Thời gian gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet, mọi người đã không còn xa lạ với trào lưu viết Blog. Lúc mới du nhập vào Việt Nam Blog được xem như một trang nhật ký cá nhân trên mạng để người viết có thể bày tỏ những nỗi niềm của mình, ghi lại những câu chuyện, hình ảnh, thước phim đáng nhớ trong cuộc sống thường nhật của mình. Vì thế khi nói tới Blog người ta thường nói là Blog cá nhân. Trên Blog cá nhân người ta có quyền bày tỏ những tâm tư, suy nghĩ của mình về tất cả các vấn đề mà họ quan tâm. Quả thật nếu chỉ dừng lại ở đó thì Blog sẽ mang đúng nghĩa là Blog cá nhân, là một trang nhật ký điện tử trên mạng, chỉ một mình Blogger (tức chủ sở hữu Blog đó) có quyền đọc và thay đổi, chỉnh sửa các thông tin trên Blog của mình. Thế nhưng Blog ngoài cấp độ dùng riêng (justme) thì còn có hai cấp độ khác đó là chia sẻ thông tin trong nhóm (onlyfriend) và chia sẻ hoàn toàn thông tin trên mạng Internet (public-có nghĩa là ai cũng có quyền đọc được thông tin). Lợi dụng vào vấn đề này một số người, trong đó có không ít người từng là nhà văn, nhà báo, người nghiên cứu như NGuyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Xuân Diện… đã viết nhiều bài trên Blog của mình với những thông tin thiếu khách quan, không đúng sự thật, nặng về suy diễn chủ quan gây tác động tiêu cực tới tư tưởng của một bộ phận người dùng Internet. Xuất phát từ những sự bức xúc, bất mãn cá nhân hoặc do sự tự huyễn hoặc, đề cao quá mức cái tôi cá nhân, cho rằng mình là tài giỏi hơn người nên họ tự cho mình cái quyền phán xét tất cả mọi chuyện theo suy nghĩ chủ quan, đưa ra những thông tin sai lệch, không đúng sự thật về các vấn đề chính trị xã hội của đất nước. Điển hình như Trương Duy Nhất đã viết nhiều bài thể hiện sự bất kính đối với chủ tịch Hồ Chí Minh-vị cha già kính yêu của dân tộc hay xúc phạm, mạt sát các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước cho rằng họ là những con người bất tài… Blogger Phạm Viết Đào với cái nhìn lệch lạc, méo mó đã tung lên Blog của mình hàng chục bài viết với những suy diễn chủ quan, mang nặng tính kích động dư luận. Cũng có trong đó cả những người vì mục đích vụ lợi cá nhân, xem việc viết bài xuyên tạc trên Blog của mình như một nghề câu cơm để kiếm những đồng USD từ các thế lực thù địch, phản động nhà nước Việt Nam ở nước ngoài gửi về như Nguyễn Xuân Diện… Tất cả những con người như họ thừa biết rõ một điều rằng nếu như những bài viết đó của họ trên Blog chỉ dừng lại ở mức độ “dùng riêng” (justme), mỗi mình họ viết ra và đọc thì có lẽ cũng không vấn đề gì quá nghiêm trọng. Nhưng khi họ đã chọn chế độ chia sẻ thông tin hoàn toàn trên mạng Internet thì những bài viết của họ sẽ có sức tác động tới dư luận, hướng lái tư tưởng của người dùng Internet. Và với những bài viết xuyên tạc, suy diễn đó của họ mặc dù được khoác áo “tự do ngôn luận”, “tự do bày tỏ chính kiến” trên Blog cá nhân nhưng thực ra nó không chỉ dừng lại ở góc độ “cá nhân” nữa mà đã có những tác động tiêu cực tới tư tưởng của một bộ phận người dùng Internet, khiến cho họ nhìn nhận, đánh giá sai về bản chất của các vấn đề, tạo ra nguy cơ gây mất ổn định về chính trị xã hội của đất nước. Mà có lẽ đó cũng chính là mục đích thật sự của những người này khi họ viết blog. Họ đã sử dụng Blog như một công cụ để phục vụ cho mục đích cá nhân của mình, xâm hại lợi ích của Nhà nước và xã hội. Và việc họ phải chịu những sự trừng phạt của pháp luật cũng là điều tất yếu khi họ đã đánh mất đạo đức của một Blogger chân chính, bán rẻ linh hồn cho quỷ dữ. Con người có quyền tự do cá nhân nhưng các quyền tự do đó cũng phải đặt trong khuôn khổ pháp luật. Việt Nam hiện nay có hàng triệu người viết Blog nhưng tại sao chỉ có những người như Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Văn Hải, Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào… phải vướng vào vòng lao lý? Âu đây cũng là lời cảnh tỉnh cho những ai đang có ý định sử dụng Blog vào những mục đích đen tối, đánh mất đạo đức của một người viết Blog chân chính, làm mất đi ý nghĩa tích cực của Blog.
Viễn
Viễn
Cứ giết cho sạch...hĩ hĩ hĩ .
Trả lờiXóaNặc danh vốn dĩ không sạch rồi. hĩ hĩ...
XóaBấm nút Nặc Danh cho nhanh...hĩ hĩ hĩ .
Xóa