi nhà của bà, vì ông Mạc nhất quyết không trả lại nhà.



Văn bản số 1556/UBND-TN ngày 22.8.2011 của UBND TP Quy Nhơn về việc giao đất có thu tiền đối với trường hợp bà Thông.




...đến cách giải quyết hời hợt

Đến tháng 9.2007, bà Thông gửi đơn tới cơ quan THADS tỉnh yêu cầu bồi thường những thiệt hại mà THADS TP Quy Nhơn gây ra xuất phát từ việc tổ chức bán đấu giá không đúng với quy định pháp luật ngôi nhà của bà.

Sau nhiều lần làm việc, xem xét, vào năm 2011, các ngành chức năng của TP Quy Nhơn, tỉnh và Trung ương định giá giá trị ngôi nhà của bà Thông là 600 triệu đồng. Với giá trị này, bà Thông được nhà nước quy đổi bằng 1 lô đất có diện tích 58,8m2, tọa lạc tại khu quy hoạch dân cư tổ 2, KV 5, phường Nhơn Phú, TP Quy Nhơn trị giá 294 triệu đồng. Ngoài ra, bà Thông tiếp tục nhận được số tiền chênh lệch còn lại là 306 triệu đồng.

Mãi đến tháng 7.2015, các cơ quan Trung ương mới hoàn thành việc bổ sung dự toán ngân sách nhà nước số tiền trên 655,4 triệu đồng để Chi cục THADS TP Quy Nhơn bồi thường thiệt hại cho bà Thông. Ngày 12.8 vừa qua, Chi cục THADS TP Quy Nhơn mời bà Thông tới thông báo, lập thủ tục chi trả số tiền trên 655,4 triệu đồng (gồm tiền giá trị ngôi nhà và tiền thuê nhà ở từ ngày 13.10.2000 đến tháng 3.2015).

Bà Thông đồng ý nhận số tiền này, đồng thời xin nộp lại số tiền 294 triệu đồng là tiền giá trị lô đất có diện tích 58,8m2, tọa lạc tại khu quy hoạch dân cư tổ 2, KV 5, phường Nhơn Phú. Thế nhưng, Chi cục THADS TP Quy Nhơn không nhận số tiền bà Thông xin nộp lại. Do đó, bà Thông chưa đồng ý nhận tiền; việc bồi thường thiệt hại cho bà Thông chưa được giải quyết dứt điểm.

"
…Việc chấp hành viên Chi cục THADS TP Quy Nhơn bán đấu giá nhà, đất của bà Đặng Thị Thông tại tổ 38, KV 4, phường Quang Trung để bảo đảm thi hành án có thiếu sót, gây thiệt hại cho bà Thông… nên phải bồi thường, khắc phục theo luật định ...
Ông HÀ HÙNG CƯỜNG - Bộ trưởng Bộ Tư pháp"


Theo đại diện Chi cục THADS TP Quy Nhơn, thì: Chi cục không nhận số tiền bà Thông gửi theo giá trị lô đất là 294 triệu đồng. Nếu bà Thông không nhận tiền bồi thường, Chi cục THADS TP Quy Nhơn sẽ gửi tiền vào ngân hàng (gửi tiết kiệm không kỳ hạn); đồng thời, báo cáo Cục THADS tỉnh và Tổng cục THADS - Bộ Tư pháp xin ý kiến chỉ đạo thực hiện.

Bà Thông bức xúc: “Năm 2011, Hội đồng xét duyệt và xử lý nhà đất TP Quy Nhơn tổ chức họp, thống nhất giao cho tôi 1 lô đất có diện tích 58,8m2 trị giá lúc đó là 294 triệu đồng; Cùng với đó, Hội đồng yêu cầu Chi cục THADS TP Quy Nhơn có trách nhiệm nộp tiền sử dụng đất đối với lô đất này sau khi tỉnh đồng ý giao đất và phê duyệt đơn giá sử dụng đất. Sau đó, Phó Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn Ngô Hoàng Nam (nay là Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn - PV) có văn bản gửi Cục THADS tỉnh thông báo rõ việc này. Vậy nhưng, nay Chi cục THADS TP Quy Nhơn chỉ chi trả tiền bồi thường thiệt hại, “quên” giải quyết việc giao lô đất cho tôi. Tôi không đồng tình cách xử lý này và sẽ tiếp tục khiếu nại đến các cơ quan cấp trên”.

Có thể thấy, vụ việc đã có chủ trương của các cấp, các ngành từ TP Quy Nhơn, đến tỉnh, Trung ương, do vậy, cơ quan THADS TP Quy Nhơn và tỉnh sớm giải quyết dứt điểm cho bà Thông để bà xây dựng nhà ở, ổn định cuộc sống.

VĂN LỰC


Bán đấu giá sai Luật : Ngân hàng Công thương chi nhánh Tây ninh bị Tòa sơ thẩm buộc bồi thường hơn 9 tỉ đồng.


Mới đây, ngày 28/9/2015 Tòa án nhân dân Thành phố tây ninh mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ kiện " Yêu cầu tuyên bố hợp đồng bán tai sản vô hiệu" đã tuyên xử như sau :

Áp dụng điều 137,146,147 bộ Luật dân sự.
Áp dụng nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. Thông tư liên tịc số 03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BTC-TCĐC ngày 24/4/2001 của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ tài chính và Tổng cục Địa chính về hướng dẫn xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.
Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009
1.- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn văn Mỹ và bà Nguyễn thị Tuyết Huệ " yêu cầu tuyên bố hợp đồng bán tài sản vô hiệu" giữa Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam chi nhánh Tây ninh đối với đất thổ cư diện tích 234m2 tọa lạc tại phường 2, thành phố tỉnh Tây ninh; Đất thổ cư diện tích 951,8m2 tọa lạc tại phường 3, thành phố Tây ninh.
-Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn văn Mỹ và bà Nguyễn thị Tuyết Huệ yêu cầu bồi thường thiệt hại bằng giá trị quyền sử dụng đất của hai phần đất trên.
-Buộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam chi nhánh Tây ninh có trách nhiệm trả cho ông Nguyễn văn Mỹ và bà Nguyễn thị Tuyết Huệ số tiền là 9.336.177.600 đồng( Chín tỷ ba trăm sáu mươi sáu triệu một trăm bảy mươi ngàn sáu trăm đồng)
Toàn văn bản án

H.ĐIỆP

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét