" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014
NHẬN ĐỊNH VỀ DVD “SỰ THẬT VỀ HỒ CHÍ MINH” Của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ & Trần Quốc Bảo
Trần Chung Ngọc
Gần đây, đọc trên Internet, tôi đã biết là ở hải ngoại mới tung ra một DVD về “Sự Thật Về Hồ Chí Minh”, “sản phẩm trí tuệ” của linh mục Nguyễu Hữu Lễ và Trần Quốc Bảo. Nhìn vào bản thân của linh mục Nguyễn Hữu Lễ, và danh sách những tài liệu tham khảo như của Cao Thế Dung, Minh Võ, Trần Gia Phụng, Hoàng Văn Chí, Mark Moyar, Lê Hữu Mục v…v… cùng những nhân vật được phỏng vấn để thực hiện DVD như Minh Võ, Nguyễn Ngọc Bích, Bùi Diễm, Nguyễn Minh Cần, Vũ Ngự Chiêu, Vũ Thư Hiên, Dương Thu Hương, Lê Hữu Mục, Tôn Thất Thiện, Trần Ngọc Thành, Trần Mạnh Hảo, Bùi Tín, LM Phan Văn Lợi v..v…, chúng ta có thể đoán được nội dung và giá trị những “sự thật” này là như thế nào. Cho nên, tôi không mấy quan tâm đến tài liệu này.
Nhưng có người bạn vừa mới cho tôi một bản sao DVD trên, cho nên tôi đã bỏ chút thì giờ xem trong đó có những gì. Xem xong tôi có thể nói ngay đó là một tài liệu chống Cộng quen thuộc rất rẻ tiền, và nếu tôi có thể mượn lời của Ulrich Rippert trong bài “A political evaluation of Schwarzbuch des Kommunismus” -- [The Black Book of Communism], 15 July 1998, nhận định về cuốn “Le Livre Noir Du Communisme” của Tổng Biên Tập Stéphane Courtois như sau: “Là một tác phẩm nghiên cứu nghiêm chỉnh về sử, cuốn “Sách Bôi Nhọ…” hoàn toàn vô giá trị”. [As a serious historical work the “black book” is totally worthless], thì tôi cũng có thể đưa ra một nhận định tổng quát về DVD “Sự Thật Về Hồ Chí Minh” : “Là một sản phẩm chống Hồ Chí Minh và chống CS, DVD “Sự Thật Về Hồ Chí Minh” hoàn toàn vô giá trị” .
Trước khi viết bài phân tích này, tôi có email hỏi vài người bạn thân xem đã có ai coi DVD này chưa và có ý kiến gì không? Một người bạn đã trả lời như sau:
Toàn bộ cuốn phim (khoảng 100 phút) được cài đặt trên YouTube (13 đoạn):
http://www.vietcyber.net/forums/showthread.php?t=129707
Tôi chưa xem hết nhưng sơ khởi có những nhận xét sau:
1- Từ nội dung (tài liệu) đến hình thức (kỹ thuật) rất chuyên nghiệp. Tôi không tin người Việt hải ngoại, let alone LM Nguyễn Hữu Lễ, có khả năng thực hiệnđược. Tôi nghi là có "bàn tay" nào đó chỉ đạo và giúp đở.
2- Thành phần được phỏng vấn thì đơn điệu, một chiều, cùng phe cánh. Cho nên, at best, có thể gọi là "Một nữa sự thật về HCM" thì đúng hơn. Những công lao của ông HCM trong sự nghiệp cứu nước hoàn toàn không được đề cập đến.
3- Nhiều tài liệu hoặc interviews chỉ là những tuyên bố chủ quan, không có reference.
4- Một trong những kỹ thuật (tuyên truyền) là associate ông HCM với Staline, Mao, Pol Pot, ... để force tư duy người xem chấp nhận (một cách vô thức) cái similarity giữa những nhân vật nầy.
5- Fact Interpretation, ví dụ về chuyện ông HCM làm đơn xin học trường thuộc địa và nhiều chuyện khác, cũng chỉ là suy diễn theo chủ quan để phục vụ mục đích tuyên truyền của DVD.
6- Rất "vui" vì thấy ghi tên người chủ trương DVD là LINH MỤC Nguyễn Hữu Lễ. Để cho những ai còn "mơ tưởng" chuyện bang giao với Vatican ... sáng mắt ra.
Nói tóm lại, đây là một tài liệu tuyên truyền hơn là một nghiên cứu lịch sử. Nhưng chắc chắn là có hiệu quả cao trong giới CG và chống Cọng. Và cũng "thuyết phục"được một số đông lười suy nghĩ và thiếu hiểu biết.
Tôi đồng ý với anh bạn về những nhận xét trên nhưng đó chỉ là những nhận xét đại cương về một phần của DVD. Đi vào sự phân tích những chi tiết trong DVD trên, chúng ta có thể chứng minh rằng, “sản phẩm trí tuệ” của LM Nguyễn Hữu Lễ và Trần Quốc Bảo, và của một số người được phỏng vấn, thuộc loại chống Cọng rẻ tiền, không có một giá trị trí thức nào. Vì thời buổi này mà còn mang những chuyện thuộc loại “tố Cọng” của hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cọng Hòa như “tiêu diệt các đảng phái quốc gia”, “cải cách ruộng đất”, “Tết Mậu Thân” , “gần 1 triệu người Bắc di cư năm 1954” v…v… và đổ lên đầu ông Hồ với chủ trương “character assassination” thì giá trị trí thức là ở chỗ nào. Điều đặc biệt là ngay cả những bậc được gọi là trí thức cũng nhắc đi nhắc lại những luận điệu tố Cọng đã lỗi thời trên như là những đĩa hát đã cùn, cứ lập đi lập lại một điệu.
DVD “Sự Thật Về Hồ Chí Minh” vô giá trị vì dựa trên những thông tin sai lầm, khoan kể những phát biểu một chiều của vài nhân vật Việt Nam được phỏng vấn, như ngay cả khi phỏng vấn những tác giả nổi tiếng như William J. Duiker, Sophie-Quinn Judge , những tác giả đã nghiên cứu về Hồ Chí Minh, những người làm DVD trên cũng chỉ đưa ra vài chi tiết lặt vặt về đời tư của ông Hồ, mà bỏ qua những nét quan trọng và to lớn hơn nhiều về nhân vật Hồ Chí Minh của chính hai tác giả trên. Những người làm DVD trên cũng không nhắc đến những cuộc phỏng vấn của đài RFI và BBC, phỏng vấn chính Giáo-sư Sophie-Quinn Judge và Pierre Brocheux, giáo sư đại học Pháp. Như vậy sản phẩm DVD trên chỉ là kết quả của một công trình đầu voi “Sự thật về Hồ Chí Minh” với đuôi chuột “chống Cọng”, thiếu lương thiện trí thức, một chiều, với một ý đồ là toan tính phá bỏ những điều mà họ cho là những “huyền thoại về Hồ Chí Minh”. Nhưng họ hoàn toàn thất bại vì chính nội dung trong DVD về “Sự Thật Về Hồ Chí Minh” lại chẳng có mấy “sự thật về Hồ Chí Minh” mà chỉ là một loạt những quy kết mọi trách nhiệm lên đầu Hồ Chí Minh. Chúng ta sẽ thấy, tất cả chỉ là những màn kịch cũ kỹ, diễn xuất bởi nhưng diễn viên hạng ba, trên một sân khấu mà những đà chống đỡ đã mục nát. Sau đây chúng ta hãy đi vào việc phân tích một số chi tiết trong vở tuồng “Sự Thật Về Hồ Chí Minh”.
Màn Kịch 1 của DVD “Sự Thật Về Hồ Chí Minh”
Mở đầu DVD là hình ảnh hàng dài người dân Việt Nam vào thăm “Lăng Bác Hồ” rồi đối chiếu với lễ khánh thành Đài Kỷ Niệm Những Nạn Nhân Cọng Sản ở Washington D.C., do tổng thống George W. Bush (Bush Con), nhân danh người dân Mỹ, đứng ra tố Cọng với luận điệu chứng tỏ trình độ của Bush về vấn đề này không khác với trình độ của LM Nguyễn Hữu Lễ và những người Việt chống Cọng ở hải ngoại là bao nhiêu. Thật vậy, ông Bush nói: “theo sự nghiên cứu của các sử gia trên thế giới, thì con số nạn nhân của Cọng sản trên thế giới là 100 triệu người”.
Mở ngoặc: Lẽ dĩ nhiên ông Bush không bao giờ muốn nhắc đến con số những nạn nhân của Mỹ là bao nhiêu qua mấy trăm năm lịch sử của Mỹ vì có thể ông ta không biết đến. Chỉ kể nguyên trên đất Mỹ thì người da trắng, con dân Chúa cao quý, đã cướp hết đất đai của người da đỏ và thi hành chính sách diệt chủng đối với người da đỏ và cưỡng bách người da đỏ phải theo cái đạo cao quý cầm đầu bởi Chúa lòng lành vô cùng của họ. Từ 1620 đến 1890, trong vòng 270 năm, những con cái của Chúa đã giảm dân số dân da đỏ từ 15 triệu xuống còn dưới 250000, và biến miền đất phì nhiêu của dân da đỏ thành "Tân Thế Giới" của người da trắng, do người da trắng (Christophe Columbus) tìm ra. Nhiều người da đỏ ngày nay nuốt nước mắt, không biết làm gì hơn là uống rượu để giải sầu. (Professor Ward Churchill, Sacramento Bee, Nov.23, 2000: Does anyone expect us (the Indians) to give thanks [on Thanksgiving day] for the fact that soon after the Pilgrim fathers regained their strength, they set out to dispossess and exterminate the very Indians who had fed them that first winter? Is it reasonable to assume that we might be jubilant that our overall population, numbering perhaps 15 million at the ouset of the European invasion, was reduced to less than a quarter- million by 1890?). Đóng ngoặc.
Nhưng qua câu nói trên của ông Bush về những nạn nhân của Cọng sản, vấn đề là con số 100 triệu từ đâu mà ra, các sử gia trên thế giới là ai, và nạn nhân của Cọng sản là những ai. Chẳng cần phải nói, ai cũng biết đó là con số mà Stéphane Courtois đưa ra trong cuốn “Le Livre Noir Du Communisme”. Đó là con số mà Courtois đã phóng đại quá lố như chính một số đồng tác giả của ông ta trong cuốn sách trên đã phê bình:
Trong phần Dẫn Nhập, Stéphane Courtois đưa ra con số 1 triệu nạn nhân của chính sách khủng bố của CS Việt Nam đối với chính dân của mình. Con số này lấy ở đâu ra, và có thực tế hay không?Jean-Louis Margolin, tác giả viết 10 trang về Việt Nam, đã công khai tố cáo Stéphane Courtois là bịa ra con số 1 triệu ở Việt Nam trong sự ám ảnh để đi tới mục tiêu là tổng số 100 triệu nạn nhân trên thế giới của Cộng Sản [Jean-Louis Margolin explique «qu'il n'a jamais fait état d'un million de morts au Vietnam», contrairement à ce qu'écrit Courtois.] Mặt khác, 3 tác giả trong cuốn sách trên cũng đã chính thức lên tiếng trước công luận phản đối Chương Dẫn Nhập của Stéphane Courtois, không chấp nhận những gì Stéphane Courtois viết để đánh đồng chính sách diệt chủng của Đức Quốc Xã với sự đàn áp dưới chế độ Stalin, và những con số phóng đại phi lý của Stéphane Courtois trong Chương này. [La moitié des auteurs — Nicolas Werth, Jean-Louis Margolin et Karel Bartosek — ont protesté publiquement contre le chapitre introductif de Stéphane Courtois, ils y refusent son rapprochement du génocide nazi et de la répression stalinienne, ainsi que le calcul du nombre de victimes, dont ils contestent à la fois l’opportunité et les chiffres utilisés, qui pour certains sont leurs chiffres mais augmentés sans raison par Courtois.] Những sự kiện này chứng tỏ Stéphane Courtois không có mấy lương thiện trí thức, và con số 1 triệu nạn nhân của CS Việt Nam chỉ là một con số bịa đặt quá lố, không có bất cứ một giá trị nào. Nó thuộc loại những con số tuyên truyền của Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ về con số nạn nhân trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất ở ngoài Bắc, dựa trên con số đoán mò mà Hoàng Văn Chí đã thú nhận sau khi bị Gareth Porter công bố sự ngụy tạo của Chí [The Political Economy of Human Rights : Volume I, p. 343 : Chi eventually conceded to be merely a « guess »..This admission came after Porter had made Chi’s falsifications public]
Ngoài ra, giống như những luận điệu chống Cộng của một thiểu số người Việt ở hải ngoại, mọi việc bất hạnh và tệ đoan xã hội xảy ra trong các xã hội Cộng sản đều đổ lên đầu Cộng Sản, các tác giả cũng quy kết những người chết trong những nạn đói ở Nga, ở Tàu cũng đều là do tội ác của Cộng sản gây ra.
Màn Kịch 2 của DVD “Sự Thật Về Hồ Chí Minh”
Bỏ qua một hình ảnh về những thuyền nhân bỏ nước ra đi sau 1975 với một câu “tố Cọng” rất cường điệu và láo lếu: “Toàn dânthù hận đến độ 2 triệu người phải bỏ nước ra đi”, một hình ảnh chẳng dính dáng gì đến cái gọi là “Sự thật về Hồ Chí Minh”, chúng ta hãy sang phần đầu của nội dung “Sự thật…” [Ông Hồ Chí Minh chết năm 1969].
Màn Kịch 3 của DVD “Sự Thật Về Hồ Chí Minh”.
Những người làm DVD đặt nghi vấn về năm sinh, ngày sinh và ngày chết của Hồ Chí Minh. Đây có phải là những yếu tố quan trọng để đánh giá con người Hồ Chí Minh hay không? Ông Hồ sinh năm 1890, hay 1892, hay 1895? Vậy thì sao ?? Ông Hồ không sinh ngày 19 tháng 5? Vậy thì sao ?? Hiện nay, Chúa Giê-su của hơn 1 tỷ người thờ phụng ông ta nhưng không có một học giả nào trên thế giới biết được ngày sinh hay năm sinh của Giê-su. Người ta đã mượn ngày 25 tháng 12, ngày Đông Chí theo lịch cổ xưa tính sai, một ngày lễ của dân gian, để làm ngày “giáng sinh” của Giê-su. Vậy mà ngày nay hàng năm cứ đến ngày 25 tháng 12, tín đồ Ki Tô Giáo lại rầm rộ chăng đèn kết hoa tổ chức ăn mừng “giáng sinh” mà thật ra không phải là “giáng sinh”. Vậy thì sao? Có ai thắc mắc gì không? Vậy tại sao lại thắc mắc về ngày sinh cũng như năm sinh của ông Hồ? Có thể chứng tỏ được gì? Những chi tiết này nằm trong lãnh vực nghiên cứu của các học giả, có thể là một chi tiết nằm trong một tác phẩm nghiên cứu về nhân vật Hồ Chí Minh, nhưng nó chẳng nói lên được điều gì ngoài yếu tố nghiên cứu chính xác lịch sử trong lãnh vực học thuật, chứ không thể dùng nó trong những mưu đồ chính trị để hạ bệ ông Hồ. Người dân, nhất là nông dân, cũng như tôi, có ai quan tâm đến ngày sinh của ông Hồ là ngày nào. Ông Hồ muốn sinh ngày nào cũng được, điều quan trọng là ông đã làm gì cho đất nước. Những người làm DVD không hiểu được những điều này hay sao?
Rồi lại có ông Nguyễn Văn Trần ở Pháp khẳng định rằng ngày ông Hồ chết là ngày 2 tháng 9 chứ không phải là ngày 3 tháng 9 như đảng đã tuyên bố, rồi cho rằng đó là sự dối trá “phản khoa học và phản văn hóa” [sic]. Nhưng chuyện này đâu có gì là lạ, vì Duiker đã viết tại sao đảng lại lui ngày chết của ông Hồ 1 ngày.
Duiker viết, trang 566:
Đảng cũng tuyên bố là ông Hồ chết ngày 3 tháng 9, một ngày sau ngày ông Hồ thật sự chết, để giữ tâm tình của quần chúng trong ngày lễ độc lập của quốc gia vào ngày 2 tháng 9, 1945, khi ông Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập ở quảng trường Ba Đình.
[The Party also announced that Ho had died on September 3, one day later than its actual occurrence, in order to prseserve the mood of the national holiday of independence, which celebrated the anniversary of September 2, 1945, when Ho Chi Minh had read the Declaration of Independence in Ba Dinh Square.]
Và chính ông Nguyễn Văn Linh cũng đã nói rõ:
Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời lúc 9 giờ 47 phút ngày 2 tháng 9 năm 1969, ngày Quốc khánh của nước ta. Để ngày Bác mất không trùng với ngày vui lớn của cả dân tộc, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) đã quyết định công bố Chủ tịch Hồ Chí Minh mất vào lúc 9 giờ 47 phút ngày 3-9-1969. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) cho rằng nay cần công bố lại đúng ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời.
Đây là một việc làm có mục đích hẳn hoi, và mục đích đó là vì lợi ích của toàn dân chứ không phải vì lợi ích của cá nhân Hồ Chí Minh, thì có gì là một sự gian dối “phản khoa học và phản văn hóa”? và gian dối để làm gì, không thấy ông Trần nói. Mấy ông không theo dõi thời cuộc, cứ mang một điều cũ kỹ đã được sửa lại ra để nói bậy.
Màn Kịch 4 của DVD “Sự Thật Về Hồ Chí Minh”
DVD nêu vấn đề về ông Nguyễn Sinh Sắc [hay Nguyễn Sinh Huy ?], thân phụ của ông Hồ. Ông Sắc [Huy] từ quan hay bị cho về vườn? Ông Trần Gia Phụng cho rằng, vì một thuộc hạ của ông Huy đánh chết người nên ông Sắc bị triều đình phạt đánh 100 roi sau hạ bản án là cho về vườn. Ông Lữ Phương viết:
Nguyễn Sinh Huy đậu phó bảng năm 1901; 1906 vào Huế nhậm chức thừa biện Bộ Lễ; 1909 được cử làm tri huyện Bình Khê (tỉnh Bình Định), nhưng chỉ 7 tháng sau, tháng 1-1910, thì bị bãi chức và bị triệu hồi về Huế. Lý do: theo Sở mật thám [Pháp] ông đã uống rượu say và đánh chết người. [Tại sao sở mật thám Pháp lại quan tâm đến một vụ “đánh chết người” ở một Huyện. Rõ ràng là Pháp đã nghi ngờ ông Huy và muốn loại bỏ ông Huy. Điều này phù hợp với tài liệu của Pháp mà Giáo sư Sophie Quinn-Judge cho biết khi nói về gia đình ông Huy ở phần sau. TCN. ]
Nguyễn Sinh Huy phản bác (thừa nhận có đánh một tù nhân, nhưng cho rằng cái chết không phải do roi của ông), tuy thế do xét nghiệm cho biết người bị đánh đã phát bệnh mà chết, nên ông vẫn bị giáng bốn cấp và bãi chức.
Mục đích của DVD? Chứng tỏ ông Huy không phải là người yêu nước mà từ quan, vậy thì ông Hồ cũng không phải là người yêu nước. Nhưng, bất kể là ông Huy từ chức hay bị cho về vườn, gia đình ông Huy là một gia đình yêu nước, điều này không ai có thể phủ nhận. Trước một câu hỏi của đài BBC, ban tiếng Việt, về ảnh hưởng của thân phụ đối với ông Hồ, Giáo sư Sophie Quinn-Judge [khá giỏi tiếng Việt] đã trả lời như sau:
Sophie Quinn-Judge: Cha của ông Hồ là một nhân vật rất đáng chú ý và tôi hi vọng sẽ có thêm tài liệu nghiên cứu tiếng Việt để hiểu rõ hơn thân thế của người này. Nhưng rõ ràng là việc người cha bị thất sủng, không còn là quan cấp tỉnh trong chế độ Pháp đã có tác động đến cuộc sống ông Hồ. Bởi sau khi ông Nguyễn Sinh Huy bị miễn nhiệm tại tỉnh Bình Định, con ông là Nguyễn Tất Thành buộc phải thôi học ở trường Quốc học Huế và trở thành thầy giáo tại Phan Thiết. Rồi ông vào Nam và như mọi người đều biết, ông đi Pháp năm 1911. Nếu cha ông vẫn còn tại chức, thì có lẽ người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã tiếp tục đi học ở Huế và sự nghiệp chống thực dân của ông có thể đã ngả sang một hướng khác. Chúng ta không biết chắc, nhưng những hoàn cảnh bên ngoài đã buộc ông phải ra nước ngoài.
Với câu hỏi tiếp của BBC:
BBC: Bà ngụ ý là ban đầu ông Hồ ra nước ngoài không phải với mục đích tìm đường cứu nước?
Sophie-Quinn Judge: Không, ý tôi không phải là như thế. Dựa trên tài liệu của Pháp nói về các anh chị trong gia đình ông Hồ và những lần họ giúp đỡ cho Phan Bội Châu, tôi nghĩ gia đình họ tham gia vào các hoạt động yêu nước chống thực dân từ sớm. Tôi tin là ông Hồ Chí Minh cũng sẽ tham gia vào các hoạt động chống thực dân theo cách này hay cách khác. Nhưng bởi vì ông không thể ở lại trường Quốc học, nên ông ra nước ngoài để tìm biện pháp hoặc học thêm để nghĩ cách chống người Pháp.
Trên đây là những nhận định rất nghiêm túc của một học giả cỡ Giáo sư Sophie Quinn-Judge, người không có lý do gì để thương hay ghét ông Hồ Chí Minh mà chỉ đi tìm sự thật lịch sử. Nhưng quan điểm trên không đơn giản như vậy. Theo tài liệu phân tích của Jules Archer trong cuốn “Ho Chi Minh” thì ông Hồ cho rằng Việt Nam không thể tự lực đánh đuổi được thực dân Pháp mà phải có sự trợ giúp ở bên ngoài. Nhưng ông Hồ không đồng ý với các ông Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, tìm sự trợ giúp ở Đông phương như của Nhật Bản hay Trung Hoa. Ông Hồ thấy xã hội Tây Phương tân tiến hơn nhiều về những vấn đề xã hội như tự do, nhân quyền, bình đẳng v..v…, do đó ông Hồ tìm đường trợ giúp từ Tây Phương, với hi vọng có thể những tư tưởng cách mạng của Pháp năm 1789 có thể áp dụng cho Việt Nam.
[Archer, p.6: He (Ho) decided against joining Phan Boi Chau’s group in Canton, reasoning that the new Chinese Republic would be far to feeble to offer much practical help. Some rebel exiles had gone to Japan; but in Ho’s eyes, expecting aid from Japan’s militarists was to “hunt the tiger and be eaten by wolves”
Who would be more likely to sympathize with the ideals of independence, freedom and democracy, he reflected, than the nations of the West? They, after all, had governments based on the sovereignty of the people. So it was in the West, rather than the East, that he decided to seek help.]
Màn Kịch 5 của DVD “Sự Thật Về Hồ Chí Minh”
DVD đưa ra một tài liệu, bức thư của Hồ Chí Minh xin học ở trường thuộc địa, và đã bị giám đốc trường nầy từ chối không cho học, để chứng minh rằng mục đích của ông Hồ không phải là xuất ngoại để cứu nước mà để tìm đường làm ăn. Bức thư được ông Nguyễn Gia Phụng dịch ra tiếng Việt và đọc trong DVD. Nhưng đưa ra tài liệu này, những người làm DVD không nghĩ đến phản tác dụng của nó. Thứ nhất, họ không tìm hiểu tại sao giám đốc trường thuộc địa lại từ chối đơn xin học của ông Hồ với lý do rất đáng buồn cười: “Mục đích của ông tới đây là để kiếm sống chứ không phải là để đi học” Ở trên đời này có trường nào bác đơn xin học của một sinh viên với lý do là anh ta không có ý định đi học không? Sở dĩ trường thuộc địa bác đơn xin học của ông Hồ vì trong đơn ông Hồ “đã dại dột” viết rõ là mục đích của ông là có thể dùng nền học vấn để giúp ích cho đồng bào của ông, để cho họ được hưởng những hữu ích của nền học vấn mà ông thu thập được [“Je désirerais devenir utile à la France vis à vis de mes compatriotes et pouvoir en même temps les faire profiter des bienfaits de l’instruction”]. Những người chống Cọng quê mùa thường bỏ đi đoạn sau trong câu trên và diễn giải là ông Hồ xin học trường thuộc địa để phục vụ cho Pháp (utile à la France). Nhưng một người như ông Hồ, thuộc một gia đình yêu nước chống Pháp, thì “phục vụ cho Pháp” không thể tương hợp với “phục vụ đồng bào”. Đó chỉ là một câu để có thể xin vào học trường thuộc địa. Trường thuộc địa là để đào tạo những tay sai phục vụ cho nước Pháp, chứ không phải để phục vụ cho dân thuộc địa. Giám đốc trường thuộc địa không phải là không biết điều này, nên đã từ chối với một lý do vốn không phải là lý do, vì nó rất vô lý. Những người muốn hạ bệ ông Hồ về một bức thư xin học trường thuộc địa không đủ trí tuệ để thấy sự phản tác dụng khi đưa ra tài liệu này.
Màn Kịch 6 của DVD “Sự Thật Về Hồ Chí Minh”
Tiếp theo, DVD bàn đến chuyện phòng the của ông Hồ. Trên thực tế thì từ ngày ông làm Chủ Tịch nước, chúng ta không thấy bóng dáng người đàn bà nào bên ông. Trong hậu trường thì chúng ta không biết. Nhưng vấn đề là, ông Hồ có vợ, có con? Vậy thì sao? Người dân chỉ quan tâm đến chuyện ông thuộc một gia đình yêu nước, bà chị bị chết trong tù vì tội ăn cắp súng của Pháp, và ông cùng các đồng chí đã mang lại độc lập cho nước nhà, chiến thắng trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ.. Ông Ngô Đình Diệm cũng có vợ có con dù người ta đã khoác vai trò độc thân lên người ông ta. Có sao đâu? Người dân chỉ quan tâm đến chuyện ông Diệm thuộc gia đình “tam đại Việt Gian”, trong khi toàn dân kháng chiến thì nằm chui trong mấy tu viện Công giáo ở ngoại quốc, sau đó được Mỹ bưng về thì trở thành “chí sĩ bao năm lê gót nơi quê người để tìm đường cứu nước” [sic], và khi cầm quyền ở Việt Nam thì thi hành một chính sách ngu xuẩn, cuồng tín, gia đình trị, tôn giáo trị. Lôi những chuyện lặt vặt vợ con, bỏ qua những chuyện quan trọng hơn, lớn hơn, có tầm vóc quốc tế, để nói về những “sự thật” về một nhân vật quốc tế như ông Hồ, thì đầu óc của những người làm DVD và cộng tác quả thật là quá hẹp hòi. Dù ông Hồ có vợ nhưng chắc chắn điều đó không có ảnh hưởng gì đến nhiệm vụ của ông ta đối với dân tộc, quốc gia. Một thí dụ: Khi nghe tin người anh cả chết, ông Hồ đã viết thư tỏ ý rất tiếc là không thể về dự đám tang và xin lỗi gia đình vì “đã đặt việc nước trước việc nhà” [Archer, p. 53: “I humbly apologize for this failure in brotherly devotion, and beg to be forgiven as one has to put affairs of state before family feelings.”] Đối với tôi, chuyện ông Hồ có vợ hay không, không phải là chuyện tôi cần để ý. Nhưng tôi cảm thấy tội nghiệp cho những người làm DVD vì trong cuốn “Ho Chi Minh: A Life” của William J. Duiker, dày hơn 600 trang, mà chỉ đưa ra một tài liệu là trong đời ông Hồ đã có bóng dáng của 5 người đàn bà, trong khi trong đó có cả ngàn “sự thật về Hồ Chí Minh” to lớn hơn nhiều thì bỏ qua. Người Việt Nam chẳng có ai coi ông Hồ là thánh, chẳng có mấy người coi ông Hồ là một “thần tượng”, bất kể đảng nói gì về ông Hồ. Người dân chỉ coi ông Hồ đơn giản là “Bác Hồ”, và chừng đó cũng đủ. DVD cũng phỏng vấn Giáo sư Sophie-Quinn Judge về vai trò của Tăng Tuyết Minh trong đời ông Hồ. Nhưng cũng như Duiker, trong cuốn “Ho Chi Minh: The Missing Years” của Giáo sư Judge có nhiều “sự thật về Hồ Chí Minh” to lớn và quan trọng hơn nhiều, và lẽ dĩ nhiên, những người làm DVD cũng không muốn nhắc tới. Trong phần cuối của bài này tôi sẽ trích dẫn một vài đoạn ngắn của hai tác giả trên về ông Hồ.
Màn Kịch 7 của DVD “Sự Thật Về Hồ Chí Minh”.
Vấn đề tiêu diệt các đảng phái quốc gia với những lời “tố Cọng” quen thuộc của Bùi Diễm, Trần Gia Phụng, Nguyễn Tường Bách. Bỏ qua, vì thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa đã qua lâu rồi.
Màn Kịch 8 của DVD “Sự Thật Về Hồ Chí Minh”.
Vấn đề “cải cách ruộng đất” với Nguyễn Minh Cần, Dương Thu Hương, Trần Mạnh Hảo, Vũ Thư Hiên kể chuyện cổ tích, không phân biệt nổi đâu là chính sách và đâu là những sai lầm trong khi thực hành. Con số người bị giết trong DVD là trên 170 ngàn, viện dẫn con số của chính CS đưa ra, nhưng xuyên tạc, vì con số này là tổng số những người bị quy vào hàng địa chủ chứ không phải là số người bị giết.
Chắc chắn là mấy ông bà này chưa hề đọc đến những công cuộc khảo cứu rất sâu rộng về Cải Cách Ruộng Đất ở Việt Nam: Mục đích, kết quả, số nạn nhân v..v.. của Gareth Porter, Edwin E. Moise, Noam Chomsky và Edward S. Herman. Rất có thể họ chỉ tin vào con số đoán mò của Hoàng Văn Chí, người đã thú nhận là con số nạn nhân trong cuộc cải cách ruộng đất chỉ là đoán mò sau khi bị Gareth Porter công khai vạch ra những sự giả mạo trong tài liệu của Chí [Chi eventually conceded that his number of victims of the land reforms to be merely a “guess” (The Washington Post, 13 September, 1972). This admission came after Porter had made Chi’s falsification public.] và đã có lần Minh Võ đưa ra con số người bị giết trong cuộc cải cách ruộng đất là “nửa triệu”. Vậy giá trị trí thức của Hoàng Văn Chí và Minh Võ là ở chỗ nào?
Theo những tài liệu của Noam Chomsky và Edward S. Herman cũng như của Gareth Porter và Edwin E. Moise thì Hoàng Văn Chí vốn là một địa chủ ở ngoài Bắc, sau đó làm cho Bộ Thông Tin của Chính Quyền miền Nam, rồi làm việc cho CIA và làm thông dịch viên cho Cơ Quan Thông Tin Hoa Kỳ. Trong bài “The Myth of the Bloodbath: North Vietnam’s Land reform Reconsidered”(Bulletin of Concerned Asian Scholars, September 1973, pp. 2-15), Gareth Porter đã vạch ra vài đoạn Hoàng Văn Chí dịch sai bài thú nhận có sai lầm trong việc thi hành cải cách ruộng đất của Tướng Võ Nguyên Giáp với mục đích giúp quan thầy Mỹ và miền Nam tuyên truyền xuyên tạc.
Noam Chomsky và Edward S. Herman còn vạch ra rằng, trong những cuộc phỏng vấn vào năm 1955, Hoàng Văn Chí không hề nói gì đến cuộc cải cách ruộng đất và con số những nạn nhân. Chỉ trong vài năm sau, sau khi Mỹ và Saigon biết đến những vấn đề trong cuộc cải cách ruộng đất từ chính những cuộc thảo luận trên báo chí ở Hà Nội mà Moise cho là “thẳng thắn kỳ lạ trong sự thảo luận những sai lầm và thất bại” (sometimes extraordinarily candid in discussing errors and failures), Chí mới “nhớ lại” những điều viết trong tài liệu của mình. Do đó, chỉ nhờ vào những thông tin của chính Bắc Việt cho nên Mỹ và Nam Việt Nam mới dựa vào đó để mà thổi phồng con số cho mục đích tuyên truyền, chứ thực ra Mỹ và chính quyền miền Nam chẳng biết gì về cuộc cải cách ruộng đất ở ngoài Bắc.
Noam Chomsky và Edward S. Herman viết trong cuốn The Political Economy of Human Rights, Vol. I, South End Press, Boston, 1979, trang 342:
“Nguồn thông tin căn bản về những con số giết chóc lớn trong cuộc cải cách ruộng đất ở Bắc Việt là từ những người của CIA hoặc Bộ Thông Tin Tuyên Truyền Saigon. Theo một người Việt Công giáo nay sống ở Pháp, Trung Tá Nguyễn Văn Châu, Chỉ Huy Cơ Quan Chiến Tranh Tâm Lý Trung Ương của quân đội Saigon từ 1956 đến 1962, số nạn nhân bị “tắm máu” trong cuộc cải cách ruộng đất là “100% dựng lên” bởi cơ quan tình báo Saigon. Theo Trung Tá Châu, một chiến dịch có hệ thống dùng các tài liệu ngụy tạo để bôi nhọ đối phương được thi hành vào giữa thập niên 1950 để biện minh cho sự kiện là Diệm từ chối không thương thuyết với Hanoi trong việc sửa soạn tổ chức cuộc bầu cử để thống nhất đất nước quy định vào năm 1956.”
(The basic sources for the larger estimates of killings in the North Vietnamese land reform were persons affiliated with the CIA or the Saigon Propaganda Ministry. According to a Vietnamese Catholic now living in France, Colonel Nguyen Van Chau, head of the Central Psychological War Service for the Saigon Army from 1956 to 1962, the “bloodbath” figures for the land reform were “100% fabricated” by the intelligence services of Saigon. According to Colonel Chau, a systematic campaign of vilification by the use of forged documents was carried out during the mid-1950s to justify Diem’s refusal to negotiate with Hanoi in preparation for the unheld unifying elections originally scheduled for 1956)
Giáo sư sử học James P. Harrison cũng viết trong cuốn The Endless War: Vietnam Struggle For Independence, Columbia University Press, 1989, trang 149:
“Tuy nhiên, những cuộc nghiên cứu kỹ về sau đã ước tính là con số những người bị giết trong cuộc cải cách ruộng đất ở ngoài Bắc là vào khoảng 1500 cộng với 1500 bị cầm tù, theo một tác giả, hoặc có thể lên tới 15000 theo một tác giả khác, và do đó hầu hết những con số tuyên truyền của Saigon về vấn đề này là những con số phóng đại nếu không phải là hoàn toàn dựng đứng.”(Careful later studies, however, have estimated that the true figures for those executed in the noerthern land reform may have been more like 1500 plus 1500 jailed according to one, or possibly up to 15000 killed according to another, and therefore that most of Saigon’s propaganda on the subject was exaggerated if not a “total fabrication”.)
Giáo sư Pierre Brocheux viết trong bài “Con Người Trở Thành Hồ Chí Minh” [L’Homme qui devint Ho Chi Minh] trang 34:
“Đối với Hồ Chí Minh, tập thể hóa đất đai là sự bảo đảm phân chia đồng đều tài sản. Nhưng ông ta tố cáo sự dùng những hành phạt thể xác đối với các địa chủ và các nông dân giàu có và yêu cầu thi hành một chương trình sửa sai những sự bất công và phục hồi những sở hữu của nông dân thuộc quyền của họ (1956). Nhưng ông ta phải nhượng bộ trước đa số trong Đảng. Chiến dịch cải cách ruộng đất làm cho ít nhất là 15000 người chết.” (Pour Ho Chi Minh, la collectivisation des campagnes est la garantie d’une répartition égalitaire des resources. Mais il dénonce l’utilisation des peines corporelles contre les “propriétaires fonciers et riches paysans” et demande une programme de correction des injustices et la restauration des paysans propriétaires dans leurs possessions et leurs droits (1956). Il s’incline pourtant devant la majorité du Parti. La réforme agraire côutera la vie à 15000 personnes au moins.)
Về con số nạn nhân trong cuộc cải cách ruộng đất, chúng ta có một số tài liệu khác: Của Gareth Porter: từ 800 đến 2500; của Edwin E. Moise (sau một công cuộc nghiên cứu sâu rộng hơn): vào khoảng 5000 và chắc chắn trong khoảng từ 3000 đến 15000; của Trương Như Tảng, David Chanoff và Đoàn Văn Toại trong cuốn“A Viet Cong Memoir”: nhiều ngàn (thousands); của Bùi Tín trong Mặt Thật: “lên tới mười mấy ngàn”; của Vũ Thư Hiên: từ 4000 đến 5000. Chúng ta không thể biết chính xác con số bị giết trong cuộc cải cách ruộng đất. Nhưng xét đến số làng mạc, ruộng đất ở ngoài Bắc, số địa chủ thực sự, số nông dân nghèo khổ phải thuê đất [một số của Nhà Chung] để cầy cấy v..v.. thì những con số trên hợp lý hơn là con số trên 170 ngàn, nghĩa là thổi phồng từ 1133% đến 34000%, trong DVD.
Trên diễn đàn Đông Dương Thời Báo, tháng 5, 2006, chúng ta có thể đọc một đoạn về cải cách ruộng đất của chủ biên người Công Giáo, Giu-se Phạm Hữu Tạo, như sau:
Thật vậy, Hồ Chí Minh thực hiện cải cách ruộng đất, muốn lấy lại đất mà không phải giết nhiều người, vì lúc đó các địa chủ có tiền bạc tài sản, chạy thoát trước về vùng Pháp chiếm đóng… Cải cách ruộng đất là việc phải làm ở trong Nam cũng như ngoài Bắc. Phải lấy lại đất của Pháp, của nhà Chung để chia cho cán bộ và nông dân có sức lực và siêng năng cần cù mà không có đất để sống và cày bừa và hy sinh cho cách mạng quyết dành chủ quyền - độc lập - thống nhất đất nước … Chính sách cải cách ruộng đất đương nhiên là đụng đến Giáo hội và giáo dân Công giáo Việt gian, cho nên chúng ta không lạ gì tại sao người Công giáo căm thù CSVN và ngụy tạo bôi đen chính sách Cải Cách Ruộng Đất.
Trong một cuộc phỏng vấn của đài BBC, trước câu hỏi: “Vậy vai trò của ông Hồ chí Minh trong Cải Cách Ruộng Ðất là gì, theo những gì ông tìm ra? “ , Giáo sư Pierre Brocheux đã trả lời:
Pierre Brocheux: Hồ chí Minh bị coi là phải chịu trách nhiệm về những sai lầm trong Cải Cách Ruộng Ðất nhưng tôi tìm thấy nhiều tài liệu như các báo cáo chính trị của chính ông, lên án các vụ đánh người, giết người trong Cải Cách. Ông gọi làm như thế là hành xử như " bọn đế quốc ", rằng đó là những hành vi tội phạm. Ông nói tra tấn người là tội ác.
Màn Kịch 9 của DVD “Sự Thật Về Hồ Chí Minh”.
DVD: Tết Mậu Thân dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh [sic]. Lèm bèm chuyện cũ, nhưng đọc giả nào muốn biết về sự thực về cuộc tàn sát người dân của CS trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân thì hãy nên tìm đọc bài nghiên cứu chi tiết “THE 1968 'HUE MASSACRE' “ của Tiến sĩ Gareth Porter trong "Indochina Chronicle" #33, June 24, 1974. Quý vị sẽ thấy rằng những con số mà DVD đưa ra đều nằm trong những thủ đoạn ngụy tạo, cố ý diễn giải sai tài liệu bắt được của MTGP, phóng đại con số của Douglas Pike, nhân viên Phòng Thông Tin Hoa Kỳ, và của chính quyền miền Nam. Quý vị trong DVD cũng nên đọc cuốn “ The Political Economy of Human Rights” của Noam Chomsky và Edward S. Herman, Chương 5: “Bloodbaths in Indochina: Constructive, Nefarious and Mythical”, đặc biệt là những Mục 5.1.1: French and Diemist Bloodbaths; 5.1.2: The Overall Assault as the Primary Bloodbath; 5.1.4: The 43-Plus My Lais of the South Korean Mercenaries; 5.2.2: Land Reform in the Mid-Fifties; 5.2.3: The Hue Masscre of 1968. Bài “The Hue Masscre of 1968” đã được Lê Hồng Phong trích dịch ra tiếng Việt và đăng, có kèm theo bản tiếng Anh, trên trang nhà nhandanvietnam: http://www.nhandanvietnam.org/view.php?storyid=545,
Màn Kịch 10 của DVD “Sự Thật Về Hồ Chí Minh”
DVD: Về tác giả cuốn “Ngục Trung Nhật Ký” và ông Hồ chính là Trần Dân Tiên và T. Lan, viết sách để tự ca tụng. Một chi tiết trong DVD là, khi được hỏi về cuốn “Ngục Trung Nhật Ký” thì ông Hồ phá ra cười, không xác nhận mình là tác giả, chỉ nói là, khi rảnh rỗi ông cùng với các đồng chí làm thơ chơi. Điều này được dẫn giải là ông Hồ đã lảng tránh câu hỏi. Về Trần Dân Tiên chính là ông Hồ, những người chống Cọng dựa vào một tiết lộ của đảng CS vào năm 1976, 7 năm sau khi ông Hồ đã mất. Tôi không loại bỏ điều này nhưng tôi thắc mắc về một câu trong đó: “Ông Nguyễn không đủ tiếng Pháp để viết và phải khẩn khoản yêu cầu ông Phan Văn Trường viết thay. Ông Trường viết giỏi, nhưng không muốn ký tên. Mà chính ông Nguyễn đã phải ký tên những bài báo.” Tôi không nghĩ là một người đầu óc như ông Hồ, viết một cuốn sách để tự ca tụng, mà lại hạ thấp khả năng của mình như trên, hơn nữa chi tiết này có thể là sự thật nhưng có cần thiết phải cho vào cuốn sách hay không? Có một đọc giả trên Internet cho rằng cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch có khả năng là của một hay nhiều cán bộ văn hóa viết chứ không phải ông Hồ. Điều này có vẻ hợp lý hơn. Theo tài liệu của Lữ Phương thì:
Trần Dân Tiên có phải là bút danh của Hồ Chí Minh như bấy lâu nay người ta vẫn cho là như vậy? Gần đây, bà Phan Thị Minh đã đưa ra một thông tin mới rất đáng chú ý như sau:
“Chiều ngày 2 tháng 3 năm 1993, tôi đã được gặp ông Vũ Kỳ là thư ký riêng của Bác từ Cách mạng tháng Tám đến ngày Bác qua đời và đã cùng một số người quanh Bác là đồng tác giả cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch” với bút danh Trần Dân Tiên”
Nhưng tại sao đảng lại tiết lộ Trần Dân Tiên chính là ông Hồ. Một giải thích trong DVD là đảng CS muốn đưa ông Hồ lên như là một nhà văn hóa để vận động với Liên Hiệp Quốc tôn vinh ông Hồ nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông Hồ. Đảng tiết lộ 7 năm sau khi ông Hồ đã mất. Có lẽ muốn biết sự thật, chúng ta phải đối chiếu cách hành văn, những từ trong cuốn sách với những gì chúng ta biết qua những bài viết, lời tuyên bố v…v… của ông Hồ. Tôi không có cuốn sách trên và cũng không có hứng thú đi vào việc phân tích này.
Màn Kịch 11 của DVD “Sự Thật Về Hồ Chí Minh”
Về Hiệp Ước Biên Giới. Văn kiện về Hiệp Ước Biên Giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được bạch hóa. Và lẽ dĩ nhiên, theo DVD thì đảng CS VN đã bán đất cho Trung Quốc, nhưng đó là sự thật về Hồ Chí Minh hay sao?. Việt Nam có phần thiệt thòi trong hiệp ước này, thiệt thòi bao nhiêu? Theo Lữ Giang thì:
- Trên tuyến đường sắt: Khi phục hồi đường sắt từ biên giới Việt – Trung đến Yên Viên (gần Hà Nội) cho Việt Nam, Trung Quốc đã đặt điểm nối rây giữa hai nước sâu vào lãnh thổ Việt Nam thêm 300m và coi đây là biên giới giữa hai nước!
- Trên tuyến đường bộ: Trung Quốc cho ủi sập cột mốc biên giới số 18 trước Ải Nam Quan, cách ải này 100m, trên đường Quốc lộ 1, rồi đặt cột km số 0 của quốc lộ này vào sâu trên lãnh thổ Việt Nam 100m và coi đó là cột mốc biên giới giữa hai nước. Như vậy, theo Công Ước Thiên Tân, cột mốc biên giới chỉ cách Ải Nam Quan của Trung Quốc 100m, nhưng Trung Quốc đã sửa thành 200m!
Theo một nguồn tin thì Trung Quốc và Việt Nam đã thỏa thuận cắm những mốc biên giới theo suốt chiều dài của biên giới. Chuyện chính trị quốc tế không phải là chuyện khơi khơi để chúng ta, ở trong nước cũng như ở hải ngoại, có thể quyết đoán thế này hay thế nọ. Ai rảnh rổi hay ai muốn làm “cán bộ tuyên truyền”, dựa vào những thông tin chủ quan để “bình loạn” thì đó là quyền của họ. Nhưng có một điểm liên quan đến lịch sử chúng ta cần phải để ý.
Từ ngàn xưa cho đến thời của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc luôn luôn coi Việt Nam là một phần đất của họ, một “thuộc bang” giống như Triều Tiên khi xưa. Và nếu có cơ hội thuận tiện là họ có thể thu về Trung Quốc bất cứ lúc nào. Nhưng nay, Hiệp Ước Biên Giới đã rõ ràng trước cộng đồng quốc tế, khả năng Trung Quốc xâm lăng quân sự đã bớt đi nhiều tuy rằng ngày nay, điều này không mấy khó khăn đối với Trung Quốc. Hiển nhiên là nằm ngay dưới một khối vĩ đại bá quyền như Trung Quốc, Việt Nam vẫn còn phải chịu thiệt thòi dưới những áp lực kinh tế và chính trị. Nhưng trên bình diện quốc tế, Việt Nam nay là một nước độc lập, có chủ quyền, có lãnh thổ riêng, được thế giới công nhận, có một văn kiện pháp lý có tính quốc tế để phân định biên cương rỏ ràng, thì đổi lấy sự thiệt thòi về biên giới cũng còn hơn không. Tôi cho rằng nếu nghĩ đến tương lai đất nước, giảm thiểu sự phập phòng lo sợ nạn Bắc xâm, thì cũng đáng.
Màn Kịch 12 của DVD “Sự Thật Về Hồ Chí Minh”.
DVD nêu vấn đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh” trong khi chính ông Hồ đã nói là chẳng có tư tưởng nào.
Cho nên, trong DVD, có vài người đã phê bình là ông Hồ không có tư tưởng nào nhất quán, mà thay đổi luôn luôn, khi thì theo Wilson, khi thì Tôn Dật Tiên, khi thì Marx, Mao, Lê-nin v…v… Điều này có thể đúng, nhưng vì vậy mà phê bình ông Hồ thay đổi như con tắc kè, thì đó là một phê bình rất hời hợt, thiếu nghiêm túc và không chuyên nghiệp (unprofessional). Vì họ không hiểu ông Hồ là một con người “thỏa hiệp” (compromise) chứ không phải là “giáo điều” (dogmatic), con người thực tiễn trong hành động chứ không giáo điều trong tư tưởng, miễn sao đạt được mục đích đuổi quân xâm lăng để cứu nước của ông. Bất cứ ý tưởng nào mà ông Hồ thấy có thể áp dụng để thực hiện mục đích tranh đấu giành độc lập cho Việt Nam thì ông ta chấp nhận. Rồi nếu thấy không có hiệu quả thì ông bỏ. Pha trộn từ các tinh hoa trong các luồng tư tưởng thế giới, ông ta đã thành công thực hiện được mục đích trên của ông ta. Các học giả nghiên cứu về ông Hồ đều đồng ý ở điểm này.
Mặt khác, vấn đề là chúng ta định nghĩa thế nào là tư tưởng. Nếu chúng ta hiểu tư tưởng là một thuyết lý hay một hệ thống triết học thì chắc chắn là ông Hồ không có thứ tư tưởng này. Nhưng nếu chúng ta hiểu tư tưởng là những suy tư sâu thẳm của con người về quốc gia, dân tộc, xã hội và chính trị quốc tế thì ông Hồ quả có rất nhiều tư tưởng, và nếu thực hiện những tư tưởng này trong xã hội thì không phải là điều không hay cho quốc gia dân tộc. Đề tài này quá rộng, tùy theo người ta hiểu tư tưởng của ông Hồ như thế nào. Nếu chúng ta vào Internet, đánh cụm từ “Tư tưởng Hồ Chí Minh” thì sẽ thấy hiện ra rất nhiều ý kiến, thảo luận về chủ đề này. Theo một bạn trẻ trên Internet thì có lẽ chúng ta nên bỏ qua những gì thuộc thần thánh hóa Ông Hồ và chỉ nên đào sâu những ý nghĩ của ông Hồ về quốc gia, dân tộc, có thể áp dụng những gì trong việc xây dựng đất nước. Tôi đồng ý với ý kiến này và đơn cử vài thí dụ về “tư tưởng” của ông Hồ.
Ông Hồ rất quan tâm đến vấn đề giáo dục quần chúng, ngay sau khi lên cầm quyền ông đã tích cực phát động phong trào “truyền bá quốc ngữ”. Ngày nay các em học sinh ở Việt Nam đều phải học 5 câu về tiêu chuẩn giáo dục của ông Hồ:
http://vi.wikipedia.org/wiki/
Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm
Tết Trung Thu năm 1946, ông Hồ gửi một thông điệp cho các thiếu nhi, đại khái như sau, dịch từ “Ho Chi Minh” của Jules Archer, trang 53-54::
Các cháu ngoan… Hôm nay là ngày Tết Trung Thu. Cha mẹ các cháu đã mua cho các cháu đèn, trống, pháo, hoa v..v… Các cháu đang vui đùa và Bác Hồ của các cháu cũng chung vui với các cháu. Các cháu có biết tại sao không? Thứ nhất vì Bác yêu các cháu vô cùng. Thứ nhì, vì năm ngoái…đất nước của chúng ta vẫn còn đang sống trong sự đàn áp và các cháu vẫn còn là những nô lệ nhỏ… Ngày hôm nay, các cháu hãy vui đùa thỏa thích. Ngày mai, Bác hi vọng các cháu hãy đề hết tâm trí vào việc học hành… Năm nay Bác không có quà gì cho các cháu. Bác chỉ có thể gửi cho các cháu những nụ hôn thân yêu của Bác.
Jules Archer phê bình: “Đối với hầu hết các bậc cha mẹ Việt Nam, chừng đó cũng đủ” (For most Vietamese parents, that was enough).
Có một bài rất đặc sắc của Lê Cường viết về “Yếu tố tâm linh trong tư tưởng Hồ Chí Minh”. Bài viết này chứng tỏ ông Hồ không phải là người “vô thần”, trái lại bản thân ông có những niềm tin tôn giáo truyền thống của Việt Nam.
Tinh thần quốc gia của ông Hồ rất mạnh. Trong bức thư trả lời Tổng Thống Lyndon B. Johnson vào tháng 2, 1967, có đoạn sau đây:
Người dân Việt Nam yêu quý sâu đậm nền độc lập, tự do và hòa bình. Nhưng trước sự xâm lăng của Mỹ, tất cả đã đứng giậy, muôn người như một, không ngại hi sinh và gian khổ: Họ quyết định tiếp tục kháng chiến cho đến khi giành được độc lập thực sự và tự do, hòa bình..
Người dân Việt Nam sẽ không bao giờ chịu khuất phục trước vũ lực: họ sẽ không bao giờ chấp nhận sự đàm phán dưới sự đe dọa của bom đạn.
[Jack Woddis, Ho Chi Minh: Selected Articles and Speeches, 1920-1967, p. 171: The Vietnamese people deeply love independence, freedom and peace. But in the face of the U.S. aggression, they have risen up, united as one man, fearless of sacrifices and hardships: They are determined to carry on their Resistance until they have won genuine independence and freedom and true peace…
The Vietnamese people will never submit to force: they will never accept talks under the threat of bombs.]
Có những câu nói của ông Hồ mà người dân khó có thể quên được và cảm thấy cần phải truyền lại cho các thế hệ sau. Điển hình là:
Không có gì quý hơn độc lập, tự do!
Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.
Tôi chỉ có một Đảng: Đảng Việt Nam.
Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.
Màn Kịch 13 của DVD “Sự Thật Về Hồ Chí Minh”
DVD phỏng vấn một vài người về “Di Sản Hồ Chí Minh”. Chỉ tiếc rằng những người được phỏng vấn mỗi người hiểu “di sản” một khác, và nhiều khi rất ngớ ngẩn. Tôi chỉ kể mấy quan niệm kỳ quặc về “di sản Hồ Chí Minh” của mấy người được phỏng vấn:
- Gây nên cái chết của 3 triệu người [sic]
- Hồ Chí Minh phát động cuộc chiến tranh xâm chiếm miền Nam…[sic] (Nguyễn Minh Cần)
- Di sản gian dối, gian dối từ năm sinh…[sic] (Nguyễn Ngọc Bích)
Vậy thì “di sản Hồ Chí Minh” thực sự là cái gì? Đơn giản thôi. Cái di sản mà ông Hồ Chí Minh để lại cho người dân Việt Nam là một nước Việt Nam độc lập và thống nhất, và niềm hãnh diện quốc gia. Lẽ dĩ nhiên đây không phải là công của mình ông Hồ mà là của toàn dân, ít ra là của đại đa số người Việt đã coi ông Hồ như là biểu tượng truyền thống yêu nước của người Việt Nam, do đó đã không ngại mọi hi sinh để đạt thành. Nhưng quan trọng hơn là thế giới đã biết nhiều hơn về Việt Nam và không còn dám coi thường Việt Nam tuy Việt Nam vẫn còn là một nước tương đối nghèo và kém phát triển.
Trong cuốn Ho Chi Minh: Legend of Hanoi, tác giả Jules Archer viết, trang 190:
Một trong những thành quả vĩ đại của ông là, cũng như Tito, ông đã đạt thành một “Cộng sản quốc gia”, giữ cho nước của ông ta ở ngoài những móng vuốt của cả Trung Hoa Đỏ và Liên Bang Sô Viết, trong khi ông ta khôn khéo đi hàng đôi để có được sự giúp đỡ mà nước ông cần đến. Khi ông ta mất, Việt Nam không phải là một nước chư hầu, mà là một nước độc lập đầy hãnh diện, cương quyết trên sự thiết lập cá tính quốc gia cho mọi người Việt Nam…
[Not the least of his great achievements was that he had, like Tito, achieve a “national Communism” which kept his country out of the grip of both Red China and the Soviet Union, while he skillfully played one off against the other to get the help his country needed. When he died, North Vietnam was no satellite but a proud, independent country, determined on nationhood for all Vietnamese…]
http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,901394,00.html? :
Khi Chủ tịch Bắc Việt Nam chết về một cơn đau tim ở Hà Nội lúc 79 tuổi, ông ta đã để lại một di sản gây ấn tượng sâu sắc về những thành quả của ông ta. Ông đã khôi phục được ý nghĩa quốc gia cho Việt Nam. Ông đã là biểu thị của một dạng “cọng sản quốc gia” giữ cho ông ra khỏi quỹ đạo của cả Trung Quốc lẫn Nga Sô, nhưng làm cho hai cường quốc này phải ve vãn ông ta.
[When North Viet Nam's President died of a heart attack in Hanoi at the age of 79, he left an impressive legacy of accomplishment. He had restored a sense of nationhood to Viet Nam. He had come to represent a form of "national Communism" that left him out of both the Chinese and the Soviet orbits, but prompted both powers to court him.]
Màn Kịch 14 của DVD “Sự Thật Về Hồ Chí Minh”
Bây giờ chúng ta hãy sang phần mấy ông triết gia, văn sĩ Tây phương nói về Hồ Chí Minh trong phần cuối: Nhận Định Tổng Hợp. DVD cho chúng ta có cảm tưởng là đang phỏng vấn những vị này. Trên màn ảnh chúng ta chỉ thấy các vị đó nói vài câu không rõ rồi bước sang phần diễn giải bằng tiếng Việt, người xem cũng không biết là phần diễn giải bằng tiếng Việt này có đúng như là người trong DVD nói không..
Nhưng thật ra đây chỉ là những mẩu phim không biết những người làm DVD lấy ở đâu, từ bao giờ. Điển hình là với Jean Francois Revel, người đã chết hơn 3 năm trước đây, tháng 4, 2006. Câu tiếng Việt của Jean Francois Revel là:
“Mục tiêu đấu tranh của HCM không phải là độc lập của VN mà là sát nhập VN vào Quốc Tế CS.”
Đây là một câu trong bài “Ho Chi Minh, l’homme et son héritage” mà Jean Francois Revel viết năm 1990, ngay sau khi CS sụp đổ ở Tây phương vào năm 1989. Chúng ta cũng biết, Jean Francois Revel, Olivier Todd, Stéphane Courtois, cũng như Bùi Tín, Nguyễn Minh Cần v…v… đã là những người từng nồng nhiệt ủng hộ Cọng sản. Nhưng câu nhận định cũ kỹ của Jean Francois Revel như trên thì hoàn toàn sai, vì tất cả những tài liệu của các học giả nghiên cứu về Hồ Chí Minh đều cho rằng chẳng làm gì có chuyện ông Hồ sát nhập Việt Nam vào CS Quốc tế. Rất nhiều bằng chứng chứng tỏ rằng ông Hồ tuyệt đối không phải là người “bị chủ nghĩa Marx mê hoặc” (Bùi Tín); hay “hoàn toàn gắn bó với chủ Nghĩa CS” (Jean Sainteny); “trung thành vô điều kiện với Stalin” (Bernard Fall); hay “là một tay diệt chủng, có tội với dân tộc mình” (Nhà báo Balan Robert); hay “là tín đồ cuồng tín của chủ nghĩa CS” (Olivier Todd); hay “là một nhà độc tài có nhiều tham vọng” (Vũ Ngự Chiêu).. Những nhận định đầy cường điệu và cảm tính như trên không đáng để cho tôi phê bình.
Nhưng để thêm thông tin cho mấy bộ óc vĩ đại trên, chúng ta hãy đọc một số “sự thật về Hồ Chí Minh” của một số học giả đã được trích dẫn trong DVD và một số khác. Thường thường, trong một tác phẩm, phần kết là những nhận định tổng kết về chủ đề của sách. Vậy trước hết chúng ta hãy đọc vài đoạn trong phần Epilogue của Williams J. Duiker trong cuốn “Ho Chi Minh: A Life”. Tôi thực sự thấy những sự thật này quan trọng hơn là những sự thật về … Tăng Tuyết Minh, hay Nguyễn Thị Minh Khai nhiều.
Trong bản di chúc cuối cùng, cũng như trong cuộc sống, ông Hồ Chí Minh đã tìm cách cân bằng giữa sự hiến thân của ông ta cho nền độc lập của Việt Nam và sự cống hiến tương tự cho cách mạng thế giới. Trong tài liệu này mà ông ta thảo lần đầu vào năm 1965 và sau đó sửa đổi vào những năm 1968, 1969, ông ta đã khẳng định lại sự quan trọng của cả hai chủ nghĩa quốc gia và xã hội chủ nghĩa, tuy rằng ông nhấn mạnh về ưu tiên tức thời là hàn gắn những vết thương của chiến tranh và cải tiến mức sống của người dân Việt. Ông đặc biệt chú ý đến sự quan trọng của sự thực hiện nam nữ bình quyền. Ông ta khen tặng Đảng đã đóng vai trò chỉ đạo trong cuộc các mạng Việt Nam, nhưng kêu gọi một chiến dịch sửa sai và tự kiểm để dân chủ hóa tổ chức và nâng cao đạo đức của các cán bộ đảng sau cuộc chiến.
[Duiker: Epilogue, p.563: In his final testament, as in his life, Ho Chi Minh has sought to balance his commitment to Vietnamese independence with a similar dedication to the world revolution. In this document, which he first drafted in 1965 and then amended by hand in 1968 and 1969, he reaffirmed the dual importance of nationalism and socialism, although he emphasized that the immediate priority was to heal the wounds of war and improve the living standards of the Vietnamese people. He paid particular attention to the importance of realizing equality of the sexes. He praised the Party for having played the leading role in the Vietnamese revolution, but called for a campaign of rectification and self-criticism to democratize the organization and raise the level of morality among Party cadres after the end of the war.]
Đối với nhiều quan sát viên, điểm then chốt trong cuộc tranh luận về ông Hồ Chí Minh tập trung vào vấn đề nên đặt ông ta vào là một người Cọng sản hay một người quốc gia. Nhiều người quen biết ngoại quốc của ông ta nhấn mạnh ông ta là một người yêu nước hơn là một người cách mạng Mác-xít. Có vẻ như ông Hồ thừa nhận quan điểm này năm 1961, khi ông tuyên bố công khai là sự mong muốn cứu đồng bào của ông đã dẫn ông ta tới chủ thuyết Lê-nin. Trong khi ông bày tỏ điều này trong nhiều trường hợp khác, không có gì rõ ràng hơn là ý kiến của ông nói với viên sĩ quan tình báo Hoa Kỳ Charles Fenn vào năm 1945 là ông ta coi chủ nghĩa cọng sản như là phương tiện để đạt được mục đích quốc gia. Khi yêu cầu ông giải thích, ông Hồ đã trả lời:
“Trước hết, ông cần phải hiểu rằng giật độc lập ra khỏi tay một cường quốc như Pháp là một nhiệm vụ rất khó khăn mà người ta không thể hoàn thành mà không có một sự ngoại viện, không cần thiết phải là một sự viện trợ vũ khí mà dưới dạng cố vấn và tiếp xúc. Chúng ta không lấy lại được độc lập bằng cách ném bom hay bằng những hành động tương tự. Đó là sự sai lầm của những nhà cách mạng lúc đầu đã phạm phải [Có lẽ ông Hồ muốn nói đến cuộc ám sát thất bại của Phạm Hồng Thái đối với Toàn Quyền Merlin]. Chúng ta lấy lại độc lập bằng sự tổ chức và tự khép mình vào kỷ luật. Chúng ta cũng còn cần đến một lòng tin, một phúc âm, một sự phân tích thực tiễn, có thể nói đến như là một thánh kinh. Chủ thuyết Mác-Lênin đã cung cấp cho tôi đường lối hành động này.”
[Duiker, Epilogue, p. 569-570 : To many observers, the crux of the debate over Ho Chi Minh has centered on the issue of whether he should be identified as a Communist or a nationalist. Many of his foreign acquaintances insist that Ho was more a patriot than a Marxist revolutionary. Ho appeared to confirm this view in 1961, when he publicly declared that it was the desire to save his compatriots that initially led to Leninism. While he voiced such sentiments on numerous other occasions, there is perhaps no clearer exposition than his remark to the U.S. intelligence officer Charles Fenn in 1945 that he viewed communism as the means to reach nationalist end. When asked to explain himself, Ho replied:
First, you must understand that to gain independence from a great power like France is a formidable rask that cannot be achieved without some outside help, not necessary in thingd like arms, but in the nature of advice and contacts. One doesn’t in fact gain independence by throwing bombs and such. That was the mistake the early revolutionaries all too often made. One must gain it through organization, propaganda, training and discipline. One also needs.. a set of beliefs, a gospel, a practical analysis, you might even say abible. Marxism-Leninism gave me that frame work.]
Giống như các lãnh tụ Á Châu trong thời đó, kinh nghiệm của ông Hồ với chủ nghĩa tư bản không phải là những kinh nghiệm thoải mái, và những sự tàn bạo của chủ nghĩa thực dân mà ông ta quan sát trong những năm thiếu thời đã xúc phạm mạnh đến tình cảm của ông. Tuy nhiên, nhiều niềm tin triết lý của ông có vẻ như phù hợp với những lý tưởng Tây phương hơn là những lý tưởng của Karl Marx và Vladimir Lenin. Tuy ông thường tỏ ra vẻ một người Mác-xít chính thống với những đồng nghiệp, có vẻ như rõ ràng là ông ta không mấy quan tâm đến những vấn đề giáo điều và thường hay có những nỗ lực
chân thật để giảm bớt những khía cạnh cứng rắn khi áp dụng cho Việt Nam.
[Duiker, Epilogue, p. 576: Like many other Asian leaders of the day, his experience with capitalism was not a happy one, and the brutalities perpetrated by by Western colocialism that he observed during his early years deeply offended his sensibilities. However, many of his philosophical beliefs appear to be more compatible with Western ideals than with those of Karl Marx and Vladimir Lenin. Although he sought to portray himself to colleagues as an orthodox Marxist, it seems clear that he had little interest in doctrinal matters and frequently made sincere efforts to soften communism’s hard edges when applied in Vietnam. Nonetheless, as the founder of his party and the president of his country, Ho Chi Minh must bear full responsibility for the consequences of his actions, for good or ill. In the light of the conditions that prevail in Vietnam today, even many of his more ardent defenders must admid that his legacy is a mixed one.]
“Như vậy, ông Hồ Chí Minh là “người tạo thời thế” một “đứa con của sự khủng khoảng” đã tổ hợp trong người mình hai lực chính trong lịch sử hiện đại của Việt Nam: lòng mong muốn quốc gia độc lập và sự đòi hỏi của công lý xã hội và kinh tế. Vì những lực đó vượt ra ngoài biên giới quốc gia của ông, nên ông Hồ đã có thể gửi thông điệp của ông cho những dân thuộc địa trên khắp thế giới và nói lên tiếng nói thay cho họ, đòi hỏi thoát ra khỏi sự đàn áp của đế quốc.Bất kể cuối cùng người đời phán xét về di sản của ông [Hồ] để lại cho dân tộc mình ra sao, ông Hồ đã chiếm được một chỗ trong ngôi đền thờ những anh hùng cách mạng từng đấu tranh mạnh mẽ để những người cùng khổ trên thế giới có được tiếng nói đích thực của họ.”
[Duiker, Epilogue, p. 577: Ho chi Minh, then, was an “event-making man” a “child of crisis” who combined in his own person two of the central forces in the history of modern Vietnam: the desire for national independence and the quest for social and economic justice. Because these forces trancended the borders of his own country, Ho was able to project his message to colonial peoples all over the world and speak to their demand for dignity and freedom from imperialist oppression. Whatever the final judgment on his legacy to his own people, he has taken his place in the pantheon of revolutionary heroes who have struggled mightily to give the pariahs of the world their true voice.]
Sau đây, xin thêm một đoạn Duiker viết về cái chết của ông Hồ:
“Khi tin tức về cái chết của ông Hồ Chí Minh được loan truyền thì khắp địa cầu đưa ra nhận xét về ông. Hà Nội nhận được tới hơn hai mươi hai ngàn (22000) bức điện tín từ các thủ đô lớn của 121 quốc gia trên thế giới để bày tỏ lời ca ngợi ông và chia buồn với nhân dân Việt Nam. Một số các nước theo chủ nghĩa xã hội tổ chức buổi lễ truy điệu ông và đưa ra những lời ca tụng ông. Thủ đô Mạc Tư Khoa chính thức ca tụng ông như là “người con vĩ đại của dân tộc anh hùng Việt Nam, một người lãnh đạo xuất sắc của phong trào giải phóng dân tộc và cộng sản quốc tế, và là người bạn vĩ đại của Liên Bang Sô Viết.” Các nước trong Thế Giới Thứ Ba (các nước trung lập) cũng nhận xét về ông với những lời ca tụng ông như là một người bảo vệ những người bị áp bức. Một bài báo phát hành ở Ấn Độ mô tả ông như là tinh túy của “dân tộc và là hiện thân của lòng khát vọng tự do, của sự tranh đấu bền bỉ.” Những bài báo khác đề cao đức tính giản dị và thẳng thắn của ông. Một bài xã luận trong một tờ báo ở Uruguay (Nam Mỹ) ghi nhận “Ông có một tấm lòng bao la như vũ trụ và có một tình thương vô bờ bến đối với các trẻ em. Ông là gương mẫu về đức tính giản dị và thẳng thắn trong tất cả mọi phạm vi.”
Phản ứng từ các thủ đô Tây Phương thì không biểu lộ mạnh mẽ. Tòa Bạch Ốc lặng thinh và các viên chức cao cấp trong chính quyền của Tổng Thống Nixon cũng không bình luận gì cả. Nhưng việc chú ý đến cái chết cúa ông Hồ Chí Minh đối với giới truyền thông trong các nước Tây Phương thật là mãnh liệt. Những tờ báo ủng hộ các phong trào phản chiến có khuynh hướng mô tả ông bằng những lời lẽ ca tụng ông như là một địch thủ xứng đáng và là một người bảo vệ những kẻ yếu, những người lép vế thế cô và những người bị áp bức. Ngay cả những người vẫn thường khăng khăng chống lại chế độ Hà Nội cũng đánh giá ông bằng những lời lẽ kính trọng ông như là một người đã tận hiến cả cuộc đời cho đại cuộc chiến đấu giành độc lập và thống nhất đất nước cho tổ quốc ông, coi ông như là người phát ngôn xuất chúng cho các dân tộc bị bóc lột ở trên thế giới.”
(Duiker, Epilogue, p.562: The news of Ho Chi Minh’ s death was greeted with a outpouring of comment from around the globe. Eulogies flowed in from major world capitals, and Hanoi received more than twenty-two thousand messages from 121 countries offering the Vietnamese people condolences for the death of their leader. A number of socialists states held memorial services of their own and editorial comment were predictable favorable. An official statement from Moscow lauded Ho as a “great son of the heroic Vietnamse people, the outstanding leader of the international Communist and national liberation movement, and a great friend of the Soviet Union.” From the Third World countries came praise for his role as a defender of the oppressed. An article published in India described him as the essence of “the people, the embodiment of the ardent aspiration for freedom, of their endurance and struggle.” Others referred to his simplicity of manner and high moral standing. Remarked an editorial in Uruguayan newspaper: “He had a heart as immense as the universe and in a boundless love for the children. He is a model of simplicity in all fields.”
Reaction from Western capitals was more muted. The White House refrained from comment, and senior Nixon administration officials followed suite. But attention to Ho’s death in the Western news media was intense. Newspapers that supported the antiwar cause tended to describe him in favorable terms as a worthy adversary and a defender of the weak and oppressed. Even those who had admandtly opposed the Hanoi regime accorded him a measure of respect as one who had dedicated himself first and foremost to the independence and unification of his country, as well as a prominent spokeperson for the exploited peoples of the world.”)
Trên đây, Duiker đã viết lên một sự kiện. Sự kiện này, hơn gì hết, đã loại bỏ tất cả những gì mà một số người Việt hải ngoại hay ở trong nước viết tiêu cực theo cảm tính về ông Hồ. Cho nên bất kể những luận điệu nhằm hạ uy tín của ông Hồ đều không thể thuyết phục được ai, ít nhất là trong giới hiểu biết và trong giới những công nhân nông dân tiểu thương lòng dạ chân chất, nhất là những luận điệu này lại thuộc loại hạ cấp, đầy hận thù, vụn vặt, chỉ nhắm vào những tiểu tiết mà không nhìn thấy những mặt to lớn của sự việc, và chỉ có thể lấy được sự đồng tình của một số người nhỏ nhoi cuồng tín, buôn bán hận thù, thu hẹp trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại..
DVD đã đưa tài liệu của Duiker trong cuốn Ho Chi Minh: A Life để chứng minh là ông Hồ có vợ. Chuyện nhỏ thôi mà. Để biết thêm về cuốn Ho Chi Minh: A Life của Duiker, chúng ta hãy đọc vài đoạn trong bài của Stanley I. Kutler điểm cuốn “Ho Chi Minh, A Life” [Kutler vốn là tác giả cuốn "The Wars of Watergate" và là chủ biên của "The Encyclopedia of the Vietnam War."]
Stanley Kutler cho rằng trong tác phẩm của mình, Duiker đã viết về “một nhà cách mạng ái quốc gần với Thomas Jefferson hơn là với V. I. Lenin” [A patriot closer to Thomas Jefferson than to V.I. Lenin]. (Điều này, không phải chỉ có mình Duiker mới nhận định như trên, mà một số tác giả Mỹ khác cũng có cùng một nhận định như vậy. TCN)
Trước hết, Kutler cho rằng chế độ thực dân đã cáo chung một thế kỷ nay rồi và vai trò của ông Hồ đã đi vào quá khứ. Ngày nay, Việt Nam là một phần của nền kinh tế toàn cầu, có nghĩa là có những liên doanh mang lại lợi nhuận cho chính phủ, cho một số viên chức được ưu đãi, và cho những công ty Tây phương. Nhưng Kutler ghi nhận là:
“Tuy nhiên, thế giới có một bộ mặt khác nhờ ông Hồ, và những người như ông, những người đã lo lắng, chiến đấu và hi sinh để giải phóng quốc gia của họ thoát khỏi sự sỉ nhục và gông cùm của sự chuyên chế bạo ngược ngoại quốc.”(Nevertheless, the world is a different place because of Ho, and others like him, who agitated, fought and died to liberate their lands from the stigma and yoke of foreign tyranny.)
Sau đó Kutler viết: “Duiker đã đi quá sự tranh luận đơn giản trong thời Chiến Tranh Lạnh về vấn đề ông Hồ là người Cộng sản theo chính thống Mác-Lênin hay là một nhà ái quốc quốc gia, hiến thân cho cuộc giải phóng và thống nhất đất nước?” (Duiker has moved beyond the simplistic Cold War debate of whether Ho was a dedicated Communist, beholden to Marxist-Leninist orthodoxy, or whether he was a patriot and a nationalist, dedicated to freeing and uniting his country.) “Duiker đã nhận định đúng, Hồ Chí Minh có căn rễ sâu đậm trong phong trào Cộng sản quốc tế, nhưng ông luôn luôn là một người quốc gia đã mang lại sự lãnh đạo, viễn kiến và sự cương quyết hiến thân cho nguyên lý dân tộc tự quyết “ (Duiker rightly notes that Ho had deep roots in the international Communist movement; but he was a constant nationalist who provided leadership, vision and a firm commitment to the principle of self-determination.)…
“Ông Hồ không hề nao núng khi dùng chủ nghĩa Cộng Sản cho những mục đích quốc gia. Lời tuyên bố của ông: “các dân ở Đông Dương vẫn sống và sẽ còn sống mãi” khó mà phù hợp với chủ nghĩa Mác. Duiker nhấn mạnh là, đối với ông Hồ, độc lập quốc gia bao giờ cũng là mục tiêu chủ yếu, trong khi chủ thuyết về một cộng sản không tưởng vẫn là một vấn đề mơ hồ, bất định cho tương lai” [Ho unabashedly used communism for his own nationalist ends. His statement that "the peoples of Indochina still live and will live forever" is hardly compatible with Marxism. Duiker insists that for Ho, national independence always was the primary goal, while the doctrine of a communist utopia remained a vague, indefinite matter for the future.] Duiker cũng nhắc lại cho chúng ta là rất tiếc vì những nhận định hời hợt về cuộc Chiến Tranh Lạnh mà Paris và rồi Washington đã thất bại không nắm lấy tay ông Hồ, để đưa đến những hậu quả sâu đậm cho người Việt Nam và cho thế giới (Duiker painfully reminds us that external Cold War considerations led to the failure of Paris and then Washington to grasp Ho's hand, resulting in profound consequences for the Vietnamese people and the world.)
Sau đây là những ý kiến của Giáo sư Sophie-Quinn Judge về ông Hồ Chí Minh, ngoài chuyện…Tăng Tuyết Minh trong DVD:
Trong cuộc phỏng vấn của đài RFI, Giáo sư Sphie-Quinn Judge nói:
Qua những năm được nghiên cứu trong quyển sách này, ông Hồ chí Minh rõ ràng là một người đã có quyết tâm và đã khéo léo vận động cho nền độc lập của nước Việt Nam. Từ Hội Nghị Hòa Bình Paris năm 1919 cho đến năm 1945 khi ông đọc tuyên ngôn độc lập. Ðộng cơ thúc đẩy ông Hồ Chí Minh là một lòng yêu nước thành thật và một thái độ căm ghét đế quốc Pháp. Tuy nhiên ông Hồ Chí Minh không phải là một người Cộng sản thánh thiện. Ông đã nhiều lần chung sống với phụ nữ, sẵn sàng thỏa hiệp và thâm nhập vào các đảng phái khác. Mức độ tin tưởng vào Chủ Nghĩa Cộng Sản của ông rất khó đo lường, nhưng điều người ta có thể nói là ông Hồ Chí Minh rất ít chú ý đến giáo điều "
Trong phần kết của cuốn Ho Chi Minh, The Missing Years, Giáo sư Judge viết:
Bằng chứng từ tài liệu của Moscow lẫn của Pháp đều cho rằng Quốc tế Cọng Sản đã không hề là một công cụ đắc lực để truyền bá quyền lực của Cọng sản mà giới khoa học chính trị và lịch sử thời Chiến Tranh Lạnh muốn chúng ta tin vào. Nó cũng không nhất quán trong việc ủng hộ những phong trào chống thuộc địa. Nhưng mối liên hệ mà ông Hồ đã tạo dựng với Quốc tế Cọng sản đã đóng một vai trò chủ đạo trong việc phát triển chủ nghĩa Cọng sản cũng như phong trào độc lập quốc gia tại Việt Nam. Quốc tế Cọng sản đã cung cấp cho ông Hồ và những đồng chí của ông phương pháp cũng như tài chánh trong việc đào tạo những cán bô tổ chức và tuyên truyền; nó đã giúp họ phân tích để hiểu tình trạng của họ trong tay của người Pháp. Mặc dù sự can thiệp và cố vấn của nó không luôn luôn được chấp nhận , khi còn hoạt động nó vẫn được vị thế trọng tài tối cao trong những tranh chấp chính trị quốc tế, điều này đã giúp đảng Cọng sản phần nào giữ vững được tình đoàn kết. Nó cũng đã cung cấp nơi nương tựa cho những học viên Cọng sản tại Moscow để họ có thể quay về Việt Nam xây dựng lại Đảng Cọng sản Đông Dương vào những năm đầu 1930. Ngay cả việc ông Hồ bị đối xử lạnh nhạt tại Moscoe từ năm 1934 đến năm 1938 cũng đã cứu sống ông để ông tiếp tục chiến đấu. Nhưng nếu cho rằng ông Hồ Chí Minh và Đảng Cọng sản Đông Dương chỉ đơn thuần là những sản phẩm của Quốc tế Cọng sản thì điều này là bóp méo sự thật. Họ tồn tại một cách song song trong những phạm vi khác nhau – xã hội truyền thống của Việt Nam, đế chế Pháp, tổ chức Nam Dương và cộng đồng thế giới mà trong những năm 1920 và 1930 đã bị bó gọn bởi những phương tiện thông tin hiện đại việc phụ thuộc lẫn nhau về giao thông và kinh tế. Chính khả năng có thể chuyển vận giữa những lãnh vực khác nhau của Hồ Chí Minh cuối cùng đã giúp ông giữ vững được vị thế của mình như là một nhà lãnh đạo thành công nhất trong cuộc đấu tranh giành độc lập.
Tiếp theo, chúng ta hãy bước sang phần những ý kiến của Pierre Brocheux, Giáo sư Diễn Giảng Danh Dự tại Đại Học Denis-Diderot, Paris-VII. Trước hết là trong vài cuộc phỏng vấn.
Trong cuộc phỏng vấn của đài RFI, Giáo sư Pierre Brocheux phát biểu:
Tôi cố gắng mô tả thật xác thực con người của ông Hồ Chí Minh hơn là nói về hoạt động của một chính khách. Tôi chỉ cố đào sâu hơn một số mặt của nhân vật này vì hiện giờ chưa có tài liệu gì thật sự mới. Thật ra tôi muốn nhấn mạnh đến vai trò mà tôi gọi là người chuyển tải giữa phương Tây và phương Ðông. Ông Hồ Chí Minh đã ứng dụng một học thuyết của phương Tây vào Việt Nam, nhưng vẫn giữ được tính chất rất là Châu Á, rất là Việt Nam. Tôi muốn nói đến sứ mệnh của một nhà lý tưởng, một nhà nhân bản muốn làm cách mạng nhưng buộc phải thỏa hiệp với thực tế cay nghiệt của cuộc cách mạng.
RFI: Cuốn tiểu sử Hồ chí Minh do ông Pierre Brocheux viết cũng tuần tự theo thứ tự thời gian, từ khi ông sinh ra ở làng Kim Liên, rời Việt Nam sang Pháp, chu du khắp thế giới, cho đến thời kỳ hoạt động cách mạng ở nước ngoài, rồi hoạt động bí mật trong nước. Trong những khoảng thời gian nói trên, ông Hồ Chí Minh, một mặt phải làm theo lệnh của Quốc Tế Cộng Sản, vốn chủ trương đấu tranh giai cấp triệt để. Nhưng mặt khác, lại cố gắng tập hợp mọi tầng lớp, kể cả các thành phần tư sản, để giải phóng đất nước khỏi ách thực dân Pháp.
Về điểm này tác giả Pierre Brocheux cho rằng:
" Tôi nghĩ nên nhìn vấn đề một cách khác. Người ta vẫn thường đặt câu hỏi, " Ông Hồ Chí Minh là một người Cộng sản hay một nhà ái quốc." Nhưng theo tôi, ông là một người có bản chất rất Việt Nam, hay đúng hơn là một nhà nhân bản Khổng giáo. Ông muốn giải phóng đất nước, giành độc lập cho Việt Nam nên phải chấp nhận một số thỏa hiệp với thực tế”.
Trong cuộc phỏng vấn của đài BBC, Giáo sư Pierre Brocheux phát biều:
Tôi nghĩ rằng ông Hồ Chí Minh về bản chất thực ra là một người theo Khổng giáo. Ông luôn cố gắng kết hợp những ý tưởng của Khổng giáo, một truyền thống ý thức hệ Ðông Á, với các dòng tư tưởng Châu Âu, từ Marxism đến Lenism. Tôi bỏ cách nhìn từ trước đến nay là tranh luận xem ông Hồ thực sự là một người Cộng sản hay một người theo đường lối dân tộc chủ nghĩa.
Theo tôi, trước sau ông là một người tốt, một người Khổng giáo. Những gì người ta nói về ông ở Việt Nam hiện nay chỉ đúng một phần mà thôi. Theo tôi, ông đã cố gắng đưa vào thực tế tính nhân đạo và tính công bằng xã hội theo kiểu của Khổng giáo.
BBC: Cứ cho là ông Hồ Chí Minh có tính cách như ông nói đi, thì theo ông, ông Hồ nếu sống đến thập niên 70 thì liệu có cách giải quyết khác cho miền Nam sau 1975 hay không?
Pierre Brocheux: Tôi tin là khác, chắc chắn không có cách giải quyết như các ông Lê Duẩn, Lê Đức Thọ. Hồ Chí Minh khác Lê Duẩn, Lê Đức Thọ rất nhiều. Sẽ không có chuyện bắt người miền Nam đi cải tạo hàng loạt hay những điều tương tự. Sau 56 năm nghiên cứu Hồ Chí Minh, tôi có thể nói rằng ông Hồ Chí Minh là một người ưa các giải pháp ôn hòa hơn là cực đoan.
Để thêm tài liệu về Hồ Chí Minh, tôi muốn nói đến tờ “Les Collections de L’Histoire”, số 23, Avril-Juin 2004, một tuyển tập về “Indochine Vietnam: Colonisation, Guerres et Communisme”, trong đó có bài “Con Người Trở Thành Hồ Chí Minh”[L’Homme Qui Devint Ho Chi Minh] của Pierre Brocheux, Giáo sư Diễn Giảng Danh Dự tại Đại Học Denis-Diderot, Paris-VII. Chúng ta sẽ thấy trong đó có vài chi tiết chứng tỏ ngay cả Nga và Tàu cũng không tin tưởng ông Hồ Chí Minh là người Cộng Sản chính thống (orthodox communist).
Trước hết là một tài liệu trích dẫn từ một tài liệu trong văn khố của Nga Sô, mới được sử gia Alain Ruscio phổ biến năm 1990, trang 34-36:
“Năm 1934, Ông Hồ trở lại Moscou. Stalin đã nắm chắc quyền lực, và những cuộc thanh trừng lớn bắt đầu năm 1937. Có vẻ như con người Hồ Chí Minh tương lai là nạn nhân, vì từ ngày trở lại Moscou, ông ta không được tin cậy để giao phó cho một trách nhiệm nào. Không còn nghi ngờ gì nữa người ta đã trách cứ là ông ta ngả về tinh thần quốc gia trong cuộc chiến đấu chống thực dân thay vì tinh thần cách mạng vô sản quốc tế.” (En 1934, il est de retour à Moscou. Staline raffermit son pouvoir, les grandes purges vont débuter en 1937. Il apparait avec certitude que le futur Ho Chi Minh faillit en être victime car, depuis son retour, il ne s’est vu confier aucune responsabilité. Sans doute lui reproche-t’on de préférer le nationalisme qui sous-tend le combat anti-colonial à l’internationalisme de la révolution prolatérienne.)
“Về vấn đề này, ông Hồ đã bày tỏ quan điểm của mình từ năm 1924. Được huấn luyện về cách mạng và chủ thuyết Marx bởi Tây phương, tuy nhiên Quốc đã nhìn theo đặc tính Á Đông: “Cuộc đấu tranh giai cấp ở Đông phương không giống như ở Tây phương. Marx đã xây dựng lý thuyết của mình trên một căn bản triết lý nào đó của lịch sử. Nhưng là lịch sử nào? Đó là lịch sử Âu Châu. Nhưng Âu Châu là gì? Không phải là tất cả nhân loại.” (À ce sujet, il a expliqué son point de vue dès 1924… Éduqué par l’Occident à la révolution et au marxisme, Quoc est pourtant persuadé, de la spécifícité de l’Orient: “ La lutte de classes ne se manifeste pas en Indochine comme en Occident.” ; Marx a bâti sa doctrine sur une certaine philosophie de l’histoire. Mais quelle histoire? Celle de l’Europe. Mais qu’est ce que l’Europe? Ce n’est pas toute l’humanité).
“Hồ Chí Minh có thực sự là mgười Mác-xít không? Hay ông ta chỉ là người Quốc Gia sau lớp sơn đỏ, như một thành viên Cộng Sản Quốc Tế, ông M. N. Roy, người Ấn Độ, đã nói? Vấn đề này đáng được đặt ra. Nếu chắc chắn là ông ta đã đọc bản Tuyên Ngôn của Đảng Cộng Sản, nếu đã nhiều lần ông ta nói là chịu ảnh hưởng trí thức và chính trị của Lê-nin, thì sự gắn bó của ông với chủ nghĩa Mác không bao giờ có tính cách giáo điều.“ (Ho Chi Minh était-il vraiment marxiste? Ou n’était-il qu’un “nationaliste peint en rouge”, comme l’a dit un membre du Komintern, l’Indien M.N. Roy? La question mérite đêtre posée… S’il a certainement lu le Manifeste du Parti Communiste, s’il dit maintes reprises sa dette intellectuelle et politique envers Lénine, son adhésion au Marxisme ne fut, pour autant, jamais dogmatique.)
“Năm 1963, người Cộng Sản Lưu Thiếu Kỳ đã phác họa một hình ảnh chính trị của ông Hồ, nếu đúng, cho thấy một vị thế không thoải mái [của ông Hồ] đưa đến một sự gắn bó đôi đàng với lòng yêu nước chấp nhận thỏa hiệp, và chủ nghĩa xã hội độc quyền: “Hồ luôn luôn là người hữu khuynh. Khi chiến tranh Đông Dương chấm dứt, ông ta không thể quyết định là thiết lập một chế độ tư bản hay một chế độ theo xã hội chủ nghĩa. Chúng tôi đã quyết định cho ông ta.”” (Le communist Chinois Liu Shaoqi esquisse en 1963 un portrait politique de Ho qui, s’il est exact, indique la position inconfortable qui résulte d’une double adhésion au patriotisme consensuel et au socialisme exclusif: “Ho a toujours été un droitiste.. Lorsque la guerre d’Indochine prit fin, il ne put se décider à choisir d’instaurer soit un régime capitaliste soit un régime socialiste. Ce fut nous qui décidâmes pour lui.”)
“Không có gì minh họa rõ hơn sự tương phản giữa Hồ Chí Minh và những người lãnh đạo cộng sản là những trao đổi quan niệm của Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ với ông Hồ Chí Minh vào năm 1960. Ông Hồ đã tuyên bố rằng ngay cả việc giết kẻ thù cũng không được đạo đức; Mao đã trả lời ông ta: “Tưởng Giới Thạch giết, tôi giết, đó không phải là một vấn đề đạo đức. Và Lưu Thiếu Kỳ thêm vào là viện đến đạo đức khi ta phải đối phó với những tên tư bản chống cách mạng là không thích đáng .” (Rien n’illustre mieux le contraste entre Ho Chi Minh et d’autres dirigeants communistes que les propos que Mao Zedong et Liu Shaoqi tinrent à Ho Chi Minh en 1960. Ho avait déclaré qu’il n’était pas moral de tuer même ses adversaires; Mao lui répliqua: “Chiang Kaishek tue, je tue, ce n’est pas une question de morale.” Et Liu Shaoqi de renchérir qu’il n’était pas pertinent d’invoquer la morale lorsqu’on avait affaire aux contre-révolutionnaires capitalistes.)
Trên đây là những nhận định về Hồ Chí Minh của ba học giả mà không ai có thể nghi ngờ khả năng chuyên nghiệp của họ: William J. Duiker, Sophie-Quinn Judge, và Pierre Brocheux, và DVD của LM Nguyễn Hữu Lễ đã chỉ đưa ra một chi tiết nhỏ, rất nhỏ, trong những tác phẩm đồ sộ của họ. Chúng ta biết rằng, ông Hồ Chí Minh chưa bao giờ phủ nhận mình là người Cộng Sản và đã từng khẳng định là Lenin đã gây cảm hứng cho ông trong công cuộc giành lại độc lập cho đất nước. Qua những tài liệu trên, nay chúng ta đã hiểu ông Hồ là người Cộng sản như thế nào. Đây là kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của những người thường ở trong môi trường đại học, đặt sự tôn trọng sự lương thiện trí thức lên hàng đầu, và vì chính uy tín của họ, nên không thể viết theo cảm tính mà không nghiên cứu kỹ vấn đề, hay tự hạ mình rơi vào vòng tranh chấp Quốc-Cộng mà họ không thuộc phe nào và không có lý do gì để ủng hộ hay chống đối một phe nào..
Để thêm thông tin cho những người làm DVD “Sự Thật Về Hồ Chí Minh”, chúng ta hãy đọc thêm một số tài liệu của vài học giả khác.
Có một bài viết về ông Hồ Chí Minh của Wilfred Burchett khá hay: Ho Chi Minh: An Appreciation (pipeline.com). Wilfred Burchett là một ký giả Úc nổi tiếng, đã từng được Ngoại Trưởng Henri Kissinger nhờ làm trung gian liên lạc giữa Mỹ và Hà Nội. Năm 1968, ông đã viết một cuốn có tính cách tiên đoán: “Việt Nam Sẽ Thắng” (Vietnam Will Win) và năm 1977 ông xuất bản cuốn “Châu Chấu Và Voi: Tại Sao [Nam] Việt Nam Sụp Đổ” (Grasshoppers and Elephants: Why Vietnam Fell). Theo tôi, Burchett viết hay, không phải vì tác giả ca tụng ông Hồ, mà tác giả đã viết về những gì đã tạo nên ông Hồ: Không phải thuần túy chỉ là Marx, là Lenin hay Mao Trạch Đông, mà chính là lịch sử 2000 năm chống ngoại xâm của Việt Nam đã tạo nên ông Hồ. Có thể nói, tác giả hiểu Việt Nam hơn rất nhiều người tự cho mình là trí thức, nhất là những “trí thức” Việt Nam. Chúng ta hãy đọc vài đoạn trong bài của Burchett.
“Chính sách của Mỹ là làm cho người Việt Nam cảm thấy mình thuộc một sắc dân thấp kém (racial inferiors), không có quyền về căn cước quốc gia (have no right for national identity). Họ thường bị gọi là “gooks”, “slopes” và “dinks”, và trên những phúc trình chính thức, làng Mỹ Lai trở thành “Thành phố hồng” (Pinkville) [có nghĩa là thành phố CS] và dân làng bị tàn sát chỉ là “những người Á đông” (oriental human beings). [với ý coi thường, miệt thị]
Sự thực là người nông dân Việt Nam nghèo khó nhất, ngay cả thất học, về phương diện văn hóa và đạo đức thường cũng cao hơn người Mỹ (Reality is that the humblest Vietnamese peasant, even illiterate, is usually culturally and morally superior to his American adversary.). Hắn ta biết nhiều hơn về lịch sử đất nước của hắn – không chỉ vì đất nước hắn có vài ngàn năm lịch sử nhiều hơn Mỹ để mà biết đến – mà vì những điều này đã thấm vào trong người hắn từ sữa mẹ (literally absorbs it with his mother’s milk). Ngay từ bé, hắn sống lên trong một môi trường tràn ngập với những câu chuyện về gia tài lịch sử, hoặc được kể ngay khi còn nằm trong lòng mẹ, hoặc qua những màn kịch diễn lại những trang sử oai hùng của 2000 năm lịch sử chống ngoại xâm của những gánh hát di động, hoặc những truyền thuyết về các “thần hoàng làng”, [thường là các anh hùng giúp nước của xóm làng, được nhà Vua sắc phong], hoặc là những câu chuyện về tổ tiên đã bảo vệ non sông như thế nào, hoặc là những chuyện đau khổ của người dân bị đàn áp bởi ngoại nhân nên đòi hỏi một sự đứng lên để chống đối v..v… Sự hiểu biết về 2000 năm tranh đấu chống kẻ xâm lăng có đầy trong dòng máu của người nông dân chân lấm tay bùn nghèo khó nhất. Chỉ một điều này cũng là một nguồn dũng cảm và sức chịu đựng vô tận, một sự tin tưởng vào tương lai và coi thường những kẻ toan tính phá vỡ những đức tính mà những chuyên viên trong cái “hồ tư duy” (think tank) [của Mỹ] không thể hiểu được (The knowledge of two thousand years' struggle against invaders is in the bloodstream of the humblest, mud-stained peasant. This alone is an inexhaustible source of courage and stoicism; of confidence in the future and contempt for those who try to wreck the present-qualities incomprehensible to the "think tank" specialists.).
Ông Hồ Chí Minh là mẫu mực thu nhỏ của tất cả những điều trên. Và đúng là, cũng như một cái gì đó trong mỗi người Việt Nam đều có trong Hồ Chí Minh, một cái gì đó trong Hồ Chí Minh đều có trong hầu hết những người Việt Nam ngày nay, dấu ấn của ông trên dân tộc Việt Nam thật là sâu đậm (Ho Chi Minh epitomizes all this. And just as there was something of every Vietnamese in Ho Chi Minh so there is something of Ho Chi Minh in almost every present-day Vietnamese, so strong is his imprint on the Vietnamese nation.) .
Một vấn đề mà Tổng thống Nixon cũng như các vị tiền nhiệm có thể không lưu ý đến nhưng chắc chắn là dân Việt Nam không thể không biết, đó là Hồ Chí Minh là của toàn thể quốc gia Việt Nam (that Ho Chi Minh belongs to the whole Vietnamese nation.) Không có một lằn ranh giới nào ở vĩ tuyến 17 có thể làm cho người dân miền Nam xa lìa Hồ Chí Minh dù rằng thủ đô được đặt ở miền Bắc. Hồ Chí Minh đã được chấp nhận là lãnh tụ và là nguồn cảm hứng cho mọi người Việt Nam – trừ số người đã lần lượt phục vụ những quan thầy Nhật, Pháp, rồi Mỹ. (No line arbitrarily drawn along the 17th parallel could divorce the people of the South from Ho Chi Minh because his capital happened to be on the northern side of the line. Ho Chi Minh was the accepted leader and source of inspiration for all Vietnamese - except the handful who served Japanese, French and American masters in turn.)
Chúng ta hãy đọc thêm vài tài liệu về ông Hồ:
Trong cuốn “The Vietnam War Almanac, General Editor: John S. Bowman, Barnes & Noble Books, NY, 2005”, trang 493, cũng có viết:
“Ông Hồ ít quan tâm đến những chi tiết tế nhị của chủ thuyết Mao và Lê-nin; thiên tài của ông ta là về hành động chính trị, và lý tưởng của ông ta có thể khá co dãn chừng nào mà nó đưa tới mục đích đã ám ảnh ông ta: nền độc lập và thống nhất của Việt Nam.” (Ho was less concerned with niceties of doctrine than Mao and Lenin; his genius was for political action, and his ideology was capable of considerable stretching as long as it tended toward the purpose that obsessed him: the independence and unification of Vietnam.)
Marilyn B. Young, trong cuốn The Vietnam Wars: 1945-1990, HarperPerennial, New York, 1991, viết, trang 4:
“Trong vài năm tới, những văn bản Hồ Chí Minh viết bị tố cáo vì những “mùi hôi quốc gia” trong đó, và sự ủng hộ của ông Hồ về một liên minh rộng rãi bao gồm cả các địa chủ cỡ nhỏ và trung bình, miễn là họ yêu nước, bị đả kích là kẻ xét lại và là kẻ hợp tác (với kẻ thù). Phải mười năm sau sự tranh luận đắng cay về mối liên hệ giữa cách mạng quốc gia và cách mạng xã hội mới được giải quyết, theo đường lối lúc đầu đưa ra bởi ông Hồ, sự thành lập Việt Minh (Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội.”
(Over the next few years, Ho Chi Minh’s writings were denounced for their “nationalist stench”, and his support for a broad alliance that could include even small and medium landowners, provided they were patriotic, was attacked as reformist and collaborationist. A decade would pass before this bitter debate on the relationship between national and social revolution was resolved, along the lines initially by Ho, in the formation of the Viet Minh.)
Qua những tài liệu trên, chúng ta có thể thấy rằng ông Hồ không phải là tay sai của Nga và Tàu như một số người có đầu mà không có óc cố tình lên án ông ta là tay sai của Đệ Tam Quốc Tế, tệ hơn nữa là “điệp viên của Cộng Sản Quốc tế”, hay ngu xuẩn hơn nữa là “Việt gian bán nước” Họ không hề biết chính trị của ông Hồ giữa Nga và Tàu, đã khôn khéo từ chối không nhận đề nghị của Nga cũng như Tàu gửi quân tình nguyện vào đánh giúp.
Thật vậy, chúng ta hãy đọc một đoạn trong cuốn Ho Chi Minh của Jules Archer, Chương 9: “Giữa Con Gấu Nga Và Con Rồng Tàu” (Between Russian Bear and Chinese Dragon), trang 109:
“Đến Bắc Kinh năm 1959 dự lễ kỷ niệm 10 năm Cách Mạng Trung Quốc, ông Hồ cẩn thận đứng giữa Mao Trạch Đông và đại diện của Nga Sô, Miklai Suslov. Trong những cuộc đàm phán riêng, ông Hồ đã thành công lấy được sự hứa hẹn của cả Bắc Kinh lẫn Moscou để tăng gia giúp thêm vũ khí và viện trợ dân sự, nhưng khôn khéo từ chối những đề nghị gửi quân tình nguyện hay cố vấn quân sự đến Việt Nam. Ông Hồ biết rõ là nếu để cho con gấu Nga hay con rồng Trung Hoa được đặt chân vào cửa ngõ Hà Nội thì dần dần cửa ngõ này sẽ bị cưỡng bách mở rộng ra cho đến khi Bắc Việt mất đi nền độc lập và trở thành một quốc gia bị chiếm.” (Visiting Peking in 1959 for the 10th anniversary of the Chinese Revolution, Ho was careful to stand between Mao Tse-Tung and Chief Soviet Delegate Mikhail Suslov. In private negotiations, he managed to win pledges of additional arms and aid from both Peking and Moscou, but adroitly declined their offers to send “volunteer” troops or military advisers. Ho knew that if either the Russian bear or the Chinese dragon were allowed to trust a foot inside Hanoi’s door, that door would gradually be forced open until North Vietnam lost its independence and became a captive nation.)
Tại sao ngày nay người dân Việt Nam vẫn còn kính ngưỡng ông Hồ Chí Minh, tuy rằng trên diễn đàn truyền thông hải ngoại có cả một chiến dịch để xóa bỏ “thần tượng Hồ Chí Minh”? Một trong những lý do rất dễ hiểu là phần lớn những điều viết về ông Hồ của giới chống Cộng là sai lầm, là vô căn cứ, bắt nguồn từ lòng thù hận một chiều của những người gọi là Quốc Gia, chứ không đặt trên những sự thật và sự kiện lịch sử. Thật vậy, những người chống Cộng cực đoan như LM Nguyễn Hữu Lễ et al… chỉ nhìn thấy những điều lặt vặt, nhiều khi sai lầm, như chúng ta thấy trong DVD “Sự Thật Về Hồ Chí Minh”.
Để chấm dứt những tài liệu về “Sự Thật Về Hồ Chí Minh” tôi xin trích dẫn đoạn kết trong cuốn Ho Chi Minh của Jules Archer, trang 189-190:
“Cộng Sản hay không, ông Hồ Chí Minh cũng sẽ đi vào lịch sử như là một người Việt Nam yêu nước vĩ đại, là một trong những khuôn mặt phi thường của thế giới trong thế kỷ này. Không vị kỷ, can đảm, hiến thân cho nền độc lập của Việt Nam bằng mọi giá, ông ta đã vật nước Pháp phải khụyu đầu gối và chiến đấu chống Hoa Kỳ, một thế lực mạnh nhất thế giới, đưa đến một thế bí quân sự.
Sự cương quyết về một mục đích đã làm thay đổi giòng lịch sử, làm phân rẽ dư luận quần chúng ở Hoa Kỳ, bắt buộc một Tổng Thống Mỹ phải rút lui không tái cử cho nhiệm kỳ hai, khiến cho hàng triệu giới trẻ trên khắp thế giới kính ngưỡng ông ta ủng hộ cách mạng và xuống đường biểu tình ủng hộ ông ta, hô “Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh” [Nếu ai đã ở Madison, Wisconsin, nơi tôi đang học, vào đầu thập niên 1970 thì sẽ hàng ngày chứng kiến cảnh này, ngoài những “sit-in”, của sinh viên đại học Wisconsin-Madison. TCN]
Sự pha trộn duy nhất chủ nghĩa Mác-xít với chủ nghĩa gia trưởng, và chủ nghĩa quốc gia cao độ của ông Hồ đã thành công vĩ đại trong việc gây cảm hứng cho dân ông chịu đựng những sự hi sinh to lớn. Họ cũng còn kính yêu “Bác Hồ” vì nhân cách khiêm nhường và những cách cư xử từ ái của ông. Ông Hồ là sự thất vọng của những kẻ thù – Pháp, chế độ Sài gòn, và Mỹ - vì họ không thể nào làm cho người ta thù hận được ông. Ông ta được sự kính yêu của người trong Nam cũng như của những người ở ngoài Bắc.
Một trong những thành quả vĩ đại của ông là, cũng như Tito, ông đã đạt thành một “Cộng sản quốc gia”, giữ cho nước của ông ta ở ngoài những móng vuốt của cả Trung Hoa Đỏ và Liên Bang Sô Viết, trong khi ông ta khôn khéo đi hàng đôi để có được sự giúp đỡ mà nước ông cần đến. Khi ông ta mất, Việt Nam không phải là một nước chư hầu, mà là một nước độc lập đầy hãnh diện, cương quyết trên sự thiết lập cá tính quốc gia cho mọi người Việt Nam…
Khi những trang sách về cuộc đời của ông được cân nhắc, và hòa bình sau cùng tái lập trên đất nước thê thảm của Việt Nam, ông Hồ Chí Minh sẽ vĩnh viễn được các nông dân đã từng yêu kính và đứng sau lưng ông coi như là một người Việt Nam vĩ đại nhất trong của lịch sử của họ - người “Bác” kính ngưỡng của nước ông.”
(Communist or not, Ho Chi Minh will probably go down in history as a great Vietnamese patriot who was one of the extraordinary world figures of this century. Selfless, courageous, dedicated to Vietnamese independence at all costs, he wrestled France to her knees and fought the United States, the world’s mightiest power, to a military stalemate.
His single mind resolution changed the course of history, polarized public opinion in the United States, forced an American President to withdraw from seeking a second term, and radicalized millions of admiring youth around the world who demonstrated in his support chanting, “Ho, Ho, Ho Chi Minh”.
Ho’s unique mixture of Marxism, paternalism, and intense nationalism was enormously successful in inspiring tremendous sacrifice among his people. They also loved “Bac Ho” (Uncle Ho) for his winning personal modesty and gentle ways. Ho was the despair of all his enemies – the French, the Saigon regime, the Americans – because they were unable to muster hatred of him. He was held in as much affection in South Vietnam as among the people he led in the North.
Not the least of his great achievements was that he had, like Tito, achieve a “national Communism” which kept his country out of the grip of both Red China and the Soviet Union, while he skillfully played one off against the other to get the help his country needed. When he died, North Vietnam was no satellite but a proud, independent country, determined on nationhood for all Vietnamese…
When the books of his life are balanced, and peace is finally restored to the tragic land of Vietnam, Ho Chi Minh will always be known to the peasants who loved and followed him as the greatest Vietnamese in their history – the revere uncle of his country.)
Tổng kết hết cuộcđời của ông Hồ, qua những tài liệu trên, ta chỉ thấyông chỉ có mộtđiểm nổi bật, và dân tộc cũng như lịch sử Việt Nam cũng chỉ ghi và nhớ một điều: Không có ông Hồ Chí Minh thì Việt Nam không thể thoát ra khỏi nền đô hộ của thực dân Pháp, và các đồng chí của ông đã không thể thực hiện được ý nguyện của ông là thắng giặc Mỹ , mang lại độc lập, thống nhất và hòa bình cho Việt Nam. Biết bao nhiêu người yêu nước khác cùng tâm nguyện, cũng đã cống hiến đời mình để chống xâm lăng,nhưng đều thất bại: Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Thái Học ...Chỉ có ông Hồ Chí Minh là thành công.
Vậy thì, như một hệ luận, ai là những người không muốn ghi công và nhớ ơn đó của ông Hồ Chí Minh và ngụy biện tìm cách phỉ báng ông? Câu trả lời là những kẻ từng làm tay sai cho giặc xâm lược Pháp (và Mỹ), những kẻ từng được đặc quyền đặc lợi dưới chế độ bảo hộ Pháp (và Mỹ), những kẻ giờ nầy còn đòi lại đất đai do Thực dân ban cho hoặc cướp của Phật Giáo, của nhân dân. Những kẻ đó chính là lực lượng Công Giáo Việt Nam, và LM Nguyễn Hữu Lễ với cuốn DVD là một tiêu biều!
Đoạn kết ngắn, rất ngắn, của TCN:
Khi qua đời, ông Hồ Chí Minh chỉ để lại một bản di chúc, ngoài ra không có một tài sản riêng nào. Trong suốt cuộc đời, ông Hồ có một nếp sống giản dị. Trong DVD, hình ông chụp với Mao Trạch Đông, dưới chân cũng chỉ có đôi dép. Với cương vị là Chủ Tịch Nước, ông không cần phải như vậy.
Trong di chúc của ông Hồ Chí Minh có hai câu:
Còn non, còn nước, còn người,
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!
[Jack Woddis dịch:
Our rivers, our mountains, our people will always be;
The American aggressors defeated, we will build a country ten times more beautiful]
Hơn 10 hay hơn 100? Tùy theo nhận định của những người đã về thăm quê hương như tôi. Đảng CS VN đã hoàn thành một ý nguyện trong di chúc của ông Hồ Chí Minh: “Thắng Giặc Mỹ”. Nhưng còn những ý nguyện khác như “cần, kiệm, liêm, chính”;“hỏa thiêu để khỏi tốn tiền của nhân dân”; “sửa sai và tự kiểm để dân chủ hóa tổ chức và nâng cao đạo đức của các cán bộ đảng sau cuộc chiến.” thì sao? Xin hãy học tập theo gương “Bác Hồ” và xin đừng phụ lòng của “Bác”.
Trần Chung Ngọc
Chiều kích đặc biệt của con người trong nhạc Trịnh Công Sơn
Nguyễn Hoàn
... Trong quan niệm nghệ thuật về con người của Trịnh Công Sơn, con người được đo bằng thước đo riêng, và vì thế, con người được cảm nhận và khám phá ở những chiều kích rất lạ, nhỏ bé và lớn lao, bình thường và khác thường, hiện thực và siêu thực...
Đề cao vai trò của chủ thể tư duy, triết gia Pháp René Descartes có câu nổi tiếng: “Tôi tư duy vậy tôi tồn tại”. Hẳn là trong ý nghĩa đó, Trịnh Công Sơn đã viết: “Tôi yêu và tôi tồn tại”, “Tôi hát là tôi hiện hữu”. Có yêu đời, yêu người đến đắm đuối và tiếc nuối, yêu “bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng”, tuyệt vọng không phải vì chán đời mà vì yêu quá cuộc đời, vì khắc khoải nghĩ đến lúc phải lìa xa cõi thế, “thí dụ bây giờ tôi phải đi, tôi phải đi, tay chia ly cùng đời sống này” (Rơi lệ ru người), Trịnh Công Sơn mới viết nổi dòng nhạc “hát kinh” (“Chiều em ra đứng hát kinh đầu sông”-Đoá hoa vô thường) xuyên thời gian cho tình yêu và phận người: “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau” (Diễm xưa).
Cái độc đáo mà người nghệ sĩ mang lại cho đời là ở thế giới nghệ thuật do họ sáng tạo ra, đó chính là “thiên nhiên thứ hai”, nói theo cách của mỹ học, mà họ góp vào với đời. Đánh giá tổng quan về thế giới nghệ thuật Trịnh Công Sơn, Văn Cao viết: “Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người ca thơ (Chantre) bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ”. Phạm Tuyên gọi Trịnh Công Sơn là “đỉnh cao của âm nhạc giàu chất thơ và triết lý”. Sơn Nam viết:“Nhuần nhuyễn, ý tứ gắn bó hữu cơ, không cường điệu, tính thuyết phục, tính khái quát, nhân bản...bao nhiêu đòi hỏi về lý thuyết văn nghệ quả là hiển hiện trong nhạc Trịnh Công Sơn”, đặc biệt, Sơn Nam còn chỉ rõ tính chất dân tộc-hiện đại của nhạc Trịnh Công Sơn và gọi đó là “điệu hát Nam Ai hiện đại của người ven biển Đông...”. Phạm Duy khẳng định:“Toàn bộ âm nhạc của anh đẹp như một bức hoạ trừu tượng hơn là tả thực”. Trong thế giới nghệ thuật đặc biệt của Trịnh Công Sơn mà các nhạc sĩ, nhà văn đã gọi tên bằng nhiều mỹ từ như vậy, thế giới của nhạc, của thơ, của triết lý hoà quyện, của hội hoạ trừu tượng, của điệu hát dân tộc-hiện đại Nam Ai..., dĩ nhiên, quan niệm nghệ thuật về con người của Trịnh Công Sơn có nhiều độc đáo và mới lạ. Trong quan niệm nghệ thuật về con người của Trịnh Công Sơn, con người được đo bằng thước đo riêng, và vì thế, con người được cảm nhận và khám phá ở những chiều kích rất lạ, nhỏ bé và lớn lao, bình thường và khác thường, hiện thực và siêu thực.
*Trong nhạc Trịnh, con người ban cấp ý nghĩa cho trần gian
Triết học phương Đông nhiệm màu nói đến “ba ngôi” Thiên-Địa-Nhân. Vậy con người có vị thế như thế nào giữa trời và đất, hay chỉ đơn thuần là những sinh linh bé nhỏ rợn ngợp trước vũ trụ bao la không bờ bến? Trời đất tạo ra con người hay chính con người đã “tạo ra” trời đất, chính con người đã ban cấp ý nghĩa cho trần gian? Hãy nghe câu trả lời qua ca khúc “Còn thấy mặt người” của Trịnh Công Sơn: “Một ngày tình cờ biết em là ngày lạ lùng biết trần gian”. Biết em trước, biết trần gian sau, vì có em mới có trần gian. Câu hát xui khiến lòng nhớ tới “tội tổ tông” của nàng Eva thuở hồng hoang. Kinh Thánh kể rằng, Chúa ra lệnh cho con người có thể ăn mọi trái cây trong vườn địa đàng, nhưng không được ăn trái cây của cây “biết lành dữ” mọc giữa vườn, vì ăn vào con người sẽ phải chết. Nhưng nghe theo lời của con rắn xảo quyệt dụ dỗ rằng hãy ăn “trái cấm” đi sẽ biết lành dữ và sẽ được thông minh, nàng Eva đã ăn và đưa cho chồng là Adam cùng ăn. Chúa phát hiện được bèn đuổi Adam và Eva ra khỏi vườn địa đàng, khiến cho từ đó, “Địa đàng còn in dấu chân bước quên” (Dấu chân địa đàng), nhưng tuyệt vời thay, con người nhờ thế mà đã được biết trần gian trong nỗi bừng thức kỳ thú, trong niềm đắm say lạ lùng. Nói cách khác, chính con người đã “sáng thế” ra trần gian với bao sướng, khổ, ngọt bùi, cay đắng, với bao hỷ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục (mừng, giận, buồn, vui, thương, ghét, muốn) dội xuống cung đàn nhân sinh. Có con người, trần gian mới có ý nghĩa, chính thế nên nhạc Trịnh Công Sơn đã gửi đến trời đất một câu hỏi đầy phấn chấn, hào sảng của cõi người: “Trời đất kia có hay ta về” (Có nghe đời nghiêng). Và theo lô gích cuộc sống được nói đến trong nhạc Trịnh Công Sơn, khi con người giữ được thế an nhiên tự tại trong cuộc đời đầy bất trắc: “Người hãy nhớ mang theo hành trang qua khoang trời vắng chân mây địa đàng” thì trời đất mới yên vui: “Mặt trời đã ngủ yên xin mặt trời hãy ngủ yên” (Xin mặt trời ngủ yên). Còn khi đời người gặp bất trắc, lòng người nổi sóng gió, như khi xa người hay mất người, trần gian cũng bàng hoàng, đau thương hoặc mất dần ý nghĩa. Trái đất quay quanh trục của nó nghiêng một góc 23,50 so với mặt phẳng quỹ đạo, nghĩa là loài người đang sống trong một “thế giới nghiêng”. Khi một người đi xa, “thế giới nghiêng” này càng nghiêng hơn nữa, hay nói cách khác, đấy là “thế giới nghiêng” của một “thế giới nghiêng”:“Ngày mai em đi đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ” (Biển nhớ), “Người ra đi bến sông nằm lạnh, này nhân gian có nghe đời nghiêng” (Có nghe đời nghiêng). Khi một cuộc tình đã mất, thì cây cầu, dòng sông nơi chốn hẹn hò, tình tự ngày xưa cũng mất theo: “Mười năm khi phố khi vùng đồi, nhìn nhau ôi cũng như mọi người, có một dòng sông đã qua đời” (Có một dòng sông đã qua đời). Khi trầm tư về cái chết, trần gian bỗng trở nên không còn là chốn mặn mà, hấp dẫn: “Nhiều khi thấy trăm nghìn nấm mộ, tôi nghĩ quanh đây hồ như, đời ta hết mang điều mới lạ, tôi đã sống rất ơ hờ” (Đêm thấy ta là thác đổ).
Hẳn sẽ có người bảo rằng, đồng ý là trong quan niệm nghệ thuật về con người của Trịnh Công Sơn, con người đã ban cấp ý nghĩa cho trần gian, nhưng sao có những lúc Trịnh Công Sơn diễn tả thân phận con người đến là nhỏ nhoi, “tội nghiệp”, khi thì như“cát bụi mệt nhoài”, khi lại “sống chết mong manh như thân cỏ hèn mọc đầy núi non” (Giọt lệ thiên thu)? Quả có vậy, nhưng không chỉ có vậy. Nếu chỉ có vậy, nhạc Trịnh đã không vượt thời gian và vượt cả không gian nước Việt để trở thành những khúc kinh cầu sâu thẳm của tình yêu và phận người, “không chỉ làm xao xuyến lòng người Việt, mà còn làm người Nhật say mê, người Anh thán phục” (Trần Văn Khê). Trong thế giới nghệ thuật Trịnh Công Sơn, con người được đo bằng nhiều chiều kích đa dạng, đa diện, ngoài ba chiều không gian, còn có nhiều chiều đặc biệt của tâm hồn con người đầy nhạy cảm và giàu trực giác, trực nhận, trực ngộ. Đừng tưởng cát bụi là nhỏ nhoi nên chiều kích của nó cũng bé mọn. Vũ trụ sinh ra từ vụ nổ lớn Big Bang, tạo ra những “hạt bụi vũ trụ” là các hành tinh, trong đó có trái đất. Trái đất thành hạt bụi, còn hạt bụi trong ca khúc “Cát bụi” của Trịnh Công Sơn lại mang được “chiều kích vũ trụ” của trái đất, vì thế nó cũng được “mặt trời soi” như trái đất: “Để một mai vươn hình hài lớn dậy, ôi cát bụi tuyệt vời, mặt trời soi một kiếp rong chơi”. Có người bảo Trịnh Công Sơn khi viết“Cát bụi” đã chịu ảnh hưởng của Kinh Thánh, rằng với con người, thân cát bụi lại trở về cát bụi. Nói thế chỉ đúng một phần và cũng chỉ mới thấy “cát bụi” ở cái vỏ ngôn ngữ của từ này. Nếu Trịnh Công Sơn chỉ viết: “Ôi cát bụi mệt nhoài...Ôi cát bụi phận này”, thì ta nói dứt khoát được rằng nhạc sĩ đã chịu ảnh hưởng một trăm phần trăm từ Kinh Thánh. Điều sáng tạo độc đáo ở đây của Trịnh Công Sơn là đã phát hiện ra “cát bụi tuyệt vời”. Sự tuyệt vời của “con người cát bụi” thể hiện ở sức mạnh tinh thần, sức mạnh tình yêu lấp lánh, bất diệt: “Mặt trời nào soi sáng tim tôi, để tình yêu xoay mòn thành đá cuội”. Vì thế, hạt cát phận người trong nhạc Trịnh Công Sơn đã sáng lên thành “cát bụi lộng lẫy” (chữ dùng của Hoàng Phủ Ngọc Tường).
*Chiều kích đặc biệt của không gian và thời gian đời người trong nhạc Trịnh
Con người trong nhạc Trịnh Công Sơn “thân mong manh như lau sậy hiền” (Níu tay nghìn trùng), nhưng đó là cây sậy của Pascal: “Con người là cây sậy bấy yếu nhất của tự nhiên nhưng là cây sậy có suy nghĩ”. Tương tự “cây sậy tư duy” của Pascal, “lá cỏ” của Trịnh Công Sơn là “lá cỏ tự do”: “Đời ta có khi tựa lá cỏ, ngồi hát ca rất tự do” (Đêm thấy ta là thác đổ). Tự do là khát vọng lớn lao và muôn thuở của con người, bởi thế nên dù với thân phận là “con người hạt bụi” hay “con người lá cỏ”, con người vẫn cần một không gian sống tự do thoải mái, đấy là một không gian an nhiên và tự tại, cao sang và hướng thượng của nội tâm. Thế nên, con người trong nhạc Trịnh Công Sơn mang chiều kích hoành tráng của vũ trụ vì đã thu nhận trời đất ở trong mình: “Mỗi đêm, tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung” (Tin vào niềm tuyệt vọng). Trong tình yêu, một người đẹp mang đến được cho tình nhân cả bầu trời để thở, để sống, để khát vọng: “Em đã cho tôi cho tôi bầu trời. Em đã cho tôi yêu thêm loài người” (Em đã cho tôi bầu trời). Không gian sống của con người là trời đất, là vũ trụ nên mỗi cử chỉ, động thái hay nỗi niềm của con người đều có sự tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc, đầy dấu ấn nhân sinh không mờ phai lên không gian sống lớn rộng đó. Chỉ một tà áo đẹp mà đã chiếm lĩnh huy hoàng cả bầu trời ngưỡng vọng: “Ôi áo xưa lồng lộng đã xô dạt trời chiều” (Tình nhớ), “Em đi tà áo phiêu bồng trời cao” (Mưa mùa hạ). Tình yêu, nguồn sống nhiệm mầu và bất tận của con người, với sức mạnh mãnh liệt mà người Pháp gọi là “tiếng sét ái tình” đã được Trịnh Công Sơn sáng tạo nên một cách gọi độc đáo mới trong ngôn ngữ nhân loại, rằng: “Tình yêu như trái phá, con tim mù loà” (Tình sầu). Nhưng hơn thế nữa, với Trịnh Công Sơn, tình yêu còn có sức mạnh “chấn động” như bão nổi: “Tình yêu như cơn bão đi qua địa cầu” (Tình sầu). Một bàn tay của người tình trong kỷ niệm cũng làm dấy lên những trận bão lòng khó tan, khó nguôi: “Tưởng rằng đã quên, tay em vẫn còn dựng đời bão lên, làm từng vết thương hồn nhiên” (Tưởng rằng đã quên).
Con người sống là sống với chiều kích của không gian và thời gian. Tương ứng với không gian sống mang “chiều kích vũ trụ”:“Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt, rọi suốt trăm năm một cõi đi về” (Một cõi đi về), thời gian sống của con người, của kiếp người trong nhạc Trịnh Công Sơn cũng mang một chiều kích đặc biệt. Người ta thường gọi thời gian sống của đời người là tuổi đời, còn Trịnh Công Sơn lại gọi là “tuổi trời”: “Em xin tuổi nào, còn tuổi trời hư vô” (Còn tuổi nào cho em), “Nghe xót xa hằn lên tuổi trời” (Gọi tên bốn mùa). Tuổi con người là tuổi trời cho và gắn với trời, cái hữu hạn của đời người gắn với cái vô hạn của trời đất. Ý thức sâu sắc về sự đối nghịch giữa cái hữu hạn và vô hạn này, ý thức thấm thía rằng đời người là ngắn ngủi, không thể kéo dài “tuổi trời” được, con người đã chọi lại cái hữu hạn của đời người, bằng cách “cầm nắm” thời gian, “vĩnh cửu hoá” thời gian, bằng cách “ban cấp” sự tái sinh cho thời gian hữu hạn của kiếp người để tạo nên đặc tính vô tận và vô hạn của dòng sinh mệnh. Chịu ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo, trong đó có ý niệm về sự luân hồi, Trịnh Công Sơn đã nhiều lần viết về “thời gian luân hồi”: “Ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ khô” (Rừng xưa đã khép), “Những ngày ngồi rũ tóc âm u, nghe tiền thân về chào bóng lạ” (Cỏ xót xa đưa). Nhưng ý niệm về thời gian, về chiều kích thời gian đời người trong nhạc Trịnh Công Sơn có cái mượn của đạo Phật, có cái không. Khi Trịnh Công Sơn viết: “Có những nghìn năm xưa hoá thân em bây giờ” (Em đến từ nghìn xưa), ý niệm về thời gian ở đây không phải là “thời gian luân hồi” nữa mà là một thứ thời gian tích luỹ, thời gian dồn nén, tất cả quá khứ, hiện tại cùng nổi lên trong một “lát cắt”, gọi là thời gian đồng hiện. Trên nền thời gian đồng hiện đó, nhạc sĩ nhận ra vẻ đẹp tinh tuý nghìn đời của hồn Việt ẩn chứa trong dáng nét quen thuộc của người con gái Việt Nam da vàng: “Vì em như chim trắng, giữa trống đồng bước ra” (Em đến từ nghìn xưa). Ca tụng vẻ đẹp thiên thần, “bất tử” và bất diệt của người đẹp, nhạc Trịnh Công Sơn có lúc đã phá vỡ quan niệm về tính chất hữu hạn của thời gian đời người để sáng tạo nên một thứ thời gian vô tận, vô biên của trái tim yêu tôn thờ cái Đẹp lộng lẫy: “Ru mãi ngàn năm từng ngón xuân nồng. Bàn tay em năm ngón anh ru ngàn năm, giận hờn sẽ quên, dáng em trôi dài, trôi mãi, trôi trên ngàn năm” (Ru em từng ngón xuân nồng). Như vậy, thời gian đời người trong nhạc Trịnh Công Sơn là một thứ “thời gian chống chọi thời gian”, thời gian phi tuyến tính, phi hữu hạn, thời gian vĩnh cửu: “Tình cho nhau môi ấm, một lần là trăm năm” (Tình sầu), “Hai mươi năm vẫn là thuở nào, nợ lại lần này trong cõi đời nhau” (Xin trả nợ người).
*Con người trở thành thước đo của thiên nhiên, vẻ đẹp con người là chuẩn mực của vẻ đẹp tạo hoá
Như trên đã nêu, trong thế giới nghệ thuật Trịnh Công Sơn, con người ban cấp ý nghĩa cho trần gian, vậy nên, lô gích thú vị và độc đáo ở đây là con người trở thành “hệ quy chiếu”, trở thành thước đo của thiên nhiên, tạo vật. Điều này đã từng xuất hiện trong thơ Xuân Diệu. Nghiên cứu tư tưởng và phong cách thơ Xuân Diệu, Nguyễn Đăng Mạnh phát hiện rằng với thơ Xuân Diệu, có một nguyên tắc mỹ học được xác định, đó là coi “vẻ đẹp của con người là chuẩn mực của vẻ đẹp của thế giới, của vũ trụ”. Đánh giá về tính độc đáo của nguyên tắc mỹ học này, Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: “Nếu như chúng ta nhớ rằng trong văn chương xưa, người ta thường lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn cho vẻ đẹp của con người, thì mới thấy nguyên tắc mỹ học nói trên của Xuân Diệu là cả một cuộc đổi mới đáng kể trong thi ca Việt Nam hiện đại”. Và Nguyễn Đăng Mạnh dẫn chứng: “Thơ xưa viết về người đẹp: “Phù dung như diện liễu như mi” (Mặt như hoa phù dung, lông mày như lá liễu), rồi nào là mày ngài, mắt phượng, làn thu thuỷ, nét xuân sơn v.v...Bây giờ Xuân Diệu đem so sánh ngược lại:
...Lá liễu dài như một nét mi...
...Trăng vú mộng của muôn đời thi sĩ
...Hơi gió thổi như ngực người yêu đến
Mây đa tình như thi sĩ đời xưa...
Quan niệm mỹ học ấy đã giúp ông sáng tạo nên một câu thơ vào loại tuyệt vời của nền thi ca Việt Nam hiện đại: Tháng giêng ngon như một cặp môi gần (Vội vàng)” (Nguyễn Đăng Mạnh, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục, 1996, trang 199, 200). Tìm hiểu thế giới nghệ thuật của Trịnh Công Sơn, Bùi Vĩnh Phúc đã phát hiện một điểm tương tự như Nguyễn Đăng Mạnh đã phát hiện qua nghiên cứu thơ Xuân Diệu: “Ngày xưa, để tả Thuý Vân và Thuý Kiều, Nguyễn Du đã nói tới“mai cốt cách, tuyết tinh thần”, “khuôn trăng”, “nét ngài”, “mây”, “làn thu thuỷ, nét xuân sơn”, “hoa ghen”, “liễu hờn”...Nguyễn Du đã lấy thiên nhiên làm thước đo để khen ngợi chị em Thuý Vân, Thuý Kiều. Vân, Kiều, như thế, được mang ra so sánh với thiên nhiên, cho dù sự so sánh, qua ngòi bút của Nguyễn Du, có phần hơi thiên vị hai người con gái duyên dáng và đáng yêu này. So sánh như thế là so sánh theo những ước lệ cổ điển, theo những quy phạm về văn chương mà Nguyễn Du, như một con người của thời đại mình, không thể tránh khỏi. Thiên nhiên là những bản vị, con người là những nét để bên cạnh. Trong thế giới của Trịnh Công Sơn, tình hình lại có vẻ như ngược lại. Con người trở thành thước đo của thiên nhiên:
Nắng có hồng bằng đôi môi em
Mưa có buồn bằng đôi mắt em
Tóc em từng sợi nhỏ
Rớt xuống đời làm sóng lênh đênh
(Như cánh vạc bay)”
(Bùi Vĩnh Phúc, Trịnh Công Sơn những ám ảnh nghệ thuật, in trong sách: Một cõi Trịnh Công Sơn, NXB Thuận Hoá và Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, 2002, trang 249). Qua đối chiếu phát hiện của Nguyễn Đăng Mạnh với trường hợp Xuân Diệu và Bùi Vĩnh Phúc với trường hợp Trịnh Công Sơn, không thể dễ dãi cho rằng Trịnh Công Sơn đã chịu ảnh hưởng của Xuân Diệu, dù Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, mà cần thấy, điều thú vị là có sự trùng hợp trong sáng tạo nghệ thuật giữa Xuân Diệu và Trịnh Công Sơn, điều này cần được lý giải như cách nói thường tình là “những tư tưởng lớn gặp nhau”, ở đây là tư tưởng nghệ thuật.
Con người trở thành thước đo của thiên nhiên trong nhạc Trịnh Công Sơn cho nên thiên nhiên ở đây đã được “nhân hoá” theo từng trạng thái buồn vui của con người: “Màu hoa lá quen như mặt người” (Tình yêu tìm thấy), “Màu nắng hay là màu mắt em” (Nắng thuỷ tinh), “Cho tay em dài gầy thêm nắng mai” (Hạ trắng). Nhạc sĩ đã nhìn thấy nắng trong niềm vui và mưa trong nỗi buồn của con người: “Hãy về đây, hãy về đây, tôi cần nhìn lại nắng trong nụ cười” (Môi hồng đào), “Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em, đã nương theo vào đời, làm từng nỗi ưu phiền” (Ru đời đi nhé). Nhạc sĩ không đơn thuần tả mưa trời chính là giọt nước mắt người đẹp, nhạc sĩ đã tả một nỗi buồn thật lớn rộng, thật “cao sang”, thật lung linh, nghĩa là một nỗi buồn với chiều kích đặc biệt, lan toả và thẩm thấu vào không gian, kiểu như: “Đời sẽ buồn dài lâu, ôi trái sầu rực rỡ” (Như một vết thương). Một phát hiện độc đáo của Trịnh Công Sơn là không chỉ nhìn thấy mưa buồn mà còn nhìn thấy nắng buồn hơn mưa. Nhạc sĩ nhìn nắng và cảm nhận sâu sắc rằng, nắng sống một ngày ba buổi, sáng, trưa, chiều, nắng sáng, nắng trưa rực rỡ, nắng chiều tàn phai, trong khi mưa không như vậy, mưa chỉ tuôn ào xuống rồi hết, vậy nắng buồn hơn mưa. Đo màu nắng dưới lăng kính nhạy cảm này, ta sẽ hiểu và cảm thấm thía hơn những câu hát buồn buốt lòng về nắng của Trịnh Công Sơn: “Nhìn những mùa thu đi, em nghe sầu lên trong nắng” (Nhìn những mùa thu đi), “Lùa nắng cho buồn vào tóc em” (Nắng thuỷ tinh), “Nắng qua mắt buồn lòng hoa bướm say” (Hạ trắng), “Nắng vàng phai như một nỗi đời riêng” (Tôi ơi đừng tuyệt vọng). Nhưng cũng có khi nắng vui tươi do được chiếu rọi trong phận người có đôi: “Đời xin có nhau dài cho mãi sau nắng không gọi sầu” (Hạ trắng). Trong nhạc Trịnh, thiên nhiên luôn đứng đó tượng hình cho bao nỗi buồn vui của con người: “Một lần bóng núi in bên sông dài, một lần thấy bóng tôi, một ngày có đoá hoa lan trong vườn, một ngày thấy dáng em, một chiều bỗng thấy hoa lan úa tàn, vườn chiều vừa mất dáng em” (Một lần thoáng có). Thiên nhiên đánh dấu kỷ niệm cho tình nhân, thay cho việc ép hoa, ép lá để cất giữ nhung nhớ: “Vài cánh xương hoa nằm ép trong thơ”(Nghìn trùng xa cách-Phạm Duy) mà những người yêu nhau muôn thuở vẫn hằng làm: “Đôi khi thấy trên lá cây ngày em đã xa tôi” (Rồi như đá ngây ngô), “Tìm thấy nỗi nhớ từ mỗi chiếc lá” (Tình yêu tìm thấy), “Lá hát từ bàn tay thơm tho, lá khô vì đợi chờ” (Như cánh vạc bay). Và đỉnh cao của mối liên thông, giao cảm giữa thiên nhiên và con người trong nhạc Trịnh Công Sơn xuất hiện, khi mưa nắng thiên nhiên hoà nhập vào trong chính con người: “Mưa nắng ở trọ bên trong mắt người” (Ở trọ).
*Chiều kích siêu việt của trái tim con người trước “vết thương”, niềm tuyệt vọng và cái chết
Như trên đã nêu, con người trong nhạc Trịnh Công Sơn ban cấp ý nghĩa cho trần gian, con người là thước đo của trần gian, do vậy trái tim con người cũng có một chiều kích vừa mênh mông, bao la, rộng lớn, vừa sâu thẳm khác thường và mang một sức mạnh tinh thần đặc biệt. Con người ta biết mình và biết người rõ nhất là khi hoạn nạn, như một câu hát bảo là “rằng qua cơn lận đận mới hiểu tận lòng nhau”. Đại thi hào Nguyễn Du cũng đã viết: “Anh hùng đoán giữa trần ai mới già” (Truyện Kiều). Tương tự như thế, trái tim con người trong nhạc Trịnh Công Sơn đã bộc lộ hình thù, vóc dáng và sức mạnh nội sinh rõ nét nhất qua những trạng huống thử thách ghê gớm của nhân sinh: vết thương, niềm tuyệt vọng và cái chết.
Trong nhạc Trịnh Công Sơn, từ “vết thương” có tần số xuất hiện khá lớn: “Đời sẽ buồn như một vết thương” (Như một vết thương), “Ngủ đời yên đi con, như vết thương đau ngủ buồn” (Vết lăn trầm), “Trong trái tim con chim đau nằm yên, ngủ dài lâu mang theo vết thương sâu” (Để gió cuốn đi), “Người còn đứng như trăm năm vết thương chưa mờ” (Phúc âm buồn), “Một vết thương thôi riêng cho một người” (Hoa vàng mấy độ), “Tay em vẫn còn dựng đời bão lên, làm từng vết thương hồn nhiên” (Tưởng rằng đã quên), “Tên em là vết thương khô” (Khói trời mênh mông), “Đôi khi thấy trăm vết thương rồi như đá ngây ngô” (Rồi như đá ngây ngô). Vết thương lòng hầu như đời người ai chẳng có, có khi nguôi ngoai,“tên em là vết thương khô”, có khi khó lành, “như trăm năm vết thương chưa mờ”, vậy thái độ sống tích cực là không tránh né mà hãy đón nhận “vết thương” một cách bình thản, hồn nhiên “như đá ngây ngô”. Con người ta không chỉ biết ngẩng đầu mà còn phải biết cúi đầu nữa. Dĩ nhiên không phải là cúi đầu nịnh bợ trước cường quyền hay cúi đầu khuất phục trước bạo lực mà là “Cúi xuống thật gần” để trải nghiệm những cõi miền sâu thẳm của nhân thế, để thấu tỏ những nỗi niềm trắc ẩn của người đời: “Cúi xuống nghe đời nhấp nhô, nghe tim rạn vỡ, nghe trong tuổi nhỏ khóc oà, cúi xuống bên bờ xót xa, trên cơn lửa đỏ trên khuôn mặt đã im lìm”. Nhà thơ Lý Bạch từng cúi đầu nhớ quê cũ: “Đê đầu tư cố hương”, nhà thơ Cao Bá Quát từng cúi đầu lạy hoa mai thanh cao: “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”, còn Trịnh Công Sơn nói đến một nghĩa cử nhân văn thống thiết hơn cả cúi là quỳ: “Lòng tôi có đôi lần khép cửa, rồi bên vết thương tôi quỳ” (Đêm thấy ta là thác đổ). Quỳ bên “vết thương”, quỳ trước nỗi đau nhân thế, chiều kích con người thu bé lại tưởng chừng đến tội nghiệp nhưng chiều kích trái tim bao dung, vị tha lại mở lớn đến vô cùng. Thu bé hơn nữa, con người không chỉ cúi mà còn lăn, lăn trầm thống với phận người, lăn rớm máu với tình yêu. Trong thần thoại Hy Lạp, có câu chuyện về nhân vật Sisyphus dám bắt thần chết trói lại để cho con người khỏi phải chết, và Sisyphus đã bị trừng phạt khổ sai chung thân vì tội này: suốt đời phải lăn một tảng đá lên đỉnh núi, lăn lên gần đến đỉnh, tảng đá lại rớt xuống, Sisyphus lại phải lăn lên, cứ “lăn lên, rớt xuống, lăn lên” như vậy trong nỗi hoài công nhọc nhằn. Câu chuyện khổ sai lăn đá này, nói theo cách của triết học hiện sinh là “phi lý” đã được Trịnh Công Sơn mượn để diễn tả phận người: “Người chợt nhớ mình như đá, đá lăn vết lăn buồn...Như trùng dương đêm mắt thâm còn nghe ngóng, đá lăn vết lăn trầm” (Vết lăn trầm), “Ta lăn đời đã quá đôi tay vẫn còn ôm mịt mùng” (Tình xót xa vừa). Nhưng có “lăn đời” cho dẫu là “phi lý”, “hoài công” từ đó mới có “vết thương” của sự trải nghiệm. Có lẽ với nhạc Trịnh, đời người “lăn đá” nhiều nhất là trong tình yêu: “Tôi xin làm đá cuội và lăn theo gót hài” (Biết đâu nguồn cội). Nhưng không phải là lăn bằng mọi giá, cũng có khi đá không lăn nữa vì không còn gặp được một tâm hồn đồng điệu: “Từ trăng thôi là nguyệt, mỏi mê đá thôi lăn” (Nguyệt ca). Còn ra, khi đã yêu nồng nàn, đã nhận lãnh “vết thương” của đời thì không chỉ “đá lăn” mà cả trái tim cũng lăn rớm máu: “Khi tình đã vội quên, tim lăn trên đường mòn, trên giọt máu cuồng điên, con chim đứng lặng câm” (Ru ta ngậm ngùi). “Vết thương” lòng của con người trong nhạc Trịnh Công Sơn cho dẫu có lúc tái tê, buốt nhói và rớm máu nữa nhưng nó mang một chiều kích sâu thẳm của sự thức ngộ. Trong một bài viết của mình, Trịnh Công Sơn gọi đó là “Vết thương tỉnh thức”và lý giải: “Thời gian trôi đi và vết thương vẫn còn đó. Nó nằm chờ được thức dậy một lúc nào đó để sống lại như chính bản thân nó là một vết thương. Nhưng vết thương khi đã được đánh thức thì nó không còn là vết thương cũ vì giờ đây nó là một vết thương tỉnh thức. Một vết thương tỉnh thức là một vết thương biết rõ nó là một vết thương. Nó thức dậy và nó nhận ra rằng nó đã được khai sinh trên tâm hồn một con người và đã có một thời gian dài làm đau đớn con người đó. Vết thương tỉnh thức là một con mắt sáng ngời. Nó nhìn ngược về quá khứ và ngó thẳng tương lai. Nó mách bảo cho chủ nhân của nó là không có một vết thương nào vô tư mà được sinh thành cả. Nó là một nỗi đớn đau như khi trời đất trở dạ làm thành một cơn giông bão”.
Trái tim mang “vết thương tỉnh thức” trong nhạc Trịnh Công Sơn cũng chính là trái tim biết bền bỉ chống chọi với niềm tuyệt vọng, đấy chính là “biện chứng của tâm hồn”. Phật dạy rằng: “Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng”. Trịnh Công Sơn hẳn đã nhiều phen đối mặt với nguy cơ “phá sản tâm hồn” này của tuyệt vọng nên đã đúc kết triết lý hẳn hoi về niềm tuyệt vọng: “Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau...Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa...Và như thế, tôi đang yêu thương cuộc đời bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng” (Tin vào niềm tuyệt vọng). Kinh nghiệm nhân sinh cho thấy, dỗ lòng người đã khó, dỗ lòng mình đôi khi còn khó hơn. Nhưng khi nghe nhạc Trịnh, con người đã tự dỗ lòng mình vươût qua được những cơn “khó sống” và biết cười với gian nan: “Có điều gì gần như niềm tuyệt vọng, rơi rất gần rơi xuống trong tôi, có nhiều khi rơi xuống bên đời, trong gian nan nên cất tiếng cười” (Gần như niềm tuyệt vọng). Trong một ca khúc không viết về tâm trạng “gần như” nữa, không viết mon men niềm tuyệt vọng mà viết thẳng về cuộc đối mặt sinh tử và chống chọi mất còn với tuyệt vọng, ca khúc “Tôi ơi đừng tuyệt vọng”, Trịnh Công Sơn đã dỗ lòng, đã dắt hồn bấu víu vào những nấc thang chống chọi với vực thẳm tuyệt vọng, để từ đó, cho dẫu trong đau thương, tâm hồn con người vẫn thăng hoa đến một chiều kích siêu việt, bởi “kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình” (Kinh Phật), nên chiến thắng lớn nhất là chiến thắng chính mình. Nấc thang thứ nhất là hiểu và nắm bắt được lẽ đời biến dịch, mất còn để từ đó có sự bình tâm: “Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng, lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông”,“Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng, nắng vàng phai như một nỗi đời riêng”. Nấc thang thứ hai là thấu triệt chân lý minh triết phương Đông: thấy được mối liên hệ mật thiết giữa mọi sự vật, thấy được cái Một trong thiên hình vạn trạng sự vật, tức thấy được “vạn vật đồng nhất thể”. Trang Tử nói: “Người cùng tạo hoá hợp làm một rồi, thì đi đâu mà không phải là mình” (Minh nhiên dữ tạo hoá vi nhất, tắc vô vãn như phi ngã dĩ). Người và tạo hoá đã vậy, huống gì người với người, em với tôi lại không là Một: “Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng, em là tôi và tôi cũng là em”. Nấc thang thứ ba bám chặt vào bản thể, tìm thấy sức mạnh bất diệt của tình yêu trần thế từ trong bản thể: “Tôi là ai, là ai, là ai...mà yêu quá đời này”. Nấc thang thứ tư là giữ được tâm thế hồn nhiên của con người thuở “nhân chi sơ”, chưa từng biết đến âu lo, để cho đời luôn thấy được bình minh: “Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng, em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh”. Con người đánh mất sự hồn nhiên ban sơ có thể sẽ mắc vào những hệ luỵ trầm trọng của đời, nguy cơ dẫn đến vực thẳm tuyệt vọng, cho nên con người trong nhạc Trịnh “thèm tuổi hồn nhiên ngồi nhìn trời xanh” (Vẫn nhớ cuộc đời). Nấc thang thứ năm là nấc thang “đắc đạo” của người đã dày công “tu luyện” qua cơn tuyệt vọng, thấu triệt mọi kinh nghiệm về nỗi khổ đau trong cõi đời này, đủ sức “đánh bạn” với nỗi sầu, thậm chí còn nuôi nỗi sầu để thêm yêu cuộc đời ngắn ngủi như tình nhân biết nuôi giọt nước mắt để thấm thía cái giá của hạnh phúc: “Có đường xa và nắng chiều quạnh quẽ, có hồn ai đang nhè nhẹ sầu lên”.
Con người trải nghiệm “vết thương”, chiến thắng niềm tuyệt vọng là con người không ngại đối mặt với cái chết, một “cửa ải khủng khiếp” của nhân sinh, một vấn nạn đau đầu của những nhà triết học. Nhạc Trịnh trở trăn, suy ngẫm, trầm tư, triết lý miệt mài không chán về cái chết. Không chỉ là cái chết đến theo “hạn kỳ” của đời người: “Có một ngày bạc đầu tôi đi tôi đi” (Có một ngày như thế), mà còn là cái chết được “tiên tri”, cái chết tiềm ẩn trong sự sống: “Dưới vòng nôi mọc từng nấm mộ” (Cỏ xót xa đưa), “Trong xuân thì thấy bóng trăm năm” (Gần như niềm tuyệt vọng). Thường thì, con người càng có bề dày tuổi tác, càng giàu vốn sống, càng có nhiều trải nghiệm sâu sắc về cuộc đời nhưng không ai trải nghiệm được về cái chết cả, ngoại trừ chứng kiến cái chết của đồng loại mà thôi. Thế mà với nhạc Trịnh, con người dường như “trải nghiệm” được cả cái chết của chính mình: “Bỗng một hôm qua phố hoang tàn, tôi quen như tôi đã có lần” (Gần như niềm tuyệt vọng), “Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời” (Bên đời hiu quạnh). Bởi vậy, thái độ sống của con người trong nhạc Trịnh được xác định là: “Không xa đời và cũng không xa mộ người” (Đời cho ta thế). “Cái chết” là một trong những phạm trù của triết học hiện sinh. Triết gia Đức Heidegger coi con người là một hữu-thể-đang-chết, là “hữu-thể-cho-cái-chết”, hữu thể để chết, chỉ khi cảm thấy mình luôn luôn đứng trước cái chết, con người mới nhìn thấy giá trị phong phú của từng giây, từng phút trong cuộc đời. Bàn đến cái chết là vấn đề không mới trong triết học và tôn giáo xưa nay, đóng góp của Trịnh Công Sơn là từ sự trầm tư, suy nghiệm về cái chết đã làm bật lên cái giá cao quý của sự sống, sức mạnh của tình yêu cuộc sống, tình yêu con người, sự bừng nở chiều kích vô biên của trái tim từ tâm, từ bi của con người. Ca khúc “Chiếc lá thu phai” cảm nhận cực nhạy về sự tàn phai, sự lão hoá sẽ đến với kiếp người: “Chiều hôm thức dậy, ngồi ôm tóc dài, chập chờn lau trắng trong tay”. Nhưng con người không buông xuôi tuyệt vọng mà tìm cách chọi lại sự tàn phai, sự hữu hạn của kiếp người bằng việc “thu xếp” lại đời: ngày vẫn trôi qua theo nếp ngày, nhưng không trôi qua trong vô vị, hối tiếc vì trái tim yêu đời và khát sống đã đập nhịp bất thường: “Về thu xếp lại, ngày trong nếp ngày, vội vàng thêm những lúc yêu người”. Sống với nhịp đập vội vàng này, con người không phải lúc nào cũng bị động chạy theo thời gian nữa mà “có nhiều khi” đã đón bắt và đi vượt thời gian, bằng năng lực “siêu việt” của trái tim đập mạnh, thậm chí, con người còn bù đắp được cho sự thiếu hụt, sự hữu hạn của thời gian nữa: “Hãy yêu nhau đi bù đắp cho trăm năm” (Hãy yêu nhau đi). Theo nhà vật lý học lừng danh Albert Einstein, khi một vật chuyển động với vận tốc gần với vận tốc ánh sáng, vật đó sẽ có khối lượng tăng lên và trường lực hấp dẫn tăng theo. Cũng giống như vậy, con người “đi nhanh hơn thời gian” trong nhạc Trịnh mang trái tim nặng trĩu với trường lực hấp dẫn mạnh để trở thành nơi trú ngụ cho mọi niềm bất an trong cõi đời bể dâu, sóng gió: “Trái tim cho ta nơi về nương náu, được quên rất nhiều ngày tháng tiêu điều” (Hãy yêu nhau đi), “Tim em người trọ là tôi, mai kia về chốn xa xôi cũng gần” (Ở trọ).
Ý thức sâu sắc về “cái chết” vì quá yêu cuộc sống, vấn đề cốt lõi đặt ra với con người là “về thu xếp lại” cuộc sống và cái chết một cách có ý nghĩa nhất. Trong bài viết “Một cõi đi về” (tựa đề trùng tên với ca khúc nổi tiếng), Trịnh Công Sơn đã triết lý rạch ròi về ý nghĩa của sự sống, chết, mất, còn: “Chết là sự tan biến của thể xác. Nhưng sống không chỉ là sự tồn tại của thân xác. Nhiều người còn sống mà tưởng chừng như đã chết. Nhiều người đã chết mà vẫn còn sống trong trí nhớ mọi người...Cái mất không bao giờ mất hẳn. Cái còn không hẳn mãi là còn”. Con người sống với nhau không tranh giành, đua chen danh lợi nhất thời: “Một đời với những đua chen lâu dài, người người còn tiếp nối người” (Một lần thoáng có), không sân si, thù hận, hãm hại đồng loại: “Biển sóng biển sóng đừng xô tôi, đừng xô tôi ngã giữa tim người, biển sóng biển sóng đừng âm u, đừng nuôi trong ấy trái tim thù” (Sóng về đâu) mà sống với báu vật truyền đời là trái tim bao la, sống với nhân cách cao thượng, con người sẽ có năng lực sống siêu việt, nghĩa là vẫn sống sau khi đã chết: “Chìm dưới cơn mưa, một người chết đêm qua, chìm dưới đất kia, một người sống thiên thu” (Chìm dưới cơn mưa).
*“Bao nhiêu năm bỗng lại nhiệm mầu”
Như thế, nhạc Trịnh đã trở thành báu vật tâm hồn của triệu triệu con người. Từ sự phát hiện ra những chiều kích bay bổng thần tiên của kiếp người: “Ôi tóc em dài đêm thần thoại” (Gọi tên bốn mùa), “Tôi xin năm ngón tay em thiên thần” (Lời buồn thánh), “Ôi quê hương thần thoại thuở hồng hoang đã thấy đã xanh ngời liêu trai” (Xin mặt trời ngủ yên) đến việc nâng đỡ con người bình tâm lại bên bờ vực tuyệt vọng. Nhạc Trịnh là thứ nhạc thuốc thang cho những tâm bệnh của con người, làm dịu đi, làm lành lại những vết thương lòng: “Bao nhiêu năm bỗng lại nhiệm mầu, trả nợ một lần quên hết tình đau” (Xin trả nợ người). Nhạc Trịnh đã khám phá không mệt mỏi tính chất “siêu việt hoá” trong năng lực chống chọi của con người trước niềm đau và cái chết. Bởi thế nên nhạc Trịnh đã vượt thời gian, một điều kỳ diệu mà người ta chỉ tìm thấy trong thế giới của Từ Thức hay trong thế giới theo “thuyết tương đối” của Albert Einstein: một năm Từ Thức sống với Giáng Hương ở cõi tiên bằng hai trăm năm của trần gian, một năm du lịch trên con tàu trong vũ trụ với vận tốc cực nhanh gần bằng vận tốc ánh sáng theo Albert Einstein sẽ dài bằng vài thế kỷ trên địa cầu, cũng như thế, một ngày sống với “những mắt biếc cỏ non xanh cây trái địa đàng” (Những con mắt trần gian), một lần “để người về hát đêm hồng địa đàng còn in dấu chân” (Dấu chân địa đàng) có giá trị bằng trăm ngày, trăm đêm bình thường trên trần thế.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)