Lịch sử
Nhiều ngàn năm trước, người ta đã bắt đầu gán ghép giá trị danh nghĩa lên những thứ như vàng bạc và đá quý. Gọi là giá trị danh nghĩa vì giá trị của chúng chỉ là trên danh nghĩa; giá trị thực dụng trực tiếp của chúng hầu như có liên quan rất ít. Người ta gán giá trị lên chúng là vì họ muốn có được sự tiện lợi trong việc luân chuyển và cất giữ tài sản.
Từ vàng tới đá quý và từ đồng euro tới đồng dollar, người ta đã tạo ra nhiều loại tài sản danh nghĩa khác nhau. Thông thường, mỗi khi một loại tài sản danh nghĩa được tạo ra, nó sẽ được gắn kết cố định với một loại tài sản danh nghĩa hay tài sản thực tế đang tồn tại. Ví dụ, khi đồng Mỹ kim được tạo ra, nó được gắn liền với vàng; khi đồng Euro được tạo ra, nó được gắn liền với những loại tiền tệ đang tồn tại ở Châu Âu. Thậm chí vàng cũng rất có thể ban đầu đã từng được gắn liền với lúa gạo hay một cái gì đó tương tự.
Bitcoin là một loại tài sản danh nghĩa chưa từng được gắn liền với cái gì. Lịch sử không cung cấp cho chúng ta những ví dụ rõ ràng, và vì thế các nhà kinh tế học thiếu đi một trực giác nhạy bén và một mô hình đánh giá, họ không biết phải định giá nó như thế nào. Tuy nhiên, giá của một bitcoin sẽ được xác định giống như giá của bất kì thứ gì khác: thông qua sự cân bằng giữa cung và cầu. Và đối với những mặt hàng có nguồn cung cố định như bitcoin, vấn đề còn lại chỉ là cầu. Vậy thì nhu cầu dành cho bitcoin là bao nhiều? Vì chúng ta không có sẵn một mô hình tính toán, chúng ta phải tự suy nghĩ lấy.
Tài sản
Tài sản của nhân loại bao quát có thể được thành 2 loại: tài sản thực tế, và tài sản danh nghĩa. Tài sản thực tế là những tài sản có giá trị thực dụng trực tiếp chẳng hạn như đất đai, xe hơi, dầu, nông sản… Tài sản danh nghĩa là những tài sản không có giá trị thực dụng trực tiếp; chúng chỉ có ích để thực hiện giao dịch và lưu trữ của cải. Vàng, kim cương, dollars, và euros là những ví dụ của loại tài sản danh nghĩa. Nếu việc dự trữ táo là tiện lợi, hay trao đổi những chiếc xe hơi để lấy những căn nhà, thì thế giới cũng không phải cần đến tiền hay vàng; nhưng nó không tiện lợi, nên thế giới cần một cái gì đó để làm vật trung gian giao dịch.
Giá trị của tất cả tài sản thực tế trên thế giới hiện nay lớn hơn rất nhiều so với giá trị danh nghĩa, dù là không có quy luật nào nói rằng điều này sẽ luôn đúng. Cũng như mọi đánh giá tương đối, điều này được quyết định bởi thị trường. Vì các tài sản danh nghĩa phần lớn phục vụ cho mục đích giao dịch và dự trữ, nếu những nhu cầu này được nới rộng (vì lượng trao đổi tăng, chẳng hạn), thì giá trị tổng hợp của các tài sản danh nghĩa cũng sẽ nới rộng, và ngược lại.
Không ai biết được con số chính xác của tài sản thực tế và tài sản danh nghĩa, nhưng nó có thể được ước lượng:
Tài sản thực tế: Dựa theo năng suất sản xuất toàn cầu ở mức $71 trillon (1 trillion = 1000 billion (1000 tỉ)), và giả định tỉ lệ lợi nhuận 5% từ vốn capital, chúng ta có thể ước tính được tổng giá trị thực tế là vào khoảng $71 trillion/0.05 = $1.4 quadrillion (1 quadrillion = 1000 trillion). Tuy nhiên, năng lực sản xuất toàn cầu có lẽ không tận dụng được nguồn tài nguyên nó có và thấp hơn mức 5% rất nhiều*. Suy ra tổng giá trị của tài sản thực tế có thể lên đến nhiều quadrillions dollars, thậm chí có thể là nhiều chục quadrillions.
*Một ví dụ, Hoa Kỳ có khoảng 250 tỉ tấn than đá dưới lòng đất, nhưng nó chỉ sản xuất khoảng 1 tỉ tấn mỗi năm, khoảng 0.4%
Tài sản danh nghĩa: Chúng ta có thể ước lượng được giá trị của tài sản danh nghĩa bằng cách sử dụng lượng cung tiền tệ M2 từ những nền kinh tế lớn nhất thế giới, cộng thêm giá trị của tổng số lượng vàng trên thế giới
Đồng Yuan Trung Quốc $14 trillion
Đồng Euro $12 trillion
Đồng Dollar Mỹ $10 trillion
Đồng Yen $8 trillion
Đồng Pound $3 trillion
Vàng $8 trillion
Khác $20 trillion (tiền của các nước khác, kim loại quý, đá quý…)
Bitcoins $0.01 trillion
Tổng cộng $75 trillion (ước lượng)
Cũng như nhu cầu thị trường quyết định kích cỡ của tổng lượng tài sản thực tế so với tổng lượng tài sản danh nghĩa, kích cỡ của từng phần trong khối tài sản danh nghĩa cũng giao động tự do trong thị trường. Nếu sự ổn định của đồng đô la Mỹ bị rơi vào nghi vấn, hoặc nếu một loại tiền tệ mới nổi lên tham gia vào thị trường, thì thị phần của đồng đô la Mỹ sẽ bị thu hẹp, nhường lại cho cái mà thị trường cho là thu hút hơn.
Tài sản của nhân loại bao quát có thể được thành 2 loại: tài sản thực tế, và tài sản danh nghĩa. Tài sản thực tế là những tài sản có giá trị thực dụng trực tiếp chẳng hạn như đất đai, xe hơi, dầu, nông sản… Tài sản danh nghĩa là những tài sản không có giá trị thực dụng trực tiếp; chúng chỉ có ích để thực hiện giao dịch và lưu trữ của cải. Vàng, kim cương, dollars, và euros là những ví dụ của loại tài sản danh nghĩa. Nếu việc dự trữ táo là tiện lợi, hay trao đổi những chiếc xe hơi để lấy những căn nhà, thì thế giới cũng không phải cần đến tiền hay vàng; nhưng nó không tiện lợi, nên thế giới cần một cái gì đó để làm vật trung gian giao dịch.
Giá trị của tất cả tài sản thực tế trên thế giới hiện nay lớn hơn rất nhiều so với giá trị danh nghĩa, dù là không có quy luật nào nói rằng điều này sẽ luôn đúng. Cũng như mọi đánh giá tương đối, điều này được quyết định bởi thị trường. Vì các tài sản danh nghĩa phần lớn phục vụ cho mục đích giao dịch và dự trữ, nếu những nhu cầu này được nới rộng (vì lượng trao đổi tăng, chẳng hạn), thì giá trị tổng hợp của các tài sản danh nghĩa cũng sẽ nới rộng, và ngược lại.
Không ai biết được con số chính xác của tài sản thực tế và tài sản danh nghĩa, nhưng nó có thể được ước lượng:
Tài sản thực tế: Dựa theo năng suất sản xuất toàn cầu ở mức $71 trillon (1 trillion = 1000 billion (1000 tỉ)), và giả định tỉ lệ lợi nhuận 5% từ vốn capital, chúng ta có thể ước tính được tổng giá trị thực tế là vào khoảng $71 trillion/0.05 = $1.4 quadrillion (1 quadrillion = 1000 trillion). Tuy nhiên, năng lực sản xuất toàn cầu có lẽ không tận dụng được nguồn tài nguyên nó có và thấp hơn mức 5% rất nhiều*. Suy ra tổng giá trị của tài sản thực tế có thể lên đến nhiều quadrillions dollars, thậm chí có thể là nhiều chục quadrillions.
*Một ví dụ, Hoa Kỳ có khoảng 250 tỉ tấn than đá dưới lòng đất, nhưng nó chỉ sản xuất khoảng 1 tỉ tấn mỗi năm, khoảng 0.4%
Tài sản danh nghĩa: Chúng ta có thể ước lượng được giá trị của tài sản danh nghĩa bằng cách sử dụng lượng cung tiền tệ M2 từ những nền kinh tế lớn nhất thế giới, cộng thêm giá trị của tổng số lượng vàng trên thế giới
Đồng Yuan Trung Quốc $14 trillion
Đồng Euro $12 trillion
Đồng Dollar Mỹ $10 trillion
Đồng Yen $8 trillion
Đồng Pound $3 trillion
Vàng $8 trillion
Khác $20 trillion (tiền của các nước khác, kim loại quý, đá quý…)
Bitcoins $0.01 trillion
Tổng cộng $75 trillion (ước lượng)
Cũng như nhu cầu thị trường quyết định kích cỡ của tổng lượng tài sản thực tế so với tổng lượng tài sản danh nghĩa, kích cỡ của từng phần trong khối tài sản danh nghĩa cũng giao động tự do trong thị trường. Nếu sự ổn định của đồng đô la Mỹ bị rơi vào nghi vấn, hoặc nếu một loại tiền tệ mới nổi lên tham gia vào thị trường, thì thị phần của đồng đô la Mỹ sẽ bị thu hẹp, nhường lại cho cái mà thị trường cho là thu hút hơn.
Đánh giá một bitcoin
Thị trường đánh giá một món hàng dựa vào câu hỏi “người ta muốn nó bao nhiêu, như thế nào?” và vì người ta muốn có được tài sản danh nghĩa vì mục đích trao đổi mậu dịch và dự trữ tài sản, một nhà đầu tư muốn định giá được một bitcoin nên cân nhắc xem bitcoin đáp ứng lại hai nhu cầu này như thế nào so với những loại tài sản danh nghĩa khác trên thế giới. Nếu bitcoin đáp ứng hiệu quả hơn, thì giá trị của tất cả số bitcoins nên tăng lên và chiếm một phần lớn trong “cái bánh”* tài sản danh nghĩa toàn cầu; nếu không thì bitcoin hoàn toàn tuyệt đối không nên chiếm được một phần nào hết. Vì chính xác là sẽ có 21 triệu bitcoins được tạo ra, giá trị của một bitcoin sẽ bằng kích cỡ của thị phần bitcoin trong cái bánh, chia cho 21 triệu.
*Biểu đồ hình quạt trên trong tiếng Anh gọi là pie chart, pie = bánh
Thị trường đánh giá một món hàng dựa vào câu hỏi “người ta muốn nó bao nhiêu, như thế nào?” và vì người ta muốn có được tài sản danh nghĩa vì mục đích trao đổi mậu dịch và dự trữ tài sản, một nhà đầu tư muốn định giá được một bitcoin nên cân nhắc xem bitcoin đáp ứng lại hai nhu cầu này như thế nào so với những loại tài sản danh nghĩa khác trên thế giới. Nếu bitcoin đáp ứng hiệu quả hơn, thì giá trị của tất cả số bitcoins nên tăng lên và chiếm một phần lớn trong “cái bánh”* tài sản danh nghĩa toàn cầu; nếu không thì bitcoin hoàn toàn tuyệt đối không nên chiếm được một phần nào hết. Vì chính xác là sẽ có 21 triệu bitcoins được tạo ra, giá trị của một bitcoin sẽ bằng kích cỡ của thị phần bitcoin trong cái bánh, chia cho 21 triệu.
*Biểu đồ hình quạt trên trong tiếng Anh gọi là pie chart, pie = bánh
3 đặc điểm nổi bật của Bitcoin
Bitcoin có thể được chuyển đến tất cả mọi người, mọi lúc, và mọi nơi, với lệ phí cực thấp, trong thời gian cực nhanh (trung bình 10 phút) so với nhiều ngày ở ngân hàng.
An toàn: Bitcoins không thể được gửi đi mà không có chìa khóa tương ướng (hiểu nôm nha như bạn không thể đăng nhập mà không có mật mã). Những chìa khóa này có thể được cất giữ offline, thậm chí là có thể được viết lên giấy hay lưu vào thẻ nhớ. Tin tức về những vụ trộm cắp bitcoins không phải là vì giao thức của bitcoin có vấn đề, mà là cá nhân người dùng đó không biết bảo vệ chìa khóa của họ. Chưa bao giờ xảy ra trường hợp bitcoin được gửi đi mà không có chìa khóa của nó.
Bitcoin không thể bị mất giá giống như tiền bị mất giá qua lạm phát; chỉ có 21 triệu bitcoins sẽ được tạo ra. Thậm chí người phát minh ra Bitoin, Satoshi Nakamoto, cũng không thể tạo thêm bitcoin nếu ông muốn.
Bất chấp những ưu thế rõ rệt của Bitcoin so với vàng hay tiền tệ thông thường, vị trí của nó trong miếng bánh tài sản danh nghĩa còn xa mới chắc chắn, và tương lai của nó có thể dễ dàng bị ngăn cản bởi một số những điều không chắc chắn có thể xảy ra.
4 điều chưa thể biết trước
1. Cạnh tranh từ một loại tiền điện tử mới
Cũng giống như Facebook đã từng thay thế Myspace, bitcoin cũng có thể bị thay thế bởi một loại tiền mới có nhiều tính năng vượt trội không đoán trước được hơn. Thực tế là đã có nhiều loại tiền điện tử được tạo ra, tuy nhiên hiện vẫn chưa có một loại nào có được những ưu điểm đáng kể so với Bitcoin.
2. Sự ngăn cản từ phía chính phủ
Các chính phủ có được một động lực để cho phép bitcoin vì nó giúp tăng trưởng kinh tế, nhưng họ cũng có động lực để ngăn cản nó vì đại trà hóa bitcoin cũng đồng nghĩa với tiền tệ của chính phủ đó bớt áp đảo hơn, hạn chế khả năng in tiền, và chi tiền của họ. Trung Quốc trong trường hợp này phải đối mặt với một con dao hai lưỡi: Nó có động lực để ngăn cản Bitcoin vì Bitcoin sẽ cho phép người Trung Quốc một lối thoát khỏi vòng kiểm soát tư hữu, nhưng nó cũng có động lực để ôm hôn Bitcoin, vì Bitcoin cung cấp cho Trung Quốc thêm một đầu ra cho đồng Yuan đang dư thừa và là một kế sách mới để loại bớt tình trạng lệ thuộc vào đồng đô la Mỹ.
3. Những vấn đề kĩ thuật về bảo mật
Giao thức (protocol) của Bitcoin đủ an toàn để có thể nói rằng các cuộc tấn công vào mạng lưới chỉ là những rủi ro rất thấp:
Phân trung: Giao dịch diễn ra trực tiếp (peer to peer). Không có một máy chủ trung tâm nên cũng không có một điểm thất bại duy nhất (single point of failure).
An toàn khi cất giữ: Không ai có thể cướp được bitcoins nếu không có được chìa khóa bí mật.
4. Sức thu hút đối với người tiêu dùng
Cho tới thời điểm này, mua bitcoins và giữ bitcoins đòi hỏi một khả năng hiểu biết về công nghệ khá cao, không phù hợp với đại đa số người tiêu dùng. Vấn đề chỉ là thời gian cho tới khi những giải pháp dễ dàng hơn được đưa ra thị trường.
Kết luận
Những đặc điểm về giao dịch và dự trữ rất thu hút của Bitcoin cho nó một tiềm năng phát triển to lớn, mở ra một khả năng rằng một ngày nào đó nó sẽ chiếm một phần đáng kể trong miếng bánh tài sản danh nghĩa của thế giới. Vì hiện nay Bitcoin đang chiếm một mẩu nhỏ khoảng $10 tỉ trong một cái bánh $75 ngàn tỉ, sức phát triển đó cho chúng ta thấy rằng một bitcoin có thể sẽ đáng giá hơn gấp nhiều lần giá trị hiện tại của nó:
Những khả năng phát triển của Bitcoin khiến cho đầu tư vào nó là một việc làm cực kì hấp dẫn, tuy nhiên cũng rất quan trọng để cân đo đong đếm tiềm năng này so với nhiều khả năng bất định có thể cản trở tiến trình đại trà hóa của nó. Mọi sự đầu tư vào bitcoin nên được thực hiện với cẩn trọng, với một cặp mắt sát sao theo dõi tình hình phát triển của các loại tiền tệ khác, những thách thức kĩ thuật chưa thấy được, và những vấn đề liên quan đến pháp lý, sự chấp nhận của xã hội.
Tác giả: Michael Naber
Dịch: Nguyễn Hoàng Huy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét