Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma trích từ quyển The Heart of the Buddha's Path
Biên tập: Thupten Jinpa
HỎI:
Về ô nhiễm và tận thế
Thưa Đức Thánh Thiện, câu trả lời của ngài là thế nào để chấm dứt ô nhiễm trong thế giới? Sẽ có sự tận thế và nhân loại như ngài biết về chúng để làm sạch và bắt đầu lại hay không?
ĐÁP:
Dĩ nhiên, theo quan điểm của Phật Giáo, không chỉ theo cảm nhận thông thường, có một sự bắt đầu và có sự chấm dứt. Như vậy là hợp lý; đấy là quy luật; đấy là tự nhiên. Cho nên bất cứ chúng ta gọi là Big Bang hay điều gì như vậy đi nữa, có một tiến trình tiến hóa hay một tiến trình của sự bắt đầu. Cho nên phải có một sự chấm dứt. Trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, tôi nghĩ sự chấm dứt hay tận thế sẽ không xảy ra trong vài triệu năm nữa.
Bây giờ, sự ô nhiễm. Như quý vị biết tôi đến từ Tây Tạng. Khi chúng tôi ở Tây Tạng, chúng tôi không có ý tưởng về ô nhiễm. Mọi thứ rất trong sạch! Trong thực tế, lần đầu tiên khi tôi biết qua ô nhiễm và nghe mọi người nói về rằng tôi không thể uống nước, nó làm tôi ngạc nhiên. Cuối cùng kiến thức của chúng ta được mở rộng.
Bây giờ nó thật sự là vấn đề rất nghiêm trọng. Nó không phải là một câu hỏi của một quốc gia hay hai quốc gia, nhưng mà là sự tồn tại và sức khỏe của toàn nhân loại. Nếu chúng ta có một ý thức rõ ràng về vấn nạn này và xử sự phù hợp, dường như có một cách để làm vấn nạn này bớt nghiêm trọng hơn.Thí dụ, một hay hai năm về trước khi tôi ở Stockholm bên cạnh một con sông lớn, một vài người bạn nào đó của tôi đã nói rằng 10 năm trước không có một con cá nào trong sông bởi vì nước sông quá ô nhiễm. Khoảng thời gian tôi viếng thăm một vài con cá đã bắt đầu xuất hiện do bởi sự kiểm soát ô nhiễm. Cho nên điều này cho thấy rằng có khả năng để cải thiện mọi thứ.
Giết hại và những hoàn cảnh như ở Bosnia lập tức đập vào tâm thức chúng ta. Tuy thế ô nhiễm và những vấn nạn môi trường khác không có sự đánh động kiểu này xuất hiện. Dần dần, tháng qua tháng, năm qua năm, mọi thứ trở nên tệ hại hơn và tệ hại hơn. Khi mà vấn nạn trở thành thật rõ ràng có lẻ đã quá trể. Do thế, tôi nghĩ đây là một vấn nạn rất nghiêm trọng. Tôi thật được khích lệ rằng trong nhiều nơi mọi người quan tâm rõ ràng, và thậm chí một số đảng phái đã được thành lập căn cứ trên ý tưởng và chính sách về bảo vệ môi trường. Tôi nghĩ đây là một sự phát triển lành mạnh. Cho nên có hy vọng.
HỎI:
Về khổ đau của nhân loại
Thưa Đức Thánh Thiện, trong thế giới ngày nay, chúng ta cố gắng để thoát khỏi khổ đau. Điều này dường như lại tạo ra thêm nhiều khổ đau như thể việc làm tích cực của một người có thể là sự đau khổ của người nào khác, thí dụ thuốc men, chính trị, và v.v… Chúng ta phán xét thế nào? Chúng ta không nên chỉ chấp nhận một khối lượng khổ đau và phiền muộn nào đó chứ?
ĐÁP:
Tôi nghĩ rằng có nhiều cấp độ của khổ đau. Nói một cách tổng quát, rõ ràng có thể giảm thiểu cấp độ của khổ đau. Cá nhân tôi không tin rằng những điều kiện cần yếu cho sự cát tường và hạnh phúc của con người nhất thiết phải liên hệ đến việc tổn hại và và gây xúc động đến đời sống của ai đó trong một cách tiêu cực.
Ở đây tôi muốn nói vài điều. Tôi cảm thấy rằng truyền hình và báo chí thường nói đến những thứ tiêu cực. Thí dụ, sự giết hại hay những sự kiện bất hạnh là được đăng tải ngay lập tức. Trong khi đó, hàng triệu người thật sự thật sự đang nhận giúp đở, hay đang được nuôi dưỡng hay chăm sóc bằng tình cảm con người, chẳng hạn như hàng triệu trẻ em, người bệnh và già. Nhưng thường thường trong tâm thức con người những việc tốt đẹp này được xem như đương nhiên. Những việc như vậy không được xem như điều gì đấy mà chúng ta phải đặc biệt chú ý. Thật sự, điều này cho thấy rằng bản chất đúng thật của loài người là bi mẫn hay tình cảm. Chúng ta đơn giản lãng quên tất cả những việc về tình cảm bởi vì nó dường như tự nhiên. Nhưng chúng ta ngạc nhiên với những thứ như sự đổ máu, nó sốc tâm thức chúng ta bởi vì bản chất của chúng ta không phải là loại như vậy. Như một kết quả, nhiều người ấn tượng rằng bản chất con người là tiêu cực, hiếu chiến, và bạo động. Tôi nghĩ rằng một cách tâm lý điều này là rất tệ hại, một cách đặc biệt đối với tuổi trẻ, những người qua truyền hình, thấy những yếu tố tiêu cực của loài người, nhưng luôn luôn trong một thời gian ngắn. Vào lúc ấy hay trong một thời điểm ngắn, những thứ này như giết chóc hay đánh đấm có lẻ là hơi hào hứng. Nhưng về lâu dài, tôi nghĩ những thứ bạo động này là rất, rất tổn hại đến xã hội. Trong thực tế, tôi mới có một cuộc gặp gở với Karl Popper, một triết gia. Chúng tôi đã biết nhau từ lần đầu tôi thăm viếng xứ sở này, năm 1973. Trong cuộc gặp gở của chúng tôi đã thảo luận về bạo động trên truyền hình và quan điểm của tôi là quá nhiều bạo động sẽ có một tác động rất tiêu cực vào tâm thức của hàng triệu trẻ em. Ông ấy, tôi nghĩ, cũng có cùng ý kiến như vậy. Một phương pháp giáo dục thích đáng là yếu tố quan trọng nhất rõ ràng của hy vọng cho một tương lai tốt đẹp hơn.
HỎI:
Về phân biệt chủng tộc, tính không khoan dung và sự ngu ngơ của loài người
Thưa Đức Thánh Thiện, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, tính không khoan dung và sự ngu ngơ của loài người dường như là gia tăng. Ngài quy cho những nhân tố tiêu cực nào với điều này? Những nhân tố tích cực nào có thể đấu tranh chống lại xu hướng này?
ĐÁP:
Tôi nghĩ chúng lệ thuộc chủ yếu vào giáo dục. Tôi cảm thấy rằng thông tin càng đúng đắn hơn và càng tỉnh thức và tiếp xúc hơn thì vấn đề càng tốt đẹp hơn. Dĩ nhiên, quý vị cũng có thể thông qua một tâm thức cởi mở. Cuối cùng, ta cũng chỉ là một cá nhân trong 5 triệu con người và một tương lai cá nhân tùy thuộc rất nhiều vào những người khác. Một phần của vấn nạn tôi nghĩ là thiếu vắng hiểu biết về những nền văn hóa khác và sự tồn tại của những cộng đồng khác và cũng là thiếu vắng một sự thông hiểu về bản chất hay thực tế của sự tồn tại hiện đại. Nếu có thể đạt đến sự thỏa mãn hay đầy đủ hoàn toàn bằng việc hoàn toàn độc lập trong một nền văn hóa và cộng đồng của chính ai đấy - hoàn toàn độc lập và không liên hệ đến những cộng đồng khác khắp thế giới - thế thì có lẻ ta có thể tranh luận rằng có những nền tảng cho việc đóng góp đế những nhận thức sai lầm như tính không khoan dung và sự phân biệt chủng tộc. Nhưng không phải như vậy. Thực tế về sự tồn tại của những nền văn hóa khác và những cộng đồng khác không thể bị lãng quên. Hơn thế nữa, bản chất của sự tồn tại hiện đại chẳng hạn như sự cát tường, hạnh phúc và thành công của một cộng đồng nào đó là rất liên hệ với sự cát tường và những quan tâm của các cộng đồng khác và những xã hội khác. Trong một thế giới hiện đại phức tạp như vậy không có chỗ cho tính không khoan dung và phân biệt chủng tộc.
Bây giờ theo kinh nghiệm của riêng tôi, không nghi ngờ gì Phật Giáo là tôn giáo thích hợp nhất đối với tôi. Nhưng điều này không có nghĩa Phật Giáo là tốt nhất cho tất cả mọi người. Mỗi cá nhân có một tính khí tinh thần và do thế đối với một số người nào đó một tôn giáo đặc thù nào đó là thích hợp hơn hay tác động hơn những tôn giáo khác. Cho nên nếu tôi tôn trọng quyền của mỗi cá nhân, thế thì tôi phải tôn trọng hay chấp nhận giá trị của những tôn giáo khác này bởi vì chúng hoạt động vì hàng triệu người khác.
Khi tôi ở Tây Tạng chỉ có một ít thông tin qua sách vở và gặp gở cá nhân, về bản chất và giá trị của những truyền thống khác. Từ khi tôi trở thành người tị nạn, tôi đã có nhiều cơ hội hơn để có những sự gặp gở gần gũi với những truyền thống khác, chủ yếu qua những cá nhân và đã đạt được một sự thấu hiểu sâu xa hơn về giá trị của chúng. Như một kết quả, bây giờ thái độ của tôi là mỗi truyền thống tín ngưỡng là một tôn giáo quý báu. Dĩ nhiên, ngay cả từ quan điểm triết học, tôi vẫn tin tưởng triết lý Phật Giáo là phức tạp hơn, nó đa dạng hơn hay rộng rãi hơn, nhưng tất cả những tôn giáo khác vẫn có những lợi ích vô vàn hay khả năng lớn lao. Cho nên trên cả hai căn bản ấy, tôi nghĩ thái độ của tôi đối với những tôn giáo khác đã thay đổi một cách lớn lao. Tôi ngưỡng mộ sâu xa sự thực tập của họ và tôi tôn trọng một cách chân thành truyền thống của họ.
HỎI:
Về vấn đề nuôi dưỡng trẻ em
Những chức năng nào quan trọng nhất trong việc nuôi dưỡng trẻ em?
ĐÁP:
Tôi nghĩ quý vị nên hỏi những nhà chuyên môn. Như vậy sẽ tốt hơn!
HỎI:
Về vấn đề tiền bạc
Làm sao chúng ta có thể sống an lành trong một xã hội căn cứ chung quanh nhu cầu tiềm kiếm tiền bạc?
ĐÁP:
Tôi nghĩ có khả năng trong việc cân bằng việc ấy với việc sống an lành. Thí dụ, ngay cả người Tây Tạng cần kiếm tiền. Một cách đặc biệt tôi trong thời gian này với chính phủ lưu vong - tôi nghĩ thiếu thốn của chúng tôi năm nay là hơn 2 triệu đô la! Vì thế tôi rất, rất lo lắng về điều đó!
HỎI:
Về vấn đề kiểm soát sinh sản và bùng nổ dân số
Thưa Đức Thánh Thiện, ngài có bất cứ đề nghị nào về sự bùng nổ dân số trên thế giới?
ĐÁP:
Tôi nghĩ không nghi ngờ gì rằng kiểm soát sinh sản là cần thiết. Phá thai là vô cùng đáng buồn. Tuy thế, tôi nghĩ ngừa thai là rất cần thiết. Đôi khi tôi nói đùa với mọi người rằng sẽ tốt hơn nếu có thêm tu sĩ nam và nữ. Không phải đó là một phương pháp bất bạo động của việc kiểm soát dân số hay sao?!
HỎI:
Về tôn giáo và thế giới hiện đại
Thưa Đức Thánh Thiện, trong xứ sở này những năm gần đây đã có sự xa lánh tôn giáo. Cùng lúc, có sự thích thú gia tăng trong nhiều hình thức đa dạng của sự tự phát triển. Có phải tôn giáo vẫn là một con đường thích đáng trong thế giới hiện đại không?
ĐÁP:
Tôn giáo rõ ràng liên hệ trong thế giới hiện đại. Nhưng có lẻ tôi nên làm sáng tỏ việc này. Nhiều năm đã trôi qua từ khi nhiều truyền thống tôn giáo đa dạng bắt đầu, cho nên những phương diện nào đó, tôi nghĩ, có lẻ đã lỗi thời. Nhưng điều này không có nghĩa là tôn giáo về tất cả mọi mặt là không liên hệ với thế giới hiện đại. Do thế, thật quan trọng để nhìn vào tinh hoa của những tôn giáo khác nhau, kể cả Phật Giáo. Loài người, cho dù ngày nay hay của 100, 1000, 4000, hay 5000 năm trước một cách căn bản là giống nhau. Dĩ nhiên, nhiều nền văn hóa và những cung cách của đời sống đã thay đổi, nhưng chúng ta vẫn là loài người giống như vậy. Vì thế cho nên, những vấn nạn và khổ đau căn bản của loài người - chẳng hạn như chết, già, bệnh tật, đấu tranh và tất cả những thứ này - vẫn ở đấy. Tôi không biết loại cấu trúc nào của loài người sau mười nghìn năm hay một trăm nghìn năm nữa, không ai biết. Nhưng tối thiểu vài nghìn năm qua, tôi nghĩ, những cấu trúc ấy vẫn giữ bản chất như nhau một cách căn bản.
Cho nên tôi nghĩ những tôn giáo khác nhau thật sự đối phó với những nổi khổ đau và rắc rối căn bản của loài người. Trên trình độ ấy, do bởi bản chất và khổ đau của loài người vẫn là giống nhau, thế nên các tôn giáo vẫn rất liên hệ. Trái lại những phương diện nghi lễ nào đó và v.v… đã thay đổi. Ở Ấn Độ, trong thời đại phong kiến hay những triều đại của các vị vua, phương pháp thực hành rất bị ảnh hưởng bởi những hoàn cảnh ấy. Nhưng điều đó đã thay đổi và, tôi nghĩ, phải thay đổi hơn xa hơn nữa.
Như Phật Giáo quan tâm, dĩ nhiên nó không chỉ đối phó với kiếp sống này mà hơn với những khía cạnh huyền bí khác nữa. Ngoại trừ, sự hiện đại hóa đang xảy ra ở thế giới chúng ta, một loại đổi mới tương tự đang xảy ra trong những thế giới tồn tại khác, tôi nghĩ Phật Giáo sẽ tiếp tục duy trì sự liên hệ và thích đáng của nó, không chỉ đối với thế giới hiện đại của chúng ta, bởi vì nhiều rắc rối căn bản của loài người vẫn tiếp tục, nhưng cũng bởi vì nó gửi những vấn đề vốn liên hệ với những hình thức tồn tại huyền bí khác. Tôi luôn luôn tin tưởng rằng sự thay đổi hiện đại chỉ là sự thay đổi trên bề mặt và chiều sâu của nó chúng ta là giống nhau. Nắm ngoái ở biên giới của Áo quốc và Ý Đại Lợi, người ta phát hiện một xác cổ xưa. Nếu chúng ta giả sử rằng người ấy đang sống, tôi nghĩ chúng ta vẫn có thể đối thoại với người ấy. Tuy thế, xác thân ấy khoảng 4 nghìn tuổi. Dĩ nhiên, người ấy đã có một nền văn hóa khác và có lẽ có cách biểu lộ hơi khác, nhưng một cách căn bản chúng ta vẫn có thể đối thoại.
HỎI:
Về sự trừng phạt và hoàn cảnh ở Bosnia
Ngài nói rằng không có thù oán, sự trừng phạt có thể là tích cực nhằm để ngăn ngừa sự phạm phải những hành vi xấu ác khác. Đức Thánh Thiện có thể bình luận về tính chất thích hợp của thẩm quyền Liên Hiệp Quốc trong việc ném bom chống lại người Bosnia Serbs không?
ĐÁP:
Ô, việc ấy thì quá phức tạp! Điều duy nhất mà chúng ta có thể làm là chia sẻ nổi khốn khó và đau khổ của họ. Thật là một hoàn cảnh rất buồn. Khác hơn việc chia se nổi khốn khó của họ trong tâm thức chúng ta, dường như không có gì nhiều để chúng ta có thể thật sự làm. Đối với tôi tất cả những vấn nạn và hoàn cảnh rối rắm này ở Bosnia, cũng như ở cựu Liên Bang Sô Viết và ở châu Phi, không phải xảy ra đột ngột. Nguyên nhân của những sự leo thang này xảy ra qua hàng thập niên. Do thế chúng ta phải nghiên cứu qua sự kiện này. Trong tương lai, tôi nghĩ, nếu có một khu vực có khả năng xảy ra những khủng hoảng loại này, thì cộng đồng quốc tế phải chú ý toàn diện về nó ngay từ lúc bắt đầu và lượng định thích đáng. Tôi nghĩ điều này là cần thiết.
Về phần vi phạm nhân quyền, bây giờ rất đáng khích lệ rằng khắp thế giới đã có một cái nhìn mới về vấn đề nhân quyền. Điều này thật lành mạnh và tốt đẹp. Nhưng tôi xem sự vi phạm nhân quyền và những thứ tương tự cũng là những triệu chứng. Thí dụ, có một nốt phồng hay mụn nhọt trên bề mặt da, là do bởi có điều gì đó sai sót trong cơ thể. Chửa trị những triệu chứng là không đủ - chúng ta phài nhìn sâu hơn và cố gắng để tìm nguyên nhân chính. Chúng ta phải cố gắng để thay đổi những nguyên nhân căn bản, vì thế những triệu chứng tự nhiên biến mất.
Tương tự thế, tôi nghĩ rằng có điều gì đó sai sót với cấu trúc căn bản của chúng ta, một cách đặc biệt trên lãnh vực của những mối quan hệ quốc tế. Tôi thường nói với những người bạn của tôi ở Hoa Kỳ và ở đây: "Quý vị yêu mến dân chủ và tự do rất nhiều. Tuy thế, khi quý vị đối diện với những xứ ngoại quốc, không ai tuân theo nguyên tắc dân chủ, nhưng đúng hơn là tìm kiếm sức mạnh quân sự và kinh tế. Rất thường trong những mối quan hệ quốc tế, người ta thường quan tâm hơn đến sức mạnh hơn là với những nguyên tắc dân chủ" Tôi nghĩ tôi có thể đi xa hơn: tổ chức quốc tế cao nhất, chính Liên Hiệp Quốc, được hình thành do ởi hoàn cảnh ngay sau thế chiến thứ hai, có thí dụ, 5 quốc gia thành viên thường trực trong Hội Đồng Bảo An, mà mỗi thành viên này có quyền phủ quyết. Điều này không phải là dân chủ. Hơn thế nữa, ở châu Phi, nơi hàng triệu người bị chết đói, vũ khí thì sẳn sàng mà lương thực thì không. Khu vực này có nhiều cơ hội, nhưng hàng triệu đô la được sử dụng để mua vũ khí! Tôi nghĩ thật là đáng buồn.
Cho nên như chúng ta đã thảo luận, thù oán là kẻ thù của chúng ta và vũ khí cũng là kẻ thù của chúng ta. Dĩ nhiên, khi tôi còn trẻ tôi nghĩ rằng vũ khí, súng máy, thí dụ, là rất đẹp đẽ. Tôi thích lau chùi chúng! Nhưng mục tiêu chính của những thứ vũ khí này là giết hại! Kinh khiếp. Chúng ta phải làm điều gì đó và những thứ tốt đẹp nhưng không phải vũ khí.
Và đối với sự hình thành quân đội … tôi nghĩ trong truyền thống phương Tây, thường thì con của vua hay nữ hoàng được gởi tới trường quân sự hay vào hải quân. Người ta tự hào về điều này. Nhưng tôi sẽ kể cho quý vị nghe một câu chuyện. Năm ngoái, một đoàn truyền hình Đức quốc đến gặp tôi và một trong những điều họ đã nói là, trong khi người Tây phương là rất, rất sợ chết, trong khi người phương Đông dường như không sợ chết. Tôi nói đùa với họ rằng đúng là sự đối lập hoàn toàn chính xác.
Quân đội và sự thành lập lực lượng võ trang có xu hướng để giết hại. Nhưng ở phương Đông, ngay cả nếu một con côn trùng bị giết thì có một sự ân hận. Thí dụ, một lần, khi tôi ở Tây Tạng, một người bị ám sát và mọi người khác bị sốc. Nó là điều gì đấy không tin tưởng nổi. Cho nên dường như người phương Tây không sợ chết, trong khi người phương Đông thật sự sợ chết. Tôi cảm thấy thật sự như thế. Cho nên tôi nghĩ một cách tinh thần có điều gì đấy sai lạc với khái niệm về chiến tranh và sự thành lập quân đội. Cách này hay cách khác, chúng ta phải thực hiện mọi nổ lực để giảm thiểu quân đội. Thế nào đi nữa, với sự quan tâm đến người Bosnia và đặc biệt trong vấn đề Bosnia, tôi không có câu trả lời rõ ràng - không có ý kiến.
HỎI:
Về vấn đề chiến thắng tiêu cực của tin tức và truyền thông
Ngài có thể đề nghị gì trong việc cống hiến để vượt thắng những thể chế xã hôi, chẳng hạn như tin tức, thú vui, và truyền thông, những thứ dường như luôn luôn thúc đẩy những thái độ và cảm xúc tiêu cực - đối lập với những gì ngài chủ trương?
ĐÁP:
Điều ấy là đúng. Tôi thường phát biểu sự quan tâm của tôi về điều ấy. Tuy nhiên, tôi nghĩ như chúng ta thảo luận, nó tùy thuộc nhiều vào thái độ tinh thần của chính chúng ta. Khi chúng ta nhìn vào những thứ tiêu cực này - giết hại, tình dục hay những thứ loại ấy - nếu chúng ta nhìn vào chúng từ một khía cạnh khác, điều ấy cũng hữu dụng. Đôi khi quý vị có thể sử dụng những cảnh bạo lực, tình dục và v.v… trong một cách tích cực hơn, vì thế, bằng việc chính niệm về tác động và bản chất tàn phá của những cảm xúc đa dạng của loài người, quý vị có thể sử dụng cảnh tượng đặc thù này như một sự nhắc nhở về bản chất tàn phá của chúng. Trong khi những hình tượng về tình dục và bạo động có thể thế nào đó hào hứng lúc đầu, nhưng nếu quý vị nhìn xa hơn thì quý vị có thể thấy nó không lợi ích gì.
Dĩ nhiên, tôi có một ý kiến khác hơn về truyền thông, tôi nghĩ một cách đặc biệt ở phương Tây. Một quốc gia như Ấn Độ, giết chóc và ám sát rất thường thấy trên truyền hình, nhưng tình dục thì thường bị kiểm duyệt hơn. Nhưng nếu quý vị so sánh sự giết hại và tình dục, thì tình dục là khá hơn! Nếu chúng ta giả vờ rằng nó không phải là một bộ phận của loài người, thì cũng tốt, có phải không?
Thế nào đi nữa, tôi nghĩ rằng nó có tầm quan trọng như nhau để thực hiện một sự trình bày rõ ràng đến tâm thức con người về thứ khác, những phẩm chất tốt đẹp của con người, và tôi nghĩ rằng điều này đang thiếu vắng. Chúng ta chỉ đưa ra phía tiêu cực - giết hại, tình dục và tất cả những thứ này - nhưng phía khác, những hành vi của con người về bi mẫn là không được đưa lên.
Bây giờ nè, thí dụ, khoảng 10 ngày trước đây ở thủ đô Hoa Sinh Tân, Hoa Kỳ, tôi đã thăm viện bảo tàng diệt chủng Do Thái (the Holocaus). Khi tôi đến đấy, sau khi xem những thứ này, tôi được nhắc nhở về cả hai phẩm chất của con người. Một phía là sự tra tấn, giết hại và diệt chủng người Do Thái của Đức quốc Xã - thật kinh khiếp và đáng buồn. Nó nhắc tôi về vấn đề xấu ác và khủng khiếp như thế nào nếu sự thông minh của con người bị hướng dẫn hay thúc đẩy bởi thù oán. Nhưng cùng lúc, phía khác cho thấy những người đã hy sinh tính mạng của chính họ để bảo vệ những người Do Thái. Vì thế cũng cho thấy phẩm chất tốt đẹp của con người, mạo hiểm ngay cả tính mạng của đời sống để cứu giúp những người bất hạnh. Trong cách ấy, tôi nghĩ rằng hoàn toàn cân bằng. Nếu chúng ta để thù oán hướng dẫn chúng ta thế thì chúng ta có thể là thật độc ác và quá tàn hại. Nhưng về mặt khác, nếu chúng ta thúc đẩy những phẩm chất tốt đẹp của con người, rồi thì những hành vi diệu kỳ và những thứ tuyệt vời có thể xảy ra. Giống như thế, truyền thông nên đưa lên cả hai phía. Đấy là những gì tôi luôn luôn cảm nhận.
HỎI:
Về kỷ thuật di truyền học
Những nhà khoa học và bác sĩ bây giờ có thể giúp người ta chọn giới tính của con trẻ. Đức Thánh Thiện nghĩ gì về kỷ thuật di truyền học và tác động của nó là gì trên đứa bé chưa sinh ra? Đứa bé chưa sinh có sự lựa chọn của nó hay là của cha mẹ?
ĐÁP:
Tôi nghĩ rất khó có một câu trả lời tổng quát cho điều này. Tôi nghĩ chúng ta phải nghiên cứu từng trường hợp một. Dĩ nhiên, trong một số trường hợp việc làm như vậy có thể là tích cực: cho nên khó lắm.
HỎI:
Về những lãnh tụ chính trị thế giới
Ngài có nghĩ là những lãnh tụ chính trị trên thế giới sử dụng ''não bộ lỗi lạc" của họ trong một cách hữu dụng hay thuần khiết không?
ĐÁP:
Có lẽ một số, tôi nghĩ thế! Tôi hy vọng thế!
***
VỀ CÁC CẢM XÚC CỦA LOÀI NGƯỜI
HỎI:
Về sự chuyển hóa sợ hãi và thất vọng
Một người bình thường có thể chuyển hóa sự sợ hãi và thất vọng của họ không? Chúng ta có thể làm thế nào với việc này?
ĐÁP:
Ô, vâng, rất có thể chứ. Thí dụ, khi tôi còn trẻ tôi luôn luôn sợ hãi những phòng tối. Khi thời gian trôi qua, sự sợ hãi cũng qua đi. Với sự gặp gở người khác, nếu tâm tư quý vị càng đóng lại, khả năng của việc phát triển sợ hãi hay cảm giác bức rức càng tăng lên. Quý vị càng cởi mở, quý vị càng cảm thấy ít bị bực bội hơn. Đấy là kinh nghiệm của tôi. Nếu tôi gặp bất cứ người nào, cho dù là một người giàu có, một người ăn mày hay chỉ là một người bình thường, đối với tôi không có khác biệt gì. Điều quan trọng nhất là mĩm cười và biểu lộ một gương mặt con người chân thành. Những tôn giáo khác biệt, văn hóa khác biệt, ngôn ngữ khác biệt, chủng tộc khác biệt - những điều này là không quan trọng. Học vấn hay không học vấn, giàu hay nghèo, không có gì khác biệt. Khi tôi mở tim tôi ra và mở tâm tôi ra, tôi xem mọi người chỉ như những người bạn cũ. Điều này rất là hữu dụng. Trên căn bản của loại thái độ ấy, nếu một hoàn cảnh là điều gì khác thì tôi có sự tự do để hành động phù hợp với những hoàn cảnh. Nhưng vào lúc đầu, từ phía tôi, tôi phải tạo ra một nền tảng. Rồi thì thường có một đáp ứng tích cực từ trình độ con người. Cho nên tôi nghĩ sợ hãi là một thứ được làm tan biến đi.
Cũng thế, trong một tâm thức cá nhân có nhiều hy vọng. Nếu một hy vọng thất bại, không có nghĩa là mọi hy vọng đều tan vở. Tôi đã từng gặp một số người có khuynh hướng cảm thấy hoàn toàn bị chôn vùi và trở thành tuyệt vọng khi họ không thể hoàn thành một trong những hy vọng của họ. Nhưng tôi tin rằng tâm thức con người là phức tạp. Chúng ta có rất nhiều loại hy vọng và sợ hãi mà thật nguy hiểm để đầu tư mọi thứ vào một hy vọng đặc thù nào đó, để khi hy vọng ấy không được hoàn tất chúng ta hoàn toàn bị áp đảo. Điều ấy hơi quá nguy hiểm.
HỎI:
Về vấn đề đối phó với dính mắc vào sự thịnh vượng vật chất và người cộng sự
Ngài đã nói về việc đối phó với dính mắc vào thân thể của chúng ta. Những phương pháp nào để hiệu quả trong việc đối phó với sự dính mắc cực đoan vào sự thịnh vượng vật chất và người cộng sự?
ĐÁP:
Đối với một số người chấp nhận tái sanh hay bất cứ hình thức tồn tại nào sau khi chết, thì có nhiều loại quán chiếu mà ta có thể làm, chẳng hạn như quán chiếu về sự vô ích cơ bản của việc quá dính mắc vào người cộng sự của ta hay sự thịnh vượng vật chất của ta, hay quán chiếu về bản chất nhất thời hay vô thường của những hiện tượng này. Chúng ta có thể phản chiếu về vấn đề bị dính mắc cực đoan như thế nào với những hiện tượng này có thể làm gia tăng những cảm xúc phiền não của chúng ta và đưa đến những chướng ngại và v.v…
Bây giờ nếu quý vị là một người không tín ngưỡng hay một kẻ vô thần chân thật[1], rồi thì nếu quý vị nhìn vào mục tiêu của đời sống chúng ta, quý vị sẽ thấy rằng đời sống không đơn giản chỉ có nghĩa vì sự giàu sang hay vì người thân yêu nhất của ta. Có nhiều mục tiêu khác. Nếu quý vị là một người không tín ngưỡng, tôi nghĩ quý vị có thể vẫn tiến hành những loại quán chiếu nào đó như một phương tiện của việc tiết giảm sự dính mắc cực đoan của quý vị đối với sự thịnh vượng vật chất và những người đồng sự. Thí dụ, qúy vị có thể nghĩ rằng sự thịnh vượng vật chất và những người cộng sự rõ ràng là một trong những điều kiện đa dạng nào đó cho hạnh phúc và cảm giác thỏa mãn của chúng ta, nhưng điều ấy không có nghĩa rằng những thứ này là điều kiện hay phương tiện duy nhất cho cảm giác thỏa mãn hay toại nguyện của chúng ta. Do thế, không có điểm nào cho việc tập trung vào một mục đích và đầu tư tất cả năng lượng của ta vào việc này, bởi vì nó không là điều kiện duy nhất mà chúng ta mong muốn cho việc đưa đến một đời sống hạnh phúc và toàn vẹn. Trong thực tế, những loại quán chiếu tương tự có thể được tìm thấy trong kinh luận cổ điển của Phật Giáo như 400 Kệ Tụng Trung Đạo.
HỎI:
Về tính khoan dung chân thật
Đức Thánh Thiện có thể nói thêm về vấn đề mối tương quan giữa cá nhân trong sự phù hợp với nghiệp quả cá nhân không? Làm thế nào chúng ta thấu hiểu sự khác biệt giữa tính khoan dung và ngu ngơ?
ĐÁP:
Tính khoan dung chân thật là một lập trường hay sự đáp ứng mà cá nhân thực hiện trong mối quan hệ tới một sự kiện đặc thù, hay đối với một người khác hay sự kiện, khi cá nhân có khả năng để hành động trong một thái độ ngược lại. Như một kết quả của sự suy xét kỷ lưỡng, biến thành những lý do cho nhiều nhân tố và v.v… cá nhân quyết định chống lại việc thực thi hành vi tiêu cực. và điều này là sự khoan dung chân thật. Điều này là hoàn toàn khác biệt với một hoàn cảnh mà trong ấy một cá nhân không có khả năng để làm bất cứ điều gì chẳng hạn như một biện pháp chống lại mạnh mẽ. Và người ấy ở trong vị thế bất lực, nên không thể làm gì khác. Sự khác biệt giữa hai trường hợp là trong sự kiện được chỉ rõ ràng trong một luận điển Phật Giáo được biết như LuậnBồ tát Hạnh của Tịch Thiên. Cho nên sự khoan dung của tôi đối với người Hoa thật sự là hoàn toàn mở rộng với một câu hỏi - nó có phải là sự khoan dung chân thành hay không?
HỎI:
Về việc vượt thắng sợ hãi
Chúng ta có thể vượt thắng sự e ngại hay kinh sợ ra sao như một thể trạng thường lệ của tâm thức, một cách đặc biệt khi không có một nguyên nhân rõ ràng?
ĐÁP:
Tôi nghĩ rằng loại quan điểm mà quý vị có và cách mà quý vị nghĩ tạo ra một sự khác biệt lớn. Thường thường chúng ta thấy mình bị chạm phải một tư tưởng hay cảm giác đột biến, chẳng hạn như sợ hãi, là thứ, mà nếu chúng ta để tự nó, hay, nói cách khác, chịu thua nó mà không để ý nhiều, thí nó có thể hoạt động trong những nguyên nhân của nó và bắt đầu tác động chúng ta. Thật thiết yếu rằng khi những thứ như vậy sinh khởi chúng ta phải áp dụng một năng lực lý trí của chúng ta vì thế ta không bị rơi vào sự quay cuồng của những tư tưởng và cảm giác này. Dĩ nhiên, nếu có những lý do đầy đủ để sợ hãi, thế thì sợ hãi là tốt! Sợ hãi tạo ra biện pháp phòng ngừa, vậy thì tốt.Tuy nhiên, nếu không căn bản cho sự sợ hãi, thế thì khi quý vị hành thiền phân tích sự sợ hãi sẽ được giảm thiểu. Đấy là cách thích đáng.
HỎI:
Về vấn đề bi mẫn tự động
Bi mẫn có thể phát sinh một cách tự động sau khi ta đã phát triển tuệ trực giác tuyệt đối không?
ĐÁP:
Tôi nghĩ nó tùy thuộc rất nhiều trong việc định hướng tâm linh của người ấy và động cơ căn bản. Thật có thể cho những hành giả nào đó, người đã phát triển sự thành thạo với những nguyên tắc đa dạng của con đường Đại Thừa, lòng vị tha và v.v… Khi cá nhân đạt đến tuệ giác càng lớn trong bản chất thực tại, thì năng lực bi mẫn và lòng vị tha của người ấy càng lớn, vì rồi thì người ấy sẽ thấy rằng chúng sanh quanh quẩn trong vòng sanh tử qua si mê về bản chất của thực tại. Những hành giả như vậy, khi họ đạt được tuệ giác rất thâm sâu trong bản chất của thực tại, cũng sẽ nhận ra con đường khả dĩ thoát khỏi tình trạng khổ đau. Một khi quý vị đạt được sự thực chứng ấy, rồi thì lòng bi mẫn của quý vị đối với chúng sanh sẽ lớn hơn bởi vì sau đó quý vị nhận ra số phận của họ - mặc dù họ có thể thoát ra, nhưng họ vẫn bị vướng trong vòng luân hồi.
Nhưng một cách đơn giản bởi vì một người đã đạt được một trình độ tuệ giác nào đó về bản chất của thực tại thì cũng không bảo đảm có một kinh nghiệm thanh thoát tự động của bi mẫn. Đây là bởi vì tuệ giác của người nào đó về bản chất của thực tại có thể bị động viên bởi một nguyện ước vị tha để cứu giúp những chúng sanh khác hay nó có thể bị dẫn dắt bởi một động cơ chính yếu quan tâm với sự hấp dẫn đạt đến sự giải thoát khỏi vòng sanh tử. Cho nên đơn giản bằng việc phát sinh tuệ giác hướng đến bản chất của thực tại trong chính nó không thể thật sự đưa đến một lòng bi mẫn chân thành; quý vị cần những điều kiện bổ sung nào đó.
HỎI:
Về tha thứ
Ngài có thể nói về tha thứ? Trong quá khứ tôi đã làm một số việc sai lầm và đáng ngờ, và những cảm giác tội lỗi xâm nhập trong sự hòa bình của tâm thức tôi, mặc dù tôi đã hoạt động cần cù để sửa chửa tai hại mà tôi đã làm. Những hành động nào tôi có thể làm để giúp đở sự tha thứ của tôi về chính tôi và những người khác?
ĐÁP:
Nếu bạn là một hành giả Phật tử thế thì có thể hiệu quả trong việc tham gia trong một hình thức tịnh hóa liên hệ đến việc áp dụng những gì được biết như 4 Năng Lực, một trong những thứ này là biểu hiện sự hối lỗi về hành động đã làm. Điều nàydường như thật sự ngay tức khắc. Một nhân tố khác cần đến là một cảm giác kiên quyết không tham dự trong những hành vi như vậy nữa trong tương lai. Bổ sung với 2 nhân tố này, một thực tập tịnh hóa thật sự có thể liên hệ trong việc quy y Tam bảo và rồi thì dấn thân trong những sự thực tập tôn giáo nào đó, chẳng hạn như lạy phủ phục và trì tụng mật ngôn, thiền quán về từ ái và bi mẫn, hay thiền quán về tánh không, bản chất cứu kính của thực tại.
HỎI:
Về biểu lộ tích cực của sân hận
Có những thí dụ về biểu lộ tích cực của sân hận căn cứ trong bi mẫn và tự thông hiểu không?
ĐÁP:
Vâng, có thể có những hoàn cảnh mà trong ấy động cơ căn bản là bi mẫn, nhưng điều kiện tác xúc hay nhân tố thúc đẩy có thể là giận dữ, đấy là một năng lực rất mạnh của tâm thức.
HỎI:
Về việc làm tan biến nổi đau của sự ngược đãi trẻ em
Nếu người ta làm tổn hại hay ngược đãi trẻ em, và trong đời sống trưởng thành vết thương lòng ấy đưa đến sự chán nản và những cảm xúc tiêu cực, chúng ta có thể làm tan biến nổi đau ấy qua thiền tập hay không? Và tiến trình tâm lý trị liệu có bổ sung cho phương cách ấy hay không?
ĐÁP:
Tôi nghĩ cách tốt nhất là sử dụng cả hai kỷ năng. Nó có thể khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh, nhưng nói một cách tổng quát, chúng chắc chắn bổ sung cho nhau.
HỎI:
Về việc tiếp xúc với cảm xúc của ta
Thưa Đức Thánh Thiện, tôi có thể tiếp xúc với những cảm xúc của tôi mà không phải sợ hãi không? Tôi thường khống chế các cảm giác của tôi rất nhiều làm tôi khép kín lại và không thể yêu thương.
ĐÁP:
Khi tôi nói về từ ái và bi mẫn, tôi làm những sự phân biệt giữa cảm giác thông thường về yêu thương và những gì tôi muốn nói đến từ ái. Tôi muốn nói gì với từ ái có thể phát sinh trên căn bản của việc nhận ra rõ ràng sự hiện hữu của người kia, và một sự tôn trọng chân thành vì sự cát tường và lợi ích của người kia. Tuy nhiên, yêu thương căn cứ một cách mạnh mẽ của sự chấp trước đối với người thân, từ quan điểm của sự thực hành tôn giáo, là điều gì đó phải tuyệt đối thanh tịnh. Một mức độ của buông xả phải được thực hiện.
Tôi nghĩ rằng có lẽ vào trình độ bắt đầu, quý vị có thể thấy một loại cô độc nào đó. Một cách thật sự, đó là một trong những xu hướng của đời sống tu sĩ. Trong khi một cách là loại đời sống dường như hơi vô vị và không hấp dẫn, thì một đời sống khác là sôi động hơn. Trong thực tế, tôi nghĩ một hình thức của hạnh phúc có quá nhiều dao động, cho nên tôi nghĩ về lâu dài của một loại khác, mặc dù kém ấn tượng hơn, nhưng là điều gì đấy ổn định. Về lâu dài tôi nghĩ lại thoải mái hơn! Do thế, đấy là một nguồn an ủi cho quý sư thầy và sư cô!
HỎI:
Về đối phó với chán nản và thất vọng
Nếu ai đấy cảm thấy trong chiều sâu chán nản và, trong một sự tuyệt vọng tột cùng, nằm về đêm muốn chết đi cho rồi, ngài có khuyên bảo gì để giúp người ấy trở nên ổn định và tích cực hơn không?
ĐÁP:
Thật là khó khăn nếu ai đấy không có kinh nghiệm hay không có tu tập. Tôi thật sự không biết khuyên bảo như thế nào. Nhưng nếu đấy là người nào đó có một kinh nghiệm nào đó về thực tập hay một tôn giáo nào đó, và nếu người ấy có một kinh nghiệm nào đó về tu tập Phật Giáo, thế thì thật hữu ích để nghĩ về Phật tánh và về khả năng của thân thể con người và não bộ con người. Thật cũng hữu dụng để đọc về những câu chuyện của các đại hành giả của quá khứ, và đời sống của các ngài soi sáng đến những gian khó mà con người phải trải qua. Thí dụ, trong một vài trường hợp những đại sư này là những người mà trước đó hầu như không có học tập gì hay những người đầy thất vọng và thiếu phương tiện thuận lợi và v.v… Nhưng như kết quả của sự quyết tâm và tự tin vào khả năng của các ngài, các ngài cuối cùng đã có thể đạt đến những sự thực chứng cao độ. Chúng ta cũng phải giữ trong tâm rằng chán nản và đánh mất hy vọng sẽ không bao giờ thật sự giúp để thay đổi hoàn cảnh.
HỎI:
Về chuyển hóa năng lượng của sân hận và tham muốn
Thưa Đức Thánh Thiện, ngài đã nói về những bổn tôn phẫn nộ. Ngài có thể nói thêm về việc chuyển hóa năng lượng của sân hận và tham muốn qua sự thực hành mật tông không? Chìa khóa của một sự chuyển hóa như vậy là gì?
ĐÁP:
Những phẩm chất nào đó là cần thiết về phần cá nhân, người có thể chuyển hóa năng lượng của những cảm xúc tiêu cực như sân hận và tham muốn vào con đường tu tập. Chẳng hạn một cá nhân phải có một nền tảng vững vàng trong sự thực chứng con đường của tuệ trí và phương tiện. Căn cứ trên ấy, một người như vậy cũng phải có một trình độ thực chứng nào đó về thiền bổn tôn du già: thiền nhất tâm và cũng như tính đồng nhất và hiện tướng vững vàng của bổn tôn. Rồi thì có những hình thức của các hành vi nào đó mà hành giả có thể dấn thân trong đó cho phép hành giả chuyển hóa những năng lượng này, kể cả những hành động phẫn nộ. Nhằm để thực hiện một hành vi như vậy, hành giả cần một loại động cơ phẩn nộ nào đó, chẳng hạn như một sự giận dữ nào đó, mà nó hoàn toàn căn cứ trên bi mẫn hay karuna. Như vậy cũng ảnh hưởng đến sự nhanh chóng. Một sự diễn tả hài lòng cần liên hệ đến một sự giải thích dài dòng.
***
VỀ PHẬT GIÁO
HỎI:
Về Phật Giáo
Chắc chắn chính kiến là sự khởi đầu của tuệ trí trên con đường tu tập? Nó không chỉ dành cho tôn giáo.
ĐÁP:
Bạn đúng trong việc nói rằng chính kiến không nhất thiết là một quan kiến đặc biệt của tôn giáo. Những gì tôi muốn nói bằng việc tuyên bố rằng hiểu sai hay quan điểm sai lầm (si mê) là một trong 10 bất thiện nghiệp từ quan điểm tôn giáo, là bởi vì trong Phật Giáo, khi 10 bất thiện nghiệp được kể đến, những việc hiểu sai hay quan điểm sai lầm liên hệ đến vấn đề không tin tưởng vào tái sanh, không tin tưởng vào việc có thể đạt đến niết bàn, v.v… Những thứ này chắc chắn là đặc thù của niềm tin Phật Giáo.
HỎI:
Về thiền tập
Làm sao thiền tập có thể giúp để đem đến sự toại nguyện?
ĐÁP:
Nói một cách tổng quát, khi chúng ta sử dụng thuật ngữ 'thiền tập' thì thật quan trọng là giữ trong tâm rằng có nhiều ý nghĩa rộng rãi. Thí dụ, thiền tập có thể là nhất tâm, quán chiếu, hấp thu, phân tích, và v.v… Một cách đặc biệt trong phạm vi của việc trau dồi toại nguyện, loại thiền tập nên được áp dụng hay dấn thân là phân tích nhiều hơn. Quý vị quán chiếu trên những hậu quả tiêu cực của một sự thiếu vắng toại nguyện và những lợi ích tích cực của toại nguyện và v.v… Bằng việc phản chiếu trên những điều lợi và hại, quý vị có thể làm nổi bật năng lực cho việc toại nguyện của quý vị. Thế nên nếu sự thấu hiểu của hành giả về thiền tập bị hạn chế với một tình trạng định chỉ nhất tâm mà không có khả năng sự áp dụng kỷ năng phân tích, tôi không nghĩ rằng chỉ loại thiền tập này mà thôi có thể đưa đến một sự phát triển về toại nguyện. Đây là bởi vì một trong những căn bản của các sự tiếp cận Phật Giáo trong thiền tập là thế nào đấy dấn thân trong một hình thức thực hành trong thời khóa hành thiền vì thế nó mới có thể có một sự tác động trực tiếp trong những lúc sau thiền tập, trong thời gian thường ngày, thí dụ trong thái độ của chúng ta, sự tương tác của chúng ta với người khác và v.v…
HỎI:
Về nghiệp
Nghiệp là luật nhân quả trong hành động của chúng ta. Vậy nhân quả trong tình trạng thiếu hoạt động là gì?
ĐÁP:
Nói một cách tổng quát, khi chúng ta nói về giáo lý nghiệp quả, một cách đặc biệt trong mối quan hệ với nghiệp quả tiêu cực và tích cực, nó chắc chắn liên hệ với một hình thức của hoạt động. Nhưng điều ấy không có nghĩa là có những hành vi trung tính hay nghiệp quả trung tính, là thứ có thể được thấy như nghiệp thiếu hành động. Thí dụ, nếu chúng ta đối diện với một hoàn cảnh mà trong ấy người nào đấy cần giúp đở, khổ đau hay trong một hoàn cảnh chán chường, và những hoàn cảnh như thế, bằng việc dấn thân một cách năng động hay liên hệ với hoàn cảnh, quý vị có thể giúp hay làm nhẹ bớt khổ đau, thế thì nếu quý vi duy trì sự không hành động như vậy có thể có một hậu quả nghiệp báo.
Nhưng phụ thuộc rất nhiều vào thái độ và động cơ của chúng ta. Thế nên bất luận của việc cá nhân có khả năng để giải thoát một người khỏi khổ đau của người ấy hay không, nếu thái độ của người chứng kiến trong hoàn cảnh ấy là hoàn toàn dửng dưng đối với sự cát tường của con người và trong một cách quay lưng với sự cát tường hay cần yếu của người khác, như vậy có thể chắc chắn có những hậu quả nghiệp báo tiêu cực. Nhưng điều này hoàn toàn khác biệt với một hoàn cảnh mà trong ấy một cá nhân không nhất thiết chủ ý bất chấp nhu cầu của người khác, mà đúng hơn là duy trì sự không hành động do bởi thiếu sự tự tin và không can đảm. Như vậy có thể được thấy như ít tiêu cực hơn.
HỎI:
Về việc đạt niềm tin vững vàng trong Phật tánh
Cách nào tốt nhất để đạt niềm tin vững vàng trong Phật tánh của chúng ta?
ĐÁP:
Căn cứ trên khái niệm về tánh không, ý nghĩa Tịnh Quang khách thể, và cũng là khái niệm về chủ thể Tịnh Quang, chúng ta cố gắng để phát triển một sự thấu hiểu sâu xa hơn về Phật tánh. Không phải dễ, nhưng qua khảo sát, tôi nghĩ cả vận dụng trí óc và qua thực hiện sự nối kết với cảm nhận hàng ngày của chúng ta, có một cách để phát triển một loại kinh nghiệm sâu xa hay cảm nhận nào đó về Phật tánh.
HỎI:
Về bản chất của chúng sanh và cây cỏ có Phật tánh không
Thưa Đức Thánh Thiện, khoa học ngày nay không làm một sự phân biệt rõ ràng về cây cỏ và những hình thức đơn giản của đời sống động vật. Phật Giáo quyết định thế nào, ai có tâm thức và ai không có tâm thức? Có thể tin rằng cây cỏ tham dự vào sanh tử luân hồi và có Phật tánh không?
ĐÁP:
Tại một trong những buổi gặp gở với các nhà khoa học về những cái chung giữa khoa học hiện đại và Phật Giáo, câu hỏi được nêu lên về vấn đề chúng ta quyết định thế nào về một vật sống là chúng sanh hay không chúng sanh. Cuối cùng, tất cả chúng tôi đi đến một sự đồng ý rằng nhân tố quyết định là năng lực để di chuyển và tính biến đổi. Dĩ nhiên, theo quan điểm Phật Giáo có những chúng sanh khác không có hình tướng, như ở thế giới vô sắc. Thêm nữa, trong sắc giới, nơi những chúng sanh thật sự biểu hiện trong hình tướng vật lý, kinh luận Phật Giáo đề cập đến những chúng sanh trong hình thể của cây cỏ, bông hoa, và v.v… Nhưng đối với câu hỏi đặc thù của vấn đề chúng ta có thể tìm thấy thí dụ, cây cỏ ở đây là chúng sanh hay không, tôi thành thật không biết quyết định như thế nào. Tôi nghĩ việc ấy ở trình độ quy ước, người ta nghĩ, "Đấy chỉ là một cây cỏ." Thế nên chúng ta chấp nhận nó như chỉ là một cây cỏ.
Nhưng chúng ta phải chú ý rằng trong nhận thức của chúng ta về thực tại có nhiều trình độ đa dạng không nhất quán giữa cách mà trong ấy chúng ta nhận thức sự vật và cách mà trong ấy mọi vật và sự kiện thật sự phơi bày. Điều này có thể có một mối quan hệ nào đó đối với một tuyên bố trong một hệ thống triết lý Phật Giáo được biết như Trung Quán Cụ Duyên Tông, tạm thời chấp nhận sự phân biệt giữa hư ngụy và thực tại, vọng tưởng và thực tại, nhưng cơ bản vẫn không chấp nhận một sự phân biệt như vậy.
HỎI:
Về những niềm tin thức và tiềm thức
Trong việc cố gắng để nhìn đời sống trong một ánh sáng tích cực, Phật Giáo đối phó thế nào về sự phân đôi giữa những niềm tin về ý thức-concsious và tiềm thức- subconcsious?
ĐÁP:
Mặc dù tôi không rõ ràng lắm về thuật ngữ tiếng Anh 'subconcsious', tiềm thức, nhưng theo Phật Giáo, khi chúng ta nói về ý nghĩa vượt thắng phiền não đa dạng và nhận thức tiêu cực và những thể trạng cảm xúc, chúng ta phân biệt giữa những kinh nghiệm ý thức và biểu hiện và những thứ duy trì trong hình thức của những khuynh hướng, xu hướng hay tính khí. Giữa hai thứ, vượt thắng nhận thức ý thức và biểu hiện và những tình trạng cảm xúc được xem như dễ hơn là vượt thắng những thiên hướng hay khuynh hướng vi tế của tâm thức. Do thế, trong kinh điển Phật Giáo, khi trình bày con đường đến Giác Ngộ, tuệ giác soi thấu vào bản chất của Tánh không được xem như năng lực đối kháng cho việc vượt thắng những hình thức rõ ràng và biểu hiện của những tình trạng phiền não này. Chỉ qua sự tinh thông bất biến với sự thấu hiểu về bản chất của thực tại, qua một tiến trình thiền tập lâu dài, mà chúng ta cuối cùng mới có thể vượt thắng những xu hướng và tính khí.
Kinh luận Phật Giáo đề cập những giai tầng đa dạng trong tiến trình vượt thắng phiền não và những tình trạng tiêu cực. Trước nhất là rèn luyện ta trong một cách mà ở giai tầng khởi đầu hành giả đạt đến một trình độ, nơi mà mặc dù người ấy có thể trải qua những điều kiện và hoàn cảnh nào đó mà người thường sẽ làm cho sinh khởi những phản ứng tiêu cực và phiền não, qua sự thực hành hành giả sẽ không cho phát sinh những tình trạng tiêu cực này. Điều này sau đó sẽ được tiếp theo bởi một thể trạng tiến bộ hơn mà trong đó hành giả thật sự có thể trực tiếp tương tác và ngăn ngừa sự sinh khởi những cảm xúc phiền não. Cuối cùng, ở một giai tầng tĩnh lặng hơn, hành giả có thể thật sự tẩy trừ những hạt giống hay khả năng làm cho sinh khởi những tình trạng phiền não như vậy. Thế thì, như quý vị thấy, tiến trình vượt thắng nhận thức tiêu cực và phiền não và những tình trạng cảm xúc của chúng ta là rất phức tạp. Không phải chỉ bằng việc phát sinh một tuệ giác vào bản chất của thực tại, mà ngay lập tức quý vị có thể tiêu trừ tất cả những tiêu cực khỏi tâm thức quý vị.
Để cho quý vị một ý tưởng nào đó về sự phức tạp của tiến trình, chúng ta có thể thấy rằng với sự quan tâm đến một vấn đề đặc thù, tâm thức chúng ta đi qua những giai tầng hoàn toàn khác nhau. Thí dụ, vị thế của hành giả quan tâm đến một vấn đề đặc thù, ở giai tầng khởi đầu, có thể là hoàn toàn mâu thuẩn với thực tại. Như kết quả của việc cố gắng để thấu hiểu thực tế chính xác của hoàn cảnh, có lẽ sự thấu hiểu nhất niệm sai lầm có thể rồi thì được đặt vấn đề và đi vào một tình trạng dao động, mà trong ấy quý vị nghĩ rằng có lẽ nó là thế, hoặc là không phải thế. Tình trạng dao động do dự ấy rồi thì có thể qua sự phân tích xa hơn, đi vào một thể trạng quá tự tin, hướng đến một kết luận đúng đắn. Khi nổ lực và làm quen thuộc hơn, tình trạng tự tin ấy có thể biến thành một tình trạng của tri thức chân thật. Ở giai tầng khởi đầu, tri thức chân thật ấy có thể chỉ là sự suy luận căn cứ trên những tiền đề nào đó, và do thế thuộc về nhận thức. Nhưng qua sự làm quen thuộc liên tục, cuối cùng sự thấu hiểu suy luận, theo Phật Giáo, có thể đưa đến kết quả trong một sự thấu hiểu trực giác trực tiếp về bản chất của thực tại. Vì thế quý vị có thể thấy có một loại tiến triển. Đây là trong một cách làm sáng tỏ sự phức tạp của những năng lực của việc vượt thắng các tình trạng phiền não của chúng ta. Cho nên theo Phật Giáo, một sự ngừng dứt thật sự, diệt đế, mà trong ấy cá nhân đã hoàn toàn vượt thắng những tác động tiêu cực và các cảm xúc phiền não và những tình trạng nhận thức, được nói là tuệ trực giác trực tiếp.
HỎI:
Về vấn đề tại sao Phật Giáo được diễn tả như một con đường tâm linh
Thưa Đức Thánh Thiện, tại sao Phật Giáo được diễn tả như một con đường tâm linh khi mọi thứ xoay quanh tâm thức?
ĐÁP:
Vâng, đúng là một số người diễn tả Phật Giáo như một môn khoa học về tâm thức hơn là một tôn giáo. Trong tác phẩm của một trong những đạo sư vĩ đại nhất của Đạo Phật là Long Thọ, trong ấy đề cập rằng sự tiếp cận của con đường tâm linh Đạo Phật đòi hỏi sự áp dụng phối hợp năng lực đức tin và thông tuệ. Mặc dù tôi không biết chính xác tất cả những ý nghĩa tiềm ẩn của thuật ngữ tiếng Anh 'religion - tôn giáo', nhưng cá nhân tôi nghĩ rằng Phật Giáo có thể được định nghĩa như một loại kết hợp của con đường tâm linh và hệ thống triết lý. Tuy nhiên, trong Đạo Phật, nhấn mạnh nhiều đến lý trí và thông tuệ hơn là đức tin. Tuy thế, chúng ta cũng thật thấy vai trò của đức tin. Thí dụ, Phật Giáo phân chia tất cả các hiện tượng thành ba loại: thứ nhất, những hiện tượng rõ ràng trước mắt - những thứ mà chúng ta có thể trực tiếp trải nghiệm, hay liên hệ đến và thấu hiểu; thứ hai - những loại hiện tượng nào đó đòi hỏi sự suy luận qua một tiến trình lý luận (logic) nhưng là những thứ chúng ta vẫn có thể kết luận theo những tiền đề rõ ràng; và thứ ba, những hiện tượng được gọi là 'những hiện tượng tối nghĩa', là những thứ có thể được thấu hiểu chỉ qua liên hệ trên sự chứng nhận của người thứ ba, trong phạm vi Phật Giáo, sự chứng nhận của Đức Phật. Bằng sự tin cậy vào lời của Đức Phật mà chúng ta chấp nhận sự tồn tại của chúng.
Nhưng rồi thì ngay cả sự chứng nhận của Đức Phật cũng không phải được tiếp nhận đơn giản bằng niềm tin mù quáng chỉ vì ngài là Đức Phật, mà đúng hơn bởi vì lời của Đức Phật được chứng minh là đáng tin cậy trong phạm vi của các hiện tượng và các chủ đề là những thứ tuân theo lý trí và sự thấu hiểu luận lý. Bằng việc suy luận rằng Đức Phật được chứng minh là đáng tin cậy trong những trường hợp này, chúng ta có thể kết luận rằng lời của Đức Phật cũng có thể được xem như có giá trị trên những vấn đề hay chủ đề không quá rõ ràng lập tức đối với chúng ta. Thế nên, có một loại vai trò của đức tin ở đấy, nhưng chúng ta vẫn thấy rằng nó cuối cùng tùy thuộc vào lý trí và sự thông tuệ hay sự thấu hiểu của hành giả. Do vậy Phật Giáo có thể được diễn tả như một sự phối hợp của hệ thống triết lý và con đường tâm linh, hay, đúng hơn nó có thể được thấy như một sự phối hợp của khoa học tinh thần và con đường tâm linh.
Một trong những lý do tại sao tôi nói rằng trong phương pháp của Đạo Phật, đặc biệt trong phương pháp Đại Thừa Phật Giáo, sự nhấn mạnh được đặt trên lý trí và sự thấu hiểu nhiều hơn, là bởi vì chúng ta thấy trong Phật Giáo Đại Thừa một sự phân biệt giữa hai đặc trưng khác nhau của lời Đức Phật. Một loại kinh Phật nào đó có thể được xem là đúng như vậy và dứt khoát (liễu nghĩa), và những kinh điển nào đó không thể được tiếp nhận tại những giá trị bề mặt, không được chấp nhận theo chữ nghĩa và đòi hỏi sự giải thích xa hơn (bất liễu nghĩa). Chúng ta quyết định như thế nào một loại kinh điển nào là rõ ràng dứt khoát không hay đòi hỏi sự giải thích xa hơn để quyết định ý nghĩa sâu sắc tiềm ẩn? Việc ấy chỉ có thể hoàn thành bằng việc tin cậy trên hình thức của lý trí. Cho nên sự thấu hiểu và khảo sát tối hậu là sự phán xét. Tinh thần này là rất rõ ràng được soi sáng trong tuyên bố thường được trích dẫn của Đức Phật: 'Này chư Tỳ kheo và những người thông tuệ đừng chấp nhận lời của ta chỉ bởi vì đấy là lời của Đức Phật, đơn giản chỉ vì tôn kinh ta, nhưng giống như người thợ kim hoàn thử vàng qua nhiều trình tự và rồi cuối cùng mới phán xét, tương tự như chấp nhận giá trị những tuyên bố của ta chỉ sau khi quý vị đã đưa chúng ra để phân tích và khảo sát.'
Thế nên trong một cách mà Đức Phật đã cho chúng ta tự do để tiến hành những khảo sát xa hơn những lời của ngài. Dường như là trong loài người, một nhóm họ tự diễn tả như những người cấp tiến duy vật và nhóm kia tự căn cứ chỉ trên đức tin, mà không có nhiều khảo sát. Ở đây là hai thế giới hay hai phe phái. Phật Giáo không thuộc vào nhóm nào cả. Từ một phía Đạo Phật là một khoa học về tâm thức, vì thế một phía phủ nhận nó, nói rằng nó không là một tôn giáo. Từ phía kia, Phật Giáo là quá tâm linh: nó liên hệ đến thiền tập và những thứ như vậy, vì thế phía khác phủ nhận nó. Vì thế, Đạo Phật vẫn ở giữa hai phía. Có lẽ, đấy là một thuận lợi: chúng ta có thể làm việc như một cây cầu để đem hai cực đoan này lại với nhau. Đôi khi, tôi cảm thấy rằng trong tương lai có lẽ có một vai trò quan trọng cho Phật Giáo trong việc đem cả hai phía lại với nhau.
HỎI:
Về sự độc thân
Có phải sự sống độc thân đòi hỏi cho Giác Ngộ không?
ĐÁP:
Tôi nghĩ tổng quát là không. Tuy thế quý vị có thể hỏi tại sao chính Đức Phật cuối cùng cũng trở thành một tu sĩ. Tôi nghĩ, từ quan điểm của Luật tạng, mục tiêu chính của việc độc thân là cố gắng để giảm thiểu tham muốn và dính mắc.
Theo quan điểm của Mật tông, đặc biệt trong Tantra Yoga Tối Thượng, năng lượng, 'những giọt' (drops) hay sự diệu lạc là nguồn gốc của năng lượng hòa tan cấp độ thô của ý thức hay cấp độ thô của năng lượng. Qua kinh nghiệm của sự diệu lạc đặc biệt ấy, có khả năng là cấp độ thô cuối cùng sẽ hòa tan. Cho nên những giọt là nhân tố chìa khóa cho sự diệu lạc.
Trong Phật Giáo Tây Tạng, một cách đặc biệt nếu quý vị nhìn vào đồ tượng của các bổn tôn với các phối ngẫu của cac ngài, quý vị có thể thấy nhiều biểu tượng của tình dục rất rõ ràng là những thứ thường gây ra những ấn tượng sai lầm. Một cách thật sự, trong trường hợp này cơ quan sinh dục được sử dụng, nhưng chuyển động năng lượng đang xảy ra, vào lúc cuối, được kiểm soát hoàn toàn. Năng lượng không bao giờ nên để thoát ra ngoài. Năng lượng này phải được kiểm soát và cuối cùng trở lại những phần khác của thân thể. Điều được đòi hỏi cho một hành giả mật tông tantra là phát triển một khả năng để sử dụng năng lực diệu lạc và kinh nghiệm diệu lạc của mình dược phát sinh một cách đặc biệt qua sự tuôn chảy của những dung dịch tái sinh trong các kinh mạch năng lượng của hành giả. Thật thiết yếu để có năng lực để bảo vệ chính mình khỏi sự lỗi lầm xuất tinh. Đó không phải là một hành vi tình dục hoàn toàn thông thường. Và ở đây chúng ta có thể thấy một loại nối kết đặc biệt với sự độc thân. Một cách đặc biệt trong sự thực hành của Mật Pháp Thời Luân, giới luật này của việc bảo vệ chính mình khỏi năng lượng xuất tinh được xem như rất quan trọng. Mật Pháp Thời Luân đề cập đến 3 loại năng lượng diệu lạc: một là kinh nghiệm diệu lạc gây ra bởi sự tuôn chảy năng lượng; một là kinh nghiệm diệu lạc bất biến; và một là kinh nghiệm diệu lạc thay đổi. Đối với tôi, khi Đức Phật tiếp nhận thệ nguyện độc thân, ở trình độ ấy Ngài không giải thích tất cả mọi lý do tiềm ẩn của giới luật hay nguyên tắc ấy. Sự giải thích hoàn toàn có khi chúng ta biết hệ thống Mật thừa. Có lẽ như vậy là trả lời câu hỏi của quý vị. Cho nên tôi nghĩ câu trả lời là cả "Có" và "Không".
HỎI:
Về nữ nhân và độc thân
Câu trả lời của ngài về nhu cầu cho sự độc thân và sử dụng diệu lạc và không xuất tinh là từ quan điểm của nam giới. Tại sao phần của nữ nhân trong sự thực tập này không bao giờ được đề cập? Nữ nhân cần gì để thực hành với năng lượng của mình cho việc đạt đến Giác Ngộ qua diệu lạc?
ĐÁP:
Cùng kỷ thuật giống nhau và cùng nguyên tắc. Theo một số người bạn Ấn Độ của tôi, những hành giả của Mật thừa Hindu cũng thực hiện sự thực tập kundalini (hỏa xà) và chandralinin (luân xa). Ý kiến của tôi là nữ nhân cũng có một loại năng lượng, các giọt. Cho nên đấy là cùng phương pháp.
HỎI:
Về hình sắc của sự tái sanh của chúng ta
Ai hay điều gì quyết định những gì khi chúng ta trở lại?
ĐÁP:
Theo Phật Giáo, nó là nghiệp, hành động của mỗi người, nó thật sự quyết định sự tái sanh của chúng ta. Cũng là thể trạng của tâm thức tại thời điểm lâm chung có một vai trò thiết yếu. Những ai có một sự quen thuộc nào đó với Phật Giáo có thể đã biết rằng có một giáo lý chính được Đức Phật dạy được biết như "12 mắc xích nhân duyên". Điều thứ hai là mắc xích nghiệp (hành). Tuy nhiên, sự trình bày nghiệp không thôi thì không đầy đủ để đưa đến một sự tái sanh, do thế, những nhân tố do điều kiện hoàn cảnh chẳng hạn như các cảm xúc phiền não và những sự kiện nhận thức là cần thiết.Đây là những mắc xích thứ 8 và 9, là ái (attachment) và thủ (grasping). Cho nên khi dấu vết nghiệp được khởi động bởi năng lực của mắc xích thứ 8 và 9, ái và thủ tương ứng với từng thứ, sau đó dấu vết nghiệp trở thành chín muồi, đó là mắc xích thủ 10 (thủ), được biết như mắc xích trở thành. Cho nên sự tái sanh của một chúng sanh lệ thuộc một cách căn bản trên các dấu vết hay hạt giống nghiệp và năng lực của cá thể, không chỉ trên được tích lũy trong kiếp sống hiện tại mà cũng là qua những kiếp sống quá khứ của người ấy. Cũng thế, trong những năng lực nghiệp có thể có một số này mạnh mẽ hơn số kia. Trong A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận, đề cập rằng trong 'những năng lực nghiệp' hay 'hạt giống nghiệp' mà một chúng sanh có thể sở hữu trong sự tương tục tâm thức, là thứ mạnh mẽ nhất và nó sẽ quyết định bản chất của sự tái sanh. Và nếu một chúng sanh có nhiều năng lực nghiệp mạnh tương đồng, thì chính hành động nghiệp gần gũi nhất trong kiếp sống hiện tại sẽ hình thành kết quả. Và nếu vẫn có nhiều dấu vết nghiệp bản chất tương tự, thế thì hành động nghiệp mà cá nhân quen thuộc nhất với nó sẽ đưa đến kết quả và quyết định sự tái sanh tiếp theo. Như tôi đã đề cập hôm qua, một trong những nhân tố điều kiện quyết định là thể trạng của tâm thức vào thời điểm lâm chung.
HỎI:
Về việc sử dụng tình trạng giấc mơ
Ngài có thể nói thêm về việc sử dụng tình trạng giấc mơ không?
ĐÁP:
Chỉ từ trong Tantra Yoga Tối Thượng, Phật Giáo Mật Tông, mà chúng ta thấy những kỷ thuật thiền tập có thể được áp dụng trong thể trạng giấc mơ. Có hai mục tiêu chính cho những loại thiền tập như vậy sử dụng ý thức trong mộng (mộng trung ý thức) Như tôi đã chỉ ra hôm qua, là trong tình trạng mơ ngủ, chúng ta có cơ hội để nhắc lại hay để làm quen thuộc với tiến trình của sự sắp chết, bởi vì có một loại tiến trình tương tự của sự tan rả được trải nghiệm qua tình trạng mơ ngủ. Trong một cách, những thiền giả nhớ lại bằng việc sử dụng tình trạng mơ ngủ vì thế họ có thể quen thuộc với những tiến trình tan rả và tự rèn luyện họ để có thể nhận ra những dấu hiệu đa dạng phối hợp với những trình độ tan rả khác nhau.
Nhưng mục tiêu chính của thiền mơ ngủ là để rèn luyện chính mình trong một cách mà, ngay cả trong thời gian mơ ngủ, cá nhân thật sự có thể kinh nghiệm những gì được biết như Tịnh Quang, trình độ vi tế nhất của tâm thức, vì thế cho phép người ấy thật sự trải nghiệm sự tan rả của những yếu tố khác nhau trong tình trạng mơ ngủ. Và cho vấn đề ấy quý vị đòi hỏi năng lực để nhận ra những giấc mơ như những tình trạng mơ ngủ. Có hai phương pháp chính cho việc thực hiện điều này. Một là qua Prana Yoga, là sự thực hành về những kinh mạch năng lượng và đấy là một phương pháp hoàn toàn nâng cao và khó khăn cho người mới bắt đầu. Phương pháp khác là không xuyên qua sự thực tập Prana Yoga nhiều, mà đúng hơn qua sự phát triển một loại quyết tâm hay năng lực tinh thần - sự phát triển một ý chí mạnh mẽ để xác định hay nhận ra những tình trạng mơ ngủ. Nó cũng có nhiều nối kết với loại kiêng khem mà quý vị tiếp nhận và thực hiện, thái độ của quý vị và v.v…
HỎI:
Về việc công nhận nữ nhân trong Phật Giáo Tây Tạng
Tại sao không có bất cứ sự công nhận nào trong Phật Giáo Tây Tạng của nữ nhân trên trình độ lạt ma hay đạo sư?
ĐÁP:
Thật sự có một số thể chế hóa thân rất cao, như Samdring Dorje Phagmo, một cách truyền thống là những nữ lạt ma với một vị trí rất cao. Vị Lạt ma Samdring Dorje Phagmo hiện tại là vị hóa thân đời thứ 14. Điều này chứng tỏ rằng thể chế này dường như là cũng lâu bằng vị Karmapa, thể chế tái sanh hóa thân đầu tiên ở Tây Tạng.
Cho nên có một vài nữ lạt ma tái sanh. Dĩ nhiên, hầu hết cả hiện tại và trong quá khứ là nam giới. Chúng ta phải thừa nhận rằng, vị thế của nữ nhân có thể đã từng bị lãng quên hay không được chú ý nhiều. Một phần của lý do cho sự lãng quên này về quyền lợi và vị trí của nữ nhân trong Phật Giáo Tây Tạng là bởi vì trong quá khứ người ta đơn giản là không để ý nhiều đến việc này. Chúng ta không nhiều thì ít cũng xem điều này là đương nhiên. Thí dụ, tôi mới đây đã có một cuộc gặp gở với một số vị thầy Phật Giáo phương Tây trong thời điểm tổ chức một giới đàn xuất gia, có những chỉ dẫn về vấn đề quyết định như thế nào là trưởng lão xuất gia và rằng tập quán dường như thật sự phản chiếu một định kiến. Ở buổi gặp gở, tôi hứa hẹn rằng trong 6 tháng tôi sẽ tổ chức một hội nghị lớn, tối thiểu trong các hàng học giả và tỳ kheo Tây Tạng, để thảo luận về vấn đề này.
Tổng thể mà nói, tôi nghĩ rằng trong hệ thống Phật Giáo, một cách đặc biệt trong Luật tạng, nam và nữ đều có quyền đối với việc thọ giới cao nhất, tỳ kheo và tỳ kheo ni. Rồi thì trong Bồ tát thừa, mọi người đều có cùng Phật tánh. Thêm nữa, năng lực của việc đạt đến trình độ tâm giác ngộ - tâm bồ đề hay bodhicitta và của việc thực hành 6 ba la mật một cách chính xác là giống nhau.
Bây giờ, lưu tâm lập trường Phật Giáo chính xác về những vấn đề giới tính, sự phân biệt, những quyền lợi của nữ nhân và vị thế của nữ nhân trong Phật Giáo, như tôi đã chỉ ra trước đây, theo như sự trình bày về Phật tánh được quan tâm, không có gì khác biệt. Cũng không có bất cứ khác biệt nào trong dạng thức về khả năng mà một cá nhân có cho việc phát sinh sự ngưỡng mộ lòng vị tha cao nhất để đạt đến Quả Phật hay tuệ giác thâm nhập bản chất cứu kính của thực tại và v.v…
Nhưng chúng ta phải chấp nhận rằng có một văn bản Phật Giáo nào đó thật phản chiếu một loại phân biệt. Thí dụ, trong A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận, mà trong ấy những đặc trưng hay chức năng nào đó của một trình độ cao cấp về Bồ tát được đề cập, một trong những đặc trưng dường như là một hành giả trên con đường tiến triển đến Giác Ngộ phải là trong hình tướng của một nam hành giả. Nên nó dường như phản chiếu một định kiến. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào vấn đề theo đó tôi thấy như lập trường cao nhất của Phật Giáo, là điều theo sự thấu hiểu của chúng tôi, là vị thế của Tantra Yoga Tối Thượng, tôi nói là không có sự phân biệt về giới tính, bởi vì trong sự thực tập của Tantra Yoga Tối Thượng về tất cả sự khai tâm đòi hỏi trong sự thực tập và truyền pháp của Mật tông là không hoàn toàn trừ phi với sự tham dự đầy đủ, bình đẳng của cả các hành giả nam và nữ. Thí dụ, cả nam và nữ hành giả có thể tiếp nhận sự truyền lực.Cũng thế, trong bổn tôn du già (deity yoga) mạn đà la, sự tham dự đầy đủ của cả nam và nữ bổn tôn là cần thiết. Và chỗ mà Tantra được quan tâm, trong thực tế có những giới điều cho những hành giả mật tông nói rằng nếu quý vị xem thường hay miệt thị một nữ nhân thì nó cấu thành một sự vi phạm giới điều Mật Tông Tantra. Tương tự thế, trên con đường tu tập, toàn bộ kinh nghiệm về sự thực tập mật tông đối với Giác Ngộ chỉ có thể hình thành nếu có một sự thực tập bổ sung giữa cả hai hành giả nam và nữ. Thí dụ, nếu hành giả là nam thế thì đòi hỏi sự phụ giúp , một nhân tố kích thích, từ hành giả nữ, và ngược lại. Điều này đề cập đến những chủ đề chúng ta bàn đến về sự phát sinh những thể trạng diệu lạc của tâm thức; nhưng điều này hoàn toàn khác biệt với tình dục thông thường. Tương tự thế, cả hành giả nam và nữ có thể trở thành Giác Ngộ hoàn toàn trong hình tướng như nam và nữ của họ. Cho nên, theo lập trường của Tantra Yoga Tối Thượng, tôi nói rằng không có sự khác biệt hay phân biệt căn cứ trên giới tính.
Tôi nghĩ rằng thật rất quan trọng cho nữ nhân để cố gắng để thích ứng với tất quyền lợi của họ. Trong cộng đồng người tị nạn Tây Tạng ở Ấn Độ. Trong nhiều năm tôi đã ủng hộ phía nữ nhân, phía nữ tu. Họ phải có sự thích thú hay can đảm trong học hỏi như những nam tu sĩ. Trong khi có những lúc ở Tây Tạng, hầu như không có một ni viện nào đặt nặng tư duy trong vấn đề học hỏi. Có những huyền thoại về một quá khứ khác mà trong ấy có những ni viện đã là những trung tâm quan trọng của việc học hỏi triết lý và tranh luận, rất nhiều và vì thế có vài trường hợp về những sự tranh luận giữa nam và nữ tu sĩ và nam tu sĩ thua! Vì thế quý vị thấy, trong hơn 20 năm ở Ấn Độ, tôi đã liên tục thực hiện một nổ lực cho phía nữ nhân, và họ cũng đã tiếp nhận một sự khai tâm trọn vẹn - điều đó là quan trọng.
HỎI
Về quyết định luận
Một số người và một số vị thầy nói rằng khi chúng ta biểu hiện một hành động hay thực hiện một quyết định, thì không phải ta thật sự thực hiện quyết định ấy, những gì có ý định xảy ra sẽ xảy ra bất chấp sự kiện rằng chúng ta nghĩ chúng ta thực hiện quyết định hay không hay có một ảnh hưởng trên một hành vi nào đó hay hoàn cảnh nào đó. Nếu điều này là như vậy, thì chúng ta tạo ra nghiệp như thế nào? Có phải không thật sự là chúng ta làm nên quyết định chứ?
ĐÁP:
Tôi nghĩ rằng đó là một nhận thức sai lầm. Nếu loại giải thích định mệnh này về những hành vi và sự tồn tại của chúng ta là đúng, thế thì chính ý tưởng về sự khả dĩ của việc giải thoát và Giác Ngộ đơn giản sẽ không có ý nghĩa gì. Bởi vì ý tưởng Giác Ngộ đòi hỏi chúng ta hoàn toàn thay đổi nghiệp quả của chúng ta và sự cứu độ hay Quả Phật được đạt đến. Nó là sự khởi đầu mới toàn bộ, là điều không bao giờ xảy ra trong quá khứ. Đó chính xác là những gì muốn nói bằng việc thực hành, dấn thân vào con đường tâm linh. Tôi đã đề cập trước đây rằng đôi khi người ta, kể cả những người Tây Tạng, sử dụng nghiệp chướng như một loại bào chửa. Tôi nghĩ như vậy là sai.
HỎI:
Về hành thiền mà không tịnh hóa động cơ
Về sự tổn hại lớn khi hành thiền được thực hiện mà không có sự tịnh hóa động cơ: Tôi đã từng gặp những người vốn đã đạt được một năng lực nào đó về tâm thức và sử dụng năng lực này với một động cơ vị kỷ, ngay cả độc ác, với tâm thức họ trong sáng hay đóng kín và con tim họ rõ ràng thô bạo hay bất tịnh. Có bất cứ phương pháp nào của việc làm tái trong sáng những năng lượng bị bó chặc với nhau trong một cách sai lầm không?
ĐÁP:
Điều quan trọng là có một sự tiếp cận thật cân bằng trong sự thiền quán của chúng ta. Trong thực tế, do bởi ý nghĩa này trong giáo huấn nhà Phật chúng ta thường nói về 'con đường thông tuệ'. Thí dụ, nếu người nào đó chỉ tập trung vào việc phát sinh tuệ quán vào Tánh không mà không chú ý nhiều việc phát triển những khía cạnh từ ái, bi mẫn của tâm thức, như vậy thì có thể trong thực tế đưa đến kết quả trong một con đường thấp. Tương tự thế, nếu chúng ta đặt tất cả sự tập trung vào việc phát triển những nhân tố từ ái, bi mẫn trên con đường tu tập, mà không chú ý nhiều vào khía cạnh tuệ trí và thông minh, thế thì sự ngưỡng mộ và thái độ vị tha của chúng ta có thể không bao giờ thật sự nổi bật một cách hoàn toàn bởi vì chúng sẽ thiếu nhân tố bổ sung. Cho nên một cách tổng quát có thể nói rằng có 2 sự tiếp cận phân biệt trong sự thực hành của con đường tu tập Phật Giáo. Chúng ta đang dấn thân trong một sự thực hành Phật Giáo của con đường căn cứ trên việc phát triển sự thấu hiểu toàn bộ phạm trù của con đường tu tập Phật Giáo và vấn đề yếu tố chìa khóa nào phù hợp nhất trong một phạm trù nào đó như thế nào. Tuy nhiên, có thể có một sự tiếp cận khác là điều có thể được thấy như cá nhân hơn, trong ấy một cá nhân có thể có một sự thấu hiểu hoàn toàn về phạm trù phổ thông toàn diện của con đường tu tập Phật Giáo, nhưng đơn giản là tuân theo một cách nhất tâm sự hướng dẫn của một vị thầy kinh nghiệm. Thế thì vị thầy là thật sự cực kỳ quan trọng và phải thật sự đầy đủ phẩm chất. Ngoài ra cũng có một trường hợp ngoại lệ nào đó, mà không có một sự học hỏi rộng rãi.
HỎI:
Về đức tin mù quáng
Ngài cảm thấy thế nào về đức tin mù quáng nhằm để đạt đến Giác Ngộ?
ĐÁP:
Tôi không nghĩ người ta có thể đạt được xa như vậy!
HỎI:
Về từ ái - bi mẫn và việc lệ thuộc vào người khác
Thưa Đức Thánh Thiện, trong việc cố gắng để là một chúng sanh từ ái - bi mẫn, chúng ta cảm nhận trách nhiệm như thế nào? Ngài phải làm gì nếu ngài thấy một người nào đó lệ thuộc một cách cảm xúc vào sự bi mẫn của ngài? Có phải làm tổn thương người khác với bi mẫn nếu ngài nghĩ rằng đấy là cách tốt nhất về lâu về dài không?
ĐÁP:
Tôi nghĩ rằng bạn nên ghi nhớ trong lòng, bi mẫn với tuệ trí. Thật rất quan trọng để sử dụng năng lực thông tuệ của chúng ta để phán xét những hậu quả dài hạn và ngắn hạn về hành động của chúng ta.
HỎI:
Về sự quan trọng của những hành vi cá nhân
Tôi có thể hiểu vấn đề tâm thức và hành động của chính tôi có thể tác động những điều kiện và nguyên nhân của chính tôi như thế nào. Chúng có thể cũng tác động đến những điều kiện của thế giới như nạn đói, nghèo khó, và những nổi khổ đau lớn khác như thế nào? Làm thế nào?
ĐÁP:
Đôi khi chúng ta cảm thấy rằng hành động của một người rất quan trọng. Dĩ nhiên, rồi thì chúng ta nghĩ, những ảnh hưởng phải đến từ một động thái chuyển hướng hay thống nhất. Nhưng động thái của xã hội, cộng động hay nhóm người có nghĩa là sự tham dự của những cá nhân. Xã hội có nghĩa là sự tập hợp của những cá nhân, cho nên sự bắt đầu phải đến từ những cá nhân. Ngoại trừ mỗi cá nhân phát triển một cảm nhận trách nhiệm, bằng không thì cả cộng đồng không thể chuyển động. Vì thế cho nên, thật thiết yếu là chúng ta không nên cảm thấy rằng nổ lực cá nhân là vô nghĩa - quý vị không nên cảm nhận cách ấy. Chúng ta nên thực hiện một nổ lực.
HỎI:
Về vấn đề người bắt đầu phải nên tiến hành một cách dần dần hay nhanh chóng trong việc học hỏi Đạo Phật.
Ngài khuyên bảo người Âu Mỹ bắt đầu trên con đường Phật Đạo tiến hành một cách từ từ và bao hàm ít vấn đề thôi hay là cố gắng để học hỏi tối đa như có thể và tiến hành nhanh hơn?
ĐÁP:
Xét cho cùng, tùy thuộc vào trường hợp của từng cá nhân. Tôi nghĩ trong vài trường hợp học hỏi bao quát là thích hợp hơn và hữu ích hơn. Nhưng thật quan trọng để nhớ là quý vị phải nhận ra rằng việc phát triển tâm linh cần có thời gian; nó không xảy ra chỉ qua đêm. Có lẽ một số lạt ma có thể nói, 'Ô, nếu con tuân theo lời dạy của ta thì con sẽ đạt được một kinh nghiệm tâm linh nào đó trong một hay hai tuần'. Tôi nghĩ như vậy là không hợp lý.
HỎI:
Về tâm Linh Quang
Thưa Đức Thánh Thiện ngài nói gì về một tâm Linh Quang bẩm sinh. Điều này có trong giáo lý Đại Toàn Thiện. Trong thực tế, khái niệm về một tâm bẩm sinh là đối tượng của sự phủ nhận bởi Trung Quán Cụ Duyên biện chứng. Một số hệ thống Gelugpa thậm chí xem Đại Toàn Thiện là dị giáo và không phải là Phật Giáo. Tuy thế, Đức Thánh Thiện đã từng phát triển một cung cách để hợp nhất 2 quan điềm dường như mâu thuẩn này về bản chất cứu kính. Ngài có thể giải thích vấn đề Đại Toàn Thiện tương hợp với Lạt ma Tông Khách Ba như thế nào không?
ĐÁP:
Trước tiên, tôi nghĩ bạn đã sai lầm.Có lẽ có thể có một sự lẫn lộn nào đấy ở đây giữa hai loại hoàn toàn tương tự một cách hiển nhiên nhưng một cách chính xác là những khái niệm rất khác biệt. Trái lại có một tâm Linh Quang bẩm sinh và thứ kia, những gì tôi muốn liên hệ đến như 'sự chấp trước bẩm sinh vào một tự ngã dai nhách'. Đây là 2 thứ khác nhau. Sự chấp trước bẩm sinh vào cảm nhận bền bĩ của tự ngã trong thực tế vẫn ở trình độ nhận thức nơi mà những tiến trình tư tưởng vẫn đang hoạt động. Đó là khi sự chấp trước bẩm sinh vào tự ngã vẫn đang hoạt động, trái lại tâm Linh Quang bẩm sinh trở thành biểu hiện chỉ ở tại trình độ vi tế nhất. Nhưng vào thời điểm ấy nhiều tiến trình nhận thức tư tưởng đã ngừng dứt chức năng của chúng, vì thế đây là 2 vấn đề khác nhau.
Nhưng đối với bản chất thật sự của tâm Linh Quang, cho dù nó là nhận thức hay không nhận thức, thì có những ý kiến mâu thuẩn. Một ý kiến khác là, tâm Linh Quang được phát sinh bên trong để nhận thức bản chất của thực tại. Trong thực tế, đây là một trong những quan điểm quan trọng nhất của việc vượt thắng tính chấp trước vào một khái niệm tự ngã bền bĩ. Nó được tuyên bố rằng khi tâm Linh Quang khách quan, là Tánh không phối hợp hay thích ứng với kinh nghiệm chủ quan của Linh Quang, là một tâm bẩm sinh đang được liên hệ ở đây, sự tỉnh thức mạnh mẽ nhất để tương tác với năng lực chấp trước được nhận ra. Tôi nghĩ khi chúng ta nói về vị thế của Gelugpa hay lập trường thì chúng ta phải xác định điều ấy nhiều hơn với Lạt ma Tông Khách Ba, vị khai tổ của truyền thống Gelugpa, và hai người đệ tử chính của ngài. Chúng ta thấy rằng trong một tác phẩm của Khnanpuje, một trong 2 đệ tử nổi tiếng nhất của Tông Khách Ba, một câu hỏi được nêu lên đối với tính xác thật và hiệu nghiệm của quan điểm Đại toàn thiện về bản chất cứu kính. Khnanpuje nói rằng như quan điểm thật sự về bản chất cứu kính của Đại toàn thiện được quan tâm, nó là một quan điểm chính thống, điều gì đó có thể được áp dụng một cách chắc chắn trong sự thực tập về Tantra Yoga Tối Thượng. Nhưng lý do tại sao có những bình phẩm về quan điểm của Đại toàn thiện là bởi vì một vài hành giả của Đại toàn thiện vào lúc ấy dường như chứng minh có một mức độ giải đải nào đó đối với những nguyên tắc đạo đức hay giới luật.
Nhưng một điều chúng ta phải ghi nhớ trong tâm ở đây là việc sử dụng thuật ngữ 'quan điểm' - chính kiến ' - quan điểm về Tánh không. Trong luận điển Trung Quán, khi quan điểm về Tánh không được đề cập, sự liên hệ là thường hơn đối với đối tượng của tánh không, bản chất của thực tại như nó là, trái lại khi thuật ngữ 'quan điểm' được sử dụng trong Đại toàn thiện và Đại thủ ấn, thì sự liên hệ là nhiều hơn với những kinh nghiệm chủ quan thay vì là Tánh không. Sự phân biệt này là vô cùng quan trọng và nó phải được đánh giá đúng, bởi vì nếu chúng ta so sánh quan điểm về Tánh không giữa Hiển giáo kinh thừa và Mật giáo tantra từ quan điểm của việc thấu hiểu về chính Tánh không thì không có gì khác biệt. Nhưng một sự khác biệt thật nổi bật lên từ quan điểm khách quan trong ấy kinh nghiệm khách quan của Mật tông về Tánh không được nói là thậm thâm hơn.
HỎI:
Thưa Đức Thánh Thiện, nếu ngài có ba nguyện ước, chúng sẽ là gì?
ĐÁP:
Đấy là tuyệt đối bí mật!
***
VỀ NHỮNG KHÍA CẠNH KHÁC NHAU CỦA SỰ CHẾT VÀ LÂM CHUNG
HỎI:
Về cái chết tai nạn và bất ngờ
Thưa Đức Thánh Thiện, điều gì có thể xảy ra đến một người chết trong một tai nạn, chẳng hạn như một tai nạn xe cộ, hay bị ám sát và v.v…?
ĐÁP:
Trong những hoàn cảnh như vậy, cá nhân có thể tự thấy ở trong một tình trạng cực kỳ lo lắng và sốc, nhưng nói một cách tổng quát, tình trạng của tâm thức trong những hoàn cảnh như vậy có thể được diễn tả như trung tính - không đạo đức cũng không phi đạo đức. Một điều mà tôi đã chú ý trong những khám phá của các nhà nghiên cứu, những người đã khảo sát vào những hiện tượng tái sanh căn cứ vào những nhân chứng trẻ con, những bé cho rằng đã nhớ lại những kiếp trước của các bé trong nhiều trường hợp, kiểu thức mà trong ấy là sự chết của kiếp trước được gặp là hoàn toàn bất ngờ, như tai nạn và v.v… Cho nên tôi cảm thấy rằng có thể có điều gì đó ở đây cần nhiều sự nghiên cứu. Từ quan điểm của Phật Giáo, như mức mà tôi biết không có sự giải thích đặc thù nào.
Ở Ấn Độ khoảng 10 năm trước tôi đã gặp 2 bé gái, một từ Punjab, và một từ Uttar Pradesh. Trong cả 2 trường hợp, 2 bé đã từng có những cái chết đột ngột trong kiếp trước. Một trong 2 bé gái này có một ký ức thật sự đáng lưu ý về kiếp trước của bé. Như một kết quả, ngay cả cha mẹ của bé trong kiếp trước cũng đã chấp nhận bé gái mới này như chính con gái của họ, cho nên trong thực tế bé có 4 cha mẹ! Tôi bắt đầu tự hỏi có thể có một sự nối kết nào đó không. Trước nhất, cả 2 đều là gái trong kiếp này và trong kiếp trước của 2 bé, và thứ hai là cả 2 đều chết một cách đột ngột. Có lẽ tâm thức của nữ nhân là trong sáng hơn! Tôi không biết! Nếu là như vậy, tôi nghĩ có lẽ có nhiều hóa thân tái sanh hơn là nữ nhân trong tương lai!
HỎI:
Về những sự khác biệt giữa một cái chết an bình và một cái chết đột ngột hay bạo động.
Thưa Đức Thánh Thiện, ngài có thể vui lòng nói về bất cứ sự khác biệt nào có thể hiện hữu giữa một cái chết an bình và một cái chết đột ngột hay bạo động không?
ĐÁP:
Dĩ nhiên, từ quan điểm của một hành giả, chết tự nhiên là tốt hơn. Có nhiều thời gian hơn để tư duy và thực tập. Cũng thế, theo mật thừa, có những biểu hiện khi những yếu tố khác nhau hòa tan. Nếu thân thể tương đối mạnh mẽ, những biểu hiện tan rả này của những yếu tố khác nhau là rõ ràng hơn, nên sự thực tập trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu sự lâm chung của một người đã có một thời gian dài bệnh hoạn và đã trở nên rất yếu về vật lý, thế thì những biểu hiện có thể không rõ ràng lắm. Có những kỷ thuật thiền tập nào đó trong Phật Giáo được biết như 'chuyển hóa thần thức', mà theo đó thiền giả được đề nghị áp dụng chỉ như biện pháp sau cùng, và điều này cho phép cá nhân đi qua những tiến trình tan rả một cách cố ý và với tỉnh thức. Trước đó có những loại biểu hiện có thể giúp hành giả thừa nhận sự chắc chắn về cái chết của vị ấy. Khi những biểu hiện này lập đi lập lại và không có khả năng của việc đảo ngược tình huống, thế thì các hành giả có thể hướng đến những sự thực tập sau cùng như chuyển hóa thần thức. Nhưng những tiến trình của cái chết tự nhiên là tốt hơn.
HỎI:
Về sự chuẩn bị cho cái chết và tình trạng hôn mê
Nếu ai đấy đã chuẩn bị tốt cho cái chết, có quan hệ gì không nếu người ấy ở trong tình trạng hôn mê và đi đến thời điểm chết? Một người như vậy sẽ vẫn có một sự trong sáng của ý thức mà ngài đề cập như là quan trọng không?
ĐÁP:
Mặc dù thật rất khó khăn để phán xét sự khác nhau giữa 2 tình trạng, nếu tôi phỏng đoán có lẽ tôi có thể nói rằng, mặc dù một cá nhân có thể là một thiền giả rèn luyện tốt, nếu người ấy hiện ở trong một tình trạng hôn mê thế thì có lẽ nó có thể ảnh hưởng đến khả năng để nhận thức những biểu hiện khác nhau của các tiến trình tan rả. Mặc dù vào thời điểm của tiền trình tan rả thật sự, sự sáng suốt không thật sự giống như tình trạng nhận thức thô của sự xác minh mà chúng ta trải nghiệm thông thường, nhưng ý chí thấy rõ sự tan rả, những dấu hiệu thật có tác động và ảnh hưởng đến năng lực của hành giả để duy trì sự tỉnh thức vào thời điểm lâm chung. Một cách lý tưởng, sẽ thật tốt đẹp nếu chúng ta có thể làm một số thực nghiệm nào đó về hiện tượng này và thấy, thí dụ, năng lực của thiền giả dày công tu tập khổ đau với bệnh tật thân thể và trong một cơn hôn mê để duy trì trong thể trạng Linh Quang có bị ảnh hưởng hay không.
Thật sự, vài năm trước đây ở Dharamsala một nhóm nhà khoa học đã đến và tiến hành một vài thí nghiệm. Họ muốn khảo sát tiến trình của sự chết, vì thế họ đã mang đến một cổ máy đơn giản. Nhưng ai có thể nói khi nào ai đó sẽ chết? Và ai sẽ có một kinh nghiệm? Không ai có thể tiên đoán điều này! Đó là một rắc rối. Vì vào lúc ấy có vài trường hợp mà trong ấy, thân thể đã không phân hủy. Tôi nghĩ trong một số trường hợp nào đó nó đã kéo dài đến cả tuần và trong những trường hợp khác thì lại lâu hơn nữa. Nhưng khi những sự kiện này xảy ra, không ai có thể tiến hành một sự thí nghiệm. Tuy thế, khi những nhà khoa học đang thăm viếng với khí cụ của họ thì không có ai chết! Đó là một công việc khó khăn!
HỎI:
Về vấn đề người bị HIV dương tính và đối phó với sân hận và sự chết.
Thưa Đức Thánh Thiện, như ai đó bị HIV dương tính, tôi thấy rằng sân hận với tình trạng của tôi làm tôi dừng lại trong việc hành động với việc nhìn vào sự chết với sự buông xả. Điều gì có thể hổ trợ với sự sân hận này?
ĐÁP:
Đó là một rắc rối. Đối với thái độ của một xã hội rộng lớn cũng không quá lành mạnh bởi vì có một xu hướng để khiến những ai với HIV như bị gạt bên lề xã hội. Thêm nữa, chính những người đó cũng hoàn toàn chán nản hay có một tình trạng sức khỏe tinh thần rất thấp. Nhưng nếu những cá nhân có một loại thực tập nào đó như Phật Giáo chẳng hạn, thế thì dĩ nhiên họ có thể thấy rằng cuộc sống này chỉ là một kiếp sống và sự kết thúc kiếp sống này không phải là chấm dứt mãi mãi. Cũng thế, mỗi sự kiện và kinh nghiệm của kiếp sống này, dĩ nhiên là qua hành động hay nghiệp nhân của chính chúng ta không nhất thiết từ những kiếp sống trước nhưng cũng là qua hành động trong kiếp sống này. Theo luật nhân quả, những thứ bất hạnh này là qua những hành động trước đây của chính chúng ta. Cho nên đó cũng là một nguồn an ủi, tôi nghĩ.
Tôi đã từng gặp những hành giả Tây Tạng đã nói với tôi về các kinh nghiệm của họ. Một số bệnh nhân đau khổ từ bệnh tật thời kỳ cuối đã hỏi ý kiến trung thực của bác sĩ họ rằng bệnh tật của họ có thể chửa được hay không, và nếu bệnh tật của họ là tận cùng, họ có thể sống được bao lâu. Một khi họ biết rằng họ chỉ có thể sống được khoảng thời gian bao lâu, họ nói với tôi rằng nó như một loại thư giản, bởi vì rồi thì có thể định hướng lại kiếp sống của họ vì thế họ có thể có những ưu tiên của họ đúng. Cho nên tôi nghĩ nó tùy thuộc rất nhiều vào sự thực tập của những người như vậy. Khác hơn vậy, thì tôi không biết - thật khó khăn.
HỎI:
Về cái chết không đau đớn (sự trợ tử)
Trong những trường hợp của bệnh tật thời kỳ cuối làm đau đớn hay bị thương, ngài có bỏ một sự hổ trợ với cái chết hay một cái chết không đau đớn không?
ĐÁP:
Điều đó cũng rất phức tạp. Xét cho cùng, nó tùy thuộc nhiều vào trường hợp cá nhân. Theo quan điểm của hành giả Phật Giáo, vì những trường hợp này là do nghiệp quá khứ hay hành động của chính người đó, chẳng chóng thì chầy ta phải trải qua những kinh nghiệm đau đớn này. Trong những trường hợp như vậy, tốt hơn là có nổi đau đớn với thân thể con người này, bởi vì tối thiểu có những y tá và bác sĩ có thể săn sóc cho chúng ta. Nếu nó xảy ra trong những hình thức sống khác, thì không có phương tiện thuận lợi như vậy và rồi thì những trải nghiệm tương tự là thật sự tuyệt vọng. Cho nên đây là một cách để nhìn vào nó.
Trái lại, nếu một người ở trong tình trạng hôn mê và không có hy vọng hồi phục, và nếu phải ở trong tình trạng như vậy trong một thời gian dài, thật là tốn kém và sự kéo dài có thể tạo ra một số rắc rối nào khác nữa. Chẳng hạn như hoàn cảnh phức tạp có thể có lẽ là một trường hợp ngoại lệ, nhưng điều này là rất khó khăn để nói hay khái quát hóa. Tôi nghĩ chúng ta phải quyết định căn cứ trên từng trường hợp cá nhân.
Có lẽ chúng ta có thể thấy một số đồng hành giữa việc thực hành sự trợ tử (giúp đở để có cái chết không đau đớn) và sự thực tập chuyển hóa tâm thức của Phật Giáo, sự khác biệt là trong một trường hợp sự chuyển hóa tâm thức được thực tập của chính người ấy. Cũng có một sự khác biệt trong những mục tiêu. Trong trường hợp của sự trợ tử động cơ có thể là để giải thoát người bệnh khỏi sự đau đớn và thống khổ cực độ; trái lại trong trường hợp của sự chuyển hóa tâm thức là cho phép hành giả cơ hội để sử dụng hoàn cảnh của sự chết, trước khi những yếu tố thân thể của người ấy đi đến một giai tầng biểu hiện sự tan rả, tiến trình có thể không duy trì sức sống mạnh mẽ. Cho nên có thể có một số tương tự.
HỎI:
Về việc đối phó với sự đau đớn lúc chết
Đức Thánh Thiện có bất cứ sự khuyên bảo nào trong việc đối phó với sự đau đớn vào thời điểm lâm chung không?
ĐÁP:
Đối người nào đó là một hành giả, trong những thời điểm như vậy có thể cho những tác động cho sự thực hành của hành giả có những kết quả tích cực, nhưng khác đi thì thật rất khó để nói điều gì thật sự có thể là lợi ích vào lúc ấy. Đó là tại sao, từ lúc trẻ, nhưng phương pháp hay sự thực hành này là rất hữu dụng, bất chấp cá nhân ấy là đầy đủ phẩm chất hay không. Hành giả nên làm quen thuộc với chúng, vì thế khi lâm chung đến chúng ta có thể đối diện với những thứ này mà không cần nhiều nổ lực. Đấy là cung cách thích đáng. Nếu chúng ta tin tưởng vào đấy, cứ chờ đến khi hoàn cảnh nghiêm trọng xảy ra, chúng ta không cần phải thực hành nhiệt tình [trong lúc bình thường], rồi thì khi mọi thứ trở thành thật sự tuyệt vọng, thì thật rất khó khăn và quá trể.
Vấn đề tùy thuộc rất nhiều việc chúng ta quen thuộc như thế nào với những loại thực tập nào đó. Thí dụ, nếu chúng ta rèn luyện thật tốt trong những phương pháp nào đó, chẳng hạn như thiền quán về từ ái và bi mẫn, thiền tập về hiện tượng vô ngã, và thiền quán về bản chất vô thường của sự tồn tại, và quý vị đã thực tập cho và nhận - bố thí tài sản, hạnh phúc và v.v… cho người khác và nhận vào mình khổ sở, đau đớn của người khác, … - thế thì vào lúc lâm chung quý vị có thể hoặc là lần lượt quán chiếu trên mỗi rèn luyện của tâm thức, hoặc là quý vị có thể chú ý đặc biệt vào một hình thức thực tập đặc thù. Và do bởi sự quen thuộc trước đây của quý vị, quý vị có thể sẽ đặt phần chính tâm hay thức của quý vị trong sự thực tập đến một chừng mực mà nó có thể ngay cả làm cho sự đau đớn hay khổ sở thân thể ít rõ ràng hơn, và sự đau đớn sẽ tác động ít hơn. Tương tự thế, nếu năng lực tập trung của quý vị lớn (đại định), thế thì quý vị trong thực tế có thể tập trung trên chính nơi đau đớn của quý vị và rồi thiền quán trên những sự thực tập đặc biệt, như quán tưởng ánh sáng trắng hay những hạt vi tế (giọt vi tế -subtle drops) hay những đối tượng nào đó hay những mật ngôn nào đó hay bất cứ điều gì trên điểm đặc thù đó, và điều ấy sẽ giúp giảm thiểu nổi đau thân thể. Nhưng nếu quý vị không có sự quen thuộc hay rèn luyện như vậy, thế thì thật khó để phán đoán điều gì là phương pháp tốt nhất để vượt thắng đau đớn vào thời điểm ấy.
HỎI:
Về nghiệp và việc kéo dài sự sống không cần thiết
Theo những gì ngài đã nói về nghiệp, nếu một người đang ở trong tiến trình điều trị, nghiệp chịu trách nhiệm gì liên quan đến việc can thiệp hay ngăn ngừa tiến trình chết xảy ra, hay kéo dài sự sống không cần thiết?
ĐÁP:
Nói một cách tổng quát, tôi không thấy bất cứ sự mâu thuẩn nào giữa một sự hổ trợ sức khỏe chuyên môn giúp một bệnh nhân duy trì sự sống và những trách nhiệm nghiệp quả liên hệ vào đó, bởi vì khi chúng ta nói về sự chết, theo quan điểm của Phật Giáo, nó được kinh nghiệm như một kết quả của nhiều nhân tố, không chỉ nghiệp quả không mà thôi. Sẽ có một kinh nghiệm của sự chết như một kết quả của hậu quả nghiệp, thí dụ, nếu những năng lực nghiệp đã kiệt quệ; hay đôi khi sự chết có thể là quá sớm, như một hậu quả của những hoàn cảnh; và trong một vài trường hợp, sự chết có thể được trải nghiệm, không phải do bởi sự kiệt quệ của toàn bộ quả nghiệp, mà do bởi một sự kiệt quệ của năng lực phước đức. Tương tự thế có những loại khác nhau của bệnh tật: nghiệp tạo bệnh tật đối với bệnh tật vì những duyên chính hay nhân là bên ngoài hơn hay bên trong hơn.
Sự chết do nghiệp liên hệ đến những hoàn cảnh mà trong ấy mặc cho tất cả những phương tiện có thể ngăn ngừa sự chết, nhưng sự chết không thể tránh. Nói một cách tổng quát, loại kinh nghiệm ấy về chết được xem như do nghiệp làm ra. Hơn thế nữa, trong trường hợp của cái chết bất ngờ, nơi mà những điều kiện có thể được thấy như bên ngoài hơn, ngay cả thế sau đó nghiệp cũng đóng một vai trò. Thí dụ, trong trường hợp của việc kéo dài sự sống của ai đó, chính sự kiện ấy có thể kéo dài nó hay rằng có những điều kiện cho việc kéo dài nó, thì trong một cách là hậu quả của nghiệp.
Thật sự, tôi đã đề cập, ngay cả trong những người Tây Tạng, rằng đôi khi người ta như những con người không tiếp nhận sự khai tâm truyền lực và họ đã sử dụng nghiệp như một loại bào chửa. Tôi nghĩ điều này tuyệt đối sai. Ai tạo ra nghiệp? Chính chúng ta, bằng hành vi của chúng ta, tạo ra nghiệp. Thí dụ, nếu tôi muốn viết điều gì xuống, chính hành động này tạo ra những hoàn cảnh mới và tạo ra một kết quả hay sự kiện khác nào đó. Đó là nhân và quả, nhân và quả. Nghĩ rằng nghiệp là một loại năng lượng độc lập nào đó là sai! Cuộc sống hàng ngày của chúng ta, thức ăn ngon của chúng ta hay việc làm tốt, sự thư giản của chúng ta - mọi thứ là qua hành động. Có phải đó là tất cả hành động và kết quả, hành động và kết quả. Hành động của ai? Hành động của chúng ta! Đôi khi tôi nghĩ rằng có một loại hiểu biết sai lầm nào đó khi chúng ta nói về nghiệp.
Ngay cả nếu chúng ta đã tích tập một nghiệp tiêu cực nào đó rồi, thì ta vẫn có cơ hội để thay đổi hay đè bẹp nghiệp tiêu cực đó bằng nghiệp đạo đức. Cho nên mọi thứ tùy thuộc vào hành động của chính chúng ta. Điều ấy là quan trọng. Như một hành giả Phật Giáo, thật rất thiết yếu để biết điều đó. Một hành giả Phật Giáo chân thật sẽ có niềm tin chân thật trong sự tồn tại của Phật tánh, là điều cho phép khả năng đạt đến thể trạng Giác Ngộ tròn vẹn, một thể trạng hoàn hảo. Nếu là như vậy, thế thì tại sao cá nhân không tỉnh ngộ rằng người ấy có thể vượt thắng những rắc rối khác nhau?
Giáo thuyết về nghiệp liên hệ nhiều vấn đề phức tạp, vì thế không thể chỉ khái quát hóa hay nói rằng mọi thứ là một sản phẩm hay hậu quả của nghiệp. Thí dụ, trong trường hợp thân thể vật lý hiện tại của tôi, như bàn tay tôi đây, sự thật rằng bộ phận này của thân thể tôi thì cũng liên hệ bẩm sinh với kinh nghiệm của tôi và cảm nhận vật lý về đau đớn và sướng vui là rất hiển nhiên. Nhưng nếu chúng ta truy nguyên nguyên nhân vật lý của bộ phận đặc thù này của thân thể tôi, thì chúng ta có thể truy nguyên nó đến thời khởi thỉ. Nó là một hiện tượng vật chất, hay một sản phẩm của một hiện tượng vật lý, là thứ có thể truy ngược lại đến một tình trạng sớm hơn và một tình trạng sớm hơn nữa và v.v… , cho đến khi chúng ta đạt được một thể trạng mà trong ấy là một nguyên tử hay phân tử thuần khiết.Theo kinh luận Phật Giáo phân tử ấy được gọi một cách kỷ thuật là một "vi trần'. Cho nên như một kết quả của tiến trình tiến hóa này xuyên qua hàng tỉ năm, phân tử nhỏ bé ấy bây giờ tiến hóa trọn vẹn thành thân thể vật chất sinh động này là thứ có thể hành động như một căn bản cho việc sinh khởi những cảm giác của đau đớn và sướng vui. Vì thế sự kiện rằng thân thể này là thân thể tôi có thể được thấy như một kết quả của nghiệp, nhưng sự kiện thân thể này là một kết quả của sự tương tục vô thỉ của những phân tử vật chất không thể được thấy như một sản phẩm của nghiệp; nó chỉ đơn giản là quy luật tự nhiên. Những đối tượng vật chất đến từ những nguồn gốc vật chất.
Tương tự thế, khi chúng ta nhìn vào sự khác biệt giữa tâm thức và thân thể, thì chúng ta thấy rằng có những chức năng trung tâm nào đó được phân biệt thành 2 thứ. Thí dụ, những hiện tượng vật chất có những chức năng nào đó làm chúng thành vật chất hay vật lý. Chúng đầy cản trở, trái lại những hiện tượng tinh thần có bản chất trong sáng, rõ ràng, và hiểu biết, nhưng chúng không phải là vật chất; chúng không cản trở. Sự kiện hai thứ này tồn tại trong một cách mâu thuẩn hay khác nhau như vậy đơn giản là quy luật tự nhiên. Chúng ta không thể nói rằng là do bởi nghiệp mà chúng là hai thứ khác nhau.
Kinh luận Đại Thừa Phật Giáo quan tâm sự phức tạp này của thực tại và chỉ cho thấy rằng có những cung cách khác nhau trong sự tiếp cận với bản chất thực tại. Kinh luận Phật Giáo đề cập 4 nguyên tắc để thấu hiểu bản chất của thực tại. Một là nguyên tắc suy luận hợp lý (logical), là thứ có thể áp dụng vào sự thấu hiểu căn bản về bản chất tối hậu của thực tại, nhưng điều này chỉ có thể áp dụng nếu có một sự nối kết nhân quả hay mối liên hệ nội tại nào đó giữa những hiện tượng - sự kiện rằng một điều gì đó làm sinh khởi điều gì khác đó hay là khi những thứ nào đó tập hợp lại thì chúng có thể tạo ra một kết quả nào đó. Trên căn bản của nguyên tắc lệ thuộc ấy thì chúng ta có thể áp dụng sự suy luận hợp lý.
Và nguyên tắc lệ thuộc là có thể bởi vì, thí dụ, vật và tâm, hay vật chất và ý thức, có những vị thế hiện hữu khác nhau hay những đặc trưng khác nhau. Sự thật là có những sự khác biệt như vậy đơn giản là một quy luật của tự nhiên và trong kinh luận Đại Thừa Phật Giáo, được biết như nguyên tắc về Quy Luật Tự Nhiên. Lưu tâm đến sự phức tạp này về bản chất thực tại, chúng ta phải tiếp cận một sự thấu hiểu về bản chất thực tại bằng nhiều phương pháp lý luận khác nhau. Cho nên để quyết định sự ảnh hưởng của nghiệp là khó khăn. Mặc dù chúng ta có thể nói rằng nhiều sự việc mà chúng ta trải nghiệm là những sản phẩm hay những hậu quả nghiệp, nhưng để quyết định nghiệp ảnh hưởng tới mức nào hay một hậu quả về cơ cấu của quy luật tự nhiên ít nhiều như thế nào được mở ngỏ để tranh luận. Nó là điều gì đó chúng ta nên thẩm tra và thấu hiểu, nhưng rất khó khăn.
HỎI:
Về việc đối diện với sự chết của những người thân
Thưa Đức Thánh Thiện, ngài đối diện với sự chết của chính ngài với sự thư thái và bình lặng. Thế còn cái chết của những người bạn của ngài thì thế nào?
ĐÁP:
Tôi không biết. Với việc quan tâm đến những cảm giác của tôi, vâng, đôi khi tôi rất buồn - tôi đặc biệt buồn khi người anh gần gũi của tôi, Lobsang Samten, qua đời. Tôi nghĩ trong những người anh chị em của tôi, ông ấy là người anh mà tôi đã dành nhiều thời gian nhất khi tôi còn trẻ, đặc biệt khi tôi đi từ quê nhà tôi đến Lhasa. Tôi nghĩ hành trình mất khoảng 2 tháng. Quý vị có biết những chiếc kiệu, hay cáng không? Có một chiếc kiệu nhỏ và 2 anh em tôi ngồi trong ấy. Chúng tôi rất đùa nghịch, và chúng tôi cùng nhào về một phía làm cả chiếc kiệu nghiêng đi. Và người chịu trách nhiệm lập tức la lớn lên từ bên ngoài, "Đừng làm thế! Đừng làm thế!" Đối với ông ấy, tốt nhất là nếu 2 anh em chúng tôi ngồi song song; và rồi chúng tôi phải có một ranh giới rõ ràng: tôi ngồi bên này, anh tôi ngồi bên kia. Thế rồi mọi thứ cân bằng hơn! Vị chịu trách nhiệm cho chiếc kiệu không vui lắm, tôi nghĩ như thế! Cho nên khi anh tôi qua đời, tôi cảm thấy cực kỳ buồn đau. Nhưng rồi thì đấy là sự thật. Từ khi anh tôi chết thỉnh thoảng tôi tự hỏi, "Ô, anh ấy tái sanh vào nơi nào? Trong thế giới này hay những nơi khác? Nếu ở thế giới này, thì chỗ nào? Đôi khi cảm giác này xảy ra.
HỎI:
Về trung ấm thân giữa sự chết và tái sanh
Ngài diễn tả về tình trạng trung ấm thân giữa sự chết và tái sanh. Có phải điều này liên hệ đến những tiến trình vật lý hay sinh học hay nó độc lập với những tiến trình vật lý?
ĐÁP:
Sự thật là một thể trạng trung ấm thân như vậy không có một nối kết hay liên hệ với thân thể hiện tại là hoàn toàn rõ ràng theo những luận điển. Nó được diễn tả trong những luận điển là một chúng sanh như vậy có một thân thể bằng năng lượng vi tế tự nhiên, không phải thân thể vật chất, nhưng nó cũng được diễn tả như sở hữu một loại hình thể và màu sắc. Một sự tương tự được sử dụng để diễn tả thân thể của trung ấm thân chúng sanh là một mộng huyển thân. Như được nói rằng một số thiền giả cao cấp, trong thể trạng mộng ảo thật sự có thể chiếm hữu một thân mộng huyển, và thân ấy được nói là rất giống với thân thể của một chúng sanh trung ấm. Một mộng huyển thân, một cách tự nhiên có thể được trải nghiệm bởi một số người, trái lại một số cá nhân có thể cố tình đạt được nó.
Quý vị đã hỏi về năng lượng vi tế, hay một khía cạnh nào đó của tâm vi tế. Tuy thế quý vị thấy màu sắc và đôi khi là hình thể. Đấy là một vấn đề phức tạp, nhưng đối với tôi dường như có 5 yếu tố ngoại tại và 5 yếu tố nội tại, và trong nội tại có cấp độ thô của 5 yếu tố và cấp độ vi tế nhất của các yếu tố. Trên căn bản vi tế nhất, đấy là Linh Quang. Linh Quang là một khía cạnh ; khía cạnh kia là năng lượng vi tế. Trong năng lượng ấy có một loại hạt giống nào đó của tất cả sự tồn tại. Tôi nghĩ có một loại liên kết nào đó với ngoại tại, những thứ cụ thể và Linh Quang. Có một đề cập về một năng lực của năng lượng đặc thù trong luận điển Phật Giáo Tây Tạng một cách kỷ thuật gọi là Năng lượng với 5 Ánh sáng, và tôi nghĩ một nối kết nào đó có thể được thấy giữa thế giới vĩ mô của kinh nghiệm thường ngày và thế giới vĩ mô của năng lượng vi tế. Sự nối kết được cung cấp giữa 2 thế giới có thể được hiểu bằng việc thấu hiểu bản chất của năng lực của năng lượng đặc thù này đã được đề trong các luận điển. Điều vô cùng quyết định ở đây trong việc đẩy mạnh sự hiểu biết của chúng ta về sự nối kết này là để thấy có bất cứ mối quan hệ nổi bật nào giữa năng lực của năng lượng đặc thù này không và những gì tôi đã diễn tả như những hạt vi trần. Chính tôi cũng chưa có một ý tưởng phát triển hoàn toàn.
HỎI:
Về tri thức của sự chết và Tử Thư Tây Tạng
Có phải tri thức về những tiến trình của sự chết được hình thành qua việc nghiên cứu Tử Thư Tây Tạng?
ĐÁP:
Vâng, rất hữu ích. Đối với tiến trình của sự chết, một cách đặc biệt những chức năng và các đặc trưng đa dạng của trung ấm thân, chúng tôi đôi khi thấy những sự trình bày khác nhau trong A Tỳ Đạt Ma và trong Mật Điển Tantra. Cho nên có lẽ tốt nhất là cố gắng để có một sự thấu hiểu rộng rải hơn bằng việc nghiên cứu thêm những luận điển. Tuy thế, hầu hết những sự quán tưởng và quan kiến được diễn tả trong Tử Thư có thể được xem như đặc biệt hơn đối với một hành giả của những bổn tôn được biết như mạn đà la của những bổn tôn phẩn nộ và hòa bình như được đề cập trong luận điển ấy.
***
VỀ HOÀN CẢNH Ở TÂY TẠNG
HỎI:
Về việc đối diện với Tây Tạng và đa số dân Trung Hoa không Phật Giáo
Nếu ngài trở lại với một Tây Tạng độc lập, có khó khăn không để điều hòa những nguyên tắc bi mẫn của Phật Giáo với thực tế của việc quản trị một đất nước với đại đa số dân Trung Hoa không Phật Giáo không?
ĐÁP:
Tôi đã đề cập trong vài thập niên gần đây về sự thoái hóa quá nhiều trong văn hóa Tây Tạng và lối sống Tây Tạng. Bên cạnh những người anh chị em Trung Hoa, ngay cả trong ngưởi Tây Tạng dường như có hiểm họa. Lấy thí dụ như, một số người Tây Tạng trẻ tuổi vừa đào thoát sang Ấn Độ vài năm qua - mặc dù cảm nhận của họ về việc là một người Tây Tạng là rất mạnh và tốt, nhưng một vài khía cạnh nào đó trong thái độ của họ làm tôi băn khoăn hơn. Họ lập tức đấm đá hay sử dụng sức mạnh, và trong vài tháng gần đây, đã có 2 vụ ám sát liên hệ đến những người Tây Tạng trẻ vừa đào thoát khỏi quê hương. Những khía cạnh khác về động cơ của họ là tuyệt vời, nhưng có sự thoái hóa rất nhiều trong sự khiêm tốn hay trung thực của họ. Cho nên, ngay cả ở Ấn Độ trong những người chúng tôi, có những thứ như vậy đang xảy ra. Qua những sự kiện mới gần đây, tôi thật sự gia tăng sự quan tâm chân thành. Điều gì đang thật sự xảy ra bên trong Tây Tạng, quê hương tôi?
Nhưng, đó là thực tế, cho nên chúng tôi phải đối diện với nó. Tuy thế, tôi tin tưởng rằng khi chúng tôi có tự do - tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do di chuyển - chúng tôi có thể giảm thiểu tối đa những thứ này. Mặc dù trong tương lai, khi chúng tôi có tự do. Tôi sẽ không còn là nguyên thủ của chính phủ Tây Tạng. Đấy là quyết định cuối cùng của tôi. Trong thực tế, chúng tôi đã làm một văn kiện chính thức nói rằng ngay khi tôi đạt đến một Tây Tạng tự do, chúng tôi sẽ hình thành một chính phủ lâm thời và tôi sẽ giao toàn quyền hành pháp của tôi cho chính quyền ấy. Trong 2 năm, chính phủ ấy sẽ tổ chức một quốc hội nhân dân Tây Tạng. Sau đó họ sẽ quyết định hiến pháp Tây Tạng. Thế nên đấy là một số vấn đề đã được quyết định.
HỎI:
Về vai trò của Đức Thánh Thiện ở Tây Tạng
Thưa Đức Thánh Thiện, ngài vừa nói rằng thái độ thay đổi của một số người Tây Tạng làm ngài băn khoăn. Vậy thì tôi tự hỏi tại sao ngài quyết định từ bỏ quyền lực lịch sử ở Tây Tạng khi dường như rằng những người trẻ cần một sự hướng dẫn tâm linh hơn là chính trị.
ĐÁP:
Sự kiện tôi sẽ không còn là nguyên thủ của chính quyền Tây Tạng không có nghĩa là tôi sẽ từ bỏ trách nhiệm hay chí nguyện đạo đức của tôi. Dĩ nhiên, là một người Tây Tạng, một cách đặc biệt là vì tôi quá được tin tưởng, đấy là nghĩa vụ của tôi để phụng sự, cho đến hơi thở cuối cùng, để hổ trợ loài người trong phổ quát và đặc biệt đối với những người tin tưởng quá nhiều vào tôi. Trong thực tế, một lý do tại sao tôi không muốn đảm đương trách nhiệm chính quyền là, xét cho cùng, tôi đã 57, cho nên tôi cân nhắc rằng tôi còn khoảng 20 năm nữa của một đời sống năng động; sau đó tôi sẽ quá già. Trong bất cứ trường hợp nào, trong cộng đồng lưu vong ở Ấn Độ, chúng tôi đã tiến tới một hệ thống dân chủ. Trong 20 năm tới, dân chủ phải được thiết lập. Khác đi thì vào lúc đầu có thể có những sự hổn loạn, rối rắm hay phức tạp. Tất cả những sự phức tạp này phải xảy ra trong kiếp sống của tôi và sau đó trong những thứ tương lai có thể diễn ra êm thắm hơn.
Cũng thế, nếu tôi tiếp tục đảm đương trách nhiệm, mặc dù tôi nghĩ nhiều người Tây Tạng có thể cảm kích điều này, một cách trực tiếp nó sẽ trở thành một chướng ngại cho việc phát triển một nền dân chủ lành mạnh. Do thế, tôi quyết định tôi phải rút lui. Có một thuận lợi khác: nếu tôi tiếp tục duy trì như một nguyên thủ chính quyền và một rắc rối xảy ra giữa chính quyền trung ương Tây Tạng và người địa phương hay người nhập cư, rồi thì sự hiện diện của tôi có thể đưa đến những phức tạp xa hơn. Nếu tôi duy trì là một người thứ ba, thế thì tôi có thể hành động để giải quyết những vấn đề nghiêm trọng như vậy.
Cũng vậy, một cách cá nhân, tôi không muốn phải liên hệ trong những thứ nghi lễ. Tôi không thích chúng và nó là một gánh nặng gấp bội. Tôi muốn có nhiều tự do hơn để đi đến chốn này chốn nọ mà không có bất cứ nghi thức nào. Thật rất dễ dàng hơn và tốt hơn, có phải không? Vì những lý do này, tôi đã thực hiện quyết định của tôi. Nhưng như vậy không có nghĩa là tôi sẽ từ bỏ trách nhiệm hay chí nguyện của tôi.
HỎI:
Về việc sử dụng bạo lực để giải thoát Tây Tạng
Thưa Đức Thánh Thiện, có phải những tin tưởng của ngài trong việc hy sinh sự sử dụng bạo lực để giải phóng Tây Tạng là một hành động xứng đáng, như điều này làm giảm bớt khổ đau cho người Tây Tạng?
ĐÁP:
Không, tôi không nghĩ như vậy. Trong hoàn cảnh ấy, nhiều bạo động hơn sẽ xảy ra. Việc ấy có thể làm cho công khai hơn và có thể có ích hơn. Nhưng xét cho cùng, việc quan trọng nhất là Trung Hoa và Tây Tạng phải sống bên cạnh nhau, cho dù chúng tôi thích hay không. Do vậy, nhằm để sống một cách hòa hiệp, trong một cách hữu nghị, và một cách hòa bình trong tương lai, cuộc đấu tranh quốc gia qua bất bạo động là rất thiết yếu.
Một vấn đề quan trọng khác là những sự thỏa thuận cuối cùng hay giải pháp tối hậu phải được khám phá bởi chính người Hoa và Tạng. Vì điều ấy, chúng tôi cần sự hổ trợ ở phía Trung Hoa, tôi muốn nói từ phía người dân Trung Hoa; điều này là rất cần yếu. Trong quá khứ, lập trường của tôi là phương pháp bất bạo động chân thành; điều này vốn đã tạo ra sự ủng hộ của người Hoa nhiều hơn, không chỉ từ bên ngoài mà cũng từ bên trong Trung Hoa nữa. Có nhiều người ủng hộ hơn trong những người Trung Hoa cho vấn đề của chúng tôi. Khi thời gian trôi qua, ngày càng nhiều người Trung Hoa đang bày tỏ sự cảm kích sâu xa và niềm cảm thông của họ. Đôi khi họ vẫn thấy khó để hổ trợ cho sự độc lập của Tây Tạng, nhưng họ cảm kích phương cách đấu tranh của chúng tôi. Tôi xem điều này là rất quý giá. Nếu người Tây Tạng võ trang, thế thì tôi nghĩ chúng tôi sẽ lập tức mất sự ủng hộ này.
HỎI:
Về sự ủng hộ cho Tây Tạng
Đức Thánh Thiện muốn thính chúng làm gì để ủng hộ cho vấn đề Tây Tạng?
ĐÁP:
Mặc dù tôi vô cùng phấn chấn tiếp nhận sự ủng hộ lớn từ nhiều nơi khác nhau như Hoa Kỳ và ở đây Anh quốc, chúng tôi vẫn cần nhiều sự ủng hộ năng động hơn. Quý vị thấy, sự việc Tây Tạng không chỉ là vấn đề của nhân quyền, nó cũng liên hệ đến những vấn nạn của môi trường và vấn đề phi thuộc địa hóa. Điều quan trọng nhất hiện tại là vấn đề sự di chuyển của người Hoa. Vào thời điểm này chúng tôi cần nhiều sự hổ trợ hơn để chấm dứt sự thay đổi dân cư này. Điều này là rất, rất thiết yếu. Bất cứ điều gì quý vị có thể làm để ủng hộ, chúng tôi cảm kích rất nhiều.
Ẩn Tâm Lộ, Friday, February 06, 2015
[1] Phật Giáo là vô thần trong ý nghĩa rằng không có một đấng tạo hóa, không có khái niệm về một đấng tạo hóa.