Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Cực đoan và hận thù là nguyên nhân của mọi tai họa



Tác giả: Nguyễn Quang Dy

.



Nguồn: tinmoi.com

Có thể nói cực đoan, cuồng tín, và hận thù là nguyên nhân của mọi tai họa. Nó vừa là hệ quả vừa là nguyên nhân dẫn đến bạo lực và khủng bố, xung đột và chiến tranh. Khi cực đoan và hận thù đã trở thành tâm thức (state of mind) thì càng nan giải.

Muốn chống khủng bố và chấm dứt bạo lực, không chỉ dùng bạo lực, mà phải vận dụng cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm để hóa giải. Bạo lực sẽ tiếp nối bạo lưc, hận thủ sẽ đẻ ra hận thù, như một cái vòng luẩn quẩn nguy hiểm (vicious circle).

Người ta có thể tiêu diệt hay bắt sống những tên khủng bố tại Paris, có thể ném bom tiêu diệt các căn cứ IS ở Syria, nhưng khó lòng chấm dứt được khủng bố. Chừng nào cực đoan và hận thù còn tồn tại, nó sẽ sản sinh ra tiếp các nhóm khủng bố mới.

Như bệnh ung thư đã di căn, người ta không thể dùng dao kéo cắt bỏ hết được, mà phải kết hợp hóa xạ trị và thay đổi cách sống, may ra mới cứu vãn được tính mạng. Khi cực đoan và hận thù đã trở thành tâm thức, bạo lực và khủng bố có thể xảy ra mọi lúc mọi nơi, trong quan hệ quốc gia quan hệ xã hội, cũng như trong gia đình (domestic violence).

Vì vậy, muốn xóa bỏ tân gốc khủng bố và bạo lực, phải đánh thức lòng nhân ái và sự tử tế của con người, để thay thế cho cực đoan và thù hận. Phải vận dụng năng lượng tích cực thay thế cho năng lượng tiêu cực đang sói mòn các giá trị cốt lõi của con người.

Cực đoan và cuồng tín thường có nhiều biểu hiện khác nhau, nhưng điển hình nhất là mấy dấu hiệu phổ biến sau đây (common indicators):

Không chịu lắng nghe, mà chỉ muốn người khác nghe theo mình (chủ quan, võ đoán). Khi phải nghe ý kiến người khác thì chỉ thích nghe những gì giống mình, còn bác bỏ những gì khác mình, không cần biết đúng sai, hay dở. 

Bảo thủ, cứng nhắc, không chịu thay đổi, dị ứng với cái mới và sự khác biệt. Hay định kiến và cố chấp, không thích tranh luận và phản biện. Luôn khẳng định và phủ định, luôn cho mình là đúng, ai không giống mình là sai…

Độc quyền, độc đoán và độc ác, không có lòng nhân ái vị tha, không chịu hợp tác và thỏa thuận. Tham lam vô độ, không muốn chia sẻ quyền lợi. Tính cá nhân cao, tính cộng thấp, chỉ quan tâm đến lợi ích riêng hay lợi ích nhóm…

“Terror in Little Saigon”: Sống trong sợ hãi?

Gần đây, khi PBS chiếu bộ phim tài liệu “Terror in Little Saigon” (3/11/2015) dư luận trong nước và ngoài nước (đặc biệt là cộng đồng người Việt hải ngoại) lại ồn ào, lật lại một trang sử đau buồn đã diễn ra cách đây 2-3 thập kỷ, như một vết thương cũ chưa lành.

Đằng sau những tranh cãi ồn ào (ai là thủ phạm) có một sự thật đáng buồn: Sau chiến tranh, người Việt (trong nước và hải ngoại) vẫn tiếp tục “sống trong sợ hãi”, vẫn chưa thoát khỏi bóng ma chiến tranh như “tù binh của quá khứ”. Vì vậy, họ không thể hòa giải, không phải chỉ giữa hai phía, mà còn ngay trong lòng cùng một cộng đồng.

Những người Việt cực đoan và thù hận, dù đứng về phía nào trong sân khấu chính trị (cộng sản hay chống cộng), họ đều giống nhau. Cực đoan thường dẫn đến độc tài và chuyên quyền; Cuồng tín dẫn đến bảo thủ và lú lẫn; Thù hận dẫn đến bạo lực và xung đột; Tham lam dẫn đến tham nhũng và chiếm đọat. Đó mới là những thứ cần phải chống.
Người ta nói không thể thay đổi được quá khứ, nhưng có thể tạo dựng lại tương lai. Nhưng phải minh bạch về quá khứ, mới tha thứ được cho nhau và hòa giải dân tộc, để cùng đối phó với nguy cơ mới đang đe dọa lợi ích chung của dân tộc. Tại sao người Đức có thể hòa giải được (sau chiến tranh và sau thống nhất) mà người Việt lại không làm được?

Phải chăng tư tưởng cực đoan và lòng hận thù, là di chứng của một cuộc chiến đẫm máu và tàn khốc (cả chiến tranh cục bộ lẫn nội chiến) vẫn còn đeo đẳng cả hai phía, làm vô hiệu hóa những nỗ lực và cơ hội hòa giải. Nhiều năm sau chiến tranh, người Việt trong nước và hải ngoại vẫn là nạn nhân của cực đoan và hận thù, của bạo lực và khủng bố.

Điều cần nói là có một số người trong chính quyền Mỹ lúc đó đã bảo vệ và dung túng cho những người Việt chống cộng cực đoan, dùng bạo lực để đe dọa và giết hại các nhà báo gốc Việt không cùng quan điểm, bất chấp luật pháp. Cộng đồng người Việt phải liều mạng vươt biên để định cư tại Mỹ một đất nước có tự do dân chủ, nhưng họ vẫn “sống trong sợ hãi” vì bị chính đồng bào của họ khủng bố. Đó là một sự thật trớ trêu khó phủ nhận.

Đã 4 thập kỷ sau chiến tranh, và 2-3 thập niên sau những vụ giết hại 5 nhà báo gốc Việt tại Mỹ. Những tư liệu mới thu thập mà Frontline và ProPublica đã sử dụng trong phim “Terror in Little Saigon”, dù chưa đầy đủ, nhưng đã bạch hóa được một phần trang sử đau buồn mà nhiều người vẫn chưa quên. Họ không dám nói ra vì “sống trong sợ hãi”.

Không phải chỉ có những vụ khủng bố và giết hại 5 nhà báo gốc Việt ở Mỹ đã bị bưng bít (bởi những động cơ bất lương), mà còn 73 nhà báo gồm nhiều quốc tịch khác nhau đã bị “mất tích” (tức bị giết kín) trong chiến tranh Việt Nam, vẫn bị bưng bít và trôi vào quên lãng, không được các chính phủ (Mỹ và Việt Nam) hợp tác tìm kiếm (như MIA).

Khi vụ khủng bố tòa báo Charlie Hebdo (tại Paris) xảy ra, Tổng Thống Obama đã hứa giúp nước Pháp “đưa bọn khủng bố ra trước công lý”. Nhưng đối với bọn khủng bố giết hại 5 nhà báo gốc Việt trên đất Mỹ, ông đã làm gì? Đối với 73 nhà báo quốc tế (trong đó có cả nhà báo Mỹ) bị mất tích trong Chiến tranh Việt Nam, ông và chính quyền đã làm gì?


Những ý kiến phản đối bộ phim “Terror in Little Saigon” có nhiều động cơ, trong đó có tâm trạng hoảng sợ vì những gì được bưng bít lâu nay có thể bị tiết lộ. Ví dụ, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, một cựu lãnh đạo của Mặt Trận cho biết “K-9” là có thật, do ông Phạm Văn Liễu điều phối, mục tiêu ám sát đầu tiên là chính ông (Nguyễn Xuân Nghĩa), mục tiêu thứ hai là Đỗ Ngọc Yến (chủ báo Người Việt), nhưng ông Trần Khánh Vân đã lãnh đạn thay.

Khi có người bị giết hại chỉ vì bất đồng chính kiến (hay để bịt miệng), thì người ta im lặng một cách khó hiểu. Khi có những nhà báo có uy tín điều tra quá khứ, đánh động lương tâm để giúp nhau tìm ra thủ phạm, thì người ta hoảng sợ. Tâm trạng này giống một dạng tâm thần hoang tưởng, không dám đối diện với sự thật (dù đã 2-3 thập niên trôi qua).

Tuy không thể thay đổi được quá khứ, nhưng cố tình bưng bít sự thật lịch sử, dù núp dưới bất kỳ chiêu bài nào, đều là bất lương và tội lỗi. Với tinh thần đó, những người tử tế và khách quan cần ủng hộ ProPublica và Frontline (và những người khác) tiếp tục điều tra để làm rõ sự thật, không phải chỉ để an ủi thân nhân những người bị giết hại (hay mất tích), mà còn để khép lại quá khứ, như một vết thương chiến tranh vẫn chưa thành sẹo.


“Terror in Paris”: Một bước ngoặt mới?

Sau vụ khủng bố kinh hoàng tại New York (11/9/2001), mở màn cuộc chiến chống khủng bố, có người ví vụ khủng bố tại Paris (13/11/2015) là một bước ngoăt tương tự, làm thay đổi cuộc chơi (game changer). Khác với vụ tấn công tòa báo Charlie Hebdo (14/1/2015), đây là một cuộc tàn sát đẫm máu, làm 129 người chết và hơn 350 người khác bị thương.

Đối với Paris, đây không phải lần đầu, cũng không phải lần cuối. Chưa biết tiếp theo sẽ là nơi nào, Brussels hay Berlin hay London? Các nước Phương Tây tấn công IS chỉ là duyên cớ trực tiếp để IS trả thù, và làn sóng di cư vào châu Âu chỉ là cơ hội tốt để IS lợi dụng. Ai cũng biết IS không đẻ ra từ chân không và không hề đơn độc.

Theo Tổng thống Nga Putin (tại hội nghị G20) có hơn 40 quốc gia tài trợ cho IS, trong đó có một số quốc gia trong nhóm G-20. Một số quốc gia “chơi con bài IS” nhằm thực hiện mưu đồ chính trị của mình. Lẽ ra phải tiêu diệt IS ngay từ đầu khi mới hình thành thì người ta lại lợi dụng nó, nuôi dưỡng nó, cung cấp vũ khí cho nó để dùng nó chống lại một số quốc gia khác. Không biết lời cáo buộc này chính xác tới đâu, đó là một phần sự thật.

Có thể hệ thống tổ chức của IS nay hiệu quả hơn. Có thể hệ thống an ninh của Pháp và Châu Âu lơ là cảnh giác và chủ quan trước những thách thức mới. Nhưng dù các chính phủ có thắt chặt an ninh và phối hợp tình báo hiệu quả hơn, hay phối hợp hành động mạnh tay hơn, thì cuôc chiến chống khủng bố vẫn đầy phức tạp và chưa nhìn thấy lối thoát.

Chừng nào các quốc gia còn theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan và tranh chấp nhau. Chừng nào các cộng đồng sắc tộc và tôn giáo còn chia rẽ và hận thù, không muốn hòa giải, từ chối dân chủ hóa, thì còn miếng đất màu mỡ cho cực đoan và bạo lực. Muốn ngăn chặn khủng bố diễn ra tại New York hay Paris, phải ngăn chặn từ gốc, và từ trước.

Điều đáng lo ngại là nhiều thanh thiếu niên từ các nước khác nhau, gồm nhiều thành phần (kể cả sinh viên và trí thức) vẫn tiếp tục nghe theo tiếng gọi “thánh chiến” của thế lực Hồi giáo cực đoan, đầu quân làm những kẻ đánh bom cảm tử. Vậy cái gì thúc đẩy họ từ bỏ cuộc sống bình thường để trở thành cực đoan (radicalized) và liều chết?

Cuộc chiến chống khủng bố phải là cuốc chiến toàn diện, trên phạm vi toàn cầu, chống lại tư tưởng cực đoan và hận thù, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bạo lực và khủng bố, xung đột và chiến tranh. Vì vậy, các quốc gia phải đồng lòng phối hợp, vận dụng cả sức mạnh cứng lẫn sức mạnh mềm, mới có thể hóa giải được nó tận gốc. Cuôc chiến chống khủng bố rất tốn kém và còn khó khăn hơn cả chống du kích trong rừng rậm nhiệt đới.

Để đối phó với mấy tên khủng bố tại Boston hay Paris, nước Mỹ hay nước Pháp phải huy động mấy ngàn quân và chi phí nhiều triệu đô la. Đây là một sự bất cập về tương quan lực lượng và là một điểm yếu mà bọn khủng bố sẽ khai thác như một thế mạnh. Để đối phó với một tiểu đoàn khủng bố tại Đông Nam Á (như thủ tướng Singapore nói) thì các nước ASEAN cần bao nhiêu quân và bao nhiêu tiền (trong khi Biển Đông như thùng thuốc súng).

Xã hội đầy bạo lực và rủi ro: Thập diện mai phục?
Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên (Việt Nam) có làm môt bộ phim với cái tên hay “Sống trong sợ hãi” (Living in Fear). Đao diễn Trương Nghệ Mưu (Trung Quốc) cũng làm một bộ phim với cái tên hay “Thập diện mai phục” (Flying Daggers). Tên của hai bộ phim này có thể được dùng để mô tả tâm trạng bất an hiện nay của người Việt (và người Trung Quốc).

Không phải ngẫu nhiên mà 64% người giàu Trung Quốc (có tài sản trên 1,6 triệu USD) đã hoặc định di cư khỏi Trung Quốc (theo Elizabeth Economy at Council on Foreign Relations). Không phải ngẫu nhiên mà tỷ phú Lý Gia Thành “bỏ chạy” khỏi Trung Quốc. Tâm Trạng bất an của người Trung Quốc (và người Viêt) là do bạo lực và rủi ro trong xã hội.

Tại sao sau chiến tranh, được giải phóng rồi, hoặc vượt biên rồi, mà người Viêt vẫn “sống trong sơ hãi”? Có lẽ vì cực đoan và bạo lực, là di họa của chiến tranh, vẫn chưa thực sự chấm dứt, như bóng ma của quá khứ tiếp tục ám ảnh họ. Trong khi ở hải ngoại có “Terror in Little Sài Gòn”, thì ở trong nước còn nhiều loại terror khủng khiếp hơn.

Đó là tai họa do bom mìn chưa nổ và chất độc da cam (do chiến tranh để lại). Đó là nạn trộm cướp, giêt người, hiếp dâm ngày nào báo chí cũng đưa tin (“cướp, giết, hiếp”). Đó là tai nạn giao thông, chết nhiều như sóng thần (theo bộ trưởng Giao thông). Đó là ngộ độc thưc phẩm do sử dụng vô tội vạ các chất độc hại (từ Trung Quốc). Chưa bao giờ có nhiều người mắc bệnh ung thư như hiện nay (theo Bộ Y Tế). Nhưng chính phủ và quốc hội vẫn bất lực, vì ngộ độc thực phẩm “phải lăn ra chết thì mới xử lý được!” (theo bộ trưởng Nông nghiệp).

Đối tượng dễ tổn thương nhất là phụ nữ và trẻ em, có thể bị dụ dỗ hoặc bắt cóc để bán sang Trung Quốc. Trẻ em đến trường có thể gặp nguy hiểm vì bạo lực học đường. Tội phạm “vị thành niên” ngày càng gia tăng. Khi giáo dục và văn hóa xuống cấp, trẻ em dễ trở thành nạn nhân của cực đoan và vô cảm, dễ bị cám dỗ bởi ma túy và bạo lực.


Đối tượng dễ bị bắt nạt nhất (và cũng dễ phản kháng bằng bạo lực) là nông dân. Trường hợp Đoàn Văn Vươn là một ví dụ điển hình. Để chống lại nhóm lợi ích địa phương cướp đoạt ruộng vườn và thành quả lao động của mình, anh đã bị đẩy vào “bước đường cùng”, buộc phải dùng bạo lực để tự vệ, vì mất hết lòng tin vào chính quyền. Những kẻ bắt trộm chó bị những người nông dân đánh chết vô tội vạ cũng là môt ví dụ (chỉ có tại Việt Nam).

Một đặc điểm khác của các quốc gia độc tài (cộng sản hay không cộng sản cũng vậy) là sử dụng bạo lực để trấn áp những người bất đồng chính kiến, bằng cách bỏ tù hoặc dùng côn đồ để đánh đập họ. Mục tiêu chính là khủng bố tinh thần, làm cho mọi người sợ hãi. Stalin, Hitler, Mao, hay Polpot là những nhà lãnh đạo kiệt xuất trong việc tẩy não khiến hàng triệu trí thức sẵn sàng giết chóc và hy sinh cho những lý tưởng cực đoan và đầy thù hận.

Khủng hoảng Biển Đông: Một thùng thuốc súng?

Khủng hoảng Biển Đông đã xảy ra sau khi Trung Quốc đem dàn khoan HD 981 vào hải phận Việt Nam tại Biển Đông, bồi đắp các đảo nhân tạo và xây dựng hạ tầng quân sự trên các đảo đó, tạo ra một bước ngoặt mới. Hành động bành trướng bằng bạo lực này là hệ quả tất yếu của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, con đẻ của chủ nghĩa bá quyền Đại Hán.

Cực đoan và bạo lực vốn là thương hiệu của đảng CS Trung Quốc. Mao chủ tịch đã từng nói, “quyền lực đẻ ra trên nòng súng”. Trong mấy thập kỷ sau khi giành đươc chính quyền, đảng CS Trung Quốc đã gây ra những thảm họa như “Đại Nhảy vọt” (Great Leap forward) và Cách mạng Văn hóa” (Cultural Revolution) làm mấy chục triệu người chết.

Chắc mọi người vẫn chưa quên thảm họa diệt chủng tại Campuchia do Khmer Đỏ gây ra, có bàn tay của đảng CS Trung Quốc. Người Việt Nam (và Triều Tiên) cũng phải gánh chịu những hậu quả tệ hại do chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chủ nghĩa Mao đầy cực đoan và bạo lực, cho đến tận ngày nay. Chỉ có người Miến Điện là may mắn “Thoát Trung”.

Những gì đang diến ra tại Biển Đông chỉ là sự tiếp nối của lịch sử. Hay nói khác đi là lịch sử đang lặp lại. Chỉ có “Thoát Trung” mới thoát khỏi định mệnh (karma) và cái vòng kim cô về ý thức hệ đã kìm kẹp và kéo lùi lịch sử Viet Nam nhiều thập kỷ. Biển Đông vừa là nguy cơ vừa là cơ hội để “Thoát Trung”. Bỏ qua cơ hội này chắc không còn cơ hội nào khác.

Hành đông của Trung Quốc tại Biển Đông có thể tóm tắt: Trong khi đe dọa (intimidate), cưỡng đoạt (coerce) và bắt nạt (bully) các nước nhỏ yếu (Việt Nam, Philippines), Trung Quốc thách thức Mỹ, nhưng tránh đối đầu, vì muốn chia quyền với Mỹ (major power diplomacy). Họ bất chấp luật pháp, vì muốn thay đổi luật chơi và thay đổi nguyên trạng.

Sách lược hai mặt này Trung Quốc có hiệu quả, chừng nào họ phân hóa được ASEAN bằng “cái gậy và củ cà rôt”, bằng đàm phán song phương để vô hiệu hóa ASEAN. Họ đã vận dụng tối đa “vùng xám” (gray area) để thao túng bằng cách khoanh vấn đề (localized) để vô hiệu hóa Mỹ và cắt lát nhỏ vấn đề (salami slice), để biến thành việc đã rồi (fait’accompli).

Trong khi Obama hoãn chuyến thăm Việt Nam thì Tập Cận Bình đã đến Hà Nội và đọc diễn văn tại Quốc Hội VN (6/11/2015). Tuy Obama đã bật đèn xanh cho hải quân Mỹ cho tàu USS Lassen vào vùng biển 12 hải lý quanh đảo Subi reef tại Biển Đông, nhưng lại trương biển “đi lại vô hại” (innocent passage). Đây này là một tín hiệu yếu của Mỹ (vẫn là “tiếng kèn ngập ngừng”), làm bạn bè đồng minh thất vọng, trong khi Trung Quốc mừng thầm.

Có thể nói Trung Quốc dùng thủ đoạn và sức mạnh nước lớn để uy hiếp và bắt nạt các nước nhỏ (như Việt Nam và Philippines) cũng là môt loại khủng bố. Ngư dân Việt Nam đang “sống trong sợ hãi”, vì hàng ngày bị tàu thuyền Trung Quốc khủng bố trên Biển Đông. Họ đang bị tước đoạt quyền đánh cá ngay trên vùng biển vốn là của mình. Nếu bị dồn đến bước đường cùng, ngư dân Việt có thể liều mạng lao thuyền chứa chất nổ vào tàu Trung Quốc.

Việt Nam đã thành lập lữ đoàn tàu ngầm 189 có căn cứ tại Cam Ranh, với 6 tàu ngầm “Kilo class 636.3-MV” trong đó 4 chiếc đã được chuyển giao và đang hoạt động, còn 2 chiếc nữa sẽ được chuyển giao trong năm 2016. Đây là các tàu ngầm tấn công được trang bị tên lửa Klub diệt hạm “3M-54E1” và đối đất “3M-14E” (có tầm bắn 300 km).

Hạm đội tàu ngầm non trẻ gồm 6 chiếc tàu “Kilo 636”, cùng với 32 máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4 “Su-30MK2” là lực lượng răn đe hiện đại có khả năng gây tổn thất lớn cho đối phường (anti-access/area denial capabilities). Nếu xảy ra xung đột tại Biển Đông, Viêt Nam có thể buộc phải tự vệ bằng chiến lược “cùng hủy diệt” (mutually assured destruction).

Nếu bị dồn đến bước đường cùng, các tàu ngầm Kilo có thể hoạt động như “U-Boat” của Đức trong Đai Chiến II, tấn công các tàu chở dầu và chở hàng của Trung Quốc trên Biển Đông, gây tổn thất lớn cho đối phương và khủng hoảng thị trường quốc tế, làm các hãng bảo hiểm hàng hải (như Lloyd’s insurance) và các nhà đầu tư nước ngoài hoảng loạn, buộc đối phương phải nghĩ lại và cộng đồng quốc tế phải can thiệp để tìm giải pháp qua đàm phán.

Nhưng vấn đề không phải là tiềm lực quốc phòng, mà là ý chí chính trị của lãnh đạo và sự đồng lòng của toàn dân. Nếu đồng lòng, Việt Nam đã từng thắng Pháp và Mỹ. Nếu chia rẽ, Viêt Nam đã từng mất Hoàng Sa (1974), mất Gac-Ma và một phần Trường Sa (1988), và nay có thể mất nốt Trường Sa và toàn bộ Biển Đông vào tay Trung Quốc.

NLD thắng cử tại Myanmar: Những bài học nào?

Ngày 8/11/2015 sẽ đi vào lich sử Myanmar khi tổng tuyển cử tự do đầu tiên (sau 25 năm) đã được tổ chức thành công. Đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi đã giành được hơn 2/3 số ghế (348 ghế) tại quốc hội, nhiều hơn 19 ghế so với 329 ghế cần thiết để giành chiến thắng tuyệt đối. Kết quả này đồng nghĩa với việc đảng NLD sẽ kiểm soát cả thượng viện và hạ viện, và có quyền chọn Tổng thống, chấm dứt nhiều thập niên cầm quyền của quân đội (mặc dù quân đội vẫn còn nắm giữ 25% số ghế và mấy bộ chủ chốt).


Kết quả to lớn này đã làm nhiều người ngạc nhiên (kể cả bà Aung San Suu Kyi). Nhưng ngạc nhiên hơn cả là thái độ của quân đội: chấp nhận thất bại và sẵn sàng hợp tác. Đây là điều hiếm có. Tướng Min Aung Hlaing nói quân đội sẽ “làm điều gì tốt nhất để hợp tác với chính phủ mới trong giai đoạn hậu bầu cử”. Tổng thống Thein Sein cũng cam kết “sẽ tôn trọng quyết định và lựa chọn của nhân dân và sẽ chuyển giao quyền lực như thời gian đã định”.

Ngày 12/11/2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gọi điện trưc tiếp cho bà Aung San Suu Kyi để chúc mừng và ca ngợi “nỗ lực không mệt mỏi và sự hi sinh sau rất nhiều năm để thúc đẩy một Myanmar hòa nhập, hòa bình và dân chủ”. Ông cũng bày tỏ hi vọng kết quả bầu cử sẽ dẫn đến một “tương lai hòa bình và thịnh vượng hơn” cho Myanmar.

Bắc Kinh cũng không thể không “bắt tay” với chính quyền mới do đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, mặc dù bà Aung San Suu Kyi là một trong những chính khách Myanmar đã công khai phản đối Trung Quốc xây thủy điện Myitsone tại Myanmar, khiến công trình có kinh phí 3,6 tỷ USD này vừa khởi công đã bị đình chỉ. Tháng 6/2015, lãnh đạo Trung Quốc (Tập Cận Binh) đã đón tiếp trọng thị bà Aung San Suu Kyi trong chuyến thăm TQ, với tư cách là thủ lĩnh đảng đối lập NLD. Đó là một nước cờ khôn ngoan.

Trung Quốc buộc phải hợp tác với chính quyền tương lai của Naypyidaw, vì họ có những lợi ích sống còn tại đây. Myanmar là điểm mấu chốt trong chiến lược “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc, là cửa ngõ tốt nhất để Trung Quốc tiếp cận Ấn Độ Dương, kết nối Đông Nam A với Nam Á. Myanmar còn là điểm cuối của Hành lang Kinh tế kết nối Trung Quốc với Ấn Độ, Bangladesh và Myanmar, và là một mắt xích quan trọng của tuyến đường bộ cao tốc Ấn Độ – Myanmar – Thái Lan. Dự án đường ống dẫn dầu Trung Quốc-Myanmar trị giá hàng tỷ nhân dân tệ, sẽ nối Vân Nam với Ấn Độ Dương qua Myanmar.

Có 3 bài học chính về Myanmar:

Một là, Myanmar đã thoát Trung thành công. Thoát Trung không có nghĩa là chống Trung Quốc hay quay lưng lại, mà là điều chỉnh lại mối quan hệ với Trung Quốc để bình đẳng hơn, độc lập hơn, không bị lệ thuộc, dựa trên lợi ích quốc gia (chứ không phải trên ý thức hệ “viển vông”). Thực tế là Trung Quốc cần Myanmar cũng như Myanmar cần Trung Quốc. Tại sao người Myanmar làm được, mà người Việt lại không?

Hai là, hòa giải thành công giữa chính quyền độc tài quân sự (đảng USDP) và phe đối lập đấu tranh cho dân chủ (đảng NLD) là cơ sở để đoàn kết dân tôc. Sau hơn 2 thập niên bị đàn áp và giam lỏng, Aung San Suu Kyi và đảng NLD không bị khuất phục, mà còn trưởng thành như một đối trọng chính trị được dân chúng ủng hộ và quốc tế hậu thuẫn. Điều đáng nói là cả hai phía đã bỏ qua thù hận và thành kiến, để hòa giải và hợp tác với nhau vì lợi ích chung của dân tộc. Tại sao người Myanmar làm được, mà người Việt lại không?

Ba là, quá trình dân chủ hóa đã thành công tại Myanmar, thông qua con đường đấu tranh bất bạo động, dùng sức mạnh mềm chống lại sức mạnh cứng, để đảo ngược cấu trúc quyền lực cứng đã lỗi thời tại Myanmar. Tư tưởng cách mạng của Aung San Suu Kyi là phải “thoát khỏi nỗi sợ hãi” (freedom from fear”) để thay đổi thể chế chính trị, và thay đổi chính mình. Bà đã thành công. Tại sao người Myanmar làm được, mà người Việt lại không?

Tuyên bố của Aung San Suu Kyi, “Tôi sẽ ở trên Tổng thống” (hiến pháp của chính quyền quân sự không cho phép bà làm tổng thống vì có chồng con là người nước ngoài) đã làm một số người lo ngại như một dấu hiệu độc đoán và kiêu ngạo. Với 25 năm trải nghiệm cuộc đấu tranh chính trị trường kỳ và phức tạp vì dân chủ, chắc bà đủ khôn ngoan và bản lĩnh để không mắc sai lầm. Tuyên bố đó chỉ nên hiểu theo nghĩa hẹp vì thực dụng (realism).

————-



Nguồn: viet-studies ngày 23-11-15

Thế Giới Ngày Hôm Nay


Những máy bay ném bom chiến lược tàng hình trông dễ sợ.
Những hỏa tiễn siêu thanh liên lục địa xé trời như sấm nổ.
Những tàu ngầm âm thầm dưới đáy biển mang đầu đạn hạt nhân.
Người ta bảo đó là những phương tiện giữ gìn hòa bình thế giới.

hypersonic weapons, hỏa tiễn siêu thanh

Rồi biết bao phi cơ tàng hình mang đầy hỏa tiễn.
F-22, F-16, F-35…
Những biệt kích, lực lượng đặc nhiệm mang đầy vũ khí ít người biết.
Trên không máy bay không người lái rình mò.

tomahawk launch

Rồi mẫu hạm hàng không với cả trăm phi cơ chiến đấu.
Tomahawk mà bắn đi thì hầm trú ẩn san thành bình địa.
Mọi mục tiêu thành đống gạch vụn điêu tàn.
Bệnh viện kia lơ mơ cũng ăn vài hỏa tiễn.

Tomahawk strike

Bom áp nhiệt biến người thành cua rang muối.
Lính rô-bô ôi bộ máy giết người.
Trực thăng vũ trang quần nát cả bầu trời.
Người ta bảo đó là phương tiện xóa bỏ độc tài tiến hành dân chủ.

CBU bomb, cluster bomb unit

Ấy là chưa kể CBU đáng sợ.
Loại bom chùm, bom chấn động, bom bi.
Nổ tung ra đất ơi thành bãi mìn trải thảm.
Trăm năm sau, cánh đồng chết cho người.

Ấy là chưa kể bom hóa học, vi trùng giấu kín.
Thành phố kia thành bãi thịt bầy nhầy.
Người ta bảo đó,
Là ân huệ cách mạng màu dân chủ.

nạn nhân bom CBU

Tôi cũng giống như ni cô ngồi tụng Kinh Cứu Khổ.
Đem từ bi cứu độ đến cho người.
Mà ngoài kia bao cô gái, than ôi:
Khoe tất cả hình hài nên giấu kín.

Lời kêu cứu của một linh hồn bé nhỏ,
Như lời kinh, như cái kiến, con sò.
Như nai vàng, như con thỏ ngu ngơ.
Nên chẳng một ai thèm để ý.

Nhưng giun dế vẫn cất lên tiếng hát.
Như tiếng hờn rên rỉ  giữa canh khuya,
Khi nhân loại ngủ mê.
Và lỗ tai khép kín.

tụng kinh

Bạn ơi,
Chỉ hổ báo beo hùm, đại bàng mới có nanh có vuốt.
Giun kiến, nai tơ sao chế được đạn bom?
Làm gì có ngân sách quốc phòng?
Cho nên muôn đời bị người ta ăn thịt.

(Sh - Hội đồng liên tôn -
có khi nào thực tâm cầu cho hòa bình thế giới?)

Tôi ngu ngơ và hỏi như bầy con nít.
Chốn thờ phượng kia vật trang trí cho đời?
Người van xin người nguyện ước những gì?
Sao tội ác cứ làn tràn thế giới?

Mới mười tuổi đã tham gia thánh chiến.
Chặt đầu người như một món đồ chơi.
Tuổi ngây thơ tuổi để mất đâu rồi?
Nay biến dạng thành yêu tinh khát máu.

Kẻ cuồng tín thích reo hò chiến thắng.
Nhờ thần linh thêm can đảm giết người.
Tim bằng gỗ chẳng bao giờ cầu nguyện:
Thần giúp tôi mai thành kẻ ngoan hiền.

Hãy“trực chỉ nhân tâm” (*), xin thôi đừng ngụy biện.
Càng văn minh càng gieo họa cho người.
Và xin dừng tay lại thế gian ơi!
Càng  tiến bộ càng gây thêm tội ác.

Nếu mai chết đầu thai sang kiếp khác.
Tôi chẳng ham quay  lại thế gian này.
Mà chỉ mong hồn sẽ biến thành mây.
Mây gặp lạnh mưa lành cho trái đất.

Đào Văn Bình
(California Tháng 10,2015)

(*) Bồ Đề Đạt Ma: Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật

AI ĐANG LÀM BẨN INTERNET Ở VIỆT NAM?




Nhân Ngày Việt Nam kết nối Internet (19/11/2015) và Ngày toàn cầu Vì Hòa bình và An ninh trên Internet (12/12/2015), Cổng TTĐT Chính phủ đã giới thiệu toàn văn bài viết “Vì một môi trường Internet tinh khiết và trong sạch” của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Ngay lập tức như đụng phải miếng cơm, manh áo của đám rận chủ Việt, ngay lập tức chúng nhảy xổ vào để bình phẩm, xỏ xiên.

   

Rận đăng tải và bình phẩm mất dạy về sự kiện này

Trong bài viết của mình, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu rõ “Là một kho tàng kiến thức khổng lồ và môi trường kết nối toàn cầu, Internet đã làm tăng các cơ hội giáo dục cho mọi người dân, kinh doanh của doanh nghiệp và giao lưu giữa con người với con người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích mà Internet mang lại thì các nguy cơ và tác động tiêu cực từ Internet hiện hữu và rất đa dạng”. Ngài thủ tướng khẳng định rằng “Tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đánh cắp công nghệ, tài sản trí tuệ, bản quyền trên Internet ngày càng tăng. Nguy cơ gián điệp mạng đã trở nên phức tạp, nguy hiểm. Tấn công làm tê liệt hoặc chiếm quyền kiểm soát các trang web là rất nghiêm trọng. Chúng ta cũng thấy hiển hiện nguy cơ sử dụng môi trường Internet để phát tán những thông tin bịa đặt, thông tin không được kiểm chứng, không có nguồn gốc đáng tin cậy, những thông tin độc hại, phản cảm nhằm vu khống, bôi nhọ cá nhân, tổ chức, thương hiệu; gieo rắc tư tưởng, tổ chức các hoạt động khủng bố, phá hoại. Điều đáng tiếc là các thông tin này nhiều khi lại được đọc, chia sẻ và lan truyền, gây nên các hiệu ứng và hậu quả không tốt trong xã hội”. Và Ông đề nghị “Từ thực tiễn của mình, Việt Nam sẽ đóng góp tích cực cho việc hoàn thiện và áp dụngBộ Quy tắc ứng xử và chuẩn mực đạo đức trên Internet. Nhằm chung tay xây dựng môi trườngInternet Tinh khiết và Trong sạch”. Đó là nỗ lực của Việt Nam, là mơ ước và quyết tâm của Việt Nam trong thời gian tới nhằm đóng góp sức mình cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ quyền lợi của người dùng internet ở Việt Nam. Thế nhưng, trong thời gian qua, các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng internet để tiến hành các hoạt động trục lợi và xâm phạm ANQG của Việt Nam, chúng đã bị bắt và xử lý nhiều đối tượng vì vi phạm Nghị Định 72 và Điều 258 Bộ luật Hình Sự Việt Nam, chính vì vậy, chúng ra sức chia sẽ và mỉa mai những quan điểm của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

  
Những bình loạn mất dạy của Rận chủ Việt (nguồn:danlambao)

Dưới sự phát triển của internet, các đối tượng cơ hội chính trị cực đoan và đám Rận đã ngay lập tức lợi dụng internet để thường xuyên viết bài xuyên tạc, vu cáo chính quyền, bôi nhọ lãnh tụ, tung tin thất thiết về tình hình chính trị, xã hội Việt Nam. Qua đó hàng loạt trang báo mạng trái chiều có mã nguồn từ bên ngoài như danlambao, quanlambao, thanhnienconggiao, tễublog,…các trang facebook cá nhân như Đoan Trang, Nguyễn Lân Thắng, Người buôn gió,…thường xuyên đăng tải những thông tin thất thiệt, đưa ra những bình phẩm mất dạy, vô nhân tính.

  
Trang mạng phản động danlambao, nơi tụ họp của những bồi bút hạng ruồi

  
Facebook cán nhân Nguyễn Lân Thắng nơi đăng những stt mất dạy và xảo trá

  
Một số trang mạng trái chiều khác

Chính những kẻ thuộc Rận chủ Việt và đám cơ hội chính trị cực đoan là những kẻ đang làm bẩn internet ở Việt Nam, nơi hội tụ những kẻ “phản dân, hại nước” chuyên tuyên truyền những luận điệu xảo trá nhằm chống phá sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước ta, phá hoại chính sách đoàn kết, âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ. Có thể nói môi trường internet chính là nơi hiệu quả để chúng đánh mạnh vào mặt trận tư tưởng, nhằm đòi đa nguyên về chính trị, đa đảng đối lập ở Việt Nam. Chính sự nỗ lực của Việt Nam trong việc cho ra đời “Bộ Quy tắc ứng xử và chuẩn mực đạo đức trên Internet” đang đe dọa đến việc kiếm cơm của chúng, thế nên chúng đang gào âm lên về sự kiện này cũng như tìm mọi cách để châm chích về bài viết của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đã đến lúc Việt Nam và thế giới cùng hành động để loại bỏ những con sâu mọt ra khỏi hệ thống internet, nhằm làm trong sạch internet ở Việt Nam, hướng đến giá trị tốt đẹp vốn có mà nó mang lại.

Trần Ái Quốc

Vấn Nạn Ngôn Từ Trong Giới Truyền Thông





Hoàng Hữu Phước, MIB

Một sự việc trước đây tôi đã nêu ra có liên quan đến bản tham luận của tôi tại Hội Nghị Quốc Gia về Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt, khi một gã tiến sĩ đang giảng dạy tại Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn Thành phố Hồ Chí Minh đăng đàn kích bác tôi xúc phạm tiếng Việt trong khi y có bản tham luận không được chọn đăng trong kỷ yếu hội nghị cũng như không được mời lên thuyết trình về đề tài của y. Gã tiến sĩ đó tuyệt đối dốt ngoại ngữ nên không sao hiểu nổi dù tôi đề xuất chi li – và được Ban Tổ Chức hiểu, đánh giá cao, qua việc chọn đăng vào kỷ yếu – nên có sự làm cho tương thích giữa văn phạm tiếng Việt và văn phạm tiếng Anh nhằm giúp người Việt học tiếng Anh đẳng cấp cao hơn và chính xác hơn, đồng thời giúp người nước ngoài học tiếng Việt dễ hơn khiến tiếng Việt lan tỏa toàn thế giới. Tất nhiên với tư cách bậc trưởng thượng từ lúc mới lòng mẹ đến nay, tôi sau đó không đăng đàn phân bua làm chi như đàn gảy tai trâu mà phát biểu phản bác cái kiến nghị của y về việc nên đưa vào dạy tiếng Hoa từ cấp tiểu học trên toàn quốc, và tôi đã xổ nhiều câu đối Hán-Việt trong đó có những câu chẳng hạn như Thị Tại Môn Tiền Náo, Nguyệt Lai Môn Hạ Nhàn, hoặc sử liệu vềRút Ruột Vương Tam Phân Thiên Hạ, Chặt Đầu Tây Tứ Hải Thái Bình đủ để làm cả hội trường ngạc nhiên thích thú và thuyết phục về sự thật rằng tôi là một thạc sĩ kinh doanh quốc tế không thuộc chuyên ngành ngôn ngữ học Tiếng Việt nhưng đã nắm vững cái ngành của gã tiến sĩ đó hơn là gã biết gì đó về lĩnh vực ngôn ngữ Anh của tôi, chứng minh cho cả hội trường thấy rằng qua tôi thật sự văn hóa Hán-Việt được thưởng lãm trong kho tàng văn học Việt Nam, nhưng không vì vậy mà đề xuất Nhà Nước đầu tư số tiền khổng lồ đào tạo giáo viên tiếng Hoa rồi áp đặt vào chương trình giáo dục tiểu học, loại bỏ tiếng Anh tiếng Pháp. Tiến sĩ chuyên ngành ngôn ngữ Việt mà còn có trình độ thấp kém như thế thì bảo sao ở Việt Nam cách chi không có vấn nạn ngôn từ trong giới truyền thông.

Trong các ngôn ngữ Âu Mỹ đang thống trị toàn cầu về học thuật hàn lâm thì luôn có nhiều loại từ được phân hạng trong tự điển của họ như hạng trang trọng, hạng bình dân, hạng cổ xưa, hạng văn nói, hạng thơ ca, hạng tiếng lóng, hạng tiếng bẩn, v.v. Đây là lý do có sự sử dụng thích hợp các hạng từ cho những ấn phẩm báo nói báo viết báo hình: chỉ có từ ngữ hạng trang trọng formal được sử dụng, còn phong cách thì thuộc thể loại báo chí nghĩa là phải đáp ứng cho đủ lượng chữ được hạn chế bởi số cột số trang. Trong khi đó, Việt Nam tại bị vì bởi chiến tranh nên đã hoàn toàn bỏ phế chuyên ngành văn phạm học tiếng Việt, bỏ mất dấu gạch nối đặc thù của tiếng Việt, bỏ luôn các phân hạng từ trong từ vựng tiếng Việt, dẫn đến việc sử dụng từ vô tội vạ, hoàn toàn sai, hoàn toàn bậy bạ trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng. Người ta vô tư phát những bản tin về những nghệ sĩ nhí, về sự lựa chọn không tồi khi một Đảng ở Mỹ đề nghị ứng cử viên tổng thống, về sự găm hàng, về đi phượt, về ngáo đá, về bật mí, về y xì, về gậy tự sướng, và về vô thiên lủng thứ, cứ như thể tất cả những từ lóng và hạ cấp đó đương nhiên là từ chính quy không cần sự sàng lọc của thời gian và của giới học thuật hàn lâm về ngôn ngữ để được phép sử dụng đại trà trong văn chính quy chính thức. Thậm chí có tờ báo còn đăng ý kiến của nhà học thật nào đó rằng nên bổ sung ngay các từ mới xuất hiện trong xã hội vào từ điển tiếng Việt, chẳng khác nào một anh đi thu gom rác y tế ở phường đề nghị cách vi phẫu thuật thần kinh vậy. Đọc những bài báo, xem những game show hay nghe những bản tin tức thời sự chính thống, học sinh Việt Nam sẽ tự nhiên xem bản thân mình cũng có quyền dùng các từ lóng đó trong bài luận văn của mình tại lớp, trong thư từ gởi ông bà cha mẹ, và trong đối thoại với nhau hoặc đối đáp với Chủ Tịch Nước. Đây là thảm họa.

Không ai nhận thức được rằng nghệ sĩ thiếu niên nhi đồng mới là từ được phép sử dụng chính quy trong học tập và truyền thông.

Không ai nhận thức được rằng quyết định của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp kéo pháo ra khỏi trận địa Điện Biên Phủ là một quyết định không tồi là nội dung chỉ được viết nên hay phát biểu bởi kẻ mất dạy.

Tương tự, chỉ cần những người công tác biên tập của các tòa soạn báo Việt Nam đọc báo chí đẳng cấp cao bằng tiếng Anh của giới tài phiệt truyền thông Âu Mỹ đang thống trị toàn thế giới là có thể nhận ra ngay rằng không bao giờ nhà báo của họ dùng những tiếng lóng kiểu như phượt, găm hàng, ngáo đá, bật mí, v.v. trong toàn bộ các bài viết dày cộm dồi dào tràn ngập trong báo và tạp chí tuyệt đẹp tuyệt mỹ tuyệt vời của họ như Time hay Newsweek.

Là tiến sĩ giảng dạy đại học mà dốt ngoại ngữ, hoặc học ngoại ngữ không đến nơi đến chốn cho tương xứng với trình độ tiến sĩ luôn đòi hỏi sự dày công nghiên cứu thường xuyên tư liệu tiếng nước ngoài, thì rõ là văn bằng tiến sĩ ắt do nhờ người khác thi hộ hoặc do Nhà Nước phát ban mới có.

Là nhà biên tập của giới truyền thông chính quy mà không biết có sự khác nhau giữa các hạng từ, không biết sử dụng hạng từ duy nhất thích hợp cho báo chí thời đại toàn cầu hóa nghĩa là phải vươn lên ngang tầm với người ta về đẳng cấp dùng từ, thì chẳng khác nào biến báo hình ngang đẳng cấp tiết mục tấu hài, biến báo chữ ngang đẳng cấp tờ rơi quảng cáo khu nhà thổ, biến báo mạng ngang đẳng cấp trang web khiêu dâm.

Hãy học ngoại ngữ Âu Mỹ rồi đem áp vào cách hành văn tiếng Việt cho chính xác tương hợp, vì rằng khi một vị lãnh đạo Việt đọc diễn văn rằng “Là tương lai của đất nước, tôi cho rằng thanh niên nên…” thì theo văn phạm Âu Mỹ, cụm từ “là tương lai của đất nước” chỉ bổ nghĩa cho chữ “tôi”, khiến câu nói tiếng Việt như thế sẽ biến thành câu tiếng Anh mang nghĩa khôi hài rằng “chính tôi là tương lai đất nước và chính tôi cho rằng…”; vì vậy nhất thiết phải viết lại câu phát biểu ấy thành “tôi cho rằng: là tương lai đất nước, thanh niên nên…” mới có sự chính xác tương hợp giữa văn phạm tiếng Việt và tiếng Anh. Khi áp văn phạm Âu Mỹ vào tiếng Việt để cho ra các khai niệm tương hợp về mệnh đề chính và mệnh đề phụ, truyền thông sẽ không còn đưa tin như “mặc dù đã…, tuy nhiên….” hoặc “dù…, nhưng…” mà người nước ngoài học tiếng Việt sẽ không tài nào hiểu được vì câu ấy có hai mệnh đề phụ hoặc một phụ một độc lập, không có mệnh đề chính, mà đã là phụ thì chúng bổ nghĩa cho cái gì, hoặc đã là độc lập thì chúng càng không nhận sự bổ nghĩa của cái gì, vì lẽ ra một khi đã dùng “mặc dù” thì mệnh đề theo sau trở thành mệnh đề chính nên không được phép tùy tiện có chữ “tuy nhiên” của mệnh đề độc lập, còn khi đã dùng “dù” bắt đầu một mệnh đề phụ thì “nhưng” lại bắt đầu một mệnh đề độc lập khiến tất cả trở thành những thứ rất tồi tệ về văn phạm mà tiếng Anh gọi là dangling modifiers tức những thứ lòng thòng lửng lơ chẳng dính đâu vào đâu cả.

Bảo vệ sự trong sáng kiểu gì mà thay cụm từ Hán-Việt đầy uy lực sử dụng công lộthành cụm từ đầy sơ hở tham gia giao thông khiến tình trạng xe cộ chạy loạn xạ làm nhục quốc thể như hiện nay.

Bảo vệ sự trong sáng kiểu gì mà thay cụm từ Hán-Việt đầy hấp dẫn cao đẳng kỹ thuật cung cấp cho đời biết bao cán sự kỹ thuật tài ba bằng cụm từ cháo pha cơmcao đẳng nghề thấp kém khiến xã hội luôn thiếu những người mà sự bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt dìm xuống thành thợ.

Và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt kiểu gì mà thay thế từ thuần Việt đĩ và từ Hán-Việt mại dâm vốn bao đời giúp đĩ cứ tự do hành nghề nhưng trong tư thế luôn cúi gầm mặt trong xã hội thành từ thuần Việt trang trọng trân trọng đầy tôn kính tôn vinh gái bán hoa khiến đĩ trở nên vinh diệu vác mặt lên trời đầy kiêu hãnh, trở thành phong cách sống của các nữ celebrity, thậm chí được các nhà sử học tự phong và các vị thạc sĩ tiến sĩ trên trời rơi xuống chụp lấy như đề tài quý báu để dồn trí tuệ tâm huyết lên báo chí kiến nghị lập khu nhạy cảm, nhằm biến mại dâm nữ thành một nghề chính thức chính quy cần phát triển nhân rộng trong cả nước, kể cả bên cạnh đền thờ Bà Triệu, Bà Trưng.

Hãy dừng ngay cái sự nhí phượt ngáo tồi hạ đẳng ấy rồi bắt đầu đi học ngoại ngữ Âu Mỹ để nhà biên tập báo chí không còn vô tình viết nên những cấu trúc lòng thòng hạ cấp để thực sự giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đúng theo tinh thần tinh hoa cao trọng nhất của ngôn từ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và cơ quan tuyên giáo của Đảng Cộng Sản Việt Nam thực sự mong muốn ước muốn hằng muốn song nhiều chục năm nay chẳng mấy ai hiểu thấu hiểu rõ mà chỉ có hiểu lầm.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế


Tham khảo:
Hoàng Hữu Phước: Tham Luận: Giao Thoa Ngôn Ngữ Việt-Anh Và Thực Chất Vấn Đề Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt
Hoàng Hữu Phước: Vũ Khí Tối Thượng Của Tiếng Việt Cho Thời Kỹ Thuật Số: Hồi Ức Về Một Sự Thật Chẳng Còn Người Việt Nam Nào Trên Thế Giới Còn Nhớ Hay Biết Đến
Hoàng Hữu Phước: Tham luận: Những Phân Tích Mới L‎ý Giải Vấn Nạn Bất Tương Thích Giữa Đào Tạo & Sử Dụng Nhân Lực Trình Độ Đại Học và Các Biện Pháp Cách Tân

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015

Phút cuối…




KHÔI NGUYÊN 


Nắng đã tắt dần trên lá im
Trời đã sẫm màu trong mắt tối
Đường đã hết trước biển xa vời vợi
Tay đã buông khi vừa dứt cung đàn




Gió đã ngừng nơi cuối chót không gian
Mưa đã tạnh ở trong lòng đất thẳm
Người đã sống hết tận cùng năm tháng
Sau vô biên sẽ chỉ có vô biên

Quân tử luận



Lòng tiểu nhân nhỏ, lòng quân tử rộng. Phàm kẻ nhỏ bé, ở nhà nhỏ thấy an toàn, ở nhà rộng thấy hãi hùng. Phàm kẻ khổng lồ, ở nhà nhỏ, nhà vỡ tan, ở nhà to, thân bức bối. Nên thường ngủ nơi rừng biển, mà cũng chẳng ở lâu.

Chỉ kẻ tiểu nhân mới phải học thứ lễ nghi, phép tắc ra vẻ kính trọng nhau. Quân tử ai nấy tự biết trọng mình. Vì tự trọng nên đáng kính. Vì tự biết trọng mình, nên tự nhiên biết trọng những kẻ đáng kính như mình, tức quân tử.

Chỉ bọn tiểu nhân mới đổ lên đầu nhau cái trách nhiệm yêu thương đồng loại. Quân tử không có đồng loại, mõi người là một giống riêng. Có thương ai, thì cũng chỉ như thương đồ vật yêu thích nhất thời. Nay gần, mai xa, nay dùng, mai cất. Vì mình đáng thương hơn vật.
Tiểu nhân coi tình như giấy nợ, quân tử xem tình tựa chim bay.
Tiểu nhân hơn nhau ở chỗ hiểu đời, quân tử hơn nhau ở chỗ tự hiểu mình.
Tiểu nhân thích tự xếp hạng bản thân, quân tử không thể bị đánh số.
Tiểu nhân sống để được đặt tên và gọi tên, quân tử sống để vượt khỏi tên.
Tiểu nhân giống như cơm, quân tử giống như rượu. Hễ bình phẩm về bữa cơm, tất là kẻ no bụng. Hễ luận về rượu, tất là kẻ chưa say.

Nguồn: Ikaria

60 HỘI NHÓM NẰM TRONG DANH SÁCH ĐEN CỦA BỘ CÔNG AN







Trong phiên họp thường kỳ khóa 13 của Quốc hội, có một nội dung gây chú ý trong bài phát biểu của ông Bộ trưởng Bộ Công an có một thông tin không thể không chú ý tới:"Từ tháng 6/2012 đến nay, số đối tượng chống đối đãlập hơn 60 hội, nhóm bất hợp pháp dưới danh nghĩa dân chủ, nhân quyền với khoảng 350 đối tượng tham gia ở 50 tỉnh, thành" (Theo VietNamNet). Tin chắc rằng rất nhiều người đã tỏ rõ sự thảng thốt và bất ngờ trước những con số mà ông Bộ trưởng công bố trước Quốc hội.


Về nguyên nhân của sự bất ngờ này thì rất dễ định hình, đó là dù số lượng thành viên của các tổ chức này không lớn (350 người) nhưng con số các hội nhóm bất hợp pháp thì thực sự là điều đáng lo ngại (60 hội, nhóm). Và nếu thực hiện một phép tính đơn giản hẳn sẽ thấy rõ điều gì sẽ xảy ra nếu 10 năm tiếp theo 60 hội, nhóm trên vẫn tồn tại và phát triển bình thường? Ai sẽ đảm bảo rằng chúng sẽ không gây nên những cuộc hỗn chiến, những cảnh nồi da xáo thịt, nay khủng bố, mai vu khống như viễn cảnh đã từng diễn ra ở rất nhiều nước. Và để làm rõ hơn lí do tại sao trong báo cáo "Bộ Công an đã tập trung lực lượng, ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, góp phần phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và đối ngoại của đất nước.
Ngăn chặn kịp thời hoạt động của số đối tượng chống đối trong nước kích động, lôi kéo quần chúng tụ tập tuần hành, biểu tình chống Đảng" xin được điểm qua một số hội, nhóm trong con số 60 hội, nhóm nằm trong "danh sách đen"của Bộ Công an. Hay nói cách khác, việc Bộ này áp dụng đối sách với 60 hội, nhóm bất hợp pháp được hình thành sau năm 2012 là có cơ sở.

1. Hội NO.U FC



Được thành lập sớm nhất trong danh sách 60 hội, nhóm bất hợp pháp được nói ở trên (30/10/2011 tại Hà Nội); mục đích hoạt động ban đầu được công khai của hội này là "nói không với đường lưỡi bò” nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng phong trào chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa - Trường Sa. Và cũng do mục đích hoạt động ban đầu "thuần túy yêu nước" nên No-U FC đã quy tụ không ít cá nhân yêu nước nhiệt thành và rất nhiều các nhà hảo tâm đã ủng hộ tài chính để hội này mở rộng phạm vi hoạt động. Việc xuất hiện các hội nhóm No-U FC trực thuộc tại một số địa phương như Vinh (Nghệ An), TP Hồ Chí Minh là minh chứng cho thấy sự lớn mạnh của một tổ chức bất hợp pháp này.

Tuy nhiên, dường như chỉ đợi có vậy thì No-U FC đã tự lật mặt của mình mà không cần bất cứ tác động nào từ bên ngoài. Đầu tiên là biểu tượng trên logo của hội, nhóm này; theo đó mặc dù vẫn còn biểu tượng phản đối "đường lưỡi bò" của TQ nhưng với dòng chữ "Việt Nam canh tân cách mạng Đảng" (tên viết tắt là Việt Tân), No-U FC đã công khai tự nhận mình là một tổ chức ngoại vi, cơ sở và là cánh tay nối dài của tổ chức khủng bố Việt Tân.

Kể từ đó, đồng thời với việc thực hiện các hoạt động mang tính ngụy trang, trá hình dưới danh nghĩa các cuộc giao lưu thể thao và phát triển lực lượng, No-U FC đã trực tiếp hỗ trợ cho các hội, nhóm trá hình khác như "Hiệp hội dân oan Việt Nam" (tổ chức này được thành lập trước thời điểm năm 2012); và nói không ngoa thì No-U FC xuất hiện có khi là vai trò trực tiếp, có khi là vai trò tổ chức kích động ở hầu hết các biến động chính trị - xã hội trong nước gần đây, từ biểu tình phản đối chặt cây xanh ở Hà Nội tới việc kích động gây rối trật tự công cộng tại các khu vực điểm nóng liên quan tôn giáo... và gần đây nhất là việc kích động, tổ chức biểu tình phản đối chuyến thăm của ông Tập Cận Bình. Và theo một tài liệu chưa chính thức thì, hội nhóm trá hình này cũng đã thành lập được một số tổ chức trực thuộc và không ngừng phát triển lực lượng ra bên ngoài như Hội cựu lao động Đài Loan; Hội dân oan Hà Nam; Công đoàn doanh nhân, trí thức Thái Hà; Nhóm bạn “Nguyễn Quốc Quân”; Văn phòng truyền thông công giáo; đồng thời trực tiếp tham gia, hỗ trợ và cho phối hoạt động của 10 hội nhóm trá hình khác gồm: Mạng lưới blogger Việt Nam; Phong trào con đường Việt Nam; Hội phụ nữ nhân quyền; Hội anh em nhân quyền; Hội nhà báo độc lập; Nhóm No u FC; CLB Phan Châu Trinh; Diễn đàn xã hội dân sự; Hội bầu bí tương thân; Hội đồng liên tôn.

Có thể điểm mặt một số thành viên chính, cốt cán của hội nhóm này như: Nguyễn Lân Thắng, Trương Văn Dũng, Nguyễn Xuân Diện, Đặng Phương Bích, Lã Việt Dũng, Bạch Hồng Quyền, Lan Le… Nguyễn Kim Chi, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hồng Phong… (Hà Nội), Trần Thị Nga (Hà Nam)...

2. Hội anh em dân chủ.

Để miêu tả về hội nhóm bất hợp pháp này xin được dẫn ra một đoạn trong bài viết "Hội anh em dân chủ là "Chân rết của Việt Tân" được đăng trên Loa Phường (Trên Google.tienlang cũng đã chép về tại bài TIN HOT: "HỘI ANH EM DÂN CHỦ" LÀ CHÂN RẾT CỦA VIỆT TÂN) dạo trước:

"Hội Anh em zân chủ là quân bài chiến lược trong nước của Việt tân, được trực tiếp một lãnh đạo cao cấp Việt tân điều hành, quán xuyến. Nhìn qua, Mạng lưới blogger Việt Nam, một hội nhóm khá đình đám nhưng chỉ do Trịnh Hội, Vũ Đông Hà điều hành và 2 người này chỉ là “đặc phái viên” của Việt tân đưa ra làm vỏ bọc, không phải là lãnh đạo Việt Tân. Thế nên không có gì là lạ khi Hội Phụ nữ nhân quyền được Đài sắp xếp cho ra mắt gần đại bản doanh của ông ta. Theo mô hình cái nón, rễ cây của Việt tân, không biết ngoài Hội Phụ nữ nhân quyền ra còn có tổ chức con nào của Hội Anh em dân chủ nữa không?
Từ đó không lấy làm lạ khi các thành viên của Hội Anh em dân chủ đều dính dáng đến các dự án của Việt tân, như nhóm Lê Thị Phương Anh bị bắt vì vào Đồng Tháp kích động công nhân đập phá, 2 thành viên Hội Anh em dân chủ khác là Phạm Đắc Đạt, Nguyễn Văn Tráng bị ngăn cản xuất cảnh tham dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới lần thứ 7 ở Úc (Đại hội này cho Mạng lưới Tuổi trẻ lên đường, tổ chức ngoại vi của Việt tân tổ chức hàng năm)".

Quả thực dù hơi bất công và phiến diện nhưng đã đến lúc hễ cái gì đụng đến Việt Tân, liên quan đến Việt Tân thì cần hiểu rằng chúng cũng không khác là mấy so với tổ chức được Chính phủ Mỹ xếp vào hàng các tổ chức khủng bố tại quốc gia này. Câu nói "đi với ma mặc áo giấy trong trường hợp này hoàn toàn có cơ sở. Và nếu ai đó còn băn khoăn tại sao "Hội anh em dân chủ" bị liệt vào "danh sách đen" của Bộ Công an Việt Nam thì nên chăng nên theo dõi và đi tìm bản chất thực sự trong các sự vụ của nhân vật Nguyễn Văn Đài!



Và ngoài hai hội nhóm này thì có thể liệt ra hàng loạt các hội nhóm thuộc danh sách 60 này như:

3. Hội bầu bí tương thân do Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hiện đang sống tại Khánh Hòa lĩnh xướng;
(Chỗ này thì Google.tienlang xin đính chính kẻo các vị dzân trủ lại cãi nhau: Cái Hội bầu bí tương thân này không phải do chị Nấm Gấu Nguyễn Ngọc Như Quỳnh lĩnh xướng, mà là vợ chồng "nhà dzận Nhân- Quyền làm chủ xị, cùng lão già nát rượu Nguyễn Tường Thụy + Trương Dũng xĩ phụ họa. Mời xem bài mới đây: Giá hời của Trương Văn Dũng trong các lần bị "Côn đồ bịt mặt tấn công ...)


4. Hiệp hội dân oan Việt Nam với những cái tên như Lê Hiền Đức, Trương Văn Dũng, Đặng Xuân Ngữ....





5. Văn đoàn độc lập Việt Nam do Nhà văn Nguyên Ngọc đứng đầu.





6. Hội nhà báo độc lập Việt Nam do Phạm Chí Dũng (TP Hồ Chí Minh) đứng đầu.


........

Theo dự đoán cá nhân người viết, việc Bộ Công an công khai số lượng hội, nhóm bất hợp pháp thì tất yếu họ sẽ có những động thái ngay sau đó. Hãy chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra từ cái danh sách 60 hội, nhóm bất hợp pháp này trong thời gian tới!

Xem thêm một vài hình ảnh









Mõ Làng

Câu chuyện mặt trăng và mặt trời hay bài học về đối nhân xử thế



HÃY HỌC CẢM ƠN, HÃY CẢM ƠN CUỘC SỐNG NÀY, ĐÃ BAN TẶNG ÁNH MẶT TRỜI SÁNG LẠN, OÁN TRỜI TRÁCH NGƯỜI RỐT CUỘC BẢN THÂN CHẲNG ĐƯỢC GÌ CẢ! MÂY CUỘN RỒI TAN, HOA NỞ CŨNG TÀN, MỌI THỨ ĐỀU ĐÁNG ĐỂ BẠN QUÝ TRỌNG, BIẾT ƠN MẶT TRĂNG THÌ CÀNG PHẢI BIẾT CẢM TẠ MẶT TRỜI


Chuyện kể rằng: Một hôm, có người hỏi một ông lão, mặt trăng và mặt trời cái nào quan trọng hơn. Ông lão suy nghĩ một hồi lâu, rồi trả lời: “Là mặt trăng, mặt trăng quan trọng hơn.” “Tại sao?” “Bởi vì mặt trăng phát sáng trong đêm tối, đó chính là lúc chúng ta cần ánh sáng nhất, còn ban ngày đã đủ sáng rồi, dù mặt trời lúc đó cũng chiếu sáng.”

Có thể bạn sẽ cười ông lão hồ đồ, nhưng bạn có cảm thấy nhiều người cũng nghĩ vậy không? Mỗi ngày có người chăm sóc bạn, bạn không cảm nhận được như thế nào, nhưng đột nhiên có người lạ giúp đỡ bạn, thì bạn cho rằng người đó tốt, ba mẹ và người thân luôn tốt với bạn, bạn coi đó là chuyện đương nhiên, thậm chí bạn chê phiền, một ngày có người cũng đối xử với bạn như vậy, bạn liền cảm kích. Bạn có nghĩ rằng điều đó cùng hồ đồ giống như việc “cảm kích mặt trăng, phủ định mặt trời” không?



Có một cô gái cãi nhau với mẹ, giận đến nỗi chạy thẳng ra ngoài, quyết định sẽ không quay về ngôi nhà đáng ghét đó nữa! Cả ngày đi loanh quanh ở ngoài đường, bụng thì đói, nhưng không mang tiền theo, lại sợ về nhà ăn cơm thì mất mặt. Cứ như vậy đến tối, cô đứng trước quán mì nghe thấy hương thơm phưng phức. Cô gái thực sự rất muốn ăn, nhưng trên người không có tiền, chỉ có thể nuốt nước miếng cho qua.

Đột nhiên, ông chủ quán mì thân thiết hỏi: “Cô gái, cháu muốn ăn mì không?” Cô gái ái ngại trả lời: “Dạ, nhưng mà cháu không có tiền?”. Ông chủ cười nói: “Ha ha, không sao đâu, hôm nay coi như ta mời cháu vậy?”

Cô gái không tin vào tai mình, ngồi xuống. Một lúc sau, mì được đem ra, cô gái ăn lấy ăn để và nói: “Chú ơi, chú thật tốt!”

Ông chủ nói : “ Vậy à, sao cháu nói thế?”

Cô gái trả lời : “Chú không biết cháu là ai, sao chú đối xử tốt với cháu vậy? Không giống như mẹ cháu, không biết cháu muốn gì và cần gì, thật bực mình!”.

Ông chủ lại cười : “Ha ha, cô gái nhỏ, ta chẳng qua cho cháu ăn một tô mì thôi mà, sao cháu cảm kích như vậy, mà mẹ cháu nấu cơm cho cháu ăn hơn hai mươi năm rồi, vậy có phải cháu càng phải cảm ơn mẹ cháu nhiều hơn, đúng không?”.

Nghe ông chủ mì nói thế, cô gái nghĩ đến mẹ mình, hình dung ra cảnh mẹ đang trông ngóng cô ngoài cửa, cảm thấy tim mình như thắt lại. Cô gái cảm thấy có lỗi với mẹ rất nhiều. Nhưng cô chưa kịp nói gì, khi thấy mẹ chạy ra hỏi: “Chà chà , con chạy đi đâu cả ngày hôm nay vậy? Làm mẹ lo lắm, mau vào nhà rửa tay rồi ăn cơm đi.”

Tối hôm đó cô gái mới cảm nhận được mẹ yêu thương cô biết dường nào.

Khi mặt trời vẫn ở đó thì mọi người quên đi ánh sáng của nó; khi người thân vẫn còn, con người cũng quên mất sự ấm áp của họ dành cho mình. Người được chăm sóc từng li từng tí lại không biết ơn. Bởi vì họ cho rằng, ban ngày đã đủ sáng rồi, mặt trời là dư thừa.

Trong cuộc sống hiện tại, chúng ta luôn luôn coi nhẹ những gì chúng ta đang có, cho rằng đó là lẽ tự nhiên, những gì bản thân không có lại oán trách số mệnh không công bằng, dường như cả thế giới này nợ chúng ta rất nhiều.

Thật ra cảm ơn cũng là một thái độ tích cực trong cuộc sống. Như nhiều người nói, phải cảm ơn những người làm tổn thương bạn, bởi vì họ huấn luyện ý chí của bạn; cảm kích những ai ức hiếp bạn, bởi vì họ cho bạn kinh nghiệm phong phú, cảm tạ những ai coi thường bạn, bởi họ thức tỉnh lòng tự trọng của bạn… phải có một trái tim biết cảm ơn, cảm ơn số mệnh, tất cả những gì làm bạn trưởng thành và tất cả những gì xung quanh bạn.

Khi có được trái tim biết cảm ơn, chúng ta dùng trái tim để quan sát, để cảm nhận và yêu thương. Cây cỏ sinh trưởng dồi dào vì biết ơn ánh nắng mặt trời, chim non liều thân kiếm mồi vì báo đáp công lao mớm mồi của mẹ, cây mạ non sinh trưởng tươi tốt vì đền đáp dòng suối đã tưới mát, học sinh cố gắng học tập để báo đáp công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ.

Hãy học cảm ơn, hãy cảm ơn cuộc sống này, đã ban tặng ánh mặt trời sáng lạn, oán trời trách người rốt cuộc bản thân chẳng được gì cả! Mây cuộn rồi tan, hoa nở cũng tàn, mọi thứ đều đáng để bạn quý trọng, biết ơn mặt trăng thì càng phải biết cảm tạ mặt trời.


lncs

Sai phạm ,tham nhũng nơi làm việc. Tố cáo hay không ?


Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

ý tưởng sự tượng hình


 Khaly Cham


ngực vú đàn bà lộ trần cổ quái
phập phồng triệu năm huyền bí
dưỡng chất cuồng lưu sôi sục
chờ ngày tự nhiên phụt lửa


đàn ông dương vật lập thể khôi hài
cứng cóng gật đầu ngưỡng vọng cảm xúc
luẩn quẩn trí khôn trừng mắt
xác tín dị bản cuộc đời từ khe hở

những sợi lông xoắn xít mượt mịn
uống giọt thời gian âm âm trỗi dậy
hàng triệu cái đuôi ve vẩy đứt lìa
không có vết thương nào rỉ máu[?]

chạy theo chuỗi lượng tử liên tục lóe sáng
trong đường ống dục sắc trơn trượt
có thể hấp lực tự nhiên cuốn hút rụng cánh
nhiều linh hồn đang bay

phát hiện sự luân chuyển dập dềnh
hai tay với không thể sờ được nụ cười
sự trân mình và run đùi
dòng dung nham chảy tràn thơm ngát

TN 11/2012

anh photoshop: Hs Phan Nguyen