Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Thiện- ác



Tác giả: Đệ tử Đại Lục

Một người lúc vừa sinh ra cất tiếng khóc chào đời, lúc lìa đời thì người thân trong tiếng khóc mà tiễn đưa. Có người còn chưa hoàn thành tâm nguyện, cũng có người buồn thảm trong tiếc nuối, đều là khi đến tay không, khi đi tay trắng. Một người đến thế giới này sống hết một đời là vì điều gì? Ta từ đâu đến, và sẽ đi về đâu? Bản tính của con người rốt cuộc là gì, là thiện hay là ác? Vân vân và vân vân, những vấn đề này, thời còn là học sinh tôi đã từng suy nghĩ; tôi nghĩ, chắc mỗi người dù nhiều hay ít cũng đã suy nghĩ đến, chỉ là vì bị lãng quên theo năm tháng thoi đưa hoặc vì miếng cơm manh áo nên không rảnh bận tâm, nhưng mỗi người đều không thể không đối mặt với những vấn đề ấy, không thể nào trốn tránh được.

Bản thân tôi rất tôn trọng những quan niệm truyền thống về giá trị làm người, đối với văn hóa phương Đông của dân tộc Trung Hoa cổ xưa và truyền thống đạo đức đều nhất mực quý trọng, như nhân lễ nghĩa trí tín, chân thành, lương thiện, nhường nhịn, v.v. Tôi cũng biết những giá trị đạo đức này tất cả mọi người đều chấp nhận và quý trọng, là căn bản để làm người. Đương nhiên, tôi cũng không nói rằng tôi đã thực hiện được tốt, thật ra là còn thiếu sót nhiều. Nhưng trong sinh hoạt hằng ngày, nhiều người hoặc vì tư tâm thúc giục, hoặc vì tư dục bành trướng, hoặc vì chịu nhiều áp lực, thời gian dần qua mà trệch hướng những nguyên tắc làm người căn bản này, nước chảy bèo trôi, bảo sao hay vậy, thậm chí còn làm những chuyện vi phạm lương tâm đạo đức.

Trong cuộc sống đầy phức tạp và mâu thuẫn này, mọi người đã ảnh hưởng lẫn nhau, tiêu chuẩn đạo đức cùng quan niệm đạo đức tựa như đã thay đổi và sai lệch, mà tiêu chuẩn đạo đức cùng quan niệm đã bị thay đổi ấy lại bắt đầu vô tình thay đổi loài người. Lúc bấy giờ, một người chứa đủ loại quan niệm, những quan niệm hình thành sau này (hậu thiên) giờ đây quay lại chi phối lời nói và hành động của con người. Một ví dụ nhỏ dưới đây có thể giúp bạn nhìn thấy rõ sự thay đổi trong tiêu chuẩn và quan niệm đạo đức của xã hội bây giờ.

Trong thập niên 50-60, nếu có một người trộm ví tiền của bạn, hơn một nửa mọi người sẽ trách móc tên trộm kia, bảo tên trộm kia thiếu đạo đức ra sao, làm bậy thế nào; nhưng thời nay nếu bạn bị trộm tiền, mọi người hầu hết sẽ trách bạn mà ít trách kẻ trộm, nói bạn không chú tâm sơ sẩy thế nào, đáng đời; dường như chuyện này ngày càng thấy nhiều hơn, chính là có phần của bạn tạo thành đó! Có lẽ bạn cảm thấy lạ, tôi cũng thấy tên trộm không đúng, sao mọi người đều nói lỗi ở tôi. Còn nữa, trên TV hay báo chí mọi người có lẽ đã từng gặp chuyện tương tự như vậy, có một vị quan chức bị phạt vì tham ô nhận hối lộ, đã nói trong lúc thẩm vấn rằng, lúc trước anh ta chỉ làm một động tác nhỏ mà thôi, còn hùng hồn tự tin nói rằng cấp trên của anh ta còn tham ô nhiều hơn, anh ta chỉ nhận hối lộ một chút thì được tính là cái gì; bạn nói tiêu chuẩn đạo đức và quan niệm của anh ta không phải đã sai lệch thậm chí bị bóp méo rồi sao. Kết quả là xu thế không thể vãn hồi, theo tư dục bành trướng, ham ít thành tham nhiều. Phải chăng tiêu chuẩn đạo đức cũng sẽ thay đổi theo quan niệm của xã hội? Thật ra nó không thay đổi, cái thay đổi là tư tưởng của con người đã sai lệch so với tiêu chuẩn đạo đức. Nhiều người trong thời buổi kinh tế thị trường ngày nay xem mọi chuyện đều xuất phát từ tiền và tư lợi, người vì tiền mà chết, chim vì thực mà vong, người không vì mình, trời tru đất diệt, những lời này đã thành lời răn mất rồi!

Tôi còn từng nghe qua một đoạn phát biểu như sau: “Một người sinh ra ở Trung Quốc, anh ta lớn lên trong hoàn cảnh sinh hoạt ở đó, sau khi trưởng thành sẽ dùng tư duy được hình thành ở nơi ấy mà nhìn nhận thế giới này, hiển nhiên quan niệm hậu thiên hẳn sẽ chứa dấu ấn của cuộc sống nơi Trung Hoa ấy. Nếu như có thể làm một thí nghiệm lại từ đầu đối với người đó, khi anh ta vừa mới sinh ra tại Trung Quốc liền đưa anh ấy đến nước Mỹ, để anh ấy lớn lên trong hoàn cảnh sinh hoạt nơi đó, như vậy sau khi trưởng thành anh ấy sẽ dùng tư duy được hình thành trên nước Mỹ mà nhìn nhận thế giới, hiển nhiên quan niệm hậu thiên hẳn sẽ chứa dấu ấn của cuộc sống trên đất Mỹ. Hai phương thức tư duy này sẽ sai khác nhau rất nhiều”. Dù đây chỉ là một loại giả thuyết, cũng không thể làm thí nghiệm tương tự như vậy, nhưng trong cuộc sống hàng ngày, chuyện tương tự như vậy hẳn mọi người chứng kiến không ít. Hai anh em sau nhiều năm thất lạc, một người lớn lên trong nước, một người sống ở nước ngoài; sau khi trưởng thành, hai người gặp nhau một chỗ, phát hiện quan niệm đối nhân xử thế khác nhau rất nhiều. Có khi tại một nơi một chuyện thậm chí còn là một hiện tượng phổ biến, nhưng có nơi thì chuyện đó không thể phát sinh, không thể xảy ra. Ở đây cũng có thể do bối cảnh quan niệm đạo đức bất đồng, cũng có phần do bất đồng của từng chế độ xã hội. Như vậy, quan niệm của một người hơn phân nửa là hậu thiên hình thành, vậy bản tính tiên thiên (ban đầu) của anh ta là gì? Trong Phật giáo có lấy một chiếc gương làm ví dụ, nói rằng chỉ khi lau bụi bẩn đi thì mới có thể thấy cái trong sáng mà mặt gương vốn có, một người cũng chỉ có thể lau đi bụi trần phong bế tâm linh mới có thể hiển lộ ra bản tính hồn nhiên lương thiện.

Thánh hiền nói rằng: con người chính là anh linh của vạn vật, sinh mệnh là quý giá, sinh mệnh thật ra là bất diệt, nên con người cần sống trong lương thiện. Làm người cần phải tích đức làm việc thiện, bởi vì thiện ác hữu báo, hết thảy đều không thoát khỏi nhân quả báo ứng, chỉ là người trong mê không ngộ, khi báo ứng đến thì một bên cảm thán mình thiếu may mắn mà oán trời trách đất, một bên lại thấy chỉ là ngẫu nhiên trùng hợp; thật ra, một người làm ác thì hại người ta và hại cả bản thân mình, bởi vì anh ta tạo nghiệp và tổn đức, nên báo ứng chỉ là chuyện sớm hay muộn.

Thiện, là thiên tính của mỗi người. Thiên tính này không giống với bản năng, cũng không giống với quan niệm. Một đứa bé ngây thơ, một người lương thiện khi gặp một người lạ hoặc là con vật gặp nạn, đứa bé hay người đó sẽ khó chịu thậm chí rơi lệ, việc này không cần phải trải qua suy nghĩ phán đoán. Lương thiện là tiêu chí của đạo đức, làm người không thể không có thiện niệm. Nhưng thiên tính lương thiện ấy lại yếu ớt, một khi liên quan đến lợi ích cá nhân thì thường sẽ bị bỏ qua một bên. Nếu một người thấy người mình ghét đang gặp nạn, anh ta có thể sẽ không cảm thấy khó chịu, trái lại có thể cảm thấy vui sướng, nói không chừng từ trong kẽ răng còn phát ra hai chữ: “Đáng đời!” Chỉ e ngay anh ta cũng cảm thấy lạ: “Thiện vì sao trong lúc vô tình lại biến thành ác rồi?” Nguyên nhân ở tại tư tâm của mỗi người. Khi một việc liên quan đến lợi ích của cá nhân, lòng người tự sẽ có khuynh hướng nghiêng về phía có lợi cho mình, “Thiện” trong tâm anh ta sẽ không còn trọng lượng. Nếu tư dục bành trướng quá mức, thiên tính lương thiện sẽ bị đánh mất hầu như không còn, bởi vậy có câu nói ‘táng tận lương tâm’, ai mà ngăn cản anh ta, anh ta liền như “cơn giận từ trong tim mà lên, ác tâm từ bên gan mà sinh”, lục thân không nhận (*), không còn thiện niệm.

Trong thời buổi khoa học phát triển ngày nay, mọi người đối với việc coi trọng đạo đức thật không bằng người xưa, từ lúc nền văn minh nhân loại được bắt đầu, Phật Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử, Chúa Jesus đã dùng trí huệ và từ bi của bậc Giác Giả mà dạy dỗ con người hướng Thiện. Hôm nay, khi khả năng tự kiềm chế của nhân loại bị hạ thấp, nếu có ai có thể khiến hàng nghìn hàng vạn người nhanh chóng đề cao đạo đức của mình, thì người đó thật ra đang cứu người trong nước sôi lửa bỏng, người đó đang phổ độ chúng sinh.

Lịch sử thường lặp lại, năm đó Chúa Jesus truyền Pháp, Do Thái giáo đem Cơ Đốc giáo cho là tà giáo, ngay cả Chúa Jesus cũng bị môn đồ của mình bán đứng, có thể hiểu tình hình lúc đó nghiêm trọng và hung ác thế nào. Nhưng sau đó mấy ngàn năm, vẫn còn có dân tộc bị đuổi giết khắp nơi, khiến cho cửa nát nhà tan trôi dạt vô định, mãi đến nay vẫn không được an bình, điều này là ngẫu nhiên sao? Hôm nay, Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền khắp thế gian, đây vốn là may mắn của dân tộc Trung Hoa, cũng là may mắn của toàn bộ nhân loại. Thật sự là có ích cho xã hội, có ích cho con người, trên toàn thế giới đều lưu truyền rộng rãi và ngợi ca. Cũng ở nơi khởi nguyên mà bị bịa đặt vu oan bức hại to lớn nhất, công kích kia quả thật là rợp trời dậy đất. Thế mà, phần lớn học viên Pháp Luân Đại Pháp một mặt chịu đựng nỗi đau không nói nên lời, một mặt dùng đại Thiện đại Nhẫn minh chứng sự tốt đẹp của Pháp Luân Đại Pháp, nhằm cứu rỗi người đời, khuyên mọi người sống lương tâm và chính nghĩa. Nghe nói trên toàn thế giới có hơn một trăm triệu học viên Pháp Luân Đại Pháp, hơn nữa hầu hết các học viên dẫu sống trong nhiều năm bị áp bức nghiêm trọng mà không buông bỏ tu luyện. Không phải tinh thần rỗng không, cũng không mưu cầu chính trị. Đơn giản chỉ vì Pháp Luân Đại Pháp thật sự làm thay đổi thân thể của họ, làm cho bệnh tật kinh niên biến mất, khiến nội tâm họ trở nên lương thiện, thuần chân…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét