Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

VÀI DÒNG VỀ “DÂN CHỦ GIÁO”





Vì sao phong trào dân chủ Việt Nam không tạo ra được ảnh hưởng chính trị tử tế nào? Đơn giản thôi: nó là một giáo phái đang lên, chứ không phải là một phong trào chính trị.

Hãy nhìn những đặc điểm sau:

1. Phong trào không hướng đến cái gì khác, ngoài giấc mơ về một thiên đường.

Các tổ chức và cá nhân trong phong trào không có bất cứ chương trình thiết thực nào để thay đổi xã hội, cũng không có bất cứ kế hoạch cụ thể nào để giải quyết những vấn đề của đất nước. Họ chẳng biết làm gì khác, ngoài lải nhải về thiên đường dân chủ chủ nghĩa toàn mỹ toàn thiện – một viễn cảnh mà họ hoàn toàn không đủ nhân cách, bản lĩnh và trình độ để thiết lập trên mặt đất, dù chỉ là dân chủ trong nội bộ phong trào với nhau. Chính họ cũng phải thừa nhận rằng họ không xây dựng dân chủ, mà chỉ biết “đòi dân chủ”. Thế là ngày này qua tháng khác, những tín đồ sùng đạo của “Dân Chủ Giáo” chỉ biết ngửa mặt lên mạng, hô các khẩu hiệu đấu tranh ra rả như tụng chú hoặc cầu kinh, lòng hằng tin rằng nếu mình cầu nguyện đủ ầm ĩ, thần chú sẽ phát huy công hiệu, và thiên đường dân chủ sẽ hiện ra như một phép màu.

2. Các con chiên trong phong trào không đọc bất cứ thứ gì, ngoài vài quyển kinh thánh.

Khi bạn tham gia phong trào dân chủ Việt Nam, không khó để được các tín hữu trong phong trào nhìn nhận như một con chiên có học. Bạn chỉ cần học thuộc vài quyển kinh thánh, như Cẩm Nang Nhân Quyền, Từ Độc Tài Đến Dân Chủ, Con Đường Việt Nam. Các khóa tập huấn trên mạng, hoặc thậm chí ở nước ngoài của phong trào cũng từa tựa các lớp học giáo lý, vì gần như chẳng đưa ra bất cứ kiến thức chính trị nào khác ngoài phạm vi những kinh thánh này. Nếu bạn trò chuyện với các tín đồ về một vấn đề chính trị ngoài phạm vi bàn đến của những cuốn sách trên, nhiều khả năng mặt họ sẽ nghệt ra như ngỗng ỉa. Đặc biệt, nếu bạn phê bình những sách trên, họ sẽ giãy nảy lên, như thể bạn đang xúc phạm đến sự thiêng liêng của kinh thánh.

3. Nhân quyền được thờ phụng như một đức tin.

Mọi nhà dân chủ đều treo trên đầu lưỡi hai chữ nhân quyền. Tuy vậy, hầu hết các nhà dân chủ chẳng thèm hiểu nhân quyền từ đâu ra, hữu dụng ở chỗ nào, áp dụng trong thực tiễn như thế nào, hay đâu là giới hạn và mâu thuẫn phát sinh từ nó. Đa số chấp nhận một cách máy móc rằng nhân quyền là thứ loài người sinh ra đã có, hay nói cách khác, là được Thượng đế ban cho. Thành ra họ vừa tôn sùng hai chữ nhân quyền, vừa dốt nát về bản chất của nhân quyền, chẳng khác gì đám con chiên vừa tôn sùng ảnh Chúa, vừa chẳng biết gì về Chúa. Nếu có ai đó nói thật rằng nhân quyền chỉ bắt nguồn từ những thương vụ chính trị mà đám chính trị gia ký kết với nhau qua thời gian, và đôi khi đã bị lợi dụng làm một phương thức mềm để lừa mị và kiểm soát dân chúng, thì họ sẽ giãy nảy lên như thể vừa nghe một lời phạm thượng.

4. Phong trào dân chủ đầy ắp các thánh địa, thánh lễ và thánh nhân.

Có những sinh hoạt mà mọi nhà dân chủ đều phải tham dự, những địa điểm mà mọi nhà dân chủ phải hành hương đến, những nhân vật mà mọi nhà dân chủ phải tôn thờ.

Thánh lễ của họ là nghi thức căng biểu ngữ và hô khẩu hiệu mọi lúc mọi nơi, từ chỗ biểu tình, cho đến quán bia, hoặc thậm chí sân bóng đá.

Thánh địa của họ là những đại sứ quán phương Tây.

Khi hành hương được đến thánh địa, các tín đồ Dân Chủ giáo sẽ được đón tiếp bởi những vị đặc phái viên nhân quyền và tham tán chính trị, với nụ cười tỏa ánh hào quang rạng rỡ như thể các tổng lãnh thiên thần. Những nhà dân chủ có đủ đức tin và chịu đủ khổ nạn ở Việt Nam sẽ được họ dang rộng đôi cánh tay, đón lên thiên đường dân chủ Mỹ.

Phong trào dân chủ lại còn có nhiều đấng cứu thế – như nhà cách mạng Đoan Trang, những đấng ngôn sứ – như thầy đồng Lê Thăng Long, và các bậc tiên tri – như thầy bói Trần Huỳnh Duy Thức.

Và đặc biệt, mọi nhà dân chủ đều đặt trọn niềm tin vào tâm bồ tát bao la quyền năng vô hạn của hải quân Mỹ, như thể con bạch tuộc lắm vòi này là phật bà nghìn mắt nghìn tay, lúc nào cũng mở tròn mắt dõi theo các nước nhược tiểu như nước mình, để luôn sẵn sàng nhảy vào cứu khổ cứu nạn khi xảy ra chính biến…

[Nhà Dân Chủ]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét