Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

Đạo Phật Và Tuổi Hoa Niên






Đào Văn Bình


Tuổi hoa niên, tuổi hoa, tuổi trẻ, hay thanh niên, thiếu nữ đều là đối tượng của bài viết này. Thực ra đề tài Đạo Phật Và Tuổi Trẻ, có lẽ đã được cả ngàn các vị thánh tăng, đại sư, các học giả, trí thức Phật Giáo trên thế giới viết ra cho nên bài của tôi không có gì mới lạ, chỉ là một hạt cát trong số cát của Sông Hằng.

Nếu nói thế thì tại sao tôi lại viết? Theo tôi, mỗi người có một hoàn cảnh sống khác nhau, kinh qua những giai đoạn lịch sử khác nhau, đối diện với những khổ đau, hạnh phúc khác nhau cho nên “tâm tình” dàn trải có thể khác nhau và đến với Đạo Phật trong những cảnh ngộ khác nhau.

Cùng chung với số phận của dân tộc, Phật Giáo bị miệt thị, dày xéo trong suốt 80 đô hộ của Thực Dân Pháp. Rồi sau Thế Chiến II chấm dứt vào năm 1945, Việt Nam lại triền miên khói lửa. Chiến tranh chỉ chấm dứt năm 1975. Thử hỏi trong bối cảnh dân tộc tan tác, chùa chiền đổ nát, nhân tâm ly tán, thế lực ngoại bang đổ vào xâu xé đất nước, kéo dài thêm 30 năm, truyền thống, văn hóa dân tộc và Đạo Phật không tiêu vong kể cũng là chuyện lạ lùng. Chúng ta hãy nghe Hòa Thượng Thích Đức Nhuận, trong Đạo Phật và Dòng Sử Việt viết “Và, sau 83 năm Pháp cai trị nước ta, Đạo Phật quốc gia Việt Nam chỉ được coi như một “tôn giáo bản địa”, bị gạt ra ngoài mọi sinh hoạt tập thể của quốc gia này. Chính quyền bảo hộ của người Pháp ra mặt nâng đỡ Thiên Chúa giáo và kỳ thị, đàn áp Phật giáo, không cho phát triển. Như việc kiểm tra tăng chúng, việc dựng chùa phải có giấy phép, có được mới được xây cất; việc hạn chế nhà chùa, không được tạo mãi đất đai hay nhận của cải của thập phương hỷ cúng. Với chính sách hủ hóa dân tộc ta, thực dân Pháp đã rất rộng rãi với những gì là mê tín dị đoan, hạn chế giáo dục, cốt làm cho dân ta ngu dốt để chúng bảo sao tin vậy; Đạo Phật cũng bị đồng hóa với những tà thuyết ngoại đạo… Rồi từ chỗ xa lìa chính pháp, Đạo Phật nghiễm nhiên trở thành như một thần đạo không hơn không kém. Mục đích của thực dân, như đã thấy, là sự thống trị đất nước này và không muốn cho dân tộc trở mình để lớn mạnh. Nhưng, sau gần một thế kỷ bị trị, và sau trận thế chiến thứ hai chấm dứt, dân tộc Việt cùng với các dân tộc nhược tiểu khác trên thế giới đã bừng tỉnh đứng dậy, giải phóng ách nô lệ cho con người và giành quyền độc lập tự chủ cho quốc gia, chấm dứt một chế độ lạc hậu, lỗi thời. “ (1) Trong bối cảnh tang thương của đất nước và dân tộc như thế, tại sao “gốc Phật Giáo” trong tôi không bị bứng đi mà lại có thể “gặp lại” Phật... và trong hoàn cảnh như thế nào ?

Tôi sinh ra ở Hải Phòng năm 1942. Năm 1945 khi Nhật chiếm đóng Việt Nam, hằng ngày, vào mỗi buổi sáng mẹ tôi phải cõng tôi chạy vào hầm trú ẩn khi tiếng còi báo động vang lên để tránh máy bay của Mỹ (Đồng Minh) từ Vịnh Bắc Bộ bay vào oanh tạc. Khi Nhật đầu hàng, dù mới ba tuổi tôi còn nhớ hình dáng của đoàn quân Lư Hán lôi thôi lếch thếch tiến vào đất nước ta giải giới quân đội Nhật. Rồi khi quân Lư Hán rút lui, Pháp trở lại tái chiếm Đông Dương năm 1946, cùng với toàn dân, cha mẹ tôi nghe theo tiếng gọi “tiêu thổ kháng chiến ” bỏ cả nhà cửa, chạy ra vùng “hậu phương kháng chiến” và năm 1950 quay trở lại Hải Phòng trước cảnh căn nhà cũ chỉ còn là một đống hoang tàn đổ nát. Đây là lần đầu tiên tôi thấu hiểu câu “màn trời chiếu đất”. Bố mẹ tôi và anh chị em phải nhặt lại từng cục gạch, hái từng cọng rau muống mọc dại trên nền nhà nấu ăn trong những ngày túng thiếu lúc ban đầu. Rồi cuộc sống từ từ ổn định, tôi được cắp sách đến trường.

Về cuộc sống tâm linh, phải nói, bố mẹ tôi không hề biết Đạo Phật là gì. Bàn thờ chỉ để cúng giỗ ông nội tôi, chứ không thờ Phật. Bà nội tôi, theo Tứ Phủ tức Đồng Bóng hay Đạo Mẫu. Trên điện thì thờ các quan lớn, mẫu, ông hoàng rồi đến các cô, cậu, dưới là ngũ hổ. Tuy nhiên trên cao nhất, may mắn vẫn thờ Phật. Dĩ nhiên bà nội tôi không phải là tín đồ Phật Giáo hoặc là một Phật tử hiểu theo đúng nghĩa ngày nay. Thế nhưng có lẽ để cầu phúc, thỉnh thoảng bà nội bảo tôi tụng Kinh A Di Đà. Như vậy tôi đã có dịp “gieo duyên” với Phật pháp từ lúc 8,9,10 tuổi. Nhưng thực ra tôi có ngồi tụng kinh, gõ mõ cũng chỉ mong bà nội cho oản, chuối chứ thật tình tôi chẳng hiểu Kinh A Di Đà nói gì. Thật lạ lùng, trong chương trình Tiểu Học lúc bấy giờ, dù môn lịch sử được giảng dạy nhưng không có môn nào nói đến lịch sử các tôn giáo có mặt tại Việt Nam, nhất là Phật Giáo đã hiện diện trên đất nước này trên 1500 năm với một quá khứ huy hoàng. Tất cả kiến thức về Đạo Phật mà tôi biết được lúc bấy giờ là nhờ lúc rảnh rỗi bà nội kể chuyện đi Chùa Hương lúc bà nội còn trẻ, chuyện Bà Công Chúa Ba tức Quan Âm Diệu Thiện, chuyện Quan Âm Thị Kính với hai câu thơ bà nội đọc cho mà tôi còn nhớ:

Tiểu Kính Tâm lấy chồng Thiện Sĩ.
Tỉa râu chồng mang tiếng bội phu.

và nhất là Tây Du Ký kể chuyện Tam Tạng đi thỉnh kinh mà bọn trẻ chúng tôi phải “thuê truyện” để đọc, dĩ nhiên đọc say mê.

Năm 1954 khi đất nước chia đôi, gia đình tôi vào Nam. Sau một vài năm thì cuộc sống của người “di cư” cũng ổn định. Từ một người không hề biết thần thánh là gì - mẹ tôi - không hiểu do một phúc duyên nào, cùng với một bà bạn hàng xóm thường xuyên đi lễ Chùa Phổ Quang - Phú Nhuận. Sau một thời gian hết sức kiên nhẫn thuyết phục bố tôi đi chùa, bàn thờ Phật được thiết lập trang nghiêm ở nhà. Tuy nhiên kiến thức Phật Giáo của tôi lúc này hoàn toàn là con số không cho đến ngày 1/11/1963.

Sau khi quân đội đứng lên làm cuộc đảo chính lật đổ chế độ độc tài gia đình trị, đàn áp tôn giáo của Ngô Triều, Phật Giáo như một thân cây khô héo sau mùa đông dài hiu hắt, được kích thích bởi nắng xuân ấm áp bỗng đâm chồi nảy lộc. “Ý thức Phật Giáo” tưởng chừng như đã tàn lụi trong lòng dân tộc, bỗng bừng lên trong lòng mọi người, nhất là tầng lớp thanh niên, sinh viên. Gia đình tôi nghèo, cư ngụ tại khu lao động, nhà tôn vách ván cho nên buổi trưa nóng nực, vả lại tiếng máy thu thanh (radio) của hàng xóm lúc nào cũng oang oang cho nên ngoài thời gian ở giảng đường Luật Khoa, tôi thường vào các thư viện, dưới những tàng cây ở công viên hoặc sân chùa để có một nơi yên tĩnh học bài. Chính tại sân Chùa Xá Lợi (Sài Gòn) tôi đã gặp một “báu vật” khai mở trí tuệ cho tôi, đó là bài pháp của Đại Đức Narada Maha Thera (2). Sau Pháp Nạn 1963, tăm tiếng của Phật Giáo Việt Nam vang xa. Thế giới Tây Phương nhất là người Mỹ mới chưng hửng, tưởng đâu xứ sở này là Thiên Chúa Giáo, ngờ đâu 90% là Phật Giáo. Quý hòa thượng, thượng tọa lãnh đạo Phật Giáo Miền Nam lúc bấy giờ đã cho mời một số cao tăng trên thế giới tới thuyết giảng, trong đó có Đại Đức Narada đến từ Tích Lan. Chính tại ngôi Chùa Xá Lợi này, tôi nhặt được một cuốn sách nhỏ (booklet) nhan đề Cốt Tủy Của Đạo Phật của Ngài. Nội dung cuốn sách thật ngắn gọn nhưng đầy đủ và thuyết phục trong đó có một câu nói của Đức Phật, “Kinh giáo của ta như ngón tay chỉ mặt trăng”. Vừa đọc xong câu này, tôi vội xếp cuốn sách lại và trong tôi bừng vỡ một niềm sung sướng và cảm phục, “Trời ơi, sao ông Phật này chân thật quá!”

Với kiến thức về tôn giáo của tôi - một sinh viên sắp bước lên năm thứ hai của Đại Học Luật Khoa Sài Gòn lúc bấy giờ thì...đối với các đạo thờ thần (God), không có một thứ gì không thuộc về vị giáo chủ. Vũ trụ này do Ta sáng tạo. Ánh sáng này do Ta mà có. Bóng tối cũng thuộc về Ta. Cả cái trí khôn hay trí tuệ của loài người cũng do Ta mà có. Nếu không có Ta thì đầu óc loài người cũng như đầu óc thú vật mà thôi. Chân lý ở trong Ta. Ta là hiện thân của công lý. Miếng cơm manh áo mà các người đang ăn, đang mặc kia cũng do Ta mà có. Vợ con nhà ngươi cũng do Ta sắp đặt hết. Ta bảo chết là chết, bảo sống là sống. Nói tóm lại, loài người trần trụi, không có một thứ gì hết. Tất cả thuộc về thần linh giáo chủ. Trong khi đó thì ngược lại, Đức Phật không “vơ vào” những gì không phải của mình. Luật Vô Thường không phải của Đức Phật. Sinh-Lão-Bệnh-Tử không do Phật bày ra. Cái Chết không do Phật thiết kế. Niết Bàn không phải là đặc hữu của Phật mà bất cứ chúng sinh nào, nếu chịu nương theo giáo lý của Chư Phật (nương theo ngón tay) thì cũng đạt được Niết Bàn (tức thấy mặt trăng). Cuộc sống vui, buồn, sướng, khổ của thế giới này không phải do Phật hóa phép, mà do nghiệp lực vận chuyển từ vô thủy của chúng sinh. Trước khi Phật ra đời con chim ăn con sâu. Khi Đức Phật ra đời con chim tiếp tục ăn con sâu. Khi Đức Phật thành đạo con chim vẫn ăn con sâu. Khi Đức Phật nhập diệt con chim vẫn ăn con sâu. Tất cả đều Như Thị và Như Thị. Đức Phật không thể thay đổi được thế giới vật lý này. Đức Phật không dạy cách “di sơn đảo hải”, biến cát thành cơm, biến người chết thành người sống, biến tội ác thành thánh, biến kẻ đui mù thành mắt sáng, biến kẻ què cụt thành lành lặn…mà Đức Phật chỉ dạy phương pháp khiến con người thoát khỏi khổ đau và sống một cuộc đời thánh thiện. Cái gì của Phật A Di Đà thì Phật nói đó là của Phật Di Đà, cái gì của Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát thì Phật nói của Địa Tạng Vương Bồ Tát. Cái gì của Ngài Quán Tự Tại Bố Tát thì Đức Phật nói của Ngài Quán Tự Tại. Đức Phật cũng không chủ trương đời đời độc quyền thống ngự thế giới. Trong quá khứ đã có nhiều vị Phật thuyết pháp độ sinh, trong tương lai sẽ có Phật Di Lặc ra đời. Đức Phật luôn luôn nói lời chánh ngữ, nói lời chân thật (quảng trường thiệt). Đức Phật không bao giờ nói lời lừa mị, nói lời gian dối, nói lời hoang tưởng, nói lời không thể kiểm chứng, và cũng không nói lời tiên tri phỏng đoán vu vơ. Đức Phật không bao giờ nói hai lời, lúc rày lúc khác. Đức Phật không bao giờ nói lời mâu thuẫn trái-chống nhau. Đức Phật không bao giờ tự phong mình là quan tòa để phán xử ai. Ngài chỉ nói về Nhân Quả chứ không bao giờ đe dọa trừng phạt ai. Kinh giáo của Đức Phật dù trải qua hơn 2500 năm không bao giờ phải sửa chữa, thay đổi cho hợp thời thế. Các giáo hội Phật Giáo trên toàn thế giới cũng chẳng bao giờ phải tạ lỗi với nhân loại về những tội ác hoặc những sai lầm gây tạo trong quá khứ.

Thưa các bạn,

Vậy thì yếu tố đầu tiên tôi đến với Đạo Phật là vì thấy “Ông Phật” là con người thành thật. Giáo lý của Ngài là giáo lý chân thật. Ý nghĩ của Ngài là ý nghĩ thành thật. Theo tôi, Chân Thật (honesty) là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất. Thiếu thành thật, xa rời sự thật, phản lại sự thật, che dấu sự thật thì mọi giá trị đều sụp đổ kể cả những gì gọi là linh thiêng, thánh thiện.

Với lời phi lộ như thế tôi xin mời quý bạn tiến vào ngôi nhà Phật Giáo. Dĩ nhiên khi tiến sâu vào Đạo Phật các bạn sẽ thấy Chân Thật không phải là đức tính duy nhất của Đức Phật, mà Ngài còn có bao nhiêu đức tính tốt đẹp khác (Minh Hạnh Túc) mà thế gian này không một ai có thể đạt được. Trong một rừng giáo lý của Đức Phật dày gấp 11 lần cuốn Kinh Thánh của Ky Tô Giáo, tôi phải lựa chọn cái gì để tâm tình với các bạn đây?

Noi gương các bậc thiện tri thức và thánh tăng chẳng hạn như Ngài Narada và Đức Đạt Lai Lạt Ma, thường nói chuyện với các bạn trẻ về Bát Chánh Đạo, tôi cũng dùng Bát Chánh Đạo để thưa chuyện với các bạn. Tiêu chuẩn của tôi là: Nếu Bát Chánh Đạo làm cản trở, hoặc chướng ngại hoặc không giúp ích gì cho các bạn trên con đường học hành, tiến thân, tạo lập sự nghiệp và hạnh phúc gia đình...thì xin các bạn đừng nghe và đừng tin theo Đạo Phật. Tôi sẽ dùng ngay xã hội Hoa Kỳ là nơi mà hầu hết các bạn trẻ trên thế giới ngưỡng mộ, mong muốn và thèm khát (ngoại trừ các bạn trẻ ở Bắc Âu) để ứng dụng Bát Chánh Đạo chứ không phải chỉ gò bó các bạn trong khuôn khổ của các quốc gia chậm tiến, nghèo khổ để quảng cáo về Bát Chánh Đạo. Vậy Bát Chánh Đạo là gì ?

Bát Chánh Đạo là tám con đường tốt lành, chân chính, đúng đắn nhầt để con người sống hạnh phúc và cao thượng. Bát Chánh Đạo gồm có: Chánh Mệnh, Chánh Nghiệp, Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định.

1. Chánh Mệnh:

Chánh Mệnh là yêu mến mạng sống của mình, yêu mến cuộc sống của mình. Do đó tự tử, hủy hoại thân thể, ép xác, để thân hình bệnh tật, yếu đuối, đầu óc thiếu minh mẫn không phải là Chánh Mệnh. Nhưng yêu mến cuộc sống không có nghĩa là bồi đắp quá đáng cho thân mình như ăn mặc diêm dúa, quần áo đắt tiền, trưng diện kim cương, ngọc thạch, vàng bạc, ăn nhậu, chè chén, chơi bời trác táng để thỏa mãn xác thân. Những thứ đó không phải là Chánh Mệnh. Các bạn có biết rằng nước Mỹ là một nước ăn mặc giản dị nhất thế giới không? Các bạn có biết rằng hầu như cả nước Mỹ, dù già dù trẻ, mỗi ngày đều tới phòng tập thể dục khoảng tiếng đồng hồ, hoặc chạy bộ ngoài công viên, hoặc đạp đạp xe...để giữ gìn sức khỏe không ? Các bạn có biết rằng kỹ nghệ giúp người ta Diet (kiêng khem) ăn uống bớt đường, bớt mỡ để tránh bệnh cao huyết áp là kỹ nghệ hái ra tiền không ? Ngay nay, do ảnh hưởng của Đạo Phật, Hoa Kỳ và Tây Phương đang tiến dần đến chế độ ăn chay để bảo vệ sức khỏe và cũng là để tránh giết hại thú vật. Như vậy Chánh Mệnh có gì làm cản trở cuộc sống tươi đẹp của bạn ? Hay chính nó lại giúp cho cuộc đời của bạn tươi đẹp hơn ?

2.Chánh Nghiệp :

Chánh Nghiệp là chọn lựa một nghề nghiệp chính đáng để sinh sống. Tại thế giới Tây Phương, ngoại trừ những nghề như trộm cướp, mãi dâm, buôn người, làm bạc giả...thì không có nghề gì gọi là xấu. Cảnh sát lo an ninh trật tự cho xã hội, giám thị trại giam thi hành luật pháp để giam giữ phạm nhân... đều là những nghề cao quý. Những công ty cung cấp thịt cá, các lò sát sinh cũng không phải là nghiệp xấu vì họ cung cấp thực phẩm cần thiết cho dân chúng chứ bản thân họ cũng không muốn giết hại thú vật. Nhưng mới đây Đức Đạt Lai Lạt Ma đã phản đối kỹ nghệ nuôi gà quá tàn ác tại Hoa Kỳ, vì cách nuôi phản lại thiên nhiên và hành hạ thú vật quá mức. Tuy nhiên ý nghĩa của Chánh Nghiệp còn đi xa hơn nữa. Chánh Nghiệp còn có nghĩa là chúng ta phải hành xử nghề nghiệp của chúng ta một cách lương hảo, không lường gạt, gian trá, luôn luôn phải lấy chữ Tín làm đầu. Tại Hoa Kỳ, bất cứ ai làm một nghề gì cũng phải tuân thủ quy tắc đạo đức gọi là Code of Ethics, từ phóng viên báo chí đến tòa án, luật sư, bác sĩ, ngân hàng, người sửa xe, bán hàng siêu thị...nếu vi phạm vào lương năng chức nghiệp, lập tức bị công luận lên án và đưa ra tòa xét xử. Như vậy phải chăng Chánh Nghiệp chính là ngọn đuốc soi đường cho chúng ta chọn một nghề nghiệp chân chánh, rồi hành nghề trong tinh thần trọng pháp, vừa sinh sống vừa phục vụ nhân quần xã hội, trong tinh thần đạo đức. Xin bạn nhớ cho, con người không phải chỉ bị hủy diệt bởi chiến tranh, thiên tai, bệnh tật mà còn bị hủy diệt bởi sự thiếu chân chính mà con người dùng để đối xử với nhau.

3.Chánh Kiến :

Chánh Kiến là nhìn sự vật một cách ngay thẳng và không thiên lệch. Từ ngàn xưa đến giờ, sự ghét bỏ, sự kỳ thị, sự ngăn cách và thù hận đều gây ra bởi cái nhìn thiên lệch. Chính các yếu tố như chủ nghĩa, tôn giáo, mầu da, chủng tộc, đảng phái, quyền lợi và kể cả tình yêu... đã làm người ta không còn nhìn sự vật một cách khách quan nữa. Khi đã có cái nhìn thiên lệch thì hành động thiên lệch. Hành động thiên lệch đưa đến bất công. Từ bất công đưa đến chia rẽ, thù hận. Nếu bạn là thanh niên sinh viên tại các nước Á Châu và mong mỏi du học hoặc sinh sống ở Hoa Kỳ hoặc các quốc gia Âu Châu, xin bạn ngay từ bây giờ hãy tự trang bị cho mình quan điểm Chánh Kiến. Nếu không, bạn sẽ cảm thấy lạc lõng hoặc lạ kỳ trong một xã hội mà những nhận xét thiếu vô tư, thiên lệch, định kiến... hầu như đang bị loại trừ và không còn chỗ đứng. Vì muốn tạo bình an cho nhân loại, muốn chân lý được thể hiện mà Đức Phật luôn luôn giáo hóa hàng đệ tử là phải luôn luôn quán xét sự vật một cách thận trọng, quán xét một cách công minh và xa hơn nữa quán xét với tâm Từ Bi (Từ Bi Quán) để không gây khổ lụy cho người và giữ gìn phẩm hạnh đạo đức của chính mình. Quan điểm đúng đắn - tức Chánh Kiến - về mọi vấn đề của xã hội luôn luôn được trân trọng và mọi người lắng nghe.

4.Chánh Tư Duy :

Chánh Tư Duy là suy nghĩ một cách chân chính. Thế nào là suy nghĩ chân chính ? Không suy nghĩ về những điều ác, không suy nghĩ về những gì tổn hại cho mình và cho người. Không suy nghĩ về những gì làm tổn hại đến hạnh phúc của người khác. Không suy nghĩ về những gì gian trá, thiếu lương thiện, thiếu thành thật, thiếu bao dung, thiếu Từ Bi, thiếu nhân đạo...như thế gọi là Chánh Tư Duy. Để có Chánh Tư Duy chắc chắn là phải có Chánh Kiến bởi vì nếu đã có Tà Kiến thì chắc chắn sẽ đẻ ra suy nghĩ thiếu chân chính. Tuy nhiên Phật Giáo không dừng ở chỗ đó. Chánh Tư Duy còn nhìn vào bản thể sự thật của vũ trụ và nhân sinh. Sự suy nghĩ cho rằng tất cả những gì đang xảy ra trước mắt đây đều do sự an bài của Đấng Thần Linh (God), suy nghĩ cho rằng Thần Linh có thể rửa sạch những tội ác kinh khiếp và biến nó thành phước, suy nghĩ cho rằng không có Quả Báo gì hết, làm ác vẫn được sung sướng...những suy nghĩ như thế đều không phải là suy nghĩ chân chính. Vậy thì dưới góc cạnh khoa học, Chánh Tư Duy chính là sự suy nghĩ cẩn trọng, thấu đáo về mọi sự kiện xảy ra chung quanh mình trong tinh thần khách quan, vô tư không ngoài mục đích mở mang trí tuệ và đem lại lợi ích cho mình và cho người. Chánh Tư Duy chính là khởi đầu của phương pháp khoa học.

5.Chánh Ngữ :

Qua ngôn ngữ, qua cách ăn nói chúng ta có thể nhìn thấy tình cảm, phẩm hạnh và trí tuệ một người. Chánh Ngữ có nghĩa là :

-Nói lời ngay thẳng mà không nói lời gian dối.

-Nói lời êm ái mà không nói lời hung bạo.

-Nói lời chân thật mà không nói lời lừa mị.

-Nói lời đạo đức mà không nói lời gian tà.

-Nói lời giải oan mà không nói lời kết tội.

-Nói lời dịu êm mà không nói lời xỉ vả.

-Nói lời nâng đỡ mà không nói lời ghét bỏ.

-Nói lời tin tưởng mà không nói lời bi ai.

-Nói lời kết đoàn mà không nói lời chia rẽ.

-Nói lời thứ tha mà không nói lời trói buộc.

-Nói lời chở che mà không nói lời hắt hủi.

-Nói lời Từ Bi mà không nói lời cay nghiệt.

-Nói lời khiêm tốn mà không nói lời khoa trương.

Các bạn có biết không, tại Hoa Kỳ, nhiều dân biểu, thượng nghị sĩ, bộ trưởng, phóng viên, nhà báo sự nghiệp lẫy lừng, cũng chỉ vì một lời nói sơ xuất mà sự nghiệp tiêu tan. Vậy thì hành trang Chánh Ngữ sẽ giúp các bạn trở nên một người có phẩm hạnh, được mọi người quý trọng, thương mến và dĩ nhiên giữ an vui cho cuộc sống của chính mình. Đó cũng là chìa khóa của sự thành công lớn và bền vững. Cứ tưởng tượng trong một tập thể, một gia đình, một xã hội mà toàn là những lời gian dối, toàn là những lời hung bạo, những lời chửi rủa thì xã hội, tập thể và gia đình đó như thế nào ? Chánh Ngữ cũng là hình ảnh của một Cung Trời an vui và thánh thiện đó bạn ạ.

6.Chánh Tinh Tấn :

Chánh Tinh Tấn là cố gắng, nỗ lực không ngừng để đạt mục tiêu tốt lành mà mình đã đề ra. Ngày nay thế giới đang ở vào cuộc chạy đua khốc liệt. Quốc gia này chạy đua với quốc gia khác. Tổ chức này chạy đua với tổ chức khác. Tôn giáo này cạnh tranh với tôn giáo khác. Công ty này cạnh tranh với công ty khác. Cá nhân này ganh đua với cá nhân khác trong nghề nghiệp sinh sống nếu không muốn bị đào thải. Sinh viên ra trường phải cạnh tranh với bạn mình để tìm việc. Tìm được việc làm rồi mỗi năm lại phải trau dồi thêm kiến thức nếu không muốn bị lạc hậu và có khi mất việc. Thế hệ trẻ chịu rất nhiều áp lực xã hội mà thế hệ cha anh không có. Chính vì thế mà sự căng thẳng (tress), và thúc ép (pressure) của cuộc sống gia tăng. Thế nhưng theo lời Phật dạy, các bạn trẻ phải nỗ lực vươn lên, nhưng trong tinh thần trọng pháp và ngay thẳng. Còn trong thể thao, hoặc các môn chơi, Chánh Tinh Tấn có nghĩa là ganh đua trong “tinh thần thượng võ”. Còn đối với các bậc tu hành, Chánh Tinh Tấn có nghĩa là trên con đường tiến tu để đạt Thánh quả, không sợ ngăn ngại hay thối chuyển vì các chướng duyên, vì hoàn cảnh éo le, vì cám dỗ, vì mệt mỏi, vì dao động và hồ nghi. Còn các bạn trẻ, với đời sống của một Phật tử bình thường, Chánh Tinh Tấn còn có nghĩa là luôn luôn học hỏi thêm để mở mang trí tuệ, không thối chí ngã lòng khi gặp thất bại, không bỏ cuộc nếu mục tiêu theo đuổi là tốt đẹp. Chánh Tinh Tấn khiến bạn sống vui và tin tưởng.

7.Chánh Niệm:

Chánh Niệm có nghĩa là nhớ nghĩ tới những gì chân chính và tốt lành. Cuộc sống của chúng ta đây có quá nhiều phiền trược và khổ đau. Hầu như ai ai cũng từng trải qua những mất mát, tình yêu gẫy đổ, thất bại, bất ưng, nhọc nhằn trong quá khứ. Những điều đó hằn sâu vào tiềm thức (A Lại Da) (3) của chúng ta và có thể kéo lê nhiều kiếp. Ký ức giúp chúng ta nhưng cũng làm khổ chúng ta. Trong cuộc sống, dù chúng ta đang ở vào thì hiện tại nhưng lại bị tác động bởi gánh nặng của quá khứ. Quá khứ do những người đi trước để lại và do chính chúng ta tạo tác. Do đó, để sống an bình và hạnh phúc, chúng ta phải biết chọn lọc tức biết quên và biết nhớ những gì. Trên tinh thần đó, Chánh Niệm nghĩa là:

-Hãy nhớ nghĩ đến những gì tốt đẹp.

-Hãy nhớ nghĩ tới những gì lợi lạc cho đời.

-Hãy nhớ nghĩ tới những gì là tương lai tươi sáng.

-Hãy nhớ nghĩ đến những người đã gia ân cho mình

-Hãy nhớ nghĩ đến những người đã từng giúp đỡ mình.

-Hãy nhớ nghĩ tới những lỗi lầm trong quá khứ để không tái phạm.

-Nhưng hãy quên đi thù hận

-Hãy quên đi những oán hờn, vay trả trong quá khứ.

Chánh Niệm theo cái nhìn của các tâm lý gia, trên một góc độ nào đó gọi là “giải tỏa những ẩn ức” nhưng trong Phật Giáo còn có ý nghĩ hướng thượng và tạo bình an trong tâm tưởng để hướng về tương lai.

8.Chánh Định:

Theo Phật Học Phổ Thông do Hòa Thượng Thích Thiện Hoa biên soạn thì Chánh Định là tập trung tư tưởng vào một vấn đề chính đáng, đúng với chân lý, có lợi ích cho mình và cho người. Chánh Định gồm những phép Quán như: Quán Thân Bất Tịnh, Quán Từ Bi, Quán Nhân Duyên, Quán Giới Phân Biệt (sự giả hợp của sáu căn) và Quán Sổ Tức (hơi thở). Theo tôi, Chánh Định như vậy khó quá chỉ dành cho các bậc xuất gia hoặc cư sĩ tại gia. Còn đối với các bạn trẻ, Chánh Định là hành Thiền để cho đầu óc thanh thản. Hiện nay trên toàn nước Mỹ và Canada có khoảng trên 1000 Thiền đường (Medition Center) là nơi giải thóat tâm linh, là nơi thật sự “cứu rỗi” (theo danh từ của Ky Tô Giáo) và “cứu khổ” (theo danh từ của Phật Giáo) cho hằng triệu người Mỹ Da Trắng đã từng khẩn thiết cầu nguyện Thần Linh (God) nhưng không đem lại kết quả. Một số tài tử điện ảnh, danh ca nổi tiếng Hoa Kỳ, khi đi đâu xa họ, đều mang theo một tượng Phật nhỏ, để rồi sau những buổi trình diễn căng thẳng và mệt nhọc, trở về phòng nghỉ, họ đặt tượng Phật lên và bắt đầu ngồi Thiền. Nhờ hành Thiền mà họ được an tĩnh tâm hồn, tìm lại sự thanh thản từ đó lạc quan, yêu đời, tránh được căn bệnh buồn chán, nhàm chán…dễ đi đến mất ngủ rồi uống thuốc an thần, hút xì-ke ma túy, nghiện rượu như một thói quen của các nghệ sĩ trình diễn, tài tử ci-nê. Dĩ nhiên hành Thiền không phải dễ. Muốn làm được điều này, các bạn nên học qua một khóa tu Thiền nơi các vị thiền sư.

Xuyên qua Bát Chánh Đạo, các bạn đã thấy phần nào cốt lõi của Đạo Phật, đã thấy ngôi nhà Phật Giáo lung linh đầy mầu sắc giống như Lưới Đế Châu của Trời Đế Thích, và các bạn có thể dùng Bát Chánh Đạo làm hành trang để vào đời: Một cuộc đời an vui, đầy ý nghĩa và có thể nói là cao thượng vì Đức Phật suốt đời chỉ giảng dạy việc giúp đỡ người khác và không làm tổn hại đến người khác. Để làm kết luận cho bài này, tôi xin trích dẫn ở đây một số lời giảng của một vài vị cao tăng dành cho các bạn trẻ trên thế giới, như một hành trang phụ thêm cho các bạn.

Trong cuốn sách Phật Pháp Cho Sinh Viên (4) viết bằng Thái Ngữ, Rod Bucknell dịch ra Anh Ngữ và Thiện Nhựt chuyển qua Việt Ngữ, Đại Sư Buddhadasa Bhkkhu nơi trang 23 đã giảng dạy như sau “ Đức Phật dạy rằng các pháp hữu vi, tức là mọi sự vật và mọi chúng sanh trên thế gian đều vô thường vì chúng luôn luôn trôi chảy, biến đổi, hoại diệt. Chúng ta phải luôn luôn tỉnh thức. Hãy thận trọng ghi nhớ lời dạy này. Mọi sự vật trên thế gian đều luôn luôn trôi chảy, biến đổi, hoại diệt tức là vô thường. Đừng đùa với chúng. Chúng sẽ cấu xé bạn, sẽ tát vào mặt bạn, sẽ cột trói và giữ chặt bạn. Rồi bạn sẽ ngồi bệt xuống đất mà khóc than, và biết đâu lại muốn tự tử nữa!” (trang 23)

Còn Đại Sư Thanh Vân (Hsing Yun) Đài Loan, trong cuốn sách nhỏ nhan đề Looking Ahead: A Guide for Young Buddhists đã viết như sau, tôi xin dịch ra Việt Ngữ “Phật Giáo giống như một ngọn núi cao. Khi trèo lên chúng ta sẽ thấy tất cả mọi hiện tượng. Phật Giáo lại giống như một đại dương. Nếu chúng ta thấu hiểu, trí tuệ của chúng ta sẽ rộng lớn và không ngằn mé. Mỗi người trong chúng ta đều có thể làm cho mình trở nên thanh sạch và dũng mãnh qua những lời chỉ dẫn và giáo pháp, nói một cách tổng quát, giúp và giải phóng muôn loài bằng cách đem lại lợi lạc và hạnh phúc cho tha nhân, và chính chúng ta tự thăng hoa qua thiền định và trí tuệ.” (Trang 40) (5)

Còn Giáo SưRhys Davids (6) sau khi nghiên cứu Phật Giáo, đã kết luận mạnh mẽ như sau trong cuốn Phật Giáo Là Gì của Đại Sư Narada Maha Thera do Phạm Kim Khánh dịch ra Việt Ngữ, “Dầu là Phật tử hay không phải Phật tử, tôi nghiên cứu từng hệ thống tôn giáo lớn trên thế giới, và trong tất cả, tôi không tìm thấy trong tôn giáo nào có cái gì cao đẹp và tòan vẹn hơn Bát Chánh Đạo của Đức Phật. Tôi chỉ còn có một việc làm là thu xếp nếp sống cho phù hợp với con đường ấy “ (trang 23)

Đào Văn Bình
http://www.daovanbinh.cattien.us






Cước chú :

(1) Hòa Thượng Thích Đức Nhuận - Nguyên Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống Giáo Hội PG/VNTN, sinh năm 1924, viên tịch năm 2002.

(2) Đại Sư Narada Maha Thera sinh năm 1898 tại Tích Lan, viên tịch năm 1983, tốt nghiệp St. Benedict’s College & Ceylon University College. Thập niên 1960 Ngài thường thăm viếng Miền Nam Việt Nam để thuyết pháp và biếu tặng một cây Bồ Đề trồng ở Thích Ca Phật Đài, Vũng Tàu.

(3) Tiềm Thức hay Tạng Thức, thức thứ tám hay Nghiệp Thức

(4) Đại Sư Buddhadasa Bhkkhu (Phật Lệ) xuất gia năm 1923 sau đó thành lập Thiền Viện Giải Thoát tại Thành Phố Pum Riang, Thái Lan. Ngài chú tâm hành Thiền Minh Sát và trở nên một biến cố quan trọng của lịch sử Phật Giáo Thái Lan. Ngài thị tịch năm 1993.

(5) Đại Sư Hsing Yun sinh năm 1927 tại Giang Tô (Trung Hoa) thọ giới tỳ kheo năm 1941 sau những năm tu hành gian khổ. Năm 1949 ngài qua Đài Loan và làm sống lại Phật Giáo Đại Thừa Trung Hoa. Ngài vân du khắp thế giới để thuyết giảng và tích cực tham gia vào các cuộc đối thoại về tôn giáo. Mười sáu trường cao đẳng Phật học trong đó có University of the West in Rosemead, California nằm dưới sự giám sát của Phổ Quang Sơn (Fo Guang Shan là một tu viện và cơ sở Phật Giáo do ngài sáng lập.

(6) Giáo Sư Thomas William Rhys Davids sinh năm 1843 mất năm 1922 là một học giả người Anh về tiếng Pali và là sáng lập viên của Pali Text Society. Ông là con cả của một mục sư cai quản giáo đoàn Welch (Anh Quốc) được mọi người thương mến coi đó như Giám Mục của Essex (Bishop of Essex).



Giới chức giáo dục Hoa Kỳ tố cáo 21 trường Đại học Hoa Kỳ mạo danh ở Việt Nam



Mới đây, dựa trên kết quả của Hội đồng kiểm định các trường Đại học, và trường học độc lập từ Mỹ, Tiến sĩ Mark A.Ashwill, người Mỹ đang làm việc tại Việt Nam, đã nêu đích danh 21 trường Đại học hiện có mặt tại Việt Nam CS không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền từ Hoa Kỳ. Hay nói một cách khác, Việt Nam đang bị tố cáo dựng nên 21 trường Đại học, mạo danh Đại học Hoa Kỳ để thu tiền bất hợp pháp.



Tiến sĩ Mark A.Ashwill, hiện là Giám đốc quản lý của Capstone Việt Nam, một Công ty có trụ sở Hà Nội, và chuyên về việc phát triển nguồn nhân lực. Việc ông cho công bố danh sách này, đã không khác gì bom nổ trong giới giáo dục CS Việt Nam.
Lâu nay, tình trạng lo ngại chất lượng đào tạo của các trường Đại học trong nước, đã khiến rất nhiều phụ huynh dành dụm tiền bạc để tìm cách cho em mình đi du học ở nước ngoài. Tuy nhiên, chi phí lớn cũng như điều kiện được các nước Tây Âu chấp nhận cho du học cũng không phải dễ dàng gì.
Chính vì vậy mà các trường Đại học mang tên đến từ Hoa Kỳ, Châu Âu... được rất nhiều người ghi danh cho con em mình vào học, hy vọng sẽ có một nền kiến thức tốt đẹp hơn những gì mà nhà trường Việt Nam đang nhồi nhét vô đầu .
Học phí của những trường Đại học Quốc tế như vậy không rẻ, thậm chí nhiều trường còn hứa hẹn nếu tốt nghiệp, có thể được gửi đi học cao hơn ở các quốc gia gốc của trường. Chính vì vậy mà số lượng Sinh viên trong nước tham gia học rất đông.
Hiện danh sách 21 trường Đại học giả mạo danh tiếng của Hoa Kỳ được Tiến sĩ Mark A.Ashwill phát đi công khai, nhưng chưa thấy thái độ đáp lại nào từ Bộ Giáo DụcVN. Đáng lưu ý, trong đó có Trường đại học mang tên Southern Pacific University – nơi cấp bằng Tiến sĩ giả cho khứa Nguyễn Văn Ngọc, phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái. Trước đây cũng đã có nhiều sự kiện bị phanh phui như vậy, chẳng hạn như trường Đào tạo Quốc tế Raffles, giả danh đến từ Singapore. Hàng trăm Sinh viên đã tốt nghiệp tại trường này đang có những chứng chỉ quốc tế vô giá trị, nhưng không biết kiện ai. Phải mất 6 năm, trường này mới bị lật mặt, sau khi hốt hàng đống tiền của từ phụ huynh.
Dĩ nhiên, ai cũng biết, việc mở một trường học ở Việt Nam không hề đơn giản. Chắc chắn là phải lo lót nhiều, hoặc được hậu thuẫn từ một chóp bu cao cấp nào đó. Có lẽ vì vậy mà cho tới nay Bộ Giáo Dục vẫn im lặng.

Danh sách 21 trường Đại học không được Mỹ công nhận:

Trên trang web cá nhân mới đây (đầu tháng 7), TS Mark A.Ashwill đã nêu đích danh 21 trường Đại Học hiện có mặt tại Việt nam không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền từ Hoa Kỳ.


1. ĐH quốc tế Adam (Adam International University) thuộc Tiểu bang Georgia.
2. ĐH Akamai (Akamai University) thuộc Tiểu bang Hawaii.
3. ĐH American City (American City University) thuộc Tiểu bang California.
4. ĐH Di sản Mỹ (American Heritage University) nằm ở phía Nam California.
5. ĐH American Pacific (American Pacific University). Đây là ĐH được đặt tại TP Sài Gòn.
6. ĐH quốc tế American Pacific (American Pacific University – International) thuộc Tiểu bang New Mexico/ California.
7. ĐH Apollo (Apollo University) Tiểu bang California.
8. ĐH quốc tế Đại Tây Dương (Alantic International University) thuộc Tiểu bang Hawaii.
9. ĐH Capstone (Capstone University) Tiểu bang California.
10. ĐH Cosmopolitan (Cosmopolitan University).
11. ĐH Frederick Taylor (Frederick Taylor University) thuộc Tiểu bang California.
12. ĐH Honolulu (Honolulu University) thuộc Tiểu bang Hawaii.
13. ĐH Irvine (Irvine University) thuộc Tiểu bang California.
14. ĐH Quốc tế Mỹ (International American University) thuộc Tiểu bang California.
15. ĐH Kỹ thuật Paramount (Paramount University of Technology) thuộc Tiểu bang California.
16. ĐH Pebble Hills (Pebble Hills University) thuộc Tiểu bang Pennsylvania.
17. ĐH Preston (Preston University) thuộc Tiểu bang California.
18. ĐH Tây Nam Mỹ (Southwest American University) thuộc Tiểu bang California.
19. ĐH Nam Thái Bình Dương (Southern Pacific University) thuộc Tiểu bang Delaware.
20. ĐH quốc tế Washington (Washington International University) thuộc Tiểu bang Pennsylvania.
21. ĐH quốc tế Berkeley (Berkeley International University), thuộc Tiểu bang Delaware.


Checked by AVG - www.avg.com

Chú Ếch trong nồi nước



Có một chú ếch được thả vào một cái nồi nước lạnh.

Cái nồi nước đó không hề đậy vung và rồi được để lên một cái bếp.
Ban đầu, nước vẫn còn lạnh thì chú ta không hề có phản ứng gì. Sau đó, nước cứ từ từ ấm dần lên, nhưng chú ta không hề để ý được đến điều đó. Tại sao ư? Tại vì nhiệt độ của nồi nước tăng lên từ từ và khiến chú ta quen với điều đó.

Càng về sau, nồi nước càng tăng nhiệt độ, nhưng chú ếch vẫn không hề để ý đến điều đó vì nhiệt độ chỉ tăng từ từ mà thôi.

Đến khi nước sôi thì chú ta mới bắt đầu cảm thấy không thoải mái, nhưng lúc này đã muộn rồi. Chú ếch đã được luộc trong nồi nước đó.





Đây là một câu chuyện kinh điển về sự thay đổi. Vì nồi nước cứ nóng dần dần khiến chú ếch không hề để ý đến và cuối cùng là bị chết trong nồi nước sôi. Giả sử, nếu thả chú ếch đó vào nồi nước khi nước đã nóng rồi và cũng không đậy vung thì chắc hẳn chú ếch sẽ cố mà nhảy ra cho được.

Cuộc sống con người cũng thế. Chúng ta đã quen với những việc thường ngày đã xảy ra và không hề muốn thay đổi, hay thậm chí sợ sự thay đổi, sợ tiếp nhận cái mới. Nhưng thực tế thì cuộc sống của chúng ta thay đổi hàng ngày và nếu chúng ta không chú ý đến thì cũng lại đã quá muộn.

Còn khi đối diện với một sự thay đổi rõ rệt thì khi đó ta cuống lên, ta sợ. Liệu khi đó ta có thể đối diện được với sự thay đổi hay không? Ta có thể chấp nhận sự thay đổi hay không? Khi đó có là quá muộn không?

Hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng cho mọi sự thay đổi.

Hãy nhìn nhận cẩn thận mọi thứ đang diễn ra xung quanh mình.

Hãy đối diện và chấp nhận những thay đổi đang diễn ra để bản thân thay đổi theo nó cho phù hợp.




Nguồn: langnhincuocsong

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

NHƯ...








Như là một giấc mơ
Đi theo mùa lá rụng
Tỉnh ra còn lúng phúng
Lắt lay vài cọng đời

Như cánh buồm tả tơi
Ra khơi ngày biển động
Lao mình vào khát vọng
Đắm chìm trong đơn côi

Như cuộc tình nóng vội
Mây mưa vả mồ hôi
Tàn phai chưa kịp hỏi
Lời thú tội nhân đôi

Như gió về nông nổi
Nắng chết một ngày tàn
Hương trầm thơm nén nhang
Loang trên chiều vô hạn

Như cuối đường bước cạn
Hun hút vùng tối sâu
Văng vẳng tiếng kinh cầu
Em bây giờ nơi đâu?

Tính Ích Kỷ Huân Tập Mê Muội của Sinh Vật Người



"Nhà Nước là một cảnh giới (não trạng), chính tự bản thân nó, nó là não trạng bầy đàn. Vì như thế, nó chỉ có thể bị lật đổ trong trận chiến của não trạng" (The State is a state of mind; it is the herd mindset itself. As such, it can only be overthrown in the battleground of the mind. (Não Trạng Bầy Đàn- The Herd Mind))=== 

Quí vị có thể đồng ý hoặc không đồng ý về bất cứ một định nghĩa nào đó về bất cứ một sự vật, sự việc, hay một ý niệm, quan niệm nào đó. Vấn đề thuộc lãnh vực ẤN TƯỢNG CÁ NHÂN. Và quí vị cũng MONG muốn, thậm chí kêu gào lý giải, biểu tình v.v để mong tất cả mọi người đồng ý với mình khi một sự việc bất hạnh xảy ra cho bản thân của quí vị.

Chúng ta có vô số giới hạn để định nghĩa một thể chế, xã hội về tự do, hạnh phúc, nhân quyền v.v Nhưng quí vị nhận định như thế nào về một xã hội mà quân đội cảnh sát bắn giết 100 người thường dân vô tội chỉ trong một tháng, mà không ai chịu trách nhiệm hậu quả, trừ chính nạn nhân và gia đình thân nhân họ? 

Dĩ nhiên câu trả lời thường nghe là: "tôi không biết hết chi tiết, chắc phải có vấn đề gì đó" và một cái nhún vai. Hợp lý thôi. Và cũng bình thường thôi. Nhưng khi những "hợp lý" và "bình thường" này xảy ra cho chính bản thân, gia đình quí vị, thì quí vị sẽ làm gì nghĩ gì? Có phải quí vị cũng mong muốn, thậm chí kêu gào lý giải , biểu tình v.v để mong tất cả mọi người đồng ý cùng phẫn nộ với "bất hạnh", "bất công" đã xảy ra cho chính quí vị?

Cuối cùng cái bảng giá trị đo lường nền tự do, dân chủ, nhân quyền, pháp trị v.v nó nằm ở đâu? Quí vị đánh giá mức độ tự do nhân phẩm con người của xã hộin quí vị ở danh từ tên hiệu hay bằng chính đời sống của quí vĩ? Quí vị có đánh giá xã hội theo những gì xảy ra không chỉ riêng trên bản thân mà còn xảy ra với mọi người khác không? Quí vị định nghĩa XÃ HỘI theo kinh nghiệm của riêng quí vị hay là của mọi người chung quanh?

Ngay từ ngữ XÃ HỘI, quí vị có thật sự hiểu nó là gì?

Một xã hội, một nền chính trị, mà cả trăm người dân bị bắn chết vô tội vạ, và cái nền chính trị đã để nó xảy ra ở một mức độ gần như thường trực không giải quyết, thì quí vị định nghĩa cơ chế tam quyền phân lập như thế nào? Ý niệm công lý ra sao?"

Và trên hết tất cả, NHÂN QUYỀN, NHÂN PHẨM là của riêng quí vị NHƯ LÀ ĐẶC QUYỀN của MỘT GIAI CẤP, GIỚI NGƯỜI, hay là của tất cả mọi người trong XÃ HỘI ?

Cái danh xưng CỘNG HÒA, CỘNG SẢN, DÂN CHỦ, PHÁP TRỊ v.v có ý nghĩa gì hơn thực trạng xảy ra cho bản thân quí vị, mọi người chung quanh trong XÃ HỘI QUÍ VỊ.

Tây ban Nha, vừa "thông qua" đạo luật phạt nặng những ai biểu tình, phát biểu phản đối nhà nước!

Việt Nam, Trung Quốc, Arap Seoud, Âu Mỹ Úc v.v cái tên khác nhau, nhưng cùng là ĐỊNH CHẾ QUYỀN CHÍNH, và người dân cũng khác nhau, nhưng đau khổ, tù tội, đàn áp, bức hại, bắn giết cũng chỉ là một mà thôi. 

Người viết đã quan sát và chiêm nghiệm nhiều đàn vật, bầy thú, chưa có bầy nào, đàn nào căm ghét lẫn nhau, tàn sát bất kể thành phần trải dài xuyên suốt lịch sử không dứt, và nhất là hãnh diện, xiển dương, thích thú và thống khoái những hành xử thù nhau, tàn diệt nhau, càng ngày càng tinh vi tồi tệ như bầy người đã và đang tiến hành với chính họ!

Nguyên nhân từ đâu? Có lẽ Phật, Lão, Jesus lên tiếng vì biết và hiểu cái nguyên nhân này. Và hôm nay những Người Phi Quyền Chính đã hiểu thấu chăng?

Tùy quí vị vậy! 

NHÂN CHỦ



====


More Than 100 People Were Killed By Police In March Alone: State Terror w/in US Societyby Christina Coleman | April 6, 2015 7:00 pm
According to the website KilledByPolice.net[1], more than 1[2]00 people died at the hands of law enforcement[3] in the month of March.
The figure, which comes 31 days after the release of the White House Task Force on 21st Century Policing report, averages out to more than three people killed in America each day by police officers.
Out of the 111 people who died during police encounters, the majority have been unarmed men of color. Many of the victims were mentally ill. And a number were both, Think Progress[4] points out.
Despite an ongoing national conversation surrounding officer misconduct, racial profiling, and use of excessive force, the numbers seem to be steadily increasing.
In fact, March saw 36 more deaths at the hands of police than the previous month.
And if recently proposed legislation to withhold the identity of officers involved in a shooting[5] is any indication, the law is leaning away from citizens and aiding police departments in their historically non-transparent practices.
From the American Civil Liberties Union[6]:

The public needs legitimate data collection practices that promote transparency and accountability when police use unreasonable force. We need something a little more thoughtful than a Google search to give us the stats on the number of police shootings — fatal or nonfatal — in any given period of time.
As the ACLU explained to the task force, data collection and reporting is the easiest single thing any police department can do starting today. And it will offer the best depiction of what policing in the 21st century looks like.
Both the ACLU and the task force recommend data collection on a range of police and citizen encounters — from stops and arrests to nonfatal and fatal police shootings. “Policies on use of force,” the task force writes, “should also require agencies to collect, maintain, and report data to the Federal Government on all officer-involved shootings, whether fatal or nonfatal, as well as any in-custody death.” And data must be inclusive not just of race and gender but disability as well.As of April 2, two individuals have been killed by police — one in California and another in New York — according toKilledByPolice[7]. The circumstances surrounding the deaths was not specified.
For a list of those killed by law enforcement in the month of March, including Anthony Hill, Tony Robinson, andBrandon Jones, see here[8].

By Christina Coleman

http://chicagodefender.com/2015/04/02/more-than-100-people-were-killed-by-police-in-the-month-of-march/

Endnotes:

KilledByPolice.net: http://www.killedbypolice.net/
1: http://newsone.com/tag/police-brutality/
00 people died at the hands of law enforcement: http://newsone.com/tag/police-brutality/
Think Progress: http://thinkprogress.org/justice/2015/04/01/3641143/use-of-force-incidents-march/
withhold the identity of officers involved in a shooting: http://newsone.com/3103085/bill-postpone-releasing-identities-of-cops-who-shoot-people/
American Civil Liberties Union: https://www.aclu.org/blog/criminal-law-reform-free-speech-racial-justice/over-100-people-were-killed-police-march-have-po
KilledByPolice: http://www.killedbypolice.net/
here: http://thinkprogress.org/justice/2015/04/01/3641143/use-of-force-incidents-march/
Source URL: http://www.4thmedia.org/2015/04/more-than-100-people-were-killed-by-police-in-the-month-of-march/
==

Săn Bắn Người bằng Máy Từ Xa -Hunting Humans by Remote Control
Posted By Tom Engelhardt On April 7, 2015 @ 11:00 pm In Uncategorized | No CommentsOriginally posted at TomDispatch.
Drones seemed to come out of nowhere, sexy as the latest iPhones and armed to kill. They were all-seeing eyes in the sky (“a constant stare,” as drone promoters liked to say) and surgically precise in their ability to deliver death to evildoers. Above all, without pilots in their cockpits, they were, in terms of the human price of war (at least when it came to the lives that mattered to us), cost free. They transformed battle into a video-game experience, leaving the “warriors” – from pilots to generals – staring at screens. What could possibly go wrong?
As it happened, so much went wrong. It often proved hard for the drone operators to tell what exactly they were seeing on those video feeds of theirs and mistakes were regularly made. In addition, drones turned out to kill with a remarkable lack of discrimination, while putting whole rural populations that fell under Washington’s robotic gaze intoa state of what, if they had been American soldiers, we would have called PTSD. Worse yet, as recent events in Yemen indicate, drones proved remarkably effective weapons not in staunching terror outfits but in spreading terror, and so became powerful recruitment tools for extremist groups. In rural societies repeatedly attacked by the grimly named Predators and Reapers, the urge for revenge was apparent.
Drones were, that is, terror instigators. Everywhere they were sent by the last two administrations to pursue campaigns of “targeted killing” (i.e. assassination) and “signature strikes” (on suspicious patterns of “behavior” on the ground below, as judged by video from thousands of miles away), extremist groups have grown, societies have fragmented, and things have, from Washington’s point of view, gotten worse. In the process, they turned the White House with its secret “kill list” and its “terror Tuesday” meetings into a den of assassins, the CIA into assassination central, and the president into an assassin-in-chief. The drones even took an unexpected toll on their pilots waging a theoretically cost-free war.
From the point of view of drone proponents, one curious thing did go right, however – not in Pakistan or Afghanistan or Iraq or Yemen or Somalia, but here at home. Even though Americans in multiplexes had for years sided with human rebels against the inhuman gaze of robots on the prowl, they now backed the robots, as opinion polls showed, in part because their reputation here remained remarkably untarnished by their dismal and destructive track record in the distant backlands of the planet.
Now, another kind of “gaze,” another form of “constant stare,” has fallen on the drone and it comes from the least robotic of places. In his new book, A Theory of the Drone, French philosopher Grégoire Chamayou has taken a fresh look at the radically new form of warfare wreaking havoc on fundamental human categories, whether of war, legality, or sovereignty. It’s a fascinating effort to deal with a weapons and surveillance system that turns out not to have arrived out of the blue at all. Today, TomDispatch offers a taste of Chamayou’s original approach, presenting two early chapters from his book on how the drone entered our world and transformed the classic “duel” between warriors into a “hunt” in which an all-seeing, lidless eye-in-the-sky searches out distant humans below as its “prey.” In the meantime, the warriors of the past are, as Chamayou writes, morphing into the executioners of the twenty-first century. It couldn’t be a grimmer tale of post-modernity. Tom
Manhunters, Inc.
How the Predator and Extra-Judicial Execution Became Washington’s Calling Cards
By Grégoire Chamayou
The following is slightly adapted from chapters two and three of Grégoire Chamayou’s new book, A Theory of the Drone, with special thanks to his publisher, the New Press.
Initially, the English word “drone” meant both an insect and a sound. It was not until the outbreak of World War II that it began to take on another meaning. At that time, American artillery apprentices used the expression “target drones” to designate the small remotely controlled planes at which they aimed in training. The metaphor did not refer solely to the size of those machines or the brm-brm of their motors. Drones are male bees, without stingers, and eventually the other bees kill them. Classical tradition regarded them as emblems of all that is nongenuine and dispensable. That was precisely what a target drone was: just a dummy, made to be shot down.
However, it was a long time before drones were to be seen cruising above battlefields. To be sure, the idea dates back quite a while: there were the Curtiss-Sperry aerial torpedo and the Kettering Bug at the end of World War I, and then the Nazi V-1s and V-2s unleashed on London in 1944. But those old flying torpedoes may be considered more as the ancestors of cruise missiles than as those of present-day drones. The essential difference lies in the fact that while the former can be used only once, the latter are reusable. The drone is not a projectile, but a projectile-carrying machine.
It was during the Vietnam War that the U.S. Air Force, to counteract the Soviet surface-to-air missiles that had inflicted heavy casualties on it, invested in reconnaissance drones nicknamed “Lightning Bugs,” produced by Ryan Aeronautical. An American official explained that “these RPVs [remotely piloted vehicles] could help prevent aircrews from becoming casualties or prisoners… With RPVs, survival is not the driving factor.”
Once the war was over, those machines were scrapped. By the late 1970s, the development of military drones had been practically abandoned in the United States. However, it continued elsewhere. Israel, which had inherited a few of these machines, recognized their potential tactical advantages.
In 1973, the Israel Defense Forces (IDF), facing off against Egypt, ran up against the tactical problem of surface-to-air missiles. After losing around 30 planes in the first hours of the Yom Kippur War, Israeli aviation changed its tactics. They decided to send out a wave of drones in order to mislead enemy defenses: “After the Egyptians fired their initial salvo at the drones, the manned strikes were able to attack while the Egyptians were reloading.” This ruse enabled Israel to assume mastery of the skies. In 1982, similar tactics were employed against the Syrians in the Bekaa Valley. Having first deployed their fleet of Mastiff and Scout drones, the Israelis then sent out decoy planes that were picked up by enemy radar. The Syrians activated their surface-to-air missiles, to no effect whatsoever. The drones, which had been observing the scene from the sky, easily detected the positions of the antiaircraft batteries and relayed them to the Israeli fighter planes, which then proceeded to annihilate them.
The drones were used for other purposes as well:

“Two days after a terrorist bomb destroyed the [U.S.] Marine Barracks in Beirut in October 1983, Marine Commandant Gen. P.X. Kelley secretly flew to the scene. No word of his arrival was leaked. Yet, across the border, Israeli intelligence officers watched live television images of Kelley arriving and inspecting the barracks. They even zoomed the picture in tight, placing cross hairs directly on his head. Hours later, in Tel Aviv, the Israelis played back the tape for the shocked Marine general. The scene, they explained, was transmitted by a Mastiff RPV circling out of sight above the barracks.”This was just one of a series of minor events that combined to encourage the relaunch of American drone production in the 1980s. “All I did,” confessed Al Ellis, the father of the Israeli drones, “was take a model airplane, put a camera in it, and take the pictures… But that started an industry.”
At this point, however, the drones were simply machines for intelligence, surveillance, and reconnaissance. They were just eyes, not weapons. The metamorphosis came about almost by chance, between Kosovo and Afghanistan, as the new millennium began. As early as 1995, General Atomics had invented a new remote-controlled spy plane prototype, the Predator. Despite its disquieting name, the beast was not yet equipped with claws or teeth. In Kosovo, where it was deployed in 1999, the drone limited itself to filming targets and illuminating them by means of lasers, allowing the F-16 planes to strike.
But it would take a “‘different kind of war’ to make the Predator into a predator.” No more than a few months before September 11, 2001, officers who had seen the Predator at work in Kosovo had the idea of experimentally equipping it with an antitank missile. Writes Bill Yenne in his history of the drone, “On February 16, 2001, during tests at Nellis Air Force Base, a Predator successfully fired a Hellfire AGM114C into a target. The notion of turning the Predator into a predator had been realized. No one could imagine that, before the year was out, the Predator would be preying upon live targets in Afghanistan.”
Barely two months after the outbreak of hostilities in Afghanistan, George Bush was in a position to declare: “The conflict in Afghanistan has taught us more about the future of our military than a decade of blue ribbon panels and think-tank symposiums. The Predator is a good example… Now it is clear the military does not have enough unmanned vehicles.”
The Principles of Manhunting

“Individual will research and incorporate current manhunting experiences and procedures in order to provide an educational forum for manhunting issues… Must possess a SECRET level clearance and be able to obtain a TOP SECRET/SCI security clearance.” 

– Job description for a special operations manhunting program analyst in an advertisement published by the military contractor SAI in 2006In 2004, John Lockwood set up a website called Live-Shot.com. The idea was at once simple and innovative. By subscribing online for a few dollars, the Internet surfer could become a “virtual hunter.” Thanks to a camera fixed to a mobile forearm, itself connected to a remote control device, one could, without stirring from home, shoot live animals let loose for the occasion on a ranch in Texas.
When it made the news, there was a rush to condemn it. The editor-in-chief of the magazine Outdoor Life, acknowledging the profound “ethical problems” that such a venture presented, set out a fine definition of what hunting meant for him: “To me, hunting isn’t just about pulling the trigger on an animal. It’s about the total experience… Hunting is about being out there, not about pulling the trigger with the click of a mouse.”
A Wisconsin lawmaker took up the theme, giving the definition a strangely environmentalist twist: “To me, hunting is being out in nature and becoming one with nature.” Even the extremely conservative National Rifle Association expressed its opposition, joining with the American Society for the Prevention of Cruelty to Animals in an unusual alliance: “We believe that hunting should be outdoors and that sitting in front of a computer three states away doesn’t qualify as ‘hunting.’” A Houston police officer was even more adamant, saying, “It’s not hunting. It’s killing… Someone gets a computer and pushes a button and something dies for no reason.”
Lockwood protested, claiming that his foremost purpose had been to allow handicapped people who were passionate about hunting to indulge in their favorite pastime and mentioning an American soldier in Iraq who had thanked him for offering such a fine opportunity, saying that he had no idea when he might be able to go hunting again. But it was all in vain. Hunting online was forbidden. Lockwood, disappointed, tried to salvage his scheme by suggesting that his clients should fire at cardboard targets representing Osama bin Laden. However, his intended Internet audience shifted to other, no doubt more exciting, online pleasures, and the little venture that had seemed so promising collapsed.
The triggers of moral indignation are quite mysterious sometimes. While the virtual hunting of animals was almost universally condemned as scandalous, the remote-controlled hunting of human beings was at the same moment taking off without any of those same people making any objections.
In the immediate aftermath of September 11th, George W. Bush had predicted that the United States would embark upon a new kind of warfare, “a war that requires us to be on an international manhunt.” Something that initially sounded like nothing more than a catchy Texas cowboy slogan has since been converted into state doctrine, complete with experts, plans, and weapons. A single decade has seen the establishment of an unconventional form of state violence that combines the disparate characteristics of warfare and policing without really corresponding to either, finding conceptual and practical unity in the notion of a militarized manhunt.
Reaping the (Human) Prey
In 2001, U.S. Secretary of Defense Donald Rumsfeld had become convinced that “the techniques used by the Israelis against the Palestinians could quite simply be deployed on a larger scale.” What he had in mind was Israel’s programs of “targeted assassinations,” the existence of which had recently been recognized by the Israeli leadership. As Eyal Weizman explains, the occupied territories had become “the world’s largest laboratory for airborne thanatotactics,” so it was not surprising that they would eventually be exported.
But one problem remained. “How do we organize the Department of Defense for manhunts?” Rumsfeld asked. “We are obviously not well organized at the present time.” In the early 2000s, the U.S. military apparatus was not yet ready to roll out on a worldwide scale the sort of missions that normally are assigned to the police within a domestic framework: namely, the identification, tracking, location, and capture (but in actual fact the physical elimination) of suspect individuals.
Within the United States, not all the high-ranking officers who were informed of these plans greeted them with enthusiasm. At the time, journalist Seymour Hersh noted that many feared that the proposed type of operation – what one advisor to the Pentagon called “preemptive manhunting” – had the potential to turn into another Phoenix Program, the sinister secret program of murder and torture that had once been unleashed in Vietnam.
Of course, there was the additional problem of how to legally justify these hybrid operations, the enfants terribles of the police and the army. At the levels of both warfare theory and international law, they seemed to be conceptual monstrosities. But we shall be returning to this point.
In any case, a new strategic doctrine became necessary. Researchers set about defining the “manhunting theoretical principles” that could provide a framework for such operations. George A. Crawford produced a summary of these in a report published in 2009 by the Joint Special Operations University. This text, which set out to make “manhunting a foundation of U.S. national strategies,” in particular called for the creation of a “national manhunting agency,” which would be an indispensable instrument for “building a manhunting force for the future.”
The contemporary doctrine of hunting warfare breaks with the model of conventional warfare based on concepts of fronts and opposed battle lines facing up to each other. In 1916, General John J. Pershing launched a vast military offensive in Mexico in an unsuccessful attempt to lay hands on the revolutionary Pancho Villa. For American strategists who cite this historical precedent as a counterexample, it was a matter of reversing polarity: faced with the “asymmetrical threats” posed by small mobile groups of “nonstate actors,” they should use small, flexible units, either human or – preferably – remotely controlled, in a pattern of targeted attacks.
Contrary to Carl von Clausewitz’s classical definition, the fundamental structure of this type of warfare is no longer that of a duel, of two fighters facing each other. The paradigm is quite different: a hunter advancing on a prey that flees or hides from him. The rules of the game are not the same. “In the competition between two enemy combatants,” wrote Crawford, “the goal is to win the battle by defeating the adversary: both combatants must confront to win. However, a manhunt scenario differs in that each player’s strategy is different. The fugitive always wants to avoid capture; the pursuer must confront to win, whereas the fugitive must evade to win.” The hostile relationship now boils down, as in a game of hide-and-seek, to “a competition between the hiders and the seekers.”
The primary task is no longer to immobilize the enemy but to identify and locate it. This implies all the labor of detection. The modern art of tracking is based on an intensive use of new technologies, combining aerial video surveillance, the interception of signals, and cartographic tracking. The profession of manhunters now has its own technocratic jargon: “Nexus Topography is an extension of the common practice of Social Network Analysis (SNA) used to develop profiles of HVIs… Nexus Topography maps social forums or environments, which bind individuals together.”
In this model the enemy individual is no longer seen as a link in a hierarchical chain of command: he is a knot or “node” inserted into a number of social networks. Based on the concepts of “network-centric warfare” and “effects-based operations,” the idea is that by successfully targeting its key nodes, an enemy network can be disorganized to the point of being practically wiped out. The masterminds of this methodology declare that “targeting a single key node in a battlefield system has second, third, n-order effects, and that these effects can be accurately calculated to ensure maximum success.”
This claim to predictive calculation is the foundation of the policy of prophylactic elimination, for which the hunter-killer drones are the main instruments. For the strategy of militarized manhunting is essentially preventive. It is not so much a matter of responding to actual attacks but rather of preventing the development of emerging threats by the early elimination of their potential agents – “to detect, deter, disrupt, detain or destroy networks before they can harm” – and to do this in the absence of any direct, imminent threat.
The political rationale that underlies this type of practice is that of social defense. Its classic instrument is the security measure, which is “not designed to punish but only to preserve society from the danger presented by the presence of dangerous beings in its midst.” In the logic of this security, based on the preventive elimination of dangerous individuals, “warfare” takes the form of vast campaigns of extra-judiciary executions. The names given to the drones – Predators (birds of prey) and Reapers (angels of death) – are certainly well chosen.
Grégoire Chamayou is a research scholar in philosophy at the Centre National de la Recherche Scientifique in Paris. He is the author of A Theory of the Drone (excerpted above) and Manhunts: A Philosophical History. He lives in Paris.
Follow TomDispatch on Twitter and join us on Facebook. Check out the newest Dispatch Book, Rebecca Solnit’s Men Explain Things to Me, and Tom Engelhardt’s latest book, Shadow Government: Surveillance, Secret Wars, and a Global Security State in a Single-Superpower World.

==

Não Trạng Bầy Đàn- The Herd Mind


Posted By Dan Sanchez On April 7, 2015 @ 11:00 pm In Uncategorized | No Comments
“Hunting Buffalo” (1858-1860) by Alfred Jacob MillerRandolph Bourne famously wrote, “War is the health of the State.” This has long been the byword for anti-war, anti-state libertarians, and rightly so. But Bourne did not mean exactly what most libertarians take this phrase to mean. To understand the maxim’s original meaning, as Bourne used it in his great unfinished essay “The State,” one must understand his distinctions among three concepts that are often conflated: Country, State, and Government.
For Bourne, a Country (or Nation) is a group of individuals bound together by cultural affinity. A State is a Country/Nation collectively mobilized for attack or protection. As he distinguished between the two:

“Country is a concept of peace, of tolerance, of living and letting live. But State is essentially a concept of power, of competition: it signifies a group in its aggressive aspects.”And Government, according to Bourne, “is the machinery by which the Nation, organized as a State, carries out its State functions” and “a framework of the administration of laws, and the carrying out of the public force.”
What libertarians commonly refer to as “the State,” Bourne termed “the Government” instead. So, the way libertarians often interpret his famous aphorism is what Bourne would have expressed if he had written, “War is the health of theGovernment.” This also happens to be true, but it is not what he meant.
For Bourne, the State is not a distinct ruling body subsisting extractively on the ruled, i.e., a “gang of thieves writ large,” as the great Murray Rothbard incisively conceived it. Rather, he saw it as a certain orientation of a whole people: a spiritual phenomenon pervading an entire populace that animates and empowers such a ruling body. As Bourne expressed it:

“Government is the idea of the State put into practical operation in the hands of definite, con­crete, fallible men. It is the visible sign of the invisible grace. It is the word made flesh. And it has necessarily the limitations inherent in all practicality. Government is the only form in which we can en­vis­age the State, but it is by no means identical with it. That the State is a mystical conception is some­thing that must never be for­got­ten. Its glam­or and its significance linger be­hind the frame­work of Government and direct its activities.”In peacetime, Bourne explained, the State is largely relegated to the background; individuals are then more concerned with their own affairs and purposes. But during the build-up to war, and especially following its breakout, the foreign enemy looms large in the public imagination. Hence, the Country is overtaken by war fever and develops what Garet Garett called a “complex of vaunting and fear.” This hybrid mania of boastful belligerence and timorous terror (“fight-or-flight”) causes the populace to regress from a civilization to a herd. The people seek safety in numbers: in a multitude unified for a single purpose (a “great end”) and directed by a single agency. The varied dance of individuals gives way to the uniform huddle and stampede of the unitary drove, with the Government as drover.
As Bourne wrote:

“The State is the organization of the herd to act offensively or defensively against another herd similarly organized.”And in wartime, the “mystical conception” of the State “comes into its own” as the “herd-sense” becomes dominant in the Country and the “aggressive aspects” of the group come to the fore. This is what Bourne meant by, “War is the health of the State.” The dictum speaks to the flourishing of an ideal and the resulting transformation of a whole society, not merely the aggrandizement of a Government.
Yet, war is also the health of the Government, which is the single directing agency to whose banner the State-minded masses flock. Under the perceived exigencies of war, the people:

“…proceed to allow them­selves to be regimented, coerced, de­ranged in all the environments of their lives, and turned into a solid manufactory of destruction to­ward whatever other people may have, in the appointed scheme of things, come with­in the range of the Government’s disapprobation. The cit­i­zen throws off his con­tempt and indifference to Government, identifies him­self with its purposes, revives all his military memories and symbols, and the State once more walks, an au­gust presence, through the imaginations of men.”Economically, this means that the manpower and resources of the Country undergo “mobilization”: a vast redirection away from the provision of individual consumer wants and toward the all-important war effort. In this way too, the Government swells in power and grandeur, as the consumer-directed market economy is supplanted by the Government-directed “War Economy,” or even “War Socialism” (Kriegssozialismus, as the Germans called it in World War I).
In the fever of war, the individual will is sacrificed for the “General Will,” which ostensibly expresses itself through the Government. Individuals renounce their identities for the sake of uniting Voltron-like into a State, like the gestalt “Leviathan” pictured on the cover Thomas Hobbes’s book by that name.

E pluribus unum.As Bourne put it:

“War sends the cur­rent of purpose and activity flow­ing down to the lowest lev­els of the herd, and to its re­mote branches. All the activities of society are linked together as fast as possible to this central purpose of making a military offensive or military defense, and the State be­comes what in peace­times it has vainly struggled to be­come—the inexorable arbiter and determinant of men’s businesses and attitudes and opinions.”The herd is mobilized, not only against the foreign foe, but against any dissidents within the group who resist assimilation into the Borg-like hive- or herd-mind and who refuse to join the swarm or stampede into war: in other words, against “enemies foreign and domestic.”

Resistance is futile. You will be assimilated.As Bourne explained:

“The State is a jealous God and will brook no rivals. Its sovereignty must pervade every­one and all feel­ing must be run into the stereo­typed forms of romantic patriotic militarism which is the traditional expression of the State herd-feeling. (…) In this great herd-machinery, dis­sent is like sand in the bearings. The State ideal is primarily a sort of blind animal push to­wards military unity. Any interference with that unity turns the whole vast impulse to­wards crush­ing it.”The State crushes dissent through Government policies restricting civil liberties, but also through private citizens acting as “amateur agents” of the Government: who berate skeptics into silence, report critics to the authorities for “disloyalty,” or even take the security of Herd and Homeland into their own violent hands. Remember that in Bourne’s framework, the Government is by no means identical with the State. As such, the State can animate a private citizen even more than it does an officeholder. As Bourne remarked:

“In every country we have seen groups that were more loyal than the King—more patriotic than the Government—the Ulsterites in Great Britain, the Junkers in Prussia, l’Action Francaise in France, our patrioteers in America. These groups exist to keep the steer­ing wheel of the State straight, and they pre­vent the nation from ever veer­ing very far from the State ideal.”This an extremely apt description of the Fox News types who castigate Barack Obama for his lack of “patriotism” and the insufficiency of his war-making. The spirit of the State dwells within Sean Hannity even more so than it dwells within the President of the United States. What is ironic is that a war-drumming jingo like Hannity usually imagines himself a paragon of manhood; yet his dull, stampeding herd mindset marks him out as less of a man, and more of a beast.
Randolph Bourne was not a libertarian, but a dissident progressive. Still, we libertarians can learn a great deal from him. For instance, perhaps our terminology, as penetrating and illuminating as it is, has led us to focus too much on the herdsmen in office who drive, shear, milk, and butcher us, and not enough on the more fundamental problem: our society’s bovine propensity to become a manipulable herd in the first place, especially when spooked. Occasionally thinking in terms of Bourne’s typology can be a useful corrective in this regard.
Bourne’s terminology and analysis also shed light on the all-important question of how to achieve liberation. The Statelives in the minds of the Government’s victims. Simply overthrowing a Government will only spook the herd even worse. The State will not only survive such an overthrow, but it will likely even feed off of it, as the panicked herd acts even more herd-like in the crisis, granting new herdsmen even more tyrannical power than the old ones had.
The State is a state of mind; it is the herd mindset itself. As such, it can only be overthrown in the battleground of the mind. Once the State is spiritually dethroned and the populace fully transfigures from herd to civilization, the “Government,” like a shepherd without a flock, will no longer even merit its designation. It will then merely be a heavily armed, but even more heavily outnumbered, gang of rustlers writ small.
Accomplishing this becomes ever more urgent as Americans are driven into ever more calamitous wars, even after electing a “peace” candidate as President. It is increasingly apparent that breaking the spell of the State that turns men into beasts may be the only way we can avoid being driven to self-destruction by alarmist warmongers and their terrorist symbionts, like buffalo being stampeded off a cliff by herd-spooking hunters.

chốn thân thiết ấy




-the hanged man-

một lối đi
thế giới ồn, những câu chuyện lớn, những sự kiện bộn bề, mình ngồi lại cùng nhau, vắng vẻ, ánh nến phập phồng, dăm diễn đạt lẻ loi, mơ hồ, kì cục, những sợi tóc rụng trong sự quên lãng của kí ức.

đâu phải dễ dàng: lựa chọn trở nên riêng tư, thậm chí bảo bọc, nuôi dưỡng, làm nảy nở cái riêng tư ấy, không thuận chiều, không tự hoại trong những trật tự thiết lập sẵn, chịu đựng và nhất định không phải kẻ cam chịu.

người có dám đối mặt với nỗi vô vọng này: tin và kiếm tìm chiều sâu và ý nghĩa của sự sống và nghệ thuật. có gì sâu hơn bề mặt, có gì ý nghĩa hơn nỗi hư vô? có gì tha thiết hơn những kí ức chấn động, những tưởng tượng không đáy đùa chơi, những từ ngữ xa lạ mở lối, những trang viết tự cất lời?

đây, những bờ vực cheo leo, những lối nghĩ hẻo lánh, những hiện diện chực thương tổn nhưng không làm ra tội nghiệp, những tiếng nói tự từ chối thẩm quyền, từ chối gửi thông điệp, những nỗi bận bịu kháng cự sức quyến dụ của ham muốn đạt năng suất, lợi ích, sự sáng rõ của các vấn đề, sự trói buộc dễ chịu của các ý tưởng.

có thể là một lối đi: không chỉ cá nhân, nghệ thuật, thơ ca trở nên thiết thân hơn, riêng tư hơn, riêng tư hơn nữa.



nỗi sợ các ranh giới

để có cảm giác an toàn hơn, ta phải xây thêm một số bức tường. ta sẽ chỉ đi những lối đã mở, những con đường đã sáng đèn, những hướng rẽ hẳn sẽ đến được nơi nào đó.

tránh xa cuộc đi sâu hút vào cõi riêng lẻ và ngôn ngữ đẫm bóng tối này, tránh xa trải nghiệm và thể nghiệm, vì người sẽ chẳng tới nơi nào cả.

đừng khám phá điều bí nhiệm này: mọi ngôn ngữ gặp nhau nơi điểm giao cắt nối bầu trời và đại dương, ta tưởng nhìn thấy lằn ranh, nhưng lằn ranh đó luôn tự xóa dần chính nó cùng thủy triều và ánh sáng. hiện diện của thơ, ở điểm giao cắt đó, xóa đi ảo giác về các đường kẻ. thơ, ở điểm giao cắt đó, không còn bận bịu về bản gốc và bản dịch, chỉ mời gọi một sự đọc được chia sẻ giữa các ngôn ngữ, và không vẽ thêm những đường ngăn các trái tim.

tôi nghĩ xa xôi về tiếng Việt, trong nỗi hi vọng mong manh bền bỉ về điểm va chạm và giao cắt thiết yếu giữa bầu trời và đại dương ấy. một thứ tiếng Việt thơ, như mọi ngôn ngữ thơ, không chịu sự chi phối và điều khiển của những ý thức hệ mang tham vọng gia cố thẩm quyền, thậm chí độc quyền, những ý thức hệ có thể luôn nằm sẵn trong đời sống ngôn ngữ ta, đòi đóng khung ta trong những ô cửa sổ chật chội. một thứ tiếng Vệt thơ nơi người viết và người đọc nỗ lực không hiến mình vô tội cho những khuôn khổ, không ngừng tra hỏi, về chính những khuôn khổ, về khả năng rời bỏ và không thuộc về những khuôn khổ ấy.

tại sao khi nghĩ về các ranh giới, tôi luôn nghĩ về tình yêu, hay ngược lại, nghĩ về tình yêu, để nghĩ về các ranh giới. tình yêu, cùng lúc, đói khát đam mê và khao khát tự do khỏi những trói buộc xúc cảm, đòi hòi được có nhau và đòi thủ tiêu các dạng quan hệ sở hữu quyền lực, chất vấn không ngừng về các khả năng của việc xóa bỏ, vượt qua hay sống trong/ngoài/cùng các ranh giới.

khoảng chơi của những người sống cùng ngôn ngữ: nỗi cô đơn và sự can đảm đi qua các ranh giới nơi nơi sẵn bày.

có thể là một lối đi: không chỉ cá nhân, nghệ thuật, thơ ca trở nên thiết thân hơn, riêng tư hơn, riêng tư hơn nữa, để vào sâu hơn nữa.

cuộc chuyện trò bất tận
khi người phơi bày chốn riêng tư thân thiết ấy, tôi sẽ e dè: ngần ngại, thôi bước vào, để có cảm giác an toàn xa cách, hay bước vào, để nhận về nỗi lạ lẫm hồ nghi. bước vào, trở thành một hành vi vượt qua nỗi sợ không chia sẻ được, mở ra một khả năng dung nhận.

một cuộc trò chuyện có thể mở ra trong bóng tối và mở vào tiếng thầm thĩ của những kết nối lặng lẽ trong dư vị của thưởng thức. nhu cầu đối thoại [thơ] tự nó chối bỏ những dạng thức nói năng được định vị. nhiều hơn, hay đơn giản là, bày ra, gom góp vào, không gian này, một hiện tồn, một trạng huống. để làm gì, cho ai? có thể chỉ để nương náu trong đôi trái tim bè bạn, được giữ lại bởi đôi kẻ yêu thương. thơ không từ chối trò chuyện, mà từ chối tính mục đích của trò chuyện, để không bị chi phối bởi cảm hứng sửa chữa và can thiệp vào đời sống khác, không bị ám bởi tham vọng truyền bá, ảnh hưởng, để luôn là khơi gợi và mời gọi và thử thách và tự do, để không ám ảnh sứ mệnh làm mũi tên tranh đấu đòi hỏi một thứ quyền lực siêu hình nào đó.

bày ra đó, thì khả năng, tiềm năng, sự hiện hữu hoá những đối thoại đôi khi chỉ trông đợi mong manh những hiếm hoi của vô tình gặp gỡ. thậm chí, trớ trêu, luôn chỉ còn là hồi ức về những gặp gỡ hiếm hoi ấy, những khoảnh khắc tự giải thoát khỏi mọi diễn giải.

bày ra đó, tự do, trần trụi, hẳn nhiên phải ôm mang nỗi cô đơn và khả năng thương tổn. ôm mang cái không thể ôm mang.

tự do tới mức nào, trần trụi tới mức nào, cô đơn tới mức nào, đam mê tới mức nào, ngây thơ tới mức nào, để không nương bám vào đâu cả, không trông đợi vào một điểm dừng và được lang thang nhiều hơn nữa.

ta gọi là giá trị, không phải một công việc, mà một con người. không phải những đặc quyền, những tiêu chuẩn của sản phẩm mà là những trải nghiệm, những phá dỡ.

có thể là một lối đi: không chỉ cá nhân, nghệ thuật, thơ ca trở nên thiết thân hơn, riêng tư hơn, riêng tư hơn nữa, để vào sâu hơn nữa, tới trơ trọi.

đi lạc

đứa trẻ tò mò rời nhà vào rừng sâu, muốn trải nghiệm đời sống một người rừng. cậu hăm hở và háo hức. cậu vừa phiêu lưu vừa sợ hãi. cậu gọi to lên, nhưng chỉ nghe thấy tiếng vọng của mình. những bước chân mỗi lúc một bồn chồn tìm đường quay lại.

cậu bé lớn lên, không quên giấc mơ – hiện thực thơ ấu, nhưng cậu chỉ còn tìm trong kí ức, đáy tủ, những giấc mơ cũ, những giấc mơ dường như mỗi lúc một bất khả và xa xôi.

một thứ nghệ thuật cuối cùng có thể chỉ còn là giấc mơ về nghệ thuật. nhưng phải chăng giấc mơ đó – cái hiện thực đó không đáng giá, cái mơ mộng đáng giá ấy, và cả thực hành đi lạc của cậu bé như một nỗ lực phơi bày những khả thể?

một tác phẩm nghệ thuật, một bài thơ như thể mãi trôi dạt, một cái gì không bao giờ định hình dù có khối hình riêng biệt, một đám mây vừa trôi vừa đổi dạng. nó không cam kết về sự hoàn tất một tiến trình, không khởi đầu, không kết thúc, hay nó là cái khởi đầu từ chỗ khởi đầu và kết thúc ở điểm dừng của nỗi chờ đợi. nó là cái không kết thúc nổi nhưng cũng không vì thế mà không hoàn tất. nó bỏ lại đằng sau, chuyển hoá, lui vào bên trong, bay lượn, không thể nắm bắt.

sự chờ đợi là vô vọng: đừng kì vọng những kẻ viết này, hắn vẫn ở đó, mà luôn chốn khác, gương mặt đấy mỗi lần gặp lại là một gương mặt khác, hắn không bao giờ hoàn toàn lộ diện dù không ngừng phơi bày và tự phơi bày. khi ta dường như chạm vào hắn, tìm thấy hắn, thì hắn bắt đầu sợ hãi, hắn sợ bị tìm thấy, hắn sợ mất tự do, cả khi những va chạm kia có thể cũng vô ích và vô cầu như bản thân hắn vậy.

có thể là một lối đi: không chỉ cá nhân, nghệ thuật, thơ ca trở nên thiết thân hơn, riêng tư hơn, riêng tư hơn nữa, để vào sâu hơn nữa, tới trơ trọi, tới lạc lối, tới vô định.

cơ thể tôi viết

cả khi tôi ngừng viết, cơ thể tôi vẫn tỏ bày. năng lượng dư dả trữ đâu đó, dưới các múi cơ, trong máu chảy, trôi theo những tế bào chết.

tôi không hét vào khoảng trống để tự thỏa mãn mình. nghệ thuật và thơ ca, hay tình yêu, không bao giờ giản đơn là sự thỏa mãn, bởi nó không bao giờ đem lại sự thỏa mãn. bày ra đó, những đốm lửa hi vọng, những nút thắt nối của các cơ hội, những khả thể bập bềnh của tình yêu và sự cùng nhau, những cơn đói gọi những cơn đói, những cơ thể ôm ghì nhau, ôm ghì kí ức, một cuộc thoại nơi đáy vực vô đáy, ta có thể đi xa và đi sâu tới nơi nào đó, tới không nơi nào, những nỗ lực chia sẻ, cùng nhau, cô đơn cùng nhau, thậm chí, cùng đi vào bóng tối, nuôi dưỡng giấc mơ nơi bóng tối và ánh sáng hòa làm một thành bản thể ta, trọn vẹn.

thơ tự khám phá, tự phơi bày, tự tiết lộ thân phận, và mời gọi phơi bày trong ngôn ngữ, theo những cách ta chưa sẵn sàng đón đợi.

thơ, ở đó, đâu đó, chờ đợi các cơ duyên, thường khi là vô vọng, nhưng không chịu kiệt sức: mở ra một lối đi mù mịt bất định, và người cùng tôi dạo chơi trên đó.

có thể là một lối đi: không chỉ cá nhân, nghệ thuật, thơ ca trở nên thiết thân hơn, riêng tư hơn, riêng tư hơn nữa, để vào sâu hơn nữa, tới trơ trọi, tới lạc lối, tới vô định, tới sự bay bổng.

Jan, 16th, 2015
Nhã Thuyên

(bài viết mở đầu cho bản thảo tập thơ tôi vừa hoàn thành, cũng chưa biết sẽ làm gì với nó/nó được -bị làm gì:) .văn bản sớm hơn của bài viết này đã đăng trên Tia Sáng với nhan đề Chốn thân thiết, Xuân ẤT Mùi 2015. ở đây, tôi sửa sang chút.)

Bị cầm tù bởi quá khứ


Do nhu cầu làm báo, mấy chục năm liền trước khi về hưu, tôi thường phải đọc lại báo chí tiền chiến ngày Tết để làm hàng phục vụ người đón xuân thời nay.

Nay đã đến lúc đọc lại chính cái viết về Tết của thời mình – tức là các bài báo tết từ sau 1945 tới nay, nhất là từ sau 1975 --, ấn tượng chính còn lại trong đầu óc tôi là một sự khác biệt:-- người viết văn viết báo tiền chiến thường đứng trên góc độ của con người hiện đại, trở về với dân tộc hết sức thiết tha, nhưng bao giờ cũng có sự phê phán. Hoặc nếu không thì cũng cảm thấy quá khứ là một cái gì tốt đẹp nhưng đã vĩnh viễn qua rồi không bao giờ còn trở lại nữa, người ngày nay phải sống khác.

Nguyễn Công Hoan, Tú Mỡ .. là những người nói đến cùng cái tầm thường dung tục của cách ăn tết ngày xưa.

Còn Thạch Lam mở ra một cách nhận thức mẫu mực, vừa thấy nét đẹp cổ điển của Tết, vừa khẳng định rằng thời đại của những cái Tết cổ truyền đã qua xã hội đang tìm tới cách đón tết thời cũ chưa từng biết.

-- Trong khi đó, nhiều bài báo Tết thời nay gần nhau ở cái điểm phục cổ: chỉ thuần một giọng ca ngợi những cái Tết xưa, ra cái điều rằng ở đó tất cả là tốt đẹp, chúng ta phải gắng làm theo, không cần cải tiến thay đổi chi hết.

Không những đối với Tết mà với nhiều phong tục tập quán thời xưa, chúng ta cũng có thái độ như vậy.

Lý tưởng hóa quá khứ đang là khuynh hướng bao trùm tâm lý con người, chi phối sự phát triển xã hội.

Đáng lẽ phải thấy quá khứ có nhiều khuôn mặt thì ta lại chỉ cho nó có một khuôn mặt duy nhất. Trong khi giải quyết các vấn đề xã hội ta chỉ nhăm nhăm dựa vào những kinh nghiệm trong quá khứ coi đó là thư thuốc bách bệnh.

Tôi tự giải thích về tình hình ấy như sau:

Chiến tranh 
kéo chúng ta lại Sự kiện lớn nhất chi phối đời sống gần ba phần tư thế kỷ nay vẫn là chiến tranh ba mươi năm.

Trước chiến tranh, chúng ta có một xã hội đang hiện đại hóa mà do chỗ nó được tiến hành dưới sự bảo trợ của người Pháp nên chúng ta vẫn không chịu công nhận nó là văn minh tiến bộ, vẫn xem xã hội đó không phải là của mình.

Nếu được gọi sự vật bằng cái tên của nó, phải nói cuộc chiến tranh mà chúng ta tự nguyện tiến hành đã đập vỡ cái xã hội ấy ra. Chỗ này chỗ kia có thể khác, nhưng trên đại cục thì xã hội trước 1945 đã bị giải cấu trúc. Hệ thống quốc gia được tổ chức theo kiểu một đạo quân và hậu phương của đạo quân đó tuy còn gọi là xã hội song chỉ còn là cái vỏ ngoài, ngoài những bộ phận bảo đảm cho hàng ngũ người mặc áo lính chiến đấu, thì mọi thiết chế khác đều đã phá sản.
Cái xã hội đi dần sang hướng hiện đại thời Pháp thuộc bị chúng ta đơn giản hóa và đưa nó về tình trạng tiền hiện đại. Trong bộ phận chủ đạo, bộ phận sau này trở thành bên thắng cuộc, có người hiểu cái giá mình phải trả, nhưng vì nhu cầu trước mắt không thể làm khác. Mọi lý lẽ được huy động để chứng minh việc trước mắt là duy nhất đúng.

Hiểu biết 
Sau chiến tranh mặc dù tuyên bố là đặt mình vào công cuộc phát triển, nhưng thế nào là phát triển thì chúng ta không biết.
Cái khuôn mẫu mà sau chiến tranh chúng ta muốn xây dựng chỉ là khuôn mẫu mà chúng ta đã phá, thậm chí về nhiều mặt đưa tới tình trạng tiền hiện đại như trên vừa nói. Mọi sự gọi những là hội nhập là ra với thế giới chỉ là trong thế bức bách phải làm. Đội quân cũ được phân công đi làm kinh tế đi làm giáo dục. Mọi khái niệm về văn minh văn hóa chi phối con người sau chiến tranh chỉ là những cái thời tiền chiến ta còn nhớ được, cộng với những cái mới lõm bõm học được từ nước ngoài. 

Niềm tin
Không chỉ có cách sống mà cả trong tư duy, ở những con người từng hết lòng vì chiến tranh cũng thấy có sự trở lại với những khuôn khổ của cái tư tưởng đã hướng dẫn người ta làm cuộc chiến tranh. Khía cạnh thứ nhất, mà cũng là khía cạnh bao trùm trong suy nghĩ con người lúc này: quá khứ là muôn vàn tốt đẹp.
Chỉ có quá khứ có giá trị.
Tương lai sẽ giống như quá khứ, trên cái mạch của quá khứ.
Lẽ tự nhiên một tâm thế nhất quán là sự sùng bái quá khứ được hình thành. Từng con người tự nguyện sống lại quá khứ, mà cả xã hội cũng không mong mỏi gì khác.

Trong chiến tranh cả xã hội sống bằng một niềm tin trung cổ kiểu như “chân cứng đá mềm” “có công mài săt có ngày nên kim”, “Dù có bao nhiêu gian khổ, chính nghĩa sẽ thắng”.

Khi sự kiên trì giữ vững niềm tin đó được kết thúc bằng một sự kiện mà ta ao ước và gọi chung là chiến thắng thì cũng là lúc tâm trí chúng ta đã đông cứng lại trong một niềm tự tin cao độ, rất gần với sự tự lừa dối.

Ta tin tưởng rằng đã đánh nhau được thì làm gì cũng được. Vốn đã quá mệt mỏi vì chiến tranh chúng ta không muốn tìm tòi gì nhiều. Tương lai tìm trong quá khứ một hình bóng phát triển duy nhất. Mọi cảm tình được dành cho quá khứ, cái quá khứ bị lý tưởng hóa và chỉ có một nghĩa duy nhất. Một cách tự nhiên, những con người hậu chiến thực ra đã trở lại với cái nếp sống trung cổ lúc nào không biết. Mọi phương tiện được huy động để phủ lên sự nhốn nháo bên trong một vẻ ổn định bề ngoài.

Đã từng có những cách nghĩ khác Không chỉ riêng ta, nhiều cộng đồng khác, nhiều dân tộc khác, nhất là những dân tộc từng có một quá khứ anh hùng cũng đang trong một tình trạng dằng xé như vậy. Chẳng hạn như ở nước Nga. Ở bên ấy, cả trong thời xô viết lẫn thời gian sau 1991, sức níu kéo của quá khứ đều khủng khiếp. Để biện hộ cho sự trì trệ trong tư duy, người ta lớn tiếng lên án những kẻ muốn thay đổi, cho đó là sự vong ân bội nghĩa.

Và sự bảo thủ đã được đúc kết thành những câu nói có cánh. Như cái câu mà người ta thường bảo là của Rasul Gamzatov "Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn vào bạn bằng đại bác" .
Trong khi đó, trong một bài bình luận chính trị gần đây, bài Những xiềng xích của lịch sử Đông Á (http://nghiencuuquocte.net/2015/01/26/nhung-xieng-xich-lich-su-cua-dong/ ) tôi thấy tác giả Brahma Chellaney dẫn lại một câu ngạn ngữ : “Quên đi quá khứ thì mù một mắt, sống trong quá khứ thì mù cả hai”.
Mà đó lại là một câu ngạn ngữ của chính người Nga.

Ở ta cũng có tình trạng tương tự. Chúng ta có một xã hội ta chỉ chấp nhận có một cách nghĩ của đa số, xem đó là cách nghĩ duy nhất, còn mọi ý tưởng xa lạ với cái chính thống đó, nếu không bị phê phán thì cũng bị bỏ qua. Cách làm lịch sử lại cũng theo kiểu đó mà tiến hành. Khi đọc lại sách báo cũ, những người làm sử hiện đại chỉ chọn ra những gì hợp với thời mình, minh họa cho “giai điệu chính” đang được mọi người công nhận. Còn như mọi ý nghĩ ngẫu nhiên bột phát có thể không đúng trong tình hình ấy song lại đúng về sau - thì chẳng ai buồn nhớ.

Với một sự sáng suốt và phục thiện tối thiểu, mọi người chúng ta -- tôi tin là vậy - đều có thể tìm ra trong ký ức của mình những điểm sáng mà lâu nay bị gọi là lạc dòng nên đẩy vào trong quên lãng. 
Phần tôi, dưới đây tôi dẫn lại một bài thơ của nhà thơ Xuân Quỳnh làm trong khoảng thời gian tạm gọi là mười năm đen tối 1975-1985.
Vào một dịp khác tôi sẽ đặt bài thơ trong quá trình phát triển của xã hội hậu chiến và sự phát triển tư tưởng của tác giả; ở đây chỉ xin nêu lên một khía cạnh chủ yếu mà nhà thơ -- trong khi bám chắc vào cách dẫn dắt của một bài thơ tình — thật ra đã chạm tới cả một vấn đề lớn làm nên định hướng của xã hội:

-- công nhận là quá khứ tốt đẹp thật nhưng trong đó rất nhiều điều ngây ngô đơn giản và nếu làm lại ta sẽ chẳng làm như thế.

-- dù quá khứ tốt đẹp đến đâu thì nó cũng không phải là cái mẫu chúng ta làm theo. Mỗi thời mỗi khác, chúng ta phải biết tự khác đi trong hoàn cảnh.

CÓ MỘT THỜI NHƯ THẾ


Có một thời vừa mới bước ra
Mùa xuân đã gọi mời trước cửa
Chẳng ngoái lại vết chân trên cỏ
Vườn hoa nào cũng ở phía mình đi.

Đường chẳng xa, núi không mấy cách chia.
Trong đáy mắt trời xanh là vĩnh viễn
Trang nhật ký xé trăm lần lại viết
Tình yêu nào cũng tha thiết như nhau.

Có một thời ngay cả nỗi đau
Cũng mạnh mẽ ồn ào không giấu nổi
Mơ ước viển vông, niềm vui thơ dại
Tuổi xuân mình tưởng mãi vẫn tươi xanh

Và tình yêu không ai khác ngoài anh
Người trai mới vài lần thoáng gặp 

Luôn hy vọng để rồi luôn thất vọng
Tôi đã cười đã khóc những không đâu
Một vầng trăng niên thiếu ở trên đầu
Một vạt đất cỏ xanh rờn trước mặt...

Mái tóc xanh bắt đầu pha sợi bạc
Nỗi vui buồn cũng khác những ngày xưa
Chi chút thời gian từng phút từng giờ
Như kẻ khó tính từng hào keo kiệt
Tôi biết chắc mùa xuân rồi cũng hết
Hôm nay non, mai cỏ sẽ già.

Tôi đã đi mấy chặng đường xa
Vượt mấy núi mấy rừng qua mấy biển
Niềm mơ ước gửi vào trang viết
Nỗi đau buồn dồn xuống đáy tâm tư

Em yêu anh hơn cả thời xưa
(Cái thời tưởng chết vì tình ái)
Em chẳng chết vì anh, em chẳng đổi
Em cộng anh vào với cuộc đời em
Em biết quên những chuyện đáng quên
Em biết nhớ những điều em phải nhớ

Hoa cúc tím trong bài hát cũ
Dẫu vẫn là cung bậc của ngày xưa
Quá khứ đáng yêu, quá khứ đáng tôn thờ
Nhưng đâu phải là điều em luyến tiếc.

Bài thơ làm 11-1984, in lần đầu trong số tết của báo Phụ nữ Việt Nam 1985 và có in lại trong các tuyển tập của tác giả, nhưng thường ít được chú ý. Ngày nay, người ta có xu hướng coi Xuân Quỳnh xa lạ với các vấn đề xã hội và chỉ là nhà thơ của tình yêu.

Vương Trí Nhàn