Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Trò Hề Dân Chủ Dưới Chiêu Bài Lật Đổ Chính Quyền



Cũng như mọi đề tài xã hội, đề tài lật đổ một chính phủ có rất nhiều ý kiến khác nhau. Trong bài viết này tôi chỉ trình bầy nhận định của cá nhân tôi, hy vọng quý độc giả tham khảo thêm những quan điểm khác.
Lật đổ một chính quyền cũng gần giống như thay đổi cầu thủ trong một trận đá banh, điều khác biệt duy nhất là trong bóng đá khi thay đổi cầu thủ chúng ta biết ngay cầu thủ vào sân sẽ là: Hậu vệ, trung phong hay tiền đạo, còn trong chính phủ thường chúng ta không biết được người được thay đổi sẽ giữ vị trí nào: Thân Mỹ, Nga … và ai là người “huấn luyện viên” chiụ trách nhiệm cho việc thay người này thì càng khó nhận biết hơn nữa, có khi chúng ta chỉ có thể dựa trên những sự kiện để kết luận mà hoàn toàn không có bằng chứng chắc chắn 100%.
Để hiểu rõ vấn đề tôi xin đơn cử vài ví dụ: Dễ thấy nhất với người Việt Nam là cuộc đảo chánh chính phủ Ngô Đình Diệm, ban đầu chúng ta chỉ biết cuộc đảo chánh này đứng đầu là một số tướng lãnh lúc bấy giờ vì bất bình những đường lối cũng như chính sách của gia đình họ Ngô. Nhưng về sau chúng ta được biết thêm ngườì chủ mưu thật sự đứng sau cuộc đảo chánh này là chính phủ USA và CIA (Sự kiện này tôi không cần đưa ra bằng chứng vì có qua nhiều sách báo đã viết.).

Mới đây nhất là cuộc đảo chánh tại Ukraina vào năm 2014. Chính quyền Wiktor Fedorowytsch được thay thế bằng chính quyền của Petro Oleksiyovych Poroshenko. Phần đông chúng ta sẽ cho rằng cuộc thay đổi chính quyền đó là do nhân dân Ukraina làm cách mạng vùng lên lật đổ một chế độ độc tài thối nát...( với đa số người Việt Nam sẽ hỏi thằng đó là thằng nào – Ukraina ở đâu – rỗi hơi chuyện Việt Nam không lo – lo chuyện Ukraina....).
Trước khi đi sâu vào đề tài Ukraina tôi muốn định nghiã thế nào là lật đổ chính quyền: Lật đổ chính quyền hay còn gọi là đảo chánh – không đơn thuần chỉ thay vị tổng thống này bằng vị tổng thống khác. Một yếu tố quan trọng mà phân đông các cuộc lật đổ chính quyên (đảo chánh) trong gian đoạn này (cận sử) đó là những thế lực “bên ngoài” đóng vai trò quyết định, với hy vọng qua việc đảo chánh sẽ thay đổi cục diện bàn cở chính trị tại nơi xẩy ra đảo chánh hòng có lợi cho chúng.
Tại Ukraina: Yanukovych được thay thế bằng Poroschenko, trong bóng đa thì đơn giản chúng ta co thể biết ngay vai trò của cầu thủ được thay vào trân. Nhưng trên bàn cờ chính trị thế giớ việc nhận định vai trò của cầu thủ mới sẽ phức tạp hơn nhiều. Và được các nhà bình luận chính trị tranh cãi không hoàn toàn thống nhất vị trí của người được thay, trong trường hợp Ukraina cũng vậy. Nhưng ít nhất họ thống nhất vơi nhau: Yanukovych là một người thân Nga, ông ta không muốn Ukraina gia nhập liên minh Châu Âu. Còn Poroschenko là một người “bạn” của USA, ông ta muốn Ukraina tham gia khối Nato. Chỉ cần phân tích một ít chúng ta cũng thấy sự thay đổi này đã làm cục diện ván bài thay đổi hoàn toàn.
Đi sâu hơn nữa tôi mượn lời tuyên bố của cưu nhân viên CIA Ray McGoven tại Berlin vào 09.2014: “ Không có gì để hoài nghi nữa: Đây là một cuộc đảo chánh được tài chợ bởi phưong Tây”. Ở đây phương Tây nghiã là những nước trong khôi Nato dưới sự lãnh đạo của USA. ( Ray McGoven làm việc nhiều năm cho CIA và là người phân tích tình hình soạn thảo tin tức hàng ngày cho tổng thống. Nói cách khác ông ta là người nắm khá rõ tình hình chính trị thế giới).
Chỉ ba ngày sau khi Poroschenko nhậm chức, ông ta lập tức tuyên bố trong cuộc họp báo khi phong viên hỏi: Ông có muốn gia nhập khối Nato không? - Poroschenko trả lời rằng:”Hiện tại trong nước chưa được đại đa sô đồng ý cho việc này. Nhưng chúng ta cần liên kết đồng minh với USA và khôi liên minh Châu Âu để bảo đảm an toàn cho Ukraina ngay cả trong lãnh vực quân sự. Tôi, với cương vị là tổng thống đồng ý và làm mọi cách để có được các mối liên minh này và sẽ bắt đầu làm việc này ngay lập tức.” ( 05.2014 trả lời phóng vấn với toà báo Bild của Đức).
Khi nói về nguyên nhân đảo chánh tại Ukraina chúng ta không thể không nhắc tới hiệp ước “Ukraine–European Union relations” được ký kết vào 09.09.2008. Nhưng vào 09.2013 Yanukovych và EU không đi tơi được thoả hiệp chung, nói tom lại: Hiêp ước giữa Eu và Ukraina đã diễn ra không thành công. Đây không chỉ đơn thuần là một thoả hiệp giữa Ukraina và liên minh Châu Âu về kinh tế mà còn cả về quân sự. Chúng ta thấy rõ hơn phần nào của sự việc, một mặt “phương tây” muốn Ukraina gia nhập khối Nato mặt khác qua thoả hiêp “Ukraine–European Union relations” khối EU muốn can thiệp quân sự trực tiếp vào Ukraina. Dĩ nhiên việc làm này sẽ không được sự đồng ý của Liên Xô. Như Gabriede Krone Schmalz, cựu đại diện đài truyền hình ARD (Đức) tại Liên xô có nói: “Vào thời điểm ban đầu của cuộc khủng hoản Ukraina thì ai cũng nhắc tơi hiệp định giữ Ukraina và Eu, ....nhưng không ai nhắc tới điều 7 nói về liên minh quân sự của hiệp định này....chúng ta những nhà báo đúng ra phải thông tin về điều này vì chính hiệp định này đã làm chia rẽ Ukraina”.



Ở đây tôi đồng ý với bà Gabriede một nửa, bà lên án phóng viên không làm hết trách nhiệm ( đạo đức ) nghề ghiệp của họ. Nhưng phần lớn phong viên của các phương tiện truyền thông chính quy ngày hôm nay đều như vậy, họ viết theo đơn đặt hàng hoặc viết vừa lòng toà soạn ...điều này chắc chắn không lạ lùng với bà, đúng ra câu hỏi ta nên đặt ra là cách tiếp nhận thông tin của chúng ta như thế nào? Phần lớn chúng ta tiếp nhận thông tin rất thụ động, chúng ta ngồi chờ sẵn để họ rót những tin tức vào chúng ta nhưng hầu hết mặc định những điều họ nói là đúng không hề chất vấn hay kiểm chứng. Nếu chúng ta kiểm chứng cách đón nhận thông tin của chúng ta bằng cách nghi lại những thông tin sau khi coi tin bản tin đầu giờ thì sẽ hiểu. Hầu hết sẽ chỉ nghi lại được: Ngày mai trời mưa, nắng... nhiều hơn nữa là đội FC Bayern München thắng. Muốn thấy rõ hơn nữa thì chúng ta thử viết lại hôm qua có những thông tin gì? Câu trả lời sẽ là: Hơi đâu mà nhớ! Chúng ta không thể mong mỏi những tên vô đạo đức tự thay đổi để chúng ta “hạnh phúc” hơn. Vì vậy trước tiên chúng ta phải thay đổi cách tiếp nhận thông tin, chúng ta phải chủ động tìm kiếm thông tin – với kỹ thuật điện toán ngày hôm nay cho phép mỗi chúng ta làm việc này một cách dễ dàng. Cũng là tiếp nhận thông tin nhưng nếu chúng ta chủ động tìm kiếm thông tin sẽ hoàn toàn khác với thụ động đón nhận thông tin người khác mớm cho chúng ta.

Câu hỏi được đặt ra: EU đã đóng vai trò như thê nào trong cuộc chiên tranh hiện nay tai Ukraina? Có phải chính EU là một trong những nguyên nhân chính gây ra cuộc chiến hiện nay tại Ukraina qua hiêp định “Ukraine–European Union relations”? Câu trả lời này chắc rằng không ai dám khẳng định, cá nhân tôi cũng không ngoại lệ. Ngoài ra tôi muốn bô xung thêm là thoả hiệp “Ukraine–European Union relations” được Poroschenko ký vào tháng 09.2014.
Tôi xin mượn lời nhận định của một nhà nghiên cứu chính trị Canada Ivan Katschnoski thay cho lời kết về Ukraine: “ Cuộc thảm sát vào ngày 20.01... là yếu tố quyết định cho việc lật đổ một chính quyền tham nhũng nhưng được nguời dân bầu lên...”
Tiếp tục tôi muốn nhắc tới cuộc đảo chánh chính được bầu dân chủ do Mossadegh lãnh đạo (08.1953). Cuộc đảo chánh này được lãnh đạo bởi CIA và cơ quan tình báo Anh M16. Chỉ vì ông ta muốn quốc hữu hoá các mỏ dầu, mà hầu như toàn bô các mỏ dầu lúc này nằm trong tay đại tâp đoàn BP (British Petroleum). Fazlollah Zahedi người lên thay thế cho Mossadegh đã làm gì sau khi năm chính quyển? Tất nhiên sẽ thu hồi luật quốc hữu hóa mỏ dầu lại.Và lẽ tất nhiên sau cuộc đảo chánh thì USA và Anh Quốc đã chia nhau “chiến lợi phẩm”(có thể là năm mươi năm mươi ) - đó là chuyện hiển nhiên chiến lợi phẩm được chia đều cho kẻ cướp- Nhưng dù sao 50 năm sau thì Mỹ cũng xin lỗi Iran ( dù hơi muộn nhưng có còn hơn không) qua lời phát biểu của cựu bộ trưởng bộ ngoại giao Mỹ Madeleine K. Albright: “ Thật dễ hiểu khi nhiều người Iran căm phẫn với hành động USA xâm nhập vào nội bộ của họ” (16.04.200). ( tham khảo thêm Operation Ajax -TPAJAX )
Ôn lại sự kiện: Yanukovych không muốn tham gia khối Nato và không đạt được tiếng nói chung trong hiệp định “Ukraine–European Union relations” Poroschenko lên muốn vào khối Nato – ký liền hiệp định “Ukraine–European Union relations”. Mossadegh quốc hữu hoa mỏ dầu – Fazlollah lên thu lại luật quốc hữu hoá mỏ dầu.
Tiếp tới là cuộc đảo tại Guatemala, một nước nhỏ nặm tại Trung Mỹ. Vào năm 1954 chính phủ của tổng thống Jacobo Arbenz bị lật đổ. Chỉ vì ông ta ra đạo luật: Mỗi người chỉ được làm chủ nhiều nhất 270 hetar đất những ai có hơn sẽ bị tịch thu và đền bù. Để chia đất cho những người nông dân không có đất, giải quyết nạn thất nghiệp tại đây. Vì qua đó ít nhất nông dân có thểít nhất tự lo cho mình. Việc làm này dĩ nhiên làm cho đại công ty United Fruit Company của USA ( ngày hôm nay tên la Chicita) không đồng ý vì họ làm chủ rất nhiều đồn điền chuôi tại đây. Thế là CIA đã lật đổ chính phủ Guatemala vào năm 1954, những kẻ chủ mưu trong cuộc đảo chánh này là cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao John Foster Dulles và Tổng Thống Eisenhower. Thay vào đó là Castillo Armas và liền sau đó ông ta thu hồi đạo luật quy hoạch đất đai. (tham khảo thêm OPERATION PBSUCCESS the United States and Guatemala 1952-1954 )
Rồi năm 1962 Cuba, Mỹ muốn Fidelcastro phải bị lật đổ, kết quả là Cuba bị tân công qua sự kiện vịnh Con Heo dưới sự lãnh đạo của CIA, tuy kế hoạch đảo chánh này không thành công nhưng tôi muốn nhắc lại nó vì trong sự kiện Cuba chúng ta có bằng chứng trên văn bản việc chính phủ Mỹ âm mưu giết hại chính người dân mình để hợp thức hoá tấn công Cuba, lật đổ Fidelcastro đó là kế hoạch “Operation Northwoods” : “We coutld develop a Communist Cuban terro campaign in the Miami area....”.

Chilê năm 1971, tại đây chúng ta có chính phủ của tổng thống Savador Allende, ông là một bác sĩ, được bầu làm tổng thống theo phương thức dân chủ vào năm 1971. Chỉ vì ông ta “dám” thân với Fidelcastro, điều này làm phật ý Henry Kissinger cũng như Nixon, đã quyết định đảo chánh lật đổ Savador. Vào 11.09.1973 dinh tổng thống Chile bị đánh bom, Savador nhìn thấy tình hình vô phương cứu chữa, việc này đã đưa đến quyết định tự tử của ông ta trong cùng ngày. Thay thế cho Savador là Pinochet. Một tên độc tài gian ác, theo số liệu hôm nay của Chile công bố thì Pinochet đã giết khoảng trên dưới 3200 người cũng như có trên 38.000 vụ tra tân dã man người Chile. Nhưng Pinochet là người “bạn tốt” của USA và được USA giúp đỡ – ủng hộ trong việc lật đỏ một chính phủ được bâu dân bầu lên. Quá đó chúng ta thấy rõ hơn chính phủ đó như thế nào (dân chủ-độc tài ...) nếu không làm theo ý USA thì sẽ bị USA tìm mọi cách để lật đổ.
Có thể quy độc giả đang nói tôi “bới lông tìm vết” hoặc hỏi còn chuyện đảo chánh lật đổ chính quyền trong thơi gian gần đây không? Câu trả lời của tôi sẽ là: Bạn ở trên sao hoả trong thời gian qua? Dĩ nhiên là có, vi dụ như: Afganishtan, Cuộc đảo chánh ở đây liên quan trực tiếp tơi sự kiến 09.11 tại USA. Chính phủ USA nói Biladen là người chủ mưu trong sự kiện này ( mặc dù chính FBI không kết tội danh này cho Biladen, và ngoài ra sự kiện 09.11 còn là một đề tài tranh cãi, đặc biệt nhất là tại sao tòa nha WT 7 bị sập mặc dù không bị máy bay đâm vào – quý vị có thể tham khảo thêm về 09.11 trong trang nhà, trong khuôn khổ bài này tôi sẽ không đi sâu vào vấn đề 09.11). Chỉ cần USA nói Biladen đang lẩn trốn tại Afganishtan, thế là chúng kéo quân đến ném bom Afganishtan vào ngày 07.10 có nghiã là chưa đầy 3 tuần sau sự kiện 09.11 thì quân đội USA đã tấn công vào Afganishtan. Vào ngày 11.11.2001 Kabul Mohammed Omar bị lật đổ thay thế vào đó là Hamid Karzai, điều lý thú ở đây là Hamid Karzai được bầu lên tại Bonn một thành phố Đức trong một cuộc hội nghị. Chuyện gì xẩy ra khi tông thống USA được bầu tại Việt Nam? Chăc là vui lắm! Ngày hôm nay Aganishtan không chỉ chìm đắm trong nội chiến mà biến thành một căn cư quân sự của USA và EU. Viết bằng chữ thì quý vị thấy như đang đọc huyền sử – nhưng từ 2001 cho tới hôm nay đã có hơn 220.000 người Aganishtan chết. Nếu bạn có người thân trong số 220.000 người này bạn sẽ nghĩ gì, còn là huyền sử nữa không?


Rồi tới Irag 01.2003 Bush tuyên bố chúng ta phải đánh Irak vì Irag có vũ khí giết người hàng loạt (Chắc chắn trong số những nước có nhiều vũ khí giết người hàng loạt nhất thì USA đứng không nhất thì nhì và hơn thế nữa ngày hôm nay chúng ta biết là Saddam không có vũ khí giết người hàng loạt). Để rồi quân đội USA dội bom – đổ quân vào Irak giết chết Saddam. Thay vào đó là Nouri Al-Maliki, chúng thay một tên độc tài này bằng một thằng độc tài khác. Chỉ vì thằng trước không biết nghe lời của chúng. Kết quả của việc lật đổi chính phủ Sadam là gì? Tính đến nay hơn 1 triệu người chết, Nhiều thành phố của Irak bị nhiễm phóng xạ nặng nề.


Tôi không nhắc tơi những việc làm của Liên Bang Xô Viết trong thời gian Ba Lan, Tiệp Khắc .. còn trong khối liên minh Xô Viết. Vì Liên Xô giải quyết vấn đề rất đơn giản, họ chỉ việc kéo xe tăng của họ đến là xong mọi chuyện không cần nguỵ tạo bằng chứng chính đang hoá hành động của Liên Xô cho mất công.
Qua một loạt dẫn chứng, chúng ta thấy rõ cho dù chính phủ Tây hay Đông – Nam hay Bắc – Mỹ, Anh, Pháp, Đức hay Liên Xô, Trung Quốc, … đều bạo ngược như nhau, đểu lừa bịp người dân. Hệ thống thông tin chính quy chỉ còn là công cụ phục vụ – bao che cho bọn nhà nước. Để tranh giành quyền lực bọn chúng không từ một thủ đoạn nào vì “ Quyền lực có khuynh hương lũng đoạn và quyền lực tuyệt đối tức là lũng đoạn tuyệt đối” ("power tends to corrupt, and absolute power corrupts absolutely" Lord Action ). Như chúng ta thấy hiện tại USA là một nước mạnh nhất nhưng còn có một sức mạnh mạnh hơn cả sức mạnh của USA, đó là nhận thức của quần chúng. Khi nào quần chúng còn cần có một nhà nước cai trị bằng quyền lực chính trị – thì những thảm cảnh tôi nêu trên sẽ mãi còn tiếp diễn và rất có thể sự man rợ sẽ ngày càng tăng.
Chỉ tới khi phần đông con người nhận ra được giá trị thực sự của CON NGƯỜI không phải là sức mạnh, mà chính là NHÂN BẢN thì chúng ta sẽ không còn là công cụ giết nhau phục vụ âm mưu bành trướng quyền lực của một nhóm người nào đó.


Thiên Chương


Nguồn tham khảo:


http://derstandard.at/1376533770386/Operation-Ajax-US-Putsch-im-Iran
http://nsarchive.gwu.edu/NSAEBB/NSAEBB4/
https://www.youtube.com/watch?v=-ZH30_143Jw
https://www.youtube.com/watch?v=22mFeOo3G-s
http://de.euronews.com/2015/04/17/noam-chomsky-die-usa-sind-ein-schurkenstaat-europa-ist-extrem-rassistisch/
http://deu.anarchopedia.org/Noam_Chomsky

2 nhận xét:

  1. rất hay...vì vậy đừng ảo tưởng và mơ tưởng...lợi ích là cốt lõi của mọi vấn đề.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thiên hạ vẫn thích đập bỏ những gì họ thấy chướng mắt

      Xóa