BBC: Khi phụ nữ Việt Nam 'không thỏa mãn'
Đi
nhảy là một cách tìm niềm vui ngoài sinh hoạt gia đình ở Việt Nam
Việt Nam đang có hiện tượng một số phụ nữ đứng tuổi tham gia các câu lạc bộ như CLB nhảy, CLB âm nhạc để giải trí và thậm chí để thỏa mãn nhu cầu tình dục vì nhiều lý do khác nhau.
Theo truyền thông trong nước, có người vì phải sống trong cảnh 'chờ chồng' do công việc làm ăn bận rộn hay chồng có thú vui riêng như ăn nhậu hay chơi tennis sau giờ làm thay vì về nhà với vợ con quanh bữa cơm chiều.
Có người vì cô đơn, thiếu thốn tình cảm, cũng có thể tìm đến đây để được sự quan tâm chăm sóc của các nam vũ sư trẻ, những người có thể đáp ứng các nhu cầu tình cảm và thể xác cho các phụ nữ này.
Người ta cũng thấy xuất hiện những nhóm nam giới, thậm chí cả người nước ngoài, sẵn sàng phục vụ các nhu cầu đó của họ.
Liệu hiện tượng này có thể hiện mối quan hệ vợ chồng trong một gia đình tại Việt Nam đang ngày càng lỏng lẻo hay không?
Nói chuyện với BBC, Tiến sĩ Vũ Mạnh Lợi, Viện Xã hội học tại Hà Nội, nói "hiện tượng này chỉ xảy ra ở một bộ phận phụ nữ và nam giới đứng tuổi ở các thành phố lớn như TP. HCM hay Hà Nội. Họ chỉ là nhóm rất nhỏ và câu chuyện của họ không thể đại diện cho quan hệ vợ chồng trong gia đình Việt Nam nói chung được."
Vì chỉ là một số ít nên không thể coi đây là một vấn đề xã hội và hiện nay chưa có bằng chứng nào cho thấy nó có ảnh hưởng rõ ràng đối với nhiều người, ông giải thích.
"Tuy nhiên trong khoảng 30 năm qua, gia đình Việt Nam có rất nhiều thay đổi quan trọng và diễn ra khá nhanh. Đó là những thay đổi trong cách người ta đi đến hôn nhân, thay đổi trong hôn nhân và đời sống gia đình," ông nói.
Thay đổi xã hội
Những thay đổi này bao gồm: tuổi kết hôn tăng cao hơn; nam và nữ đi đến hôn nhân qua tự tìm hiểu, tự lựa chọn, và dựa trên tình yêu nhiều hơn là do cha mẹ quyết định; các cặp vợ chồng có ít con hơn (ở TP HCM trung bình một cặp vợ chồng chỉ có 1,3 con trong suốt cuộc đời họ), sớm tạo lập gia đình riêng (không sống cùng cha mẹ chồng hoặc vợ như trước đây) và ít chịu sự chi phối trực tiếp của cha mẹ và họ hàng hai bên.
Một thực tế tiến sĩ Vũ Mạnh Lợi nhắc tới là "nhu cầu về vật chất và tinh thần trong cuộc sống gia đình tăng lên mạnh mẽ, khiến cho các cặp vợ chồng phải tìm cách lao động kiếm tiền nhiều hơn để thỏa mãn các nhu cầu đó."
"Phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các việc làm công ăn lương thay vì chỉ ngồi nhà hay lao động sản xuất trong hộ gia đình mình."
"Các cặp vợ chồng ở các vùng đô thị nhìn chung bận kiếm sống ngoài gia đình hơn, ít có thời gian dành cho gia đình như trước đây."
Theo ông Lợi, các quan hệ trong gia đình ngày càng dân chủ hơn và dù phụ nữ vẫn có phần thua thiệt so với chồng họ, song họ có tiếng nói quan trọng trong các quyết định chung của gia đình, và trong nhiều trường hợp người vợ là người có tiếng nói quyết định và đặc biệt các nhu cầu cá nhân ngày càng được tôn trọng hơn.
Theo truyền thông trong nước, có người vì phải sống trong cảnh 'chờ chồng' do công việc làm ăn bận rộn hay chồng có thú vui riêng như ăn nhậu hay chơi tennis sau giờ làm thay vì về nhà với vợ con quanh bữa cơm chiều.
Có người vì cô đơn, thiếu thốn tình cảm, cũng có thể tìm đến đây để được sự quan tâm chăm sóc của các nam vũ sư trẻ, những người có thể đáp ứng các nhu cầu tình cảm và thể xác cho các phụ nữ này.
Người ta cũng thấy xuất hiện những nhóm nam giới, thậm chí cả người nước ngoài, sẵn sàng phục vụ các nhu cầu đó của họ.
Liệu hiện tượng này có thể hiện mối quan hệ vợ chồng trong một gia đình tại Việt Nam đang ngày càng lỏng lẻo hay không?
Nói chuyện với BBC, Tiến sĩ Vũ Mạnh Lợi, Viện Xã hội học tại Hà Nội, nói "hiện tượng này chỉ xảy ra ở một bộ phận phụ nữ và nam giới đứng tuổi ở các thành phố lớn như TP. HCM hay Hà Nội. Họ chỉ là nhóm rất nhỏ và câu chuyện của họ không thể đại diện cho quan hệ vợ chồng trong gia đình Việt Nam nói chung được."
Vì chỉ là một số ít nên không thể coi đây là một vấn đề xã hội và hiện nay chưa có bằng chứng nào cho thấy nó có ảnh hưởng rõ ràng đối với nhiều người, ông giải thích.
"Tuy nhiên trong khoảng 30 năm qua, gia đình Việt Nam có rất nhiều thay đổi quan trọng và diễn ra khá nhanh. Đó là những thay đổi trong cách người ta đi đến hôn nhân, thay đổi trong hôn nhân và đời sống gia đình," ông nói.
Thay đổi xã hội
Những thay đổi này bao gồm: tuổi kết hôn tăng cao hơn; nam và nữ đi đến hôn nhân qua tự tìm hiểu, tự lựa chọn, và dựa trên tình yêu nhiều hơn là do cha mẹ quyết định; các cặp vợ chồng có ít con hơn (ở TP HCM trung bình một cặp vợ chồng chỉ có 1,3 con trong suốt cuộc đời họ), sớm tạo lập gia đình riêng (không sống cùng cha mẹ chồng hoặc vợ như trước đây) và ít chịu sự chi phối trực tiếp của cha mẹ và họ hàng hai bên.
Một thực tế tiến sĩ Vũ Mạnh Lợi nhắc tới là "nhu cầu về vật chất và tinh thần trong cuộc sống gia đình tăng lên mạnh mẽ, khiến cho các cặp vợ chồng phải tìm cách lao động kiếm tiền nhiều hơn để thỏa mãn các nhu cầu đó."
"Phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các việc làm công ăn lương thay vì chỉ ngồi nhà hay lao động sản xuất trong hộ gia đình mình."
"Các cặp vợ chồng ở các vùng đô thị nhìn chung bận kiếm sống ngoài gia đình hơn, ít có thời gian dành cho gia đình như trước đây."
Theo ông Lợi, các quan hệ trong gia đình ngày càng dân chủ hơn và dù phụ nữ vẫn có phần thua thiệt so với chồng họ, song họ có tiếng nói quan trọng trong các quyết định chung của gia đình, và trong nhiều trường hợp người vợ là người có tiếng nói quyết định và đặc biệt các nhu cầu cá nhân ngày càng được tôn trọng hơn.
Trong bối cảnh giao lưu quốc tế và các phương tiện thông tin và truyền thông phát triển mạnh như internet, truyền hình cáp, dẫn tới ảnh hưởng của các ý tưởng sống mới từ khắp nơi trên thế giới tác động đến mọi người dân, đặc biệt ở các vùng đô thị.
"Một trong những thay đổi nhanh là cách nhìn và thực hành của mọi người đối với vấn đề tình dục. Trước đây đề tài này không phải là điều người ta có thể thảo luận ở nơi công cộng hay trên phương tiện thông tin đại chúng. Ngày nay, đề tài này đã trở thành bình thường trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, hàng ngày.
"Những người lớn tuổi hơn cũng có xu hướng chú ý nhiều hơn đến nhu cầu của cá nhân về tình yêu và tình dục. Trong những gia đình mà người chồng hoặc người vợ không thỏa mãn nhu cầu về tình cảm hay tình dục, một số người sẽ chọn thỏa mãn nhu cầu đó bên ngoài gia đình hơn là hy sinh nhu cầu cá nhân vì thể diện của gia đình," ông Lợi nói.
"Một trong những thay đổi nhanh là cách nhìn và thực hành của mọi người đối với vấn đề tình dục. Trước đây đề tài này không phải là điều người ta có thể thảo luận ở nơi công cộng hay trên phương tiện thông tin đại chúng. Ngày nay, đề tài này đã trở thành bình thường trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, hàng ngày.
"Những người lớn tuổi hơn cũng có xu hướng chú ý nhiều hơn đến nhu cầu của cá nhân về tình yêu và tình dục. Trong những gia đình mà người chồng hoặc người vợ không thỏa mãn nhu cầu về tình cảm hay tình dục, một số người sẽ chọn thỏa mãn nhu cầu đó bên ngoài gia đình hơn là hy sinh nhu cầu cá nhân vì thể diện của gia đình," ông Lợi nói.
Chính những thay đổi này đã dẫn tới tình trạng ngoại tình, ly hôn cũng nhiều hơn trước, đặc biệt ở những cặp vợ chồng mà một trong hai người phải đi làm ăn xa nhà lâu ngày (di cư đi tỉnh khác, nông thôn ra đô thị, hoặc đi xuất khẩu lao động, đi học hay làm việc ở nước ngoài, v.v.) Một số người góa cao tuổi cũng tìm bạn đời mới cho phần đời còn lại hơn là ở vậy thờ người vợ hay người chồng đã khuất như trước đây.
Bình đẳng giới
Chuyện tình dục không còn là điều cấm kỵ ít được nói tới tại Việt Nam
Điều đáng nói là khi những chia sẻ cả về mặt tâm lý và thể xác trong quan hệ vợ chồng đã không còn được thỏa mãn, dẫn tới việc phụ nữ phải đi tìm kiếm từ bên ngoài, thì dư luận xã hội không lên án nhiều nếu xảy ra ở người chồng, song khi xảy ra ở phụ nữ thì thường người phụ nữ chịu nhiều chê trách.
"Việt Nam tuy có tiến bộ rất nhiều về bình đẳng giới, song tư tưởng trọng nam khinh nữ còn khá nặng," tiến sĩ Vũ Mạnh Lợi nói.
Trước câu hỏi liệu việc dùng từ ngữ có tính chất chỉ trích, miệt thị như một số báo viết về đề tài này có phải đã phần nào thể hiện tình trạng kỳ thị đối với phụ nữ, tiến sĩ Vũ Mạnh Lợi cho rằng quả thực vẫn còn tiêu chuẩn kép đối với quan niệm về tình dục, tình yêu, hôn nhân và gia đình tại Việt Nam.
"Nam có nhiều tự do hành động hơn trong khi nữ không được làm nhiều điều mà nam có thể làm, và nếu nữ có làm những điều đó thì bị chê trách mạnh mẽ trong khi nam cũng làm đúng những việc đó thì lại được 'thông cảm' hơn. Tôi nghĩ rằng tác giả các bài này cũng có cách nhìn thiên lệch về giới, vẫn nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ."
Hiện tượng một số phụ nữ tham gia các sinh hoạt giải trí như CLB nhảy và có "trai bao", thậm chí có thể chủ động đi tìm mua vui chốc lát tại nhà nghỉ, khách sạn đang xảy ra tại các thành phố lớn được một số tờ báo đưa tin gần đây, "tuy không phổ biến nhưng nó cho thấy phụ nữ ngày nay đã tự do hơn, không cam chịu như trước đây," ông Lợi nói.
Trong bối cảnh "xã hội Việt Nam đang có nhiều thay đổi về mọi mặt, trong đó có cả những thay đổi về hệ giá trị văn hóa, xã hội", thì "những hiện tượng xã hội mới nảy sinh có hàm ý thách thức hệ thống giá trị hiện có thường gặp phải sự chống đối kịch liệt," nhà xã hội học nhận định.
"Quá trình thay đổi quan niệm sống cần thời gian. Sự thay đổi các quan niệm về giới cũng vậy. Trong lĩnh vực tình dục, hôn nhân và gia đình, sự thay đổi về giá trị khó khăn hơn nhiều nhưng thay đổi vẫn đang diễn ra.
"Trên báo chí bây giờ người ta bắt đầu nói nhiều đến việc nữ thanh niên có thể chủ động tỏ tình, trong hôn nhân người vợ có thể chủ động trong hoạt động tình dục. Những nhu cầu cá nhân chắc sẽ ngày càng được chú ý hơn, và phụ nữ chắc chắn sẽ ngày càng có địa vị so với nam giới và được cải thiện theo hướng bình đẳng hơn."
Thử đọc tin trong nước để xem vài chuyện "tiêu cực" của người phụ nữ Việt Nam ngày nay:
Bình đẳng giới
Chuyện tình dục không còn là điều cấm kỵ ít được nói tới tại Việt Nam
Điều đáng nói là khi những chia sẻ cả về mặt tâm lý và thể xác trong quan hệ vợ chồng đã không còn được thỏa mãn, dẫn tới việc phụ nữ phải đi tìm kiếm từ bên ngoài, thì dư luận xã hội không lên án nhiều nếu xảy ra ở người chồng, song khi xảy ra ở phụ nữ thì thường người phụ nữ chịu nhiều chê trách.
"Việt Nam tuy có tiến bộ rất nhiều về bình đẳng giới, song tư tưởng trọng nam khinh nữ còn khá nặng," tiến sĩ Vũ Mạnh Lợi nói.
Trước câu hỏi liệu việc dùng từ ngữ có tính chất chỉ trích, miệt thị như một số báo viết về đề tài này có phải đã phần nào thể hiện tình trạng kỳ thị đối với phụ nữ, tiến sĩ Vũ Mạnh Lợi cho rằng quả thực vẫn còn tiêu chuẩn kép đối với quan niệm về tình dục, tình yêu, hôn nhân và gia đình tại Việt Nam.
"Nam có nhiều tự do hành động hơn trong khi nữ không được làm nhiều điều mà nam có thể làm, và nếu nữ có làm những điều đó thì bị chê trách mạnh mẽ trong khi nam cũng làm đúng những việc đó thì lại được 'thông cảm' hơn. Tôi nghĩ rằng tác giả các bài này cũng có cách nhìn thiên lệch về giới, vẫn nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ."
Hiện tượng một số phụ nữ tham gia các sinh hoạt giải trí như CLB nhảy và có "trai bao", thậm chí có thể chủ động đi tìm mua vui chốc lát tại nhà nghỉ, khách sạn đang xảy ra tại các thành phố lớn được một số tờ báo đưa tin gần đây, "tuy không phổ biến nhưng nó cho thấy phụ nữ ngày nay đã tự do hơn, không cam chịu như trước đây," ông Lợi nói.
Trong bối cảnh "xã hội Việt Nam đang có nhiều thay đổi về mọi mặt, trong đó có cả những thay đổi về hệ giá trị văn hóa, xã hội", thì "những hiện tượng xã hội mới nảy sinh có hàm ý thách thức hệ thống giá trị hiện có thường gặp phải sự chống đối kịch liệt," nhà xã hội học nhận định.
"Quá trình thay đổi quan niệm sống cần thời gian. Sự thay đổi các quan niệm về giới cũng vậy. Trong lĩnh vực tình dục, hôn nhân và gia đình, sự thay đổi về giá trị khó khăn hơn nhiều nhưng thay đổi vẫn đang diễn ra.
"Trên báo chí bây giờ người ta bắt đầu nói nhiều đến việc nữ thanh niên có thể chủ động tỏ tình, trong hôn nhân người vợ có thể chủ động trong hoạt động tình dục. Những nhu cầu cá nhân chắc sẽ ngày càng được chú ý hơn, và phụ nữ chắc chắn sẽ ngày càng có địa vị so với nam giới và được cải thiện theo hướng bình đẳng hơn."
Thử đọc tin trong nước để xem vài chuyện "tiêu cực" của người phụ nữ Việt Nam ngày nay:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét