Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2021

NHẶT BÓNG VÔ THƯỜNG ( 100 bài)




2-GIẤC MỘNG NAM KHA 

Tối. Ly sâm .Lạnh vỉa hè
phố lên đèn quạnh quẽ
hạt bụi rơi cay sè
đôi mắt đời vàng hoe
Thắp nén nhang gửi mẹ
xin chút lòng bao dung
ánh trăng non vừa rụng
tiếng Tắc Kè cát hung
Gió vẫn chạy lung tung
trên mái tình dột nát
mơ giấc mơ già chát
dưới gốc Hòe. Nam Kha
Ta thương ngày của lá
chiu chắt từng đơn côi
trở về bên nguồn cội
lót ổ mùa sinh sôi 



5-TRẢI BÓNG

Thả sợi dây trăng
ao em câu cá
áo ta đợi vá
duyên phận đường tà
Ao em không cá
dây trăng chẳng mồi
nên ta cứ ngồi
trông trời xuống coi
Trăng lặn mất rồi
ao buồn gợn sóng
ta moi tấm lòng
trải bóng cầu mong
Có ai thả cá về sông
cho ta gánh nắng đắp tròn lòng đêm...


13-TRONG MỚ NHỚ MONG

Có gì trong mớ nhớ mong
Bến sông chờ đêm lẩy bẩy
Sóng vồ dập bờ khao khát
Thu vàng... rời rả trên cây
Mưa rung rung lá sầu đưa
Hương tình man man sám hối
Con đò ngày xưa xa vợi
Dáng em chèo bóng chênh chao
Ánh trắng khuyết nỗi niềm rơi
Đôi tay vắn dài ôm mộng
Bướm hoa vàng,cửa mở rộng
Em về...ấm áp mùa côi
Môi thơm tàn phai bỡ ngỡ
Sóng dâng đầy hạnh phúc đươm
Đò lâng lâng tìm hơi thở
Tình neo... đắm đuối dỗi hờn




37-ĐÔNG TÁNG
 
Ngày xua đuổi nắng
đêm chăn lạnh
góc đời im ắng vắng bước chân
co ro giấc ngủ lòng trĩu nặng
nỗi nhớ em về khoét xác thân
Rượu côi cút đổ đầy cay đắng
hồn say choáng váng sầu chảy tràn
mộng đào mộ huyệt tìm hơi ấm
một trái tim yêu đã phụ phàng
Đông táng thu tàn ở động vàng
bướm hoa giữ cội lá nào tan...


38-GIỌT MẶN

40 em chưa lấy chồng
thật thà nào được bế bồng môi thơm
đường trơn hiu quạnh sớm hôm
tóc mai bối rối hoàng hôn buông gầy
Duyên còn đậu ở nơi đây
cớ sao phận lại thả bay lên trời
đồng tiền má lún nụ cười
chứa đầy hương sắc trầu vôi cay nồng
40 em chẳng lấy chồng
để cho bao kẻ phải lòng nhớ mong
đời người như thể dòng sông
không về biển rộng sóng đong đưa sầu
Khát khao phận ở trên cao
rơi chi giọt mặn thấm vào duyên tôi

48-ĐỌC CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN 

Tôi phiêu lưu vào thân phận của từng nhân vật
trong những câu chuyện của Nguyễn Ngọc Tư
mệt lữ
bởi nỗi buồn dồn ứ
Đôi lúc phải dừng nửa chừng
thở một hơi thật dài
(không thì sẽ nổ tung
như bị đánh bom khủng bố)
Gấp sách lại
thấy đời mình thật trống trải
bất hạnh bi ai
thèm nuốt vào lòng mọi đắng cay
Một thoáng nhẹ tâng ...như gió ...như mây
trôi trên cánh đồng bất tận...




54-TẬN CÙNG HẠNH PHÚC 

Thời gian vôi hoá
Trầm tích nỗi đau
Cô đơn bảo bọc
Hun đúc sầu
Đợi mùa ngâu
Chờ duyên người tìm ngọc
Khơi dòng máu
Thắp lửa khát khao
Ta trở về với tình yêu thanh cao
Lấp lánh sắc màu độ lượng
Nơi pho tượng yêu thương
Gương mặt em đỏ lựng
Trời đất tương phùng
Tận cùng hạnh phúc...






59-TỈNH THỨC

Giữa dòng người nung núc
tuột từng phút yên bình
gom từng giây toan tính
quây quần với cát hung
Trên bầu trời tham vọng
mây tích tụ số không
đôi cánh chim mơ mộng
in lên đời mênh mông
Nắng ban mai khật khưỡng
sưởi cuộc tình náo nương
hai tay đầy vay mươn
rọi thời gian tai ương
Một hạt sương tỉnh thức
lấp lánh màu yêu thương
bước chân ta đuổi bắt
chiếc bóng gần lại xa 

64-VÀ TÔI ĐÃ CÓ....

Ai cũng có một dòng sông để nhớ
ai cũng có một nỗi buồn vu vơ
và ai cũng có một tình yêu trong mơ
và ai cũng có một con đường đợi chờ
Mà sao tôi chỉ có một mặt hồ lặng tờ
mà sao tôi chỉ có một dại khờ bơ vơ
Có phải vì em là lòng biển động
có phải vì em là ngọn gió nổi giông
Con thuyền tôi nát trong giấc mộng
câu thơ tôi chìm dưới đáy lòng
Và tôi đã có một nỗi buồn vô vọng
và tôi đã có một trái tim nghịch đời 


65-


66-CHƠI VỚI THƠ...

Chơi với thơ là chơi với lửa
đốt xác thân chăm bón linh hồn
gieo vào lòng hạt hoa anh túc
đầu độc trái tim mê hoặc tình
Chơi với thơ là chơi với nước
vắt tủy xương tuôn chảy thành sông
đưa yêu thương vào miền biển động
ru con sóng mềm vỗ bờ đá rêu
Ta đặt cược tử sinh vào ảo mộng
em mở sòng không cho ta được thắng thua
nếu ta thắng chữ kia xin trao lại
bại trận rồi nghĩa này em hãy vùi sâu...


67-



77-GÓC PHỐ 

Góc phố nhỏ nhoi gác đời chật chội
nỗi nhớ hong khô gió bấc đong đầy...
Ngày đốt cháy tay trần báng bổ
đêm cầm sương lạnh nhả đơn côi
phố nhấp nhô vào mùa cưới hỏi
gốc gác đời cạn rượu tương tư
Tháng giáp hạt neo tình nông nổi
trinh nữ thẹn thùng vương vít cỏ may
hiu hiu ngọn gió ngắn dài
đi hay ở
còn ai giữ lại
Góc phố lay hoay đêm ngày nóng lạnh
em có kịp về để ấm nắng Xuân?



82-MƯA ĐẦU ĐÔNG

Mưa đầu đông cẳn nhẳn cằn nhằn
thời gian lạch bạch chay quanh
cô đơn bộc bạch ruột gan
nỉ non giai điệu lắng trầm đơn côi
Người đi đi đã đi rồi
gối còn thủ thỉ thầm thì với chăn
đêm dầm căng lạnh mưa râm
đâu da thịt ấm ôm chầm gió đông 

89-


90-NỖI NHỚ DÒNG SÔNG
 
Có điều gì dường như xa xôi
Mà sao chiều nay trống vắng
Góc khuất riêng mình bỗng hóa thênh thang...
Có điều gì dường như ngổn ngang
Hàng cây trơ cành bẽ bàng bóng mát
Ghế đá ngỡ ngàng ngó phố bơ vơ...
Có điều gì dường như lỡ cỡ
Mây dỗi hờn nhuộm tím chiều hoang
Đông về rồi em có còn niềm nở
Tay choàng vai siết chặt tàn phai
Có điều gì dường như vụng dại
Gió giật mình lăn lóc tương lai
Góc khuất tôi ngồi khoe khoang mãi
Những lọc lừa nỗi nhớ dòng sông



91-SỚM HÔM MỘT CÕI ĐI VỀ
 
Sáng
nghe chim hót ngắm hoa
phơi mình dưới nắng mặt trời hồn nhiên
Trưa
canh rau muống bát tiên
thắp nén nhang thơm nhớ mẹ hiền
Chiều
ngắm hoàng hôn buông buồn nhè nhẹ
uống ngụm cà phê vui thỏ thẻ lòng
Đêm
đọc sách thả hồn bay bổng
đợi giấc ngủ về vào mộng từ lang
Đời nhẹ nhàng trôi
sớm hôm một cõi đi vế
cô đơn hờn dỗi não nề điều chi?
Tình ta nào có là gì
thế nhân đen bạc sang hèn phụ nhau





94-NỤ CƯỜI ĐÃI BÔI

Bao nhiêu năm tôi vẫn một mình
mang cuộc tình lạc giữa miền yêu
nồng nàn mấy độ xẹo xiêu
bạc vôi cũng lắm kiệu kênh nỗi niềm
Giấc mơ giờ đã không tên
lênh đênh con sóng hớ hênh vỗ bờ
buồn lên rêu đá vật vờ
câu thơ chín đợi mười chờ rụng rơi
Cô đơn chấp vá phận người
trăm năm chỉ mỗi bóng ngồi lẻ loi
tình tan vào gió mây rồi
đành xin giữ lại nụ cười đãi bôi 





Thứ Ba, 28 tháng 9, 2021

PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH DỊCH

 

Giai đoạn đầu: Miễn dịch thang

Phương thuốc này chủ yếu dùng để nâng cao khả năng miễn dịch. Miễn dịch thang do Hoàng kỳ, Phòng phong và Bạch truật tổ hợp thành, có thể dùng lúc bình thường để duy trì sức khỏe và tăng cường miễn dịch, để chính khí trong cơ thể được đầy đủ, không cho tà khí ngoại lai có thể xâm nhập vào cơ thể. Có thể được dùng khi xác định rằng xung quanh không có người bị nhiễm hoặc tiếp xúc gián tiếp với bệnh nhân.

Lưu ý: Nếu đã bị sốt không thích hợp dùng Miễn dịch thang để tránh các bệnh tà nhập lý (bệnh nhập sâu vào trong) gây khó chữa.

Giai đoạn hai: Kháng độc thang

Phương thuốc này được sử dụng để làm giảm số lượng virus, ngăn chặn virus ẩn náu trong cơ thể và loại bỏ các virus còn sót lại. Người nhiễm bệnh rất có thể đang ở xung quanh bạn, chẳng hạn như gặp qua trên xe buýt, hoặc tay vịn, ghế ở những nơi công cộng, v.v. Lúc này, có thể sử dụng Kháng độc thang gồm Kim ngân hoa, Bản lam căn, và Chích cam thảo để ngăn ngừa và điều trị virus lây qua đường hô hấp, giống như triệt để làm sạch và tiêu độc bên trong cơ thể.

Giai đoạn thứ ba: Thanh quán nhất hào

Thầy thuốc Trần nhấn mạnh Thanh quán nhất hào là phương thức dùng khi virus đã xâm nhập vào cơ thể, cơ thể mắc các bệnh về đường hô hấp gây ra tình trạng viêm nhiễm và sốt. Lúc này chỉ có thể uống Thanh quán nhất hào. Nếu virus chưa xâm nhập cơ thể, không thích hợp dùng Thanh quán nhất hào. Trong trường hợp này, sức đề kháng của chúng ta ngược lại sẽ giảm.

Ông cho biết, Thanh quán nhất hào có công dụng thanh lọc đường hô hấp và giải phong nhiệt ở phần thượng tiêu, có thể khai huyệt Định Suyễn, loại bỏ nhiệt đàm, nùng đàm do nhiễm trùng, giảm đau cơ và hạ sốt. Thanh thuốc này gồm mười loại dược liệu Đông y như sau:

Hoàng cầm: thanh thượng tiêu phong nhiệt, có thể kháng khuẩn và kháng virus;

Bản lam căn bắc: có thể kháng khuẩn, kháng virus, giảm số lượng virus;

Qua lâu thực: Có thể loại bỏ nhiệt đàm, thanh phế nhiệt và cải thiện tình trạng viêm phổi;

Kinh giới, Phòng phong: Có thể tán phong nhiệt, tiêu trừ đau nhức cơ bắp và hạ sốt;

Bạc hà: giảm ho, hóa đờm, giải phong nhiệt, giảm đau nhức cơ bắp;

Ngư tinh thảo (Diếp cá): chống vi khuẩn, chống virus, làm hết ho;

Hậu phác: có thể ôn trung, hạ khí, khai huyệt Định Suyễn

Chích cam thảo: kiện tỳ hòa vị, điều hòa tác dụng của các loại thuốc;

Tang diệp (Lá dâu tằm): Đi vào kinh phế và can, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt .

Lâm Mộc & Xuân Hoàng biên dịch

Thứ Năm, 2 tháng 9, 2021

CON SỐ "9" NHIỆM MẦU




Không phải ngẫu nhiên mà người đời thường gọi: "Ba hồn chín vía, chín tầng Địa Ngục (18) hoặc chín tầng trời v.v...".
Con số "9" rất đặc biệt bởi vì nó có tầng số rung động cao nhất trong Vũ Trụ.
- Đường kính mặt trời = 864000 dặm, cộng lại sẽ bằng 9.
- Đường kính trái đất = 7920 dặm, cộng lại bằng 9.
- Đường kính mặt trăng = 2160 dặm, cộng lại bằng 9.
- Số giây trong 1 ngày = 86400 giây, cộng lại bằng 9.
- Số giây trong 1 tháng = 2592000 giây, cộng lại bằng 9.
- Số giây trong 1 năm = 31536000 giây, cộng lại bằng 9.
- Tốc độ ánh sáng = 186282 dặm/giây, cộng lại sẽ bằng 9.
- Tầng số rung động của Vũ Trụ = 432 Hz, cộng lại cũng bằng 9.
- Trong Vũ Trụ, vòng quay của các hành tinh và những vật thể trong tự nhiên đều theo hình tròn như hoa quả v.v. là 360 độ, đem cộng lại cũng bằng 9.
- Tổng các góc của hình học (dù là hình gì) khi cộng lại thì vẫn là 9.
Không có sự trùng hợp ngẫu nhiên nào mà tuyệt đối như vậy, đây có lẽ là định luật của Vũ Trụ đã có sự an bài, và nhà bác học Nikolas Tesla đã hiểu được điều này cho nên ông đã trở thành người vượt thời không để tìm ra từ trường trong luật hấp dẫn rồi phát minh ra điện cảm ứng, điện thoại không giây và dòng điện xoay chiều.
Trên đây là những chứng minh hoàn toàn khoa học có liên quan mật thiết với cảnh giới tâm linh mà tôi sẽ đề cập cùng các bạn ở những bài sau.

NHỮNG CON SỐ THẦN KỲ
Nếu bạn nào đã từng nghiên cứu "Luật Hấp Dẫn" của nhà bác học Nikolas Tesla thì sẽ hiểu được ý nghĩa vi diệu của các con số.
Ông đã nói rằng: "Nếu bạn hiểu được ý nghĩa của các con số 3,6,9 tức là bạn đã giữ được chìa khóa của Vũ Trụ".
Trong tự nhiên thì tế bào phát triển (phân tử) theo cấp số nhân 2, các loài vi khuẩn và Notron nguyên tử cũng vậy.
Chúng ta thử lập trình phép tính và cuối cùng cộng lại thành con số đơn vị .
* Con số của vật chất:
1 × 2 = 2
2 × 2 = 4
4 × 2 = 8
8 × 2 = 16 ( 1 + 6 = 7 )
16 × 2 = 32 ( 3 + 2 = 5 )
32 × 2 = 64 ( 6 + 4 = 10 ; 1 + 0 = 1 ) v.v...
Sẽ không bao giờ có số 3 , 6 , 9. Bởi vì các số 1 ; 2 ; 4 ; 5 ; 7 ; 8 thuộc về tầng vật chất, chúng sẽ không có được sự rung động của tầng số cao hơn.
* Con số của linh hồn:
3 × 2 = 6
6 × 2 = 12 (1 + 2 = 3)
12 × 2 = 24 (2 + 4 = 6)
24 × 2 = 48 (4 + 8 = 12 ; 1 + 2 = 3) v.v...
Tất cả chỉ là 3 và 6, sẽ không bao giờ có các con số của tầng vật chất và con số 9. Vậy thì con số 9 nó đang ở đâu ?
* Con số của Vũ Trụ:
9 × 2 = 18 (1 + 8 = 9)
18 × 2 = 36 (3 + 6 = 9)
36 × 2 = 72 (7 + 2 = 9)
72 × 2 = 144 (1 + 4 + 4 = 9) v.v...

Tất cả sẽ hoàn toàn là con số 9. Nó là tầng số rung động cao nhất trong Vũ Trụ tự nhiên và có mặt ở khắp mọi nơi.

Ngữ Lang

Thứ Năm, 26 tháng 8, 2021

THƠ DỊCH VẬT ( tập thơ 100 bài)











1-THƠ MÙA DỊCH

Anh nào bị nhiễm Corona
chỉ là bị dính virut tình ái
nên em đâu cần quan ngại
hôn anh dưới ánh mặt trời
Em đừng sợ bị viêm màng phổi
mà chỉ lo màng túi em thôi
lỡ mai duyên phận chia đôi
anh đây còn nợ em đòi cho vui...
Để giờ anh tới anh lui
khiến em phải rủa anh lì như trâu
anh nào có nhiễm bịnh đâu
chỉ là Virut đợi lâu phát rồ..


2-







10-QUÀ TẶNG THỜI ĐẠI DỊCH ! 

"Bánh mì không phải hàng thiết yếu
Thợ hồ không phải lao động tự do"
Hoan hô!
Nếu loài bò cũng không ăn cỏ
Dân quê mình cũng chẳng phải âu lo
Mặc đại dịch ta cứ ngủ khò khò
Thức giấc rồi cứ tìm cỏ mà xơi
Đáng hận thay có lũ bò chặn ngõ
Đành phải làm người bụng quặn đói no
Bởi nghèo hèn nên cứ phải xin cho
Lao động tự do, bánh mì, băng dính ...
Chỉ riêng quan tài là không cần tính
Đảng tặng kèm cả hũ đựng cốt tro 



11-

12

13-TỰ TRẦN CỦA BÍ THƯ TIỀN GIANG 


Ta đây lãnh đạo tư tưởng
Cớ chi phải nhớ con số rườm rà
Hơn nữa ở chế độ ta
Con số báo cáo vốn là số ma
Tiền giang tử vong cao có chi là lạ
Bởi dân còn chưa thật sự hiểu ra
Dịch là giặc vốn ở trong nhà
Lơ là phòng bị mới ra sự này
Ta thường quán triệt đó đây
Phải chống dịch bằng tư tưởng Hồ Chí Minh vĩ đại
Lấy triết học Mác -Lênin làm pháo đài
Con virus đến ngày cũng phải chạy
Ngài làm Thủ tướng hỏi sao hỏi dại
Con số thì biến đổi mỗi ngày
Phải kiên định lập trường vững chãi
Chiến thắng virus là ở tầm tay !
Tử vong cao sẽ làm dân sợ hãi
Mà chấp hành nghị quyết đảng ban
Thông từ ngõ ngách xóm làng
Chiến thắng đôi đàng mới thật vinh quang! 


14-GIẶC Ở ĐÂU? 

Xem virut là giặc
nhưng giặc ở đâu ?
ở trong người bị nhiễm
để trở thành kẻ nguy hiểm
phải thông cáo truy tìm
chẳng khác nào tội phạm đào vong.
Bắt giữ - cách ly- chửa trị
như cái thời hoài nghi địch gián điệp cài
thà " giết lầm hơn bỏ sót"
rập khuôn Tào Tháo gian hùng.
Bởi vì hai chữ VÌ DÂN THAO TÚNG
nghĩ giùm-làm giùm- diệt giùm
từ cái bảng số phản quang, đến cái nón bảo hiểm...
và con virut
bảo vệ TẬN CÙNG sinh mệnh-sức khoẻ-cả trẻ chưa sinh!
Thay trời cho Voi cỏ
buộc đất cho Lúa nước
thành những chỉ tiêu làm lấy được
HÀNH ĐẠO TẾ THIÊN !
Giặc vẫn hồn nhiên tá túc
trong tư tưởng ngục tù
CHÂN LÝ VỊ KỶ
PHÁP TRỊ VÔ MINH
Từ thuở khai sinh
Dân chỉ cần CÔNG BÌNH- BÁC ÁI
SỐNG-CHẾT TỰ TẠI
ĐÓI -NO chỉ ở nụ cười AN NHIÊN
Ôi! Dân tôi chỉ là những SÚC SINH
Nên đâu biết chống "GIẶC"
DỊCH HOẠ- THIÊN TAI
Định danh DÂN TỘC hôm nay! 







17-THU COVID

Mưa
sụt sùi
thời gian tới lui
lá ngậm ngùi
Thu
lủi thủi
vầng trăng hất hủi
gió lui cui
dọn xác ngược xuôi
Tôi
ngủ vùi
chôn lấp niềm vui
tiêm mũi
vaccine Tàu cùi
Em
có còn vá túi
ngày ngọt bùi
đêm dưỡng nuôi
mặn mòi
Đất trời hờn dỗi
loài người tiếc nuối
phán xét ...tôi 


18-VỊNH CHÚ PHỈNH 

Có ông chú phỉnh cuồng ngông
độc quyền độc đoán khơi dòng tham si
một lòng xây dựng thành trì
cột xương tường cốt kém chi Trường Thành (*)
Rừng vàng biển bạc giàu sang
đồng tâm qui tụ sánh ngang đất trời
bão giông hạn hán cạn lời
dân đen lại được thảnh thơi cày bừa
Khen ông chú phỉnh tài thừa
thiên tai dịch họa lại chừa mình ông
(*) Vạn Lý Trường Thành



19-


20-

21-

22-



24-



25-TEST NỮA ĐI CÔ....

Test nữa đi cô
Test đến bao giờ tôi dương tính
Trở thành F0 phát bịnh
Thời may trị khỏi tôi được tấm thẻ xanh
Test nữa đi cô
Test cho vượt chỉ tiêu ngành
Cô được vinh danh
Như cái thời chiến tranh đánh Mỹ
Đất nước mình có lắm chiến sĩ diệt xe tăng
Test nữa đi cô
Test đến bao giờ tôi phát bịnh
Chúng mình trở thành chiến binh
Trong cuộc tình u minh
Test nữa đi cô
Test đến bao giờ quyền lực âm tính
Tự do sẽ được tự tình
Ngắm nụ cười lung linh trên phố
Test nữa đi cô...



27


28-

29-AO NHÀ
 
Mùa thu nhếch nhách
Lòng người tan tác
Đường về quê sao bạc
Cửa cách ly đón chờ !
Đã quen rồi vật vờ
Sài gòn ngày dịch bệnh
Khiến quê quên tuổi tên
Cũng đành lây lất đợi
Mười bốn ngày vời vợi
Trên đất mẹ chôn nhao
Dòng sông sóng cuộn trào
Xói lở bờ đến đau
Uy quyền ở trên cao
Xót chi đời cầu thực
Lá trên cành cơ cực
rớt vào lòng tha nhân
Cơn mưa buồn khổ hạnh
Đường lạc bóng người qua
Câu ca dao rệu rã
Ao nhà chẳng phải ao ta...


30-COVI NÓI VỚI CỘT ĐÈN 

Cụ tổng già ngày càng lú lẫn
Nhìn giấc mơ cứ tưởng hôm nay
Non sông một dãy nối dài
Về quê cũng phải trả tiền cách ly
Cây cột đèn ở bên nước Mỹ
Hẳn bây giờ nó đã mọc chân
Chẳng chịu đi mà đứng hoài toả sáng
Cho những con đường tuổi trẻ tung tăng
Cây cột đèn xứ lừa chân chưa kịp mọc
Đã gãy ngang vì gió phẩy tay
Ả covi hoang đàng chế nhạo
Mày sinh non nên mới té nhào
Chưa bao giờ mày ở đỉnh cao
Chỉ lọc lừa thứ ánh sáng giả tạo
Nên lũ đầy tớ càng thêm kiêu ngạo
Đất nước này là của chúng tao!
Bao thằng ngu đã tử vì đạo
Cây cột đèn mày cũng chẳng khôn
Cụ tổng già ngồi nhìn lổ rốn
Vẫn mơ màng chim bướm covi 


31-
32-KHÓC MIMOSA
( Tặng ngài Mimosa)


Cơn địa chấn rồi sẽ đến
Mimosa ơi sao em lại hoá Corona
Để anh phải làm thơ sỉ vả
Cái ghế anh ngồi phải lung lay
Mimosa ơi sao em lại theo trai
Chung chạ chi với bầy Vũ Hán
Đồi thông hai mộ còn đâu chỗ táng
Để anh buồn dựng cơ nghiệp tận Hà Lan
Trời Tây dẫu lạnh em nằm tạm
Anh vẫn còn gom góp bạc vàng
Cơn địa chấn lây lan vô phương cản
Chỉ đành hy vọng vào phong toả cách ly
Đời anh sợ đến sợ đi
Nên thương cái nhu mì Mimosa thủ thỉ
Cớ chi em phải làm đĩ
Để trở thành con quỷ Corona
Hại anh chưa đủ em hại cả dân ta
Không còn sợ hãi để hét la
Âm thanh vang dội khắp sơn hà
Hất anh ra bãi tha ma
Mimosa ơi !
Corona ơi !
Hết rồi những cuộc chơi NHẤT VƯƠNG ĐẾ DẠ
Đành thôi từ tạ xứ sở của ngàn hoa 


33-


34-MÙA THU HÉO HẮT

Mùa thu héo hắt
Những linh hồn quay quắt vượt đêm
Lặng lẽ kiếm tìm
Đường về quê hương
Họ bước ra từ phố phường
Nơi phong toả dịch
Mang trên mình chiến tích
Ngọn lửa thiêu thân
Tần ngần ngồi giữa mênh mông
Nghĩa địa sống dần thưa đi bia mộ
Họ lướt qua ta - người cùng khổ
Đốt cháy lương tri khô khốc tình...









43-THƠ PHÚNG ĐIẾU NGƯỜI ĐIÊN TỰ THIÊU 

Anh là ai? Là ai?
Cho tôi chắp tay vái anh một lạy
Điên mà còn chơi dại
Đổ xăng đốt mình trời đất nào hay!
Có phải vì bệnh viện không còn chỗ
Người điên như anh quản có ích gì
Trách thay tình thương vô tội vạ
Cho anh tiền để rước hoạ vào thân !
Tổ cha cái thằng bán xăng
Mày chỉ biết bán ra khi xăng tăng giá
Mà chẳng chịu nhìn rõ mặt người ta
Trong cơn hoạn nạn điên hay tỉnh?
Không một chút tình để cứu chúng sinh?
Thích Quãng Đức trái tim ngài sống lại
Xin độ giùm người chết tự thiêu!


44-


45-KHÔNG CẦN ĐỊNH HƯỚNG 

Tôi đi trên con đường
quen
thuộc

không cần định hướng
Con đường
quen
thuộc
mang tên : sống và làm việc theo pháp luật
pháp luật của kẻ độc tài
Tôi đi trên con đường
quen
thuộc
không cần định hướng
thị trường 


46-

47-LUẬT ĐĨ 

Thời sinh viên em đi làm đĩ
em sẽ dạy chi khi đứng lớp hôm nay
em sẽ làm gì với lũ học trò mất dạy
hay vén váy kể chuyện em bị bắt ba lần
Thời sinh viên em đi làm đĩ
em biết gói kỹ nên chỉ bị bắt ba lần
giờ đi làm em thăng tiến rất nhanh
bởi biết cách giúp quan anh khoái lạc
Rồi có ngày em lên bộ trưởng
em sẽ nâng qui định lên tầm
cho sinh viên ân huệ bán dâm
bị bắt bốn lần chũng chỉ lưu bang
Trời hỡi, trời ơi thật là khốn nạn !
cô giáo cháu tôi làm đĩ ba lần


48-LUẬT BÒ 

Bò lên ngôi vua
um bo úm bò
ai không ăn cỏ
là loài xấu xa
là loại ranh ma
cần phải phạt vạ
cho mau khôn ra
Ai chê bò ta
ăn cỏ mập lùn
lông tơ lún phún
cu mềm như bún
vú xấu như giun
làm mất tôn nghiêm
vua bò quí hiếm
Um bo úm bò
bố cáo thiên hạ
1 tháng 7 này
chớ có chê bai
Um bo úm bò
từ nay từ nay
bà con đổi thay
khen khôn như bò
là không cần lo 


49-SAY VÀNG 

Củ chi đất thép thành đồng
Nở ra ông Tấn một lòng vì dân
Thuở nhỏ nghèo khó đến đần
Cũng nhờ cách mạng ông dần thăng quan
Sài gòn dịch bệnh lỡ làng
Đưa ông vào cảnh màng màng mơ mơ
Rằng dân thiếu đói giả vờ
Có ai khốn khó vật vờ như ông
Thương binh -xã hội cất công
Tiền ngân sách rót chia đồng cho dân
Đời ông nguyện phải hiến dâng
Con đường cách mạng lâng lâng say vàng 


50-


51-DỊCH...

Nhìn cảnh sát giao thông cũng thấy...dịch
lên phường chứng giấy cũng thấy ...dịch
họp phụ huynh cho con cũng thấy ...dịch
đưa vợ đi khám thai cũng thấy...dịch
Nhìn xuống đất cũng thấy...dịch
trông qua sông cũng thấy... dịch
đến cơ quan ngó cái cột cờ cũng thấy...dịch
ra công viên ngắm tượng đài cũng thấy...dịch
Ôi, con virut Corona
thật là thái quá
khiến dân chết ở trong nhà
mà ai dám có nửa lời kêu ca !



52-


55-MÙA ĐÔNG LẠNH CÓNG

Lòng dân đã động
Đồng Tâm dậy sóng
BOT nổi giông
mùa đông lạnh cóng


Sâu mọt hí lộng
" giằng co gãy xương"
trên mọi nẻo đường
bẹp dí kỷ cương

Chính khách lật lọng
Nghị gật a tòng
khởi tố dân Đồng
đạo đức chổng mông

Tham nhũng chất chồng
cổ ngỗng thắt vòng
tự do nói ngọng
dân đen vào tròng

Bụt còn mơ mộng
con sãi ở chùa
độc tài là vua
độc quyền là chúa

Nước dâng thừa mứa
đất úng bốc mùi
lọc lừa tới lui
dập vùi con Cúi

Lòng dân đã động
Đồng Tâm dậy sóng
BOT nổi giông
mùa đông lạnh cóng 


56-

57-NHÀ THƠ 

Cuộc chơi thơ chỉ là giải trí
mua vui mấy lượt giải sầu mấy khi
hai chữ nhà thơ như thể nhà thờ
mà sao lắm kẻ đua đòi lên ngôi
Thơ đăng báo đủ tiền ăn cháo
vẫn thích trưng màu áo mão cao sang
ông giáo sư bịnh nặng cơ hàn
bán thơ năm ngàn nào dám khoe khoang
Dăm ba con chữ bẻ dọc xé ngang
giấu gan lộn ruột lên hàng cách tân
ngày xưa có bác nông dân
nói câu sáu tám nên vần thơ tiên
Dân tôi lời mở ưu phiền
chửi nhau cũng lắm biến thiên bỗng trầm
nghe như giai điệu tư do
cũng là thơ phú trời cho thôi mà
Thằng tôi từ nẻ sinh ra
ê a đòi bú cũng là nhà thơ!


58-

59-BẾN VẮNG ĐÒ HOANG 

Chính sự hỗn mang
đạo suy tàn
Chùa Ba Vàng
cô hồn cát đản
tung hoành dọc ngang
Phật ngồi ngao ngán
nhân thế lầm than
Dân hèn oán thán
quốc hội lắm quan
dối gian tham tàn
trời đất kêu oan
Em đâu phụ phàng
chỉ thích giàu sang
ta đành cơ hàn
bến vắng đò hoang 


60-LÝ LUẬN 

Mặc cho ông đầu tư lý luận
Làm quan anh cứ nựng thư ký chân dài
Chân lý hão huyền không thể sai
Lý qua luận lại trao tay tiền quyền
Cơ chế dân chủ như tiên
Xã hội thiên đường chẳng phiền thằng quan
Mấy thần thẩm phán đàng hoàng
Phán dân có tội bởi hiên ngang cãi toà
Lý luận còn ở trong kho
Cho con mọt nước ăn no mấy đời
Dân bu nào kiện được trời
Ngọc hoàng vốn bận ăn chơi vườn đào


61-


62-TRUNG THU COVID

Nửa đêm trăng tròn nỗi nhớ
Tiếng cười con trẻ ngủ mơ
Bánh trung thu lồng đèn thỏ ngọc
Hằng nga chú cuội xuống phát quà

Bao mùa thay lá bước qua ta
Lấy cả ngây thơ lẫn thật thà
Ngày tháng tì bà em bỏ lại
Già nua cô độc mỗi hình hài

Tùng dinh dinh cắc cắc tùng dinh dinh
Tùng dinh dinh cắc cắc tùng dính dính
Tiếng còi cấp cứu hú ỏi inh
Trung thu covid thoi thóp tình

Vầng trăng sợ hãi khép bóng mình
Sương rơi giọt mặn gió điêu linh
Lạnh vỡ trời mây đêm hấp hối
Sao hôm bối rối gọi bình minh...


63-


64-THỔ VÀ TÔ 

Nhà Thổ rắc muối đút Tô
Thịt bò dát vàng miếng to miếng nhỏ
Ô hô, các động buồn so
Ăn no rồi cũng về phò phu nhân
Mặc mẹ cái đám dân lành
Có thèm nhỏ dãi cũng đành làm thinh
Có bao mõm chó hữu tình
Sủa vang mấy tiếng cầu xin xương bò
Tiếc là chẳng có xương cho
Mồm Tô há rộng nhổ cho cục đờm
Thịt bò vàng dát còn thơm
Đi qua mấy lượt lỗ trôn vẫn tròn


65
66-HẠN BÀ CHẰNG CORONA


Tây ninh vào hạn Bà Chằng
nắng há miệng ăn lưng trần tay trắng
bờ cỏ xác xơ đồng hiu quạnh
em nhỏ mồ hôi nuôi đất nẩy mầm

Mái nhà tranh quằn mình trong bóng lửa
gió vập vồ vết bỏng vai anh
núi đá xanh buồn chi thinh lặng
mắt mẹ già u ẩn đợi cơn mưa

Con sâu cuốn lá tìm chỗ dựa
trẻ nhà ai tựa cửa ngóng tin cha
làng phong toả rồi còn đâu nữa
chỉ mỗi có bà sớm tối vào ra

Xe cứu thương hú còi tất tả
những hoả lò nuốt chửng người ta
tháng bảy cô hồn về đói lả
miệng bà Chằng phun lửa Corona 


67-TÔ DÁT VÀNG 

Cũng nhờ thánh rắc muối
Đẻ ra tô dát vàng
Giang hồ đều phải ngán
Trói tay đến qui hàng
Từ đó dân bình an
Sống trong cảnh cơ hàn
Thêm trang sử sáng lạng
Cùng họ tô dát vàng
Giống nòi mới vinh quang
Loài bò đỏ dát vàng
Bò bảy món tụt hạng
Tương lai ế ẩm hàng 


68-

69-


70-LỜI DỐI TRÁ THẬT THÀ 

Đất nước công nghiệp hóa
45 năm quá đã
nông dân trồng lúa xạ
trên diện tích vài ha
Nhà máy nhiều quá xá
nhưng mà của người ta
nhất là của "nước lạ"
đào khoáng sản ông cha
Đất nước công nghiệp hóa
rất nhiều Robot ma
đi khắp nơi truyền bá
lập trình của Đảng ta
Hơn trăm ả đàn bà
virus Corona
chẳng làm nên thành quả
30.000 đâu nha !
Chỉ là công nghiệp hóa
trên đà phát triển ra
nhân dân nào thán ca
lời dối trá thật thà... 


71-NGÁO ĐÁ 

Rượu nghĩa tình
chữa say đã bị phạt
thì thôi
ngáo đá cho qua ngày
Mặt đất này đang trong hiện tại
độc tài ảo thị, ảo thanh
sợ hãi tranh giành
hoang tưởng tương lai
Trong cái chết ngày ta ngây dại
giết tượng đài, chém gió, chặt mây
lột da đức tài
phanh thây tội ác
Đêm trừng phạt
cơn say rượu mộng nghĩa tình
ta bước qua nhục vinh
về với yên bình... ngáo đá hôm qua 


72-THẬP THÒ 

Chỉ là tiếng nói thôi
mà sao cứ thập thò
trung thực ngày thêm khó
lừa dối càng giàu to
Công bằng đâu cần cho
lời thật bảo vệ mình
Nhân ái nào phải xin
để lòng vương âu lo
Tiếng nói còn thập thò
làm sao có Tự do
Công bằng chia méo mó
Lương tri phải ngủ khò
Loài chó nhìn mặt chủ
sủa tiếng nhỏ tiếng to
người nói đợi xin cho
nên sự thật mãi thập thò 


73-


74-THẮC THỎM 

Thắc thỏm nói
thắc thỏm cười
nỗi buồn thắc thỏm rơi
trên đôi vai gánh đời trĩu nặng
một chút hồn nhiên thôi chẳng đặng
ước mơ nào có được an lành
Quan bất chánh
dân bất hạnh
đất nước canh cánh
quốc gia tan tành
Người thắc thỏm sống
người thắc thỏm hy vọng
người thắc thỏm đợi chờ
( mà đợi chờ gì không ai tỏ rõ)
Câu thơ tôi thắc thỏm tự do
thắc thỏm bò
thắc thỏm tròn vo
thắc thỏm nghĩa đen lẫn nghĩa bóng
thắc thỏm yêu em bằng giấc mộng
thắc thỏm đèo bồng
tuyệt vọng nhớ mong...


75-


76-SINH MẠNG CON NGƯỜI NHƯ CÁI MÓNG TAY
 
Sinh mạng con người như cái móng tay (*)
Tương lai dân tộc chỉ là những tượng đài
Vacxin quá hạn đem ra chích
"Sốc phản vệ" bởi dân quen ăn mày !
Cái chết thơ dại tạo ra từ sợ hãi
Lũ quỷ ma hung ác độc tài
Sống hay là tồn tại?
Hỏi làm chi để buông tiếng thở dài!
Sinh mạng con người như cái móng tay
Tội ác này vốn chẳng của riêng ai
Ta muốn đổi CHẾT CÒN trong ngục tối
Hơn ngậm ngùi SỐNG MẤT ở hôm nay!
(*) Thơ Trần Thị Lam 


77-

78- ĐÊM SÀI GÒN MÙA VU LAN 

Đêm Sài gòn mênh mông quá
Mùa vu lan báo hiếu mẹ chẳng tròn
Hộp cơm đi xin chứa đầy nước mắt
Ánh đèn khuya vàng vọt nỗi đau

Chút tình người chia sẻ có nhau
Trong cơn hoạn nạn tuôn trào máu
Quyền uy ơi! Đến bao giờ thôi cao ngạo
Trả lại bình minh đất rộng trời cao

Đêm Sài gòn mùa Vu lan
Virus giam cầm lòng người phong toả...


79-


80-HOAN HÔ ĐẢNG TA 

Hoan hô Đảng ta
Lãnh đạo bóng đá
thành công mỹ mãn
đoạt Huy chương vàng!
Hoan hô Đảng ta
biết dùng Tư bản
huấn luyện viên Hàn
thành công mỹ mãn!
Hoan hô Đảng ta
Lãnh đạo bóng đá
đoạt Huy chương vàng
bởi các chàng trai Vô Sản!
Hoan hô Đảng ta
không kết nạp đảng
huấn luyện viên Hàn
và các chàng trai lãng mạn!
Hoan hô Đảng ta! 


81-THÀNH PHỐ KHÔNG CÓ TIẾNG CHIM 

Thành phố không có tiếng chim
ban mai ngủ gà ngủ gật
những chiếc loa phường rậm ra rậm rật
cưỡng bức ngày đưa giả dối vào tai
Âm thanh quằn quại
cành tự do răng rắc gãy
bầy bọ xít báo đài đè nhau ân ái
thụ thai ma quái
sinh nở cân đai
Tư tưởng bẹp dí dưới chân tượng đài
triết lý vĩ đại
bao trùm hiện tại
đang chói lòa ở tương lai
Tôi không nhìn thấy nắng ban mai
đôi tai điếc ngày
những chiếc loa phường vẫn tác oai tác quái
áp đặt thời gian
Thành phố không có tiếng chim
và tôi mãi đi tìm... 


82-


83- HẠN BÀ CHẰNG MÙA DỊCH


Tây ninh vào hạn Bà Chằng
nắng há miệng ăn lưng trần tay trắng
bờ cỏ xác xơ đồng hiu quạnh
em nhỏ mồ hôi nuôi đất nẩy mầm

Mái nhà tranh quằn mình trong bóng lửa
gió vập vồ vết bỏng vai anh
núi đá xanh buồn chi thinh lặng
mắt mẹ già u ẩn đợi cơn mưa

Con sâu cuốn lá tìm chỗ dựa
trẻ nhà ai tựa cửa ngóng tin cha
làng phong toả rồi còn đâu nữa
chỉ mỗi có bà sớm tối vào ra

Xe cứu thương hú còi tất tả
những hoả lò nuốt chửng người ta
tháng bảy cô hồn về đói lả
miệng bà Chằng phun lửa Corona 


84-
85-QUÊ ANH CÓ GÌ ĐỂ THƯƠNG ĐỂ NHỚ 

Em hỏi quê anh có điều gì kỳ vĩ
anh sẽ trả lời có Tỉnh ủy đó em
trước giải phóng vốn dĩ là sở Mỹ
nhưng bây giờ sang trọng uy nghi
tôn nghiêm nhất mực những khi
thấy anh Cảnh sát trước nơi cổng vào
đứng trên bục gỗ cao cao
như pho tượng đá tự hào quyền uy
Em hỏi quê anh có điều gì diệu kỳ
anh trả lời có Thánh mẫu linh sơn
hiển linh trên núi xanh rờn
dân gian tứ hướng cầu xin độ trì
dân quê anh cũng đã khắc ghi
đừng đi kiện tụng cứ đi cúng bà
cúng bà chẳng phải bán nhà
còn hơn kiện mãi thành ma oán hờn
Bực mình em hỏi quê anh
có gì để nhớ để thương không về
anh bảo là có thẻo đất nuôi dê
có con chim hót có hoa ngắm nhìn
đó là thẻo đất cô tinh
nơi anh đang ở đợi tình em trao...


86-TỔ QUỐC TÔI NHÌN TỪ SAO XẸT
Tổ quốc tôi nhìn từ sao xẹt
rõ ràng đầy tớ sống rất giàu sang
nhà biệt phủ vườn rộng rào cao
ăn lương công bộc cuốc đào thay dân
Tổ quốc tôi nhìn từ sao xẹt
dân tôi làm chủ rất hiên ngang
ngày gội nắng đêm tắm sương
tự do nằm đất ngắm trăng khuyết tròn
Mưa trút nước tha hồ bơi lội
giông bão về hồ hỡi lên non
cởi áo thả diều trêu cợt phố
đốt lửa nướng khoai hể hả ngâm thơ
Tổ quốc tôi nhìn từ sao xẹt
rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu
mặc cho đầy tớ than kêu
làm nhiều ăn cũng chẳng được bao nhiêu...của trời


87-ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN
Ngày cuối năm lòng buồn não nuột
đất nước sinh vòi bạch tuột khắp nơi
giết người ghép tội hành xử như mọi
quyền lực trong tay há sợ chi trời !
Phật giáng thế cũng đành bó gối
miệng nam mô an ủi đôi lời
tu thân tích đức kiếp sau khỏi
tội làm dân không thế không thần !
Trong giấc mơ vẫn còn ngơ ngẫn
sống mà chi khổ nhục tấm thân ?
quỷ ma thống trị dương trần
nhuộm máu đất xây lũy thành địa ngục



89-VẪY TAY CHÀO
Đêm chập chờn mộng ảo
nhìn không gian lơ láo
nghe thời gian đổi màu
buồn gì hơn vá áo !
Ước làm người trơ tráo
liếm sạch sẽ đớn đau
lau tình yêu bát nháo
lặn vào nơi chôn nhao.
Vẫy tay ,vẫy tay chào
Tệ gì hơn sống ảo...


90-THÔI THÌ CỨ PHẢI LÀM DÂN
" Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan" (*)
trời còn chưa thấu trái ngang
cho con lũ quét mà san sẻ nghèo
Phật giờ ở đỉnh cheo leo
muốn cầu nhân ái phải trèo cáp treo
lên non thấy sãi chèo queo
lá đa chưa quét mốc meo mái nhà
Dân còn chưa nổi can qua
ta đành xin quét lá đa sân chùa
con vua ngồi đợi làm vua
mặc trời mưa bão nước lùa dân đi
Ở chùa làm sãi trông chi
cây đa cũng chết còn gì quét sân
thôi thì cứ phải làm dân
may đâu trời giận cuốn phăng ngai vàng..
(*) CA DAO


91-KHOÁ FB

Khoá Fb này
ta mở Fb khác
có gì đâu phải nhát
tôm tươi nhậu cùng bù tạt
tự do cứ thế mà say !
Mặc cho ai sống đời sợ hãi
sự thật đây cứ thế phơi bày
cây chăm chút sẽ có ngày đậu trái
em có cùng ta cắn quả địa đàng?
Nhít nhăng gương mặt dối gian
đầu hôm sớm tôi la làng được chi
chết rồi cũng xuống âm ty
thế nhân bia miệng khắc ghi tội tình
Ô hô ! Chú phỉnh quang vinh
đỉnh cao quyền lực ngồi rình giấc mơ ...


92-THÀNH PHỐ VÀ NHỮNG CÂU THƠ
Thành phố ngu ngủ
triệu triệu người mơ mơ màng màng
mặt trời sắp tàn
mây che ngang
trên nóc vinh quang
những lá cờ đỏ bầm
cố phất phơ hào quang
giả tạo
chiếu lên những gương mặt trân tráo
lũ trẻ ngơ ngáo
thực hư bước vào
chân lý nháo nhào
Thành phố lơ lơ láo láo
âm sắc vô đạo
từ những cây cột đèn hau háu
tràn máu
chảy vào nỗi đau
tự do khát khao
Tóc mẹ bạc màu
khói nhang cầu vọng
xin với hư không
những đứa con lạc lõng
tỉnh mộng
giàu sang
Thành phố im im lặng lặng
ánh trăng lãng vãng
huyễn hoặc những linh hồn lang thang
vào giấc mơ bình an
Hoàng hôn đỏ quạch
mặt trời lạch bạch
sự sống mong manh
đợi chờ tắt lịm
Những câu thơ nghẹn tiếng
nhiễu nhiễu nhương nhương
nơi những bức tường
giam hãm yêu thương
Trái tim tôi rớt xuống đường
không hóa thành viên kim cương
đánh thức những pho tượng
chán chường tai ương

93-XÓT THƯƠNG CON CHỮ HIỀN LÀNH
( nhân chuyện nhà thơ Thái Hạo bị hành hung)
Một nhà thơ bị đánh
vì được tặng giải thơ
những bài thơ từ hơi thở
của tâm hồn bỡ ngỡ bơ vơ
Bao nhiêu người thờ ơ
chuyện nhà thơ bị đánh
nhưng lại rất dũng mãnh
lên án kẻ xâm lăng
Thật là niềm kiêu hãnh
dân tộc tôi luôn phản đối chiến tranh
lại dễ dàng xa lánh
nhà thơ bị bạo hành
Xót thương con chữ hiền lành
làm chi nên tội để thân nhục đòn !


94-NHƯ TRỜI SẮP ĐẶT TA SAY
Đời vô thường
sống nay chết mai
cớ gì phải ngại
nên ta cứ say
Ta say giọt tình
thấm trong da thịt
cớ chi phải chích
vacxin phòng dịch
Ta say sợ tỉnh
khi tỉnh ta chỉ muốn say
bởi sống ở đất nước này
không say ta sẽ chết vì gai mắt chướng tai !
Như trời sắp đặt ta say
ta bà một cõi trả vay luân hồi...




97-

Thứ Hai, 23 tháng 8, 2021

Ừ THÌ LÀ 1-2-3

 

Sài gòn dịch giã
Người không xa nhà sao nhà lại xa 

Ngày chẳng bế bồng con cái ta
Đêm vợ chồng giãn cách đợi mùa qua
Ngoài đường mưa đếm 1-2-3

Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2021

THƯ KIẾN NGHỊ V/v: Kiến nghị Chiến lược Phòng chống dịch

 Hà Nội ngày 17/08/2021

 Chúng tôi gồm các tổ chức thành viên tập hợp trong các Mạng lưới, Liên minh dưới đây (chi tiết xem thêm Phụ lục 1): • Nhóm Vận động Phát triển Chính sách Y tế dựa trên bằng chứng khoa học (EBHPD) • Liên minh Phòng chống Bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) • Hội Y Tế Công Cộng Việt Nam (VPHA) • Tổ chức Y Học Cộng Đồng • Liên minh Năng lượng Bền vững Việt Nam (VSEA) • Mạng lưới Hợp tác Một Sức Khỏe và Biến Đổi Khí Hậu (CSO-OHCCP), 

 Chúng tôi tin rằng, trước quyết tâm rất cao và sự chỉ đạo rất linh hoạt gắn liền với thực tiễn của Thủ tướng chính phủ, một số kiến nghị nêu dưới đây khi tới được các địa chỉ chắc chắn đã lại trở nên lạc hậu (như đã xẩy ra với bản kiến nghị ngày 14/08 chưa kip gửi đi, đã thấy trong chỉ đạo của Thủ Tướng tại Hội nghị sáng 15/08/2021 thể hiện). Lần này gửi kiến nghị đi, chúng tôi mong được hơn thế nữa: tới 20/8/2021, không chỉ một số, mà tất cả các kiến nghị đều đã trở thành lạc hậu trước sự chỉ đạo sát sao hàng ngày đang diễn ra của tập thể Lãnh đạo Nhà nước. 


CƠ SỞ ĐỂ ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH TRƯỚC TÌNH HÌNH MỚI 

Trước hết, chúng tôi khẳng định, Chính phủ đã có những chỉ đạo điều chỉnh rất đúng và rất kịp thời, thể hiện ở kết quả Hội nghị trực tuyến về Phòng chống COVID-19 do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, sáng 15/08/2021. Cụ thể các điểm sau: 

- Tiêm vắc xin miễn phí cho toàn dân, kiên quyết không tổ chức tiêm dịch vụ, 

- Ưu tiên tiêm, bao phủ vắc xin cho người trên 50 tuổi, 

- Thực hiện xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm khoa học, hiệu quả, tránh lãng phí, 

- Không coi F0 chưa có triệu chứng là người bệnh, 

- Rà soát, bãi bỏ ngay các quy định không phù hợp, hạn chế lưu thông sản xuất phục vụ phòng chống dịch và cung cấp dịch vụ thiết yếu cho dân, 

- Không để ai thiếu ăn, thiếu mặc, đáp ứng các yêu cầu y tế của người dân mọi lúc, mọi nơi, 

- Chính phủ hỗ trợ hoàn toàn mai táng bệnh nhân tử vong do COVID-19, 

- Chuẩn bị các phương án đối phó dịch ở mức cao hơn. 


Chúng tôi hoàn toàn đồng lòng khi Thủ tướng quán triệt toàn thể Hội nghị rằng: 

- “Vaccine là chiến lược nhưng khi chưa có đủ thì phải thực hiện các biện pháp để bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân là trên hết, trước hết”, 

- “Dứt khoát phải kiên trì các biện pháp như 5K, tuyệt đối không lơ là, chủ quan”, 

- “Phải kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, kiểm soát dịch bệnh. Nếu để kéo dài thì chống dịch không dứt điểm và kinh tế - xã hội cũng không thể phát triển được, không có nguồn lực để chống dịch. Chúng ta quyết tâm không để xảy ra khủng hoảng kinh tế, không để xảy ra khủng hoảng y tế" 

 Trên cơ sở đó, chúng tôi nêu thêm các cơ sở nhận định và khuyến nghị của chúng tôi dưới đây đề nghị Chính phủ và Lãnh đạo Nhà nước tham khảo: 

Thứ nhất, khẳng định hình thái dịch COVID-19 tại Việt Nam hiện nay, ở các tỉnh thành trong cả nước là dạng lan truyền trong cộng đồng theo đường hô hấp không rõ nguồn lây. Bằng chứng, các đợt bùng phát dịch ở Hải Dương (03/2021), Bắc Giang, Bắc Ninh hay TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh đang xảy ra dịch, đã tồn tại nhiều trường hợp F0 hoàn toàn không xác định được nguồn lây từ đâu, trong khi, chỉ số lây nhiễm R0 của vi rút SARS-COV-2 chủng DELTA được xác định là rất cao , gấp đôi so với chủng nguyên thủy Vũ Hán hay biến chủng Alpha ở Anh. 

Thứ hai, khẳng định hiện tại, hoạt động nghiên cứu khoa học còn yếu, chưa đảm nhận được vai trò cung cấp đủ thông tin khoa học cơ bản, thiết yếu trong nước làm cơ sở cho nhận định diễn biến các đợt dịch đã qua và cả đợt dịch hiện tại đang nổi lên ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác. Thiếu vắng số liệu nghiên cứu dịch tễ học sử dụng test kháng thể đo lường tỷ lệ dân chúng đã có miễn dịch bảo vệ (Xin lưu ý: Đây là yêu cầu cơ bản phải có được đến lúc này khi xem xét đặc điểm dịch tễ học vụ dịch), làm nhận định về tình hình dịch diễn ra trong quá khứ, hiện tại, và tiên lượng dịch trong tương lai trở nên thiếu chắc chắn, khiến công cuộc phòng chống, kiểm soát dịch bệnh có nguy cơ cao rơi vào trạng thái bị động đối phó, hạn chế hiệu quả. Chúng tôi lưu ý, số liệu báo cáo thường xuyên hàng ngày của các tỉnh thành và toàn quốc về tổng số F0, số F0 nhập viện, số điều trị khỏi, số tử vong,… có giúp nhận định diễn biến dịch, nhưng chưa thể xem đó là thông tin khoa học (khách quan, chính xác) để làm chỗ dựa cho đề xuất chính sách kiểm soát dịch hiệu quả. Báo cáo của tổ tư vấn chiến lược phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh còn hạn chế về tầm chiến lược, căn nguyên chính là ở yếu điểm này (tức là, chưa đánh giá được đúng diễn biến dịch bệnh lan truyền trong cộng đồng, vì thiếu số liệu nghiên cứu điều tra tỷ lệ đã nhiễm trong cộng đồng bằng test kháng thể, khiến các nhận định, kiến nghị thiếu cơ sở khoa học vững chắc).

 Thứ ba, đã có những bằng chứng khoa học mới nhất giúp nhận định chính xác hơn về biến chủng DELTA và khả năng xuất hiện các biến chủng mới, cần được tham khảo đưa vào ngay . 

 Mọi hoạch định chiến lược tới đây, cả trước mắt và kế hoạch trung hạn, nhằm gia tăng thế chủ động cho công tác phòng chống dịch của đất nước: - Bằng chứng khoa học về vai trò của vắc xin và nguy cơ diễn biến dịch lâu dài: Miễn dịch tạo bởi các vắc xin tốt nhất hiện có (Moderna, Pfizer, Johnson and Johson, Astrazeneca) giảm diễn biến nặng và hạ thấp số tử vong khi bị mắc vi rút, nhưng chưa đủ hiệu lực để chặn hoàn toàn sự lưu hành của vi rút, khiến khả năng xuất hiện biến thể mới là chắc chắn xảy ra. Dịch sẽ tiếp tục tồn tại lâu dài hơn như đã dự đoán trước đây, kể cả khi đã đạt tỷ lệ tiêm chủng cao tới 70% dân số, khiến các nước đang phải lên kế hoạch có mũi tái chủng (mũi 3) cho những đối tượng có nguy cơ cao giảm miễn dịch và xem xét kế hoạch chỉ định triển khai đại trà cho toàn thể người dân trong thời gian tới .

 - Bằng chứng khả năng xảy ra biến đổi của vi rút tạo chủng mới với những đe dọa mới: Nhân loại đang phải đương đầu với một loại vi rút có khả năng gây bệnh và chống chọi sự can thiệp y tế vượt hẳn so với các loại vi rút gây bệnh đường hô hấp đã biết trước đây. Báo cáo của Hội đồng Tư vấn khoa học phòng chống dịch bệnh khẩn cấp SAGE của Anh (The Scientific Advisory Group for Emerfencies- SAGE- in the United Kingdom), dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học mới nhất đã kết luận rằng với khả năng phòng chống dịch trên toàn cầu như hiện nay, vi rút SARS-COV-2 chắc chắn sẽ tạo biến chủng mới, nguy cơ phát triển thành dạng nguy hiểm hơn cả chủng DELTA là hoàn toàn có khả năng. Chính phủ và toàn dân phải chuẩn bị chủ động đối phó với chiều hướng này. Nhóm tư vấn SAGE đã đưa ra 4 tình huống và nhận định cụ thể xác suất xảy ra giúp định hướng chính sách phòng chống dịch cả trước mắt và lâu dài. Trong đó chúng tôi xin lưu ý ở đây các điểm trọng yếu của báo cáo SAGE: o (1) Chắc chắn sẽ xảy ra (to be likely) khả năng biến chủng mới kháng lại được tất cả các loại thuốc chống vi rút; o (2) Gần như chắc chắn (an almost certainty) sẽ xuất hiện chủng mới có khả năng “bất hoạt” được các loại vắc xin (tức các vắc xin hiện có trở nên vô dụng); o (3) Có khả năng thực tế (a realtistic possibility) vi rút phát triển thành biến chủng mới có khả năng gây tử vong cao hơn như đã thấy ở các vi rút cùng nhóm COVI gây các dịch trước đó (SARS-COV và MERS-COV). Tức là, từ mức tỷ lệ tử vong hiện tại chỉ 1-2% (ở những người nhiễm vi rút) sẽ phát triển lên tới 10-35%; o (4) Khả năng vi rút giảm dần độc lực để trở về dạng “hiền lành” hơn, như “cúm mùa”, phải mất tối thiểu vài năm. (nguyên văn báo cáo SAGE nhận định cho tình huống này: “only in the long-term”)! 

- Bằng chứng không thể bỏ qua nguy cơ gia tăng các dịch bệnh khác trong khi dồn sức vào phòng chống dịch COVID-19: Dịch bệnh tạo ra những tác động sâu sắc tới các chương trình y tế khác, gia tăng tỷ lệ mắc mới và nguy cơ tăng nặng các trường hợp bệnh  không lây nhiễm (bao gồm cả rối nhiễu tâm trí - tâm thần), giảm hiệu quả của các chương trình dự phòng khác, đặc biệt các chương trình bảo vệ bà mẹ và trẻ em (trong đó có tiêm chủng tạo miễn dịch cơ bản phòng chống sởi lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B,…).

 Báo cáo của Liên hợp quốc tại Việt Nam từ tháng 08/20208 đã cho thấy Chương trình Tiêm chủng Mở rộng, Chăm sóc làm mẹ an toàn, Thuốc thiết yếu,... bị tác động tiêu cực từ vụ dịch. Những bằng chứng thực tế gần đây tại các điểm dịch TP. Hồ Chí Minh khi thực hiện phong tỏa kéo dài kéo theo một loạt vấn đề xã hội khác nảy sinh, đòi hỏi cần điều chỉnh và tìm đến các biện pháp chống dịch mềm dẻo thực tế hơn, hiệu quả hơn, dẫn đường bởi khoa học dịch tễ học. Thứ tư, dịch bệnh COVID-19 là hậu quả của sự phá vỡ môi trường sinh thái9 , sự thất bại trong bảo đảm vai trò khoa học dẫn đường cho các chính sách can thiệp kinh tế - xã hội kéo dài ở cấp độ toàn cầu! Cần nhìn nhận đại dịch COVID-19 là sự tiếp nối của xuất hiện các vụ dịch trước đó như dịch SARS (2003)10 hay MERS (2012)11 . Nguy cơ xuất hiện thêm các vụ dịch nhiễm trùng mới, gây bởi nhóm vi rút Corona hoặc loại khác, là chắc chắn, nếu toàn cầu không tạo được một hành lang pháp lý bắt buộc thực hiện các biện pháp an ninh y tế toàn cầu gắn liền với phòng chống biến đổi khí hậu. Chỉ định cấp thiết lúc này ở tầm chiến lược lâu dài cho Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa, là phòng, chống dịch COVID-19 nói riêng và các bệnh nhiễm trùng và không nhiễm khác nói chung, đòi hỏi áp dụng triệt để, ngay và luôn cách đề cập Một Sức Khỏe (One Health) ở cấp quốc gia, đi kèm với những can thiệp chuyển đổi hành vi cá nhân, gia đình, cộng đồng theo mục tiêu sức khỏe sinh thái 

 ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH CỤ THỂ 

a- Điều chỉnh ở tầm Chiến lược chung Tiếp tục điều chỉnh làm rõ vai trò và trách nhiệm tham gia phòng, chống dịch của mỗi bên (Chính quyền các cấp, Y tế, các tổ chức khác và doanh nghiệp, người dân) trước tình hình mới để thể hiện rõ: 

- Người dân được trao quyền chủ động và chịu trách nhiệm trước pháp luật thực hiện các biện pháp phòng dịch, phát hiện nhiễm trùng, chăm sóc tại nhà với sự tư vấn của ngành y tế trong thời gian có dịch. 

- Trao quyền chủ động và trách nhiệm pháp lý cho người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để đảm bảo khu vực phụ trách thực hiện đúng quy định giãn cách xã hội, vệ sinh, đảm bảo mọi cán bộ, nhân viên thường xuyên đeo khẩu trang trong môi trường có tiếp xúc xã hội. 

 - Trách nhiệm của Chính quyền Địa phương là giám sát để bảo đảm mọi người dân, mọi gia đình, mọi tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn, thực hiện đúng quy định đeo khẩu trang, vệ sinh, và giãn cách xã hội.

 - Trách nhiệm của Chính quyền Trung ương: o Đảm bảo mọi chính sách, biện pháp phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế đưa ra được dựa trên cập nhật các kết quả nghiên cứu dịch tễ học mới nhất cùng bằng chứng nghiên cứu khoa học, khách quan, thực tế với tình hình đất nước.  Đảm bảo hệ thống y tế tổ chức tiêm vắc xin, cung cấp xét nghiệm phục vụ phòng, chống dịch miễn phí cho người dân và đảm bảo hệ thống y học dư phòng, y học lâm sàng trong phòng, chống dịch không bị thương mại hóa. Đảm bảo hệ thống bảo trợ xã hội hoạt động hiệu quả, đáp ứng đúng yêu cầu thực tế bảo vệ nhóm yếu thế trước tác động đa chiều của dịch bệnh.  Đảm bảo thực thi trên toàn quốc hệ thống giám sát công tác phòng, chống dịch, trong đó có vai trò giám sát, phản biện độc lập của các tổ chức xã hội và người dân. o Tổ chức hữu hiệu hệ thống kiểm tra, đánh giá độc lập, xử phạt trường hợp vị phạm trong phòng, chống dịch ở mọi cấp, có sự tham gia của các tổ chức xã hội và người dân. Thúc đẩy triển khai cách đề cập MỘT SỨC KHỎE ở cấp độ ra chính sách công trên toàn hệ thống, và có chính sách hỗ trợ các tổ chức xã hội triển khai sớm các sáng kiến xây dựng cộng đồng SỨC KHỎE SINH THÁI phòng chống dịch bệnh bền vững, bảo đảm an toàn môi sinh. 

b- Điều chỉnh cụ thể theo Nhóm Hoạt động Phòng chống dịch: Về phong tỏa để làm chậm tốc độ lan truyền lan truyền của dịch: 

- Quyết định “Phong tỏa” một khu vực dân cư cho mục tiêu chặn vi rút lây lan (tức chặn khả năng hình thành và tồn tại mọi dạng tiếp xúc gần người – người ở môi trường công cộng, duy trì trong một thời gian đủ dài theo khoa học dịch tễ học), vẫn là một trong những biện pháp phải sử dụng tới trong phòng chống dịch bệnh lây nhiễm đường hô hấp cấp tính, nhưng luôn phải đặt trong yêu cầu một chính sách thi hành khẩn cấp đi kèm theo phương án thực thi bảo vệ nhóm yếu thế duy trì được đời sống thiết yếu trong thời gian thi hành phong tỏa. Kiến nghị quyết định “phong tỏa” đưa ra cần kèm theo triển khai trước đó phương án bảo vệ nhóm đối tượng nguy cơ cao (người già cô đơn, dân lang thang, dân nghèo ở các khu mất vệ sinh nghiêm trọng,…) chịu tác động nặng nề hơn của dịch bệnh khi phong tỏa được thực hiện.

 - Quyết định thời hạn phong tỏa được ấn định cho một khu vực cụ thể cần xem xét toàn diện đánh giá nhóm nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi phong tỏa và tính sẵn sàng các biện pháp bảo vệ nhóm này, trên cơ sở thông tin từ nghiên cứu điều tra dịch tễ học cộng đồng và phải do bộ phận chuyên môn dịch tễ học đề xuất, không chỉ căn cứ trên kết quả xét nghiệm dương tính qua test đánh giá nhanh tìm F0 như đã làm. 

- Thực hiện phong tỏa theo nguyên tắc cấm triệt để không cho bất kỳ cơ hội tập trung đông người nào hình thành nguy cơ cao gây lan truyền vi rút. Tổ chức thực hiện triệt để việc phạt vi phạm quy định phong tỏa thật công khai, có sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội, với bất kỳ ai vi phạm, dù là dân, doanh nghiệp hay tổ chức chính quyền. 

 - Tại các tỉnh thành thực hiện phong tỏa, các thủ tục buộc người dân phải có được giấy phép của Chính quyền địa phương, giấy phép cơ quan, xét nghiệm kết quả âm tính,… để xem xét giải quyết yêu cầu đi lại trong thời gian dịch diễn ra, phải được thay hoàn toàn bằng đăng ký đi lại do người dân chủ động thực hiện qua chương trình khai báo online, hoặc phiếu tự khai trước khi ra khỏi nhà theo một mẫu quy định thật đơn giản.

 - Cần xóa bỏ tồn tại nhận thức ở một số cán bộ đang đảm trách công tác phòng chống dịch ở các tỉnh thành, xem phong tỏa là cố gắng thực hiện nguyên tắc “nội bất xuất, ngoại bất nhập” ở mức cao nhất, cho rằng “không có F0, không có người từ vùng dịch trở về” là chặn đứng được sự lan truyền của vi rút. Bởi quan niệm và nhận thức này không còn phù hợp khi dịch bệnh đã ở dạng “dịch nội sinh” đủ dài, tự lan truyền trong cộng đồng qua đường hô hấp mấy tháng qua. Thay vào đó, là triển khai tốt chức năng giám sát của cả chính quyền, doanh nghiệp và người dân để bảo đảm cao nhất việc nhắc nhở thực thi đeo khẩu trang và bảo đảm thực hiện giãn cách thường xuyên, đúng ở nơi công cộng, giảm nguy cơ tập trung đông người ở các địa điểm công cộng, kể cả ở chợ, siêu thị. Không để xảy ra phong tỏa làm đứt gãy dịch vụ thiết yếu phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân và lao động sản xuất của các doanh nghiệp, trong khi, hệ thống Nhà nước cố gắng cao nhất và sớm nhất triển khai tiêm vắc xin bao phủ toàn dân và đảm bảo hệ thống y tế đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của dân. Xét nghiệm phục vụ phòng chống dịch: - Chỉ thực hiện các test kháng nguyên, kháng thể cho mục tiêu nghiên cứu điều tra dịch tễ và chẩn đoán, điều trị tại bệnh viện, hoặc đáp ứng nhu cầu của người dân chủ động tự chẩn đoán dự phòng dịch bệnh. Không lạm dụng làm đại trà cho mục tiêu sàng lọc tìm cho hết người nhiễm để chỉ định cách ly tập trung (biện pháp chỉ phù hợp khi dịch từ bên ngoài mới xâm nhập vào Việt Nam hoặc áp dụng cục bộ trong phạm vi nhỏ. 

Thời điểm này biện pháp test kháng nguyên đại trà không còn tác dụng và gây rất tốn kém, phản tác dụng, thêm nguy cơ lây lan, khi dịch đã chuyển sang hình thái lưu hành nội sinh trong cộng đồng).

 - Tổ chức vận hành hệ thống xét nghiệm và tư vấn xét nghiệm phòng, chống dịch miễn phí cho toàn dân. - Thiết lập hệ thống theo dõi điểm (sentinel sites) dài hạn sử dụng cả test kháng nguyên, kháng thể kết hợp các phiếu điều tra dịch tễ, để theo dõi diễn biến dịch, mức độ cảm nhiễm của cộng đồng, đánh giá tác động của dịch và hiệu quả của các biên pháp can thệp phòng chống, làm cơ sở cho điều chỉnh chính sách. Cần điều động ngay nhóm chuyên gia dịch tễ học hàng đầu tổ chức thiết kế triển khai hệ thống sentinel sites đáp ứng cho được yêu cầu đặt ra của công tác phòng chống dịch trước mắt và nhiều năm tới đây.

 Tiêm vắc xin và quản lý hệ thống tiêm chủng: 

- Ưu tiên phổ cập mũi 1 cho tất cả các đối tượng, và đủ 2 mũi cho các đối tượng nguy cơ cao (người già, người có bệnh nền, nhân viên y tế, nhân viên dịch vụ công thiết yếu,…). 

 - Rà soát lại các chống chỉ định và đơn giản thủ tục sàng lọc tiêm chủng dựa trên các khuyến cáo của nhà sản xuất và các cơ quan EMA, FDA và CDC 14 15 16 17 18, kết hợp với sử dụng tối đa hệ thống y tế cơ sở, hệ thống bệnh viện, phòng khám công, tư để thiết lập hệ thống cung cấp tiêm vắc xin miễn phí gần dân nhất, để dân dễ tiếp cận nhất có thể, giảm tối đa sự đi lại, giảm thời gian chờ đợi và tập trung đông người. Tham khảo và cố gắng cao nhất sử dụng cách tổ chức tiêm văc xin của các nước phát triển đã làm.

 - Chú ý giám sát thường xuyên bảo đảm sự vận hành của hệ thống dây chuyền lạnh đúng tiêu chuẩn kỹ thuật ứng với mỗi loại vắc xin cụ thể sử dụng tại các điểm tiêm.

 - Ưu tiên nhập khẩu các loại vắc xin đã chứng tỏ có hiệu lực miễn dịch tốt và an toàn, như Moderna, Pfizer, Astrazeneca, Johnson & Johnson. Chỉ sử dụng các loại vắc xin có hiệu quả miễn dịch kém hơn trong trường hợp thật khẩn cấp. 

- Thực hiện quản lý tiêm chủng theo chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân để đảm bảo người dân có thể đến tiêm ở bất cứ điểm tiêm chủng nào gần nhất, nhằm sớm đạt tỷ lệ tiêm chủng cao nhất có thể. Hoàn thiện đưa vào vận hành gấp hệ thống quản lý dữ liệu tiêm chủng quốc gia để đảm bảo quản lý chính xác mọi công dân. 

Chính sách với các trường hợp nhiễm vi rút, trường hợp có biểu hiện lâm sàng bệnh: 

- Đẩy mạnh truyền thông làm rõ sự khác biệt giữa nhiễm trùng và bệnh, nhằm giảm sự lo lắng không đáng có trong xã hội. Đảm bảo mọi tài liệu chính thức của ngành y tế, của chính quyền, không dùng các tên gọi lẫn lộn giữa nhiễm trùng và bệnh như: “ca bệnh/bệnh nhân F0”, hay “ca bệnh/bệnh nhân F1”. 

- Truyền thông cần thay dần khái niệm F0, F1, F2, bằng dùng khái niệm “người có nguy cơ lây nhiễm cao”, để chỉ tập hợp bao gồm người mang mầm bệnh, người có tiếp xúc gần với người mang mầm bệnh, người có hành vi không mang khẩu trang, hoặc người làm việc trong môi trường tiếp xúc đông người không bảo đảm tốt giãn cách xã hội. Như thế, điều chỉnh nhận thức toàn xã hội không chỉ khi nào có vi rút trong người (kết quả xét nghiệm dương tính) hoặc có tiếp xúc với người có nhiễm vi rút mới là đối tượng “F0, F1, F2” cần quan tâm phòng chống lây lan, mà thực tế biện pháp phòng, chống phải được chú trọng đồng thời vào chủ thể “môi trường có nguy cơ cao” và “con người tiếp xúc với môi trường có nguy cơ cao”, hoặc “con người có hành vi nguy cơ cao cho lây nhiễm”. Sự chuyển đổi này cần đi đôi với truyền thông khuyến khích người dân nhận biết và phát triển môi trường ít nguy cơ lây nhiễm (thay hoạt động trong nhà bằng hoạt động ngoài trời, tạo môi trường đảm bảo thông thoáng khi phải tập trung đông người, mọi người thường xuyên đeo khẩu trang,…).

 - Tương tự, dùng khái niệm “người có nguy cơ bệnh nặng” để chỉ đối tượng người già, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch,… để có ưu tiên thực hiện dự phòng chặt chẽ và ưu   tiên tiêm vắc xin sớm nhất có thể, nhằm giảm gánh nặng cho bệnh viện, giảm tỷ lệ tử vong, đảm bảo đạo đức y tế dự phòng. - Dùng khái niệm “người đang mang vi rút” (có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính), “người bệnh COVID-19” (xét nghiêm kháng nguyên dương tính và có biểu hiện lâm sàng điển hình), “người bệnh COVID-19 nặng” (hội đủ các triệu chứng có suy hô hấp, cần sự can thiệp chăm sóc chuyên môn y tế), và “bệnh nhân tử vong do COVID-19” trong mô tả tình hình dịch bệnh. Có như vậy, mới bảo đảm tính chính xác trong mô tả phổ của bệnh và diễn biến dịch trên thực tế, giúp công tác làm chính sách và lập kế hoạch được nâng cao chất lượng. 

- Dùng khái niệm “người/ môi trường có hành vi gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh”, để chỉ những người không đeo khẩu trang thường xuyên hoặc môi trường để xảy ra tập trung đông người không bảo đảm giãn cách xã hội, làm cơ sở để nhắc nhở, phê phán, ngăn chặn, xử phạt, và áp dụng cấp độ dự phòng cẩn trọng giám sát thường xuyên. 

- Đối với tất cả những trường hợp mang vi rút không có biểu hiện lâm sàng và trường hợp biểu hiện lâm sàng nhẹ, đều tư vấn khuyến khích để tự theo dõi và tự chăm sóc tại nhà, với sự giúp đỡ của y tế địa phương (phường, xã) nhằm theo dõi diễn biến lâm sàng, tư vấn chăm sóc đúng cách tại nhà, và chỉ đưa vào viện khi hội đủ chỉ định của y tế. 

- Không truyền thông lấy trường hợp cá biệt biến chứng nặng làm chỗ dựa để chỉ định đưa vào điều trị bệnh viện tất cả những trường hợp nhiễm trùng hoặc biểu hiện lâm sàng nhẹ. Sự thất bại khi để xảy ra trường hợp đưa bệnh nhân đến bệnh viện vào giai đoạn muộn hoặc ngược lại, gây lo lắng cho người dân khi cứ thấy kết quả dương tính là xin được vào nằm bệnh viện, đều là do hệ thống tư vấn, giám sát, theo dõi của y tế tuyến cơ sở chưa làm được tốt. Phải xem đó là những dấu hiệu cho việc ngay lập tức can thiệp tăng cường năng lực chuyên môn của y tế cơ sở, thiết lập lại hệ thống TeleMedicine. - Thúc đẩy và giám sát truyền thông đảm bảo đúng yêu cầu của y tế dự phòng để xã hội nhận thức bệnh viện là môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao, không chỉ COVID-19 mà còn các bệnh truyền nhiễm khác, để giảm tối đa người nhà ra vào bệnh viện, tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Bù lại, phải có chính sách phát triển hệ thống chăm sóc giảm nhẹ, thực hiện bởi các tổ chức xã hội nhân đạo chuyên về chăm sóc sức khỏe, đi kèm chính sách giám sát đánh giá độc lập chất lượng chăm sóc bệnh nhân tại các cơ sở y tế, để tạo được sự yên tâm xã hội về chất lượng công tác chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ xã hội dành cho người bệnh (palliative care and social support) tại các bệnh viện. 

- Khuyến nghị Lãnh đạo Nhà nước cho cả mục tiêu chống dịch trước mắt và lâu dài cho công tác chăm sóc sức khỏe, tạo điều kiện tối đa cho Tổng hội Y học và các tổ chức xã hội chuyên ngành phát triển chức năng giám sát độc lập chất lượng vận hành hệ thống y tế, cả công và tư, đi cùng thúc đẩy hình thành tiêu chuẩn chất lượng cho hệ thống chăm sóc tại cộng đồng và bởi cộng đồng (với các hình thức tập trung nhiều vào dự phòng và tự chăm sóc bởi cá nhân, gia đình, người thân, các tổ chức xã hội).

 - Soạn thảo và phân phát rộng rãi tài liệu phòng, chống dịch, theo dõi sức khỏe và chăm sóc tại nhà, để không rơi vào tình trạng lạm dụng thuốc hoặc dùng thực phẩm chức năng để điều trị! Đặc biệt phải đảm bảo nhân viên chuyên môn y tế không tư vấn dùng nhóm thuốc ức chế miễn dịch cho mục tiêu dự phòng bệnh diễn biến nặng tại nhà. Đảm bảo mọi trường 10 hợp có biểu hiện của suy hô hấp phải được phát hiện sớm và đưa vào cơ sở y tế điều trị nhanh nhất, trong khi ngược lại, không để những trường hợp lâm sàng nhẹ hoặc không có triệu chứng lâm sàng lại đưa vào điều trị trong bệnh viện hoặc các phòng khám cả công và tư (cho mục tiêu giảm tối đa nguy cơ lây lan, tránh mọi sự gia tăng giao tiếp xã hội trực tiếp không cần thiết trong thời gian dịch đang lưu hành). 

- Chúng tôi khuyến nghị: Cần rất thận trọng, phải có đánh giá khoa học tác dụng của “phát túi thuốc tại nhà” mang tính dự phòng mới đưa ra gần đây19, trước khi phát triển thành chính sách nhân rộng! Bởi theo chúng tôi, chỉ một tỷ lệ nhỏ của trường hợp nhiễm vi rút SARSCOV-2 (dưới 10%) cần đến sự hỗ trợ của thuốc, kể cả là thuốc giảm sốt. Điều này nhất quán với chỉ đạo của Thủ tướng trong Hội nghị sáng 15/08/2021 “Đặc biệt lưu ý không coi F0 chưa có triệu chứng là người bệnh”. Triệt để tuân thủ nguyên tắc, đã là thuốc, dùng để chữa bệnh, và việc dùng thuốc luôn kèm theo nhiều nguy cơ khiến việc sử dụng phải luôn hạn chế đi theo chỉ định của giới chuyên môn. Chống lạm dụng thuốc cần được xem đưa lại lợi ích cả cho sức khỏe và kinh tế, chống nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm y tế, ngăn chặn sự thương mại hóa trong chăm sóc sức khỏe. Thêm nữa, thời gian vừa qua, đã thành một nhức nhối xã hội vấn đề thực phẩm chức năng tích hợp vào tiến trình chăm sóc sức khỏe của hệ thống y tế, đặc biệt dịch vụ y tế công. Phải luôn cảnh giác không để xu hướng thương mại hóa công tác chăm sóc sức khỏe phát triển thêm cả vào lúc này. Cố gắng cao nhất và đúng nhất, là khuyến khích để người dân tự chủ động thực hiện các biện pháp dự phòng không dùng thuốc (như tập thở, tập thiền, thư giãn, bài tập vận động toàn thân, ăn uống đủ nước, giảm muối, và tạo thói quen sinh hoạt điều độ không thức quá khuya,…), không tốn thêm tiền dùng thực phẩm chức năng, và chỉ tìm đến thuốc sau khi đã nhận tư vấn của nhân viên y tế làm đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. 

Đảm bảo chính sách phòng chống dịch được hỗ trợ bởi bằng chứng nghiên cứu dịch tễ học và có phản biện độc lập: - Khuyến nghị thiết lập dự án nghiên cứu theo dõi diễn biến dịch bệnh và đánh giá toàn diện hậu quả trước mắt, lâu dài của dịch COVID-19, theo thiết kế chọn mẫu sentinel sites, sử dụng phối hợp cả nghiên cứu định lượng (quantitative) và định tính (qualitative research), cả test kháng nguyên và kháng thể, cùng loại hình nghiên cứu thúc đẩy vận hành hiệu quả hệ thống (implementation research in health). Nên phân bổ các nghiên cứu này được thực hiện bởi các cơ quan nghiên cứu cả trong và ngoài hệ thống nhà nước. 

- Khuyến nghị nhà nước tận dụng tối đa khả năng phản biện khoa học độc lập của các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp. Mọi chính sách đưa ra thực hiện trên cộng đồng cần được phản biện khoa học độc lập trước khi triển khai. Hệ thống Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ Thuật Việt Nam (VUSTA), Tổng hội Y học Việt Nam (VMA) cần được thúc đẩy thực hiện tốt trách nhiệm này trong thời gian tới để đảm bảo huy động tối đa lực lượng trí thức tham gia phòng chống dịch nhằm đạt hiệu quả tốt nhất. Chúng tôi kiến nghị, các cuộc họp liên quan tới phòng chống dịch ở cấp độ chính sách, cần tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội chuyên  về khoa học y tế công cộng được tham gia tiếp cận thông tin phục vụ tốt hơn chức năng tư vấn chuyên môn trong phòng chống dịch bệnh. Đảm bảo quan tâm tới đối tượng yếu thế: Dịch bệnh tác động mạnh nhất tới các trường hợp người già cô đơn, người khuyết tật, người có bệnh nền, người nghèo, người có thu nhập không ổn định hoặc làm các nghề dễ bị ngừng hoạt động khi dịch bệnh đang lưu hành, gia đình có trẻ nhỏ,... 

Để bảo vệ các đối tượng này, chúng tôi kiến nghị: 

- Ngoài các biện pháp của Nhà nước mới được áp dụng gần đây, cần có thêm chính sách cụ thể tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội thực hiện hoạt động từ thiện, cứu trợ khẩn cấp liên quan tới dịch bệnh và khắc phục hậu quả dịch bệnh COVID-19.

 - Xử lý nhanh và nghiêm theo luật pháp các trường hợp được mạng xã hội phát hiện trục lợi dịch bệnh. Chính sách nền tảng phòng chống dịch cả trước mắt và lâu dài: Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm và cả bệnh không lây nhiễm, phải đi vào gốc vấn đề bao trùm là chống suy thoái môi trường toàn diện cả môi trường xã hội và môi trường tự nhiên, với đích lớn nhất là chống biến đổi khí hậu, lập lại cân bằng sinh thái, sử dụng cách đề cập “MỘT SỨC KHỎE- ONE HEALTH” ở tuyến làm chính sách và vận hành hệ thống quản lý đất nước, cùng triển khai các can thiệp xây dựng “Con người sinh thái, gia đình sinh thái, và cộng đồng sinh thái” đưa lại là “SỨC KHỎE SINH THÁI- ECOHEALTH” cho Việt Nam, đóng góp cho công cuộc chống biến đổi khí hậu và an ninh toàn cầu trên thế giới. 

Bởi thế, chúng tôi kiến nghị: 

- Thúc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của ĐỐI TÁC MỘT SỨC KHỎE cho phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người, hiện được điều phối bởi Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn. - Tạo điều kiện để Mạng lưới HỢP TÁC MỘT SỨC KHỎE VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU của các tổ chức xã hội sớm triển khai thực tế các sáng kiến đưa “Một Sức Khỏe” vào vận hành trong cộng đồng, thể hiện bằng các can thiệp thúc đẩy hình thành một nền “sức khỏe sinh thái” trong thực tế với “con người sinh thái”, “gia đình sinh thái” và “cộng đồng sinh thái” cụ thể, làm nền móng cho sự thành công vững chắc của công tác chống dịch bệnh ở người (cả lây nhiễm và không lây nhiễm), ở vật nuôi – cây trồng, cùng chống ô nhiễm, suy thoái môi trường sống Việt Nam (cả tự nhiên và xã hội).