Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Cô Là Cô Giáo Giỏi Nhất, Tốt Nhất Của Đời Em


Nguyễn thị Phúc sưu tầm và dịch


Hôm tựu trường lớp 5, cô giáo Thompson đứng trước mặt học sinh nói rằng: Các em thân yêu, cô rất thương các em. Cô thương tất cả các em.

"Nói láo !" Cô Thompson thầm hổ thẹn với chính mình. Làm sao có thể vỗ ngực tuyên bố rằng thương tất cả mọi học sinh được!"

Trước mặt cô là thằng Teddy Stoddard, áo quần xốc xếch, ăn mặc dơ dáy, hôi hám, dường như nó không chịu tắm rửa, chẳng chịu chơi với ai, lại thêm khó tính, ... Tất cả tật xấu cô đã nhận thấy nơi thằng Teddy từ lúc nó học lớp 4 năm ngoái với thầy John Brown gần bên, lại tiếp tục hiện ra năm nay.

"Làm sao tôi có thể yêu cái thằng chó chết đó được chứ! Chắc là nó chỉ đáng lãnh điểm F từ hạnh kiểm đến bài làm!"



Cô Thompson từ từ xem qua các lời phê trong học bạ của học sinh, một việc nhà trường buộc phải làm đầu niên học. Và cô giật nảy mình khi đọc đến hồ sơ của Ted.

Cô giáo lớp 1 phê: "Teddy là đứa bé rất thông minh với nụ cười luôn nở trên môi. Em rất lễ phép, và ngăn nắp. Thật sung sướng được dạy em."

Cô giáo lớp 2 phê: "Teddy là học sinh xuất sắc, bạn bè ai cũng mến. Gia đình em gặp khó khăn vì mẹ em mắc bệnh nan y."

Đến năm lớp 3, trong phiếu điểm có những dòng sau đây: "Cái chết của mẹ em quả là một biến cố lớn cho em. Tuy em đã cố gắng, nhưng ba của em chẳng ngó ngàng gì đến em. Đời em sẽ xuống dốc nếu không có ai giúp đỡ."

Học bạ lớp 4 ghi: "Teddy dường như không thích học, ít giao thiệp với ai. Em dường như không có bạn, hay ngủ gục trong lớp."

Đọc xong những lời phê ấy, cô Thompson sa sầm nét mặt.

Rồi mùa Đại Lễ đến. Học sinh mang quà biếu cô. Quà nào cũng được gói ghém tươm tất hoa màu. Chỉ có quà của Teddy là thô thiển nhất, gói trong bao giấy siêu thị, lại nhăn nhầu thảm não. Cô Thompson chọn ngay gói quà của Teddy cầm lên. Trẻ con bắt đầu cười khúc khích, có đứa tỏ vẻ mặt khinh khi.

Và, ô kìa, chúng nó phá lên cười, khi cô Thompson lấy trong gói đó ra một chiếc vòng thạch, hột mất hột còn, và lọ nước hoa chỉ còn có một phần tư bình.

Cô Thompson đưa mắt lườm quanh một vòng, và nghiêm mặt. Cả lớp im phắc. Rồi cô lấy tay nâng niu các hột thạch của chíếc vòng vừa trầm trồ khen ngợi, rồi đeo ngay vào cổ tay một cách hãnh diện. Sau đó, cô sung sướng lấy nước hoa bôi lên tóc, lên má mình.

Sau buổi "Christmas Party" tại lớp hôm ấy, Teddy đã không vội ra về như mọi khi. Em ngồi nán lại chờ bạn bè ra bề, mới đến bên cô thủ thỉ:

- Chào cô Thompson, hôm nay cô thơm như má con thuở nào.

Nước mắt lưng tròng, em rón rén lui dần ra cửa, rồi vụt biến để cô Thompson ở lại một mình trong lớp. Cô thút thít khóc cả giờ sau đó.

Từ dạo ấy, cô giáo Thompson không chỉ dạy toán, dạy viết, dạy văn cho trẻ, mà cô bắt đầu chú trọng "giáo dục" học sinh. Cũng từ dạo ấy, Teddy như sống lại. Em càng ngày càng học giỏi hơn thêm. Và cuối năm, em trở thành một trong những học sinh xuất sắc của lớp.

Một năm trôi qua. Một hôm, cô Thompson bắt gặp một lá thư của Teddy chuồi lòn dưới cửa lớp bảo rằng "Cô là cô giáo giỏi nhất, tốt nhất của đời em."

Sáu năm trôi qua, cô lại nhận được cánh thiệp báo tin Teddy đã tốt nghiệp trung học. Em đứng hạng ba và vẫn luôn xem cô là cô giáo hay nhất, giỏi nhất, tốt nhất trong đời em.

Bốn năm sau nữa, cô mân mê lá thư Teddy viết thăm cô, trong ấy Teddy bảo em đã phấn đấu nhiều trong bốn năm qua, và nay sắp ra trường với hạng ưu. Em vẫn luôn xem cô là cô giáo hay nhất, giỏi nhất, tốt nhất trong đời em.

Lại bốn mùa xuân thoăn thoắt tiếp nối, cô Thompson lại nhận được thư của Teddy tin cho cô hay em vẫn luôn xem cô là cô giáo hay nhất, giỏi nhất, tốt nhất trong đời em. Em nói nhờ cô mà tên của em bây giờ đã dài ra. Người ta ghi tên em là "Theodore F. Stoddard, M.D."

Một mùa Thu nọ, Teddy báo cho cô Thompson hay là ba của em đã qua đời. Cuộc đời em tuy thiếu vắng hơn, nhưng dần dà em cũng đã có ý trung nhân và sắp làm đám cưới. Em mời cô đến dự hôn lễ ngồi vào ghế danh dự vẫn thường dành cho mẹ chú rể.

Đến ngày cưới, cô Thompson đã đến dự, và đeo trên tay chiếc vòng thạch hột mất hột còn của Teddy tặng cho cô thuở nào. Cô cũng không quên lấy nuớc hoa mà Teddy nhớ mùi của mẹ nó để xức tóc. Lọ nước hoa bây giờ chỉ còn vài giọt mà thôi.

Bác sĩ Stoddard sung sướng ôm chầm lấy cô Thompson, và thỏ thẻ vào tai cô:

- "Cám ơn cô đã tin con , và tạo cho con sự tự tin. Chính niềm tin đó đã giúp con thay đổi cuộc đời".

Lại những giọt lệ cảm động tuôn rơi, cô Thompson thủ thỉ với bác sĩ Stoddard:

- Teddy, con lầm to. Chính con mới là kẻ dạy cô, và đã giúp cô thay đổi cuộc đời. Chính nhờ gặp con, cô mới biết thế nào là "Giáo Dục".



Câu chuyện bằng tiếng Anh https://faithcenter.wordpress.com/2008/05/10/the-teddy-stoddard-story-wednesday-may-14-2008/

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

CÔNG HÀM 1958 VÀ SỰ THẬT


Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia




Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng là công hàm do Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai vào ngày 14 tháng 9 năm 1958. Công hàm này được gửi sang Trung Quốc bằng điện báo, sau đó sáng ngày 21 tháng 9 năm 1958, Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Trung Quốc Nguyễn Khang đã trình công hàm này cho Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Cơ Bàng Phi. Trong công hàm này Thủ tướng Phạm Văn Đồng thông báo cho Thủ tướng Chu Ân Lai biết Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa "tán thành" và "tôn trọng" "bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc."[1]

Chính quyền Trung Quốc cho rằng công hàm Phạm Văn Đồng là một trong những bằng chứng cho thấy chính quyền Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chính quyền Việt Nam thì cho rằng công hàm Phạm Văn Đồng không hề công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc vì trong công hàm không có chỗ nào nói tới hai quần đảo này. Cũng theo chính quyền Việt Nam giá trị pháp lý của nó phải được đánh giá theo bối cảnh lịch sử lúc đó khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không quản lý hai quần đảo này.



Mục lục [ẩn


Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây báo chí tiếng Việt ở trong và ngoài nước Việt Nam đều gọi bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng là "công hàm."[2][3] Trong cuộc họp báo do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức tại Hà Nội chiều ngày 23 tháng 5 năm 2014, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã gọi công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng là "công thư", và khẳng định "công thư" này là một "văn bản ngoại giao". Ông không giải thích từ "công thư" có nghĩa là gì.[4] Sau cuộc họp báo đó, một số bài viết của báo chí Việt Nam về sự kiện này và công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ dùng cách gọi "công thư," không gọi là "công hàm" và cũng không giải thích ý nghĩa của từ "công thư".[5]

Trong bài viết "Không một quốc gia nào công nhận chủ quyền Trung Quốc đối với Hoàng Sa" đăng trên báo "Thanh Niên", công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng được gọi là "công điện". Cũng trong bài viết này, khi trả lời câu hỏi của phóng viên báo "Thanh Niên", Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an Việt Nam, nói rằng công điện mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ tướng Chu Ân Lai là "một bức thư công" nhưng ông Cương không giải thích thế nào là "thư công".[6]
Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Hội nghị San Francisco tháng 9-1951 để giải quyết các vấn đề về lãnh thổ sau chiến tranh thế giới thứ hai, phái đoàn Liên Xô ngày 5-9-1951 đã đề nghị trao trả Hoàng Sa cho Trung Quốc nhưng 46/51 quốc gia đã bỏ phiếu phản đối. Hai ngày sau, ngày 7-9-1951, tại hội nghị này Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu, trưởng phái đoàn quốc gia Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa), đã lên tiếng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Trong đó có đoạn: "Và để tận dụng không ngần ngại mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống bất hòa, chúng tôi khẳng định chủ quyền của chúng tôi trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ xưa đến nay vẫn thuộc cương vực Việt Nam".Lời tuyên bố này đã được Hội nghị San Francisco ghi vào biên bản. Và trong tất cả 51 phái đoàn các nước, không có phái đoàn nào phản đối, kể cả Liên Xô.[7]

Vào tháng 2 đến tháng tư năm 1958 lần đầu tiên có hội nghị về Công ước Luật biển. Trong số 4 công ước được bàn thảo, có Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải. Tuy nhiên, hội nghị thất bại vì không thống nhất được khoảng cách lãnh hải là 12 hải lý, vì nhiều quốc gia có quan điểm khác nhau, Mỹ chỉ chấp nhận 3 hải lý, có một số quốc gia cho là 4,5 hải lý thì tốt hơn, còn Trung Quốc đòi 12 hải lý, và một số quốc gia Nam Mỹ còn muốn 200 hải lý.

Vào thời điểm 1958, quan hệ Mỹ-Trung Quốc cực kỳ căng thẳng về vấn đề Đài Loan. Trong bối cảnh đó, ông Chu Ân Lai tuyên bố hải phận của Trung Quốc là 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa). Sau đó, ông Phạm Văn Đồng ra công hàm ủng hộ hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.

Năm 1977, Phạm Văn Đồng đã đổi ý và giải thích rằng ông đưa công hàm vào thời điểm đó là do các nhu cầu chiến tranh. Tuy nhiên, vào thời điểm năm 1958 chưa có chiến tranh.[8]
Bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của CHND Trung Hoa[sửa | sửa mã nguồn]

Bản tuyên bố của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có nội dung như sau:[9][10]
“ Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nay tuyên bố:

(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

(2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm cơ sở của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường cơ sở của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường cơ sở là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường cơ sở, kể cả vịnh Bột Hải và eo biển Quỳnh Châu, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường cơ sở, kể cả đảo Đông Dẫn, đảo Cao Đăng, các đảo Mã Tổ, các đảo Bạch Khuyển, đảo Điểu Khâu, Ðại và Tiểu Kim Môn, đảo Đại Đảm, đảo Nhị Đảm, và đảo Đông Đĩnh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.

(3) Nếu không có sự cho phép của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tất cả máy bay nước ngoài và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè nước ngoài nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

(4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

Khu vực Ðài Loan và Bành Hồ hiện tại vẫn bị lực lượng vũ trang Hoa Kỳ xâm chiếm. Ðây là hành vi phi pháp, xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ðài Loan và Bành Hồ đang chờ được thu phục. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai, không cho phép nước ngoài can thiệp. ”

Toàn văn công hàm[sửa | sửa mã nguồn]
Công hàm của Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi cho thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai vào năm 1958

Theo bài viết "Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam" đăng trên báo "Đại Đoàn Kết" thì toàn văn công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 của thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai như sau:
“ Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.[2]


Ngày 22 tháng 9 năm 1958, công hàm trên của thủ tướng Phạm Văn Đồng đã được đăng trên báo "Nhân Dân".[11]
Ảnh hưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Các học giả, các nhà ngoại giao Trung Quốc thường dùng Công hàm này để cho là Việt Nam đã từng đồng ý chấp nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa, quần đảo Nam Sa) là lãnh thổ của Trung Quốc. Họ lý luận là Việt Nam chỉ thay đổi lập trường sau khi đất nước thống nhất vào năm 1975 và như vậy là vi phạm nguyên tắc luật quốc tế estoppel.[12][13]

Trước đây, nhiều lần trí thức Việt Nam đã kiến nghị yêu cầu Bộ Ngoại giao Việt Nam cung cấp thông tin về quan hệ với Trung Quốc, trong đó kiến nghị có thông tin công khai về nội dung những buổi gặp gỡ của các cấp ngoại giao và về công hàm này, như trong tuyên cáo ngày 2 tháng 7 năm 2011 của nhiều nhân sĩ trong số đó có cựu đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh, các giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Hoàng Tụy, Chu Hảo, tiến sĩ Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện, các nhà văn Nguyên Ngọc, ông Lê Hiếu Đằng...[14]
Phản ứng cấp chính phủ[sửa | sửa mã nguồn]
Phía Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 07 tháng 8 năm 1979, Bộ Ngoại giao Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, bác bỏ sự xuyên tạc của Trung Quốc trong việc công bố một số tài liệu của Việt Nam liên quan đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này, nhắc lại lập trường của Việt Nam về việc giải quyết sự tranh chấp về 2 quần đảo giữa hai nước bằng thương lượng hoà bình.[15]

Ngày 23 tháng 5 năm 2014, trong cuộc họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông do Bộ ngoại giao Việt Nam tổ chức vào, ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam phát biểu: "Công thư của cố thủ tướng là văn bản ngoại giao. Giá trị pháp lý nằm trong nội dung công thư. Việt Nam tôn trọng vấn đề 12 hải lý nêu trong công thư chứ không đề cập tới Hoàng Sa, Trường Sa vì thế đương nhiên không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa. Giá trị công thư phải đặt trong bối cảnh cụ thể. Công thư gửi Trung Quốc lúc đó Hoàng Sa và Trường Sa đang thuộc quản lý Việt Nam Cộng hòa, Trung Quốc chỉ là một bên tham gia. Không thể cho người khác cái gì mà bạn chưa có được. Vì thế công thư không có giá trị chủ quyền với Tây Sa, Nam Sa theo cách gọi của Trung Quốc."[7] Cũng theo ông Hải, "Đến nay không quốc gia nào công nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa."
Phía Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 30 tháng 1 năm 1980, để phản ứng việc Việt Nam công bố sách trắng về chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã xuất bản một tài liệu với tên gọi "Chủ quyền không tranh cãi của Trung Quốc đối với hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa".[16][17] Trong tiểu mục với tựa "Sự man trá của chính quyền Việt Nam", tài liệu nhắc đến việc báo Nhân Dân ngày 6 tháng 9 năm 1958 in toàn văn tuyên bố về hải phận của Trung Quốc ở trang đầu, trong đó có đoạn nói về Nam Sa và Tây Sa, cũng như công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng.[17] Trung Quốc cũng công bố công hàm trong tài liệu và nói rằng đây là bằng chứng cho thấy chính phủ Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo. Cùng với công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng, tài liệu này cũng công bố một bản đồ thế giới do Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Phủ Thủ tướng Việt Nam [Dân chủ Cộng hòa] xuất bản tháng 5 năm 1972 cho thấy các quần đảo này có tên Tây Sa và Nam Sa.[16][17]

Theo Trung Quốc, công hàm này và các tài liệu họ đưa ra là "các tài liệu nhà nước chính thức" và "các văn bản có hiệu lực pháp lý" mà phía Việt Nam luôn đòi hỏi để thiết lập chủ quyền lãnh thổ. Các tài liệu cho thấy cho đến năm 1974, Việt Nam vẫn công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Sa và Nam Sa, và việc chính quyền Việt Nam nuốc lời và man trá là điều hoàn toàn không được phép làm dưới luật quốc tế.[17]

Nhân Vụ giàn khoan HD-981, vào ngày 20 tháng 5 năm 2014, đại diện lâm thời Sứ quán Trung Quốc ở Indonesia, Lưu Hồng Dương, đăng bài lên báo IndonesiaJakarta Post lại mượn công hàm này để khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc: "Trong tuyên bố ngày 14/9/1958 thay mặt chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Việt Nam khi đó, Phạm Văn Đồng, công khai thừa nhận quần đảo Tây Sa (tên của Trung Quốc gọi Quàn đảo Hoàng Sa) và các đảo khác ở Nam Hải (Biển Đông) là lãnh thổ Trung Quốc."

Tiến sĩ Ngô Sĩ Tồn, Giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc, có bài trả lời phỏng vấn hãng tin Đức Deutsche Welle, được đăng trên mạng cùng ngày, cũng nói: "Năm 1958, Thủ tướng Việt Nam khi đó là Phạm Văn Đồng đã công nhận chủ quyền Trung Quốc đối với Tây Sa và Nam Sa trong công hàm gửi Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai. Hà Nội chỉ thay đổi lập trường sau khi đất nước thống nhất năm 1975. Nhưng theo nguyên tắc estoppel, Trung Quốc không tin rằng Việt Nam có thể thay đổi lập trường về vấn đề chủ quyền."[13]

Ngày 8 tháng 6 năm 2014, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công bố tài liệu nêu quan điểm của Trung Quốc trong vụ giàn khoan, trong đó Trung Quốc lặp lại các tài liệu như đã công bố năm 1980, đồng thời còn đưa ra một tài liệu từ sách giáo khoa môn địa lý lớp 9 phổ thông xuất bản bởi Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội năm 1974. Trong đó, bài đọc về địa lý Trung Quốc có đoạn ghi rõ: "Vòng cung đảo từ các đảo Nam sa, Tây sa, đến các đảo Hải nam, Đài loan, quần đảo Hoành bồ, Châu sơn...làm thành một bức «trường thành» bảo vệ lục địa Trung quốc."[18][19]
Bình luận[sửa | sửa mã nguồn]
Phía Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà nghiên cứu Biển Đông Hoàng Việt, một giảng viên về Luật Quốc tế ở TPHCM, cho là công hàm ở thời điểm đó không có thẩm quyền về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Theo Hiệp định Geneve (1954) mà Trung Quốc đã ký, về mặt pháp lý quốc tế Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có trách nhiệm quản lý phần lãnh thổ phía Nam. Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, chính quyền Việt Nam đã tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam rồi. Về mặt pháp lý quốc tế phù hợp, chính quyền có thẩm quyền quản lý Hoàng Sa Trường Sa liên tục, từ nhà Nguyễn tới thời Pháp thuộc trong đó có nhiều chính phủ khác nhau và như vậy cho đến sau khi thống nhất các chính phủ có thẩm quyền đều khẳng định chủ quyền của mình và thực thi liên tục không đứt đoạn, vấn đề này thể hiện giá trị pháp lý quốc tế.[20]

Cũng theo ông Việt, công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong hoàn cảnh quan hệ đặc thù, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Trung Quốc lúc đó đang "vừa là đồng chí vừa là anh em", năm 1955 Trung Quốc đã chiếm lại từ tay quân đội Tưởng Giới Thạch (Đài Loan) đảo Bạch Long Vĩ (quân Tưởng Giới Thạch chiếm đảo này từ năm 1949) và năm 1957 đã trao trả lại cho Việt Nam[21]. Theo ông Việt, Công hàm năm 1958 là để nêu quan điểm ủng hộ tuyên bố lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, nhưng "sau này người ta diễn giải khác đi, đặc biệt là Trung Quốc. Chắc có lẽ ông Đồng cũng không ngờ là sau này công hàm của ông lại được Trung Quốc diễn giải một cách khác nhau rất nhiều như vậy".[22].

Học giả Pháp, bà Duy Tân Joële Nguyễn, chuyên gia chính trị học và luật quốc tế, cho biết: "Trong pháp luật quốc tế, ngăn chặn là một nguyên tắc theo đó một nhà nước phải được coi như liên hệ với hành vi của nó trong quá khứ, và do đó không thể khẳng định một tuyên bố mới, không thể tuyên bố hoặc hành động mâu thuẫn với những gì mà nhà nước đó đã tuyên bố hoặc thực hiện từ trước, để bảo toàn tính chất chắc chắn pháp lý và sự tin cậy giữa các quốc gia. Tuy nhiên, ngăn chặn không có nghĩa là một nhà nước bị ràng buộc bởi tất cả những gì mà nhà nước đó đã tuyên bố.

Theo lý luận, có bốn điều kiện phải được đáp ứng. (i) Tuyên bố hoặc quyết định phải được thực hiện bởi một cơ quan có thẩm quyền một cách rõ ràng và không lập lờ nước đôi. (ii) Nhà nước tuyên bố "ngăn chặn" phải chứng minh rằng nhà nước này đã có được lòng tin trong cam kết mà nhà nước này đã thực hiện và hành động đúng theo; (iii) Nhà nước phải chứng minh rằng quốc gia của mình đã bị thiệt hại hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi. (iv) Nhà nước đã cam kết phải thực hiện nhất quán và luôn luôn nhất quán. Kết quả là, nhà nước phải bày tỏ ý định quả quyết muốn được ràng buộc bởi cam kết này và sẽ tôn trọng nó. Phân tích của chúng tôi đối với tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng thấy nó không hội đủ nguyên tắc ngăn chặn nói trên, một số điều kiện còn thiếu, đặc biệt, dự định nhằm công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không hề được trình bày một chút nào trong bản tuyên bố này." [23]
Phía Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Cùng với công hàm năm 1958, các chuyên gia Trung Quốc còn nhắc đến một số sự kiện khác để chứng mình rằng chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước năm 1975 và chỉ tráo trở quan điểm sau khi chiến thắng Việt Nam Cộng hòa. Trong một cuộc họp mặt ngày 15 tháng 6 năm 1956, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ung Văn Khiêm đã nói với đại biện lâm thời của lãnh sự quán Trung Quốc tại Việt Nam, Lý Chí Dân, rằng: "Căn cứ vào tư liệu của phía Việt Nam, về mặt lịch sử thì quần đảo Tây SaNam Sa nên là một phần lãnh thổ của Trung Quốc".[24] Hơn thế nữa, khi báo Nhân Dân đăng tuyên bố toàn văn về hải phận của Trung Quốc ở trang đầu trong số ngày 4 tháng 9 năm 1958, bao gồm cả Nam Sa và Tây Sa, tờ báo không đưa ra bất cứ một lời phản đối nào.[24] Các bản đồ thế giới của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xuất bản năm 1960 và 1972, cũng như sách giáo khoa xuất bản năm 1974, đều công nhận chủ quyền Trung Quốc đối với hai quần đảo.[24] Một tuyên bố của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1965 cũng công nhận chủ quyền của Trung Quốc khi lên án Tổng thống Lyndon B. Johnson: "'Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson đã chỉ định... một phần lãnh hải của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong quần đảo Tây Sa làm "vùng chiến sự" của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ'."[16][24]

Theo chính quyền Trung Quốc vì trong tuyên bố về lãnh hải của chính phủ Trung Quốc nêu rõ phạm vi áp dụng của tuyên bố này bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hai quần đảo này nằm bên trong lãnh hải rộng 12 hải lí của Trung Quốc nên dù công hàm Phạm Văn Đồng không nhắc đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì việc Chính phủ Việt Nam công nhận lãnh hải rộng 12 hải lí của Trung Quốc cũng tức là đã công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc.[cần dẫn nguồn]
Nhận xét của quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]
Tiến sĩ Balazs Szalontai, một nhà nghiên cứu về châu Á ở Hungary trong một cuộc phỏng vấn với đài BBC vào năm 2008, cho là công thư trên không nói rõ đó là lãnh thổ nào: "ông ấy có vẻ đủ thận trọng để đưa ra một tuyên bố ủng hộ nguyên tắc rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với hải phận 12 hải lý dọc lãnh thổ của họ, nhưng tránh đưa ra định nghĩa về lãnh thổ này. Mặc dù tuyên bố trước đó của Trung Quốc rất cụ thể, nhắc đến toàn bộ các đảo bao gồm Trường Sa và Hoàng Sa mà Bắc Kinh nói họ có chủ quyền, thì tuyên bố của Bắc Việt không nói chữ nào về lãnh hải cụ thể được áp dụng với quy tắc này.[25]
Sam Bateman, nghiên cứu viên lâu năm của Chương trình An ninh Hàng hải tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS, thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore), có một bình luận tương tự như phía Trung Quốc khi đã viết: "Đòi hỏi chủ quyền hiện nay của Việt Nam bị yếu đi nghiêm trọng vì Bắc Việt đã công nhận chủ quyền của Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa vào năm 1958, và sau đó cũng không có phản đối gì suốt từ năm 1958 đến năm 1975."[26]
Giáo sư Luật Erik Franckx, Đại học Tự do Brussel, Bỉ và là thành viên của Tòa trọng tài thường trực (PCA), tại triển lãm quốc tế "Hoàng Sa-Trường Sa: Phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam" tại Bảo tàng Đà Nẵng ngày 21/6/2014, ông cho biết: "Cần phải đọc công hàm này rất kỹ, nhất là tuyên bố của ngài Phạm Văn Đồng, bởi vì nó chỉ nhắc đến việc mở rộng lãnh hải". Vào thời điểm công hàm được đưa ra (năm 1958), nhiều nước ra tuyên bố mở rộng lãnh hải 12 hải lý và ông cho rằng công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng "ủng hộ cho việc mở rộng đó của Trung Quốc". Tuy nhiên ông nhận định: "Điều quan trọng là Thủ tướng Phạm Văn Đồng không đề cập cụ thể đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", nên không thể suy diễn Việt Nam xác nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa hay Trường Sa.[27]


CÔNG HÀM 1958 VÀ SỰ THẬT




Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện vấn đề công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, có nhiều luồng thông tin khác nhau có người hiểu đúng có người hiểu sai, xuyên tạc, bóp méo nội dung gây hoang mang dư luận. Để hiểu rõ sự thật vụ việc này như thế nào? Tôi xin trình bày cho các bạn hiểu: 

Việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời.
Có thể nói, giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 4/9/1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi,Sau đó, ngày 14/9/1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi bức thư cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau: 





"Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.

Về thực chất, công hàm của Phạm Văn Đồng chỉ là sự thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc mà thôi. Nếu coi đây là một nhượng bộ về chủ quyền lãnh thổ thì hoàn toàn không có cơ sở pháp lý vì Công hàm này không được Quốc hội Việt Nam thông qua, do đó công hàm này sẽ bị coi là một việc làm “vi hiến”, hoàn toàn không có giá trị ràng buộc pháp lý; vì khi đó hai quần đảo nêu trên đang thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền Việt Nam cộng hòa; vì năm 1975 Việt Nam đã giải phóng quần đảo Trường Sa và được nhiều nước, trong đó có Trung Quốc thừa nhận và chúc mừng.
Nhìn lại bối cảnh năm 1958, Việt Nam mới qua cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Đất nước còn nghèo, lại bị Mỹ chà đạp Hiệp định Genève 20-7-1954, dựng lên chính quyền bù nhìn tay sai Ngô Đình Diệm để thực hiện âm mưu xây dựng chế độ thực dân kiểu mới ở miền Nam. Trước đó, ngày 26/5/1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ra lệnh cho Hạm đội 7 tiến sát vào eo biển Đài Loan, ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào các đảo trên eo biển Đài Loan. Với hành động này, Mỹ đã thực sự ra tay bảo hộ chính quyền Đài Loan, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án. 
Ngày 12/9/1954, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ đưa ra phương án tấn công Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử nhưng Tổng thống Eisenhower đã do dự việc sử dụng vũ khí nguyên tử cũng như sự can dự của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến với Trung Quốc . 
Năm 1958, tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng trên eo biển Đài Loan lần thứ hai. Ngày 23/8/1958 Trung Quốc đột ngột tăng cường việc nã pháo vào đảo Kim Môn. Theo Hiệp định Phòng thủ tương hỗ giữa Đài Loan-Hoa Kỳ, Tổng thống Eisenhower đã ra lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến 2 đảo tiền tiêu Kim Môn và Mã Tổ.
Ngoài bối cảnh "phức tạp và cấp bách” đối với Trung Quốc như đã nêu trên, "Công hàm 1958" của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Trung Quốc lúc đó đang "vừa là đồng chí vừa là anh em”. Thực chất chính phủ Hà Nội lúc đó nêu quan điểm ủng hộ tuyên bố lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc là muốn cho Hạm đội 7 của Mỹ tôn trọng vùng biển như tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc mà không gây hấn trên vùng biển vịnh Bắc bộ, nhằm tránh sự xung đột, tranh chấp phức tạp để VN yên tâm bảo vệ nền hòa bình mới được lập lại trên miền Bắc và xây dựng cuộc sống mới.
Cái mà Trung Quốc gọi là “công hàm” thực chất chỉ là một lá thư ngắn, mà ông Phạm Văn Đồng gửi cho cá nhân Thủ tướng Chu Ân Lai, gọi thân mật, hữu nghị là “Đồng chí Tổng lý”, hoàn toàn không phải là Tuyên bố của nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa..
Có thể nói "Công hàm" 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ và là một cử chỉ ngoại giao thân thiện thể hiện quan điểm ủng hộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trong bối cảnh vấn đề chủ quyền lãnh hải đang được tranh luận rất sôi nổi trên các diễn đàn quốc tế và trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan như đã đề cập ở trên. 
Điều này cho thấy quan hệ đặc thù của hai nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Trung Quốc lúc bấy giờ. Do vậy, trong tình hình bán đảo Đài Loan đang đứng trước nguy cơ bị tách rời, độc lập với lãnh thổ Trung Quốc , cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến Hải quân Hoa Kỳ phái tàu chiến đến can thiệp. Để đối phó với những động thái đang gây sức ép về quân sự và ngoại giao, Trung Quốc đã vội vã ra tuyên bố về lãnh hải trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc trong tình thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan. 
Trong tình thế này, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đưa ra lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan, đe dọa Trung Quốc mà trực tiếp là Vịnh Bắc bộ của Việt Nam. Trong lúc đó ở Miền nam đang chống mỹ, Miền bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa, với tinh thần “them bạn bớt thù” chúng ta đã gửi công hàm khẳng định chủ quyền 12 hải lý của Trung quốc nhằm tránh rơi vào tình trạng can thiệp quân sự của Mỹ vào Miền Bắc nước ta.
Như chúng ta thấy nội dung "Công hàm 1958"(theo chúng tôi đây thực ra là một bức thư riêng gửi đồng chí Tổng Lý không viết theo văn phong của một "công hàm ngoại giao"--Note Verbale--mà chúng ta thường thấy) của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã được thể hiện một cách thận trọng, đặc biệt là không hề có bao hàm nội dung tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như phía Trung Quốc bóp méo và xuyên tạc. Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ( và cả Chu Ân Lai lẫn bất cứ lãnh đạo một nhà nước nào khác) cũng thấu hiểu quyền tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ tòan vẹn, thống nhất lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu và cũng là trách nhiệm hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam nhất quán từ thời kháng Pháp đến giai đoạn chống Mỹ sau này. Đây cũng là một nguyên tắc bất di bất dịch của mọi quốc gia độc lập, có chủ quyền trên thế giới.
Xin nhắc lại là "Công hàm" của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như không có một dòng chữ nào thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh hải Trung Quốc! Hơn thế nữa, đây mới chỉ là văn bản mang tính chất liên lạc thân tình giữa hai thủ tướng , chưa phải là văn bản pháp luật của một quốc gia để cường điệu như một số người cố tình hiểu sai theo luận điệu của bá quyền Trung Quốc. Đọc kỹ, chúng ta thấy "Công hàm" 1958 có hai nội dung rất rõ rệt:

Một là, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; 
Hai là, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố. 


Mặt khác, sở dĩ trong "Công hàm" 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã không đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vì điều đó là không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa. 
Nếu chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao đi nữa thì cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng “Công hàm 1958” đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. Do vậy, phần tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong bản tuyên bố ngày 4/9/1958 về cơ sở pháp lý quốc tế đương nhiên được xem là không có hiệu lực. 
Như đã nói ở trên, năm 1956, Liên Hợp Quốc bắt đầu tiến hành các hội nghị quốc tế bàn về Luật Biển, sau đó một số hiệp định được ký kết vào năm 1958, tuy nhiên vẫn chưa làm thỏa mãn yêu sách về lãnh hải của một số quốc gia. 
Trong khi đó, ở miền Nam Chính quyền Việt Nam Cộng hòa được Mỹ bảo trợ, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi các quyền chủ quyền thực tế trên hai quần đảo. Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam, Trung Quốc vẫn nghiễm nhiên công nhận việc bảo vệ chủ quyền của lực lượng hải quân Việt Nam Cộng hòa, mà không có ý kiến gì. 
Lý do dễ hiểu là TQ rất ngán Mỹ thọc tay vào vấn đề này, phần khác là TQ cũng tự thấy không đủ căn cứ pháp lý để tranh giành chủ quyền với chính quyền miền Nam. Thỏa hiệp với chính quyền Nixon để bình thường hóa quan hệ Trung-Mỹ vào năm 1972 TQ không còn ai để phải sợ, xoay sang “bắt nạt” Việt Nam để tranh giành chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân Việt Nam Cộng hòa chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.
Một bức thư mà Trung Quốc gọi là "công hàm"(chứ không phải là hiệp định được Quốc hội mỗi nước phê chuẩn) thời bấy giờ vỏn vẹn chỉ có 127 chữ, thế mà gần đây Trung Quốc luôn lấy ra rêu rao cái gọi là VN đã thừa nhận chủ quyền "không thể tranh cãi" của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Có thể nói, giải thích xuyên tạc "Công hàm 1958" là một trong chuỗi hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Tóm lại, việc Trung Quốc diễn giải nội dung "Công hàm" ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức chủ quan và thể hiện rõ dã tâm xâm lấn Biển Đông, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời, không thể xem là văn bản pháp lý để đưa ra tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. 
Những tuyên bố đơn phương về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế là vô hiệu. Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về quản lý của chính phủ ở miền Nam. Nên nhớ rằng các điều khoản trong Hiệp định cũng yêu cầu các quốc gia tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. 


Chính Trực @

Ngày tháng Mười hai



Khi ánh sáng những hoài niệm đã không còn
trái tim thôi không nhoi nhói
Anh ngồi kể lể sự cô đơn của mình
bằng những giấc mơ thì thầm
sự im lặng mang hình dạng một sợi gai
và những cảm xúc xộc xệch rượt đuổi nhau
những cảm xúc có mùi khét nắng.

Ngày tháng Mười Hai trôi trong vọng âm gió
Chập chờn mơ một tiếng phong linh trong căn gác cũ
Người bạn quen đã lâu kể về mối tình đã qua trên khung chat
Cuống họng cứng ngắt lời tỏ tình
Ngày tháng Mười Hai không thèm nói chuyện nữa
lê thê trôi qua trong sự thức giấc trằn trọc
vị cà phê rối bời.

Ngày tháng Mười Hai
Bài thơ tình nằm chơ vơ khản tiếng trên bàn phím
Mùa gió bay rát giọng một giấc mơ
Thị trấn buồn với những bàn chận xộc xệch các con đường
nghe nỗi úa tàn sến sẩm đâm lỗ chỗ mặt đất

Ngày tháng Mười Hai
bên hành lang hẹp
anh ngồi nhìn những sợi rêu ấm
yêu nhau…!



Phương Uy

“Tiêu chuẩn kép”: kết thúc thời của người quân tử?



Tác giả: Lưu Vĩ Lân

Ngày trước, chính trực là một đức tính cao thượng nhất mà một người được xã hội trao tặng. Cả chữ “chính” lẫn chữ “trực” đều thể hiện sự thẳng thớm không cong quẹo, không lập lờ, hai mặt.


Những đứa trẻ Palestine lớn lên trong những vùng đất bị Israel phong tỏa hết các đường ra biển, sẽ “nghịch cát” như thế này đây, trong một tác phẩm của họa sĩ đường phố Banksy vẽ trên tường vây quanh khu định cư Palestine – Ảnh: electronicintifada.net


Cổng vào triều đình hay chốn công quyền luôn ghi bốn chữ “quang minh chính đại”: rõ ràng, trong sáng, thẳng thắn, nêu cao chính nghĩa.



Triết lý sống, triết lý cầm quyền lúc đó luôn chống lại cách sống cơ hội, lập lờ. Triết lý ấy nói một là một, hai là hai. Nhưng, thời thế đã đổi thay, ngày nay thái độ sống mang tính “nhất nguyên” này dường như đã bị thay thế bởi “nhị nguyên” hay “tam, tứ… nguyên”.

Xã hội hiện đại chỉ hiện tượng này bằng từ “tiêu chuẩn kép” (double standard), và thái độ sống… kép ấy đang dần trở thành hành xử phổ biến trên toàn thế giới.
… Luôn phải tự vấn, tự trào như các bậc tiền bối thường làm để thấy mình không luôn đúng, để thấy mình đang dần sai, mình không mãi sở hữu chân lý, từ đó sẵn sàng một tâm thái chuẩn bị để canh tân


Thời của “Tiêu chuẩn kép”

Nhưng tiêu chuẩn kép là gì? Là cùng một sự việc, hành động, người này làm thì nói là đúng, người kia làm thì bảo là sai. Nói một cách sòng phẳng, đây là cách gọi lịch sự để chỉ tính hai mặt, tính cơ hội thực dụng, mập mờ, vô nguyên tắc của một hành động nào đó.

Thậm chí trên Wikipedia người ta nhấn mạnh hơn: “Tiêu chuẩn kép vi phạm tất cả các nguyên tắc về sự công bằng khi giữa hai người lại có mức độ trách nhiệm khác nhau dù làm cùng một việc. Vì thế nó được xem như một loại thành kiến và không công bằng về đạo đức nếu nói theo nguyên tắc tất cả đều bình đẳng và tự do.

Tiêu chuẩn kép được xem như một sự phi lý bởi chúng vi phạm một cách mạnh mẽ châm ngôn cơ bản của luật học hiện đại: tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Nó vi phạm tất cả các nguyên tắc của công lý thường được gọi là sự công bằng vốn cố gắng đặt một tiêu chuẩn chung cho tất cả mọi thứ không thiên vị dù là theo tầng lớp, địa vị xã hội, giới tính, tôn giáo, chính trị, tuổi tác…”.

Đồng cảm với nỗi thống khổ của người Do Thái qua cảnh diệt chủng thời phát xít, vẻ hào hùng của tướng độc nhãn Moshe Dayan, cuốn tiểu thuyết hùng tráng Exodus kể về cuộc trở về lập quốc Israel…, dù vậy tôi cũng không thể đồng cảm nổi cảnh cả ngàn người Palestine – với rất nhiều trẻ em – tử thương vì những cuộc không kích trả đũa của quân đội Israel, tất cả họ đều là dân thường bị cô lập ở dải Gaza, một trại tập trung khổng lồ không có đường trốn, không có gì để tự vệ, có bờ biển ngay cạnh mà cũng không thể bơi thuyền ra quá vài trăm mét!

Tôi tự hỏi: quyền sống của người Do Thái và quyền sống của Palestine là hai tiêu chuẩn khác nhau?

Ở phương trời gần chúng ta hơn, năm ngoái trong cuộc phỏng vấn với BBC lần đầu tiên truyền đi từ một Myanmar mở cửa, người đàn bà mỏng manh Aung San Suu Kyi vốn đã làm cho cả thế giới kính phục vì một nội tâm mạnh mẽ, một tầm nhìn thời đại, một biểu tượng về đấu tranh cho sự công bằng ở Myanmar, lại tỏ ra lúng túng khi bị hỏi về thái độ cần có trước sự trấn áp mạnh tay của Chính phủ Miến Điện với người thiểu số Hồi giáo Rohingya.

Bà đã đáp bằng một câu trả lời lảng tránh, đại loại: “Tôi nghĩ là việc chuyển từ một nước Burma thành liên bang Myanmar đã tạo ra nhiều vấn đề”. Từ đó, thế giới những người hâm mộ bà Suu Kyi vẫn còn ghi một món nợ mà bà cần trả lời: công lý cho dân tộc mình có cùng là công lý cho người thiểu số không?

Gần hơn nữa, ngay trong nội bộ nước Malaysia với chính sách Bumi Butra dành ưu thế cho nhóm người bản địa hơn các nhóm nhập cư gốc Ấn, gốc Hoa; hay tại Thái Lan, cùng là người Thái nhưng phe áo đỏ đa số, tầng lớp thấp ngoại thành vùng sâu vùng xa luôn bị ép bởi phe áo vàng quý tộc, tư sản, trung lưu thành thị, dù tính theo phổ thông đầu phiếu kiểu nào thì phe áo đỏ cũng nắm chính quyền.

Còn phương Tây dẫn đầu là nước Mỹ, luôn nhìn thẳng vào thế giới kiểu của tổng thống George W. Bush và nói: “We will bring them to justice” (Chúng ta sẽ mang bọn khủng bố ra trước công lý), nhưng chữ “công” đó không phải là phổ quát cho mọi người như nghĩa chữ “công cộng”, không xem mọi người như nhau bất kể là ai như “công tâm”…

Cách họ tiến vào Afghanistan để đánh Taliban vì quyền lợi của mình, khi tình hình chuyển biến khó khăn thì họ rút ra và đổ hết mọi sự thất bại cho tổng thống Hamid Karzai – người do chính họ tạo nên, nói ông nào là tham nhũng, cục bộ, yếu kém, bất tài và sau đó là tính chuyện hòa đàm với Taliban.

Thậm chí hôm 3-10 vừa qua, Jonathan Powell – đặc phái viên của Anh về Libya, nguyên chánh văn phòng của ông Tony Blair – thời cùng ông Bush tuyên chiến với khủng bố kiểu rạch ròi: “Theo chúng tôi hay theo khủng bố!”, vừa ấn hành một cuốn sách nhan đề Talking to terrorists (Đàm phán với khủng bố) – đã nói với nữ nhà báo Christiane Amanpour trên CNN rằng phương Tây phải đàm phán với quân nổi dậy ở Trung Đông.

Rồi Iraq là một điển hình thứ hai, đây là cuộc chiến của người phương Tây nhưng Thủ tướng Maliki bị đổ hết trách nhiệm, thậm chí trong một cuộc phỏng vấn với Christiane Amanpour tháng trước, ông cựu đại sứ Mỹ tại Iraq khi bị quay rằng “các ông tạo ra ông ấy mà” đã ngập ngừng trả lời đại ý “ông ấy được bầu lên và ở thời đại này, chúng ta không còn có thể làm một coup d’etat (đảo chính) như hồi thập niên 1950 được nữa”.

Nhớ tới lời của thủ tướng Anh Winston Churchill khi tổng kết về chính trị thế giới: “Quốc gia không có bạn, quốc gia chỉ có quyền lợi”, chúng ta đành phải tin rằng tiêu chuẩn kép là điều hiển nhiên, vì nhìn từ quyền lợi thì sẽ khó có công lý giống nhau cho mọi người.

Tính hai mặt trong đời sống

Trong đời sống thường ngày cũng thế, dù luôn cưỡng lại song tôi thấy mình nhiều lúc xuôi theo tiêu chuẩn kép. Khi đọc bài điều tra về nạn buôn thận, tôi xót xa cho người bán thận, căm phẫn kẻ môi giới, rồi có phần oán trách người mua thận “vì mình mà hại mấy người trẻ đang lành mạnh…”.

Nhưng khi tự hỏi nếu ở vào hoàn cảnh cận kề cái chết, khổ đau vì cột cuộc đời bên chiếc máy chạy thận, tôi có dám nói không khi ai đó đề nghị bán thận cho mình không?

Dù ghét tham nhũng, hối lộ và cuộc đời cũng không có quá nhiều nhu cầu để phải chạy chọt, nhưng tôi có dám nói rằng từ trước tới nay mình chưa hề nhờ vả này nọ để giành ưu thế không công bằng và quyết sống không thực hiện hành vi mình ghét ấy không?

Tôi không chắc khi nhớ đến những lần bị thổi phạt trên đường, những lần chen chúc phờ phạc trong bệnh viện, rồi chuyện này nọ không quá lớn nhưng rất cần “sức mạnh của sự quen biết”.

Nhớ hồi trước năm 1975, khi còn học ở trung học đệ nhất cấp (như cấp II hiện nay), tôi đã luôn tự hỏi: lớn lên mình có tham nhũng không? Xã hội quanh tôi lúc đó đầy rẫy tham nhũng nhưng chúng tôi ý thức và luôn tự đấu tranh với điều này. Kết luận ngây thơ lúc ấy là: mình sẽ học khoa học hay làm ăn chứ không vào công chức để vướng đường tham nhũng.

Sau ngày 30-4-1975, khi đoàn quân cách mạng rầm rập tiến vào Sài Gòn, cảm giác về họ có thể khác nhau tùy người, nhưng ai cũng thừa nhận một điều: đó là một đoàn quân cách mạng, sạch sẽ và lý tưởng. Không hề thấy ở đâu việc tơ hào vật chất dù ở ngay giữa Sài Gòn lộng lẫy xa hoa.

Một người lính quê Thanh Hóa đóng gần nhà tôi – trong khu Mạc Đĩnh Chi sang trọng – chỉ có mỗi một ước nguyện: mua một con búp bê nhựa và nhanh chóng rời chốn phồn hoa này về quê để gặp mặt con.

Hình ảnh dung dị mà thật đẹp, y như cảnh tráng sĩ rửa gươm dưới ánh trăng để gác kiếm sau khi hoàn thành công việc và quay về quê nhà mà tôi đã đọc trong các áng thiên cổ hùng văn.

Đi tìm một thái độ sống đàng hoàng

Theo một nghĩa nào đó có thể nói rằng thời của người quân tử đã qua rồi. Những công thức để thành kẻ trượng phu kiểu: “Quân tử nhất ngôn” (Người quân tử chỉ nói một lời) hay “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy” (Một lời nói ra, bốn con chiến mã cũng không đuổi kịp, nên phải giữ lời vì nói ra là không nuốt lời được) nay đã không còn được coi trọng.

Không hẳn vì con người xấu đi mà có lẽ do cuộc đời phức tạp hơn, khó lường định và khó giữ lời hơn. Hoặc cái giá phải trả cho một hành động ngày càng lớn nên người ta phải thỏa hiệp, phải tương nhượng, từ đó người ta thay đổi. Khi người ta đổi thay, tiêu chuẩn cam kết một thời cũng đổi thay theo. Tiêu chuẩn kép từ đó mà hình thành.

Nhưng nói gì thì nói, nếu chúng ta không còn thấy buồn, thấy chua xót khi nghe những ý kiến sau của các nhà tư tưởng: “Đối với người quyền lực, tội ác là cái mà người khác làm” (Cái mình làm chả bao giờ… ác), phát biểu của nhà triết học chính trị Noam Chomsky. Hay “Thực hiện những điều hung bạo với một lương tâm trong sạch là một hạnh phúc đối với các nhà đạo đức.

Con người tạo ra địa ngục từ đó”, ý kiến của nhà triết học Bertrand Russell…, thì tấm lòng chúng ta đã trở nên chai đá vì tính thực dụng rồi. Và phổ quát hơn, nếu chúng ta buông xuôi, ngừng các nỗ lực vun trồng một nguyên tắc chung, không kép, không hai mặt thì xã hội của chúng ta sẽ dựa vào điều gì mà tiến lên.

Bốn chữ “quang minh chính đại” khi bị tháo xuống khỏi chốn công đường, thì khi bước vào đó người công dân sẽ tin vào điều gì?

Như dân gian thường hay đùa: “Quân tử nhất ngôn là quân tử dại/Quân tử… nói lại là quân tử khôn”, chúng ta chắc luôn phải tự vấn, tự trào như các bậc tiền bối thường làm để thấy mình không luôn đúng, để thấy mình đang dần sai, mình không mãi sở hữu chân lý, từ đó sẵn sàng một tâm thái chuẩn bị để canh tân.

———

http://tuoitre.vn/tin/tuoi-tre-cuoi-tuan/cuoc-song-muon-mau/cau-chuyen-cuoc-song/20141125/tieu-chuan-kep-ket-thuc-thoi-cua-nguoi-quan-tu/674892.html

LỘT MẶT NẠ TỔ CHỨC “RSF=NHÀ BÁO KHÔNG BIÊN GIỚI” RSF=CIA=NED NHẬN TIỀN TÌNH BÁO QUỐC HỘI MỸ




HÀN SĨ NGUYÊN



Tổ chức quốc tế “Nhà báo không biên giới” (Reporter Sans Frontières) có trụ sở chính tại Paris, Pháp, từ trước đến nay luôn tuyên bố rằng, tôn chỉ hoạt động của họ là bảo vệ quyền lợi của phóng viên trên thế giới và việc đánh giá của họ đối với bất cứ sự việc gì đều không mang màu sắc chính trị. Tuy nhiên, đó chỉ là những tuyên bố.

Ngày 19/5 vừa qua, tờ “Người bảo vệ” của Anh trong một bài viết đã tiết lộ rằng, từ các thông tin mà họ nắm được thì tổ chức “Nhà báo không biên giới” có liên quan đến việc nhận tài chính của Quốc hội Mỹ và cũng như tổ chức lưu vong Cuba tại Mỹ, và các hoạt động của họ mang màu sắc chính trị.


Tổ chức "Nhà báo không biên giới" được thành lập năm 1979 tại Paris với tôn chỉ bảo vệ quyền lợi của các phóng viên trên toàn thế giới khi họ bị xâm phạm quyền lợi nghề nghiệp. Và cứ vào ngày 3/5 hàng năm, “Ngày tự do báo chí thế giới” thì tổ chức này lại đưa ra một bản báo cáo về tự do báo chí trên toàn thế giới với nội dung tiết lộ về các sự kiện phóng viên bị bức hại và việc hạn chế quyền tự do báo chí tại các nước. Nhưng có một điều thật khó hiểu là những đối tượng bị chỉ trích trong các bản báo cáo tự do báo chí hàng năm này thường giống như đối tượng “có vấn đề về dân chủ và nhân quyền” trong bản báo cáo hàng năm của Mỹ và phương Tây đưa ra.

Có một dạo, tổ chức “Nhà báo không biên giới” đã từng mạnh mẽ chỉ trích Chính phủ Cuba ngược đãi với phóng viên, xâm phạm quyền của phóng viên. Trong thời gian gần đây, tổ chức này tiếp tục có những báo cáo lên án Chính phủ Cuba vẫn vi phạm quyền tự do báo chí đối với các phóng viên trong và ngoài nước (?!). Không những thế, đối tượng để tổ chức này tập trung lên án còn có cả những nước mà Mỹ muốn “xuất khẩu dân chủ” kiểu Mỹ sang họ như Uzbekistan, Ucraina...

Tuy nhiên, vừa qua tổ chức này đã gặp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của một số phương tiện thông tin đại chúng của Mỹ nhất, là hai tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ là Ủy ban Sự vụ bán cầu và Hiệp hội về nghề báo nước Mỹ. Theo nguồn tin, hai tổ chức này đã có bản phê phán mạnh mẽ những hành động không mấy trong sạch của tổ chức "Nhà báo không biên giới".

Theo họ, trong những năm qua, tổ chức "Nhà báo không biên giới" cũng là một thành viên nằm trong danh sách bảng lương của Quốc hội Mỹ. Tổ chức này còn thường xuyên nhận được tiền hỗ trợ từ tổ chức lưu vong của Cuba tại Mỹ với tên gọi "Trung tâm Cuba tự do". Đổi lại, tổ chức này sẽ phải làm những việc mà Chính phủ Mỹ và lực lượng lưu vong người Cuba yêu cầu: đăng tải những bài viết, mở những diễn đàn theo khẩu vị của họ để tạo dư luận bất lợi cho Chính phủ Cuba trên trường quốc tế. Vô hình trung, tổ chức này đã trở thành thứ “vũ khí dư luận” sắc bén của Mỹ và phương Tây để tấn công vào Cuba và các nước mà Mỹ coi là “địch thủ”.

Trước những tuyên bố bất ngờ trên của hai tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ, đại diện của tổ chức "Nhà báo không biên giới" đã khẳng định rằng tổ chức của mình không phải là một tổ chức mang tính chính trị và cũng không hề có bất cứ mục đích chính trị nào trong hoạt động. Tuy nhiên, ông này cũng thừa nhận rằng, tuy không lĩnh lương từ Quốc hội Mỹ, nhưng tổ chức này đã từng nhận tiền tài trợ của "Quỹ hỗ trợ dân chủ" của Mỹ với số tiền khoảng 40.000 USD và được dùng vào việc giúp đỡ các phóng viên tránh bị thương vong khi đang hoạt động tại châu Phi.

Tuy vậy, từ rất nhiều nguồn tin cho biết, "Quỹ hỗ trợ dân chủ" của Mỹ thực chất là một cơ quan chi nhánh của Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) chuyên dùng tiền để mua chuộc các nhà báo và chính khách trên toàn thế giới, nhằm phục vụ cho những lợi ích và toan tính bá quyền thế giới của Chính phủ Mỹ. Ngay trên mạng của "Quỹ hỗ trợ dân chủ" cũng công khai rằng, hằng năm họ đều nhận được sự hỗ trợ tài chính rất lớn từ Quốc hội Mỹ để triển khai các hoạt động của mình. "Quỹ hỗ trợ dân chủ" muốn thông qua các hoạt động tài trợ của mình để vun đắp và phát triển “nền dân chủ kiểu Mỹ” lan ra các nước trong phạm vi toàn cầu, nhất là những nước mà Mỹ muốn thay đổi chế độ vì thấy ở đó thiếu dân chủ, nhân quyền.

Sự việc này đang thực sự gây cú sốc rất lớn đối với phóng viên toàn cầu. Theo đánh giá của dư luận quốc tế, nếu như những cáo buộc nêu trên đối với tổ chức "Nhà báo không biên giới" đúng là sự thực thì đây là tổn thất rất lớn đối với báo giới của thế giới. Bởi khi tổ chức này đã nhận tiền tài trợ của Quốc hội Mỹ và CIA thì không tránh khỏi rơi vào vòng xoáy chính trị cũng như những toan tính thâm độc của CIA và họ đã đánh mất đi vị trí độc lập của mình, từ đó, làm mất đi uy tín, tiếng nói và hình ảnh cao đẹp của giới báo chí quốc tế đối với dư luận trên thế giới. Chính vì vậy, việc bảo vệ tính độc lập của tổ chức này theo đúng tôn chỉ của nó đang là nhiệm vụ cấp bách và cần thiết đối với báo giới toàn cầu

Điểm Mặt Việt gian hạng hai=Thằng bồi=Con ở=Ăn “Phân” NED=CIA




Nguyễn Đan Quế Phạm Hồng Sơn Nguyễn Thanh Giang Nguyễn Chí Thiện




REPORTER SANS FRONTIÈRES NED VỚI NHỮNG
CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG “THEO HỢP ĐỒNG”


Là một tổ chức phi chính phủ nhưng Tổ chức Nhà báo không biên giới luôn bị cáo buộc nhận tiền của tổ chức và cá nhân khác để phục vụ mưu đồ chính trị của họ, trở thành công cụ trong tay kẻ có tiền, thì không thể nói là hoạt động khách quan được

Thành lập năm 1985, Tổ chức Nhà báo không biên giới (RSF), trụ sở chính đặt tại Paris, Cộng hòa Pháp. Đương kim Chủ tịch của RSF là ông Robert Menard, người Pháp. Những người sáng lập RSF đã đề ra mục tiêu nhằm "bảo vệ tính mạng, danh dự, tài sản... của các nhà báo trên toàn thế giới, đặc biệt là các nhà báo đang tác nghiệp tại vùng chiến sự..."

Nhưng một, hai năm qua, dư luận quốc tế liên tiếp bị những người đứng đầu RSF gây nhiễu nhằm phục vụ mưu đồ chính trị riêng. Mới đây, RSF lại tự giành quyền phê phán Việt Nam vi phạm "tự do báo chí", "đàn áp các nhà dân chủ, ngăn không cho họ ra báo tư nhân" và xuyên tạc về quản lý hoạt động Internet...

Vu cáo trắng trợn đối với Việt Nam


Ngày 29/9/2006, RSF tiếp tục tung lên mạng Internet việc đã gửi thư cho Thủ tướng Canada Stephen Harper yêu cầu ông này can thiệp để Việt Nam trả tự do cho Nguyễn Vũ Bình (NVB) và Trương Quốc Huy (TQH), đồng thời kêu gọi quốc tế vận động cho “tự do dân chủ” tại Việt Nam. Trước đó, ngày 24/8/2006, RSF đã có hành động tương tự, tuyên truyền xuyên tạc cho rằng “Chính quyền Việt Nam đàn áp các nhà báo đối lập và ngăn cản họ hoạt động báo chí”.

Được biết, tại Hội nghị cấp cao thế giới về xã hội thông tin (WSIS) được Liên Hiệp Quốc tổ chức tại thủ đô Tunis, Cộng hòa Tunisia vào ngày 18/11/2005, RSF cũng bất ngờ treo một biểu ngữ khổng lồ ngay bên trong tòa nhà nơi diễn ra sự kiện quốc tế quan trọng này vu cáo và xếp Việt Nam vào danh sách 15 quốc gia (gồm: Arập Xêút, Belarus, CHDCND Triều Tiên, Cuba, Iran, Lybia, Maldives, Myanmar, Nepal, Trung Quốc, Turkmenistan, Tunisia, Uzbekistan, Syria) là “kẻ thù của Internet”.

RSF dường như đã cố tình phủ nhận những thành tựu về tự do báo chí, dân chủ, nhân quyền và tốc độ phát triển Internet ở Việt Nam. 6 năm trước, Chính phủ Việt Nam đã đề ra kế hoạch phát triển Internet trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2005, và ngày 23/8/2001, đề ra. Nghị định số 55/2001/NĐ-CP khẳng định Nhà nước Việt Nam có chính sách quản lý phù hợp nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy cập, kết nối Internet, từng bước giảm giá cước đến mức bằng hoặc thấp hơn mức bình quân của các nước trong khu vực nhằm phổ cập nhanh Internet ở Việt Nam.

Dịch vụ Internet được sử dụng chính thức ở Việt Nam từ ngày 19/11/1997, đến tháng 5/2006 cả nước đã có trên 3,6 triệu thuê bao, với 13 triệu người thường xuyên sử dụng dịch vụ này, tỉ lệ người sử dụng Internet trên 100 dân đạt 15,53%. Tổng dung lượng kênh kết nối quốc tế của Việt Nam là 4.080 Mbps. Tổng số miền Việt Nam 18.530. Hàng năm tốc độ phát triển thuê bao và số người sử dụng Internet đều tăng, gấp khoảng 1,5 lần so với năm trước.

Theo thống kê của VNPT và của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến cuối năm 2003, 64/64 tỉnh, thành phố ở Việt Nam đã hoàn thành chương trình đưa Internet tới các trường đại học, cao đẳng và trung học phổ thông (trong đó có 94% số trường THPT đã kết nối Internet và 100% trường đại học, cao đẳng đang sử dụng dịch vụ này. Các tổ chức viễn thông quốc tế đánh giá tốc độ tăng trưởng dung lượng kênh Internet/người sử dụng của Việt Nam đạt đến mức 200% - 250%, xếp thứ hai thế giới. Việt Nam cũng được nhìn nhận là quốc gia có cơ sở hạ tầng viễn thông phát triển nhanh nhất.

Nhìn lại RSF mấy năm gần đây

Từ năm 2001 đến nay, báo chí phương Tây liên tiếp đưa ra những thông tin về các vụ bê bối liên quan đến các hoạt động chính trị mờ ám của RSF. Trên tờ Telepolis (Đức) ra ngày 25/5/2005 có đoạn: “Ngay từ đầu, sự tồn tại của RSF luôn song hành với những tin đồn về việc tổ chức này có quan hệ mật thiết với Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và các cơ quan Chính phủ Mỹ”.

Gần đây, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy RSF đã trực tiếp nhận tiền của Chính phủ Mỹ”. Nữ nhà báo nổi tiếng Diana Barahona, hiện làm việc cho Hội đồng các vấn đề về Tây bán cầu (Council on Hemispheric Affairs - tổ chức chuyên nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với Mỹ Latinh từ năm 1975), đã vạch trần các vụ bê bối liên quan đến RSF trên nhiều tờ báo ở Mỹ vào trung tuần tháng 5/2005.
Trên tờ The Newspaper Guild, nhà báo Diana Barahona tố cáo RSF dính líu đến hàng loạt hoạt động nhằm lật đổ Tổng thống Haiti, ông J.B. Aristide trong cuộc khủng hoảng chính trị ở nước này năm 2004. Trong vụ này, RSF nhận được 465.200 USD từ những tổ chức, cá nhân bên ngoài vì đã có công về việc đưa nhiều bài tuyên truyền cáo buộc Tổng thống J.B. Aristide là “dã thú của tự do báo chí”, gây áp lực để lật đổ Tổng thống J.B. Aristide mặc dù ông rất được người dân ủng hộ và muốn ông nắm quyền cho đến hết nhiệm kỳ.

Ngay sau những cáo buộc trên tờ tạp chí Pháp Le Nouvel Observateur vị Chủ tịch của RSF Robert Ménerd thừa nhận việc tổ chức này nhận tiền của NED (tổ chức phi chính phủ của Mỹ hoạt động với mục tiêu “phổ biến dân chủ” trên toàn thế giới) giải thích rằng “đây cũng là chuyện bình thường”.
Tiết lộ của cựu nhân viên tình báo CIA (Mỹ) Philip Agee thì NED là tổ chức chống Chính phủ Cuba ở Mỹ, NED đã đứng đằng sau cuộc nội chiến ở Nicaragua, sau khi Mặt trận giải phóng Sandino (FSLN) lật đổ chế độ độc tài Somaza vào năm 1979.

Ngày 27/4/2005, Thierry Meyssan - Chủ tịch nhật báo Paris và nhà báo Red Voltaire cũng có bài tố cáo RSF quan hệ với “Trung tâm báo chí vì Cuba tự do” (CFC - một tổ chức phản động chống Cuba) vào năm 2001. “Bản hợp đồng” được ký kết mà điều kiện cơ bản phía CFC đưa ra là RSF phải đưa nhiều thông tin sai sự thật để người nước ngoài biết việc “đàn áp nhà báo ở Cuba” và ủng hộ “thân nhân những nhà báo bị bắt giữ”.

Kết quả, RSF nhận được từ CFC 125.000 USD từ năm 2002 đến năm 2004. Ngoài ra, RSF còn liên quan đến cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela tháng 4/2002 với việc làm chao đảo Chính phủ của Tổng thống Hugo Chavez, nhưng phần “hoa hồng” mà RSF nhận được thì đến nay người ta vẫn chưa rõ là bao nhiêu.

Điểm qua một chút về những vụ bê bối liên quan đến hoạt động của RSF thời gian gần đây để thấy được phần nào “đám mây đen” đang phủ lên bầu trời RSF. Từ khi những cáo buộc trên được công bố công khai trên các phương tiện truyền thông phương Tây, không thấy RSF có động thái phản bác. Có lẽ những người đứng đầu RSF sợ phải nói ra thêm sự thật phũ phàng hay chí ít cũng lo cho uy tín, danh dự của RSF không còn chỗ đứng.

Một tổ chức vốn tự nhận mình là tổ chức phi chính phủ mà luôn bị cáo buộc nhận tiền của tổ chức và cá nhân khác để phục vụ mưu đồ chính trị của họ, trở thành công cụ trong tay kẻ có tiền, thì không thể nói là hoạt động khách quan được

Những người đứng đầu tổ chức này đã “quên” hoặc quá vô tình hay thờ ơ trước cái chết của nhà báo Ab Dias Jean, phóng viên Đài Phát thanh Port-Au-Prince, tháng 1/2005 hay vụ bắn vào nhà báo Raoul Siant Louis tháng 4/2005 trong cuộc khủng hoảng chính trị tại Haiti mà cho đến nay nhà báo này vẫn phải sống ẩn dật.

Trong cuộc chiến tranh Iraq bắt đầu từ tháng 3/2003 đến nay, đã có khoảng 50 nhà báo bị giết hại trong khi hoạt động nghiệp vụ tại đây để giúp cả thế giới có cái nhìn khách quan về sự khốc liệt của chiến tranh nhưng chưa thấy RSF quan tâm đến họ.

Là người lãnh đạo của RSF, một tổ chức tự nhận là tổ chức phi chính phủ, song Robert Menard đã trở thành “bạn lớn” của các nhân vật tiếng tăm trong làng tình báo như Manuel Cutillas - Giám đốc điều hành của CFC, Fran Calzon - cựu nhân viên CIA hay Calzon - đối tượng phản động người Cuba lưu vong, kẻ tự xưng là thủ lĩnh của “Mặt trận giải phóng dân tộc Cuba” - một tổ chức phản động chống Nhà nước Cuba. Tổ chức này đã từng nhận trách nhiệm về vụ đánh bom khủng bố giết người hàng loạt từ năm 1972 tại Cuba. Robert Menard còn được bọn phản động người Cuba lưu vong xem như “người hùng”.

Người Việt Nam, không biết đầy đủ Robert Menard đã thỏa thuận với bọn phản động lưu vong người Việt và các nhân vật chống Việt Nam những gì, giá trị của những “bản hợp đồng là bao nhiêu mà lại để RSF ra “nghị quyết” sai trái can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. RSF còn ban cho những kẻ vi phạm pháp luật Việt Nam bị giam giữ như NVB, TQH, hay gần đây nhất là Đỗ Thành Công trao cho số này cái mũ “nhà báo” để phù hợp với tiêu chí “nhà báo cần bảo vệ”.

Trong khi đó, qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Việt Nam có hơn 250 nhà báo hy sinh ở chiến trường để đưa tin, bài góp phần làm cho thế giới có cái nhìn khách quan về sự khốc liệt của chiến tranh nhưng chẳng thấy RSF xuất hiện bảo vệ họ


Ghi chú:

* Quý Ngài Mỹ con=thằng bồi=con ở=Việt gian Petrús Key Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Giang, Đinh Quang Anh Thái…của các đài Việt gian ăn phân NED DBHB ( VOA, BBC, RFI, RFA…)

* Hoàng Dế & Hoàng Dậu Võ Văn Lan Ái ăn phân NED DBHB, tài khóa 2006, trên 100 ngàn dollars theo thời giá ( click đọc thêm NỮ ĐIỆP VIÊN 007 THỨ PHI Ỷ LAN VÀ SƯ TỬ TRÙNG NED VÕ VĂN ÁI )


* Đại Việt gian Nguyễn Gia Kiểng chuyển tiền “yểm trợ” cho Hà Sĩ Phu, Mai Thái Lĩnh và một số người khác, qua tổ chức “Phóng viên không biên giới” (Reporter Sans Frontières), trong đó có phóng viên tên là Thanh Vân, ( click đọc thêm LỘT MẶT NẠ MỘT SỐ NGƯỜI TỰ PHONG “HIỀN SĨ”… HÀ SĨ PHU-MAI THÁI LĨNH...)

* Chí sĩ Nguyễn Chí Thiện, nhà phản kháng đấu tranh cách mạng đem dân chủ - tự do - độc lập - tự chủ là đưa tư tưởng bán nước cầu vinh luyến tiếc thực dân của chính mình vào làm tư tưởng toàn dân, phủ nhận và mạ lỵ công cuộc giành lại độc lập cho đất nước, qua hai câu thơ trong bài Đồng Lầy:

“Ôi thằng Tây mà khi xưa người dân tốn bao nhiêu xương máu đánh đuổi
Nay người dân xao xuyến luyến tiếc luyến tiếc vô cùng”