Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Kim giòn- giá 350k

Kim giòn- giá 350k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



hồng ngọc-giá 350k

hồng ngọc-giá 350k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh




hồng ngọc-giá 250k

hồng ngọc-giá 250k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Chiêm ngưỡng dung nhan của con chó Hòn Sỏi


con chó Hòn sỏi và Từ tâm Nguyễn lại sủa. mẹ cha 2 con chó này luôn tìm cách xuyên tạc bối bác hình ành Hồ chủ tịch. Đây là bài viết trên FB Phạm Xuân Cần
https://www.facebook.com/can.pham.1213/posts/159792310848566.
Và đây là bài mới nhất của con chó Hòn Sỏi


https://tuatus26.blogspot.com/2016/09/ngo-nhan.html

Con chó Hòn sỏi là Phạm xuân cần hay là nó cũng "ăn cắp" vốn là thói quen của Bà Lão Vui tính Từ tâm Nguyễn Hơn cả yêu thương Nguyễn Tất Toàn. Bây giờ chắc các bạn đã biết mặt thật của con chó Hòn Sỏi rồi đấy. Tôi đã từng nhắc khéo chửi nó thằng "hói đầu" rồi nhưng nó vẫn chứng nào tật nấy



Viết Blog  khi nào cũng thơ thẩn, thất tình mãi cũng chán , buồn nẫu ruột, các bác ạ! 
Nay tôi bàn chuyện chữ nghĩa tý, cho có vẻ ta đây. 
Thấy sao nói vậy chả ý tứ khỉ mốc gì!
Tôi phượt Hòa Bình và đến thăm công trình thủy điện.
À ! Mà ai cũng thế thôi, đã đến Hòa Bình chắc chắn sẽ nhìn thấy bức tượng chủ tịch Hồ Chí Minh rất lớn trên đỉnh đồi cao này:



Dưới chân bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh có khắc trang trọng bài thơ (chữ màu đen) mà các bạn nhìn thấy:

Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.

Bài thơ đề tên tác giả là Hồ Chí Minh!

Mấy chục năm nay bài thơ thường được biết đến với tên gọi “Khuyên Thanh niên”. Dĩ nhiên cũng mấy chục năm nay khi được in, được nói đến, người ta nghiễm nhiên cho đó là thơ của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, hầu như không có ai suy nghĩ gì khác.

Xin thưa đó là bài trong giáo khoa chữ Hán xưa “Ấu học ngũ ngôn thi”. Chứ không phải thơ Hồ Chủ Tịch.

Năm 1950 Hồ chủ tịch trực tiếp chỉ đạo chiến dịch biên giới. Trên đường công tác, gặp một đơn vị Thanh niên xung phong, đơn vị này mới được thành lập, đang làm nhiệm vụ bào đảm giao thông ở bản Nà Tu (nay thuộc huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn), Chủ tịch Hồ Chí Minh Muốn động viên đơn vị thanh niên xung phong, Khi nói chuyện với họ Hồ chủ Tịch đã đọc tặng anh chị em 4 câu thơ cổ Trung Quốc, nhưng người đã tài tình dịch sang tiếng Việt và được giữ nguyên bản dịch ấy đến bây giờ,

Nguyên văn chữ Hán của bốn câu thơ này như sau:

鑿 山通 大 海
鍊 石 補 青 天
世 上 無 難 事
人 心 自 不 堅.

Phiên âm là:

Tạc sơn thông đại hải
Luyện thạch bổ thanh thiên
Thế thượng vô nan sự
Nhân tâm tự bất kiên.

Như vậy, có thể nói Chủ Tịch Hồ Chí Minh không phải là tác giả của những câu thơ này.
Tuy nhiên, chính Hồ Chủ Tịch là người dịch ra tiếng Việt những câu thơ hàm súc, giàu ý nghĩa đó.

"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên."

 Đó là một bản dịch tuyệt vời!
***

Cũng là một sự nhầm lẫn như thế. Trường hợp hai câu thơ:

“Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”

Thật trớ trêu rất nhiều cán bộ, giáo viên hễ cứ nói đến vai trò quần chúng nhân dân là y như rằng, với lời dạo: “Bác Hồ đã dạy...”.

Thế nhưng, thực chất đây là hai câu trong một bài ca dao được sáng tác trong thời chống Pháp của Đại Tá nhà thơ Thanh Tịnh. Bài này được nhà thơ sáng tác năm 1948 trong cuộc vận động nhân dân đóng thuế nông nghiệp. Đó là bài Dân no thì lính cũng no. Nguyên văn:

DÂN NO THÌ LÍNH CŨNG NO

“Trông lên thì thấy đầy sao
Nhìn quanh thì thấy đồng bào mến thân
Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong
Thóc thuế mà có dân đong
Trăm công nghìn việc ngược dòng cũng xuôi
Đêm nằm nghĩ lại mà coi
Liệu còn thằng giặc đứng ngồi sao yên?
Nhân dân là bậc mẹ hiền
Cơm gạo áo tiền thì mẹ phải lo
Dân no thì lính cũng no
Dân reo lập nghiệp, lính hò lập công...”

Nguyên cớ gì, lý do gì mà những câu thơ trên bỗng nhiên trở thành thơ  Hồ Chủ Tịch?

Tôi xin thưa có một bài nói chuyện của Chủ Tịch Hồ Chí Minh với Công an Hà Nội những năm chống Mỹ. Khi nói về việc Công an phải dựa vào nhân dân, Bác có nói đại ý:

Đồng bào Quảng Bình nói rất đúng:

“Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Được biết hồi đó hai câu này viết thành khẩu hiệu và rất phổ biến ở Quảng Bình. Không biết có phải đó là lần đầu tiên Chủ tịch nhắc đến hai câu thơ này không. Nhưng, có thể khi được Hồ Chủ Tịch nhắc đến thì những câu thơ đó trở nên nổi tiếng, và có lý do người ta nghĩ đó là thơ Hồ Chủ Tịch mà tuyệt nhiên không có sự nghi ngại nào.
Tuy nhiên  phải thừa nhận hai câu thơ dung dị mà hàm chứa tư tưởng rất lớn của nhà thơ Thanh Tịnh cũng  gần gũi với cách viết, cách nói của Hồ Chủ Tịch.  Đó cũng là một lý do tạo nên sự ngộ nhận này?
Có khá nhiều bài thơ, câu nói thường được cho là của Hồ Chủ Tịch. Không chỉ được trích dẫn trong khi nói, chúng còn được trích dẫn trong các bài viết, thậm chỉ là các công trình nghiên cứu hoặc các bài luận văn chính trị quan trọng. Không chỉ người dân hoăc cán bộ bình thường có sự nhầm lẫn, mà rất nhiều lãnh đạo từ cơ sở đến Trung ương cũng mắc phải lỗi này.
Hiểu đúng để sử dụng đúng những bài thơ, câu nói  là điều rất cần thiết. Mọi sự ngộ nhận là không nên và rất dễ bị xuyên tạc.

                                                                             
7 

Xem nhận xét

  1. Ơ... Tượng anh zai tớ, Nguyễn Tất Thành anh zai Nguyễn Tất Toàn đấy.. Không ngộ nhận đâu nhá.
    Hỏi nhỏ anh Sỏi cái: "Cha già dân tộc không có vợ thì ngủ lang với ai mà đẻ ra nhiều con thế ?".
    Trả lời
  2. Cám ơn bài viết của Sỏi,
    nhờ thế biết thêm đôi điều.
    Đã có một thời miền nam cứ nhắm mắt mà gật đầu tất cả
    dẫu đúng hay sai...cho yên chuyện về những phát biểu của cán bộ,
    có những điều sai quấy mà mình là người chứng kiến cũng không thể nói được gì...Rồi sách vở, rồi thầy cô, rồi có quyền...nói thì phải nghe, có học trò nào dám cải lại...giờ e đã thành thói quen, một số người không quan tâm đến những gì nơi đó nói nữa...
    Chuyện gì cũng có thể gán ghép cho bậc đáng kính ấy, nhưng những điều ấy e cũng chỉ là chuyện vẻ vời...vi cũng đã bao điều không đã ra có...
    Thôi, thì biết vậy...
    Không biết đến ngày nào những gì không thật cũng được đưa ra sáng tỏ như bài phân tích về những câu thơ nầy.
    Trả lời
    Trả lời
    1. Chị ! Đọc bài nầy xong , cảm phục sự uyên bác của anh Sỏi vả ngộ ra tiếng Việt mình giàu có , đầy tính nhân văn chị nhỉ
      Qua bút pháp tinh tế , những từ ngữ cần dùng để diễn tả một hành động , tính cách được văn vẻ hoá thật lịch thiệp !
      Lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia đuoc gọi là ngộ nhận . Ăn cắp ý tưởng hoặc bê nguyên xi tác phẩm gọi lả đạo văn , đạo nhạc hoặc Coppy !
      Ăn hối lộ gọi là " nhầm " ! Đúng là ngộ !
  3. Mảnh đất hình chử S đầy ngộ nhận !😅
    Trả lời
    Trả lời
    1. Bởi vì chữ S xoay ngược xay xuôi vẫn là chữ S....
    2. Dựa vào câu này , thì hai chử " ngộ nhận " phải thay bằng " tráo trở " ?
    3. Vì đất nước này lộn ngược nêm nó thế. Con cháu họ Hùng, một lũ vừa khùng vừa điên.

Lo cho dân hay chứng minh không có bồ, việc nào bảo vệ uy tín Bí thư?




Tác giả: Lê Tùng



Việc chăm lo cho dân bằng cả tâm huyết và việc chứng minh mình không có bồ nhí, việc nào sẽ “bảo vệ uy tín cho Bí thư Thanh Hóa” tốt hơn?

Trong tháng 8 và đầu tháng 9 năm 2016, một loạt các bài viết về lạm thu tại Thanh Hóa xuất hiện trên các báo.


Tại huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa, chị Nguyễn Thị Toàn bị cán bộ làng, xã xông vào nhà tịch thu cái giường duy nhất khi gia đình không đủ tiền đóng góp theo quy định của xã. Chồng chị đã mất. Một mình chị nuôi hai con. Chiếc giường là một trong những tài sản hiếm hoi còn được gọi là có giá trị trong nhà.



Bí thư Trịnh Văn Chiến

Tại huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa, gia đình chị Vũ Thị Mai thiếu 1.000.000 (một triệu đồng) tiền sản. Cán bộ xã, thôn vào tận nhà “cưỡng chế” chiếc xe máy và giữ tại nhà bếp của trưởng thôn. Khi chị Mai có đủ tiền nộp mới được chuộc xe về. Cùng hoàn cảnh với chị Mai, gia đình ông Hoàng Văn Chính bị “cưỡng chế” đôi lợn trong chuồng và cả chiếc ti vi khi ông Chính bôn ba kiếm ăn trên Hà Nội. Cho đến khi ông về đóng đủ tiền chuộc mới được lấy tài sản về.



Đó chỉ là một vài hoàn cảnh tiêu biểu trong “ma trận tận thu” tại Thanh Hóa. Ở một vài địa phương, trẻ con sơ sinh còn phải đóng phí nghĩa trangvà trẻ ba tuổi phải đóng tiền làm đường ra đồng dù nhà không có ruộng. Ông Lê Như Tiến, đại biểu Quốc hội khóa 12, 13, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội khóa 13 nói về hiện tượng tại Thanh Hóa “Tôi cho rằng, có lẽ đang hình thành tầng lớp giống như chánh tổng, lý trưởng ngày xưa, đó là cường hào mới ở nông thôn. Chỉ có cường hào thì mới o ép dân đến như thế.”

Sau khi các báo đăng rất nhiều bài viết Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến chỉ có một phát biểu duy nhất được đăng trên báo: “Tôi sẽ chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra và xử lý thông tin này”. Sau đó mọi việc chìm vào im lặng.

Giữa tháng 9.2016, một loạt các trang mạng chống phá Đảng và các trang mạng không chính thống đưa thông tin về việc ông Trịnh Văn Chiến có bồ nhí. Những thông tin ngoài luồng này không được xã hội tiếp nhận và cũng không có bất kỳ giá trị gì trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Thế nhưng ngay lập tức Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến lên tiếng. Đầu tiên ông cho biết “không quan tâm vì đây hoàn toàn là thông tin bố láo, bịa đặt”.

Tuy “không quan tâm vì đây hoàn toàn là những thông tin bố láo, bịa đặt” nhưng cả hệ thống chính trị của tỉnh Thanh Hóa đã vào cuộc. Tỉnh ủy Thanh Hóa có công văn gửi Ban Tuyên giáo, Bộ Thông tin – Truyền thông đề nghị xử lý các thông tin sai sự thật. Tỉnh ủy Thanh Hóa cũng có văn bản gửi chính thức gửi các cơ quan báo chí để thông tin chính xác, khách quan về vụ việc trên. Ông Đỗ Trọng Hưng, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết “Tập thể thường vụ thấy những thông tin như vậy là bịa đặt, vu khống. Hiện công an vào cuộc điều tra, làm rõ để bảo vệ uy tín cho Bí thư”.

Cả con trai Bí thư Thanh Hóa là ông Trịnh Linh cũng lên tiếng bảo vệ bố mình “Tôi là người trong gia đình, tôi hiểu rõ bố tôi nhất, làm gì có chuyện đó”.

Việc chăm lo cho dân bằng cả tâm huyết và việc chứng minh mình không có bồ nhí, việc nào sẽ “bảo vệ uy tín cho Bí thư” tốt hơn?

Không hiểu sao tôi cứ tưởng tượng về một viễn cảnh. Đó là khi thông tin về lạm thu được đăng trên báo chí, bí thư Trịnh Văn Chiến đến thăm hỏi những người dân. Ông huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để làm sáng tỏ vấn đề. Thay mặt Đảng ông có thể xin lỗi và cam kết sẽ chăm sóc cuộc sống của những người nghèo đói và yếm thế một các chu đáo hơn. Những người dân được đền bù và những sai phạm bị xử lý.

Rồi ngày hôm nay, khi tin đồn ông có bồ nhí lan tỏa thì chính những người dân khốn khổ ấy sẽ nói với cả xã hội rằng không Bí thư của chúng tôi là người tốt. Ông ấy không thể làm những việc “bố láo” như vậy được.

Khi những người dân gần ông nhất tin tưởng ông đến vậy, chắc hẳn công luận cũng sẽ dành cho ông nhiều thiện cảm hơn.

Nhưng viễn cảnh đó không xảy ra.

Người dân đã phải tự mình vật lộn với những o ép trong cuộc sống.

Và giờ đây ông Bí thư Trịnh Văn Chiến phải huy động mọi công cụ để bảo vệ uy tín của mình, cho dù đó chỉ là một nguồn tin nặc danh từ những trang mạng ngoài lề.

————

http://danviet.vn/kinh-da-trong/lo-cho-dan-hay-chung-minh-khong-co-bo-viec-nao-bao-ve-uy-tin-bi-thu-710223.html

Mai chiếu thủy bể gỗ- giá 1,5 triệu đồng

Mai chiếu thủy bể gỗ- giá 1,5 triệu đồng-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

LÀM GÌ CÓ PHAI PHÔI




gửi những điều còn sót lại

Ba!
Con chưa lớn để hiểu được tất cả nỗi buồn
Của mẹ của ba những tháng năm ai cũng tin người kia sai và dĩ nhiên mỗi riêng mình đúng
Tháng năm ánh mắt thương yêu trở nên vô dụng
Để gắt gỏng, giận hờn thành một thói quen


Vẫn chỉ là một ngọn cỏ yếu mềm
Gục lên chiều giông bão
Tưởng trải qua bấy nhiêu đớn đau đứng trước đời con sẽ cao ngạo
Vậy mà trăm lần đáng thương

Đủ nhạy cảm để hiểu đã đến lúc ba mẹ không thể chung đường
Tình yêu cạn đi theo bữa cơm ba về không đúng bữa
Nghĩa vợ chồng vơi theo dáng mẹ dựa
Lên bóng ai đó phi thường và bình yên

Cứ ngây thơ nghĩ trẻ con chưa đủ quyền
Nên lặng im nhìn người lớn bày trò ra đau khổ
Chỉ thắc mắc duy nhất một điều thôi: Khi đã đủ đầy yêu nhớ
Sao lại dễ dàng buông nhau?

Vẫn biết mọi thứ không thể quay lại buổi ban đầu
Bát nước hất đi làm sao hốt lại
Ký ức một thời ngọt lành bỗng nhiên ngang trái
Để tổn thương một đời người ... ba ơi!

Chưa đủ lớn để tường tận phận người
Thấu hiểu thế nào là tột cùng bất hạnh
Chỉ biết đi qua tuổi thơ lòng luôn canh cánh
... Đã có một thời ba mẹ cũng thương nhau

Giá người lớn đừng thề thốt bạc đầu
Thì chắc gì con nít tin mình đau đớn
Giá cứ thuỷ chung với những gì đã chọn
Thì làm gì có phai phôi?

Chỉ tiếc là ba mẹ đã tạo thêm một đứa trẻ trên đời
Mà không ngăn ích kỷ trong lòng mình lớn nữa
Thì ra ba mẹ đã xây ngôi nhà không vữa
Để một ngày bình thường tường đổ lên con

!!!

p/s: Những đứa trẻ con chỉ trở thành thiên thần nếu nó có một ông bố và một bà mẹ thương yêu!

Vụ Trịnh Xuân Thanh: “Ngòi nổ chuẩn bị cho công cuộc lớn hơn”



Tác giả: Hoàng Đan


—————

Ông Trần Quốc Thuận.“Những chỉ đạo của Tổng Bí thư trong vụ việc này chính là ngòi nổ chuẩn bị cho công cuộc lớn hơn trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng rất cấp bách hiện nay”.


Tham nhũng như căn bệnh ung thư đã di căn


Trao đổi với chúng tôi, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, những sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh là rất nghiêm trọng, liên quan đến nhiều vấn đề, không chỉ từ chiếc xe biển xanh mà còn là vấn đề tiêu cực tham nhũng, tổ chức cán bộ, chạy chức quyền… gây bức xúc trong cán bộ, Đảng viên và nhân dân.



Ông Thuận đánh giá, việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng liên tiếp ra các văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành làm rõ vụ việc, bản chất của vấn đề là rất kịp thời, thể hiện sự quyết tâm chính trị rất cao.

Sau đó, các kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã chỉ rõ từng sai phạm của Trịnh Xuân Thanh trong vấn đề để xảy ra thua lỗ ở PVC, luân chuyển cán bộ.

“Trước đây, thông thường Tổng Bí thư chỉ đưa ra những chỉ đạo mang định hướng, đường lối chung nhưng trong vụ việc của Trịnh Xuân Thanh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra những chỉ đạo cụ thể, quyết liệt, điều đó thể hiện quyết tâm chính trị rất cao của người đứng đầu Đảng trong công cuộc phòng chống tham nhũng.

Điều đó cho thấy không còn những hô hào, trên bàn giấy hay Nghị quyết nữa mà nó đã đi vào những vụ việc cụ thể.

Cá nhân tôi cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư trong vụ việc này chính là ngòi nổ chuẩn bị cho công cuộc lớn hơn trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng rất cấp bách, với mức độ rất nghiêm trọng hiện nay”, ông Thuận nêu rõ.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng nhìn nhận, vấn nạn tham nhũng hiện nay ở nước ta giống như “căn bệnh ung thư đã di căn đi toàn cơ thể” nên không thể “chỉ uống mấy liều thuốc đơn giản để chữa”.

“Như các Nghị quyết của Đảng, phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng nêu rõ, tham nhũng hiện nay đã lan tràn, với mức độ nguy hiểm rất lớn, gây ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ, của Đảng.

Điều đó cho thấy nó không khác nào căn bệnh ung thư đã di căn toàn cơ thể, cho nên không thể uống thuốc để phòng, chống đơn giản mà phải mổ xẻ, cắt bỏ những ung nhọt đó đi và nhổ tận gốc.

Nói cách khác, chống tham nhũng phải chống tận gốc, xử lý không trừ bất kể ai, dù cương vị, chức vụ nào, đương chức hay nghỉ hưu còn chống nửa vời, không đi đến đâu thì không những không tạo được niềm tin mà còn sa sút thêm.

Việc Tổng Bí thư chỉ đạo quyết liệt vụ việc Trịnh Xuân Thanh này cũng cho thấy, vụ việc không đơn giản và còn liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều người ở các cương vị, chức vụ khác nhau.

Nhưng rõ ràng, với sự chỉ đạo của người đứng đầu Đảng thì nhiều nút thắt sẽ được gỡ nhanh hơn”, ông Thuận chỉ rõ.

Cần làm rõ “đường dây” giúp Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn

Từ góc độ luật pháp, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng đánh giá, tuy có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng nhưng rõ ràng là vẫn chưa thực sự có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ.

“Lẽ ra, sau khi có chỉ đạo của Tổng Bí thư thì các cơ quan chức năng vào cuộc có thể đình chỉ sinh hoạt Đảng, khai trừ Đảng và phải có biện pháp quản lý người chặt chẽ… còn bây giờ sau khi cơ quan điều tra tiến hành khởi tố thì đối tượng đã trốn mất rồi, chúng ta lại phải truy nã gây tốn kém thêm.

Nếu chúng ta làm đồng bộ, nhịp nhàng, rõ ràng mọi việc ra thì sẽ được lòng dân, tiết kiệm hơn”, ông Thuận nói.

Ông Thuận cũng nhấn mạnh, việc Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn hiện nay cũng giống như vụ việc của Dương Chí Dũng trước đây nên các cơ quan chức năng cần làm rõ xem có “đường dây” giúp các đối tượng này trốn hay không?.

“Thực tế, ở đây là do công tác phòng chống tham nhũng của chúng ta thời gian qua chưa đến nơi đến chốn nên mới tạo ra đường dây giúp các đối tượng như Trịnh Xuân Thanh trốn chạy như thế nào.

Do đó, tôi mong các cơ quan chức năng cần vào cuộc làm rõ xem có hay không đường dây này và nếu có phải xử lý nghiêm các đối tượng có liên quan, dù là bất cứ ai.

Như tôi đã nói, với chỉ đạo cụ thể của Tổng Bí thư thì tôi tin là các cơ quan chức năng sẽ làm rõ ràng, cụ thể và sau đó, có thể bóc tách, phát hiện ra những vụ việc khác, sai phạm nghiêm trọng hơn”, ông Thuận bày tỏ.

http://soha.vn/vu-trinh-xuan-thanh-ngoi-no-chuan-bi-cho-cong-cuoc-lon-hon-20160921104603809.htm

Y án sơ thẩm với blogger Ba Sàm



Tác giả: Hoàng Sang

.
Sau 1 ngày xét xử, HĐXX TAND cấp cao tại Hà Nội đã không chấp nhận kháng cáo kêu oan của bị cáo và giữ nguyên bản án sơ thẩm đối với cả 2 bị cáo.


TAND cấp cao tại Hà Nội hôm nay xét xử phúc thẩm bị cáo Nguyễn Hữu Vinh (tức blogger Anh Ba Sàm) và Nguyễn Thị Minh Thuý.

Bị cáo Nguyễn Hữu Vinh (tức blogger Anh Ba Sàm, 60 tuổi, ngụ tại quận Đống Đa, Hà Nội) bị tuyên phạt 5 năm tù về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo điều 258 bộ luật Hình sự.

Bị cáo Nguyễn Thị Minh Thúy (36 tuổi, ngụ quận Ba Đình) bị tuyên phạt 3 năm tù về cùng tội danh.

Bị cáo Nguyễn Hữu Vinh và bị cáo Nguyễn Thị Minh Thúy tại phiên phúc thẩm. Ảnh: Minh Quang


Có 6 luật sư tham gia bào chữa cho 2 bị cáo.



Theo cáo trạng, năm 2000, bị cáo Nguyễn Hữu Vinh thành lập và làm giám đốc Công ty TNHH Điều tra và Bảo vệ V (Công ty VPI). Còn bị cáo Minh Thúy làm kế toán tại công ty này từ năm 2003-2007.

Đầu năm 2014, bị cáo Vinh đã lập blog Chép sử Việt và blog Dân quyền. Sau khi thành lập 2 blog này, bị cáo Vinh đã cung cấp mật khẩu truy cập và chia sẻ cho bị cáo Nguyễn Thị Minh Thúy một số quyền quản trị đối với hai blog này: viết bài, chỉnh sửa bài viết…

Cơ quan An ninh Bộ Công an xác định, vào thời điểm bắt giữ, Nguyễn Hữu Vinh là người quản lý blog Anh Ba Sàm.

Cáo trạng truy tố khẳng định: Ngoài việc chỉ đạo, trao đổi bằng điện thoại, bị cáo Vinh còn chỉ đạo Minh Thúy biên tập, đăng tải bài viết, duyệt cho hiện thị các ý kiến bình luận trên 2 blog này bằng hộp thư điện tử.

Từ khi lập blog đến khi bị cáo bị cơ quan công an bắt giữ, blog Dân quyền đã đăng 2014 bài viết, còn blog Chép sử Việt đăng 383 bài viết.

Theo kết luận của cơ quan chức năng, 24 bài viết có nội dung sai sự thật, không có căn cứ, tuyên truyền xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ các cá nhân, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đưa ra cái nhìn bi quan một chiều, gây hoang mang lo lắng, làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo đất nước của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và Nhà nước.

————-

http://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ky-su-phap-dinh/329155/y-an-so-tham-voi-blogger-ba-sam.html

KHAI MỞ TÂM THỨC




Nguyên tác: Ni sư AYYA KHEMA | Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ
(Theo Expansion in Consciousness,
một trong mười Pháp thoại của sách TO BE SEEN: HERE AND NOW)





Chúng ta có khả năng chuyển đổi thân, thì đối với tâm cũng thế. Thân có thể thay đổi như khi ta ăn ít hơn để giảm ký, hay ăn nhiều hơn để tăng trọng lượng; uống nhiều rượu thì hại gan, hút thuốc nhiều thì hại phổi. Ta có thể tập thể dục để có bắp thịt, hay luyện tập để chạy nhanh hơn, nhảy cao hơn, hay tập dượt để có thể đánh tennis hay đá cầu. Thân có thể làm được nhiều thứ mà một người bình thường không biết mình có thể làm được vì họ không được tập luyện. Thí dụ, chúng ta biết có những người có thể nhảy hai hay ba lần cao hơn bình thường, hay chạy nhanh gấp mười lần người khác. Thật vậy, nhiều người có thể làm những điều phi thường với cơ thể họ. Tương tự, cũng có những người có thể sử dụng tâm họ trong những cách dường như rất kỳ diệu, mà thật ra tất cả đều do tập luyện.

Thiền là cách rèn luyện duy nhất dành cho tâm. Muốn huấn luyện thân phải có những kỷ luật về thân. Tâm cũng cần những kỷ luật về tâm, như thực hành thiền.

Trước hết ta cần chuyển hóa tâm từ những suy nghĩ bất thiện thành thiện. Cũng giống như người muốn trở thành vận động viên phải bắt đầu bằng việc rèn luyện cơ thể, ta cũng cần phải làm thế với việc rèn tâm. Đầu tiên chúng ta giải quyết những điều bình thường, sau đó mới đến những điều cao xa hơn. Việc quán tưởng về cái chết của bản thân sẽ giúp chúng ta nhận thức rằng tất cả những gì đang xảy ra, sẽ sớm chấm dứt, vì tất cả chúng ta sẽ chết đi. Dầu chúng ta không thể biết chính xác ngày giờ, điều đó chắc chắn sẽ xảy ra. Khi luôn quán tưởng về cái chết trong tâm, những gì xảy ra quanh ta không quan trọng mấy nữa, vì tất cả chỉ quan trọng trong một thời gian rất giới hạn.

Chúng ta có thể thấy rằng chỉ việc tạo nghiệp mới quan trọng, do đó hãy làm những điều tốt nhất mà ta có thể làm trong từng ngày, từng giây phút. Giúp đỡ người khác trở thành ưu tiên. Không có gì có thể thay thế điều đó. Tha nhân có thể được lợi ích nhờ tài năng hay sở hữu của ta vì ta không thể giữ hay mang chúng theo mình. Tốt hơn hết là ta cho đi tất cả càng sớm càng tốt.

Một trong những định luật của vũ trụ là bạn càng cho ra nhiều, thì bạn được vô nhiều hơn. Dầu đó là luật nhân quả, nhưng có mấy ai tin điều đó. Đó là lý do tại sao ai cũng cố gắng kiếm nhiều tiền hơn và sở hữu nhiều thứ hơn nữa. Nếu ta tin và sống dựa vào nhân quả, thì chẳng bao lâu ta sẽ khám phá ra sự thật. Tuy nhiên điều đó chỉ hiệu nghiệm nếu việc bố thí được làm với tâm trong sạch. Chúng ta có thể chia sẻ thời gian, sự quan tâm, chăm sóc vì lợi ích của kẻ khác. Chúng ta cũng được lợi ích ngay, đó là hạnh phúc trong lòng, khi ta thấy được niềm vui mà ta đã tạo ra cho người. Đây có thể là niềm hạnh phúc duy nhất ta có thể tìm thấy trên cõi đời này mà nó không nhanh chóng qua đi, vì chúng ta có thể hồi tưởng lại việc thiện và niềm hạnh phúc của riêng mình.

Nếu chúng ta thực sự tin rằng cái chết lơ lửng trên đầu, không chỉ bằng lời nói, thì thái độ của chúng ta đối với người và sự việc sẽ hoàn toàn thay đổi. Chúng ta sẽ không còn như trước nữa: Con người mà chúng ta từng là, cho đến bây giờ không mang đến cho ta sự hài lòng, bình an và hạnh phúc trọn vẹn. Chẳng thà là ta trở nên một con người khác, với cái nhìn mới mẻ. Chúng ta sẽ không còn cố gắng để duy trì thứ gì dài lâu, vì ta biết tính chất tạm bợ của việc ta làm. Do đó không có gì còn quan trọng nữa.

Có thể so sánh với việc ta mời bạn bè đến nhà dùng cơm. Chúng ta lo lắng, quan tâm không biết các món ăn có vừa miệng khách, họ có thoải mái không và có gì sơ sót chăng. Nhà cửa phải sạch bóng cho khách. Khi có khách, chúng ta rất quan tâm, lo cho khách có đầy đủ những thứ họ cần. Sau đó chúng ta lại quan tâm không biết họ có thích nhà ta không, có thoải mái ở đó không, có nói lại với những người bạn khác rằng bữa tiệc đó thật vui. Đó là các thái độ của ta vì ta sở hữu chỗ đó, vì ta là chủ. Nếu ta là khách, ta chẳng quan tâm đến món ăn vì đó là việc của chủ nhà. Ta chẳng quan tâm xem mọi thứ có chỉn chu không vì đó không phải là nhà của ta.

Thân này không phải là nhà của ta, dầu ta có sống bao lâu trong đó. Nó chỉ là một chỗ tạm bợ, không đáng quan tâm. Không có gì thuộc về ta, ta chỉ là khách ở đây. Có thể ta chỉ có mặt một tuần hay một năm nữa, hay mười, hai mươi năm nữa. Nhưng chỉ làm thân khách, thì mọi sự diễn ra thế nào có quan trọng gì đâu? Điều duy nhất ta có thể làm khi là khách trong nhà ai đó, là cố gắng hòa nhã, làm lợi ích cho những người ở quanh ta. Mọi thứ còn lại đều hoàn toàn vô nghĩa, nếu không thần thức ta sẽ dính mắc lại nơi phố thị.

Hơn nữa, chẳng phải là việc nâng cao tâm thức và tỉnh giác tới mức độ ta có thể nhìn xa hơn những mối bận tâm trước mắt mới là điều quan trọng sao? Lúc nào cũng là những việc giống nhau: thức dậy, điểm tâm, vệ sinh, thay đồ, nghĩ ngợi, lên kế hoạch, nấu ăn, mua sắm, trò chuyện, đi làm, đi ngủ, rồi lại thức dậy... Cứ thế lặp đi, lặp lại. Vậy có đáng cho một kiếp người? Tất cả chúng ta đều cố gắng tìm điều gì đó trong những sinh hoạt hàng ngày có thể mang đến niềm vui cho mình. Nhưng không có gì lâu bền, hơn nữa mọi thứ đều liên quan đến việc ta phải hướng ra ngoài để tìm thứ gì đó. Nếu mỗi buổi sáng ta đều nhớ là cái chết chắc chắn sẽ đến, nhưng giờ ta có thêm một ngày để sống, thì lòng biết ơn và ý chí có thể phát khởi để giúp ta làm điều gì đó ích lợi trong ngày.

Điều quán tưởng thứ hai của ta có thể là về việc làm thế nào để chuyển hóa tâm từ sân hận, tổn thương, bất hạnh, sang những điều ngược lại. Việc nhớ đi, nhớ lại sẽ giúp ta dần dần thay đổi được tâm. Ta không thể thay đổi thân qua đêm, để trở thành vận động viên, thì tâm cũng không thể chuyển đổi ngay lập tức. Nhưng nếu ta không liên tục rèn luyện nó, thì nó sẽ mãi giống như xưa, không thể đưa ta đến một cuộc sống hài hòa, hạnh phúc. Phần đông đều thấy cuộc sống đầy bất hạnh, lo âu và sợ hãi. Sợ hãi là một bản chất của con người, do ảo tưởng về ngã tạo nên. Ta sợ rằng cái ngã của mình sẽ bị hủy diệt, xóa bỏ.

Ý muốn chuyển hóa tâm sẽ giúp ta có thể sống một cách có ý nghĩa mỗi ngày, là sự khác biệt giữa còn sống và thực sự sống. Chúng ta sẽ có thể làm ít nhất một việc mỗi ngày, hoặc là thúc đẩy sự phát triển tâm linh cho bản thân, hoặc quan tâm, làm lợi ích cho người, tốt nữa là cả hai. Nếu ngày này qua ngày khác, ta đều sống có ý nghĩa, thì rốt cục ta sẽ có một cuộc sống có ý nghĩa. Nếu không ta sẽ có một cuộc sống vị kỷ, không bao giờ biết thỏa mãn. Nếu ta quên nghĩ đến những ham muốn hay ghét bỏ của bản thân, mà chỉ quan tâm đến sự phát triển tâm linh và đem lại hữu ích cho người, thì cái khổ (dukkha) của ta giảm đáng kể. Nó sẽ đi đến chỗ mà nó chỉ còn là một tính chất tiềm ẩn trong tất cả mọi hiện hữu, chứ không còn là cái khổ, hay bất hạnh riêng của cá nhân. Khi nào ta còn đau khổ, bất hạnh, thì cuộc sống của ta không có ích lợi gì. Khổ sở, đau đớn, than khóc không có nghĩa là ta rất nhạy cảm, mà đúng ra là ta không thể tìm ra giải pháp cho vấn đề.

Chúng ta dành bao nhiêu thời gian để mua thực phẩm, nấu nướng, ăn uống, sau đó dọn dẹp, rồi lại lo nghĩ cho bữa ăn kế tiếp. Hai mươi phút quán tưởng xem ta nên sống thế nào, sẽ không tiêu tốn nhiều thời gian của ta. Dĩ nhiên, ta cũng có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc quán tưởng này, là phương cách giúp tâm có một hướng đi mới. Không có sự rèn luyện, tâm sẽ ù lì, thiếu thiện xảo, nhưng khi ta chỉ cho tâm hướng đi mới, thì sau đó ta sẽ học được cách bảo vệ hạnh phúc của riêng mình. Điều này không liên hệ với việc ta có được điều ta muốn hay loại bỏ được điều ta không mong muốn. Đó chỉ là sự thiện xảo của tâm khi nhận biết điều gì là lợi ích và mang lại hạnh phúc.

Phương hướng mới này, phát khởi từ quán tưởng, có thể đem ứng dụng vào trong hành động. Chúng ta thực sự có thể làm gì? Mọi người chúng ta đã nghe quá nhiều những mỹ từ, nhưng chỉ nói suông không thôi thì chẳng lợi ích gì. Phải nhận thức rằng những lời này cần đi kèm theo hành động nơi thân hay tâm. Đức Phật nhắc nhở ta rằng nếu ta nghe pháp mà có lòng tin vào chân lý đó, thì trước tiên ta phải nhớ lý thuyết. Sau đó ta phải xét xem mình có thể thực hiện được những gì mà bài pháp đòi hỏi ta phải làm.

Nếu ta quán niệm để giải thoát khỏi sân hận, ta có thể hồi tưởng lại quyết chí đó nhiều lần. Bước kế tiếp là: Làm sao ta thực hiện điều đó? Trong cuộc sống hàng ngày, ta phải để ý xem sân hận có phát khởi, nếu có, ta phải thay thế nó với tình thương và lòng bi mẫn. Đó là cách huấn luyện tâm. Lúc đó tâm không còn cảm thấy quá nặng nề, quá chấp chặt vào các thành kiến vì ta biết rằng chuyển hóa là điều có thể xảy ra. Khi tâm cảm thấy nhẹ nhàng, trong sáng hơn, nó có thể khai mở. Ứng dụng giáo lý của Đức Phật giúp tâm tỉnh giác, nên các hoạt động bình thường, hàng ngày không còn quá quan trọng. Chúng chỉ cần thiết để giúp thân sinh động và tâm biết đến những sự phát triển trên nhiều phương diện ở thế gian.

Từ đó phát khởi sự nhận thức rằng nếu chúng ta đã có thể thay đổi tâm đến dường ấy, thì có thể còn có nhiều điều trên vũ trụ này mà ta chưa thể thấy với tâm bình thường. Từ đó ta có thể quyết chí đạt đến những điều siêu phàm. Cũng giống như với vận động viên, việc giữ thăng bằng, kỷ luật và sức mạnh của thân là điều có thể, thì tâm cũng có thể làm như thế. Đức Phật đã nói về sự tỉnh giác sâu xa do kết quả của việc hành thiền đúng đắn, liên tục. Chánh định có nghĩa là sự chuyển đổi của tâm thức vì lúc đó ta không còn kết nối với cái biết bình thường, tương đối. Khi đã có thể chuyển đổi đường hướng của tâm, chúng ta không còn chìm đắm trong những vấn đề tầm thường, mà biết rằng còn có nhiều thứ hơn thế nữa.

Vì đã được rèn luyện, làm tăng thêm sức mạnh, khéo thăng bằng nên tâm có thể thể hiện ý thức, sự tỉnh giác dường như khá đặc biệt, nhưng đó chỉ là kết quả của quá trình rèn luyện. Có nghĩa là ta đã thoát khỏi sự sáo mòn của tâm. Nếu ta cứ lái xe trên một con đường trơn ướt, thì vết xe lún ngày càng sâu hơn, cuối cùng có ngày xe sẽ bị dính chặt vào đó. Đó cũng giống như các phản ứng theo thói quen trong đời sống hằng ngày của ta. Công phu hành thiền sẽ kéo chúng ta ra khỏi những vũng lầy đó vì tâm giờ có các định hướng mới. Thiền tập và hành động theo đó tạo nên con đường mới trong cuộc sống của chúng ta, trong khi các vũng lầy cũ bị ta bỏ lại phía sau… Đó là những phản ứng đối với các duyên khởi của nghe, thấy, nếm, ngửi, xúc chạm và tưởng. Thật uổng phí nếu ta để kiếp làm người quý báu này để chỉ làm kẻ phản ứng (reactor). Trái lại làm người chủ động (creator) thì ích lợi hơn, có nghĩa là suy nghĩ, nói năng và hành động có tính toán.

Dần dần ta có thể không cần đến đối tượng thiền quán. Nó chỉ là chìa khóa, hay cái móc để treo tâm lên đó, để nó không chạy theo việc thế gian. Khi định đã phát khởi, thì cũng giống như chiếc chìa khóa đã tìm được ổ khóa, và ta đã mở được cửa vào. Khi mở cửa chánh định, ta thấy được ngôi nhà với tám phòng, là tám tầng thiền định (jhanas). Đã vào được phòng thứ nhất, thì không có lý do gì, với sự thiền tập, ý chí và tinh tấn, ta không thể dần dần đi vào được tất cả. Lúc ấy tâm thức sẽ buông bỏ mọi quá trình suy tưởng trước kia và chuyển qua trạng thái trải nghiệm sự việc.

Điều đầu tiên xảy ra khi định phát khởi là một cảm giác tự tại. Đáng tiếc là có quan niệm sai lầm cho rằng các tầng thiền định không thể đạt được mà cũng không cần thiết. Quan niệm đó trái ngược lại với giáo lý của Đức Phật. Bất cứ lời dạy nào của Ngài về con đường đi đến giải thoát luôn bao gồm các tầng thiền định (samma-samadhi). Đó là tám bước trong Bát Thánh đạo. Cũng sai lầm khi tin rằng không thể đạt được chánh định. Những hành giả này cần được hỗ trợ và tư vấn để phát triển nỗ lực. Thiền tập phải bao gồm các tầng thiền định vì chúng là sự khai mở của tâm thức đưa đến một thế giới hoàn toàn khác với những gì ta từng biết qua.

Trạng thái tâm phát khởi qua các tầng thiền định giúp ta có thể sống mỗi ngày với ý thức được gì là quan trọng, gì là không. Thí dụ, đã nhìn thấy ta có thể trồng cây to, không ai còn tin rằng cây luôn nhỏ, dầu các cây trong vườn nhà ta nhỏ xíu, vì đất xấu. Nếu ta đã nhìn thấy những cây đại thụ, ta biết rằng chúng hiện hữu, và ta có thể cố gắng tìm nơi có thể trồng chúng. Các trạng thái tâm cũng thế. Đã nhìn thấy khả năng khai mở tâm thức, ta không còn tin rằng chỉ có tâm thức bình thường hiện hữu, hay chỉ có hơi thở là đối tượng thiền quán duy nhất.

Hơi thở là chiếc móc để ta treo tâm lên đó, để ta có thể mở cánh cửa đến với thiền chân chánh. Đã mở được cánh cửa, ta trải nghiệm được thân tự tại, thể hiện qua nhiều cách khác nhau. Có thể là một cảm giác nhẹ nhàng hay mãnh liệt, nhưng nó gắn với cảm giác dễ chịu. Đức Phật đã nói về sự dễ chịu đó như sau: “Đây là lạc mà Ta cho phép mình được hưởng thụ”. Trừ khi ta trải nghiệm được niềm vui của trạng thái thiền định, là điều hoàn toàn không tùy thuộc vào các điều kiện bên ngoài, và ta cuối cùng có thể nói: “Thế gian với bao quyến rũ tầm thường không còn làm bận lòng ta”, và tâm nhàm chán sẽ phát sinh. Nếu không, tại sao người ta lại phải từ bỏ cái đôi khi cũng mang lại khoái lạc cho họ, nếu họ không có gì khác ngoài những thứ đó? Làm sao người ta có thể làm điều đó? Khó thể buông bỏ tất cả những lạc thú mà thế gian có thể mang đến cho ta, nếu ta không có gì để thay thế chúng. Đó là lý do đầu tiên tại sao trong giáo lý của Đức Phật các tầng thiền định chiếm vị thế quan trọng. Ta sẽ không thể buông bỏ khi vẫn còn nghĩ rằng với thân này và các giác quan này ta có thể đạt được điều mình kiếm tìm, có tên gọi là hạnh phúc.

Đức Phật khuyến khích ta tìm hạnh phúc, nhưng ta phải tìm đúng hướng. Ngài cho rằng ta có khả năng bảo vệ hạnh phúc của riêng mình. Ngay giây phút đầu tiên khi đạt được sự thoải mái nơi thân lúc hành thiền cũng đã minh họa cho sự thật là có điều gì đó bên trong chúng ta đem lại hỷ lạc, hạnh phúc. Sự tự tại nơi thân cũng khơi lên ý thích sự dễ chịu đó để giữ ta ngồi lại gối thiền. Dầu đó cũng là một cảm giác nơi thân, nhưng nó không phải là cảm giác mà ta thường biết đến. Nó khác vì nó phát xuất từ nguồn khác. Những cảm giác vật lý dễ chịu quen thuộc đến từ sự xúc chạm, còn cảm giác này đến từ thiền định. Rõ ràng là vì có nguồn gốc khác nhau, các kết quả cũng khác nhau. Sự xúc chạm thì thô, định thì vi tế. Do đó cảm giác đến từ thiền cũng có đặc tính tâm linh vi tế hơn là cảm giác dễ chịu đến từ sự xúc chạm. Đã biết rõ ràng rằng điều kiện duy nhất cần thiết để được hạnh phúc là thiền định, thì ta sẽ kiềm chế những sự chạy đuổi, tìm kiếm đối tượng thích hợp, món ngon, thời tiết tốt, tiền tài, và không phung phí năng lượng tâm linh cho những thứ này. Do đó, đây là bước đầu tiên cần thiết để tiến tới sự nhàm chán.

Giờ chúng ta đang bước vào các trạng thái tâm vượt lên trên những vấn đề thế tục hàng ngày… Tất cả chúng ta đều biết đến cái tâm hay gắn với những điều bình thường. Tâm đó lo lắng về đủ mọi thứ chuyện, bồn chồn, toan tính, hy vọng, nhớ tưởng, mơ mộng, ưa, ghét và phản ứng. Đó là một tâm bận rộn. Có thể đây là lần đầu tiên ta làm quen với một tâm không có những đặc tính này. Sự thư thái thoải mái không có những suy tưởng bám theo, đó là một trải nghiệm. Cuối cùng ta nhận ra rằng loại suy tưởng mà ta quen thuộc không mang đến cho ta những kết quả mà ta mong muốn. Nó chỉ có ích trong việc giúp ta lập ý nguyện hành thiền. Chúng ta biết, ngay ở bước đầu tiên đó, rằng cuộc sống thế gian không thể mang đến cho ta những gì mà thiền có thể. Hạnh phúc không tùy thuộc vào những điều kiện bên ngoài mang đến sự thỏa mãn hơn bất kỳ thứ gì có thể tìm thấy trên thế gian này. Chúng ta cũng được thấy là tâm có khả năng khai mở vào một tâm thức khác mà ta chưa từng biết qua, do đó ta có được kinh nghiệm tự chứng về việc thiền là phương tiện cho vấn đề giải phóng tâm linh.

Do đã có được cảm giác dễ chịu này, niềm hỷ lạc nội tâm sẽ phát khởi. Điều này tạo cho thiền giả niềm tin rằng con đường đến “vô ngã” là con đường của hỷ lạc chứ không phải khổ đau. Từ đó phản ứng bản năng chống lại “vô ngã” sẽ giảm đi đáng kể. Nhiều người không thể chấp nhận ý nghĩ rằng họ “không là ai cả”, ngay cả khi họ hiểu điều đó bằng tri thức. Nhưng khi đã có thể trải nghiệm được hai đặc tính đầu tiên của thiền, ta sẽ nhận thức rõ ràng rằng điều đó chỉ có thể khi “cái ngã” luôn suy tư, được tạm thời dẹp qua một bên. Vì khi cái ngã hoạt động, nó lập tức thốt lên, “Ồ, thật tuyệt vời”, và ngay lập tức ta không còn định tĩnh. Nó phải có mặt và trải nghiệm ở nơi không có gì nói “Tôi đang trải nghiệm”. Sự giải thích và tìm hiểu về những gì ta đã trải nghiệm có thể thực hiện sau.

Đó là sự nhận thức rõ ràng rằng, không có “cái ngã”, niềm hỷ lạc nội tâm sẽ lớn và sâu sắc hơn nhiều so với bất cứ hạnh phúc nào mà ta đã biết ở thế gian. Do đó sự quyết tâm để thực sự nắm bắt những điều dạy của Đức Phật sẽ thành quả. Cho đến lúc đó, đa số chúng ta chỉ chọn một vài khía cạnh của Pháp, mà ta đã được nghe qua, và nghĩ rằng vậy là đủ. Có thể đó là sự cúng dường, tán tụng, lễ hội, làm điều thiện, hay giữ giới, tất cả đều tốt, nhưng thực tại của giáo lý là một bức tranh ghép vĩ đại, nơi tất cả những mảnh ghép khác nhau sẽ tụ lại thành một tổng thể khổng lồ, bao gồm tất cả. Mà tâm điểm là “vô ngã” (anatta). Nếu ta chỉ sử dụng một vài mảnh ghép này, ta sẽ chẳng bao giờ có được bức tranh toàn cảnh. Nhưng có khả năng hành thiền mang lại sự khác biệt lớn lao trong phương cách ta tiến đến với cái tổng thể của giáo lý, nó trùm phủ cả thân và tâm, và thay đổi hoàn toàn người hành theo đó.

Chúng ta phải dựa vào khả năng hành thiền của mình trên từng ngày. Ta không thể hy vọng là mỗi khi ngồi xuống, ta sẽ thành công, nếu ta chỉ lo nghĩ chuyện thế gian, và nếu như ta không cố gắng giảm bớt sân, ghen tỵ, tham, chống đối trong cuộc sống hàng ngày. Nếu ta sử dụng chánh niệm, tỉnh giác rõ ràng và lắng lòng dục, là ta có nền tảng để hành thiền. Khi chúng ta thực hành đem thiền vào công việc hàng ngày, ta sẽ thấy sự thay đổi dần dần trong ta, giống như một vận động viên đang trong thời kỳ luyện tập. Tâm sẽ trở nên mạnh mẽ, và hướng đến những vấn đề quan trọng trong cuộc sống. Nó không bị xao động bởi bất cứ điều gì xảy ra.

Nếu mỗi ngày ta đều dành thời gian quán niệm, hành thiền và không quên chánh niệm, ta sẽ có một bắt đầu tốt đẹp cho việc khai mở tâm thức. Dần dà vũ trụ và bản thân chúng ta sẽ chuyển đổi, dựa trên sự thay đổi quan điểm của ta. Có câu nói trong thiền là: “Lúc đầu núi là núi, sau đó núi không còn là núi, rồi cuối cùng núi lại là núi”. Đầu tiên ta nhìn thấy mọi thứ với cái thực tại tương đối của chúng; mỗi người là một cá nhân riêng lẻ, mỗi cây là một loại khác nhau, mọi thứ phần nào đều có tầm quan trọng trong cuộc sống của ta. Rồi khi bắt đầu tu hành, bỗng nhiên ta thấy ra một thực tại khác, toàn cầu và rộng mở. Ta trở nên rất chú tâm vào việc hành thiền của mình, không còn để ý nhiều đến những gì xảy ra quanh ta. Ta cảm nhận được sự khai mở, thăng hoa của tâm thức, biết rằng các phản ứng hàng ngày của ta không quan trọng. Có lúc ta chỉ chú tâm đến thiền, và dường như sống trong một thực tại khác. Nhưng cuối cùng, ta lại trở về ngay nơi ta từng có mặt, làm tất cả mọi thứ như trước kia, nhưng không còn để chúng lay động lòng mình. Núi lại chỉ là núi. Mọi thứ lại trở về với bản chất bình thường như xưa, chỉ có điều là chúng không còn cá biệt hay quan trọng nữa.

Trong kinh Điều lành lớn (Maha-Mangala Sutta), một vị A-la-hán được mô tả như là: “… dù bị ảnh hưởng bởi những hoàn cảnh thế tục, tâm vị ấy không hề lay động”. Bậc Giác Ngộ dầu sống trong thế tục, hành động như mọi người khác, cũng ăn, ngủ, tắm giặt, trò chuyện với người, nhưng tâm Ngài không lay động. Tâm đó luôn mát mẻ và bình an.