Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

GS Hồ Ngọc Đại: "Việt Nam tụt hậu



.
Trong thế kỷ 21 này, ngành nào cũng có biến đổi và biến đổi nhanh chóng, nhưng có một ngành mãi vẫn lạc hậu và không thay đổi gì hết, đó là sư phạm. GS.TSKH Hồ Ngọc Đại - người đã từng từ chối làm Thứ trưởng để dạy tiểu học đã bình luận như vậy khi nói về vai trò của người thầy - yếu tố thiên cốt tạo nên sức sống của nền giáo dục.


GS.TSKH Hồ Ngọc Đại. Ảnh: Ngọc Quang."Ai cũng dạy được, thất cơ lỡ vận có chữ là dạy được"

GS Hồ Ngọc Đại nhận định: "Ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước, khi chúng ta bắt đầu chuẩn bị cuộc cải cách giáo dục với nhiều ảo tưởng, Thủ tướng Phạm Văn Đồng hỏi về tôi cuộc cải cách giáo dục như thế nào? Tôi trả lời ngay: "Sẽ thất bại, vì chiến lược về nền giáo dục hiện đại dông dài, ly kỳ, khó hiểu. Cho đến bây giờ, Việt Nam chúng ta nếu nhìn về mặt triết học thì ngang bằng lịch sử, nhưng thực chất là đang tụt lùi 1-2 thế kỷ”.

Nếu đặt ra câu hỏi: Trước quá nhiều chuyện xấu xí của nền giáo dục, chúng ta phải chọn vấn đề gì cần phải làm trước để mở đường cho một cuộc cải cách? Hẳn bất cứ ai có hiểu biết về giáo dục đề sẽ trả lời: Cái lõi của sự đổi mới, không gì hơn được, đó chính là người thầy. Nếu người thầy năng lực không tốt, không mẫn cán mà nói vui là không chịu được áp lực "lái tàu cao tốc" thì hệ lụy là sẽ làm hỏng nhiều thế hệ học sinh. Nhưng dường như ngành giáo dục chưa có một kế hoạch đủ mạnh để thay đổi vai trò của người thầy. Do đó, GS Hồ Ngọc Đại đánh giá rằng, trong thế kỷ 21 này, ngành nào cũng có biến đổi và biến đổi nhanh chóng, nhưng có một ngành mãi vẫn lạc hậu và không thay đổi gì hết (kể cả nguyên tắc lý thuyết) đó là sư phạm.

“Đi đến đâu tôi cũng kể lại câu chuyện ông bố Kennedy mở lớp dạy cho trẻ con và nói rằng, dòng họ Kennedy sẽ làm tổng thống nước Mỹ. Nếu không làm Tổng thống nước Mỹ mà làm bất cứ nghề gì, kể cả đó là nghề móc cống thì cũng là người móc cống giỏi nhất nước Mỹ. Điều đó có nghĩa là xã hội đòi hỏi sự chuyên nghiệp hóa, nhưng chúng ta hiện nay không có tính chuyên nghiệp gì cả.

Khi nghiên cứu về tâm lý học, tôi thấy rất tự ái về nghề, vì rằng ai cũng làm giáo viên được cả, kể cả thất cơ lỡ vận có chữ là dạy được. Do đó, tôi muốn biến cái nghiệp vụ sư phạm thành công việc chỉ có thầy giáo mới làm được, ngoài ra không ai làm được”, GS Đại chia sẻ.

Đào tạo giáo viên dư thừa quá lớn
Song song với yêu cầu nâng cao chất lượng đời sống cho người thầy thì công tác tuyển sinh ngành sư phạm cũng phải siết thật chặt, không nên để điểm đầu vào quá thấp như mấy năm qua. Nói cách khác, những ai không xứng đáng thì cũng đừng đứng vào hàng ngũ người thầy.

PGS.TS Nguyễn Thám – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Huế cho hay: “Tôi thống kê hiện nay có 43 trường sư phạm, hoặc các trường không sư phạm nhưng lại có khoa sư phạm đào tạo giáo viên, thậm chí có những trường không có khoa sư phạm cũng đào tạo giáo viên. Năm trước, chỉ tiêu đào tạo giáo viên của Bộ Giáo dục là 16 nghìn có ngân sách nhưng các trường ở địa phương thì tăng lên 25.500 chỉ tiêu. Dù chủ trương của Bộ Giáo dục là giảm chỉ tiêu đào tạo giáo viên, nhưng năm nay vẫn có tới 25.250 chỉ tiêu đào tạo ở tất cả các trường trên cả nước. Như vậy là quá dư thừa".


PGS.TS Nguyễn Thám - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Huế đề nghị ngăn chặn sự phát triển ồ ạt đào tạo giáo viên. Ảnh: Ngọc Quang.

Trước thực trạng trên, PGS Nguyễn Thám đề nghị Chính phủ và Bộ Giáo dục cần phải ngăn chặn được sự phát triển ồ ạt vượt quá hệ thống các trường đào tạo giáo viên.

"Nếu không kiên quyết điều chỉnh lại hệ thống các trường đào tạo giáo viên, không kiên quyết giảm chỉ tiêu của các trường đào tạo giáo viên thì đừng nói đến chuyện. Tôi biết rằng chuyện này khó, nhưng phải kiên quyết làm cho được, đây là câu chuyện mang tầm quốc gia và nếu chỉ có riêng Bộ Giáo dục thì không thể làm được", PGS Thám nói.

Chia sẻ về những lo lắng này với PV Báo Giáo dục Việt Nam, GS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng nhận định rằng "đào tạo vẫn rất nhiều và tuyển dễ dãi dẫn tới vàng thau lẫn lộn".

GS Thuyết đánh giá, chương trình - SGK hay trang thiết bị dạy học rất quan trọng, nhưng vai trò của nhà giáo luôn luôn là số một. Chính vì vậy, trong lần đổi mới này, chúng ta cần đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, nếu không đổi mới được trước thì ít nhất cũng phải song song với đổi mới chương trình - SGK.

"Trước hết, cần đổi mới ở khâu tuyển sinh. Lâu nay, biện pháp miễn học phí cho sinh viên, học viên sư phạm đã tỏ ra hết hiệu lực, không hấp dẫn được học sinh giỏi như trước nữa; bởi vì được miễn vài triệu đồng học phí, lúc ra trường phải chạy hàng trăm triệu đồng mới có một chỗ dạy học thì thầy cô lương ba cọc ba đồng lấy tiền đâu để bù vào khoản “tiêu cực phí” ấy? Chi bằng họ chọn nghề khác, tuy lúc ra trường vẫn phải “chạy việc” nhưng khả năng kiếm thêm, bù lại vẫn nhiều hơn. Để hấp dẫn người giỏi vào ngành sư phạm, theo tôi, Nhà nước cần xác định được tương đối chính xác nhu cầu giáo viên để không đào tạo tràn lan và đảm bảo công ăn việc làm cho giáo sinh lúc ra trường. Xác định điều này hoàn toàn không khó khi đã có số liệu về trường, lớp, môn học, số trẻ sinh ra mỗi năm…

Sau khâu tuyển sinh là phương thức đào tạo. Công tác đào tạo ở các trường sư phạm phải gắn với đơn vị sử dụng lao động. Giáo sinh chỉ nên dành tối đa 60% thời gian học ở trường sư phạm, còn 40% thời gian học ở trường phổ thông. Có như vậy thì đào tạo mới gắn liền với thực tế, giáo viên mới giỏi được", GS Thuyết chia sẻ.


http://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/giao-su-ho-ngoc-dai-viet-nam-tut-hau-12-the-ky-post150391.gd

Có ý thức công dân mới được làm công dân



Tác giả: PGS. TS Phạm Duy nghĩa (Khoa Luật trường đại học kinh tế tp. Hồ Chí Minh)- Hồng Thanh Quang (thực hiện)
.


Hồng Thanh Quang: Với tư cách của một người từng đi du học tại một số trường đại học danh tiếng ở nước ngoài, một chuyên gia về luật pháp thì cảm nhận của anh một cách chung nhất ý thức tuân thủ pháp luật của người Việt Nam là như thế nào?
PGS TS Phạm Duy Nghĩa: Theo tôi, nói một cách chung nhất thì người Việt nam có bản năng… “chống lại” pháp luật! Thế là vì sao? Đó là vì hơn nghìn năm Bắc thuộc thì các triều đại phong kiến Trung Quốc đã cố mang luật của họ vào đất Giao Chỉ nhưng thứ luật cai trị đó không ngấm tới làng xã của người Việt Nam. Cám ơn tinh thần phản kháng đó đã giúp cho cha ông bảo vệ được bản sắc Việt và dân tộc Việt Nam mới trường tồn được. Sau này, thực dân Pháp trong 80 năm đô hộ cũng mang luật của họ vào đây, nhưng người Việt Nam cũng vẫn với tinh thần phản kháng chống lại những yếu tố vị lai, ngoại lai ấy.




Trong những năm mà tư tưởng kế hoạch hóa tập trung được áp dụng ở nước ta thì thực ra mà nói, cái gọi là mô hình nhà nước toàn trị, nhà nước làm thay dân khi mang vào đây cũng đã được thay đổi để thích nghi với bản tính người nước ta và kết quả là mô hình xã hội chủ nghĩa ở Việt nam mềm mại hơn so với ở Liên Xô cũ hay một số nước Đông Âu… Đó cũng là nhờ truyền thống cũ của dân tộc mình, nói một cách thẳng thắn thì có thể kết luận là, dân tộc Việt Nam nói chung không có thói quen tuân thủ pháp luật.

- Theo anh, cách sống, cách lựa chọn nào sẽ là tốt cho một xã hội mang đầy tính đặc thù như xã hội Việt Nam: Sống dựa trên những thói quen, những tiền lệ hay là sống theo những cái nghiêm ngắn, mạch lạc, mực thước của luật pháp quy chuẩn mang tính chất nhà nước?
- Còn tùy. Có hai học phái lớn chi phối toàn bộ tư duy của người phương Đông. Đó là học phái nhân trị của những người theo Nho giáo mà Khổng Tử là người đại diện và học phái của Hàn Phi Tử rất nổi tiếng. Hàn Phi Tử từng nói rằng, xã hội phải được cai trị bằng luật và luật pháp nghiêm minh làm cho xã hội có trật tự. Rõ ràng là từ thời thượng cổ, người ta có thể điều hành xã hội theo hai cách, dùng “kỷ luật mềm” như đạo đức, uy tín để tạo ra chuẩn mực hoặc đi theo những kỷ cương hà khắc mà bắt buộc tất cả các thành viên phải tuân theo. Thực tế thì, xã hội Trung Hoa cổ đại không theo một học phái nhất định mà thường là kết hợp, cộng trừ các yếu tố khác nhau của cả hai học pháo đó. Những nhà cai trị bên ngoài thì vẫn khuyến khích có yếu tố rường cột của đạo lý như trung hiếu, tiết nghĩa, tam cương ngũ thường, nhưng vẫn có những hình phạt rất rõ ràng để răn đe, để duy trì khuôn phép. Nói cách khác, xã hội phương Đông như mình dung hòa nhân trị với pháp trị.

- Anh đánh giá thế nào về hiệu quả sự dung hòa giữa dân trị và pháp trị trong nhà nước ta hiện nay? Trong sự cai trị đó, đâu là “gót chân Asin” có thể dẫn đến những hệ lụy không mong muốn?
- Đi xa hơn và tìm hiểu sâu hơn, tôi không nghĩ điều tôi vừa nói chỉ đúng với nước Trung Hoa cổ đại. Nếu mình đọc lịch sử của các nước châu Âu hay Mỹ thì luật pháp cũng chỉ là một phần tạo nên kiến trúc thượng tầng. Xã hội còn được điều tiết bởi hiệp hội, cộng đồng, gia đình…Người ta cứ nói người phương Đông trọng gia đình, nhưng ở nước Mỹ thì cũng thế. Anh hãy đến thăm nước Mỹ vào dịp Giáng sinh, anh sẽ thấy người )Mỹ cũng rất trân trọng từng ly từng tí truyền thống gia đình. Anh hãy sang Đức để dxem con cháu họ chăm chút từng kỷ vật gia đình. Đã làm giống người thì phải nhớ đến tổ tiên của mình, anh em, đồng bào, chiến hữu của mình.

Trong xã hội đương đại phải tìm cách tương tác giữa luật (như là những quy phạm do nhà nước đặt ra và cưỡng chế thi hành) với lệ (là những thói quen, tục lệ mà người ta tôn trọng và cả những quy phạm hoàn toàn không mang tính pháp luật như niềm tin, đức tin, những cái mà người Việt chúng ta tôn trọng hoặc khinh bỉ và cả lo sợ nữa). Bên cạnh pháp lý còn có giáo lý của tôn giáo, niềm tin của tín ngưỡng và cả những giá trị về mỹ học: người ta cho cái này là tốt, cái kia là xấu… Tuy nhiên, nói một cách thẳng thắn thì về khía cạnh này, chúng ta cũng cần phải bàn thêm vì trong cộng đồng người Việt Nam, chủ nghĩa cá nhân hơi bị yếu, thành ra chúng ta quen bị uốn theo dư luận và thường hành xử dưới sức sép của dư luận, chịu tác động mạnh của những cái mà dư luận cho là tốt hay xấu…

- Điều đó có dẫn tới rối loạn nào cho xã hội hay ững xử xã hội hay không? Như anh vừa nói, tính cá nhân của người Việt Nam hơi yếu, hoàn cảnh người Việt Nam ngày xưa sống luôn phải dựa vào thiên nhiên, thành ra chúng ta sống cũng phải dựa theo hoàn cảnh xã hội. Theo anh, điều đó có ảnh hưởng thế nào đến ứng xử của người Việt Nam? Liệu nó có dẫn tới rối loạn gì đó không?
- Anh có thể nhuộm tóc vàng, mặc quần bò thụng, nhảy hip-hop nhưng anh đã là người Việt thì anh vẫn có trong tiềm thức của anh những giá trị mà anh tôn thờ, anh quý, anh yêu, anh ghét… Tóm lại, quan hệ tương tác giữa những luật lệ và các giá trị xã hội, đấy là một quan hệ vĩnh cửu. Đó là một nhẽ. Còn nó có dẫn đến rối loạn gì không thì tôi có thể nghĩ, nếu luật pháp đưa vào mà vênh với truyền thống dân tộc thì có thể dẫn tới luật trên giấy và luật ngoài đời khác nhau. Nếu luật pháp tôn trọng những giá trị hiện hữu, nâng đỡ truyền thống thì nó sẽ trở nên một cái bổ trợ, dung hòa; cái đó là những lực kéo… Nghĩa là nếu làm cho chúng đồng chiều, đồng thuận thì xã hội sẽ yên ổn, sẽ có nền văn hóa ổn định. Còn nếu chúng trái chiều nhau thì chúng sẽ triệt tiêu lẫn nhau, luật phá hoại văn hóa và ngược lại, văn hóa triệt phá luật…

- Có ý kiến cho rằng công tác biên soạn luật của ta vừa qua do một số trí thức “Tây học” trở về thực hiện nên đôi khi bị mang tính sao chép, mô phỏng tư duy logic của phương Tây nhiều quá và vì thế dễ bị vênh với truyền thông của chúng ta. Thực tế hiện nay luôn có độ vênh giữa những gì ghi trong văn bản luật và thực tế. Anh đánh giá thế nào về hiện tượng này?
- Nếu nói về văn hóa mà chúng ta hiện có thì quả thực là nó có một độ gẫy nhất định với truyền thống. Anh chắc cũng thấy người Việt Nam bây giờ vào đình chùa miếu mạo thường là không đọc được các hoành phi câu đối ở trong đó. Anh chắc cũng thấy lớp trẻ bây giờ không đọc được gia phả của tổ tiên. Có vẻ như cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam đã phải chứng kiến những khắc khoải, những mong muốn cải cách bức thiết quá và những người chủ trương Tây học có vẻ như chỉ nhìn thấy sự sáng ngời của văn minh phương Tây mà không nhìn thấy cái gọi là sức mạnh tiềm ẩn trong lòng những nhân tố Việt, trong nền văn minh lúa nước. Tôi nghĩ, việc chuyển ngữ sang quốc ngữ có thể là một thành công về mặt phổ cập chữ viết, nhưng cũng có tác hại lâu dài, làm cho văn hóa của tiền nhân và các thế hệ sau bị đứt.

Điều đó cũng có liên hệ với luật pháp. Chúng ta giảng dạy, nghiên cứu luật hiện nay không hề có dẫn chiếu nào với Luật Hồng Đức hay Luật Gia Long. Có 2 bộ luật lớn của nước Việt, đó là bộ luật đời Lê, còn gọi là Quốc triều hình luật và bộ Luật đời Nguyễn 1812, nhưng chúng ta bây giờ hầu như đã bị đoạn tuyệt với những giá trị đó. Ví dụ có những loại tội không thể chỉ dưa ra những hình phạt thông thường mà còn phải đánh công khai để răn dạy, để tôn vinh thuần phong mỹ tục. Những cái đó thì người Mã Lai, người Singapore vẫn còn duy trì. Ví dụ, nếu anh hỗn láo với bố mẹ mà chỉ phạt vài trăm nghìn đồng thì không có giá trị gì cả, nhưng mang anh ra trước đình, đánh cho cả làng xem thì lúc ấy mới có giá trị răn dạy…

Cũng như với tội phụ nữ ngoại tình thì phải gọt đầu bôi vôi và bêu ra trước làng xóm thì sẽ có giá trị răn dạy hơn là “đóng cửa bảo nhau”. Ý tôi muốn nói là có rất nhiều thứ hay ho của tiền nhân mà chúng ta đã không kế thừa, điều đó rất đáng tiếc! Cũng như vậy với hơn 80 năm di sản pháp luật của người Pháp thời thuộc địa. Nói một cách công bằng, người Pháp ra đi khỏi đây mà không để lại dấu ấn đáng kể nào về luật pháp với chúng ta, không để lại giá trị đáng kể nào về thể chế và luật pháp.

- Chính điều đó tạo sự khó khăn cho các nhà làm luật hiện nay.
- Sau thời Pháp thuộc, ngót nghét 30 năm chúng ta đã sống theo tư duy kế hoạch hóa tập trung. Có thể nói là trong thời gian đầu, chúng ta có vẻ như không có đủ điều kiện để tôn vinh luật pháp theo nghĩa vốn có của nó và đã giải tán Bộ Tư pháp. Chúng ta từng có một trường Luật thời Pháp thuộc. Năm 1946, chính quyền cách mạng đã ban hành một sắc lệnh có nội dung là sẽ thành lập một Khoa Pháp lý trong Trường Đại học Việt Nam ở 18 Lê Thánh Tông, Hà Nội, nhưng do nhiều lý do khách quan, việc đó mãi đến năm 1976 mới trở thành hiện thực. Cho đến tận ngày nay, giới luật gia Việt Nam vẫn đang cố gắng để tìm một vị trí xã hội quan trọng như xứng đáng, một giá trị xã hội cần có.

Chỉ trong khoảng vài chục năm trở lại đây, chúng ta mới có điều kiện để tìm kiếm giá trị thượng tôn của pháp luật. Cũng phải hiểu rằng, xã hội cũng cần có một khoảng thời gian nhất định để quay trở lại những giá trị đã mất.

- Theo anh, liệu tình trạng ấy có nằm trong những cái sơ sẩy, thao tác hay những quyết định bất cập nào đó, hay nằm trong chính những hình mẫu sẵn có của xã hội mà chúng ta đã lựa chọn từ nhiều năm về trước, khi bắt đầu xây dựng xã hội mới?
- Có lẽ nó dài hơn điều anh hỏi. Từ cuối thế kỷ XIX. Người Việt Nam đã có những cuộc khủng hoảng những giá trị, khủng hoảng luôn những tầng lớp tinh hoa…

- Nói thực, tôi hơi hoài nghi, ai là tầng lớp tinh hoa ở Việt Nam?
- Tầng lớp tinh hoa thời Lý – Trần là các nhà sư rất có uy tín. Ngay cả nhà vua cũng phải thỉnh giáo các cao tăng. Thậm chí đã có một số vị vua khi tìm thấy sự yên bình rồi thì cũng đi vào chùa. Chùa chiền là nơi tập hợp tinh hoa của thời đó. Đến thời Lê, chúng ta đã phá tan thế tam giáo đồng nguyên khí quá nhấn mạnh vào Nho giáo như công cụ và học thuyết cai trị. Phật giáo từ một tín ngưỡng của dân tộc trở thành nơi ẩn dật ở chốn thôn quê. Thậm chí đến những năm 80 của thế kỷ XX, Phật giáo về cơ bản trở thành tín ngưỡng nương náu nơi hang cùng ngõ hẻm; ảnh hưởng của Phật giáo đã là rất thấp…

Bây giờ đạo Phật mới lại được khởi sắc. Còn về Nho giáo, đến cuối thế kỷ XIX, khi Nho giáo suy tàn, những ông thầy đồ không mang lại tư duy cải cách cho đất nước này và nhìn theo ý nghĩa đó thì Nho giáo trở thành hủ nho, trở thành phản động theo nghĩa cản trở sự phát triển. Dân chúng nhìn vào các ông nho sĩ như những ông gàn, những ông thượng tôn những giá trị lỗi thời… Những thập niên đầu thế kỷ XX, chúng ta đã có những nhà nho như Ngô Tất Tố, Trần Trọng Kim, những ông thầy đồ cuối cùng đã cố gắng làm cho hậu sinh hiểu Nho giáo không chỉ là hủ nho mà nó còn có những sức mạnh riêng của nó.

Sau đó ở miền Nam trong những năm 60 của thế kỷ XX có những cố gắng tìm cách làm cho xã hội phát triển mà vẫn dựa trên những giá trị truyền thống Việt Nam, nhưng hình mẫu chưa tìm ra. Ngoài Bắc, khi đó Nho giáo bị coi là một thứ tàn dư của phong kiến, không được nghiên cứu và như bị lưu vong trong tiềm thức của người Việt chứ không được phổ cập, nghiên cứu đàng hoàng.

Mãi đến gần đây chúng ta mới bắt đầu nghiên cứu các cuốn sách như Nho giáo của Trần Trọng Kim hay cuốn Phê phán Nho giáo của Ngô Tất Tố để tìm hiểu đúng hơn về Nho giáo. Điều này cũng hợp với xu thế chung… Ý tôi muốn nói Việt Nam có một cái gì đó như khủng hoảng về niềm tin lớn hàng thế kỷ, còn mô hình Việt Nam tìm kiếm thì tôi chắc chắn là phải tìm dựa trên những giá trị truyền thống của Việt Nam. Tất cả những gì chống lại truyền thống đều khó.

- Đã có thời pháp luật không được tôn trọng đúng mức của nó, vai trò của người thực thi pháp luật như thẩm phán, quan tòa không có được vị trí xứng đáng với họ. Đó là do hệ lụy của các quyết định, những sơ sẩy trong mô hình xã hội ta đã chọn, do tư duy không dành cho luật pháp giữ vai trò tối thượng, mà mọi việc đều phải phụ thuộc vào sự diễn giải của các lãnh đạo, nói một cách nhẹ nhàng là thế…

- Từ 10 năm lại đây, chúng ta mới có những sự tranh luận về tính thượng tôn của pháp luật. Trước đó chúng ta chưa đặt vấn đề này ra.

- Có thể do ý thức cá nhân của người Việt ta không cao, như một cán bộ của ta đã nói: “Dân ta hay ỷ vào Nhà nước”? Thành ra, khi xã hội trở nên cởi mở hơn và chúng ta bắt đầu đẩy mạnh việc xây dựng một xã hội sống theo luật pháp thì điều đó chưa kịp ngấm vào người dân và có thể nói hiện tại dân ta đang sống rất thụ động trong việc tìm hiểu về dân quyền, trong xác định vai trò, nghĩa vụ của mình trong việc xây dựng xã hội ấy là của Nhà nước, của ai đó từ trên xuống? Theo anh, có phải đó là một thực tế không? Và nếu có thực tế đó thì ta phải làm gì để gỡ bỏ thực tế đó?
- Quan có thể thay được nhưng không thể thay được dân, nhà nước mà chê dân thì không ổn vì những đồng thuế nuôi bộ máy nhà nước là do dân đóng góp. Dân ý, dân tâm là nền tảng quyết định sự yên ổn cho bất kỳ chế độ nào, không một nhà cai trị nào chê dân được. Khởi nguồn của quyền lực là dân chúng, có người bị trị thì anh mới có quyền cai trị, kể cả nhà vua. Có vẻ như văn hóa Việt Nam chứa đựng những yếu tố không khuyến khích sự sáng tạo, sự phát triển mang tính phá cách, chưa hẳn khuyến khích một xã hội tự tôn pháp luật. Ví dụ, trong xã hội Việt Nam vẫn tồn tại tâm lý ghét người giàu, “xấu đều hơn tốt lỏi”… Do xã hội Việt Nam trọng tình nên dị ứng với chủ nghĩa cá nhân…

- Liệu điều anh vừa nói có chứng minh rằng xã hội Việt Nam không cần pháp luật nếu cứ sống đúng như thế? Nếu thực sự như thế thì mọi cố gắng của chúng ta trong việc xây dựng nhà nước pháp trị sẽ khó dẫn đến kết quả tích cực nếu theo cách anh nói như vậy?
- Đến mức ấy thì không. Nhưng kể từ khi dân Việt theo Nguyễn Hoàng vào khai phá phương Nam, những cộng đồng dân cư ấy không cần làm ra luật mới, họ vẫn dựa vào truyền thống để tồn tại và phát triển.

- Theo anh, cách xây dựng luật của mình trước hết và hơn cả phải dựa vào những quy cách ứng xử, truyền thống chứ không chỉ đơn thuần áp dụng các điều lệ, luật lệ hay ho mà phương Tây đúc kết?
- Câu chuyện này có thể tham khảo thời Minh Trị bên Nhật Bản. Khi ấy, người Nhật đã thuê các học giả Đức biên soạn luật cho nước Nhật. Vấn đề lớn đặt ra là liệu có thể vay mượn luật của phương Tây để điều chỉnh luật của phương Đông không? Câu trả lời là có thể. Người Nhật đã thành công, người Hàn về một phương diện nào đó đã thành công. Người Nhật bê nguyên luật của mình sang bên Hàn khi thuộc địa hóa bán đảo này. Từ đó ta rút ra một vài nguyên lý, thấy cái gì cần học và cái gì không cần học?

Cái cần học đó là, tinh thần tôn trọng pháp luật, tôn trọng tự do cá nhân, tôn trọng sở hữu cá nhân, tôn trọng quyền tự định đoạt và sáng kiến của người dân, tôn trọng một xã hội coi pháp luật như một công cụ để chung sống hòa bình. Pháp luật không phải để cai trị, pháp luật là để cho nhà nước với người dân sống với nhau thoải mái, đến mức tôi không hiểu pháp luật, nhưng tôi vẫn sống tốt, vẫn tuân thủ pháp luật. Đó là điều tuyệt vời. Luật của người Nhật được ban hành hoàn toàn theo mẫu của phương Tây, thế mà nó vẫn tồn tại đó thôi. Vậy mình phải vay những gì chưa có mà mình thấy cần thiết. Trong quá trình vay mượn đó, họ đi trước mình thì mình phải nghiên cứu lựa chọn cái gì giống mình, có thể trồng trên đất của mình, tránh mang những thứ trồng sẽ bị héo. Có một thuyết nghiên cứu gọi là “cấy luật từ hải ngoại vào nước mình”.

Khi cấy thì nó sẽ có những tác động tương hỗ và tác động phản nghịch. Phản nghịch là những yếu tố về tâm lý, văn hóa, địa chính trị… Ví dụ có những đạo luật khi cấy vào nước ta sẽ teo đi. Ví dụ như Luật Phá sản của Việt Nam hay Luật Cạnh tranh của Việt Nam, anh thấy độc quyền ở Việt Nam đầy rẫy ra đó, nhưng Luật Cạnh tranh của nước ta gần một thập kỷ nay có dọa được ai đâu? Phá sản, vỡ nợ ở Việt Nam đầy rẫy nhưng Luật Phá sản có dùng được đâu!

- Anh có thể nói cụ thể hơn là tại sao nó không áp dụng được, tại sao nó không có hiệu quả ở Việt Nam?
- Ví dụ ta lấy Luật Cạnh tranh ra đời cách đây chín, mười năm nhưng bây giờ quả không ngoa vẫn chỉ là con hổ giấy ít khi gầm lên được tiếng nào. Nếu ta đi tàu bay, các hãng hàng không thông báo hôm nay thời tiết xấu, không bay, thì chuyện gì xảy ra? Ra đành chịu thôi vì không có cạnh tranh, ta không thể lựa chọn. Có những loại độc quyền mang tính tự nhiên, do doanh nghiệp có được… Hay như giá xăng trên thế giới giảm nhưng người bán xăng ở ta không giảm giá vì “tôi không thể giảm vì tôi mua đắt rồi” (?!).

Nói như vậy thì cũng giống như nhà hàng nói là, hôm nay tôi trót mua thịt thiu rồi, khách hàng ăn tạm, ngày mai tôi mới mua được thịt mới à! Nói như thế không được nhưng người ta vẫn nói được vì người tiêu dùng không có cơ hội lựa chọn. Đáng ra theo Luật Cạnh tranh, phải phá vỡ thế độc quyền đó, làm cho các doanh nghiệp phTải tuân thủ sức ép của cạnh tranh. Đạo luật của cạnh tranh đã được vay mượn triết lý đó, nhưng toàn bộ thể chế của mình chưa chuẩn bị cho tư duy cạnh tranh đa lợi ích đó… Ta có luật nó vênh nhau, trong thực tế các doanh nghiệp nhà nước có vị thế độc quyền, nếu nhà nước vẫn bảo vệ độc quyền thì đạo luật cạnh tranh ít giá trị. Như vậy, ta đưa bộ luật chống độc quyền vào một xứ sở coi độc quyền là đương nhiên thì làm sao nó sống được!

- Tất cả những bất cập ấy phải chăng đang nằm trong chính mô hình xã hội mà chúng ta đang xây dựng? Nếu thực sự muốn có sự thay đổi thì chúng ta phải thay đổi điều gì trong mô hình của chúng ta? Ở mặt gốc rễ, cơ sở, nền móng! Nếu không tất cả đạo luật của ta chỉ để làm cảnh vì nó không động đến cái căn bản nhất của vấn đề là hệ thống hoàn chỉnh cái nọ bổ sung cái kia. Anh không thể xây một cái móng như thế mà lại đem một cái nhà có kiến trúc khác tới được…

- Có cái tôi đồng ý với anh, nhưng có cái không. Luật không cốt nhiều, chỉ cốt nghiêm theo nghĩa cái gì du nhập được mọi người đều tuân thủ thì luật đó mới nên làm (từ quan đến dân). Chứ nhiều luật mà dân chúng nhờn, rồi chi phí xã hội tạo ra để dân chúng tuân thủ luật rất khó và nó mất nghiêm đi…

- Có ý kiến cho rằng ở một xã hội như xã hội Việt Nam, nếu nhà nước bị hạn chế quyền lực thì sẽ dẫn tới hỗn loạn. Điều đó có thực không? Hay bản thân mỗi con người đều có trí tuệ nên không sợ khi quyền lực của nhà nước bị hạn chế thì nhiều xung lực cá nhân xung quanh sẽ được phát huy và xã hội sẽ tự điều chỉnh được?
- Quyền lực tuyệt đối thì tha hóa tuyệt đối, quyền lực nhà nước mà người dân ủy quyền cho anh cũng không đương nhiên mà có. Quyền lực đó xuất phát từ quyền lực của nhân dân. Chúng tôi ủy quyền cho anh, nhưng đồn thời tôi cũng phải giám sát anh. Nghĩa của giám sát quyền lực nhà nước là ở chỗ đó. Dân chúng phải có cơ hội được xem công bộc đã làm đúng việc tôi giao hay chưa? Giám sát hay là giới hạn quyền lực không có nghĩa là thu hẹp mà nhà nước phải biết việc gì anh đáng phải làm và việc gì để cho dân làm. Ở đây tôi không muons nói là nhà nước thu hẹp lại để cho dân làm mà thậm chí phải tăng vai trò lên. Ví dụ, không thể ai cũng mở quán phở được, họ phải đáp ứng được yêu cầu về vệ sinh thực phẩm. Không thể ai cũng bán thuốc Tây được. Hay khi người dân bị chìm trong cảnh lũ lụt, chính quyền không thể nói là do cơn mưa bất ngờ! Chúng tôi đóng thuế, chúng tôi có quyền yêu cầu nhà nước cho chúng tôi điều kiện sinh sống khô ráo. Nhà nước phải nhận thức rõ việc gì đáng anh phải làm và anh phải giám sát. Nói nhà nước phải mạnh là ở chỗ này, còn nói giới hạn quyền lực của nhà nước là đương nhiên. Vì người dân trao cho anh quyền, đồng thời giới hạn, khống chế, giám sát anh.

- Theo anh, xã hội ta đang ở tình trạng như thế nào?
- Tôi nghĩ là trong thời phong kiến, vua là con giời, quan là phụ mẫu của dân, thành ta nhà nước là bố dân, mẹ dân, coi dân như con, cần phải dẫn dắt bảo vệ như đám cừu non. Đến thời nay phải thay đổi, nhà nước phải cung cấp các dịch vụ hỗ trợ dân chúng đảm bảo quyền tự do của mình. ở đây phải tăng quyền tự do, quyền sở hữu cho người dân. Ví dụ đối với đất nông nghiệp, không thể nói nhà nước cho người dân thuê để làm được. Về lâu dài, nếu nhà nước quản lý không tốt thì phải trả lại quyền sử dụng đó cho người dân lâu dài.

Cũng như vậy với các can thiệp khác giảm đi theo một nghĩa phải xã hội hóa sở hữu của nhà nước với các tài nguyên thiên nhiên của đất nước này. Của đau con xót thì người ta mới làm tốt được, tài sản ông cha ta để lại mới được sử dụng và phát triển. Thứ hai, nhà nước phải can thiệp nhưng có cái nhà nước tự làm, có cái phải để người dân làm và nhà nước định chuẩn thì tốt hơn. Ví dụ đại học chẳng hạn, các trường đại học do các trường làm nhưng định chuẩn về giáo dục thì nhà nước phải làm. Không nhất thiết nhà nước bỏ tiền nhưng nhà nước phải đưa ra các quy tắc. Đối với các bệnh viện tư, nhà nước phải can thiệp, không có nghĩa nhà nước phải làm. Cũng giống như trên một con thuyền, nhà nước là người cầm lái không có nghĩa nhà nước phải cầm chèo từng bước một nhưng phải gõ nhịp.

- Theo anh, hiện nay tự do của người dân và tự do của nhà nước đang ở mức độ nào?

- Có một câu nói tôi rất thích: “Tự do không phải là quà tặng của nhà nước cho người dân, tự do chỉ có được nếu người dân biết đấu tranh”. Nhà cầm quyền từ cổ đến kim không thể ban phát tự do như món quà, không thể tự dưng mà nhà cầm quyền trao quyền cho đám thần dân mà từ thần dân, anh phải trở thành công dân, phải trải qua một quá trình khai sáng. Anh phải bảo, không phải tôi xin đăng ký kết hôn mà quyền của tôi được đăng ký kết hôn, anh không làm hộ tôi, tôi không xin sổ đỏ mà tôi đăng ký bằng khoán điền thổ cho mảnh đất của ông cha tôi để lại, tôi xin gì anh? Nhà nước phải cung cấp các dịch vụ công, chứng nhận sở hữu lô đất này của tôi. Cần có một quá trình khai sáng những thần dân trở thành công dân có đủ năng lực.

- Làm sao để nâng cao ý thức dân quyền của từng cấp hội? Trí thức có thể làm gì?
- Tôi thấy người Nhật có một câu rất hay là : “nước Nhật trở nên mạnh mẽ bởi nước Nhật có một giới quan chức có liêm sỉ, một doanh nhân có dũng khí và một giới trí thức có tiết khí”. Trí thức gồm 2 chữ “trí” và “thức”. Trí thức là người hiểu biết và người dùng hiểu biết của mình để thức tỉnh dân chúng. Phần thứ nhất có vẻ người Việt Nam làm được nhưng đôi khi dám nghĩ là một chuyện, dám nói là chuyện khó hơn và nói hết là chuyện khó hơn nữa. Ở Việt Nam phải có một cơ chế làm cho những người trí thức dám mở miệng và điều này phải quy chuẩn thành điều luật. Hình như Cụ Hồ có định nghĩa dân chủ là “làm cho dân chúng dám mở miệng”. Khi nào dân dám mở miệng? Khi đầu phải rõ, không phải lo sợ, không phải chỉ nhìn nghiêng nhìn ngửa thì miệng mới dám mở. Muốn vậy phải từng bước để trí thức có trách nhiệm, thấy được sức mạnh của họ.

- Xin cảm ơn anh!

Nguồn: An ninh thế giới cuối tháng

Nhà báo Nguyễn Công Khế: “Tôi đã bị trả giá nhiều lần”



Tác giả: Lê Ngọc Dương Cầm
.
Ông Nguyễn Công Khế, là người đồng sáng lập báo Thanh Niên và giữ cương vị Tổng Biên tập trong suốt 23 năm, đã có nhiều cống hiến cho ngành báo chí, từng là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, huy chương vì sự nghiệp báo chí, hiện là Chủ tịch Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên đã dành cho báo Một Thế Giới cuộc trao đổi thẳng thắn về tình hình báo chí và nghề báo. Nhà báo kỳ cựu này đã không ngại nói đến những “điều cấm kỵ” kể cả những khó khăn mà ông đã gặp phải lúc ông làm Tổng Biên tập…
.



Ông Nguyễn Công Khế tiếp Tổng lãnh sự Pháp Faubrice Maurice trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ công tác tại VN. Ảnh: Nghĩa Phạm
> Nhà báo Nguyễn Công Khế: Dân thường làm gì có quyền mà tham nhũng?
Ông nhận định xu hướng của báo chí hiện nay ra sao?


Trong thời điểm hiện nay, báo mạng là một xu hướng đang lên và báo giấy dần gặp nhiều khó khăn. Ngay cả hai tờ nhật báo có số phát hành lớn nhất nước là Thanh Niên và Tuổi Trẻ cũng đang có số lượng phát hành giảm đáng kể.

Báo điện tử đang gánh một sứ mệnh quá nặng nề nhưng chưa thể hiện được hết vai trò của mình; chưa thay thế được vai trò của báo giấy cả về chất lượng nội dung lẫn thu hút quảng cáo.


Đa phần các báo điện tử đang nghiêng về tin bài làm sao để có nhiều người đọc nhưng không kịp đi vào chất lượng nội dung. Các báo chạy theo số lượng người truy cập bằng những tin cô người mẫu này mua áo và túi xách hàng hiệu, cô diễn viên nâng cấp vòng một, người này thay đổi chồng, người kia lấy đại gia để có biệt thự và xe hơi sang.
Gần như tôi thấy một xu hướng báo chí đã đánh mất tính mục đích và chức năng hữu ích của mình.

Nhưng rõ ràng, báo chí đang được giao nhiều trọng trách, trong đó trọng trách chống và phanh phui tham nhũng nhưng dường như các báo ngại đụng chạm đến?

Đó là một trong những nguy cơ cho đất nước, thể chế. Một khối u ác tính được bao bọc không dám mổ xẻ chữa trị đến nơi đến chốn sẽ có lúc vỡ ra. Bệnh ung thư không phát hiện sớm, đến lúc chuyển sang giai đoạn di căn trầm trọng thì làm sao cứu chữa? Những người chân chính đang lo lắng cho tình trạng này.

Nguyên nhân của việc báo chí không dám động chạm vào những lĩnh vực nhạy cảm, đặc biệt là chống tham nhũng, là do cơ chế hay do các tổng biên tập sợ bị khiển trách, mất chức?

Do cơ chế cũng có, do sợ sệt cũng có và cả do lãnh đạo mở quá rộng vùng gọi là nhạy cảm và vùng cấm, làm những người làm báo lo ngại.

Và theo tôi, Đảng, Chính phủ và Quốc hội đều đã có khá nhiều nghị quyết, chỉ thị về việc chống tham nhũng. Nếu để nạn tham nhũng hoành hành như hiện nay, nhân dân sẽ mất lòng tin, không tạo nên một nội lực mạnh để có thể đủ sức vượt qua những khó khăn mọi mặt. Phải đánh thắng cho được giặc nội xâm đó là nạn tham nhũng đang làm băng hoại xã hội thì chúng ta mới tập hợp được sức mạnh để chống giặc ngoại xâm đang đe dọa từng ngày trên biên giới, đất liền và trên vùng biển của Việt Nam.
Khi báo chí có trong tay những bằng chứng bất kỳ cán bộ cấp nào tham nhũng thì chúng ta phải khuyến khích để các cơ quan báo chí và các nhà báo có quyền công khai những vụ việc đó. Chúng ta dám công khai những vụ tham nhũng lớn và các loại tội phạm khác dính đến những người có chức quyền, thì điều đó mới nói lên sức mạnh của chính quyền.
Chỉ có một nhà nước mạnh, công khai và minh bạch trong thông tin, chỉ có một nền báo chí mạnh mới dám đưa những ung nhọt ra khỏi cơ thể của mình. Một chính quyền yếu và không minh bạch thì không thể làm chuyện đó.
Tôi tin là không có chuyện báo chí đưa tham nhũng của vị lãnh đạo này, lãnh đạo khác ra ánh sáng là sẽ gây xáo trộn, mất ổn định, mà tôi tin ngược lại rằng việc đó sẽ làm cho nhân dân đủ lòng tin và ổn định được chính trị cũng như xã hội.

Ông là người đồng sáng lập ra báo Thanh Niên, tờ nhật báo lớn nhất nhì cả nước. Suốt hơn hai mươi năm lãnh đạo tờ báo, có bao giờ ông phải đắn đo khi cho xuất bản một bài báo “đụng” đến một nhân vật tầm cỡ?

Có chứ, sao lại không? Tôi đã từng “đụng” đến thứ trưởng Bộ Công an, những nhân vật tương đương thứ trưởng, ủy viên Trung ương Đảng…

Ngay cả chuyên án Năm Cam, trong tài liệu tôi cầm trên tay, đã từng liên quan đến một đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an, sau đó lòi ra thêm 3 đồng chí thứ trưởng khác nữa. Chúng tôi đã từng công khai việc này lên mặt báo.

Khi có tài liệu về những người này, tôi đã điện thoại hỏi anh Vũ Quốc Hùng (nguyên Phó chủ nhiệm Thường trực Ban kiểm tra Trung ương Đảng – PV): “Tôi có đăng bài về những vị lãnh đạo đó được không?”. Anh Hùng trả lời chậm rãi và từ tốn: “Có tài liệu chính xác thì các anh cứ việc đăng, không có ai được cấm báo chí đăng xác thực về những việc dính đến cán bộ lãnh đạo cấp cao.


“Nếu sợ, tôi đã không làm. Tôi đã bị trả giá nhiều lần. Tôi thấy bình thường lắm, chẳng có gì phải ân hận những việc mình đã làm”.

Tuy nhiên, anh Hùng có đề nghị tôi nên gặp và trao đổi với anh Nguyễn Minh Triết, lúc đó đang là Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Thành Ủy TP.HCM vì anh Triết được Bộ Chính trị giao cho chỉ đạo vụ án này. Khi gặp anh Triết, anh đọc rất kỹ một bài báo với chỉ một trang A4 của phóng viên Hoàng Hải Vân, mà anh phải đọc kỹ gần 2 tiếng đồng hồ.
Với sự thận trọng vốn có, anh chân thành nói với tôi: “Với tư cách là Ủy viên Bộ Chính trị, tôi hoan nghênh việc các anh đăng bài báo này vì rất có lợi cho quá trình kiểm điểm những đồng chí lãnh đạo cấp cao. Nhưng với tư cách là bạn, tôi khuyên anh chưa nên đăng vì sẽ rất nguy hiểm cho anh. Cho tới lúc này không phải cán bộ cấp cao nào cũng hiểu đúng sự việc này”.

Tôi về bàn bạc với lãnh đạo một số tờ báo khác, họ cũng thấy ngần ngại. Cuối cùng tôi quyết định đăng. Điều đó cho thấy: Việc đăng hay không đăng một bài báo, là một quyết định rất khó khăn đối với bất cứ một tổng biên tập nào.

Sau khi đăng bài báo đó, ông có chịu áp lực gì không?

Sau khi bài báo đăng, tôi đã tắt máy điện thoại mấy ngày liền. Sau đó tôi gặp lại anh Nguyễn Minh Triết, anh ấy nói với tôi: “Đã có rất nhiều cuộc điện thoại liên tục cho tôi trong những ngày vừa qua hỏi về việc đăng bài báo đó”. Tôi hỏi: “Có phải anh Nguyễn Khoa Điềm gọi cho anh không?”. Anh Triết cười: “Chẳng những anh Nguyễn Khoa Điềm mà còn nhiều cấp cao hơn anh Điềm (trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương lúc bấy giờ – PV) nữa”.
.

Ông Nguyễn Công Khế là người khai sinh ra chương trình ca nhạc thời trang nổi tiếng Duyên dáng Việt Nam. Ảnh: Trương Tú



Khi quyết định khởi đăng bài báo, ông không sợ mất chức Tổng Biên Tập?

Tuổi trẻ của tôi được rèn luyện trong nhà tù. Chức vụ là để phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, chứ không phải anh giữ chức để vinh thân phì gia.

Nếu sợ, tôi đã không làm. Tôi đã bị trả giá nhiều lần. Tôi thấy bình thường lắm, chẳng có gì phải ân hận những việc mình đã làm.

Giai đoạn đăng loạt bài vụ án Năm Cam rất nguy hiểm, ông có được bảo vệ nghiêm ngặt trước những phần tử xấu?

Có. Tôi rất cảm động việc ông Phạm Văn Đồng, lúc đó đang làm cố vấn Ban chấp hành Trung ương, đã điện cho lãnh đạo TP.HCM là ông Nguyễn Võ Danh lúc đó làm Phó Bí thư Thành ủy, bằng mọi cách phải bảo vệ tôi và gia đình trong thời điểm đó. Công an TP.HCM trong suốt 6 tháng trời đã cử người bảo vệ tôi cùng những thành viên trong gia đình, để tránh sự trả thù của các đối tượng tội phạm.

Tôi có một niềm tin là bọn xấu sẽ không làm gì được mình. Nếu tôi làm việc không chính trực thì tôi sợ, đằng này tôi làm việc chính trực, không việc gì phải sợ. Ở đời, rủi ro, chết sống cũng là việc bình thường.

Lúc nãy, ông có nói đã bị trả giá nhiều lần?

Tôi đã nói không bao giờ hối hận những việc mình đã làm. Tôi chỉ ân hận là mình làm còn quá ít cho sự nghiệp báo chí, minh bạch thông tin đối với xã hội và người đọc.

Vụ án Năm Cam là một thắng lợi to lớn của cả chính quyền lẫn người dân khi loại khỏi xã hội được một tập đoàn tội ác có tổ chức, ổn định trật tự xã hội. Thế nhưng, đến giờ này, vẫn còn có “chuyện này, chuyện kia” đeo đẳng những người tham gia phá án.

Ý ông nói đến việc bị trù dập sau khi rời khỏi chức vụ đối với những người phá án?

Có đấy. Việc ấy còn di căn đến bây giờ. Riêng tôi, dù tôi không có bị khó khăn gì lớn do vụ việc này đem lại nhưng tôi suy nghĩ, không bao giờ ngần ngại việc mình phải trả giá cho chuyện này, chuyện khác. Ngay cả khi không làm tổng biên tập và giao lại cho anh chị em đi sau, tôi hoàn toàn thỏa mãn.
Ở đời, con người không làm việc này thì làm việc khác, làm hết trách nhiệm và trách nhiệm cao nhất đã là niềm an ủi lớn rồi. Tôi vẫn có khát vọng làm trong ngành truyền thông cho đến khi sức khỏe không cho phép làm nữa, mới thôi.
Tôi nhớ lại ngày mới ra tù, sau 30.4.1975, tôi công tác Đoàn chưa được nửa năm, sau đó làm báo. Từ năm 1986, báo Thanh Niên ra mắt, chúng tôi tự cân đối thu chi từ đó, không hưởng lương nhà nước, lại còn làm ra có lãi để đóng thuế cho Nhà nước rất nhiều tỉ đồng.

Cả tuổi trẻ của tôi đã bị tù đày, chiến đấu cho sự nghiệp hòa bình và thống nhất của đất nước. Đến giờ này, suy nghĩ của tôi vẫn không thay đổi. Tôi chỉ buồn và tiếc là xã hội ta vẫn chưa đạt được một mức sống khá giả về kinh tế đáng lẽ phải được, người dân chưa được hưởng các quyền dân chủ một cách thực sự, trong đó sự minh bạch về thông tin phải trở thành chính sách nhất quán từ trên xuống dưới.
>> Nhà báo Nguyễn Công Khế: Dân thường làm gì có quyền mà tham nhũng?
————–
http://motthegioi.vn/tieu-diem/nha-bao-nguyen-cong-khe-toi-da-bi-tra-gia-nhieu-lan-106523.html

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

LÊ VĂN LANG- ÂM CHÍNH CHÍNH LÀ NGU DỐT





THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG LÊ VĂN LANG QUẢ XỨNG DANH LÀ THIÊN HẠ ĐỆ NHẤT NGU DỐT. ĐỌC MẤY CÁI COM NÀY CỦA NÓ CƯỜI ĐẾN CHẾT ĐƯỢC.QUẢ NHIÊN NÓ CHỈ BIẾT CÓ NGÔN NGỮ ĐỘNG VẬT MÀ THÔI. KỂ RA NÓ CŨNG THUỘC LOẠI ĐẶC BIỆT BỚI TIẾNG CHÓ, TIẾNG MÈO, TIẾNG CHUỘT, TIẾNG DÊ, TIẾNG BÒ , TIẾNG HEO.,TIẾNG CỌP...CHI CHI NÓ CŨNG HỌC ĐƯỢC RIÊNG NGÔN NGỮ NGƯỜI DÙ NÓ RẤT CỐ GẮNG MÀY MÒ CẢ THAY NAY CŨNG CHỈ NÓI ĐƯỢC NHƯ CON VẸT. PHẢI THÔI CÁI ĐẦU BÒ TRỤI LÔNG, VỚI CÁI SỪNG TÊ GIÁC, 2 CÁI LỖ TAI LỪA VÀ CON MẮT CÚ THÌ NÓ CÓ ĐỌC CŨNG ĐÂU CÓ HIỂU

NGAY TỪ BAN ĐẦU THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG LÊ VĂN LANG ĐÃ KHÔNG HỀ HIỂU KHÁI NIỆM PHỤ ÂM LÀ GÌ NÊN NÓ OANG OANG SỦA TIẾNG VIỆT CÓ 28 PHỤ ÂM ĐẦU VÀ NÓ ĐẮC Ý VỚI CÁI PHỤ ÂM THỨ 28.
NÊN KHI NGHE TÔI BẢO TIẾNG VIỆT CHỈ CÓ 22 PHỤ ÂM ĐẦU NÓ MỪNG NHƯ BẮT ĐƯỢC CỦA QUÝ LIỀN TUNG HÊ VỚI LŨ ĐỘNG VẬT VỀ SỰ NGU DỐT CỦA ĐẦU TÔM PHẠM ĐÌNH TRÚC THU

TÔI KHÔNG PHẢI LÀ NHÀ NGÔN NGỮ HỌC NÊN CHỈ TRÍCH DẪN NHỰNG TÀI LIỆU CHÍNH THỐNG CỦA CÁC NHÀ NGÔN NGỮ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM, CỤ THỂ LÀ CỦA GIÁO SƯ TIẾN SĨ MAI NGỌC CHỪ. CÁI TÊN NÀY VỚI THẰNG DỐT LÊ VĂN LANG THÌ QUẢ THẬT LÀ XA LẠ, XA NHƯ TỪ HÀ NỘI ĐẾN CALIFONIA VẬY

THẾ NHƯNG, CŨNG ĐÁNG THƯƠNG LÀ THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG CŨNG CHỊU KHÓ BỚI NHƯ GÀ TÌM HIỂU VỀ NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT ĐỂ RỒI NÓ LẬT ĐẬT TUỘT QUẦN TỪ 27 PHỤ ÂM ĐẦU XUỐNG CÒN 24 PHỤ ÂM ĐẦU CHỨ NHẤT ĐỊNG KHÔNG PHẢI LÀ 22 PHỤ ÂM ĐẦU.

QUÁ TRÌNH HỌC HỎI CÁI ĐẦU BÒ CỦA NÓ TUY CHẬM HIỂU NHƯNG RỒI CŨNG PHẢI THỪA NHẬN TIẾNG VIỆT CÓ 22 PHỤ ÂM ĐẦU NHƯ NG VẪN CỐ SỦA CON NÍT NÀO HỌC 22 PHỤ ÂM ĐẦU NHƯ TÀI LIỆU CỦA GIÁO SƯ MAI NGỌC CHỪ 

*Mày đọc có hiểu mấy chữ "HỆ THỐNG ÂM VỊ" không? Con nít nào học 22 ký tự IPA này hở ngợm Thu?
Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, bao gồm:
/b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ/


BỞI THẰNG DỐT NÀY KHÔNG CÓ KHÁI NIỆM VỀ PHỤ ÂM HAY NGUYÊN ÂM NÊN NÓ TRU TRÉO XEM KÝ TỰ PHIÊN ÂM NÀY

/b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ/

LÀ PHỤ ÂM CŨNG NHƯ XEM TRƯỚC ĐÓ NÓ XEM 27 CHỮ CÁI LÀ PHỤ ÂM ĐẦU

*Cái link dưới đây có liệt kê 27 phụ âm đầu. "nhà báo tự do" Phạm Đình Trúc Thu vào đó mà ghi danh học lớp 1 nhá!

Còn con chữ ghi phụ âm đầu thứ 28 thì chờ khi nào Phạm Đình Trúc Thu bái sư, CTRP sẽ truyền dạy. :)))

b. Các phụ âm đầu Việt Nam gồm : B, C, CH, D, Đ, G (GH), GI, H, (K), KH, L, M, N, NH, NG (NGH), PH, Q (U), R, S, T, TH, TR, V, X
http://thebao.com.vn/cac-yeu-to-ngu-am-trong-tieng-viet.html

THÔI THÌ TỘI NGHIỆP NÓ MÀ NHẮC LẠI CHO NÓ THUỘC LÒNG VỀ KHÁI NIỆM NGUYÊN ÂM PHỤ ÂM VẬY

Nguyên Âm: Âm phát từ những dao động của thanh quản, tự nó đứng riêng biệt hay phối hợp với phụ âm thành tiếng trong lời nói, phụ âm có thể ở trước hay ở sau hoặc cả trước lẫn sau
gồm: u, e, o, a, i
Phụ Âm: Âm phát từ thanh quản qua miệng, chỉ khi phối hợp với nguyên âm mới thành tiếng trong lời nói. (các từ còn lại trong bảng chữ cái)


THẾ NHƯNG THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG LÊ VĂN LANG VẪN LUÔN RA SỨC KHOE DỐT BẰNG CÁCH GIẢNG DẠY CHO  BLOG HÀ MẠNH HIỂN VỀ VIỆC BỎ DẤU THANH. TÔI THẤY MẮC CƯỜI CHO THẰNG DÓT ĐỘNG VẬY NÀY NÊN COM VÀO  *NGUYÊN TẮC BỎ DẤU THANH TRONG TIẾNG VIỆT LÀ DỰA VÀO NGUYÊN ÂM VÀ  THÍ VỤ VỀ VIỆC BỎ DẤU THANH Ở TỪ KHOẢI KHÔNG BỎ TẠI O* VỊ TRÍ TRUNG TÂM NHƯ NÓ RAO GIẢNG* MÀ BỎ TẠI A


BIẾT RÕ THẰNG NGU DỐT NÀY LÀM GÌ CÓ KHÁI NIỆM VỀ NGUYÊN ÂM VÀ CHẮC CHẮN NÓ SẼ TỰ KHOE CÁI DỐT TIẾP TỤC. QUẢ NHIÊN, NÓ MỪNG HÚM NHẢY CẨNG LÊN MÀ SỦA LUÔN TÙ TÌ
*2/ Mày thắc mắc tại sao dấu thanh không được ghi tại "trung tâm" (chữ O) mà lại ghi tại chữ "A" hở?! Nghe đây.

Khi người ta nói "quy tắc cũ, ghi dấu thanh ở giữa (trung tâm) - theo khuynh hướng thẩm mỹ - để nhìn cho cân đối con chữ" là chỉ áp dụng cho 3 vần, đó là: OA, OE, và UY, thằng ngu ạ! Và đây là điểm khác biệt duy nhất giữa 2 quy tắc cũ và mới. Mày hiểu không?

Ví dụ vần "OA". Quy tắc mới viết là OÀ - HOÀ - HOÀNG (bởi O là âm đệm, dấu thanh phải ghi tại âm chính là A). Quy tắc cũ viết là ÒA - HÒA - HOÀNG là để nhìn cho cân đối. Mày nhìn ra chưa?!

3/ Quy tắc: Vần có chứa 3 nguyên âm, và không có khả năng kết hợp với phụ âm cuối, ghi dấu thanh tại chữ thứ nhì. (OÁI, OÁO, OÁY, OÉO, UYA, UỶU).

Nói một cách khác, dấu thanh luôn được ghi tại ÂM CHÍNH. Vâng, ÂM CHÍNH - không phải "DỰA VÀO NGUYÊN ÂM"! Mày nghe rõ không hở thằng súc vật nhà Phạm Đình vừa ngu, vừa lưu manh, mất dạy kia?!


KỂ RA THẰNG ĐỘNG VẬT NGU DỐT NÀY CŨNG CÓ CÔNG TÌM KIẾM VÀ CHÉP RA NHƯNG KHỔ NỖI NÓ CÓ HIỂU GÌ ĐÂU NÊN TỰ CHỈ RA CHO THIÊN HẠ BIẾT NÓ KHÔNG BIẾT NGUYÊN ÂM VÀ ÂM CHÍNH LÀ CHI KHI VIẾT

*Ví dụ vần "OA". Quy tắc mới viết là OÀ - HOÀ - HOÀNG (bởi O là âm đệm, dấu thanh phải ghi tại âm chính là A)

ÂM CHÍNH A Ở ĐÂY KHÔNG PHẢI NGUYÊN ÂM THÌ CHẮC LÀ CÁI ĐẦU DỐT ĐẶC LÊ VĂN LANG ĐÂY
TÀI LIỆU CỦA GIÁO SƯ TIẾN SĨ NGÔN NGỮ MAI NGỌC CHỪ CŨNG VIẾT RẤT RÕ

3.3. Hệ thống âm chính
Tiếng Việt có 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi làm âm chính:
/i, e, ε, ɤ, ɤˇ, a, ɯ, ă, u, o, ɔ, ɔˇ, εˇ, ie, ɯɤ, uo/

NÓI RÕ HƠN LÀT TIẾNG VIỆT CÓ 16 ÂM VỊ LÀ NGUYÊN ÂM TRONG ĐÓ CÓ 13 NGUYÊN ÂM ĐƠN, 3 NGUYÊN ÂM ĐÔI LÀM ÂM CHÍNH VÀ 2 ÂM VỊ LÀ BÁN NGUYÊN ÂMi ĐƯỢC GHI LẠI BẰNG 20 CHỮ VIẾT, 20 CHỮ VIẾT NÀY ĐƯỢC HÌNH THÀNH TỪ 12 CHỮ CÁI. XEM BẢNG DƯỚI ĐÂY


NHƯ VẬY VIỆC BỎ DẤU THANH TRONG TIẾNG VIỆT CĂN CỨ VÀO ÂM CHÍNH CŨNG CHÍNH LÀ CĂN CỨ VÀO NGUYÊN ÂM

CÓ CHE CÁI ĐẦU THẰNG ĐỘNG VẬT LÊ VĂN LANG LẤY MẤT CỤC NGU RA THÌ HỌA MAY NÓ MỚI HIỂU. 

BỞI CÓ  TÌM VÀ ĐỌC NHƯNG THẰNG NGU NÀY CHẲNG HIỂU GÌ N ÊN KẾT LUẬN MỘT CÂU XANH RỜN

*3/ Quy tắc: Vần có chứa 3 nguyên âm, và không có khả năng kết hợp với phụ âm cuối, ghi dấu thanh tại chữ thứ nhì. (OÁI, OÁO, OÁY, OÉO, UYA, UỶU).

Nói một cách khác, dấu thanh luôn được ghi tại ÂM CHÍNH. Vâng, ÂM CHÍNH - không phải "DỰA VÀO NGUYÊN ÂM"! Mày nghe rõ không hở thằng súc vật nhà Phạm Đình vừa ngu, vừa lưu manh, mất dạy kia?!

THẰNG NGU HỌC VẸT NÀY NÀO HIỂU ĐUỘC TẠI SAO ÂM CHÍNH CŨNG LÀ NGUYÊN ÂM?
 TRỞ LẠI TỪ KHOẢI  THẰNG ĐỘNG VẬT NGU DỐT LÊ VĂN LANG KHOE DỐT NHƯ SAU


*TRƯỚC HẾT TAO GIẢNG CHO THẰNG NGU MÀY CHỮ KHẮC KHOẢI. TRONG VẦN "OAI", "O" LÀ ÂM ĐỆM, "AI" LÀ ÂM CHÍNH. VÀ DẤU THANH LUÔN ĐƯỢC GHI Ở ÂM CHÍNH.
VÂNG, DẤU THANH LUÔN ĐƯỢC GHI TẠI ÂM CHÍNH - KHÔNG PHẢI "DỰA VÀO NGUYÊN ÂM" NÀO CẢ, THẰNG SÚC VẬT PHẠM ĐÌNH TRÚC THU VỪA NGU, VỪA HỒ DỒ MẤT DẠY Ạ!
GIỜ THÌ MÀY NÊN MỞ TO CON MẮT CHÓ VÀ CÁI ĐẦU SÚC VẬT TẠP CHỦNG CỦA MÀY RA MÀ HỌC!


HE HE... XEM NÓ KHOE DỐT THẾ NÀY TÔI KHÔNG KHỎI PHÌ CƯỜI
TRONG TỔ HỢP ÂM OAI THÌ O LÀ ÂM ĐỆM A LÀ ÂM CHÍNH CŨNG LÀ NGUYÊN ÂM VÀ I LÀ ÂM CUỐI
BỞI KHÔNG BIẾT ÂM CHÍNH CŨNG LÀ NGUYÊN ÂM NÊN THẰNG NGU NÀY MỚI HÙNG HỒN KHOE DỐT

*"AI" LÀ ÂM CHÍNH. VÀ DẤU THANH LUÔN ĐƯỢC GHI Ở ÂM CHÍNH.

THẰNG NÀY NGU ĐẾN MỨC DẤU THANH GHI Ở ÂM CHÍNH AI THÌ GHI Ở ĐÂU? Ở A HAY I?

CHO THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG LÊ VĂN LANG ĂN PHÂN CŨNG NHIỀU RỒI NÊN HÔM NAY ĐỔI MÓN CHO NÓ ĂN MÓN ÂM CHÍNH NÀY VẬY . HI HI... TỪ TỪ RỒI SẼ CHO NÓ ĂN LUÔN MÓN ÂM CUỐI ĐỂ NÓ KHỎI THẮC MẮC

*Sách vở nào viết các con chữ O, U, I là ÂM CUỐI hở Thu?


P/S NHỮNG ĐOẠN GẮN DẤU * CHỮ NGHIỆNG ĐẬM LÀ TRÍCH COMMENT CỦA THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP VHU3NG LÊ VĂN LANG THIÊN HẠ ĐỆ NHẤT NGU DỐT


TÀI LIỆU THAM KHẢO
*http://www.mevietnam.org/NgonNgu/DXK/dxk-danhdauthanh.html
*Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
 Tác giả: Mai Ngọc Chừ – Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Trọng Phiến
* Tiếng việt đại cương
*http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/3688-10-633637241706730000/Phu-luc/Viet-dau-thanh-dieu-tren-am-tiet-tieng-viet.htm


* commen của thằng động vật tạp chủng thiên hạ đệ nhất ngu dốt lê văn lang

*Công Tử Rừng Phong15:15

Này, thằng súc vật Phạm Đình Trúc Thu kia!
Mày đừng đổ cái ngu của mày lên người khác nhé!

1/ Gs Mai Ngoc Chừ viết tiếng Việt có 22 phụ âm đầu à? Đâu? Một lần nữa, mày có dám viết ra đây 22 chữ phụ âm đầu đó cho mọi người chiêm ngưỡng xem? Mày có hiểu "phụ âm đầu" là gì không?

2/ Mày viết "Nguyên tắc bỏ dấu là dựa trên nguyên âm" nghĩa là sao?
Mày viết một câu ngu dốt đến thế còn cãi chày cãi cối được à? Mày có phân biệt được chữ nào là phụ âm, chữ nào là nguyên âm không? Có ai đánh dấu thanh tại chữ ghi phụ âm bao giờ?!

3/ Đối với những thằng đầu tôm dốt nát như mày, những thông tin trên Wiki đều là "khuôn vàng thước ngọc" :)))
Mày có đủ trình độ để nhìn ra cái "quy tắc ghi dấu thanh" trong link Wiki của mày viết sai như thế nào không?
"Wikipedea ghi ràng ràng" à? Mày chắc ăn nhể! Hèn chi! Chỉ có thằng ngu và hồ đồ mất dạy như mày mới làm cái chuyện "đếm cua trong lỗ" ấy!

Phạm Đình Trúc Thu à! Cái độ ngu dốt của mày đã đền mức báo động rồi! Mày chớ có hồ đồ mất dạy như thế! Hết lần này, tới lần khác, mày cứ le te lên mạng lùng sục một cách ngu dốt, rồi cứ vơ thêm cái ngu vào người!

Mày thử đọc kỹ lại cái link đấy, xem cái đầu tôm của mày có ngộ được chút gì không nào!?

*Công Tử Rừng Phong09:04 Ngày 23 tháng 09 năm 2014

Sao mày ngu thế hở thằng súc vật Phạm Đình Trúc Thu?!
Mày đọc có hiểu mấy chữ "HỆ THỐNG ÂM VỊ" không? Con nít nào học 22 ký tự IPA này hở ngợm Thu?! Mày cứ le te lên mạng copy những cái link không liên quan về để khoe cái dốt của mày miết! Chán mày thật!

3. Các hệ thống âm vị của tiếng Việt
3.1. Hệ thống âm đầu
Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, bao gồm:
/b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ/
Trả lờiXóa






*Công Tử Rừng Phong21:24 Ngày 23 tháng 09 năm 2014

*THẰNG SÚC VẬT PHẠM ĐÌNH TRÚC THU VIẾT MỘT HÀNG LÒI NGÀN CÁI NGU - TẬP MỘT*.

Này ngợm Thu!
Bình thường, mày là thiên hạ đệ nhất tra Google để khoe mẽ. Sao mày ngu đến đỗi cái cần tra thì mày không tra, cái không liên quan thì mày tha về khiến cục ngu của mày thêm to đùng ra khiếp thế?!

Mày có hiểu "HỆ THỐNG ÂM VỊ" và IPA (International Phonetic Alphabet) là cái chi chi không? Cho mày cái link bằng tiếng Việt để mày vào đó mà đọc để mở mang cái đầu tôm ra nè.

http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3ng_m%E1%BA%ABu_t%E1%BB%B1_phi%C3%AAn_%C3%A2m_qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF

Mày ăn học cái kiểu chi mà đã lên tới lớp 9 (cấp II) mà mày đếch biết "phụ âm đầu" là cái chi chi hả ngợm?!

Hôm trước, CTRP đã dạy cho mày 2 cái công thức ghép tiếng, tạo từ, mày có hiểu gì không? Giờ nhắc lại cho mày nhớ nhé!

Tiếng Việt có 2 dạng cấu trúc"

- Dạng có 2 bộ phận gồm: VẦN + DẤU THANH (ví dụ: "ĂN", "Ị")
- Dạng có 3 bộ phận gồm: PHỤ ÂM ĐẦU + VẦN + DẤU THANH (ví dụ: "ĐẦU" , 'TÔM")

Hai chữ "Đ" và "T" trong "ĐẦU TÔM" được gọi là PHỤ ÂM ĐẦU đấy ngợm ạ! Khổ cho cái đầu tôm ngu lâu khó đào tạo của thằng súc vật Phạm Đình Trúc Thu mày quá!

==== Thấy ngợm mày mang Gs Mai Ngọc Chừ ra khoe mẽ, tao khiếp cho cái đầu tôm của mày thật! ====

GIÁO SƯ MAI NGỌC CHỪ CÓ VIẾT 22 PHỤ ÂM ĐẦU KHÔNG HẢ THẰNG TẠP CHỦNG MÀY MỞ TO CON MẮT MÀ ĐỌC

3. Các hệ thống âm vị của tiếng Việt
3.1. Hệ thống âm đầu
Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, bao gồm:
/b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ/

*TRÍCH CHƯƠNG VIII
Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
* Tác giả: Mai Ngọc Chừ – Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Trọng Phiế
* Thông tin xuất bản:
Nxb: Giáo dục
Nơi in: Xí nghiệp in Đường sắt Hà Nội
Số XB: 466/177–97. Số in 690
In xong và nộp lưu chiểu tháng 11 năm 1997
http://ngonngu.net/index.php?p=64
http://ngonngu.net/extra.php?s=2&b=2Trả lờiXóa



*Công Tử Rừng Phong00:42 Ngày 24 tháng 09 năm 2014

*THẰNG SÚC VẬT PHẠM ĐÌNH TRÚC THU VIẾT MỘT HÀNG LÒI NGÀN CỤC NGU - Cục NGU thứ nhì*.

Ngợm Thu khoe dốt rằng:

_"TRƯỚC HẾT TAO THÍ DỤ CHO THẰNG NGU MÀY CHỮ KHẮC KHOẢI_
_Ở CHỮ KHOẢI NGUYÊN ÂM O NẰM Ở VỊ TRÍ TRUNG TÂM NHƯNG KHÔNG BỎ DẤU MÀ BỎ DẤU Ở NGUYÊN ÂM A. *CÓ PHẢI DỰA VÀO NGUYÊN ÂM KHÔNG HẢ THẰNG ĐỘNG VẬT NGU DỐT*. GIỜ THÌ MỞ TO MẮT VÀ ĐẦU ĐỘNG VẬT CỦA MÀY MÀ HỌC"_

Ê, thằng súc vật mất dạy Phạm Đình Trúc Thu! Mày lắng nghe cho rõ này!
1/ "Dựa vào nguyên âm" hở?! Vậy cả 3 con chữ "O", "A", và "I" trong vần "OAI" đều là NGUYÊN ÂM, mày phải "dựa vào nguyên âm" nào hở thằng ngu?!!
Mày ăn học tới lớp 9 (cấp II) rồi mà vẫn không biết trong bảng chữ cái của tiếng Việt, chữ nào là PHỤ ÂM, chữ nào là NGUYÊN ÂM à?!
2/ Mày thắc mắc tại sao dấu thanh không được ghi tại "trung tâm" (chữ O) mà lại ghi tại chữ "A" hở?! Nghe đây.

Khi người ta nói "quy tắc cũ, ghi dấu thanh ở giữa (trung tâm) - theo khuynh hướng thẩm mỹ - để nhìn cho cân đối con chữ" là chỉ áp dụng cho 3 vần, đó là: OA, OE, và UY, thằng ngu ạ! Và đây là điểm khác biệt duy nhất giữa 2 quy tắc cũ và mới. Mày hiểu không?

Ví dụ vần "OA". Quy tắc mới viết là OÀ - HOÀ - HOÀNG (bởi O là âm đệm, dấu thanh phải ghi tại âm chính là A). Quy tắc cũ viết là ÒA - HÒA - HOÀNG là để nhìn cho cân đối. Mày nhìn ra chưa?!

3/ Quy tắc: Vần có chứa 3 nguyên âm, và không có khả năng kết hợp với phụ âm cuối, ghi dấu thanh tại chữ thứ nhì. (OÁI, OÁO, OÁY, OÉO, UYA, UỶU).

Nói một cách khác, dấu thanh luôn được ghi tại ÂM CHÍNH. Vâng, ÂM CHÍNH - không phải "DỰA VÀO NGUYÊN ÂM"! Mày nghe rõ không hở thằng súc vật nhà Phạm Đình vừa ngu, vừa lưu manh, mất dạy kia?!

Nếu mày chưa hiểu ra, mày hãy nhìn vào vần "UYA" và phát âm thật lớn, mày sẽ thấy ÂM CHÍNH nó nằm ở con chữ nào!

Bây giờ, trả lại cho thằng súc vật tạp chủng +PHAMDINH TRUCTHU mày mớ chữ này. Mày mang về mà gối đầu giường.

TRƯỚC HẾT TAO GIẢNG CHO THẰNG NGU MÀY CHỮ KHẮC KHOẢI. TRONG VẦN "OAI", "O" LÀ ÂM ĐỆM, "AI" LÀ ÂM CHÍNH. VÀ DẤU THANH LUÔN ĐƯỢC GHI Ở ÂM CHÍNH.
VÂNG, DẤU THANH LUÔN ĐƯỢC GHI TẠI ÂM CHÍNH - KHÔNG PHẢI "DỰA VÀO NGUYÊN ÂM" NÀO CẢ, THẰNG SÚC VẬT PHẠM ĐÌNH TRÚC THU VỪA NGU, VỪA HỒ DỒ MẤT DẠY Ạ!
GIỜ THÌ MÀY NÊN MỞ TO CON MẮT CHÓ VÀ CÁI ĐẦU SÚC VẬT TẠP CHỦNG CỦA MÀY RA MÀ HỌC!"Trả lờiXóa



*Công Tử Rừng Phong15:47 Ngày 24 tháng 09 năm 2014

*THẰNG SÚC VẬT +PHAMDINH TRUCTHU VIẾT MỘT HÀNG LÒI NGÀN CỤC NGU - Cục NGU thứ năm.*

Bớ thằng súc vật ngu dốt và mất dạy Phạm Đình Trúc Thu!
Mày có ngu thi cũng ngu vừa chừng thôi! Bao nhiêu cái ngu, cái lưu manh trong thiên hạ mày đều giành hết vào mày! Khiếp thế!

_*(nguyên âm được viết là: "iê, yê, uô, ươ"; âm cuối được viết bằng: "p, t, c, ch, m, n, ng, nh, o, u, i")*_ (!!!)

Sách vở nào viết các con chữ O, U, I là ÂM CUỐI hở Thu?! Bó tay cho mày rồi!

CTRP đã dạy cho mày 8 con chữ ghi PHỤ ÂM CUỐI của tiếng Việt là: C, CH, M, N, NG, NH, P, và T. Mày đã vội quên rồi sao?!

Mày suốt ngày le te lên mạng lượm rác của thiên hạ về khoe mẽ! Mày khoe cái gì đây?! Cái cục DỐT to đùng của súc vật Phạm Đình Trúc Thu mày, ai ai cũng đã thấy rõ. Còn ai lạ nữa mà khoe hở Thu?!

=========================
HE HE... WIKI THẰNG ĐỘNG VẬT MÀY CÒN CHÊ THÌ TAO GIÚP CHO MÀY THÊM NÈ
CÒN ĐÂY LÀ GIÁO TRÌNH CỦA MỘT GIÁO SƯ TRUNG HỌC ĐANG DẠY HỌC

Với các âm tiết có âm chính là nguyên âm đôi:

Nếu là âm tiết [-khép] (nguyên âm được viết là: "iê, yê, uô, ươ"; *âm cuối được viết bằng: "p, t, c, ch, m, n, ng, nh, o, u, i"*) thì bỏ dấu lên chữ cái thứ hai trong tổ hợp hai chữ cái biểu diễn cho âm chính. Ví dụ: yếu, uốn, ườn, tiến, chuyến, muốn, mượn, thiện, thuộm, người, viếng, muống, cường...

https://plus.google.com/115244376980769091031/posts/Vs3x9tbPiqTTrả lờiXóa



Công Tử Rừng Phong05:53 Ngày 25 tháng 09 năm 2014

Ê, thằng súc vật mất dạy +PHAMDINH TRUCTHU !

Mày vào link này, xem có điểm nào sai thì phản biện nghe chơi. Mày cay cú chửi đổng miết như thế, không sợ thiên hạ khinh à? :)))

https://plus.google.com/110609257921782683188/posts/eLwRjncGbmXTrả lờiXóa

Trả lời


PHAMDINH TRUCTHU07:27 Ngày 26 tháng 09 năm 2014

MÀY SỦA 27 PHỤ ÂM ĐẦU KÊ RA 27 CHỮ,
CON CHỮ GHI PHỤ ÂM ĐẦU THỨ 28...CŨNG LÀ CÓ 28 PHỤ ÂM ĐẦU
NÊN MÀY ĐÂU CÓ CHỊU TIẾNG VIỆT CÓ 22 PHỤ ÂM ĐẦU. HA HA...
Cái link dưới đây có liệt kê 27 phụ âm đầu. "nhà báo tự do" Phạm Đình Trúc Thu vào đó mà ghi danh học lớp 1 nhá!

Còn con chữ ghi phụ âm đầu thứ 28 thì chờ khi nào Phạm Đình Trúc Thu bái sư, CTRP sẽ truyền dạy. :)))

b. Các phụ âm đầu Việt Nam gồm : B, C, CH, D, Đ, G (GH), GI, H, (K), KH, L, M, N, NH, NG (NGH), PH, Q (U), R, S, T, TH, TR, V, X
http://thebao.com.vn/cac-yeu-to-ngu-am-trong-tieng-viet.html

Mày đọc có hiểu mấy chữ "HỆ THỐNG ÂM VỊ" không? Con nít nào học 22 ký tự IPA này hở ngợm Thu?
Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, bao gồm:
/b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ/

CON NÍT NÓ HỌC TIẾNG VIỆT CÓ22 PHỤ ÂM ĐẦU ĐƯỢC GHI LẠI BẰNG 27 CHỮ VIẾT CHỨ ĐÂU CÓ HỌC 22 KÝ TỰ IPA. HA HA...

3/ Quy tắc: Vần có chứa 3 nguyên âm, và không có khả năng kết hợp với phụ âm cuối, ghi dấu thanh tại chữ thứ nhì. (OÁI, OÁO, OÁY, OÉO, UYA, UỶU).

Nói một cách khác, dấu thanh luôn được ghi tại ÂM CHÍNH. Vâng, ÂM CHÍNH - không phải "DỰA VÀO NGUYÊN ÂM"!
HI HI..YA, LÀ NGUYÊN ÂM CŨNG LÀ ÂM CHÍNH ĐẤY THẰNG NGU

MÀY NUỐT NHIÊU ĐÂY ĐI KHÔNG THÌ MẮC NGHẸN CHẾTXóa

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

TOÀN VĂN "ĐÈN CÙ" CỦA TRẦN ĐĨNH- Phần Giới thiệu




Lời dẫn: Ngay từ khi giới "zân chủ" ca tụng Đèn Cù của Trần Đĩnh, chúng tôi đã biết rằng đó đại khái là những câu chuyện chen lẫn những sự kiện có thật còn có những chi tiết bịa đặt, xuyên tạc nhằm hạ bệ lãnh tụ. Đèn Cù chẳng qua chỉ là lời lẽ của một kẻ thất bại, cay cú của một nhà báo bị tước thẻ hành nghề; một Đảng viên bị tước Thẻ Đảng, đuổi khỏi hàng ngũ. Trần Đĩnh trở nên cay cú với đời khi đã bị dân tộc đào thải. Để tránh việc mọi người phải tò mò, nghe những lời tuyên truyền quảng cáo thậm thụt của giới "zân chủ" về cuốn sách này, Google.tienlang quyết định đăng công khai ở đây. Ai thích thì đọc, để thấy rõ hơn cái trò bỉ ổi của Trần Đĩnh cũng như của những kẻ đã và đang đi ngược lại lợi ích nhân dân, mong muốn bất ổn, rối loạn đất nước.
Trong phần mở đầu, chúng tôi xin phép đăng bài Giới thiệu về Đèn Cù của bác Mõ Làng.

===============
BÓC MẼ "ĐÈN CÙ" CỦA TRẦN ĐĨNH Trần Đĩnh là ai?






Sinh năm 1930, Trần Đĩnh tham gia Việt Minh vào năm 1946 lúc mới 16 tuổi, gia nhập Đảng công sản VN năm 1948. Tháng 12 năm 1945 do hoàn cảnh lịch sử, cơ quan ngôn luận của nó rút vào hoạt động bí mật và cho ra đời và xuất bản tờ báo Sự Thật. Trong thời gian này Trần Đĩnh được điều về viết cho báo. Sau đó, ông được đưa qua học 5 năm tại đại học Bắc Kinh, từ 1955 cho tới 1959. Về nước ông làm ở báo Nhân Dân, tham gia nhóm “xét lại chống Đảng” nên bị xử lý vào năm 1967. Không bị bắt như anh ruột ông là Trần Châu cùng nhiều người khác, nhưng ông bị kiểm thảo và buộc phải đi làm công nhân đúc chữ một thời gian, sau đó được quay lại làm báo. Bước ngoặt đó đã làm ông thay đổi hẳn tư tưởng rồi tuyên bố tham gia tranh đấu cho dân chủ cùng một số nhân vật bị xử lý trong vụ “chống Đảng”. Năm 1976, Trần Đĩnh bị khai trừ khỏi Đảng cộng sản, ông tuyên bố mình là một người yêu chuộng tự do dân chủ, ủng hộ những người đang tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam như Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Đan Quế, Hà Sỹ Phu, Dương Thu Hương…Trần Đĩnh, như trong tự truyện đã tự nhận mình là người chấp bút tiểu sử của Hồ Chí Minh, viết hồi ký cho nhiều cán bộ cấp cao như Trường Chinh, Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Duy Trinh…mặc dù không có tài liệu kiểm chứng, hình như là tự đánh bóng.





Mới đây, bắt chước Huy Đức (chắc thấy Huy Đức kiếm bộn) ông cho xuất bản ở Mỹ cuốn tự truyện “Đèn cù” với nhiều thông tin, tư liệu được giới dân chủ cuội tung hô. Tuy nhiên, hậu sinh khả úy, Huy Đức có cái chất lưu manh hơn qua thủ đoạn "mượn lốt hổ" việc viết hồi ký cho ông Võ Văn Kiệt để đi khắp nơi, kể cả chốn thâm cung để lấy tư liệu, phỏng vấn những nhân vật tai to mặt lớn. Đến khi ông Võ Văn Kiệt chết, Huy Đức trở mặt bán lòng tự trọng của một "ngự sử" lấy đô la.


Đèn Cù viết gì vậy?


Ngót 600 trang “Đèn Cù” là một dạng hồi ký lịch sử kể về đời hoạt động và những sóng gió của đời ông, kể từ khi tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1946 đến nay. Nội dung cuốn sách tập trung vào 5 vấn đề, gắn liền với những thăng trầm của đời Trần Đĩnh. Đó là, thời mở đầu tham gia Việt Minh ở chiến khu; Cải cách ruộng đất; Đi học đại học báo chí ở Trung Quốc; Tham gia trong nhóm “xét lại chống Đảng” và những tháng năm sau khi bị khai trừ khỏi Đảng vào năm 1976.

Từ đầu cuốn sách cho đến kết thúc là chuyện kể về quan hệ, ảnh hưởng, tương tác của nhiều nhân vật chủ chốt của Đảng, Nhà nước, trí thức, văn nghệ sỹ nổi tiếng đối với Trần Đĩnh qua hàng chục năm cùng sống, cùng làm việc, cùng hoạt động, cọ xát.

Đèn Cù được viết như thế nào?

Như cách tự giới thiệu, Trần Đỉnh cho rằng đấy là một “tự truyện”, một thể loại nửa nạc, nửa mỡ mà nếu người đọc không có hiểu biết về phương pháp sáng tác thì rất khó nhận biết đâu là thật, đâu là hư cấu, đâu là tư liệu lịch sử, đâu là sáng tạo văn học. Bằng chứng là suốt cả quyển sách ngot 600 trang tuyệt nhiên không có một dẫn chiếu tài liệu kiểm chứng nào (như cách viết của Huy Đức trong “Bên Thắng cuộc”). Hoặc, chi tiết có tính "văn học" ở chiến khu Việt Bắc, cụ Hồ đi đái, Trần Đĩnh đi theo bị cụ mắng, khi đứng đái Trần Đĩnh cố liếc nhìn cái ấy của cụ thì chỉ thấy một đám đen đen, hồng hồng. Những người đọc nhầm tưởng với loại hồi ký lịch sử, tin vào tư liệu trong sách là thật thì rất dễ bị nhầm lẫn, đánh lừa. Thủ pháp này được vận dụng với hầu hết nhân vật trong sách của Trần Đĩnh.

Với số lượng đồ sộ về nhân vật, những cái tên xuất hiện trong “Đèn Cù” hầu như đầy đủ các gương mặt chóp bu của chính thể Việt Nam. Từ những bậc tiền bối nh cụ Hồ Chí Minh, Huỳnh Thúc Kháng, Trường Chinh, Nguyễn Lược Bằng, Lê Duẫn, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ… cho đến các tầng lớp kế tiếp đều được Trần Đĩnh điểm tên, điểm mặt, phác họa tính cách. Với thủ pháp “đồng hiện” xen lẫn giữa cái hiện thực với cái quá khứ, xen lẫn chép sử với hư cấu, Trần Đĩnh đã đưa hết họ vào sách của mình, bắt chước “Chiến tranh và hòa bình” của Tônxtoi. Chỉ có điều, những nhân vật của Trần Đĩnh hiện ra chủ yếu là những mặt xấu, trừ người thân của Đĩnh như cô Hồng Linh.


Mỗi con người, mỗi số phận nhân vật xuất hiện trong “Đèn Cù”, nhất là những nhân vật phản diện theo dụng ý của Trần Đĩnh đều có những tính cách na ná nhau, thủ đoạn, nhẫn tâm, thực dụng, dục vọng… Trần Đĩnh không ngại ngần xếp cả những nhân cách đáng kính của dân tộc như cụ Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh… vào tuyến đó. Cách mô tả họ của Trần Đĩnh là nói ít về ưu điểm, nói nhiều về nhược điểm khiến họ méo mó. Chẳng hạn, Khi nói về ông Văn Tiến Dũng hay ông Đỗ Mười “Dũng thợ may gần công nhân hơn Thái. Hay sau này Đỗ Mười thợ sơn, thợ hoạn lợn thì ưu tú hơn đứa được học cao” (tr93) đoạn mô tả Tố Hữu và Xuân Diệu ở chiến khu thế này: “Tố Hữu một trưa dậy ra suối giặt quần đùi. Ca cẩm với Kim Lân: - Xuân Diệu nó mó máy mà tuột bu nó mất xích, mệt quá! Mà hai hôm nay lại cơm ăn toàn với măng.” (tr30). Nhiều chỗ lắm, đọc kỹ mới thấy cái nham hiểm của Trần Đĩnh.

Ý đồ của “Đèn Cù” là gì vậy?

Hạ bệ thần tượng, gây thù hận. có vậy thôi.

Ngón hạ bệ thần tượng thì xưa nay nhiều kẻ vẫn làm, phương pháp chủ yếu vẫn là moi móc những chuyện đời tư, hư cấu những chuyện không có thật mà không dễ kiểm chứng, tiếu lâm để vẽ chân dung nhân vật. Qua bàn tay nhào nặn của họ, những con người đáng kính bỗng chốc trở thành méo mó, tầm thường.

Khác với những cây bút chống cộng cực đoan, cơ hội chính trị hiện tại, Trần Đĩnh có lối bôi nhọ bạo liệt hơn. Trần Đĩnh không ngại ngần khi động chạm đến những nhân vật ở tầng nguyên thủ quốc gia mà lâu nay vẫn được dân chúng mến mộ, tôn thờ. Trong Đèn Cù, nếu dẫn ra đây thì nhiều lắm, sợ làm mất thời gian của bạn đọc, tôi chỉ nói đến một trường hợp mà cả dân tộc Việt Nam, thậm chí là thế giới tôn vinh, đấy là cụ Hồ Chí Minh. Đến cả cụ Hồ mà Trần Đĩnh cũng bôi tro, trát trấu bằng những chi tiết “vô đạo”như cụ cùng ông Trường Chinh đi dự buổi xử tử bà Nguyễn Thị Năm - Cát Long Hanh“Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt”.(tr82) Còn đời tư thì vợ này vợ nọ, nhân tình, nhân ngãi như cô X, cô Y ở Cao Bằng, Móng Cái… Có đoạn, Trần Đĩnh viết thế này: “Một dạo Phan Kế An ngày ngày đến vẽ Cụ Hồ. Một chiều về sớm hơn, An nói: À, cái P.M. (Phương Mai) tự nhiên mang ba lô, chăn chiếu đến chỗ Ông Cụ, tớ được xua về sớm. Vài tháng sau, An lại về muộn. Hỏi vì sao thì An nói không thấy P.M. (Phương Mai) đến nữa. Chắc máy cụ yếu, giải đáp thuần túy sinh học. Không tính đến sở thích, gu của cụ”. (tr28)

“…Xin nói rõ chuyện như thế này: hồi đó, có ý kiến là ông Hồ cần có vợ để việc “giải quyết sinh lý” được điều hòa thì tốt cho sức khỏe. Và sau Hiệp định Genève 1954, người ta chọn một người “kháu” nhất trong số nữ cán bộ trẻ, đó là chị Nguyễn Thị Phương Mai, tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Thanh Hóa và đưa chị từ Khu Bốn ra Hà Nội để tiến cử lên ông Hồ". (tr30)

Cứ thế, mọi nhân vật đều trở nên méo mó, bé mọn, bất chấp việc tối kị là vu cáo những con người được nhân dân “phong thánh” như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp…

Để gây thù hận, Trần Đĩnh đã xát muối, đục khoét vào những vết thương vốn đã liền da như “Cải cách ruộng đất”, “Xét lại chống Đảng”… Cái thâm hiểm của Trần Đĩnh là tung những vấn đề “có thật”, ngụy tạo thêm chi tiết để “đánh bã” lớp trẻ, những người không có thông tin xác thực đối chứng. Điều này được phơi bày qua cách viết ngụy tạo bằng chứng lịch sử, bóp méo sự thật, thổi phồng hậu quả.

Chỉ dẫn ra một chi tiết, khi viết về cải cách ruộng đất, Trần Đĩnh đã dùng cách hư cấu văn học để mô tả cho bằng được cái ác. Trần Đĩnh kể là đã viết một bài báo về vụ tử hình bà Cát Long Hanh (nhưng không nhớ nó là bài gì), trong đó có chi tiết “Mình được đội phân công ra Chùa Hang mua áo quan, chỉ thị chỉ mua áo tồi nhất… Mua áo quan được thì không cho bà ta vào lọt. Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô: “Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông nông dân không này?” Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là thương địa chủ. Cuối cùng bà ta cũng vào lọt, nằm vẹo vọ như con rối gẫy vậy...”(tr8). Cái chi tiết mua áo quan và dẫm cho xương gẫy răng rắc thật hữu dụng.

Còn tệ hơn, ở chi tiết đấu tố cụ thân sinh ông Phan Đăng Lưu. Trần Đĩnh viết “Chu Văn Biên ký lệnh xử tử bất kỳ ở đâu. Chính hắn sai trói gô bố đẻ của Phan Đăng Lưu là Phan Đăng Tài, lùa ông cụ vào đòn ống khiêng lên trại tù rồi sau cụ chết mất xác. Khi bị khiêng đi, cụ cứ chửi chúng mày khốn nạn, thằng Lưu kia, mày theo cộng sản để cho đàn em cộng sản của mày đối xử với tao thế này à? Du kích khiêng ông cụ lại đánh đá ông cụ... cụ chết trong tù” Sự thật, Trần Đĩnh đã phịa ở chi tiết "bố đẻ của Phan Đăng Lưu là Phan Đăng Tài". Cụ Phan Đăng Tài mãi sau này, những năm 1980, vẫn còn biên soạn sách. Trong đó, có thể kể đến những bộ về ca dao tục ngữ. Cụ Phan Đăng Tài là cha ruột của nhạc sĩ Hồng Đăng. Và đồng thời, cũng là cha ruột của một phóng viên ở báo Nhân Dân (cơ quan cũ của Trần Đĩnh và Bùi Tín). Cụ Phan Đăng Tài chỉ là ngang hàng với cụ Phan Đăng Lưu. Là anh em, không phải cha/chú/bác của Phan Đăng Lưu.

Còn cái câu cụ chửi khi bị lùa vào đòn ống, khiêng đi: “chúng mày khốn nạn, thằng Lưu kia, mày theo cộng sản để cho đàn em cộng sản của mày đối xử với tao thế này à?”.Sự thật, cải cách ruộng đất diễn ra những năm 50, còn ông Phan Đăng Lưu đã hi sinh năm 1941.

Còn quá nhiều những chi tiết trong Đèn Cù kiểu như vậy, Trần Đĩnh cứ say sưa với mục đích kích động thù hận đến bất chấp sự thật lịch sử mà ai cũng biết. Đấy là cái sự ngu.

Còn nhiều lắm những thứ rác rưởi trong Đèn Cù, nhưng thôi, chỉ làm mất thì giờ của bạn đọc. Tôi chỉ có một lời khuyên thế này: Đừng mất thời gian với những rác rưởi ấy.


Mõ Làng
============


Mục lục:
TOÀN VĂN "ĐÈN CÙ" CỦA TRẦN ĐĨNH- Phần Giới thiệu
Phần 1-TOÀN VĂN "ĐÈN CÙ" CỦA TRẦN ĐĨNH
Phần 2- TOÀN VĂN "ĐÈN CÙ" CỦA TRẦN ĐĨNH
Phần 3- TOÀN VĂN "ĐÈN CÙ" CỦA TRẦN ĐĨNH
Phần 4- TOÀN VĂN "ĐÈN CÙ" CỦA TRẦN ĐĨNH
Phần 5- TOÀN VĂN "ĐÈN CÙ" CỦA TRẦN ĐĨNH
Phần 6- TOÀN VĂN "ĐÈN CÙ" CỦA TRẦN ĐĨNH
Phần 7- TOÀN VĂN "ĐÈN CÙ" CỦA TRẦN ĐĨNH
Phần 8 và hết- TOÀN VĂN "ĐÈN CÙ" CỦA TRẦN ĐĨNH

Georges Steiner: Châu Âu đang hi sinh thế hệ trẻ




Georges Steiner, một người có đầu óc uyên bác, đại diện cho chủ nghĩa nhân văn Âu Châu, lấy làm tiếc là văn chương, triết học và khoa học bây giờ không còn ăn nhập với nhau nữa. Ông tự vấn: làm sao hiểu được thế giới này khi văn hoá ngày càng thu hẹp lại?


Nietzsche, Héraclite và Dante là những nhân vật chính trong cuốn sách mới của ông: Thơ tư tưởng, nhưng phải chờ thêm ít thời gian nữa cuốn sách mới ra mắt độc giả. Georges Steiner tiếp đón chúng tôi trong ngôi nhà của mình tại Cambridge. Ông trò chuyện với chúng tôi một cách khôi hài, vừa ăn bánh mì vừa uống cà phê: Thời kỳ mới có Eurostar, ông bảo sẽ cho đứa bé nào thấy một con cá dưới đường hầm xuyên biển Manche một đồng siling (tiền Anh). “Các ông bố bà mẹ hoảng cả lên!”, ông giáo sư văn học so sánh khoái chí. Sự kết hợp giữa đầu óc uyên bác và sự hài hước, trí thông minh và sự tử tế đã làm nên con người Georges Steiner. Sinh năm 1929 tại Paris, mẹ là người Vienne, cha là người Séc. Cha ông đã tiên đoán về sự bạo tàn của Đức Quốc Xã. Georges Steiner là bậc thầy về đọc sách. Là một người biết nhiều ngoại ngữ, ông đã giải mã Homère và Cicéron ngay từ hồi còn trẻ dưới sự hướng dẫn của người cha vốn là một trí thức Do thái đam mê âm nhạc và nghệ thuật và muốn đánh thức trong con mình thiên hướng của một pháp sư (nghĩa đen của chữ “rabbin”). Năm 1940, gia đình ông cập bến New York trên chuyến tàu cuối cùng xuất phát từ Gênes. Sau khi học ở Trường Đại học Chicago rồi Oxford, ông về Luân Đôn làm biên tập viên của báo The Economist. Ông đã vượt qua Đại Tây Dương đi phỏng vấn Oppenheimer, người phát minh ra bom nguyên tử và cũng chính là người đã kéo Georges Steiner về Viện Princeton. Đó là “bước ngoặt” cuộc đời Georges Steiner. Ông xuất bản nhiều cuốn sách nổi tiếng. Tolstoi hay Dostoievski, Ngôn ngữ và sự yên lặng là những cuốn tập hợp các bài giảng của ông. Ông cũng là người thành lập Trường Đại học Churchill tại Cambridge và trở thành nhà phê bình văn học cho New Yorker. Sau đó, ông giảng dạy tại Trường Đại học Geneve.

Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của Châu Âu mà tư tưởng đã nổi tiếng khắp thế giới.

Châu Âu đang trải qua một cuộc khủng hoảng sâu sắc. Theo ông, lục địa già có khả năng sụp đổ hay không?


Như tình trạng hiện nay thì có khả năng thật. Nhưng người Châu Âu sẽ biết vượt qua, bằng cách này hay cách khác. Oái oăm thay, nước Đức lại có thể một lần nữa ngự trị. Lần về lịch sử mà xem. Từ tháng 8 năm 1914 đến tháng 5 năm 1945, từ Madrid đến Moscoum từ Copenhague đến Palerme, Châu Âu đã mất gần 80 triệu sinh mạng trong các cuộc chiến tranh, trong cảnh lưu đày, ở trại tập trung, vì đói rét hay bom đạn. Điều kỳ diệu là Châu Âu đã tồn tại. Nhưng sự hồi sinh của nó chỉ đạt được một phần thôi. Hiện nay, Châu Âu đang trải qua một cuộc khủng hoảng đầy tính bi kịch; Châu Âu đang hi sinh một thế hệ, thế hệ trẻ, một thế hệ không còn biết tin vào tương lai. Hồi tôi còn trẻ, thế hệ chúng tôi có rất nhiều hi vọng: Chủ nghĩa Cộng Sản, và biết nói thế nào hơn, chủ nghĩa Phát Xít cũng đem lại cho người ta một niềm hi vọng, chúng ta không nên nhầm lẫn ở chỗ này. Người Do thái thì có chủ nghĩa Xi-on. Có nhiều lắm… Giờ đây, tất cả những thứ ấy chúng ta không còn nữa. Vậy nên, nếu lớp trẻ thời nay không còn hi vọng, cho dù chỉ là ảo vọng, thì còn lại gì? Họ không còn gì nữa. Ở Châu Âu, giấc mơ cứu thế của chủ nghĩa xã hội đã vấp phải chế độ áp bức và va phải François Holland – tôi lấy tên ông ta như một biểu tượng chứ không chỉ trích con người ông ta. Chủ nghĩa phát xít đã sụp đổ trong ghê rợn. Nhà nước Istrael cần phải tồn tại nhưng chủ nghĩa quốc gia của nhà nước này đã trở thành một bi kịch, trái với tinh thần của người Do thái, vốn mang tính quốc tế rất cao. Tôi muốn trở thành một người nay đây mai đó, lúc thế này, lúc thế kia. Tôi sống theo châm ngôn của Baal Shem Tov, một pháp sư vĩ đại thế kỷ 18: “Chân lí luôn sống lưu vong.”

Toàn cầu hoá có tạo điều kiện thuận lợi cho sự lang thang này hay không?
Chưa bao giờ Châu Âu lại khép kín về mặt địa lý như thế. Trước đây, khi ra khỏi nước Anh, người ta có thể đi Úc, đi Ấn Độ, đi Canada; giờ đây không còn giấy phép lao động nữa. Cả hành tinh như đóng cửa. Hằng đêm, hàng trăm người từ Maghreb cố vượt sang Châu Âu. Hành tinh đang vận động, nhưng vận động đi đâu? Số phận hiện nay của người nhập cư thật khủng khiếp. Tôi đã được mời đọc một bài diễn văn dài trước chính phủ Đức và tôi đã kết thúc bài diễn văn như sau: “Thưa quý ông quý bà, các vì sao bây giờ tất cả đã thành màu vàng.”

Dù gì đi nữa, ông vẫn thấy mình là người Châu Âu?
Châu Âu là nơi của sự tàn sát, của những điều khó hiểu, nhưng đó cũng là châu lục có nhiều nền văn hoá mà tôi yêu thích. Tôi mang nợ Châu Âu rất nhiều, và tôi muốn ở nơi mà người thân của tôi đã khuất bóng. Tôi muốn ở gần Soah, ở nơi mà tôi có thể nói đến bốn thứ tiếng. Đó là nơi mà tôi có thể nghỉ ngơi thoải mái, nơi tôi có nhiều niềm vui và hạnh phúc. Sau khi học tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức là những ngôn ngữ tôi đã lĩnh hội hồi còn nhỏ, tôi đã học tiếng Ý. Mẹ tôi bắt đầu câu chuyện bằng một câu ở ngôn ngữ này nhưng lại kết thúc bằng một câu ở thứ tiếng khác mà không hay biết. Tôi không có tiếng mẹ đẻ, nhưng trái với định kiến, hiện tượng này giờ khá phổ biến. Ở Thụy Điển, người ta nói tiếng Phần Lan và tiếng Thụy Điển. Ở Malaysia, người ta nói ba thứ tiếng. Khái niệm tiếng mẹ đẻ là một khái niệm mang tính quốc gia chủ nghĩa và có vẻ lãng mạn. Khả năng đa ngữ đã cho phép tôi giảng dạy và viết cuốn Hậu Babel: thi pháp về nói và dịch thuật và nhờ vậy mà ở đâu tôi cũng thấy như đang ở nhà mình. Mỗi ngôn ngữ là cánh cửa mở ra thế giới. Một sự bắt rễ sâu sắc, kiểu Barrès. Cây có rễ, còn tôi có chân, đó là một sự tiến bộ vượt bậc, tin tôi đi!

Trong Thơ tư tưởng, cuốn sách mới ra của ông, ông có nhắc lại là Sartre đã từng muốn vừa được như Stendhal vừa được như Spinoza. Văn phong có dẫn dắt người ta đến tư duy hay không?
Có chứ, mọi triết lý đều là một hành vi ngôn ngữ. Nhịp điệu, ngôn từ, cú pháp, tất cả những gì đưa chúng ta đến với thi ca, chúng ta đều tìm thấy trong văn bản triết học, cho dù văn bản này có trừu tượng đến mấy. “Mọi tư duy bắt đầu từ một bài thơ”, Alain viết về Valéry như thế. Các nhà tư tưởng lớn thường là những nhà văn cao siêu, như Nietzsche hay Kierkegaard. Bergson, một trong những bậc thầy tiếng Pháp đã nhận giải Nobel văn chương. Platon xứng đáng được so sánh với Shakespeare về việc sáng tạo các nhân vật, các vở kịch sử thi. Nhưng quan hệ giữa tư duy và việc viết văn cũng có thể mang tính xung đột. Một số triết gia muốn viết thật dở, muốn bóp nghẹt con người nhà văn trong mình, như Hegel, vua của phản-phong cách. Truyền thống kép về thiên tài trữ tình ở Platon và về giáo dục học hà khắc, về hệ thống ở Aristote vẫn còn đó ngay từ đầu.

Văn chương và triết học ngày nay có còn ăn ý với nhau không?
Cả hai thứ dường như đang lâm nguy, theo tôi là như vậy. Văn chương đã chọn địa hạt của những quan hệ cá nhân tiểu tiết. Nó không còn biết đề cập các chủ đề lớn về siêu hình học. Chúng ta không còn Balzac, không còn Zola. Không có lĩnh vực nào thoát khỏi trang giấy của các thiên tài chuyên viết về tấn trò đời này. Proust cũng đã sáng tạo nên một thế giới vô tận, và tác phẩm Ulysse của Joyce vẫn còn gần với Homère… Joyce là bản lề giữa hai thế giới lớn, thế giới cổ điển và thế giới của sự hỗn mang. Trước đây, triết học cũng có thể tự cho mình mang tính toàn cầu. Cả thế giới đều giang tay đón nhận tư tưởng của Spinoza. Ngày nay, thế giới phần đa đã khép kín với chúng ta. Thế giới đang thu hẹp lại. Khoa học đã trở nên khó tiếp cận. Mấy ai mà hiểu được những cuộc phiêu lưu mới đây của di truyền học, của vật lý thiên văn, của sinh học? Ai có thể cắt nghĩa những vấn đề này cho những người ngoại đạo? Các lĩnh vực tri thức không còn liên thông với nhau nữa; các nhà văn và các nhà triết học giờ đây bất lực trong việc cho chúng ta hiểu thế nào là khoa học. Cho dù thế, khoa học vẫn tỏa sáng nhờ vào thế giới tưởng tượng của nó. Làm sao có thể nói về ý thức của con người mà lại gạt sang một bên tất cả những gì táo bạo nhất, giàu sức tưởng tượng nhất? Tôi lo lắng khi biết được nghĩa của khái niệm “có học” hiện nay – “to be literate”, khái niệm này trong tiếng Anh còn mạnh hơn. Con người ta có thực sự “có học” không khi mà một phương trình phi tuyến cũng không hiểu? Văn hóa đang có nguy cơ trở thành thứ văn hóa tỉnh lẻ. Chắc là chúng ta sẽ phải suy nghĩ lại quan niệm của chúng ta về văn hóa. Tôi muốn kể cho chị nghe một câu chuyện, câu chuyện đã khiến tôi vô cùng xúc động: một hôm, tôi ăn tối cùng với một đồng nghiệp tại Cambridge, một người đã đoạt giải Nobel, một người rất lịch thiệp. Ông ta nhờ tôi giải thích một văn bản của Lacan mà ông ta không hiểu gì hết. Sự khiêm tốn của một nhà khoa học lớn trong sự đối sánh với sự kiêu căng, ngạo mạn của những bậc thầy bóng tối hay tranh cãi viển vông…

Ông ủng hộ văn hóa truyền thống của người quân tử và đồng thời nhấn mạnh đến sự mềm yếu của típ người này. Tại sao vậy?
Bởi vì nền văn hóa lớn đã suy vong trước bạo tàn. Chúng ta đừng bao giờ quên là hai cuộc chiến tranh thế giới là những cuộc nội chiến Châu Âu. Nước Đức, đất nước của Hegel, Fichte và Schelling, khuôn mẫu của tư duy triết học đã trải qua sự bạo tàn tồi tệ nhất. Nhân văn học đã không thể che chở cho chúng ta; trái lại, lĩnh vực này đồng lõa với sự bất nhân. Buchenwald chỉ cách Weimar vài cây số. Làm sao một số người lại có thể tối ở nhà chơi các bản nhạc của Bach và Schubert còn sáng ra thì đi tra tấn trong các trại tập trung?

Như vậy thì văn hóa để làm gì, nếu như nó không khiến cho chúng ta nhân văn hơn?
Văn hóa làm cho cuộc sống có thể chịu đựng được. Làm người trần thế nào có vui vẻ gì? Tất cả chúng ta đều phải đối mặt với bệnh ung thư, với stress, với sợ hãi; ngày nào cũng đối diện với cảnh tang tóc, và không gì đáng sợ hơn. Tôi thổ lộ với chị một điều có vẻ rất trẻ con: tôi và vợ tôi vừa mất một con chó mà chúng tôi đặt tên là Ben. Đó là một điều kinh khủng đối với vợ chúng tôi, bởi con vật này đã trở thành trung tâm cuộc sống gia đình tôi – và thậm chí trên cả trang bìa tạp chí Cahier de l’Herne, số dành cho tôi.

Tôi không thể sống qua một ngày mà không có âm nhạc, sắc đẹp, thi ca. Đó sự an tâm của tôi, sự sống còn của tôi. Việc đồng hành với các bậc cao minh mang lại cho tôi cảm giác hãnh diện và biết ơn vô cùng. Tôi muốn cảm ơn họ. Bằng cách thuộc lòng họ. Không ai có thể lấy mất những gì chúng ta học thuộc lòng. Kiểm duyệt không, cảnh sát chính trị không, thứ nghệ thuật vô vị, bất nhã cũng không. Học thuộc lòng là cách đi vào chính tác phẩm: “Ngươi sẽ sống trong ta, ta sẽ sống cùng ngươi.” Các văn bản song hành cùng chúng ta; bộ hành cùng với một bài thơ của Baudelaire là đi cùng một người thanh nhã.

Theo ông, các công nghệ mới đang đe dọa “sự yên lặng” và “thế giới riêng tư” cần thiết cho sự gặp gỡ các tác phẩm lớn…
Đúng thế, sự yên tĩnh gắn bó hữu cơ với ngôn ngữ. Chị và tôi, chúng ta đang ngồi đây, trong một ngôi nhà có vườn bao quanh, nơi mà ngoài cuộc trò chuyện ra không còn âm thanh nào khác. Ở đây tôi có thể làm việc, tôi có thể mơ mộng và lao động trí óc. Sự im lặng đã trở thành một điều xa xỉ lớn lao. Người ta sống trong ồn ào. Ở thành phố không còn khái niệm về đêm nữa. Lớp trẻ sợ sự yên tĩnh. Làm sao mà đọc nghiêm túc những cuốn sách khó trong sự ồn ào? Vừa đọc trang sách của Platon vừa nghe nhạc qua máy Walkman ư? Tôi rất sợ điều này. Công nghệ mới làm thay đổi cả cuộc đối thoại với sách. Nó rút gọn, đơn giản hóa, kết nối. Đầu óc con người giờ đã “cáp hóa”. Ngày nay người ta không còn đọc sách như xưa nữa. Hiện tượng Harry Potter xuất hiện như một ngoại lệ. Trẻ em khắp nơi trên thế giới, trẻ em người ét-ki-mô, người da đen Nam Phi, tất cả đọc đi đọc lại thiên truyện đặc trưng Anh quốc này, một thiên truyện được viết bằng một ngôn ngữ phong phú và cú pháp tinh tế. Thật tuyệt. Sách là một người bảo vệ đời sống riêng tư. Tiếng Pháp không có từ để dịch chữ “privacy”. Chữ “Intimité” dịch từ này rất tồi. Nước Anh vẫn còn là một đất nước của “privacy”. Điều này có thể có những khía cạnh phi lý: người ta có thể láng giềng với nhau trong năm mươi năm trời mà không trao đổi với nhau lời nào. Sự tôn thờ “Private life” (đời sống riêng tư) có một giá trị chính trị rất lớn: đó là khả năng chống chọi.

Ông vừa nhắc đến Harry Potter. Trong cuốn Thơ tư tưởng, ông mạnh dạn rút ngắn khoảng cách giữa phép biện chứng của Hegel, sự phủ định cái phủ định, và cái “không gì không gì hết” của Edith Piaf. Tại sao văn hóa quần chúng đã không khiến cho ông quan tâm hơn?
Tôi đã lỡ vận. Nhất là với điện ảnh. Nếu tôi có thể sống lại từ đầu, tôi sẽ tìm hiểu tại sao, trong số những sức mạnh sáng tạo cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, phim ảnh có thể độc chiếm vị trí đầu tiên. Ngày nay, nếu Shakespeare sống lại hẳn ông sẽ viết kịch bản điện ảnh. Tôi đã nhầm, bởi tôi từng là một đứa trẻ thấm nhuần ngôn ngữ Hy La và cha tôi là một người cực kỳ thủ cựu theo kiểu truyền thống. Người ta không thể sống cập nhật với tất cả. Với âm nhạc thì có thể: tôi nghe các nhà soạn nhạc thế hệ sau Boulez và tôi rất say mê. Với nghệ thuật khái niệm thì không, tôi không tài nào mà theo kịp: tôi đi Beaubourg, người ta cho tôi xem một chồng gạch và bảo đó là một tác phẩm lớn, tôi không biết nói gì; trong khi mà tôi hiểu Bacon là người có trích dẫn Velázquez, Greco và Goya. Tốt hơn là thành thực với những sai lầm của chính mình hơn là tìm cách đi lòe bịp mọi người.

Ông không tự cho mình là một nghệ sĩ sáng tạo ư?

Không, không nên lẫn lộn các chức năng. Ngay cả nhà phê bình là nhà bình luận, nhà chú giải có năng lực nhất cũng cách xa nhà sáng tạo hàng năm ánh sáng. Pouchkine từng nói: “Cảm ơn dịch giả, cảm ơn nhà xuất bản, cảm ơn nhà phê bình, các bạn là những người mang thư của tôi và tôi là người viết ra những lá thư đó.” Tôi cũng thế, tôi mang thư từ bên mình. Đó là một đặc quyền, nhưng đặc quyền này chẳng liên quan gì đến điều kỳ diệu mà một câu thơ mang lại, một câu thơ ngàn năm hát mãi. Chúng ta không hiểu cội nguồn sâu kín của hoạt động sáng tạo. Chẳng hạn, cách đây nhiều năm, chúng tôi ở Berne… Bọn trẻ đi pích ních cùng cô giáo và cô giáo đưa chúng đến trước một cái cầu cạn. Chúng bắt tay vào vẽ. Cô giáo nhìn qua vai một cậu bé và thấy cậu ta vẽ ủng cho chân cầu! Từ hôm đó, tất cả các cầu cạn đều biết đi. Đứa bé đó tên là Paul Lee. Sáng tạo làm thay đổi mọi thứ trước mắt, chỉ cần một vài đường nét thôi cũng đủ cho người nghệ sĩ cho chúng ta thấy những gì đã tồn tại. Bí ẩn nào thúc đẩy sự sáng tạo? Tôi đã viết Văn phạm sáng tạo để hiểu điều đó. Đến cuối đời rồi mà tôi vẫn chưa hiểu nổi.

Hiểu, phải chăng là thiếu nghệ thuật?

Theo một nghĩa nào đó, tuy không hiểu nhưng tôi vẫn hài lòng. Chị hãy mường tượng một thế giới trong đó hóa học thần kinh sẽ giải thích cho chúng ta về Mozard… Điều này có thể quan niệm được và làm tôi sợ. Máy móc đã tương tác với bộ não: máy vi tính và con người làm việc cùng nhau. Vả lại, có thể một ngày nào đó, các sử gia sẽ nhận ra rằng sự kiện lớn nhất của thế kỷ 20 không phải là chiến tranh, cũng không phải là khủng hoảng tài chính mà là buổi tối mà đại kiện tướng cờ vua Kasparov đã thua một hộp kim loại nhỏ bé. Và ghi lại: “Máy móc không tính toán, mà tư duy.” Khi thấy điều đó, tôi đã hỏi ý kiến các đồng nghiệp giảng dạy tại Cambridge vốn là vua của khoa học. Họ bảo tôi rằng họ không biết tư duy có đúng không phải là tính toán hay không. Đó là một câu trả lời kinh hãi! Một ngày nào, cái hộp nhỏ đó có sáng tác âm nhạc không nhỉ?

Nguyễn Duy Bình dịch.

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

CHIỀU PHẾ TÍCH





Có cánh gió níu anh về kí ức
chiều xiên ngang một chút nắng tình cờ
tóc đã bạc như một nghìn năm trước
gạch vữa buồn rêu tháp vắng hoang vu.

Anh xét nét nhớ nhung còn trinh trắng
hay đã gầy gò man dại hư hao
bức phù điêu mục dưới trăng lẳng lặng
em, đêm Ka Tê xanh lét dưới đèn màu
dang dỡ điệu Áp Sa Ra
lạc loài tiếng kèn Saranai đau đáu
tháp cổ buồn
trầm mặc thung sâu.

Kí ức cũ đẫm mùi hương hoa sứ
Đồi thời gian câu mớ thoáng tên người
nghệch ngoạc nét than trên tầng tháp vỡ
anh mười năm về lại trăng tay đời
bên thành cũ một bóng ngày vừa lụi
điệu kinh buồn theo hương sứ chơi vơi…



Phương Uy

CHƯA SỐNG ĐÃ CHẾT

Tác giả: Nguồn Triết học đường phố
.






Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

LÊ VĂN LANG- ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG THIÊN HẠ ĐỆ NHẤT NGU LẠI TIẾP TỤC KHOE DỐT


THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG LÊ VĂN LANG QUẢ XỨNG DANH LÀ THIÊN HẠ ĐỆ NHẤT NGU DỐT. đỌC CÁI COM NÀY CỦA NÓ CƯỜI ĐẾN CHẾT ĐƯỢC.qUẢ NHIÊN NÓ CHỈ BIẾT CÓ NGÔN NGỮ ĐỘNG VẬT MÀ THÔI. KỂ RA NÓ CŨNG THUỘC LOẠI ĐẶC BIỆT BỚI TIẾNG CHÓ, TIẾNG MÈO, TIẾNG CHUỘT, TIẾNG DÊ, TIẾNG BÒ , TIẾNG HEO.,TIẾNG CỌP...CHI CHI NÓ CŨNG HỌC ĐƯỢC. CHỈ TIẾC LÀ VỚI NGÔN NGỮ NGƯỜI THÌ CÁI ĐẦU BÒ VÀ CÁI THANH QUẢN VẸT CỦA NÓ CHỈ CÓ THỂ TRỌ TRẸ CHẲNG RA NGÔ RA KHOAI GÌ CẢ

GIÁO SƯ MAI NGỌC CHỪ CÓ VIẾT 22 PHỤ ÂM ĐẦU KHÔNG HẢ THẰNG TẠP CHỦNG MÀY MỞ TO CON MẮT MÀ ĐỌC
3. Các hệ thống âm vị của tiếng Việt
3.1. Hệ thống âm đầu

Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, bao gồm:

/b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ/


*TRÍCH CHƯƠNG VIII
Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt

* Tác giả: Mai Ngọc Chừ – Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Trọng Phiến
* Thông tin xuất bản:
Nxb: Giáo dục
Nơi in: Xí nghiệp in Đường sắt Hà Nội
Số XB: 466/177–97. Số in 690
In xong và nộp lưu chiểu tháng 11 năm 1997

http://ngonngu.net/index.php?p=64
http://ngonngu.net/extra.php?s=2&b=2
HE HE...

NGUYÊN TẮC BỎ DẤU DỰA TRÊN NGUYÊN ÂM LÀ THẾ NÀY ĐÂY THẰNG ĐỘNG VẬT LÊ VĂN LANG NGU DỐT RÁNG MÀ HỌC

TRƯỚC HẾT TAO THÍ DỤ CHO THẰNG NGU MÀY CHỮ KHẮC KHOẢI
Ở CHỮ KHOẢI NGUYÊN ÂM O NẰM Ở VỊ TRÍ TRUNG TÂM  *NHƯ THẰNG NGU DỐT TẠP CHỦNG LÊ VĂN LANG DIỄN SỦA *NHƯNG KHÔNG BỎ DẤU MÀ 
BỎ DẤU Ở NGUYÊN ÂM A. 
CÓ PHẢI DỰA VÀO NGUYÊN ÂM KHÔNG HẢ THẰNG ĐỘNG VẬT NGU DỐT LÊ VĂN LANG
GIỜ THÌ MỞ TO MẮT VÀ ĐẦU ĐỘNG VẬT CỦA MÀY MÀ HỌC NÈ
TRƯỚC TIÊN LÀ WIKIPEDEA
KIỂU CŨ

Nếu có một nguyên âm thì dấu đặt ở nguyên âm: á, tã, nhà, nhãn, gánh, ngáng
Nếu là tập hợp hai (2) nguyên âm (nhị trùng âm) thì đánh dấu ở nguyên âm đầu. Tập hợp ba (3) nguyên âm (tam trùng âm) hoặc hai nguyên âm + phụ âm cuối thì vị trí dấu chuyển đến nguyên âm thứ nhì. 

KHÔNG DỰA TRÊN NGUYÊN ÂM THÌ DỰA TRÊN CÁI GÌ HẢ THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG NGU DỐT LÊ VĂN LANG?
KIỂU MỚI

Với các âm tiết [-tròn môi] (âm đệm /zero/) có âm chính là nguyên âm đơn: Đặt dấu thanh điệu vào vị trí của chữ cái biểu diễn cho âm chính đó. Ví dụ: á, tã, nhà, nhãn, gánh, ngáng...
Với các âm tiết [+tròn môi] (âm đệm /w/, được biểu diễn bằng "o, u") có âm chính là nguyên âm đơn thì cũng bỏ dấu thanh điệu vào vị trí chữ cái biểu diễn cho âm chính. 

CÁI NÀY CŨNG KHÔNG DỰA TRÊN NGUYÊN ÂM THÌ DỰA TRÊN CÁI GÌ HẢ THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG NGU DỐT LÊ VĂN LANG

HE HE... WIKI THẰNG ĐỘNG VẬT MÀY CÒN CHÊ THÌ TAO GIÚP CHO MÀY THÊM NÈ
CÒN ĐÂY LÀ GIÁO TRÌNH CỦA MỘT GIÁO SƯ TRUNG HỌC ĐANG DẠY HỌC

Quan điểm chính thống

Quan điểm tương đối hợp lí hiện nay như sau:

Với các âm tiết [-tròn môi] (âm đệm /zero/) có âm chính là nguyên âm đơn: Đặt dấu thanh điệu vào vị trí của chữ cái biểu diễn cho âm chính đó. Ví dụ: á, tã, nhà, nhãn, gánh, ngáng...

Với các âm tiết [+tròn môi] (âm đệm /w/, được biểu diễn bằng "o, u") có âm chính là nguyên âm đơn thì cũng bỏ dấu thanh điệu vào vị trí chữ cái biểu diễn cho âm chính. Ví dụ: hoà, hoè, quỳ, quà, quờ, thuỷ, nguỵ, hoàn, quét, quát, quỵt, suýt...

Với các âm tiết có âm chính là nguyên âm đôi:

Nếu là âm tiết [-khép] (nguyên âm được viết là: "iê, yê, uô, ươ"; âm cuối được viết bằng: "p, t, c, ch, m, n, ng, nh, o, u, i") thì bỏ dấu lên chữ cái thứ hai trong tổ hợp hai chữ cái biểu diễn cho âm chính. Ví dụ: yếu, uốn, ườn, tiến, chuyến, muốn, mượn, thiện, thuộm, người, viếng, muống, cường...

Nếu là âm tiết [+khép] (nguyên âm được viết là: "ia, ya, ua, ưa") thì nhất loạt bỏ dấu vào vị trí chữ cái thứ nhất trong tổ hợp hai chữ cái biểu diễn cho âm chính. Ví dụ: ỉa, tủa, cứa, thùa, khứa...

http://voer.edu.vn/m/quy-tac-dat-dau-thanh-trong-tieng-viet/51e0a441

HE HE... 

CÒN ĐÂY LÀ BÀI CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA XÃ HỘI VIỆT NAM TẠI BỈ
Nguyên tắc viết dấu thanh tiếng Việt

Trong các tính cách trên đây cuả nguyên âm kép tiếng Việt có một tính cách liên quan trực tiếp đến cách viết dấu thanh: ta biết rằng trong nguyên âm kép tiếng Việt, yếu tố nguyên âm thứ nhì luôn luôn mạnh hơn, làm thành đỉnh cao cuả âm tiết. Ðiều này dẫn đến quy tắc viết dấu thanh tiếng Việt, trong các tiếng có nguyên âm kép, như sau: dấu thanh luôn luôn đặt trên các nguyên âm đứng sau. Không có ngoại lệ.

http://www.mevietnam.org/NgonNgu/DXK/dxk-danhdauthanh.html

CÁI NÀY CŨNG HỎNG PHẢI DỰA TRÊN NGUYÊN ÂM THÌ DỰA TRÊN CÁI GÌ HẢ THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG NGU DỐT LÊ VĂN LANG
HE HE...CÒN NHIỀU LẮM LẮM NHƯNG BAO NHIÊU ĐÓ CŨNG ĐỦ CHỨNG TỎ NGUYÊN TẮC BỎ DẤU THANH LÀ DỰA TRÊN NGUYÊN ÂM RỒI

THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG NGU DỐT LÊ VĂN LANG MÀY NÊN CHUI XUỐNG HẦM CẦU MÀ LUYỆN THÊM VẬY. HA HA...
Công Tử Rừng Phong15:15


1
Trả lời

Này, thằng súc vật Phạm Đình Trúc Thu kia!
Mày đừng đổ cái ngu của mày lên người khác nhé!

1/ Gs Mai Ngoc Chừ viết tiếng Việt có 22 phụ âm đầu à? Đâu? Một lần nữa, mày có dám viết ra đây 22 chữ phụ âm đầu đó cho mọi người chiêm ngưỡng xem? Mày có hiểu "phụ âm đầu" là gì không?

2/ Mày viết "Nguyên tắc bỏ dấu là dựa trên nguyên âm" nghĩa là sao?

Mày viết một câu ngu dốt đến thế còn cãi chày cãi cối được à? Mày có phân biệt được chữ nào là phụ âm, chữ nào là nguyên âm không? Có ai đánh dấu thanh tại chữ ghi phụ âm bao giờ?!

3/ Đối với những thằng đầu tôm dốt nát như mày, những thông tin trên Wiki đều là "khuôn vàng thước ngọc" :)))

Mày có đủ trình độ để nhìn ra cái "quy tắc ghi dấu thanh" trong link Wiki của mày viết sai như thế nào không?

"Wikipedea ghi ràng ràng" à? Mày chắc ăn nhể! Hèn chi! Chỉ có thằng ngu và hồ đồ mất dạy như mày mới làm cái chuyện "đếm cua trong lỗ" ấy!

Phạm Đình Trúc Thu à! Cái độ ngu dốt của mày đã đền mức báo động rồi! Mày chớ có hồ đồ mất dạy như thế! Hết lần này, tới lần khác, mày cứ le te lên mạng lùng sục một cách ngu dốt, rồi cứ vơ thêm cái ngu vào người!

Mày thử đọc kỹ lại cái link đấy, xem cái đầu tôm của mày có ngộ được chút gì không nào!?


VỚI NHỮNG GÌ DẪN CHỨNG TRÊN CHỨNG TỎ THẰNG ĐỘNG VẬT NÀY CHẲNG HIỂU GÌ VỀ KHOA HỌC NGÔN NGỮ THẾ NHƯNG NÓ VẪN TIẾP TỤC CHỨNG TỎ CÁI NGU DỐT CỦA NÓ BẰNG CÁI COM NÀY VÀ TÌM CÁCH LA LÀNG, GẦM RÚ ĐỂ CỐ ĐÁNH LẠC HƯỚNG NGƯỜI ĐỌC

Công Tử Rừng Phong

Hôm qua 22:59

Ê, thằng súc vật Phạm Đình Trúc Thu!
Nghe đây!
Vần của tiếng Việt có 3 dạng cấu tạo như sau:

1/ ÂM ĐỆM + ÂM CHÍNH + ÂM CUỐI (ví dụ: oang, oanh, oem, oen, oet, uyên, uynh, uyêt, v.v...)

2/ ÂM CHÍNH + ÂM CUỐI (ví dụ: ac, ach, am, an, ang, anh, ap, at... ươm, ương, yêt, v.v...)

3/ ÂM CHÍNH (ví dụ: a, ai, ao, au, ay,... ư, ưu, yêu, v.v...)

Trong đó:
- ÂM ĐỆM: được viết bởi con chữ O hoặc U. Ví dụ: các vần OA, OE, và UY.
- ÂM CUỐI: được viết bởi 1 trong 8 con chữ sau: C, CH, M, N, NG, NH, P, hoặc T



LẠI PHẢI CHẾT CƯỜI VỚI CÁI NGU DỐT CỦA THẰNG TẠP CHỦNG LÊ VĂN LANG

HE HE... VẬY CÁC ÂM CHÍNH KHÔNG LÀ NGUYÊN ÂM THÌ LÀ CÁI GÌ HẢ THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG THIÊN HẠ ĐỆ NHẤT NGU DỐT LÊ VĂN LANG

THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG TỐI TĂM MẶT MŨI NÊN COM TIẾP LUÔN

Công Tử Rừng Phong

Hôm qua 23:05

1
Trả lời

Sao mày ngu thế hở thằng súc vật Phạm Đình Trúc Thu?!
Mày đọc có hiểu mấy chữ "HỆ THỐNG ÂM VỊ" không? Con nít nào học 22 ký tự IPA này hở ngợm Thu?! Mày cứ le te lên mạng copy những cái link không liên quan về để khoe cái dốt của mày miết! Chán mày thật!

=================
3. Các hệ thống âm vị của tiếng Việt
3.1. Hệ thống âm đầu
Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, bao gồm:
/b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ/

GS MAI NGỌC CHỪ LÀ TIẾN SĨ NGÔNG NGỮ HỌC, KHI VIẾT TIẾNG VIỆT CÓ 22 PHỤ ÂM ĐẦU THÌ THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG NGU DỐT LÊ VĂN LANG HIỂU LÀ KÝ TỰ IPA

TÔI ĐÃ NÓI THẰNG NÀY KHÔNG HỀ BIẾT PHỤ ÂM LÀ GÌ, THÔI THÌ DẠY CHO NÓ VẬY

Phụ âm là những âm khi phát ra, luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở, bị tắc (lưỡi va chạm môi, răng, 2 môi va chạm... nhau trong quá trình phát âm.

NÓI NÔM NA CHO NHỮNG THẰNG ĐỘNG VẬT NGU DỐT PHÂN BIỆT THẾ NÀO LÀ NGUYÊN ÂM VÀ PHỤ ÂM

PHÂN BIỆT NGUYÊN ÂM VÀ PHỤ ÂM LÀ DỰA VÀO CÁCH PHÁT ÂM

Nguyên Âm: Âm phát từ những dao động của thanh quản, tự nó đứng riêng biệt hay phối hợp với phụ âm thành tiếng trong lời nói, phụ âm có thể ở trước hay ở sau hoặc cả trước lẫn sau
gồm: u, e, o, a, i

Phụ Âm: Âm phát từ thanh quản qua miệng, chỉ khi phối hợp với nguyên âm mới thành tiếng trong lời nói. (các từ còn lại trong bảng chữ cái)



TRƯỚC ĐÂY TÔI CHỬI NÓ THẰNG LÊ VĂN LANG NÀY LÀ THẰNG LƯU MANH TRÍ THỨC NHƯNG GIỜ XEM RA 2 CHỮ TRÍ THỨC BAN CHO NÓ KHÔNG ĐÚNG TÍ TI NÀO. LÊ VĂN LANG CHỈ LÀ THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG THIÊN HẠ ĐỆ NHẤT NGU DỐT MÀ THÔI

NHÂN TIỆN TỘI NGHIỆP NÓ MUỐN HỌC NGÔN NGỮ NGƯỜI NÊN CHỈ CHO NÓ CUỐN NÀY MÀ ĐỌC. HI HI...NÓ ĐỌC MÀ HIỂU THÌ CŨNG LÀ SỰ LẠ. HA HA...

NGỮ ÂM HỌC ÂM VỊ HỌC của Peter Roach (NXB Trẻ)

SAU BÀI TRÊN THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG LÊ VĂN LANG ĐÃ KHÔNG CÒN DÁM NHẮC ĐẾN 2 CHỮ PHỤ ÂM NHƯNG NÓ VẪN TIẾP TỤC KHOE DỐT BẰNG CÁI BÀI DƯỚI ĐÂY

Công Tử Rừng PhongĐược chia sẻ công khai13:35


THẰNG SÚC VẬT PHẠM ĐÌNH TRÚC THU VIẾT MỘT HÀNG LÒI NGÀN CỤC NGU - Cục NGU thứ nhì.
Ngợm Thu khoe dốt rằng:

"TRƯỚC HẾT TAO THÍ DỤ CHO THẰNG NGU MÀY CHỮ KHẮC KHOẢI
Ở CHỮ KHOẢI NGUYÊN ÂM O NẰM Ở VỊ TRÍ TRUNG TÂM NHƯNG KHÔNG BỎ DẤU MÀ BỎ DẤU Ở NGUYÊN ÂM A. CÓ PHẢI DỰA VÀO NGUYÊN ÂM KHÔNG HẢ THẰNG ĐỘNG VẬT NGU DỐT. GIỜ THÌ MỞ TO MẮT VÀ ĐẦU ĐỘNG VẬT CỦA MÀY MÀ HỌC"

Ê, thằng súc vật mất dạy Phạm Đình Trúc Thu! Mày lắng nghe cho rõ này!

1/ "Dựa vào nguyên âm" hở?! Vậy cả 3 con chữ "O", "A", và "I" trong vần "OAI" đều là NGUYÊN ÂM, mày phải "dựa vào nguyên âm" nào hở thằng ngu?!!

Mày ăn học tới lớp 9 (cấp II) rồi mà vẫn không biết trong bảng chữ cái của tiếng Việt, chữ nào là PHỤ ÂM, chữ nào là NGUYÊN ÂM à?!

2/ Mày thắc mắc tại sao dấu thanh không được ghi tại "trung tâm" (chữ O) mà lại ghi tại chữ "A" hở?! Nghe đây.

Khi người ta nói "quy tắc cũ, ghi dấu thanh ở giữa (trung tâm) - theo khuynh hướng thẩm mỹ - để nhìn cho cân đối con chữ" là chỉ áp dụng cho 3 vần, đó là: OA, OE, và UY, thằng ngu ạ! Và đây là điểm khác biệt duy nhất giữa 2 quy tắc cũ và mới. Mày hiểu không?

Ví dụ vần "OA". Quy tắc mới viết là OÀ - HOÀ - HOÀNG (bởi O là âm đệm, dấu thanh phải ghi tại âm chính là A). Quy tắc cũ viết là ÒA - HÒA - HOÀNG là để nhìn cho cân đối. Mày nhìn ra chưa?!

3/ Quy tắc: Vần có chứa 3 nguyên âm, và không có khả năng kết hợp với phụ âm cuối, ghi dấu thanh tại chữ thứ nhì. (OÁI, OÁO, OÁY, OÉO, UYA, UỶU).

Nói một cách khác, dấu thanh luôn được ghi tại ÂM CHÍNH. Vâng, ÂM CHÍNH - không phải "DỰA VÀO NGUYÊN ÂM"! Mày nghe rõ không hở thằng súc vật nhà Phạm Đình vừa ngu, vừa lưu manh, mất dạy kia?!

Nếu mày chưa hiểu ra, mày hãy nhìn vào vần "UYA" và phát âm thật lớn, mày sẽ thấy ÂM CHÍNH nó nằm ở con chữ nào!

Bây giờ, trả lại cho thằng súc vật tạp chủng +PHAMDINH TRUCTHU mày mớ chữ này. Mày mang về mà gối đầu giường.

TRƯỚC HẾT TAO GIẢNG CHO THẰNG NGU MÀY CHỮ KHẮC KHOẢI. TRONG VẦN "OAI", "O" LÀ ÂM ĐỆM, "AI" LÀ ÂM CHÍNH. VÀ DẤU THANH LUÔN ĐƯỢC GHI Ở ÂM CHÍNH.
VÂNG, DẤU THANH LUÔN ĐƯỢC GHI TẠI ÂM CHÍNH - KHÔNG PHẢI "DỰA VÀO NGUYÊN ÂM" NÀO CẢ, THẰNG SÚC VẬT PHẠM ĐÌNH TRÚC THU VỪA NGU, VỪA HỒ DỒ MẤT DẠY Ạ!
GIỜ THÌ MÀY NÊN MỞ TO CON MẮT CHÓ VÀ CÁI ĐẦU SÚC VẬT TẠP CHỦNG CỦA MÀY RA MÀ HỌC!"

HE HE... CÁI ĐẦU BÒ CỦA THẰNG ĐỘNG VẬT NÀY CỐ GẮNG MÀY MÒ ĐỂ RỒI ĐẺ RA

Vần của tiếng Việt có 3 dạng cấu tạo như sau:

1/ ÂM ĐỆM + ÂM CHÍNH + ÂM CUỐI (ví dụ: oang, oanh, oem, oen, oet, uyên, uynh, uyêt, v.v...)
2/ ÂM CHÍNH + ÂM CUỐI (ví dụ: ac, ach, am, an, ang, anh, ap, at... ươm, ương, yêt, v.v...)
3/ ÂM CHÍNH (ví dụ: a, ai, ao, au, ay,... ư, ưu, yêu, v.v...)

KINH KHỦNG HƠN NỮA LÀ NÓ KHẲNG ĐỊNH

*Nói một cách khác, dấu thanh luôn được ghi tại ÂM CHÍNH. Vâng, ÂM CHÍNH - không phải "DỰA VÀO NGUYÊN ÂM"!

THÔI THÌ ĐÀNH PHẢI LÀM PHƯỚC CHO NÓ LẦN NỮA VẬY


Thống nhất vị trí đặt dấu thanh điệu


1.1. Các nguyên tắc chung cho việc đặt dấu thanh điệu
1.1.1. Các mô hình vần trong tiếng Việt

Có thể nhận thấy ngay là các dấu thanh điệu hiện nay đều được đặt hoặc là ở vị trí âm chính, hoặc là ở vị trí âm đệm. Nghĩa là nó nằm ở trong phạm vi phần vần. Xét theo giải pháp âm vị học của hệ thống chữ quốc ngữ, chúng ta có mô hình chung của vần tiếng Việt:

ÂM ĐỆM + NGUYÊN ÂM CHÍNH + ÂM CUỐI

Và các biến thể của mô hình này là:

1.Âm đệm zero + Nguyên âm chính + Âm cuối /zero/
(Chúng tôi gọi tắt là mô hình 010)
Ví dụ: a (ta), ô (tô), i (ti)… (12 vần, 1162 âm tiết).
2.Âm đệm zero + Nguyên âm chính + Âm cuối không /zero/
(mô hình 011)
Ví dụ: ac (tác), ôc (tốc), ich (tích)… (110 vần, 4874 âm tiết).
3./W/ + Nguyên âm chính + Âm cuối /zero/
(mô hình 110)
Ví dụ: oa (toa), uy (tuy)… (6 vần, 152 âm tiết).
4./W/ + Nguyên âm chính + Âm cuối không /zero/
(mô hình 111)
Ví dụ: oac (toác), uyt (tuýt)… (38 vần, 463 âm tiết)

CÁI THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG ĐÃ NUỐT MẤT CHỮ NGUYÊN ĐỂ ĐẺ RA CÁI ÂM CHÍNH CỦA NÓ RỒI KẾT LUẬN


*Nói một cách khác, dấu thanh luôn được ghi tại ÂM CHÍNH. Vâng, ÂM CHÍNH - không phải "DỰA VÀO NGUYÊN ÂM"!

TỔ CHA NÓ VỪA NGU VỪA DỐT VỪA GIAN MANH

CÁC BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM TÀI LIỆU NÀY Ở LINK
http://ngonngu.net/index.php?m=print&p=87

http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/3688-10-633637241706730000/Phu-luc/Viet-dau-thanh-dieu-tren-am-tiet-tieng-viet.htm

KHÔNG CẦN PHẢI NÓI THÊM BỞI THẰNG ĐÔNG VẬT TẠP CHỦNG LÊ VĂN LANG CÓ ĐỌC CŨNG KHÔNG HIỂU GÌ VỀ NGỮ ÂM HỌC