Các ghi chép lịch sử cho thấy rằng chu kỳ văn minh nhân loại kỳ này của chúng ta mới phát triển được không quá 10.000 năm, từ thời kỳ đồ đá nguyên thủy nhất cho tới xã hội hiện đại phát triển cao như ngày nay. Tuy nhiên, dựa trên những di tích khai quật được, một lò phản ứng hạt nhân cỡ lớn 2 tỷ năm tuổi được tìm thấy ở Cộng hòa Gabon, và một khối cầu kim loại 2,8 tỷ năm tuổi được tìm thấy ở Nam Phi, người ta thấy rằng con người với nền văn minh phát triển cao độ đã từng tồn tại trên trái đất này kể từ thời viễn cổ. Rõ ràng là, không di tích lịch sử nào trong số đó là thuộc về nền văn minh nhân loại thời kỳ này của chúng ta, và do đó chúng thuộc về các chu kỳ văn minh khác. Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyết về văn hóa tiền sử, trong đó lập luận rằng có hơn một chu kỳ văn minh trên trái đất. Họ cho rằng sự phát triển của văn minh nhân loại là mang tính chu kỳ; các nền văn minh khác nhau đã từng tồn tại trong những thời kỳ lịch sử khác nhau trên trái đất.
Các nền văn minh tiền sử đã bị hủy diệt bởi đủ loại thảm họa, chẳng hạn như động đất, lũ lụt, núi lửa phun trào, va chạm với thiên thạch hay sao chổi, sự nâng lên hay sụt xuống của các bản khối đại lục hay thay đổi thời tiết đột ngột. Những thảm họa này đã hủy diệt nền văn minh trong mỗi thời kỳ và làm tuyệt chủng hầu hết các loài, chỉ để lại rất ít di tích văn hóa. Tất cả người tiền sử và nền văn minh của họ đều bị biến mất khỏi trái đất. Bằng cách nào những nền văn minh này bị hủy diệt? Và tại sao? Chúng ta có thể tìm một số manh mối từ những di tích tiền sử được khai quật.
1. Vô số nền văn minh tiền sử đã từng bị hủy diệt
1.1. Lục địa Atlantis chìm xuống đáy biển 12.000 năm trước
Atlantis là một lục địa có nền văn minh phát triển cao. Khoảng 11.600 năm trước, nó đã chìm xuống đáy biển bởi một thảm họa động đất rung chuyển cả địa cầu. Một số học giả cho rằng nó có thể từng nằm tại vùng biển Đông. Biển ở đó rất nông, với độ sâu trung bình chỉ 60 mét. Chỉ những ngọn núi cao nhất của Atlantis là vẫn còn trên mặt nước, và nó trở thành Indonesia ngày nay.
1.2. Những di tích bị đánh chìm
Ở độ sâu khoảng 200 mét dưới đáy biển gần bờ biển Peru, người ta đã tìm thấy một số cột đá với những dòng chữ được chạm khắc cùng các công trình đồ sộ. Bên ngoài eo biển Gibraltar, trong biển Đại Tây Dương, 8 bức ảnh đã được chụp thành công, trong đó thấy rõ những bức tường và bậc đá của một lâu đài cổ. Chúng đã bị chìm gần 10.000 năm trước. Tại đáy biển phía tây tam giác Béc-mu-đa, một kim tự tháp khổng lồ đã được tìm thấy. Rõ ràng là, những di dích này đại diện cho các nền văn minh huy hoàng của người tiền sử đã bị chìm xuống đáy đại dương, nơi đã từng là lục địa.
1.3. Sự mô tả trận đại hồng thủy
Khoảng 12.000 năm trước, thời kỳ cuối cùng của văn minh nhân loại đã phải chịu một trận đại hồng thủy, và nó đã nhấn chìm tất cả các lục địa. Sau nhiều năm, các nhà khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều bằng chứng về trận đại hồng thủy này, trực tiếp hay gián tiếp. Truyền thuyết của nhiều quốc gia cổ xưa khác nhau trên thê giới cũng ghi lại điều này, ở một quá khứ xa xăm, một trận đại hồng thủy đã xảy ra trên trái đất và phá hủy tất cả nền văn minh loài người, với chỉ một số ít người còn sống sót. Có tới hơn 600 truyền thuyết về trận đại hồng thủy. Ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Hy Lạp, Ai Cập, các thổ dân Châu Phi, Nam Mỹ và Bắc Mỹ, có rất nhiều truyền thuyết khác nhau ghi lại ký ức về trận lụt này. Mặc dù các truyền thuyết này thuộc các tộc người khác nhau và văn hóa khác nhau, chúng đều cực kỳ tương đồng về câu chuyện và các người hùng. Tất cả những chứng cứ này không thể chỉ được giải thích đơn thuần là “sự trùng hợp”.
Có rất nhiều lời mô tả về trận lụt này trong Kinh Thánh. Mặc dù Kinh Thánh là một cuốn sách tôn giáo, nhiều học giả cho rằng nó nói về lịch sử chân thực của loài người. Sau đây là một số đoạn trích từ Kinh Thánh:
“Cơn hồng thủy kéo dài bốn mươi ngày trên mặt đất. Nước tăng thêm và nâng tàu lên, khiến tàu ở cao hơn mặt đất. Nước dâng và tăng thêm nhiều trên mặt đất, và tàu lênh đênh trên mặt nước.”(Sáng Thế Ký, Chương 7, 17-18)
“Và nước vượt qua mặt đất, vượt qua những ngọn đồi cao, và tất cả dưới bầu trời đều bị bao phủ.” “Vào tháng bảy, ngày mười bảy tháng ấy, chiếc thuyền tới đỉnh núi còn lại Ararat. Bốn tháng sau, mặt đất mới khô ráo.” (Sáng Thế Ký, Chương 7-8)
Trận lụt này, cùng với sự chìm xuống của cả lục địa đã hoàn toàn phá hủy tất cả nền văn minh của nhân loại trên trái đất. Chỉ một số rất ít người còn sống sót. Nhiều di tích tiền sử được tìm thấy bởi các nhà khảo cổ mới đây đã nêu lên vấn đề rằng lục địa Atlantis, được ghi chép trong văn hóa Hy Lạp cổ đại, có thể đã từng bị hủy diệt bởi trận đại hồng thủy.
1.4. Đột ngột đóng băng – vẫn còn lại vùng đất bị đóng băng ở Siberia
Ở vùng đất băng giá thuộc Siberia, các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch của hàng ngàn động vật có vú. Một số rất hoàn hảo, một số bị vỡ thành từng mảnh và bị cuộn vào những thân cây. Các nhà khoa học đã kiểm tra phần thức ăn còn lại trong dạ dày của chúng, và thấy rằng trong đó có cỏ chưa tiêu hóa, thứ cỏ thuộc vùng khí hậu ôn hòa. Một thảm họa kinh khủng đã xảy ra trong một thời gian ngắn và làm đóng băng tất cả sinh vật trong vùng thảo nguyên này tại vị trí hiện tại
1.5. Thảm họa 65 triệu năm trước đây:
Sáu mươi lăm triệu năm trước, trái đất là một thế giới của khủng long. Các nhà khoa học ước tính rằng khủng long đã từng sống trên trái đất lâu nhất là 140 triệu năm trước, và họ đã tìm được một số bằng chứng cho thấy con người đã từng cùng tồn tại với khủng long. Dưới đáy sông Raluxy ở Texas, người ta đã tìm thấy một số dấu chân khủng long từ kỷ Phấn Trắng. Các nhà khảo cổ đã kinh ngạc khi tìm thấy 12 hóa thạch dấu chân người chỉ cách các dấu chân khủng long kia 18,5 inches. Ngoài ra, một dấu chân người trùng với dấu chân của khủng long. Các nhà khoa học đã cắt mẫu hóa thạch và thấy rằng có một số dấu vết bị đạp lên bên dưới dấu chân, chứng tỏ rằng mẩu hóa thạch này không thể là giả mạo. Và trong phần địa hình gần đó, các nhà khoa học đã tìm thấy một hóa thạch ngón tay người và một chiếu rìu được con người chế tạo.
Tại một cái hang ở Peru, người ta đã tìm thấy hàng ngàn tác phẩm nghệ thuật làm từ đá, có niên đại lên tới 200 triệu năm tuổi. Trong số đó có các bức tranh đáng kinh ngạc: một phi công đang điều khiển một vật thể bay lạ bên trên một bầy khủng long, và một số người đang tấn công con khủng long bằng chiếc rìu!
Rõ ràng là, nhân loại phát triển cao đã từng tồn tại đồng thời với khủng long. Các nhà khoa học đã khám phá ra rằng khủng long đã đột ngột tuyệt chủng từ 65 triệu năm trước, một thực tế vẫn chưa được giải thích. Một lời giải thích khả thi có thể là một thảm họa đã xảy ra vào thời điểm đó, dẫn tới sự hủy diệt nền văn minh loài người cùng hầu hết các loài động vật, bao gồm cả khủng long.
1.6. Thành phố Mohenjodaro bị hủy diệt do sự gia tăng nhiệt độ đột ngột
Địa điểm khảo cổ thuộc thành phố Mohenjodaro đã được tìm thấy ở vùng thung lũng sông Indus, tại nơi mà ngày nay là Pakistan. Sự khai quật được bắt đầu vào năm 1920 và vẫn còn tiếp diễn cho tới ngày nay. Nhưng những phần đã được khai quật hé lộ rằng con người thời đó đã đạt được một nền văn hóa phát triển cao so với văn hóa đô thị hiện đại ngày nay. Nhà cửa được làm từ gạch nung. Và trong mỗi hộ gia đình, có một hệ thống cống rãnh hoàn chỉnh đến mức hoàn hảo. Nước từ nhà vệ sinh ở tầng trên có thể đi theo ống dẫn bên trong tường xuống bể phốt, và có các điểm xử lý tại bể phốt để làm sạch thường xuyên! Ngoài ra, một số hộ thậm chí còn được trang bị thùng rác đặc biệt để họ có thể vứt rác xuống từ trên lầu.
Nhiều xác người đã được tìm thấy tại địa điểm của thành phố. Những người này không được chôn trong mộ mà trông họ giống như đã bị chết đột ngột. Một người khai quật nói: “Rõ ràng là, tất cả họ đã đột nhiên chết do một loại thay đổi đột ngột nào đó”. Một số người đã đưa ra các giả thuyết khác, chẳng hạn như dịch bệnh, vụ tấn công, tự sát tập thể hay tương tự như vậy. Nhưng không thảm họa nào trong số chúng có thể ngay lập tức giết chết tất cả mọi người.
Một nhà khảo cổ học người Ấn Độ đã tìm thấy một số dấu vết trên cơ thể họ, cho thấy rằng họ đã bị nung nóng ở một nhiệt độ rất cao. Các nhà khoa học cho rằng họ có thể là nạn nhân của một vụ phun trào núi lửa, hay thậm chí là một cuộc chiến tranh hạt nhân thời tiền sử. Người ta đã xác nhận rằng phế tích thành phố và cái chết của những cư dân đã bị gây ra bởi một sự gia tăng nhiệt độ đột ngột.
1.7. Địa điểm thuộc Tiahuanaco tại Nam Mỹ
Từ địa điểm khảo cổ thuộc thành phố Tiahuanaco, nằm giữa biên giới Peru và Bolivia, các nhà khoa học đã khai quật được nhiều hóa thạch cá chuồn, sò và các loại động vật biển khác. Họ cũng khám phá ra rằng Tiahuanaco đã từng là một bến cảng với những cầu tàu được thiết kế tốt, một trong số chúng có thể chứa đồng thời hàng trăm chiếc thuyền. Tuy nhiên, bến cảng cổ xưa với lịch sử ước tính 1.700 năm tuổi này đã bị nâng lên thành một cao nguyên ở độ cao 4.000 mét so với mực nước biển! Người ta giả định rằng bến cảng này đã bị hủy diệt và bỏ rơi do một sự xáo trộn mạnh mẽ của các bản khối đại lục.
1.8. Thành phố cổ đại bị nhấn chìm dưới biển Địa Trung Hải
Các nhà khảo cổ người Pháp và Ai Cập đã phát hiện ra một số thành phố cổ đại bị nhấn chìm dưới đáy biển, gần thành phố cảng Alexander ở Ai Cập. Người ta ước tính rằng những thành phố cổ này được xây dựng vào thế kỷ thứ 6 hay 7 trước Công nguyên, trong thời kỳ của các Pharaohs. Tên của chúng thường được đề cập đến trong các vở kịch Hy Lạp, sách hướng dẫn du lịch và chuyện thần thoại. Đây là lần đầu tiên các bằng chứng được tìm thấy để chứng minh sự tồn tại thực sự của chúng.
Khi các nhà khảo cổ lặn xuống đáy biển, họ đã bị sốc bởi những gì họ thấy: những công trình được bảo tồn hoàn hảo, các ngôi đền nguy nga, những bến cảng khá hiện đại và các bức tượng khổng lồ mô tả cuộc sống con người thời đó. Toàn bộ thành phố đã bị đông cứng lại trong quá khứ xa xôi! Quan sát những thành phố dưới đáy biển này, người ta thấy những công dân thành thị dưới thời các Pharaohs có cuộc sống rất tốt. Để hưởng thụ cuộc sống, họ đã xây dựng các tòa nhà rộng lớn và sáng sủa với hệ thống thông gió được thiết kế tỉ mỉ, các nhà vệ sinh và phòng tắm, những công viên giải trí ngoài trời quy mô lớn cùng hệ thống dẫn nước thành thị hoàn hảo.
Những thành phố này đã thình lình bị hủy diệt trong một đêm khi đang ở trên đỉnh cao của sự thịnh vượng vào 1.200 năm trước đây. Tại sao họ lại biến mất đột ngột như vậy?
Các nhà khảo cổ đã đưa ra giả định rằng một trận động đất dữ dội có thể đã phá hủy những thành phố này. Trận động đất có thể xảy ra vào thế kỷ thứ 7 hay 8 sau Công nguyên, bởi vì các đồng xu và của cải được những thợ lặn tìm thấy có niên đại vào thời Byzantine. Các nhà khảo cổ đã cố gắng mô tả cái đêm xảy ra thảm họa 1.200 năm trước: một trận động đất rất mạnh tách thành phố ra thành từng mảng, và một cái vực sâu xuất hiện ở ngay khu trung tâm thành phố. Nước từ vết nứt đó phun lên trời, ngay lập tức nuốt lấy thành phố, nhà cửa và con người. Ngày càng nhiều nước tràn vào thành phố, và mặt đất sụt xuống biển. Không lâu sau đó, cả thành phố đã biến mất dưới đáy biển sâu. Vô số sinh mạng đã bị chôn vùi dưới đáy biển; hầu như không ai có thể thoát khỏi thảm họa..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét