Aha, Nhất bị tóm rồi!
28 tháng năm, 2013
Aha, Nhất bị tóm rồi!
Xin lỗi, Đỏ không thể hoãn lại được sự sung sướng. Giá list tù có thêm tên Ba Sàm, Huỳnh Ngọc Chênh, Xuân Diện, ắt đất nước trọn niềm vui hơn.
Đỏ vào lóc Nhất đúng 2 lần, kể từ khi bỗng dưng chán game đua xe online, đâm đầu sang nghiệp xì-bam-mơ cách 5 năm đến nay. Đúng 2 lần thôi, thề hông phét.
Lần một, đọc bài Nhất cóp bết về chuyện Phạm Toàn nói Trương Thái Du việt gian, rắn độc. Ông chửi qua, bà ném lại thế nào, chịu không nhớ nổi nữa. Chỉ nhớ Đỏ còm một nhát, chê Toàn, bênh Du. Đá đương ném ầm ầm lên Du bỗng chuyển hướng rào rào sang Đỏ, từ các đồng nghiệp, tức xì-bam-mơ cũng.
Lần hai, vụ Nguyễn Trường Tô. Nhất khoái trá đề xuất và được còm sĩ hoan nghênh nhiệt liệt ý tưởng xây dựng tượng đài chủ tịch tỉnh cởi truồng hoành tráng như David của Michelangelo, để lưu danh hậu thế sự Đảng viên sa đọa biến chất. Đỏ còm cái nữa, đại khái, chuyện như Tô thường rất, nếu có thể lưu danh hậu thế bằng tượng đài trần truồng, nước Mỹ ắt đã dành bản quyền với nguyên cụm Bill Clinton-Monica Lewinsky hay Eliot Spitzer-Kristen. Thay vì chỉ biết nhìn vào 'chim chóc", Nhất-Nhìn Khác cần nhận ra rằng, báo Đảng đang bắt đầu chấp nhận xóa bỏ truyền thống "người tốt việc tốt" để bước vào " thời của nude" - một công việc tạo dựng nên quyền lực thứ tư - cho dù phần lớn xuất phát từ đấu đá nội bộ, tranh chấp quyền lực chính trị. Còm xong thì biến, lần này biến hẳn.
Lóc Nhất để lại cho Đỏ một cảm giác nhầy nhầy, ghê ghê như đạp phải con chuột trong hầm tối, ngay từ thời Nhất đương kim phóng viên báo Đảng. Cảm giác rất mơ hồ vì không lý do rõ ràng nào cả, nhưng nó khiến Đỏ không đến lần thứ ba và cũng không đọc thêm bất kỳ bài viết nào của Nhất nữa. Đến giờ Đỏ vẫn không hiểu vì sao mình lại có thái độ đặc biệt như vậy với Nhất, với Chênh, với Bọ Lập, dù Đỏ vẫn ra vào Ba Sàm bình thường hàng ngày. Blog Quê Choa, Đỏ vào đúng một lần; còn Chênh thì chưa lần nào;
Tuy nhiên, là con người của pháp quyền, Đỏ sẽ kiên nhẫn lót dép ngồi hóng phiên Tòa xử Nhất; để biết y ta đã viết những gì nên nỗi phạm điều 258. Trong lúc chờ đợi quý cấp xem xét, Đỏ hẵng cứ vui với niềm vui rất chủ quan, rất hồn nhiên của mình trước đã.
Em Đỏ
Nguồn: http://dodonc.blogspot.com
TRƯƠNG DUY NHẤT , KẺ BÁN ĐỨNG LƯƠNG TÂM
Chẳng sai một tẹo nào khi tớ nhận định rằng, sau khi Tương Duy Nhất bị bắt, mạng sẽ sôi lên những khúc dạo đầu rằng Nhất vô tội, chính quyền đàn áp tự do báo chí.
Nên bỏ ngoài tai những ca khúc đó, vì nó vu vơ không có căn cứ, nó na ná giống nhau với những vụ việc khác mỗi khi công an bắt một ai đó và đều phát ra từ miệng những nhà “rận chủ”.
Thứ nhất, miễn bàn bắt Nhất đúng hay sai bởi vì:
Bắt Nhất là bắt theo luật, mà đã bắt theo luật thì phải đúng người, đúng tội, có chứng cứ buộc tội, được Viện Kiểm sát phê chuẩn. Công an không thể tự tiện thích bắt ai là bắt, bắt lúc nào thì bắt (trừ phạm pháp quả tang). Bởi vì, có cả chế tài để hạn chế việc bắt sai. Nếu bắt sai thì phải chịu trách nhiệm hình sự, hành chính, phải bồi thường dân sự.
Bắt Nhất là bắt theo luật, mà là luật hiện hành của Việt Nam chứ không phải là viện dẫn luật của các nước khác. Mỗi quốc gia có quyền lựa chọn luật cho mình phù hợp với trình độ phát triển, đặc điểm văn hóa, xã hội của họ. Ngay cả những công ước mà cộng đồng quốc tế đưa ra cũng để mở những khoản vận dụng phù hợp với từng vùng, từng quốc gia chứ không hoàn toàn cứng nhắc. Tại sao lại đi viện dẫn những quy chuẩn đâu đâu để biện minh cho Nhất?
Thứ hai, miễn bàn chuyện Nhất không hiểu luật:
Có ai đó đã viết rằng Nhất tránh Luật Báo chí nhưng lại dính Luật Hình sự. Đấy là một nhận định ngây ngô hoặc giả vờ ngây ngô. Đừng nói Nhất không hiểu luật nên đưa tin ẩu, viết bài ẩu nên dính chưởng. Một nhà báo như Nhất, lại có thâm niên nhiều năm làm phóng viên cho báo Công an thì rất thông thạo luật báo chí, các thông tư, nghị định về báo chí. Thậm chí rất có nghề trong các phóng sự điều tra thì còn giỏi cả luật chuyên biệt nữa. Nói cái nho nhỏ như viết về mại dâm thì phải biết thế nào là “mại dâm” thế nào là “mãi dâm”, mại dâm đã thành, chưa thành… Đừng coi thường kiến thức luật của Nhất.
Nhất là nhà báo có thẻ (trước đây), mà muốn có thẻ là phải học nghiệp vụ báo chí, phải hiểu công việc bếp núc của báo chí. Nên đừng nói rằng Nhất ngờ nghệch đi “sờ dái ngựa” nên bị ngựa đá. Loại như Nhất mới dám sờ dái ngựa, mà lại sờ có nghề chứ không phải như Hoàng Khương đi bẫy người ta mà lại mang tiền nhà mình giao cho người khác bẫy mới dính chấu, đành ngậm đắng nuốt cay vào tù.
Thứ ba, đừng coi thường Nhất về tay nghề báo chí:
Bởi vì, những nhân vật như Nhất, Chênh, Đào, Lập, Thụy… đã từng là phóng viên báo chí, nhà văn, nhà nghiên cứu… thì rất già rơ trong chuyện nắm, vận dụng và khai thác các công dụng của báo chí tác động tư tưởng. Thậm chí những “nhà” đó đã đạt đến nghệ thuật tung hứng để cho dù một hiện tượng nhỏ ngụy tạo cũng có thể tạo hiệu ứng tư tưởng lớn. Ví như, đưa một thông tin vu vơ Công an đánh người kèm theo là ảnh máu me của chị em Nguyễn Hoàng Vi. Ví như đưa tin Công an đuổi mẹ con Thúy Nga ra đường nên phải nằm vỉa hè giữa đêm, kèm cái ảnh (nhưng sơ suất để Nga vẫn đội mũ bảo hiểm). Đó là thủ đoạn lợi dụng lòng trắc ẩn của người tốt.
Loại như Nhất rất hiểu và hiểu rất sâu nữa là đằng khác những chức năng của báo chí trong thông tin, trong thực hiện phản biện xã hội, trong tạo dư luận xã hội. Thế nên trên trang của Nhất rất ít đưa tin vì Nhất biết đưa tin không phải việc của Blog. Đưa tin theo luật báo chí thì phải là tin đúng, tin chính thống. Đưa tin theo kiểu “rau phọt”, “dao lam dính máu HIV rạch đùi” là chết.
Nhất cũng rất ít có những bài “phản biện”, có lẽ vốn kiến thức để phản biện của Nhất cũng có hạn. Hơn nữa, là nhà báo Nhất biết phản biện xã hội có mục đích là làm cho xã hội tốt hơn lên chứ không phải là bênh vực cho cái ác, cái xấu. Phản biện vớ vẩn là lòi cái đuôi dốt ra, có khi bị ném đá, chửi bới mất mặt chứ chẳng chơi.
Tuy nhiên, có điều lạ là cái khoản khai thác chức năng tạo dư luận xã hội theo chiều hướng đối nghịch với chính quyền của Nhất thì lại quá thành thạo. Chắc rằng, Nhất thừa biết nguyên tắc của báo chí trong tạo dư luận xã hội là phải hướng tới dư luận tốt, dư luận có tính đạo đức, có tính xây dựng. Nhưng Nhất phớt lờ cái đó và khéo léo nấp dưới vỏ bọc “tự do tư tưởng” để trên “Góc nhìn khác” của Nhất đầy rẫy những thứ hỗn láo như kiểu chê ông Chủ tịch nước là hèn hạ. Phán quyết ông Tổng Bí thư và Thủ tướng nên ra đi. Dạy bảo ông Trưởng ban Nội chính Trung ương nên về hưu. Chấm điểm Thủ tướng. Định hướng dư luận bỏ phiếu tính nhiệm những nhân vật chóp bu bằng sự tín nhiệm của đám thâm thù chế độ. Tung hô những kẻ như Uyên, Kha là anh hùng. Nói rằng, đấy là tự do báo chí, tự do ngôn luận. Xin lỗi, Nhất rất hiểu những thứ tự do đó chỉ được phép khi mà nó không xâm phạm đến tự do, danh dự của người khác.
Vậy Nhất chết vì cái gì?
Vì dốt luật? Không phải;
Vì ngờ nghệch nghiệp vụ báo chí? Không phải;
Vì vô tình? không phải;
Vì muốn nổi tiếng? Cũng không phải.
Những cái đó không phải thì chắc có vấn đề về lương tâm.
Có người đã đoán già đoán non rằng, Nhất là cái loa cho ai đó trong cuộc đấu đá nội bộ Đảng, to gan vậy ắt phải có người chống lưng. Hoặc đặt câu hỏi, nhưng thực ra là câu trả lời rằng: Lâu nay Nhất không nghề nghiệp vậy lấy đâu tiền đi ngao du đây đó, sang tận trời Tây. Hoặc nhận định rằng, Nhất thả con săn sắt để bắt con cá rô trong canh bạc tị nạn chính trị.
Câu trả lời xin chờ đến phiên tòa, không nên suy đoán. Luật pháp luôn công bằng.
http://molang0205.blogspot.com/2013/05/truong-duy-nhat-ke-ban-ung-luong-tam.html
Phong trào dân chủ chia rẽ vì Trương Duy Nhất?
29/05/2013
Ba giai
Mấy ngày hôm nay tràn ngập trên các trang mạng, trang blog là sự kiện blogger Một góc nhìn khác Trương Duy Nhất bị bắt theo Điều 258 Bộ luật Hình sự. Chuyện này chẳng lạ lẫm gì. Đọc Một góc nhìn khác nhiều người đã nghĩ đến cái viễn cảnh này. Những bài viết của bác Nhất trước còn chửi chế độ một cách thâm ý thì nay bác đã công khai chửi chế độ, chửi Nhà nước, thậm chí phán xét lịch sử, bôi nhọ anh hùng dân tộc. Và nhiều người cũng đã nghĩ đến một kịch bản được chuẩn bị sẵn là ngay khi bác Nhất bị bắt thì trên mạng sẽ dấy lên phong trào đòi thả tự do cho bác Nhất như đã từng xảy ra khi Bùi Hằng, Phương Uyên bị bắt… Mọi người trông chờ vào Ba sàm, vào anh Chênh, vào Xuân Diện và nhiều blog dân chủ khác nữa. Nhưng không. Không có phong trào ký tên đòi thả tự do nào cả. Thật bất ngờ. Lạ thật. Phong trào dân chủ lâu nay có thế đâu? Đáng lẽ việc bác Nhất bị bắt là cơ hội tốt để quảng bá phong trào dân chủ, để lên tiếng nói xấu chính quyền chứ nhỉ?
Chắc bây giờ bác Nhất đang tự hỏi tại sao lại thế? Bác bất ngờ đã đành, nhiều người theo dõi phong trào dân chủ lâu nay cũng bất ngờ, cả bất bình cho bác nữa. Công bằng mà nói, những Bùi Hằng, Phương Uyên, Nguyên Kha đó thì làm sao có thâm niên hoạt động dân chủ như bác Nhất, cũng làm sao đủ tuổi và đủ trình để đóng góp cho phong trào như bác Nhất? Thế mà… Bọ Lập trong Quê choa là người đầu tiên phát hiện ra điều này và cho đến bây giờ cũng mới chỉ có Quê choa là lên tiếng bênh vực cho bác Nhất, còn những blog nổi đình nổi đám của phong trào thì bặt vô âm tín.
Mọi người đã nghĩ đến khả năng phong trào dân chủ đang chia rẽ? Như Bọ Lập nói, bác Nhất là người rất thẳng tính, nhiều khả năng đã làm mất lòng những anh dân chủ khác? Hay là do chuyện ăn chia không đều trong phong trào? Điều này cũng dễ xảy ra lắm. Nói gì thì nói, bác Nhất cũng có thâm niên hoạt động dân chủ lâu năm, có lượng bài viết chửi Nhà nước rất nhiều, đợt này còn công khai, trực diện chửi Nhà nước nữa. Điều này rất vừa ý các anh bên ngoài. Đương nhiên USD sẽ nhiều hơn. Nhưng cũng vì thế làm chướng tai, gai mắt những anh dân chủ khác. Chẳng những thế mà đội Ba Sàm, Ngọc Chênh… đã phản Nhất, quay sang ủng hộ Phương Uyên, vừa trẻ vừa đẹp, có thể nói là một nhân tố mới dễ gây sự chú ý.
Tuy nhiên mọi phỏng đoán bây giờ đều là quá sớm, kịch hay còn phía trước, mọi người cứ bình tĩnh chờ đợi!
NHẤT KHÁC DŨNG CHỖ NÀO HAY LÀ NGHIỆP
NGỨA MỒM
(Trả lời Blogger Đong A theo yêu cầu của Quy Hien Le)
*** Beo có những mối quan hệ, tự thấy đã hơi kì lạ.
Quan điểm trên mạng ảo khác nhau một trời một vực, thậm chí...chửi nhau, nhưng ngoài đời thật là bạn bè chí thiết. Dăm vài bloggers mà mỗi chữ các bạn ấy xì ra, đám rân trủ bán khai như Dân luận của Công Huân và Hồ Gươm, hứng không xót dấu phẩy, nằm trong danh sách kì lạ này của Beo.
Gây nhau ngoài đời, nặng lắm cũng chỉ mức sao mày choảng anh tao nặng thế, mợ vừa phải thôi...sau đó là oánh chén bù khú.
Số bạn này rải từ Anh sang Mỹ, Úc, Phạm Chí Dũng và Trương Duy Nhất và một hai tù nhân dự bị sắp tới đây, nằm trong friends list đó.
*** Dũng thua Beo nửa giáp, yêu quý nhau hơn cả người tình. Dũng không có mối quan hệ trực tiếp với các tai to mặt lớn (như Nhất từng có thời còn làm báo) như nhiều người lầm tưởng, nhưng Dũng có một điểm tựa cực kì vững chãi, gõ được mọi cửa để cứu Dũng trong lúc hoạn nạn: cha Dũng.
Dũng cũng không viết lách chửi bới cá nhân nào, chửi chế độ lại càng không. Dũng bị bắt vì tham gia viết bài cho trang Quan làm báo của Đặng Thị Hoàng Yến. Âu cũng xui xẻo vì trong số tham gia viết bài, Dũng là người duy nhất bị bắt quả tang. Na ná như 4 người vượt đèn đỏ chỉ mỗi 1 bị cảnh sát thổi vậy.
Nhất, đơn thương độc mã. Chống lưng Nhất, chỉ có vợ dại con thơ.
Nhất không có tư duy, kiến thức sâu như Dũng để có thể bình luận, nhìn nhận những vấn đề thuộc về nội chính. Nhất phải bám chặt vào nguồn tin, gốc rễ đầu tiên làm nên một nhà báo giỏi. Rời môi trường ấy, Nhất trở về với bản năng nguyên thủy. Nói như một bạn trên facebook của Beo: “Cứt có thối mấy thì thối. Nhưng chỉ có ở trong cứt mới viết đúng, nói đúng, nghĩ đúng về cứt.”
Có người chữa Một góc nhìn khác thành Một góc nhìn lác. Nói lúc này không hợp tình hợp cảnh, nhưng đúng là lác thật. Lác nặng. Blog lề trái điển hình. Dăm vài anh em viết lách có máu mặt trong nước, không thấy ai nể trọng blog của Nhất.
Nhất bị bắt vì đả kích (vô cớ) tổ chức nhà nước và cá nhân, thế nên bị ghép vào điều 258 thay vì 88 như thường lệ. Một ví dụ để diễn giải chữ vô cớ nó thế này: Nhất chửi vung tàn tán, lấy cả “phiếu tín nhiệm” từ bạn blog của mình hạ bệ thủ tướng, nhưng Nhất không chứng minh được Thủ tướng đã làm những gì đến nỗi phải mạt sát đến thế.
Nhưng, Nhất không chơi với bất cứ tổ chức nào. Nhất không nhận nhuận bút từ hải ngoại. Nhất, chỉ là người ngứa mồm...
Thêm một điểm khác xa nhau giữa Nhất và Dũng.
*** Mấy đêm nay, chat chít với nhau, tâm trạng đứa nào cũng trĩu buồn.
Chẳng đứa nào lo sợ. Chỉ buồn.
Đào Tuấn bảo, chắc em phải kiếm thêm nghề dự phòng...
Nghề gì, nghiệp ngứa mồm, liệu có thoát?
http://beoth.blogspot.com/2013/05/nhat-khac-dung-cho-nao-hay-la-nghiep.html
Trương Duy Nhất và Nguyễn Xuân Diện.
Loa Phường
Trương Duy Nhất
Việc Trương Duy Nhất bị bắt khiến cư dân mạng xôn xao dẫu biết đó là một cái kết tất yếu. Đáng tiếc cho Nhất – một nhà báo đã từng được dư luận biết đến vì một góc nhìn khác. Giá như Nhất chỉ dừng lại ở những bài phản biện chân thực thay vì những lời xảo ngôn, góc nhìn méo mó, xuyên tạc sự thật như thời gian vừa qua. Một lần nữa chúng ta thấy rõ bài học nghề nghiệp: khi các nhà báo, chính thống hay tự do khi không còn dùng ngòi bút của mình để phản ánh sự thực một cách khách quan do bị sức ép của tiền bạc và danh vọng dẫn đến chỗ nói bừa, làm ẩu thì kết thúc đều giống nhau - đó là rơi vào vòng lao lý, cho dù đó là Nguyễn Việt Chiến, Hoàng Khương hay Trương Duy Nhất.
Nguyễn Xuân Diện
Có một kẻ khác mà Loa Phường tôi thiết nghĩ đáng ném vào địa ngục chứ không phải hỏa lò là Nguyễn Xuân Diện - tên lưu manh chính trị. Với những hành vi lợi dụng tự do, dân chủ để thách thức chính quyền, tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam. Xin hỏi đến bao giờ các cơ quan chức năng mới thực thi pháp luật với một kẻ tội đồ như Nguyễn Xuân Diện. Hy vọng ngày đó sẽ không xa xôi.
http://lehienduc02.blogspot.com/2013/05/truong-duy-nhat-va-nguyen-xuan-dien.html
TRƯƠNG DUY NHẤT VỊN LUẬT BÁO CHÍ, LÃNG QUÊN ĐIỀU 258?
Vu Hoang Son
Ngay sau khi thông tin Trương Duy Nhất bị bắt, cộng đồng mạng đã nhanh chóng loan tin này khắp nơi, báo chí cũng vào cuộc và dư luận lại dấy lên sự tìm hiểu về Điều 258, Bộ luật Hình sự.
Mặc dù tuyên bố nghỉ làm báo chính thống từ năm 2011 và chuyển sang viết blog, tuy nhiên, Trương Duy Nhất trở nên “nổi bật” nhất là khi Nguyễn Bá Thanh trở thành “hiện tượng”; thừa cơ hội, ông “ăn theo”, bày tỏ quan điểm “ủng hộ” và đưa ra hàng loạt lý do vì sao ủng hộ Bác Thanh; rồi chỉ trích hàng loạt hành động của Chủ tịch nước, Thủ tướng – mà theo Nhất, đó là những hành động “vô nhân đạo”… đã khiến nhiều người đã lầm tưởng ông Nhất là người “tốt bụng”, “công tư phân minh”…
Những bộ mặt nạ này liệu có che được mắt "Thánh"?
Thêm vào đó, ông từng là phóng viên báo Công An Quảng Nam Đà Nẵng và cũng có thời gian dài công tác tại báo Đại Đoàn Kết – một trang báo luôn quan tâm, viết về những điều chân, thiện, mỹ nên nhiều người cứ ngỡ Trương Duy Nhất là người hiểu nội bộ và có “tâm” với nghề. Sự việc vỡ lẽ khi mà Duy Nhất viết bài kêu gọi Nguyễn Bá Thanh từ chức, những người “bạn ảo” của ông mới nhận ra, tất cả những điều mà Trương Duy Nhất làm chỉ có một mục đích đó là tung hỏa mù che mắt thiên hạ, lợi dụng cơ hội xuyên tạc, phá hoại Nhà nước XHCNVN và thế là “kênh truyền” của ông Duy Nhất rần rần người lời qua tiếng lại. Kết quả, Cục An ninh Điều tra của Bộ Công an chốt hồ sơ, thu thập đầy đủ chứng cứ và triệu tập ông.
Khi thông báo nghỉ làm báo và chuyển sang viết lách theo kiểu cá nhân, Trương Duy Nhất đã “trình làng” lý do ông hành động như vậy là vì theo quan điểm của ông: “Trong nhiều năm liền, với chức phận là một nhà báo ăn lương, tôi luôn phải viết cả những điều không muốn viết”. Trương Duy Nhất cũng tìm lý do, thuyết phục, dẫn dắt mọi người lắng nghe mình khi mà lồng ghép những câu nói để đời của cụ Huỳnh Thúc Kháng: “Nếu không có quyền nói (viết) tất cả những điều mình muốn, thì ít ra cũng giữ cái quyền không nói những điều người ta ép buộc nói“. Trương Duy Nhất còn nhấn mạnh rằng: Huỳnh Thúc Kháng là người sáng lập đồng thời là chủ nhiệm tờ báo Tiếng Dân, sau này cụ được Hồ Chí Minh cử làm quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Nói như thế này, Trương Duy Nhất đang cố tình dẫn dắt để mọi người lầm tưởng rằng, ông đang đứng về phía “Bác Hồ” và chỉ chống những “con sâu làm sầu nồi canh”?
Vì những điều “nhân văn” trên, thế nên Trương Duy Nhất ngụy biện rằng: “Nếu không có quyền nói (viết) tất cả những điều mình muốn, thì… nghỉ làm báo để viết được những điều mình cần viết”. Nhưng, có ai biết được vì sao Trương Duy Nhất lại nghỉ công tác tại 2 tờ báo mà đối với người làm báo thì đây là 2 tờ báo đáng mơ ước???
Cái lý do nghỉ việc sự thật không phải “cao cả, thiêng liêng” như lời Trương Duy Nhất trình bày. Ông nghỉ việc đơn giản chỉ vì tư tưởng đi ngược lại với giá trị nhân văn và bác bỏ mọi chỉ đạo từ cơ quan chủ quản. Các bài viết của ông dần bị vô thời hạn và mức độ đăng tải dần không đạt “chỉ tiêu”, ông mới chuyển từ cơ quan này sang cơ quan khác rồi không trụ lại được nơi đâu bởi “tính nào tật đó”. Có một điều, phải công nhận Trương Duy Nhất rất hay đó là “đánh được mùi” sắp bị đình chỉ công tác, thu lại thẻ tác nghiệp vậy nên ông đã làm đơn xin nghỉ trước đó vài tuần. Mọi thủ tục cũng như lý do “hoãn công tác” theo đó mà cũng được thực hiện khá êm thấm, không nhiêu khê, dấy lên dư luận hay để lại tiếng tai cho tòa soạn báo Công An, Đại Đoàn Kết.
Trương Duy Nhất xuyên tạc, đâm chọc, đi ngược lại sự thật có tạo được “một góc nhìn khác” không hay sẽ chỉ là một góc nhìn lác của những kẻ thích chơi trội, vi phạm pháp luật, coi trời bằng vung?
Sự việc về ông được trôi qua theo dòng thời gian cho đến đầu năm 2013 – khi ông bắt đầu đi sâu hơn đến vấn đề chính trị, thời sự, xã hội trên trang cá nhân mình và xuyên tạc đủ chuyện hài hước. Thủ thuật mà ông hay dùng là: chuyên bắt sâu bỏ lên cây sau đó đi hô hào, trên cây có sâu và ông là người nhận ra con sâu “xấu xí” ấy. Cụ thể là ông rất ưa thích việc đi chê Chủ tịch nước “yếu hèn” và tung tin Thủ tướng bị “phê bình, kỷ luật…”. Rất nhiều lần được cơ quan Công An, cơ quan chức năng có thẩm quyền làm việc tư tưởng nhưng dựa vào cái quyền tự do ngôn luận, Trương Duy Nhất ngày càng kích động lòng dân, vẽ lên nhiều bức tranh bôi nhọ nguyên thủ quốc gia.
Theo nguồn tin từ những đồng nghiệp cũ, công tác với Trương Duy Nhất tại báo Đại Đoàn Kết cho biết, trước đây mỗi khi có dịp trò chuyện với sinh viên thực tập, khá nhiều lần ông đặt câu hỏi suy nghĩ thế nào về luật báo chí Việt Nam. Và mỗi lần như thế, ông đều nhấn mạnh câu nói, luật báo chí có quy định về quyền tự do ngôn luận nên các em cứ mạnh dạn bày tỏ, đánh giá vấn đề. Tuy nhiên, tự do ngôn luận không có nghĩa là muốn nói gì thì nói, muốn bôi nhọ ai thì bôi nhọ, xâm phạm quyền tự do ai thì xâm phạm!. Bên cạnh đó, trong Bộ luật Hình sự cũng nêu rõ việc lợi dụng quyền tự do ngôn luận để làm điều xằng bậy, hại nước, hại dân sẽ bị trừng phạt như thế nào.
Cụ thể trong Điều 258, Bộ luật Hình sự quy định: “Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm; Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.
Với kinh nghiệm “bề dày” thời gian làm báo, mối quan hệ khá nhiều và tài ngụy biện lão làng nên mãi đến tận hơn 2 năm sau, tức vào thời điểm này ông mới chính thức bị Bộ Công An “sờ gáy” với những bằng chứng cụ thể.
Nhiều người đặt câu hỏi, vì sao đến thời điểm này mới khui sự việc ông Trương Duy Nhất trong khi ông phạm tội chống phá Nhà nước đã lâu? Xin thưa rằng, cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Đó là do thời điểm này, phía Công An đã thu thập đầy đủ chứng cứ và biết rõ kế hoạch, chặn đứng ý đồ chống phá Nhà nước trong đại hội sắp tới mà Duy Nhất đang rắp tâm thực hiện. Thế mới nói, việc Trương Duy Nhất bị bắt giam cũng đồng nghĩa với việc, những ngày tới, ông đối mặt với bản án hình sự chứ không đơn thuần chỉ là cơ quan Công an bắt ông về để “xơi nước” hay “gặp rồi thả ra” như sắc thái mà ông tỏ ra điềm tỉnh khi bị bắt vào chiều hôm qua – ngày 26-5.
Bạn đọc Tùng Dương
http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2013/05/truong-duy-nhat-vin-luat-bao-chi-lang.html
NHẤT: THIỆN TÂM, XUYÊN TẠC VÀ CẮT XÉN
Cuteo@ - Đó là những giọt máu Uyên viết lên mảnh vải trắng câu “Tàu khựa cút khỏi biển Đông”. Bức huyết thư này được xem là một trong các tang vật dùng để kết tội nữ sinh Nguyễn Phương Uyên.
Báo chí đưa tin nhận định của cơ quan điều tra cũng như tòa án rằng nội dung bằng máu ấy là “không hay về Trung Quốc”.
==============================
Cuteo@
Trương Duy Nhất viết như thế.
Thiếu thiện tâm, xuyên tạc và cắt xén là đặc trưng của bài viết này.
Là một nhà báo sao anh viết như thế? Cảm nhận là quyền của anh Nhất, nhưng tuyên truyền thiếu khách quan, xuyên tạc, cố tình cắt xén để biện minh cho mục đích đê hèn là khó có thể chấp nhận được, ấy là chưa kể đến đạo đức nhà báo.
Vụ Phương Uyên tòa đã xử, nhưng không phải là lấy mấy câu, mấy chữ như trên để kết tội Uyên, mà là sử dụng những chứng cứ khác.
Anh Nhất cố tình cất bỏ đi đâu những Lá cờ ba que?
Anh Nhất đã cố tình cắt bỏ đi đâu những chứng cứ khác thể hiện việc nhận sự chỉ đạo của tổ chức phản động ở Hải ngoại? Những bức tranh đả kích chế độ, chửi bới nhà nước, chính quyền và kêu gọi lật đổ chính quyền? Đâu rồi những tài liệu xuyên tạc lịch sử dân tộc, xuyên tạc chính sách chủ quyền biển đảo của Nhà nước?
Vì sao anh Nhất không nói đến những chứng cứ chứng minh Uyên nhận tiền của bọn phản động ở Hải ngoại để mua thuốc nổ, chế mìn và đặt mìn phá hoại ở TP HCM.v.v..
Còn nhiều tài liệu nữa anh Nhất cố tình không đưa vào bài báo. Vậy sự công tâm của nhà báo Trương Duy Nhất ở chỗ nào? Đạo đức của nhà báo anh để đâu?
Đồng ý là chỉ những dòng chữ trên, người ta không thể kết tội Uyên được. Nhưng anh Nhất đã dùng ngòi bút của mình để đánh lận con đỏ con đen.
Không chỉ anh Nhất, một số người cũng đã dính bẫy ngôn từ của các nhà rân trủ giả cầy, dẫn đến việc một số người nhầm lẫn khi cho rằng Phương Uyên tham gia tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước” và nhóm “Tuổi trẻ yêu nước” cùng trang web của họ ở địa chỉ tuoitreyeunuoc.com là do các thanh niên, sinh viên trong nước tự nguyện lập ra. Sự thật không phải là như thế. Các bạn có thể đọc thêm để biết rõ thông tin này tại đây bên trang Google.TieenLang.
Ai cũng biết, không ai có tội khi tòa chưa tuyên và việc kết tội phải dựa trên cơ sở những chứng cứ cụ thể kèm với lời khai của các bạn can, bị cáo được thể hiện tại bút lục. Bình phẩm là quyền của mọi người, nhưng bình phẩm như thế nào để có giá trị khoa học thì đòi hỏi phải có chuyên môn và cái tâm thiện. Anh Nhất, cũng như các thánh Đào, thánh Linh, thánh Diện...chỉ biết bình theo cảm tính, dẫn đến xúc phạm quan tòa. Nếu như ở Mỹ, nơi anh Nhất thường qua thì có thể các anh sẽ bị tòa kết tội "khinh mạn tòa" như Blogger Em Đỏ viết trong bài " Quyền lực Tư pháp Mỹ".
Thế nên, đọc bài của anh Nhất khó có thể tìm thấy cái thiện tâm của anh chỗ nào, kể cả là cái được gọi là "thiện tâm" cho em Phương Uyên.
Đọc nó, người ta có thể hiểu lầm bản chất vụ việc chỉ là một chuyện, nhưng cái người ta cảm nhận được chỉ là sự tức tối, hằn học với chính quyền và cái tôi của tác giả.
Thê nên, "thiện tâm và xuyên tạc, cắt xén" khó có thể sánh bước cùng nhau.
http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2013/05/nhat-thien-tam-xuyen-tac-va-cat-xen.html
THEO GÓC NHÌN THỜI ĐẠI TẬP HỢP :
Blogger Nam Mô (Nguyễn Anh Tuấn): Tôi không quan tâm ông Nhất viết đúng hay sai.
Tôi cũng không quan tâm việc có hay không ông thuộc về phe này hay phái nọ trong cuộc chiến giành quyền lực của các thế lực nắm quyền.
Tôi chỉ biết rằng việc chính quyền bắt ông Nhất là một 'cái tát' đối với nền tự do đang dần hình thành và còn non trẻ của chúng ta; và điều 258 - căn cứ của việc bắt giữ này - là một quái thai của đời sống văn minh khi nó đặt quyền lực vô hạn của nhà nước lên trên các quyền cơ bản của người dân.
Những blogger khác ở Việt Nam cần nhìn nhận sự việc này như một sự xâm phạm vào không gian tự do nhỏ bé mà họ đang cùng chia sẻ với ông Nhất, hơn là như một đòn tấn công có tính cách chính trị chỉ nhằm vào riêng ông.
Nạn nhân của chính quyền độc đoán này sẽ không chỉ có Duy Nhất, trừ phi những blogger ở Việt Nam, ngay cả khi không thân thiết, vẫn biết đối xử với nhau như những người cùng hội cùng thuyền.
Blogger Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh): Cho dù Trương Duy Nhất là ai, viết cái gì đi chăng nữa thì tôi nghĩ cộng đồng blogger Việt Nam phải lên tiếng cho trường hợp của anh Nhất để bảo vệ quyền tự do ngôn luận của mình.
Cá nhân tôi tình nguyện đi tù cùng Trương Duy Nhất để bảo vệ quyền được nói những điều mình nghĩ.
Nếu quan tâm đến tự do ngôn luận thực sự, thì việc blogger Trương Duy Nhất bị bắt sẽ khiến những người sử dụng mạng xã hội (blog, facebook, twitter..) bày tỏ ý kiến của mình về các vấn đề xã hội tại Việt Nam phải đặt câu hỏi về quyền tự do ngôn luận của mình hơn là ngồi đồn đoán việc đánh nhau giữa các phe phái và đặt câu hỏi "Trương Duy Nhất là người của ai?"
- Đây là lúc chứng minh liệu blogger Việt Nam có dám chiến đấu vì quyền tự do của mình hay không?
It's fighting time for our freedom press!
Blogger Lâm Mạnh Di: Nhà nước này cư xử với người cầm bút như vậy mà lại đòi vươn ra biển lớn. Thôi, vui vẻ trong cái ao tù bé nhỏ đi.... ở đó các ông tha hồ mà dùng luật rừng.
Blogger Hồ Lan Hương: Giờ mà muốn yên thân phải bắt chước con chó. Chủ quăng cho cục xương là chổng phộc lên gặm một cách hăng say nhiệt thành cho nên chúng ta phải giống chó, nhà nước và đảng xơi hết nạc, vạc đến xương phần thừa còn lại cho dù đớp được hay không chúng ta cũng phải chổng mông dập đầu ơn đảng ơn nhà nước. Tên của đất nước sẽ phải đổi- NGUYÊN THỦY CHÓ VIỆT NAM (chó này có hai chân thôi)
Blogger Thằng Mít: Ai sẽ là người đứng lên chỉ huy phong trào đòi tự do ngôn luận đây? Ai nào? Tôi theo!
Blogger Osin Huy Đức: Trong thập niên 1990, Quốc hội sửa Bộ luật hình sự 1985, bãi bỏ rất nhiều điều luật của thời chuyên chính vô sản, tuy nhiên vẫn còn những điều luật bất chấp nguyên tắc pháp quyền như điều 88, điều 258... Hồi đó, chúng tôi đã viết nhiều bài báo yêu cầu bãi bỏ tội "lợi dụng quyền tự do dân chủ" (điều 205a trong BLHS 1985). Bởi rằng, điều gì pháp luật không cấm thì người dân được làm, không có nước nào có loại tội gọi là "lợi dụng". Cho tới thập niên 1990, nhiều quan tòa VN vẫn còn luận tội "lợi dụng kẽ hở của pháp luật". Tiến sỹ luật Harvard có lẽ cũng không hiểu nổi điều luật này, dân chủ, tự do là thứ hoặc có hoặc không chứ không phải là thứ mà ai thực thi thì bị coi là lợi dụng!
Blogger Thanh Bình: Bình luận về vụ blogger Trương Duy Nhất (chủ trang một "góc nhìn khác"), Osin Huy Đức treo status "Ở nơi không thể tồn tại một góc nhìn khác"
Bạn Bố Cu Hưng (nhà báo Thế Hiển, báo Pháp Luật TP) bèn bình luận như thế này: "Vấn đề cuả một nhà báo là phải có thông tin. Khi thiếu khả năng hoặc cơ hội tiếp cận thông tin thì góc nhìn nếu khác là chửi đổng mà nếu giống là a dua. Stt này sẽ thuyết phục nếu anh Osin Huy Đức nắm rõ luận điểm khởi tố anh Trương Duy Nhất"
Bạn BCH có hai điểm sai rất căn bản
Thứ nhất, TDN bây giờ là blogger, ko phải là nhà báo chuyên nghiệp. Dĩ nhiên một blogger ko ăn lương, ko thẻ nhà báo thì ko thể nào cơ hội tiếp cận thông tin như một nhà báo chính thống . Bố Cu Hưng đòi hỏi như thế thì thật là ngớ ngẩn
Thứ hai, một nhà nước pháp quyền thì ko thể bắt giam một người vì tội "chửi đổng" và "a dua" . Nói như bạn BCH thì đứa nào kênh kiệu, có cái mặt đáng ghét thì phải bắt nhốt cho hết à ?
Blogger Sáu Hậu:
Nhìn đểu - bị đâm!
Nhìn khác - bị bắt!
Mù sướng hơn!
Blogger Lâm Duy Nguyễn: Làm quái gì có tự do, dân chủ mà sợ bị "lợi dụng" =))
TÁC GIẢ: Tuấn nguyễn ------- THỜI GIAN ĐĂNG:02:00
NHÃN: GÓC NHÌN
http://gocnhinthoidai.blogspot.com/2013/05/cac-blogger-nghi-gi-ve-vu-bat-giam.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét