Hoàng Hữu Phước
Khi có tin tôi tự ra ứng cử Quốc hội năm 2011 và đắc cử (tiếng Việt sau 1975 gọi là “trúng cử”), Tổng Giám Đốc của Công ty Win-Win có viết một bài chúc mừng tôi trên trang mạng Emotino.com, nói rằng tôi “đứng trên đỉnh núi”. Người khác mà đọc bài ấy rất có thể cho rằng vị CEO ấy ám chỉ tôi đã trở thành thành viên của cơ quan quyền lực cao nhất của Việt Nam. Nhưng tôi nghĩ khác. Sự sâu sắc về ý nghĩa của việcđứng trên đỉnh núi hàm chứa ẩn ý của sự cô đơn đối mặt với cuồng phong lạnh giá quất rát mặt thịt da, ánh nắng gắt gay uốn xoắn cong queo từng lọn tóc, chân trần rách toát trên đá sắc trợt phủ rêu phong, lòng bỏ lại sau lưng những gì còn dang dở dưới triền núi thấp. Tất nhiên, đó chỉ là điều tôi nghĩ đến trong lúc thư nhàn, chứ thật tình thì ngay khi đọc nhóm từ đứng trên đỉnh núi, tôi chỉ nhớ đến Không Lộ Thiền Sư và đã viết ngay bài sau để đăng lên Emotino với cảm hứng thơ ca kính đáp tặng người đã có lòng tốt chúc mừng:
*********
Có hai hình ảnh “đứng trên đỉnh núi” đã để lại trong tôi hai cảm nhận đối nghịch nhau: một tích cực, và một ở về phía ngược lại.
Với Không Lộ Thiền Sư, đứng trên đỉnh núi hét lên một tiếng làm lạnh cả bầu trời, lại là một lời hùng tráng, thâm thúy, ung dung tự tại, trong bài kệ Ngôn Hoài:
Trạch đắc long xà địa khả cư,
Dã tình chung nhật lạc vô dư.
Hữu thời trực thướng cô phong đảnh,
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.
Bản dịch của Thục Điểu Ngô Tất Tố:
Lựa nơi rồng rắn đất ưa người,
Cả buổi tình quê những mảng vui.
Có lúc thẳng lên đầu núi thẳm,
Một hơi sáo miệng, lạnh bầu trời.
Bản dịch của Lăng Tần Hoàng Hữu Phước:
Địa rắn thế rồng cuộc bình an
Thiên nhiên tận hưởng thú thế gian.
Đỉnh núi xông pha mình cô lẻ,
Thét vang trời đất hóa băng hàn
Còn với một nhà sư khác tại Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều năm trước ông đã hào hứng kể tôi nghe kế hoạch vĩ đại của ông đối với ngôi chùa ông đang trụ trì, và tổng chi phí khổng lồ dự kiến dành cho dự án kiến trúc đồ sộ ấy. Ông nói rằng sẽ cho phá chùa và xây lại theo bản vẽ ông chìa ra cho tôi xem, đó là một kiến trúc kỳ quái giống núi non hiểm trở. Ông nói ông sẽ mỗi ngày lên đứng trên đỉnh núi đó – tức tầng cao nhất của chùa – và sẽ thành một vị tiên, đơn giản vì núi là sơn, người là nhân, mà theo chữ Hán thì chữ nhân viết đè phía trên chữ sơn thành chữ tiên. Tôi ngậm ngùi ra về, không quay lại hào phóng tài trợ cho công trình thần tiên ấy. Sau đó vài năm, khi trở lại tôi thấy ngôi chùa giản dị thanh thoát ngày xưa đã thành một kiến trúc kỳ quái với đầy núi non xám xịt xi măng bê tông cốt thép, lắm hang động xịt xám cốt thép bê tông, lởm chởm thạch nhủ, nhiều tượng thần tiên và linh thú to lớn bằng cốt sắt xi măng sơn nhiều màu sắc rực rỡ chói chang đồng bóng như các cánh buồm của những con thuyền nơi Thung Lũng Tình Yêu hay Hồ Than Thở ở Đà Lạt, lối đi chật chội tối đen, ẩm ướt, ẩm thấp, bốc mùi ẩm mốc, v.v. Tôi băn khoăn không rõ nhân là người, nhânkhông phải là nhà sư, và người tu hành ắt phải ở cấp vượt lên cao hơn người, thì liệunhà sư đứng trên đỉnh núi hoặc cái người-cao-hơn-người mà đứng trên núi, thì có được thành tiên chăng, hay lại thành cái gì khác, chẳng hạn như đại tiên ngang hàng với Thiên Sứ Tổng Quản Thiên Thần, tức cái vị cưỡi ngựa đâm trường thương vào quái thú rồng trong các bức tranh của các họa sĩ tài danh tôn giáo thời Phục Hưng, hay là ngang hàng với thiên thần ác quỷ gọi tắt là thiên quỷ hay ác thần giống trong phimLegion từng được chiếu tại các cinema hoành tráng ở Việt Nam năm 2010? Song, ắt vị sư trụ trì đã toại nguyện vì ông đã có sơn và ắt hài lòng tin tưởng rằng mình đã thànhtiên theo chiết tự chữ Hán của ông, một vị sư trụ trì chùa thờ cả trăm vị Phật, La Hán, thần tiên, linh thú rồng rùa phượng hạc; hoặc đã thành đại tiên theo lý sự Hán-Việt của tôi, một Phật tử tu tại gia chỉ thờ mỗi một Phật Bà Quan Âm (do yêu kính sự xăng xái luôn đứng để sẵn sàng chạy đi cứu người chứ không ngồi yên nhắm mắt thiền ung dung hoặc cười khoái trá toét toe như các Phật Ông) và ghét đến chùa chiền.
Tôi không sao có được cái thần khí đứng trên đỉnh núi của Không Lộ Thiền Sư, và cũng không màng đến cái tham vọng đứng trên đỉnh núi để thành bậc thần tiên như vị sư trụ trì nọ. Song, tôi hiểu rằng cuộc đời như con đường khúc khuỷu gập ghềnh mà mỗi người đều nên cố gắng dấn thân, tiến bước, không chỉ để chứng minh bản thân đã từng một lần tồn tại trên đời mà còn vì bổn phận đối với xã hội, nhân quần; và rằng sẽ không có đỉnh cao nào để mỗi người ngừng lại đứng trên đỉnh núi, mà chỉ có những bờ dốc bên này để người ta cố gắng rướn lên, cùng những sườn thoai thoải phía bên kia để người ta nỗ lực ghìm chậm lại bước chân trước khi ra sức rướn lên dốc đồi khác ở khúc quanh trùng điệp kế tiếp.
Cuộc sống là tiến trình nổ lực không ngừng nghỉ, và hiểu biết được điều đơn giản này chính là niềm hạnh phúc lớn lao miên viễn vậy.
Nam Mô A-di-đà Phật.
Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế, Pháp danh An Thiện, Bút hiệu Lăng Tần
Lựa nơi rồng rắn đất ưa người,
Cả buổi tình quê những mảng vui.
Có lúc thẳng lên đầu núi thẳm,
Một hơi sáo miệng, lạnh bầu trời.
Bản dịch của Lăng Tần Hoàng Hữu Phước:
Địa rắn thế rồng cuộc bình an
Thiên nhiên tận hưởng thú thế gian.
Đỉnh núi xông pha mình cô lẻ,
Thét vang trời đất hóa băng hàn
Còn với một nhà sư khác tại Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều năm trước ông đã hào hứng kể tôi nghe kế hoạch vĩ đại của ông đối với ngôi chùa ông đang trụ trì, và tổng chi phí khổng lồ dự kiến dành cho dự án kiến trúc đồ sộ ấy. Ông nói rằng sẽ cho phá chùa và xây lại theo bản vẽ ông chìa ra cho tôi xem, đó là một kiến trúc kỳ quái giống núi non hiểm trở. Ông nói ông sẽ mỗi ngày lên đứng trên đỉnh núi đó – tức tầng cao nhất của chùa – và sẽ thành một vị tiên, đơn giản vì núi là sơn, người là nhân, mà theo chữ Hán thì chữ nhân viết đè phía trên chữ sơn thành chữ tiên. Tôi ngậm ngùi ra về, không quay lại hào phóng tài trợ cho công trình thần tiên ấy. Sau đó vài năm, khi trở lại tôi thấy ngôi chùa giản dị thanh thoát ngày xưa đã thành một kiến trúc kỳ quái với đầy núi non xám xịt xi măng bê tông cốt thép, lắm hang động xịt xám cốt thép bê tông, lởm chởm thạch nhủ, nhiều tượng thần tiên và linh thú to lớn bằng cốt sắt xi măng sơn nhiều màu sắc rực rỡ chói chang đồng bóng như các cánh buồm của những con thuyền nơi Thung Lũng Tình Yêu hay Hồ Than Thở ở Đà Lạt, lối đi chật chội tối đen, ẩm ướt, ẩm thấp, bốc mùi ẩm mốc, v.v. Tôi băn khoăn không rõ nhân là người, nhânkhông phải là nhà sư, và người tu hành ắt phải ở cấp vượt lên cao hơn người, thì liệunhà sư đứng trên đỉnh núi hoặc cái người-cao-hơn-người mà đứng trên núi, thì có được thành tiên chăng, hay lại thành cái gì khác, chẳng hạn như đại tiên ngang hàng với Thiên Sứ Tổng Quản Thiên Thần, tức cái vị cưỡi ngựa đâm trường thương vào quái thú rồng trong các bức tranh của các họa sĩ tài danh tôn giáo thời Phục Hưng, hay là ngang hàng với thiên thần ác quỷ gọi tắt là thiên quỷ hay ác thần giống trong phimLegion từng được chiếu tại các cinema hoành tráng ở Việt Nam năm 2010? Song, ắt vị sư trụ trì đã toại nguyện vì ông đã có sơn và ắt hài lòng tin tưởng rằng mình đã thànhtiên theo chiết tự chữ Hán của ông, một vị sư trụ trì chùa thờ cả trăm vị Phật, La Hán, thần tiên, linh thú rồng rùa phượng hạc; hoặc đã thành đại tiên theo lý sự Hán-Việt của tôi, một Phật tử tu tại gia chỉ thờ mỗi một Phật Bà Quan Âm (do yêu kính sự xăng xái luôn đứng để sẵn sàng chạy đi cứu người chứ không ngồi yên nhắm mắt thiền ung dung hoặc cười khoái trá toét toe như các Phật Ông) và ghét đến chùa chiền.
Tôi không sao có được cái thần khí đứng trên đỉnh núi của Không Lộ Thiền Sư, và cũng không màng đến cái tham vọng đứng trên đỉnh núi để thành bậc thần tiên như vị sư trụ trì nọ. Song, tôi hiểu rằng cuộc đời như con đường khúc khuỷu gập ghềnh mà mỗi người đều nên cố gắng dấn thân, tiến bước, không chỉ để chứng minh bản thân đã từng một lần tồn tại trên đời mà còn vì bổn phận đối với xã hội, nhân quần; và rằng sẽ không có đỉnh cao nào để mỗi người ngừng lại đứng trên đỉnh núi, mà chỉ có những bờ dốc bên này để người ta cố gắng rướn lên, cùng những sườn thoai thoải phía bên kia để người ta nỗ lực ghìm chậm lại bước chân trước khi ra sức rướn lên dốc đồi khác ở khúc quanh trùng điệp kế tiếp.
Cuộc sống là tiến trình nổ lực không ngừng nghỉ, và hiểu biết được điều đơn giản này chính là niềm hạnh phúc lớn lao miên viễn vậy.
Nam Mô A-di-đà Phật.
Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế, Pháp danh An Thiện, Bút hiệu Lăng Tần
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét