Chủ nghĩa cộng đồng (*) là trào lưu triết học chính trị được khởi xướng và thực hiện từ thập niên 1980, gắn liền với chính sách nội bộ và quốc tế từ thời Bill Clinton, Tony Blair và nhiều lãnh đạo đảng phái chính trị cánh tả trên thế giới. Phản đối chủ nghĩa tự do vốn từng là chủ thuyết đại diện cho phương Tây, nhưng không quá cực đoan cách mạng như chủ nghĩa Mác, và lấy gốc là các quần thể xã hội nhỏ, địa phương, hệ tư tưởng này cũng chiếm được sự ủng hộ cả từ các nhóm chính trị có quan điểm bảo thủ, và đang dần cùng các hoạt động quốc tế cả chính thức lẫn phi chính phủ, xâm nhập và thay đổi cơ cấu xã hội và chính trị tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bài viết này đi kèm với một hệ thống chú giải các từ khóa, mà tác giả đang soạn thảo và hoàn chỉnh trên Wikipedia tiếng Việt, nhằm giới thiệu một số khái niệm và quan điểm cần thiết nhất để hiểu và nắm bắt các nội dung phát biểu và chính sách có liên quan hoặc đặt cơ sở trên hệ tư tưởng mới này.
1. Giới thiệu:
Cũng giống như hệ tư tưởng Mác-xít, chủ nghĩa cộng đồng thoát ra khỏi phạm vi học thuật và trở thành hệ thống lý luận chính trị cho nhiều đảng phái và chính phủ cầm quyền ở các nước phương Tây. Thủ tướng Tony Blair và các lãnh đạo hàng đầu trên thế giới từng ngụ ý về ‘con đường thứ ba’ hồi thập niên 1990. Dần theo năm tháng, những lập luận cơ sở cũng xâm nhập vào các nước đang phát triển, như hiện chính quyền địa phương và các tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thường xuyên nhắc tới từ khóa ‘cộng đồng’ hơn trước. Chính phủ ở trung ương cũng khuyến khích các tỉnh thực hiện mục tiêu phát triển cộng đồng và đánh giá qua chỉ số PCI mà GS Edmund Malesky (*) đã soạn thảo khi còn làm việc cho văn phòng US-AID tại Việt Nam.
Trên thế giới, hệ tư tưởng communitarianism gắn liền với tên tuổi của các giáo sư xã hội học, chính trị học và triết học đã vượt ra ngoài giảng đường mà tham gia vận động chính trị bằng cách vào thẳng chính trường làm nghị sĩ, hay lập nhóm cố vấn và soạn thảo chính sách cho lãnh đạo đất nước, hoặc xây dựng mạng lưới các tổ chức phi chính phủ cổ xúy phát triển xã hội ở tầm mezzo. Giáo sư gốc Do Thái Đức Amitai Etzioni (*) được coi là người đi đầu trong việc thay đổi hệ tư tưởng lãnh đạo ở Mỹ, thông qua uy tín nghề nghiệp trong ngành xã hội học và công lao tạo dựng tổ chức Comunitarian Network (1) cùng các tạp chí lý luận chuyên ngành, và hàng chục đầu sách lý luận chính trị xã hội. Giáo sư Michael Sandel (*) nổi tiếng với các bài giảng phê phán John Rawls đạt kỷ lục về số lượng sinh viên theo học tại Harvard, hơn 1000 người ghi danh trong học kỳ 2 năm 2007, đồng thời cũng là nhà lý luận thường xuyên được các báo lớn trên thế giới trích dẫn khi viết bài định hướng trong ngành đạo đức sinh học. Giáo sư đại học Princeton, Michael Walzer (*) có nhiều đóng góp trong hệ cơ sở lý luận xây dựng cộng đồng và hoạch định chính sách, đặc biệt trong những tình huống nguy cấp nhất, ví dụ như luận điểm về cuộc chiến chính nghĩa. Tên tuổi của triết gia Alasdair McIntyre (*) cũng thường được nhắc tới trong nhóm guru về chủ nghĩa cộng đồng, với những lập luận đào sâu về bản sắc và đạo hạnh của cá nhân trong mối quan hệ cộng đồng. Từ Canada, triết gia Charles Taylor (*) nổi bật với phát hiện về quá trình xây dựng hệ giá trị trong mỗi cá nhân thông qua biện chứng với các cá nhân khác. Ngoài ra, cũng cần phải nhắc đến các đóng góp cho việc nghiên cứu quần thể xã hội ở mức cộng đồng của giáo sư Robert Putnam (*), bắt đầu từ công trình (2) gây chấn động, báo động mức suy giảm vốn xã hội của nước Mỹ, coi đó là nguy cơ cho nền dân chủ.
2. Một số luận điểm chọn lọc
Trên thế giới, hệ tư tưởng communitarianism gắn liền với tên tuổi của các giáo sư xã hội học, chính trị học và triết học đã vượt ra ngoài giảng đường mà tham gia vận động chính trị bằng cách vào thẳng chính trường làm nghị sĩ, hay lập nhóm cố vấn và soạn thảo chính sách cho lãnh đạo đất nước, hoặc xây dựng mạng lưới các tổ chức phi chính phủ cổ xúy phát triển xã hội ở tầm mezzo. Giáo sư gốc Do Thái Đức Amitai Etzioni (*) được coi là người đi đầu trong việc thay đổi hệ tư tưởng lãnh đạo ở Mỹ, thông qua uy tín nghề nghiệp trong ngành xã hội học và công lao tạo dựng tổ chức Comunitarian Network (1) cùng các tạp chí lý luận chuyên ngành, và hàng chục đầu sách lý luận chính trị xã hội. Giáo sư Michael Sandel (*) nổi tiếng với các bài giảng phê phán John Rawls đạt kỷ lục về số lượng sinh viên theo học tại Harvard, hơn 1000 người ghi danh trong học kỳ 2 năm 2007, đồng thời cũng là nhà lý luận thường xuyên được các báo lớn trên thế giới trích dẫn khi viết bài định hướng trong ngành đạo đức sinh học. Giáo sư đại học Princeton, Michael Walzer (*) có nhiều đóng góp trong hệ cơ sở lý luận xây dựng cộng đồng và hoạch định chính sách, đặc biệt trong những tình huống nguy cấp nhất, ví dụ như luận điểm về cuộc chiến chính nghĩa. Tên tuổi của triết gia Alasdair McIntyre (*) cũng thường được nhắc tới trong nhóm guru về chủ nghĩa cộng đồng, với những lập luận đào sâu về bản sắc và đạo hạnh của cá nhân trong mối quan hệ cộng đồng. Từ Canada, triết gia Charles Taylor (*) nổi bật với phát hiện về quá trình xây dựng hệ giá trị trong mỗi cá nhân thông qua biện chứng với các cá nhân khác. Ngoài ra, cũng cần phải nhắc đến các đóng góp cho việc nghiên cứu quần thể xã hội ở mức cộng đồng của giáo sư Robert Putnam (*), bắt đầu từ công trình (2) gây chấn động, báo động mức suy giảm vốn xã hội của nước Mỹ, coi đó là nguy cơ cho nền dân chủ.
2. Một số luận điểm chọn lọc
Communitarianism là khái niệm tiếng Anh mới chỉ xuất hiện gần đây, thế kỷ 19-20, phát xuất từ chữ community – ‘cộng đồng’, được thêm đuôi –arian biến thành tính từ và –ism để thể hiện tính chất ‘chủ nghĩa’. Về mặt triết học, các chuyên gia đào sâu lý luận và xây dựng nền tảng tư duy nhiều lúc trái ngược lẫn nhau, do tầm nhìn có khác nhau cả về bản thể lẫn hiện tượng, ontology và epistemology. Tuy nhiên, từ góc cạnh sử học tư tưởng, người ta coi chủ nghĩa cộng đồng là nhóm quan điểm của các triết gia và chính trị gia hoạt động từ thập niên 1980 với tư duy nhấn mạnh tới vai trò của cộng đồng – community, khởi nguồn từ trào lưu lập luận phản bác hệ tư tưởng của John Rawls trong quyển Lý thuyết công lý (1971) và Robert Nozick trong công trình về Quốc gia, Vô chính phủ và Không tuởng (1974) (Szahaj 2005). Trong ứng dụng thực tiễn, người ta thường chỉ nhấn mạnh tới một số giá trị chính thường gặp.
Cá nhân và cộng đồng
Một trong số các luận điểm chung của nhóm tư tưởng cộng đồng là cá nhân khó hoặc thậm chí không thể tồn tại được, đặc biệt trong xã hội hiện đại, nếu không liên hệ vớI một cộng đồng nào đó. Hơn vậy, mỗi cá nhân tồn tại cùng lúc trong nhiều cộng đồng khác nhau, ví dụ vừa là thành viên của một đại gia đình, còn là dân cư của một tổ dân phố, và nhân viên một tập đoàn, cũng như hội viên một tổ chức quốc tế… Do vậy “điểm mấu chốt của xã hội hiện đại là khả năng của mỗi cá nhân biết cân nhắc và lựa chọn giữa các trách nhiệm, biết cách sống trong mối quan hệ mâu thuẫn của sự trung thành nhiều chiều” (Sandel 1996). Vai trò trong xã hội tạo ra bản sắc (identity) của mỗi cá nhân, một sự định hình dù mang tính lựa chọn nhưng không phụ thuộc vào mục tiêu chung, mà là thể hiện của sự tư duy về mục tiêu riêng, về vai trò của bản thân trong sự tồn tại của quần thể. Nói cách khác, chính các mối quan hệ cộng đồng xung quanh cá nhân, từ gia đình, hàng xóm cho đến quốc gia, đã định đoạt cái “tôi” của cá nhân đó (Sandel 1982). Hơn vậy, mối liên kết chặt chẽ trong cộng đồng loại trừ khả năng trung lập về chính trị, còn được coi như là vấn đề đạo đức, vì nó bảo vệ và quảng bá các giá trị của cộng đồng chung. Cá nhân sẽ không có cơ hội xây dựng bản sắc, mất khả năng tự chủ và bị tuớc đoạt quyền lợi nếu bị hoặc tự tách rời khỏi chính trị, tức là quá trình bàn thảo và đấu tranh cho quyền lợi chung.
Quan hệ và giá trị
Cá nhân và cộng đồng
Một trong số các luận điểm chung của nhóm tư tưởng cộng đồng là cá nhân khó hoặc thậm chí không thể tồn tại được, đặc biệt trong xã hội hiện đại, nếu không liên hệ vớI một cộng đồng nào đó. Hơn vậy, mỗi cá nhân tồn tại cùng lúc trong nhiều cộng đồng khác nhau, ví dụ vừa là thành viên của một đại gia đình, còn là dân cư của một tổ dân phố, và nhân viên một tập đoàn, cũng như hội viên một tổ chức quốc tế… Do vậy “điểm mấu chốt của xã hội hiện đại là khả năng của mỗi cá nhân biết cân nhắc và lựa chọn giữa các trách nhiệm, biết cách sống trong mối quan hệ mâu thuẫn của sự trung thành nhiều chiều” (Sandel 1996). Vai trò trong xã hội tạo ra bản sắc (identity) của mỗi cá nhân, một sự định hình dù mang tính lựa chọn nhưng không phụ thuộc vào mục tiêu chung, mà là thể hiện của sự tư duy về mục tiêu riêng, về vai trò của bản thân trong sự tồn tại của quần thể. Nói cách khác, chính các mối quan hệ cộng đồng xung quanh cá nhân, từ gia đình, hàng xóm cho đến quốc gia, đã định đoạt cái “tôi” của cá nhân đó (Sandel 1982). Hơn vậy, mối liên kết chặt chẽ trong cộng đồng loại trừ khả năng trung lập về chính trị, còn được coi như là vấn đề đạo đức, vì nó bảo vệ và quảng bá các giá trị của cộng đồng chung. Cá nhân sẽ không có cơ hội xây dựng bản sắc, mất khả năng tự chủ và bị tuớc đoạt quyền lợi nếu bị hoặc tự tách rời khỏi chính trị, tức là quá trình bàn thảo và đấu tranh cho quyền lợi chung.
Quan hệ và giá trị
Cũng cần phải nhắc thêm là khái niệm ‘cộng đồng’ thường được hiểu ở qui mô địa phương, nhưng cũng không loại trừ khả năng vận dụng cho các cộng đồng có số lượng lớn nhưng khá đồng nhất. Etzioni (1996) phân biệt nhiều cấp cộng đồng, từ nhỏ như hàng xóm láng giềng, khu dân cư, cho đến lớn như quốc gia và cộng đồng quốc tế. Cái quan trọng nhất tạo nên định nghĩa cộng đồng chính là các mối quan hệ đượm màu sắc tình cảm giữa người với người, song song với mức độ trách nhiệm với các giá trị chung, chuẩn mực, biểu tượng, lịch sử và bản sắc. Hệ giá trị chung được các thành viên tôn trọng và tạo dựng thông qua bàn cãi, cùng nhau thực hiện, chứ không phải do ai khác áp đặt. Ngay cả trong mối quan hệ với cộng đồng, cá nhân cũng là mối quan hệ ngang hàng vì chính cá nhân là quan tòa cao nhất phán quyết về giá trị và hành vi đạo đức của mình, nhưng có thể thấy ảnh hưởng của cộng đồng lên cá nhân có phần mạnh hơn chiều ngược lại. Nếu xét về tầm quan trọng của các thứ bậc cộng đồng thì các quần thể nhỏ nhất, gần nhất với mỗi cá nhân thường mạnh hơn, giá trị của nó dù giới hạn nhưng lại có vị thế cao hơn so với giá trị của cộng đồng lớn hơn. Điều này khiến Etzioni (1999, 2000) thường xuyên lo ngại trước xu hướng xã hội Mỹ ngày càng phân hóa, không chỉ da trắng, đen, vàng mà còn chia rẽ sâu hơn như các nghiên cứu về người gốc A châu cho thấy họ không thích bị nhập chung, ví dụ như, giữa người Việt với Nhật, Hàn hay Hoa.
Vốn xã hội
Vốn xã hội
Lấy tiến sĩ chính trị học từ năm 29 tuổi, Putnam nhanh chóng xây dựng hệ thống lý luận thực tiễn song song với các mối quan hệ trong giới chính khách phe tả phương Tây. Sức lan truyền của các học thuyết Putnam càng tăng mạnh khi cùng lúc trong danh sách những chính trị gia sử dụng luận điểm của ông có cả Bill Clinton lẫn Tony Blair. Khá dễ hiểu vì khái niệm của ông về vốn xã hội (social capital) đã tồn tại từ lâu trong cách hiểu bình dân ở nhiều nước trên thế giới, từ như Blat ở Nga, Wasta ở Trung Đông, hay một loại hình cấu trúc giá trị của Gemeinschaft ở Đức, cho đến Guanxi (關係) ở Trung Quốc (cũng như Việt Nam), nơi mà mối quan hệ có thể quyết định vận mạng của một cá nhân. Về mặt học thuật, Putnam (2000) cũng không thiếu cơ sở lý thuyết để coi mấu chốt của xã hội là các mối liên kết (social networks) mà tập hợp các mối liên kết đó tạo ra giá trị chung là vốn xã hội, thể hiện qua hoạt động của công dân nếu xét ở tầm mức quốc gia. Nếu một người công nhân có thể tự trang bị thêm vốn, cả vật chất lẫn kiến thức, để nâng cao năng suất lao động, thì một trường đại học cũng có thể nâng vốn xã hội để tạo thêm của cải cho cộng đồng và xã hội, cả về vật chất lẫn tinh thần. Đây là một trong số ba loại vốn mà Pierre Bourdieu từng khái quát, bên cạnh vốn kinh tế (tư bản) và vốn văn hóa (3). Vốn xã hội cũng là nền tảng then chốt để bảo đảm dân chủ (Putnam 1995).
Hệ thống hóa
Hệ thống hóa
Về cơ bản, có thể coi chủ nghĩa cộng đồng là trào lưu triết học phát xuất từ các nước thuộc khối nói tiếng Anh, xây dựng lại nền tảng từ các hệ thống cổ điển như của Hegel và Aristoteles (Bell 2004). Tuy nhiên, do khác biệt về xuất phát điểm với các góc nhìn khác nhau lẫn hệ cơ sở lý luận khác nhau trong triết, xã hội và chính trị học, bản thân các nhà tư tưởng hàng đầu thường miễn cưỡng khi bị xếp chung vào một nhóm, và tạm hài lòng hơn khi được phân vào các trục đối lập nhau, ví dụ McIntyre vs Walzer khi xét về quyền tự chủ chính trị, hay Sandel vs Etzioni khi nói về phạm vi áp dụng mô hình community (Gawkowska 2003). Một số nhóm quan điểm còn phát triển mạnh về hướng toàn thể (holism-colectivism), rất gần với hệ tư tưởng Mác-xít, cho rằng sự ưu tiên của tập thể đối với tự do và độc lập của cá nhân là mối quan hệ thuộc về bản chất (ontology) của xã hội. Tuy nhiên, các khác biệt về hệ thống ít thấy vượt ra khỏi tầm tranh luận thiên về học thuật trong giảng đường đại học.
Xã hội học
Xã hội học
Từ góc cạnh nghiên cứu, còn có thể nhìn cộng đồng như một dự án phát triển (ideological project) chính thức hoặc tự phát, công khai hoặc tiềm ẩn, mà mọi thành viên trong cộng đồng đều tham gia thiết kế và thi công, hoặc chuyên nghiệp như những người nghiên cứu và dẫn dắt tư tưởng, hoặc không chuyên như tất cả những ai có mặt trong các hoạt động văn hóa, xã hội, chính trị hàng ngày của cộng đồng (Kurczewksa 2003). Theo đó, kết cấu cộng đồng xét về mặt tư tưởng có thể được tái hiện thông qua mật độ và phạm vi các mối quan hệ, cả tích cực lẫn tiêu cực, và sự liên tưởng chung, cũng như phản ứng của nó, tích cực lẫn tiêu cực, của cả cộng đồng về vị trí trong một mối quan hệ xã hội vĩ mô hơn. Vận dụng phương pháp nghiên cứu của ngành cộng đồng học (community studies) vào Việt Nam không chỉ giúp các nhà nghiên cứu làm chủ được một hệ ngôn ngữ chung để hội nhập với ngành xã hội học trên thế giới, mà còn mở ra vô số lãnh vực và đề tài (cứ thử nghĩ xem mỗi địa phương – tùy theo cách định nghĩa, từ làng xã đến tỉnh - sẽ trở thành case study cho nhiều phương pháp và góc độ nghiên cứu khác nhau) cho sinh viên và nghiên cứu sinh, nếu chưa phải là triết học và chính trị học, thì cũng là ngành xã hội học và nhân văn từ các trường đại học của Việt Nam.
3. Mô hình Singapore và kinh nghiệm vận dụng cho Việt Nam
3. Mô hình Singapore và kinh nghiệm vận dụng cho Việt Nam
Khi xây dựng đảng Nhân dân hành động vào năm 1959, Lý Quang Diệu (*) đã khéo léo lồng chủ thuyết xây dựng cộng đồng vào hệ tư tưởng dân tộc, ảnh hưởng sâu rộng lên toàn xã hội và tư duy lãnh đạo của Singapore cho đến tận hôm nay. Hiện có đến 80% dân số nước này sống trong các khu nhà được xây từ chương trình phát triển cộng đồng (HDB) hồi thập niên 1960. Nhấn mạnh đến góc cạnh phản-cá nhân chủ nghĩa, hệ tư tưởng của Lý Quang Diệu dễ dàng hòa trộn với lối tư duy thiên cổ như tinh thần tập thể của Nho giáo. Xã hội Singapore nhấn mạnh tới trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng. Có nhiều điểm tương đồng giữa chủ thuyết này và chủ nghĩa cộng sản, nhưng điểm khác biệt chủ yếu là nó không lấy mô hình kinh tế làm cơ sở, mà thiên về mô tả kết cấu chính trị xã hội, lấy quyền lợi quốc gia làm trọng tâm. Về mặt lý luận, các thuyết về chủ nghĩa cộng đồng khá gần với hệ tư tưởng của giới lãnh đạo theo chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam, và các mô hình thực tiễn thành công như từ nước láng giềng Singapore cũng ít nhiều khiến họ cân nhắc.
Thời còn làm bí thư tỉnh ủy Sông Bé/ Bình Dương, ông Sáu Phong (Nguyễn Minh Triết) đã trực tiếp áp dụng một số chính sách của Singapore, thông qua việc mời đầu tư, tham vấn quan chức, và xây dựng các khu công nghiệp Singapore dọc tỉnh lộ. Mô hình Singapore cũng hay được nhắc tới trong các phát biểu của giới quan chức cao cấp, đặc biệt là các đời thủ tuớng từ Võ Văn Kiệt đến Phan Văn Khải và nay là Nguyễn Tấn Dũng. Lý Quang Diệu được mời làm cố vấn đặc biệt cho Việt Nam. Tuy nhiên, có vẻ như hệ thống lý luận của Singapore đã không được phép hoặc không đủ người có trình độ tiếp nhận vào xã hội Việt Nam để tạo bước phát triển đột phá. Tỉnh Bình Dương hầu như không nhận gì thêm ngoài đầu tư kinh tế, các mặt khác của cơ sở hạ tầng và cấu trúc thượng tầng như lối sống, quan điểm đạo đức, trình độ văn hóa, truyền thông… vẫn không có gì thay đổi. Việc điều động ông Sáu Phong về làm bí thư thành ủy tp.HCM lại càng không giúp được gì cho ước vọng, nếu có, về việc thực hiện mô hình Singapore, vì địa phương này vô cùng đa dạng về văn hóa tư tưởng lẫn quan hệ cộng đồng, không phải là một cộng đồng địa phương đồng nhất. Bước đường thăng tiến của ông lên làm chủ tịch nước lại càng khiến việc thực hiện mô hình phát triển cộng đồng càng thêm xa vời, trừ khi ông ủng hộ hoặc lập nhóm nghiên cứu ứng dụng chính sách của Singapore, một việc có lẽ còn xa vời hơn sau gần 10 năm ông rời mảnh đất Bình Dương. Tuy nhiên, chủ nghĩa cộng đồng còn có thể du nhập vào Việt Nam qua nhiều ngả.
Từ một góc cạnh khác, có thể thấy giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng của hệ cơ sở lý luận cộng đồng, một phần vì nó cũng gần với hệ thống Mác-xít, và hơn nữa, cũng gần với chủ trương ‘lấy dân làm gốc’ mà họ từng vận dụng thành công trong thời chiến. Các nhà nghiên cứu nước ngoài theo trào lưu đang là mốt trong ngành chính trị và xã hội học hiện nay là thiên về địa phương như David Koh (*) với công trình về mối liên hệ cấp Phường ở Hà Nội, hay Edmund Malesky (*) về vai trò cấp Tỉnh trong chính sách thu hút đầu tư trực tiếp, cũng ít nhiều tác động về mặt tư duy đối với giới tri thức có liên quan tới quá trình xây dựng chính sách ở trung ương và thực hiện chính sách ở địa phương. Quan điểm của các tổ chức phi chính phủ cũng góp phần ảnh hưởng đáng kể về mọi mặt. Chính phủ Việt Nam gần đây không chỉ chấp nhận, mà có vẻ còn ủng hộ việc giám sát thực hiện chỉ số cạnh tranh của các tỉnh (PCI), một cơ sở quan trọng cho tiến trình đem chủ nghĩa cộng đồng du nhập vào Việt Nam, là hệ tư tưởng có thể dùng để nói tiếng nói chung với cộng đồng quốc tế mà các nước phương Tây đang dẫn dắt.
Các khái niệm như vốn xã hội (social capital), hoạt động công dân (civic engagement), tăng quyền cho cấp cơ sở (decentralisation) chắc chắn sẽ là cầu nối cho Việt Nam, không chỉ với giới lãnh đạo các nước tư bản phát triển, mà với cả các nước đông Âu mà đi đầu là Ba Lan đang áp dụng chủ nghĩa cộng đồng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu chính trị xã hội, và cả nhiều nước đang phát triển đang được quốc tế giúp đỡ trong tiến trình xóa đói giảm nghèo toàn cầu thông qua trợ giúp tăng vốn xã hội. Vấn đề không chỉ là câu hỏi cho các thành viên của cộng đồng mạng Talawas (tức cả người viết và người đọc trong mối quan hệ hai chiều) là vai trò, vị trí và bản sắc của mỗi người trong mối quan hệ cộng đồng nhiều chiều của chính họ. Tri thức nên làm gì, và có làm được gì hay không, cho cộng đồng mà họ đang là thành viên?
Lê Hải
Thời còn làm bí thư tỉnh ủy Sông Bé/ Bình Dương, ông Sáu Phong (Nguyễn Minh Triết) đã trực tiếp áp dụng một số chính sách của Singapore, thông qua việc mời đầu tư, tham vấn quan chức, và xây dựng các khu công nghiệp Singapore dọc tỉnh lộ. Mô hình Singapore cũng hay được nhắc tới trong các phát biểu của giới quan chức cao cấp, đặc biệt là các đời thủ tuớng từ Võ Văn Kiệt đến Phan Văn Khải và nay là Nguyễn Tấn Dũng. Lý Quang Diệu được mời làm cố vấn đặc biệt cho Việt Nam. Tuy nhiên, có vẻ như hệ thống lý luận của Singapore đã không được phép hoặc không đủ người có trình độ tiếp nhận vào xã hội Việt Nam để tạo bước phát triển đột phá. Tỉnh Bình Dương hầu như không nhận gì thêm ngoài đầu tư kinh tế, các mặt khác của cơ sở hạ tầng và cấu trúc thượng tầng như lối sống, quan điểm đạo đức, trình độ văn hóa, truyền thông… vẫn không có gì thay đổi. Việc điều động ông Sáu Phong về làm bí thư thành ủy tp.HCM lại càng không giúp được gì cho ước vọng, nếu có, về việc thực hiện mô hình Singapore, vì địa phương này vô cùng đa dạng về văn hóa tư tưởng lẫn quan hệ cộng đồng, không phải là một cộng đồng địa phương đồng nhất. Bước đường thăng tiến của ông lên làm chủ tịch nước lại càng khiến việc thực hiện mô hình phát triển cộng đồng càng thêm xa vời, trừ khi ông ủng hộ hoặc lập nhóm nghiên cứu ứng dụng chính sách của Singapore, một việc có lẽ còn xa vời hơn sau gần 10 năm ông rời mảnh đất Bình Dương. Tuy nhiên, chủ nghĩa cộng đồng còn có thể du nhập vào Việt Nam qua nhiều ngả.
Từ một góc cạnh khác, có thể thấy giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng của hệ cơ sở lý luận cộng đồng, một phần vì nó cũng gần với hệ thống Mác-xít, và hơn nữa, cũng gần với chủ trương ‘lấy dân làm gốc’ mà họ từng vận dụng thành công trong thời chiến. Các nhà nghiên cứu nước ngoài theo trào lưu đang là mốt trong ngành chính trị và xã hội học hiện nay là thiên về địa phương như David Koh (*) với công trình về mối liên hệ cấp Phường ở Hà Nội, hay Edmund Malesky (*) về vai trò cấp Tỉnh trong chính sách thu hút đầu tư trực tiếp, cũng ít nhiều tác động về mặt tư duy đối với giới tri thức có liên quan tới quá trình xây dựng chính sách ở trung ương và thực hiện chính sách ở địa phương. Quan điểm của các tổ chức phi chính phủ cũng góp phần ảnh hưởng đáng kể về mọi mặt. Chính phủ Việt Nam gần đây không chỉ chấp nhận, mà có vẻ còn ủng hộ việc giám sát thực hiện chỉ số cạnh tranh của các tỉnh (PCI), một cơ sở quan trọng cho tiến trình đem chủ nghĩa cộng đồng du nhập vào Việt Nam, là hệ tư tưởng có thể dùng để nói tiếng nói chung với cộng đồng quốc tế mà các nước phương Tây đang dẫn dắt.
Các khái niệm như vốn xã hội (social capital), hoạt động công dân (civic engagement), tăng quyền cho cấp cơ sở (decentralisation) chắc chắn sẽ là cầu nối cho Việt Nam, không chỉ với giới lãnh đạo các nước tư bản phát triển, mà với cả các nước đông Âu mà đi đầu là Ba Lan đang áp dụng chủ nghĩa cộng đồng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu chính trị xã hội, và cả nhiều nước đang phát triển đang được quốc tế giúp đỡ trong tiến trình xóa đói giảm nghèo toàn cầu thông qua trợ giúp tăng vốn xã hội. Vấn đề không chỉ là câu hỏi cho các thành viên của cộng đồng mạng Talawas (tức cả người viết và người đọc trong mối quan hệ hai chiều) là vai trò, vị trí và bản sắc của mỗi người trong mối quan hệ cộng đồng nhiều chiều của chính họ. Tri thức nên làm gì, và có làm được gì hay không, cho cộng đồng mà họ đang là thành viên?
Lê Hải
Chú thích:
(*) Tất cả các từ khóa nằm trước dấu này đang được xây dựng và hoàn chỉnh phần giải thích sơ lược trên trang Wikipedia tiếng Việt ở địa chỉ vi.wikipedia.org.
(**) Tác giả đang sống và làm việc ở London, đồng thời là nghiên cứu sinh tại Viện hàn lâm khoa học Ba Lan, khoa Triết và xã hội học, emailthanhai@wp.pl (từng đóng góp nhiều bài viết về lý luận, trong đó có vài thử nghiệm lý luận phê bình cho hội họa Việt Namhttp://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=857&rb=0202,http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=854&rb=0202 )
(1) Hoạt động dưới sự bảo trợ của đại học George Washington, có trang mạng liên lạc và truy cập ở địa chỉ http://www.gwu.edu/~ccps/
(2) Có tên là Bowling alone, là metaphor nhưng cũng là hiện tượng mà Putnam dùng để mô tả chiều hướng thay đổi của xã hội Mỹ, ngày càng cá nhân hóa, ngay cả như trong tập quán chơi bowling, làm suy yếu giá trị hay cũng là vốn để tạo của cải và phát triển từ các mối quan hệ trong xã hội. Bài báo được đăng trên tạp chí chuyên ngành và nhật báo lớn gây xôn xao trong năm 1995, được tiếp nối bằng quyển sách xuất bản năm 2000, và sau đó là nhiều nghiên cứu chuyên sâu về xã hội Mỹ từ góc nhìn cộng đồng, phát triển thành nhóm qua trang mạnghttp://www.bowlingalone.com/
(3) Trong các văn bản tiếng Việt có nơi gọi là tín dụng, ví dụ như bài viết gần đây của Hồ Bạch Thảo trên Talawashttp://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=12243&rb=0302
Tham khảo:
Bell, Daniel 2004, Communitarianism, Stanford Encyclopedia of Philosophy, http://plato.stanford.edu/entries/communitarianism/
Etzioni, Amitai 1996, The New Golden Rule: Community and Morality in a Democratic Society, Basic Books, New York.
Etzioni, Amitai 1999, A Nation of Minorities, The Responsive Community, vol.10 issue 1.
Etzioni, Amitai 2000, A New American Race? The Responsive Community, vol.10 issue 2.
Gawkowska, Anna 2003, Filozofia Lokalnosci: Wybrane argumenty teorii komunitarystycznych, Lokalne Spolecznosci Obywatelskie, OBS ISNS UW W-wa.
Kurczewska, Joanna 2003, Dwie ideologie lokalnosci z narodem w tle, Kultura I Spoleczenstwo vol.XLVII nr3.
Putnam, Robert 1995, Bowling Alone: America’s Declining Social Capital, Journal of Democracy vol.6 issue 1http://xroads.virginia.edu/~HYPER/DETOC/assoc/bowling.html
Putnam, Robert 2000, Bowling Alone: The Collapse and Revival of American Community, Simon and Schuster, New York
Sandel, Michael 1996, Democracy’s Discontent: America in Search, UP Cambridge, MA.
Sandel, Michael 1982, Liberalism and the Limits of Justice, UP Cambridge, MA.
Szahaj, Andrzej 2005, Komunitaryzm, Encyklopedia Socjologii, tom Suplement, ON W-wa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét