Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Số phận một lá đơn tố cáo chống tham nhũng





1.Số phận một lá đơn tố cáo chống tham nhũng ?

Một số người dân ở xã tân lập- huyện tân Biên- Tây ninh đã phải chứng kiến hàng trăm ha đất thu hồi của dân đang dần rơi vào tay " Tư nhân". Bất bình việc biến đất " công" thành đất " tư" này họ cùng đứng đơn tố cáo đến Đảng và Nhà nước hiện tượng " Tham nhũng" mà đối tượng bị " tố cáo" chính là HUYỆN ỦY TÂN BIÊN.
Vào năm 2010, họ đã không ngại vất vả, tốn kém cùng nhau ra tận Hà nội để tố cáo và sự tố cáo của họ được ghi nhận. Thế nhưng việc chính quyền Trung ương vẫn chưa có hành động kiểm tra xem xét thực hư sự vụ, chỉ có sự chỉ đạo địa phương tiến hành xem xét và xử lý.
Người đại diện những hộ dân đứng đơn tố cáo là Bà : Nguyễn Thị Hà ngụ tại 1270 ấp Tân Đông, xã Tân Lập huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh. Đơn của bà được Thường trực HĐND tỉnh chuyển đến Chủ tịch UBND tỉnh xem xét giải quyết vào ngày 19/7/ 2012. Và Lá đơn bắt đầu cuộc hành trình có lẽ là vô tận!
Không biết Bà chủ tịc tỉnh chỉ đạo như thế nào mà người dân lại phải tiếp tục gửi đơn tố cáo đến nhiều nơi.
Phải đến ngày 5/4/2013 Văn phòng Tỉnh ủy Tây ninh và ngày 15/4/20013 , Ban nội chính tỉnh ủy Tây ninh, có công văn chuyển đơn tố cáo của bà Hà đến bà Nguyễn Thị Thu Thủy- Chủ tịch UBND tỉnh xem xét xử lý theo pháp luật.
Chỉ hơn tháng ngày 22/5/2013 Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh Tây ninh có công văn trả lời đơn tố cáo của Bà Hà như sau :
-CÁC NỘI DUNG TỐ CÁO CỦA BÀ KHÔNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BAN CHỈ ĐẠO TỈNH TÂY NINH VỀ PHÒNG ,CHỐNG THAM NHŨNG
-DIỆN TÍCH ĐẤT MÀ BÀ KHIẾU NẠI ,TỐ CÁO YÊU CẦU TRẢ LẠI ĐÃ ĐƯỢC CẤP CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, ĐỀ NGHỊ BÀ GỬI ĐƠN ĐẾN TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN TÂN BIÊN ĐỂ ĐƯỢC XEM XÉT, GIẢI QUYẾT THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Đến đây, một lá đơn tố cáo tham nhũng vô hình chung đã được ban chỉ đạ phòng chống tham nhũng tỉnh biến thành : ĐƠN KHIẾU KIỆN GIẢI QUYẾT ĐẤT ĐAI.!
Hẳn nhiên người dân đã không đồng tình và tiếp tục gửi đơn tố cáo. Hơn một năm sau, ngày 10/12/2014 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây ninh ban hành Phiếu thông báo và chỉ dẫn. Theo nội dung của Phiếu này thì đơn Tố cáo tham nhũng của Bà Hà đại diện cho nhiều hộ dân Xã tân Lập đã trở thành : Kiến nghị yêu cầu giải quyết về đất đai!
Và : " theo qui định của Pháp luật, đơn yêu cầu của bà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây ninh( tại công văn số 2150 ngày 5/4/20014 của Văn Phòng tỉnh ủy Tây ninh).
Phiếu thông báo và chỉ dẫn này dường như cố tình sai ngày tháng của công văn 2150 của văn Phòng tỉnh ủy Tây ninh( 5/4/2013 được đổi thành 5/4/2014)







VÌ SAO CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG KHÔNG TRẢ LỜI THẲNG THẮN LÀ KHÔNG CÓ DẤU HIỆU THAM NHŨNG NHƯ ĐƠN TỐ CÁO CỦA NGƯỜI DÂN?


Điều này đã khiến người dân đứng đơn tố cáo "ấm ức" hơn và không trách được khi họ nghĩ " CÓ SỰ BAO CHE CỦA LÃNH ĐẠO TỈNH". Đơn lại được gửi đến các cơ quan thẩm quyền trung ương. Ngày 2/10 năm 2015 Văn phòng chính phủ đã có công văn gửi đến UBND tỉnh Tây ninh chỉ đạo kiểm tra, rà soát và giải quyết theo thẩm quyền 10 đơn của người dân Tây ninh ( trong đó có đơn tố cáo của Bà Hà- đại diện cho nhiều hộ dân của xã tân lập).
Đã nhiều tháng trôi qua, dường như phía tỉnh vẫn chưa có động tỉnh gì về việc giải quyết đơn khiếu kiện, tố cáo từ văn Phòng chính phủ chuyển về.
Nội dung cụ thể đơn tố cáo của bà hà là gì? Thực sự không có dấu hiệu tham nhũng xãy ra?


TÓM TẮT NỘI DUNG ĐƠN TỐ CÁO



Đơn tố cáo mới nhất ngày 18/8/ 2015 có những nội dung chính sau đây :
1. Tố cáo Huyện ủy Tân Biên thu hồi đất của dân vào năm 1982 để thành lập nông trường huyện ủy Tân biên là trái với chủ trương của Đảng và Nhà nước. Cắt bán cho Tư nhân , cụ thể là ông Lê văn Thành.
2. Năm 1997, giao lại cho công ty cao su 30/4/ Ban kinh tế/ Tỉnh Tây ninh 622 ha đất và nhận tiền chi trả công khai phá và hoa màu của công ty 30/4 nhưng không chi trả cho người dân bị thu hồi đất.
3. Cho đến nay chỉ có một hộ dân được đổi đất. 9 hộ dân được đền bù đều là những người thân của cán bộ huyện ủy, ủy ban huyện Tân biên
4. Có biểu hiện tiêu cực trong xét cấp nhà đất khu dân cư Chằng riệc - Xa mát.

Theo như đơn bà Hà trình bày, nguồn gốc đất bị thu hồi của các hộ dân xã Tân lập như sau :
Từ năm 1973, được sự vận động của Tổng hội Việt kiều Cam pu chia, người Việt đã chuyển đến đây khai phá đất rừng, định cư canh tác, tranh đất của chế độ Việt nam cộng hòa , thành lập hậu phương cho Mặt trận giải phóng miền nam Việt nam. sau giải phóng, có đăng ký và kê khai đất với chính quyền Xã Tân lập. Năm 1977, bị Pôn Pốt tấn công và tàn sát nên phải chạy lánh nạn về Khê đon ( nay thuộc huyện Tân châu) định cư, riêng Bà Hà khi tình hình ổn định đã quay về ngay và định cư cho đến bây giờ. Đến năm 1982 thì huyện ủy Tân biên thu hồi toàn bộ đất để thành lập nông trường huyện ủy Tân biên.


Những Văn bản xử lý của UBND tỉnh đối với đơn của Bà Hà

Thật ra vụ việc khiếu kiện, tố cáo của người dân đã có từ năm 2005 liên quan đến nhiều vùng đất trên địa bàn tình như Bàu Rã, Cao su Tân biên, Nông trường Xa mát, Nông trường Huyện ủy Tân biên ...và đã được UBND Tỉnh phối hợp cùng Thanh tra chính phủ nhiều lần giải quyết nhưng vẫn chưa dứt điểm được. Vì sao?
Cụ thể trường hợp của Bà Hà, tỉnh đã có rất lần tiến hành thẩm tra xử lý và ban hành nhiều văn bản trả lời khiếu kiện, tố cáo của Bà. Nhưng...vì sao Bà Hà vẫn kiên trì tố cáo, khiếu kiện?


Ngày 21/ 9/2007, UBND tỉnh có văn bản số 2385/UB-VP trả lời bà Hà với nội dung như sau :


UBND tỉnh Tây ninh nhận được đơn của ông ( bà) nội dung khiếu nại đòi lại đất Nông trường Xa mat thuộc Công ty cao su Tân biên quản lý sử dụng.
Theo trình bày của ông( bà), nguồn gốc đất mà ông ( bà ) đòi lại, vào năm 1973 gia đình đến khu vực này được chính quyền cách mạng cấp cho 1ha và khai phá thêm để sản xuất ( nhưng không có hồ sơ, giấy tờ chứng minh), đến năm 1977 chiến tranh biên giới phải sơ tán đi nơi khác, sau chiến tranh vào năm 1980- 1981 quay về nhưng chính quyền địa phương không cho sản xuất, Nhà nước đưa vào qui hoạch dự án phục vụ lợi ích quốc gia.
Đối với nông trường xa Mát được thành lập theo quyết định số 48/TTCS-QD
ngày 17/9/1985 của Tổng cục trưởng Tổng cục cao su, theo quyết định này Nông trường cao su Xa mát thuộc Công ty cao su Thiện Ngôn sát nhập với Công ty cao su Bắc Tây ninh thành Công ty cao su Tân biên.
Ngày 28/12/1988 UBND tỉnh ban hành QD số: 170/QD-UB về việc giao đất tự nhiên trồng cao su cho Công ty cao su Tân biên thuộc Tổng cục cao su. Nội dung : điều chỉnh diện tích đất tự nhiên trước đây đã giao Công ty cao su Tân biên là 20.926 ha nay còn 10.000ha, trong đó Nông trường Xa mát 1000ha.

Theo văn bản này, khi được giao đất Nông trường Xa mát là toàn bộ diện tích đất Lâm nghiệp, có rất nhiều bom mìn còn sót lại và rất ít dân cư sinh sống.Công ty Cao su tân biên đã phối hợp với chính quyền địa phương chi trả hổ trợ tiền công khai phá và hoa màu cho 146 hộ dân với diện tích 438,62 ha đất. sau đó đưa vào sản xuất, trồng cao su cho đến nay không có ai khiếu kiện.
sau đó, năm 1997 Công ty cao su Tân Biên được tỉnh cấp quyền sử dụng đất số : 00018 QSDD/450202 ngày 25/6/1997 với diện tích 960,38 ha ( ấp Tân Tiến 665ha và ấp Tân Đông 295,38 ha đều thuộc xã Tân lập)
Văn bản này đã trả lời về việc đòi đất của bà Hà như sau : UBND tỉnh đã chỉ đạo cho các nghành chức năng của tỉnh và UBND huyện tân biên, UBND huyện Tân châu, xem xét đối chiếu với hồ sơ lưu trữ của Công ty cao su Tân biên, cùng với đoàn công tác Thanh tra chính phủ đối thoại, nhưng qua xem xét khiếu nại của ông ( bà) từ trước đến năm 2005 không khiếu nại, không có tên trong danh sách bồi hoàn công khai phá trước đây và ông ( bà) cũng không đưa ra chứng cứ, nên không có cơ sở thụ lý giải quyết.
Văn bản 2385/QD-VP của UBND tỉnh khiến người dân không khỏi thắc mắc.
Diện tích đất bà Hà khiếu nại là bị Huyện ủy Tân biên thu hồi thành lập Nông trường huyện ủy Tân biên. Thế nhưng văn bản này lại đề cập đến diện tích đất thuộc Nông Trường Xa mát. Phải chăng ở đây có sự nhầm lẫn hay có khuất tất gì? Đất Nông trường huyện ủy Tân Biên liên quan gì đến đất tỉnh giao cho Công ty Cao su Tân Biên và cấp quyền sử dụng cho Nông trường Xa mát?
Quyết định số 170?QD_UB thực tế là giảm diện tích đất giao cho Công ty cao su Tân biên. Hơn 10.000ha thu hồi từ Công Ty Cao su được sử dụng thế nào?
Bà Hà trình bày năm 1981 bà đã quay về nhưng địa phương không cho sản xuất và năm 1982 thì bị Huyện ủy Tân biên thu hồi , còn việc Nông trường Xa mát được thành lập năm 1985 không có sự liên quan nào đến việc khiếu kiện của Bà Hà.
Vì sao tỉnh đã không đề cập đến diện tích đất mà huyện ủy Tân biên đã thu hồi thành lập Nông trường huyện ủy Tân biên?



ĐƠN LẠI TIẾP TỤC GỬI VÀ TỈNH LẠI TIẾP TỤC XỬ LÝ BẰNG CÁCH RA VĂN BẢN

Ngày 27/02/2008 UBND tỉnh ra văn bản số 541/UBND-VP trả lời đơn của bà Hà như sau :


Theo trình bày của bà Hà nguồn gốc đất mà bà khiếu nại, vào năm 1979 gia đình đến khu vực này khai phá được 2 ha, đến năm 1984 Nhà nước thu hồi giao cho Nông trường Huyện ủy Tân Biên, hiện nay do Công ty cao su 30/4 Tây ninh sử dụng

Ngày 5/4/1977 UBND tỉnh ban hành quyết định số 89/QD-UB, về việc giao đất cho Công ty Cao su 30/4 Tây ninh, đến ngày 7/6/1977 Công ty Cao su được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 622, 2245 ha.
Theo văn bản này Công ty Cao su 30/4 tây ninh đã chi hỗ trợ công khai phá, hoa màu cho nhân dân có đất sản xuất và do vụ việc có tính lịch sử, thời gian đã lâu, trãi qua nhiều giai đoạn quản lý, chính sách pháp luật về đất đai cũng có nhiều thay đổi ...nên không thể giải quyết trả lại. UBND tỉnh sẽ tiến hành xem xét, nếu hoàn cảnh cuộc sống của gia đình bà Hà thuộc diện khó khăn thì tỉnh sẽ phê duyệt giải quyết đời sống theo chính sách chung của tỉnh, nếu cuộc sống gia đình Bà hà ổn định hơn thì UBND tỉnh đang lập đề án xây dựng các cụm dân cư biên giới trình Chính Phủ xem xét phê duyệt, khi đề án được phê duyệt tỉnh sẽ mời gia đình bà hà tham gia vào đề án nhằm nâng cao đời sống kinh tế gia đình, góp phần phát triển kinh tế cửa khẩu trên tuyến biên giới của tỉnh.

Đọc Văn bản này và văn bản 2358/ UB-VP 21/9/2007 thì chừng như Bà Hà khiếu kiện, tố cáo đòi đất 2 nơi : Nông trường huyện Ủy Tân Biên và Nông trường Xa Mat.
Từ trước đến nay, Bà hà chỉ làm đơn khiếu kiện, tố cáo phần diện tích đất gia đình Bà cũng như của nhiều hộ dân khai hoang ở Xã Tân từ năm 1973 bị Huyện ủy Tân Biên thu hồi thành lập Nông trường Huyện ủy Tân Biên

" Sự nhầm lẫn" của văn bản 2358/UB-VP ngày 21/9/2007 đã không được " đính chính" và văn bản số 541/UBND-VP lại tiếp tục" nhầm lẫn " khi bảo theo lời trình bày của Bà Hà, "NGUỒN GỐC ĐẤT MÀ BÀ KHIẾU NẠI, VÀO NĂM VÀO NĂM 1979 GIA ĐÌNH ĐẾN KHU VỰ NÀY KHAI PHÁ ĐƯỢC 2 HA".
Nông trường huyện Ủy tân Biên đã không được văn bản này nhắc đến. Trong khi đó thực tế là 622,2248 ha đất tỉnh gia cho Công ty Cao su 30/4 là thu hồi từ Nông trường huyện Ủy Tân Biên. Hay nói rõ hơn, là vào năm 1982 huyện ủy Tân Biên đã thu hồi đất của nhiều người dân thành lập Nông trường huyện ủy Tân Biên . Và tỉnh đã thu hồi 622ha đất của Nông trường Huyện Ủy Tân biên giao cho Công ty Cao su 30/4 thuộc Tỉnh Ủy Tây ninh.


NÔNG TRƯỜNG HUỆN ỦY TÂN BIÊN ĐƯỢC THÀNH LẬP THEO QUYẾT ĐỊNH NÀO ? TỈNH CÓ QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐẤT CHO NÔNG TRƯỜNG HUYỆN ỦY TÂN BIÊN HAY KHÔNG?
PHẢI CHĂNG ĐÂY LÀ LÝ DO " NHẦM LẪN" CỦA CÁC VĂN BẢN ĐỀ NÉ TRÁ NH SỰ THẬT LÀ VIỆC THÀNH LẬP NÔNG TRƯỜNG HUYỆN ỦY TÂN BIÊN TỪ VIỆC TỰ Ý THU HỒI ĐẤT CỦA DÂN ĐỂ BAO CHIẾM SẢN XUẤT PHỤC VỤ LỢI ÍCH CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN MÀ bÀ HÀ VÀ NHIỀU NGƯỜI DÂN TỐ CÁO?




ĐƠN LẠI ĐƯỢC TIẾP TỤC GỬI ĐI VÀ UBND TỈNH TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT BẰNG CÁCH RA VĂN BẢN

Ngày 24/12/2010 là gần 2 năm sau, UBND tỉnh Tây ninh ra văn bản số 3398/UBND-VP trả lời Bà Hà có những nội dung chính như sau :
Theo trình bày của Bà Hà tại biên bản làm việc ngày 25/10/2010, gia đình Bà Hà khai phá được 2ha đất phục vụ cho sản xuất nhưng không rõ năm nào. Đến năm 1986 Nhà nước thu hồi giao lại cho Nông Trường Huyện ủy Tân Biên.
Theo hồ sơ thể hiện, khu vực đất này trước đây có nguồn gốc đất nông nghiệp do Nông trường Huyện ủy Tân Biên quản lý, sử dụng. Đến năm 1977 Nông trường Huyện ủy Tân Biên giải thể, UBND tỉnh giao lại cho Công ty cao su 30/4 quản lý sử dụng.
Qua làm việc Bà không cung cấp được hồ sơ, giấy tờ chứng minh,không có tình tiết mới so với trước đây nên không có căn cứ giải quyết. Do đó UBND tỉnh đã trả lời cho bà bằng Văn bảng số 541/UBND-VP ngày 27/2/2008 đối với gia đình Bà là thỏa đáng và phù hợp với quy định pháp luật.
Căn cứ pháp luật về khiếu nại tố cáo, pháp luật về đất đai, việc bà đòi lại đất hiện nay Công ty cao su 30-4 Tây ninh đang quản lý là không có căn cứ giải quyết.
Bà đề nghị xem xét hỗ trợ 01 ha đất sản xuất, 1000m2 đất ở và vốn vay sản xuất. Qua khảo sát bà không đủ điều kiện để được xem xét hỗ trợ đời sống theo chủ trương chung của tỉnh.

Ở văn bản này, sự hiện diện của Nông trường huyện ủy Tân biên vẫn chưa rõ ràng.
Trong đơn, bà Hà và nhiều người dân khác luôn khẳng định họ được Hội Việt kiều yêu nước vận động từ CamPuchia về chiếm đất Việt Nam Cộng Hòa khai phá đất rừng lấy đất sản xuất, làm hậu phương cho quân giải phóng từ năm 1973. Thế nhưng, theo văn bản trên thì gia đình bà hà đến khai phá đất rừng KHÔNG RÕ NĂM NÀO!
Bà Hà vốn không hề biết đọc, biết viết. mỗi khi làm đơn phải nhờ người viết hộ, thế thì tại sao, khi các tổ, đoàn kiểm tra không cử cho Bà Hà người đại diện để khách quan trong việc ghi lại các lời tường trình của Bà. Như sự thể hiện về lời tường trình của Bà Hà tại các văn bản trả lời của tỉnh thì hình như các lời tường trình của bà Hà là không thống nhất !
Phải chăng Bà Hà đã khai man ? Điều này không thể nào xãy ra, bởi bà Ha luông khẳng định Huyện ủy Tân Biên đã thông qua chính quyền địa phương xã thu hồi đất của bà Hà và đất của các hộ dân lân cận đất bà và sau đó giao lại cho ông Lê Văn Thành ( Thành bảy) sản xuất canh tác. Ông Lê Văn Thành đã được cấp quyền sử dụng đất này.


NGUỒN GỐC ĐẤT CỦA ÔNG LÊ VĂN THÀNH TỪ ĐÂU MÀ CÓ KHI TỈNH KHẲNG ĐỊNH KHU VỰC NÀY LÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP THUỘC NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ!
VÌ SAO ĐẤT ÔNG THÀNH ĐƯỢC CẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT?
ĐÂY CÓ LẼ LÀ LÝ DO MÀ TỈNH ĐÃ TÁCH THÀNH HAI VỤ VIỆC RA XỬ LÝ. 


1. BÀ HÀ KHIẾU NẠI ĐÒI LẠI ĐẤT HIỆN THUỘC CÔNG TY CAO SU 30-4 QUẢN LÝ SỬ DỤNG


2. BÀ HÀ TRANH CHẤP ĐẤT VỚI ÔNG LÊ MINH THÀNH.

HÃY XEM QUA CÁC VĂN BẢN CỦA UBND TỈNH TRẢ LỜI BÀ HÀ VỀ VIỆC TRANH CHẤP ĐẤT VỚI ÔNG LÊ VĂN THÀNH ( THÀNH BẢY)


Ngày 17/01/2008 UBND tỉnh có văn bản số 129/UBND_VP trả lời đơn của Bà Hà như sau :

Ngày 21/9/2007 UBND tỉnh đã ban hành công văn số 2385/UBND_VP trả lời đơn khiếu nại của bà. Bà không đồng ý và tiếp tục khiếu nại.
Nếu bà còn tiếp tục tranh chấp đất với ông Lê văn Thành thì bà làm đơn khiếu kiện đến Tòa án nhân dân huyện Tân Biên để được giải quyết theo qui định tại điều 136 Luật đất đai 2003


CÔNG VĂN SỐ 2385/UBND-VP KHÔNG HỀ ĐẶT VẤN ĐỀ BÀ HÀ TRANH CHẤP ĐẤT VỚI ÔNG LÊ VĂN THÀNH. TỪ VIỆC KHIẾU KIỆN, TỐ CÁO CƠ QUAN ĐẢNG LÀ HUYỆN ỦY TÂN BIÊN THU HỒI ĐẤT NGƯỜI DÂN TRÁI PHÉP GIAO CHO TƯ NHÂN SẢN XUẤT, BIẾN ĐẤT CÔNG THÀNH ĐẤT TƯ ĐÃ BỊ TỈNH BIÊN THÀNH VỤ KIỆN TRANH CHẤP ĐẤT TƯ NHÂN.

Ngày 17/12/2010 UBND tỉnh lại có văn bản số 3318/UBND-VP trả lời đơn của Bà Hà như sau :
Trước đây bà có đơn đề nghị đòi lại đất, tại khu vực xã tân lập huyện Tân biên do ông Lê Văn Thành đang quản lý sử dụng. UBND tỉnh đã có văn bản số 129/UBND_VP ngày 17/1/2008 hướng dẫn bà làm đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân huyện Tân Biên theo qui định tại Điều 136 , Luật đất đai năm 2003 là đúng với qui định Pháp luật.
Nay bà tiếp tục có đơn đề nghị với nội dung đòi đất hiện nay do ông Lê Văn Thành đang quản lý, qua rà soát, kiểm tra thì những phản ánh của bà không có tình tiết mới, không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh.


Nhìn lại tất cả những văn bản trả lời của tỉnh thì một tình tiết mà người dân phản ánh tố cáo ĐÃ KHÔNG ĐƯỢC XEM XÉT ; HUYỆN ỦY TÂN BIÊN THU HỒI ĐẤT CỦA DÂN TRÁI PHÉP VÀ BIẾN ĐẤT CÔNG THÀNH ĐẤT TƯ. CỤ THỂ LÀ SỐ DIỆN TÍCH ĐẤT ÔNG LÊ VĂN THÀNH ĐANG QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐỂ UBND TỈNH CÓ CƠ SỞ TRẢ LỜI KHÔNG THUỘC THẨM QUYỀN XỬ LÝ CỦA UB.


TẤT NHIÊN TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN TÂN BIÊN VÀ CƠ QUAN PHÁP LUẬT TRONG TỈNH ĐÃ KHÔNG THỤ LÝ ĐƠN NHƯ PHIẾU THÔNG BÁO NGÀY 10/12/2014 CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH.




THAM NHŨNG ĐẤT ĐAI ĐÃ ĐƯỢC TỈNH CHÍNH QUYỀN VÀ CÁC CƠ QUAN PHÁP LUẬT BAO CHE, LẤP LIẾM

Việc Bà Hà và những người dân Xã Tân Lập khiếu kiện, tố cáo Huyện ủy Tân Biên thu hồi đất của dân sai trái và biến đất công thành đất tư khá rõ ràng nhưng việc xử lý của các ngành, các cấp chính quyền tỉnh thì rất là mù mờ, cố ý lấp liếp, bao che nên gây ra sự bất bình rất lớn đối với người dân Xã Tân Lập.

Sự bất bình của họ ngày càng tăng cao dẫn đến những phản ứng gay gắt. Bà Hà cho biết riêng Bà đã 6 lần lặn lội ra tận Hà nội , tìm đến các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ gửi đơn khiếu kiện cho đến nay.Ban đầu, những người dân chỉ đứng đơn các nhân , lần hồi họ tập hợp lại để đứng đơn tập thể. Sự lấp liếm, bao che của tỉnh đã đẩy vụ kiện kéo dài hơn 10 năm và cho đến nay vẫn tiếp tục.

Vùng đất mà Bà Hà và những người dân khiếu kiện, tố cáo trước năm 1975 có thể xem là vùng đất của "Quân giải phóng".Không có người dân Việt Nam Cộng Hòa nào dám đến đây khai phá đất để canh tác sản xuất nên việc Bà Hà nêu trong đơn là được Hội Việt Kiều Campuchia vận động đưa dân Việt kiều về là hoàn toàn có cơ sở để xác thực.
Trong khi chính quyền địa phương Xã Tân Lập nhận lệnh của Huyện Ủy Tân Biên thu hồi đất của dân, trong đó có hộ ông Lê văn Thanh- là bộ đội - đã được Huyện đội tân Biên can thiệp và đổi đất cho ông.

Sau khi thu hồi đấtcủa dân, thành lập Nông Trường Huyện Ủy Tân Biên thì số dt đất của bà Hà và những hộ dân trong đơn, được ông Lê văn Thành ( Thành Bảy) canh tác và sau đó được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ông Thành Bảy là người ngoài địa phương Xã Tân Lập.Như vậy, việc " biến đất Công thành đất Tư" là quá rõ ràng. Hành vi này không thuộc nhóm tội danh " Tham nhũng " thì là gì ?

Khi tỉnh thu hồi giao cho Công ty cao su 30/4 620 ha thì có 9 hộ dân được đền bù mà theo người dân 9 hộ dân này là "người thân" của cán bộ huyện ủy, Nông trường huyện ủy Tân Biên.

Chỉ cần điều tra xác thực nguồn gốc đất thành lập Nông trường Huyện Ủy Tân Biên từ khi thành lập cho đến khi giải tán Nông trường thì mọi sự sẽ sáng tỏ ngay. Dư Luận nhân dân cho biết chỉ có 620 ha đất được giao lại cho Công Ty Cao su 30/4 còn khoảng gần 300ha đất thuộc quản lý sử dụng của Nông trường đã " biến mất". Nói rõ là khoảng 300 ha đất công đã trở thành đất tư nhân.Riêng Công Ty Cao su 30/4 sau đó cũng đã cắt giảm 508 ha! Số diện tích " cắt giảm" này hiện ai là quản lý, sử dụng?

Chính sự " Tham nhũng": này đã làm cho bà Hà và những người dân bị thu hồi đất thành lập nông trường HuyệnỦy Tân biên hết sức uất ức. Hơn 10 năm qua, họ không ngại khó khăn, tốn kém tiền của( trong khi họ là những người lao động nghèo, mù chữ) đeo đuổi khiếu kiện, tố cáo. Bà Hà cho biết: Giờ đây,nếu Nhà nước có đền bù cho chúng tôi cũng không đủ bù đắp cho những chi phí đi lại mà chúng tôi đã bỏ ra khiếu kiện tố cáo. Nguyện vọng thiết tha nhất của chúng tôi Huyện nay là muốn Đảng và Nhà Nước làm sáng tỏa, bỏ tù những kẻ tham nhũng, trả lại sự công bằng cho chúng tôi."


" ĐẦY TỚ" CỨ TIẾP TỤC "ĂN CẮP" NẾU BỊ PHÁT HIỆN ĐUỔI VIỆC THÌ VỀ NHÀ LÀM " ĐỊA CHỦ"


Tình trạng "ăn cắp" đất xãy ra nhiều nơi nhưng có thể nói không đâu là " tràn lan " như Tây ninh. Cứ nhìn vào cách xử lý đơn khiếu nại, tố cáo trên thì các " đầy tớ" cứ tha hồ mà " ăn cắp " đất của dân mà không lo phải bị xữ lý!

Nhìn lại, tổng diện tích đất lâm nghiệp của Tây ninh có đến 140.000ha nhưng đến nay chỉ còn khoảng 70.000ha, trong đó thực là rừng chỉ còn 40.000ha, phần diện tích đất Lâm nghiệp còn lại cũng chỉ là rừng chồi, hoặc bị bao chiếm sản xuất nông nghiệp. Hơn 50% diện tích đất Lâm nghiệp đã bị chuyển đổi, trong đó phục vụ cho Hồ Dầu Tiếng và thành lập các nông trường sản xuất chiếm khoảng 30.000ha. Còn lại 40.000ha đã biến thành đất nông nghiệp và không còn thuộc quyền quản lý. sử dụng của Nhà nước!


THẬT LÀ MỘT NGHỊCH LÝ KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC KHI MÀ MỘT SỐ LƯỢNG DIỆN TÍCH ĐẤT LÂM NGHIỆP RẤT LỚN ĐÃ CHUYỂN THÀNH ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ( TẬP TRUNG CHỦ YẾU Ở CÁC HUYỆN BIÊN GIƠI) MÀ VẪN CÒN TÌNH TRẠNG NHIỀU NGƯỜI DÂN NGHÈO ĐỊNH CƯ Ở VÙNG BIÊN KHÔNG CÓ ĐẤT SẢN XUẤT.

AI LÀ NGƯỜI CÓ KHẢ NĂNG BIẾN ĐẤT CÔNG THÀNH ĐẤT TƯ VỚI SỐ LƯỢNG NHƯ THẾ!

Có thể nói, bắt đầu từ chủ trương " Kinh tế Đảng" đã cho phép Tỉnh Ủy, Huyện Ủy, Xã Ủy với quyền tối cáo của mình nhanh cóng thành lập các nông trường ( Nông trường Huyện Ủy Tân biên, Nông trường Huyện Ủy tân Châu, Nông trường Điều 30/4 trực thuộc Tỉnh Ủy...) ra sức tàn phá rừng vô tội vạ, bao chiếm đất lâm nghiệp, thu hồi đất của người dân khai hoang trái phép..để sản xuất làm giàu cho cán bộ đảng viên. Các Nông trường này không nằm dưới sự quản lý của Nhà nước và vì vậy khi giải thể thì hàng ngàn ha đất cũng theo đó mà biến mất, nói đúng hơn là biến thành đất tư nhân.
Năm 1996, báo tây Ninh có Bài viết " TAMĐOẠN LUẬN THỜI ĐẠI" đã phản ảnh tình trạng quan chức, cán bộ Đảng viên đua nhau bao chiếm đất sản xuất và làm giàu. CÓ CHỨC- CÓ ĐẤT- CÓ TIỀN! Trước sự phản ánh của Báo, Tỉnh Ủy đã chỉ đạo báo ngưng công khai để " xử lý" nhưng thực ra chỉ là " bịt miệng" cơ quan Báo chí và âm thầm tiếp tục con đường " ĐỊA CHỦ HÓA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN). Điều này, đã dẫn đến sự bất bình rất lớn trong nhân dân, dẫn đến tình trạng khiếu kiện, tố cáo nhiều nơi trong tỉnh. Sự phản ứng lên đến đỉnh điểm vào năm 2005, khi từng đoàn dân hàng trăm người đưa nhau ra Hà nội khiếu kiện, tố cáo đến các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ. Đoàn Thanh Tra chính Phủ đã vào làm việc và xữ lý một số sai phạm nhưng vẫn tiếp tục tồn tại những bất ổn trong việc quản lý đất đai và xử lý khiếu nại tố cáo của tỉnh.

Một số quan chức cấp cao bị kỷ luật, một ít cán bộ cấp thấp bị xữ lý pháp luật nhưng việc xữ lý này " dường như quá nhẹ tay". Nhiều vị quan chức, cán bộ Đảng viên đã nghỉ, và chưa nghỉ đang đàng hoàng trở thành những " địa chủ' với hàng chục, hàng tăm ha cao su mà lợi nhuận hàng năm thu được tính bằng tiền tỷ.

Sau việc xữ lý năm 2006, nhiều người dân nói với nhau một cách chua chát : Đày tớ cứ việc ăn cắp đất của dân nếu bị phát hiện xử lý đuổi việc thì về nhà làm địa chủ ".

Điều này cũng dễ hiểu, vì cho đến nay chỉ có mợt lần duy nhất Đoàn Thanh Tra chính Phủ làm việc về đất đai ở Tây NInh và trong lần làm việc này thì hầu như các Nông trường do huyện ủy, tỉnh ủy tạo ra đã không hề được xem xét điều tra". Đây cũng là nguyên nhân tồn tại LÁ ĐƠN TỐ CÁO THAM NHŨNG CỦA MỘT SỐ HỘ DÂN XÃ TÂN LẬP nêu trên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét