Thời giá bây giờ cũng khác
Trước ý kiến của một số đại biểu thảo luận về một số định hướng cơ bản của Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) tại Hội thảo do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức ngày 25/3, tán thành đề xuất nhận hối lộ từ 5 triệu đồng trở lên mới bị xử lý hình sự.
Trao đổi với Đất Việt, ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục chống tham nhũng cho biết: "Việc thay đổi mức tiền cũng chỉ xét về mặt con số, còn thực chất dù là 2 triệu hay 5 triệu thì vẫn là hành vi tham ô".
Về việc xử lý, ông Đạt cho hay: "Mức độ xử lý hình sự thì phải căn cứ vào hậu quả của hành vi".
Kế toán bắt tham nhũng: Rất tốt nhưng... khó!
Còn chuyện đề xuất tăng mức xử lý hình sự theo ông Đạt, thời giá bây giờ cũng khác, nên chuyện tăng mức giới hạn là điều tất nhiên.
Mặt khác, khi nói đến việc có nhiều ý kiến lo ngại, hiện nay khó xử lý được tham nhũng vặt, ông Đạt nhận định: "Tham nhũng vặt cũng là tham nhũng, đây chỉ là việc đưa ra mức để phân biệt xử lý hành chính hay xử lý hình sự, có số liệu cân đo đong đếm, để phân biệt cách xử lý, nhưng cũng không phải vì cái đó mà để ảnh hưởng đến tham nhũng vặt.
Theo quan điểm của ông Đạt thì bây giờ phải quan tâm đến tham nhũng lớn để xử lý, nhưng tham nhũng vặt cũng phải xử lý nhưng hiện nay phát hiện chưa nhiều, chưa phát hiện được bao nhiêu so với thực tế.
Tuy rằng, từ trước đến nay đã phát hiện nhiều, do các ngành, các cấp, địa phương phát hiện, nhưng chưa xử lý được mà phải căn cứ vào Luật nhưng không phải vụ nào cũng xử lý hình sự được.
Cần nghiên cứu Luật để xử lý hành vi tham nhũng
"Hiện nay, tham nhũng vặt đa số thường rơi vào cấp địa phương, cơ sở nhiều hơn, họ thực hiện liên quan đến kinh tế, tiền bạc, cấp địa phương thì lại nhỏ lẻ hơn cấp trung ương, việc đó là đương nhiên, nhưng dù nhiều hay ít thì cũng liên quan đến kinh tế, đến ngân sách, nên không thể nói tham nhũng vặt là không cần để ý được", ông Đạt nói.
Về biện pháp xử lý, ông Đạt cho rằng, chủ yếu vẫn là tuyên truyền hành vi đó là vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, tăng cường thanh tra, giám sát, kiểm tra, đặc biệt là trách nhiệm người đứng đầu phải quyết liệt, như vậy chắc chắn tham nhũng vặt sẽ giảm.
Tử hình với người có hành vi tham nhũng: Cần dựa vào thực tế
Nhìn nhận góc độ khác, nhiều đại biểu khẳng định với tình hình hiện nay, nên áp dụng hình thức tử hình đối với các hành vi tham nhũng, ông Đạt cho hay: "Những người làm Luật phải theo thực tế, theo cá nhân để xem xét, điều chỉnh Luật theo thực tế, biết là có nhiều sự việc phải xử lý nhưng không thể lấy mục đích án tử hình là cao nhất, mà phải tùy từng sự việc, căn cứ nhiều yếu tố".
Theo Cục trưởng Cục chống tham nhũng, nếu nói không áp dụng án tử hình cũng không phải là đúng, nhưng nếu nói phải tử hình thì cũng không phải là đúng, nên theo ông phải căn cứ vào từng vụ việc cụ thể, dựa theo luật pháp quy định.
Hơn nữa, những người làm Luật nên suy nghĩ thực tế, tuân thủ ý kiến đông đảo tầng lớp nhân dân các ngành. Đối với tội tham nhũng thì theo tinh thần chỉ đạo chung, đây được coi là quốc nạn, thì phải theo dõi, không nên để làm ảnh hưởng uy tín, kìm hãm phát triển kinh tế.
Người siêu giàu tăng nhanh:Làm giàu bất hợp pháp thì phải xử!
"Bây giờ, phải tăng cường quy định của pháp luật, giáo dục cho nhân dân, giáo dục cho cán bộ giảng viên, rõ về quy định của pháp luật, tuyên truyền chấp hành cho đúng, có hình thức xử lý nghiêm minh, không nên để có trường hợp ngoại lệ.
Tăng cường lòng tin của dân, dân có tin thì mới giúp phát hiện nhiều, từ đó có cơ sở làm tốt hơn", ông Đạt chỉ rõ.
Tuy nhiên, theo ông giải pháp đã đầy đủ nhưng trách nhiệm người đứng đầu vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, xử lý, phát hiện hành vi tham nhũng.
Mặt khác, theo Cục trưởng Cục chống tham nhũng, các cơ quan đảm nhận trách nhiệm này phải đủ sức mạnh, nghĩa là xây dựng cơ chế đủ mạnh, mạnh về chất lượng, hiệu quả, mạnh về cách phối hợp với các cấp, các ngành.
Tất cả phải có lộ trình, lâu dài, gian khổ, không thể một sớm một chiều. Bởi vì, đối tượng của tham nhũng là những người có chức, có quyền lực, không phải dễ phát hiện được ngay như các tội phạm khác nên phải có phương pháp, cơ chế. Cơ quan trực tiếp làm phải đủ mạnh, đủ quyền năng thực hiện nhiệm vụ theo pháp luật.
Ông Đạt nhấn mạnh: "Tới đây tổng kết 10 năm hiệu quả của Luật phòng, chống tham nhũng chúng tôi cũng sẽ xem những bất cập, rồi sửa chữa, để đẩy nhanh tiến độ, xử lý.
Chúng ta phải xác định, còn nhà nước và pháp quyền, còn cơ chế xin - cho thì còn tham nhũng, đó là điều tất yếu, chỉ là chúng ta điều hành, xử lý ra sao cho hiệu quả. Bản thân tồn tại tham nhũng là khách quan, chủ quan phải thiết thực đủ mạnh thì sẽ giải quyết được".
Thanh Huyền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét