Lunik 9, khu người Roma định cư tại thành phố Košice - CH Slavak, khu chung cư xây từ thập niên 197x: Không cửa sổ, không cửa ra vào, không vòi nước, không lò sưởi. Giữa các nhà là bãi rác ngập đầu, đường phố không có một ánh đèn, thùng rác trống rỗng và được những đứa trẻ ở đó sử dụng để chơi. Xe taxi không ai dám tới khu vực này. Xe cảnh sát một lần tới để can thiệp vụ đánh nhau, chưa làm xong nhiệm vụ thì đã bị ai đó tháo mất 4 bánh xe.
Cả khu vực 6000 người Roma này chỉ có 19 người có công ăn việc làm, còn lại đều thất nghiệp. Trong số những người đi làm, dù có trình độ cũng vẫn chỉ là công nhân quèn, cho dù chức tổ trưởng cũng không tới lượt chứ không nói gì tới lãnh đạo hay chức tước gì khác.
"Dưới thời cộng sản, chúng tôi được đối xử công bằng hơn. Có trình độ thì làm lãnh đạo, không có trình độ thì làm công nhân. Thời ấy trong trường học và chỗ làm không kỳ thị chủng tộc như bây giờ".
Thành phố Košice, từng đoạt giải "thành phố văn hóa" của châu Âu, cũng là một trong những điểm nóng vi phạm nhân quyền thuộc vào bậc nhất tại EU. Bức tường xây để ngăn khu vực chung cư của người Roma với thành phố kéo dài 2Km là một điểm khiến EU nhức nhối nhất hiện nay. "Trước khi có bức tường, người dân mất cắp hàng ngày. Từ khi có tường, việc đó đã không còn xảy ra." người dân ở đó kể.
Cả nước Slovak có khoảng 380.000 người Roma, chiếm 15% dân số. Họ đã có mặt ở đây khoảng hơn 1000 năm qua nhưng chưa bao giờ họ được coi là công dân thực sự của đất nước này. Thời điểm mà họ coi là được đối xử công bằng nhất trong lịch sử là khi chế độ cộng sản tại đây chưa sụp đổ, lúc mà Séc và Slovak còn là một quốc gia chưa chia cắt như bây giờ.
15% dân số, một tỷ lệ rất lớn, nếu không thể hội nhập vào xã hội, lỗi do ai?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét