Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Nguyên nhân của chiến tranh?



Không một nguyên thủ quốc gia nào trên thế giới không nói yêu hoà bình, vậy mà chiến tranh vẫn hàng ngày đang diễn ra. Vậy chiến tranh là gì? Nói đến chiến tranh có lẽ các vị ai cũng biết. chiến tranh thế giới, chiến tranh việt nam, chiến tranh ái quốc, chiến tranh xâm lược v.v..

- Chiến tranh là nơi sinh ra anh hùng và quỉ dữ.

- Chiến tranh là tàn phá và huỷ diệt.

Điều đó các vị đều biết. Thế nhưng để nói theo lý luận của ngôn từ triết học thì có lẽ các vị không ai biết đến chiến tranh là gì. Khi đặt câu hỏi chiến tranh là gì? Các nhà triết học muốn các vị đi tìm “chất” của hiện tượng chiến tranh.

Chất của chiến tranh là cái bất biến ở mọi nơi mọi lúc. Đã là chất của chiến tranh thì ở Việt Nam hay ở Mĩ nó đều giống nhau. Không thể nói chất của chiến tranh ở Việt Nam là yêu nước còn ở Mĩ là xâm lược. Chính vì không nhận thức được chiến tranh là gì cho nên trên con đường tìm kiếm hoà bình cả triệu năm qua của các vị đã không thấy hoà bình đâu cả, ngược lại chiến tranh lại có quy mô ngày càng rộng lớn và khốc liệt hơn.

Thưa các vị? Hôm nay cộng đồng triết học Việt Nam triệu tập các vị đến đây với mục đích để cùng các vị trao đổi, giúp các vị giải đáp câu hỏi “chất” của hiện tượng chiến tranh là gì? Xin hỏi các vị: Theo quan điểm của các vị thì nguyên nhân nào đã tạo ra các cuộc chiến tranh?

Nước Mĩ nói: vì các nước ương bướng và độc tài, vì dân chủ và tự do.

Nước Anh nói: vì các nước không mở cửa thị trường.

Nước Nga nói: vì lý tưởng cộng sản.

Nước Việt Nam nói: vì đôc lập dân tộc, vì áp bức bóc lột.

Nước Nhật nói: vì Trung Quốc bành trướng đất đai.

Nước Trung Quốc nói: vì Mĩ muốn lãnh đạo thế giới.

Vân vân…

Các vị đã đưa ra rất nhiều lý do tạo ra cuộc chiến tranh, nhưng nói theo ngôn ngữ triết học thì đó chỉ là những nguyên nhân bên ngoài (nguyên cớ) không phải là nguyên nhân nội tại của chiến tranh. Các vị đều là nguyên thủ các quốc gia chắc các vị phân biệt được thế nào là nguyên nhân thế nào là nguyên cớ.

Theo các vị thì nguyên nhân bên trong tạo nên hiện tượng chiến tranh là gì? Các vị đều là người hùng biện sao bây giờ không ai lên tiếng. Thưa các vị. Bên ngoài kia đang có hai người đánh nhau. Các vị hãy nhìn xem nguyên nhân bên trong tạo ra cuộc đánh nhau giữa hai con người là gì?

Vẫn im lặng?

Thưa các vị. Trong số nguyên thủ các quốc gia ngồi đây có nhiều vị đang muốn bác bỏ vai trò của bộ môn triết học. Cộng đồng triết học Việt Nam muốn nói với các vị rằng: Nếu bộ môn triết học không ra đời thì không có các vị ngồi đây với cương vị nguyên thủ quốc gia. Nếu triết học không ra đời thế giới ngày nay vẫn đang tăm tối như thời nguyên thuỷ. Vậy nên các vị hãy nghiêm túc mà học triết học.

Xin mời tất cả các vị hãy ra bên ngoài quan sát hai người đánh nhau.

- Các vị thấy hai người đang dùng cái gì để đánh nhau.

- Họ dùng tay.

- Đúng rồi. Hãy chặt hết tay họ đi.

- Các vị thấy hai người còn đánh nhau nữa không?

- Họ vẫn đánh nhau, họ dùng hai chân để đánh nhau.

- Đúng rồi. Hãy chặt hết hai chân họ đi.

- Các vị còn thấy hai người đánh nhau nữa không?

- Họ vẫn đánh nhau, họ dùng hai cái đầu để đánh nhau.

- Đúng rồi. Hãy chặt hai cái đầu đi?

- Các vị còn thấy đánh nhau nữa không?

- Hết rồi.

Vậy các vị đã biết nguyên nhân tạo ra cuộc đánh nhau ấy chưa.

Nguyên nhân tạo ra các cuộc chiến tranh là sự tồn tại của hai lực lượng vật chất đối lập nhau. Bất kỳ ở đâu có sự tồn tại hai lực lượng vật chất đối lập nhau thì đều có nguy cơ xảy chiến tranh. Hôm nay không có thì ngày mai sẽ có.

Bình thường hai lực lượng vật chất đối lập nhau vẫn song song tồn tại, nhưng khi có một nguyên cớ nào đó thì hai lực lượng vật chất ấy sẽ xung đột với nhau. Chiến tranh đã bắt đầu.

Chiến tranh là sự xung đột của hai lực lượng vật chất đối lập nhau. “Chất” của hiện tượng chiến tranh là lượng vật chất đối lập nhau. Cho dù là chiến tranh yêu nước hay chiến tranh xâm lược thì Chiến tranh vẫn chỉ là sự xung đột của hai lực lượng vật chất đối lập nhau. Vậy làm thế nào để xóa bỏ chiến tranh để mang lại hoà bình cho thế giới?


Kmac- Triết học đường phố

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét