Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Những Đại gia VN từ Đông Âu (6)

Nguyễn Cảnh Sơn(1967 -Chủ tịch HĐQT Eurowindow Holding; Phó Chủ tịch Techcombank)
Quê quán: Thanh Chương, Nghệ An



Doanh nhân Nguyễn Cảnh Sơn Ông Nguyễn Cảnh Sơn khởi nghiệp tại Liên bang Nga năm 1994 với việc thành lập công ty T&M Trans.Năm 2007, Eurowindow Holding được thành lập để quản lý các dự án đầu tư tại Việt Nam của tập đoàn T&M Trans, chủ yếu trong các lĩnh vực bất động sản, VLXD, tài chính... Các công ty thành viên của Eurowindow gồm có: CTCP Cửa sổ nhựa Châu Âu, Trung tâm thương mại Mê Linh Plaza, CTCP Incentra…

Ông Nguyễn Cảnh Sơn hiện giữ chức Chủ tịch HĐQT của Eurowindow Holding, CTCP Đầu tư T&M Việt Nam; thành viên HĐQT Techcombank.
Ông Sơn hiện còn là chủ tịch Hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài.
Ông là Chủ tịch HĐQT Eurowindow Holding; Phó Chủ tịch Teccombank; Chủ tịch HĐQT tập đoàn T & M Trans; Chủ tịch hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài. Ông nổi tiếng với những công trình dự án Melinh Plaza, Eurowindow, Trung tâm thương mại Incentra rộng 49.000m2 tọa lạc giữa thủ đô Mátxcơva (Nga), với hàng chục dự án đầu tư vào vật liệu xây dựng, tài chính, ngân hàng…Doanh nhân Nguyễn Cảnh Sơn là một trong những doanh nhân trẻ thành đạt (sinh năm 1967) đến từ vùng quê nghèo Xứ Nghệ. Ông cũng tham gia nhiều chương trình từ thiện trên khắp cả nước.
Lê Viết Lam (1969)- Chủ tịch Tập đoàn Sun Group



Ông Lê Viết Lam là một trong những người đã cùng kinh doanh tại Ukraina với ông Phạm Nhật Vượng. Sau đó, ông Lam tách riêng thành lập Sun Group.Sun Group cũng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, với nhiều dự án bất động sản du lịch như Bà Nà Hill, Bà Nà Hills French Village, SunCity Plaza Saigon...
Trịnh Thanh Huy (1970) - Chủ tịch Bất động sản Bình Thiên An



Ông Trịnh Thanh Huy hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Cty Cổ phần BĐS Bình Thiên An – nổi tiếng với dự án Đảo Kim Cương và Metropolis Thảo Điền tại TP.HCM.Đồng thời ông Huy còn là sáng lập viên CTCP thương mại Đầu tư HB, thực hiện nhiều thương vụ M&A với các công ty như Vinafco, Beton 6, Descon…
Ông Huy từng kinh doanh mỳ ăn liền và thức ăn nhanh tại Nga trong giai đoạn 1994-1999 và Phó Chủ tịch của Tập đoàn Masan trong thời gian từ 1994-2006.
Những đại gia từ xứ Nghệ
Lê Thanh Thản, đại gia đi Roll Royce rít thuốc Lào
Quê quán: Diễn Châu, Nghệ An
Sở hữu 21 khách sạn Mường Thanh từ 2 – 5 sao trên cả nước với giá trị tài sản lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Nhưng đại gia Lê Thanh Thản vẫn là một người giản dị về ăn mặc, phong cách dân dã, bình dị. Ông được mọi người đặt biệt danh rất gần gũi, thân thiện là “đại gia điếu cày” bởi ông có thói quen hút thuốc lào dù khi ngồi trên siêu xe Roll Royce trị giá hàng chục tỷ đồng. Ông cũng nổi tiếng với các dự án Đại Thanh, dự án Xa La, dự án VP3 Linh Đàm …với vốn đầu tư lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Các dự án của đại gia Thản được mọi người tìm đến bởi giá rẻ và đúng tiến độ.



Lê Thanh Thản, đại gia đi Roll Royce rít thuốc Lào Đại gia Thanh Thản còn nổi tiếng với khu bảo tồn động vật hoang dã lớn nhất Việt Nam. Với những loài động vật quý hiểm được bảo tồn và sinh trưởng rất tốt như tê giác châu phi, hươu cao cổ, hổ trắng châu phi, linh dương đầu bò châu Phi..v.v.

Đại gia Thản cũng là người luôn hướng về phúc lợi xã hội, ông tham gia tích cực các hoạt động từ thiện như xây trường học, xây bệnh viện miến phí khám chữa bệnh cho người nghèo…
Doanh nhân Thái Thị Hương
Quê quán: Đô Lương, Nghệ An
Doanh nhân Thái Hương hiện là Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Bắc Á, Chủ tịch HĐQT Công ty sữa TH Milk với doanh thu 2.500 tỷ đồng sau gần 2 năm hoạt động. Không chỉ tham gia vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, doanh nhân Thái Hương còn đầu tư vào các trung tâm thương mại, siêu thị, bất động sản trên cả nước.



Doanh nhân Thái Thị Hương Doanh nhân Thái Hương còn được mọi người biết đến là một trong những doanh nhân hảo tâm. Bà luôn sát cánh với những người nghèo xứ Nghệ

Đại gia Nguyễn Thị Liễu
Quê quán: Hương Sơn, Hà Tĩnh
Là đại gia mới nổi nhưng các hoạt động của đại gia phố núi cũng khiến nhiều người kính nể bởi độ chịu chơi và chịu chi của đại gia Liễu. Đình đám nhất có lẽ là siêu đám cưới ở Việt Nam với kinh phí lên tổ chức lên tới gần 50 tỷ đồng. Đám cưới đã trở thành đêm hội ca nhạc tại thị trấn phố núi Hương Sơn, với sự xuất hiện dàn sao ca nhạc hàng đầu Việt Nam và hải ngoại.



Đại gia Nguyễn Thị Liễu Đại gia Liễu cũng làm giới báo chí “phát sốt” khi đập ngôi nhà 137 tỷ ở mặt phố Nguyễn Du (Hà Nội) để xây lại. Dù xuất thân gia đình nghèo khó, nhưng với quyết tâm và nghị lực, đến nay đại gia Liễu khá hài lòng với khối tài sàn ngàn tỷ của mình bởi các hoạt động kinh doanh xuyên quốc gia tại Lào, Thái Lan, Singapo…

Đại gia Trần Xuân Thạch
Sống thị trấn Hương Khê, Hà Tĩnh.
Ông Trần Xuân Thạch là chủ một doanh nghiệp lớn kinh doanh gỗ tại huyện miền núi Hương Khê, Hà Tĩnh. Vợ ông là bà Phạm Thị Hiền (SN 1973) hiện trú tại khối 8, thị trấn Hương Khê, Hà Tĩnh.



Đại gia Trần Xuân Thạch Theo bà Hiền, gia đình bà khởi nghiệp ở huyện miền núi Hương Khê bằng nghề lâm sản, còn hiện nay công ty của đôi vợ chồng này mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác. Cũng theo bà Hiền, gia đình bà có 9 anh chị em thì cả 9 người đều là chủ các doanh nghiệp trên địa bàn.

(Giao Thông Vận Tải)
Xã Đô Thành thuộc huyện Yên Thành, Nghệ An là một trong những xã giàu nhất tỉnh Nghệ An, hiện xã Đô Thành có trên 300 tỷ phú, 2.000 ngôi nhà từ 2-4 tầng, 200 xe ô tô các loại. Có được bộ mặt nông thôn như vậy là nhờ... xuất ngoại.Hiện xã Đô Thành có trên 300 tỷ phú, 2.000 ngôi nhà từ 2-4 tầng, 200 xe ô tô các loại.




Một góc “phố” Đô Thành.

Cả làng xuất ngoại

Đô Thành trước đây là xã nghèo nhất huyện Yên Thành. Cuộc sống người dân chủ yếu dựa vào cây lúa. Thế nhưng, do vùng đất nhiễm mặn, phèn chua, nắng thì hạn mà mưa thì ngập úng nên thường xuyên xảy ra mất mùa. Người dân cũng xoay xở với nhiều nghề như: Đồng nát, mộc, chăn nuôi gia súc, gia cầm nhưng xem ra vẫn chẳng ăn thua. Vào những năm Nhà nước bắt đầu mở cửa giao thương với các nước bên ngoài, người dân nơi đây đã nhanh nhạy nắm bắt cơ hội rủ nhau xuất ngoại làm ăn.
Sau một vài năm ở nước ngoài thấy làm ăn được, nhiều người đã tìm cách đưa anh em, người thân đi để cùng nhau làm giàu. Cứ thế, số con em của Đô Thành mỗi năm đi nước ngoài càng nhiều. Có những gia đình 4 - 5 người đi Đức, Anh, Hàn Quốc... như hộ ông Nguyễn Đức Hòe, ông Trung, ông Sơn, ông Yên, ông Trần Văn Bính...
Ngoài xuất ngoại sang các nước châu Âu, châu Á, hiện nay hơn 500 thanh niên xã Đô Thành còn xuất ngoại sang Lào làm ăn. Anh Nguyễn Hùng đang buôn bán ở Lào cho biết: Sang Lào, người dân chúng tôi chủ yếu làm xây dựng, đi bán hàng rong. Nhiều người đã thành lập công ty rồi đưa các mặt hàng của Việt Nam được người dân Lào ưa thích sang bán, như hàng điện tử, đồ nhựa, đồ nhôm, chăn, ga, gối, đệm... Nói chung thu nhập rất khá.
Ông Hồ Chí Cường - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Đô Thành có 3.000 hộ, 8.000 lao động nhưng có tới 2.000 người đi làm việc, buôn bán ở nước ngoài. Nhờ nguồn lao động này mà xã trở nên trù phú, giàu có, đời sống bà con, cơ sở vật chất hạ tầng được nâng lên rõ rệt”.
Phố của vùng lúa
Ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi tới xã Đô Thành là sự giàu có, trên 95% số hộ trong xã có nhà xây mái bằng kiên cố, nhà cao tầng mọc lên san sát; hàng chục chiếc xế hộp láng coóng nối đuôi nhau đậu san sát hai bên đường; trường học, trạm y tế... khang trang sạch đẹp; đường làng được bê tông hoá len lỏi tới từng hộ gia đình. Đô Thành như một "khu phố" sầm uất đang chuyển mình.
Ông Hồ Chí Cường khẳng định: “Có được bộ mặt nông thôn như ngày nay là nhờ... xuất ngoại. Toàn xã hiện có 2.000 nhà 2 tầng trở lên. Xế hộp hạng sang có trên 100 chiếc. Xe làm ăn hơn 100 chiếc. Tính khiêm tốn, bình quân thu nhập đầu người đạt 23 triệu đồng/năm” - ông Cường nói. Nhờ dòng tiền này từ nước ngoài gửi về mà diện mạo Đô Thành đã thay da đổi thịt một cách ngoạn mục. Người dân nơi đây vẫn tếu táo rằng: Cứ sau 1 đêm ngủ dậy sẽ có một biệt thự mới mọc lên trên đất Đô Thành.
Theo Chủ tịch UBND huyện Yên Thành Nguyễn Tiến Lợi, hiện huyện có hơn 1 vạn người đi xuất khẩu lao động. 2 xã có số người đi lao động nhiều nhất là Sơn Thành 1.750 người và Đô Thành 2.000 người. Từ năm 2005, huyện đã đề nghị tỉnh cho mở dịch vụ gửi tiền từ nước ngoài về ngân hàng nông nghiệp cấp huyện. Mỗi năm, các lao động gửi qua dịch vụ ngân hàng này 13 triệu USD, gửi qua các dịch vụ tư nhân 12 triệu USD, tổng ngoại hối hàng năm là 25 triệu USD.
Quả vậy, ở Đô Thành, hàng ngàn biệt thự sang trọng mọc lên. Có những ngôi biệt thự có giá đầu tư xây dựng lên đến hàng chục tỷ đồng. Đến ngôi biệt thự 4 tầng của ông Hòe ở xóm Phú Vinh, chúng tôi choáng ngợp bởi sự sang trọng và đồ sộ của nó. Theo anh Nguyễn Thắng - chủ thầu xây dựng thì biệt thự của ông Hòe có giá xây dựng không dưới 30 tỷ đồng. Ông Hòe tâm sự: Trước đây, nhà ông cũng nghèo lắm, nhưng nhờ 3 đứa con đi Tây nên mới có cuộc sống khá giả như hôm nay.
Theo khảo sát của chúng tôi, dạng biệt thự “khủng” như hộ nhà ông Hòe, hiện ở Đô Thành cũng có hơn 500 chiếc. Số còn lại cũng từ vài tỷ đồng trở lên. Hiện nay, xã Đô Thành có hơn 300 tỷ phú, nhiều người trong số họ sau nhiều năm làm ăn ở nước ngoài đã trở về thành lập công ty ngay trên chính quê hương, tạo việc làm thường xuyên cho hàng ngàn người lao động trong và ngoài xã, như: Công ty Xây dựng Thành Long, Công ty TNHH Trung Thành, Công ty Xây dựng Tân Phú... Đặc biệt, anh Lê Văn Thịnh đã xây dựng Tổ ấm Thiện Tâm, nuôi dạy hàng trăm trẻ mồ côi lang thang, cơ nhỡ. Ông Hồ Chí Cường phấn khởi: “Sống trong môi trường đủ đầy về vật chất nhưng con em Đô Thành vẫn phát huy đức tính tiết kiệm, cần cù, siêng năng và nuôi ý chí thăng tiến của mình.
Hàng năm, xã nhà tiễn trên dưới ba chục em rời quê vào các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Tỷ lệ này ngày càng cao dần so với những năm trước.
Tiến Dũng - Hải Hòa Nguồn : Dân Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét