Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

Mối quan hệ giữa kiến thức và nhân cách ở người trí thức Việt

.


Sự thăng trầm của hai chữ trí thức

Ở Hà Nội mấy chục năm trước có những người vốn dòng dõi quý tộc hẳn hoi, song lại thường xấu hổ với dòng dõi của mình hễ ai vô ý nói xa nói gần rằng thời xưa ông tổ họ hoặc gần hơn, cha anh họ đã từng giữ chức nọ, chức kia, họ thường sầm ngay mặt lại, khó chịu như bị xúc phạm.

Chỉ khoảng chục năm nay, người ta mới bắt đầu làm ngược lại. Tức là công khai chấp nhận giá trị dòng dõi, thậm chí sẵn sàng khoe khoang là họ nhà mình đã từng có người làm đến thượng thư, tổng đốc...

Đối với hai chữ trí thức cũng có tình trạng tương tự.

Hồi trước không ít người , dù hàng ngày lao động trí óc hẳn hoi, song rất ngại khi thấy mình được liệt vào phần tử trí thức.

Người ta cứ muốn lẫn đi giữa mọi người bình thường, và sẽ rất vui lòng nếu được gọi chung bằng mấy chữ: cán bộ.

Sự hãnh diện được là trí thức chỉ vừa đến trong khoảng một hai chục năm qua (ở đây, tôi chỉ nói trong phạm vi tâm thức dân gian, chứ trong các tài liệu chính thức, hai chữ trí thức được xác định ra sao, lại là chuyện khác!).

Trí thức là đảo ngược của lưu manh

Lúc coi thường, lúc xem trọng là vậy, nhưng không phải ngay lập tức người ta đã có cách hiểu đúng với các danh từ được sử dụng.

Từ điển Hoàng Phê ghi: Trí thức là những người "chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình”.

Đây cũng là cách giải thích bắt gặp ở nhiều từ điển khác và phù hợp với cách hiểu thông thường của nhiều người.

Ở chỗ này, có thể có một sự liên hệ: trí thức là đảo ngược của lưu manh.Thường nhiều người chỉ hiểu hai chữ lưu manh và vô nghề nghiệp, là ăn cắp, ăn trộm...

Song có lẽ nên nói đầy đủ hơn: lưu manh là cả một lẽ sống tùy tiện, bất chấp chuẩn mực quy tắc đạo lý.

Với tâm lý lưu manh, người ta có thể làm bất cứ việc gì miễn là có lợi cho bản thân. Quay trở lại với khái niệm trí thức thì phải nói trí thức nói ở đây không phải là trình độ kiến thức cao (ví dụ: từ đại học trở lên) mà là phẩm cách con người.

Từ nghĩa gốc trong trí thức đã bao gồm nhân cách

Một trí thức chân chính luôn luôn bị ràng buộc bởi những điều mà họ tin tưởng.

Với họ, cái chân, cái thiện và cả cái mỹ nữa - quan trọng hơn cái lợi.

Lẽ tự nhiên dù vẫn là những con người cụ thể có cá tính riêng, song người trí thức không bao giờ là kẻ tham bạo, lừa gạt, lười biếng , hiếu danh, tàn nhẫn... Sự khiêm nhường của họ bắt nguồn từ những hiểu biết sâu xa về mối quan hệ cá nhân và xã hội, họ nhìn những người ít học một cách độ lượng và bằng lòng với phần đóng góp thiết thực của mình trong việc thúc đẩy xã hội tiến tới. Hồi cuối thế kỷ XIX, nhà văn Nga Tsékhov đã nói: trí thức, đó chính là lương tâm của nhân dân.

Quá trình chuyển hóa từ kiến thức đến nhân cách đó đã diễn ra thế nào?

Đằng sau một kiến thức cụ thể, thường khi ẩn chứa một nội dung nhân văn nhất định.

Một phát minh trong kỹ thuật, một định lý mới tìm ra trong toán lý, hay một quy luật ngày càng được kiểm tra là chính xác trong khoa học xã hội... mang sẵn trong lòng nó một quan niệm về tính hợp lý của đời sống hoặc là tiền đề tốt để cho người ta có thêm ý niệm đầy đủ về cái đẹp, cái thiện.

Ở những người lao động trí óc có đời sống tinh thần lành mạnh, quá trình đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn mà họ theo đuổi đồng thời cũng là quá trình để bức tranh thế giới trong họ thêm hoàn chỉnh và mỗi ngày một ít, cách sống, cách nghĩ, cách ứng xử với đồng loại ở họ cũng theo đó mà hình thành nên những nền nếp tốt đẹp.

Tưởng như kiến thức, bên cạnh vai trò cụ thể trong công việc đã được thăng hoa để tinh lọc lại làm nên nhân cách, và đây mới là chỗ phân biệt giữa "người đọc nhiều biết nhiều” với các trí thức thực thụ.


Nay là thời mà ngoại lệ trở nên phổ biến


Đặc điểm của tình hình trí thức VN hôm nay là đang tồn tại nhiều ngoại lệ. Trong thời buổi xã hội có nhiều biến động, đang tồn tại loại người tuy có tiếng là trình độ kiến thức bậc cao, song vẫn không phải là trí thức, tệ hơn nữa một số trong họ sống như lưu manh, hay nói đúng hơn vẫn để cho tinh thần lưu manh chi phối cách sống (nịnh trên lừa dưới, bon chen, cầu lợi, ham hưởng thụ, độc ác tàn tệ với đồng nghiệp...).

Tại sao xảy ra tình trạng như vậy? Ở đây có thể có hai giả thiết:

Trường hợp thứ nhất, khá đơn giản: có người nghe rất oai nhưng sự thực kiến thức là kiến thức giả, chắp vá nhặt nhạnh, đương sự đã đạt tới bằng cấp qua con đường tà đạo, một số trong họ chẳng qua chỉ là những kẻ lợi khẩu, dễ lòe người chứ thực ra bên trong trống rỗng.

Lại có trường hợp thứ hai, hơi khó lý giải hơn một chút. Ở một số người, kiến thức là thứ thiệt hẳn hoi, họ giỏi giang, họ sâu sắc song nhìn vào cách sống, vẫn không phải trí thức. Tại sao?

Trên nguyên tắc, có học hành là có xảy ra sự thẩm thấu của kiến thức vào con người để biến thành nhân cách. Nhưng trong thực tế đấy không phải là quá trình xảy ra đồng đều nhất loạt ai cũng như ai. Chẳng hạn, có những người vì nhiều nguyên nhân khác nhau (do di truyền, do giáo dục, hoặc do những bất hạnh gặp phải lúc nhỏ) mà thói gian manh vụ lợi, sự lừa bịp, lối sống hiện đại chung quanh… đã ăn vào máu, dù có đọc nhiều hiểu biết rộng đến đâu, vẫn cứ đường cũ mà đi, niềm tin cũ mà sống.

Cái phần tinh hoa của kiến thức khi gặp một tâm hồn trơ lỳ thoái hóa... thì dừng lại, không đủ sức lay chuyển hạt nhân tính cách đã ổn định bên trong. Loại người này đặc biệt lợi hại.
Họ năng động, họ hấp dẫn, họ có khả năng lôi kéo thuyết phục chung quanh. Nói chung là họ làm được nhiều việc.

Chỉ hiềm một nỗi, họ chỉ lo đắp điếm cho gia đình, hoặc tạo ra cái tiếng tăm cái uy thế ghê gớm cho bản thân cũng như phục vụ cho những mục đích tầm thường. Còn như bảo rằng họ có ích cho nhân quần xã hội thì vẫn không phải.
Vấn đề đặc thù số một của giới trí thức Việt Nam

Các vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thúc vốn khá da dạng.

Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội.

Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học.

Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả.

Một khi người ta còn chưa trở thành chính cái mẫu người ta muốn theo, thì bàn thêm những việc khác làm gì cho mệt?!

http://vuongtrinhan.blogspot.com/2015/10/moi-quan-he-giua-kien-thuc-va-nhan-cach.html

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

NHỮNG THẾ LỰC PHẢN TỰ DO TRONG PHONG TRÀO DÂN CHỦ VIỆT NAM



Dù các nhà dân chủ Việt Nam đã bỏ nhiều công sức để tung hô sứ mệnh vĩ đại của mình, người ta vẫn phải thừa nhận một thực tế rằng ở nước ta, phong trào dân chủ bị kì thị bởi đa phần dân chúng. Các nhà dân chủ càng cố thể hiện mình là vị cứu tinh, thì người dân càng xem họ như bọn phá hoại. Các nhà dân chủ càng khen nhau là anh hùng dân tộc, lương tâm thời đại, chiến sĩ vì tự do hay người phát ngôn của hòa bình và công lý, thì người dân càng nhận diện họ như những gương mặt chí phèo, chợ búa và bất lương. Mỗi lần các nhà dân chủ cố gia tăng tính tổ chức, họ lại dắt nhau vào vài vụ đấu đá nội bộ chí chết, vì quyền lẫn vì tiền.

Cứ như vậy, thay vì tạo ra thay đổi ở Việt Nam, phong trào dân chủ Việt Nam trở thành một trong những cộng đồng trì trệ nhất và vô vọng nhất. Thay vì trở thành những anh hùng như thường cố tỏ ra, họ đang trở thành một bộ phận đáng thương của dân tộc.

Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là ách thống trị của những thế lực phản tự do trong phong trào dân chủ Việt Nam.

THẾ LỰC 1: VIỆT TÂN

Cũng như mọi đảng chống Cộng xuất phát từ tàn tích của chế độ Việt Nam Cộng hòa, Việt Tân tự xưng là một tổ chức đấu tranh cho dân chủ tự do. Tuy nhiên, theo nhiều người từng gia nhập hoặc liên hệ với Việt Tân, đây lại là một trong những thế lực phản tự do nhất.

Tính phản tự do của Việt Tân thể hiện rõ nhất trong bốn việc.

Thứ nhất, là tự biến đảng này thành một đảng gia đình trị, với quyền lực, quan hệ, thông tin và tài chính tập trung hết vào tay gia tộc của người sáng lập, là ông Hoàng Cơ Minh.

Thứ hai, là chống lại tự do ngôn luận, khi liên tục kiếm soát môi trường thông tin của cộng đồng hải ngoại bằng tiền, quan hệ, đấu tố và bạo lực ngầm. Thời trước, trong cộng đồng hải ngoại, bất cứ ai nói ra sự thật về Việt Tân đều bị chụp mũ là cộng sản nằm vùng, rồi nhẹ thì bị đem ra đấu tố trước đám đông, nặng thì bị xã hội đen đánh đập hoặc ám sát. Gần đây, vụ nhà báo Lê Diễn Đức bị RFA đuổi việc chỉ vì viết status chê Mặt trận Hoàng Cơ Minh, tiền thân của Việt Tân, cho thấy "hệ thống kiểm duyệt" của đảng này vẫn còn rất mạnh, và não trạng chính trị cùng cung cách hành xử của nó vẫn chưa tiến gần đến văn minh.

Thứ ba, là không ngừng thâu tóm các hội nhóm độc lập trong xã hội dân sự Việt Nam, để tạo ra tình trạng độc quyền tổ chức trong phong trào. Có những tổ chức dần lệ thuộc về mặt tài chính, thông tin và quan hệ vào những "nhà tài trợ" là đảng viên ngầm của Việt Tân, khi nhận ra thì đã mất hoàn toàn quyền kiểm soát. Có những cá nhân bị Việt Tân bẫy cho đi tù, hoặc bị chính quyền tước bỏ hết kế sinh nhai, tới mức ngoài việc gia nhập và chịu bị kiểm soát để ăn lương Việt Tân ra, họ không còn đường tồn tại.
Thứ tư, là đánh mất hẳn ý nghĩa tốt đẹp của cuộc đấu tranh vì một nước Việt Nam tự do, khi họ tước cuộc đấu tranh này từ đồng bào mình, để bán nó cho nước Mỹ. Chính trị của Việt Tân là thứ chính trị bám đít Mỹ lồ lộ. Họp hành thì treo cờ Mỹ, thộp được đám blogger trong nước cũng phải lôi đi điều trần trước một nghị Mỹ ngồi ngang hàng với ghế Chủ tịch đảng Việt Tân. Việt Tân không phải một đảng của nước Việt Nam tự do dân chủ, nó là một đảng tranh đấu cho quyền kiểm soát của trật tự Mỹ trên đất Việt Nam. Cho nên nó phản tự do, phản dân chủ, và phản quốc.

Nhìn chung, những thủ đoạn phản tự do của Việt Tân rất giống thủ đoạn mà đảng Cộng sản đang áp dụng. Không rõ Việt Tân học Cộng sản, hay Cộng sản học Việt Tân. Bị kẹp ở giữa hai đảng nhiều quyền, nhiều tiền và ngời ngời chính nghĩa ấy, chỉ có các nhà hoạt động Việt Nam là chịu thiệt thòi.

ĐỌC THÊM VỀ VIỆT TÂN:
http://bacaytruc.com/index.php…



2. Giáo hội Công giáo La Mã

Giữa giáo hội Công giáo La Mã và chính thể Việt Nam hiện tại, giáo hội mới đáng được coi là một chế độ độc tài toàn trị thành công.

Một tỉ người dưới quyền giáo hội buộc phải tôn thờ một hệ tư tưởng và niềm tin, và coi nó là chân lí duy nhất đúng. Trong khi đó, ở Việt Nam, chẳng còn mấy người tôn thờ chủ nghĩa Cộng sản.

Giáo hội tự coi mình là một quốc gia khổng lồ, sở hữu đất đai và dân chúng trên khắp thế giới. Hình như tham vọng bành trướng của Quốc tế Cộng sản cũng chỉ bắt nguồn từ tham vọng truyền đạo bằng vũ lực, để thiết lập Nước Chúa trên toàn thế giới của giáo hội Công giáo La Mã mà ra.

Người đứng đầu giáo hội là một ông vua - Giáo hoàng. Trong thời đại ngày nay, đến cả chủ tịch nước Triều Tiên cũng không dám chuyên quyền công khai như thế.

Giáo dân phải gọi giáo chức là Thầy và Cha, cũng như dân Việt xưa kia phải gọi giới chức phong kiến là quan phụ mẫu. Đủ thấy trong cộng đồng Công giáo, giữa người với người không có quan hệ bình đẳng, tự do.

Các nhà dân chủ Việt Nam liên tục chửi cộng sản về tội ác diệt chủng và lừa dối đã rất lâu rồi. Tuy nhiên, ta chưa từng thấy họ nhắc đến những tội ác của giáo hội Công giáo. Cần nhớ rằng nhân danh giáo hội, các đạo quân chinh phạt người Tây Ban Nha đã diệt chủng những 90% dân bản địa Nam Mỹ. Chính giáo hội đã bức hại hầu hết những người có kiến thức khoa học và quan điểm nhân văn mới mẻ trong suốt hàng trăm năm, bằng những phương thức hành hình dã man như treo cổ, quan tài đinh, thiêu sống hoặc bánh xe nước. Nhờ giáo hội, đà phát triển của nhân loại đã thụt lùi nhiều thế kỷ, và vô số sự thật đã bị chôn vùi nhiều thế kỷ. Có chiến tích nào của cộng sản sánh bằng giáo hội không?

Cũng chớ nên quên rằng những phong trào dân chủ đầu tiên không phải là phong trào chống cộng, mà nhắm đến việc lật đổ giáo hội và giới tăng lữ.

Nhưng những điều này, người trong phong trào dân chủ Việt Nam chẳng mấy khi dám phát biểu. Vì sao lại như vậy? Và nếu thế, thì đây có còn là phong trào vì tự do không?

Chỉ cần nhìn tỉ lệ người Công giáo trong phong trào dân chủ Việt Nam, nhất là ở những vị trí trọng yếu và những gương mặt nổi tiếng, ta sẽ có ngay câu trả lời.

Công giáo chỉ chiếm 1% dân số Việt Nam, nhưng phải chiếm tới quá nửa số người thực sự tham gia các hoạt động đối lập trong nước. Công giáo và phong trào dân chủ Việt Nam dính với nhau như hình với bóng, tới nỗi mỗi lần nhắc đến biểu tình, chống Cộng hoặc dân oan, những người bình thường trong xã hội lại liên tưởng đến đám đông giáo dân, các lớp cảm tình đảng trong nhà thờ, hoặc các trang Công giáo tuyên truyền chính trị.

Nhưng người Công giáo giành được vị trí đó không phải bởi họ yêu tự do hơn bộ phận còn lại của dân tộc Việt Nam.

Vấn đề nằm ở chỗ từ lúc mở cửa, quan hệ giữa chính quyền và phương Tây vẫn đang ấm dần. Đánh chó phải ngó mặt chủ. Vatican, một quyền lực lớn ở phương Tây, coi các khuôn viên nhà thờ là đất của họ, và giáo dân là dân của họ, nên phía chính quyền cũng ngại xâm phạm. Vì thế, mỗi dịp bị chính quyền rượt, các nhà dân chủ cứ chui vào nhà thờ trốn là được yên thân. Nhiều nhà hoạt động đã cải đạo Công giáo để được giáo hội bảo kê, và để tranh thủ sự ủng hộ của một thành phần dân chúng đông đảo đã có sẵn hận thù dai dẳng với chính quyền. Những nhà hoạt động gốc Công giáo cũng nhanh chóng vượt mặt các thành phần không Công giáo, để giành vị trí cao trong giang hồ dân chủ. Đây là một xu hướng dễ hiểu, vì trong phong trào dân chủ Việt Nam, trừ người của Việt Tân và của các phe cánh trong chính quyền ra, chỉ người của giáo hội mới được chống lưng về tiền bạc, an ninh, truyền thông và quan hệ. Vì đa số các nhà hoạt động đều có nhu cầu nương tựa vào lãnh thổ, tài chính và đám đông của giáo hội, phong trào dân chủ Việt Nam dần lệ thuộc vào giáo hội Công giáo, và bị nó chi phối mọi bề. Những nhà hoạt động không lệ thuộc dần ít đi: họ không chết trong tay chính quyền thì cũng chết trong tay các nhà hoạt động Công giáo.

Nhưng vì sao Công giáo Việt Nam lại nhiệt tình chống Cộng? Trong thực tế, động lực đấu tranh của người Công giáo hoàn toàn không xuất phát từ khát vọng tự do. Ở nhiều giáo xứ trong khu vực Nghệ Tĩnh, chính quyền độc tài một thì cha xứ độc tài gấp mười. Người Công giáo Việt Nam chủ yếu đấu tranh vì thù hận.

Đọc lại lịch sử cấm đạo từ thời Trịnh - Nguyễn đến nay, và những cuộc đụng độ đẫm máu giữa dân Công giáo và chính quyền trong nửa sau thế kỷ 20, ta có thể phần nào thông cảm cho sự thù hận dai dẳng ấy.

Nhưng thông cảm không có nghĩa là đồng cảm. Người Công giáo nên thôi phán xét người khác để tự nhìn lại bản thân. Họ chửi chính quyền bạo lực, nhưng chính họ hả hê khi bắt nhốt công an vào giáo xứ để đánh đập và quay phim. Họ lên án những vụ cướp đất của chính quyền, nhưng họ chưa từng bày tỏ thái độ ăn năn về vụ phá hoại tháp Báo Thiên để cướp đất xây nhà thờ lớn. Họ nói chính quyền theo đuổi một chủ nghĩa lỗi thời, độc quyền chân lý và bưng bít thông tin, trong khi chính họ coi vài mẩu truyện cổ tích mấy nghìn năm tuổi như chân lý duy nhất đúng, và dạy con rằng thuyết tiến hóa là một điều cầm kỵ. Thật đáng lo ngại khi một lực lượng phản tự do như thế dần thống lĩnh phong trào dân chủ Việt Nam.

Tư duy độc tài chuyên chính của những nhà hoạt động Công giáo đang nuốt chửng và phá nát phong trào. Chính họ tạo ra lối suy nghĩ rằng nhân quyền là một chân lý tối thượng, một luật Chúa mà con người phải sùng bái và bảo vệ bằng thánh chiến, thay vì một bộ công cụ thực tiễn để điều phối quan hệ lợi ích giữa người với người. Cũng chính họ tạo ra lối phát ngôn đánh đồng Cộng sản với vô thần, vô thần với ma quỷ, và ma quỷ thì không có nhân quyền, phải tiêu diệt tận gốc.

Gần đây, quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Hà Nội lại ấm dần. Lần này, vì cà rốt hiệu nghiệm hơn, người ta vứt bớt gậy. Giáo hội vừa bán phứt sự hậu thuẫn mà lâu nay họ dành cho dòng Chúa Cứu thế ở Sài Gòn, để đổi lấy những hợp tác với chính quyền Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục. Với phong trào dân chủ, đây cũng là một dịp may.



3. Các cựu quân nhân, viên chức của cả hai chế độ

Các cựu quân nhân, viên chức của cả miền Bắc lẫn miền Nam đều đang tạo thành những thế lực phản tự do trong phong trào dân chủ.

Đối với nhiều dân tộc khác, cộng đồng hải ngoại là một cửa ngõ tự do và một nguồn lực thúc dẩy dân chủ hóa mạnh mẽ. Cộng đồng người Việt ở hải ngoại thì ngược lại, nó là một chướng ngại vật cản trở tự do. Trước hết, cần nhớ nó có một xuất phát điểm khá tồi tàn. Hầu hết thành viên của cộng đồng này là những người miền Nam trốn chạy khi chế độ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ cuối cuộc nội chiến. Họ mang theo mình cả tinh thần của những kẻ trốn chạy trong tuyệt vọng và hận thù, lẫn tinh thần của một chế độ thua trận vì khôn vặt và tham nhũng. Vấn đề nằm ở chỗ có một bộ phận người Việt hải ngoại không ngừng gìn giữ những tinh thần đó để trục lợi suốt hàng chục năm từ đó tới nay. Đó là những cựu quân nhân và công chức của chế độ Việt Nam Cộng hòa. Chừng nào cộng đồng hải ngoại còn bị hận thù ám ảnh, và còn thờ cúng cái tử thi của chế độ cũ ở miền Nam, thì chừng đó đám người này còn có thể kiếm lợi, kiếm danh qua những "ủy ban tranh đấu" chỉ có công dụng thao túng cộng đồng, hoặc những "chính phủ lưu vong" lập nên để bịp tiền và tự sướng.

Những cựu binh đầy hận thù không phải là loại người tỉnh táo và có hiểu biết để phấn đấu cho dân chủ. Một cộng đồng tẩy chay, đấu tố và đánh đập những người bị nghi là "hòa giải với Cộng sản", hoặc "tuyên truyền văn hóa Cộng sản" thì không có tự do. Một cuộc biểu tình chỉ cho phép treo cờ vàng, và nghiêm cấm treo cờ đỏ thì có còn là một cuộc biểu tình vì tự do không? Nếu yêu tự do, cộng đồng người Việt hải ngoại nên đấu tranh lật đổ đám độc tài nội bộ đang đè đầu cưỡi cổ mình, thay vì đấu tranh chống một chủ nghĩa mà ngày nay thực ra chẳng ai dùng nữa.

Các cựu quân nhân, viên chức của chế độ hiện hành cũng đang tạo thành một nhóm quyền lực không đơn giản trong phong trào dân chủ. Họ bao gồm những vị được ngợi ca là "cộng sản gộc", "cựu chiến binh", hoặc "đảng viên bỏ đảng", mà thỉnh thoảng vẫn làm ỏm tỏi trên báo chí trong những vụ ký kiến nghị hoặc viết thư tay. Tôi không hiểu vì sao dư luận của phong trào dân chủ lại cho rằng những vị "cộng sản gộc" này đáng tin hơn những người Việt Nam bình thường khi mở miệng phê phán đảng Cộng sản Việt Nam. Theo tôi, loại người ngậm miệng ăn tiền trong thời bình và khi tại vị, nhưng lại trở mặt ném đá tập thể cũ lúc loạn lạc và khi đã hạ cánh an toàn, ngoài hèn ra, còn hơi bội nghĩa.

Thế lực này phản tự do ở hai điểm. Thứ nhất, dù đã đốt thẻ đảng đi chăng nữa, họ cũng không rũ được cái văn hóa độc đoán và bè cánh vẫn ngự trị trong đảng Cộng sản Việt Nam. Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời, họ bê nguyên xi cung cách độc đoán và thói quen chia bè kết đảng, đấu đá nội bộ ấy vào phong trào dân chủ, rồi lan tỏa nó rộng khắp để giữ quyền lực của mình trong phong trào. Cái trật tự bô lão làm ngu hóa và già hóa phong trào dân chủ Việt Nam, cùng những vụ đấu đá lùm xùm trong nhóm 72 nhân sĩ, Việt Nam Thời báo, No-U,... đều do thói tham quyền cố vị của nhóm thế lực này mà có.

Thứ hai, trong thực tế, tuyệt đại đa số những bô lão này đều không hoạt động chính trị vô tư và độc lập. Họ hầu hết chỉ là vòi bạch tuộc và cái loa phóng thanh mà một nhóm lợi ích trong chính quyền cài vào phong trào dân chủ. Những nhóm lợi ích này ngoài mặt tỏ ra bảo thủ và đoàn kết, nhưng ai nấy vẫn luôn ngầm thiết lập quyền lực riêng của mình trong mọi địa hạt của xã hội, hòng chuẩn bị nhiều phương án khi các biến cố chính trị ngộ nhỡ xảy ra. Nhìn thái độ của Huy Đức với Võ Văn Kiệt, hoặc quan hệ dan díu của nhóm 72 nhân sĩ với quỹ Phan Chu Trinh của Nguyễn Thị Bình và tiết mục quảng cáo lặp đi lặp lại mà nhóm này dành cho nhân vật Phan Chu Trinh, ai cũng hiểu rằng họ phục vụ cho phe cánh nào, và được chống lưng bởi thế lực nào.

Bước vào phong trào dân chủ, ai cũng phải xoen xoét ca ngợi Xã hội Dân sự và hô hào Độc lập - Tự do. Nhưng ở lâu, mới biết Xã hội Dân sự chỉ là con tốt thí của bọn cầm quyền, và chẳng cái loa phóng thanh nào dám giữ mình Độc lập - Tự do khỏi những quyền lực chống lưng ở trong và ngoài nước.

(còn nữa)

[Nhà Dân Chủ]

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Nhân quyền sang trang mới: Việt Nam chính thức công nhận Xã hội dân sự



‘Quốc hội sẽ bàn nhiều luật liên quan đến xã hội dân sự’ - đây là thông tin được Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết tại cuộc họp báo công bố chương trình kỳ họp thứ 10 của Quốc hội, sáng 19/10/2015. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 70 năm đảng Cộng sản Việt Nam, Xã hội dân sự được gọi đúng bằng tên của nó, được luật hóa một số hoạt động và do đó có thể hiểu đang trong quá trình được chính thức công nhận.



Cách đây đúng 3 năm, vào cuối năm 2012, cơ quan ngôn luận của đảng CSVN là báo Nhân Dân vẫn còn xem ‘Xã hội dân sự - một thủ đoạn của Diễn biến hòa bình’. Nhiều thành viên của Xã hội dân sự đã bị bắt bởi các điều luật mơ hồ 79, 88 và 258.


Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, việc ban hành các đạo luật về xã hội dân sự là để triển khai thực hiện các nội dung quan trọng của Hiến pháp

Ban hành các đạo luật về xã hội dân sự, theo ông Phúc là để triển khai thực hiện các nội dung quan trọng của Hiến pháp.

Các dự án luật liên quan đến xã hội dân sự mà Quốc hội sẽ bàn tại kỳ họp này được ông Phúc nhắc đến như Luật Về hội, Luật tôn giáo tín ngưỡng…

(Việt Nam Thời Báo)

Phan Huyền Thư xin lỗi Thường Đoan và tiêu hủy Bạch lộ



Tác giả: Phan Huyền Thư

Nhà thơ Phan Huyền Thư vừa gửi đến Tuổi Trẻ một lá thư, cô nói muốn “tìm đường đến với công luận để xin lỗi chị Phan Ngọc Thường Đoan công khai thêm một lần nữa, với sự chân thành nhất có thể”.


Thư viết cho Tuổi Trẻ, nữ nhà thơ viết: “tôi thấy cần phải làm việc đó cho chính tôi, cho gia đình và con cái tôi. Lúc này, tôi không có quyền làm khổ quá nhiều người thêm nữa”.

Hà nội, ngày 21-10-2015

Kính gửi nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan,

Trên công luận, hôm nay tôi chính thức gửi lời xin lỗi tới cá nhân chị. Tôi sẽ coi đây là một bài học lớn trong đời mình, một bài học sâu sắc nhất về thái độ sống và viết.

Tôi cũng xin chính thức tiêu hủy bài thơ “Bạch lộ” trong các lần ấn bản, tái bản sau này, để từ nay trong gia tài văn học Việt nam chỉ còn tồn tại một bài thơ “Buổi sáng” của Phan Ngọc Thường Đoan đã từng xuất bản trong tập thơ“Đếm Cát” năm 2003 mà thôi.

Tôi đã gửi lời xin lỗi chính thức đến Ban tổ chức Giải thưởng Văn học 2015 HNVHN và chị cùng các độc giả, bạn bè trên công luận. Nhưng đây là lời xin lỗi dành riêng cho chị, vì tôi hiểu chị vẫn cảm thấy bị tổn thương khi đọc lời xin lỗi đó, tôi thừa nhận “Bạch lộ” là bài thơ ra đời sau bài thơ “Buổi sáng” của chị.



Vì thời gian và công việc của tôi đã được lên kế hoạch từ trước, tôi phải đi công tác nước ngoài dài ngày nên trước khi đi, tôi muốn chính thức xin lỗi nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan và nhận lỗi này hoàn toàn thuộc về mình, không để cho việc thời gian trôi đi mà lời xin lỗi của tôi trước đây chưa thực sự làm chị cảm thấy được sự chân thành, hối lỗi nên chị vẫn còn buồn bực.


Chị có thể không chấp nhận lời xin lỗi này, nhưng tôi thấy cần thiết phải làm việc đó cho lương tâm mình được thanh thản và mong rằng cả hai chị em ta sẽ cùng vượt qua được những thời khắc tồi tệ này để lại có những tác phẩm hay đến với bạn đọc.

Chân thành xin lỗi chị.


PS/ Đời người khó ai không phạm phải sai lầm. Sai biết nhận lỗi quả xứng đáng là người dũng cảm. Người có LÒNG NHÂN ÁI mới có đủ DŨNG CẢM.

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

5 chiêu thức “ăn” đất của dân!

Thứ nhất, tham nhũng dựa vào các chương trình mục tiêu của Nhà nước. Đó là những chương trình khuyến khích, tạo quyền lợi cho người dân, đặc biệt là người nghèo, phát triển quĩ đất. Trong trường hợp này có thể đất đến tay một số người nhất định đúng đối tượng thuộc chương trình nhưng không phải tất cả và đến tay một số quan chức với tỉ lệ lớn.

Có thể xử lý được triệt để nhưng đòi hỏi phải có một quyết tâm từ trên xuống dưới và điều quan trọng là chúng ta có muốn làm thật không. Về phía bộ, chúng tôi luôn luôn quyết tâm.

Nhưng vẫn cần một quyết tâm chính trị để chúng ta cùng nhau xử lý nhằm làm cho bộ máy quản lý đất đai trong sáng, bộ máy hành chính nghiêm túc. Tất cả kết quả đó phải được công khai, người dân có thể biết ông nào có bao nhiêu đất.

Ví dụ như chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc 327, nhiều nơi thuyết minh có thể phủ xanh bằng cây công nghiệp... nhưng thực tế đất lại rơi vào tay quan chức hoặc người nhà của họ để làm trang trại cây lâu năm.

Thứ hai, tham nhũng đất đai từ các khu tái định cư. Đáng lẽ chỉ những người nằm trong diện tái định cư mới được vào đấy nhưng lại có nhiều người là quan chức, người nhà quan chức cũng được vào. Thậm chí có nơi một dự án tái định cư mà một vị lãnh đạo có tới 2-3 suất đất, suất tên mình, suất tên vợ, suất tên con.

Thứ ba, tham nhũng đất đai tại khu giãn dân ở khu dân cư nông thôn. Bình thường người được vào khu giãn dân là những người có nhu cầu về nhà ở, nhưng sự thật có nhiều người không thuộc diện đó cũng được bố trí và thường đó là người quen biết, họ hàng của các vị lãnh đạo hay chính các vị lãnh đạo.

Thứ tư, tham nhũng đất biểu hiện dưới dạng quyết định thu hồi đất cho một dự án, rộng hơn mức cần thiết của dự án, nhưng sau đó chỉ giao diện tích đúng như dự án, phần còn lại sau 1-2 năm, khi không ai còn biết nữa, không ai nhớ đến nữa thì đem chia chác cho nhau.

Thứ năm, biểu hiện tham nhũng đất đai mang tính lớn hơn là không có dự án gì nhưng vẫn thu hồi đất của dân rồi để đấy, sau đó thuyết minh dự án chậm, dự án không có rồi đem chia cho nhau.

Đặng Hùng Võ

Quan "ăn" đất

Vì sao các "quan" hay "ăn" đất?Một câu hỏi "xưa như trái đất" và có vẻ ngớ ngẩn - vì quan có tiền, có quyền chứ sao? Ví như không làm quan thì thử hỏi những mảnh đất nõn nà, hốt ra bạc tỉ ở các bãi biển Đồ Sơn, Phú Quốc có lọt vào tay họ không? Cũng không có quyền, có tiền thì liệu hàng chục, hàng trăm hécta đất, rừng có vào tay các quan chức ở Tây Ninh, Đồng Nai, Sóc Sơn... hay không? Và cũng không có quyền, có tiền thì làm sao có thể phù phép hàng trăm suất đất của dân vào tay các quan như ở Quán Nam (Hải Phòng)? Dĩ nhiên, theo nghĩa đen đất thì chả ai ăn được. Nhưng các quan "ăn" đất kiểu khác. Quan ở không xuể, trồng rừng hay canh tác cũng chả có sức, tóm lại là vì từ đất sẽ mua đi bán lại, rồi đẻ ra vàng, ra đôla. Từ vàng, đôla lại đẻ ra đất mới... Các quan "ăn" hết đất ven đô, đất thị xã, thị tứ, khu du lịch rồi ôm tiền tỉ quay về thủ đô hoặc những đô thị lớn để "ăn" tiếp... đất! Chưa có một cuộc điều tra chính thức, nhưng không hiếm quan chức cấp tỉnh, cấp huyện, thậm chí cấp xã đều ít nhiều có sở hữu nhà, đất ở nội đô Hà Nội, TPHCM và các thành phố lớn khác... Họ mua nhà cho con cái học hành, mua nhà để làm bãi đáp khi hạ cánh an toàn.


Song ngoài tiền và quyền, cũng còn một số nguyên do khác khiến chuyện "ăn" đất của các quan bùng phát như một thứ dịch bệnh. Thứ nhất, "ăn" đất thì có vẻ kín đáo, chứ không trắng trợn như chuyện ăn cắp tỉ bạc từ công quỹ. "Ăn" đất nếu biết khéo nguỵ trang có khi lại được tiếng thơm là khai hoang, khẩn hoá, là cán bộ thức thời gương mẫu làm kinh tế! Và nếu "ăn" khéo thì chả ai biết quan "ăn" bởi nó có thể biến báo "ba đầu, sáu tay", đứng tên ông này, ẩn danh ông nọ. Nếu có bị phát giác thì các quan thí tốt hoặc cùng lắm là đổ lỗi cho cơ chế, đổ lỗi cho tập thể! Thứ hai, luật pháp của ta còn nhiều kẽ hở, mà các quan tham thì tỏ tường và thông thạo cái ngón lách luật để đục khoét. Chả thế mà trả lời báo chí gần đây, không ít quan chức ở những nơi bị phát giác tiêu cực đất đai đều có câu cửa miệng: Lỗi một phần do cơ chế! Nhưng gì thì gì vẫn phải chỉ ra một nguyên nhân cơ bản khác: Chính nhờ cái cơ chế "đất đai là sở hữu toàn dân, sở hữu của nhà nước" - một cơ chế vốn rất tốt đẹp của chế độ ta - mà những tên quan tham mới dùng quyền, dùng tiền để chiếm được cái của "cha chung không ai khóc" ấy!

Xử quan "ăn" đất không khó, nhưng vừa qua ta xử quá nhẹ. Ngoài hai vụ Phú Quốc và Đồ Sơn, các quan phải đối mặt ở pháp đình, thì hầu hết những vụ khác các quan chỉ bị xử lý hành chính, nặng thì cảnh cáo, mất chức, nhẹ thì khiển trách, phê bình rút kinh nghiệm... Nhiều vị dính dáng đến đất đai chưa làm cho minh bạch vẫn được bầu vào chức nọ, danh kia. Phép nước không nghiêm, ai dám chắc sẽ không đẻ ra nhiều quan "ăn" đất khác, tinh vi và táo tợn hơn!

Thuận Thiên

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Đốt hư thực



Đốt rượu trông trăng
Ai tiếc mùa hư ảo
Lênh láng máu trăng
Rơi…

He hé nụ bướm vàng
Lượn cung mây
Hút cạn
Máu trăng thanh…

Say men tinh túy
Rải phấn thơ
Lảo đảo hồng trần

Bướm vàng phong kín hoàng hoa mộng
Men trăng nồng đượm túy tiên thi
Cuồng đao đứt đoạn rượu hồng
Kìa trăng mờ chốn hư không mất rồi…

Xác bướm vàng trôi
Xác bướm vàng trôi
Nhập cõi nhân gian hồn mộng hờ
Điệp điệp dập dờn màu thi hứng
Tưới rượu vào thơ đốt trăng thôi…

Đen hóa vàng
Vàng ánh lên vô tận
Xé toang màu thực
Tưới rượu lên
Thực cũng ảo rồi…



Hà Thủy Nguyên

Những kiểu bao biện phi lý cho sự tráo trở của Phan Huyền Thư



Hà Thủy Nguyên

Nhiều ngày nay báo chí xôn xao nghi án Phan Huyền Thư đạo thơ, và bài thơ ấy nằm trong tập thơ được trao giải của Hội nhà văn Hà Nội. Báo chí đã lên tiếng nhiều ném đá Phan Huyền Thư và dồn ép cô ta phải nói lời xin lỗi. Thiết nghĩ, sự việc đến đó có thể chấm dứt. Nhưng nếu đọc thư xin lỗi của Phan Huyền Thư trên Tiền Phong và các lời bênh vực, biện bạch của cô ta thì tôi lại cảm thấy cần phải viết một điều gì đó về sự việc này. Tôi tự hỏi, các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình lên tiếng bảo vệ cô ta đang tư duy kiểu gì vậy? Vì tình riêng có thể “chuyện to hóa nhỏ, chuyện nhỏ thành không có” được hay sao?

VỀ THƯ XIN LỖI CỦA PHAN HUYỀN THƯ

Khi đọc tựa đề của bài báo trên Tiền Phong, tôi cứ nghĩ Phan Huyền Thư đã dám sai dám nhận, nhưng thực ra cô ta vẫn không thừa nhận, chỉ mượn cớ xin lỗi để bao biện một cách ngạo mạn hơn, làm ra vẻ ta ở trên dư luận của đám đông. Nhưng nếu theo dõi sự nghiệp thơ văn và đọc kỹ lá thư của Phan Huyền Thư sẽ thấy cô ta ngụy biện với thái độ coi thường người đọc.

Trong thư xin lỗi, Phan Huyền Thư viết:

“Tôi đã làm các bạn thất vọng khi ngay thời điểm hiện tại xảy ra những thắc mắc của công luận và tác giả Phan Ngọc Thường Đoan về bài thơ “Bạch Lộ”, tôi chỉ có các bản thảo cũ mà ngay lập tức chưa có đủ chứng cứ xuất bản, in ấn tại nước ngoài để chứng minh, bảo vệ cho giá trị hợp pháp của tác phẩm gốc được viết từ năm 1996 của mình.”



“Sau vụ việc đáng tiếc này xảy ra, ngay lập tức tôi sẽ phải rà soát lại toàn bộ các bản thảo tác phẩm của mình đã và chưa xuất bản để đi đăng ký tại Trung tâm Bản quyền Hội Nhà văn Việt Nam, tránh mọi sự cố về văn bản có thể xảy ra sau này. “

Những luận điệu này đã phủi sạch mọi tội lỗi đạo thơ, nhập nhằng giữa ăn trộm và trùng lặp. Phan Huyền Thư cho rằng bài thơ “Bạch lộ” của cô, cô đã sáng tác từ năm 1996, nhưng xuất bản. Câu hỏi đặt ra là: Từ năm 1996 đến nay đã gần 20 năm, Phan Huyền Thư đã xuất bản không biết bao nhiêu tập thơ, tại sao một bài thơ mà cô phải giữ gần 20 năm mới xuất bản. Hơn nữa, trước khi in tập thơ, bài thơ cũng không được đăng ở bất cứ tờ tạp chí văn nghệ hay website văn chương nào. Bài thơ cũng không có gì là nhạy cảm để phải giữ khư khư 20 năm trong tủ bản thảo như thế. Phan Huyền Thư nói rằng cô đã gửi bài thơ này sang Mỹ để đăng tải, lập luận này không khiến dư luận đặt câu hỏi: Tại sao không đăng thơ trong nước mà phải gửi sang Mỹ để xuất bản? Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cũng khẳng định: “Hội chúng tôi vẫn tiếp tục tìm kiếm thông tin bài thơ mà Phan Huyền Thư gửi sang Mỹ như lời cô ấy nói. Chúng tôi đã tìm các tạp chí Thơ, trong 27 số tạp chí thì có đến hơn chục số có thơ Phan Huyền Thư từ những năm 1997, nhưng chưa tìm thấy bài Bạch lộ”.

Năm 2007, Phan Huyền Thư trong Ngày Thơ Việt Nam đã từng “đạo văn” hai lần khi viết poster về Thanh Tâm Tuyền và Ngô Kha. Poster về Thanh Tâm Tuyền, cô lấy từ văn bản của hai tác giả Đặng Tiến và Bùi Bảo Trúc- hai học giả hải ngoại; còn poster về Ngô Kha thì cô lấy từ bài viết của nhà báo Hoàng Nguyên Vũ của Quân đội Nhân dân. Sau đó, trên báo chí chính thống, Phan Huyền Thư trả lời đó là cô sưu tầm. Tại sao “Sưu tầm” không ghi rõ là “sưu tầm”? Nếu ai đọc Talawas sẽ thấy, Phan Huyền Thư đã gửi thư xin lỗi tới ông Đặng Tiến và Bùi Bảo Trúc:http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=9436&rb=0101 . Thậm chí, mới đây còn có nghi án cô ta đạo thơ của Du Tử Lê nhưng vẫn cao giọng trịch thượng. Xem tại đây:http://motthegioi.vn/van-hoa-giai-tri/van-hoc/phan-huyen-thu-co-dao-tho-cua-du-tu-le-hay-khong-244473.html

Phan Huyền Thư hứa rằng sẽ rà soát lại toàn bộ tác phẩm để đi đăng ký tại Trung tâm Bản quyền Hội nhà văn Việt Nam. Tôi cũng tự hỏi tại sao cô không rà soát tác phẩm của mình từ cách đây 8 năm. Chúng ta đều biết việc kiểm soát dữ liệu tác phẩm để xác định vi phạm ở nước ta không tốt. Nếu như cô ta cứ đem tác phẩm đi đăng ký ồ ạt, rồi sau đó lại có người phát hiện ra vi phạm, thì Trung tâm bản quyền sẽ xử lý như thế nào? Cô ta sẽ rà soát kiểu gì nếu cứ hết lần này đến lần khác “trùng lặp” và “sưu tầm” thơ hoặc văn của người khác. Như vậy, tờ chứng nhận bản quyền vô tình trở thành tấm lệnh bài để cô ta thả sức đạo văn, đạo thơ hay sao?

NHỮNG LỜI BÊNH VỰC PHI LÝ

Trên Vietnamnet, ông Nguyễn Quang Thiều cho rằng việc thu hồi giải thưởng của Phan Huyền Thư là chưa “hợp tình hợp lý”. Chứng cứ đã rõ ràng, bào chữa của Phan Huyền Thư thiếu căn cứ. Nếu như Phan Huyền Thư cứ khăng khăng không nhận lỗi về mình, nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan vì ngại phiền toái không kiện ra tòa, thì chẳng lẽ giải thưởng của Hội Nhà Văn Hà Nội cứ thể ttrao cho Phan Huyền Thư. Sau một thời gian, dư luận nhạt đi, rồi Phan Huyền Thư vẫn cứ thế đạo văn, đạo thơ, đạo kịch bản và cao giọng trịch thượng đọc thơ, bàn luận về sự phát triển của văn chương … trong những năm sắp tới.

Ông Thiều còn tâm sự trong bài phỏng vấn của mình rằng:

“Trong ba trường hợp bị đạo văn thì có một trường hợp tôi đã quyết định trao bản quyền cho người đã dùng bài thơ của tôi thành của họ. Bởi tôi đã hiểu lý do tại sao người kia lại làm thế. Chính vậy mà tôi đã tuyên bố một cách hạnh phúc rằng, tôi chuyển quyền sử dụng vĩnh viễn bài thơ cho người đó. Cái tôi được lớn gấp trăn ngàn lần giá trị của bài thơ nhỏ bé tôi đã viết. Bởi người này dùng bài thơ của tôi không vì mục đích in sách, không vì mục đích mua danh hay lợi ích vật chất mà dùng bài thơ này cho một mục đích tình cảm vô cùng đặc biệt và thiêng liêng.”

Vậy không lẽ ở trường hợp này bà Phan Ngọc Thường Đoan cũng phải noi gương ông Thiều trao bản quyền cho cô Phan Huyền Thư để cô ta tùy nghi nhận giải thưởng. Người viết thơ có thể không vì mục đích in sách hay nổi tiếng mà vì “tình cảm vô cùng đặc biệt và thiêng liêng”; nhưng độc giả thì cần sự công tâm. Độc giả không thể chấp nhận việc để những kẻ dối trá, không biết xấu hổ, ngang nhiên chiếm lĩnh văn đàn bằng tác phẩm của người khác được. Ông Thiều khi nói những lời này có nghĩ đến sự công tâm với độc giả và gìn giữ sự trong sạch của giới văn chương, hay chỉ thích khoe mẽ cá nhân? Những lời của ông không khỏi khiến người ta phải tự hỏi ông đang ngấm ngầm ẩn ý gì, phải chăng là gợi ý cho bà Đoan bỏ qua chuyện này vì “mục đích tình cảm vô cùng đặc biệt và thiêng liêng”. Ông Nguyễn Quang Thiều là Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn hai khóa, vậy mà tại sao ông có thể có những phát ngôn vô trách nhiệm và phi lý như vậy?

Lướt trên facebook, tôi tình cờ đọc được status của anh Nguyễn Ngọc Thuần với cái nhìn rất ngây thơ:

“Vâng, tới bây giờ mình vẫn nghĩ, làm sao PHT có thể ngu đến mức lấy thơ của cô Đoan mà nghĩ là không ai phát hiện trong thời đại internet này. Chưa kể lại in sau cả 10 năm, và tác giả còn sờ sờ ra đó. Với ai đó thì mình còn tin, chứ với một người như PHT thì mình lại càng thấy khó tin. Mình chỉ nghĩ đơn giản là bạn đã lậm rồi, đọc nhiều quá, đọc ngày đọc đêm, đọc đến mức nhập tâm và thế là một lúc nào đó vô thức mà viết nó ra nó lại cứ tưởng là của mình. Khi bị phanh phui mà không hiểu tại sao – trước một chứng cứ cụ thể – thế là chống chế theo phản xạ tự nhiên. Thế là vùng vẫy không chịu nhận lỗi như mọi người vẫn muốn.”

Người ta có thể vô thức một lần, lậm một lần, nhưng không thể hết lần này đến lần khác “lậm” như thế được. Mà cứ cho là Phan Huyền Thư bị “lậm” nhiều đến thế thì cũng thấy là thơ ca của Phan Huyền Thư hóa ra chỉ giống người này một tí, giống người khác một tí, không có gì mới mẻ và sáng tạo. Như thế thì , Phan Huyền Thư cũng không xứng đáng được giải thưởng thơ của Hội nhà văn Hà Nội. Đành rằng Phan Thị Ngọc Đoan không bắt bẻ Phan Huyền Thư, bài thơ cũng không vì tranh chấp này mà nâng cao, nhưng không thể vì thế mà chấm dứt truy cứu cho đến khi nào Phan Huyền Thư cúi đầu nhận lỗi.

Xưa nay với mỗi vụ phạm tội, người Việt ta thường lấy cái tình để khoan dung. Nhưng cái “tình” chỉ nên khoan dung với những người đã biết hối lỗi, chứ không phải khoan dung với những kẻ già mồm cãi cố, lại còn lên giọng tỏ vẻ bề trên, coi thường dư luận. Sự truy cứu này có thể thiếu sự khiêm hòa, nhưng cần thiết để lên án và răn đe đòi lại công bằng.

Người ta nói nhiều đến việc xót thương cho Phan Huyền Thư, và thậm chí có thể là cho rằng đám đông thiếu nhân tính. Nhưng họ có nghĩ đến vinh quang Phan Huyền Thư có được trong hơn chục năm vừa rồi từ đâu mà có? Vinh quang đã hưởng, giờ đến lúc phải đền bù cho các góc khuất của vinh quang ấy. Đã dấn thân vào con đường văn chương, tự đắc với sự nổi tiếng của bản thân thì càng phải biết trung thực giữ mình, không làm những việc đáng hổ thẹn. Còn khi đã trơ tráo đạo văn, đạo thơ, bị dư luận ném đá, đám đông bài trừ, thiết nghĩ đó là nhân quả, mình làm mình chịu. Các vị có thể xót thương vì tình cảm bạn bè, các vị cứ xót thương, nhưng đừng bắt những độc giả bị phản bội niềm tin phải xót thương và cũng đừng lên giọng phán xét đám đông.

Nếu sự việc của Phan Huyền Thư không bị truy cứu đến tận cùng thì chính cái tình của các vị làm vấn đề pháp lý bị coi thường, và đạo văn đạo thơ vẫn được coi như chuyện hiển nhiên.

Hà Thủy Nguyên

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Số phận một lá đơn tố cáo chống tham nhũng





1.Số phận một lá đơn tố cáo chống tham nhũng ?

Một số người dân ở xã tân lập- huyện tân Biên- Tây ninh đã phải chứng kiến hàng trăm ha đất thu hồi của dân đang dần rơi vào tay " Tư nhân". Bất bình việc biến đất " công" thành đất " tư" này họ cùng đứng đơn tố cáo đến Đảng và Nhà nước hiện tượng " Tham nhũng" mà đối tượng bị " tố cáo" chính là HUYỆN ỦY TÂN BIÊN.
Vào năm 2010, họ đã không ngại vất vả, tốn kém cùng nhau ra tận Hà nội để tố cáo và sự tố cáo của họ được ghi nhận. Thế nhưng việc chính quyền Trung ương vẫn chưa có hành động kiểm tra xem xét thực hư sự vụ, chỉ có sự chỉ đạo địa phương tiến hành xem xét và xử lý.
Người đại diện những hộ dân đứng đơn tố cáo là Bà : Nguyễn Thị Hà ngụ tại 1270 ấp Tân Đông, xã Tân Lập huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh. Đơn của bà được Thường trực HĐND tỉnh chuyển đến Chủ tịch UBND tỉnh xem xét giải quyết vào ngày 19/7/ 2012. Và Lá đơn bắt đầu cuộc hành trình có lẽ là vô tận!
Không biết Bà chủ tịc tỉnh chỉ đạo như thế nào mà người dân lại phải tiếp tục gửi đơn tố cáo đến nhiều nơi.
Phải đến ngày 5/4/2013 Văn phòng Tỉnh ủy Tây ninh và ngày 15/4/20013 , Ban nội chính tỉnh ủy Tây ninh, có công văn chuyển đơn tố cáo của bà Hà đến bà Nguyễn Thị Thu Thủy- Chủ tịch UBND tỉnh xem xét xử lý theo pháp luật.
Chỉ hơn tháng ngày 22/5/2013 Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh Tây ninh có công văn trả lời đơn tố cáo của Bà Hà như sau :
-CÁC NỘI DUNG TỐ CÁO CỦA BÀ KHÔNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BAN CHỈ ĐẠO TỈNH TÂY NINH VỀ PHÒNG ,CHỐNG THAM NHŨNG
-DIỆN TÍCH ĐẤT MÀ BÀ KHIẾU NẠI ,TỐ CÁO YÊU CẦU TRẢ LẠI ĐÃ ĐƯỢC CẤP CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, ĐỀ NGHỊ BÀ GỬI ĐƠN ĐẾN TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN TÂN BIÊN ĐỂ ĐƯỢC XEM XÉT, GIẢI QUYẾT THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Đến đây, một lá đơn tố cáo tham nhũng vô hình chung đã được ban chỉ đạ phòng chống tham nhũng tỉnh biến thành : ĐƠN KHIẾU KIỆN GIẢI QUYẾT ĐẤT ĐAI.!
Hẳn nhiên người dân đã không đồng tình và tiếp tục gửi đơn tố cáo. Hơn một năm sau, ngày 10/12/2014 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây ninh ban hành Phiếu thông báo và chỉ dẫn. Theo nội dung của Phiếu này thì đơn Tố cáo tham nhũng của Bà Hà đại diện cho nhiều hộ dân Xã tân Lập đã trở thành : Kiến nghị yêu cầu giải quyết về đất đai!
Và : " theo qui định của Pháp luật, đơn yêu cầu của bà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây ninh( tại công văn số 2150 ngày 5/4/20014 của Văn Phòng tỉnh ủy Tây ninh).
Phiếu thông báo và chỉ dẫn này dường như cố tình sai ngày tháng của công văn 2150 của văn Phòng tỉnh ủy Tây ninh( 5/4/2013 được đổi thành 5/4/2014)







VÌ SAO CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG KHÔNG TRẢ LỜI THẲNG THẮN LÀ KHÔNG CÓ DẤU HIỆU THAM NHŨNG NHƯ ĐƠN TỐ CÁO CỦA NGƯỜI DÂN?


Điều này đã khiến người dân đứng đơn tố cáo "ấm ức" hơn và không trách được khi họ nghĩ " CÓ SỰ BAO CHE CỦA LÃNH ĐẠO TỈNH". Đơn lại được gửi đến các cơ quan thẩm quyền trung ương. Ngày 2/10 năm 2015 Văn phòng chính phủ đã có công văn gửi đến UBND tỉnh Tây ninh chỉ đạo kiểm tra, rà soát và giải quyết theo thẩm quyền 10 đơn của người dân Tây ninh ( trong đó có đơn tố cáo của Bà Hà- đại diện cho nhiều hộ dân của xã tân lập).
Đã nhiều tháng trôi qua, dường như phía tỉnh vẫn chưa có động tỉnh gì về việc giải quyết đơn khiếu kiện, tố cáo từ văn Phòng chính phủ chuyển về.
Nội dung cụ thể đơn tố cáo của bà hà là gì? Thực sự không có dấu hiệu tham nhũng xãy ra?


TÓM TẮT NỘI DUNG ĐƠN TỐ CÁO



Đơn tố cáo mới nhất ngày 18/8/ 2015 có những nội dung chính sau đây :
1. Tố cáo Huyện ủy Tân Biên thu hồi đất của dân vào năm 1982 để thành lập nông trường huyện ủy Tân biên là trái với chủ trương của Đảng và Nhà nước. Cắt bán cho Tư nhân , cụ thể là ông Lê văn Thành.
2. Năm 1997, giao lại cho công ty cao su 30/4/ Ban kinh tế/ Tỉnh Tây ninh 622 ha đất và nhận tiền chi trả công khai phá và hoa màu của công ty 30/4 nhưng không chi trả cho người dân bị thu hồi đất.
3. Cho đến nay chỉ có một hộ dân được đổi đất. 9 hộ dân được đền bù đều là những người thân của cán bộ huyện ủy, ủy ban huyện Tân biên
4. Có biểu hiện tiêu cực trong xét cấp nhà đất khu dân cư Chằng riệc - Xa mát.

Theo như đơn bà Hà trình bày, nguồn gốc đất bị thu hồi của các hộ dân xã Tân lập như sau :
Từ năm 1973, được sự vận động của Tổng hội Việt kiều Cam pu chia, người Việt đã chuyển đến đây khai phá đất rừng, định cư canh tác, tranh đất của chế độ Việt nam cộng hòa , thành lập hậu phương cho Mặt trận giải phóng miền nam Việt nam. sau giải phóng, có đăng ký và kê khai đất với chính quyền Xã Tân lập. Năm 1977, bị Pôn Pốt tấn công và tàn sát nên phải chạy lánh nạn về Khê đon ( nay thuộc huyện Tân châu) định cư, riêng Bà Hà khi tình hình ổn định đã quay về ngay và định cư cho đến bây giờ. Đến năm 1982 thì huyện ủy Tân biên thu hồi toàn bộ đất để thành lập nông trường huyện ủy Tân biên.


Những Văn bản xử lý của UBND tỉnh đối với đơn của Bà Hà

Thật ra vụ việc khiếu kiện, tố cáo của người dân đã có từ năm 2005 liên quan đến nhiều vùng đất trên địa bàn tình như Bàu Rã, Cao su Tân biên, Nông trường Xa mát, Nông trường Huyện ủy Tân biên ...và đã được UBND Tỉnh phối hợp cùng Thanh tra chính phủ nhiều lần giải quyết nhưng vẫn chưa dứt điểm được. Vì sao?
Cụ thể trường hợp của Bà Hà, tỉnh đã có rất lần tiến hành thẩm tra xử lý và ban hành nhiều văn bản trả lời khiếu kiện, tố cáo của Bà. Nhưng...vì sao Bà Hà vẫn kiên trì tố cáo, khiếu kiện?


Ngày 21/ 9/2007, UBND tỉnh có văn bản số 2385/UB-VP trả lời bà Hà với nội dung như sau :


UBND tỉnh Tây ninh nhận được đơn của ông ( bà) nội dung khiếu nại đòi lại đất Nông trường Xa mat thuộc Công ty cao su Tân biên quản lý sử dụng.
Theo trình bày của ông( bà), nguồn gốc đất mà ông ( bà ) đòi lại, vào năm 1973 gia đình đến khu vực này được chính quyền cách mạng cấp cho 1ha và khai phá thêm để sản xuất ( nhưng không có hồ sơ, giấy tờ chứng minh), đến năm 1977 chiến tranh biên giới phải sơ tán đi nơi khác, sau chiến tranh vào năm 1980- 1981 quay về nhưng chính quyền địa phương không cho sản xuất, Nhà nước đưa vào qui hoạch dự án phục vụ lợi ích quốc gia.
Đối với nông trường xa Mát được thành lập theo quyết định số 48/TTCS-QD
ngày 17/9/1985 của Tổng cục trưởng Tổng cục cao su, theo quyết định này Nông trường cao su Xa mát thuộc Công ty cao su Thiện Ngôn sát nhập với Công ty cao su Bắc Tây ninh thành Công ty cao su Tân biên.
Ngày 28/12/1988 UBND tỉnh ban hành QD số: 170/QD-UB về việc giao đất tự nhiên trồng cao su cho Công ty cao su Tân biên thuộc Tổng cục cao su. Nội dung : điều chỉnh diện tích đất tự nhiên trước đây đã giao Công ty cao su Tân biên là 20.926 ha nay còn 10.000ha, trong đó Nông trường Xa mát 1000ha.

Theo văn bản này, khi được giao đất Nông trường Xa mát là toàn bộ diện tích đất Lâm nghiệp, có rất nhiều bom mìn còn sót lại và rất ít dân cư sinh sống.Công ty Cao su tân biên đã phối hợp với chính quyền địa phương chi trả hổ trợ tiền công khai phá và hoa màu cho 146 hộ dân với diện tích 438,62 ha đất. sau đó đưa vào sản xuất, trồng cao su cho đến nay không có ai khiếu kiện.
sau đó, năm 1997 Công ty cao su Tân Biên được tỉnh cấp quyền sử dụng đất số : 00018 QSDD/450202 ngày 25/6/1997 với diện tích 960,38 ha ( ấp Tân Tiến 665ha và ấp Tân Đông 295,38 ha đều thuộc xã Tân lập)
Văn bản này đã trả lời về việc đòi đất của bà Hà như sau : UBND tỉnh đã chỉ đạo cho các nghành chức năng của tỉnh và UBND huyện tân biên, UBND huyện Tân châu, xem xét đối chiếu với hồ sơ lưu trữ của Công ty cao su Tân biên, cùng với đoàn công tác Thanh tra chính phủ đối thoại, nhưng qua xem xét khiếu nại của ông ( bà) từ trước đến năm 2005 không khiếu nại, không có tên trong danh sách bồi hoàn công khai phá trước đây và ông ( bà) cũng không đưa ra chứng cứ, nên không có cơ sở thụ lý giải quyết.
Văn bản 2385/QD-VP của UBND tỉnh khiến người dân không khỏi thắc mắc.
Diện tích đất bà Hà khiếu nại là bị Huyện ủy Tân biên thu hồi thành lập Nông trường huyện ủy Tân biên. Thế nhưng văn bản này lại đề cập đến diện tích đất thuộc Nông Trường Xa mát. Phải chăng ở đây có sự nhầm lẫn hay có khuất tất gì? Đất Nông trường huyện ủy Tân Biên liên quan gì đến đất tỉnh giao cho Công ty Cao su Tân Biên và cấp quyền sử dụng cho Nông trường Xa mát?
Quyết định số 170?QD_UB thực tế là giảm diện tích đất giao cho Công ty cao su Tân biên. Hơn 10.000ha thu hồi từ Công Ty Cao su được sử dụng thế nào?
Bà Hà trình bày năm 1981 bà đã quay về nhưng địa phương không cho sản xuất và năm 1982 thì bị Huyện ủy Tân biên thu hồi , còn việc Nông trường Xa mát được thành lập năm 1985 không có sự liên quan nào đến việc khiếu kiện của Bà Hà.
Vì sao tỉnh đã không đề cập đến diện tích đất mà huyện ủy Tân biên đã thu hồi thành lập Nông trường huyện ủy Tân biên?



ĐƠN LẠI TIẾP TỤC GỬI VÀ TỈNH LẠI TIẾP TỤC XỬ LÝ BẰNG CÁCH RA VĂN BẢN

Ngày 27/02/2008 UBND tỉnh ra văn bản số 541/UBND-VP trả lời đơn của bà Hà như sau :


Theo trình bày của bà Hà nguồn gốc đất mà bà khiếu nại, vào năm 1979 gia đình đến khu vực này khai phá được 2 ha, đến năm 1984 Nhà nước thu hồi giao cho Nông trường Huyện ủy Tân Biên, hiện nay do Công ty cao su 30/4 Tây ninh sử dụng

Ngày 5/4/1977 UBND tỉnh ban hành quyết định số 89/QD-UB, về việc giao đất cho Công ty Cao su 30/4 Tây ninh, đến ngày 7/6/1977 Công ty Cao su được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 622, 2245 ha.
Theo văn bản này Công ty Cao su 30/4 tây ninh đã chi hỗ trợ công khai phá, hoa màu cho nhân dân có đất sản xuất và do vụ việc có tính lịch sử, thời gian đã lâu, trãi qua nhiều giai đoạn quản lý, chính sách pháp luật về đất đai cũng có nhiều thay đổi ...nên không thể giải quyết trả lại. UBND tỉnh sẽ tiến hành xem xét, nếu hoàn cảnh cuộc sống của gia đình bà Hà thuộc diện khó khăn thì tỉnh sẽ phê duyệt giải quyết đời sống theo chính sách chung của tỉnh, nếu cuộc sống gia đình Bà hà ổn định hơn thì UBND tỉnh đang lập đề án xây dựng các cụm dân cư biên giới trình Chính Phủ xem xét phê duyệt, khi đề án được phê duyệt tỉnh sẽ mời gia đình bà hà tham gia vào đề án nhằm nâng cao đời sống kinh tế gia đình, góp phần phát triển kinh tế cửa khẩu trên tuyến biên giới của tỉnh.

Đọc Văn bản này và văn bản 2358/ UB-VP 21/9/2007 thì chừng như Bà Hà khiếu kiện, tố cáo đòi đất 2 nơi : Nông trường huyện Ủy Tân Biên và Nông trường Xa Mat.
Từ trước đến nay, Bà hà chỉ làm đơn khiếu kiện, tố cáo phần diện tích đất gia đình Bà cũng như của nhiều hộ dân khai hoang ở Xã Tân từ năm 1973 bị Huyện ủy Tân Biên thu hồi thành lập Nông trường Huyện ủy Tân Biên

" Sự nhầm lẫn" của văn bản 2358/UB-VP ngày 21/9/2007 đã không được " đính chính" và văn bản số 541/UBND-VP lại tiếp tục" nhầm lẫn " khi bảo theo lời trình bày của Bà Hà, "NGUỒN GỐC ĐẤT MÀ BÀ KHIẾU NẠI, VÀO NĂM VÀO NĂM 1979 GIA ĐÌNH ĐẾN KHU VỰ NÀY KHAI PHÁ ĐƯỢC 2 HA".
Nông trường huyện Ủy tân Biên đã không được văn bản này nhắc đến. Trong khi đó thực tế là 622,2248 ha đất tỉnh gia cho Công ty Cao su 30/4 là thu hồi từ Nông trường huyện Ủy Tân Biên. Hay nói rõ hơn, là vào năm 1982 huyện ủy Tân Biên đã thu hồi đất của nhiều người dân thành lập Nông trường huyện ủy Tân Biên . Và tỉnh đã thu hồi 622ha đất của Nông trường Huyện Ủy Tân biên giao cho Công ty Cao su 30/4 thuộc Tỉnh Ủy Tây ninh.


NÔNG TRƯỜNG HUỆN ỦY TÂN BIÊN ĐƯỢC THÀNH LẬP THEO QUYẾT ĐỊNH NÀO ? TỈNH CÓ QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐẤT CHO NÔNG TRƯỜNG HUYỆN ỦY TÂN BIÊN HAY KHÔNG?
PHẢI CHĂNG ĐÂY LÀ LÝ DO " NHẦM LẪN" CỦA CÁC VĂN BẢN ĐỀ NÉ TRÁ NH SỰ THẬT LÀ VIỆC THÀNH LẬP NÔNG TRƯỜNG HUYỆN ỦY TÂN BIÊN TỪ VIỆC TỰ Ý THU HỒI ĐẤT CỦA DÂN ĐỂ BAO CHIẾM SẢN XUẤT PHỤC VỤ LỢI ÍCH CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN MÀ bÀ HÀ VÀ NHIỀU NGƯỜI DÂN TỐ CÁO?




ĐƠN LẠI ĐƯỢC TIẾP TỤC GỬI ĐI VÀ UBND TỈNH TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT BẰNG CÁCH RA VĂN BẢN

Ngày 24/12/2010 là gần 2 năm sau, UBND tỉnh Tây ninh ra văn bản số 3398/UBND-VP trả lời Bà Hà có những nội dung chính như sau :
Theo trình bày của Bà Hà tại biên bản làm việc ngày 25/10/2010, gia đình Bà Hà khai phá được 2ha đất phục vụ cho sản xuất nhưng không rõ năm nào. Đến năm 1986 Nhà nước thu hồi giao lại cho Nông Trường Huyện ủy Tân Biên.
Theo hồ sơ thể hiện, khu vực đất này trước đây có nguồn gốc đất nông nghiệp do Nông trường Huyện ủy Tân Biên quản lý, sử dụng. Đến năm 1977 Nông trường Huyện ủy Tân Biên giải thể, UBND tỉnh giao lại cho Công ty cao su 30/4 quản lý sử dụng.
Qua làm việc Bà không cung cấp được hồ sơ, giấy tờ chứng minh,không có tình tiết mới so với trước đây nên không có căn cứ giải quyết. Do đó UBND tỉnh đã trả lời cho bà bằng Văn bảng số 541/UBND-VP ngày 27/2/2008 đối với gia đình Bà là thỏa đáng và phù hợp với quy định pháp luật.
Căn cứ pháp luật về khiếu nại tố cáo, pháp luật về đất đai, việc bà đòi lại đất hiện nay Công ty cao su 30-4 Tây ninh đang quản lý là không có căn cứ giải quyết.
Bà đề nghị xem xét hỗ trợ 01 ha đất sản xuất, 1000m2 đất ở và vốn vay sản xuất. Qua khảo sát bà không đủ điều kiện để được xem xét hỗ trợ đời sống theo chủ trương chung của tỉnh.

Ở văn bản này, sự hiện diện của Nông trường huyện ủy Tân biên vẫn chưa rõ ràng.
Trong đơn, bà Hà và nhiều người dân khác luôn khẳng định họ được Hội Việt kiều yêu nước vận động từ CamPuchia về chiếm đất Việt Nam Cộng Hòa khai phá đất rừng lấy đất sản xuất, làm hậu phương cho quân giải phóng từ năm 1973. Thế nhưng, theo văn bản trên thì gia đình bà hà đến khai phá đất rừng KHÔNG RÕ NĂM NÀO!
Bà Hà vốn không hề biết đọc, biết viết. mỗi khi làm đơn phải nhờ người viết hộ, thế thì tại sao, khi các tổ, đoàn kiểm tra không cử cho Bà Hà người đại diện để khách quan trong việc ghi lại các lời tường trình của Bà. Như sự thể hiện về lời tường trình của Bà Hà tại các văn bản trả lời của tỉnh thì hình như các lời tường trình của bà Hà là không thống nhất !
Phải chăng Bà Hà đã khai man ? Điều này không thể nào xãy ra, bởi bà Ha luông khẳng định Huyện ủy Tân Biên đã thông qua chính quyền địa phương xã thu hồi đất của bà Hà và đất của các hộ dân lân cận đất bà và sau đó giao lại cho ông Lê Văn Thành ( Thành bảy) sản xuất canh tác. Ông Lê Văn Thành đã được cấp quyền sử dụng đất này.


NGUỒN GỐC ĐẤT CỦA ÔNG LÊ VĂN THÀNH TỪ ĐÂU MÀ CÓ KHI TỈNH KHẲNG ĐỊNH KHU VỰC NÀY LÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP THUỘC NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ!
VÌ SAO ĐẤT ÔNG THÀNH ĐƯỢC CẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT?
ĐÂY CÓ LẼ LÀ LÝ DO MÀ TỈNH ĐÃ TÁCH THÀNH HAI VỤ VIỆC RA XỬ LÝ. 


1. BÀ HÀ KHIẾU NẠI ĐÒI LẠI ĐẤT HIỆN THUỘC CÔNG TY CAO SU 30-4 QUẢN LÝ SỬ DỤNG


2. BÀ HÀ TRANH CHẤP ĐẤT VỚI ÔNG LÊ MINH THÀNH.

HÃY XEM QUA CÁC VĂN BẢN CỦA UBND TỈNH TRẢ LỜI BÀ HÀ VỀ VIỆC TRANH CHẤP ĐẤT VỚI ÔNG LÊ VĂN THÀNH ( THÀNH BẢY)


Ngày 17/01/2008 UBND tỉnh có văn bản số 129/UBND_VP trả lời đơn của Bà Hà như sau :

Ngày 21/9/2007 UBND tỉnh đã ban hành công văn số 2385/UBND_VP trả lời đơn khiếu nại của bà. Bà không đồng ý và tiếp tục khiếu nại.
Nếu bà còn tiếp tục tranh chấp đất với ông Lê văn Thành thì bà làm đơn khiếu kiện đến Tòa án nhân dân huyện Tân Biên để được giải quyết theo qui định tại điều 136 Luật đất đai 2003


CÔNG VĂN SỐ 2385/UBND-VP KHÔNG HỀ ĐẶT VẤN ĐỀ BÀ HÀ TRANH CHẤP ĐẤT VỚI ÔNG LÊ VĂN THÀNH. TỪ VIỆC KHIẾU KIỆN, TỐ CÁO CƠ QUAN ĐẢNG LÀ HUYỆN ỦY TÂN BIÊN THU HỒI ĐẤT NGƯỜI DÂN TRÁI PHÉP GIAO CHO TƯ NHÂN SẢN XUẤT, BIẾN ĐẤT CÔNG THÀNH ĐẤT TƯ ĐÃ BỊ TỈNH BIÊN THÀNH VỤ KIỆN TRANH CHẤP ĐẤT TƯ NHÂN.

Ngày 17/12/2010 UBND tỉnh lại có văn bản số 3318/UBND-VP trả lời đơn của Bà Hà như sau :
Trước đây bà có đơn đề nghị đòi lại đất, tại khu vực xã tân lập huyện Tân biên do ông Lê Văn Thành đang quản lý sử dụng. UBND tỉnh đã có văn bản số 129/UBND_VP ngày 17/1/2008 hướng dẫn bà làm đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân huyện Tân Biên theo qui định tại Điều 136 , Luật đất đai năm 2003 là đúng với qui định Pháp luật.
Nay bà tiếp tục có đơn đề nghị với nội dung đòi đất hiện nay do ông Lê Văn Thành đang quản lý, qua rà soát, kiểm tra thì những phản ánh của bà không có tình tiết mới, không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh.


Nhìn lại tất cả những văn bản trả lời của tỉnh thì một tình tiết mà người dân phản ánh tố cáo ĐÃ KHÔNG ĐƯỢC XEM XÉT ; HUYỆN ỦY TÂN BIÊN THU HỒI ĐẤT CỦA DÂN TRÁI PHÉP VÀ BIẾN ĐẤT CÔNG THÀNH ĐẤT TƯ. CỤ THỂ LÀ SỐ DIỆN TÍCH ĐẤT ÔNG LÊ VĂN THÀNH ĐANG QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐỂ UBND TỈNH CÓ CƠ SỞ TRẢ LỜI KHÔNG THUỘC THẨM QUYỀN XỬ LÝ CỦA UB.


TẤT NHIÊN TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN TÂN BIÊN VÀ CƠ QUAN PHÁP LUẬT TRONG TỈNH ĐÃ KHÔNG THỤ LÝ ĐƠN NHƯ PHIẾU THÔNG BÁO NGÀY 10/12/2014 CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH.




THAM NHŨNG ĐẤT ĐAI ĐÃ ĐƯỢC TỈNH CHÍNH QUYỀN VÀ CÁC CƠ QUAN PHÁP LUẬT BAO CHE, LẤP LIẾM

Việc Bà Hà và những người dân Xã Tân Lập khiếu kiện, tố cáo Huyện ủy Tân Biên thu hồi đất của dân sai trái và biến đất công thành đất tư khá rõ ràng nhưng việc xử lý của các ngành, các cấp chính quyền tỉnh thì rất là mù mờ, cố ý lấp liếp, bao che nên gây ra sự bất bình rất lớn đối với người dân Xã Tân Lập.

Sự bất bình của họ ngày càng tăng cao dẫn đến những phản ứng gay gắt. Bà Hà cho biết riêng Bà đã 6 lần lặn lội ra tận Hà nội , tìm đến các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ gửi đơn khiếu kiện cho đến nay.Ban đầu, những người dân chỉ đứng đơn các nhân , lần hồi họ tập hợp lại để đứng đơn tập thể. Sự lấp liếm, bao che của tỉnh đã đẩy vụ kiện kéo dài hơn 10 năm và cho đến nay vẫn tiếp tục.

Vùng đất mà Bà Hà và những người dân khiếu kiện, tố cáo trước năm 1975 có thể xem là vùng đất của "Quân giải phóng".Không có người dân Việt Nam Cộng Hòa nào dám đến đây khai phá đất để canh tác sản xuất nên việc Bà Hà nêu trong đơn là được Hội Việt Kiều Campuchia vận động đưa dân Việt kiều về là hoàn toàn có cơ sở để xác thực.
Trong khi chính quyền địa phương Xã Tân Lập nhận lệnh của Huyện Ủy Tân Biên thu hồi đất của dân, trong đó có hộ ông Lê văn Thanh- là bộ đội - đã được Huyện đội tân Biên can thiệp và đổi đất cho ông.

Sau khi thu hồi đấtcủa dân, thành lập Nông Trường Huyện Ủy Tân Biên thì số dt đất của bà Hà và những hộ dân trong đơn, được ông Lê văn Thành ( Thành Bảy) canh tác và sau đó được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ông Thành Bảy là người ngoài địa phương Xã Tân Lập.Như vậy, việc " biến đất Công thành đất Tư" là quá rõ ràng. Hành vi này không thuộc nhóm tội danh " Tham nhũng " thì là gì ?

Khi tỉnh thu hồi giao cho Công ty cao su 30/4 620 ha thì có 9 hộ dân được đền bù mà theo người dân 9 hộ dân này là "người thân" của cán bộ huyện ủy, Nông trường huyện ủy Tân Biên.

Chỉ cần điều tra xác thực nguồn gốc đất thành lập Nông trường Huyện Ủy Tân Biên từ khi thành lập cho đến khi giải tán Nông trường thì mọi sự sẽ sáng tỏ ngay. Dư Luận nhân dân cho biết chỉ có 620 ha đất được giao lại cho Công Ty Cao su 30/4 còn khoảng gần 300ha đất thuộc quản lý sử dụng của Nông trường đã " biến mất". Nói rõ là khoảng 300 ha đất công đã trở thành đất tư nhân.Riêng Công Ty Cao su 30/4 sau đó cũng đã cắt giảm 508 ha! Số diện tích " cắt giảm" này hiện ai là quản lý, sử dụng?

Chính sự " Tham nhũng": này đã làm cho bà Hà và những người dân bị thu hồi đất thành lập nông trường HuyệnỦy Tân biên hết sức uất ức. Hơn 10 năm qua, họ không ngại khó khăn, tốn kém tiền của( trong khi họ là những người lao động nghèo, mù chữ) đeo đuổi khiếu kiện, tố cáo. Bà Hà cho biết: Giờ đây,nếu Nhà nước có đền bù cho chúng tôi cũng không đủ bù đắp cho những chi phí đi lại mà chúng tôi đã bỏ ra khiếu kiện tố cáo. Nguyện vọng thiết tha nhất của chúng tôi Huyện nay là muốn Đảng và Nhà Nước làm sáng tỏa, bỏ tù những kẻ tham nhũng, trả lại sự công bằng cho chúng tôi."


" ĐẦY TỚ" CỨ TIẾP TỤC "ĂN CẮP" NẾU BỊ PHÁT HIỆN ĐUỔI VIỆC THÌ VỀ NHÀ LÀM " ĐỊA CHỦ"


Tình trạng "ăn cắp" đất xãy ra nhiều nơi nhưng có thể nói không đâu là " tràn lan " như Tây ninh. Cứ nhìn vào cách xử lý đơn khiếu nại, tố cáo trên thì các " đầy tớ" cứ tha hồ mà " ăn cắp " đất của dân mà không lo phải bị xữ lý!

Nhìn lại, tổng diện tích đất lâm nghiệp của Tây ninh có đến 140.000ha nhưng đến nay chỉ còn khoảng 70.000ha, trong đó thực là rừng chỉ còn 40.000ha, phần diện tích đất Lâm nghiệp còn lại cũng chỉ là rừng chồi, hoặc bị bao chiếm sản xuất nông nghiệp. Hơn 50% diện tích đất Lâm nghiệp đã bị chuyển đổi, trong đó phục vụ cho Hồ Dầu Tiếng và thành lập các nông trường sản xuất chiếm khoảng 30.000ha. Còn lại 40.000ha đã biến thành đất nông nghiệp và không còn thuộc quyền quản lý. sử dụng của Nhà nước!


THẬT LÀ MỘT NGHỊCH LÝ KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC KHI MÀ MỘT SỐ LƯỢNG DIỆN TÍCH ĐẤT LÂM NGHIỆP RẤT LỚN ĐÃ CHUYỂN THÀNH ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ( TẬP TRUNG CHỦ YẾU Ở CÁC HUYỆN BIÊN GIƠI) MÀ VẪN CÒN TÌNH TRẠNG NHIỀU NGƯỜI DÂN NGHÈO ĐỊNH CƯ Ở VÙNG BIÊN KHÔNG CÓ ĐẤT SẢN XUẤT.

AI LÀ NGƯỜI CÓ KHẢ NĂNG BIẾN ĐẤT CÔNG THÀNH ĐẤT TƯ VỚI SỐ LƯỢNG NHƯ THẾ!

Có thể nói, bắt đầu từ chủ trương " Kinh tế Đảng" đã cho phép Tỉnh Ủy, Huyện Ủy, Xã Ủy với quyền tối cáo của mình nhanh cóng thành lập các nông trường ( Nông trường Huyện Ủy Tân biên, Nông trường Huyện Ủy tân Châu, Nông trường Điều 30/4 trực thuộc Tỉnh Ủy...) ra sức tàn phá rừng vô tội vạ, bao chiếm đất lâm nghiệp, thu hồi đất của người dân khai hoang trái phép..để sản xuất làm giàu cho cán bộ đảng viên. Các Nông trường này không nằm dưới sự quản lý của Nhà nước và vì vậy khi giải thể thì hàng ngàn ha đất cũng theo đó mà biến mất, nói đúng hơn là biến thành đất tư nhân.
Năm 1996, báo tây Ninh có Bài viết " TAMĐOẠN LUẬN THỜI ĐẠI" đã phản ảnh tình trạng quan chức, cán bộ Đảng viên đua nhau bao chiếm đất sản xuất và làm giàu. CÓ CHỨC- CÓ ĐẤT- CÓ TIỀN! Trước sự phản ánh của Báo, Tỉnh Ủy đã chỉ đạo báo ngưng công khai để " xử lý" nhưng thực ra chỉ là " bịt miệng" cơ quan Báo chí và âm thầm tiếp tục con đường " ĐỊA CHỦ HÓA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN). Điều này, đã dẫn đến sự bất bình rất lớn trong nhân dân, dẫn đến tình trạng khiếu kiện, tố cáo nhiều nơi trong tỉnh. Sự phản ứng lên đến đỉnh điểm vào năm 2005, khi từng đoàn dân hàng trăm người đưa nhau ra Hà nội khiếu kiện, tố cáo đến các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ. Đoàn Thanh Tra chính Phủ đã vào làm việc và xữ lý một số sai phạm nhưng vẫn tiếp tục tồn tại những bất ổn trong việc quản lý đất đai và xử lý khiếu nại tố cáo của tỉnh.

Một số quan chức cấp cao bị kỷ luật, một ít cán bộ cấp thấp bị xữ lý pháp luật nhưng việc xữ lý này " dường như quá nhẹ tay". Nhiều vị quan chức, cán bộ Đảng viên đã nghỉ, và chưa nghỉ đang đàng hoàng trở thành những " địa chủ' với hàng chục, hàng tăm ha cao su mà lợi nhuận hàng năm thu được tính bằng tiền tỷ.

Sau việc xữ lý năm 2006, nhiều người dân nói với nhau một cách chua chát : Đày tớ cứ việc ăn cắp đất của dân nếu bị phát hiện xử lý đuổi việc thì về nhà làm địa chủ ".

Điều này cũng dễ hiểu, vì cho đến nay chỉ có mợt lần duy nhất Đoàn Thanh Tra chính Phủ làm việc về đất đai ở Tây NInh và trong lần làm việc này thì hầu như các Nông trường do huyện ủy, tỉnh ủy tạo ra đã không hề được xem xét điều tra". Đây cũng là nguyên nhân tồn tại LÁ ĐƠN TỐ CÁO THAM NHŨNG CỦA MỘT SỐ HỘ DÂN XÃ TÂN LẬP nêu trên.