" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2018
Harari – Có Phải Chúng Ta Đã Hạnh Phúc Hơn Trong Thời Đồ Đá?
Cuộc sống hiện nay có khiến chúng ta hạnh phúc không? Chúng ta đã thành tựu được nhiều nhưng chúng ta cũng đã thiệt mất rất nhiều. Có phải con người đã thích hợp hơn với một đời sống của kiếm ăn bằng săn bắn hái lượm?
Chúng ta có nhiều quyền năng hơn những tổ tiên của chúng ta, nhưng chúng ta có nhiều hạnh phúc hơn không? Những nhà sử học hiếm khi dừng lại để suy nghĩ về vấn đề này, nhưng cuối cùng, không phải lịch sử là về câu hỏi đó? Sự hiểu biết của chúng ta và sự phán xét của chúng ta, hãy tạm nói, về sự truyền bá trên thế giới của tôn giáo tin chỉ một gót chắc chắn tùy thuộc vào việc chúng ta kết luận rằng liệu nó nâng cao hay hạ thấp những mức độ hạnh phúc của thế giới. Và nếu sự lan truyền của tôn giáo tin chỉ một gót đã không có tác động đáng ghi nhận nào đến hạnh phúc của thế giới, vậy nó đã làm được khác biệt gì?
Với sự nổi lên của chủ nghĩa cá nhân và sự suy thoái của những hệ ý thức tập thể, hạnh phúc có thể được cho là trở thành giá trị cao nhất của chúng ta. Với sự tăng trưởng lớn lao đến kỳ diệu trong sự sản xuất của con người, hạnh phúc cũng đang tiếp nhận mức độ quan trọng chưa từng có về kinh tế. Nền kinh tế tiêu thụ đang ngày càng chuyển sang cung ứng hạnh phúc hơn là cung cấp sinh kế tối thiểu hoặc ngay cả cung cấp sự giàu có hay sung túc, và một hợp xướng gồm nhiều giọng nói hiện đang kêu gọi một thay thế những đo lường GDP với những chỉ số thống kê về hạnh phúc, như thước đo kinh tế cơ bản. Chính trị dường như cũng làm theo. Quyền truyền thống với sự “theo đuổi hạnh phúc” thì được chuyển hóa, khó nhận thấy, vào trong hình thái của một ‘quyền hưởng hạnh phúc’, có nghĩa là nó đang trở thành nhiệm vụ của chính phủ để bảo đảm hạnh phúc cho những công dân của mình. Năm 2007, Ủy ban Europe đã bắt đầu tung ra “Vượt khỏi GDP” để xem xét liệu có thể thực hiện được việc dùng một chỉ số an sinh để thay thế hoặc bổ sung cho GDP. Những sáng kiến tương tự gần đây đã được phát triển ở nhiều nước khác – từ Thailand đến Canada, từ Israel đến Brazil.
Hầu hết những chính phủ vẫn chú trọng vào sự thành tựu tăng trưởng kinh tế, nhưng khi được hỏi tăng trưởng như thế có gì là tốt, ngay cả những nhà tư bản ‘quyết liệt đến chết’ hầu như luôn luôn quay sang hạnh phúc. Giả sử chúng ta bất chợt gặp (thủ tướng United Kingdom) David Cameron, và đòi hỏi muốn biết tại sao ông quá quan tâm đến tăng trưởng kinh tế. “Vâng,” ông có thể trả lời, “tăng trưởng là điều cần thiết để cung cấp cho người ta mức sống cao hơn, chăm sóc y tế tốt hơn, nhà ở lớn hơn, xe ô tô nhanh hơn, kem ăn ngon miệng hơn.” Và, chúng ta có thể hỏi thêm nữa, mức sống cao hơn thì có gì quá tốt thế?“Không rành rành ra đấy sao?” Cameron có thể trả lời, “Nó làm người ta hạnh phúc hơn.”
Hãy giả sử, để biện luận cho gọn, rằng bằng cách nào đó chúng ta có thể chứng minh một cách khoa học rằng những tiêu chuẩn sống cao hơn không chuyển thành hạnh phúc lớn hơn. “Nhưng David,” chúng ta có thể nói, “nhìn vào những nghiên cứu lịch sử, tâm lý và sinh học này. Chúng chứng minh vượt khỏi bất kỳ một nghi ngờ hợp lý nào rằng việc có nhà lớn hơn, kem ngon hơn và thậm chí thuốc men tốt hơn không làm tăng hạnh phúc của con người”. “Thật vậy sao?” Ông ta sẽ ngạc nhiên thở hắt ra, “Tại sao chả ai nói với tôi cả! Chà, nếu đúng như vậy, hãy quên những kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tôi đi. Tôi sẽ bỏ tất cả, và nhập đoàn sống chung với một cộng đồng hippie.”
Đây là một trường hợp rất khó có thể xảy ra, và không chỉ vì cho đến nay chúng ta hầu như không có nghiên cứu khoa học nào về lịch sử dài hạn của hạnh phúc. Những học giả đã nghiên cứu lịch sử của tất cả mọi sự vật việc – chính trị, kinh tế, bệnh tật, tình dục, thực phẩm – nhưng hiếm khi họ đã hỏi chúng tất cả ảnh hưởng thế nào đến hạnh phúc con người. Trong những mười năm qua, tôi đã viết một lịch sử của loài người, theo dõi sự biến đổi của loài chúng ta từ một con ape không đáng kể ở Africa thành chủ nhân của cả hành tinh. Không phải là dễ dàng để hiểu những gì đã biến Homo sapiens thành một kẻ giết hại hàng loạt môi trường sinh thái; tại sao đàn ông lại thống trị phụ nữ trong hầu hết những xã hội loài người; hoặc tại sao chủ nghĩa tư bản đã trở thành tôn giáo thành công nhất từ trước tới nay. Không dễ để giải quyết những câu hỏi như vậy bởi vì những học giả đã đưa ra rất nhiều trả lời khác nhau và mâu thuẫn nhau. Ngược lại, khi đánh giá thành tựu sau cùng – không biết hàng nghìn năm của phát minh và những khám phá có khiến chúng ta hạnh phúc hơn không – thật ngạc nhiên khi nhận ra rằng những học giả đã bỏ quên ngay cả việc nêu lên câu hỏi. Đây là thiếu xót lớn nhất trong sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử.
Quan điểm Whig về lịch sử
Mặc dù có ít học giả đã nghiên cứu lịch sử dài hạn của hạnh phúc, hầu hết mọi người đều có một vài ý tưởng về nó. Một định kiến phổ biến – thường gọi đặc biệt là “quan điểm Whig về lịch sử” – xem lịch sử như sự diễn hành khải hoàn của tiến bộ. Mỗi những nghìn năm qua đều chứng kiến những khám phá mới: canh nông, bánh xe, chữ viết, kỹ thuật in, động cơ hơi nước, thuốc kháng sinh. Con người thường dùng quyền năng mới tìm được để làm giảm bớt những khổ sở và thực hiện những ước vọng. Theo đó, sự tăng trưởng theo cấp số nhân về quyền năng con người phải có kết quả là sự tăng trưởng theo cấp số nhân về hạnh phúc. Người thời nay hạnh phúc hơn những người thời trung cổ, và những người thời trung cổ đã hạnh phúc hơn những người thời đồ đá.
Nhưng quan điểm về tiến bộ này gây rất nhiều bất đồng. Mặc dù ít người sẽ tranh luận về sự kiện rằng quyền năng con người đã phát triển từ thời bình minh của lịch sử, nhưng tương liên giữa quyền năng với hạnh phúc là điều kém rõ ràng hơn nhiều. Thí dụ, sự ra đời của nông nghiệp đã làm tăng sức mạnh tập thể của nhân loại với cấp số nhiều bội phần. Tuy nhiên, nó không nhất thiết đã cải thiện số phận cá nhân. Trong hàng triệu năm, cơ thể con người và não thức đã thích nghi để chạy đuổi theo loài dê núi, trèo cây để hái táo, và dọ dẫm chỗ này sang chỗ kia để tìm nấm. Ngược lại, cuộc sống nhà nông, gồm những giờ đằng đẵng dài hết ngày trong công việc nông nghiệp nặng nhọc: cày xới, làm cỏ, thu hoạch và gánh từng thùng lấy nước sông. Lối sống như vậy có hại cho lưng, đầu gối và khớp xương con người, và làm tê cóng não thức con người.
Đổi lấy tất cả những công việc nặng nhọc này, những người làm ruộng thường nhận được chế độ ăn uống tồi tệ hơn so với những người săn bắn hái lượm, và khổ hơn vì kém bổ dưỡng và đói nhiều hơn. Những vùng định cư đông đúc của họ trở thành lò sinh sản những bệnh truyền nhiễm mới, phần lớn chúng có gốc từ những động vật thuần hóa trong những trại nuôi. Nông nghiệp cũng mở đường cho sự phân chia giai cấp xã hội, cho sự khai thác bóc lột và có thể cả chế độ gia trưởng. Từ cái nhìn theo hướng hạnh phúc cá nhân, “cách mạng nông nghiệp”, theo lời của nhà khoa học Jared Diamond, là sự “sai lầm tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại”. [1]
Tuy nhiên, trường hợp của cách mạng nông nghiệp không phải là một lệch lạc duy nhất. Sự diễn hành của tiến bộ từ những nhà nước-thành phố Sumer đầu tiên đến những đế quốc Assyria và Babylonia, đều đã đi kèm với sự suy thoái ngày càng tăng trong địa vị xã hội và tự do kinh tế của phụ nữ. Thời Phục hưng của Europe, với tất cả những khám phá và sáng chế tuyệt vời của nó, đã giúp ích cho ít người ngoài vòng giới hạn của giới ưu tú chọn lọc phái nam. Sự lan truyền của những đế quốc Europe đã thúc đẩy sự trao đổi trong công nghệ, ý tưởng và sản phẩm, nhưng đây không phải là những ‘tin lành’ cho hàng triệu người bản địa America, người da đen Africa and thổ dân Australia.
Không cần phải khai triển thêm. Những học giả đã kỹ lưỡng đập tan cái nhìn Whig về lịch sử, nhưng câu hỏi duy nhất còn lại là: tại sao nhiều người vẫn tin vào nó?
Thiên đường đã mất
Có một định kiến cũng ngang thế nhưng đối nghịch hoàn toàn, có thể được gọi là “cái nhìn lãng mạn về lịch sử”. Định kiến này cho rằng giữa quyền lực và hạnh phúc có tương quan ngược nhau. Khi nhân loại có được nhiều quyền lực hơn, nó tạo ra một thế giới máy móc lạnh lẽo, vốn ít thích hợp với những nhu cầu thực sự của chúng ta.
Cái nhìn lãng mạn không bao giờ mệt mỏi với việc săn tìm mặt tối của mọi khám phá. Chữ viết đã là nguyên nhân của bòn rút sưu thuế. Kỹ thuật in đã sinh ra tuyên truyền và tẩy não đại chúng. Cômputơ biến chúng ta thành những zômbie. Những chỉ trích gay gắt nhất tất cả dành riêng cho ‘ba ngôi’ bất lương là chủ nghĩa công nghiệp, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tiêu thụ. Ba ‘ông ba bị’ này đã gây xa lạ, lạc lõng cho người ta với môi trường tự nhiên, với cộng đồng nhân loại, và thậm chí với những sinh hoạt hàng ngày của họ. Những công nhân nhà máy thì không gì khác hơn một răng cưa bánh xe cơ khí, một nô lệ cho những đòi hỏi của những máy móc và lời lãi của tính toán tiền bạc. Tầng lớp trung lưu có thể an hưởng những điều kiện làm việc và nhiều tiện nghi vật chất tốt hơn, nhưng nó trả cho chúng một giá cắt cổ của sự tan rã xã hội và hoang vắng tinh thần. Từ một hướng nhìn lãng mạn, đời sống của những nông dân trung cổ thì ưa chuộng hơn so với của những công nhân nhà máy và của những nhân viên văn phòng thời nay, và đời sống của những người săn bắn hái lượm là tốt nhất tất cả.
Tuy nhiên, cái nhìn lãng mạn nhấn mạnh việc nhìn vào mặt tối của mỗi khám phá mới lạ thì cũng giáo điều như sự tin tưởng Whig vào tiến bộ. Thí dụ, trong hai trăm năm qua, y học thời nay đã đánh bại những đội quân của những bệnh tật vốn vẫn rình rập loài người, từ bệnh lao và bệnh sởi đến bệnh tả và bạch hầu. Tuổi thọ trung bình đã tăng vọt và tỉ lệ trẻ em chết non trên thế giới đã giảm từ khoảng 33% xuống dưới 5%. Ai có thể ngở vực rằng điều này đã tạo ra một đóng góp to lớn cho hạnh phúc, không chỉ của những đứa trẻ có thể chết, nhưng còn của cha mẹ, anh chị em và bạn bè của chúng?
Thiên đường bây giờ
Một lập trường uyển chuyển hơn đồng ý với cái nhìn lãng mạn, cho đến thời hiện nay, rằng không có tương quan rõ ràng giữa quyền năng và hạnh phúc. Nông dân thời trung cổ thực sự có thể đã khốn khổ hơn tổ tiên săn bắn hái lượm của họ. Nhưng lập trường lãng mạn thì sai lầm trong phán xét khắc nghiệt của họ về những gì là phẩm chất của thời hiện nay. Trong vài trăm năm qua chúng ta không chỉ có quyền năng to lớn, nhưng quan trọng hơn, những hệ ý thức nhân văn mới cuối cùng đã chặt chẽ gò ép quyền năng tập thể của chúng ta vào sự phục vụ hạnh phúc cá nhân. Mặc dù có một số thảm họa như Holocaust và mua bán nô lệ xuyên Atlantic (như chuyện đã kể), chúng ta đã cuối cùng ở khúc rẽ ngoặt cuối và đã bắt đầu tăng trưởng một cách hệ thống hạnh phúc trên toàn thế giới. Những chiến thắng của y học thời nay chỉ là một trong những thí dụ. Những thành tựu chưa từng có khác gồm sự suy giảm những chiến tranh quốc tế; sựsụt giảm mạnh về bạo động trong gia đình; và sự loại bỏ nạn đói với quy mô lớn. (Xem The Angels of Our Nature của Steven Pinker) [2]
Tuy nhiên, điều này nữa, cũng là một sự giản lược hóa. Chúng ta chỉ có thể chúc mừng chúng ta về những thành tựu của Homo sapiens thời nay nếu chúng ta hoàn toàn làm ngơ trước số phận của tất cả những loài động vật khác. Phần lớn sự phong phú trong việc bảo vệ con người khỏi những bệnh tật và nạn đói đã tích luỹ bằng tổn thất của những con khỉ trong thí nghiệm, những con bò sữa và gà trong những dây chuyền sản xuất công nghiệp. Trong hai trăm năm qua, hàng chục tỷ của chúng đã là đối tượng nạn nhân của một chế độ khai thác công nghiệp, mà sự tàn ác của nó không có tiền lệ nào đã thấy trong những sử sách ghi từng năm của hành tinh Trái Đất.
Thứ hai, khung thời gian mà chúng ta đang nói đến thì rất ngắn. Ngay cả nếu chúng ta chỉ tập trung vào số phận của con người, thật khó để biện luận rằng đời sống của người bình thường làm thợ mỏ xứ Wales, hay làm ruộng nước Tàu năm 1800 thì tốt hơn so với đời sống của người săn bắn hái lượm bình thường 20.000 năm trước. Hầu hết mọi người bắt đầu tiếp nhận những thành quả của y học thời nay không sớm hơn năm 1850. Những trận đói kém chết hàng loạt và những chiến tranh lớn tiếp tục tàn phá phần lớn nhân loại cho đến giữa thế kỷ 20. Mặc dù vài chục năm gần đây đã cho thấy tương đối là trong một thời hoàng kim của nhân loại ở những nước đã phát triển, nhưng vẫn còn quá sớm để biết liệu điều này có phải trong nền tảng là một thay đổi của dòng chảy lịch sử, hay chỉ là một cơn sóng nhất thời của may mắn: 50 năm thì đơn giản là chưa đủ thời gian hầu có thể căn cứ vào đó để thiết lập những tổng quát hóa triệt để và toàn diện.
Thật vậy, thời hoàng kim hiện có ngày nay có thể quay ra là đã gieo những hạt giống của thảm họa tương lai. Trong vài những mười năm qua, chúng ta đã làm xáo trộn sự cân bằng sinh thái của hành tinh chúng ta trong vô số những cách thức phức tạp, và không ai biết hậu quả cảu chúng sẽ là gì. Chúng ta có thể đang phá hủy nền tảng của sự thịnh vượng của con người trong một cơn truy hoan cuồng loạn của sự tiêu thụ bất cần liều lĩnh.
Cô đơn và buồn xám?
Ngay cả khi chúng ta chỉ tính đến những công dân của những xã hội giàu có ngày nay, những người với cái nhìn lãng mạn có thể chỉ ra rằng sự thoải mái và an ninh của chúng ta có cái giá phải trả của chúng. Homo sapiens đã tiến hóa như một động vật xã hội, và những điều kiện thỏa mãn hạnh phúc chúng ta thường nhận ảnh hưởng từ phẩm chất của những quan hệ nhân văn nhiều hơn từ những tiện ích gia đình, khối tiền gửi nhà băng, hay ngay cả sức khỏe của chính chúng ta. Thật không may, sự cải thiện to lớn trong những điều kiện sinh hoạt vật chất mà người phương Tây giàu có đã được hưởng trong hơn trăm năm vừa qua đã đi kèm với sự sụp đổ của những cộng đồng thân mật nhất.
Mọi người trong thế giới phát triển đều dựa vào nhà nước và thị trường cho hầu hết mọi thứ họ cần: thức ăn, nhà ở, giáo dục, y tế, an ninh. Do đó nó đã trở thành có thể tồn tại mà không cần có những gia đình mở rộng hoặc bất kỳ bạn bè thực sự nào. Một người sống trong một binđing nhiều tầng cao ở London, bất cứ nơi nào cô đi đâu, đều có hàng ngàn người xung quanh, nhưng cô có thể không bao giờ đến thăm gia đình hay người ở ngay bên cạnh, và có thể chỉ biết rất ít về những đồng nghiệp nơi cô làm việc hàng này. Ngay cả bạn của cô cũng có thể chỉ là những bạn gặp trong quán rượu. Nhiều tình bạn ngày nay gồm không gì nhiều hơn nói chuyện và có dịp vui chung cùng nhau. Chúng ta gặp một người bạn ở quán rượu, gọi điện thoại hoặc gửi email cho người ấy, để chúng ta có thể giải tỏa tức giận chúng ta gặp phải về những gì đã xảy ra hôm nay trong văn phòng, hoặc chia sẻ những suy nghĩ của chúng ta về vụ bê bối mới nhất trong hoàng gia. Tuy nhiên, làm sao bạn có thể thực sự biết một người chỉ từ những bàn luận, đàm thoại?
Ngược lại với bạn bè kiểu ‘quán rượu’ như vậy, bạn bè trong thời đồ đá tùy thuộc vào nhau cho sự sống còn của họ. Con người sống trong những cộng đồng gắn bó mật thiết, và bạn bè là những người mà bạn đã cùng đi săn loài voi ma mút khổng lồ. Bạn đã cùng sống sót những chuyến đi dài và những mùa đông khó khăn. Bạn đã chăm sóc lẫn nhau khi một trong những người bạn ngã bệnh, và chia sẻ những mẩu thức ăn cuối cùng của bạn vào những lúc cần. Những người bạn như vậy biết nhau sâu sắc hơn nhiều cặp vợ chồng ngày nay. Thay thế những mạng lưới bộ lạc bấp bênh như vậy với sự an toàn của những nền kinh tế thời nay và những quốc gia, rõ ràng là có những ưu thế to lớn. Nhưng phẩm chất và chiều sâu của những quan hệ thân mật thì có nhiều phần đã bị thiệt hại.
Ngoài những quan hệ nông cạn hơn, con người thời nay cũng chịu khổ từ một thế giới cảm giác nghèo nàn hơn rất nhiều. Những người săn bắn hái lượm cổ xưa sống trong giây phút hiện tại, có nhận thức bén nhọn về thính giác, vị giác và khứu giác. Sự sống còn của họ tùy thuộc vào nó. Họ lắng nghe những cử động nhỏ nhất trên cỏ để tìm xem có phải một con rắn có thể đang nấp ở đó không. Họ cẩn thận quan sát chùm lá rừng để tìm trái cây và tổ chim. Họ ngửi gió để dò dẫm nguy hiểm đang đến gần. Họ di động với nỗ lực tối thiểu để giữ nhẹ nhàng và tránh tiếng động, và biết những cách ngồi, bước và chạy nhanh nhẹn và hiệu quả nhất. Liên tiếp và dùng cơ thể dưới nhiều cách khác nhau đã cho họ sự khéo léo thể chất vốn người ngày nay không thể nào có được, ngay cả sau nhiều năm tập yoga hay tàichí.
Hôm nay chúng ta có thể đi đến siêu thị và chọn hàng ngàn món ăn khác nhau. Nhưng bất cứ món gì chúng ta chọn, chúng ta có thể ăn nó trong vội vàng trước một TV, không thực sự chú ý đến hương vị. Chúng ta có thể đi nghỉ mát đến hàng nghìn địa điểm tuyệt vời. Nhưng bất cứ nơi nào chúng ta đến, chúng ta có thể chơi với điện thoại thông minh của chúng ta thay vì thực sự nhìn ngắm nơi này. Chúng ta có nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết, nhưng lựa chọn này là gì, khi chúng ta đã mất khả năng thực sự để chú ý?
Tốt, bạn đã trông mong gì?
Ngay cả nếu bạn không đồng ý với bức tranh này của sự giàu có thời Pleistocene, thời băng giá cuối cùng với sự xuất hiện của loài người, được thay thế với sự nghèo nàn của thời hiện nay, rõ ràng là sự gia tăng to lớn về quyền năng con người đã không sánh ngang được với sự gia tăng về hạnh phúc của con người. Chúng ta mạnh hơn ngàn lần so với tổ tiên săn bắn hái lượm của chúng ta, nhưng ngay cả quan điểm Whig lạc quan nhất cũng không thể tin rằng chúng ta hạnh phúc hơn ngàn lần. Nếu chúng ta nói với cụ cố bà của chúng ta về cách chúng ta sống, với thuốc chủng và thuốc giảm đau, và nước phân phát từ vòi công cộng và tủ lạnh nhét đầy thức ăn, cụ cố có thể đã vỗ tay trong ngạc nhiên và nói: “Cháu đang sống trong thiên đường! cháu có thể thức dậy mỗi sáng với một bài hát trong lòng, và trải qua những ngày sáng sủa dưới nắng trời, đầy biết ơn và lòng tốt với tất cả mọi người.” Vâng, nhưng chúng ta không thế! So với những gì hầu hết mọi người trong lịch sử đã mơ ước, chúng ta có thể sống đang sống trên thiên đường. Nhưng vì lý do nào đó, chúng ta không cảm thấy rằng chúng ta đang như thế.
Một giải thích đã được những nhà khoa học xã hội cung cấp, những người gần đây đã tái khám phá một khôn ngoan của thời cổ: hạnh phúc của chúng ta tùy thuộc ít hơn vào những điều kiện khách quan và nhiều hơn nữa vào những trông mong của chính chúng ta. Những trông mong, tuy nhiên, có khuynh hướng thích nghi với những điều kiện. Khi mọi sự vật việc cải thiện, những kỳ vọng tăng lên, và do đó thậm chí những cải tiến ấn tượng vượt bực trong những điều kiện, nhưng có thể vẫn khiến chúng ta không hài lòng như trước đây. Trong sự theo đuổi hạnh phúc, mọi người bị mắc kẹt trên khuynh hướng “thích ứng với hạnh phúc” [3] nổi tiếng, chạy nhanh hơn và nhanh thêm hơn nhưng không đi đến đâu cả.
Nếu bạn không tin điều đó, hãy hỏi Hosni Mubarak. Người Egypt trung bình ít có khả năng chết vì đói, vì dịch hạch hoặc vì bạo hành dưới thời Mubarak làm tổng thống hơn bất kỳ chế độ nào trước đây trong lịch sử Egypt. Trong mọi khả năng, chế độ của Mubarak cũng ít tham nhũng hơn. Tuy nhiên, vào năm 2011 những người Egypt đã xuống đường trong giận dữ để lật đổ Mubarak. Vì họ có những kỳ vọng cao hơn nhiều so với tổ tiên của họ.
Thật vậy, nếu hạnh phúc chịu ảnh hưởng mạnh bởi kỳ vọng thì một trong những trụ cột trung tâm của thế giới thời nay, truyền thông đại chúng, dường như được may cắt để ngăn chặn sự gia tăng đáng kể trong những mức độ hạnh phúc toàn cầu. Một người đàn ông sống trong một ngôi làng nhỏ cách đây 5.000 năm, đã tự đánh giá mình khi so sánh với 50 người đàn ông khác cùng làng. So với họ, người ấy trông khá ‘bảnh’. Ngày nay, một người đàn ông sống trong một ngôi làng nhỏ so sánh mình với những ngôi sao điện ảnh và những người mẫu, những người mà người này nhìn thấy hàng ngày trên màn hình và biển quảng cáo khổng lồ. Người dân làng thời nay của chúng ta chắc chắn có thể ít hài lòng hơn với cách người ấy nhìn.
Trần kính trong xuốt ngăn cản của sinh học
Những nhà sinh vật học tiến hóa đưa ra một giải thích bổ sung cho thuyết thích ứng với hạnh phúc. Họ cho rằng cả hai, những kỳ vọng của chúng ta và hạnh phúc của chúng ta đều không thực sự do những yếu tố chính trị, xã hội hay văn hóa ấn định, nhưng do hệ thống sinh hóa của chúng ta. Không ai bao giờ được làm cho hạnh phúc, họ biện luận, sau khi được tăng lương hay lên chức, hay trúng xổ số, hay ngay cả cho rằng mình đã tìm được tình yêu chân thực. Mọi người được làm cho hạnh phúc bởi một điều và một điều duy nhất – những cảm giác dễ chịu trong cơ thể của họ. Một người vừa được thăng chức và nhảy lên sung sướng thì không thực sự phản ứng với tin mừng này. Cô đang phản ứng với những kích thích tố khác nhau chảy nhanh trong những mạch máu của cô, và với cơn bão của những tín hiệu điện nhấp nháy giữa những phần não khác nhau của cô.
Tin xấu là những cảm giác dễ chịu đó đều nhanh chóng giảm xuống. Nếu năm ngoái tôi được thăng chức, tôi có thể vẫn đang giữ chức vị mới đó, nhưng những cảm giác rất dễ chịu mà tôi cảm thấy khi đó đã giảm bớt từ lâu. Nếu tôi muốn tiếp tục cảm thấy những cảm giác như vậy, tôi phải có một thăng chức khác nữa. Và một khác nữa. Đây tất cả là lỗi của sự tiến hóa. Tiến hóa không quan tâm với tự thân hạnh phúc cho mỗi người: nó chỉ quan tâm đến sự sống còn và tái sinh sản, và nó đơn thuần dùng hạnh phúc và khổ sở như những kích thích, như những gậy nhọn để thúc trâu bò. Sự tiến hóa bảo đảm rằng bất kể chúng ta đạt được gì, chúng ta vẫn không hài lòng, mãi mãi mong tìm nắm bắt nhiều hơn. Hạnh phúc là như vậy, một hệ thống những trạng thái cân bằng bên trong. Cũng giống như hệ thống sinh hóa của chúng ta duy trì nhiệt độ cơ thể và mức đường trong phạm vi của những ranh giới hạn hẹp, nó cũng ngăn cản mức độ hạnh phúc của chúng ta, không cho vượt quá những ngưỡng cửa nhất định.
Nếu hạnh phúc thực sự được xác định bởi hệ thống sinh hóa của chúng ta, thì tăng trưởng kinh tế, cải cách xã hội và những cách mạng chính trị thêm hơn nhiều nữa, đều sẽ không làm thế giới của chúng ta trở nên hạnh phúc nhiều hơn. Cách duy nhất đột nhiên và nhận thấy nổi bật để nâng cao mức độ hạnh phúc toàn cầu là dùng những thuốc tâm thần, kỹ thuật di truyền và những vận dụng xoay sở trực tiếp khác trên cơ sở hạ tầng cấu trúc sinh hóa của chúng ta. Trong tác phẩm Brave New World, Aldous Huxley [4] đã dự phóng một thế giới trong đó hạnh phúc là giá trị cao nhất, và mọi người liên tục dùng thuốc soma, vốn nó làm cho mọi người hạnh phúc nhưng không gây tổn hại đến năng suất và hiệu quả của họ. Loại thuốc này dựng thành một trong những nền tảng của Nhà nước Thế giới, không bao giờ bị những chiến tranh, cách mạng hay đình công đe dọa, vì tất cả mọi người đều cực kỳ hài lòng, hết sức thỏa mãn với những điều kiện đang có của họ. Huxley đã trình bày thế giới này như một không tưởng khùng khiếp của sai lạc và thất bại hoàn toàn. Ngày nay, ngày càng nhiều nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách và những người bình thường đang áp dụng nó như mục đích của họ.
Suy nghĩ lại
Có những người nghĩ rằng hạnh phúc thì thực sự không quan trọng như thế, và rằng định nghĩa sự hài lòng cá nhân như mục đích của xã hội loài người là một sai lầm. Những người khác đồng ý rằng hạnh phúc là sự tốt lành cao nhất, nhưng nghĩ rằng hạnh phúc không chỉ là một nội dung của những cảm xúc dễ chịu. Hàng ngàn năm trước, những nhà sư đạo Phật đã đi đến được kết luận ngạc nhiên rằng sự theo đuổi những xúc cảm xúc dễ chịu thì thực ra là gốc rễ của đau khổ, và rằng hạnh phúc nằm ở hướng đối nghịch. Những cảm giác dễ chịu đều chỉ là những rung động phù du và vô nghĩa. Nếu năm phút trước, tôi cảm thấy vui vẻ hoặc yên bình, giờ đây cảm giác đó đã biến mất và tôi cũng có thể cảm thấy tức giận hoặc buồn chán. Nếu tôi đồng hóa hạnh phúc với những cảm giác dễ chịu và khao khát có kinh nghiệm này càng thêm nhiều hơn nữa, tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc liên tục theo đuổi chúng, và thậm chí nếu tôi nhận được chúng, chúng ngay lập tức biến mất và tôi phải bắt đầu lại từ đầu. Việc theo đuổi này không mang lại thành tựu lâu dài. Ngược lại: tôi càng khao khát những cảm giác dễ chịu này, tôi càng trở nên căng thẳng và không hài lòng hơn. Tuy nhiên, nếu tôi học cách nhìn thấy cảm giác của mình về những gì chúng thực sự là – những rung động phù du và vô nghĩa – tôi mất hứng thú theo đuổi chúng, và có thể hài lòng với bất cứ gì tôi kinh nghiệm. Vì chạy theo sau một gì đó vốn cũng tan biến nhanh như nó phát sinh thì không ý nghĩa gì nữa? Đối với đạo Phật, sau đó, hạnh phúc không phải là những cảm giác dễ chịu, nhưng đúng hơn là sự khôn ngoan, yên bình thanh thản và tự do đến từ sự hiểu biết bản chất chân thực của chúng ta.
Đúng hay sai, tác động thực tế của những quan điểm có thể chọn lựa loại như vậy thì rất nhỏ. Đối với thế lực khổng lồ tư bản, hạnh phúc là vui sướng. Chấm hết, không ‘nhưng’ hay ‘và’, … gì gì nữa. Với mỗi năm trôi qua, sự khoan dung của chúng ta đối với những cảm giác khó chịu giảm đi, trong khi sự thèm muốn của chúng ta với những cảm giác dễ chịu tăng lên. Cả hai, nghiên cứu khoa học và hoạt động kinh tế đều chuyển hướng nhắm đến cứu cánh đó, mỗi năm sản xuất thuốc giảm đau tốt hơn, thêm những vị kem mới, nệm giường thoải mái hơn và nhiều trò chơi mê đến nghiện hơn cho những điện thoại thông minh, để chúng ta không phải chịu đựng một khoảnh khắc buồn chán nào đương khi chờ xe buýt.
Tất cả điều này khó mà goi là đủ, dĩ nhiên. Do luật tự nhiên của tiến hóa, con người không thể làm cho thích ứng được với kinh nghiệm sự vui sướng bất biến, vì vậy kem mới và những trò chơi trong điện thoại sẽ không thành công. Nhưng nếu đó là những gì loài người dẫu sao vẫn mong muốn, để chế tạo lại những cơ thể và những não thức của chúng ta sẽ là cần thiết. Chúng ta đang cố gắng làm việc đó.
Yuval Noah Harari
[Were we happier in the stone age? The Guardian (5 Sep 2014)]
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Nov/2018)
http://chuyendaudau.blogspot.com/
http://chuyendaudau.wordpress.com
[1] Jared Diamond, giáo sư UCLA. Trong Guns, Germs and Steel năm 1997, ông viết rằng mặc dù chúng ta tin rằng nông nghiệp đã khiến chúng ta có thể sống giàu có, khỏe mạnh và lâu hơn, nhưng thực tế nó là tai họa cho loài người. Theo Diamond, nông nghiệp đã phát triển khoảng 12.000 năm trước, và từ đó con người đã bị kém dinh dưỡng và nhiều bệnh tật hơn so với tổ tiên thời săn bắn hái lượm của họ. Tệ hại hơn, vì nông nghiệp cho phép sự dự trữ thực phẩm, và cho phép một số người có thể làm những việc khác ngoài việc tìm kiếm thức ăn, nó dẫn đến sự phát minh ra nhiều hơn và tốt hơn về vũ khí, quân đội, chiến tranh, đưa đến phân chia giai cấp giữa những người có/làm chủ cái ăn và những người không có cái ăn, và bất bình đẳng phái tính (trọng nam khinh nữ).
[2] The Better Angels of Our Nature: Why Violence Has Declined (2011) – tác giả, giáo sư tâm lý Harvard – nhấn mạnh vào những động lực con người – cảm thông, tự chủ, ý thức đạo đức thông thường, và lý trí — nói ràng chúng hướng chúng ta tránh xa bạo động, và đến cộng tác hòa hợp, và vị tha.
[3] hedonic treadmill (hedonic adaptation): máy tập chạy tìm hạnh phúc (sự thích ứng với hạnh phúc): Một lý thuyết mô tả khuynh hướng của một người để duy trì ở mức tương đối ổn định của hạnh phúc, mặc dù những thay đổi tích cực hay tiêu cực đối với mục tiêu sinh kế hoặc cuộc sống. Ví dụ như một người kiếm được nhiều tiền hơn và đạt được những mục tiêu cuộc sống nhất định nào đó, những trông mong và ao ước của họ tăng tỷ lệ tương đối với những thành tựu này, kết quả là không có thêm được gì lâu dài trong hạnh phúc.
[4] Brave New World (1932) Thế Giới Tương lai Mới của Aldous Huxley (1894-1963) - vẫn được xem như một khuôn mẫu cho tất cả những tiểu thuyết khoa học sau đó về thế giới kinh hoàng vì không tưởng nhưng thất bại. Trong khi kể câu chuyện về một văn minh trong đó khổ sở và đau đớn đều được xóa sạch nhưng với giá của sự tự chủ, tự do ý chí của con người. Brave New World thăm dò những tác dụng của kỹ thuật làm mất nhân tính con người, và hàm ý rằng khổ đau là thiết yếu để đời sống con người có ý nghĩa. Nhà nước Thế giới là một xã hội tương lai tác phẩm này phác họa. Trong đó, hôn nhân, gia đình và sinh sản được loại bỏ, và trẻ sơ sinh được chế tạo dùng kỹ thuật di truyền và nuôi lớn trong những lọ thủy tinh. Sau đó những công dân đều được program để có năng lực sản xuất và luôn được hài lòng sung sướng, tất cả qua một kết hợp của thao túng tạo tác về sinh học, và điều kiện hóa những trạng thái tâm lý, và một loại thuốc gọi là soma.
Thứ Hai, 19 tháng 11, 2018
Vài vụ đơn cử: Bộ đội K vi phạm kỷ luật chiến trường bị tử hình ..
"Đầu năm 1979, tiểu đoàn 14 Tây Ninh, đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang, nổi tiếng gan lì, một chọi 100 thời đánh Mỹ đã dính 1 trận đau khiến toàn quân thời đó rơi nước mắt.
Bọn Polpot trà trộn vào phum khống chế dân để lập trận địa mai phục, dùng dân CPC làm lá chắn sống cho chúng. D14 có phần chủ quan (vì đã khá quen thuộc địa bàn) nên vào phum mà không triển khai đội hình tác chiến nên bị tập kích dồn dập. Đạn B40, B41 xé gió dội lửa vào đội hình chính, lựu đạn thủ pháo từ nhà sàn ném xuống như mưa, đạn nhọn bắn như vãi trấu.. Ngay những phút đầu tiên, D14 bị tổn thất nặng nề, mất quyền chủ động nên buộc bắn trả cầm chừng để rút ra ngoài.
Sau khi tập hợp được lực lượng, D14 tấn công vào phum. Diệt được hơn 30 tên Polpot, bắt sống khoảng 20. Nóng máu vì bộ đội bị hy sinh quá nhiều mà đám tù binh thì luôn miệng chửi “Kh’măng Duôn’ (Giặc VN) nên BCH D14 ra lệnh xử bắn tất cả.
Ngay ngày hôm sau, quân pháp mặt trận 719 về bắt toàn bộ sĩ quan của D14 đưa về biệt giam ở Đồng Pan (Tân Châu, Tây Ninh). Tòa án quân sự mặt trận kết án tử hình 5 người gồm: Tiểu đoàn trưởng (đại úy Hạnh), 2 tiểu đoàn phó, 2 đại đội trưởng. 14 người nhận án tù từ 15 năm đến chung thân..."
(Trích từ Lê Vũ)
.....
"Tháng 2/1979, ... Hoàn thành nhiệm vụ truy quét phía Bắc thủ đô Pnom Pênh bên bờ Bắc sông MêKông thì trung đoàn được lệnh trở về tỉnh Công Pông Spư . P.A.S sử dụng 3 chiến sĩ trinh sát cùng anh đi khảo sát địa hình chuẩn bị vị trí đứng chân của trung đoàn. Khi qua một cánh đồng không rộng, có mấy ngôi nhà ở dọc bờ suối, mùa khô không có nước, không một bóng người. Riêng anh có thấy một cô gái CamPuChia khoảng 20 tuổi mang gùi đang làm gì dưới suối. Nhóm trinh sát vẫn tiếp tục đi khảo sát địa hình nhưng không phát hiện được gì. Đi được khoảng năm trăm mét thì P.A.S bảo các trinh sát ngồi nghỉ, anh quay trở lại chỗ vừa thấy người con gái. Đến nơi cũng là lúc cô gái từ dưới suối đi lên. Không kiềm chế được mình, như một định mệnh, anh rút súng ngắn cầm ở tay, buộc cô gái kéo váy xuống, anh ôm lấy cô gái. Sợ quá cô gái CamPuChia không giám chống cự, buông lỏng mình cho P.A.S hành động. Hành động xong P.A.S trở lại với các chiến sỹ trinh sát trở về trung đoàn như không có chuyện gì xẩy ra. Nơi cô gái CamPuChia vừa bị hiếp, sau đó vài giờ có 2 chiến sỹ bộ đội Bạn đi qua. Cô ấy sợ hãi kể hết với họ những chuyện vừa xẩy ra và cùng họ đến tại Trung đoàn bộ nhận mặt P.A.S. Một ngày sau đó P.A.S bị Viện Kiểm Sát quân sự Quân Đoàn 4 ra lệnh bắt giam. P.A.S đứng dậy nghe xong lệnh bắt, anh giơ hai tay run rẩy tra vào vòng thép trắng số 8. Mặt anh thuổn ra, da tái nhợt, chân khuỵu xuống, người nhũn như lá chuối héo. Hai đồng chí vệ binh quân đoàn cầm tay, xốc nách, kéo lê P.A.S lên xe đóng sầm cửa lại. Người đồng đội mới vừa nãy đây thôi, bổng chốc bị quẳng lên xe như một con vật vô tri. Những người được chứng kiến sự việc này thật ngỡ ngàng, bất ngờ, mông lung khó tả… Tòa án quân sự Quân đoàn 4 tuyên án tử hình P.A.S"..."
(CCB tham gia Hội thẩm quân nhân của Tòa án quân sự Quân đoàn 4, kể)
....
"Ngay khi mới giải phóng Campuchia, vào khoảng tháng 1-2.1979, TC nghe tin: Có một hạ sĩ tên NQA quê huyện Tuy Hòa PY, là lính thông tin của một đơn vị thuộc Mặt trận 579, can tội hiếp dâm. A dụ cô gái Khmer đi theo để A chỉ kho lương thực... Lợi dụng chố vắng bên suối, A cưỡng hiếp nhưng không thành, sau đó cô gái tố cáo. A bị bắt đem ra Tòa án quân sự xét xử, có sự tham gia các nhân chứng. án là tử hình. Nơi xử bắn ở cây số 3 thị xã Stung Treng.
Lúc đó tôi đang đóng quân gần đó nhưng không đi xem tử hình. Sau này, TC nghe phong phanh, có người bảo tử hình giả, có anh lớn tuổi hơn thì bảo thời đánh Mỹ ở Lào cũng xử kiểu đó. Có lẽ cách này lại hay, vẹn đôi đường. Lúc ấy tôi tin, không thể có chiện đánh lừa chính quyền, nhân dân bạn nên không hỏi vặn chuyện này.
5-7 năm sau tôi gặp thằng bạn cùng lính K cùng quê hỏi, nó nói: Mình cũng nghe có người bảo A không bị bắn, cũng bán tín bán nghi nên đi tìm đến tận nhà và gặp A. A kể bị bịt mặt đưa lên xe thùng đến pháp trường (có lẽ là chở cùng xe với tù binh quân Pol Pot). A không biết ai bị bắn (thì có thể đoán ta bắn tù binh thế mạng). A được đưa về nước ra Bắc cải tạo, ra tù về quê làm ăn."
(Thợ cạo)
.....
"Trong số cán bộ F320 có anh Quách Q. là D phó trắng trẻo trán hơi hói hay nói chuyện với tôi . Một năm sau ,năm 1980 tôi được cử đi dự buổi xử án của Tòa án quân sự Quân đoàn 3 tổ chức ở rạp hát thành phố Thái nguyên .Sau phần xử 1 vụ tự thương bất ngờ thấy quân cảnh dẫn Quách Q ra trước vành móng ngựa .
Bất ngờ và ngạc nhiên hơn là nội dung vụ án mà anh là bị can . Khi sư 320 tiến xuống Tà Keo trong một trận đánh D của anh bắt được mấy tên địch cả nam và nữ , có lệnh rút tiểu đoàn đã hành quân chỉ còn anh, liên lạc và vài trinh sát đi sau với tù binh . Bọn tù binh ngoan cố không chịu đi ,nếu dùng dằng sẽ bị bọn Miên quay lại tấn công nguy hiểm nên anh đã cho xử và lột lấy đồng hồ ở một tên nữ
Ra tòa làm chứng có 1 trinh sát và liên lạc , cả 2 người cùng xác nhận diễn biến , tay trinh sát khốn nạn còn nhấn mạnh chuyện khi bắn xong anh còn hỏi hắn có muốn xem thân thể phụ nữ không làm hắn ngượng và đó là tình tiết tăng nặng ? Quách Q. vừa khóc vừa thừa nhận những gì tòa nêu . Cuối cùng tòa tuyên án Quách Q .18 năm tù vì phạm tội giết người cướp . Cả hội trường rộng lớn lặng ngắt , rất nhiều sỹ quan từng vào sinh ra tử đã rơi nướ mắt thương anh...."
(Tiích từ Tai Le)
Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2018
Các nhà văn Nga nói gì khi nhận giải Nobel?
Tính cho tới thời điểm hiện tại, có 5 nhà văn Nga được trao giải Nobel Văn học: Ivan Bunhin (1933), Boris Pasternak (1957), Mikhail Sholokhov (1965), Aleksandr Sogienhinsin (1972) và Ioxip Brodsky (1987). Nhà văn Boris Pasternak được trao giải Nobel nhưng không được chính quyền Xô Viết cho sang Stockhom (Thụy Điển) nhận giải. Thành thử chí có 4 nhà văn có mặt và có bài phát biểu trong Lễ trao giải. Sau đây là những lược trích lời phát biểu khi nhận Giải Nobel Văn học của các nhà văn ấy.
IVAN BUNHIN: “ĐỐI VỚI NHÀ VĂN, TỰ DO TƯ TƯỞNG VÀ LƯƠNG TÂM LÀ MỘT ĐỊNH ĐỀ, MỘT CÁI ĐÍCH PHẢI ĐẾN”
Kể từ ngày Giải thưởng Nobel ra đời, đây là lần đầu tiên các ngài trao giải cho một người lưu vong. Người ấy là tôi đây! Tôi luôn luôn biết ơn và ghi nhớ trong tâm khảm lòng mến khách của nước Pháp. Các vị thành viên Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển kính mến, cho phép tôi thay mặt cá nhân và tác phẩm của mình nói rằng quyết định của các ngài thật là tuyệt vời. Trên thế gian này cần tồn tại quyền lực của tính độc lập hoàn toàn. Không nghi ngờ gì, ngồi xung quanh dãy bàn kia là những đại diện của mọi chính kiến, mọi quan điểm triết học, mọi tín ngưỡng. Nhưng vẫn có cái gì đó chung, không lay chuyển: Đó là sự tự do tư tưởng và lương tâm - những gì chúng ta được thụ hưởng nhờ nền văn minh. Đối với nhà văn, Tự do là yếu tố đặc biệt cần thiết. Đó là một định đề, một cái đích phải đến đối với các nhà văn chúng ta. Thưa các ngài thành viên Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển, việc làm của các vị một lần nữa chứng minh rằng tình yêu đối với Tư do là một tín ngưỡng có thật tại Thụy Điển.
MIKHAIL SHOLOKHOV: “NHƯ TRONG KINH PHÚC ÂM ĐÃ NÓI…”
Hiện nay người ta rất hay nói tới mấy tiếng tính tiền phong trong văn học, hiểu như là những gì hiện đại được thể hiện về phương diện hình thức của văn chương. Theo quan niệm của tôi, những người nghệ sỹ tiền phong chân chính là những ai trong tác phẩm của mình khai mở những nội dung mới, xác lập nên những đặc điểm mới của cuộc sống trong thời đại chúng ta. Chủ nghĩa hiện thực nói chung, tiểu thuyết hiện thực nói riêng đều dựa trên những kinh nghiệm sáng tạo của các thiên tài trong quá khứ. Nhưng trong quá trình phát triển của mình chủ nghĩa hiện thức ấy dần tích tụ được những gì mới mẻ nhất, hiện đại nhất.
Tôi đang nói tới thứ chủ nghĩa hiện thực mang trong mình nó lý tưởng cải tạo đời sống, vì lợi ích của con người. Lẽ đương nhiên là tôi đang nói tới chủ nghĩa hiện thực mà bây giờ chúng tôi gọi bằng mấy tiếng chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Cái đặc sắc của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là ở chỗ nó phản ánh một thế giới quan phủ nhận tính trực giác cùng thái độ thoát ly khỏi hiện thực; nó kêu gọi con người hướng tới cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ của nhân loại; nó tạo điều kiện để đạt tới những mục đích thiết thân với hàng triêu triệu con người; nó chiếu rọi cho họ con đường đi tới tương lai.
Nhân loại chưa hề bị tán phát trong nỗi cô đơn, trong tâm lý cá nhân vị kỷ khiến họ ngụp lặn trong trạng thái phi trọng lượng như các nhà du hành vũ trụ khi thoát ra ngoài lực hút của trái đất. Chúng ta đang sống trên một hành tinh tuân thủ theo những quy luật có thật và như trong Kinh Phúc âm đã nói, những cơn phẫn nộ, những mối quan tâm thường nhật; những âu lo, những yêu cầu, những hy vọng hướng đến một ngày mai sáng tươi hơn của chính những quy luật có thật kia đang chi phối cuộc sống hôm nay của chúng ta. Những cộng đồng đông đúc sống trên trái đất đang vận động với những nỗ lực giống nhau; có chung những lợi ích sống và chính vì thế họ luôn thống nhất với nhau chứ không phải phân tán như có một số người nghĩ thế.
Đó chính là những con người lao động mà bằng bàn tay, khối óc của mình họ đang sáng tạo ra tất cả. Tôi thuộc số những nhà văn tự nhận ra danh dự và sự tự do cao cả của mình không là điều gì khác ngoài việc dùng ngòi bút phục vụ nhân dân lao động.
ALEKSANDR SOLZHENITSYN: “TÀI NĂNG CỦA NGƯỜI NGHỆ SỸ NẨY SINH NGAY TỪ LÚC CHÀO ĐỜI. VÀ CÙNG VỚI TÀI NĂNG ẤY LÀ Ý THỨC TRÁCH NHIỆM”.
Các nhà khảo cổ học sẽ không thể phát hiện ra những giai đoạn văn minh sớm của con người nếu không có sự hiện diện trên cõi đời này ngành nghệ thuật của chúng ta. Ngay từ buổi ban mai còn tranh tối trang sáng của nhân loại, chúng ta đã nhận được món quà qúy ấy từ bàn tay của ai đó mà chúng ta không kịp nhận ra. Chúng ta cũng không kịp hỏi nữa: Để làm gì món quà này và tiếp cận với nó ra sao đây?
Tất cả những nhà tiên tri đã sai lầm và sẽ sai lầm khi cảnh báo rằng nghệ thuật sẽ phân hủy, sẽ mủn rách những manh áo của mình, sẽ chết. Chúng ta sẽ chết và Nghệ thuật sẽ còn mãi. Thử hỏi, tận đến ngày xuống mồ chúng ta có hiểu hiết mọi phương diện và những ý nghĩa của Nghệ thuật không đây?
Không phải mọi phương diện của Nghệ thuật đã được gọi tên ra. Còn phải nói nhiều hơn nữa. Nghệ thuật biết làm mủi lòng thậm chí những tâm hồn lạnh giá, khô héo để kéo nó tới với cái cao cả. Bằng phương tiện nghệ thuật, qua con đường ngắn gọn, rành rõ chúng ta đạt tới sự chân thật mà những suy nghĩ lý trí không thể đạt tới được.
Giống tấm gương nhỏ trong các chuyện cổ tích, nhìn vào gương ta sẽ nhận ra không phải là mình, mà là cái cái khoảnh khắc không thể đạt tới, không thể nhẩy tới, không thể bay đến. Và tâm hồn chỉ còn biết thổn thức mà thôi…
Nỗi đau của một dân tộc khi văn học bị sự can thiệp trắng trợn của quyền lực - đó không chỉ là nỗi đau khi “tự do báo chí” bị xâm phạm, mà đó còn là nỗi đau khi trái tim dân tộc đó bị cầm tù. Dân tộc đó không còn khả năng nhớ lại chính mình; dân tộc đó bị tước đoạt sự thống nhất về mặt tinh thần, và nói đại thể là tiếng nói của những người đồng bào trong cộng đồng đó không còn mang thiên chức giúp để họ hiểu biết nhau. Sẽ trở nên vật vờ, chết dần chết mòn những thế hệ người câm không còn khả năng kể về mình, về cộng đồng, về ông cha. Có những thiên tài như Akhmatova hay Zamiatin - những người cả đời bị cầm tù giữa bốn bức tường bê tông, bị buộc phải nín lặng cho tận tới khi xuống mồ để không còn được nghe thấy tiếng đồng vọng ngay của những dòng mình viết ra - đó không chỉ là nỗi đau của cá nhân họ mà còn là nỗi đau của cả dân tộc, là nỗi hiểm họa đối với cả dân tộc ấy. Suy rộng ra, đối với cả loài người, với sự im lặng bị bắt buộc ấy, con người sẽ hoàn toàn không thể hiểu được Lịch sử của mình…
Chúng ta không phủ nhận cái quyền của người nghệ sỹ được biểu hiện những sống trải, những chiêm nghiệm rất... rất riêng tư, xem thường tất cả những điều khác tồn tại trên thế giới này. Chúng ta cũng sẽ không yêu cầu người nghệ sỹ lên án hoặc van nài, hoặc cố gắng hiểu cho ra cái cuộc sống chính chúng ta còn chưa hiểu được.Bởi lẽ, người nghệ sỹ chỉ làm nẩy nở được một phần tài năng của mình, còn phần lớn hơn của tài năng ấy đã sinh ra ngay khi anh ta cất tiếng khóc chào đời. Nhưng cùng với tài năng, chúng ta yêu cầu ở anh ta tinh thần trách nhiệm đối với khát vọng tự do của chính mình. Cứ cho rằng có những nghệ sỹ không cần cho ai cả, nhưng chúng ta vẫn rất đau lòng khi được chứng kiến anh ta rời bỏ cái thế giới rất riêng hoặc khoảng không gian được tạo nên bởi những ước muốn đỏng đảnh của anh ta , để rồi dâng hiến thế giới có thực vào tay những kẻ vụ lợi, nhỏ nhen, ngu dốt.
IOSIF BRODSKY: “AI ĐÃ TỪNG ĐỌC DICKENS, HỌ KHÓ BÁC BỎ NHỮNG GÌ CỦA DICKENS TRONG BẢN THÂN MÌNH, HƠN NHỮNG AI CHƯA TỪNG ĐỌC NHÀ VĂN NÀY”
Tôi đồ chừng những ai đã từng đọc Dickens, họ khó xóa bỏ những gì của Dickens trong họ, hơn những ai chưa từng đọc nhà văn này. Tôi đang nói tới việc đọc sách của Dickens, Stendhal, Dostoievsky, Flaubert, Balzac… nghĩa là đọc văn học… chứ tôi không muốn nói tới việc đọc thông viết thạo, việc có trình độ học vấn… Người có chữ, có trình độ học vấn về phương diện này hay phương diện khác vẫn có thể chỉ là người đọc chữ, khi tự giết chết trong bản thân những gì do sách truyền cảm hứng và khăng khăng giữ vững tín điều của mình. Nhiều kẻ độc tài là người có học. Hitlle cũng thế. Mao Trạch Đông còn làm thơ nữa. Ấy vậy nhưng bản danh sách những người đã bị họ giết chết dài hơn rất nhiều bản danh sách những tác phẩm họ đã đọc.
Cái thế hệ (trong đó có tôi ) - bao gồm một lớp người được sinh ra khi những lò thiêu ở Auschwitz đã làm việc với công xuất cao nhất; khi Stalin đạt tới đỉnh cao quyền lực - cái thế hệ ấy, xét về nhiều phương diện, đã tự nguyện chuẩn bị về mặt tinh thần để tan biến trong những lò thiêu người kia, hoặc trong các nghĩa trang tại các “quần đảo ngục tù”. Nhưng không phải toàn bộ thế hệ ấy đã bị thiêu hủy, chí ít ra là ở nước Nga- thì ở đây lại là công lao của thế hệ tôi, để hôm nay tôi còn được xuất hiện ở nơi đây. Chỉ riêng việc tôi được đứng đây bây giờ trước quý vị chính là sự thừa nhận công lao ấy đối với văn hóa nói chung, văn hóa thế giới nói riêng…
TÔ HOÀNG
(Theo “ Luận chứng và Sự kiện” - CHLB Nga )
Trại súc vật của George Orwell: Biếm họa sâu cay về “các thế lực thù địch”
Thuận Nhân
Trại súc vật của George Orwell là một tác phẩm nổi tiếng từng được tờ Time bình chọn là một trong 100 tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất, nằm thứ 31 trong danh sách các tác phẩm hiện đại hay nhất của thế kỷ 20, và nằm trong tuyển tập các tác phẩm lớn của thế giới phương Tây.
Trại súc vật bắt đầu bằng việc một bầy súc vật không chịu nổi sự “bóc lột” của con người mà vùng lên làm cách mạng tạo phản, cuối cùng đã đuổi được con người và thành lập một “Trại súc vật” do mình làm chủ.
Nhưng không lâu sau đó, con heo lãnh tụ, kẻ dẫn đầu bầy động vật tiến hành “cách mạng”, lại được hưởng đặc quyền, một mình hưởng thụ sữa bò và táo. Khi các loài động vật khác, những kẻ từng ôm giữ ý niệm “tất cả các loài động vật đều bình đẳng như nhau” mà tham gia cách mạng, nghi ngờ con heo lãnh tụ, con heo phụ trách tuyên truyền đã giải thích rằng:
Chúng tôi ăn những thứ này mục đích duy nhất là phải giữ gìn sức khỏe cho chúng tôi. Toàn bộ việc quản lý và tổ chức công việc trong khu vườn đều dựa vào chúng tôi. Chúng tôi vì hạnh phúc của mọi người mà ngày đêm tận tâm tận lực. Do đó, điều này là vì các bạn, chúng tôi mới uống sữa bò và mới ăn táo. Các bạn có biết không, lỡ khi loài heo chúng ta mất chức, vậy chuyện gì sẽ xảy ra? Jones sẽ cuốn bụi mà quay trở lại! Đúng vậy Jones sẽ cuốn bụi mà quay trở lại! Quả thực, các đồng chí! Jones vốn là ông chủ của khu vườn, cũng là kẻ thống trị của ‘xã hội cũ’.
Một vài loài động vật cá biệt mơ hồ nhớ rằng khi Jones còn ở đây, tình hình cuộc sống của các loài động vật hầu như không kém hơn so với hiện tại. Nhưng theo sự tuyên truyền ngày qua ngày, nỗi sợ hãi Jones sẽ cuốn bụi mà quay trở lại đã ăn sâu vào đầu những loài động vật như một phản xạ có điều kiện. Vậy là lũ động vật không còn lời nào để nói về đặc quyền của heo. Rất nhanh, đặc quyền của heo càng ngày càng nhiều…
Mặt khác, làm thế nào để đề phòng việc Jones lại cuốn bụi quay trở lại, đặc biệt là sự câu kết giữa kẻ đồ tể và Jones, phá hoại trang trại mà lũ động vật vận hành, đã trở thành một nội dung quan trọng trong cuộc sống thường nhật của các loài động vật. Đối mặt với “đại sự hàng đầu” như vậy, những bất mãn và ý kiến bất đồng khác đã trở thành chuyện vặt vãnh không quan trọng. Hơn nữa, luôn luôn “đề cao cảnh giác”, “chuẩn bị chiến đấu” đã trở thành một nội dung quan trọng bậc nhất vượt qua mọi điều trong cuộc sống xã hội. Bên cạnh đó, dưới sự điều động của con heo lãnh tụ, lũ động vật làm việc ngày càng chăm chỉ hơn, hứa hẹn cho một “cuộc sống tương lai dễ chịu”.
Cá biệt trong lũ động vật, có một con ngựa cần cù chăm chỉ, làm việc cho đến khi gục ngã. Thế là con heo lãnh tụ cử một chiếc xe kéo tới, nói là để đưa ngựa tới bệnh viện an dưỡng. Tuy nhiên, con lừa biết đọc lại phát hiện ra rằng đó là chiếc xe của một tay giết thịt. Vậy là con heo tuyên truyền phải vào cuộc, nói rằng chiếc xe đó đã được mua lại từ tay kẻ đồ tể, và rằng con ngựa sẽ được an dưỡng thích đáng.
Một thời gian sau, con heo tuyên truyền công bố rằng con ngựa đã ra đi hạnh phúc trong bệnh viện, và lũ heo tổ chức một ngày lễ để tôn vinh con ngựa, cùng trại súc vật vinh quang, và khuyến khích các con vật khác noi gương con ngựa…
Nhưng sự thật là con ngựa đã bị bán cho kẻ đồ tể, để lũ heo có tiền mua rượu whisky.
Nhiều năm sau đó, trại súc vật ngày càng hoạt động tốt hơn, và thu được nguồn lợi nhiều hơn. Nhưng những gì được hứa hẹn như đèn điện, hệ thống sưởi, nước uống đều bị quên lãng. Con heo lãnh tụ đã khiến lũ động vật tin rằng sống một cuộc sống giản dị là điều hạnh phúc nhất. Những con heo bắt đầu bắt chước lối sống của người, đi bằng hai chân, mang theo roi da, mặc quần áo. Lý niệm “tất cả các loài động vật đều bình đẳng như nhau” được thay thế bằng lý niệm “tất cả các loài động vật đều bình đẳng như nhau, nhưng một số thì bình đẳng hơn những con khác”.
Khi con heo lãnh tụ mở một bữa tiệc và mời những người nông dân ở địa phương tới, lũ động vật trong trại nhìn từ heo sang người, và chợt nhận ra rằng, chúng không còn phân biệt được heo và người nữa…
Mặc dù Trại súc vật vẫn còn thể hiện rõ những luyến tiếc về quan niệm bình đẳng xã hội không tưởng của tác giả, nhưng quả thật George Orwell đã thành công trong việc khắc họa bản chất triết học đấu tranh của kẻ thống trị chuyên chế một cách giàu hình tượng và sâu sắc.
Thông qua hình tượng kẻ địch vô hình được tạo ra và lưu giữ mọi thời khắc trong đầu óc lũ động vật, thông qua việc cường điệu sự nguy hiểm của kẻ địch mọi lúc, cường điệu tính tất yếu của việc “đoàn kết nhất trí”, kẻ thống trị đã khiến lũ động vật phải “tạm thời nhẫn nhịn” tất cả sự bạo ngược. Lũ động vật ngây thơ tin rằng hành vi bạo lực này xuất phát từ một nguyện vọng bình đẳng tốt đẹp, và cuối cùng sẽ mang lại hạnh phúc cho mọi người.
Nhưng tất nhiên, người ta có nam có nữ, có giàu có nghèo, có sướng có khổ, có ngọt bùi có đắng cay, có chăm chỉ có lười biếng, có giỏi có kém, có cảm nhận khác nhau, có tính cách khác nhau, có hoàn cảnh khác nhau, vậy thì cuộc sống mới thật là phong phú và có hương vị. Cái gọi là nguyện vọng bình đẳng không tưởng bên trong nguồn tài nguyên có hạn là trái đất này, và thứ học thuyết đấu tranh luẩn quẩn kia, đều chỉ là ngụy biện mà thôi…
THÁO XÍCH
Truyện ngắn : Phạm đình Trúc Thu
Phải mất hơn 5 năm, tôi mới tạo xong cây Mai Bonsai để bàn.Tết rồi gửi dự thi được luôn cái Huy chương vàng.Tôi không bán, dù có nhiều người hỏi mua.
Nhà tôi tuy ở mặt tiền đường nhưng khoảng sân trước nhà nhỏ hẹp, nên cây tôi chơi đều để ở nhà mẹ tôi vì sân rộng nắng tốt, nhờ mấy đứa em tưới cho. Tuần nào tôi cũng về thăm mẹ, tiện thể bón phân, cắt tỉa cây.
Mẹ tôi sửa nhà. Đám thợ làm vô ý làm gãy cành hết mấy cây thành phẩm. Tôi sợ hư cây mai nên vội đem về nhà. Hàng rào nhà tôi cũng không thuộc loại kiêng cố. Sợ bị trộm nên tôi lấy sợi xích nhỏ quấn quan chậu mai rồi khóa vào móc tường.
Hôm thằng bạn thân ghé chơi, thấy cây mai bị xích, nó phán : " Sự sống đẹp như vậy mà mày xích xiềng thì tội cho nó quá. Trông chướng con mắt".
Ừ, nó nói cũng phải.Tôi tháo xích, bụng nghĩ cũng chỉ vài tháng mẹ tôi sửa nhà xong thì tôi đem về.
Ai, ngờ tháo xích mới 2 ngày thì đã bị mất trộm.
Tôi buồn cả tuần, không phải vì tiếc mất đi vài triệu đồng mà vì lo không biết cây mai có tiếp tục sống được hay không?
Thằng bạn lại đến, không thấy cây mai nó hỏi. Tôi trừng mắt bảo nó : " Cũng tại mày bảo tao tháo xích. Mới tháo được 2 ngày là bị trộm mất.". Thằng bạn im lặng, rồi vỗ vai tôi, nói : " Thôi mày cũng đừng buồn làm gì. Chắc nó hết duyên với mày rồi"
Không biết, điều thằng bạn tôi nói có đúng hay không nhưng lòng tôi vẫn canh cánh lo lắng.
Cây mai liệu có còn sống?
Đến giờ, mỗi lần nhìn tấm bằng khen, lòng tôi không khỏi ngậm ngùi tự hỏi : " Cây mai có còn sống hay không? Nếu còn thì có còn giữ được vẽ đẹp như khi nó ở bên tôi và liệu nó có trổ hoa đúng tết?"
11/2018
Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018
Trung bình 9 người dân đang phải nuôi 1 cán bộ nhà nước
Chân Hồ
•
Tính bình quân, 9 người dân Việt Nam đang phải nuôi 1 cán bộ hưởng lương hoặc đang nhận phụ cấp từ ngân sách Nhà nước.
Thông tin được PGS.TS Phạm Duy Nghĩa (Đại học Fulbright Việt Nam) nêu tại hội thảo về Chính phủ và chính quyền địa phương do Bộ Nội vụ tổ chức cuối tháng 8 qua.
Dẫn số liệu từ Bộ Nội vụ, ông Nghĩa cho biết tính đến cuối tháng 3/2018, ước tính số lượng người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách lên tới 11 triệu người.
“Bình quân cứ 9 người dân Việt Nam đang phải nuôi 1 cán bộ hưởng lương hoặc đang nhận phụ cấp từ ngân sách Nhà nước”, ông Nghĩa tính toán.
Theo ông Nghĩa, hiện trạng này là một phần lý do khiến Việt Nam vẫn còn nghèo và yếu khi tỷ lệ công chức và viên chức của Việt Nam thuộc hàng cao nhất khu vực, với 4,8% dân số cả nước.
Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018
ĐÀO THÁI SƠN CÓ "ĐẠO VĂN " HAY KHÔNG?
Báo Tây ninh số ra ngày 22-10-2016, trên trang Văn học-Nghệ thuật ở chuyên mục Đến với thơ hay có đăng bài : " Không phải là một bài thơ trữ tình" của tác giả Đào Thái Sơn và bài này được Đào Thái Sơn đưa lên fb của mình kèm theo ảnh chụp trang Báo Tây ninh đăng bài. Do có nhiều duyên nợ với Báo Tây ninh nên tôi không khỏi " tò mò" để dành thời gian đọc hết bài viết. Sỏ dĩ tôi " tò mò" cũng bởi một lý do Tây ninh rất khan hiếm những cây bút viết " Nghiên cứu- lý luận- phê bình" ở lĩnh vực Văn học- Nghệ Thuật. Sau khi đọc bài tôi không khỏi thất vọng vì Ban biên tập Tây ninh đã chứng tỏ sự " cẩu thả" trong việc biên tập và cho đăng bài viết này, nhất là đối với một Bài thơ(kệ) đã được xem là một kiệt tác của Văn học cổ Việt Nam, một bài thơ(kệ) của bậc chân tu có nhiều công đức đối với nhân dân và được tôn thờ "thần thánh hóa" qua nhiều "truyền thuyết" lưu truyền đến ngày hôm nay : THIỀN SƯ KHÔNG LỘ.
Bài thơ (kệ) " NGÔN HOÀI" là một tác phẩm bất hủ mà cho đến ngày nay các nhà nghiên cứu -phê bình- văn học Việt nam, các nhà sư, nhà thơ...vẫn chưa thẩm thấu được hết các tầng ý nghĩa và đã tốn không biết bao nhiêu là giấy mực để bàn luận với mục đích thấu đáo toàn bộ kiệt tác này một cách đúng đắn nhất. Vì vậy, các bạn sẽ dễ dàng tìm thấy rất nhiều ;hàng ngàn bài viết về Bài thơ này của giới chuyên môn cũng như người không chuyên.
Thế nhưng, Đào Thái Sơn là ai lại " mạnh dạn" khẳng định "Ngôn hoài" không phải là một " Bài thơ trữ tình".
Bài thơ (kệ) " NGÔN HOÀI" là một tác phẩm bất hủ mà cho đến ngày nay các nhà nghiên cứu -phê bình- văn học Việt nam, các nhà sư, nhà thơ...vẫn chưa thẩm thấu được hết các tầng ý nghĩa và đã tốn không biết bao nhiêu là giấy mực để bàn luận với mục đích thấu đáo toàn bộ kiệt tác này một cách đúng đắn nhất. Vì vậy, các bạn sẽ dễ dàng tìm thấy rất nhiều ;hàng ngàn bài viết về Bài thơ này của giới chuyên môn cũng như người không chuyên.
Thế nhưng, Đào Thái Sơn là ai lại " mạnh dạn" khẳng định "Ngôn hoài" không phải là một " Bài thơ trữ tình".
Đọc bài viết , người đọc dễ dàng nghĩ ngay đây là những phát hiện rất mới của tác giả: việc đưa bài thơ vào chương trình giáo dục, một cách hiểu mới về ý nghĩa của bài thơ mà hướng dẫn cách giảng và hiểu bài thơ của sách giáo khoa là quá "khuôn sáo" và "không thích đáng" và tác giả đã diễn giãi để đi đến kết luận :" Ngôn hoài là một bài thơ thiền không nói về thế giới thực tại, mà mượn những hình ảnh của thực tại để ám thị khai ngộ : chọn nơi thích hợp vắng vẻ để tu tập, từ đó sẽ an tâm với đạo, rồi có lúc sẽ được đốn ngộ, ta và vật sẽ hòa đồng không còn vướng mắc nữa. Đó là chỗ thầy dạy tâm yếu cho đệ tử….Thơ thiền phải đứng trên góc độ của thiền mà giảng thì mới phù hợp. Không thể lấy cái tư tưởng trần tục để giải thích nó. Người học thơ thiền không phải cầu đắc đạo mà là giúp ta tiếp xúc với những giấc mơ giải thoát – thoát ra khỏi biển khổ của thế gian để tâm hồn được thanh thản trong trẻo, giải trừ ác nghiệp."
Thật ra, Đào Thái Sơn đã "đạo văn" một cách trắng trợn. Không chỉ vậy mà còn "thêm mắm, dặm muối" hết sức sai lệch. Tôi sẽ phân tích và chứng minh điều này ở phần sau
Trước hết, tôi muốn đề cập đến Đào Thái Sơn là ai? Và bài viết trên đã từng được đăng trên " Đất đứng" năm 2014 và cũng từng được nhận những lời bình xác đáng một cách "tế nhị"
Thật ra, Đào Thái Sơn đã "đạo văn" một cách trắng trợn. Không chỉ vậy mà còn "thêm mắm, dặm muối" hết sức sai lệch. Tôi sẽ phân tích và chứng minh điều này ở phần sau
Trước hết, tôi muốn đề cập đến Đào Thái Sơn là ai? Và bài viết trên đã từng được đăng trên " Đất đứng" năm 2014 và cũng từng được nhận những lời bình xác đáng một cách "tế nhị"
ĐÀO THÁI SƠN LÀ AI?
Sơn xuất hiện và nhanh chóng trở thành gương mặt thơ sáng giá của tỉnh và nhanh chóng được giới Văn học -nghệ thuật không chỉ trong nước mà cả ngoài nước chú ý. Một nhà thơ trẻ có nhiều triển vọng. Quả thật, khi lần đầu đọc thơ Sơn tôi không khỏi bị thu hút. Thơ Sơn có nét riêng.
Sơn nhanh chóng được Hội văn học- nghệ thuật tỉnh hỗ trợ in thơ và cũng được đăng nhiều thơ trên các trang mạng chuyên ngành trong và ngoài nước, kể cả trang mạng " lề trái". Thơ Sơn được đăng tải trên trang của nhà nghiên cứu- lý luận phê bình Inrasara, trang trên của nhà văn Phong Diệp...Sơn sớm trở thành " một nhà thơ có tên tuổi" được yêu mến.
Tôi không biết nhiều về Sơn, chỉ biết Sơn là giáo viện dạy văn và chỉ gặp Sơn một lần khi vào chơi, dự sinh hoạt của nhóm "Đất đứng".Nhưng tôi có cảm tình với Sơn, chủ yếu là qua những bài thơ của Sơn mà tôi đọc được. Chính cái cảm tình ấy, mà trong lần tình cờ cà phê với anh Ngạc Thụy,anh Hồng ở quán Ghita khi bàn chuyện tìm người phụ trách bộ môn Văn học của Hội văn học - nghệ thuật tỉnh , tôi đã buộc miệng đề cử Sơn( cho dù tôi không còn sinh hoạt, tham gia các hoạt động của Hội Văn nghệ Tây ninh từ rất lâu rồi).
Không biết gì lý do gì Sơn lại nhảy vào lĩnh vực Lý luận phê bình văn học, một lĩnh vực đòi hỏi người tham gia phải làm việc cật lực và hết sức nghiêm túc.Khi Sơn bắt đầu viết những bài "gọi là bình thơ" của vài tác giả dù chưa đặc sắc nhưng cũng là điều đáng trân trọng. Như đã nói, Tây ninh thiếu hẳn một cây bút "nghiên cứu -lý luận phê bình " chuyên nghiệp.
Sơn nhanh chóng được Hội văn học- nghệ thuật tỉnh hỗ trợ in thơ và cũng được đăng nhiều thơ trên các trang mạng chuyên ngành trong và ngoài nước, kể cả trang mạng " lề trái". Thơ Sơn được đăng tải trên trang của nhà nghiên cứu- lý luận phê bình Inrasara, trang trên của nhà văn Phong Diệp...Sơn sớm trở thành " một nhà thơ có tên tuổi" được yêu mến.
Tôi không biết nhiều về Sơn, chỉ biết Sơn là giáo viện dạy văn và chỉ gặp Sơn một lần khi vào chơi, dự sinh hoạt của nhóm "Đất đứng".Nhưng tôi có cảm tình với Sơn, chủ yếu là qua những bài thơ của Sơn mà tôi đọc được. Chính cái cảm tình ấy, mà trong lần tình cờ cà phê với anh Ngạc Thụy,anh Hồng ở quán Ghita khi bàn chuyện tìm người phụ trách bộ môn Văn học của Hội văn học - nghệ thuật tỉnh , tôi đã buộc miệng đề cử Sơn( cho dù tôi không còn sinh hoạt, tham gia các hoạt động của Hội Văn nghệ Tây ninh từ rất lâu rồi).
Không biết gì lý do gì Sơn lại nhảy vào lĩnh vực Lý luận phê bình văn học, một lĩnh vực đòi hỏi người tham gia phải làm việc cật lực và hết sức nghiêm túc.Khi Sơn bắt đầu viết những bài "gọi là bình thơ" của vài tác giả dù chưa đặc sắc nhưng cũng là điều đáng trân trọng. Như đã nói, Tây ninh thiếu hẳn một cây bút "nghiên cứu -lý luận phê bình " chuyên nghiệp.
Đáng tiếc, có lẽ cái "danh " đã khiến Sơn nôn nóng muốn khẳng định mình hơn thế nữa và có tư tưởng " Tự tôn" coi thường người đọc" đến độ không thể chấp nhận được. Sỡ dĩ, tôi mạnh dạn nhận định về Sơn như vậy là do Bài viết nêu trên của Sơn khi đăng trên trang "Đất đứng" đã được những lời bình " sáng giá".
Bài " Đôi điều về bài thơ Ngôn hoài của Không Lộ Thiền Sư của Sơn trên Đất đứng đăng vào ngày 18-7-2014 đến nay có gần 1400 lượt đọc, mặc dù chỉ có 3 lời bình ngay sau khi bài được đăng ( không biết có phải do Ban quản trị Đất đứng chặn bình luận hay không?).
Với 3 lời bình này đáng lý ra Sơn phải " thức tỉnh".
Bài " Đôi điều về bài thơ Ngôn hoài của Không Lộ Thiền Sư của Sơn trên Đất đứng đăng vào ngày 18-7-2014 đến nay có gần 1400 lượt đọc, mặc dù chỉ có 3 lời bình ngay sau khi bài được đăng ( không biết có phải do Ban quản trị Đất đứng chặn bình luận hay không?).
Với 3 lời bình này đáng lý ra Sơn phải " thức tỉnh".
Hãy xem 3 lời bình này :
Giang Ngọc 18 Tháng Bảy, 2014 at 8:40 chiều
“Nhàn Ngư hay Ngôn Hoài “đều là những bài thơ cổ. Tôi không được học trong thời kỳ mà bài thơ này được đưa vào “Văn học” Tuy nhiên, nếu là có tôi thực sự “Không hiểu nổi .Không biết bài thơ này đưa vào chhương trình Văn Học lớp nào cho phù hợp khi trình độ học sinh chỉ là giới hạn trong ” Quốc ngữ chữ nuớc ta ở bậc “Trung học” Vào thời đó.
Bài viết trên tôi đã đọc ở trong Văn học Việt Nam hoàn toàn viết như thế. Nhưng cũng
chỉ là một giã thiết (hoặc là người đời hư cấu) Không khác gì chuyện “Tây Du Ký) Ngay
truyền thuyết Bồ Đề Dạt Ma qua sông chỉ bằng môt đôi dép cũng vào dạng như thế.
Van học giã sữ và văn học đích thục không thể nhầm lẫn vào nhau đưọc .
Giã thiết về Không Lộ rất nhiều bài viết trên thế giiớ ngay NGƯ NHÀN chưa chắc gì là THẬT thì làm sao “NGÔN HOÀI là đúng . Nói về thơ Thiền m àkhông biét rỏ về Thiền một chút. Chính là sự đi dạo chơi “Cởi ngựa xem hoa”.
Bài viết trên tôi đã đọc ở trong Văn học Việt Nam hoàn toàn viết như thế. Nhưng cũng
chỉ là một giã thiết (hoặc là người đời hư cấu) Không khác gì chuyện “Tây Du Ký) Ngay
truyền thuyết Bồ Đề Dạt Ma qua sông chỉ bằng môt đôi dép cũng vào dạng như thế.
Van học giã sữ và văn học đích thục không thể nhầm lẫn vào nhau đưọc .
Giã thiết về Không Lộ rất nhiều bài viết trên thế giiớ ngay NGƯ NHÀN chưa chắc gì là THẬT thì làm sao “NGÔN HOÀI là đúng . Nói về thơ Thiền m àkhông biét rỏ về Thiền một chút. Chính là sự đi dạo chơi “Cởi ngựa xem hoa”.
“
Hoàng Phụng Thiên 18 Tháng Bảy, 2014 at 8:57 chiều
Hoàng Phụng Thiên 18 Tháng Bảy, 2014 at 8:57 chiều
Bài này tác giả “trích” từ trong Văn học học Phật Giáo Việt Nam và thêm một phần của Lĩnh Nam Chích Quái ” Đó chỉ là những giã thiết đưa lên Giữa mấy vị Thiền Sư Đạo Hạnh Minh Thông, Không Lộ v.v….
Hai bài : Ngư Nhàn và ” Ngôn Hoài” cũng có tới 3 giã thiết khác nhau . ý văn tâm đắc nhưng trọng minh của Ngôn Hoài và Ngư Nhàn không đơn giản . Lóp 10 học trò chưa hiểu hết văn học hiện đại cũng như cận đại của VN . Ngay cả người “biết viết” Văn học” cũng chưa thấm nhuần đạo lý của đời .. Vậy mà ai đó đưa “nó” vào Văn ” lóp 10 .? Phải chăng làm một điều …. khá ngạc nhiên .
Thơ Đường, thơ “Lục bát” thơ tự do của Việt Nam còn biết bao loại chưa cho học sinh học đủ . Cớ gì đưa một bài thơ mang tính chất ” Phật, Thiền và vô vi vào văn lớp 10 ?.
Sữ học chính thống khác với giã sữ . Phải không các bạn.
Hai bài : Ngư Nhàn và ” Ngôn Hoài” cũng có tới 3 giã thiết khác nhau . ý văn tâm đắc nhưng trọng minh của Ngôn Hoài và Ngư Nhàn không đơn giản . Lóp 10 học trò chưa hiểu hết văn học hiện đại cũng như cận đại của VN . Ngay cả người “biết viết” Văn học” cũng chưa thấm nhuần đạo lý của đời .. Vậy mà ai đó đưa “nó” vào Văn ” lóp 10 .? Phải chăng làm một điều …. khá ngạc nhiên .
Thơ Đường, thơ “Lục bát” thơ tự do của Việt Nam còn biết bao loại chưa cho học sinh học đủ . Cớ gì đưa một bài thơ mang tính chất ” Phật, Thiền và vô vi vào văn lớp 10 ?.
Sữ học chính thống khác với giã sữ . Phải không các bạn.
Dương Kỵ 19 Tháng Bảy, 2014 at 12:44 sáng
Theo lịch sữ Phật Giáo : Trong nghiên cứu Phật giáo và văn hoá Việt Nam . Câu chuyện Thiền Sư Dương Không Lộ vẫn cón mang tính chất giã thiết .
@ giã thiết : Dương Không Lộ va Nguyển Minh Thông . Sách vở ghi lại có nhiều điều ngược nhau?. trong lịch sữ về Thiền.
” Đoạn luyện thân tâm thủy đắc thanh
” Sum sum trực cán đối hư đình
” Hữu nhân lai vấn không vuơng pháp
“Thân tọa bình biên ảnh tập hình .
Xem xong thì Thiền sư nói :’ Người đem kinh đến…………sao bảo ta không truyền “Tâm Ấn'”
Tác giả chép bài mà không hiểu hết ý nghĩa .chữ “tâm ấn” nên “cương ” bậy
Khi một sư muốn nói chữ Tâm ấn hay truyền tâm ấn là phải truyền lại “chưởng môn” cho đệ tử truyền thừa. Ở đây có ngĩa bóng là thế thường kế thừa truyền Y bát và tâm ấn .như Ngủ tổ đã truyền Y bát và bài kệ (Tâm Ấn cho Lục Tổ Huệ Năng chẵng hạn. Trong này ý thiền sư nói theo nghĩa đó.
Những bức tranh ” Thuỷ Mặc” Sơn Thủy” Phong Thuỷ không liên quan gì đến “Phong Thửy trong dân gian với Thiền cả. Phong Thủy trong nhà cửa thậm chí bí truyền lại càng dựa vào ngủ hành và bát quái thì làm sao có trong Thiền .
Bài Kệ khác với truyền tâm ấn mặc dầu hai bài là “kệ” . bài thơ : “Ngôn Hoài lại càng không phải hẵn là bài thơ mà cũng chẵng phải toàn là bài kệ. Kệ với thơ hoàn toàn mang tính chất khác nhau .Ở đây tác giả rất lập lờ vì không hiểu mà chỉ dựa vào bài trích nên sai ý lạc đề.
@ giã thiết : Dương Không Lộ va Nguyển Minh Thông . Sách vở ghi lại có nhiều điều ngược nhau?. trong lịch sữ về Thiền.
” Đoạn luyện thân tâm thủy đắc thanh
” Sum sum trực cán đối hư đình
” Hữu nhân lai vấn không vuơng pháp
“Thân tọa bình biên ảnh tập hình .
Xem xong thì Thiền sư nói :’ Người đem kinh đến…………sao bảo ta không truyền “Tâm Ấn'”
Tác giả chép bài mà không hiểu hết ý nghĩa .chữ “tâm ấn” nên “cương ” bậy
Khi một sư muốn nói chữ Tâm ấn hay truyền tâm ấn là phải truyền lại “chưởng môn” cho đệ tử truyền thừa. Ở đây có ngĩa bóng là thế thường kế thừa truyền Y bát và tâm ấn .như Ngủ tổ đã truyền Y bát và bài kệ (Tâm Ấn cho Lục Tổ Huệ Năng chẵng hạn. Trong này ý thiền sư nói theo nghĩa đó.
Những bức tranh ” Thuỷ Mặc” Sơn Thủy” Phong Thuỷ không liên quan gì đến “Phong Thửy trong dân gian với Thiền cả. Phong Thủy trong nhà cửa thậm chí bí truyền lại càng dựa vào ngủ hành và bát quái thì làm sao có trong Thiền .
Bài Kệ khác với truyền tâm ấn mặc dầu hai bài là “kệ” . bài thơ : “Ngôn Hoài lại càng không phải hẵn là bài thơ mà cũng chẵng phải toàn là bài kệ. Kệ với thơ hoàn toàn mang tính chất khác nhau .Ở đây tác giả rất lập lờ vì không hiểu mà chỉ dựa vào bài trích nên sai ý lạc đề.
Lê Tắc chép truyện Không Lộ và Giác Hãi là chuyện giả thiết chưa được hoàn toàn xác thực . đây cũng là chuyện truyền kỳ ” Trong truyền kỳ mạn lục’ cũng như chuyện lịch sữ ” Phù Đổng Thiên Vương ” Người viết lấy cái TÂM” để diển giải cho cái TRÍ và cái LÝ . Cũng như ý thức trong thơ ” Lý Ngạo Đời”của Kha Tiệm Ly.
Nó không thật là nhu thế .Cho nên Thiền của các SƯ mà có nói tới ằng vân giá vũ . Đi mây về gío bắt cọp, vẻ Voi thì nó cũng chỉ là chuynệ ngoại cở trong Thiền . Không có thật.
Nếu mà thiên hạ luyện được “chưởng” như trong truyện của Kim Dung . Thì Nga Mỹ cần gì phải tốn công nghiên cứu khoa học phát minh Phi thuyền, hỏa tiển, bom hạt nhân.
Tác giả trích, chép mà thiếu khâu bình luận rỏ ràng cho nênbiến bài thành một ông ĐỒ Mặc quần ta đi giày Tây thắt cà vạt. Đội khăn đóng đi giữa phố không người.
Nó không thật là nhu thế .Cho nên Thiền của các SƯ mà có nói tới ằng vân giá vũ . Đi mây về gío bắt cọp, vẻ Voi thì nó cũng chỉ là chuynệ ngoại cở trong Thiền . Không có thật.
Nếu mà thiên hạ luyện được “chưởng” như trong truyện của Kim Dung . Thì Nga Mỹ cần gì phải tốn công nghiên cứu khoa học phát minh Phi thuyền, hỏa tiển, bom hạt nhân.
Tác giả trích, chép mà thiếu khâu bình luận rỏ ràng cho nênbiến bài thành một ông ĐỒ Mặc quần ta đi giày Tây thắt cà vạt. Đội khăn đóng đi giữa phố không người.
Ghi chú : Lê Mạnh Thát : Lịch sữ Phật Giáo ( Nguyên là gốc thiền sư )
Nguyển Lang VNP,Giáo
Đại Việt Sữ ký toàn thư
Lĩnh Nam chích quái
Lê Xuân Quang .
” Đều là những người hoặc nơi có bài viết về Dương Không Lộ. Nhưng chưa có nơi đâu dứt khoát . Hà cớ gì ai đó lại đưa bài “thơ ” Ngôn Hoài đi vào van học VN cho lớp 10 ? Liệu ràng học sinh lớp 10 có bị “Tẩu hỏa nhập ma” khi học và nghe bình giải hay không ?.
“
Nguyển Lang VNP,Giáo
Đại Việt Sữ ký toàn thư
Lĩnh Nam chích quái
Lê Xuân Quang .
” Đều là những người hoặc nơi có bài viết về Dương Không Lộ. Nhưng chưa có nơi đâu dứt khoát . Hà cớ gì ai đó lại đưa bài “thơ ” Ngôn Hoài đi vào van học VN cho lớp 10 ? Liệu ràng học sinh lớp 10 có bị “Tẩu hỏa nhập ma” khi học và nghe bình giải hay không ?.
“
Trong lời bình của Giang ngọc có câu : "Bài viết trên tôi đã đọc ở trong Văn học Việt Nam hoàn toàn viết như thế"..."Nói về thơ Thiền m à không biét rỏ về Thiền một chút. Chính là sự đi dạo chơi “Cởi ngựa xem hoa”
Trong lời bình của Hoàng Phụng Thiên có câu :Bài này tác giả “trích” từ trong Văn học học Phật Giáo Việt Nam và thêm một phần của Lĩnh Nam Chích Quái ”
Trong lời bình của Dương Kỵ có câu :Tác giả chép bài mà không hiểu hết ý nghĩa .chữ “tâm ấn” nên “cương ” bậy...Tác giả trích, chép mà thiếu khâu bình luận rỏ ràng cho nên biến bài thành một ông ĐỒ Mặc quần ta đi giày Tây thắt cà vạt. Đội khăn đóng đi giữa phố không người.
Lẽ nào một thầy giáo "dạy văn" một "nhà thơ có tiếng của tây ninh" lại phải đợi người ta nói thẳng vào mặt là " anh "Đạo văn" một cách hết sức ấu trĩ" ?
Khi đọc bài " Không phải là thơ trữ tình " của Sơn đăng trên Báo Tây ninh( tôi chưa đọc bài trên Đất đứng) tôi đã thẳng thắng com
" Đọc bài cứ nghĩ là những phát hiện của Đào Thái Sơn". Đáng tiếc, cậu lại bắt đầu rơi vài cái thói "Đạo Văn". Tôi vì quý tài Sơn nên không ngại mích lòng, Thế là Sơn chặn tôi ngay.
" Đọc bài cứ nghĩ là những phát hiện của Đào Thái Sơn". Đáng tiếc, cậu lại bắt đầu rơi vài cái thói "Đạo Văn". Tôi vì quý tài Sơn nên không ngại mích lòng, Thế là Sơn chặn tôi ngay.
Sơn đã sửa tựa bài và gửi đăng báo Tây ninh. Bài được đăng Sơn chụp hình bài Báo và đăng trên Fb của mình . Sự hời hợp, có phần cẩu thả của Báo Tây ninh đã " giúp" Sơn khẳng định cái " Tôi vĩ cuống" của mình. Đó cũng là lý do buộc khiến tôi phải viết bài này
Trước khi chứng minh Sơn " đạo văn" như thế nào, có lẽ nên giới thiệu cho Sơn đọc một bài viết mang tính khái quát về 2 chữ "Đạo Văn"
THẾ NÀO LÀ ĐẠO VĂN ?
Theo Merriam-Webster Online Dictionary, đạo văn nghĩa là:
( nguồn :https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1816881328593780&id=100008157907770¬if_t=like¬if_id=1477304302355412)
Ăn cắp và hình thành những ý tưởng hay ngôn từ mới khởi nguồn từ ý tưởng của ai đó
Sử dụng sản phẩm của một ai đó mà không công bố nguồn
Giới thiệu một ý tưởng hay sản phẩm mới được chuyển hóa từ một nguồn đã có từ trước
Theo Merriam-Webster Online Dictionary, đạo văn nghĩa là:
( nguồn :https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1816881328593780&id=100008157907770¬if_t=like¬if_id=1477304302355412)
Ăn cắp và hình thành những ý tưởng hay ngôn từ mới khởi nguồn từ ý tưởng của ai đó
Sử dụng sản phẩm của một ai đó mà không công bố nguồn
Giới thiệu một ý tưởng hay sản phẩm mới được chuyển hóa từ một nguồn đã có từ trước
Ở Mỹ, câu hỏi được đưa ra là “Từ ngữ và các ý tưởng có thực sự bị ăn cắp?” và Luật pháp Mỹ trả lời là có. Việc diễn đạt một ý tưởng độc đáo nào đó cũng được xem là một thành quả của trí tuệ và được bảo vệ theo Luật tác giả tương đương như việc bảo vệ một phát minh hoàn toàn mới.
Có rất nhiều cách để đạo văn. Việc “hô hoán” thành quả của một ai đó là của mình là trường hợp đầu tiên, chỉ riêng việc sao chép từ ngữ hay ý tưởng của một ai đó mà không ghi rõ nguồn cũng có thể được xem là đạo văn. Một khi đã có ý định sử dụng trích dẫn từ thành quả sáng tạo và lao động của người khác, bạn phải ghi rõ nguồn và tên trích dẫn từng đoạn một. Tuy nhiên thậm chí trích dẫn cụ thể nhưng lại sao chép quá nhiều cũng sẽ là một bằng chứng của đạo văn.
Hầu như tất cả các trường hợp “bị mang tiếng” đạo văn đều có thể tránh được, ít nhất là nếu bạn ghi rõ nguồn.
Những biến hóa của đạo văn
Thật ra, biên giới của một bài nghiên cứu và một bài đạo văn đôi khi không thể trắng đen phân minh được. Việc tìm hiểu những hình thức đạo văn khác nhau sẽ cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn:
1. “The Ghost Writer”: người viết trắng trợn sử dụng toàn bộ công trình của một ai đó thành của mình
2. “The Photocopy”: Người viết sao chép cách phân bố, bố cục của các đoạn văn từ một nguồn duy nhất, không hề sửa đổi lại.
3. “The Potluck Paper”: Người viết cố gắng “trá hình” việc đạo văn của mình bằng cách sao chép từ nhiều nguồn khác nhau, biên tập đối chéo các câu sao cho nội dung thật hợp lí mà không phải tương đồng với bản gốc.
4. “The Poor Disguise”: Mặc dù người viết đã giữ lại các nội dung quan trọng của nguồn, nhưng người đó vẫn sửa lại một chút về “diện mạo” của bài viết đó bằng cách thay đổi từ khóa hay câu cú.
5. “The Labor of Laziness”: Người viết dành thời gian để chú giải các nguồn khác nhau và nối chúng lại với nhau, thay vì dành nỗ lực tương tự cho công việc của mình.
6. “The Self-Stealer”: Người viết “mượn đáng kể” các thành quả trước đó của chính mình để phục vụ cho bài viết/nghiên cứu mới.
Đã dẫn nguồn nhưng vẫn là đạo văn!
1. “The Forgotten Footnote”: Người viết dẫn tên tác giả nhưng lại sao lãng việc điền thông tin cụ thể để dẫn chứng về đoạn dẫn nguồn tham khảo như năm xuất bản, trang, chương mục...
2. “The Misinformer”: Người viết cung cấp thông tin sai sự thật liên quan đến các nguồn tham khảo, khiến đọc giả không thể tìm thấy được nguồn chính xác.
3. “The Too-Perfect Paraphrase”: Người viết có dẫn nguồn nhưng lại “quên” dấu trích dẫn dù đoạn đó được sao chép từng từ một hay gần như thế. Mặc dù đã cung ứng đủ thông tin cơ bản cho nguồn dẫn nhưng người viết bị cho là đã không “tôn trọng” đến bản gốc và “dịch” sai thông tin.
4. “The Resourceful Citer”: Người viết dẫn ra tất cả các nguồn, đoạn văn và sử dụng việc trích dẫn một cách đầy đủ tuy nhiên công trình này vẫn được xem là gần như là không hề có tính độc đáo. Đôi khi rất khó để nhân ra hình thức này của đạo văn bởi vì chúng chẳng khác gì một bài nghiên cứu “dày công”.
5. “The Perfect Crime”: Hành vi phạm tội dù có tinh vi đến đâu thì cũng... vẫn coi là tội phạm. Trong trường hợp này, người viết chỉ dẫn nguồn ở một vài nội dung tham khảo cơ bản. Mặc dù tiếp tục sử dụng các nội dung khác của cùng một nguồn này để viết bài nhưng người viết không tiếp tục trích dẫn. Bằng cách này, người đọc có thể bị "đánh lừa" bởi cách trích dẫn "nửa vời" của người viết.
ĐÀO THÁI SƠN CÓ "ĐẠO VĂN " HAY KHÔNG?
Trước hết tôi xin nói đến cái tiêu đề bài viết của Đào Thái Sơn đăng trên báo Tây ninh: " Không phải là một bài thơ trữ tình". Cái tiêu đề "Hồn ma không đầu" này quả thật "độc đáo" đã kích thích óc tò mò của người đọc, buộc phải đọc để biết . Thì ra, tiêu đề đầy đủ phải là " Bài thơ Ngôn Hoài không phải là bài thơ trữ tình" . Tôi đã cố lục lọi trong trí nhớ của mình những gì đã đọc về " Bài thơ Ngôn Hoài" xem có nhà nghiên cứu văn học nào đã xếp loại bài thơ Ngôn hoài vào thể loại " Thơ trữ tình" hay không? Nhưng tôi không tìm ra. Nghi ngờ cái "hiểu biết" của mình , tôi phải tốn công truy cập, tra cứu xem có bài việc nào xếp Ngôn hoài vào thể loại thơ trữ tình hay không để Đào Thái Sơn phải dày công " Nghiên cứu" phản biện và khẳng định "Ngôn Hoài không phải là một bài thơ trữ tình".
Có lẽ phải nhờ Đào Thái sơn chỉ dẫn ra vậy? Nếu Sơn không dẫn chứng được thì là Sơn đã "tự vẽ bùa đeo" để làm cái cớ viết ra bài viết trên. Hay cũng gì muốn thay đổi tiêu đề của bài viết đăng trên Đất đứng-một tiêu đề dễ dàng trùng khớp với nhiều bài viết trước đây, nên Sơn đã "đẻ" ra một cái tiêu đề "không giống ai"!
Có lẽ phải nhờ Đào Thái sơn chỉ dẫn ra vậy? Nếu Sơn không dẫn chứng được thì là Sơn đã "tự vẽ bùa đeo" để làm cái cớ viết ra bài viết trên. Hay cũng gì muốn thay đổi tiêu đề của bài viết đăng trên Đất đứng-một tiêu đề dễ dàng trùng khớp với nhiều bài viết trước đây, nên Sơn đã "đẻ" ra một cái tiêu đề "không giống ai"!
Bài " Không phải là bài thơ trữ tình" của Sơn có thể chia ra 3 phần khá rõ : Phần giới thiệu, phần trích dẫn và phần "luận".
Ở phần giới thiệu Sơn viết : "Bài thơ được đưa vào sách giáo khoa Văn học lớp 10 ( Sách chỉnh lý hợp nhất năm 2000), đó là một tín hiệu vui và cần thiết." Như vậy, phải chăng hiện nay năm 2016 Bài thơ vẫn được giãng dạy? Thế nhưng trong bài " "Ngôn Hoài": Một bài Kệ Thiền rất khó dịch." của Nguyễn Cẩm Xuyên đăng trên báo Kiến thức ngày nay số 829 ngày 20-8-2013 ở cuối bài có đoạn : "... bài kệ của Không Lộ lại thuộc loại khó dịch. Có lẽ vì lí do này, những năm gần đây bài đã được đưa ra khỏi chương trình Trung học."
( xem nguồn : http://www.vanchuongviet.org/index.php…)
Như vậy, Bài Ngôn hoài đã đâu còn được giãng dạy, để Sơn phải cảm thấy lạ vì :"...là bài thơ thiền này lại được giảng và hiểu như một tác phẩm của thế tục!'? Nếu tôi không lầm thì Sơn dạy văn cấp 2 , còn bài " ngôn hoài" nằm trong chương trình văn lớp 10.
Ở phần giới thiệu Sơn viết : "Bài thơ được đưa vào sách giáo khoa Văn học lớp 10 ( Sách chỉnh lý hợp nhất năm 2000), đó là một tín hiệu vui và cần thiết." Như vậy, phải chăng hiện nay năm 2016 Bài thơ vẫn được giãng dạy? Thế nhưng trong bài " "Ngôn Hoài": Một bài Kệ Thiền rất khó dịch." của Nguyễn Cẩm Xuyên đăng trên báo Kiến thức ngày nay số 829 ngày 20-8-2013 ở cuối bài có đoạn : "... bài kệ của Không Lộ lại thuộc loại khó dịch. Có lẽ vì lí do này, những năm gần đây bài đã được đưa ra khỏi chương trình Trung học."
( xem nguồn : http://www.vanchuongviet.org/index.php…)
Như vậy, Bài Ngôn hoài đã đâu còn được giãng dạy, để Sơn phải cảm thấy lạ vì :"...là bài thơ thiền này lại được giảng và hiểu như một tác phẩm của thế tục!'? Nếu tôi không lầm thì Sơn dạy văn cấp 2 , còn bài " ngôn hoài" nằm trong chương trình văn lớp 10.
Nếu loại bỏ phần giới thiệu và phần trích dẫn ( phần mà Sơn đưa vào ngoặc kép" thì phần "luận" còn lại của Sơn là :
PHẦN LUẬN
Cách giảng và hiểu này mới nhìn có vẻ có lý, nhưng kỳ thực lại là một hiểu quá khuôn sáo và không thích đáng. Nếu dời sư Không Lộ xuống sống vào thời Trần hay thời Lê khi mà Nho học thịnh hành thì có lẽ được, hoặc giả là cho sư Không Lộ đang hoàn tục ! Còn đằng này Không Lộ là nhà sư chân tu của thời Lý, Phật giáo đang thịnh, nên áp đặt cách hiểu như thế là quá vô lý. Thực ra bài thơ này không có tựa, Ngôn hoài chỉ là người đời sau thêm vào mà thôi. Nên cũng không có chuyện tỏ lòng hay tỏ ý chí gì cả.
Qua Thiền uyển tập anh ta thấy Ngôn hoài thực chất nó là một bài kệ trả lời và truyền tâm yếu cho đệ tử chứ hoàn toàn không phải là một bài thơ trữ tình. Bài kệ là một chuỗi ẩn dụ, ám thị về một triết lý thiền hết sức uyên áo thâm thúy mà nhà sư muốn truyền cho đệ tử của mình.
Các tác giả SGK lớp 10 cho rằng theo thuyết phong thủy xưa, long xà là nơi có mạch đất uốn lượn như rồng rắn. Làm nhà trên mạch đất đó sẽ thịnh vượng. Đó chỉ là một cách hiểu. Nhưng nhà sư có xây cất nhà đâu, sư cần sự thịnh vượng giàu có để làm gì ? Sư đang khai thị cho đệ tử kia mà ! Thực ra ” long xà địa” Từ nguyên cho biết là đất có thể dung thân, sau làm nơi ở ẩn. Vậy ba chữ đất long xà chẳng qua là chọn nơi thanh vắng thích hợp để tu tập đạo học. Vì có tu thì mới có đắc đạo ! Hai chữ ” dã tình” phải hiểu là để cái tình vào nơi thanh tịnh, tức là tâm không bị ngoại vật tác động cho xáo trộn, có như thế thì mới ” lạc đạo” được. Hai câu thơ đầu nhìn bề ngoại có vẻ vui thú điền viên, nhưng kỳ thực lại là hàm ẩn một vấn đề khác – vấn đề chọn nơi thích hợp để thân tâm thanh tịnh, tu Phật.
Câu thứ ba chuyển hướng kỳ lạ. Đang vui tại sao trèo lên đỉnh núi trơ trọi để làm gì? Đó chính là thời khắc đốn ngộ của người tu đắc đạo. Đốn ngộ chẳng qua là trạng thái thể nghiệm tâm linh của một cá nhân một khi tâm linh đó được giải thoát. .
Cụm từ ” lên thẳng” và ” đỉnh núi trơ trọi” tách ra ta sẽ thấy rõ hơn về vấn đề này. Lên thẳng là thời khắc chớp nhoáng – như một sát na- Đỉnh trơ trọi là thế giới Không Vô. Một người mà đứng trên đỉnh núi thì không còn sau trước nữa. Đó là thế giới của bốn bề vắng lặng, cô tịch mà người đốn ngộ đã đạt đến.
Ở câu thơ cuối lại xuất hiện ” hàn thái hư” các tác giả SGK giải thích là ” lạnh cả trời – làm cho cả vũ trụ phải rùng mình ớn lạnh”. Dịch như thế là chưa chính xác. Vì ” thái hư” không phải là bầu trời, mà cõi thái hư là một thế giới của nhà Phật, thế giới ấy chỉ có người đạt đạo mới đến được.
Vậy “một tiếng kêu làm lạnh cả cõi thái hư” đó cũng như chuyện bay lên không, đi trên mặt nước, hàng long phục hổ…. Là trạng thái hòa nhập giữa Ta và Thế giới, giữa Thế giới và Ta, ta và vật đã hòa đồng làm một không còn cái tâm phân biệt nữa.
Ngôn hoài là một bài thơ thiền không nói về thế giới thực tại, mà mượn những hình ảnh của thực tại để ám thị khai ngộ : chọn nơi thích hợp vắng vẻ để tu tập, từ đó sẽ an tâm với đạo, rồi có lúc sẽ được đốn ngộ, ta và vật sẽ hòa đồng không còn vướng mắc nữa. Đó là chỗ thầy dạy tâm yếu cho đệ tử….Thơ thiền phải đứng trên góc độ của thiền mà giảng thì mới phù hợp. Không thể lấy cái tư tưởng trần tục để giải thích nó. Người học thơ thiền không phải cầu đắc đạo mà là giúp ta tiếp xúc với những giấc mơ giải thoát – thoát ra khỏi biển khổ của thế gian để tâm hồn được thanh thản trong trẻo, giải trừ ác nghiệp.
Các tác giả SGK lớp 10 cho rằng theo thuyết phong thủy xưa, long xà là nơi có mạch đất uốn lượn như rồng rắn. Làm nhà trên mạch đất đó sẽ thịnh vượng. Đó chỉ là một cách hiểu. Nhưng nhà sư có xây cất nhà đâu, sư cần sự thịnh vượng giàu có để làm gì ? Sư đang khai thị cho đệ tử kia mà ! Thực ra ” long xà địa” Từ nguyên cho biết là đất có thể dung thân, sau làm nơi ở ẩn. Vậy ba chữ đất long xà chẳng qua là chọn nơi thanh vắng thích hợp để tu tập đạo học. Vì có tu thì mới có đắc đạo ! Hai chữ ” dã tình” phải hiểu là để cái tình vào nơi thanh tịnh, tức là tâm không bị ngoại vật tác động cho xáo trộn, có như thế thì mới ” lạc đạo” được. Hai câu thơ đầu nhìn bề ngoại có vẻ vui thú điền viên, nhưng kỳ thực lại là hàm ẩn một vấn đề khác – vấn đề chọn nơi thích hợp để thân tâm thanh tịnh, tu Phật.
Câu thứ ba chuyển hướng kỳ lạ. Đang vui tại sao trèo lên đỉnh núi trơ trọi để làm gì? Đó chính là thời khắc đốn ngộ của người tu đắc đạo. Đốn ngộ chẳng qua là trạng thái thể nghiệm tâm linh của một cá nhân một khi tâm linh đó được giải thoát. .
Cụm từ ” lên thẳng” và ” đỉnh núi trơ trọi” tách ra ta sẽ thấy rõ hơn về vấn đề này. Lên thẳng là thời khắc chớp nhoáng – như một sát na- Đỉnh trơ trọi là thế giới Không Vô. Một người mà đứng trên đỉnh núi thì không còn sau trước nữa. Đó là thế giới của bốn bề vắng lặng, cô tịch mà người đốn ngộ đã đạt đến.
Ở câu thơ cuối lại xuất hiện ” hàn thái hư” các tác giả SGK giải thích là ” lạnh cả trời – làm cho cả vũ trụ phải rùng mình ớn lạnh”. Dịch như thế là chưa chính xác. Vì ” thái hư” không phải là bầu trời, mà cõi thái hư là một thế giới của nhà Phật, thế giới ấy chỉ có người đạt đạo mới đến được.
Vậy “một tiếng kêu làm lạnh cả cõi thái hư” đó cũng như chuyện bay lên không, đi trên mặt nước, hàng long phục hổ…. Là trạng thái hòa nhập giữa Ta và Thế giới, giữa Thế giới và Ta, ta và vật đã hòa đồng làm một không còn cái tâm phân biệt nữa.
Ngôn hoài là một bài thơ thiền không nói về thế giới thực tại, mà mượn những hình ảnh của thực tại để ám thị khai ngộ : chọn nơi thích hợp vắng vẻ để tu tập, từ đó sẽ an tâm với đạo, rồi có lúc sẽ được đốn ngộ, ta và vật sẽ hòa đồng không còn vướng mắc nữa. Đó là chỗ thầy dạy tâm yếu cho đệ tử….Thơ thiền phải đứng trên góc độ của thiền mà giảng thì mới phù hợp. Không thể lấy cái tư tưởng trần tục để giải thích nó. Người học thơ thiền không phải cầu đắc đạo mà là giúp ta tiếp xúc với những giấc mơ giải thoát – thoát ra khỏi biển khổ của thế gian để tâm hồn được thanh thản trong trẻo, giải trừ ác nghiệp.
Và đây là phần mà Sơn đã "Đạo văn"
Hãy xem Sơn viết : "Thực ra ” long xà địa” từ nguyên cho biết là đất có thể dung thân, sau làm nơi ở ẩn. Trong câu này tôi thật sự không hiểu nổi 2 chữ "từ nguyên " ở đây là gì? Là tên của một học giả nào chăng?
Về 3 chữ " Long xà địa" trong bài thơ Ngôn Hoài nhà nghiên cứu An chi đã có bài diễn giải rất rõ. Theo An Chi viết : Vậy Long xà địa thực chất là gì? Đó là Đất ẩn dật.Đây là lối nói bắt nguồn từ một lời "hệ từ" trong Kinh dịch :Long xà chi trập dĩ tồn thân dã", nghĩa là rồng rắn mà ẩn nấp là để giữ mình vậy....Đây chính là cái nghĩa đã được Không Lộ Thiền sư sử dụng trong từ tổ danh từ " Long xà địa".Vậy " Tuyển đắc long xà địa khả cư" chọn được chốn ẩn thân có thể ở.
( xem nguồn :http://www.bachkhoatrithuc.vn/…/Ve-ba-chu-long-xa-dia-trong…)
Sơn đã " đạo" của nhà nghiên cứu An chi. Bởi thực chất Sơn không hề hiểu biết gì về 3 chữ " Long xà địa" cả ". Bởi không hiểu nên Sơn mới viết bừa : " Vậy ba chữ đất long xà chẳng qua là chọn nơi thanh vắng thích hợp để tu tập đạo học. Vì có tu thì mới có đắc đạo !." Không biết trong ba chữ " long xà địa" thì chữ nào thể hiện cái nghĩa " : là "Chọn nơi " và "tu đạo" vậy?
Về 3 chữ " Long xà địa" trong bài thơ Ngôn Hoài nhà nghiên cứu An chi đã có bài diễn giải rất rõ. Theo An Chi viết : Vậy Long xà địa thực chất là gì? Đó là Đất ẩn dật.Đây là lối nói bắt nguồn từ một lời "hệ từ" trong Kinh dịch :Long xà chi trập dĩ tồn thân dã", nghĩa là rồng rắn mà ẩn nấp là để giữ mình vậy....Đây chính là cái nghĩa đã được Không Lộ Thiền sư sử dụng trong từ tổ danh từ " Long xà địa".Vậy " Tuyển đắc long xà địa khả cư" chọn được chốn ẩn thân có thể ở.
( xem nguồn :http://www.bachkhoatrithuc.vn/…/Ve-ba-chu-long-xa-dia-trong…)
Sơn đã " đạo" của nhà nghiên cứu An chi. Bởi thực chất Sơn không hề hiểu biết gì về 3 chữ " Long xà địa" cả ". Bởi không hiểu nên Sơn mới viết bừa : " Vậy ba chữ đất long xà chẳng qua là chọn nơi thanh vắng thích hợp để tu tập đạo học. Vì có tu thì mới có đắc đạo !." Không biết trong ba chữ " long xà địa" thì chữ nào thể hiện cái nghĩa " : là "Chọn nơi " và "tu đạo" vậy?
Không chỉ " đạo" của An Chi về ý nghĩa của 3 chữ " Long xà địa" là :đất có thể dung thân, sau làm nơi ở ẩn, Sơn còn "đạo " của Hòa thượng Thích Thanh Từ.
Trong bài :"Ngôn Hoài": Một bài Kệ Thiền rất khó dịch." của
Nguyễn Cẩm Xuyên có đoạn :
"Riêng gần đây xem một bản dịch của Hòa thượng Thích Thanh Từ, ý nghĩa có khác:
Chọn nơi xa vắng hợp lòng quê,
Năm tròn mặc khách đến hay về.
Có khi tiến thẳng lên đỉnh núi,
Mây tan trăng hiện tiếng cười hề!
Bản dịch không sát và có chỗ không hay lắm nhưng cái chính là đã thoát được lỗi khi dịch “long xà địa”. Chữ này đã được chuyển là “nơi xa vắng”.
( xem nguồn : http://www.vanchuongviet.org/index.php…
(KIẾN THỨC NGÀY NAY số 829 ngày 20.8.2013)
Trong bài :"Ngôn Hoài": Một bài Kệ Thiền rất khó dịch." của
Nguyễn Cẩm Xuyên có đoạn :
"Riêng gần đây xem một bản dịch của Hòa thượng Thích Thanh Từ, ý nghĩa có khác:
Chọn nơi xa vắng hợp lòng quê,
Năm tròn mặc khách đến hay về.
Có khi tiến thẳng lên đỉnh núi,
Mây tan trăng hiện tiếng cười hề!
Bản dịch không sát và có chỗ không hay lắm nhưng cái chính là đã thoát được lỗi khi dịch “long xà địa”. Chữ này đã được chuyển là “nơi xa vắng”.
( xem nguồn : http://www.vanchuongviet.org/index.php…
(KIẾN THỨC NGÀY NAY số 829 ngày 20.8.2013)
" Nơi xa vắng" đã được Sơn biến thành " nơi thanh vắng"
Sơn viết "Hai chữ ” dã tình” phải hiểu là để cái tình vào nơi thanh tịnh, tức là tâm không bị ngoại vật tác động cho xáo trộn, có như thế thì mới ” lạc đạo” được. Hai câu thơ đầu nhìn bề ngoại có vẻ vui thú điền viên, nhưng kỳ thực lại là hàm ẩn một vấn đề khác – vấn đề chọn nơi thích hợp để thân tâm thanh tịnh, tu Phật. " Tại sao phải hiểu hai chữ " Dã tình" là để cái tình vào nơi thanh tịnh vậy Đào Thái Sơn? Vậy ở hai câu đầu theo Sơn là "hàm ẩn một vấn đề khác- vấn đề là chọn nơi thích hợp để thân tâm thanh tịnh,tu Phật" cũng có nghĩa là "không có nơi thích hợp thân tâm không thanh tịnh thì không tu Phật đươc"!
Ở bài viết này tôi không có ý định tranh biện với những cái "phải hiểu" của Đào Thái Sơn mà chỉ minh chứng việc Sơn đã " Đạo văn mà thôi! ( Có lẽ để dành vào dịp khác vậy)
"Câu thứ ba chuyển hướng kỳ lạ. Đang vui tại sao trèo lên đỉnh núi trơ trọi để làm gì? Đó chính là thời khắc đốn ngộ của người tu đắc đạo. Đốn ngộ chẳng qua là trạng thái thể nghiệm tâm linh của một cá nhân một khi tâm linh đó được giải thoát. .
Cụm từ ” lên thẳng” và ” đỉnh núi trơ trọi” tách ra ta sẽ thấy rõ hơn về vấn đề này. Lên thẳng là thời khắc chớp nhoáng – như một sát na- Đỉnh trơ trọi là thế giới Không Vô. Một người mà đứng trên đỉnh núi thì không còn sau trước nữa. Đó là thế giới của bốn bề vắng lặng, cô tịch mà người đốn ngộ đã đạt đến. ”. - Đoạn văn này thật ra Sơn cũng đã "Đạo " . Hãy xem ":... “Lên thẳng” là hình ảnh của đốn ngộ, xảy ra trong chốc lát, như ánh chớp. “Đỉnh núi cao trơ trọi” đây thuần túy là ẩn dụ chỉ thế giới không vô. “Thái hư” là thế giới của nhà Phật mà chỉ kẻ đắc đạo mới có thể đạt đến. Và “cất tiếng kêu dài làm lạnh cõi thái hư ấy là dấu hiệu hòa nhập giữa ta và thế giới, thế giới và ta.” (Trích lại, tr.182, VHPG... của Nguyễn Công Lý, Nxb ĐHQG, TP/HCM).
Và Sơn đã viết :"Ở câu thơ cuối lại xuất hiện ” hàn thái hư” các tác giả SGK giải thích là ” lạnh cả trời – làm cho cả vũ trụ phải rùng mình ớn lạnh”. Dịch như thế là chưa chính xác. Vì ” thái hư” không phải là bầu trời, mà cõi thái hư là một thế giới của nhà Phật, thế giới ấy chỉ có người đạt đạo mới đến được"
"Câu thứ ba chuyển hướng kỳ lạ. Đang vui tại sao trèo lên đỉnh núi trơ trọi để làm gì? Đó chính là thời khắc đốn ngộ của người tu đắc đạo. Đốn ngộ chẳng qua là trạng thái thể nghiệm tâm linh của một cá nhân một khi tâm linh đó được giải thoát. .
Cụm từ ” lên thẳng” và ” đỉnh núi trơ trọi” tách ra ta sẽ thấy rõ hơn về vấn đề này. Lên thẳng là thời khắc chớp nhoáng – như một sát na- Đỉnh trơ trọi là thế giới Không Vô. Một người mà đứng trên đỉnh núi thì không còn sau trước nữa. Đó là thế giới của bốn bề vắng lặng, cô tịch mà người đốn ngộ đã đạt đến. ”. - Đoạn văn này thật ra Sơn cũng đã "Đạo " . Hãy xem ":... “Lên thẳng” là hình ảnh của đốn ngộ, xảy ra trong chốc lát, như ánh chớp. “Đỉnh núi cao trơ trọi” đây thuần túy là ẩn dụ chỉ thế giới không vô. “Thái hư” là thế giới của nhà Phật mà chỉ kẻ đắc đạo mới có thể đạt đến. Và “cất tiếng kêu dài làm lạnh cõi thái hư ấy là dấu hiệu hòa nhập giữa ta và thế giới, thế giới và ta.” (Trích lại, tr.182, VHPG... của Nguyễn Công Lý, Nxb ĐHQG, TP/HCM).
Và Sơn đã viết :"Ở câu thơ cuối lại xuất hiện ” hàn thái hư” các tác giả SGK giải thích là ” lạnh cả trời – làm cho cả vũ trụ phải rùng mình ớn lạnh”. Dịch như thế là chưa chính xác. Vì ” thái hư” không phải là bầu trời, mà cõi thái hư là một thế giới của nhà Phật, thế giới ấy chỉ có người đạt đạo mới đến được"
Sơn đã không chỉ " Đạo văn" mà còn " đạo luôn cả những chỉ trích" đối với phần bình giãng bài thơ Ngôn hoài.
Khi bài thơ Ngôn hoài được đưa vào chương trình giáo phổ, đã có nhiều "ý kiến" đối với phần bình giãng bài thơ. tạp chí Hán nôm số số 1 (22) 1995) có bài " Từ cách dịch đến cách hiểu nội dung bài thơ Ngôn Hoài của Thiền sư Không Lộ" của Trần Ngọc Chùy ...Tạp chí Sông Hương số 228, trong bài " Tiếng hú trên đỉnh cô phong" của nhà thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh cũng có đề cập đến .Những "chỉ trích" phần bình giãng bài thơ " ngôn hoài" của Sơn cũng khác gì với các ý kiến của nhiều người trước đó .
Khi bài thơ Ngôn hoài được đưa vào chương trình giáo phổ, đã có nhiều "ý kiến" đối với phần bình giãng bài thơ. tạp chí Hán nôm số số 1 (22) 1995) có bài " Từ cách dịch đến cách hiểu nội dung bài thơ Ngôn Hoài của Thiền sư Không Lộ" của Trần Ngọc Chùy ...Tạp chí Sông Hương số 228, trong bài " Tiếng hú trên đỉnh cô phong" của nhà thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh cũng có đề cập đến .Những "chỉ trích" phần bình giãng bài thơ " ngôn hoài" của Sơn cũng khác gì với các ý kiến của nhiều người trước đó .
Kết luận: Có lẽ, việc Đào Thái Sơn " Đạo văn" khi viết bài " Không phải là bài thơ trữ tình" đã quá rõ. Toàn bộ bài viết của Sơn không có một phát hiện gì mới. Có chăng là một phát phát hiện rất ư là " vô duyên" : Ngôn hoài không phải là một bài thơ trữ tình.
Hy vọng Đào Thái Sơn suy nghĩ và có hành động đúng đắn về hành vi " Đạo văn " của mình.
Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2018
Tập Cận Bình & bước nhảy lùi vĩ đại của Trung Quốc
Jonathan Tepperman */
Huỳnh Hoa dịch
BLA: Một bài phân tích đáng xem về Trung Quốc và lãnh đạo không giới hạn nhiệm kỳ Tập Cận Bình. Những tựa nhỏ chúng tôi đặt thêm để dễ đọc. Chúng ta hãy cùng chờ xem Trung Quốc sẽ sụp đổ như thế nào? hay là chống chọi như thế nào - dưới sự lãnh đạo của tuổi trẻ tài cao Tập Cận Bình? Cũng như kết cục nào đang chờ đón Tập Cận Bình ở phía bên kia đỉnh núi.
<< Chỉ trong một thời gian ngắn, Tập Cận Bình đã thâu tóm quyền lực đến cực đỉnh tại Trung Quốc. Tập yêu cầu toàn quân đội phải thề tuyệt đối trung thành với mình (chứ không phải là nhân dân, tổ quốc). Tập đã đi vào lịch sử nhân loại như một trong những kẻ cuồng quyền lực nhất - giai đoạn hiện đại.
Trong nhiều thập niên, Trung Quốc (TQ) đã xoay xở tránh được phần lớn những vấn đề mà các chế độ độc tài thường phải hứng chịu. Nhưng giờ đây, trò chơi quyền lực cá nhân của Tập Cận Bình có nguy cơ phá hủy mọi thứ Trung Quốc đã làm được một cách kỳ diệu.
Những thành tựu kỳ diệu trong 40 năm qua
Trong 40 năm qua, Trung Quốc đã từng bước thực hiện được một danh sách dài những thành tựu nổi bật. Giai đoạn từ 1978 - 2013, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng bình quân 10%/năm, đưa mức thu nhập trung bình của người lao động tăng lên 10 lần. Sự tăng trưởng này đã giúp khoảng 800 triệu người thoát ra khỏi đói nghèo; và Trung Quốc còn giảm được 85% mức tử vong của trẻ sơ sinh, cũng như nâng tuổi thọ bình quân của người dân thêm được 11 năm.
Đáng ngạc nhiên là Trung Quốc đã đạt được những thành tựu như vậy trong khi chính phủ nước này vẫn rất hà khắc về chính trị, điều chưa hề có tiền lệ trong lịch sử thế giới và tưởng chừng rất, rất khó thực hiện. Nhà nghiên cứu Trung Quốc Orville Schell miêu tả thành tích này như là “một trong những phép lạ gây sửng sốt nhất về phát triển kinh tế trong lịch sử thế giới”.
Nhưng những thành tựu kỳ diệu của Trung Quốc đã là nguyên nhân làm cho những gì đang xảy ra ở đất nước này, ngày hôm nay, trở nên thật bi thảm và gây hoang mang.
Tập Cận Bình & sự sùng bái cá nhân
Dưới vỏ bọc chống tham nhũng, Chủ tịch Tập Cận Bình đã và đang từng bước xóa bỏ hầu như mọi cải cách đã thực hiện, vốn làm cho Trung Quốc đạt được sự tăng trưởng ngoạn mục trong bốn thập kỷ qua. Thay cho một hệ thống dù khiếm khuyết, nhưng cực kỳ thành công, ông Tập đã xây dựng lên một sự SÙNG BÁI CÁ NHÂN to lớn, chỉ tập trung vào duy nhất cá nhân ông ta. Tập đã thâu tóm mọi quyền hành vào tay mình nhiều hơn bất kỳ nhà lãnh đạo Trung Quốc nào, kể từ thời Mao Trạch Đông.
Nhìn trong ngắn hạn, những nỗ lực của Tập có thể làm cho Trung Quốc bớt tham nhũng và ổn định hơn. Nhưng bằng việc hủy diệt nhiều cơ chế đã giúp cho phép lạ Trung Quốc xảy ra, có nguy cơ Tập sẽ đảo ngược những kết quả ấy và biến Trung Quốc thành một nhà nước cảnh sát khác nữa (hãy nghĩ tới một phiên bản Bắc Triều Tiên khổng lồ và cởi mở hơn): không có hiệu quả, vô tích sự, dễ đổ vỡ và hiếu chiến.
Đó là điều đáng lo không chỉ cho 1,4 tỉ người dân Trung Quốc, mà cho tất cả chúng ta.
Để hiểu điều gì đang làm cho chiến dịch xây dựng đế quốc cá nhân của Tập trở nên nguy hiểm như thế, trước hết cần hiểu những gì đã làm cho Trung Quốc trở nên phi thường trong thời gian dài như vậy?
Xuyên suốt lịch sử hiện đại, đa số các nhà độc tài và các nhà nước độc đảng đều có chung một số đặc điểm căn bản. Quyền lực nằm trong tay của một nhóm nhỏ các cá nhân. Để giữ quyền lực, các cá nhân này đàn áp những người bất đồng và cai trị bằng sự đe dọa. Bởi vì đám công chức quan liêu và dân chúng sống trong sợ hãi, họ cạnh tranh nhau để bợ đỡ các ông chủ. Không ai nói lên sự thật, nhất là khi sự thật ấy làm cho họ và các lãnh đạo của họ trông xấu xí đi.
Kết quả là, các bạo chúa tự cô lập – mà cái tôi của họ được thổi phồng lên bằng những lời xu nịnh thường xuyên và khúm núm – tự thấy mình ngày càng xa rời thực tế, xa rời phần còn lại của thế giới (hãy nghĩ tới Kim Jong Un, Bashar al-Assad hoặc Robert Mugabe) và rốt cuộc họ cai trị một cách tùy hứng, cai trị theo bản năng với rất ít ý thức về những gì đang thật sự xảy ra ở đất nước họ. Tác động của sự ngu muội này đối với chính sách đối nội và đối ngoại thật là thảm họa.
Trong khoảng 35 năm – tính từ khi Mao chết và Đặng Tiểu Bình phát động các cuộc cải cách của ông ta vào cuối thập niên 1970 cho đến khi Tập lên nắm quyền năm 2012 – Trung Quốc đã tránh được nhiều cạm bẫy kiểu này và đi ngược lại quy luật về các chuẩn mực chính trị bằng cách xây dựng cái mà các học giả gọi là chế độ “độc tài thích nghi” (adaptive authoritarian).
Trong khi vẫn duy trì chủ nghĩa cộng sản trên danh nghĩa, Trung Quốc đã tiếp thu nhiều hình thức của chủ nghĩa tư bản thị trường và một số cuộc cải cách tự do khác. Tất nhiên, hệ thống cũ vẫn có tính đàn áp cao độ (hãy nhớ vụ thảm sát Thiên An Môn) và còn xa mới hoàn hảo xét về nhiều phương diện. Tuy vậy, nó cho phép Chính phủ Trung Quốc thực hiện chức năng của mình một cách hiệu quả phi thường và tránh được nhiều chứng bệnh mà các chế độ độc tài khác mắc phải. Chế độ kiểm duyệt chẳng hạn, chưa bao giờ biến mất, nhưng các đảng viên cộng sản có thể không tán thành và tranh luận các ý tưởng, còn các báo cáo nội bộ đôi khi tỏ ra thẳng thắn một cách đáng ngạc nhiên.
Nhưng đã không còn như vậy nữa. Ngày nay, họ Tập đang hủy hoại một cách có hệ thống hầu như mọi phương diện từng làm cho Trung Quốc trở nên khác biệt, từng giúp Trung Quốc hoạt động tốt như thế trong quá khứ. Những nỗ lực của Tập có thể làm gia tăng quyền lực và uy tín của ông ta trong ngắn hạn, làm suy giảm một số hình thức tham nhũng. Tuy nhiên, cân nhắc kỹ, chiến dịch của Tập sẽ có những hệ quả thảm khốc trong dài hạn cho đất nước ông ta và cho cả thế giới.
Đặng Tiểu Bình biết phân bổ quyền lực cho nhiều người
Có lẽ, đặc trưng "bất thường" nhất của hệ thống mà Đặng Tiểu Bình đã tạo ra, là cách PHÂN BỔ QUYỀN LỰC CHO NHIỀU NHÀ LÃNH ĐẠO. Thay vì để một người thực hành uy quyền tối cao, như phần lớn các chế độ độc tài, Đặng Tiểu Bình phân chia quyền lực cho Tổng bí thư đảng (người cũng thường nắm vị trí chủ tịch đảng), Thủ tướng chính phủ và Bộ chính trị.
Đặng hy vọng một hệ thống như vậy sẽ bảo đảm không một cá nhân nào có thể tái thâu tóm kiểu quyền lực mà Mao từng có – bởi vì quyền lực không kiểm soát của Mao đã dẫn tới những sai lầm và lạm dụng khủng khiếp, chẳng hạn như các công cuộc Đại Nhảy vọt (trong đó ước tính khoảng 45 triệu người đã chết) và Cách mạng Văn hóa (trong đó bản thân Đặng đã bị thanh trừng và con trai của ông ta bị tra tấn tàn khốc tới mức anh ta trở thành bại liệt). Như ông Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei), chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Claremont McKenna College, giải thích, mô hình lãnh đạo tập thể mà Đặng thiết kế đã giúp loại bỏ những ý tưởng xấu và thúc đẩy những ý tưởng tốt bằng cách đề cao sự cân nhắc cẩn thận mà không khuyến khích việc mạo hiểm.
Tập Cận Bình thanh trừng khốc liệt để củng cố quyền lực
Từ khi lên nắm quyền năm 2012, Tập đã ra sức dỡ bỏ hệ thống lãnh đạo tập thể ở một số phương diện.
Trước hết, nhân danh đấu tranh với tham nhũng – một mục tiêu quan trọng mà Trung Quốc đang rất cần – ông ta đã THANH TRỪNG MỘT SỐ LƯỢNG LỚN QUAN CHỨC mà tội lỗi thật sự của họ, dưới cái nhìn của Tập, là KHÔNG THỂ HIỆN ĐẦY ĐỦ LÒNG TRUNG THÀNH với nhà lãnh đạo tối cao.
Việc Mạnh Hoành Vĩ (Meng Hongwei), Chủ tịch Interpol (Cảnh sát quốc tế), người bị Trung Quốc đột ngột bắt giam hai tuần trước, chỉ là một trường hợp nổi bật nhất và mới nhất; câu chuyện của ông ta là hết sức bất thường.
Trong vòng 6 năm qua, có khoảng 1,34 triệu quan chức tại Trung Quốc bị biến thành mục tiêu – một con số gây sửng sốt, và hơn 170 nhân vật lãnh đạo ở cấp bộ trưởng hoặc thứ trưởng bị bãi nhiệm (đa số bị cầm tù). Cảnh ngộ của Mạnh, cũng giống cảnh ngộ của Bạc Hy Lai (Bo Xilai) – Bí thư thành ủy đầy quyền lực của thành phố Trùng Khánh, bị hạ bệ năm 2012 – chứng tỏ rằng không ai được miễn nhiễm với sự trừng trị của Tập.
Từ năm 2012 đến nay (2018) số ủy viên ban chấp hành trung ương đầy quyền lực của đảng Cộng sản bị thi hành kỷ luật còn nhiều hơn cả thời kỳ dài từ cuộc Cách mạng Cộng sản tới năm ấy.
Tập Cận Bình muốn "ngai vàng" vĩnh viễn
Không hài lòng với việc chỉ xóa bỏ mọi sự cạnh tranh, Tập còn củng cố quyền lực bằng việc BÃI BỎ GIỚI HẠN NHIỆM KỲ đối với chức vụ của ông ta và từ chối đề cử một người kế vị, như những người tiền nhiệm của ông ta vẫn làm vào giữa thời gian cầm quyền của họ.
Hình ảnh Tập Cận Bình (phải) đang "trao đổi" với Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc Lật Chiến Thư tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh ngày 11/3/2018, ngay trước phiên họp quan trọng của Quốc hội Trung Quốc về vấn đề sửa đổi hiến pháp.
Một cuộc biểu quyết nhanh chóng và nghiêm ngặt đã diễn ra. Gần 3.000 đại biểu QH Trung Quốc đã bỏ phiếu với tỉ lệ đồng thuận lên đến gần 100% (3 phiếu trắng, 1 phiếu không hợp lệ) để thông qua dự thảo sửa đổi hiến pháp nước này, bao gồm xóa bỏ quy định về giới hạn hai nhiệm kỳ đối với chức Chủ tịch (của Tập Cận Bình), đồng thời ghi vào hiến pháp Tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới. Bức ảnh này đã lột tả được nét gian hùm và sự nịnh hót, cũng như khiếp sợ của hạ cấp của Tập. Khi nghe công bố kết quả, Tập đã mỉm cười. (Ảnh: Reuters)
Tập cũng đưa “Tư tưởng Tập Cận Bình” vào vị thế trang trọng trong Hiến pháp Trung Quốc (một vinh dự mà chỉ Mao và Đặng có được); thâu tóm quyền kiểm soát trực tiếp các lực lượng vũ trang, tự biến mình thành “chủ tịch của mọi thứ” bằng cách tạo ra một số lượng lớn các nhóm hoạt động về chính sách, trải rộng từ tài chính đến vấn đề Đài Loan và an ninh mạng – tất cả đều báo cáo trực tiếp cho ông ta.
Một phương diện quan trọng thứ hai của hệ thống cũ là quan chức các cấp đều có thể kỳ vọng được thăng thưởng nếu có thành tích tốt. Đây không hoàn toàn là chế độ nhân tài, và hệ thống vẫn đầy sự tham nhũng và sự bảo trợ đỡ đầu. Nhưng cả hai khía cạnh này thực sự đã phục vụ một sự nghiệp chung ở một điểm chủ yếu: nếu một công chức làm tốt công việc của mình, anh ta hoặc chị ta có thể hy vọng có được một phần thành quả và được thăng tiến đều đặn.
Tập xây dựng một hệ thống dựa trên sự sợ hãi
Ông Tập trái lại, đã “thay thế hệ thống dựa trên sự khích lệ bằng hệ thống dựa trên sự sợ hãi” như nhận định của ông Bùi. Và sự chuyển dịch này kéo theo hai vấn đề lớn. Trước hết, nó làm méo mó những ưu tiên của quan chức, từ ưu tiên cho kết quả làm việc sang ưu tiên cho việc thể hiện lòng trung thành. Vấn đề thứ hai, theo Alexander Gabuev, chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Carnegie Moscow, là “khi nỗi sợ hãi là tất cả những gì bạn có, công chức trở nên sợ hãi tới mức họ không dám làm gì mà không có mệnh lệnh rõ ràng từ cấp trên. Thế là toàn bộ guồng máy quan chức trở nên thụ động. Không việc gì được hoàn thành cả”.
Một tài sản có liên quan của hệ thống cũ là cách thức mà nó khuyến khích chính quyền các địa phương – ở cấp làng xã, quận hạt và tỉnh thành – thử nghiệm các sáng kiến mới, từ công cuộc xây dựng thị trường tự do bốn mươi năm về trước đến cho phép sở hữu tư nhân về đất đai trong thời gian gần đây. Những cuộc thử nghiệm như vậy đã biến Trung Quốc thành một đất nước có hàng trăm phòng thí nghiệm chính sách, cho phép nó thử nghiệm những giải pháp khác nhau cho nhiều vấn đề theo những cách thức an toàn, lặng lẽ và ít rủi ro trước khi quyết định có nên áp dụng đại trà hay không. Hệ thống này đã giúp Bắc Kinh tránh được những quyết định phi lý và những sai lầm thảm họa mà nó đã từng có dưới thời Mao – chẳng hạn như trong thời kỳ Đại Nhảy vọt những năm 1958–1962, các quan chức kế hoạch ở trung ương nhấn mạnh rằng nông dân Tây Tạng phải trồng lúa mì bất chấp thực tế khu vực núi cao đất đai cằn cỗi hoàn toàn không phù hợp với loại cây trồng đó.
Tất nhiên, Bắc Kinh đã chấp nhận một mức độ tự trị nào đó để cho phép các quan chức địa phương được thử nghiệm những điều mới mẻ. Ông Tập, trái lại, có vẻ như nhìn những lối suy nghĩ độc lập ấy như là những mối đe dọa không tha thứ được. Theo mệnh lệnh của ông, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu ngăn chặn những chương trình thử nghiệm quy mô nhỏ. Sebastian Heilmann của trường đại học Trier của Đức dự tính số lượng các cuộc thử nghiệm ở cấp tỉnh đã giảm từ mức 500 cuộc năm 2010 xuống còn khoảng 70 cuộc năm 2016 và có lẽ đã giảm nhiều hơn nữa kể từ lúc ấy. Thay vào đó, một lần nữa các chính sách lại được ban bố từ trên đỉnh, với rất ít sự quan tâm tới các điều kiện của địa phương.
Một ví dụ mới nhất: Cũng như ngành công nghiệp công nghệ Trung Quốc khét tiếng về ăn cắp và áp dụng các sáng tạo của nước ngoài, các quan chức Trung Quốc từ lâu đã làm điều tương tự trong lĩnh vực chính sách; họ nghiên cứu cẩn thận những gì được thực thi ở các nước khác rồi áp dụng những bài học ấy vào trong nước (Ví dụ tốt nhất cho sự bắt chước này tất nhiên chính là công cuộc xây dựng xây dựng thị trường tự do ở Trung Quốc, theo các mô hình của Nhật Bản, Đài Loan và Hoa Kỳ).
Giống như đối với những sáng kiến khác của ông Đặng, ông Tập cũng đã cắt xén thực tế này bằng cách làm cho các quan chức cấp tỉnh thành khó tương tác với người nước ngoài hơn. Năm 2014, chính quyền bắt đầu tịch thu hộ chiếu của công chức. Cũng như nhiều hạn chế khác được chính phủ thực thi gần đây, động thái này được biện minh nhân danh cuộc đấu tranh chống tham nhũng – nhìn bề ngoài, ý tưởng tịch thu hộ chiếu là để ngăn chặn các quan chức ăn bẩn chạy ra khỏi nước. Nhưng thực tế là chính sách này gần đây đã được mở rộng xuống cả các giáo viên tiểu học, và được tăng cường bằng những sự hạn chế liên quan khác – giờ đây các quan chức phải xin phép mới được tham dự các cuộc họp và hội nghị với nước ngoài và phải báo cáo về thời gian ở nước ngoài theo từng tiếng đồng hồ một – cho thấy rằng ưu tiên thật sự là giới hạn sự tiếp xúc với người nước ngoài và các ý tưởng của họ.
Cuộc đàn áp của Tập có ý nghĩa gì cho tương lai của Trung Quốc và cho chúng ta?
Trong khi cần luôn luôn cẩn trọng khi dự đoán sự thất bại của Trung Quốc – như lịch sử tóm tắt ở trên cho thấy quốc gia này rất giỏi trong việc tìm đường đi tránh những vấn đề mà về lý thuyết sẽ kìm hãm nó – thật khó để tránh cái kết luận u ám rằng nước Trung Quốc của Tập đang nhanh chóng trở nên ít khác thường hơn và giống một nhà nước cảnh sát điển hình hơn.
Trên bình diện nội trị, việc hoạch định chính sách của Bắc Kinh đã trở nên ít linh hoạt và nhanh chóng. Không khó tìm những ví dụ cho lối tiếp cận cứng nhắc hơn, cũng như những mặt tiêu cực của nó. Cứ xem trong mùa đông vừa qua, khi Chính phủ bắt buộc các hệ thống cung cấp hơi sưởi ấm trên toàn quốc phải chuyển đổi ngay lập tức từ chạy bằng than sang chạy bằng khí đốt. Điều này nghe có vẻ khôn ngoan ở một đất nước bị ô nhiễm như Trung Quốc. Nhưng mệnh lệnh được thi hành một cách bất ngờ trên khắp nước, không có ngoại lệ. Thế là ở miền Bắc lạnh giá của Trung Quốc, nhiều lò đốt bằng than bị dỡ bỏ trước khi các lò đốt bằng khí gas được lắp đặt – khiến cho nhiều thị trấn hoàn toàn không có hơi ấm để sưởi, dân chúng bị buộc phải đốt cùi bắp để sinh tồn.
Nếu Trung Quốc tiếp tục đi theo con đường hiện hành thì sẽ có thêm rất nhiều trường hợp mà những chính sách với ý định tốt được thực hiện một cách vội vã và vụng về, dẫn tới nhiều hậu quả tai hại hơn rất nhiều. Bởi vì các chế độ độc tài cá nhân rất kém cỏi trong việc thừa nhận lỗi lầm – không được phép làm gì, nói gì có hại cho huyền thoại về lãnh đạo toàn năng – Trung Quốc sẽ có khả năng trở nên kém linh hoạt trong việc sửa chữa những sai lầm một khi nó đã gây ra. Hoặc trong việc đối mặt với những vấn đề tiềm ẩn đang kéo nền kinh tế xuống, chẳng hạn như sự phụ thuộc nặng nề vào các doanh nghiệp nhà nước kềnh càng và không hiệu quả – bộ phận doanh nghiệp đã trở nên to lớn hơn, nhiều quyền lực hơn kể từ khi Tập lên cầm quyền; mức nợ công cao một cách nguy hiểm, đặc biệt là nợ của các chính quyền địa phương; và một xu hướng ứng phó với mỗi vụ suy giảm kinh tế bằng cách bơm thêm tiền vào hệ thống, nhất là cho các dự án hạ tầng cơ sở không cần thiết.
Trong thực tế, Trung Quốc không chỉ không có khả năng xử lý bất kỳ khuyết điểm nào trong các khuyết điểm này, mà nó còn có vẻ làm cho tình hình tệ hại thêm. Đó chính là điều mà Trung Quốc đã làm vào ngày 7 tháng 10, khi ngân hàng trung ương Trung Quốc công bố thêm một chương trình kích thích tốn kém khác nữa: kế hoạch chi ra 175 tỉ đô la nhằm vực dậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Khủng hoảng kinh tế gây bất ổn nghiêm trọng
Với mỗi động thái phá vỡ ngân sách mới, và trong hoàn cảnh không có sự cải cách, khả năng Trung Quốc phải trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế gây bất ổn nghiêm trọng – mà những nhà đầu tư có cái nhìn bi quan về Trung Quốc như Ruchir Sharma, phụ trách khối các thị trường đang nổi lên của Morgan Stanley từng cảnh báo nhiều năm trước – sẽ tiếp tục tăng lên. “Vấn đề lớn là liệu có thể một trong những quả bom hẹn giờ – nợ xấu, thị trường bất động sản quá nóng, doanh nghiệp nhà nước phình to lên – sẽ bùng nổ hay không”, Gabuev nói. “Do sự tập trung quyền lực của ông Tập nên không có ai nói cho ông ta những lời cảnh báo trước nếu một trong những quả bom này sắp nổ. Và bởi vì ông ta không thật sự hiểu biết rõ về kinh tế vĩ mô, còn mọi người thì ngại không dám nói ngược với hoàng đế cho nên có một rủi ro rất lớn là ông ta sẽ quản trị sai lầm khi nó xảy ra”. Thật vậy, sự ứng phó của Chính phủ Trung Quốc trước bất kỳ sự bất ổn nào đều có vẻ thật ngu ngốc. Như Schell giải thích: “Tập đã thực sự đưa Trung Quốc vào rủi ro rất lớn. Và bởi vì công cụ duy nhất của ông ta là đàn áp, nếu sự việc diễn biến theo chiều hướng xấu, rất có thể chúng ta sẽ thấy thêm nhiều cuộc trấn áp nữa”.
Những dự báo như vậy làm cho mọi người lo lắng. Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất thế giới về một số mặt, cho nên nếu nó sụp đổ, cả hành tinh này sẽ phải trả giá.
Nhưng lịch sử của các chế độ độc tài khác, chẳng hạn như nước Nga của Vladimir Putin hoặc Bắc Hàn của dòng họ Kim, cho thấy trò chơi quyền lực không ngừng nghỉ của Tập có thể sinh ra nhiều hệ lụy tệ hại hơn nữa. Từ khi nắm được quyền lực, Tập đã vạch ra một chính sách đối ngoại hiếu chiến hơn rất nhiều so với những người tiền nhiệm của ông ta, đã làm hầu như mọi nước láng giềng và cả Hoa Kỳ xa lánh, bằng việc đẩy mạnh đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông, đe dọa Đài Loan, và dùng sức mạnh quân sự để hậu thuẫn cho các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở các quần đảo tranh chấp.
Nếu như các vấn đề kinh tế của Trung Quốc trở nên tồi tệ, Tập có thể thử gia tăng căng thẳng ở những mặt trận này nhằm lôi kéo người dân ra khỏi cuộc khủng hoảng trong nước. Sự cám dỗ của hành vi đó tỏ ra mạnh mẽ đặc biệt nếu Tổng thống Donald Trump của Hoa Kỳ tiếp tục chọc ngoáy Trung Quốc bằng việc tăng cường chiến tranh thương mại và công khai phê phán Trung Quốc.
* * *
Tình hình còn có thể đáng sợ hơn nếu những vấn đề kinh tế của Trung Quốc hoàn toàn vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Trong trường hợp đó, nhà nước Trung Quốc có thể sụp đổ – kết cục điển hình của các chế độ độc tài điển hình khi đối mặt với các cú sốc kinh tế, với các mối đe dọa từ bên ngoài (đặc biệt là từ một thất bại trong chiến tranh) hoặc với sự nổi loạn của dân chúng – nhưng là một sự sụp đổ, mà do kích thước khổng lồ của Trung Quốc, có thể sinh ra những hậu quả cực kỳ khủng khiếp cho nhân loại.
Đó là lý do tại sao tất cả chúng ta nên hy vọng rằng Trung Quốc bằng cách nào đó một lần nữa sẽ tìm được con đường vượt qua lực hút chính trị và tiếp tục là một ngoại lệ đối với mọi quy luật – bất chấp những nỗ lực đang tiến hành của ông Tập nhằm làm cho Trung Quốc trở nên "bình thường" - theo ý nghĩa tệ hại nhất của từ này.
(*) Jonathan Tepperman là tổng biên tập tạp chí Foreign Policy.
Bản gốc: https://foreignpolicy.com/2018/10/15/chinas–great–leap–backward–xi–jinping/
Nguồn: http://www.viet-studies.net/kinhte/ChinaLeapBackward_FP_trans.html
Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2018
Mỹ và Trung Quốc ai sẽ thắng?
Đài CNBC của Mỹ cho biết: 'Các công ty TQ, mặc dù đang sở hữu một phần hoặc toàn bộ một số công ty (Mỹ) ảnh hưởng lên đời sống thường nhật nhưng nhiều người không biết đến chuyện đó. Cho dù bạn đi xem phim, giặt đồ, hay chuẩn bị bữa tối, có một khả năng khá lớn số tiền bạn dùng cuối cùng sẽ chảy về TQ.'
Bài viết trên điểm qua 10 doanh nghiệp lớn của Mỹ mà TQ đang, đã mua gần đây.
1. Sàn chứng khoán Chicago, có giá ước tính gần 100 tỉ USD. Đang mua.
2. Hệ thống rạp chiếu phim AMC, lớn nhất nước Mỹ. Tập đoàn Dalian Wanda đã mua với giá 2,6 tỉ USD.
3. Công ty thực phẩm Springfield Foods, là một biểu tượng của ngành công nghiệp thực phẩm Mỹ, nổi tiếng nhất với thịt ham, bị một công ty TQ mua với giá 7,1 tỉ USD.
4. Tập đoàn Legendary Entertainment, nắm quyền các loạt phim như Jurassic World, Warcraft và Pacific Rim, cũng bị Dalian Wanda mua với giá 3,5 tỉ USD.
5. GE Appliances, chi nhánh của tập đoàn GE, có lịch sử sản xuất máy móc gia dụng hơn 100 năm nay, là một doanh nghiệp biểu tượng của nước Mỹ, bị Qingdao Haier mua với giá 5,4 tỉ USD.
6. Khách sạn nổi tiếng ở Manhattan, trong khu Phố Wall, Waldorf Astoria, bị tập đoàn Anabang Insurance mua với giá 2 tỉ USD. Tập đoàn này cũng mua Fidelity & Guaranty Life, một công ty bảo hiểm nhân thọ có lịch sử gần 60 năm.
7. Ba chuỗi khách sạn nổi tiếng Ritz-Carlton, Fairmont Scottsdale, Four Seasons Resort, nằm ở ba bang khác nhau cũng được tập đoàn mẹ Blackstone bán cho Anabang Insurance với giá 3,93 tỉ USD.
8. Riot Games, nổi tiếng thế giới với game League of Legends, đã bị Tencent mua lại hết trong hai lần, Tổng giá trị chính xác chưa rõ. Ngoài ra, Tencent còn có phần hùn trong hai hãng game lớn khác là Activision-Blizzard và Epic Games.
9. Ingram Micro, một công ty phân phối sản phẩm cho Apple và Cisco, bị tập đoàn HNA mua lại với giá 6 tỉ USD. HNA cũng đang đấu giá mua tạp chí Forbes nổi tiếng.
10. Motorola, một biểu tượng khác của ngành viễn thông Mỹ, ra đời từ 1928, sau khi bán cho Google, bị Lenovo mua lại với giá 2.9 tỉ USD, làm Lenovo trở thành hãng sản xuất smartphone lớn thứ ba thế giới.
Trên đây chỉ là 10 trường hợp tiêu biểu gần đây và TQ mua ngày càng nhiều theo biểu đồ của CNN.
Thứ Hai, 1 tháng 10, 2018
Tư liệu quý về việc xóa sổ Đảng XH Việt Nam năm 1988
.
Tư liệu cực quý, do gia đình cụ Nguyễn Xiển đưa ra.
Giáo sư Nguyễn Xiển là Phó tổng thư ký Đảng Xã hội từ năm 1946, Tổng thư ký liên tục từ 1956 đến năm 1988 đó (và thời điểm này còn đương kiêm Phó chủ tịch Quốc hội). Ông Lê Quang Đạo là Chủ tịch Quốc hội kiêm Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước – không chỉ một lần đến tận nhà vận động ông Xiển giải thể Đảng Xã hội với lý do đảng này đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử. Ông Xiển chần chừ thoái thác, bởi là người rất nguyên tắc ông đòi hỏi “phải họp toàn thể đại biểu Đảng Xã hội để thông qua, vì vấn đề này quá quan trọng…”.
Thông tin nhanh chóng lọt ra ngoài, rất xôn xao trong số các đảng viên Xã hội đa số lúc đó đều đứng tuổi rồi. Ông Nguyễn Khắc Viện tuy đảng viên Đảng cộng sản Pháp và Đảng cộng sản Việt Nam nhưng tìm bằng được người đàn em bên Paris năm xưa là Lê Tâm – con rể cụ Xiển – để nhắn cụ nên cân nhắc thật kỹ đấy, đừng nên đi ngược lại trào lưu quốc tế…
Ông Xiển còn đang trao đổi với các đồng chí khác của mình thì nghe tin sửng sốt: ông Nguyễn Lân đã ký quyết định đồng ý giải thể Đảng Xã hội Việt Nam và “gửi lên trên”?! Đảng Xã hội Việt Nam được coi là giải thể vào đúng ngày kỷ niệm 40 năm thành lập, tức 22/7/1988.
Các chất vấn của ông Xiển đối với ông Lân không có lời giải đáp thỏa đáng, rằng trên cơ sở gì và ai cho ông Lân quyền tự ký một văn bản quan trọng như vậy. Tại sao không phải ông Xiển, hay ông Giáo sư Hoàng Minh Giám (Phó tổng thư ký) hay Luật sư Phan Anh… mà là ông giáo Lân?
Và thế là hai cụ già Nguyễn Xiển và Hoàng Minh Giám cùng nhau viết một lá thư, cho con trai mang đi gửi bảo đảm, đến địa chỉ Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam, đề nghị không công nhận nội dung của quyết định giải thể mà ông Nguyễn Lân đã ký kia. Một thời gian sau ông Xiển nhận được bức thư trả lời từ ông Phạm Thế Duyệt, lúc này là Thường trực Ban bí thư TW Đảng CS và Bí thư Hà Nội. Nội dung cũng về việc “hoàn thành sứ mệnh lịch sử”. Sự đã rồi… Sự việc này cũng còn được nhắc lại vài lần những khi ông Đỗ Mười – tổng bí thư ĐCSVN khóa sau – tới thăm chúc Tết các cụ lão thành như ông Xiển, hay khi con cháu ông Xiển có dịp trao đổi với ông Phạm Thế Duyệt sau này.
_________________________________
THƯ GỬI ĐỒNG CHÍ ĐỖ MƯỜI
Hà Nội, ngày 12 tháng 1 năm 1994
Kính gửi: Đồng chí Đỗ Mười
……
Vậy tôi xin trình bày với anh một số thắc mắc, băn khoăn của anh em để anh xem xét. Họ nói với tôi nhiều vấn đề nhưng chủ yếu là hai điều chính sau đây:
Một là mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng.
Hai là quan hệ giữa Đảng với trí thức.
Họ nói: “Đảng luôn tuyên bố là Đảng hoàn toàn vì dân, thậm chí là đầy tớ trung thành của dân. Nhưng trong thực tế, từ trung ương đến địa phương, người dân ngoài Đảng hoàn toàn bị lép vế, thậm chí như là thứ dân”.
Họ cho rằng số đảng viên so với toàn dân chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, nhưng từ ban lãnh đạo xã đến chính phủ trung ương, rất hiếm có người ngoài Đảng tham gia. Trong hội đồng nhân dân các cấp cũng như trong Quốc hội, có mấy ai là người ngoài Đảng.
Nhớ lại khi Bác Hồ mới về lãnh đạo đất nước, họ thấy trong Chính phủ của Bác cũng như ở các cơ sở, đa số là những người ngoài Đảng tin Bác và tin Đảng, tận tụy công tác đến cuối đời. Nhìn lại thấy rất ít người mắc khuyết điểm.
Đến nay thì từ chủ tịch xã, phường đến chánh, phó chủ nhiệm các khoa, trưởng phó phòng hành chính, tuyệt đại bộ phận đều phải là đảng viên. Mà buồn thay trong cái quốc nạn tham nhũng hiện nay thì có thể nói thủ phạm phần nhiều là những đảng viên, vì chỉ họ mới có quyền để mà tham nhũng!
Hôm trước, tôi có báo cáo với anh Phạm Văn Đồng là nhiều người rất thắc mắc về có ý định đưa ảnh bà Nguyễn Thị Định vào thờ trong đền Hai Bà Trưng. Anh Đồng đã cho đi điều tra. Tôi mong sẽ ngăn ngừa được những việc làm thiếu thận trọng như vậy cũng như việc xâm phạm Tháp Rùa trên Hồ Gươm.
Về vấn đề trí thức, anh chị em có nhiều thắc mắc. Họ hỏi tôi: Có phải trí thức ngày nay kém các bác ngày xưa mà trong chính phủ, các cơ quan, kể cả các viện khoa học, hầu như không có một người lãnh đạo nào là người ngoài Đảng.
…….
Họ nói: Gần đây, Đảng tuyên bố trí thức là một trong ba thành phần cơ bản của nhân dân, nhưng sao trí thức ngoài Đảng lại không được Đảng tin tưởng? Trái lại, họ còn bị rẻ rúng nữa. Một nhà trí thức lớn như Trần Đức Thảo đã từng tranh đấu thắng lợi với một nhà tư tưởng trứ danh như Jean-Paul-Sartre mà chỉ vì nói thẳng trong vụ Nhân văn – Giai phẩm mà bị bỏ rơi trong bao nhiêu năm. Đến khi ông ta chết ở Pháp, dược Pháp trọng thị, thì ta mới đề cao trong báo chí. Anh em cho đó là một việc đáng buồn! Một trí thức khác như Nguyễn Mạnh Tường, 22 tuổi đỗ hai bằng tiến sĩ ở Pháp, khi về nước tham gia kháng chiến được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng và hoàn thành xuất sắc, nhưng chỉ vì phát biểu không đúng theo chủ trương của Đảng mà bị bắt ngồi xó trong bao nhiêu năm, đến nỗi trở thành một người bất mãn, khiến gần đây cho xuất bản quyển “Un excomunié” rất tệ hại.
Gần đây, một trí thức lớn là Nguyễn Khắc Viện đã có công to trong kháng chiến chống Pháp và trong phổ biến văn hoá Việt Nam, thế mà tuy đã là đảng viên, nhưng chỉ vì nói thẳng mà bị coi như một kẻ phản động.
Một trí thức lỗi lạc khác là Phan Đình Diệu, một nhà khoa học được nhiều trường Đại học trên thế giới ca tụng nhưng chỉ vì trình bày thẳng thắn những ý kiến của mình mà bị hắt hủi, đến nỗi các báo chí không được đăng những bài đáp lại những lời phê phán của người khác.
Chắc anh còn nhớ lại nội dung câu chuyện giữa chúng ta trong buổi trao tặng huân chương sao vàng cho Đảng Xã hội Việt Nam trước khi kết thúc 40 năm hoạt động. Tôi có nói với Anh tại sao tôi không gia nhập Đảng Cộng sản: “Hồ Chủ tịch đã giao cho tôi làm Phó tổng thư ký rồi Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam. Bây giờ đã già rồi, tôi vào Đảng Cộng sản làm gì!”.
Sau khi tuyến bố thôi hoạt động thì chúng tôi an phận thủ thường. Tuy không nhắc lại chuyện cũ, nhưng cũng thật khó hiểu vì sao khi đăng tin cáo phó hoặc mừng thọ một số đảng viên Xã hội hay Dân chủ, kể cả các nguyên ủy viên Ban chấp hành Trung ương, thì báo chí ta không dám nói đến khía cạnh hoạt động này của họ. Trường hợp đưa tin mừng đại thọ 90 tuổi của anh Hoàng Minh Giám trên báo Nhân dân (có đăng ảnh anh đến thăm gia đình) là một ví dụ điển hình. Vì sao lại không dám nhắc đến việc làm Phó Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam của anh ấy trong mấy chục năm qua, nhưng lại nêu đã từng làm Phó chủ tịch Quốc hội (một chức vụ anh Giám chưa bao giờ làm). Tôi đã đích thân yêu cầu Báo Nhân Dân đính chính nhưng đã không được đáp ứng đúng mức. Việc viết lịch sử cách mạng Việt Nam gần đây, trong đó có lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, thường quá chú trọng đến thành tích quy công cho Đảng, nhưng lại chưa nêu đúng mức hoặc bỏ qua những sai lầm, khuyết điểm (thậm chí có lúc nghiêm trọng) cũng như vai trò, đóng góp của quần chúng, những người ngoài đảng. Bản sơ thảo lịch Quốc hội khoá I là một ví dụ. Những bài viết về đăng trên một số báo gần đây không dám đề cập đến 40 năm của tôi trong Đảng Xã hội Việt Nam.
Tôi xin nêu thí dụ gần đây nhất: Nhà báo Hoàng Phong có viết một bài về sự nghiệp của tôi đăng trên báo Đoàn kết của Hội Việt kiều tại Pháp. Mặc dù rất thân, song cũng không dám đả động gì đến 40 năm làm Phó rồi Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam của tôi. Một số bạn thân có đề nghị tôi nhắc lại trong dịp này, những ý kiến mà tôi đã phát biểu ở Mặt trận và Quốc hội mà không được chấp nhận. Tôi không muốn nhắc lại chuyện cũ, chỉ đề nghị những việc gì Đảng nhận thấy sai thì phải sửa. Nếu Đảng tiếp tục đối xử với Anh Nguyễn Khắc Viện, Anh Phan Đình Diệu như hiện nay thì sẽ không được lòng tin ở trong nước cũng như trí thức Việt kiều ở ngoài nước. Trí thức Việt Nam khao khát độc lập, tự do, dân chủ, không thể bằng lòng với chế độ chưa có tự do báo chí – ngôn luận như hiện nay. Xin Đảng phải sáng suốt hơn các Đảng khác, phải thay chế độ “đảng trị” bằng chế độ “đức trị”.
Xin chân thành cảm ơn.
Kính chúc anh dồi dào sức khoẻ, hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình.
Kính thư
Đồng kính gửi:
– Các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị.
– Đồng chí Cố vấn Phạm Văn Đồng.”
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)