GSTS. K.T.S. Sarao *
Nguyên Định dịch
Từ “phát triển bền vững” đã trở nên phổ biến rộng rãi sau khi được
sử dụng trong báo cáo năm 1987 của Ủy ban Thế giới Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển, Tương lai chung của chúng ta, thường được gọi là Báo cáo Brundtland. Trong báo cáo này, sự cần thiết cho việc kết hợp giữa phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ công bằng xã hội và hòa nhập được giới thiệu lần đầu tiên. Định nghĩa Phát triển bền vững trong báo cáo Brundtland được sử dụng nhiều nhất là:
“Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại
mà không ảnh hưởng đến khả năng của thế hệ tương lai để đáp ứng
nhu cầu của họ” (Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển: Chương 2). Tiếp theo hội nghị Rio +20 (với Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển ) và tài liệu đúc kết được gọi là Tương lai chúng tôi muốn, Chương trình nghị sự 21, và Kế hoạch Johannesburg về Thực thi ( JPOI ), Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) đã đóng vai trò quan trọng trong việc huy động, tạo điều kiện hợp tác khuôn khổ LHQ để đảm bảo rằng các chuyên viên, chương trình, nguồn lực hỗ trợ chiến lược toàn cầu, khu vực và quốc gia đều nhằm đến các khối xây dựng phát triển bền vững.
Nếu xem xét các mối quan tâm nêu lên bởi Hội đồng ECOSOC, có thể nói rằng xã hội loài người ngày nay đang đi dần về ngày tận thế, chủ yếu bởi vì nó đã đi theo những gì Phật giáo gọi là con đường sai lầm (agatigamana) để phát triển. Một e ngại như vậy cũng được nói lên trong cuốn sách nổi tiếng Các giới hạn tăng trưởng xuất bản năm 1972. Cuốn sách này kiểm tra năm biến số (dân số thế giới, công nghiệp, ô nhiễm, sản xuất lương thực, và cạn kiệt tài nguyên) trên mô hình máy tính về tăng trưởng kinh tế và dân số theo cấp số nhân với nguồn cung cấp tài nguyên hữu hạn. Những phát hiện được tìm ra là ngay cả khi nguồn tài nguyên mới được khai thác trong thời gian tới, dự trữ hiện tại thay đổi, các nguồn lực vẫn hữu hạn và cuối cùng sẽ bị cạn kiệt. Cuốn sách dự báo rằng những thay đổi trong sản xuất công nghiệp, sản xuất lương thực, và ô nhiễm đều đi dần đến sự sụp đổ kinh tế và xã hội sẽ diễn ra trong thế kỷ hai mươi mốt (xem Meadows và Meadows năm 2004; Hecht 2008).
Cuộc khủng hoảng này chính xác như thế nào khi lòai người phải đối mặt? Ai và những gì phải chịu trách nhiệm? Làm thế nào điều này có thể tránh được? Quan điểm Phật giáo về cuộc khủng hoảng đó là gì? Một nỗ lực được thực hiện trong bài viết này để tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên.
Ở chủ nghĩa tư bản hiện đại, trong đó giá trị đạo đức không được xem là quan trọng vì bị kiểm soát và điều hành bởi chủ nghĩa tiêu thụ và các thương gia. Trong hệ thống như vậy mục tiêu công khai của các tổ chức tài chính là kiếm tiền cho chính họ, điều mà các nhà kinh tế học gọi là tối đa hóa lợi nhuận nhưng luôn biến hóa thành chiếm đọat quyền sở hữu của cải. Tuy nhiên, như đã chỉ ra bởi Amartya Sen, “một sự rời xa tối đa hóa lợi nhuận không nhất thiết là điều lành, cũng như các tình cảm đạo đức không luôn luôn là cao quý. Một số điều man rợ tồi tệ nhất trên thế giới đương đại đã được thực hiện bởi những kẻ phân biệt chủng tộc hiến mình hầu làm hại một số người khác, thậm chí với chi phí lớn hoặc rủi ro cho bản thân họ. Trên thực tế, quá trình này vẫn tiếp tục hiện nay với sự kiên trì không ngừng... Sự từ bỏ cuộc sống chỉ vì mình có thể đi đôi với bạo lực nhằm đạt đến lợi ích cho một nhóm hay cộng đồng (nhưng lọai trừ những người khác), và ngay cả với sự cố ý gây thiệt hại trên một nhóm hoặc cộng đồng khác” (1997 : 6). Sản xuất và phân phối hàng hóa được độc quyền bởi các tổ chức lớn và thông qua việc sử dụng phương tiện thông minh tạo ra ham muốn vô độ cho quần chúng nhằm sở hữu nhiều hơn và nhiều hơn nữa.
Quảng cáo và áp lực tâm lý dưới những hình thức khác nhau được sử dụng để tăng cường sự thèm muốn tiêu thụ tối đa và lối sống tiêu thụ quá lố đang được quảng bá rầm rộ. Khách hàng bị dụ dỗ mua hàng càng nhiều càng tốt, bất kể họ có cần hay không hay liệu có đủ tiền để trả. Do đó, mọi thứ được mua không phải vì người ta cần dùng mà vì lòng ham muốn chúng. Trong thực tế, xã hội tiêu dùng được đặc trưng bởi niềm tin tưởng rằng việc sở hữu nhiều thứ là phương tiện chính để đạt hạnh phúc; do đó, tiêu thụ được chấp nhận “như một cách tự phát triển, tự thực hiện, và tự hoàn thiện” ( Benton 1997: 3).
Trong thực tế, chủ nghĩa tiêu thụ đã ăn sâu vào cuộc sống hiện đại mà các học giả như David Loy (1997 : 283 ) xem nó là một tôn giáo thế giới mới có quyền lực nằm trong kỹ thuật chuyển đổi cực kỳ hiệu quả. Tôn giáo này, theo Loy, hoạt động trên nguyên tắc không những tăng trưởng và tăng cường thương mại thế giới sẽ có lợi cho tất cả, mà tăng trưởng cũng sẽ không bị hạn chế bởi các giới hạn vốn có của một hành tinh hữu hạn. Sai lầm cơ bản là nó làm cạn kiệt hơn là xây dựng “vốn đạo đức” ( Loy 1997: 283 ). Như đã chỉ ra bởi Erich Fromm, hệ thống kinh tế hướng về lợi nhuận không còn được xác định bởi câu hỏi: Điều gì tốt cho con người? mà được xác định với câu hỏi: Điều gì tốt cho sự phát triển của hệ thống? Hơn nữa, tiêu thụ có tính cách mập mờ: Nó làm giảm lo lắng, bởi vì những gì người ta đã có không thể bị lấy đi, nhưng nó cũng đòi hỏi người đó ngày càng tiêu thụ hơn nữa, bởi vì tiêu thụ trước đó đã hòan tất sự thỏa mãn. Trên thực tế, hệ thống hướng về lợi nhuận toàn cầu hóa này hoạt động trên nguyên tắc rằng tính vị kỷ, ích kỷ, tham lam là điều kiện tiên quyết cơ bản cho sự hoạt động của hệ thống; và sẽ dẫn đến sự hòa hợp, hòa bình. Tuy nhiên, tính vị kỷ, ích kỷ và tham lam không phải là bẩm sinh trong bản chất con người cũng như không được thúc đẩy bởi nó. Chúng đa phần là sản phẩm của hoàn cảnh xã hội. Hơn nữa, tham lam và hòa bình loại trừ lẫn nhau (Fromm 2008: 5-8, 23). Từ quan điểm Phật giáo, sản xuất nhiều của cải vật chất, tiêu thụ nhiều và lòng thèm muốn (taṇhā) không nhất thiết dẫn đến gia tăng hạnh phúc. Đạo Phật dạy rằng để đi đến giai đoạn cao nhất của phát triển con người, người ta không khao khát sở hữu. Hơn nữa tác động của chủ nghĩa tiêu thụ lên tâm lý và tinh thần của người tiêu dùng đi ngược lại với sự bền vững môi trường, đặc biệt là sự mất mát quan trọng của nhận thức về thế giới tồn tại bên ngoài lĩnh vực hàng tiêu dùng.
Như đã chỉ bởi Fritjof Capra, “nỗi ám ảnh của chúng ta về tăng trưởng kinh tế và hệ thống giá trị cơ bản đã tạo ra môi trường vật lý và tinh thần; trong đó cuộc sống trở nên cực kỳ không lành mạnh. Có lẽ khía cạnh bi thảm nhất của cảnh tiến thoái lưỡng nan xã hội này là hệ thống kinh tế đang gây ra mối nguy hiểm cho sức khỏe không chỉ bởi quá trình sản xuất mà còn do tiêu thụ nhiều hàng hóa được làm ra; rất nhiều quảng cáo để duy trì tăng trưởng kinh tế” (1983: 248). Tương tự như vậy, Erich Schumacher, tác giả sách Nhỏ là đẹp, đã cảnh báo thái độ sống tìm cách theo đuổi đến cùng của cải, có nghĩa là chủ nghĩa vật chất không phù hợp với thế giới này, bởi vì nó không bao hàm nguyên tắc hạn chế, trong khi môi trường sinh sống bị giới hạn nghiêm ngặt. Thái độ như vậy, ông chỉ ra, mang trong nó những hạt giống của sự hủy diệt. Thái độ duy vật chất là con quái vật của đạo đức, tinh thần và siêu hình vì “tiến hành các hoạt động kinh tế của con người như người ta thực sự không lo lắng gì cả. Một hệ thống hoàn toàn mới của tư tưởng dựa trên sự chú ý đến con người thay vì hàng hóa là cần thiết. Nó có thể được tóm gọn trong cụm từ “sản xuất của quần chúng, chứ không phải là sản xuất hàng loạt” (Schumacher 1973 : 17-18, 56, 119 ). Kết quả cuối cùng của việc này là chúng ta cần phải xem xét nghiêm túc không chỉ thái độ và lối sống của chúng ta mà ngay cả chính sách chi phối việc sử dụng nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, khoa học và công nghệ, quy mô cũng như định hướng của công nghiệp hóa.
Ngoài sự thực là các nước phát triển chủ yếu thông qua công ty đa quốc gia, các tổ chức tài chính và pháp lý toàn cầu tiếp tục khai thác các nước đang phát triển. Một trong những lỗ hổng lớn của hệ thống tiêu dùng toàn cầu hóa hiện nay là nó thúc đẩy cạnh tranh hơn hợp tác. Thái độ cạnh tranh, thù địch hoặc cảm giác liên tục phải chống lại cái gì đó không chỉ tạo ra xung đột và sự oán giận mà còn gây tác dụng phụ không lành mạnh.
Như Bertrand Russell một lần chỉ ra, “Điều duy nhất sẽ cứu nhân loại là hợp tác, và bước đầu tiên hướng tới hợp tác nằm trong trái tim của các cá nhân” (1954 : 204). Các cá nhân có kỹ năng hợp tác có nhiều sáng tạo hơn và tâm lý điều hòa tốt hơn. Ở cấp quốc tế, đối kháng lẫn nhau giữacác quốc gia có kết quả không chỉ trong việc hàng tỷ đô la bị lãng phí mỗi năm, trong việc sản xuất vũ khí mà còn một mảnh lớn nguồn nhân lực khoa học công nghệ bị hướng vào công nghiệp chiến tranh. Đáng buồn thay, không chỉ các nhà kinh tế e ngại với thời gian khi chúng ta dừng lại vũ khí sản xuất, nhưng ngay “ý kiến cho rằng Nhà nước cần tạo ra nhà ở, những điều hữu ích và cần thiết khác cho dân chúng thay vì vũ khí, cũng dễ dàng bị buộc tội gây nguy hiểm cho tự do và sáng kiến cá nhân”
(Fromm 1955: 5).
Như đã nêu trên, chủ nghĩa tư bản hiện đại kèm theo toàn cầu hóa gây nên sự tham lam và ích kỷ, thành công cá nhân được đánh giá cao hơn trách nhiệm xã hội. Các nhà lãnh đạo chính trị và giám đốc điều hành doanh nghiệp thường có những quyết định vì tư lợi. Hơn nữa, “công chúng cũng rất ích kỷ khi chỉ chú tâm đến vấn đề riêng tư mà ít chú ý đến những gì vượt qua lĩnh vực cá nhân... Do đó người mạnh mẽ, thông minh hơn, hoặc gặp may nhiều hơn ... cố gắng tận dụng lợi thế đối với những người yếu kém, hoặc bằng vũ lực và bạo lực hoặc bằng các đề nghị... Xung đột trong xã hội không thể biến mất khi tham lam ngự trị tâm hồn con người” (Fromm 2008: 10-11, 114). Một xã hội được thúc đẩy bởi tham lam mất khả năng nhìn thấy những điều trong lành và chúng ta không biết khi nào là đủ. “Niềm hy vọng chỉ theo đuổi sự giàu có mà không lưu tâm đến các câu hỏi tinh thần, đạo đức; chúng ta có thể thiết lập hòa bình trên trái đất,… là niềm hy vọng không thực tế, không khoa học, và không hợp lý... Những nền tảng của hòa bình không thể dựa trên nhu cầu lớn về tài nguyên thế giới hạn chế, và khiến cho giới giàu có va chạm không những với người nghèo (những người yếu đuối và kém tự vệ) mà còn với những người giàu khác” ( Schumacher 1973: 18-19 ). Về vấn đề này, có thể nói Phật giáo xem lòng tham (tâm tham- lobha: Morris và Hardy 1995-1900: iv.96 ) và tính ích kỷ như những khổ đau hàng đầu (vị kỉ- avaññattikāma:Morris và Hardy 1995-1900: ii.240 iv.1 ; asmimāna Oldenberg 1879 -1883 : i.3; Rhys Davids và Carpenter 1890-1911: iii.273; Trenckner và Chalmers 1888-1896: i.139, 425; Morris và Hardy 1995-1900: iii.85 ).
Phật giáo không ngại sự giàu có và thịnh vượng miễn là chúng được mua và sử dụng phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Vấn đề thực sự nằm trong xu hướng con người đi tìm điều Đức Phật gọi là tham ái (taṇhā). Trong hệ thống kinh tế hiện nay, theo Schumacher, bất cứ điều gì không đem đến lợi nhuận (economic) đều bị xóa sạch (1973 : 27). Theo quan điểm của Phật giáo, lợi nhuận một mình không thể là biện pháp đầy đủ cho một cái gì đó gọi là kinh tế. Ngoài việc tính đến lợi nhuận của một hoạt động, nhất định, ảnh hưởng của nó đối với con người và môi trường, bao gồm các cơ sở tài nguyên, cũng không kém phần quan trọng.
Một lỗ hổng khác của hệ thống người tiêu dùng toàn cầu hóa hiện nay là sự nới rộng phân chia giữa người giàu và người nghèo. Theo Báo cáo phát triển con người của Liên Hợp Quốc năm 1992, tỷ lệ người giàu chiếm 83% trên thế giới, còn tỷ lệ người nghèo chỉ chiếm 1.4% (xem Elgin 1993: 42). Sẽ không thực tế để mong đợi hòa hợp tinh thần, tâm lý và xã hội trong một thế giới vẫn còn chia rẽ vật chất như vậy.
Là thành viên của một gia đình nhân loại chung, mỗi cá nhân phải có quyền dự phần một cách hợp lý vào các nguồn lực của thế giới, hầu thực hiện những nhu cầu cơ bản của mình; để chứng minh tiềm năng là một thành viên sản xuất và được tôn trọng trong gia đình toàn cầu. Điều này có nghĩa rằng, nhu cầu cấp thiết cho việc tiếp cận bình đẳng nguồn tài nguyên không chỉ giữa các quốc gia, mà còn giữa những con người không phân biệt giới tính và quốc tịch. Vì sự tuyệt vọng của người nghèo đã được xem là thuộc trách nhiệm ở mức độ nào đó từ việc lạm dụng các nguồn lực hạn chế. Cho nên bình đẳng kinh tế và công bằng xã hội rất quan trọng. Tuy nhiên, xã hội giàu có là vấn đề thực sự của thế giới ngày nay. Ví dụ, sự ra đời của một em bé Mỹ được ước tính như một mối đe dọa lớn hơn năm mươi lần cho môi trường, so với sự ra đời của một em bé Ấn Độ (Jones 1993: 14). Nghiên cứu cũng như các tài liệu đã chỉ ra rằng nạn đói thế giới gây ra bởi tình trạng khan hiếm lương thực là một huyền thoại, vì lượng thực phẩm sản xuất trong thế giới hiện nay đủ cung cấp cho khoảng tám tỷ người với chế độ ăn uống đầy đủ.
Nguyên nhân chính là kinh doanh nông nghiệp trên thế giới bị phá hỏng bởi sự bất bình đẳng (xem Capra 1983: 257-258). “Nếu không có cuộc cách mạng công bằng, thế giới sẽ gặp những cuộc xung đột kinh niên do cạn kiệt nguồn tài nguyên; điều này sẽ khiến những hợp tác khó có thể đạt mức độ cần thiết” ( Elgin năm 1993 : 42). Về việc này, Phật giáo khuyến khích phân bố rộng nhu cầu cơ bản để không ai thiếu thốn, vì thiếu thốn là nguyên nhân gốc rễ của xung đột xã hội. Do đó, khi nói về nguyên nhân của xung đột xã hội, Đức Phật chỉ ra rằng,“hàng hóa không làm cho sự nghèo khó cơ cực lớn hoành hành; do đói nghèo ngày càng tăng, trộm cắp hoành hành cũng tăng lên, do trộm cắp lây lan nên bạo lực tăng trưởng nhanh chóng, do bạo lực phát triển nên sự tàn phá của cuộc sống trở nên phổ biến” (Rhys Davids và Carpenter 1890-1911 : iii.67 ). Từ góc độ Phật giáo, một xã hội lý tưởng sẽ theo phương châm của hạnh phúc và phúc lợi cho số lượng tối đa người dân (bahujanahitāya bahujanasukhāya: Oldenberg 1879-1883 : i.21 ). Xã hội như vậy, người ta không tìm kiếm sự hài lòng của chính mình mà lại trở thành một nguồn đau khổ (aghabhūta) cho những người khác (Feer 1884-1898: iii.189). Tích trữ tài sản dưới mọi hình thức không được xem trọng trong Phật giáo (Morris và Hardy 1995-1900 : iii.222). Nếu người giàu sang hưởng thụ tất cả tài sản của mình bằng cách chỉ cho chính mình, nó sẽ là nguồn gốc thất bại cho anh ta (Fausböll 1985: 102). Trong thực tế, một người nào đó làm việc vì lợi ích của sự giàu có (dhanahetu, Fausböll 1985: 122), sự ham làm giàu (dhanatthiko, Fausböll 1985: 987 ; bhogataṇhā, Sarao 2009: 355), hoặc tự hào về giàu sang, khoe khoang tài sản (dhanatthaddho, Fausböll 1985: 104) được coi là người thất bại, ngu dốt, làm hại chính mình và người khác.
Như vậy, trong cách tiếp cận của Phật giáo về phát triển kinh tế xã hội, tiêu chuẩn chính trị hoạch định chính sách phải là hạnh phúc cho tất cả thành viên của xã hội như một đoàn thể, tức là sản xuất nên hướng tới phục vụ nhu cầu thực sự của người dân chứ không phải ngược lại.
Hệ thống hiện nay tin rằng thực hiện các nhu cầu vật chất của nhân loại sẽ dẫn đến hòa bình và hạnh phúc. Nhưng đây là quan điểm sai lầm. Fromm nói, một động vật hài lòng khi các nhu cầu sinh lý, cơn đói, cơn khát, nhu cầu tình dục được thỏa mãn vì được bắt nguồn từ các yếu tố sinh hóa học trong cơ thể, nhưng chúng có thể trở nên điên tiết nếu không được thỏa mãn. Vì con người cũng là động vật, những nhu cầu này cần được thỏa mãn; nhưng con người là con người, sự hài lòng những nhu cầu bản năng này không đủ làm cho người ta hạnh phúc, khi hạnh phúc phụ thuộc vào sự hài lòng của những nhu cầu và niềm đam mê đặc biệt của con người. Những nhu cầu thiết yếu mà nền văn minh hiện đại không đáp ứng là “nhu cầu liên hệ, siêu việt, sâu sắc, nhu cầu có một bản sắc, sự cần thiết cho một khung định hướng và sự đam mê” (Fromm 1955: 25, 28, 65, 67, 134). Theo quan điểm Phật giáo, vấn đề kinh tế và đạo đức
không thể tách rời nhau bởi vì sự thỏa mãn chỉ các nhu cầu kinh tế
nếu không phát triển tâm linh thì không bao giờ dẫn đến bình an trong quần chúng
( còn tiếp)
( còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét