Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Tình Chữ



l ê   t h ị  h u ệ



Nàng nằm nửa người trên chiếc ghế bành, hai đùi thõng xuống trên tấm thảm màu huyết dụ có những đường viền mầu Cheerokee. Nắng tháng bảy chiếu qua vòm cửa sổ rộng, quét ngang nửa phía dưới của nàng. Chiếc quần tím cũng hườm nắng phất phơ nhẹ. Nàng cảm thấy cái hâm hấp của những sợi nắng ướp màu trời giữa hè chạy từ đôi bàn chân lên ngực. Nàng nằm ngửa mặt ra đằng sau.


Nàng ôm hai tay ấp ngực. Nàng có thể thấy cái cảm giác lâng lâng chạy suốt từ phía dưới chạy lên. Khoái cảm chạy ngược! Ồ thật là kì lạ, nàng khám phá ra như thế. Ngày còn trẻ cũng có những lúc nàng lâng lâng một kinh khoái phần phật sau những hơi hướm của giống đực ếm vào môi và tai. Nhưng lúc trẻ nó chạy xuôi. Xuôi từ trên môi trên tai, xuôi qua cổ họng, trôi vào lồng ngực, xuôi xuống háng. Còn bây giờ nàng già, nàng lại thấy nó chạy ngược.


Cái hạnh phúc đằng sau cái máy thâu âm ghi lại. Được nghe lại giọng nói âu yếm ấy. Cái âm thanh ấy tràn đầy một thứ ân sủng điện lực của nỗi giao tiếp giữa giống đực và giống cái. Hạnh phúc nhất là được nghe đi nghe lại. Suốt ba tiếng đồng hồ nàng bật đi bật lại cái máy answering machine. Tiếng của hắn khàn khàn đục đục. Tiếng của tên con trai người Trung y như vùng Nha Trang Ninh Hoà gì đó. Ồ và điều này làm cho nàng thổn thức hơn. Sự trùng hợp này diệu vợi qúa. Nó gia tăng cấp số ký ức trùng điệp những phút giây lưng lửng nghe tiếng nói của loài động đực đã từng say đắm nàng thời tuổi trẻ. "Gọi lại hỏi thăm chị nhé. Chỉ hỏi thăm... và. ... muốn đọc cho chị nghe một bài thơ... mới. Cái điệp khúc ngắn và gọn. Âm vực đầy ngập ngừng. "Chị." Cái âm "chị" của hắn sao nghe cũng hay. Có những lúc nghe người khác gọi bằng chị cũng có lý qúa đi chứ. Một ngày bốn cái i meo. Giữa cái thứ ba nàng hơi giận hờn vì hắn cứ đòi gặp nàng và nàng đã nói không thể gặp vào lúc này. Cái trò chơi mà nàng thấy đã quen. Nàng đã thấy sắp bỏ cuộc thì hắn gọi ngay sau cái i meo thứ ba. Chị chị em em. Ngôi thứ phân định. Chị phía trên em phía dưới. Thứ tường lửa ngôn ngữ pha sương muối này với người đàn bà đấy là phiến là chắn khá an toàn. Và từ đấy hình như nó cho phép người đàn bà thả ga tình hơn một ni. Và lúc được ở trên người đàn ông thì hình như người đàn bà thoải mái đùa nghịch và mơn trớn cảm xúc chảy trôi hơn. Cái này là ngôn ngữ Việt tạo ra tình huống của chúng tôi đấy mà. Thế là chị chị em em lả lơi tình cảm tít tít . Nàng bèn thầm đùa giỡn tính sổ đi sổ lại hình như những cuộc tình chị chị em em hơi bị nhiều trong số những cuộc tình bay đi cánh chim én đời nàng.


A mà cái phong vị "chị em". Tiếng Việt phải gió. Gọi chị xưng em là nor wây tình yêu đến tình yêu đi. Chị chị em em là không thể nào dẫn đến cục đường tình yêu hoà bình ngôn ngữ Tiếng Việt Mến Yêu. Tiếng nói định vị cuộc đời vậy sao. Đã là tình chị em thì phải chấm dứt ở ngả ba ngả bảy ngoài đường. Té ra là tiếng dẫn người. Ví dụ một giống đực Việt nhỏ thì không nên yêu một giống cái Việt lớn hơn hai bó và không thể chấm dứt ở lớp hôn nhân dự bị giáo lý công giáo được. Đàn ông năm bó lấy vợ ba bó thì khắp năm châu bốn bể sự thường. Trong tiếng Việt ông "anh" yêu "em" gái nhỏ nào cũng ok. Nhưng bà "chị" thì không thể yêu "em" trai nhỏ. Chướng lắm. Ồ mình thật vớ vẩn, nàng nghĩ. Đời là sự đại vớ vẩn thế. Mình có lẩm cẩm không đâỵ


Tại sao và tại sao mình cứ du đời mình vào những phút giây này. Ba phút hạnh phúc. Ba phút run rẩy. Ba phút rạo rực. Ba phút bia 33. La ze con cọp say ngà ngà. Nàng chưa bao giờ uống một tợp bia 33 này chỉ nghe người ta tả nhưng nàng thích nghĩ là khi hai kẻ mới bị con ma yêu tinh dẫn mối, mới khám phá về nhau, mới đê mê tìm hơi ấm, tìm linh hồn, tìm thân xác nhau, thì cơn say ngâm ngậm thịt da linh hồn và trí óc cũng ngà ngà tựa như say bia 33.


Nàng nằm nhắm mắt và lơ mơ. Hơi ấm của ngọn nắng chiều mùa đông ùn đủi lên làm nàng ngất ngất. Không ngủ. Không suy tư. Chỉ thấy nhớ nhung kỳ lạ. Nhớ tiếng nói hắn. Nhớ những cái i meo nhanh nhậy không kềm kịp của hắn.


Bao nhiêu người đàn ông đã đi qua đời nàng. Nhiều qúa rồi đếm không hết. Đã bao nhiêu lần nàng tự nhủ thôi đến đây là hết. Mình đã già rồi. Soi gương thấy không còn thanh xuân. Những sợi tóc bạc đã nhuộm màu nâu dẻ của hãng Bigen liên miên. Nay muốn thôi không nhuộm để mặc. Phải có một lần tuyên bố với đời rằng tôi đã già.


Những tưởng đi ra đường giờ không còn người nhìn ngắm thì là đã ok. Tan theo năm tháng những lúc nàng có thể thấy mỗi bước chân trên đại lộ của mình bao nhiêu tên giống đực già trẻ lớn bé nhìn bám theo. Con trai nhìn chằm chằm. Đàn ông trung niên nhìn háo hức. Ông già nhìn liếc liếc. Nàng chẳng thấy hãnh diện mà cũng chẳng lấy làm phiền lòng. Nàng quen rồi. Nhiều người nhìn ngắm mình quen rồi. Cho đến một lúc nàng thấy mình mất cái nhìn của những tên con trai. Thôi thì cũng ok đi. Không còn trẻ nữa. Rồi đến ngày nọ nàng khám phá ra đàn ông cũng không còn say đắm nhìn mặt nàng nữa. À thì ra ta đã già. Già thì già há ngán chi trời cao ngó xuống đất dày đùn lên. Nàng được điều may là nàng chưa bao giờ nuối tiếc tháng ngày qua. Trời tặng nàng cái bản tính là cứ bừa bừa sống tới. Không nặng rương lòng với những sở hữu đã, đang, hay chưa có. Nàng hồn nhiên vậy đó mà. Không hiểu tại sao nàng chưa bao giờ có ý định đi căng da mặt để lưu trữ qũy thời gian.


Tự nhiên cái cối xay chữ AOL này chào đời. Con gái cưng của nàng gắn i meo cho mẹ. Con gái của nàng cày sâu những luống an bum, lôi bao nhiêu hình nàng trẻ đẹp ra bắn lên trang nhà AOVN của con. An Vi chỉ cho mẹ ớp lô hình như thế nào dùm mẹ. Mẹ coi mấy tấm hình nào mà mẹ thích mẹ gửi cho con để con cất hộ cho mẹ. Bố từng là nhiếp ảnh gia nổi tiếng mà mẹ. Hai mẹ con say sưa tìm hình đẹp nhào vô chơi cái trò chơi thời đại này. Trong đời nàng đã có nhiều người ngưỡng mộ nàng nhưng chưa ai và chắc không ai ngưỡng mộ nàng hơn con gái nàng. Bao nhiêu hình mẹ từ lúc bé bà ngoại ẵm cho đến hình mẹ mới nhất nó đưa lên net tận tình.


Nó cũng chỉ cho nàng vô mấy cái diễn đàn không biên giới. Những cái diễn đàn mà nhân loại không thấy mặt nhau. Những cái diễn đàn chỉ có chữ nghĩa thả lực lượng tâm hồn đi hoang trên những cuộc viên du vô tận của những cuộc thám hiểm mối giao thiệp. Nàng thử một cái thế là nàng sa chân.

Nếu nói rõ ràng thì nàng cũng không có ý tưởng kéo ai theo ai. Nàng không có nhu cầu tìm kiếm phiêu lưu tình cảm và thân xác gì nữa. Từ lâu nàng thấy là đã đủ. Nàng không thiếu thốn điều gì. Không có giống đực chồm tới nhào dzô lúc này là hạnh phúc. Nàng đang giỡn với bạn bè bây giờ tôi bắt đầu tập thiền. Mua quyển sách Tuổi Chớm Già của ông bác sĩ Nguyen Hồng Ngọc bắt chước hít sâu phình bụng thở ra thóp bụng, thở theo sao thấy khoẻ qúa. Tôi bây giờ hết ham đàn ông rồi. Tôi sắp theo mấy ông bà mua đồ làm vườn ra bắt sâu và tưới nước cho khỏi bị phong thấp.


Chỉ bởi mấy cái diễn đàn, mấy cái i meo mấy cái "đào"*và "úp"* đầu thế kỷ 21. Nàng đã rơi vào một cái bẫy sập. Cuộc đối thoại trong diễn đàn bắt đầu là chung chạ, mạnh ai người nấy phát biểu. Mạnh ai người nấy bốt thơ. Mạnh ai nấy cười cợt.
.


Lúc đầu nàng chỉ vào tò mò đọc chơi. Đọc giải trí ấy mà. Cái tên "emieu" của nàng trên diễn đàn. Cái diễn đàn không ai biết ai là ai. Có vài người bốt tên thật kèm theo địa chỉ sở làm thì đã lộ. Nhưng còn rất nhiều tên khác không gốc gác không tuyên xưng không ý kiến. Nàng trong cái số đông đó.

Là khi bàn qua hội họa Việt Nam đương đại, nàng và hoasingheo thành một đôi hợp âm. hoasingheo nhận mình là hoạ sĩ ngheò. Hắn nói chuyện rất duyên, kiến thức về hội họa tám bồ. Nhưng đặc biệt khi hắn phóng lên net một lọat tranh vẽ của hắn, nàng là người đầu tiên khen hắn tranh lạ ghê, màu sắc nhạt mà mạnh. Nàng cũng tán bừa thế thôi. Ấy vậy mà cả bọn trong phố rùm xúm lại khen nàng nhạy cảm về màu sắc, tả hội họa khá. Đúng là nhờ cái lối viết màu mè văn chương chữ nghĩa xập xình của nàng được chúng sinh thích. Chứ nàng cũng chỉ vừa lên net tra mấy cái oép xai về hội họa đương dại trừu tượng Đức với lại tranh siêu thực của Mỹ mới đây thôi mà


Một đêm nọ, nàng chú ý đến những bài thơ của một cái tên "phatcon". Những bài thơ rất tự nhiên như hơi thở của một con người sanh ra để làm thơ. Nàng chú ý về cách xử dụng tiếng Việt chảy trôi trong những câu thơ. Ngôn từ rất thóang nhả tuôn ra một thứ xúc cảm cực kỳ nhẹ nhàng. Thứ xúc cảm rất hiếm hoi trong thơ văn nhạc sản xuất từ Mỹ Quốc Sex, Drug, and Violence chế ngự cái quốc gia mà nàng không may cư ngụ mấy chục niên này. Nghệ thuật đỉnh điểm phát sanh từ những tranh chấp tóe lửa nóng bỏng ào ào trên màn ảnh. Không tranh chấp khủng hoảng là không hấp dẫn. Nàng đã gấm nhậm nó ê mắt ê tai ê lòng lâu nay như thế đó. Bỗng dưng vào trong net chiều nay nàng bắt phải những bài thơ nhẹ nhàng như mưa phùn bay phất phơ trong phố rùm Việt S này.


"Ôi những con người đã may mắn mặc khải ân sủng của Ghềnh Dó. Nơi biển và gió nhả đầy mùi men nồng từ bóng mộ người thi sĩ trẻ chiếu xuống. Những dấu chân còng thả những bài thơ trong những chiều hè hoang dã và vào những đêm trăng. Tôi còn nhớ những chiều hè chúng tôi ngoi lên từ vục nước biển, lủi chân trần vào bờ, nhìn lên sừng sững tấm bia mộ người thi sĩ trẻ chót vót trên đỉnh đồi sim dại, bỗng thấy những câu thơ lấp lánh hoàng hôn qua hàng dương. Nơi tôi sanh ra có những cây dương biển, mộ người thi sĩ trẻ, và một bãi cát trắng đầy những hố còng. Thế mà tôi đã phải chia lìa quê hương Ghềnh Dó. Tôi đã bỏ nơi ấy ra đi và đến bây giờ trong cơn hấp hối của một buổi chiều chủ nhật tận thế tháng mười hai, tôi vẫn chưa trở về nơi chốn ấy. Chiều nay trong căn phòng kín nhìn ra một trời đầy tuyết trắng sau mùa lễ Phục Sinh tôi bỗng nhớ Ghềnh Dó. Bài thơ của bạn đã đánh thức tôi trong chiều nay. Cái ký ức về một điều gì đã mất. Những thời gian đã mất. Những vĩnh viễn chia lìa không bao giờ còn thấy lại. Nhưng sự mầu nhiệm của một bài thơ đã cho tôi nắm bắt được một cảm giác đã lắng đọng dưới đáy thời gian. Đó là sức mạnh của bài thơ bạn. Đó là điều bí mật rất nhẹ nhàng trong thơ bạn. Chúng đẩy tôi về thời xa xăm mà mỗi lúc nghĩ về là cả thân xác và tâm hồn tôi tràn ngập một nỗi êm đềm sâu thẳm."

Nàng đã thốt lên viết bắn trả lại những giòng cảm xúc ấy sau khi đọc bài thơ của hắn.


Ồ Tiếng Việt. Phải rồi. Phải gió tiếng Việt đã làm cho nàng thao thao bất tuyệt về một rung động bất ngờ sức hút kỳ lạ của bài thơ nàng đọc hôm đó. Nhưng đó là một đoạn văn dài nàng phải ngồi mất mấy tiếng đồng hồ sửa đi sửa lại rồi mới nhấn cái nút send. Sự huyên hoặc kỳ lạ của bài thơ và với một khoảng không gian xa cách giữa nàng và kẻ sáng tác ra bài thơ. Và đồng thời sau khi trút bỏ được điều nàng muốn nói. Nàng mới cảm thấy đôi bàn tay gõ lên phím ki bo nhiều qúa nên đã mỏi nhừ. Đó là cái đau đầu tiên của thân xác nàng. Nàng thầm nghĩ. Không phải là thứ đau của tuổi già. Nhưng nàng cảm nhận đó như một thứ đau đớn của một bài văn tiếng Việt đã lột tả được tâm trí nàng nhưng nó lại mở ra chặng thứ nhất của một nỗi đau đớn nhẹ nhàng bắt đầu.


Vừa mới gửi cái mẹt xịt đấy xong là nàng nhận ngay được cái mét xịt xẹc ngược ngay lại của tác giả. Cái dội ngược nhanh bất ngờ. Thứ dội ngược như điện chạm. Cái dội ngược làm cho nàng phải giật mình. Sự cám ơn vồ vập của tác giả làm cho nàng bật cười. Nàng quên không nghĩ đến niềm hạnh phúc của kẻ nhận thích thú vì đã có ngươì ngưỡng mộ. Nàng chỉ đã nghĩ đến điều làm nàng rung động và ghi lại chúng rồi gửi đi. Nàng không nghĩ là mình ban phát lời khen cho tác giả. Nàng qúa bận bịu với ý tưởng là nàng may m¡n tìm ra được một xúc động từ bài thơ. Đến khi tác giả i meo vồ vập trả lại cho nàng, nàng mới nhận ra hạnh phúc không phải chỉ đến từ một phía nàng thôi.



Và rồi nàng đã thoả thuận với đại danh từ "chị" và cú điện thoại nói chuyện thứ nhất. Nhưng có điều đứa con trai không thể nào biết là nàng giả giọng Sài Gòn trẻ. Nàng làm điều này dễ dàng, vì nàng có thiên khiếu về kịch giọng. Đã có thời gian nàng giúp làm chương trình cho một đài phát thanh tại đây và nàng giả giọng để đọc những mẫu quảng cáo mà không ai nhận ra một người đọc. Nàng có thể ngâm điệu Nam Ai giọng Huệ. Nàng có thể ca Vọng Cổ giọng Sè Ghềnh Velo Solex. Nàng có thể bắt chước Ái Vân nhão nhào nhẹt dụ diệu Quan Họ cua mấy anh trai Bắc Kỳ


Nàng nói dối chỉ lớn hơn tên con trai "ba tủi". Nàng xấu hổ vì sự nói dối của mình. Nàng có cảm tưởng mình già hơn hắn đến "bốn bó tủi" mà bày đặt. Cả đời nàng chưa bao giờ phải nói dối về tuổi tác mình. Là vì nàng chưa bao giờ đưa đẩy nàng đến một tình huống kỳ cục như thế này. Nàng đã hồn nhiên tin tưởng rằng nàng không bao giờ cần nói dối về tuổi tác. Một người đàn bà đẹp và trí thức thì qúa kiêu hãnh để làm điều nàỵ


Nàng đau đớn để nhận ra thiệt sự là hắn lớn hơn con gái Ngọc của nàng "bốn tủi". Chớ than ôi thì hắn chỉ mới hai mươi lẻ một mà nàng thì vừa sinh nhật năm bó. Nàng không thể hiểu tại sao nỗi đau đớn nhẹ nhàng ấy làm cho nàng thấy đây là nỗi sầu đẹp não nùng. Hay nàng chờ đợi điều này. Ồ không phải vậy. Hay đó là một cách trả lời của nàng đối với sự mong chờ tuyệt vọng.


Khoảng thời gian vẫn còn trong trí nhớ gần. Trước khi chết, chồng còn gửi kèm trong bao thư một tấm hình một cô ca sĩ ngồi trên bãi biển. Một cô gái chỉ bằng nửa số tuổi của chồng. Cô gái chỉ mới hai mươi hai tuổi. Mà chồng hồi đó cũng đã một photographer năm mươi tóc muối tiêu.


Nàng xem hình cô gái với ý tưởng qủa là chồng có một cái gút x tét về phụ nữ. Cô gái có thân hình trẻ trung va kiều diễm như một vệ nữ. To như cái đình. Chồng vẫn thích đàn bà phì nhiêu da thịt khuôn mặt đơn sơ như một nữ tu.


Giờ nàng tự do. Nữ Thần Tự Do.


Chồng đã chết. Xác đã được đốt cháy thành nhúm tro tàn bỏ vào trong cái lọ bé tí. Cất trong một cái nghĩa địa ở El Monte. Chồng không bao giờ biết là chỉ vì cái đòn bẩy gợi lại nét tương hao như chồng thời con trai. Mà nàng đã loạng loạng té vào một lùm cây bờ tình đây nè.


Mà tại sao nàng phải cố kìm hãm những xung động trong tâm hồn mình chứ.


Nàng bắt đầu thấy so đo. Tại sao chồng đã từng có quan hệ với biết bao những người con gái trẻ mà nàng thì không. Khi nhìn thấy tấm hình trên một tờ tạp chí nàng đã phải thốt lên sao mà hắn giống chồng tuổi trẻ qúa đỗi. Cũng tướng cao lêu khều, đeo cặp mắt kính hơi quê quê, và cái mỉm cười kiên cưỡng gắn trên môi. Đến khi nghe tiếng của hắn lần thứ nhất trong điện thoại nàng muốn bổ ngửa. Giọng nói cùng miền. Sanh cùng vùng biển.


Nàng như nửa tỉnh nửa mê. Già sa cánh gà rồi chứ còn măng tơ gì nữa đâu. Cũng chưa gặp mặt. Toàn là chữ với chữ. Tình yêu chữ. A. Nàng chợt khám phá ra sự kỳ diệu của chữ. Người ta có thể yêu được những con chữ xuất thần trên một màn com. Kinh khủng! Nàng tự nhủ. Nàng không có nhu cầu gặp gỡ hắn. Nàng chỉ yêu cái cám giảc lâng lâng khi thấy cái i meo hiện lên. Và rồi những câu thơ trên màn com. Những chữ thôi mà có khả năng nhả ra từng đùm tình. Những tình cảm của nàng cứ thế mà dồn dập xuất hiện như nhạc Rock N Roll dzéo dzéo nả hết âm thanh, thổn thức như tiếng vĩ cầm người con gái kéo đàn cho Orchestra chơi nhạc classic, vỗ về như tiếng ghi ta đệm nhạc Trịnh Công Sơn vang lên trong xóm nhỏ mười một giờ đêm.


Nàng nhận được thơ của nhiều tên nhét riêng vào i meo. Nhưng trái tim nàng lúc lắc lúc la đậu lại ở đấy. Biết nói sao hơn. Để cuối cùng khi hắn gửi cho nàng bài thơ "M". Hắn bơ bơ trong cả đống thơ "em" tỉnh như mía lụi. Dù trong một lần điện thoại nàng tỉnh táo nói "báo cho bạn biết tôi lớn tuổi hơn bạn nhiều". Ôi đúng là chỉ có những gã thi sĩ khùng mới giả vờ điếc và điên mà không nghe những lời cảnh báo như thế. Cũng đã có nhiều lúc nàng phớt lờ nghĩ chả phải h¡n làm thơ cho mình. Nhưng thơ là thơ . Đọc xong thơ thì vui buồn khổ sướng nó chạy ra um sùm trong người. Làm sao nàng kiểm soát được xúc động của mình chớ.


Mỗi lần đọc xong một bài thơ của hắn gửi, nàng có thói quen đi tắm. Trầm mình trong bồn nước, pha một chút mùi hương lavender. Nàng cò cạ khắp vùng êm đềm phía dưới. Nghe khóai cảm dâng tràn trong dòng nước dâm dấp vào cơ thể. Nàng thấy mình đê mê trong cái từ "em" êm đềm.


Để rồi khi đứng lên, vặn nước thoát. Lau khô mình bước ra khỏi bồn tắm. Nàng thấy nỗi đớn đau như òa ngập làm tê buốt hết cả cơ thể. Tại sao tiếng Việt sanh ra chi từ "Em" để những đàn bà con gái cứng ngắc trong vai trò phụ nằm phía dưới. Tội nghiệp hắn và tất cả những đàn ông đàn bà Việt Nam bị đóng đinh ở vị trí phía trên phía dưới thập tự N & M. Nàng đã tự thoát. Trong vị thế riêng trên, nàng tìm thấy khoái lạc và đã mang đến hạnh phúc cho chính mình và cho những người đàn ông liên hệ đời nàng. Nàng muốn nói cho hắn nghe điều này. Nhưng mùi thi vị thóat ra từ âm "anh & em" làm nàng khựng. Âm "anh & em" đã nằm trong lòng đất lòng giếng của hệ thống ngũ âm tiếng người Việt Nam nghìn ngàn năm nay. Đã thành những âm thanh đẹp và ngọt lừ tình cảm. Nàng còn mê nghe cặp song ca ngữ nghĩa "anh & em" này cất tiếng nữa là.


Những bài thơ tình của hắn cứ dồn dập tới trong phố chữ. Nàng mê đọc thơ tình hắn qúa. Nàng tự nhủ cùng lắm mối tình chỉ qua màn máy com. Anh anh chị chị em em gì cũng chỉ là những ảo giác, ảo tưởng, ảo âm, ảo tình, ảo ảnh, ảo chữ.


Hắn để lại một cái méc xịch trong hộp điện thoại hồn nhiên và ngập ngừng ... Muốn gửi tặng chị quyển thơ của một tác giả Nam Mỹ. Có lẽ chị sẽ thích tập thơ này. Cho cái địa chỉ của chị đi nhé".


Nàng mở máy nghe đi nghe lại giọng nói của hắn. Hết chữ giờ lại đến tiếng. Giọng nhẹ nhàng gọi "chị" khi vào oral. Thế là làm sao. Trong đối thoại, hắn tiện thể gọi bằng "chị" thì sao khi làm thơ hắn không thơ "chị" thơ "em" luôn. Ồ đó là một điều bí mật kinh khủng. Một cái chi rất riêng tư như trong một mối liên hệ thân xác chỉ có hai người đàn ông đàn bà biết về nhau khi trần truồng nằm cạnh nhau. Nàng có cám tưởng hắn đã rất trần truồng trong khi gọi chị chị em em qua cách nói, để khi mang lên bàn cân thơ thành kí lô chữ, hắn tự phô tấm linh hồn trần truồng gọi em em anh anh tỉnh bơ. Hắn làm mọi thứ ấy một cách dễ dàng. Tại sao và tại sao. Hắn như một kẻ sành sõi xử dụng ngôn ngữ như một trò chơi. Còn nàng thì như kẻ đạo dien trong bóng tối và thua đậm trong vai trò của chính mình. Thơ ơi. Nàng bỗng la toáng lên trong một lúc


Con gái nàng thì tình cờ i meo kể cho nàng nghe bạn trai con vừa được nhận vào làm nghiên cứu sinh với một ông giáo sư bác sĩ não bộ. Nghiên cứu này nhắm vào sự phát triễn não bộ lệch lạc theo ngữ âm của mà con người phát ra. Ví dụ người người Trung Hoa không nói được âm "đ" thì trong não của họ cũng có thể bị dày lên ở một khu nào đấy chẳng hạn. Ngôn ngữ ảnh hưởng đủ mọi chuyện con nhỉ. Nàng chỉ i meo lại nói khơi khơi với con như thế.


Tối đó trong một lúc hứng cao chất ngất, nàng đem nỗi lòng ca cao "đàn bà nông nổi giếng khơi" kể cho một bạn gái ở xa. Người bạn thân mà nàng nhừng tưởng đầu óc tương đối mở he hé, không được như Marguerite Dumas thì cũng trên điểm cả và nhân loại còn lại. Nhưng như tia sét đỏ xẹc ngang giòng điện i meo, Hoa lệnh truyền lại như sau: "Đừng có lãng mạn vô duyên. Già rồi mà không nên nết. Con cái biết được xấu hổ cả đời. Iêu iếc gì. Tuổi của mi nên kiếm cái chùa mà tu đi là vừa. Mấy bài thơ vở vẩn ấy đem đốt đi. Nếu mi lấy chồng sớm ba năm, thằng nhỏ chắc lớn tuổi hơn con Trầm. Thôi mi nhận thằng nhỏ làm con nuôi luôn cho rồi. "


Mẹ cha ơi. Chuông gọi hồn ai. Tất cả mọi chữ đều vô nghĩa ngoại trừ cái chữ "con" trong cái meo của Tôn Nữ Hoa. Đối với người đàn bà đã xấp xỉ năm bó này, không có chữ nào trên đời nhạy cảm hơn chữ "con". Đại danh từ "con" là lưới trời lồng lộng trụp khăn đạo Hồi phủ trùm xuống tâm hồn và thân xác người đàn bà. Nó nhạy thần công lực hơn cả những tế bào óc siêu dẫn. Nó giựt hơn giòng điện nóng hotmail. Nó móc người đàn bà lên đỉnh cao hạnh phước tận núi Hy Mã Lạp Sơn. Và nó cũng đụp người đàn bà xuống tận cùng đau đớn địa ngục chữ nghĩa. Chữ "chị" bập bập bập lùng tùng phèng kia sao bằng chữ "con". Con ơi con hỡi con hời trời là trời !


Con bà nó. Có quyển sách luật nào trên thế giới cấm đàn bà góa già thì không có quyền rượng trai chớ. Vậy mà sao khi đọc cái meo của con bà nó mình cũng cứ có cảm tưởng như bị cởi truồng ra trơi ngoài chợ Lớn. Xấu hổ tận nóc tối tăm nhất trong linh hồn. Kỳ cục!


Nàng thẫn thờ đi ra sau vườn xúc đấ trồng mấy cây hoa tương tư thảo mới mua ngoài chợ Target về. Đào qua đaò lại làm sao, nàng đào một hố to tổ bố. Nàng nhét luôn mấy cây non xuống dập đất lên. Tự nhiên nhớ đến câu thơ Kiều đi thăm mả Đạm Tiên: "Nấm mồ vô chủ ai mà ghé thăm"


Nàng ngồi lên cái ghế nhựa, tựa lưng nhìn hàng rào sau vườn. Con mèo đốm hàng xóm phóc lên góc tường nằm hong nắng. Mèo nhìn nàng sương khói mắt mở mắt khép xinh như mèo con ngái ngủ trên tay nắng thu của trời. Buổi chiều thật êm ả như một bài thơ dành riêng cho nàng. Hai con chim lông xanh biển mập nung núc bay sà xuống sân, mổ lúc cúc vào những hạt bông gió thổi bay thả nhụy đầy vườn nhà. Nàng bỗng thấy ngực nhói lên từng cơn. Khó chịu tại sao mình phải xua đuổi một thứ tình cảm thương nhớ dễ chịu đang bám trong người mình. Tôi đang nhìn buổi chiều hè êm dịu trôi qua, và bỗng thấy nhớ một bài thơ. Thèm cảm xúc thơ. Là thơ. Và bỗng nhớ một người làm thơ chưa thấy mặt. Có chút gì tuyệt vọng nhói đau. Ai nói cảm giác đang iêu qúy hơn chính tình iêu. Đau thấy mẹ chứ qúy gì. Người đàn bà vỗ vỗ vào mặt mình. Già rồi. Mình già rồi. Tuổi này là tuổi nên niệm tụng nam mô a di đà và dẫn cháu đi chơi công viên . Nhưng mình chưa có cháu thì chơi với ai. Chơi với ai cũng được nhưng không nên phiêu lưu tình iêu tình ái lăng nhăng. Tại sao không. Tại sao không. Nàng thấy cảm giác khó chịu khi phải cố quên đi một cảm xúc tương tư rạo rực trong người. Nàng thầm hát "Người ơi khi cố quên là khi lòng nhớ thêm..." Mẹ cha mấy cha nhạc sĩ, sao mà sáng tác một câu hay thế.


Nửa đêm đó, nàng dò i meo.


Đang đêm mùa hè Mỹ Cuốc tuy không giống mùa hè cóc nhái dế ểnh ương ruồi muỗi Bắc Ninh vo ve như thơ Nguyễn Khuyến "Tháng tư đầu mùa hạ. Đàn muỗi bay thiết tha. Tiếng dế kêu tơi tả", nhưng nàng cũng đang đọc thơ. Nàng chỉ mặc một cái xì sợi dây thun ngang mông và cái áo may ô X large thõng chân thưỡn người trên ghế. Nàng bóc nửa vỏ trái chuối và kè một ly nước lạnh, thói quen nửa đêm thức dậy bụng lửng lơ đòi đi kiếm thức ăn gì nhè nhẹ ru đời. Nàng vừa cắn một miếng chuối cong cong , vừa nhấp mí nước lạnh, vừa đọc:





sẽ mang cho em dăm cuốn sách
muà thu em đọc sẽ bớt buồn
em đọc lúc cô đơn em nhỉ
đọc rồi còn kể tôi nghe
sẽ tặng cho em dăm bông cúc
thấy hợp với em thôi chẳng có ý gì
em cứ đặt nỗi đau vào mịn cánh
hoa tàn trả lại cho tôi
sẽ đến bên em khi em khóc
là những lúc tôi thấy nao lòng
chân tay bối rối là tôi hiểu
em cần em nhớ và em mong
sẽ dỗ dành em theo năm tháng
ngồi tựa vào nhau tựa mạn thuyền
lênh đênh dẫu có cùng chết đuối
những gì trong trắng vẫn vẹn nguyên

BỨC THƯ GỬI TỚI NHÂN LOẠI hoặc KHÔNG CẦN ĐẶT TÊN



Nguyễn Thế Hoàng Linh


riêng hôm nay
tôi sắp đi qua đường Nguyễn Du
không một chút ảm ảnh hay tự hào về một thời lửa đạn

hồ Thuyền Quang đẹp
phố phường rộng và lòng tôi không hẹp
thế thôi...

tôi không sinh ra trong chiến tranh
nhưng cũng biết những sự kinh tởm của nó

chiến tranh không hề đẹp
chỉ có những con người đẹp trong chiến tranh
ở đâu cũng thế
bất cứ lúc nào cũng thế
sự quả cảm, hy sinh, hiền dịu, vị tha...
luôn đẹp

còn chiến tranh không hề đẹp
kẻ nào phủ nhận điều đó
linh hồn kẻ ấy chứa mầm mống chiến tranh

Các Mác nói: "hạnh phúc là đấu tranh"
đấu tranh để chống lại những cuộc chiến phi nghĩa
đấu tranh để tìm hoà bình, bánh mỳ và tự do cho toàn Nhân Loại

mà phải tìm được
ít ra là cho tổ ấm của mình
thì hẵng tự vỗ ngực: "ta là cái đẹp"
tôi chấp nhận cái vỗ ngực của anh
dù trong thẳm sâu, nó như đập một nhát và tát vào trái tim anh
điều đó thì trước khi qua đời anh sẽ hiểu
...

phải, những sự đấu tranh không mang mặt nạ
là đẹp
để khi về đến nhà, anh không phải cởi nó ra
và bắt đầu bóc lột hoà bình, bánh mỳ và tự do của cha mẹ vợ con anh
và của những kẻ không thể lột mặt nạ anh...

nếu anh đeo mặt nạ
tôi có một lời nguyền thế này:
rồi một ngày, anh sẽ phải chung sống với Hítle, Pônpốt, Pinôchê, Bin Lađen và George Bush...
và nhiều cái tên đủ để xếp đầy bảng chữ cái...
ở một thế giới mà mặt nạ hút chết lương tâm và trái tim để hoá thành mặt thật...
chỉ riêng các anh với nhau...
không có quyền lực để cai trị...
không có dân để mị dân...
để xem các anh tàn sát và kinh tởm nhau như thế nào
hoặc khi chỉ còn là những cái mồm mép vô dụng, các anh trở nên lương thiện
hy vọng là thế...

tôi phải nguyền rủa như vậy
vì không đủ toà án phán xét các anh
các anh không đủ tòa án lương tâm để phán xét mình

các anh có thể giết chết tôi, tống giam tôi, tẩy não tôi
nhưng lời nguyền ấy không thể giết chết, không thể bị tống giam, không thể bị tẩy não
và linh hồn tôi sẽ nhập vào sức mạnh của nó
như bao linh hồn đã đang và sẽ nhập vào nó...

Nhân Loại nắm tay tôi
để cùng bảo vệ thế giới này
khỏi bom nguyên tử
và thảm hoạ diệt chủng
và để phủ lại màu xanh nguyên sơ như bản chất của nó...

tôi chỉ nghĩ thế này:

kẻ nào tàn sát người vô tội
kẻ nào làm đau Nhân Loại
kẻ đó không phải con người

tôi chỉ biết thế này
ở Ấn Độ, mỗi ngày có ít nhất một người phụ nữ bị thiêu sống
một bé gái bị chôn sống...
ở bất cứ một đất nước nào, vẫn có đàn bà trẻ em bị ngược đãi, vẫn có người chết đói, vẫn có những người đàn ông đầy thù hận và có thể hoá thành thú dữ bất cứ lúc nào vì sự bất công...

và vẫn có những kẻ sướng quá hoá rồ...
vẫn có những kẻ đốt tiền để làm trò tiêu khiển...

và tôi chỉ biết thế này
không ai dám phán xét Pinôchê trong những ngày hắn tàn sát

khi hắn trở nên lụ khụ và vô dụng
người ta rước hắn tới toà án quốc tế...
rồi dẫn độ...
rồi giam giữ...
rồi cho ăn những suất mà cả người giàu cũng mơ ước...
rồi biểu tình...
rồi mâu thuẫn...

chi phí cho vụ này lên tới hàng triệu tờ xanh
đủ mua hàng vô số tấn bánh mỳ
đủ thành lập vô số tổ chức vì hoà bình
những tờ xanh bên trong chứa máu
để mơ hồ một cái gọi là Công Lí

thưa Nhân Loại
cái ác phải trả giá
nhưng trước tiên
hãy dành sức và lòng dũng cảm để chống lại cái ác hiện hành
kẻo lúc nó tiêu hoá hết cái thiện thì lột da róc tuỷ nó cũng không thể nhả ra đâu...

và thưa Nhân Loại
đã đến thế kỷ 21
đã có những cuộc khủng hoảng thừa đổ thực phẩm xuống biển
đã lên được vũ trụ
một nhà triệu phú có thể dành hàng triệu đô để mua một chuyến du hành ra khỏi trái đất...
thì đừng nói thế giới này thiếu thốn vật chất để chia sẻ...

và thưa Nhân Loại
chẳng còn cách nào khác đâu
hãy mở to mắt ra
để biết thế nào là Thiện là Ác

công và của để vận hành ghế điện
đủ để xây nhiều học đường, bệnh viện...
Thiện?

và hãy mở to con ngươi của trái tim ra
để biết mình phải sống thế nào để nuôi sống cái Thiện
và hãy dang rộng cánh tay ra
con đường duy nhất là con đường nối vòng tròn
muôn hướng mà chung một hướng

không phải vô cớ mà trái đất này có hình cầu
những vòng tròn đan khít vào nhau...

và không phải vô cớ mà những đôi mắt dịu hiền thường là đôi mắt bồ câu...

các vị đi tìm cái gọi là tình yêu thực chất và chân chính
mà cứ chơi mèo đuổi chuột quanh những vòng tròn chưa khít ấy...
khi các vị bị những cơn bão hắt phăng đi
đừng đổ lỗi cho tình yêu...

lồng lí trí vào trái tim
lồng trái tim vào lí trí
tôi chả biết để làm gì
nhưng từ khi ấy
đời tôi thôi vô vị
và thôi thở than

bao giờ
bao giờ
bao giờ
lồng con người vừa khít nhân gian?

cuối cùng, sẽ đến lúc tôi nói lại những điều nhiều người tương tự tôi đã nói:

rồi tất cả đều phù phiếm
chỉ còn lại duy nhất tình yêu thương

mà bản chất tình yêu thương là gì?
là làm cho con người đỡ khổ
để họ làm cho mình đỡ khổ

tôi sống như thế
và chết cũng như thế
và không sống không chết
dở sống dở chết
cũng như thế...

Danh sách dân số làm nô lệ toàn cầu



Họ là những người thuộc sở hữu của những người khác, không có quyền quyết định cho bản thân mình và cũng không sở hữu bất cứ thứ gì. Họ phải làm việc không lương, sống bằng những gì mà người chủ bố thí cho họ. Đó chính là cuộc sống của những người làm nô lệ.



Trong cuộc điều tra mới đây nhất của tổ chức Walk Free Foundation trên 162 quốc gia cho thấy, cả thế giới có tới 30 triệu người đang phải sống trong tình trạng trên, tức là làm nô lệ. Trong số đó, chủ yếu ở vùng tây Phi và nam châu Á. Có những người ở vùng đó khi sinh ra đã là nô lệ. Nhưng cũng có những người bị bắt cóc, bị mua bán, bị cưỡng bức, hoặc làm lao động không công.



Danh sách tính theo tỷ lệ dân số


Danh sách 10 nước có tổng số người nô lệ nhiều nhất thế giới


Không hiếm những trường hợp mà nạn nhân bị lừa bằng những lời hứa giúp đỡ việc làm hay cho đi học nghề. Nhiều người trong số họ rơi vào hoàn cảnh không có lối thoát, thường xuyên bị đe dọa, lừa dối và thậm chí cách ly với thế giới bên ngoài.

Đây là cuộc điều tra chính thức bằng văn bản đầu tiên về tình trạng làm nô lệ trên toàn cầu. Nó đã chứng minh cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa việc tăng trưởng dân số và nô lệ thời nay, bên cạnh đó là cưỡng bức tảo hôn và buôn người.

Khu vực có nhiều nô lệ nhất tính theo tỷ lệ dân số là Mauretania, châu Phi. Có vào khoảng 140 ngàn tới 160 ngàn người phải làm nô lệ tại đây trên tổng số 3,8 triệu dân.
Kế tiếp là Haiti, khu vực có trẻ em làm nô lệ đang tăng trưởng từng ngày. Nơi đây có khoảng 200 ngàn người đang làm nô lệ, trên tổng số 10,2 triệu dân.
Nước Đức trong danh sách đứng thứ 136 với khoảng 10 ngàn người làm nô lệ, sau Barbados (135) , một hòn đảo ở châu Mỹ, nhưng lại đứng trước cả nam Triều tiên (137).
Riêng Anh, Irland và Island là những quốc gia đứng cuối cùng của danh sách. Tuy nhiên vẫn có vào khoảng 4200 người làm nô lệ tại Anh. Island chỉ có vài trăm người


CH Séc tuy chỉ có khoảng hơn 10 triệu dân, nhưng lại đứng thứ 54 về số người làm nô lệ



Việt nam đứng thứ 64 trong danh sách toàn cầu, với tổng số khoảng 248 ngàn người làm nô lệ. So với một số quốc gia thuộc đông Âu cũ như CH Séc, Hungary, Ba lan,.... đều ở mức thấp hơn. Nếu so sánh tỷ lệ dân số, có thể nói những quốc gia đó vượt xa Việt nam.

Mối quan hệ cá nhân - xã hội trong cảm thụ thẩm mỹ



Cảm thụ thẩm mỹ là hoạt động mang đậm dấu ấn cái "tôi" cá nhân của chủ thể, gắn liền với những năng lực tinh thần chủ quan, với tình cảm, thị hiếu của mỗi người.

Từ xưa, học giả nổi tiếng của Trung Quốc là Lưu Hiệp (465 - 520) đã nhận thấy rằng: "Người hiểu biết văn học, thường có cái thích riêng của mình cho nên không ai thấy được cái toàn diện. Chẳng hạn những người tính tình khảng khái thấy những âm thanh hùng tráng thì liền vỗ tay. Những người hàm súc thấy những lời tinh tế chặt chẽ thì khoái trá. Những người trí tuệ nông cạn, thấy câu văn đẹp thì sướng mê. Những người thích cái lạ và mới, đối với những việc quái lạ thì nghe sửng sốt. Cái gì hợp ý thích của mình thì khen ngợi, không hợp thì vứt bỏ xem thường"(l). Những lời trên của Lưu Hiệp tuy được ông giới hạn chỉ trong việc cảm thụ văn chương nhưng cũng hoàn toàn có thể coi đó là đặc điểm của sự cảm thụ thẩm mỹ nói chung.

Cái “tôi” của cá nhân chủ thể trong cảm thụ thẩm mỹ được bộc lộ trước hết ở sự lựa chọn đối tượng cảm thụ. Nếu so với nhận thức khoa học là hoạt động mà việc lựa chọn đối tượng thường phải chịu sự quy định chặt chẽ bởi các yếu tố nằm ngoài phạm vi chủ quan cá nhân của chủ thể, chẳng hạn như điều kiện nghiên cứu (trang thiết bị kỹ thuật, chi phí...), những lợi ích xã hội cấp thiết phải đáp ứng… do vậy, chủ thể nhận thức khoa học thường không thể tùy ý lựa chọn đối tượng, thì ngược lại, cảm thụ thẩm mỹ - với bản chất là một hoạt động tự do, vô tư, tự nguyện, không phải chịu sự ràng buộc bởi bất cứ một lợi ích, nhu cầu thực dụng nào, nên chủ thể cảm thụ được toàn quyền lựa chọn đối tượng tùy theo sở thích của mình. Cơ sở (hay tiêu chí) để chủ thể cảm thụ lựa chọn đối tượng này hay đối tượng khác là do đối tượng đó có làm ta thích hay không thích, thỏa mãn hay không thỏa mãn - đấy là sự lựa chọn “cho ta " chứ không phải "vì nó ". Về điều này, nhà mỹ học Trung Quốc Chu Quang Tiềm khẳng định: "Cái ta nhìn đến là vì cái ấy có một ý vị đối với ta, còn cái ta không nhìn đến là vì nó không có ý vị đối với ta”(2). Và bởi cái “ý vị " ấy đối với mỗi người là mỗi vẻ, nên đối tượng thẩm mỹ được ưa thích cũng không giống nhau ở các chủ thể cảm thụ khác nhau. Người này thích vẻ đẹp sống động, tươi mới của thiên nhiên, người khác lại say mê cái đẹp cô đúc, giàu sức gợi cảm của nghệ thuật.

Ngay trong việc cảm thụ màu sắc, ở mỗi người cũng mỗi hình mỗi vẻ. Có người thích những màu sắc ôn hòa, kẻ thích màu “nóng", lại có người ưa màu "lạnh", có người nhìn màu sắc đậm thì thấy "nặng nề và sinh ra cảm giác mỏi mệt, còn màu sắc nhợt và sáng thì thấy nhẹ nhàng và cảm thấy thích thú"(3) và không chỉ trong cảm thụ màu sắc, mà cả đối với sự cảm thụ âm nhạc cũng vậy. Cùng thưởng thức một giai điệu, người khỏe mạnh về thể chất và tinh thần thì "cảm thấy vô cùng sảng khoái, cơ thể như cùng theo với âm thanh mà mở mang ra, do đó mà cảm thấy phấn chấn", còn người yếu ớt về tinh thần lẫn thể chất lại thấy phảng phất giống như cảnh người sắp chết... có cảm giác như cuộc sống đang trôi xuôi chảy ra bên ngoài". Riêng trong lĩnh vực nghệ thuật, sở thích cá nhân cũng vô cùng: anh thích điện ảnh, sân khấu, còn tôi lại mê hội họa, văn chương... Điều đáng nói là người ta chẳng bao giờ phải lý giải rằng tại sao mình lại thích cái này mà không thích cái nọ, và cũng chẳng ai lại đi bất bẻ người khác về điều đó. Mỗi người đều có sở thích riêng của mình, và đó là cơ sở làm nên sự đa dạng, phong phú, nhiều hình nhiều vẻ của đời sống thẩm mỹ của xã hội.

Tính chất cá nhân còn thể hiện đặc biệt rõ trong sự khác biệt về năng lực cảm thụ, chiếm lĩnh các giá trị thẩm mỹ của đối tượng. Trước cùng một đối tượng, nhưng chủ thể này có khả năng bao quát nhanh nhạy, chính xác các giá trị, nhờ vậy có thế bộc lộ thái độ cảm xúc một cách mau lẹ, đúng đắn, còn chủ thể khác thì ngược lại. Hoặc cũng là đối tượng ấy, có chủ thể chiếm lĩnh được các giá trị thẩm mỹ ở mức trọn vẹn, sâu sắc, đạt đến tầng sâu triết - mỹ của nó, nhưng chủ thể khác lại mới chỉ dừng ở mức cảm xúc được cái vẻ bề ngoài của đối tượng, thậm chí có chủ thể còn cảm nhận sai lạc, méo mó các giá trị đích thực vốn có. Nguyên nhân của sự khác biệt về mức độ chiếm lĩnh các giá trị thẩm mỹ của đối tượng giữa chủ thể này so với chủ thế khác là do chỗ, năng lực, trình độ, hay "khiếu" thẩm mỹ của họ phát triển không như nhau. Thường thì chủ thể cảm thụ nào có "khiếu” thẩm mỹ tốt, tức là các giác quan thẩm mỹ có độ nhạy cảm cao, có trí tưởng tượng sáng tạo phong phú, tư duy hình tượng phát triển mạnh, có óc liên tưởng nhanh và độc đáo, cộng với một tâm hồn giàu cảm xúc và một vốn tri thức thấm mỹ, nghệ thuật sâu rộng... thì chủ thể đó sẽ có khả năng cảm thụ nhanh nhạy, trọn vẹn, chính xác và sâu sắc giá trị thẩm mỹ của đối tượng, và ngược lại. Thậm chí, ngay cả khi cùng một trình độ cảm thụ thẩm mỹ nhưng sắc thái biểu hiện cảm xúc trước cùng một đối tượng thẩm mỹ cũng không ai giống ai, bởi thế giới tinh thần, tình cảm của mỗi người là riêng tư, cá biệt, không lặp lại.

Tất cả những biểu hiện trên đây của tính chất cá nhân trong cảm thụ thẩm mỹ được biểu hiện tập trung và rõ nét trong thị hiếu thẩm mỹ. Nói chung, xét ở cấp độ cá nhân, thị hiếu thẩm mỹ của mỗi người mỗi vẻ, không ai giống ai. Chính sự muôn màu muôn vẻ của thị hiếu cá nhân đã tạo nên tính đa dạng, phong phú và sinh động của thị hiếu xã hội. Cuộc sống sẽ nghèo nàn, đơn điệu biết chừng nào nếu mọi người đều thích như nhau về một kiểu quần áo, giày dép, hoặc chỉ cùng yêu thích một loại hình nghệ thuật. Bởi vậy, một xã hội có đời sống văn hóa thẩm mỹ phát triển chỉ khi những sở thích, thị hiếu cá nhân được tôn trọng và phát triển phong phú, đa dạng. Điều này không chỉ đúng về quyền con người mà còn là một nhân tố, một điều kiện tích cực để phát huy, phát triển các tài năng cá nhân và làm cho đời sống văn hóa nghệ thuật nói riêng và đời sống thẩm mỹ nói chung của xã hội không bị nhàm chán, buồn tẻ.

Đề cao tính chất cá nhân của thị hiếu thẩm mỹ, Cantơ khẳng định: "Nói đến thường thức nghệ thuật là nói đến sự tác động của thị hiếu thẩm mỹ của từng con người cụ thể"(5). Ông thậm chí còn quả quyết rằng: "Nếu ai đọc cho tôi nghe một bài thơ hoặc đưa tôi đến xem một buổi diễn kịch ở nhà hát mà rốt cuộc nó vẫn không đáp ứng thị hiếu của tôi thì, để chứng minh rằng bài thơ của hắn là đẹp dù hắn có cầu khẩn cả Batteux (Linh mục, Viện sĩ Viện hàn lâm Pháp), cả Lessing và cả đến các nhà phê bình về thị hiếu cổ nhất và nổi tiếng nhất, và cả các quy tắc mà các vị ấy đã nêu ra, thì cũng vô hiệu thôi"(6).

Quan niệm này của Cantơ đã được Lênin tán đồng, chia sẻ, khi ông khẳng định: "Không thể chối cãi rằng sự nghiệp văn học ít chịu được hơn hết sự san bằng, sự bình quân máy móc, sự thống trị của số đông đối với số ít. Không thể chối cãi rằng trong sự nghiệp này cần phải đảm bảo một phạm vi hết sức rộng rãi cho sáng kiến cá nhân, cho những thiên hướng cá nhân, cho suy nghĩ và cho tưởng tượng, cho hình thức và cho nội dung"(7)

Hiển nhiên rằng, ý kiến trên đây của Lênin không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực văn học mà hoàn toàn có thể mở rộng ra đối với hoạt động thẩm mỹ nói chung và cảm thụ thẩm mỹ nói riêng. Về cơ sở tạo nên tính chất cá nhân của thị hiếu thẩm mỹ, một số nhà mỹ học thực nghiệm thời cận đại cho rằng đó là do sự khác biệt về sinh lý - giải phẫu. Khác với quan niệm ấy, mỹ học Marxistkhông coi các điều kiện, các đặc tính riêng về sinh lý - giải phẫu là cơ sở duy nhất của thị hiếu cá nhân, mà chỉ coi đó như là một trong những bộ phận, những yếu tố góp phần hình thành nên tính chất cá nhân của thị hiếu. Ngoài các đặc tính về sinh lý, thị hiếu thẩm mỹ cá nhân còn chịu sự quy định của nhiều yếu tố khác, như sự phong phú của thế giới tinh thần, tình cảm, điều kiện và môi trường sống, vốn văn hóa chung, kinh nghiệm sống, vốn tri thức thẩm mỹ và nghệ thuật... của mỗi người. Tất cả các yếu tố đó tác động qua lại với nhau tạo nên thị hiếu thẩm mỹ của mỗi cá nhân, và thông qua thị hiếu cá nhân, tạo nên tính chất, khuynh hướng cá nhân trong cảm thụ, thưởng thức thẩm mỹ nói riêng và hoạt động thẩm mỹ nói chung của chủ thể.

Tóm lại, như các nhà mỹ học Xô Viết đã khẳng định: cảm thụ thẩm mỹ, "đó là khả năng con người mang kinh nghiệm sống của mình, nhãn quan của mình về thế giới, những xúc cảm của mình, đánh giá của mình... vào nội dung tác phẩm được cảm thụ(8). Sự tham gia của toàn bộ các yếu tố thuộc kinh nghiệm cá nhân của chủ thể vào quá trình cảm thụ đã biến sự cảm thụ thẩm mỹ trở thành một hoạt động mang tính cá nhân sâu sắc.

Tuy nhiên, yêu cầu tất yếu của việc cần phải tôn trọng thị hiếu cá nhân không đồng nghĩa với việc tuyệt đối hóa tính chất cá nhân của thị hiếu. Trong quan niệm của các nhà duy tâm chủ quan như Cantơ, "thị hiếu là cái không thể tranh cãi về nó được", vì nó hoàn toàn mang tính chất cá nhân. Quan điểm sai lầm trên xuất phát từ chỗ coi chủ thể cảm thụ thẩm mỹ luôn luôn là một cá nhân biệt lập với xã hội. Và cùng với đó? Ý thức thẩm mỹ nói chung và thị hiếu thẩm mỹ nói riêng bị cô lập tuyệt đối khỏi các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như chính trị, đạo đức...

Thực tế cho thấy rằng, thị hiếu thẩm mỹ biểu hiện năng lực thẩm mỹ chủ quan của chủ thể và mang đậm dấu ấn cá nhân, nhưng sự hình thành, vận động và phát triển của nó không tách rời các yếu tố xã hội như giai cấp, dân tộc, thời đại. Bởi vậy, thị hiếu thẩm mỹ là một quan hệ biện chứng giữa yếu tố cá nhân và yếu tố xã hội, được biểu hiện ra bằng năng lực thẩm mỹ chủ luận của cá nhân. Nói cụ thể hơn, trong sự cảm thụ, thưởng thức, trong thái độ đánh giá thẩm mỹ của từng cá nhân đã xuyên thấm những quan niệm về chính trị, xã hội, triết học, đạo đức... tức là các yếu tố mang bản chất xã hội. Sự chi phối của các yếu tố xã hội vào quá trình cảm thụ thẩm mỹ của con người cũng là một tất yếu, bởi theo quan niệm mácxít, chủ thể cảm thụ (và chủ thể thẩm mỹ nói chung) không phải là một cá nhân biệt lập với xã hội, mà trước hết, đó là một con người xã hội - hiểu theo nghĩa nó là con người của một giai cấp, một dân tộc và thuộc về một thời đại lịch sử nhất định. Do vậy, ý thức thẩm mỹ của chủ thể tất yếu phải chịu sự chi phối trực tiếp của các yếu tố đặc trưng cho thời đại, giai cấp và dân tộc mà chủ thể đó là thành viên, như điều kiện kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa. đạo đức, các đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán…

Trong tác phẩm Nghệ thuật và đời sống xã hội, Plêkhanốp đã chỉ rõ sự phụ thuộc khăng khít giữa tính chất của sự cảm thụ thẩm mỹ của con người với tính chất của các điều kiện sinh hoạt, điều kiện sống của một xã hội nhất định. ông viết "Bản tính con người khiến họ có thể có những cảm giác và quan niệm thẩm mỹ. Những điều kiện sinh hoạt của họ cải biến những tiềm thế ấy thành hiện thực, chính là tùy theo các điều kiện ấy mà một con người xã hội nhất định (hoặc nói cho đúng hơn, một xã hội nào đó, một dân tộc nào đó, một giai cấp nào đó) có chính là những thị hiếu và quan niệm thẩm mỹ này, chứ không phải là những thị hiếu và quan niệm thẩm mỹ khác"(9).

Plêkhanốp đã viện dẫn nhiều ví dụ phong phú để làm cơ sở cho kết luận của mình. Chẳng hạn như việc các phụ nữ da đen trong một số bộ lạc ở châu Phi có quan niệm càng đeo vào người càng nhiều vòng sắt càng đẹp, hoặc một số phụ nữ khác lại làm đẹp bằng cách cố tình sử dụng những đôi giày chật để tạo dáng đi khó khăn, lúng túng, uể oải... Lý giải nguyên nhân của những thị hiếu thẩm mỹ lạ lùng đó, Plêkhanốp cho rằng, chúng đều có nguồn gốc từ sự bất bình đẳng về tài sản nơi những người da đen ở xứ sở đó, vào thời kỳ đó. Những người phụ nữ giàu có đeo nhiều vòng sắt để làm đẹp, vì ở trong bộ lạc của họ vào thời kỳ đó, sất là thứ kim loại quý. Ở đây, ý niệm đẹp gắn liền với ý niệm về sự giàu sang. Tương tự, những người phụ nữ coi dáng đi khó khăn, lúng túng, uể oải là đẹp bởi theo họ, dáng đi ấy chứng tỏ họ là người giàu có, có thừa thãi thời gian, vì không phải làm lụng tất thật như những người phụ nữ thuộc tầng lớp lao động nghèo khổ.

Trường hợp những người dân của bộ lạc da đỏ ở phía tây Bắc Mỹ thích những đồ trang sức bằng móng, vuốt, răng của một số loài thú dữ, hoặc những người đàn ông ở trong một bộ lạc khác làm đẹp bằng cách bẻ gãy những răng cửa hàm trên của mình... cũng được Plêkhanốp lý giải bằng các nguyên nhân xã hội. Theo ông, đó là do tác động, ảnh hưởng bởi các điều kiện, phương thức sinh sống của họ. Những người ở bộ lạc da đỏ kia thích đồ trang sức làm bằng móng, vua và răng của thú dữ, vì bộ lạc họ sống chủ yếu bằng nghề săn bẩn. Họ đeo những thứ đó lúc đầu chỉ để tỏ dấu hiệu của sự dũng cảm, khéo léo và hùng mạnh, và chỉ về sau, cũng chính bởi những vật ấy là dấu hiệu của dũng cảm, nhanh nhẹn và hùng mạnh nên chúng mới bắt đầu gợi lên những cảm giác thẩm mỹ và trở nên đồ trang sức. Ở trường hợp kia, sở dĩ những người ở bộ lạc đó chỉ coi là đẹp những người đàn ông nào đã bẻ gãy các răng cửa hàm trên của mình, là vì họ muốn bất chước loài bò - một giống vật mà sự chăn nuôi nó là phương thức sinh sống chủ yếu của họ, và cũng vì thế, trong xứ sở họ, bò là giống vật đã được thần hóa(10). Nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn cũng từng chỉ ra dấu ấn giai cấp trong tình cảm và sở thích thẩm mỹ của con người. ông nói, đại ý rằng: mặc dù vui, buồn, yêu, ghét là những tình cảm chung của con người, nhưng ngay chính trong nhừng tình cảm ấy cũng đã mang bản chất giai cấp rồi. Bởi vậy, người nghèo quyết không có cái buồn vì buôn thua bán lỗ ở sở giao dịch. Ngược lại ông vua dầu hỏa làm sao biết được nỗi thống khổ của bà già nhặt xỉ than, và những nạn dân vùng đói kém thì không thể có cái thú ngắm hoa lan như các cụ lớn giàu sang.

Tư tưởng về sự tham gia chi phối của các yếu tố xã hội vào quá trình cảm thụ thẩm mỹ không phải chỉ là của riêng mỹ học duy vật biện chứng, mà nhiều nhà lý luận ngoài Marxistcũng có chung quan niệm như vậy. Chẳng hạn, nhà mỹ học giờ dân chủ cách mạng Nga Tsécnưsépxki cũng từng nói đến sự khác biệt về mặt giai cấp trong quan niệm về cái đẹp. Theo ông, những khái niệm của người dân bình thường về cái đẹp có nhiều phần không giống những khái niệm của những giai cấp có học vấn trong xã hội. Ví dụ: một cô gái đẹp trong quan niệm của người lao động thôn quê trước hết phải là người khỏe mạnh, rắn chắc, và có khả năng lao động tốt, còn đối với người đẹp của xã hội thượng lưu thì khác hẳn, cuộc sống phong lưu, nhàn hạ khiến họ chỉ cảm thấy đẹp đối với những tiểu thư mảnh mai, yểu điệu "gió thổi bay". Nhà Hiện tượng luận người Pháp là J.Len hác cũng có một dẫn chứng khá độc đáo và cụ thể về tính giai cấp của thị hiếu thẩm mỹ. ông viết: "Người ta đã kể lại rằng, vào cuối triều đại của mình, Louis XIV đã ra lệnh "chuyển những trò khủng khiếp này đi" khi nói về các bức họa thuộc thể loại Đức được treo trong phòng ông. Rõ ràng là một cảnh tượng thanh bình trong gia đình thuộc giai cấp trung bình đối với nhà vua dường như lại là một cái gì đó giống như tội phạm thượng vậy. Như thế là có một khoảng cách rất lớn giữa thị hiếu của nhà vua, thỉ hiếu của triều đình, và thị hiếu của giai cấp trung bình"'(11)

Nhà phê bình văn học nổi tiếng của Pháp là R. Barthes cũng khẳng định: "Thưởng thức và phê bình tác phẩm bao giờ cũng thông qua lăng kính bối cảnh xã hội và tâm lý cá nhân..."(12).

Như vậy, có đủ cơ sở để khẳng định rằng, cảm thụ thẩm mỹ tuy là một hoạt động bộc lộ sâu dđm nhất dấu ấn cái "tôi" chủ quan cá nhân của chủ thể, nhưng không hoàn toàn chỉ do các yếu tố thuộc phạm vi cá nhân quyết định, mà chính trong những yếu tố cá nhân đã có sự tham gia chi phối trực tiếp của các yếu tố xã hội (thuộc phạm vi giai cấp, dân tộc và thời đại). Các yếu tố xã hội đó đã tham dự cả vào việc quy định khuynh hướng lựa chọn đối tượng cảm thụ, phương thức cảm thụ và năng lực chiếm lĩnh đối tượng thẩm mỹ của chủ thể, cũng như những phản ứng cảm xúc của chủ thể trước các đối tượng thẩm mỹ khác nhau. Nói cách khác, trong cơ chế cảm thụ thẩm mỹ của chủ thể luôn có sự kết hợp biện chứng của cái cá nhân và cái xã hội, của cái chủ quan và cái khách quan, cái riêng và cái chung. Cơ chế kết hợp này đã làm cho cảm thụ thẩm mỹ trở thành một hoạt động vừa mang tính độc đáo cá nhân, lại vừa hàm chứa những giá trị mang tính phổ biến của xã hội, của cộng đồng. Trong đó, cái chung, cái phổ biến của xã hội đã hòa tan, thẩm thấu, đã định hình ổn định trong cái riêng, cái độc đáo của từng cá nhân. Biện chứng cá nhân - xã hội trong thị hiếu thẩm mỹ (được biểu hiện ra trong cảm thụ thẩm mỹ) là mối quan hệ vừa cá nhân vừa xã hội trong mỗi cá nhân, là sự chuyển hóa lẫn nhau vừa riêng vừa chung, vừa cá biệt độc đáo nhưng lại không vượt ra ngoài khuôn khổ chung của xã hội, của cộng đồng. Một thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn, lành mạnh phải là sự điều tiết cân bằng, hòa hợp giữa hai phương diện đó. Nếu tuyệt đối hóa phương diện cá nhân, thị hiếu thẩm mỹ sẽ trở nên lập dị, khác người, sẽ không được xã hội thừa nhận. Ngược lại, nếu chỉ chạy theo cái chung, cái phổ biến mà đánh mất cái riêng, cái độc đáo, tức là cào bằng mọi sở thích cá nhân, thì hậu quả tất yếu sẽ làm cho đời sống thẩm mỹ của cá nhân và xã hội trở nên nghèo nàn, đơn điệu, nhàm chán, không có điều kiện để phát triển.

Sự thống nhất biện chứng cá nhân - xã hội giúp ta hiểu, tại sao cảm thụ thẩm mỹ tuy là vấn đề của từng cá nhân nhưng lại dễ dàng tìm thấy sự đồng cảm trong một cộng đồng xã hội. Điều đó cũng nói lên rằng, thị hiếu thẩm mỹ cá nhân hoàn toàn không phải là cái gì có tính tuyệt đối, bất biến, là "không thể bàn cãi được", mà thực chất đó là nơi hội tụ những sở thích, những “gu" thẩm mỹ có tính phổ biến của giai cấp, dân tộc, thời đại mà cá nhân đó là thành viên. Đó cũng là lý do giải thích vì sao thị hiếu thẩm mỹ của cá nhân lại luôn thay đổi cùng với sự thay đổi của những điều kiện sống, sinh hoạt và nhu cầu xã hội.

Từ mối quan hệ có tính nguyên lý ấy, có thể rút ra một quan niệm thực tiễn rằng, để xây dựng một đời sống thẩm mỹ thực sự phát triển lành mạnh, cần phải xác lập và đảm bảo được sự thống nhất hài hòa giữa yếu tố cá nhân và yếu tố xã hội trong mỗi cá nhân chủ thể thẩm mỹ. Trong đó, điều tất yếu trước hết là, chúng ta cần phải xây dựng và phát triển được một môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh với những mối quan hệ người trong sáng, tốt đẹp, đầy tính nhân văn làm cơ sở, nền tảng cho sự nghiệp giáo dục thẩm mỹ. Đây thực sự là một điều kiện có tính quyết định, nhất là trong điều kiện hiện nay. khi mà dưới tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, rất nhiều những giá trị truyền thống đang bị đảo lộn, đổi thay. Một điều kiện khác cũng không kém phần quan trọng là, Nhà nước và các tổ chức xã hội cần thực sự tôn trọng các quyền tự do cá nhân chính đáng trong cảm thụ, thưởng thức thẩm mỹ, thưởng thức nghệ thuật của công chúng, đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự nảy nở và phát huy các năng lực thẩm mỹ cá nhân. Đi liền với đó, xã hội - đặc biệt là nhà trường và các cơ quan, các tổ chức văn hóa nghệ thuật cần phải có những hình thức, biện pháp giáo dục thẩm mỹ cụ thể và thích hợp, vừa có tính chiến lược lâu dài, lại vừa đáp ứng được những yêu cầu cụ thể trong từng giai đoạn (nhất là trong điều kiện hội nhập, giao lưu văn hóa cởi mở như hiện nay), để góp phần định hướng đúng đắn nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh cho công chúng, góp phần cùng các hình thức giáo dục khác hướng tới mục tiêu xây dựng nhân cách con người Việt Nam phát triển hoàn thiện, hài hòa trí - đức - thể - mỹ.



(9) Xem: Plêkhanốp. Nghệ thuật và đời sống xã hội, Nxb Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội, 1963, tr.134.

(10) Xem: Plêkhanốp. Sđd, tr. 134 – 136, 150.

(11) Mikel Dufrenne (chủ biên). Sự nghiên cứu hiện nay về các vấn đề chủ yếu trong mỹ học và các nghành nghệ thuật. Thư viên Viện Triết học. 1002, t.4, tr. 97.

(12) Xem: Phương Lựu. Mười trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây đương đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1994, tr.64.

TS. Lê Đinh Lục (Tạp chí Khoa học xã hội)

Sự thật gây sốc về nền công nghiệp tình dục Thái Lan


Ngành công nghiệp tình dục ở Thái Lan phát triển mạnh đến mức nhiều người tưởng rằng chính phủ đang tổ chức và quản lý khá tốt. Tuy nhiên, đằng sau vẻ bề ngoài đó là những sự thật bất ngờ.



Từ năm 1934, mại dâm được coi là hợp pháp ở Thái Lan. Nhưng đến năm 1960, nước này buộc phải thông qua đạo luật chống mại dâm dưới áp lực của LHQ. Theo luật, không ai được tham gia vào hoạt động mua bán dâm, cả đồng tính và không đồng tính. Ai vi phạm sẽ bị phạt 2000 baht (khoảng 1,3 triệu đồng) hoặc bị giam lên tới 2 tháng.

Lãnh địa của những “bố già mại dâm”

Theo TS. Chatsumarn Kabilsingh, giáo sư về tôn giáo và triết học tại ĐH Thannasat ở Bangkok, người đã nghiên cứu về mại dâm ở Thái Lan, ngành công nghiệp mại dâm của Thái Lan bắt đầu “cất cánh” từ những năm 1960, khi Mỹ lập các căn cứ quân sự ở đây để tham chiến ở Việt Nam. Sau khi những căn cứ này bị dỡ bỏ, mại dâm tiếp tục phát triển dưới nhiều hình thức: gái bar, ca sĩ, bạn nhảy, hay nhiều nghề “bao” khác.

Trong thời gian này, Thái Lan thu về khoảng 16 triệu USD mỗi năm. Nhiều người coi đây là ngành giúp ích cho những phụ nữ muốn thoát khỏi nghèo đói và giúp đỡ gia đình ở nông thôn, nhưng không ít quan điểm cho rằng đây là điều ô uế, đáng hổ thẹn. Sau chiến tranh, ngành du lịch của Thái Lan phải thế chỗ để tạo ra doanh thu cho đất nước, từ đó sinh ra những điểm nóng như Pattaya.

Năm 2003, Bộ Tư pháp Thái Lan từng đề xuất thảo luận về việc hợp pháp hóa mại dâm, nhưng vấp phải sự phản đối của dư luận và lo ngại về hệ lụy xã hội nên đề xuất này bị bãi bỏ.

Luật là như vậy, nhưng các nhà thổ vẫn hoạt động công khai dưới sự bảo kê của một số băng nhóm mafia và sự làm ngơ, thậm chí ngầm bảo vệ từ chính quyền địa phương. Tình trạng phổ biến của loại hình dịch vụ này và hệ thống thực thi pháp luật yếu kém khiến nhiều người lầm tưởng mại dâm ở Thái Lan là hợp pháp.

Sự tổ chức, sắp xếp quy củ của những phố đèn đỏ khiến nhiều người nước ngoài tưởng rằng chính phủ Thái Lan tổ chức tốt dịch vụ mại dâm, nhờ đó làm giảm tác hại mà mại dâm gây ra như hối lộ, bảo kê, ma túy. Tuy nhiên, đằng sau những khu đèn đỏ này là những băng đảng tội phạm khét tiếng như Hội Tam Hoàng hay Yakura.

Chuwit Kamolvisit là chủ của nhiều cơ sở mát-xa ở Bangkok và được nhiều người coi là “bố già mại dâm” ở Thái Lan. Năm 2004, ông này được bầu vào Hạ viện Thái Lan với nhiệm kỳ 4 năm. Nhưng đến năm 2006, Tòa án hiến pháp buộc ông ta phải rời Hạ viện.

Tháng 8/2008, Kamolvisit lại tranh cử chức thống đốc Bangkok, nhưng không trúng cử. Năm 2003, ông ta tiết lộ rằng một vài người bạn thân nhất của mình là những quan chức và cảnh sát cao cấp, và trong thập kỷ qua ông ta đã hối lộ hơn 1,5 triệu bảng Anh (gần 51 tỷ đồng) để “bôi trơn” giúp hệ thống cung cấp dịch vụ gái mại dâm của mình làm ăn thuận lợi.

Được cả xã hội chấp nhận

Dù ngành “công nghiệp tình dục” của Thái Lan công khai nhằm vào khách nước ngoài, nhưng có tới hơn 90% đàn ông Thái Lan, không loại trừ các chính trị gia, cũng thường xuyên đến nhà thổ.

Nghị sĩ Thirachai Sirikhan từng phát biểu: “Có nhân tình hay không là quyền riêng của mỗi người. Chẳng có vấn đề gì nếu chính trị gia có nhân tình mà không gây ảnh hưởng tới gia đình và xã hội”.

Xã hội Thái Lan có quan điểm cực kỳ thoáng về mại dâm. Không chỉ đàn ông, mà nhiều phụ nữ Thái tin rằng sự tồn tại của mại dâm giúp giảm số vụ hiếp dâm, và họ coi mại dâm là một phần của cấu trúc xã hội.

Một nghiên cứu do ĐH Chiengmai thực hiện gần đây cho thấy nhiều nam giới Thái Lan bắt đầu mua dâm từ năm 13 tuổi; một nửa thanh thiếu niên dưới 16 tuổi và 90% nam sinh viên duy trì thói quen đi nhà thổ.

Nhà hoạt động vì nhân quyền Kritaya Archavanitkul nhận xét: “Thật buồn khi phải nói rằng, cấu trúc xã hội của Thái Lan chấp nhận loại hình lạm dụng phụ nữ này… Thái Lan cũng có những băng đảng mafia tham gia vào các đảng chính trị, khiến tình trạng lạm dụng không bị ngăn chặn”.

“Lý do thứ hai là yếu tố văn hóa. Tôi không biết ở những nước khác thì thế nào, nhưng ở Thái Lan thì đàn ông Thái coi việc quan hệ tình dục với gái mại dâm là chuyện bình thường. Mọi tầng lớp đàn ông đều chấp nhận điều đó. Nên họ không thấy đó là vấn đề”.

“Những người làm chính sách phần lớn cũng là đàn ông, nên tất nhiên, họ không coi điều này có gì nghiêm trọng. Họ biết rằng rất nhiều phụ nữ bị bán làm gái mại dâm ở Thái Lan. Họ biết rằng những người đó bị lạm dụng, bị bạo hành. Nhưng họ chỉ nghĩ đó là những trường hợp thiếu may mắn”.

“Và, vì lợi nhuận, tôi nghĩ rất nhiều người có quyền lợi trong đó, luôn cố gắng coi như không nhìn thấy vấn đề này”.

Vô vàn hệ lụy

Ước tính số gái mại dâm ở Thái Lan dao động từ 70.000 - 2,8 triệu. Tuy nhiên, nhiều tổ chức phi chính phủ cho rằng con số do Bộ Y tế Thái Lan đưa ra quá thấp.

Thái Lan là điểm đến ưa thích của những kẻ thích quan hệ với trẻ em (ấu dâm). Luật pháp nước này cấm quan hệ tình dục với người dưới 18 tuổi, nhưng ước tính có khoảng 40% gái mại dâm của nước này chưa đủ 16 tuổi. Riêng ở Pattaya đã có khoảng 2.000 trẻ em tham gia vào ngành công nghiệp tình dục, và mỗi năm khoảng 900 trẻ em khác trở thành công cụ mua vui thân xác.

Cuộc đời của người bán dâm tại Thái Lan thực tế luôn đầy rẫy hiểm nguy, bệnh tật, cũng như phải chịu sự kì thị của cộng đồng.

Theo Văn phòng LHQ về ma túy và tội phạm (UNODC), Thái Lan là điểm nóng về buôn bán phụ nữ làm gái mại dâm từ Myanmar, Campuchia, Lào, và Trung Quốc. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, hiện nay Thái Lan có số lượng người trưởng thành nhiễm HIV cao nhất khu vực Đông Nam Á, với khoảng 520.000 người.

Ngoài ra, vì nghèo, một số nam giới Thái Lan đã phẫu thuật chuyển giới để đi bán dâm kiếm tiền. Họ thường được gọi là “thái giám thời hiện đại”.

Các khu đèn đỏ ở Thái Lan có nhiều nhà thổ, sòng bạc, dịch vụ vui chơi giải trí do người Trung Quốc sở hữu. Đây vừa là nguồn thu, vừa là điểm hoạt động của nạn buôn người, ma túy và tống tiền. Tội phạm có tổ chức do người Trung Quốc cầm đầu thường được cảnh sát Thái gọi là “các băng nhóm heo con”.

The CAFEF

Việt Nam đoạt giải ảnh báo chí thế giới 2013





Nhiếp ảnh gia Maika Elan, tên thật Nguyễn Thanh Hải (Hà Nội), đoạt giải nhất hạng mục “Vấn đề đương đại” tại cuộc thi Ảnh báo chí thế giới (World Press Photo) 2013.





Nguyễn Thanh Hải

Nguyễn Thanh Hải sinh năm 1986, tốt nghiệp ngành xã hội học tại Đại học Khoa học xã hội & nhân văn Hà Nội. Tác phẩm mang lại vinh dự cho cô tại cuộc thi World Press Photo là bộ ảnh The pink choice, giới thiệu cuộc sống riêng tư của người đồng tính tại Việt Nam. Bộ ảnh từng ra mắt công chúng trong cuộc triển lãm ở Hà Nội vào tháng 11-2012. Bộ ảnhThe pink choice từng được nhiều tạp chí, báo in và báo mạng của các nước Mỹ, Anh, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Trung Quốc... đăng tải.

Năm 2010, Quỹ Tưởng niệm báo chí Đông Dương từng trao giải "phóng sự ảnh xuất sắc nhất" cho bộ ảnh The pink choice. Bộ ảnh này cũng giúp Thanh Hải vào vòng chung kết cuộc thi Nữ nhiếp ảnh gia châu Á năm 2012.

Bức ảnh được giới thiệu tại trang chủ cuộc thi:






* Ảnh báo chí thế giới năm 2012 về tay người Thụy Điển

Nhiếp ảnh gia người Thụy Điển Paul Hansen được trao giải Ảnh báo chí thế giới cho tấm ảnh hai em bé người Palestine thiệt mạng trong cuộc không kích ở Gaza.

Tấm ảnh của anh Hansen, làm việc tại báo Dagens Nyheter, chụp tại Gaza vào ngày 20-11-2012 cho thấy một nhóm người Palestine ẵm trên tay thi thể của hai trẻ em thiệt mạng trong một góc phố chật hẹp ở Gaza.

Nạn nhân được xác định là hai anh em, bé gái Suhaib Hijazi (2 tuổi) và anh trai của bé là Muhammad (3 tuổi). Hai bé mất mạng khi nhà của các em bị tên lửa Israel bắn trúng trong đợt không kích dữ dội ở Gaza hồi tháng 11-2012. Cha của các em, ông Fouad, cũng thiệt mạng trong vụ tấn công, còn người mẹ tuy sống sót nhưng phải được chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện địa phương.

Bức ảnh thắng giải cao nhất được lựa chọn từ hơn 100.000 tấm ảnh do 5.666 nhiếp ảnh gia trên 124 quốc gia gửi về.

Thành viên hội đồng giám khảo Mayu Mohanna (người Peru) cho biết sức mạnh của tấm ảnh "nằm ở cách nó phản ánh sự giận dữ và nỗi đau của người lớn trước cái chết của những trẻ em vô tội". Giải Ảnh báo chí thế giới lần thứ 56, một trong các giải thưởng dành cho ảnh báo chí danh giá nhất, ngày 15-2 công bố các giải thưởng ở chín hạng mục dành cho 54 nhiếp ảnh gia đến từ 32 nước. Các ảnh dự thi và đoạt giải đều chụp trong năm 2012.

TTO

Từ hải ngoại nghĩ về các "nhà dân chủ"



Nhiều năm trở lại đây, một số tổ chức và cá nhân ở nước ngoài, nấp dưới chiêu bài "dân chủ, nhân quyền", thường đưa ra nhận xét, đánh giá xuyên tạc vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam; đáng tiếc là việc làm của các tổ chức, cá nhân này lại được một số nhân vật tự nhận là "nhà dân chủ" ở trong nước phụ họa theo.

Bức xúc trước vấn đề này, từ Hoa Kỳ, tác giả Trần Mai gửi tới Báo Nhân Dân bài Từ hải ngoại nghĩ về các "nhà dân chủ". Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Tôi muốn bàn về vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam khi một số tổ chức phản động cực đoan của người Việt ở nước ngoài và một số phần tử cơ hội ở trong nước được sự "bảo kê" của một số cơ quan truyền thông, một số tổ chức nhân danh "dân chủ, nhân quyền" hỗ trợ tài chính qua các loại "giải thưởng"; từ đó xuyên tạc, bóp méo sự thật, rồi tung hô nhau là "nhà dân chủ" nhằm dễ bề lôi kéo dư luận khi bị pháp luật Việt Nam trừng phạt. Trước đây, tôi từng tranh luận với một người bạn là nhà báo tại Hoa Kỳ về đề tài dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Khi đó, người bạn tôi đang bị cái vòng "kim cô" chống cộng cực đoan (CCCÐ) siết chặt, dù các luận điểm anh đưa ra đều bị bẻ gãy, nhưng anh vẫn "không phục". Tôi nói với anh: "Theo tôi, khi viết bằng tất cả niềm tin vào sự thật thì chắc chắn không ai buộc tội mình được. Không chỉ nhà báo mới có cơ hội tiếp cận sự thật, nhà báo cũng không hẳn phải là người duy nhất vạch ra chân lý. Nhưng lương tâm của người cầm bút là biết hướng dư luận đi tới chân lý, sự thật". Anh bạn tôi lắng nghe, không nói gì.

Tuy sinh sống ở nước ngoài, nhưng là người con của dân tộc Việt Nam nên tôi biết, trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đôi khi có cá nhân, tổ chức đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, thậm chí có người cam tâm phản bội. Gần đây, có người vì bất mãn, hoặc mờ mắt khi được các thế lực thù địch tâng bốc, hứa hẹn, đã bị các tổ chức xấu ở hải ngoại lợi dụng để chống lại Nhà nước Việt Nam, v.v. Tiếc thay, trong đó lại có một vài người được coi là trí thức. Từ việc họ làm, từ lời lẽ họ đưa ra, tôi thấy dường như họ đã trút bỏ những thứ mà gần như cả cuộc đời họ theo đuổi, rồi sám hối về một số việc họ cho là "lỗi lầm". Trong đó có người như là con kỳ nhông, sẵn sàng đổi màu để trở thành "nhà dân chủ", để được các thế lực thù địch ngợi ca, đưa ảnh lên in-tơ-nét như là "anh hùng", được nhắc tới tên trong thông báo hay lời kêu gọi của các tổ chức chưa bao giờ có thiện chí với Việt Nam. Theo dõi trên các phương tiện truyền thông ở hải ngoại, những người Việt luôn hướng về Tổ quốc như chúng tôi đã thấy họ chỉ là những con người cơ hội. Ðối với họ, quá khứ đau thương của dân tộc đã không còn ý nghĩa, mà tương lai cuộc "đấu tranh" của họ thì lại mơ hồ và ảo vọng; nếu thời thế đổi thay, có khi họ lại biến hình thành người khác!


Trước tiên, xin điểm qua mấy "nhà dân chủ, nhân quyền" ở hải ngoại, đó là người mà dân thường như chúng tôi vẫn gọi là các ông bà "mặt trơ trán bóng". Họ là người có bề dày "thành tích bất hảo", thành thạo trong việc vu khống, chống phá Nhà nước Việt Nam, trong đó có người mấy chục năm nay chỉ làm cái việc xấu xa là lập ra các "tổ chức ma" để lừa bịp và quyên góp tiền bạc của người Việt không có điều kiện tìm hiểu hiện tình đất nước. Có thể kể ra Nguyễn Ngọc Bích, Võ Văn Ái, Nguyễn Tường Bách, rồi Ðoàn Viết Hoạt, Nguyễn Minh Cần, Nguyễn Hữu Lễ, Phạm Ngọc Lũy, Nguyễn Quốc Quân,... Những người này đã hợp bè kết đảng với nhau, tự xưng là "mạng lưới nhân quyền Việt Nam". Họ tiến hành vô số hoạt động CCCÐ, hằng năm trao "giải thưởng nhân quyền" cho các phần tử chống đối ở quốc nội. Các giải này được trao theo kiểu "anh trước em sau", người nào rồi cũng có. Người nhận giải là các nhân vật có hành vi vi phạm pháp luật đã bị Tòa án Nhân dân tuyên án, như Trần Anh Kim, Ðỗ Nam Hải, Nguyễn Chính Kết, Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Văn Lý, Thích Quảng Ðộ, Nguyễn Ðan Quế, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần,... Không phải bà con ở hải ngoại không biết họ là ai, chúng tôi biết họ chỉ là mấy "nhà dân chủ cuội" và đã có rất nhiều ý kiến vạch rõ bản chất của họ, cùng những lời phê phán họ trên các phương tiện truyền thông ở hải ngoại.

Theo chỗ tôi được biết, hiện nay trên thế giới có hai cách tiếp cận quyền con người: thứ nhất, nhân quyền là quyền tự nhiên, không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa, ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay nhà nước nào và không một chủ thể nào, kể cả nhà nước, có thể ban phát hay tước bỏ các quyền con người; thứ hai, quyền con người không phải là bẩm sinh và vốn có, mà phải do nhà nước quy định trong pháp luật; và đây là quan điểm đã được phần lớn các quốc gia trên thế giới vận dụng trong khi thực thi quyền con người. Ðiều này là đúng đắn, cần thiết, bởi đối với các chế độ chính trị - xã hội đề cao quyền con người, ngoài yêu cầu về tính văn hóa, mà trước hết và trực tiếp là các chuẩn mực đạo đức, việc mỗi người thực thi quyền của mình như thế nào để không làm ảnh hưởng tới quyền của người khác, việc giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, việc hạn chế các cơ quan hành pháp, cá nhân có trách nhiệm có thể vi phạm quyền con người,... phải được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của pháp luật. Về vấn đề này, ngài Sérgio Vieira De Mello, nguyên Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc, người đã tử nạn khi đang làm việc tại Iraq năm 2003, từng phát biểu: "Văn hóa nhân quyền có được sức mạnh lớn nhất từ những mong muốn và hiểu biết của mỗi cá nhân. Trách nhiệm bảo vệ nhân quyền thuộc về các nhà nước. Nhưng chính những hiểu biết, tôn trọng, mong muốn về nhân quyền của mỗi cá nhân là điều mang lại kết cấu và sức bật hằng ngày cho nhân quyền".

Thực tiễn lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy, nhân quyền luôn là vấn đề được các chế độ chính trị - xã hội quan tâm, song không phải chế độ chính trị - xã hội nào cũng thật sự quan tâm bảo đảm về nhân quyền. Các "nhà dân chủ" trong nước thử nhìn sang những nước khác, bên một số ít quốc gia ở Bắc Âu có sự quan tâm nhất định, thì tại nhiều nước khác, việc vi phạm nhân quyền, chà đạp lên quyền con người,... vẫn khá phổ biến. Ngay tại Mỹ, nơi chúng tôi đang sống, nhân quyền nhiều khi cũng chỉ là câu khẩu hiệu, bởi tình trạng phân biệt chủng tộc, tình trạng bạo lực trong trường học, việc xả súng bừa bãi,... vẫn tồn tại trong thời gian dài. Chẳng hạn theo số liệu của FBI, mỗi năm ở Mỹ có tới 30 nghìn người bị chết do các vụ bạo lực liên quan đến súng. Các "nhà dân chủ" ở quốc nội nên hiểu rằng, quốc gia có mô hình xã hội mà họ muốn mô phỏng và xây dựng ở Việt Nam, lúc nào cũng sử dụng trò chơi hai mặt, họ chỉ bảo vệ quyền lợi của họ mà thôi. Hình như các "nhà dân chủ" ở quốc nội không thật sự hiểu được những lời ban tặng từ hải ngoại, để rồi biến mình thành con rối đáng thương. Vâng, nếu đất nước không có dân chủ và nhân quyền, người gốc Việt từ khắp năm châu đã không trở về nước làm ăn, sinh sống. Bản thân tôi cũng vậy, vì công việc và gia đình nên tôi không thể như người khác, nhưng hằng năm tôi vẫn trở về, và được tận mắt chứng kiến bao sự đổi thay trên quê hương, đất nước. Ðể nhìn rõ tính khách quan của vấn đề, tôi dẫn lại kết quả nghiên cứu của Viện Phát triển quốc tế Harvard thuộc Ðại học Harvard (Hoa Kỳ) sau khi khảo sát Việt Nam, nhà nghiên cứu Dam Fforde đánh giá: "Việt Nam có được những lợi thế chính trị quan trọng. Lên nắm quyền qua chiến tranh và cách mạng chứ không phải do lực lượng bên ngoài áp đặt, năm 1975, Ðảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu một hệ thống chính trị nhất thể với một quyền lực và tính hợp pháp không bị ai thách thức. Sau ba thập kỷ đấu tranh, Ðảng đã loại mọi đối thủ và khôi phục Việt Nam thành một nước độc lập và thống nhất. Ban lãnh đạo của Ðảng nằm trong số ổn định và thật sự nhất trí trong thế giới cộng sản, đảng viên của Ðảng bao gồm một phần lớn những người tận tụy và yêu nước nhất ở Việt Nam. Hơn nữa, đó là một đảng mà sự tồn vong và thắng lợi cuối cùng đã dựa vào việc huy động sự ủng hộ của quần chúng".

Ðương nhiên, chúng tôi cũng hiểu rõ những thách thức mà Ðảng Cộng sản Việt Nam có thể gặp phải trong vai trò là đảng cầm quyền. Một vấn đề khách quan luôn có thể đặt ra với bất kỳ đảng cầm quyền nào, là khả năng bị tha hóa bởi lạm quyền và quan liêu hóa. Ở hải ngoại, theo dõi Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), gần đây là Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI), chúng tôi thấy Ðảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp tục chứng tỏ sự nghiêm túc khi nhìn thẳng vào sự thật, không che giấu khuyết điểm và hạn chế, từ đó đề ra các giải pháp cấp bách và cơ bản để khắc phục, đưa đất nước đi lên. Từ đầu năm đến nay, chúng tôi thấy rất rõ sự quan tâm, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước khi Ðảng Cộng sản Việt Nam quyết tâm tiến hành các giải pháp cấp bách, cơ bản để xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Nhiều hành động công khai và minh bạch đã được tiến hành, thể hiện quyết tâm lớn trong chống tiêu cực, tham nhũng, hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN. Ðó là thông điệp rõ ràng, báo hiệu sự chuyển mình mạnh mẽ vì quyền lực và lợi ích của nhân dân, vì một nền dân chủ rộng rãi cho mọi người. Chúng tôi hiểu, việc một số tổ chức, cá nhân đặt vấn đề Việt Nam vi phạm quyền con người và đàn áp người bất đồng chính kiến, cần thực hiện "tam quyền phân lập",... thực chất là vu khống, xuyên tạc, thiếu thiện chí, không phản ánh đúng đắn tình hình trong nước thời gian qua. Trước sự thật không thể bác bỏ ấy, chúng tôi nghĩ, nếu các "nhà dân chủ" ở trong nước thực tâm mong muốn xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, độc lập dân tộc và chủ quyền đất nước được giữ vững, mọi người đều được tạo điều kiện để phát triển,... thì nên làm những việc ích nước, lợi dân. Hãy cống hiến và cùng toàn dân xây dựng Tổ quốc Việt Nam hùng cường. Hãy là người Việt Nam chân chính để chúng tôi có thể học hỏi và noi theo.

TRẦN MAI (Hoa Kỳ)

Phố Wall có tỷ phú gốc Việt

Vụ tranh nhau quyền kiểm soát Tập đoàn Dell làm nước Mỹ xôn xao còn bởi có sự đạo diễn của Chính Chu, một tỷ phú gốc Việt nổi tiếng.

Mấy tháng nay, nước Mỹ xôn xao với vụ giới đầu cơ tranh nhau quyền kiểm soát Tập đoàn Máy tính Dell. Dù thương vụ mua bán Dell của Tập đoàn Đầu tư tài chính Mỹ Blackstone đã tạm ngưng nhưng trước đó, vụ làm ăn này rất được dư luận chú ý.

Mối quan tâm tập trung quanh vụ việc không chỉ bởi bản hợp đồng có giá trị lên đến 25 tỷ USD mà đặc biệt nó có bàn tay đạo diễn của Chính Chu, một tỷ phú gốc Việt nổi tiếng. Là một trong hai "viên tướng" được Blackstone giao trọng trách đàm phán nhằm mua lại hãng máy tính đình đám này, Chính Chu hiện giữ chức Giám đốc điều hành cao cấp và là đồng Chủ tịch Ủy ban đầu tư vốn cổ phần của Blackstone với những khoản đầu tư từ 250 triệu đến 1,5 tỷ USD. Ở tuổi 47, Chính Chu có tổng tài sản hơn 1 tỷ USD. Giới kinh doanh người Việt sống tại Mỹ đánh giá ông là người thành công nổi bật nhất trong cộng đồng. Hơn thế, người ta còn biết đến ông trong vai trò là em rể của ca sĩ Cẩm Ly khi ông kết hôn với ca sĩ Hà Phương (cô em út trong 3 chị em nổi tiếng làng ca nhạc trong nước và hải ngoại: Cẩm Ly, Minh Tuyết, Hà Phương).



Doanh nhân Chính Chu và vợ trong một lần về Việt Nam



Chính Chu sinh năm 1966, tại Việt Nam, trong một gia đình có 6 anh em. Năm 1975, cả gia đình ông đã sang Mỹ với vốn liếng chỉ vài trăm USD. Cuộc sống vô cùng khó khăn khiến cả gia đình đều quyết tâm phải nỗ lực để thành công. Tại xứ người, vừa đi học, Chính Chu vừa đi bán sách lẻ và giao hàng tận nhà. Ông có bằng cử nhân Tài chính tại Đại học Buffalo, một trường công tại New York (Mỹ). Vì tốt nghiệp một trường đại học không danh tiếng nên 15 lá đơn xin việc của Chính Chu gửi đi đều bị từ chối. Nhưng thất bại càng khiến ông thêm hứng thú với lĩnh vực này và chính lòng kiên trì đã tạo dựng được tên tuổi một Chính Chu tại phố Wall. Ông chia sẻ, khi còn đi học, ông không bao giờ nghĩ có thể tham gia lĩnh vực tài chính ở phố Wall. Với ông, đây là chỗ của những cá nhân xuất sắc, được đào tạo căn bản về tài chính trong các trường đại học tên tuổi như Harvard, Cornell, Wharton, Yale... Trước khi gia nhập Blackstone vào năm 1990, Chính Chu từng làm việc tại bộ phận mua bán và sáp nhập của Công ty Salomon Brothers từ năm 1988. Với sự tư vấn của Chính Chu, Tập đoàn Đầu tư tài chính Blackstone đã hoàn thành nhiều vụ đầu tư sinh lãi với giá hàng tỷ USD như hợp vốn mua hãng dược Nycomed và Catalent Pharma Solutions (3,3 tỷ USD), DJ Orthopedics (1,6 tỷ USD)... Năm 2004, Blackstone thực hiện vụ mua lại lớn nhất lịch sử Châu Âu khi nắm quyền kiểm soát Tập đoàn Hóa chất Celanese của Đức với giá 3,8 tỷ USD chỉ sau vài cú điện thoại. Theo đánh giá, bản hợp đồng có hời được lập nhờ những nỗ lực thương thảo và hiểu biết của vị tỷ phú gốc Việt.

Đi lên từ những khó khăn, Chính Chu cho mình là người may mắn và ông không quên những mảnh đời bất hạnh, kém may mắn xung quanh. Gia đình ông hiện có hai quỹ từ thiện là "Vietnam Relief Effort" và "Ha Phuong Foundation". Bận rộn với công việc kinh doanh nhưng Chính Chu luôn song hành cùng vợ trong các hoạt động từ thiện tại Việt Nam. Ông cho biết, người Việt Nam có ba đức tính đáng quý: Chăm chỉ, nỗ lực và hy sinh. Cả ba đức tính đó đã giúp ông có được thành công ngày hôm nay.

Theo VOV

Đức Phật dưới cái nhìn của các nhà khoa học




"Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó". [Albert Einstein].




1. Nhân cách vĩ đại của Ðức Phật:
Ðức Phật là hiện thân của tất cả các đức hạnh mà Ngài thuyết giảng. Trong thành quả của suốt 45 năm dài hoằng pháp, Ngài đã chuyển tất cả những lời nói của Ngài thành hành động; không nơi nào Ngài buông thả cái yếu đuối của con người hay dục vọng thấp hèn. Luân lý, đạo đức căn bản của đức Phật là toàn hảo nhất mà thế giới chưa bao giờ biết đến. [Giáo sư Max Miller, Học giả người Ðức].

Không một lời thô bạo nào được thấy thốt ra từ nơi đức Phật trong cơn tức giận, chưa từng có một lời thô bạo được thấy trên môi đức Phật kể cả trong lúc tình cờ. [- Tiến Sĩ S. Radhakrishnan].

Ðiều đáng chú ý nhất nơi đức Phật là sự kết hợp gần như độc nhất của một đầu óc khoa học trầm tĩnh và thiện cảm sâu xa của lòng từ tâm. Thế giới ngày nay ngày càng hướng về đức Phật, vì Ngài là người duy nhất tiêu biểu cho lương tâm của nhân loại. [Moni Bagghee, "Ðức Phật Của Chúng Ta"].

Các bạn thấy rõ Ngài là một nhân vật đơn giản, chân thành, đơn độc, một mình tự lực phấn đấu cho ánh sáng, một nhân vật sống chứ không phải là thần kỳ, tôi cảm thấy có một Người, đó là Ngài. Ngài đã gửi bức thông điệp cho nhân loại hoàn vũ. Có nhiều tư tưởng tuyệt diệu hiện đại của chúng ta rất gần gũi tương đồng với thông điệp của Ngài, tất cả những đau khổ, bất mãn trong cuộc sống, theo Ngài dạy: là do lòng ích kỷ. Lòng ích kỷ có ba dạng: - Một là tham vọng thỏa mãn cảm giác; - Hai là tham vọng muốn bất tử; - Ba là tham vọng thành công và trần tục. Con người trước khi có thể trở nên thanh tịnh, người đó phải ngưng sống theo giác quan hoặc cho riêng chính mình.

Rồi con người đó mới trở thành một bậc đại nhân. Ðức Phật, qua nhiều ngôn ngữ khác nhau, năm trăm năm trước Chúa Christ, đã dạy con người đức tính vị tha. Trong một số chiều hướng Ngài rất gần gũi với chúng ta hơn, và đáp ứng được nhu cầu của chúng ta. Ðức Phật cũng tỏ ra sáng suốt hơn Chúa Christ trong sự quan tâm phục vụ con người và ít mơ hồ đối với vấn đề trường tồn bất tử của kiếp nhân sinh. [- H.G. Wells].

Tôi càng ngày càng cảm thấy đức Thích Ca Mâu Ni gần gủi nhất trong tính cách và ảnh hưởng của Ngài, Ngài là Ðường lối, là Chân lý và là Lẽ sống. [- Giám mục Milman].

2. Trí tuệ siêu việt của Đức Phật

Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, đức Phật tuyên bố sự giải thoát, mỗi con người có thể đạt được do chính bản thân mình trong đời sống của mình trên thế giới mà không cần đến sự giúp đỡ của Thượng đế hay thánh thần nào. Ngài nhấn mạnh về giáo lý như lòng tự tin, thanh tịnh, nhã nhặn, giác ngộ, an lạc và lòng thương yêu nhân loại. Ngài cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết của kiến thức, vì không có trí tuệ thì siêu linh nội tâm không xâm nhập trong đời sống của Ngài được. [- Giáo Sư Eliot, "Phật giáo và Ấn Ðộ giáo"].

Ðức Phật không chỉ nhận thức được sự thực tối cao, Ngài còn biểu lộ kiến thức cao cả của Ngài, kiến thức cao hơn tất cả kiến thức của các "Thần linh và Người". Kiến thức của Ngài rất rõ ràng và độc lập không liên can gì đến thần thoại và hoang đường. Tuy nhiên, nơi đây lại còn cho thấy một hình thức vững vàng, tự nó biểu lộ được một cách rõ ràng và hiển nhiên để cho con người có thể theo Ngài. Vì lý do đó, đức Phật không đòi hỏi phải tin nhưng hứa hẹn kiến thức. [- George Grimm, "Giáo Lý của đức Phật"].

Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, đức Phật khuyến dụ, khẩn cầu và kêu gọi con người không nên làm hại một sanh mạng, không nên dâng lời cầu nguyện, lời ca tụng, hay hy sinh (sanh mạng) cho các Thần linh. Với tất cả tài hùng biện trong sự thuyết giảng của Ngài, đấng Vô Thượng Sư có lần hùng hồn tuyên bố là Thần linh, nói cho đúng, cũng cần đến sự giải thoát cho chính họ. [Giáo Sư Rhys Dadis].

Ðức Phật không giải thoát con người, nhưng Ngài dạy con người phải tự chính mình giải thoát lấy mình, như chính Ngài đã tự giải thoát lấy Ngài. Con người chấp nhận giáo lý của Ngài là chân lý, không phải giáo lý này đến từ nơi Ngài, nhưng vì lòng xác tín cá nhân, thức tỉnh bởi những lời Ngài dạy, trỗi dậy bởi ánh sáng trí tuệ của chính mình. [- Tiến Sĩ Oldenburg, Một học giả Ðức].

Dường như người thanh niên bất diệt, hiền lành, ngồi khoanh chân trên hoa sen thanh tịnh với bàn tay phải dơ lên như khuyên nhủ như trả lời: "Nếu con muốn thoát khỏi sự đau khổ và sợ hãi, con hãy luyện tập trí tuệ và từ bi". [Anatole France].

Sự khác biệt giữa đức Phật và một người bình thường giống như sự khác biệt giữa một người bình thường và một người mất trí. [- Một Văn Hào].

Nếu chúng ta hỏi, chẳng hạn, có phải vị trí một hạt nhân điện tử lúc nào cũng giữ nguyên không thay đổi, chúng ta phải trả lời "không"; nếu chúng ta hỏi có phải vị trí của một hạt nhân điện tử thay đổi theo thời gian, chúng ta phải trả lời "không"; nếu chúng ta hỏi có phải hạt nhân đó đang di động, chúng ta phải trả lời "không". Ðức Phật cũng đã giải đáp như vậy khi có người hỏi tình trạng bản ngã của con người sau khi chết; nhưng những câu trả lời như trên không phải là những câu trả lời quen thuộc theo truyền thống khoa học ở thế kỷ 17 và 18.[J.Robert Oppenheimer].

Nếu một vấn đề nào đó cần được đề ra, vấn đề đó phải được giải quyết trong hài hòa và dân chủ theo đường lối dạy bảo của đức Phật. [- Tổng thống Nehru].

3. Cống hiến của Đức Phật với nhân loại:

Trong thế giới giông tố và xung đột, hận thù và bạo lực, thông diệp của đức Phật sáng chói như vầng thái dương rực rỡ. Có lẽ không bao giờ thông diệp của Ngài lại thiết yếu hơn như trong thời đại của thế giới bom nguyên tử, khinh khí ngày nay. Hai ngàn năm trăm năm qua đã tăng thêm sanh khí và chân lý của thông điệp này. Chúng ta hãy nhớ lại bức thông điệp bất diệt này và hãy cố gắng thi triển tư tưởng và hành động của chúng ta trong ánh sáng giáo lý của Ngài. Có thể chúng ta phải bình thản đương đầu cả đến với những khủng khiếp của thời đại nguyên tử và góp phần nhỏ trong việc khuyến khích nghĩ đúng (Chánh tư duy) và hành động đúng (Chánh nghiệp). [Tổng thống Nehru].

Trên quả địa cầu này, Ngài đem ý nghĩa những chân lý giá trị trường cữu và thúc đẩy đạo đức tiến bộ không chỉ cho riêng Ấn độ mà cho cả nhân loại. Ðức Phật là một nhà đạo đức vĩ đại kỳ tài chưa từng thấy có trên hoàn vũ. [Albert Schweizer, một nhà lãnh đạo triết học Tây Phương].

Sự thanh tịnh của tâm linh và lòng thương yêu tất cả sinh vật đã được dạy dỗ bởi đức Phật. Ngài không nói đến tội lỗi mà chỉ nói đến vô minh và điên cuồng có thể chữa khỏi bởi giác ngộ và lòng thiện cảm. [- Tiến Sĩ Radhakrisnan, "Ðức Phật Cồ Ðàm"].

Ðức Phật không phải là của riêng người Phật tử, Ngài là của toàn thể nhân loại. Giáo lý của Ngài thông dụng cho tất cả mọi người. Tất cả các tôn giáo khai sáng sau Ngài, đều đã mượn rất nhiều các tư tưởng hay của Ngài. [- Một học giả Hồi Giáo].

Khi chúng ta đọc những bài thuyết giảng của đức Phật, chúng ta cảm kích bởi tinh thần hợp lý của Ngài. Con đường đạo đức của Ngài ngay trong quan điểm đầu tiên là một quan điểm thuần lý. Ngài cố gắng quét sạch tất cả những màng nhện giăng mắc làm ảnh hưởng đến cái nhìn và định mệnh của nhân loại. [Tiến Sĩ S.Radhakrisnan,"Ðức Phật Cồ Ðàm"].

Ðức Phật là người cha nhìn thấy đàn con đang vui chơi trong ngọn lửa thế tục nguy hiểm, Ngài dùng mọi phương tiện để cứu các con ra khỏi ngôi nhà lửa và hướng dẫn chúng đến nơi an lạc của Niết bàn. [- Giáo sư Lakshimi Narasu, "Tinh Hoa Của Phật giáo"].

4. Giáo pháp của Đức Phật:

Ðọc một chút về Phật giáo là đã biết rằng hai ngàn năm trăm trước đây, người Phật giáo đã hiểu rõ xa hơn và đã được thừa nhận về những vấn đề tâm lý hiện đại của chúng ta. Họ đã nghiên cứu những vấn đề này từ lâu và đã tìm thấy câu trả lời.[- Tiến Sĩ Graham Howe].

Phật giáo chưa bao giờ ép ai theo dù dưới hình thức nào - hoặc ép buộc ý tưởng và niềm tin đối với người không thích, hoặc bằng bất cứ một sự tâng bốc nào, bằng lừa gạt hay ve vãn, hầu đoạt được thắng lợi để gia nhập vào quan điểm riêng tư của mình. Những nhà truyền giáo của đạo Phật không bao giờ thi đua để dành người quy nạp vào Ðạo như nơi chợ búa. [- Tiến sĩ G. P. Malasekara].

Chỉ nói về Phật giáo thôi, ta có thể xác nhận là tôn giáo này thoát khỏi tất cả cuồng tín. Phật giáo nhằm tạo trong mỗi cá nhân một sự chuyển hóa nội tâm bằng cách tự chiến thắng lấy mình. Nhờ đến sức mạnh và tiền bạc hay cả đến sự chinh phục để tác động mọi người vào đạo thì sao? Ðức Phật chỉ rõ một con đường giải thoát duy nhất để cho cá nhân tự quyết định nếu muốn theo tôn giáo này. [- Giáo Sư Lakshmi Nasaru, "Tinh Hoa của Phật giáo"].

Không thể cho rằng Phật giáo bị suy yếu, ngay hiện tại, vì Phật giáo bắt nguồn trên những nguyên tắc cố định chưa bao giờ bị sửa đổi. [- Gertrude Garatt].

Mặc dù người ta có thể được thu hút từ nguyên thủy bởi sự khoáng đạt của tôn giáo này nhưng người ta chỉ có thể tán dương giá trị thực sự của Phật giáo khi người ta phán xét kết quả tạo ra của tôn giáo này thông qua đời sống của chính mình từ ngày này qua ngày khác. [- Tiến Sĩ Edward Conze, Một học Giả Phật giáo Tây Phương].

Phật giáo là một tôn giáo tự giác, ít lễ nghi. Một hành động được thực thi với chính sự suy tư thì tự nó đã điều kiện hóa để không còn là một nghi lễ. Phật giáo nhìn bề ngoài có vẻ nhiều nghi lễ nhưng thực ra không phải như vậy. [- Tiến sĩ W.F.Jayasuriya, "Tâm lý và Triết lý Phật giáo"].

Là Phật tử hay không phải là Phật tử, tôi đã quan sát mọi hệ thống của các tôn giáo trên thế giới, tôi đã khám phá ra không một tôn giáo nào có thể vượt qua được về phương diện vẻ đẹp và sự quán triệt, Bát chánh đạo và Tứ diệu đế của đức Phật. Tôi rất mãn nguyện đem ứng dụng cuộc đời tôi theo con đường đó. [Giáo sư Rhys Davids].

Trên những giải đất mênh mông của thế giới, vận mệnh nhân loại vẫn còn tồn tại. Rất có thể trong sự tiếp xúc với khoa học Tây phương và cảm hứng bởi tinh thần lịch sử, giáo lý căn bản của Ðức Cồ Ðàm được phục hưng và thuần khiết, có thể chiếm một vị trí phần lớn trong hướng đi của vận mệnh nhân loại. [- H.G.Well].

Lý thuyết của Phật pháp vẫn đứng vững ngày nay không bị ảnh hưởng bởi tiến trình của thời gian và sự tăng trưởng kiến thức, vẫn giữ nguyên như lúc ban đầu bầy tỏ. Dù cho kiến thức khoa học tăng tiến đến thế nào trên chân trời trí óc của con người, trong phạm vi Giáo pháp (Dhamma) cũng vẫn có chỗ để thừa nhận và đồng hóa các khám phá xa hơn nữa. Về phương diện thu hút của lý thuyết nầy không dựa vào các khái niệm giới hạn của các tư tưởng sơ khai, về phương diện khả năng cũng không bị lệ thuộc vào những phủ định của tư tưởng. [- Francis Story, "Phật giáo, Một Tôn Giáo Thế Giới"].

Phật giáo là một phương thức làm sao để đạt được lợi lạc cao nhất từ cuộc sống. Phật giáo là một tôn giáo của trí tuệ mà ở đấy kiến thức và thông minh chiếm ưu thế. Ðức Phật không thuyết giảng để thâu nạp tín đồ mà là để soi sáng người nghe.[- Một Văn Hào Tây Phương"].

"Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học".

"Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó". [Albert Einstein].

Theo SÁCH HIẾM

BẠN HAY BÈ ?



Kim Thoa

Trong cuộc sống, ai cũng có bạn bè. Bạn bè lúc tuổi thời thơ ấu thật là một tìnhbạn thơ ngây hồn nhiên. Còn bạn bè ở tuổi trưởng thành thì tình bạn ra sao? Chắc khónói lắm phải không? Bởi vì nó còn ảnh hưởng bởi những tác động dòng đời của cuộcsống ...

Từ “bạn bè” ở đây gồm có hai chữ. Theo tôi nghĩ: Chữ “bè” đứng liền sau chữ“bạn” không phải là tiếng đệm nói cho suông. Mỗi chữ đều có nghĩa riêng của nó. Nghĩtới đây tôi chợt nhớ đến quá trình dạy học, truyền thụ kiến thức cho học sinh vì tôi làmột giáo viên. Khi tôi dạy các em học sinh lớp 1 cách ghép âm, cách phát âm tiếng bècho đúng và hiểu nghĩa chữ “bè”, thì tôi phải dùng hình ảnh trực quan một bức tranh vẽhình cái bè đang trôi trên dòng sông cho học sinh xem. Chính hình ảnh này nay lại làmcho tôi càng chợt nhớ, chợt nghĩ thêm và nghĩ tiếp về đoạn văn sưu tầm sau: “Ngàytrước, muốn đưa nước vào ruộng, người ta dùng guồng xe nước để lấy nước từsông lên. Để có thể dùng sức nước làm quay được các bánh xe, người ta đã đóngmột hàng cừ ngăn ngang dòng sông, gọi là “ bạn”. Còn “bè” là những thân câyđược kết lại thả trôi theo dòng nước chảy. “Bạn” lúc nào cũng đứng yên một chỗ“bè” thì lại luôn luôn trôi xuôi theo dòng nước”.

Đồng thời, bài hát BẠN TÔI của nhạc sĩ Hà Chương với tiếng hát chính tácgiả (tiếng hát ca sĩ Hà Chương) có lặp đi, lặp lại cụm từ “Tôi có người bạn” và chỗ đoạn hát như sau :

Tôi có người bạn yêu người hơn ta
Cảm thông với đời bằng tình bao la
Ôi những người bạn thân thương hiền hòa
Hãy đến với nhau bằng lòng bao dung .

làm tôi rất thích, nhận ra thêm một điều: chữ “bạn” và chữ “ bè” ghép lại thành từ “bạn bè” không những để chỉ tình nghĩa kết giao giữa người này với người nọ, mà còn hàm ý phân biệt giữa tốt và xấu .

Quả thật trong cuộc sống nếu chúng ta đối xử với nhau bằng sự chân tình, lúcgiàu sang cũng như khi nghèo hèn, khi sung sướng cũng như lúc hoạn nạn đều biết nghĩđến nhau, giúp đỡ nhau trong tầm tay của chính mình thì đó mới thật là bạn. Trái lại,lúc giàu sang thì theo bưng bợ, khi tai nạn lại ngoảnh mặt làm ngơ… hoặc khi giúp đỡ người khác bằng tính cách mua bánh phải trả tiền liền thì đó chỉ là bè, chẳng mang một chút ý nghĩa gì về tình nghĩa bạn với nhau cả . Vì thế muốn có bạn tốt, chính mình phải chứng tỏ được mình là bạn. Đối xử nhau chân tình ,từ bè cũng có thể trở nên bạn. Đối xử nhau bằng sự lợi dụng thì bạn cũng sẽ hóa ra bè. Vì vậy trong cuộc sống hằng ngày,tìm được một người bạn không phải là dễ, nhưng muốn có bè thì thật vô khối .

Hình như trong đời sống, cửa miệng ở đời thường hay có câu: “Chúng ta (màyvà tao) là chỗ bạn bè với nhau mà...” Câu nói này đa số trong cuộc sống ai cũng dùng nó để giao tiếp trong quan hệ bạn bè khi giúp đỡ lẫn nhau . Dường như nó in vào trong trí nhớ của mỗi con người chúng ta mãi mãi không quên.

Viết tới đây làm tôi nhớ lời khuyên của cha mẹ tôi: “Sống ở đời tiền mất rồi thì còn kiếm lại được, làm ra được, nhưng cái tình cái nghĩa khó kiếm lắm các con ơi!”